Số lần xem
Đang xem 2285 Toàn hệ thống 3390 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ban mai chợt tỉnh thức
Nghe đầy tiếng chim kêu
Đêm qua mây mưa thế
Hoa mai rụng ít nhiều.
Trà sớm thương người hiền,
trong không gian tỉnh lặng,
ăn sáng và chuyện vui,
lắng nghe đời thật chậm.
Ai học làm và dạy.
Ai vô sự là tiên
Ai an nhàn thanh thản
Ai thân với bạn hiền.
Văn chương là cõi mộng.
Giấc mơ lành trăm năm.
Phúc hậu là lẽ sống.
Thơ ra ngoài ngàn năm,
Chuyện Tình yêu cuộc sống,
Ông Nguyễn và bác Văn.
Cụ Trình và Trần lão,
Gần gũi mà xa xăm.
Tính sáng hơn châu báu.
Trở về với chính mình.
Trà thơm chào ngày mới.
Vui khỏe và bình yên…
NẮNG MỚI
Hoàng Kim
Mưa ướt đất lành nắng mới lên
Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên
Núi trùm mây khói trời chất ngất
Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền
TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim
Sao tình yêu may mắn
Ban mai sáng chân trời
Trà sớm thương người ngọc
Bình sinh mình biết mình
VÔ ĐỀ
Gia Cát Lượng
Mơ màng ai tỉnh trước,
Bình sinh ta biết ta.
Thềm tranh giấc xuân đẫy,
Ngoài song bóng xế tà.
Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính
無題
大夢誰先覺,
平生我自知。
草堂春睡足,
窗外日遲遲。
Vô đề
Đại mộng thuỳ tiên giác,
Bình sinh ngã tự tri.
Thảo đường xuân thụy túc,
Song ngoại nhật trì trì.
Dịch nghĩa
Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước?
Trong cuộc đời này ta tự biết ta.
Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh,
Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua.
ta gõ ban mai vào bàn phím
gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm
biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức
như ánh sao trời ở chốn xa xôi.
em em em giá mà em biết được
những yêu thương hóa đá chốn xa mờ
sợi tóc bạc vì em mà xanh lại
lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ.
em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích
chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời
ta như chim đại bàng trở về tổ ấm
lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi.
ta gõ ban mai vào bàn phím
dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**)
TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim
Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ
Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau
Ban mai tỉnh thức ngày vui mới
Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim với anh Phan Chí
“Về quê lần trước ghé thăm đây.
Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy.
Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ.
Mặt trời từng hạt chính nơi này”
(HK).
Cà phê ở Huế thơm ngon lắm.
Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày.
Ngắm em tóc gió bay bay nắng.
Nghe bạn tâm tình hơn rượu say”
(PC)
@ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh.
NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim
Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …
Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta.
Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không?
Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời:
1)Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang.
Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/
Giống khoai lang HL518
Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Giống khoai lang HL491
Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Giống khoai lang HOÀNG LONG
Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/
2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo).
Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang.
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)
3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể.
Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.
Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.
Ban mai chợt tỉnh thức
Nghe đầy tiếng chim kêu
Đêm qua mây mưa thế
Hoa mai rụng ít nhiều.
Trà sớm thương người hiền,
trong không gian tỉnh lặng,
ăn sáng và chuyện vui,
lắng nghe đời thật chậm.
Ai học làm và dạy.
Ai vô sự là tiên
Ai an nhàn thanh thản
Ai thân với bạn hiền.
Văn chương là cõi mộng.
Giấc mơ lành trăm năm.
Phúc hậu là lẽ sống.
Thơ ra ngoài ngàn năm,
Chuyện Tình yêu cuộc sống,
Ông Nguyễn và bác Văn.
Cụ Trình và Trần lão,
Gần gũi mà xa xăm.
Tính sáng hơn châu báu.
Trở về với chính mình.
Trà thơm chào ngày mới.
