Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 864
Toàn hệ thống 1708
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


DẠY VÀ HỌC 6 THÁNG 10
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Ngày 6 tháng 10 năm 1942 là ngày sinh của Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ Việt Nam, mất năm 1988. Ngày 6 tháng 10 năm 1887 là ngày sinh Phan Khôi, nhà báo, học giả Việt Nam, mất năm 1959. Ngày 6 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hoa Quốc Phong ra lệnh cho công an bắt giữ Tứ nhân bang cùng những người cộng tác.Sự kiện này là bước ngoặt quyết định thay đổi vận mệnh Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông mất, đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 6 tháng 10: Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-10/

BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu.

*

Cười nhiều Giận ít
Vui nhiều Lo ít
Làm nhiều Nói ít
Đi nhiều Ngồi ít
Rau nhiều Thịt ít
Chay nhiều Mặn ít
Chua nhiều Ngọt ít
Tắm nhiều Lười ít
Thiện nhiều Tham ít

*

Phúc hậu và an nhiên
Trái ý không nóng giận
Thức ngủ cần hài hòa
An lành môi trường sống
Lao động và nghỉ ngơi
Chín điều lành hạnh phúc
Minh triết cho mỗi ngày
Bạn gieo lành gặt thiện
Yêu thương trong tầm tay.

*

Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu.

*

Mình ghé thăm nhau chốn núi non
Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương
Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ
Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng

*

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là goc-mai-vang-truoc-ngo.jpg


Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trải gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm

*

Tách cà phê ban mai
Gió mù sương đầy núi
Suối nguồn thao thiết chảy
Nhạc rừng đầy tiếng chim.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim

Anh Phan Chí Thắng từ Hà Nội đã tìm đến thăm chúng tôi ở Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng và chép lại bài thơ viên đá thời gian: ” Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ . Đêm dài xoè một bình minh / Hoa NgườiHoa ĐấtÂn tìnhSớm Xuân. Sau một thời gian, hôm nay, (ngày 29 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ cha tôi. Cụ mất vì bom Mỹ năm 1968), anh Phan Chí Thắng gọi điện và gửi cho tôi lưu thêm một số hình ảnh tư liệu cá nhân. Bài thơ Viên đá Thời gianBài đồng dao huyền thoại này được lưu lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

1

Bài thơ viên đá thời gian gọi
Một tiếng kêu vang dội thấu trời
Tháng năm thoáng chốc nhìn trở lại
Hạc tùng thảng thốt nắng lên hơi

2

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

3

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

4

“Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng
Ngắm ảnhNgắm dấu chân thời gian
Ngày mới “Năm mươi năm nhớ lại”
Khát khao xanhTỉnh thứcĐợi mưa

5

Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh …’
Tháng Ba nhớ bạnÂn tìnhSớm Xuân.

6

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.

Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa NgườiHoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

7

Xuân sớm Ngọc Phương Nam
Yên Tử Trần Nhân Tông
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Đào Duy Từ còn mãi

8

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Tô Đông Pha Tây Hồ
Ngôi sao mai chân trời
Thầy là nắng tháng Ba

9

Ngày mới bình minh an
Ngày mới lời yêu thương
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày mới Ngọc cho đời

CHUYỆN ANH PHAN CHÍ THẮNG
Hoàng Kim
Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*)

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

(*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948:

Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.”

Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng

Chuyện dài chưa đặt tên’
Phan Chi Thắng

Ghi chép vày của
Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ:

” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

 

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)

Anh Phan Chí Thắng kể với chúng tôi:

“Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô.

Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”.

Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn.

Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu.

Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi.

Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên.

Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống.

Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ.

Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối.

Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già.

Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế.

Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy.

Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo.

Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai?

Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường.

Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô.

Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc.

Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời.

Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô:

– Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu.

Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị.

Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì.

Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm.

Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật.

