Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2477
Toàn hệ thống 4264
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngNước Lào một suy ngẫm; Thầy Dương Thanh Liêm; Thầy Luật lúa OMCS OM; Chuyện thầy Phan Huy Lê;  Người mù điếc huyền thoạiNgôi sao mai chân trời; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sự chậm rãi minh triết; Lào hoa trắng nắng Mekong; Ngày 3 tháng 12 năm 1973, Tàu vũ trụ Pioneer 10 của Hoa Kỳ gửi về những hình ảnh cận cảnh đầu tiên của sao Mộc là hành tinh khí khổng lồ lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Thái Dương hệ có Mặt Trời ở trung tâm với 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài  là các hành tinh băng đá khổng lồ có hai hành tinh lớn nhất là Sao Mộc và Sao Thổ thành phần chủ yếu là heli và hiđrô; hai hành tinh nằm ngoài cùng là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, nước, amoniac và mêtan, Có sáu vệ tinh được gọi là “Mặt Trăng” theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh. Khi nhìn từ Trái Đất thì Mặt Trăng, Sao Kim, sao Mộc là ba vì tinh tú sáng nhất trên bầu trời. Sao Hỏa tuy sáng gần bằng Sao Mộc nhưng chỉ khi Sao Hỏa ở những vị trí xung đối trên quỹ đạo của nó với Trái Đất. Sao Mộc có khối lượng bằng một phần nghìn Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được các nhà thiên văn học cổ đại gắn với thần thoại và niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Sao Mộc  là  hành “mộc” của năm nguyên tố cơ bản và năm trạng thái Kim, Mộc,Thủy, Hỏa,Thổ trong ngũ hành phương Đông Ngày 3 tháng 12 là Người khuyết tật Quốc tế (International Day of Disabled Persons); Bài chọn lọc ngày 3 tháng 12. Nước Lào một suy ngẫm; Thầy Dương Thanh Liêm; Thầy Luật lúa OMCS OM; Chuyện thầy Phan Huy Lê;  Người mù điếc huyền thoạiNgôi sao mai chân trời; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sự chậm rãi minh triết; Lào hoa trắng nắng Mekong; Ma Văn Kháng trong tôi; Đồng xuân lưu dấu hiền; Đào Duy Từ còn mãi; Chuyện đồng dao cho em; Tìm về đức Nhân Tông; Về với vùng cát đá; Đại Lãnh nhạn quay về; Nhà Trần trong sử Việt; Thầy tôi sao sáng giữa trời; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-12/;

NƯỚC LÀO MỘT SUY NGẪM
Hoàng Kim

Hoa Chămpa là sắc hoa sứ trắng thanh khiết mà người Lào rất mến chuộng. Nắng vàng rực rỡ trên sông Mekong (golden light in Mekong River) tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo của Viên Chăn. Uống bia Lào, ăn mực và nhâm nhi cà phê Việt, ngắm màu nắng chiều dát vàng trên sông Mekong gần Tháp Vàng bên này bờ sông mà bờ sông bên kia là Thái Lan, lắng nghe nhịp sống chậm rãi và yên bình.. Hoa Chămpa nắng Mekong.là đặc trưng tinh túy nhất của Lào, như Căm pu chia là
Angkor nụ cười suy ngẫm. Trước đây mười năm tôi dùng “Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong” để diễn đạt biểu tượng về Lào nhưng sau nghĩ lại Chămpa rõ hơn là ‘hoa trắng’ và biểu tượng Chùa Tháp dường như không phải chỉ thuộc về Lào mà thuộc về một không gian rộng lớn hơn gồm thêm cả Myanmar, Thái Lan, Căm pu chia, Sri Lanka, vùng Nam Bộ Việt Nam và một số nước khác nữa.Bài viết này được ghi chép lần đầu sau Hội nghị Nghiên cứu Sắn Quốc tế lần thứ Tám (8th Asian Cassava Research Workshop) tổ chức tại Viên Chăn. Tôi sau đó nhiều lần tới Lào nay hiệu đính bổ sung và nối dài thêm .

LÀO HOA CHĂMPA NẮNG MEKONG

Lào hoa Chămpa nắng Mekong
Ấn tượng Viên Chăn thật lạ lùng
Nơi đâu hối hả, đây trầm lắng
Một vùng đất Phật ở ven sông.

Nhớ thuở Nguyễn công gây nghiệp lớn
Ai Lao thường mở lối đi về
Trung Hưng thành tựu nhờ chung sức
Núi thẳm, lòng dân đã chở che.