Vui khỏe và bình yên…
NẮNG MỚI
Hoàng Kim
Mưa ướt đất lành nắng mới lên
Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên
Núi trùm mây khói trời chất ngất
Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền
TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim
Sao tình yêu may mắn
Ban mai sáng chân trời
Trà sớm thương người ngọc
Bình sinh mình biết mình
VÔ ĐỀ
Gia Cát Lượng
Mơ màng ai tỉnh trước,
Bình sinh ta biết ta.
Thềm tranh giấc xuân đẫy,
Ngoài song bóng xế tà.
Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính
無題
大夢誰先覺,
平生我自知。
草堂春睡足,
窗外日遲遲。
Vô đề
Đại mộng thuỳ tiên giác,
Bình sinh ngã tự tri.
Thảo đường xuân thụy túc,
Song ngoại nhật trì trì.
Dịch nghĩa
Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước?
Trong cuộc đời này ta tự biết ta.
Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh,
Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua.
ta gõ ban mai vào bàn phím
gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm
biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức
như ánh sao trời ở chốn xa xôi.
em em em giá mà em biết được
những yêu thương hóa đá chốn xa mờ
sợi tóc bạc vì em mà xanh lại
lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ.
em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích
chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời
ta như chim đại bàng trở về tổ ấm
lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi.
ta gõ ban mai vào bàn phím
dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**)
TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim
Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ
Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau
Ban mai tỉnh thức ngày vui mới
Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim với anh Phan Chí
“Về quê lần trước ghé thăm đây.
Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy.
Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ.
Mặt trời từng hạt chính nơi này”
(HK).
Cà phê ở Huế thơm ngon lắm.
Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày.
Ngắm em tóc gió bay bay nắng.
Nghe bạn tâm tình hơn rượu say”
(PC)
@ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh.
NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim
Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …
Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta.
Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không?
Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời:
1)Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang.
Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/
Giống khoai lang HL518
Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Giống khoai lang HL491
Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Giống khoai lang HOÀNG LONG
Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/
2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo).
Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang.
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)
3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể.
Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.
Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.
Thương nước biết ơn bao người ngọc
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời thanh thản
Ân tình lưu dấu những dòng sông.
Linh Giang Kỳ Lộ tới Đồng Nai
Mỗi chốn đều ghi chuyện cảm hoài
Đá Bia núi Nhạn vùng huyền thoại
Nam Tiến ân tình thương nhớ ai.
Vì nước đâu nề cảnh biệt ly
Nghìn trùng thăm thẳm buổi ra đi
Thanh Lương an tĩnh hiền thoát tục
Lương Chánh thanh nhàn đức từ bi
Chí thiện cha nêu gương trung hiếu
Yêu thương người chấp mọi thị phi
Chuông chùa vang vọng niềm an lạc
Sông núi trời Nam mãi mãi ghi.
Trúc Lâm thăm thẳm đức Hoàng Thành
A Na bà chúa Ngọc Phương Nam
Đất phú trời yên người hạnh phúc
Hồn Việt đường vui tới cõi hiền
Huyền Trân công chúa Đại Việt kết duyên với vua Chế Mân Chiêm Thành nhiều người cho rằng đó là mưu lược chính trị nhờ vậy mà Đại Việt thêm được hai châu Ô Lý. Sự thật đó là một liên minh của dân tộc Việt mà nếu không thành thì hai nước khó có thể tồn tại. Chế Mân là vị vua Chiêm Thành trong hoàn cảnh đất nước bị đế quốc Angkor sát nách luôn muốn thôn tính và vó ngựa quân Nguyên Mông đang thần tốc tràn xuống phương Nam. Ông đã bỏ qua vinh nhục bản thân nhiều lần tỏ lòng thành liên kết với Đại Việt bằng cách dâng lễ vật là hai châu Ô Lý để xin cầu hôn với Huyền Trân công chúa con vua Trần Nhân Tông. Hai châu Ô Lý thực chất là chiến phí cho công cuộc liên kết kháng chiến chống kẻ địch mạnh đến cướp đất cướp dân, trả ơn cho Đại Việt đã hai lần gánh chịu tổn thất nặng nề làm tiền phương chống trả quân Nguyên Mông, cản đường của kẻ đã lấy cớ mượn đường Đại Việt để đánh Chiêm Thành.
