Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1293
Toàn hệ thống 2422
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 10
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngTháp Bút viết trời xanh; Hoàng Thành ngọc cho đời; Bảo tồn và phát triển sắn; Thầy bạn trong đời tôi; Việt Nam dư địa chí; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Trung Nga với Trung Á; Turkmenistan đất và người; Trận Vũ Hán lịch sử; Lào hoa trắng nắng Mekong; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Trận Vũ Hán lịch sử; Đi thuyền trên Trường Giang; Đập Tam Hiệp Tam Tuyến; Lúa cao cây Trung Quốc; Thời biến nhớ người xưa; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Nợ duyên; Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn;Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Ngày 27 tháng 10 năm 1991 Nước Cộng hòa Turkmenistan tuyên bố độc lập, từ một thành phần của Liên Xô cũ. Ashgabat là thủ đô và thành phố lớn nhất của Turkmenistan. Nước Turkmenistan tài nguyên đất đai phần nhiều là sa mạc Cát Đen, thế mạnh là khí đốt, dầu, gaz, điện, nước, sản phẩm hoá chất, dệt may, thảm và bông, phương tiện giao thông công cộng; Dân số Turkmenistan 87-93 %  là tín đồ Hồi giáo, phần nhiều người trong đó là người Turkmen. Turkmenistan giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc và biển Caspi về phía tây. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, Nguyễn Trung Trực thủ lĩnh kháng Pháp tại Nam Bộ bị người Pháp hành hình tại Rạch Giá. Ngày 27 tháng 10 năm 1938, Quân đội Nhật Bản chiếm được Hán Dương, giành chiến thắng kiểu Pyrros (chiến thắng để tự kết liễu) trong trận Vũ Hán. Đây là trận đánh ác liệt và đẫm máu nhất Trong Chiến tranh Trung Nhật.  Bài chọn lọc ngày 27 tháng 10: Tháp Bút viết trời xanh; Hoàng Thành ngọc cho đời; Bảo tồn và phát triển sắn; Thầy bạn trong đời tôi; Việt Nam dư địa chí; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Trung Nga với Trung Á; Turkmenistan đất và người; Trận Vũ Hán lịch sử; Lào hoa trắng nắng Mekong; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Trận Vũ Hán lịch sử; Đi thuyền trên Trường Giang; Đập Tam Hiệp Tam Tuyến; Lúa cao cây Trung Quốc; Thời biến nhớ người xưa; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Nợ duyên; Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn;Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu,vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/2018/10/27/chao-ngay-moi-27-thang-10/

THÁP BÚT VIẾT TRỜI XANH
Hoàng Kim
(thơ đề ảnh)

Hoàng Thành ngọc cho đời
Thăng Long Lý Thái Tổ
Hoàng Thành nền Đại La
Việt Nam dư địa chí
Tháp Bút viết trời xanh

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thap-but-viet-troi-xanh

VIỆT NAM DƯ ĐỊA CHÍ
Hoàng Kim (đọc sách giùm bạn)

“Việt Nam ta có hai tiếng đất nước.Có đất có nước thì mới thành Tổ quốc. Nhiều nước quá thì lũ lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là phải điều hòa giữa đất và nước để nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội”
(Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc).

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, sách bốn tập. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư Viện Quốc gia Việt Nam:

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Lê Tắc, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011. Tập 1 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1248 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Phan Huy Chú.Lương Văn Can, Trúc Khê Ngô Văn Triện , Đào Duy Anh…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 2 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1568 trang ;

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Dương Văn An, Trịnh Hoài Đức, Lê Quý Đôn…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 3 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1344 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Trương Vĩnh Ký, M.E Levadoux, Đỗ Đình Nghiêm,…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Chu Văn Mười hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 4 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1196 trang.

Việt Nam dư địa chí là sách Việt Nam đất nước học do các triều đại Việt Nam qua các thời tổ chức biên soạn, hay do những nhà văn hóa trí thức uyên bác của các thời tự biên soạn, ấn hành và phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Kiến thức trong loại sách này là những tri thức bách khoa toàn thư đa ngành và liên ngành, là di sản văn hóa dân tộc đúc kết thành văn, phản ảnh tại thời ấy về đất nước, con người, quê hương, xứ sở. Đây là loại sách công cụ quý hiếm bách khoa thư giúp khảo cứu, so sánh, đối chiếu xưa và nay, để giải đáp các vấn đề cấp thiết của đời sống kinh tế văn hóa xã hội hiện tại. Sách rất cần cho giảng day và nghiên cứu.

Mục lục Tổng tập dư địa chí Việt Nam, bốn quyển

TẬP 1
Lời nói đầu, trang 11
Lời người biên soạn, trang 13
Tổng luận Dư địa chí Việt Nam, trang 19

An Nam chí lược (Lê Tắc) trang 61
Dư địa chí (Nguyễn Trãi) trang 537
Hồng Đức bản đồ (Triều Lê) trang 681
Hoàng Việt dư địa chí (Phan Huy Chú) trang 891
Phương Đình dư địa chí (Nguyễn Văn Siêu) trang 1029

TẬP 2
Đề dẫn Tập 2 (trang 7)
Dư địa chí, Nhân vật chí, Quan chức chí (Phan Huy Chú) trang 9
Đại Nam nhất thống chí (Trích) Quốc sử quán triều Nguyễn [biên soạn] trang 601
Đại Việt địa dư (Lương Văn Can) trang 1201
Lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam (Trúc Khê Lê Văn Triện) trang 1247
Đất nước Việt Nam qua các đời (Đào Duy Anh) trang 1277
Sách địa dư (trích) trang 1541

TẬP 3
Đề dẫn Tập 3 (trang 7)
Ô châu cận lục (Dương Văn An) trang 9
Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức) trang 99
Phủ Biên tạp lục (Lê Quý Đôn) trang 303
Phong thổ Hà Bắc đời Lê (Khuyết danh) trang 577
Nghệ An ký (Bùi Dương Lịch )trang 643
Phú Thọ tỉnh địa chí (Phạm Xuân Độ) trang 911
Địa chí tỉnh Vĩnh Yên (khuyết danh) trang 957
Thanh Hóa quan phong (Vương Duy Trinh) trang 1009
Bắc Thành địa dư chí (Lê Công Chất) trang 1099
Bắc Kỳ hà đê sự tích (khuyết danh) trang 1287

TẬP 4
Đề dẫn Tập 4 (trang 5)
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 (Trương Vĩnh Ký) trang 9
Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (Trương Vĩnh Ký) trang 57
Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận (Trương Vĩnh Ký) trang 97
Gia Định phong cảnh vịnh (Trương Vĩnh Ký) trang 129
Địa chí tỉnh Bình Thuận (M.E Levadoux) trang 177
Địa chí các tỉnh Bắc Kỳ (Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn thư) trang 207
Địa dư huyện Cẩm Giàng (Ngô Vi Liễn) trang 357
Địa dư huyện Quỳnh Côi (Ngô Vi Liễn) trang 459
Địa dư huyện Bình Lục (Ngô Vi Liễn) trang 555
Tỉnh Gia Định đia phương chí (trích) trang 727
Tân An ngày xưa (Đào Xuân Hội) trang 783
Cà Mau xưa và An Xuyên nay (Vương Khả Lân) trang 867
Chiêm Thành lược khảo (Vương Khả Lân) trang 985
Trà Lũ xã chí (Lê Văn Nhưng) trang 1023
Niên biểu Việt Nam, trang 1063
Tổng Mục lục, trang 1191

Thăng Long Lý Thái Tổ
Hoàng Thành nền Đại La
Việt Nam dư địa chí
Tháp Bút viết trời xanh

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-ngoc-cho-doi/

VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI

Việt Nam tổ quốc tôi
Việt Nam tâm thế mới
Việt Nam dư địa chí
Việt Nam con đường xanh
Việt Nam thông tin khái quát
Việt Nam đất nước con người

Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim


Hứng mật đời
thành thơ,
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình.

Đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Ngọc cho đời
Phước Đức

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Một niềm vui ngày mới
Giấc mơ lành yêu thương.

Một đóa mai vàng sinh nhật
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người…

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh
Lớn âm thầm trong chất phác chân quê
Hoa và Ong Hoa Người cần mẫn
Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ngày 1/8/2010. Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm của kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng. Đây quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Bảo tồn và phát triển sắn
KÊNH ÔNG KIỆT TRONG TÔI
Hoàng Kim

Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là một ký ức sâu đậm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bay-nhi-kenh-ong-kiet-va-toi/ . Sự tiếp nối là các giống sắn chủ lực và phổ biến sản xuất với Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Giống sắn KM98-5; Giống sắn KM140 VIFOTEC; Giống sắn chủ lực KM419; Giống sắn KM419 và KM440; Bảo tồn và phát triển sắn. Đó là chuỗi ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể
kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng

Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.

Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.

Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.

Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam; Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/.