Dân Việt ngàn năm xuôi lấn biển
Tựa lưng vào núi hướng về Nam
Thoáng chốc nghìn năm nhìn trở lại
Lào hoa Chămpa nắng Mekong.

DatnuocLao6

ĐÂT NƯỚC LÀO NGÀY NAY

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào hình thành năm 1975, nay nhìn lại lịch sử nội chiến và sự thành lập: Nội chiến Lào là cuộc chiến tranh thường được tính bắt đầu từ cuối năm 1953 và kết thúc tháng 12 năm 1975, theo các tài liệu truyền thông phương Tây. Tại Lào và Việt Nam thì lịch sử cuộc chiến được tính thời gian từ 1954 sau Hội nghị Giơnevơ tới khi Pathet Lào giải phóng Viên Chăn. Tuy nhiên cuộc chiến này không liên tục, có thời gian ngưng chiến, và chỉ liên tục từ năm 1964 đến 1973 là năm Hiệp định Viên Chăn ký kết. Lực lượng Pathet Lào từ ngay từ năm 1958 khi chiến tranh thực sự bùng nổ đã nhận được sự giúp đỡ hậu thuẫn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự giúp đỡ này càng về sau,ngày càng tăng. Đây là cuộc chiến giữa lực lượng Pathet Lào được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hỗ trợ và chính phủ hoàng gia Lào được Mỹ bảo trợ rõ nét từ năm 1962. Sự tham gia của các lực lượng quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến này nhằm mục tiêu giành quyền kiểm soát dải đất hẹp trên lãnh thổ Lào mà quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng làm khu vực hành lang tiếp viện cho quân giải phóng miền Nam. Quân Pathet Lào đã chiến thắng năm 1975 giải phóng Viên Chăn và đã lập nên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

thapvanghoatrangnangmekong

Đánh giá khái quát những chính sách kinh tế xã hội quan trọng nhất ở Lào.

Cộng Hòa Dân chủ Nhân Dân Lào suốt 45 năm qua (1975-2020) tên nước không hề đổi; Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vẫn giữ nguyên tên đảng, không đổi tên, nhưng thể chế chính trị và kinh tế thì Lào đang quyết tâm đổi mới hòa nhập với kinh tế thị trường.theo xu thế mới; Lịch sử văn hóa Lào cũng được bảo tồn và phát triển hệ thống với bài học từng thời kỳ. Chủ tịch nước, chủ tịch đảng của Lào là một . Nước Lào vẫn tiếp tục xây đập thủy điện Sayabouri và còn có kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt đường bộ liên Á kết nối Trung Quốc, Lào,Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và ra biển. Chính sách đối ngoại của Lào là nhất quán kết nối chặt chẽ với Việt Nam nhưng chính sách kinh tế độc lập không lệ thuộc đang có nhiều vấn đề tương quan đổi khác. Dự án xây dựng thủy điện Xayaburi theo thiết kế có công suất đạt 1.260 MW/năm giúp Lào nguồn thu siêu lợi khoảng 1 tỉ USD xuất khẩu điện sang Thái Lan và Việt Nam trong khi Lào chỉ có 6,3 triệu dân với tổng thu nhập quốc dân chỉ hơn 6 tỉ USD (năm 2010). Số tiền bán điện này hàng năm đối với Lào là nguồn thu rất lớn. Tuy vậy, việc xây dựng thủy điện Xayaburi trong hệ thống 16 đập chặn dòng sông Mekong từ thượng nguồn cho tới vùng trung lưu của dòng sông Mekong đã và đang làm cho cạn kiệt nguồn nước, làm giảm nghiêm trọng phù sa về Nam Bộ, làm hàng triệu hectar trồng lúa bị nhiễm mặn và khô hạn, cá tôm bị suy giảm, làm thay đổi mạnh mẽ điều kiện sống, an sinh xã hội sinh kế của người dân phí dưới của hệ thống đập nước thuộc lưu vực sông Mekong.

Nước Lào không còn …chậm

là nhận xét của nhà báo Hiệu Minh nói về không gian kinh tế văn hóa Đông Dương hiện nay đang thay đổi trong xu hướng toàn cầu hóa. Tôi đồng tình nhận xét ấy và tâm đắc đọc lại bài thơ của chính mình “Lào hoa Chămpa nắng Mekong” suy ngẫm thấm thía câu chuyện lịch sử “Dân Việt nghìn năm xuôi lấn biển. Tựa lưng vào núi hướng về Nam, thoáng chốc ngàn năm nhìn trở lại. Tháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong“.