Chế Mân là vị vua anh minh ưu tú xứng đáng và thực lòng yêu thương Huyền Trân. Các vị vương mưu lược tài năng và các danh thần triều Trần hiểu rõ vận nước và sự chân thành đó của ông nên mới tán đồng cuộc hôn nhân, khi công chúa Huyền Trân đã bén duyên Lê Phụ Trần và mang ơn cứu mạng của chàng đối với cả cha và con trong trận chiến đẫm máu mà hai vua Trần và Huyền Trân xuýt bị giết. Thiết tưởng việc dành sự trong trắng của một cô gái đang độ xuân thì phải lìa bỏ người yêu để dấn thân cứu nạn nước và thực tâm yêu người khác làm chồng đó là một sự hi sinh lớn lao. Hậu thế cần một đánh giá công bằng đối với Chế Mân và Huyền Trân để thấu hiểu trọn vẹn những uẩn khúc sau này lúc Huyền Trân đi tu, thực thấu hiểu cuộc tình duyên nổi tiếng này trong lịch sử.
Tác giả Sao Khuê trong bài “Cảm nhận Huyền Trân” đã cho rằng: “Công chúa Huyền Trân là người đoan chính, chuyện bà tư thông với danh tướng Trần Khắc Chung là vô lý. Có năm lý do để Sao Khuê tin như thế, vì:
1) Trần Nhân Tông là một vị vua lỗi lạc từng lập kỳ tích chiến thắng quân Nguyên 2 lần. Sau đó khi còn rất trẻ đã từ bỏ danh lợi, thoái vị trao ngai vàng lại cho con mà xuất gia quy y Phật pháp, trở thành tôn sư sáng lập một Thiền phái Phật giáo. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – Có người cha anh hùng xuất chúng như thế thì Công chúa Huyền Trân khó thể là đứa con hư hỏng làm ô danh hoàng tộc.
2) Trần Khắc Chung là công thần qua mấy đời vua. Làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển, Thượng Thư Tả Bộc Xạ (tương đương Tể Tướng). Công lao to tát đến độ được vua cho đổi sang quốc tính (họ Trần) – Xét về tuổi tác, luận về danh tiếng, đức độ…thì không lý gì ông lại làm ra chuyện xấu xa cùng Công chúa Huyền Trân để thân bại danh liệt.
3) Trên chuyến vượt thoát về Đại Việt ngoài Trần Khắc Chung còn có nhiều người khác (như An phủ sứ Đặng Vân và quân lính tùy tùng…) chứ không chỉ có Trần Khắc Chung và Công chúa Huyền Trân hai người…
4) Nếu là chuyện xấu xa thì tại sao những vị Vương Tướng cương trực cùng thời với Trần Khắc Chung (như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, …) không ai có thái độ gì?5) Ngoài ra, còn bởi một lẽ riêng tư (mà Sao Khuê cho là rất quan trọng): Khi trốn khỏi Chiêm Thành thì hoàng tử Chế Đa Đa do Công chúa Huyền Trân hạ sinh mới vừa được mấy tháng tuổi không thể mang theo cùng! Lúc đó bà chẳng những là một người vợ vừa mất chồng mà còn là một người mẹ phải đoạn lìa núm ruột của mình. Sao Khuê cùng phận nữ, vô cùng cảm thương cho Công chúa Huyền Trân nên có thơ
CẢM PHẬN HUYỀN TRÂN
Ô, Rí năm nào đổi biệt ly Huyền Trân Công Chúa bước vu qui Ba sinh chưa vẹn đà tan tác Hương lửa đang nồng vội thảm bi! Đại Việt cướp người thuyền vượt lướt Chiêm Thành ôm hận ngựa cuồng phi Kiên trinh há thẹn dòng Long Phụng Trung Đẳng (*) lòng son sử sách ghi!(*)
Sau này Công chúa Huyền Trân chẳng những được dân chúng lập miếu thờ phượng vì linh ứng, mà còn được nhiều đời vua xưng tụng là Thần hộ quốc. Vào năm Khải Định thứ chín đã chính thức sắc phong bà là “Trai Tĩnh Trung Đẳng thần”.
