Số lần xem
Đang xem 2216 Toàn hệ thống 3356 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Phan Thanh Kiếm bạn tôi Hoàng Kim
chia sẻ với quý thầy bạn và các em sinh viên bài viết cảm động ‘Con đường dẫn tôi đến làm Thầy’ của PGS.TS Phan Thanh Kiếm (Phan Kiếm). Thầy Kiếm là một người thầy tận tâm chuyên dạy Di truyền Thực vật, Chọn giống Cây trồng và Công nghệ Hạt giống ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã hướng dẫn thành công nhiều sinh viên và học viên sau đại học, biên soạn 5 sách giáo trình và chuyên khảo cẩm nang nghề nông được nhiều người đọc. Thầy Kiếm thật sâu sắc trong tổng kết thực tiễn với lời văn khoa học giản dị mạch lạc và chính xác. Tôi nói với anh Hinh Lâm Quang ” Mình trích dẫn trong bài viết “Nguyễn Khải ngọc cho đời”: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Anh Phan Kiếm có năng khiếu trao lại những di sản tử tế ấy. Tôi sẽ chép lại bài viết xuất sắc tâm huyết này của anh Phan Kiếm trong ngày mới hôm nay https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phan-thanh-kiem-ban-toi/
CON ĐƯỜNG DẪN TÔI ĐẾN LÀM THẦY
“Trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ sẻ chia của nhiều người” Phan Thanh Kiếm
Hồi còn học Đại học, có thầy lãnh đạo Khoa có nhã ý muốn giữ tôi lại trường để làm cán bộ giảng dạy. Tôi cảm ơn thầy và từ chối với lý do “chất giọng miền Trung mà lại quá đặc biệt” của tôi sẽ không thể giúp tôi làm tốt vai trò ấy. Sau khi tốt nghiệp (1975), tôi về công tác tại Viện Nghiên cứu cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc thuộc Bộ Nông nghiệp đóng tại Phú Thọ và được phân công về Bộ môn nghiên cứu mía. Mấy tháng sau tôi được điều động vào làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Trung bộ đóng tại Ninh Thuận (nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố).
Sau vài năm công tác, Trung tâm có mở một Trường bổ túc văn hóa ban đêm để dạy cho cán bộ công nhân viên và bà con lân cận. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12, dạy môn toán cho các lớp 11, 12 và nhận phụ đạo môn toán cho vài ba người đã tốt nghiệp cấp 3, có nguyện vọng đi dự thi Đại học. Tuy giảng dạy không lương nhưng tôi cảm thấy vui vì học viên thường xuyên đến lớp đầy đủ, không khí học tập nghiêm túc, có sổ điểm danh, có bài kiểm tra 15 – 20 phút và thi hết môn học đàng hoàng. Tôi còn nhớ, có một buổi, Giám đốc Trung tâm đột nhiên đến “dự giờ”. Gọi là dự giờ chứ thực ra giám đốc đi kiểm tra tình hình học tập và trước khi về phòng làm việc ông ghé vào đứng nghe tôi giảng. Nghe một lúc lâu, ông nói: “giảng thế mà thi không đậu thì tại học trò dốt thôi”. Nói rồi ông lặng lẽ bước ra. Chỉ một câu nói ấy, nó không chỉ thúc giục học viên phải tích cực học tập mà còn động viên tôi rất nhiều. Và, theo thời khóa biểu, với chiếc xe đạp cọc cạch tôi vẫn lên lớp đều đặn. Tôi đã trở thành “thầy nghiệp dư” từ hồi đó.
Trải qua những năm tháng học tập và công tác, tôi đã học được nhiều điều. Chẳng hạn, đi thi nghiên cứu sinh đương nhiên là phải học kiến thức để thi cho đậu. Vì nếu không làm được điều đó thì ngoài việc tốn kém tiền bạc bản thân, hổ mặt với bạn bè thì vấn đề tiến thân lại lâm vào khốn khó. Vì những lẽ đó mà buộc phải học. Nhưng đằng sau cái học kiến thức ấy, có một cái học khác mà tôi “ngấm ngầm”để ý để học ở các thầy, đó là học cách truyền đạt. Tôi rất ấn tượng với phương pháp dạy toán của thầy Nguyễn Đình Hiền, cách dạy môn sinh lý thực vật của thầy Nguyễn Quang Thạch, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Sau đó, tôi đã bắt chước thầy Hiền để “truyền đạt” môn xác suất thống kê cho một vài bạn chuẩn bị đi thi nghiên cứu sinh và thường tổ chức các buổi “dạy” toán thống kê và phương pháp thí nghiệm cho cán bộ nghiên cứu của Trung tâm. Tuy nhiên cho mãi tới bây giờ bài học về phương pháp giảng dạy ấy tôi vẫn còn học và sẽ phải còn học mãi.
Trong thời gian nghiên cứu sinh ở Liên Xô, tôi đã được thầy hướng dẫn cho đến dự giờ giảng của thầy, sau đó phải tập thuyết trình cho thầy xem. Rồi thầy giao cho tôi phụ trách công việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho báo cáo đề tài của hai nghiên cứu sinh. Những công việc mà thầy tôi đã tập cho tôi là những bài học lớn giúp tôi rất nhiều sau này, đặc biệt là tình thương của thầy đối với học trò.
Trong thời gian làm công tác quản lý doanh nghiệp tại Công ty bông Việt Nam, nhờ sự tài trợ của FAO, công ty đã tổ chức được mấy khóa dạy về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho bông theo phương pháp mới: phương pháp học kết hợp với hành, phương pháp suy luận, phương pháp hoạt động theo nhóm. Mỗi khóa học kéo dài trong suốt vụ bông. Với trách nhiệm là người quản lý, rất may mắn, tôi đã có dịp để học tập.
Đầu những năm 2000, nhiều người khuyên tôi nên tham gia “thỉnh giảng” ở một số trường. Khi đó chưa “thoáng” như bây giờ, một mặt do cấp trên không cho phép, vả lại tôi rất sợ mang tiếng “chân trong, chân ngoài” nên mặc dù rất muốn thử sức nhưng không thể thực hiện được. Thế rồi, khi Nhà nước có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên của công ty bông Việt Nam lần lượt ra “ăn riêng”, tôi mới nảy ra ý định muốn chuyển hẳn về trường nào đó để dạy học. Tôi được giáo sư Nguyễn Thơ “đặt vấn đề” với thầy hiệu trưởng Bùi Cách Tuyến để “xin việc”. Vì đã luống tuổi, vào tuổi 53, tôi rất ngại sẽ làm khó cho thầy Tuyến, nhưng tôi đã may mắn: nguyện vọng của tôi đã được chấp nhận khá nhanh chóng.