Đi xa để lại nghĩ về gần

là suy ngẫm của nhà văn hóa Nguyên Ngọc. Cụ viết: “Sáng sớm ở Luang Prabang của nước Lào, khoảng từ 5h, không gì hay bằng ra đường và ngắm các nhà sư đi khất thực…Lạ thay là một dân tộc, là những con người, suốt đời, suốt ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng lại dậy thật sớm, dọn mình thật thanh khiết rồi ra ngồi lặng lẽ và cung kính bên đường để chờ làm công việc hẳn là tự nguyện nhất trong những công việc ở đời. Mở đầu một ngày sống như vậy thì thật khó làm điều ác trong ngày. Và một chút nhận xét nữa: ở đây người ta sống chậm. Không quan tâm, không ham hố tốc độ. Hình như giữa sự thâm trầm của tu, chùa, sư và sự thanh thản của cuộc sống hằng ngày chẳng có mấy khoảng cách“…

“Ở Lào khó tìm thấy kịch”

nhà báo
Nguyễn Quang Vinh viết:”Ở Lào khó tìm thấy kịch.Không chỉ là tôi, những người tôi quen biết sống ở Lào lâu, đều nói, khó để nhìn thấy người Lào cãi cọ, trợn mắt phùng má, cào cấu, đánh lộn….hình như là không có. Người Lào nếu giận nhau thì im lặng ra về, vì nếu cự cãi, gây lộn, họ sẽ không bao giờ còn nhìn mặt nhau cho tới hết đời. Phật cũng dạy cho họ đức sống khiêm nhường, buông xả, bao dung và nhân hậu. Người Lào thích nhậu, chủ yếu là uống bia, phụ nữ đàn ông đều uống, nhưng họ nhậu rất chậm, từ từ, không ép nhau, không zô trăm phần trăm phần triếc, không kích, không khích nhau uống, không ép, không dồn, ngồi, nói chuyện, từ từ uống, từ từ chuyện trò, từ từ say, chầm chậm như thế.” ” Tôi không dám nói tôi đã hiểu nhiều về nước bạn Lào yêu dấu, nhưng tôi chắc rằng, nếu tôi ở Lào, tôi cũng chỉ làm được những bài thơ đẹp, chỉ có thể viết ra được những trang văn đẹp và tinh khôi, khó để viết thành kịch, khó để tạo ra kịch tính trong tác phẩm, khó để xây dựng được những nhân vật gọi là “phản diện”, chỉ có thể là sống vui, sống khỏe, sống yêu thương và say đắm trong bước nhảy của Lăm Vông..Có một dòng chảy văn hóa Phật giáo âm thầm trong huyết thống nhiều thế hệ của người Lào, tinh khiết, trong trẻo, không pha tạp, không hỗn mang, không náo loạn, thế mà hun đúc cho dân tộc một bản sắc văn hóa vững như đá, chảy dài theo ngàn thế hệ.”

DatnuocLao2

LÚA VÀ SẮN Ở LÀO

Lúa và sắn ở Lào có một vị trí quan trọng.  Khái quát về lịch sử và điều kiện sinh thái. Lào là một đất nước miền núi ở trung tâm bán đảo Đông Nam Á. Nước Lào có nguồn gốc lịch sử văn hoá từ Vương quốc Lan Xang (Vạn Tượng, Triệu Voi) được vua Lào Phà Ngừm khai sáng năm 1354. Vương quốc Lan Xang sau thời kỳ thịnh vương đến năm 1695 đã rơi vào khủng hoảng bởi tranh giành nội bộ và năm 1707 bị chia ba thành Vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, Vương quốc Viêng Chăn ở trung tâm, Vương quốc Champasak ở phía nam. Năm 1893, Pháp bảo hộ Liên bang Đông Dương đã hợp nhất ba vương quốc này thành lãnh thổ Lào. Sau khi Nhật chiếm đóng, Lào giành độc lập song người Pháp đã áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào được tự trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến. Lào xẩy ra nội chiến trường kỳ kết thúc vào năm 1975 với phong trào Pathet Lào do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo đã lập nên chính thể hiện nay. Lào có điều kiện sinh thái tương tự vùng miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 2, mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Lượng mưa hàng năm từ 1350mm đến 3700mm. Tổng diện tích đất đai Lào 23.080.000 ha trong đó đất nông nghiệp: 1.959.000 ha (8,5%), đất trồng trọt khoảng 1.000.000 ha (4.3%) đất dốc có độ dốc trên 30% chiếm 54%, đất dốc có độ dốc trên 8% chiếm 8%.  Lào là nước có mức sống người dân nghèo hơn so với Việt Nam và Cămpuchia.  Nông nghiệp Lào chiếm 40% GDP, ngành công nghiệp chiếm 35% (chủ yếu là khai thác mỏ gổ và thủy điện) Dịch vụ 25% (chủ yếu là kinh doanh du lịch). 80% người dân tham gia các hoạt động nông nghiệp với hầu hết là nông dân sản xuất nhỏ.