Hoàng Kim có “bài thơ yêu thương” họa vần”Cảm phận Huyền Trân”. Huyền Trân mang ơn cứu mạng của Lê Phụ Trần xả thân cứu cha và con trong cuộc chiến đẫm máu nhưng vẫn chấp nhận gác tình riêng vì NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI. Có Cha ấy và có Con ấy, dân tộc Việt thật là hồng phúc ! Tôi tâm đắc với câu trả lời của GS Trần Văn Giàu trước câu hỏi “Chúng ta có nên đề cập đến vấn đề châu Ô châu Rí không? GS. Trần Văn Giàu đã trả lời: “Có lúc nói, có lúc không. Chúng ta dựa vào lịch sử để nói, nhưng chúng ta không nên đi quá nhiều về lịch sử, bây giờ thì không cần nói vấn đề đó. Qua lịch sử, chúng ta nói về những vấn đề vượt lên trên lịch sử. Qua lịch sử ta nói đến con người, nhân cách của Người. Từ nhân cách ấy, cho ta thấy nhân cách của một dân tộc. Một đất nước sản sinh ra được một con người có một không hai trên thế giới, thử hỏi đất nước ấy và dân tộc ấy có đặc biệt hay không?”
Giáo sư Tôn Thất Trình đã nhận xét thật sâu sắc và chí lý, đại ý: Văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu thiếu những tác phẩm lớn đích thực như “Chiến tranh và Hòa bình” của Lev Tonstoy để xây dựng nên hình tượng Natasa bản tính Nga, chứ huyền sử Việt không thiếu những biểu tượng cảm động như Huyền Trân công chúa và đất phương Nam. Chúng ta chưa đủ tầm để thấu hiểu lịch sử văn hóa Việt đó thôi”.
Thu Bồn có bài thơ “Tạm biệt Huế” dữ dội và cảm động in trong “Một trăm bài thơ tình chưa kịp đặt tên” phảng phất huyền sử mối tình say đắm và quyết liệt của Chế Mân – Huyền Trân với sự hi sinh thầm lặng cao cả của bốn nhân vật huyền thoại Trần Nhân Tông – Chế Mân- Huyền Trân- Lê Phụ Trần, bừng sáng bình minh Yên Tử.
TẠM BIỆT HUẾ
Thu Bồn
bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
những lăng tẩm như hoàng hôn
chống lại ngày quên lãng
mặt trời vàng và mắt em nâu
xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô
áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
nón rất Huế mà đời không phải thế
mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
anh trở về hoá đá phía bên kia.
Huế 1980
Huế xưa và nay là nơi lưu dấu đức hi sinh cao cả vì nước của cha con vua Phật Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. Đền thờ công chúa Huyền Trân trong không gian Trung tâm Văn hóa Huyền Trân có không gian rộng 28 ha tọa lạc tại 151 đường Thiên Thai, phường An Tây, chân núi Ngũ Phong, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km. “núi không cần cao, có tiên ắt thiêng. Sông không cần sâu, rồng chầu thành nổi tiếng”…
Đến cố đô Huế, tôi dạo chơi cùng Trần Văn Minh người bạn thân thuở nhỏ nay là giáo sư tiến sĩ nhà giáo nhân dân nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế. Chúng tôi cùng thành kính ngưỡng mộ đức Nhân Tông và Huyền Trân Công Chúa, cùng lắng nghe thông xanh đàn Nam Giao trò chuyện và lắng nghe tiếng chuông hòa bình mờ tỏ trong mây trên đỉnh tháp núi Ngũ Phong của vùng Trung tâm Văn hóa Huyền Trân. Đây là nơi giao hòa Trời Đất và hương linh các bậc Thầy, những người con trung hiếu tận tụy hi sinh hết lòng vì Nước vì Dân. Tôi đã cảm khái viết bài thơ nhớ Thầy Nguyễn Khoa Tịnh:
TRƯỚC SÔNG NÚI NHỚ THẦY
Hoàng Kim
Thầy ơi, em nặng lòng với Huế
Mừng duyên lành con em xe về miền Trung
Nơi Lộc Khê Hầu nguyên vẹn công mở cõi
Với sông Hương soi bóng núi Ngự Bình.