(Viết trong ngày giỗ cô)

Phan Chi Thắng 20 8 2021

Hôm nay giỗ cụ ngoại cu Bi cu Tí cu Bun – cụ Trần Quý Kiên. Cụ Kiên từng là thủ trưởng của cụ Vũ Kỳ nên sinh thời cụ Kỳ hay mời gia đình cụ Kiên vào Phủ Chủ tịch trò chuyện nhân dịp lễ nào đó.Trong ảnh là cụ bà Lê Thị Tấn cùng con cháu (không đầy đủ) chụp lưu niệm cùng cụ Vũ Kỳ ngày 3/9/1978. Hồi đó vẫn coi ngày 3/9 là ngày Cụ Hồ mất. Trong ảnh tôi ngồi hàng trên rìa phải cạnh con gái, bà xã tất nhiên ngồi hàng đầu cạnh mẹ. Cụ Kỳ, cụ Tấn nay đã ở thế giới người hiền cùng cụ Kiên. Con cháu thắp hương cho cụ Kiên, đồng tưởng nhớ các cụ.

Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

SÔNG THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.

QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim

Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng

Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi

Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!

Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui

Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời

Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)

Tôi có hai bài thơ về Sông Thương . Một bài thơ “Qua sông Thương gửi về bến nhớ” của tuổi trẻ và một bài thơ “Sông Thương” của lòng mình thao thiết chảy. Đó là sông Thương của cuộc đời của giấc mơ xanh. Đến với sông Thương, tôi lưu thêm năm bài thơ ‘Qua sông Thương’ của Lưu Quang Vũ, “Bến Đợi” của Nguyễn Tuyết Hạnh, “Nắng được thì cứ nắng” của cụ Phan Khôi, “Cưỡi lừa qua cầu con” của cụ Hoàng Thừ Ngạn” với bài “Phan Khôi nắng được thì cứ nắng ” của chính mình.

QUA SÔNG THƯƠNG
Lưu Quang Vũ

*Sao tên sông lại là Thương
Để cho lòng anh nhớ?
Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ
Những suối buồn gửi tới mênh mang
Đò về Nhã Nam
Đò qua Phủ Lạng
Mưa chiều nắng rạng
Đã bao năm?
Nỗi đau cũ thật không cùng
Sông cũng thành nước mắt

Hôm nay anh lại qua sông
Đò anh đi giữa những đóa sen hồng
Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa
Đò ngược xuôi chở trái chín vàng
Thơm ngát mật hương mùa hạ
Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá
Những đường xe chạy đỏ bụi bay
Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây
Nước vỗ mạn thuyền dào dạt
Buồm trắng nắng căng phồng gió mát
Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu
Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau
Dòng nước đêm nay đựng trời sao
Hay ánh đèn điện sáng
Lấp lánh công trình phân đạm
Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao?
Thôi chẳng mất công tìm nhau
Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ?
Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ
Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây
Những cô lái đò súng khoác trên vai
Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui
Đò anh đi vẫn mùa sen thắm
Xuôi dòng về ngã ba sông
Bỗng ào ào nước mênh mông
Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ?
Mang vè bóng làng bóng người bóng lá
Những đò trái chín hẹn hò nhau …

Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt
Mà vạt áo người nay chẳng ướt
Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang
Nghe sông gọi người đi đánh giặc
Đất nước nặng tình phù sa bát ngát
Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong
Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng

BẾN ĐỢI
Nguyễn Tuyết Hạnh

Mình về Bến đợi
Nghe anh
Con sông xưa cũ
Bỗng
Xanh
Nhức lòng
Gió đùa vạt nắng
Đi rong
Câu ca ai hát
Uốn
Cong
Cả chiều
Thôi thì lấy ít làm nhiều
Giữa dòng chiếc bách
Chở chiều
Vào đêm…
Ánh trăng buông dải lụa mềm
Buộc mình hai đứa
Một đêm
Đá vàng…
Chẳng đành mọi sự nhỡ nhàng
“Dư âm” tiếng hát… *
Mênh mang đất trời
Ánh trăng xanh cõi xa vời
Buộc mình hai đứa
Một lời
Tri âm….

* Bài hát Dư âm ( NS Nguyễn Văn Tý )

Cu Phan Khôi là “ngự sử văn đàn Việt“, nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam. Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887, mất ngày 16 tháng 1 năm 1959, là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Nắng được thì cứ nắng“. “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “. Nguyễn Tuyết Hạnh là cô cháu ngoại xinh đẹp tài hoa của nhà triết học Việt, tác giả của bài thơ quý “Bến Đợi” và nhiều ảnh đẹp, tôi chưa gặp bao giờ. Tôi dạo chơi cùng bạn ở chùa Thanh Lương ngắm hoa dâm bụt nở tuyệt đẹp bên hoa vô ưu, nhớ bức ảnh “Hoa Dâm Bụt tím đêm”, Tôi chợt liên tưởng tới bài thơ hay của cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ  Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.” Tôi lưu lại bài thơ không nỡ quên

NHỚ SÔNG THƯƠNG
Nhật Minh (Diễn đàn Bắc Giang Online)

Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông…, và còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên.., thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời “ngày hai buổi đến trường”.