Tôi còn nhớ như in cái “ngày nói dối”, ngày 1 tháng 4 năm 2005, ngày mà tôi đến trường với công việc mới. Tất cả đều còn xa lạ đối với tôi. Hình ảnh các “cháu” sinh viên ngồi học rải rác ở bậc cầu thang lên xuống để lại cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Sau này tôi mới biết các em đang ôn lại bài trước giờ thi. Tôi hết sức xúc động không phải vì tôi nhớ lại hình ảnh hơn 30 năm trước của mình. Hồi đó là thời chiến, nhà chúng tôi học là nhà nền đất, vách trát đất, làm sao có được hình ảnh giống như bây giờ để mà nhớ. Tôi xúc động vì trên những khuôn mặt chăm chú ấy chứa đầy nghị lực và cả những âu lo. Tôi thầm hỏi: trong số các em ngồi ở đây có bao nhiêu em gia đình có đủ điều kiện chăm lo sức khỏe để các em có sức mà học. Chắc chắn là không nhiều. Đa số các em, bố mẹ còn rất vất vã, số tiền bố mẹ cho, các em phải chi cho cho nhiều việc nên ăn uống chắc chắn là còn kham khổ, lấy sức đâu để học. Nghĩ thế, rồi tôi nhìn các em, có gì đó trào dâng trong tôi.
Ngày mới về trường, tôi biết có nhiều người để ý. Có một số người đến hỏi thăm, giúp đỡ, nhưng tôi nghĩ, chắc là có nhiều người đặt câu hỏi: Ông ấy già thế, từ doanh nghiệp về, chẳng biết trình độ thế nào, có dạy được không?. Nghĩ thế nên tôi càng phải cố gắng. Tôi được thầy Trưởng khoa Lê Quang Hưng tin tưởng, động viên và giúp đỡ rất nhiều. Thầy đã phân công cho tôi dạy môn Chọn giống cây trồng đúng theo chuyên ngành của tôi và phụ trách bộ môn Di truyền – Giống. Cuối năm đó (2005) tôi có quyết định chính thức bổ nhiệm Trưởng bộ môn của Hiệu trưởng. Lúc tôi về, năm học 2004-2005 chuẩn bị kết thúc, 4 tháng nữa (giữa tháng 8) là bắt đầu học kỳ I năm học mới 2005-2006 nên tôi phải chuẩn bị ngay bài giảng và phải trình giảng trước khoa trước khi lên lớp cho sinh viên. Thực sự tôi không lo về vốn kiến thức, chỉ lo “diễn xuất” thế nào cho ra tư thế người thầy, cách trình bày thế nào cho sinh viên dễ hiểu.
Thế rồi sau một thời gian ngắn tôi đã soạn xong bài giảng và bắt tay viết lại giáo trình. Thầy trưởng khoa cho biết tôi sẽ trình giảng vào chiều ngày 29/8 tại phòng làm việc của Bộ môn, có sự tham dự của Chủ tịch công đoàn Khoa, các giảng viên trong khoa. Trước đó mấy ngày, tôi nhờ cô Trần Thị Thiên An, giảng viên Bộ môn bảo vệ thực vật đóng hai vai: vừa làm hội đồng, vừa làm “sinh viên” cho tôi giảng thử. Tôi chọn bài: “Mô hình toán di truyền” vừa mới lại vừa khó đối với sinh viên để trình bày. Nghe xong, cô An “phán”: Tốt đấy. Tôi mừng nhưng vẫn nghi đó là lời nhận xét “chiếu cố” nên tôi kiểm tra lại sự tiếp nhận kiến thức của cô “sinh viên bất đắc dĩ” này và tôi đã nhận được sự khích lệ khi cô “sinh viên” đó đã nắm được nội dung bài giảng của tôi. Vì chưa an tâm, nhân dịp cô Từ Bích Thủy – Trưởng bộ môn của tôi đã nghĩ hưu đến thăm Khoa, tôi tranh thủ giảng thử cho cô nghe và cũng được cô “duyệt”. Sau buổi trình giảng trước khoa, trong biên bản được ký bởi Trưởng khoa, Chủ tịch công đoàn và Thư ký, hội đồng thống nhất kết luận: “Đạt yêu cầu cao, đủ sức giảng dạy cho Đại học và Cao học”. Tôi biết trong lời nhận xét ấy có phần động viên khích lệ nhưng nó đã giúp tôi tự tin khi bước vào “trận mới”. Đến giờ tôi vẫn còn lưu giữ biên bản ấy như là một lời nhắc nhở: hãy làm cho tốt để không phụ lòng của mọi người.
Đầu tháng 9/2005, tôi đã thực sự đứng trên bục giảng với tư cách người thầy và sau đó tham gia giảng dạy Cao học ở một vài trường. DH03NH (khóa 29) là lớp đầu tiên mà tôi đứng lớp. Em Hảo, người Tây Ninh, sinh năm 1982 làm lớp trưởng, em Liên, người Thái Bình, sinh năm 1982 làm lớp phó, em Ngà, người Bình Thuận, sinh năm 1985 làm bí thư Đoàn. Tôi điểm mặt và nhớ tên hầu hết các em: em Thuận, em Thành, 3 em Như, em Linh, em Truyền, 3 em Thảo, em Hằng, em Hồng, em Yến và nhiều em nữa. Tất cả các em đều tích cực học tâp, nhiều em học khá giỏi và gây ấn tượng rất tốt đối với tôi. Tất cả các em đã tạo dựng niềm tin đầu tiên, tiếp bước cho tôi tiếp tục sự nghiệp của mình. Lớp này tôi được phân công hướng dẫn các em: Nguyễn Thị Liên, Dương Thị Hồng, Trần Thành và Nguyễn Quốc Thịnh làm đề tài tốt nghiệp. Trong số các em tốt nghiệp năm ấy (2007), tôi biết có một số đã hoàn thành chương trình cao học, một số đang học, một số đã chuyển ngành và trong số đó có em đã lấy được bằng cao học ngành khác, vài em đã trở thành đồng nghiệp và dạy chuyên ngành của tôi ở trường khác. Nhiều em còn liên hệ với tôi, trong đó một số em tôi được may mắn tiếp tục hướng dẫn làm đề tài Cao học. Không biết có bao nhiêu em lớp ấy còn nhớ đến những ngày lên lớp của tôi, nhưng tôi, tôi nhớ các em nhiều lắm.
Thế rồi, theo thời gian, có bao nhiêu chuyện vui buồn đã đến rồi đi, nhưng tôi tự xác định cho mình rằng, bất luận trong hoàn cảnh nào, khi đứng trên bục giảng tôi phải làm tốt 3 vai trò: Làm thầy của học trò, làm bạn của học trò và còn phải làm cha chú của học trò nữa. Để làm tốt 3 vai trò ấy tôi tâm niệm phải thực hiện thật tốt 6 chữ: “Tận tụy”(để làm thầy), “cởi mở”(để làm bạn), “động viên” (để làm cha chú). Tôi đã từng chung vui với thành quả của học trò, đã từng chia buồn với học trò khi thành quả “xuất sắc” kia lẽ ra đáng có mà đã không đến do “xui xẻo”. Lúc đó, ít nhiều tôi thấy mình có lỗi. Tôi nghĩ rằng ai cũng có những ưu điểm và cả những khuyết điểm, được khen ngợi và bị chê trách. Với tôi khen chê đều là những bài học. Tôi rất thích câu nói của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta”.