DatnuocLao1

Lúa là cây trồng chính trong mùa mưa, đặc biệt là ở các nơi đất thấp dọc lưu vực sông Mêkông. Lúa nương, sắn, khoai lang, rau, ngô, cà phê, cao su, mía, thuốc lá, bông, chè, đậu phộng, là những cây trồng quan trọng đối với nhiều nông hộ ở vùng cao. Chiến lược quốc gia là thu hút đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào sản xuất, tiếp thị và chế biến nhằm mục đích tối đa hóa sự tham gia của người nông dân và gia đình, ưu tiên cao su, mía đường, lâm nghiệp, cà phê, sắn, ngô, sử dụng cạnh tranh cho đất, khai thác mỏ, thủy điện, phát triển “chiến lược quốc gia về xoá đói và giảm nghèo” (gồm 47 huyện ưu tiên rất nghèo và 25 huyện nghèo .

Tôi lần đầu tham gia đào tạo và tập huấn ở Lào cùng với tiến sĩ Reinhardt Howeler về “phương pháp FPR chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn” năm 2001, lần kế tiếp  họp lúa sắn ở thủ đô Viên Chăn với tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi, một lần khác tham gia hội thảo sắn châu Á năm 2008 với tiến sĩ Rod Lefroy, giám đốc vùng sắn châu Á của CIAT, giáo sư Trần Ngọc Ngoạn, thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Loan, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Lý, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hỷ và tiến sĩ Nguyễn Phương. Sau đó tôi cũng có ba lần tham gia học tập trao đổi, đánh giá khảo sát hiệu quả đầu tư với các tổ chức Quốc tế và với nhóm chuyên gia  Hernan Ceballos CIAT, Keith Fahrney CIAT- Lào,  Vinayaka Hegde CTCRI, Ấn Độ, Bernardo Ospina,CLAYUCA, Colombia, Tin Maung Aye CIAT- Lào,  Tian Yinong GSCRI, Trung Quốc . Nhiều báo cáo power point, tài liệu làm việc và những câu chuyện lúa sắn chưa dịp kể.

Nước Lào một suy ngẫm, Lào hoa trắng nắng Mekong; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; lắng đọng một ấn tượng.

Hoàng Kim.

Tài liệu dẫn

LÚA SẮN CAMPUCHIA VÀ LÀO
Hoàng Kim

Lúa sắn Campuchia và Lào là điểm nhấn thú vị thật đáng suy ngẫm. Campuchia và Lào tôi đã đến thật nhiều lần, kể từ năm 1972 trong chuyện kể
Câu cá bên dòng Sêrêpôk cho tới sau này được giảng dạy và nghiên cứu, dự hội thảo, du lịch sinh thái, giúp các chủ trang trại canh tác lúa sắn. Tôi có nhiều bạn ở nơi ấy. Hoàng Long con trai tôi cùng Nguyễn Văn Phu nay đang ở bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh vừa tham gia Giúp bà con cải thiện vụ mùa tại Champasak trong mùa hè xanh năm 2019 tại Lào https://www.facebook.com/watch/?v=845140395871560

Việt Nam Lào Cămpuchia chúng ta chung nôi bán đảo Đông Dương, chung một vận mệnh mật thiết của sự kết nối đất nước và con người. Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm trời, quốc gia lấy bình an trung tín làm nền tảng hợp tác tin cậy. “Muốn bình sao chẳng lấy an. Muốn nhân sao lại bắt dân ghê mình” Điểm tin lúa sắn Việt Nam Lào Campuchia hàng vụ, hàng năm giúp cung cấp một góc nhìn thú vị ba dân tộc anh em cùng một vận mệnh “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” “cùng chung lưng đấu cật’ trên cùng một bán đảo Đông Dương. Chủ đề này luôn làm tươi mới trên nền tảng thông tin chủ đề bảo tồn và phát triển.

