Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9590
Toàn hệ thống 21872
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 10
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngNgày mới lời yêu thươngNgày nhớ trong tim tôi; Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa, Ngẫm thơ ngoài ngàn năm; An Viên Phước Hoàng Gia; Thung dung; Thương mình thương thân; Ngày 19 tháng 10 năm 1975 là ngày mất của thầy Nguyễn Văn Huyên, giáo sư, tiến sĩ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam nhiệm kỳ 1946– 1975, người được coi là một trong những vị Bộ trưởng giáo dục thành công của Việt Nam. Ngày 19 tháng 10 năm 1935, cuộc Vạn lý Trường chinh của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Phương diện quân số 1 đã đến được miền bắc của tỉnh Thiểm Tây. Đây là một cuộc chuyển quân vĩ đại 12.000 km nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc và thế giới. Ngày 19 tháng 10 năm 1469, nước Tây Ban Nha được hình thành do cuộc hôn nhân giữa Fernando II của Aragon với Isabella I của Castilla, cho phép Aragon và Castilla thống nhất thành một quốc gia đơn nhất. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 10: Ngày mới lời yêu thươngNgày nhớ trong tim tôi; Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa, Ngẫm thơ ngoài ngàn năm; An Viên Phước Hoàng Gia; Thung dung; Thương mình thương thân; Bài ca Trường Quảng Trạch; Em ơi can đảm lên; Lời Thầy luôn theo em; Borlaug và Hemingway; Lời Thầy dặn thung dung; Thơ thầy Hồ Ngọc Diệp; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Bài ca nhịp thời gian; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý, Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-10/.

NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Tâm bình vui bước tới an nhiên
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-loi-yeu-thuong/ và 418 bài thơ Thung dung https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung

NGÀY NHỚ TRONG TIM TÔI
Hoàng Kim

Ngày nhớ trong tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch. Với gia đình tôi, ngày này là kỹ niệm không quên. Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy.  Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ đẫm nước mắt “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”. Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug, người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại tới thăm. Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi. Lời Thầy dặn thung dung thật thấm thía: “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”. “Thầy bạn là lộc xuân ”.

29 tháng 8 âm lịch năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT, tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”.

KimCIMMYT2
KimCIMMYT4
KimCIMMYT9
KimCIMMYT7
KimCIMMYT8
KimCIMMYT5
KimCIMMYT
KimCIMMYT1

Trong Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời , tôi kể với thầy Norman Borlaug rằng cha tôi là một người nông dân phúc hậu, bình thường. Ông đã ngã xuống do bom Mỹ ngày 29 tháng 8 âm lịch năm Mậu Thân 1968 . Thầy Norman Borlaug đã bối rối xin lỗi tôi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Câu chuyện ấy tại đây

“Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29. 8. âm lịch năm 1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch. Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy”.


Thầy Norman Borlaug nhắc tôi: Có những giá trị văn hóa hãy thức tỉnh. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “
Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Gốc mai vàng trước ngõ“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật Hoàng Long, con tôi, sinh đêm trước Noel, Hoàng Minh Hải, con trai anh, sinh ngày 26.12 và tôi sinh ngày 27.12, còn anh thì mất đúng đêm trăng rằm tháng giêng. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi, trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng.

Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh ra đi đêm rằm xuân 1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Trên hai mươinăm sau, các con và cháu anh đều đã trưởng thành, nay về quây quần ôn chuyện cũ. Gốc mai vàng trước ngõ trở thành chuyện nhiều năm còn kể, noi ước nguyện của người anh cả mong các em và con cháu gìn giữ nếp nhà “khiêm nhu cần kiệm” như cốt cách của hoa mai.

Sân trước một cành mai

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy. Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng ”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.Mai vàng xuân Tết ViệtMai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy:

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Xuân sang lộc biếc cành

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai sương mai đọng. Xuân sang lộc biếc cành.

Các tiếng nói vĩnh cữu

Tôi ghi chép CNM365 lưu lại các tiếng nói vĩnh cữu không nỡ quên trong lòng mình như lời thơ Poem-A-Day của W. B. Yeats, 1865 – 1939 (Nguyên tác: O sweet everlasting Voices be still; Go to the guards of the heavenly fold. And bid them wander obeying your will. Flame under flame, till Time be no more; Have you not heard that our hearts are old,That you call in birds, in wind on the hill,In shaken boughs, in tide on the shore? O sweet everlasting Voices be still.) Các tiếng nói vĩnh cửu (W. B. Yeats, 1865 – 1939) là những lời ngọt ngào mãi trong tâm thức; Nó theo ta lên thấu thiên đàng Nó lang thang  theo ý muốn của ta Biến thành niềm tin thắp lửa Cho đến khi thời gian không còn nữa; Ta vẫn nghe khi trái tim ta đã già, Nó thành tiếng chim, tiếng  gió trên đồi, Trong những nhánh cây xao động trên mặt nước? Hỡi những tiếng nói ngọt ngào ngọt ngào Vẫn còn.

Trong lòng tôi, nếp nhà và nét đẹp văn hóa, là giá trị sâu sắc đích thực cội nguồn để thấm thía: Cái gốc của sự học là học làm Người. Sống phúc hậu minh triết yêu thương là  bài học lớn. Con vắng Mẹ từ lúc tuổi thơ, lớn một chút lại mất Cha vì bom Mỹ giết. Con nhớ chị gái thay mẹ hiền và anh Hai đã thay cha yêu quý dìu dắt, nâng giấc con. Kỹ niệm tuổi thơ yêu thương như dòng sông quê hương thao thiết chảy.
Hoàng Thị Huyền (Thỉu con) sinh buổi sớm 13 tháng 3 năm Mẹo, mặt trời lên ngọn tre. Hoàng Minh Kim sinh gần nửa đêm rằm xuân Gíáp Ngọ, trăng qua ngọn cau hơn hai sào”(1). “Con Kim. Cụ khi mô cũng nhớ ’em’ cả. Con học với thầy phải kính thầy để thầy thương. Con chơi với bạn phải nhường bạn để bạn mến. Con sống với người phải tử tế, phúc đức để họ trọng. Làm gì cũng phải tự ý cẩn thận, đừng nghe người ta xui” (2).”Cụ biết mạ con bệnh hiểm nghèo không qua khỏi nhưng cụ quyết bán hết tài sản ‘còn nước còn tát ‘ vì không thể thấy mạ con chết mà không cứu?” (3).