Bây giờ, nhìn lại con đường dẫn tôi tới làm thầy, tuy có chậm, những thành quả mà tôi “gặt hái” được còn ít so với nhiều người nhưng tôi trân trọng những thành quả đó. Đi trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên và sẻ chia của nhiều người. Nhân ngày 20/11, tôi nhớ đến họ và thầm cảm ơn họ.
Tháng 11/2010
P.T.K
Cảm tưởng
Thầy ơi, vậy là thầy đứng lớp của chúng em là lớp đầu tiên hả thầy? Thầy là một người thầy rất đặc biệt trong tâm trí của em và chắc chắn là của các thế hệ học trò sau này nữa. Có một điều mà em biết chắc đó là sau 4 năm đã ra trường không có bạn nào NH29 có thể quên được thầy. Thầy mãi mãi ở trong lòng chúng em và tất cả các thế hệ học trò đã may mắn được học. Em chúc thầy thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Em chào thầy ạ!
Dương Thị Hồng
Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trãi gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm thu mai nở nắng thu vương.(*)
Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!
Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn!
Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!
1998
[1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101
VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận
Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn
Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương
Phong lam một nhánh đang khoe sắc
Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương
Sớm sớm chim về vui hội mới
Chiều chiều ong đến rộn gia đường
Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ
Cảnh ấy người đây cứ vấn vương
THU MƯA
Đỗ Phủ
Dịch thơ Khương Hữu Dụng
Hết gió liền mưa bời bời thu,
Tám hướng tứ bề mây mịt mù.
Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng,
Vị trong Kinh đục trông xô bồ.
Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối,
Nhà nông già trẻ ai dám nói.
Trong thành đấu gạo so áo chăn,
Hơn thiệt kể gì miễn được đổi.
Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962
THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn
Thu về vườn lá chớm xanh
Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ
Ai người hạnh phúc bất thành
Ai người tình yêu dang dở?
Mưa rây tận cùng ướt lạnh
Thấm tháp gì tôi mưa ơi
Úp mặt vào tay cóng buốt
Đi hoang xa, vắng cõi người
Nỗi quê nửa đời thao thức
Hạt mưa tha hương phương nào
Ta như đất và…như cỏ
Như chẳng còn ta nữa sao ?
Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt
Mùa đi ai nỡ giữ mùa
Em về hòan nguyên hòai ước
Hãy giữ giùm tôi thu mưa.
THU VỊNH
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.
Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994
Gió bụi nổi vạn dặm,
Giặc giã đang hoành hành.
Nhà xa gửi thư lắm,
Thư đến, khách buồn tênh.
Chim bay, cao buồn ngắm,
Già lưu lạc theo người.
Bụng muốn đến Tam Giáp,
Về hai kinh chịu thôi.
Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001
Thê lương sương phủ ủ rừng phong
Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn.
Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh
Sóng đùa sông nước hợp trời tung.
Hai mùa cúc nở còn vương lệ
Một chiếc thuyền tình mãi sắt son.
Đan áo nơi nơi cho giá rét
Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông.
Nghe nói Trường An rối cuộc cờ
Trăm năm thế sự não lòng chưa
Lâu đài khanh tướng thay người mới
Áo mũ công hầu khác thưở xưa
Xe ngựa xứ tây tin rộn đến
Cõi bờ đất bắc trống vang đưa
Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh
Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa
Ốm lâu,trong bụng cũng lười
Sáng nay lên núi dạo chơi một lần
Núi thu mây cảnh lạnh lùng
Xanh xao cũng tựa mặt mình như in
Dây xanh dựa bước dễ vin
Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi
Trải lòng thoả dạ mừng vui
Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà
Trăm năm trong cõi người ta
Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu
Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu
Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi
Lưới trần khi gỡ ra rồi
Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn
CHIỀU THU
Nguyễn Bính
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thủa nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.
Hai cánh chia quân chiếm mặt gò,
Bê con đùa mẹ bú chưa no.
Cờ lau súng sậy giam chân địch,
Trận Điện Biên này lại thắng to.
Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi,
Nhà bè khói bếp lững lờ trôi.
Đường mòn rộn bước chân về chợ,
Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi.
Thong thả trăng non dựng cuối làng,
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.
Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,
Ngồi bẻ đèn sao, ph
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Phan Thanh Kiếm bạn tôi Hoàng Kim
chia sẻ với quý thầy bạn và các em sinh viên bài viết cảm động ‘Con đường dẫn tôi đến làm Thầy’ của PGS.TS Phan Thanh Kiếm (Phan Kiếm). Thầy Kiếm là một người thầy tận tâm chuyên dạy Di truyền Thực vật, Chọn giống Cây trồng và Công nghệ Hạt giống ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã hướng dẫn thành công nhiều sinh viên và học viên sau đại học, biên soạn 5 sách giáo trình và chuyên khảo cẩm nang nghề nông được nhiều người đọc. Thầy Kiếm thật sâu sắc trong tổng kết thực tiễn với lời văn khoa học giản dị mạch lạc và chính xác. Tôi nói với anh Hinh Lâm Quang ” Mình trích dẫn trong bài viết “Nguyễn Khải ngọc cho đời”: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Anh Phan Kiếm có năng khiếu trao lại những di sản tử tế ấy. Tôi sẽ chép lại bài viết xuất sắc tâm huyết này của anh Phan Kiếm trong ngày mới hôm nay https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phan-thanh-kiem-ban-toi/
CON ĐƯỜNG DẪN TÔI ĐẾN LÀM THẦY
“Trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ sẻ chia của nhiều người” Phan Thanh Kiếm
Hồi còn học Đại học, có thầy lãnh đạo Khoa có nhã ý muốn giữ tôi lại trường để làm cán bộ giảng dạy. Tôi cảm ơn thầy và từ chối với lý do “chất giọng miền Trung mà lại quá đặc biệt” của tôi sẽ không thể giúp tôi làm tốt vai trò ấy. Sau khi tốt nghiệp (1975), tôi về công tác tại Viện Nghiên cứu cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc thuộc Bộ Nông nghiệp đóng tại Phú Thọ và được phân công về Bộ môn nghiên cứu mía. Mấy tháng sau tôi được điều động vào làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Trung bộ đóng tại Ninh Thuận (nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố).