Huế là cố đô Nhà Nguyễn trãi mười đời chúa mười ba đời vua, từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa năm 1558, cai quản xứ Đàng Trong sáng lập và tạo dựng mười đời chúa Nguyễn trong hơn 2 thế kỷ và chỉ chấm dứt sau khi nhà Tây Sơn nổi dậy và đánh đổ cả hai tập đoàn Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ 18. Nhà Nguyễn được tiếp nối khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt triều Nguyễn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, với 143 năm.
Thầy Nguyễn Khoa Tịnh thông xanh núi Huế là người thầy dạy nhân cách và lịch sử, khai sáng thế hệ chúng tôi. Tôi đã viết bài ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời‘ để tỏ lòng tri ân sâu nặng đối với người Thầy lớn và những thầy bạn mà tôi không thể có được ngày hôm nay nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này: “Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”.
Dân Việt đi như dòng sông về biển. Gia đình tôi cũng đi theo con đường Nam Tiến của dân tộc, từ Linh Giang sông quê hương đến bao dòng sông thao thiết chảy. Chúng tôi đã đi từ Sông Thương, Sông Hồng, Sông Lam, Sông Nhật Lệ, Sông Thu Bồn, đến Sông Tiền, Sông Hậu, … từ Mekong nhớ Neva, Từ Sông Hương, Kỳ Lộ tới Đồng Nai… Những con sông tắm mát đời người.
Huyền Trân, Ngọc Khoa, Ngọc Vạn là ba người Mẹ Việt đã chịu điều tiếng thị phi để tạo dựng cơ nghiệp muôn đời cho dân tộc Việt. Huyền Trân công chúa là con gái của vua Trần Nhân Tông đã vì “nước non ngàn dặm ra đi” kết duyên vợ chồng với vua Chế Mân đất phương Nam. Hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã được chúa Nguyễn gả cho vua Chiêm Thành và vua Cao Miên “dùng chính sách hoà bình, thân thiện để kết hòa hiếu”. Năm 1620, Chúa Sãi gả Công Nữ Ngọc Vạn cho vua Cao Miên là Chư Chetta II (1618-1686) nên dân Việt đã vào làm ăn sinh sống thuận lợi tại vùng sông Đồng Nai Cù Lao Phố Biên Hòa ngày nay, thuộc đất Thủy Chân Lạp của Cao Miên. Năm 1631, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng lại gả Công Nữ Ngọc Khoa cho Vua Chiêm Thành Pô Romê. Dân Việt đã vào sinh cơ lập nghiệp ở kinh đô Chiêm Thành thời ấy tại ven sông Kỳ Lộ thuộc huyện Đồng Xuân, Tuy An ngày nay. Sông Kỳ Lộ dài 120 km, bắt nguồn từ vùng núi La Hiên cao trên 1000 m, vùng giáp ranh giữa Bình Định và Gia Lai, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra cửa biển Tiên Châu ở Tuy An (Phú Yên), với một phân lưu đổ vào Đầm Ô Loan, nhờ vậy mà hai dân tộc Chiêm-Việt có được sự hoà hiếu” (Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả xuất bản ở Huế 1995).
Tôi lưu một ghi chép nhỏ “Bài ca yêu thương” “Sông Hương, Kỳ Lộ tới Đồng Nai” để thỉnh thoảng quay lại.