Tôi nhớ rất rõ tờ giấy đã ố vàng lưu bút tích của cha ghi bằng hai loại mực. Phần trên ghi năm sinh của hai chị em tôi (1). Phần dưới ghi thêm lời cha dặn (2). Tôi mang theo tờ giấy này bên mình khi tôi rời Nam Quảng Trạch sang bờ bắc rào Nậy (sông Gianh) đến Pháp Kệ, sau đó là Phù Lưu, Đồng Dương để theo anh Dộ tôi đang dạy cấp một. Anh tôi xin thầy Trần Đình Côn, hiệu trưởng nhà trường cho tôi được học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Tôi cất tờ giấy này giữa hai tờ bọc vở của cuốn sổ. Tờ giấy thứ hai là giấy chứng nhận cha tôi là lính Vệ quốc đoàn thuộc tiểu đoàn 174, Trung đoàn 18 “Chiến khu thư Tư” của bác Lê Văn Tri (sau này là Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân Việt Nam). Tờ giấy thứ ba ghi hai bài thơ của tôi:

(1) Chiếc khăn tay

Con cầm về chiếc khăn tay
Của trường, của lớp, của thầy tặng con
Cầm khăn cụ vui vô cùng
Hai hòn nước mắt tưng bừng tuôn rơi

Gì từng ấy hỡi cụ ơi
So bằng công cụ như trời như non
Nuôi con biết mấy năm tròn
Gom từng hột sạu, bòn từng lá rau.

Công ơn của cụ thẳm sâu
Món quà con đó so đâu công này?

(2) Ông ơi

Cho tui sang với ông ơi
Cho tui sang với kẽo chờ đò lâu.
Bấy lâu nay dạ những sầu
Bây giờ được học, ruột rầu hóa vui …

Theo lời cha thì tôi sinh lúc gần nửa đêm rằm xuân Giáp Ngọ 1954, trăng qua ngọn cau hơn hai sào với tên khai sinh là Hoàng Minh Kim. Thế nhưng, do cuối năm lớp 7, tôi không thể vào học lớp 8 (cấp 3) mặc dù có thành tích học tập giỏi liên tục nhiều năm vì tuổi nhỏ so quy định. Thầy Côn hiệu trưởng đã thương tình và bày cho anh Dộ tôi về xã chứng lại giấy tờ, sửa lại tuổi tôi ngày 27. 12. 1953 để tôi được học.

Nhà tôi thuở ấy nghèo quá, đói đến mức gần tắt bữa. Mẹ tôi ốm và chết trẻ do hậu sản và suy gan sau khi em tôi mất. Mẹ chết sáng mồng ba Tết “Giáp Thìn bốn chín mẹ quy tiên”. Trước đó cha đã bán hết tài sản để cứu mẹ nhưng không được. Tài sản đáng giá nhất tôi còn nhớ là con bò vàng hiền nhưng đánh nhau rất giỏi, nổi tiếng cả hai làng Minh Lệ và Hòa Ninh, căn nhà gổ, bộ phản, cái thùng gổ đựng lúa gạo và cũng là chỗ nằm. Cha bán, nói với các con và khóc: “Cụ biết mạ con bệnh hiểm nghèo không qua khỏi nhưng cụ quyết bán hết tài sản ‘còn nước còn tát ‘ vì không thể thấy mạ con chết mà không cứu?”. Trên năm mươi năm trôi qua, nước mắt hôm cha khóc là bài học vô giá cho con. Nước mắt của sự lựa chọn sinh tử thật dữ dội. Trước đó, tôi nghe kể, có lần khi cha bị bắt đi , cha xin chậm lại một chút để chẻ củi nhóm than cho vợ vừa sinh, ông đã tự bổ thẳng vào chân mình nên tránh được một kiếp nạn.

Gia đình tôi sau đó còn ba bố con ở chái lều tranh một mái gác xiên trên tường đất cũ. Nền nhà cao hơn một mét, kiềng đá hộc chắc chắn để tránh lụt vô nhà. Nền này, anh Trực tôi đã nhiều đêm cùng cha đào gánh đất đắp nền, trước khi anh tình nguyện đi bộ đội lúc 17 tuổi để cha được miễn dân công hỏa tuyến ở nhà nuôi vợ ốm và hai con nhỏ. Mẹ chết lúc tôi lên 9 và chị Huyền tuổi 12. Anh Dộ đi dạy cấp 1 ở xa, chị Huyên đã lấy chồng đều về chịu tang. Hôm mẹ chết, hầu như cả làng đi đưa. Đám tang rất đông vì sinh thời mẹ ăn ở đức độ, phúc hậu và mẹ đẹp người, đẹp nết, chết trẻ vì bệnh hiểm nghèo nên ai cũng thương …

BÀI CA YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Bài ca yêu thương thơ hoa hồng
Đỏ của máu và xanh hi vọng
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi
Ngày mới nhớ về mạch sống