Sau vài năm công tác, Trung tâm có mở một Trường bổ túc văn hóa ban đêm để dạy cho cán bộ công nhân viên và bà con lân cận. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12, dạy môn toán cho các lớp 11, 12 và nhận phụ đạo môn toán cho vài ba người đã tốt nghiệp cấp 3, có nguyện vọng đi dự thi Đại học. Tuy giảng dạy không lương nhưng tôi cảm thấy vui vì học viên thường xuyên đến lớp đầy đủ, không khí học tập nghiêm túc, có sổ điểm danh, có bài kiểm tra 15 – 20 phút và thi hết môn học đàng hoàng. Tôi còn nhớ, có một buổi, Giám đốc Trung tâm đột nhiên đến “dự giờ”. Gọi là dự giờ chứ thực ra giám đốc đi kiểm tra tình hình học tập và trước khi về phòng làm việc ông ghé vào đứng nghe tôi giảng. Nghe một lúc lâu, ông nói: “giảng thế mà thi không đậu thì tại học trò dốt thôi”. Nói rồi ông lặng lẽ bước ra. Chỉ một câu nói ấy, nó không chỉ thúc giục học viên phải tích cực học tập mà còn động viên tôi rất nhiều. Và, theo thời khóa biểu, với chiếc xe đạp cọc cạch tôi vẫn lên lớp đều đặn. Tôi đã trở thành “thầy nghiệp dư” từ hồi đó.
Trải qua những năm tháng học tập và công tác, tôi đã học được nhiều điều. Chẳng hạn, đi thi nghiên cứu sinh đương nhiên là phải học kiến thức để thi cho đậu. Vì nếu không làm được điều đó thì ngoài việc tốn kém tiền bạc bản thân, hổ mặt với bạn bè thì vấn đề tiến thân lại lâm vào khốn khó. Vì những lẽ đó mà buộc phải học. Nhưng đằng sau cái học kiến thức ấy, có một cái học khác mà tôi “ngấm ngầm”để ý để học ở các thầy, đó là học cách truyền đạt. Tôi rất ấn tượng với phương pháp dạy toán của thầy Nguyễn Đình Hiền, cách dạy môn sinh lý thực vật của thầy Nguyễn Quang Thạch, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Sau đó, tôi đã bắt chước thầy Hiền để “truyền đạt” môn xác suất thống kê cho một vài bạn chuẩn bị đi thi nghiên cứu sinh và thường tổ chức các buổi “dạy” toán thống kê và phương pháp thí nghiệm cho cán bộ nghiên cứu của Trung tâm. Tuy nhiên cho mãi tới bây giờ bài học về phương pháp giảng dạy ấy tôi vẫn còn học và sẽ phải còn học mãi.
Trong thời gian nghiên cứu sinh ở Liên Xô, tôi đã được thầy hướng dẫn cho đến dự giờ giảng của thầy, sau đó phải tập thuyết trình cho thầy xem. Rồi thầy giao cho tôi phụ trách công việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho báo cáo đề tài của hai nghiên cứu sinh. Những công việc mà thầy tôi đã tập cho tôi là những bài học lớn giúp tôi rất nhiều sau này, đặc biệt là tình thương của thầy đối với học trò.
Trong thời gian làm công tác quản lý doanh nghiệp tại Công ty bông Việt Nam, nhờ sự tài trợ của FAO, công ty đã tổ chức được mấy khóa dạy về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho bông theo phương pháp mới: phương pháp học kết hợp với hành, phương pháp suy luận, phương pháp hoạt động theo nhóm. Mỗi khóa học kéo dài trong suốt vụ bông. Với trách nhiệm là người quản lý, rất may mắn, tôi đã có dịp để học tập.
Đầu những năm 2000, nhiều người khuyên tôi nên tham gia “thỉnh giảng” ở một số trường. Khi đó chưa “thoáng” như bây giờ, một mặt do cấp trên không cho phép, vả lại tôi rất sợ mang tiếng “chân trong, chân ngoài” nên mặc dù rất muốn thử sức nhưng không thể thực hiện được. Thế rồi, khi Nhà nước có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên của công ty bông Việt Nam lần lượt ra “ăn riêng”, tôi mới nảy ra ý định muốn chuyển hẳn về trường nào đó để dạy học. Tôi được giáo sư Nguyễn Thơ “đặt vấn đề” với thầy hiệu trưởng Bùi Cách Tuyến để “xin việc”. Vì đã luống tuổi, vào tuổi 53, tôi rất ngại sẽ làm khó cho thầy Tuyến, nhưng tôi đã may mắn: nguyện vọng của tôi đã được chấp nhận khá nhanh chóng.
Tôi còn nhớ như in cái “ngày nói dối”, ngày 1 tháng 4 năm 2005, ngày mà tôi đến trường với công việc mới. Tất cả đều còn xa lạ đối với tôi. Hình ảnh các “cháu” sinh viên ngồi học rải rác ở bậc cầu thang lên xuống để lại cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Sau này tôi mới biết các em đang ôn lại bài trước giờ thi. Tôi hết sức xúc động không phải vì tôi nhớ lại hình ảnh hơn 30 năm trước của mình. Hồi đó là thời chiến, nhà chúng tôi học là nhà nền đất, vách trát đất, làm sao có được hình ảnh giống như bây giờ để mà nhớ. Tôi xúc động vì trên những khuôn mặt chăm chú ấy chứa đầy nghị lực và cả những âu lo. Tôi thầm hỏi: trong số các em ngồi ở đây có bao nhiêu em gia đình có đủ điều kiện chăm lo sức khỏe để các em có sức mà học. Chắc chắn là không nhiều. Đa số các em, bố mẹ còn rất vất vã, số tiền bố mẹ cho, các em phải chi cho cho nhiều việc nên ăn uống chắc chắn là còn kham khổ, lấy sức đâu để học. Nghĩ thế, rồi tôi nhìn các em, có gì đó trào dâng trong tôi.
Ngày mới về trường, tôi biết có nhiều người để ý. Có một số người đến hỏi thăm, giúp đỡ, nhưng tôi nghĩ, chắc là có nhiều người đặt câu hỏi: Ông ấy già thế, từ doanh nghiệp về, chẳng biết trình độ thế nào, có dạy được không?. Nghĩ thế nên tôi càng phải cố gắng. Tôi được thầy Trưởng khoa Lê Quang Hưng tin tưởng, động viên và giúp đỡ rất nhiều. Thầy đã phân công cho tôi dạy môn Chọn giống cây trồng đúng theo chuyên ngành của tôi và phụ trách bộ môn Di truyền – Giống. Cuối năm đó (2005) tôi có quyết định chính thức bổ nhiệm Trưởng bộ môn của Hiệu trưởng. Lúc tôi về, năm học 2004-2005 chuẩn bị kết thúc, 4 tháng nữa (giữa tháng 8) là bắt đầu học kỳ I năm học mới 2005-2006 nên tôi phải chuẩn bị ngay bài giảng và phải trình giảng trước khoa trước khi lên lớp cho sinh viên. Thực sự tôi không lo về vốn kiến thức, chỉ lo “diễn xuất” thế nào cho ra tư thế người thầy, cách trình bày thế nào cho sinh viên dễ hiểu.