Thầy bạn trong đời tôi

Cà phê sáng với CNM365
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
cám ơn
Huỳnh Hồng, Lâm Cúc, Tùy Ngộ Nhi An
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thay-ban-trong-doi-toi/

LÚA VIỆT TỚI CHÂU MỸ
Hoàng Kim


Việt Nam con đường xanh kết nối, tỏa rộng sự hợp tác hiệu quả của Việt Nam với Thế giới . Lúa Việt tới Châu Mỹ thực sự đã có những dự án và mô hình hợp tác chất lượng hiệu quả được tổng kết. Tháng 10 năm 2018, tiến sĩ Phạm Xuân Liêm và đoàn chuyên gia lúa Việt Nam ở Venezuela.và các Nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia INIA với bà con nông dân Venezuela đã giới thiệu kết quả và thành tựu của “Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước Việt Nam”. Đây là bài học tuyệt vời bước đầu của sự hợp tác Nam Nam toả rộng Con đường Lúa Gạo Việt Nam đến với chén cơm ngon của người dân ở
Venezuela, Lần này, tiến sĩ Lê Vinh Thảo trao đổi “Những tâm sự sâu kín” về Lúa Việt tới Cu Ba. Anh viết, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-viet-toi-chau-my/

“Dự án “Việt Nam – Cuba về phát triển lúa quy mô hộ gia đình 2002- 2023” với mục tiêu giúp Cuba tự túc lương thực, hạn chế nhập khấu thóc gạo. với khoản tài chính hơn 60 triệu USD, dự án đã nghiên cứu thận trọng kỉ thuật trồng lúa Việt Nam trên đất Cuba anh em đã được lãnh đạo Viện KHKTNNVN, Bộ NNPTNT và Viện KHNNVN chỉ đạo thực hiện. Lê Thảo cùng Aleman Manfarol và Jorge Hernandez là những người bạn tâm huyết đề xuất và thực hiện từ những năm 2001- 2015. Trải qua gần 20 năm, người Cuba đã biết lồng đất, gieo mạ, cấy lúa, gieo thẳng, gặt lúa và sản xuất gạo trong điều kiện thiếu phân, thiếu máy móc, thiếu thuốc phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Hàng trăm cán bộ Cuba đã sang học tập kinh nghiệm sản xuất, tạo giống của người nông dân và cán bộ trồng lúa Việt Nam. Dự án pha 1 (2002- 2004), pha 2 (2003-2005), pha 3 (2006-2009), pha 4 (2011-2015) và pha 5 (2019-2023) đang triển khai. Dự án trồng lúa quy mô hộ gia đình đã góp phần nâng cao tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai dân tộc trong những năm qua. Cái chuyện “Cuba canh để người anh em Việt Nam ngon giấc ngủ” trong công cuộc chống Mỹ cứu nước có phần vơi đi cảm nhận xúc động tình anh em đồng chí trong suy nghĩ thầm kín trong tôi khi dự án này được chính phủ hai nước đánh giá cao trong những năm qua. Các giống lúa Thảo cẩm 5, Thảo cẩm 9, N98, Tân ưu 98, HT18… đã được các bạn Cuba nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây có hạt trong năm 2018. Hy vọng những giống mới thích ứng với điều kiện khí hậu và đất trồng của đất nước Cuba anh em. Lê Thảo cám ơn Viện Cơ điện, Viện Ngô, Cục Trồng trọt, các bạn chuyên gia … luôn đồng hành để Lê Thảo hoàn thành nhiệm vụ trong những ngày tháng tham gia Dự án. Bộ NN Cuba và các đơn vị liên quan phía Cuba đã ghi nhận sự đóng góp của Lê Thảo thông qua các bằng & giấy khen.”

Tôi thực sự tin tưởng vào kết quả dự án sẽ sẽ hướng tới thành công vì tầm nhìn định hướng kế hoạch thật chu đáo cụ thể. Các giống lúa Thảo cẩm 5, Thảo cẩm 9, N98, Tân ưu 98, HT18… đã được các bạn Cuba nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây có hạt trong năm 2018. Hy vọng sẽ thích ứng với điều kiện khí hậu và đất trồng của đất nước Cuba anh em. Tôi có những niềm tin thân thiết giữa những người bạn.

Nhìn hai cặp đôi hoàn hảo Phạm Xuân Liêm với Lê Thảo:

Đi xe máy
Về gần nhà
Lại la cà
Làm vài vại…

Tôi thật nhớ bạn. Phạm Xuân Liêm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Lê Xuân Đính, Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Bồng, Phạm Huy Trung, … chúng tôi đều cùng một lớp. Có những thế hệ mới đang tiếp nối chúng tôi gắn bó với ruồng đồng. Tôi lắng đọng sâu sắc bài thơ “Một niềm tin thắp lửa”:

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Ngắm nhìn Cánh đồng lúa Việt Nam tại Venezuela thật thích! Ca dao Việt viết: “Đem chuông đi đấm xứ người. Chẳng kêu cũng đấm ba hồi cho kêu”. Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ, Cụ nói:”“Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin”. “Khuyến nông tức là cách giữ đạo làm nông, thì dân mới giàu mạnh được”. “Người tứ xứ về tứ giác sinh cơ lập nghiệp, thì cần giữ cái đạo làm người, thì kinh tế thị trường ở đây mới nên bộ mặt nông thôn mới”. Tiến sĩ  Phạm Xuân Liêm và đồng nghiệp mang Lúa Việt tới Venezuela đã có cách làm, day và học thật lắng đọng, giản dị và hiệu quả.

Anh viết: ” SÁCH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT :Cuốn sách nhỏ “Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm canh tác lúa của Việt Nam” in bằng 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt là tài liệu cho Hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất lúa theo kỹ thuật Việt Nam tại Bang Guarico (19/10/2018). Cuốn sách cũng giới thiệu 5 giống lúa Việt Nam tuyển chọn, như một tài liệu chuyển giao kỹ thuật cho người trồng lúa Venezuela. Chúng t&oc


DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 10
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngTháp Bút viết trời xanh; Hoàng Thành ngọc cho đời; Bảo tồn và phát triển sắn; Thầy bạn trong đời tôi; Việt Nam dư địa chí; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Trung Nga với Trung Á; Turkmenistan đất và người; Trận Vũ Hán lịch sử; Lào hoa trắng nắng Mekong; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Trận Vũ Hán lịch sử; Đi thuyền trên Trường Giang; Đập Tam Hiệp Tam Tuyến; Lúa cao cây Trung Quốc; Thời biến nhớ người xưa; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Nợ duyên; Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn;Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Ngày 27 tháng 10 năm 1991 Nước Cộng hòa Turkmenistan tuyên bố độc lập, từ một thành phần của Liên Xô cũ. Ashgabat là thủ đô và thành phố lớn nhất của Turkmenistan. Nước Turkmenistan tài nguyên đất đai phần nhiều là sa mạc Cát Đen, thế mạnh là khí đốt, dầu, gaz, điện, nước, sản phẩm hoá chất, dệt may, thảm và bông, phương tiện giao thông công cộng; Dân số Turkmenistan 87-93 %  là tín đồ Hồi giáo, phần nhiều người trong đó là người Turkmen. Turkmenistan giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc và biển Caspi về phía tây. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, Nguyễn Trung Trực thủ lĩnh kháng Pháp tại Nam Bộ bị người Pháp hành hình tại Rạch Giá. Ngày 27 tháng 10 năm 1938, Quân đội Nhật Bản chiếm được Hán Dương, giành chiến thắng kiểu Pyrros (chiến thắng để tự kết liễu) trong trận Vũ Hán. Đây là trận đánh ác liệt và đẫm máu nhất Trong Chiến tranh Trung Nhật.  Bài chọn lọc ngày 27 tháng 10: Tháp Bút viết trời xanh; Hoàng Thành ngọc cho đời; Bảo tồn và phát triển sắn; Thầy bạn trong đời tôi; Việt Nam dư địa chí; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Trung Nga với Trung Á; Turkmenistan đất và người; Trận Vũ Hán lịch sử; Lào hoa trắng nắng Mekong; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Trận Vũ Hán lịch sử; Đi thuyền trên Trường Giang; Đập Tam Hiệp Tam Tuyến; Lúa cao cây Trung Quốc; Thời biến nhớ người xưa; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Nợ duyên; Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn;Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu,vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/2018/10/27/chao-ngay-moi-27-thang-10/

THÁP BÚT VIẾT TRỜI XANH
Hoàng Kim
(thơ đề ảnh)

Hoàng Thành ngọc cho đời
Thăng Long Lý Thái Tổ
Hoàng Thành nền Đại La
Việt Nam dư địa chí
Tháp Bút viết trời xanh

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thap-but-viet-troi-xanh

VIỆT NAM DƯ ĐỊA CHÍ
Hoàng Kim (đọc sách giùm bạn)

“Việt Nam ta có hai tiếng đất nước.Có đất có nước thì mới thành Tổ quốc. Nhiều nước quá thì lũ lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là phải điều hòa giữa đất và nước để nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội”
(Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc).

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, sách bốn tập. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư Viện Quốc gia Việt Nam:

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Lê Tắc, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011. Tập 1 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1248 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Phan Huy Chú.Lương Văn Can, Trúc Khê Ngô Văn Triện , Đào Duy Anh…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 2 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1568 trang ;

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Dương Văn An, Trịnh Hoài Đức, Lê Quý Đôn…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 3 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1344 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Trương Vĩnh Ký, M.E Levadoux, Đỗ Đình Nghiêm,…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Chu Văn Mười hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 4 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1196 trang.

Việt Nam dư địa chí là sách Việt Nam đất nước học do các triều đại Việt Nam qua các thời tổ chức biên soạn, hay do những nhà văn hóa trí thức uyên bác của các thời tự biên soạn, ấn hành và phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Kiến thức trong loại sách này là những tri thức bách khoa toàn thư đa ngành và liên ngành, là di sản văn hóa dân tộc đúc kết thành văn, phản ảnh tại thời ấy về đất nước, con người, quê hương, xứ sở. Đây là loại sách công cụ quý hiếm bách khoa thư giúp khảo cứu, so sánh, đối chiếu xưa và nay, để giải đáp các vấn đề cấp thiết của đời sống kinh tế văn hóa xã hội hiện tại. Sách rất cần cho giảng day và nghiên cứu.