PHẠM TRUNG NGHĨA VIỆN LÚA
Hoàng Kim

“Hãy cúi xuống học tốt. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên ” tưởng nhớ nhà khoa học xanh Phạm Trung Nghĩa. Rạng sáng ngày 19 tháng 10 năm 2012, lúc 6 giờ. Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ trần. Anh ra đi sau cơn đột quỵ và hôn mê sâu để lại sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, học trò nghề nông, người thân và người dân khắp vùng Nam Bộ. Anh đi xa đã mấy năm nhưng anh cũng đã đi vào bữa cơm mỗi gia đình, thầm lặng, thiết thực mà hiệu quả. Anh đi xa lúc 51 tuổi khi sức cống hiến của anh đối với khoa học đang ở độ rực rỡ nhất. Anh để lại những công trình dang dở, những giống lúa triển vọng đang xanh mướt trên đồng. Anh để lại những trang viết chưa dừng, những việc tốt đang làm và những dự định đang ấp ủ thực hiện. Anh là nhà khoa học xanh hiền hậu, tài năng, chịu khó, người bạn hiền của nông dân, người thầy giỏi của con tôi và nhiều lớp học trò may mắn được anh chỉ dạy. Mãi còn đó lời khuyên của anh chân thành mà minh triết: “Hãy cúi xuống làm việc. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên !”. “Hãy cúi xuống học trên đồng, cúi xuống học trong phòng thí nghiệm, cúi xuống học thầy, học bạn và lắng nghe tiếng nói người dân”.

Phạm Trung Nghĩa sinh ngày 28 tháng 4 năm 1962 nguyên quán xã Kim Sơn huyện An Sơn tỉnh Ninh Bình, Nơi ở hiện nay: Số nhà 226G, đường 3/2 thành phố Cần Thơ. Cơ quan công tác Viện Lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Chức vụ Phó Viện Trưởng, Ủy Viên Ban Thường vụ Đảng Ủy, Trưởng Bộ Môn Công nghệ Sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phạm Trung Nghĩa có quá trình công tác thật đáng trân trọng (*): Trước năm 1975, anh là học sinh cư ngụ tại 94 đường Phú Thọ Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1975 đến 1981 là học sinh cư ngụ tại ấp E 2 xã Thạnh Thắng huyện Thốt Nốt tỉnh Hậu Giang. Từ năm 1981 đến 1986 là sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Từ năm 1986 đến 1996 là nghiên cứu viên Bộ môn di truyền chọn giống , Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long; Từ năm 1996 đến 1998 là học viên cao học tại Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật G.B. Pantnagar, U.P, Ấn Độ. Từ năm 1998 đến tháng 1 năm 2000 là nghiên cứu viên Bộ môn công nghệ sinh học. Từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2005 là nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường Đại học Durham Anh Quốc. Từ năm 2006 đến 2010 nghiên cứu viên chính. Phó Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2011 Trưởng Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ tháng 9 năm 2011 đến nay nghiên cứu viên chính, Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong quá trình công tác tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa đã được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn , nhiều năm liền là Chiến sĩ Thi đua và nhiều phần thưởng khác về thành tích nghiên cứu khoa học , chuyển giao khoa học công nghệ, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn.

TS. Phạm Trung Nghĩa là nhà khoa học xanh tiên phong trên những hướng nghiên cứu: 1) Tạo các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của ngoại cảnh bằng cách áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, nuôi cấy túi phấn kết hợp nhập nội nguồn gen quý hiếm và phương pháp tạo giống truyền thống. 2) Chuyển nạp gen các tính trạng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi dùng vi khuẩn Agrobacterium và súng bắn gen. 3) Đánh giá, tuyển chọn và phát triển nguồn gen lúa siêu xanh (green supper rice) thích ứng biến đổi khí hậu năng suất cao, dạng hình cây lúa lý tưởng, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện khô hạn hoặc nhiễm mặn.

Tiến sỹ Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh Viện Lúa.

NGẪM THƠ NGOÀI NGÀN NĂM
Hoàng Kim

“Ngưòi trước chẳng thấy ai. Người sau thì chưa thấy. Gẫm trời đất thật vô cùng. Riêng lòng đau mà lệ chảy”. “Bài ca lên đài U Châu” thơ Trần Tử Ngang, người dịch Tương Như là tác phẩm văn chương thơ ngoài ngàn năm của bậc kỳ tài.  Trong văn chương Việt, khi đọc bài kệ “Cáo tật thị chúng” của thiền sư Mãn Giác, “Mài kiếm dưới trăng” của tráng sĩ Đặng Dung và đọc thơ Nguyễn Du, ta đều cảm nhận thấy sự ung dung, an nhiên tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử… và đều có nỗi buồn man mác. Một người tốt muốn dấn thân nhưng còn bao điều kiện cần phải cố gắng vượt lên hoàn cảnh và vận mệnh. Đấy có thể là điều để hiểu thơ Trần Tử Ngang chăng? xem tiếp bài viết, hình ảnh và thư pháp tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-tho-ngoai-ngan-nam/

trantungang1

Trần Tử Ngang cuộc đời và sự nghiệp

Trần Tử Ngang( 661 – 702) là nhà thơ có địa vị trọng yếu trên thi đàn thời Sơ Đường. Ảnh hưởng của ông rất lớn đối với thi ca thời Thịnh Ðường cũng như phong trào vận động cổ văn thời Trung Ðường. Ông có tên tự là Bá Ngọc, người đất Xạ Hồng, phủ Từ Châu (hiện là tỉnh Tứ Xuyên ). Ông đậu tiến sĩ lúc 24 tuổi năm 684 (đời Đường Trung Tông) làm đại quan trong triều Võ Tắc Thiên với chức Lan đài chính tự sau đó đổi làm chức Tả thập di.