Thế rồi sau một thời gian ngắn tôi đã soạn xong bài giảng và bắt tay viết lại giáo trình. Thầy trưởng khoa cho biết tôi sẽ trình giảng vào chiều ngày 29/8 tại phòng làm việc của Bộ môn, có sự tham dự của Chủ tịch công đoàn Khoa, các giảng viên trong khoa. Trước đó mấy ngày, tôi nhờ cô Trần Thị Thiên An, giảng viên Bộ môn bảo vệ thực vật đóng hai vai: vừa làm hội đồng, vừa làm “sinh viên” cho tôi giảng thử. Tôi chọn bài: “Mô hình toán di truyền” vừa mới lại vừa khó đối với sinh viên để trình bày. Nghe xong, cô An “phán”: Tốt đấy. Tôi mừng nhưng vẫn nghi đó là lời nhận xét “chiếu cố” nên tôi kiểm tra lại sự tiếp nhận kiến thức của cô “sinh viên bất đắc dĩ” này và tôi đã nhận được sự khích lệ khi cô “sinh viên” đó đã nắm được nội dung bài giảng của tôi. Vì chưa an tâm, nhân dịp cô Từ Bích Thủy – Trưởng bộ môn của tôi đã nghĩ hưu đến thăm Khoa, tôi tranh thủ giảng thử cho cô nghe và cũng được cô “duyệt”. Sau buổi trình giảng trước khoa, trong biên bản được ký bởi Trưởng khoa, Chủ tịch công đoàn và Thư ký, hội đồng thống nhất kết luận: “Đạt yêu cầu cao, đủ sức giảng dạy cho Đại học và Cao học”. Tôi biết trong lời nhận xét ấy có phần động viên khích lệ nhưng nó đã giúp tôi tự tin khi bước vào “trận mới”. Đến giờ tôi vẫn còn lưu giữ biên bản ấy như là một lời nhắc nhở: hãy làm cho tốt để không phụ lòng của mọi người.
Đầu tháng 9/2005, tôi đã thực sự đứng trên bục giảng với tư cách người thầy và sau đó tham gia giảng dạy Cao học ở một vài trường. DH03NH (khóa 29) là lớp đầu tiên mà tôi đứng lớp. Em Hảo, người Tây Ninh, sinh năm 1982 làm lớp trưởng, em Liên, người Thái Bình, sinh năm 1982 làm lớp phó, em Ngà, người Bình Thuận, sinh năm 1985 làm bí thư Đoàn. Tôi điểm mặt và nhớ tên hầu hết các em: em Thuận, em Thành, 3 em Như, em Linh, em Truyền, 3 em Thảo, em Hằng, em Hồng, em Yến và nhiều em nữa. Tất cả các em đều tích cực học tâp, nhiều em học khá giỏi và gây ấn tượng rất tốt đối với tôi. Tất cả các em đã tạo dựng niềm tin đầu tiên, tiếp bước cho tôi tiếp tục sự nghiệp của mình. Lớp này tôi được phân công hướng dẫn các em: Nguyễn Thị Liên, Dương Thị Hồng, Trần Thành và Nguyễn Quốc Thịnh làm đề tài tốt nghiệp. Trong số các em tốt nghiệp năm ấy (2007), tôi biết có một số đã hoàn thành chương trình cao học, một số đang học, một số đã chuyển ngành và trong số đó có em đã lấy được bằng cao học ngành khác, vài em đã trở thành đồng nghiệp và dạy chuyên ngành của tôi ở trường khác. Nhiều em còn liên hệ với tôi, trong đó một số em tôi được may mắn tiếp tục hướng dẫn làm đề tài Cao học. Không biết có bao nhiêu em lớp ấy còn nhớ đến những ngày lên lớp của tôi, nhưng tôi, tôi nhớ các em nhiều lắm.
Thế rồi, theo thời gian, có bao nhiêu chuyện vui buồn đã đến rồi đi, nhưng tôi tự xác định cho mình rằng, bất luận trong hoàn cảnh nào, khi đứng trên bục giảng tôi phải làm tốt 3 vai trò: Làm thầy của học trò, làm bạn của học trò và còn phải làm cha chú của học trò nữa. Để làm tốt 3 vai trò ấy tôi tâm niệm phải thực hiện thật tốt 6 chữ: “Tận tụy”(để làm thầy), “cởi mở”(để làm bạn), “động viên” (để làm cha chú). Tôi đã từng chung vui với thành quả của học trò, đã từng chia buồn với học trò khi thành quả “xuất sắc” kia lẽ ra đáng có mà đã không đến do “xui xẻo”. Lúc đó, ít nhiều tôi thấy mình có lỗi. Tôi nghĩ rằng ai cũng có những ưu điểm và cả những khuyết điểm, được khen ngợi và bị chê trách. Với tôi khen chê đều là những bài học. Tôi rất thích câu nói của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta”.
Bây giờ, nhìn lại con đường dẫn tôi tới làm thầy, tuy có chậm, những thành quả mà tôi “gặt hái” được còn ít so với nhiều người nhưng tôi trân trọng những thành quả đó. Đi trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên và sẻ chia của nhiều người. Nhân ngày 20/11, tôi nhớ đến họ và thầm cảm ơn họ.
Tháng 11/2010
P.T.K
Cảm tưởng
Thầy ơi, vậy là thầy đứng lớp của chúng em là lớp đầu tiên hả thầy? Thầy là một người thầy rất đặc biệt trong tâm trí của em và chắc chắn là của các thế hệ học trò sau này nữa. Có một điều mà em biết chắc đó là sau 4 năm đã ra trường không có bạn nào NH29 có thể quên được thầy. Thầy mãi mãi ở trong lòng chúng em và tất cả các thế hệ học trò đã may mắn được học. Em chúc thầy thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Em chào thầy ạ!
Dương Thị Hồng
Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trãi gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm thu mai nở nắng thu vương.(*)
Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!
Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn!
Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!
1998
[1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101
VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận
Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn
Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương
Phong lam một nhánh đang khoe sắc
Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương
Sớm sớm chim về vui hội mới
Chiều chiều ong đến rộn gia đường
Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ
Cảnh ấy người đây cứ vấn vương
THU MƯA
Đỗ Phủ
Dịch thơ Khương Hữu Dụng
Hết gió liền mưa bời bời thu,
Tám hướng tứ bề mây mịt mù.
Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng,
Vị trong Kinh đục trông xô bồ.
Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối,
Nhà nông già trẻ ai dám nói.
Trong thành đấu gạo so áo chăn,
Hơn thiệt kể gì miễn được đổi.
Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962
THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn
Thu về vườn lá chớm xanh
Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ
Ai người hạnh phúc bất thành
Ai người tình yêu dang dở?
Mưa rây tận cùng ướt lạnh
Thấm tháp gì tôi mưa ơi
Úp mặt vào tay cóng buốt
Đi hoang xa, vắng cõi người
Nỗi quê nửa đời thao thức
Hạt mưa tha hương phương nào
Ta như đất và…như cỏ
Như chẳng còn ta nữa sao ?
Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt
Mùa đi ai nỡ giữ mùa
Em về hòan nguyên hòai ước
Hãy giữ giùm tôi thu mưa.