Mục lục Tổng tập dư địa chí Việt Nam, bốn quyển

TẬP 1
Lời nói đầu, trang 11
Lời người biên soạn, trang 13
Tổng luận Dư địa chí Việt Nam, trang 19

An Nam chí lược (Lê Tắc) trang 61
Dư địa chí (Nguyễn Trãi) trang 537
Hồng Đức bản đồ (Triều Lê) trang 681
Hoàng Việt dư địa chí (Phan Huy Chú) trang 891
Phương Đình dư địa chí (Nguyễn Văn Siêu) trang 1029

TẬP 2
Đề dẫn Tập 2 (trang 7)
Dư địa chí, Nhân vật chí, Quan chức chí (Phan Huy Chú) trang 9
Đại Nam nhất thống chí (Trích) Quốc sử quán triều Nguyễn [biên soạn] trang 601
Đại Việt địa dư (Lương Văn Can) trang 1201
Lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam (Trúc Khê Lê Văn Triện) trang 1247
Đất nước Việt Nam qua các đời (Đào Duy Anh) trang 1277
Sách địa dư (trích) trang 1541

TẬP 3
Đề dẫn Tập 3 (trang 7)
Ô châu cận lục (Dương Văn An) trang 9
Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức) trang 99
Phủ Biên tạp lục (Lê Quý Đôn) trang 303
Phong thổ Hà Bắc đời Lê (Khuyết danh) trang 577
Nghệ An ký (Bùi Dương Lịch )trang 643
Phú Thọ tỉnh địa chí (Phạm Xuân Độ) trang 911
Địa chí tỉnh Vĩnh Yên (khuyết danh) trang 957
Thanh Hóa quan phong (Vương Duy Trinh) trang 1009
Bắc Thành địa dư chí (Lê Công Chất) trang 1099
Bắc Kỳ hà đê sự tích (khuyết danh) trang 1287

TẬP 4
Đề dẫn Tập 4 (trang 5)
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 (Trương Vĩnh Ký) trang 9
Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (Trương Vĩnh Ký) trang 57
Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận (Trương Vĩnh Ký) trang 97
Gia Định phong cảnh vịnh (Trương Vĩnh Ký) trang 129
Địa chí tỉnh Bình Thuận (M.E Levadoux) trang 177
Địa chí các tỉnh Bắc Kỳ (Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn thư) trang 207
Địa dư huyện Cẩm Giàng (Ngô Vi Liễn) trang 357
Địa dư huyện Quỳnh Côi (Ngô Vi Liễn) trang 459
Địa dư huyện Bình Lục (Ngô Vi Liễn) trang 555
Tỉnh Gia Định đia phương chí (trích) trang 727
Tân An ngày xưa (Đào Xuân Hội) trang 783
Cà Mau xưa và An Xuyên nay (Vương Khả Lân) trang 867
Chiêm Thành lược khảo (Vương Khả Lân) trang 985
Trà Lũ xã chí (Lê Văn Nhưng) trang 1023
Niên biểu Việt Nam, trang 1063
Tổng Mục lục, trang 1191

Thăng Long Lý Thái Tổ
Hoàng Thành nền Đại La
Việt Nam dư địa chí
Tháp Bút viết trời xanh

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-ngoc-cho-doi/

VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI

Việt Nam tổ quốc tôi
Việt Nam tâm thế mới
Việt Nam dư địa chí
Việt Nam con đường xanh
Việt Nam thông tin khái quát
Việt Nam đất nước con người

Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim


Hứng mật đời
thành thơ,
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình.

Đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Ngọc cho đời
Phước Đức

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Một niềm vui ngày mới
Giấc mơ lành yêu thương.

Một đóa mai vàng sinh nhật
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người…

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh
Lớn âm thầm trong chất phác chân quê
Hoa và Ong Hoa Người cần mẫn
Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ngày 1/8/2010. Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm của kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng. Đây quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Bảo tồn và phát triển sắn
KÊNH ÔNG KIỆT TRONG TÔI
Hoàng Kim

Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là một ký ức sâu đậm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bay-nhi-kenh-ong-kiet-va-toi/ . Sự tiếp nối là các giống sắn chủ lực và phổ biến sản xuất với Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Giống sắn KM98-5; Giống sắn KM140 VIFOTEC; Giống sắn chủ lực KM419; Giống sắn KM419 và KM440; Bảo tồn và phát triển sắn. Đó là chuỗi ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể
kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng

Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.

Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.

Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.

Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam; Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/.

Thầy bạn trong đời tôi

Cà phê sáng với CNM365
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
cám ơn
Huỳnh Hồng, Lâm Cúc, Tùy Ngộ Nhi An
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thay-ban-trong-doi-toi/

LÚA VIỆT TỚI CHÂU MỸ
Hoàng Kim


Việt Nam con đường xanh kết nối, tỏa rộng sự hợp tác hiệu quả của Việt Nam với Thế giới . Lúa Việt tới Châu Mỹ thực sự đã có những dự án và mô hình hợp tác chất lượng hiệu quả được tổng kết. Tháng 10 năm 2018, tiến sĩ Phạm Xuân Liêm và đoàn chuyên gia lúa Việt Nam ở Venezuela.và các Nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia INIA với bà con nông dân Venezuela đã giới thiệu kết quả và thành tựu của “Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước Việt Nam”. Đây là bài học tuyệt vời bước đầu của sự hợp tác Nam Nam toả rộng Con đường Lúa Gạo Việt Nam đến với chén cơm ngon của người dân ở
Venezuela, Lần này, tiến sĩ Lê Vinh Thảo trao đổi “Những tâm sự sâu kín” về Lúa Việt tới Cu Ba. Anh viết, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-viet-toi-chau-my/

“Dự án “Việt Nam – Cuba về phát triển lúa quy mô hộ gia đình 2002- 2023” với mục tiêu giúp Cuba tự túc lương thực, hạn chế nhập khấu thóc gạo. với khoản tài chính hơn 60 triệu USD, dự án đã nghiên cứu thận trọng kỉ thuật trồng lúa Việt Nam trên đất Cuba anh em đã được lãnh đạo Viện KHKTNNVN, Bộ NNPTNT và Viện KHNNVN chỉ đạo thực hiện. Lê Thảo cùng Aleman Manfarol và Jorge Hernandez là những người bạn tâm huyết đề xuất và thực hiện từ những năm 2001- 2015. Trải qua gần 20 năm, người Cuba đã biết lồng đất, gieo mạ, cấy lúa, gieo thẳng, gặt lúa và sản xuất gạo trong điều kiện thiếu phân, thiếu máy móc, thiếu thuốc phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Hàng trăm cán bộ Cuba đã sang học tập kinh nghiệm sản xuất, tạo giống của người nông dân và cán bộ trồng lúa Việt Nam. Dự án pha 1 (2002- 2004), pha 2 (2003-2005), pha 3 (2006-2009), pha 4 (2011-2015) và pha 5 (2019-2023) đang triển khai. Dự án trồng lúa quy mô hộ gia đình đã góp phần nâng cao tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai dân tộc trong những năm qua. Cái chuyện “Cuba canh để người anh em Việt Nam ngon giấc ngủ” trong công cuộc chống Mỹ cứu nước có phần vơi đi cảm nhận xúc động tình anh em đồng chí trong suy nghĩ thầm kín trong tôi khi dự án này được chính phủ hai nước đánh giá cao trong những năm qua. Các giống lúa Thảo cẩm 5, Thảo cẩm 9, N98, Tân ưu 98, HT18… đã được các bạn Cuba nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây có hạt trong năm 2018. Hy vọng những giống mới thích ứng với điều kiện khí hậu và đất trồng của đất nước Cuba anh em. Lê Thảo cám ơn Viện Cơ điện, Viện Ngô, Cục Trồng trọt, các bạn chuyên gia … luôn đồng hành để Lê Thảo hoàn thành nhiệm vụ trong những ngày tháng tham gia Dự án. Bộ NN Cuba và các đơn vị liên quan phía Cuba đã ghi nhận sự đóng góp của Lê Thảo thông qua các bằng & giấy khen.”

Tôi thực sự tin tưởng vào kết quả dự án sẽ sẽ hướng tới thành công vì tầm nhìn định hướng kế hoạch thật chu đáo cụ thể. Các giống lúa Thảo cẩm 5, Thảo cẩm 9, N98, Tân ưu 98, HT18… đã được các bạn Cuba nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây có hạt trong năm 2018. Hy vọng sẽ thích ứng với điều kiện khí hậu và đất trồng của đất nước Cuba anh em. Tôi có những niềm tin thân thiết giữa những người bạn.

Nhìn hai cặp đôi hoàn hảo Phạm Xuân Liêm với Lê Thảo:

Đi xe máy
Về gần nhà
Lại la cà
Làm vài vại…

Tôi thật nhớ bạn. Phạm Xuân Liêm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Lê Xuân Đính, Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Bồng, Phạm Huy Trung, … chúng tôi đều cùng một lớp. Có những thế hệ mới đang tiếp nối chúng tôi gắn bó với ruồng đồng. Tôi lắng đọng sâu sắc bài thơ “Một niềm tin thắp lửa”:

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Ngắm nhìn Cánh đồng lúa Việt Nam tại Venezuela thật thích! Ca dao Việt viết: “Đem chuông đi đấm xứ người. Chẳng kêu cũng đấm ba hồi cho kêu”. Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ, Cụ nói:”“Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin”. “Khuyến nông tức là cách giữ đạo làm nông, thì dân mới giàu mạnh được”. “Người tứ xứ về tứ giác sinh cơ lập nghiệp, thì cần giữ cái đạo làm người, thì kinh tế thị trường ở đây mới nên bộ mặt nông thôn mới”. Tiến sĩ  Phạm Xuân Liêm và đồng nghiệp mang Lúa Việt tới Venezuela đã có cách làm, day và học thật lắng đọng, giản dị và hiệu quả.