trantungang2

Phong cách thơ của ông xuất chúng, ngụ ý sâu xa. Trần Tử Ngang thời niên thiếu gia đình tương đối giàu có, coi nhẹ tiền bạc, khẳng khái. Sau khi trưởng thành, ông quyết tâm học, giỏi viết văn; đồng thời quan tâm quốc sự , quyết lập công tích về chính trị. Ông thường dâng sớ điều trần về đại kế quốc gia nhưng không được Vũ hậu nghe theo. Vũ hậu là người mưu lược, cương nghị, quyền biến, tâm cơ. Bà không từ một thủ đoạn nào để mua chuộc, lôi kéo hoặc thẳng tay triệt hạ những người tài giỏi thuộc vây cánh của đối phương nhằm thâu tóm quyền lực, Dưới thời của bà những người tài không thuộc bè phái thường bị nguy hiểm.

trantungang3

Giai thoại đập đàn của Trần Tử Ngang

Trần Tử Ngang có giai thoại nổi tiếng về việc đập đàn. Lần đầu tiên đến Trường An, ông không được một ai biết đến. Ông liền bỏ ra một ngàn quan tiền, mua một cây đàn hồ cầm rất quí, rồi mời mọi người đến dự tiệc, nghe nhạc.

Khi moi người tề tựu đông đủ và háo hức chờ nghe nhạc. Ông đứng lên nói: “Tôi là Trần Tử Ngang người đất Thục, có trăm quyển văn, rong ruổi kinh sư, mà địa vị vẫn tầm thường giữa nơi bụi bậm, không ai biết đến. Nhạc này là của kẻ thơ hèn đâu đáng lưu tâm?

trantungang4

Nói đoạn, ông đập tan cây đàn hồ cầm rất quý trước sự sững sờ, kinh ngạc của nhiều người. Kế đó, ông đem các cuốn văn ra tặng cho cử tọa. Trong một ngà,y danh tiếng của ông chấn động khắp kinh thành, mọi người ai ai cũng đều biết tiếng.

Năm 24 tuổi, Trần Tử Ngang với văn tài xuất chúng đã thi đậu tiến sĩ và được Võ hậu hết sức nể phục tài năng. Luận về thơ, ông nói: “Làm thơ là để gởi tấm lòng vào thiên cổ chứ đâu phải để lưu danh nhất thời”.

Quả nhiên, những tuyệt phẩm thơ của Trần Tủ Ngang mười ba thế kỷ sau, đến nay vẫn còn tốn hao không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều người. Trung Quốc hiện có nhiều địa chỉ web về Trần Tử Ngang , bạn có thể tìm trên Google tại từ khóa 陳子昂 (Trần Tử Ngang).

trantungang5

Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm

Bài ca lên đài U Châu
Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm “ Ngưòi trước chẳng thấy ai / Người sau thì chưa thấy / Gẫm trời đất thật vô cùng / Riêng lòng đau mà lệ chảy ”. Tương Như dịch

 

Đăng U Châu Đài Ca

Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Ðộc sảng nhiên nhi thế hạ.


DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 10
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngNgày mới lời yêu thươngNgày nhớ trong tim tôi; Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa, Ngẫm thơ ngoài ngàn năm; An Viên Phước Hoàng Gia; Thung dung; Thương mình thương thân; Ngày 19 tháng 10 năm 1975 là ngày mất của thầy Nguyễn Văn Huyên, giáo sư, tiến sĩ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam nhiệm kỳ 1946– 1975, người được coi là một trong những vị Bộ trưởng giáo dục thành công của Việt Nam. Ngày 19 tháng 10 năm 1935, cuộc Vạn lý Trường chinh của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Phương diện quân số 1 đã đến được miền bắc của tỉnh Thiểm Tây. Đây là một cuộc chuyển quân vĩ đại 12.000 km nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc và thế giới. Ngày 19 tháng 10 năm 1469, nước Tây Ban Nha được hình thành do cuộc hôn nhân giữa Fernando II của Aragon với Isabella I của Castilla, cho phép Aragon và Castilla thống nhất thành một quốc gia đơn nhất. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 10: Ngày mới lời yêu thươngNgày nhớ trong tim tôi; Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa, Ngẫm thơ ngoài ngàn năm; An Viên Phước Hoàng Gia; Thung dung; Thương mình thương thân; Bài ca Trường Quảng Trạch; Em ơi can đảm lên; Lời Thầy luôn theo em; Borlaug và Hemingway; Lời Thầy dặn thung dung; Thơ thầy Hồ Ngọc Diệp; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Bài ca nhịp thời gian; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý, Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-10/.

NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Tâm bình vui bước tới an nhiên
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-loi-yeu-thuong/ và 418 bài thơ Thung dung https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung

NGÀY NHỚ TRONG TIM TÔI
Hoàng Kim

Ngày nhớ trong tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch. Với gia đình tôi, ngày này là kỹ niệm không quên. Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy.  Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ đẫm nước mắt “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”. Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug, người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại tới thăm. Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi. Lời Thầy dặn thung dung thật thấm thía: “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”. “Thầy bạn là lộc xuân ”.

29 tháng 8 âm lịch năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT, tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”.

KimCIMMYT2
KimCIMMYT4
KimCIMMYT9
KimCIMMYT7
KimCIMMYT8
KimCIMMYT5
KimCIMMYT
KimCIMMYT1

Trong Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời , tôi kể với thầy Norman Borlaug rằng cha tôi là một người nông dân phúc hậu, bình thường. Ông đã ngã xuống do bom Mỹ ngày 29 tháng 8 âm lịch năm Mậu Thân 1968 . Thầy Norman Borlaug đã bối rối xin lỗi tôi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Câu chuyện ấy tại đây

“Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29. 8. âm lịch năm 1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch. Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy”.