THU VỊNH
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.
Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994
Gió bụi nổi vạn dặm,
Giặc giã đang hoành hành.
Nhà xa gửi thư lắm,
Thư đến, khách buồn tênh.
Chim bay, cao buồn ngắm,
Già lưu lạc theo người.
Bụng muốn đến Tam Giáp,
Về hai kinh chịu thôi.
Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001
Thê lương sương phủ ủ rừng phong
Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn.
Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh
Sóng đùa sông nước hợp trời tung.
Hai mùa cúc nở còn vương lệ
Một chiếc thuyền tình mãi sắt son.
Đan áo nơi nơi cho giá rét
Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông.
Nghe nói Trường An rối cuộc cờ
Trăm năm thế sự não lòng chưa
Lâu đài khanh tướng thay người mới
Áo mũ công hầu khác thưở xưa
Xe ngựa xứ tây tin rộn đến
Cõi bờ đất bắc trống vang đưa
Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh
Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa
Ốm lâu,trong bụng cũng lười
Sáng nay lên núi dạo chơi một lần
Núi thu mây cảnh lạnh lùng
Xanh xao cũng tựa mặt mình như in
Dây xanh dựa bước dễ vin
Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi
Trải lòng thoả dạ mừng vui
Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà
Trăm năm trong cõi người ta
Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu
Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu
Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi
Lưới trần khi gỡ ra rồi
Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn
CHIỀU THU
Nguyễn Bính
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thủa nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.
Hai cánh chia quân chiếm mặt gò,
Bê con đùa mẹ bú chưa no.
Cờ lau súng sậy giam chân địch,
Trận Điện Biên này lại thắng to.
Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi,
Nhà bè khói bếp lững lờ trôi.
Đường mòn rộn bước chân về chợ,
Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi.
Thong thả trăng non dựng cuối làng,
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.
Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,
Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.
Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Nguồn:
1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939
2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987
3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007
4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968
Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng
Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong
Mây bay lơ lửng muôn hình thú
Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong
Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn
Suối Nam dồn dập tiếng chày buông
Trời thu hiu hắt tình muôn ý
Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ?
ĐÊM THU
Trần Đăng Khoa
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào
1972
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999
ĐÊM THU
Quách Tấn
Vườn thu óng ả nét thuỳ dương,
Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường.
Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt,
Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương.
Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá,
Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương.
Say khướt hơi men thời Lý Bạch,
Non xa mây phới nếp nghê thường.
Nguồn:
1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960
2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941
3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990
THU ẨM
Nguyễn Khuyến
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm).
Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994
Tiếng vĩ cầm nức nở
Của mùa thu ngân dài
Giọng đều đều buồn tẻ
Cứa mãi vào tim tôi.
Tất cả chợt lịm đi
Trong giây phút tái tê
Khi chuông giờ gõ điểm.
Tôi miên man tưởng niệm
Những ngày xưa xa xôi
Và nước mắt tôi rơi.
Rồi tôi đi, đi mãi
Giữa cơn gió phũ phàng
Cuốn tôi mang đây đó
Như chiếc lá úa vàng.
Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007
Thu buồn, – cặp mắt đắm say,
Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi.
Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi,
Rừng thay áo mới, cả trời vàng au.
Ồn ào hơi gió thở mau,
Bầu trời gợn sóng như màu khói sương.
Vài tia nắng hiếm nhớ thương
Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh.
Đắm trong yên tĩnh ngọt lành,
Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ.
Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ,
Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai.
Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999
THU VÀNG
Thu Bồn
Tặng T. A.
ập thoáng chốc… thu về như lá rụng
ngoài hiên em đã đến tự bao giờ
trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa
cây sấu cho hè hết cả trái chua
thế là hạ đã qua trong giây lát
giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng
em đã đến mà như chưa đến
tiếng chim kêu se sắt muộn màng
mắt le lói nhìn sao khuya rụng
Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay
nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế
nâng trái tim mình lên uống để mà say
em nhanh quá anh về chậm quá
trái đất vô tư níu giữ vòng quay
chân anh mỏi âm thầm mặc cảm
véo von em lảnh lót giữa đời bay
mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày
anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy
thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy
chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây
đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ
để anh nghe lá rụng cọ tim mình
xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ
tay mơ hồ đang chạm những lời ru…
(Hà Nội đêm 29-08-1990)
Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992
GIỌT MƯA THU
Thái Lượng
Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng
Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu
Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu
Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt
Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt
Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang
Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng
Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng
Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng
Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh
Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh
Như khắc khoải không ngừng câu ai oán
Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán
Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư
Biết nói sao cho hết được ngôn từ
Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ
Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở
Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân
Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần
Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ
Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ
Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi
Mưa thu ơi xin trút hết cho đời
Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy…
NẮNG THU
Nam Trân
Tặng Hoàng Khôi
Hát bài hát ngô nghê và êm ái,
Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về,
Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê,
Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái.
Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh
Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang
Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang
Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh.
Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt
Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem.
Âm thầm cảnh vật vào Đêm:
Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt.
Nguồn:
1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939
2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007
3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990
THƠ GỬI MÙA THU
Nguyễn Hoài Nhơn
Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc
Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa
Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa
Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ?
Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế
Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà
Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ
Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua
Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi
Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy
Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng
Và con đường buôn buốt gió heo may.
THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
Xuân Quỳnh
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu.
Mười tám năm làm quan (1802-1820)
Chính sử và Bài tựa
Gia phả với luận bàn
Bắc hành và Truyện Kiều
Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, minh sư hiền tài lỗi lạc, vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-thoi-nha-nguyen/
Linh Nhạc Phật Ý thiền sư tại Tổ Đình ngôi chùa cổ ở Thủ Đức, người đã cứu thoát Nguyễn Vương trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” . Cụ đã khuyên tôi phải dành thời gian soát xét rất kỹ lập hồ sơ “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế, trước khi đi sâu tìm hiểu và bàn luận bất cứ điều gì về Nguyễn Du. Theo lý giải của Cụ, là có lần tìm theo đúng dấu vết hàng năm của Nguyễn Du, theo đúng thời thế đã xảy ra và chi phối những sự kiện trọng yếu ấy, thì mới có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về bình sinh và hành trạng Nguyễn Du. Khi xác minh được những sự kiện chính tại đàng Trong đàng Ngoài và các nước liên quan trong mối quan hệ của gia tộc Nguyễn Du với phép quy chiếu lấy chính ông làm trung tâm thì thông tin ấy sẽ thực sự có ích để bổ sung các dẫn liệu về lịch sử, văn hóa, con người cho bối cảnh hình thành kiệt tác Truyện Kiều, giúp thấu hiểu ẩn ngữ “300 năm nữa chốc mòng biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”
Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 (nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu) tại phường Bích Câu, ở Thăng Long (Hà Nội), mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 (ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn). Nguyễn Du cuộc đời và thời thế tìm hiểu sự thật lịch sử bình sinh và hành trạng Nguyễn Du lần lượt theo từng năm, những sự kiện chính tại đàng Trong đàng Ngoài, các nước liên quan và của gia tộc Nguyễn Du, nhằm bổ sung thông tin về lịch sử, văn hóa, con người cho bối cảnh hình thành kiệt tác Truyện Kiều.