Anh viết: ” SÁCH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT :Cuốn sách nhỏ “Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm canh tác lúa của Việt Nam” in bằng 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt là tài liệu cho Hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất lúa theo kỹ thuật Việt Nam tại Bang Guarico (19/10/2018). Cuốn sách cũng giới thiệu 5 giống lúa Việt Nam tuyển chọn, như một tài liệu chuyển giao kỹ thuật cho người trồng lúa Venezuela. Chúng tôi – những người biên soạn (Phạm Xuân Liêm, Nguyễn Xuân Dũng, Vũ Tiết Sơn và Đoàn Văn Thành) cảm ơn rất nhiều các bạn Vũ Trọng Đại, Nguyễn Danh Quân, Trần Quang Chiểu, Nguyễn Văn Tạo và Maria Fernanda Sandoval Cabrera đã tham gia nội dung cho cuốn sách; Cảm ơn các bạn Trịnh Công Anh và Paolo José Anbreu Cortez đã tham gia biên dịch sách; Cảm ơn các thành viên khác của Đoàn chuyên gia Việt Nam và các bạn đồng nghiệp Venezuela đã đóng góp rất nhiều hình ảnh cho nội dung cuốn sách được phong phú. (PXL, Guarico, VE, tháng 10/2018).

VIDEO LÚA VIỆT TẠI VENEZUELA: Anh Vũ Tiết Sơn-Phó trưởng Đoàn chuyên gia Việt Nam- Dự án lúa Venezuela đã dày công ghi lại những hình ảnh hoạt động của Đoàn chuyên gia ngay từ buổi đầu khó khăn nhất, thiếu phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, nhân công … tưởng chừng không thể vượt qua, và quá trình lao động vất vả nhưng đầy quyết tâm của Đoàn để có được “Cánh đồng lúa Việt Nam tại Venezuela” trước sự thán phục của Bạn. Trân trọng chia sẻ video-món quà tinh thần mà anh Sơn dành tặng anh em trong Đoàn và những người bạn Venezue đến với những người quan tâm đến Dự án. (PXL, Trưởng Đoàn CG Việt Nam, Calabozo, Guarico, VE. 29/10/2018).

CÁNH ĐỒNG LÚA VIỆT NAM TẠI VENEZUELA: “Hội nghị đầu bờ giời thiệu Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước của Việt Nam” đã được tổ chức vào ngày 19/10/2018, tại Calabozo, Bang Guarico, VE. Kỹ thuật canh tác lúa nước của Việt Nam đã được trình diễn trên cánh đồng 81 ha với 5 giống lúa Việt Nam và 1 giống lúa dài ngày phổ biến của VE (Soberana).. Năm giống lúa VN đã được các Chuyên gia VN và các Nhà khoa học Viện nghiên cứu NN Quốc gia – INIA, Venezuela tuyển chọn, đặt tên là VIVE25 (OM2517), VIVE50 (IR50404), VIVE80 (OM8017), VIVE95 (OM9582) và VIVE96 (OM9605) mang ý nghĩa sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Venezuela. TGST của các giống từ 85-110 ngày, bón 500kg phân NPK (15-15-15), năng suất lúa trung bình của mô hình được những người tham gia đánh giá từ 6-7 tấn/ha, ruộng năng suất cao có thể đạt trên 8 tấn/ha (năng suất lúa trung bình của Venezuela năm 2014 là 4,8-5,1 tấn/ha, theo Bộ NN và đất đai Venezuela). Kỹ thuật trồng lúa nước của Việt Nam áp dụng váo mô hình được tóm tắt: “Làm đất kỹ – Giữ nước thường xuyên – Bón phân hợp lý – và Chăm chỉ”..Dự hội nghị có Thống đốc bang Guarico, Đại sứ Cuba và Đại sứ Việt Nam tại VE, Chủ tịch cơ quan đối tác dự án FONDAS, gần 100 nông dân, cán bộ kỹ thuật NN và quan chức địa phương. Thay cho lời kết là ý liến đánh giá của những người tham dự hội nghị “Cánh đồng lúa đẹp chưa từng thấy trong vùng”. (PXL, 25/10/2018).”

TURKMENISTAN ĐẤT VÀ NGƯỜI
Hoàng Kim


Kiến trúc khu trung tâm thành phố thủ đô Ashgabat (ảnh đầu trang) và hình ảnh “thương nhân lạc đà” có từ thời cổ đại là biểu tượng gần gủi nhất về Turkmenistan đất nước con người. .Nền văn hóa Nga và châu Âu dần du nhập vào Turkmenistan để lại dấu vết trong Con đường tơ lụa là hệ thống những con đường thương mại huyết mạch lớn nhất thế giới của những “thương nhân lạc đà” từ thời cổ đại nối các nền văn minh Á , Âu, Phi. Con đường tơ lụa là hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn mà Turkmenistan là một trong những điểm đến quan trọng,.Turkmenistan có ngày độc lập là 27 tháng 10 năm 1991. Turkmenistan vùng sa mạc Cát Đen. Turkmenistan với ‘Vành đai và Con đường” sáng kiến mới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Turkmenistan đất nước ấy có điểm gì tương đồng và không tương đồng với Việt Nam trong vị thế địa chính trị. Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trỗi dậy kinh tế đứng hàng thứ hai sau Mỹ. Nội dung gồm hai kế hoạch thành phần, “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải”. Các nước ở Trung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, trong đó có Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Một chút thông tin về Turkmenistan đất nước con người, bài học gì cho Việt Nam?


TURKMENISTAN VÙNG SA MẠC CÁT ĐEN

Turkmenistan (tên chính thức Cộng hòa Turkmenistan) là một quốc gia tại Trung Á giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc, và biển Caspi về phía tây. “Turkmenistan” bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa “nước của người Turkmen”. Nước Cộng hòa Turkmenistan thay thế tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen trước đây của Liên Xô cũ đã tuyên bố độc lập ngày 27 tháng 10 năm 1991. Ảnh trên là một người Turkmen bản xứ trong trang phục truyền thống cùng con lạc đà của mình khoảng năm 1915.

Turkmenistan được khái lược trong bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, lịch sử, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và Kinh tế hiện trạng.

Đất nước (đất đai và thức ăn): Turkmenistan có diện tích 488.100 km² (xếp hạng 52, so Việt Nam 331.699 km² hạng 66); Tài nguyên đất đai của đất nước này hơn 80% diện tích là sa mạc Karakum (Cát Đen). Turkmenistan có một thành phố độc lập (thủ đô Ashgabat) và năm tỉnh (Tỉnh Akhal; Tỉnh Balkan; Tỉnh Daşoguz; Tỉnh Lebap; Tỉnh Mary). Ba thành phố lớn gồm Ashgabat, Türkmenbaşy và Daşoguz. Vùng trung tâm đất nước là Sa mạc Karakum và Vùng lún Turan. Dãy Kopet Dag dọc biên giới tây nam cao 2.912 mét, Núi Balkan Turkmen ở cực tây và Dãy Kugitang ở cực đông là ba núi cao đáng chú ý nhất. Ba sông chính là Amu Darya, Murghab, và Hari Rud. Bờ Biển Caspian của Turkmenistan dài 1768 km. Biển Caspian hoàn toàn nằm kín trong lục địa, không thông với đại dương.

Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa): Turkmenistan có 5.662.544 người (hạng 117) 87% dân số là tín đồ Hồi giáo, 85% tộc người là người Turkmen, 5% người Uzbek, 4% người Nga, 6% là sắc tộc khác (năm 2003), mật độ dân số 10,5 người/km² (hạng 221). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Turkme (theo Hiến pháp năm 1992), tiếng Nga được sử dụng rộng rãi ở các thành phố như một “ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc”. Tiếng Turkmen được nói bởi 72% dân số, tiếng Nga 12%, tiếng Uzbek 9%, và các ngôn ngữ khác 7% (tiếng Kazakh (88.000 người), tiếng Azerbaijan (33.000), tiếng Bashkir (2607), tiếng Belarus (5289), tiếng Brahui, tiếng Dargwa (1599), tiếng Dungan, tiếng Erzya (3488), tiếng Georgia (1047), tiếng Qaraqalpaq (2542), tiếng Armenia (3200), tiếng Triều Tiên (3493), tiếng Lak (1590), tiếng Lezgian (10.400), tiếng Litva (224), tiếng bắc Uzbekistan (317.000), tiếng Ossetic (1887), tiếng România (1561), tiếng Nga (349.000), tiếng Tabasaran (177), tiếng Tajik (1277), tiếng Tatar (40.434), tiếng Ukraina (37.118), tiếng Ba Tư (8000). Con đường tơ lụa là hệ thống những con đường thương mại huyết mạch lớn nhất thế giới của những “thương nhân lạc đà” từ thời cổ đại nối các nền văn minh Á , Âu, Phi. Con đường tơ lụa là hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn, trong đó Turkmenistan là một điểm đến.

Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, lịch sử, vấn đề chung) Turkmenistan có khí hậu cận xích đạo sa mạc, ít mưa, lượng mưa hàng năm hầu hết xảy ra trong giai đoạn tháng 1 và tháng 5. Vùng có lượng mưa lớn nhất nước là dãy Kopet Dag. Mùa đông khô và không khắc nghiệt. Danh thắng lịch sử và điểm đến nổi bật là thủ đô Ashgabat lưu dấu một trong những điểm nối con đường tơ lụa thương mại huyết mạch “thương nhân lạc đà” từ thời cổ đại. Con đường tơ lụa được hình thành từ thế kỷ 2 TCN người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu… đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.