Thầy Norman Borlaug nhắc tôi: Có những giá trị văn hóa hãy thức tỉnh. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “
Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Gốc mai vàng trước ngõ“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật Hoàng Long, con tôi, sinh đêm trước Noel, Hoàng Minh Hải, con trai anh, sinh ngày 26.12 và tôi sinh ngày 27.12, còn anh thì mất đúng đêm trăng rằm tháng giêng. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi, trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng.

Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh ra đi đêm rằm xuân 1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Trên hai mươinăm sau, các con và cháu anh đều đã trưởng thành, nay về quây quần ôn chuyện cũ. Gốc mai vàng trước ngõ trở thành chuyện nhiều năm còn kể, noi ước nguyện của người anh cả mong các em và con cháu gìn giữ nếp nhà “khiêm nhu cần kiệm” như cốt cách của hoa mai.

Sân trước một cành mai

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy. Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng ”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.Mai vàng xuân Tết ViệtMai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy:

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Xuân sang lộc biếc cành

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai sương mai đọng. Xuân sang lộc biếc cành.

Các tiếng nói vĩnh cữu

Tôi ghi chép CNM365 lưu lại các tiếng nói vĩnh cữu không nỡ quên trong lòng mình như lời thơ Poem-A-Day của W. B. Yeats, 1865 – 1939 (Nguyên tác: O sweet everlasting Voices be still; Go to the guards of the heavenly fold. And bid them wander obeying your will. Flame under flame, till Time be no more; Have you not heard that our hearts are old,That you call in birds, in wind on the hill,In shaken boughs, in tide on the shore? O sweet everlasting Voices be still.) Các tiếng nói vĩnh cửu (W. B. Yeats, 1865 – 1939) là những lời ngọt ngào mãi trong tâm thức; Nó theo ta lên thấu thiên đàng Nó lang thang  theo ý muốn của ta Biến thành niềm tin thắp lửa Cho đến khi thời gian không còn nữa; Ta vẫn nghe khi trái tim ta đã già, Nó thành tiếng chim, tiếng  gió trên đồi, Trong những nhánh cây xao động trên mặt nước? Hỡi những tiếng nói ngọt ngào ngọt ngào Vẫn còn.

Trong lòng tôi, nếp nhà và nét đẹp văn hóa, là giá trị sâu sắc đích thực cội nguồn để thấm thía: Cái gốc của sự học là học làm Người. Sống phúc hậu minh triết yêu thương là  bài học lớn. Con vắng Mẹ từ lúc tuổi thơ, lớn một chút lại mất Cha vì bom Mỹ giết. Con nhớ chị gái thay mẹ hiền và anh Hai đã thay cha yêu quý dìu dắt, nâng giấc con. Kỹ niệm tuổi thơ yêu thương như dòng sông quê hương thao thiết chảy.
Hoàng Thị Huyền (Thỉu con) sinh buổi sớm 13 tháng 3 năm Mẹo, mặt trời lên ngọn tre. Hoàng Minh Kim sinh gần nửa đêm rằm xuân Gíáp Ngọ, trăng qua ngọn cau hơn hai sào”(1). “Con Kim. Cụ khi mô cũng nhớ ’em’ cả. Con học với thầy phải kính thầy để thầy thương. Con chơi với bạn phải nhường bạn để bạn mến. Con sống với người phải tử tế, phúc đức để họ trọng. Làm gì cũng phải tự ý cẩn thận, đừng nghe người ta xui” (2).”Cụ biết mạ con bệnh hiểm nghèo không qua khỏi nhưng cụ quyết bán hết tài sản ‘còn nước còn tát ‘ vì không thể thấy mạ con chết mà không cứu?” (3).

Tôi nhớ rất rõ tờ giấy đã ố vàng lưu bút tích của cha ghi bằng hai loại mực. Phần trên ghi năm sinh của hai chị em tôi (1). Phần dưới ghi thêm lời cha dặn (2). Tôi mang theo tờ giấy này bên mình khi tôi rời Nam Quảng Trạch sang bờ bắc rào Nậy (sông Gianh) đến Pháp Kệ, sau đó là Phù Lưu, Đồng Dương để theo anh Dộ tôi đang dạy cấp một. Anh tôi xin thầy Trần Đình Côn, hiệu trưởng nhà trường cho tôi được học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Tôi cất tờ giấy này giữa hai tờ bọc vở của cuốn sổ. Tờ giấy thứ hai là giấy chứng nhận cha tôi là lính Vệ quốc đoàn thuộc tiểu đoàn 174, Trung đoàn 18 “Chiến khu thư Tư” của bác Lê Văn Tri (sau này là Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân Việt Nam). Tờ giấy thứ ba ghi hai bài thơ của tôi:

(1) Chiếc khăn tay

Con cầm về chiếc khăn tay
Của trường, của lớp, của thầy tặng con
Cầm khăn cụ vui vô cùng
Hai hòn nước mắt tưng bừng tuôn rơi

Gì từng ấy hỡi cụ ơi
So bằng công cụ như trời như non
Nuôi con biết mấy năm tròn
Gom từng hột sạu, bòn từng lá rau.

Công ơn của cụ thẳm sâu
Món quà con đó so đâu công này?

(2) Ông ơi

Cho tui sang với ông ơi
Cho tui sang với kẽo chờ đò lâu.
Bấy lâu nay dạ những sầu
Bây giờ được học, ruột rầu hóa vui …

Theo lời cha thì tôi sinh lúc gần nửa đêm rằm xuân Giáp Ngọ 1954, trăng qua ngọn cau hơn hai sào với tên khai sinh là Hoàng Minh Kim. Thế nhưng, do cuối năm lớp 7, tôi không thể vào học lớp 8 (cấp 3) mặc dù có thành tích học tập giỏi liên tục nhiều năm vì tuổi nhỏ so quy định. Thầy Côn hiệu trưởng đã thương tình và bày cho anh Dộ tôi về xã chứng lại giấy tờ, sửa lại tuổi tôi ngày 27. 12. 1953 để tôi được học.