Nguyễn Du 255 năm nhìn lại (1766-2020) là tư liệu nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim. Viết bài này tôi có tham khảo thông tin từ Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia ‘Kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thị hào dân tộc Nguyễn Du” vào ngày 23 tháng 12 năm 2015 tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tập kỷ yếu của Hội thảo này gồm 79 bài, trong sách 1013 trang (có 997 trang tác giả). Các thông tin này tuyển chọn từ gần 100 tham luận từ các nơi gửi về, xa nhất từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, gần hơn là của các tác giả trong nước. Ban biên tập đọc duyệt là những nhà nghiên cứu có uy tín, nhiều vị là những chuyên gia về Nguyễn Du và Truyện Kiều. PGS.TS Đoàn Lê Giang và GS.TS Huỳnh Như Phương được phân công cân nhắc tuyển chọn và đọc duyệt lần cuối. Tài liệu kỷ yếu đã đúc kết nhiều thông tin quý giúp nhận diện được tổng quan lịch sử, hiện trạng, các định hướng chính trong nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều của hội nhập toàn cầu. Chùm bài viết “Nguyễn Du 255 năm nhìn lại” không thuộc tham luận hội thảo. Tôi là người thầy nghề nông chiến sĩ viết nghiên cứu lịch sử văn hóa theo ý thích cá nhân và sở trường . Tôi là nhà khoa học tự nhiên không chuyên về khoa học nhân va7n , nhưng yêu thích Nguyễn Du và Truyện Kiều, nên mong góp một góc nhìn theo phương pháp tiếp cận liên ngành: nghiên cứu con người, bối cảnh lịch sử, văn hóa.
Tôi tóm tắt Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều được nêu dưới đây trước khi vào chi tiết.
1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.
2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.
3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết
4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796)Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.
5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .
6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.
7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.
8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.
9. Nguyễn Du danh si tinh hoa là tấm gương soi sáng thời đại Nguyễn Du. Tổng Mục lục chuyên luận gồm: Nguyễn Du trăng huyền thoại/ Nguyễn Du thơ chữ Hán / Kiếm bút thấu tim Người/ Đấng danh sĩ tinh hoa/ Nguyễn Du khinh Thành Tổ/ Bậc thánh viếng đức Hòa/ Nguyễn Du tư liệu quý/ Linh Nhạc thương người hiền/ Trung Liệt đền thờ cổ/ “Bang giao tập” Việt Trung/ Nguyễn Du niên biểu luận/ Nguyễn Du Hồ Xuân Hương /“Đối tửu” thơ bi tráng/ “Tỏ ý” lệ vương đầy/ Ba trăm năm thoáng chốc / Mại hạc vầng trăng soi./ Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ/ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”/ Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” / Bến Giang Đình ẩn ngữ / Thời biến nhớ người xưa./ Nguyễn Du thời Tây Sơn/ Mười lăm năm tuổi thơ (1766 – 1780) / Mười lăm năm lưu lạc (1781 – 1796) / Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) / Tình hiếu thật phân minh / Đi săn ở núi Hồng / Hành Lạc Từ bi tráng / Nguyễn Du ức gia huynh / Ẩn ngữ giữa đời thường/ Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn / Mười tám năm làm quan (1802-1820)/ Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn / Bắc hành và Truyện Kiều/ Nguyễn Du Phạm Quý Thích / Nguyễn Du khóc Tố Như/ Nguyễn Du Kinh Kim Cương/ Ba trăm năm thoáng chốc/ Mai hạc vầng trăng soi./.Nguyễn Du và Truyện Kiều / Tâm tình và Hồn Việt/ Tấm gương soi thời đại / Đi thuyền trên Trường Giang/ Nguyễn Du trăng huyền thoại/
Tài liệu tham khảo chính
1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2
Nguyễn Du
Người huyện Nghi Xuân, trấn Hà Tĩnh, là con Xuân Quận Công đời Lê Nguyễn Nhiễm, và là em Tham tụng Nguyễn Khản; Du là con nhà tướng, có văn tài sẵn khí tiết, không chịu theo giặc. Gia Long sơ, bổ làm Tri phủ Thường Tín, rồi vì ốm xin cáo từ;Năm thứ 5, triệu bổ Đông các học sĩ; Năm thứ 8 ra làm Cai bạ Quảng Bình, trị dân có chính tích; Năm thứ 12, thăng Cần chính điện học sĩ, sung Chánh sứ sang nước Thanh tuế cống, đến khi về thăng Hữu tham tri bộ Lễ
Minh Mạng năm thứ 1, lại có mệnh đi sứ, chưa đi thì chết. Thánh Tổ Nhân Hoàng đế rất tiếc, cho 20 lạng bạc, hai cây gấm tàu, khi đưa quan về cho thêm 300 quan tiền. Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến có vẻ sợ hãi như không nói được. Vua thường bảo rằng: Nhà nước dùng người, chỉ cần người hiền, vốn không phân biệt Nam Bắc, ngươi cùng với Ngô Vị đã được đối đãi hậu, làm quan đến Á khanh, nên biết thì phải nói để hết chức phận, khá nên do dự rụt rè chỉ cốt vâng dạ làm gì”.
Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều”lưu hành ở đời. Du trước vì gia thế làm quan nhà Lê, gặp loạn Tây Sơn không có chí lại ra giúp đời nữa, còn tự ý đi chơi săn bắn núi Hồng Sơn, 99 ngọn vết chân hầu khắp. Khi bị lệnh triệu không thể từ được mới ra làm quan, thường phải chịu khuất với cấp trên, lấy làm uất ức bất đắc chí . Đến khi bệnh kịch, không chịu uống thuốc, sai người nhà mở duỗi chân tay, nói đã lạnh cả, Du bảo rằng: “Tốt”, nói xong thì chết, không nói một câu nào đến việc sau khi chết. Du có hai em là Thảng và Sóc đều có tài nghệ hiển đạt. Thảng chữ viết chân phương, có tiếng viết tốt, lúc đầu sung vào viện Hàn lâm, khoảng năm Minh Mạng thăng thị lang bộ Công
2. Bài tựa của Bùi Kỷ trong sách Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo Nhà xuất bản Tân Việt 1968.
Quyển truyện Thúy Kiều này là một quyển sách kiệt-tác làm bằng quốc-âm ta. Người trong nước từ kẻ ngu-phu ngu-phụ cho chí người có văn-học, ai cũng biết, ai cũng đọc, mà ai cũng chịu là hay. Một quyển sách có giá-trị như thế, mà chỉ hiềm vì các bản in ra, có nhiều bản không giống nhau, rồi có người lại tự ý mình đem chữa đi, chữa lại, thành ra càng ngày càng sai-lầm nhiều thêm ra. Mới đây những bản in bằng quốc-ngữ, tuy có dễ đọc và dễ xem hơn trước, nhưng chưa thấy có bản in nào thật chính đáng, những điều sai lầm vẫn còn như các bản chữ Nôm cũ, mà chữ Quốc ngữ viết lại không được đúng, và những lời giải-thích cũng không kỹ càng lắm. Chúng tôi thấy vậy, mới nhặt nhạnh các bản cũ, rồi so sánh với các bản mới để hiệu chính lại cho gần được nguyên văn. Chúng tôi lại hết sức tìm tòi đủ các điển tích mà giải thích cho rõ ràng, để ai xem cũng hiểu, không phải ngờ điều gì nữa.