Lãnh thổ Turkmenistan có một lịch sử lâu dài và sóng gió của những cuộc chinh phục thời Đế chế Achaemenid thuộc Ba Tư cổ đại. Alexander Đại Đế đã chinh phục lãnh thổ này vào thế kỷ IV trước công nguyên trên con đường tới Nam Á, khoảng cùng thời gian Con đường tơ lụa hình thành và trở thành con đường thương mại chính giữa Châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Một trăm năm mươi năm sau Vương quốc Parthia của người Ba Tư đã lập thủ đô của họ tại Nisa, hiện là ngoại ô thủ đô Ashgabat. Thế kỷ VII sau Công Nguyên, người Ả Rập đã chinh phục vùng này, đem theo Đạo Hồi và tích hợp Turkmen vào văn hoá Trung Đông. Turkmenistan là thủ đô của Đại Khorasan, khi vua Hồi giáo Al-Ma’mun dời thủ đô tới Merv Giữa thế kỷ XI, người Turk thuộc Đế chế Seljuk đã tập trung sức mạnh của họ tại lãnh thổ Turkmenistan trong nỗ lực nhằm bành trướng tới Afghanistan. Đế chế tan vỡ trong nửa sau thế kỷ XII, và người Turkmen mất nền độc lập khi Thành Cát Tư Hãn chiếm quyền kiểm soát phía đông vùng Biển Caspian trong cuộc hành quân về hướng tây. Trong bảy thế kỷ sau đó, người Turkmen sống dưới nhiều đế chế và liên tục xảy ra các cuộc chiến giữa các bộ tộc. Trong suốt cuộc chinh phục Trung Á của mình, người Nga luôn gặp phải sự kháng cự mạnh liệt của người Turkmen. Tuy nhiên, tới năm 1894 Nga Hoàng đã giành được quyền kiểm soát Turkmenistan và sáp nhập nó vào lãnh thổ Nga. Thỏa ước Anh-Nga năm 1907 chấm dứt sự đối đầu. Nền văn hóa Nga và châu Âu dần du nhập vào vùng này, để lại dấu vết trong kiến trúc và thành phố Ashgabat được xây dựng theo kiểu mới, sau này sẽ trở thành thủ đô Turkmenistan. Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga và sự bất ổn chính trị sau đó đã dẫn tới việc tuyên bố vùng này thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen, một trong sáu nước cộng hoà của Liên bang Xô viết năm 1924, hình thành nên biên giới nước Turkmenistan hiện đại. Hồi giáo chiếm 89% dân số trong khi 9% dân số là tín đồ của Chính Thống giáo Đông phương và tôn giáo còn lại 2% theo CIA World Factbook, Tuy nhiên, theo một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2009, thì có đến 93,1% dân số của Turkmenistan là Hồi giáo. Trong thời kỳ Xô Viết, tất cả các tôn giáo đều bị tấn công bởi chính quyền cộng sản với tội danh như mê tín dị đoan và “dấu tích của quá khứ”. Học tôn giáo và tham gia nghi lễ tôn giáo bị cấm, và đại đa số các nhà thờ Hồi giáo đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, kể từ năm 1990, những nỗ lực đã được thực hiện để khôi phục lại một số di sản văn hóa tôn giáo bị mất dưới sự cai trị của Liên Xô. Cựu Tổng thống Saparmurat Atayevich Niyazov đã ra lệnh rằng các nguyên tắc Hồi giáo cơ bản được giảng dạy trong các trường công lập. Nhiều tổ chức tôn giáo, bao gồm cả các trường tôn giáo và nhà thờ Hồi giáo, đã xuất hiện trở lại với sự hỗ trợ của Ả Rập Xê Út, Kuwait, và Thổ Nhĩ Kỳ. Các lớp học tôn giáo được tổ chức trong cả hai trường học và nhà thờ Hồi giáo, với sự hướng dẫn về ngôn ngữ tiếng Ả Rập, kinh Qur’an và lịch sử đạo Hồi.

Chế độ và Kinh tế hiện trạng. Turkmenistan là cộng hoà tổng thống một đảng, Tổng thống là Gurbanguly Berdimuhamedow. Năm 1991, Turkmenistan tuyên bố độc lập, ông Saparmurat Niyazov, cựu lãnh đạo thời Xô viết, vẫn tiếp tục nắm quyền nhưng các quan hệ Nga-Turkmenistan bị ảnh hưởng nặng nề. Ông tạo dựng cho mình hình ảnh một người ủng hộ Hồi giáo truyền thống và văn hoá Turkmen nhưng ông nhanh chóng mang tiếng xấu ở phương Tây vì cách cầm quyền độc tài và sự sùng bái cá nhân. Quyền lực của ông được tăng cường mạnh từ năm 1990 đến năm 1999, ông đã trở thành Tổng thống suốt đời. Niyazov bất ngờ qua đời ngày 21 tháng 12 năm 2006, chưa kịp chỉ định người kế vị. Cựu phó thủ tướng Gurbanguly Berdimuhammedow, được cho là con ngoài giá thú của Niyazov, trở thành tổng thống tạm quyền, và năm 2007 được bầu làm tổng thống với 89% số phiếu 95% cử tri tham gia bầu cử, dù cuộc bầu cử bị các quan sát viên nước ngoài lên án. Turkmenistan sở hữu trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ hàng thứ năm thế giới. Một nửa vùng đất được tưới tiêu của quốc gia này được dùng trồng bông, khiến nước này trở thành nhà sản xuất bông đứng thứ 10 thế giới. Theo nghị định của Hội đồng Nhân dân ngày 14 tháng 8 năm 2003, điện, khí tự nhiên, nước và muối ăn sẽ được cung cấp miễn phí từ năm 2030; Turkmenistan đang hướng đến thành “Cô-oét thứ hai” về xuất khẩu khí đốt. GDP danh nghĩa năm 2017 của Turkmenistan hiện đạt tổng số: 42,35 tỉ USD bình quân đầu người: 7.645 USD so Việt Nam GDP danh nghĩa năm 2016 tổng số: 200,49 tỷ USD (hạng 48) bình quân đầu người: 2.164 USD (hạng 134), so Hoa Kỳ GDP danh nghĩa năm 2017 tổng số 18.558,00 tỉ USD (hạng 1) bình quân đầu người: 57.220 USD (hạng 6) so Trung Quốc GDP danh nghĩa năm 2016 tổng số: 11.800,00 tỉ USD (hạng 2) bình quân đầu người: 8.481 (hạng 72) so Nga GDP danh nghĩa năm 2017 tổng số: 1 561 tỷ USD (hạng 11) bình quân đầu người: 10.885 USD (hạng 72)

TURKMENISTAN TRONG VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG

Turkmenistan trong Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á thuộc tầm ngắm ‘Vành đai và Con đường’ liên kết kinh tế của Trung Quốc. Đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan Trung Quốc được hoàn thành năm 2009. Qua đường ống này 30 tỷ m3 khí đốt sẽ được xuất sang Trung Quốc mỗi năm. Tổng thống mới Turkmenistan sau khi lên cầm quyền năm 2007, bắt đầu gửi sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài, đẩy mạnh cải cách, quan tâm hơn đến phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo (xây dựng trường học, các cơ sở văn hoá, giáo dục, tăng cường dạy ngoại ngữ Anh, Đức, Nga). Ngày 5 tháng 9 năm 2006, sau khi Turkmenistan đe dọa cắt những nguồn cung cấp, Nga đã đồng ý tăng giá mua khí tự nhiên của Turkmenistan từ $65 lên $100 cho mỗi 1.000 mét khối. Hai phần ba khí tự nhiên Turkmenistan được xuất khẩu cho công ty Gazprom thuộc sở hữu nhà nước Nga . Nhà nước rất chú trọng tới các chính sách về nhà ở, phúc lợi, công cộng. Các Bộ, ngành được trích kinh phí để xây dựng nhà ở cho công chức, nhân viên. Người dân được sử dụng miễn phí gaz, điện, nước, phương tiện giao thông công cộng và người có xe ô tô được cấp miễn phí 120 lít xăng/tháng, người sở hữu xe môtô được cấp 60 lít xăng miễn phí/tháng.Tính đến năm 2016, GDP của Turkmenistan đạt 36.573 USD, đứng thứ 94 thế giới, đứng thứ 31 châu Á, đứng thứ 3 Trung Á (sau Kazakhstan và Uzbekistan).

TRẬN VŨ HÁN LỊCH SỬ
Hoàng Kim

Vũ Hán là địa linh long mạch Trung Quốc, nơi trầm tích lịch sử lắng đọng truyền kỳ. Trận Vũ Hán là một trận đánh lớn nhất, lâu nhất, dữ dội nhất của Chiến tranh Trung-Nhật,  bắt đầu vào ngày 11 tháng 6 năm 1938 và kết thúc vào 4 tháng sau. Lực lượng tham chiến là 1,1 triệu quân tinh nhuệ nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc thuộc Trung Hoa Dân quốc do Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy với sự hổ trợ của Không quân Liên Xô, đối trận là 35 vạn Lục quân binh chủng hợp thành đặc biệt tinh nhuệ của Đế quốc Nhật Bản do Đại tướng lùng danh Hata Shunroku chỉ huy. Chiến thắng thuộc về phía lục quân đế quốc Nhật Bản nhưng nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Quân Nhật sau trận Vũ Hán lịch sử này chỉ còn đủ sức đánh lớn Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục liên thông kết nối tuyến hậu cần chiến lược Bắc Kinh – Hà Nam– Vũ Hán – Hồ Nam – Quảng Tây nối Đông Dương) và chịu thất bại chung cuộc của phe Trục theo chủ nghĩa phát xít trước lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trận Vũ Hán lịch sử liên quan chặt chẽ với sự kiện chấn động lụt Hoàng Hà vỡ đê giết chết 50 vạn dân thường làm bẻ gãy làm ‘Trung Quốc thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch’. Đây là chiến dịch đặc biệt quan trọng với mưu sâu kế hiểm ‘bất độc bất trượng phu’ của chiến tranh Trung Nhật cận hiện đại, nay còn nóng hổi tính thời sự.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965, khi đưa ra phương lược “tam tuyến” định hướng chiến lược quốc gia xử lý tình huống chiến tranh lớn, ‘thập diện mai phục’ ‘tứ bề thọ địch’  Mao Trạch Đông chủ trượng tam tuyến, thế lớn Trung Nam Hải, cương nhu kết hợp để chống trả địch mạnh . Ông nói: Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”… (xem thêm: Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình; Đi thuyền trên Trường Giang; Trung Quốc một suy ngẫm; Qua Trường Giang nhớ Mekong).
Trần Vũ Hán lịch sử bài học chiến tranh rất sâu sắc thật đáng suy ngẫm. Sơn Táp viết tiểu thuyết nổi tiếng” Thiếu nữ đánh cờ vây”. là một góc nhìn khác, mới lạ, độc  đáo

TÓM TẮT TRẬN VŨ HÁN

”Trận Vũ Hán hình thái chiến tranh và diễn biến  Đế quốc Nhật Bản đến đầu năm 1938, đã mở rộng vùng lãnh thổ rộng lớn toàn vùng Đông Nam Á và châu Đại Dương (hình) . Nhật quyết định đánh trận Vũ Hán để kết thúc trận chiến Trung Nhật. Trận Vũ Hán là đòn quyết định. Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nằm ở ngã ba sông Dương Tử (Trường Giang) và sông Hán (Hán Thủy), nơi địa danh lịch sử với trận Xích Bích năm 208 thời Tam Quốc danh chấn Hoa Hạ.