Nhà tôi thuở ấy nghèo quá, đói đến mức gần tắt bữa. Mẹ tôi ốm và chết trẻ do hậu sản và suy gan sau khi em tôi mất. Mẹ chết sáng mồng ba Tết “Giáp Thìn bốn chín mẹ quy tiên”. Trước đó cha đã bán hết tài sản để cứu mẹ nhưng không được. Tài sản đáng giá nhất tôi còn nhớ là con bò vàng hiền nhưng đánh nhau rất giỏi, nổi tiếng cả hai làng Minh Lệ và Hòa Ninh, căn nhà gổ, bộ phản, cái thùng gổ đựng lúa gạo và cũng là chỗ nằm. Cha bán, nói với các con và khóc: “Cụ biết mạ con bệnh hiểm nghèo không qua khỏi nhưng cụ quyết bán hết tài sản ‘còn nước còn tát ‘ vì không thể thấy mạ con chết mà không cứu?”. Trên năm mươi năm trôi qua, nước mắt hôm cha khóc là bài học vô giá cho con. Nước mắt của sự lựa chọn sinh tử thật dữ dội. Trước đó, tôi nghe kể, có lần khi cha bị bắt đi , cha xin chậm lại một chút để chẻ củi nhóm than cho vợ vừa sinh, ông đã tự bổ thẳng vào chân mình nên tránh được một kiếp nạn.

Gia đình tôi sau đó còn ba bố con ở chái lều tranh một mái gác xiên trên tường đất cũ. Nền nhà cao hơn một mét, kiềng đá hộc chắc chắn để tránh lụt vô nhà. Nền này, anh Trực tôi đã nhiều đêm cùng cha đào gánh đất đắp nền, trước khi anh tình nguyện đi bộ đội lúc 17 tuổi để cha được miễn dân công hỏa tuyến ở nhà nuôi vợ ốm và hai con nhỏ. Mẹ chết lúc tôi lên 9 và chị Huyền tuổi 12. Anh Dộ đi dạy cấp 1 ở xa, chị Huyên đã lấy chồng đều về chịu tang. Hôm mẹ chết, hầu như cả làng đi đưa. Đám tang rất đông vì sinh thời mẹ ăn ở đức độ, phúc hậu và mẹ đẹp người, đẹp nết, chết trẻ vì bệnh hiểm nghèo nên ai cũng thương …

BÀI CA YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Bài ca yêu thương thơ hoa hồng
Đỏ của máu và xanh hi vọng
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi
Ngày mới nhớ về mạch sống

PHẠM TRUNG NGHĨA VIỆN LÚA
Hoàng Kim

“Hãy cúi xuống học tốt. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên ” tưởng nhớ nhà khoa học xanh Phạm Trung Nghĩa. Rạng sáng ngày 19 tháng 10 năm 2012, lúc 6 giờ. Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ trần. Anh ra đi sau cơn đột quỵ và hôn mê sâu để lại sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, học trò nghề nông, người thân và người dân khắp vùng Nam Bộ. Anh đi xa đã mấy năm nhưng anh cũng đã đi vào bữa cơm mỗi gia đình, thầm lặng, thiết thực mà hiệu quả. Anh đi xa lúc 51 tuổi khi sức cống hiến của anh đối với khoa học đang ở độ rực rỡ nhất. Anh để lại những công trình dang dở, những giống lúa triển vọng đang xanh mướt trên đồng. Anh để lại những trang viết chưa dừng, những việc tốt đang làm và những dự định đang ấp ủ thực hiện. Anh là nhà khoa học xanh hiền hậu, tài năng, chịu khó, người bạn hiền của nông dân, người thầy giỏi của con tôi và nhiều lớp học trò may mắn được anh chỉ dạy. Mãi còn đó lời khuyên của anh chân thành mà minh triết: “Hãy cúi xuống làm việc. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên !”. “Hãy cúi xuống học trên đồng, cúi xuống học trong phòng thí nghiệm, cúi xuống học thầy, học bạn và lắng nghe tiếng nói người dân”.

Phạm Trung Nghĩa sinh ngày 28 tháng 4 năm 1962 nguyên quán xã Kim Sơn huyện An Sơn tỉnh Ninh Bình, Nơi ở hiện nay: Số nhà 226G, đường 3/2 thành phố Cần Thơ. Cơ quan công tác Viện Lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Chức vụ Phó Viện Trưởng, Ủy Viên Ban Thường vụ Đảng Ủy, Trưởng Bộ Môn Công nghệ Sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phạm Trung Nghĩa có quá trình công tác thật đáng trân trọng (*): Trước năm 1975, anh là học sinh cư ngụ tại 94 đường Phú Thọ Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1975 đến 1981 là học sinh cư ngụ tại ấp E 2 xã Thạnh Thắng huyện Thốt Nốt tỉnh Hậu Giang. Từ năm 1981 đến 1986 là sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Từ năm 1986 đến 1996 là nghiên cứu viên Bộ môn di truyền chọn giống , Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long; Từ năm 1996 đến 1998 là học viên cao học tại Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật G.B. Pantnagar, U.P, Ấn Độ. Từ năm 1998 đến tháng 1 năm 2000 là nghiên cứu viên Bộ môn công nghệ sinh học. Từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2005 là nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường Đại học Durham Anh Quốc. Từ năm 2006 đến 2010 nghiên cứu viên chính. Phó Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2011 Trưởng Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ tháng 9 năm 2011 đến nay nghiên cứu viên chính, Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong quá trình công tác tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa đã được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn , nhiều năm liền là Chiến sĩ Thi đua và nhiều phần thưởng khác về thành tích nghiên cứu khoa học , chuyển giao khoa học công nghệ, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn.