Sông Thương nước chảy đôi dòng.
Bên trong bên đục em trông bên nào?

Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường. Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn…nhưng hễ xuống phà là lại trở


DẠY VÀ HỌC 6 THÁNG 10
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Ngày 6 tháng 10 năm 1942 là ngày sinh của Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ Việt Nam, mất năm 1988. Ngày 6 tháng 10 năm 1887 là ngày sinh Phan Khôi, nhà báo, học giả Việt Nam, mất năm 1959. Ngày 6 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hoa Quốc Phong ra lệnh cho công an bắt giữ Tứ nhân bang cùng những người cộng tác.Sự kiện này là bước ngoặt quyết định thay đổi vận mệnh Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông mất, đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 6 tháng 10: Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-10/

BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu.

*

Cười nhiều Giận ít
Vui nhiều Lo ít
Làm nhiều Nói ít
Đi nhiều Ngồi ít
Rau nhiều Thịt ít
Chay nhiều Mặn ít
Chua nhiều Ngọt ít
Tắm nhiều Lười ít
Thiện nhiều Tham ít

*

Phúc hậu và an nhiên
Trái ý không nóng giận
Thức ngủ cần hài hòa
An lành môi trường sống
Lao động và nghỉ ngơi
Chín điều lành hạnh phúc
Minh triết cho mỗi ngày
Bạn gieo lành gặt thiện
Yêu thương trong tầm tay.

*

Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu.

*

Mình ghé thăm nhau chốn núi non
Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương
Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ
Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng

*

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là goc-mai-vang-truoc-ngo.jpg


Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trải gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm

*

Tách cà phê ban mai
Gió mù sương đầy núi
Suối nguồn thao thiết chảy
Nhạc rừng đầy tiếng chim.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim

Anh Phan Chí Thắng từ Hà Nội đã tìm đến thăm chúng tôi ở Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng và chép lại bài thơ viên đá thời gian: ” Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ . Đêm dài xoè một bình minh / Hoa NgườiHoa ĐấtÂn tìnhSớm Xuân. Sau một thời gian, hôm nay, (ngày 29 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ cha tôi. Cụ mất vì bom Mỹ năm 1968), anh Phan Chí Thắng gọi điện và gửi cho tôi lưu thêm một số hình ảnh tư liệu cá nhân. Bài thơ Viên đá Thời gianBài đồng dao huyền thoại này được lưu lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

1

Bài thơ viên đá thời gian gọi
Một tiếng kêu vang dội thấu trời
Tháng năm thoáng chốc nhìn trở lại
Hạc tùng thảng thốt nắng lên hơi

2

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

3

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

4

“Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng
Ngắm ảnhNgắm dấu chân thời gian
Ngày mới “Năm mươi năm nhớ lại”
Khát khao xanhTỉnh thứcĐợi mưa

5

Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh …’
Tháng Ba nhớ bạnÂn tìnhSớm Xuân.

6

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.

Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa NgườiHoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

7

Xuân sớm Ngọc Phương Nam
Yên Tử Trần Nhân Tông
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Đào Duy Từ còn mãi

8

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Tô Đông Pha Tây Hồ
Ngôi sao mai chân trời
Thầy là nắng tháng Ba

9

Ngày mới bình minh an
Ngày mới lời yêu thương
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày mới Ngọc cho đời

CHUYỆN ANH PHAN CHÍ THẮNG
Hoàng Kim
Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*)

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

(*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948:

Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.”

Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng

Chuyện dài chưa đặt tên’
Phan Chi Thắng

Ghi chép vày của
Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ:

” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)

Anh Phan Chí Thắng kể với chúng tôi:

“Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô.

Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”.

Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn.

Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu.

Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi.

Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên.

Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống.

Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ.

Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối.

Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già.

Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế.

Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy.

Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo.

Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai?

Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường.

Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô.

Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc.

Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời.

Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô:

– Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu.

Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị.

Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì.

Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm.

Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật.