Vũ Hán là thành phố cổ kính và hiện đại, Vũ Hán là trung tâm nghệ thuật và học thuật với Hoàng Hạc lâu xây dựng từ năm 223 được nhà thơ nổi tiếng Thôi Hiệu đời Đường đề thơ. Hán Khẩu của Vũ Hán thời nhà Nguyên là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Hoa. Vũ Hán trong thập niên 1920, là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo, thời Chiến tranh Trung-Nhật từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1938 Vũ Hán là thủ đô kháng chiến của Tưởng Giới Thạch. Ngày nay Vũ Hán xếp thứ 3 ở Trung Quốc về sức mạnh khoa học và công nghệ, là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc, với dân số năm 2007 là 9,7 người, cao hơn một ít so dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 gần 8,6 triệu người.

Trận Vũ Hán mở màn từ đầu tháng 7 năm 1937. Lục quân Nhật Bản xuất phát từ phía Bắc Trung Quốc bắt đầu tiến công quy mô lớn. Chưa đầy một tháng sau, họ chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tháng 8, quân Nhật chiếm được Sa Cáp Nhĩ và Tuy Viễn. Sau đó, họ đánh dọc theo tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Thiên Tân-Phổ Khẩu xuống vùng bình nguyên Hoa Bắc (khu vực sông Hoàng Hà). Đầu tháng 9, quân Nhật chiếm được Thái Nguyên và khai thác các mỏ than ở đây để cung cấp nhiên liệu cho mình. Từ Thái Nguyên, quân Nhật đánh sang Hân Khẩu, đánh bại cả liên quân Dân quốc, Cộng sản và quân phiệt địa phương Sơn Tây của Trung Quốc. Giữa tháng 12, quân Nhật chiếm được Thượng Hải. Từ Thượng Hải, quân Nhật dễ dàng chiếm được thủ đô Nam Kinh và gây ra một cuộc thảm sát tàn bạo ở đây. Tháng 5 năm 1938, quân Nhật chiếm được Từ Châu ở Giang Tô.

Thống chế Tưởng Giới Thạch trước sự tiến công nhanh mạnh và đặc biệt tinh nhuệ hiệu quả của quân Nhật, đã quyết định rút lui về phía Tây Nam và tạm rời thủ đô kháng chiến về Vũ Hán. Vũ Hán là thành phố lớn thứ hai ở châu thổ sông Dương Tử xét về dân số và về kinh tế. Quân Nhật cho rằng chiếm được Vũ Hán và bắt bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở đây sẽ là đòn quyết định để kết thúc chiến tranh. Phía Trung Quốc thì quyết tâm bảo vệ Vũ Hán, cầm chân đối phương ở đây để đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nhật và có thời gian cho trung ương di chuyển về Trùng Khánh. Tưởng Giới Thạch đã bố trí 1, 5 triệu quân của 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của mình tại Vũ Hán cùng các chỉ huy ưu tú nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc như Trần Thành, Tiết Nhạc, Ngô Kỳ Vỹ, Trương Phát Khuê, Vương Kính Cửu, Âu Chấn, Lý Tông Nhân, Tôn Liên Trọng. Đặc biệt, lần này phía Trung Quốc nhận được sự chi viện của Liên Xô bao gồm cả một phi đội máy bay chiến đấu. Lực lượng đối chiến quân Nhật là Phương diện quân Trung Chi Na do đại tướng Hata Shunroku chỉ huy. Phương diện quân này có 2 quân đoàn. Quân đoàn số 11 do trung tướng Okamura Yasuji chỉ huy gồm 6 sư đoàn. Quân đoàn số 2 do hoàng thân, trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy gồm 4 sư đoàn.

Ngày 28 tháng 2 năm 1938, không quân Nhật Bản đã đến ném bom xuống Vũ Hán. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã đẩy lui được. Ngày 29 tháng 4, máy bay Nhật lại đến ném bom Vũ Hán để kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa.[5] Quân Trung Quốc đã dự đoán được điều này và chuẩn bị kỹ lực lượng để giáng trả. Một trong những cuộc không chiến dữ dội nhất trong chiến tranh Trung-Nhật đã diễn ra. Không quân Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay của quân Nhật và bản thân mất 12 máy bay. Cố gắng để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tranh ở Vũ Hán, quân Trung Quốc đã mở khẩu đê sông Hoàng Hà chỗ chảy qua Hoa Viên Khẩu gây ngập lụt trên diện rộng buộc quân Nhật phải hoãn tấn công. Trận lụt này được gọi là Lụt Hoàng Hà 1938. Tuy nhiên, nó đã cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc.

Ở phía Nam sông Dương Tử, ngày 13 tháng 6, quân đoàn 11 của Nhật đổ bộ và chiếm được An Khánh, mở màn trận Vũ Hán. Quân Nhật tiến dọc theo bờ Nam sông Dương Tử đánh nhanh từ Đông sang Tây rồi quay lại về phía Đông. Lần lượt các thị trấn An Khánh, Cửu Giang, Thụy Xương, Nhược Hy, Tân Đàm Phố, Mã Đương, Phú Kim Sơn, Dương Tân, Đạt Chi, Kỳ Tha Thành bị quân Nhật chiếm. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn số 106 quân đoàn 11 của quân Nhật do thiếu tướng Matsuura Junrokuro chỉ huy được lệnh đi vòng sau lưng quân Trung Quốc ở Nam Tầm tới vùng Vạn Gia Lĩnh để chia cắt quân Trung Quốc ở Nam Tấm với lực lượng phía sau. Tuy nhiên, ý đồ này bị quân Trung Quốc phát hiện. Khoảng 10 vạn quân Trung Quốc thuộc biên chế của 3 quân đoàn tăng cường thêm 8 sư đoàn và 1 trung đoàn nữa đã bao vây sư đoàn số 106 của quân Nhật. Tướng Nhật Okamura điều sư đoàn 27 đến giải vây cho sư đoàn 106 nhưng không thành công. Phần lớn sư đoàn 106 của Nhật, khoảng 10.000 người, đã bị tiêu diệt, chỉ có khoảng 1.700 người thoát được. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh Trung-Nhật, 1 sư đoàn của Nhật bị tiêu diệt. Tuy nhiên, phía quân Trung Quốc cũng bị thương vong tới 40.000 người. Đến ngày 29 tháng 10 (tức là sau 3 tháng rưỡi), quân Nhật đến được Vũ Xương sát thành phố Vũ Hán.

Ở phía Bắc sông Dương Tử, ngày 24 tháng 7, sư đoàn 6 quân đoàn 11 của Nhật từ An Huy đánh sang Thái Hồ. Quân Nhật đã chọc thủng phòng tuyến của quân Trung Quốc và đến ngày 3 tháng 8 đã chiếm được các huyện Thái Hồ, Túc Tùng và Hoàng Mai (Hồ Bắc). Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, quân Trung Quốc giành lại được Thái Hồ và Túc Tùng. Quân Trung Quốc nhân đà đó tiến hành phản công, song thất bại và phải rút về Quảng Tế để củng cố lực lượng. Sau đó, họ cố gắng đánh vào sườn quân Nhật ở Hoàng Mai để kìm bước tiến của địch, song không thành công. Quảng Tế và Vũ Khuyết rơi vào tay quân Nhật. Các nỗ lực chặn địch của quân Trung Quốc đều thất bại vì quân Nhật có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội. Quân Nhật chiếm được Thiên Gia trấn vào ngày 29 tháng 9, Hoàng Pha vào ngày 24 tháng 10, áp sát Hán Khẩu. Đại Biệt Sơn là một dãy núi lớn giữa 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ sông Hoài tới sông Dương Tử. Vùng này thuộc phạm vi của quân khu 5 của Trung Hoa Dân quốc. Quân đoàn 2 của Nhật bắt đầu tiến công vào Đại Biệt Sơn từ cuối tháng 8 theo 2 hướng. Sư đoàn 13 tấn công ở phía Nam. Sư đoàn 10 và sư đoàn 3 tấn công ở phía Bắc.

Ngày 12 tháng 10, cánh quân phía Bắc của quân đoàn 2 Nhật đánh đến Tín Dương và di chuyển về hướng Nam hỗ trợ cánh quân phía Nam. Ngày 24 tháng 10, quân đoàn 2 đánh đến Ma Thành, sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía Nam cùng quân đoàn 11 hợp vây thành phố Vũ Hán. Quân Trung Quốc rút lui khỏi thành phố Vũ Hán để bảo toàn lực lượng. Ngày 26 tháng 10, Vũ Xương và Hán Khẩu thất thủ. Ngày 27, Hán Dương thất thủ. Theo Yoshiaki Yoshimi và Seiya Matsuno, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã cho phép quân Nhật sử dụng vũ khí hóa học để đánh quân Trung Quốc. Trong tận Vũ Hán, Hoàng thân Kan’in đã truyền lệnh của Thiên hoàng dùng hơi độc 375 lần, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1938, bắt chấp Điều 23 của Công ước Hague (1899 và 1907), Điều 171 của Hòa ước Versailles, Điều V của Hiệp ước hữu quan về sử dụng tàu ngầm và hơi độc trong chiến tranh[1] và một giải pháp đã được Hội Quốc Liên thông qua ngày 14 tháng 5 ngăn chặn Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng hơi độc.