Hiện nay tập nguyên văn của tácgiả làm ra thì không tìm thấy nữa, chỉ có hai bản khác nhau ít nhiều, là bản Phường, in ở phố hàng Gai, Hà Nội, và bản Kinh của vua Dực Tông bản Triều đã chữa lại.
Bản Phường là bản của ông Phạm Quí Thích đem khắc in ra trước hết cả. Ông hiệu là Lập Trai, người làng Huê Đường (nay đổi là làng Lương Đường) phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ về cuối đời Lê, cùng với tác-giả là bạn đồng thanh đồng khí, cho nên khi quyển truyện này làm xong thì tác giả đưa cho ông xem. Chắc cũng có sửa-đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn thì chỗ nào cũng một giọng cả. Vậy nên chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm là mấy. Còn những chỗ mà bản Kinh đổi khác đi, hoặc những câu mà về sau người ta sửa lại, thì chúng tôi phụ lục cả ở dưới, để độc giả có thể xem mà cân nhắc hơn kém. Lại có một vài chữ người ta muốn đổi đi, nhưng không đúng với các bản Nôm cũ, thì chúng tôi cũng thích xuống dưới, chứ không tự tiện mà đổi nguyên-văn đi. Chủ-ý của chúng tôi là muốn giữ cho đúng như các bản cũ, chứ không muốn làm cho hay hơn.
Truyện Thúy Kiều này nguyên lúc đầu tác giả nhan đề là “ĐOẠN-TRƯỜNG TÂN-THANH” 斷腸新聲. Sau nghe đâu ông Phạm Quí Thích đổi lại là “KIM VÂN KIỀU TÂN-TRUYỆN “金雲翹新傳. Nhưng vì trong truyện chỉ có Thúy Kiều là vai chính, còn Kim Trọng và Thúy Vân là vai phụ cả. Nếu đề như vậy, thì e không hợp lẽ. Vả chăng tục thường gọi là Truyện Kiều, thì chi bằng ta cứ theo thói thường mà nhan đề là Truyện Thúy Kiều, rồi ở dưới đề thêm tên cũ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH”, gọi là để tỏ cái ý tồn cổ. Song đấy là nói về phần hình-thức ở bề ngoài, còn về phần tinh thần văn chương trong truyện Thúy Kiều, thì sau này chúng tôi sẽ đem ý kiến riêng mà bày tỏ ra đây, họa may có bổ ích được điều gì chăng. Vậy trước hết xin lược thuật cái tiểu sử của tác giả để độc giả hiểu rõ tác giả là người thế nào.
Tác-giả húy là Du 攸, tự là Tố-Như 素如, hiệu là Thanh-Hiên 清軒, biệt hiệu là Hồng-Sơn Liệp-hộ 鴻山獵戶, quán tại làng Tiên-Điền, huyện Nghi-Xuân, tỉnh Hà-Tĩnh, con thứ bảy ông Hoàng-giáp Xuân-Quận-công Nguyễn Nghiễm, làm thủ-tướng Lê-triều. Bác ruột là ông Nguyễn Huệ cùng anh là ông Nguyễn Khản đều đỗ tiến-sĩ, làm quan đồng thời. Ông Nguyễn Khản làm đến Lại-bộ Thượng-thư, sung chức Tham-tụng. Còn người anh thứ hai là Điều-nhạc-hầu, húy là Điều, làm Trấn-thủ Sơn-Tây. Cả nhà, cha con, chú bác, anh em, đều là người khoa-giáp, làm quan to đời nhà Lê. Tố-Như tiên-sinh là con bà trắc-thất, người huyện Đông-Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh, tên là Thấn 殯. Bà sinh được bốn người con trai tên là Trụ 伷, Nệ 儞, Du 攸 (tức là tiên-sinh) và Ức 億. Tiên-sinh sinh vào ngày nào, thì nay ta không rõ, chỉ biết vào năm ất-dậu là năm Cảnh-Hưng thứ 26 (1765), nghĩa là vào đời Lê-mạt.
Xem gia-thế nhà tiên sinh, thì tiên sinh là dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ. Không rõ tiên sinh thụ nghiệp ai, có lẽ là học tập phụ huynh trong nhà. Tiên sinh thuở còn trẻ thiên tư dĩnh ngộ, năm 19 tuổi đã đỗ ba trường, tức là đỗ tú tài. Tiên sinh là người có khí tiết, gặp khi trong nước có biến, nhà Nguyễn Tây Sơn dấy lên, nhà Lê bại vong, tiên sinh đã nhiều phen lo toan sự khôi phục, nhưng vì sự không thành, bỏ về quê ở, lấy sự chơi bời săn bắn làm vui thú. Trong vùng chín mươi chín ngọn núi Hồng Lĩnh không có chỗ nào là chỗ tiên sinh không đi đến. Phải thời quốc phá gia vong, tiên-sinh đã toan bỏ việc đời ra ngoài tai, đem cái thân thế mà vui với non sông. Ấy là cái chí của tiên sinh đã định như thế, nhưng đến khi vua Thế Tổ Cao Hoàng bản Triều đã thống-nhất được giang sơn, có ý muốn thu phục lòng người miền Bắc, xuống chiếu trưng triệu những nhà dòng dõi cựu thần nhà Lê ra lục dụng. Tiên sinh phải triệu ra làm quan, hai ba lần từ chối không được. Năm Gia Long nguyên-niên (1802), tiên sinh phải ra làm tri huyện huyện Phù Dực, (nay thuộc tỉnh Thái-Bình). Được ít lâu bổ đi Tri phủ Thường Tín. Sau tiên-sinh cáo bệnh xin về. Đến năm Gia Long thứ năm (1806) lại phải triệu vào Kinh thụ chức Đông các học sĩ. Năm thứ tám (1809) bổ ra làm Cai Bạ (tức là Bố chính) Quảng-Bình. Năm thứ 12 (1813) thăng lên làm Cần chính điện học sĩ, sung chức chánh sứ sang cống Tàu. Đến khi về, được thăng Lễ bộ Hữu tham tri. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) lại có chỉ sai tiên sinh đi sứ Tàu lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì phải bệnh mất.
3. Gia phả họ Nguyễn ở Tiên Điền trang 73-81. (có ba trang tiếng Việt và 6 trang tiếng Hán Nôm). Trong sách Lê Xuân Lít 2005. “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” Nhà Xuất Bản Giáo Dục ,1995 trang