(Viết trong ngày giỗ cô)

Phan Chi Thắng 20 8 2021

Hôm nay giỗ cụ ngoại cu Bi cu Tí cu Bun – cụ Trần Quý Kiên. Cụ Kiên từng là thủ trưởng của cụ Vũ Kỳ nên sinh thời cụ Kỳ hay mời gia đình cụ Kiên vào Phủ Chủ tịch trò chuyện nhân dịp lễ nào đó.Trong ảnh là cụ bà Lê Thị Tấn cùng con cháu (không đầy đủ) chụp lưu niệm cùng cụ Vũ Kỳ ngày 3/9/1978. Hồi đó vẫn coi ngày 3/9 là ngày Cụ Hồ mất. Trong ảnh tôi ngồi hàng trên rìa phải cạnh con gái, bà xã tất nhiên ngồi hàng đầu cạnh mẹ. Cụ Kỳ, cụ Tấn nay đã ở thế giới người hiền cùng cụ Kiên. Con cháu thắp hương cho cụ Kiên, đồng tưởng nhớ các cụ.

Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

SÔNG THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.

QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim

Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng

Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi

Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!

Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui

Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời

Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)

Tôi có hai bài thơ về Sông Thương . Một bài thơ “Qua sông Thương gửi về bến nhớ” của tuổi trẻ và một bài thơ “Sông Thương” của lòng mình thao thiết chảy. Đó là sông Thương của cuộc đời của giấc mơ xanh. Đến với sông Thương, tôi lưu thêm năm bài thơ ‘Qua sông Thương’ của Lưu Quang Vũ, “Bến Đợi” của Nguyễn Tuyết Hạnh, “Nắng được thì cứ nắng” của cụ Phan Khôi, “Cưỡi lừa qua cầu con” của cụ Hoàng Thừ Ngạn” với bài “Phan Khôi nắng được thì cứ nắng ” của chính mình.

QUA SÔNG THƯƠNG
Lưu Quang Vũ

*Sao tên sông lại là Thương
Để cho lòng anh nhớ?
Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ
Những suối buồn gửi tới mênh mang
Đò về Nhã Nam
Đò qua Phủ Lạng
Mưa chiều nắng rạng
Đã bao năm?
Nỗi đau cũ thật không cùng
Sông cũng thành nước mắt

Hôm nay anh lại qua sông
Đò anh đi giữa những đóa sen hồng
Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa
Đò ngược xuôi chở trái chín vàng
Thơm ngát mật hương mùa hạ
Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá
Những đường xe chạy đỏ bụi bay
Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây
Nước vỗ mạn thuyền dào dạt
Buồm trắng nắng căng phồng gió mát
Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu
Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau
Dòng nước đêm nay đựng trời sao
Hay ánh đèn điện sáng
Lấp lánh công trình phân đạm
Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao?
Thôi chẳng mất công tìm nhau
Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ?
Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ
Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây
Những cô lái đò súng khoác trên vai
Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui
Đò anh đi vẫn mùa sen thắm
Xuôi dòng về ngã ba sông
Bỗng ào ào nước mênh mông
Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ?
Mang vè bóng làng bóng người bóng lá
Những đò trái chín hẹn hò nhau …

Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt
Mà vạt áo người nay chẳng ướt
Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang
Nghe sông gọi người đi đánh giặc
Đất nước nặng tình phù sa bát ngát
Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong
Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng

BẾN ĐỢI
Nguyễn Tuyết Hạnh

Mình về Bến đợi
Nghe anh
Con sông xưa cũ
Bỗng
Xanh
Nhức lòng
Gió đùa vạt nắng
Đi rong
Câu ca ai hát
Uốn
Cong
Cả chiều
Thôi thì lấy ít làm nhiều
Giữa dòng chiếc bách
Chở chiều
Vào đêm…
Ánh trăng buông dải lụa mềm
Buộc mình hai đứa
Một đêm
Đá vàng…
Chẳng đành mọi sự nhỡ nhàng
“Dư âm” tiếng hát… *
Mênh mang đất trời
Ánh trăng xanh cõi xa vời
Buộc mình hai đứa
Một lời
Tri âm….