Sau 4 tháng kịch chiến, về cơ bản Hải quân và Không quân Trung Quốc đã bị Quân đội Nhật quét sạch. Vũ Hán rơi vào tay Quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, trận thắng tại Vũ Hán là một chiến thắng kiểu Pyrros của Quân đội Nhật Bản: trong khi Quân đội Nhật yếu đi vì thương vong, thì lực lượng Quân đội Trung Quốc sống sót vẫn còn khá đông. Nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Sau trận này, quân Nhật không còn sức đánh trận lớn nào nữa cho đến tận Chiến dịch Ichi-Go (là trận Đại Lục liên thông kết nối tuyến hậu cần chiến lược Bắc Kinh – Hà Nam– Vũ Hán – Hồ Nam – Quảng Tây nối Đông Dương) và chịu thất bại chung cuộc của phe Trục theo chủ nghĩa phát xít trước lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chiến tranh Trung Nhật cận hiện đại, trận Vũ Hán được nhiều chiến lược gia và sử gia nghiên cứu. Lục quân Đế quốc Nhật Bản làm chủ thế trận với ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội đã chiếm được Vũ Hán, về cơ bản đã đánh thắng 120 sư đoàn thuộc loại thiện chiến nhất, quét sạch Hải quân và Không quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc do đích thân tổng thống, tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch là tướng lĩnh lão luyện, mưu lược chỉ huy, có sự hổ trợ của Không quân Liên Xô.

Nhật chịu thất bại chung cuộc tại Trung Quốc do “chiến lược bảo tồn sinh lực đánh lâu dài chịu mất đất đai” “chiến thuật biển người” sẵn sàng đánh đổi “thí quân” với tỷ lệ áp đảo chịu mất mát cao hơn thiệt hai nhiều hơn, “sách lược vũ trang dân chúng kháng Nhật” chịu sự thảm sát Thượng Hải, “tự mở khẩu đê sông Hoàng Hà” gây Lụt Hoàng Hà 1938 cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc nhằm cản bước tiến quân Nhật; với nhiều bài học khác…

Trận Vũ Hán đã được chiến lược gia Mao Trạch Đông đúc kết bài học lịch sử trong đại kế TRUNG NAM HẢI. Mao Trạch Đông từ tổng kết kinh nghiệm của trận Vũ Hán và các trận đánh lớn trong lịch sử, từ giả thuyết chiến lược Chiến tranh thế giới thứ ba có thể xẩy ra với các hướng tấn công từ phía Bắc, phía Nam, phía Đông và phía Tây. Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:

Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”…

THIẾU NỮ ĐÁNH CỜ VÂY

Thiếu nữ đánh cờ vây là tác phẩm lớn của Sơn Táp ((Shan Sa, Yan Ni-Ni, Diêm Ni sinh ngày 26 tháng 10, 1972) nhà văn Pháp, người gốc Trung Quốc) liên quan gì tới câu chuyện tổn thất khó quên trên và chuyển tải thông điệp đau thương gì cho nhân loại hôm nay và hậu thế?

Ngày 26 tháng 10 là ngày sinh của Sơn Táp nhà văn Pháp gốc Trung Quốc sinh năm 1972, tác giả của tiểu thuyết “Thiếu nữ đánh cờ vây”. Trang cuối của sách đã viết: “Tôi ngã xuống người cô gái chơi cờ vây. Mặt em dường như hồng hơn ban nãy. Em mỉm cười. Tôi biết rằng chúng tôi sẽ chơi tiếp ván cờ ở nơi xa kia. Để có thể ngắm nhìn người tôi yêu dấu, tôi đã cố gắng giữ cho mắt mở… Chiến tranh bao giờ cũng đau thương, mất mát.”. Quyển sách tuyệt nhiên không nói gì đến chính trị lớn lao nhưng chuyển tải thông điệp: Nhân loại hãy cẩn thận !

Thiếu nữ đánh cờ vây , Sơn Táp
(Tựa của tác giả viết cho bản tiếng Trung):

Cuối tháng 9 năm 2001, tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây của tôi được đề cử giải Goncurt Pháp. Cuối tháng 2, tiểu thuyết đó đoạt giải Goncurt dành cho học sinh Trung học. Trong thời gian này, tôi có tham gia các cuộc tọa đàm do nhà sách FNAC tổ chức tại các tỉnh ở Pháp. Mỗi lần đến đó, tôi luôn nhận được những tràng vỗ tay nồng nhiệt. Tôi nghĩ, điều đó không chỉ do tôi là tác giả của Thiếu nữ đánh cờ vây, mà còn vì tôi là người Trung Quốc, đại biểu cho một nền văn hóa còn rất xa cách và huyền bí.

Mỗi nhà văn đều cảm thấy vô cùng sung sướng khi được giao lưu với độc giả, song điều khiến tôi cảm động nhất là, như ý kiến của các độc giả trẻ, tuy văn hóa Trung Quốc và phương Tây dường như còn một “bức rào ngăn cách” vô hình, thế nhưng, bi kịch tình yêu trong Thiếu nữ đánh cờ vây đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ, họ như quên hẳn nhân vật nữ chính là học sinh trung học Trung Quốc những năm 30 thế kỷ XX, mà coi đó là những thanh niên Pháp thế kỷ XXI.

Từ năm 1931, ba tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc bị địch chiếm đóng, đến năm 1937 Nhật Bản phát động toàn diện cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Thiếu nữ đánh cờ vây lấy bối cảnh từ những xung đột chính trị, kinh tế, văn hóa Trung Quốc, trong các thế xung đột đẫm máu này, tôi đã tạo nên một khoảng trời hòa bình: tại quảng trường Thiên Phong nho nhỏ, dưới lùm cây tỏa bóng, hai nhân vật chính nam và nữ gặp nhau cạnh chiếc bàn đá có khắc sẵn bàn cờ. Nhân vật nam là một gián điệp Nhật Bản, lạnh lùng tàn nhẫn mà si tình, nhân vật nữ là một cô gái Trung Quốc mới mười sáu tuổi, thuần khiết mà không ngây thơ, thông minh chứ không tàn nhẫn. Một ván cờ vây, cũng đủ để đánh mất mình trong chốn mê cung tình cảm. Mỗi ván cờ bày ra, là một giấc mơ diệu kỳ, khép một ván cờ, ai nấy lại trở về với thực tại phũ phàng. Thế giới của kỳ thủ nam là doanh trại, là phạm nhân chiến tranh, là tù ngục và thuốc súng, còn thế giới của kỳ thủ nữ là một gia đình quý tộc đã sa sút, là đòan thể thanh niên chống Nhật, là ba tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc đang rên siết dưới gót giầy quân Nhật.

Đến nay, Thiếu nữ đánh cờ vây đã trở thành một trong những tiểu thuyết ăn khách nhất tại Pháp, đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng. Tôi nghĩ cuốn sáh này sở dĩ đoạt giải thưởng văn học, được đông đảo bạn đọc yêu thích, là do nó đã chạm đến đáy sâu về tình cảm, về sự sinh tồn của người hiện đại. Sau sự kiện 11/9 ở Mỹ, xã hội phương Tây đớn đau trong việc kiếm tìm các loại định nghĩa mới, chẳng hạn thế nào là đen, thế nào là trắng, thế nào là phạm tội, thế nào là trừng phạt, thế nào là trung thành, thế nào là phản bội… Thế nhưng, Thiếu nữ đánh cờ vây lại chứng tỏ, trong bối cảnh hai nền văn hóa đối địch, đàn ông và đàn bà vẫn có thể đến với nhau và yêu trong sự đối lập, vẫn có được giây phút thăng hoa của tình yêu.

Khi viết đến trang cuối của Thiếu nữ đánh cờ vây, tôi không sao kìm được nước mắt. Nhiều độc giả viết thư bảo, sau khi đọc xong cuốn sách, họ cũng từng khóc nấc lên.

Thiếu nữ đánh cờ vây là một giấc mơ, mong sao những cảnh trầm luân và ái tình trong giấc mơ sẽ khiến con người có được sự tỉnh táo trước hiện thực, khiến con người có được khát vọng và niềm tin cháy bỏng về hạnh phúc và tương lai. (Trần Sơn dịch).

Sơn Táp (Shan Sa) sinh ra trong một gia đình trí thức cao cấp ở Bắc Kinh. Cha cô là giáo sư dạy ở Đại học Sorbonne từ trước đó và đã mang cô rời Trung Quốc đến Paris năm 1990 lúc Sơn Táp 18 tuổi. Sơn Táp ở Trung Quốc đã có thơ in thành tuyển tập lúc 8 tuổi. Năm 14 tuổi, cô đã được giải thưởng văn học thiếu nhi toàn quốc, gây chấn động văn đàn Trung Quốc, cô đã xuất bản được 4 tập thơ khi còn ở trong nước. Năm 1990 cô tốt nghiệp trung học tại trường Trung học liên thông Đại học Bắc Kinh, cùng năm đó cô được nhà thơ Ngải Thanh tiến cử đi du học tại Pari và định cư tại Pháp. Cô sang Paris theo cha . Từ năm 1994 đến năm 1996, cô làm thư ký cho họa sỹ Balthus. Năm 1997, với bút danh Shan Sa, cô từng bước chiếm lĩnh văn đàn Paris. Thiếu nữ đánh cờ vây là tác phẩm đầu tiên của cô đã được xuất bản trong và ngoài nước Pháp, được 4 giải văn học lớn của Pháp đề cử và đoạt giải thưởng văn học Goncourt dành cho giới trẻ.