TS. Phạm Trung Nghĩa là nhà khoa học xanh tiên phong trên những hướng nghiên cứu: 1) Tạo các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của ngoại cảnh bằng cách áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, nuôi cấy túi phấn kết hợp nhập nội nguồn gen quý hiếm và phương pháp tạo giống truyền thống. 2) Chuyển nạp gen các tính trạng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi dùng vi khuẩn Agrobacterium và súng bắn gen. 3) Đánh giá, tuyển chọn và phát triển nguồn gen lúa siêu xanh (green supper rice) thích ứng biến đổi khí hậu năng suất cao, dạng hình cây lúa lý tưởng, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện khô hạn hoặc nhiễm mặn.

Tiến sỹ Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh Viện Lúa.

NGẪM THƠ NGOÀI NGÀN NĂM
Hoàng Kim

“Ngưòi trước chẳng thấy ai. Người sau thì chưa thấy. Gẫm trời đất thật vô cùng. Riêng lòng đau mà lệ chảy”. “Bài ca lên đài U Châu” thơ Trần Tử Ngang, người dịch Tương Như là tác phẩm văn chương thơ ngoài ngàn năm của bậc kỳ tài.  Trong văn chương Việt, khi đọc bài kệ “Cáo tật thị chúng” của thiền sư Mãn Giác, “Mài kiếm dưới trăng” của tráng sĩ Đặng Dung và đọc thơ Nguyễn Du, ta đều cảm nhận thấy sự ung dung, an nhiên tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử… và đều có nỗi buồn man mác. Một người tốt muốn dấn thân nhưng còn bao điều kiện cần phải cố gắng vượt lên hoàn cảnh và vận mệnh. Đấy có thể là điều để hiểu thơ Trần Tử Ngang chăng? xem tiếp bài viết, hình ảnh và thư pháp tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-tho-ngoai-ngan-nam/

trantungang1

Trần Tử Ngang cuộc đời và sự nghiệp

Trần Tử Ngang( 661 – 702) là nhà thơ có địa vị trọng yếu trên thi đàn thời Sơ Đường. Ảnh hưởng của ông rất lớn đối với thi ca thời Thịnh Ðường cũng như phong trào vận động cổ văn thời Trung Ðường. Ông có tên tự là Bá Ngọc, người đất Xạ Hồng, phủ Từ Châu (hiện là tỉnh Tứ Xuyên ). Ông đậu tiến sĩ lúc 24 tuổi năm 684 (đời Đường Trung Tông) làm đại quan trong triều Võ Tắc Thiên với chức Lan đài chính tự sau đó đổi làm chức Tả thập di.

trantungang2

Phong cách thơ của ông xuất chúng, ngụ ý sâu xa. Trần Tử Ngang thời niên thiếu gia đình tương đối giàu có, coi nhẹ tiền bạc, khẳng khái. Sau khi trưởng thành, ông quyết tâm học, giỏi viết văn; đồng thời quan tâm quốc sự , quyết lập công tích về chính trị. Ông thường dâng sớ điều trần về đại kế quốc gia nhưng không được Vũ hậu nghe theo. Vũ hậu là người mưu lược, cương nghị, quyền biến, tâm cơ. Bà không từ một thủ đoạn nào để mua chuộc, lôi kéo hoặc thẳng tay triệt hạ những người tài giỏi thuộc vây cánh của đối phương nhằm thâu tóm quyền lực, Dưới thời của bà những người tài không thuộc bè phái thường bị nguy hiểm.

trantungang3

Giai thoại đập đàn của Trần Tử Ngang

Trần Tử Ngang có giai thoại nổi tiếng về việc đập đàn. Lần đầu tiên đến Trường An, ông không được một ai biết đến. Ông liền bỏ ra một ngàn quan tiền, mua một cây đàn hồ cầm rất quí, rồi mời mọi người đến dự tiệc, nghe nhạc.

Khi moi người tề tựu đông đủ và háo hức chờ nghe nhạc. Ông đứng lên nói: “Tôi là Trần Tử Ngang người đất Thục, có trăm quyển văn, rong ruổi kinh sư, mà địa vị vẫn tầm thường giữa nơi bụi bậm, không ai biết đến. Nhạc này là của kẻ thơ hèn đâu đáng lưu tâm?

trantungang4

Nói đoạn, ông đập tan cây đàn hồ cầm rất quý trước sự sững sờ, kinh ngạc của nhiều người. Kế đó, ông đem các cuốn văn ra tặng cho cử tọa. Trong một ngà,y danh tiếng của ông chấn động khắp kinh thành, mọi người ai ai cũng đều biết tiếng.

Năm 24 tuổi, Trần Tử Ngang với văn tài xuất chúng đã thi đậu tiến sĩ và được Võ hậu hết sức nể phục tài năng. Luận về thơ, ông nói: “Làm thơ là để gởi tấm lòng vào thiên cổ chứ đâu phải để lưu danh nhất thời”.

Quả nhiên, những tuyệt phẩm thơ của Trần Tủ Ngang mười ba thế kỷ sau, đến nay vẫn còn tốn hao không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều người. Trung Quốc hiện có nhiều địa chỉ web về Trần Tử Ngang , bạn có thể tìm trên Google tại từ khóa 陳子昂 (Trần Tử Ngang).

trantungang5

Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm

Bài ca lên đài U Châu
Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm “ Ngưòi trước chẳng thấy ai / Người sau thì chưa thấy / Gẫm trời đất thật vô cùng / Riêng lòng đau mà lệ chảy ”. Tương Như dịch

Đăng U Châu Đài Ca

Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Ðộc sảng nhiên nhi thế hạ.