* Bài hát Dư âm ( NS Nguyễn Văn Tý )

Cu Phan Khôi là “ngự sử văn đàn Việt“, nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam. Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887, mất ngày 16 tháng 1 năm 1959, là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Nắng được thì cứ nắng“. “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “. Nguyễn Tuyết Hạnh là cô cháu ngoại xinh đẹp tài hoa của nhà triết học Việt, tác giả của bài thơ quý “Bến Đợi” và nhiều ảnh đẹp, tôi chưa gặp bao giờ. Tôi dạo chơi cùng bạn ở chùa Thanh Lương ngắm hoa dâm bụt nở tuyệt đẹp bên hoa vô ưu, nhớ bức ảnh “Hoa Dâm Bụt tím đêm”, Tôi chợt liên tưởng tới bài thơ hay của cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ  Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.” Tôi lưu lại bài thơ không nỡ quên

NHỚ SÔNG THƯƠNG
Nhật Minh (Diễn đàn Bắc Giang Online)

Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông…, và còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên.., thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời “ngày hai buổi đến trường”.

Sông Thương nước chảy đôi dòng.
Bên trong bên đục em trông bên nào?

Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường. Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn…nhưng hễ xuống phà là lại trở thành những cậu nhóc lái phà thực thụ. Dần thành quen, có ngày khoái chí rủ nhau lái cho vài ba quệt phà ngang, mệt bở hơi tai. Mệt nhưng vui, cái vui mà chẳng bao giờ có lại được.

Nước dòng sông Thương đoạn Phà có khi trong khi đục. Mùa nước cạn, dòng sông hiền hòa, nước trong veo, mát lạnh. Mùa nước lên, tháng 6 tháng 7, nước đục như nước sông Hồng, chảy mạnh hơn, các phao cảnh báo cũng nhiều hơn. Nhiều lần cầm đòn kéo cáp, giữa dòng sông, cố tìm cho ra cái danh giới giữa hai dòng trong – đục mà sao chẳng thấy? Hỏi ra mới biết cái khúc có trong, có đục đó không phải ở đây, mà ở trên đoạn cao hơn nửa, trên tít Thị xã xa xa cơ. Một đoạn làm nên đặc tính, nét duyên dáng của cả 1 dòng sông, một dòng sông “nước chảy đôi dòng”.

Sông Hương xứ Huế mềm mại, thiết tha như chính dánh hình người thiếu nữ Huế, trong veo từ ngay cả giọng nói, lời chào. Sông Đuống trường kỳ, hình tượng qua những câu thơ đứt ruột: “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”…Mỗi con sông gắn với mỗi vùng đất, đều có nét riêng. Tên mỗi con sông cũng ngân lên chính cái hồn của nó vậy. Sông Thương…..nghe vừa mềm mại, trìu mến, mộng mơ, nhưng cũng rất cá tính.

Sao tên sông lại là Thương
Để cho lòng anh nhớ?
(Lưu Quang Vũ)

Sông Thương đã đi vào thơ ca cũng bằng chính những nét độc đáo:

…Một dòng sông dôi dòng thơ mộng:

Có ai đã từng nghe Chiều sông Thương mà không cảm thấy như được thương, được nhớ? Tiếng hát cứ ngân vang như dòng sông hiền hòa, êm dịu nâng niu hồn người nghe:

Đi suốt cả chiều quê
vẫn chưa về lối cũ
Dùng dằng câu quan họ
nở tím bờ sông Thương
Nước vẫn chảy đôi dòng,
chiều uốn cong lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
cánh buồm giờ hát lên

(Chiều Sông Thương – An Thuyên, thơ Hữu Thỉnh)

Đạn bom chiến tranh không thể làm phai đi chất thơ mộng, mĩ miều của đôi dòng nặng trĩu phù sa:

Đất nước nặng tình phù sa bát ngát
Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong
Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng

(Lưu Quang Vũ)

Sông Thương một dải mờ xanh,
Yêu thương anh xẻ ngọt lành anh trao.