Sơn Táp nói cô rất thích núi, thích nghe tiếng thông reo và đọc sách. Bút danh Sơn Táp của cô được gợi ý từ bài thơ cổ ngũ ngôn “Tùng thanh” của Bạch Cư Dị: “hàn sơn táp táp vũ, thu cầm lãnh lãnh huyền” (ào ào núi rét sa mưa, đờn cầm thu nẩy dây tơ lạnh lùng–Tản Đà dịch).

Cuối năm 2003, Shan Sa trở thành tâm điểm của giới báo chí và xuất bản Pháp vì một trận chiến ầm ĩ giữa hai Nhà xuất bản là Albin Michel và Grasset để giành quyền ấn hành cuốn Impératrice (Vương hậu) của cô. Ở Việt Nam tác phẩm ‘Thiếu nữ đánh cờ vây’ (nguyên tác tiếng Pháp: La joueuse de go) được Tố Châu dịch ra tiếng Việt và được Nhà xuất bản Văn học phát hành không bản quyền kể từ năm 2005 và đã được tái bản nhiều lần. Năm 2013, cuốn sách được Nhã Nam mua bản quyền và tái bản, vẫn liên kết nhà xuất bản Văn học.

‘Thiếu nữ đánh cờ vây’ lấy bối cảnh truyện diễn ra ở những năm 30 thế kỷ 20, khi mà tình hình chiến sự Trung – Nhật trở nên căng thẳng. Một viên sĩ quan trẻ tuổi Nhật con nhà gia thế trí thức, yêu nước nhưng kiêu ngạo và có phần sợ sệt trước cảnh lính Nhật tra tấn người Trung Quốc. Cô gái Trung Quốc trẻ đẹp người Mãn Châu, ít quan tâm chiến sự mà thao thức giấc mơ xuân thì. Chàng trai vì nhiệm vụ bí mật được phái đi thám thính vì biết tiếng Trung, gặp cô gái tại những ván cờ vây ở quảng trường Thiên Phong. Họ thành bạn và tri kỷ của nhau bên bàn cờ. Cô gái khi đang giả trai chạy trốn quân Nhật tập kích phát hiện và chúng định cưỡng hiếp cô thì viên sĩ quan trẻ người Nhật không thể cứu cô nên đã tự bắn chết cô gái và chính anh ta.

Trận Vũ Hán thiếu nữ đánh cờ vây, bài học lịch sử, đọc lại và suy ngẫm.

ĐI THUYỀN TRÊN TRƯỜNG GIANG

Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.

Người Việt xưa nơi này
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước

Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành
Hoàng Hạc Lâu trời biếc

Trường Giang Đập Tam Hiệp
Vũ Hán Hoàng Hạc Lâu
Tôn Lưu đường đôi ngã
Trời nước xanh một màu

Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô Nguyễn

Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy

(*) Trường Giang (sông Dương Tử) ranh giới tự nhiên của tộc Bách Việt

(**) Sông Trường Giang nơi khoảng giữa đập Tam Hiệp và Vũ Hán có 5 sự kiện lớn của lịch sử: 1) Sự kiện Trận Xích Bích đặc biệt nổi tiếng thời Tam Quốc; 2) sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, 3) sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” Nguyễn Du bắc hành tạp lục là kiệt tác văn chương cũng là sách trắng ngoại giao đầu triều Nguyễn Ánh . Chánh sứ Nguyễn Du đã đánh giá vua Thanh lòng sâu hiểm như sông Trường Giang qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” đã bán đứng nhà Lê và có dính líu với cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ với bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn 4) sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; 5) sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch , cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),

“Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần  là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà.  Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên:  “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:

Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay

ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG MINH GIANG
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Nhất Uyên dịch thơ

Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi,
Qua nghìn năm chảy hợp thành sông.
Nước như đổ tự trời cao xuống,
Trên thác nghe gì chăng ?
Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng
Dưới thác nghe thấy gì ?
Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây,
Một dòng vạn dậm không ngừng chảy.
Núi cao giáp bờ như tường thành,
Ở giữa đá lạ chen chúc nổi.
Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày.
Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay,
Hòn cao như đứng, thấp ngủ say.
Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay,
Nghìn hình vạn vẽ không nói hết,
Giao long ra vào thành vực sâu.
Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng,
Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi.
Bồi hồi lo sợ điều trông thấy,
Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy.
Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng,
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy  ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH

Việt Tây sơn trung đa giản tuyền,
Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên.
Tự cao nhi hạ như bát thiên,
Than thượng hà sở văn ?
Ứng long kích nộ lôi điển điển,
Than hạ hà sở kiến ?
Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền,
Nhất tả vạn lý vô đình yên.
Cao sơn giáp ngan như tường viên,
Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên.
Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền.
Đại giả như ốc, tiểu như quyền.
Cao giả như lập, đê như miên,
Trực giả như tẩu,khúc như tuyền.
Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn.
Giao ly xuất một thành trùng uyên,
Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên.
Hạ lao sơ trướng phí như tiên.
Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền.
Tâm huyền huyền đa sở úy.
Nguy hồ đãi tai cốt một vô để.
Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình,
Trung Hoa đạo Trung phù như thị !
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm,
Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý.
Cao tài mỗi bị văn chương đố.
Nhân nhục tối vi ly mị hỷ,
Phong ba na đắc tận năng bình.
Trung tín đáo đầu vô túc thị.
Bất tín “xuất môn giai úy đồ “
Thị vọng thao thao thử giang thủy.

Chú Thích:
Minh Ninh giang:  sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời  Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba….,Nguyễn Du viết : Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.

TỪ TAM HIỆP ĐẾN MEKONG

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và hệ thống các đập thủy điện điều tiết lượng nước tại thượng nguồn sông  Mekong ở Trung Quốc là những vấn đề ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến trị thủy và quốc phòng, năng lượng, an sinh xã hội, môi trường. Đây là kế hoạch đặc biệt to lớn, tốn kém, lâu dài và gây nhiều tranh cải. Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Năm 1992, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang. Đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003. Ngày lễ kỷ niệm này trùng khớp với ngày Phật đản Vesak Day là ngày kỷ niệm Đức Phật Như Lai Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát), và cũng trùng khớp với Ngày Quốc tế Thiếu nhi (năm 2015). Sông Trường Giang là sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là hai con sông mẹ vĩ đại, quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ sông Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh. Công trình thủy lợi đập Tam Hiệp trên Sông Trường Giang không chỉ là  đập thủy điện lớn nhất thế giới mà còn liên quan sâu xa tới đại kế “Tam tuyến” kết hợp chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng của Mao Trạch Đông mà bạn cần đọc kỹ bài Trận Vũ Hán bài học lịch sử.

Sông Mekong cũng là một trong những con sông lớn nhất thế giới, là sông lớn thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước và đứng thứ 12  trên thế giới về độ dài. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông.  Sông Mekong có đặc điểm thủy năng nổi bật là vai trò điều tiết lượng nước “Biển Hồ” Tonlé Sap là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á . Ngày nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng hơn một chục đập thủy điện gồm Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … ở phần thượng nguồn gây nhiều thay đổi về điều tiết trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Sông Mekong không những đặc biệt quan trọng đối với an sinh, lương thực, nguồn nước trong lưu vực mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc tới hệ sinh thái, nghề cá và đời sống văn hóa. Sông Mekong hiện tồn tại nhiều vấn nạn như chưa quản lý phát triển bền vững an sinh, nghề cá trên sông, nghề rừng, nạn buôn lậu gỗ, buôn sinh vật lâm nông sản quý,  buôn ma túy, buôn người, … Nguyên nhân và giải pháp chính khắc phục những vấn nạn trên là thách thức rất lớn ở tầm liên quốc gia, đòi hỏi tầm nhìn sâu rộng và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống truyền thông !

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và một loạt đập như  Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … trên Sông Mekong không phải là một câu chuyện nhất thời mà là một kế hoạch lâu dài có tính toán kỹ. Việc chọn tên Tam Hiệp và chọn ngày 1 tháng 6 Tam Hiệp Phật đản, giác ngộ và giải thoát cho ngày tích nước đầu tiên của con đập lớn nhất thế giới là giấc mơ lớn của một triều đại.

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang có vị trí trọng yếu tại vùng Long Mạch Trung Hoa của núi Tuyết và lưu vực sông Dương Tử. Chuỗi địa danh huyền thoại Trung Khánh, Vũ Hán, Thượng Hải thăm thẳm một tầm nhìn. Trung Hoa mới đang trỗi dậy. Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cuốn sách lớn Những Suy tư từ sông Dương Tửcó đề cập sâu sắc đến vấn đề “Lịch sử Tân Trung Quốc” và Trận Vũ Hán lịch sử. Ông chọn phương lược Trung Nam Hài, ‘Tam tuyến” thái độ cương nhu kết hợp , kế lớn “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi, Một vành đai một con đường” “Chiến sói” cương nhiều hơn nhu để trỗi dậy, giành quyền chủ động trong cuộc đối đầu Mỹ Trung. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á với Thế Giới.

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17098
Nhập ngày : 27-10-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 22 tháng 11(22-11-2021)

  Dạy và học 21 tháng 11(21-11-2021)

  Dạy và học 20 tháng 11(20-11-2021)

  Dạy và học 19 tháng 11(19-11-2021)

  Dạy và học 18 tháng 11(18-11-2021)

  Dạy và học 17 tháng 11(17-11-2021)

  Dạy và học 16 tháng 11(16-11-2021)

  Dạy và học 15 tháng 11(15-11-2021)

  Dạy và học 14 tháng 11(14-11-2021)

  Dạy và học 13 tháng 11(13-11-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007