Trần Tử Ngang
* U châu : nay là Bắc Kinh

trantungang6

Dịch nghĩa :

Bài ca lên đài U Châu

Trông lại trước không thấy người xưa ;
nhìn về sau, không thấy kẽ mới đến.
Nghĩ nổi trời đất lâu dài man mác,
một mình bùi ngùi rơi lệ.

Bài ca lên đài U Châu

Ngoảnh lại trước, người xưa vắng vẻ
Trông về sau, quạnh quẽ người sau
Ngẫm hay trời đất dài lâu
Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan.

Trần Trọng San dịch

trantungang7

Trước chẳng thấy người xưa,
Sau chẳng thấy ai cả.
Ngẫm trời đất thăm thẳm sao!
Riêng xót xa lệ lã chã.

Trần Trọng Kim dịch

trantungang8

Bài ca lên đài U Châu

Trước không gặp được người xưa
Sau không gặp được kẻ chưa ra đời
Mênh mang ngẫm lẽ đất trời
Một mình để giọt lệ rơi bùi ngùi

Cao Nguyên dịch

Suy ngẫm về thơ Trần Tử Ngang

Lên núi cao ngắm biển trời để thấu hiểu sự mênh mang vô cùng của trời đất, lẽ huyền vi của tạo hóa, sự thịnh suy được mất của các triều đại, sự biến dịch của nhân quả, sự ngắn ngủi hữu hạn của kiếp người. Điều đó đã được nhiều người trãi nghiệm…

Chúng ta đọc thêm hai bài thơ nữa của Trần Tử Ngang để hiểu rõ hơn về ông:

Kế khâu lãm cổ

Nam đăng Kệ Thạch quán,
Dao vọng Hoàng Kim đài.
Khâu lăng tận kiều mộc
Chiêu Vương an tại tai
Bá đồ trướng dĩ hĩ,
Khu mã phục quy lai.

Gò Kế xem cảnh năm xưa

Trèo lên Kệ Thạch quán nam,
Xa xa trông ngóng Hoàng Kim có đài.
Cây cao phủ hết quanh đồi.
Vua Chiêu ngày trước nay thời nơi nao?
Cơ đồ bá chủ còn đâu!
Nhớ ai đánh ngựa ta âu lại về.

Tản Đà dịch

Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu
Tri âm bất tương thức
Quy ngọa cố sơn thu
(Trần Tử Ngang)

Ba năm làm được hai câu
Ngâm lên một bận dòng châu tuôn trào
Tri âm chẳng hiểu lòng nhau
Xin về núi cũ nằm khào nhớ thu
(Vũ Đức Sao Biển dịch)

Hai câu thơ ba năm làm mới được
Ngâm lên rồi bất giác lệ tuôn rơi
Hỡi tri âm, lòng nhau sao không hiểu
Chốn non xưa về ngắm mây trời.
(gamai dịch lại)

trantungang9

Tôi duyên may năm 17 tuổi được Lên đỉnh đèo Ngang ngắm biển ; Thăm đèo Ngang gặp bác Xuân Thủy; Qua đèo chợt gặp mai đầu suối; sớm tiếp xúc với Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ. Nơi cổng Trời “Hoành sơn cổ lũy” đèo Ngang gánh hai đầu đất nước, tôi đã từng trầm tư cảm khái về “Bài ca lên đài U Châu” của Trần Tử Ngang và bài thơ thần của Hồ Chí Minh viết lúc 5 tuổi (mà sau này linh ứng với “vũng Chùa, biển Đông, đường lưỡi bò”):”Biển là ao lớn/ Thuyền là con bò/ Bò ăn gió no/ Lội trên mặt nước/ Em nhìn thấy trước/ Anh trông thấy sau/ Ta lớn mau mau/ Vượt qua ao lớn.” Chợt dưng, tôi thấu hiểu sự ứng xử thung dung, sâu sắc của Võ Đại tướng “Chốn non xưa về ngắm mây trời“, là trí tuệ bậc Thầy.

Chào ngày mới yêu thương
HK
Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân tới đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm.

Minh triết sống thung dung phúc hậu, yêu thương,  an nhiên tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử là cốt lõi tỉnh thức để hiểu sử thi, thơ ngoài ngàn năm và giác ngộ.

Ngẫm thơ ngoài ngàn năm Trần Tử Ngang đêm thiêng đọc lại.

Hoàng Kim
Những hình Trần Tử Ngang và thư pháp trong bài này dẫn theo
www.hudong.com

AN VIÊN PHƯỚC HOÀNG GIA
Hoàng Kim

A Na Hoàng Gia An
An Viên Phước Hoàng Gia
Học không bao giờ muộn
Dạy không bao giờ chán
Chào ngày mới an lành

CNM365 Tình yêu cuộc sống
https://cnm365.wordpress.com
https://hoangkimlong.wordpress.com
https://hoangkimvn.wordpress.com

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Kỉ yếu Nong Lam University https://youtu.be/fIWlbwvM6oU

https://youtu.be/dXApBvgUNBQ

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17190
Nhập ngày : 19-10-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 2 tháng 11(01-11-2021)

  Dạy và học 1 tháng 11(01-11-2021)

  Dạy và học 31 tháng 10(30-10-2021)

  Dạy và học 30 tháng 10(30-10-2021)

  Dạy và học 29 tháng 10(29-10-2021)

  Dạy và học 28 tháng 10(27-10-2021)

  Dạy và học 27 tháng 10(27-10-2021)

  Dạy và học 26 tháng 10(26-10-2021)

  Dạy và học 25 tháng 10(25-10-2021)

  Dạy và học 24 tháng 10(24-10-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007