(Ngô Trọng Đình)

Sông Thương không cuồn cuộn, oai hùng như sông Đà, không “mặt im lìm, đáy vùi sâu xác giặc” như sông Cầu, sông Mã…, nó mềm mại, thiết tha như mái tóc dài thiếu nữ:
Mai đành xa sông Thương tóc dài
Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại

Xuân ơi xuân, lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về… nhưng nắng đã Côn Sơn

(Hoàng Nhuận Cầm)

…Một dòng sông anh hùng:

Cùng con người, sông cũng thao thức cùng chiến tuyến chống quần thù. Sông vẫn thở và người vẫn hát, hát trong lửa đạn chiến tranh:

Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ
Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây
Những cô lái đò súng khoác trên vai
Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui
………………………
Nghe sông gọi người đi đánh giặc
Đất nước nặng tình phù sa bát ngát
Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong
Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng

(Lưu Quang Vũ)

“Quê hương ai cũng có một dòng sông êm đềm…”: Lời bài hát như đưa chúng ta về với quá khứ, về với tuổi thơ, về với quê hương, nơi có dòng sông yêu dấu. Thời gian có thể làm thay đổi con sông đó, nhưng hình ảnh về một con sông tuổi thơ đã đi vào thi ca, đi vào tiềm thức thì mãi rõ nét như chính tên gọi của nó vậy. Có ai quên được quê hương? Nhớ về quê hương có ai không nhớ về những dòng sông êm đềm, thơ mộng? Sông Thương vẫn cứ mãi êm đềm, thơ mộng như chính tự nó, là cội nguồn cảm hứng sáng tác vô bờ bến.

…Nhớ con sông Thương đôi dòng trong đục,
Như dải lụa đào hai sắc thắm em mang,
Nhớ ngọn Non Voi, nhớ dòng Như Nguyệt,
Nhớ những buổi chiều cắt cỏ, chăn trâu…

Ước cho dòng sông Thương mãi cứ hiền hòa, thơ mộng.
Con Phà không còn nữa, một con cầu mới ôm hai bờ khoảng cách, nhưng những kỷ niệm với sông Thương thì không bao giờ hết.”

THẦY NGOẠN HỒ NÚI CỐC
Hoàng Kim

TRẦN thế hay là Thiên thai đây.
Người hiền như NGỌC chốn trời mây.
Ai du ai NGOẠN nơi trần thế.
Hạnh phúc ngời lên đôi mắt say.

Nhớ thuở tìm về thăm bạn cũ.
Thái Nguyên đường thẳm hút sương mù.
Mênh mang mường Mán mình mong mỏi.
Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ.

Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi
Sông Công đảo Cái ước mong chờ
Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá
Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ.

Nhớ Sắn Việt Nam tình bạn quý.
Thương người Nam Bắc nghĩa anh em.
Thơ của tháng năm đời đẹp lắm.
Mình hẹn tìm nhau ở Bến Mơ.

https://cnm365.wordpress.com/2015/08/16/tho-tinh-ho-nui-coc/

HoNuiCoc01

Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa  lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở  mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng …


Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian
Huyền thoại Hồ Núi Cốc, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Vũ Phong Vũ (bản khác NSƯT Thanh Hoà), Thanh Lam Tùng Dương ; Hồ trên núi, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Hồ Quỳnh Hương (bản khác NSƯT Anh Thơ); Thơ giao lưu Hồ Núi Cốc giữa những người bạn Mùa Thu Vàng, Hà Duy Tự, Trúc Nhã, LamCa07, Hoàng Kim… được giao hòa trong khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy, kỳ thú này.

Chương trình Sắn Việt Nam cùng Chương trình Sắn Châu Á nhiều lần họp tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng đi khảo sát các vùng sắn ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái,  … và đã có hai lần thăm Hồ Núi Cốc.

Lưu lại những ấn tượng khó quên về một vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.

HoNuiCoc02
HoNuiCoc03
HoNuiCoc04
HoNuiCoc05
bao thanh thien: ly ky nhung vu an co that trong lich su hinh anh 2
Phủ Khai Phong

BÀI HỌC PHỦ KHAI PHONG
Hoàng Kim

Bài học Phủ Khai Phong
Hiền tài là nguyên khí
Mọi việc mới thành công
Lặng người không thể nói:

Cất bỏ mũ triều quan
Để không thẹn lòng mình
Đời có một Nhân Tông
Mới dùng được Bao Công

Thế nước trãi ngàn năm
Tuấn kiệt sao buổi sớm
Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn.

Trời nhân loại mênh mông
Tới “
Vùng trời nhân văn
Lên non thiêng Yên Tử
Bài đồng dao huyền thoại

Việt Nam con đường xanh
Bài học của chính mình.

Theo Quốc Tiệp (Người Đưa Tin) báo Dân Việt ngày 15 tháng 9 năm 2019 “Bao Thanh Thiên: Ly kỳ những vụ án có thật trong lịch sử” thì Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), tự Hy Nhân là người Hợp Phì, Lư Châu, làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông. Sinh thời, ông đã cống hiến tất cả tâm sức của mình cho công cuộc trừ gian diệt ác, được trăm họ khen ngợi, người đời ca tụng là Bao Thanh Thiên.

Theo chính sử nhà Tống, chức vụ lớn nhất của Bao Công trước khi qua đời là Khu mật Phó sứ, ở hàm nhị phẩm, tương đương phó tể tướng, vị trí rất quan trọng trong cơ quan quyền lực tối cao của triều Tống.

Công lao lớn nhất của Bao Công khi đứng đầu phủ doãn Khai Phong, tương đương với chức Thị trưởng Bắc Kinh ngày nay, đó là cải cách hành pháp và quy hoạch lại kinh thành để khỏi nạn ngập nước. Công đức khác của ông là chính trực thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh thông tuệ, chính lệnh rõ ràng, suốt đời ông được vua Tống Nhân Tông trọng dụng, nên quốc sự an nhiên, ít ai dám làm bậy. Trong đời Bao Chửng, ông đã trừng trị không dưới 30 người là đối tượng quyền quý, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời. Thậm chí ngay cả đối với quốc trượng Trương Nghiêu Tá, là cha đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái, cũng bị Bao Chửng đàn hặc mà mất chức.

Âu Dương Tu là nhà văn, nhà sử học nổi tiếng đời Tống, cũng là Tể tướng đương triều, đã dành cho Bao Chửng những lời bình luận: “Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình”. Ông đặc biệt giỏi phá án. Tuy nhiên trong chính sử, về phá án chỉ chép hai vụ liên quan đến Bao Công. Một vụ tại thời điểm ông làm tri huyện Thiên Trường (vụ án chiếc lưỡi bò) và một vụ khác khi ông đã đứng đầu Tri gián viện (vụ Lãnh Thanh mạo danh Thái tử). Chi tiết về hai vụ án này được trích dẫn kèm theo dưới đây ở bài 1 “
Bao Thanh Thiên: Ly kỳ những vụ án có thật trong lịch sử“.

Theo Trần Quỳnh báo Tri thức trang 3 “
Sự kiện đẫm máu ở phủ Khai Phong đúng ngày tang lễ hé lộ sự thật về cái chết của Bao Chửng” là chi tiết về vụ án mạng thứ ba. Vụ án này người chết là một danh y nổi tiếng tự đập đầu mà chết trước phủ Khai Phong vì trách mình ở xa không về kịp để cứu Bao Công bị bệnh. Với điều này đã làm sâu sắc thêm sự tích chính trực của Bao Công sáng tỏ suốt ngàn năm. Câu chuyện cũ nhưng bài học chính trực là gương soi cho những câu chuyện mới.

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Phó Đức Phương nhạc Việt
Mênh mang một khúc sông Hồng
Tình ca trên những công trình mới
Muôn nẻo đường quê hương
Huyền Thoại Hồ Núi Cốc
Những cô gái quan họ
Về Quê, Hồ trên Núi
Một thoáng Tây Hồ
Trên đỉnh Phù Vân
Chảy đi sông ơi …

Phó Đức Phương (23 tháng 7 năm 1944 – 19 tháng 9 năm 2020) là một nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng dòng nhạc trữ tình Việt Nam, từng nhận được 1 đề cử tại giải Cống hiến. Quê ông ở Đa Ngưu -Tân Tiến (Văn Giang – Hưng Yên). Ông từng là Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và phó chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội.

KimYouTube

 

Trở về trang chính

Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17367
Nhập ngày : 06-10-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 3 tháng 8(03-08-2021)

  Dạy và học 2 tháng 8(02-08-2021)

  Dạy và học 1 tháng 8(01-08-2021)

  Dạy và học 31 tháng 7(31-07-2021)

  Dạy và học 30 tháng 7(30-07-2021)

  Dạy và học 29 tháng 7(30-07-2021)

  Dạy và học 28 tháng 7(28-07-2021)

  Dạy và học 27 tháng 7(27-07-2021)

  Dạy và học 26 tháng 7(26-07-2021)

  Dạy và học 25 tháng 7(25-07-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007