Theo Hin Pisei, báo Phnom Penh Post ngày 6 tháng 5 năm 2021 | 14:22 ICT, “Xuất khẩu sắn Campuchia trong tháng 1 đến tháng 4 năm 2021 cao hơn tốc độ của năm 2020”. Tổng cục Nông nghiệp Campuchia tại báo cáo ngày 29/12/2020 cho hay Tổng diện tích sắn Campuchia năm 2020 là 656.668 ha, sản lượng đạt hơn 12 triệu tấn mỗi năm, hay hơn 18 tấn / ha, theo nguồn Heng Chivoan. Campuchia trong 4 tháng đầu năm 2021, đã xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn sản phẩm sắn sang thị trường quốc tế tăng so với 1,3 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản. Phân tích theo danh mục sản phẩm sắn xuất khẩu thì vương quốc Campuchia đã xuất khẩu 1.177.003 tấn sắn lát khô (tăng 25,46% so với cùng kỳ năm ngoái), 307.750 tấn sắn củ tươi (giảm 6,98%), 13.284 tấn tinh bột sắn (tăng 42,83%) và 3.122 tấn viên làm thức ăn gia súc (giảm 34,26%). Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cũng báo cáo rằng phần lớn hàng xuất khẩu sắn là đến Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ý và Hà Lan. Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Battambang, Kim Hout, nói với báo Phnom Penh Post vào ngày 6 tháng 5 rằng mùa thu hoạch sắn đã khép lại vào cuối tháng 3 và sản lượng ở tỉnh này tăng nhẹ so với vụ năm ngoái. “Năm nay, nông dân trồng sắn đã có lãi cả về số lượng và giá cả, và nhu cầu thị trường tăng mạnh hơn so với năm 2020”, ông nói và cho biết thêm rằng giá của vụ này đã tăng đáng kể so với năm ngoái. Theo Huot, khoảng 80% sắn trồng ở tỉnh Battambang được thương nhân mua và bán lại ở Thái Lan mỗi năm, trong khi các công ty địa phương mua phần còn lại để xay thành thức ăn chăn nuôi. Chan Muoy, chủ một silo ở quận Sampov Loun, phía tây bắc của tỉnh Battambang, lưu ý rằng đợt tăng giá năm nay được thúc đẩy bởi nhu cầu cao từ Thái Lan và Trung Quốc. Bà cho biết: “Nhu cầu đối với các sản phẩm sắn từ nước ngoài đã tăng đáng kể trong năm nay do sắn là nguyên liệu quan trọng để sản xuất lương thực, thực phẩm ở tất cả các nước, đặc biệt là tinh bột sắn. Theo Muoy, sắn sẽ tăng giá rõ rệt trong năm nay, với giá bán buôn củ tươi với giá 330-370 riel (0,08-0,09 USD) / kg, tăng từ 220-260 riel vào năm 2020 và sắn lát với giá 715-800 riel , tăng từ 520-650 riel. Sắn là một trong những cây nông công nghiệp hàng đầu của Campuchia. Năm 2020, Campuchia chính thức công bố “Chính sách quốc gia về sắn 2020- 2025″ nhằm đẩy mạnh sản xuất và thương mại hóa nó để xuất khẩu. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thương mại Pan Sorasak cho biết sắn là mặt hàng xuất khẩu chính, đóng góp 3-4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm. Một báo cáo ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Tổng cục Nông nghiệp Campuchia đã nhấn mạnh sắn nước này có tiềm năng xuất khẩu cao, ngoài gạo”.

Đối chiếu thông tin thị trường sắn từ Việt Nam,
Xuất khẩu sắn tăng mạnh trong 4 tháng Xuất khẩu sắn và các sản phẩm làm từ sắn ước tính đạt giá trị 443 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước, theo Cơ quan Phát triển Thị trường và Chế biến Nông sản.VNS/VNA. TTXVN Thứ sáu, ngày 14/5/2021 19:33.

Xuất khẩu sắn Việt Nam tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2021. (Ảnh: nhandan.com.vn). Trung Quốc là người mua lớn nhất, nhập khẩu sắn để chế biến thức ăn chăn nuôi và ethanol. Giá xuất khẩu dự kiến ​​vẫn ở mức cao do nguồn cung giảm và nhu cầu cao từ Trung Quốc. Tại thị trường trong nước, giá sắn lên tới 3.400 đồng một kg, cao nhất trong nhiều năm, điều này đã khuyến khích nông dân chăm sóc sắn tốt hơn. Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh, nơi có diện tích trồng sắn lớn nhất cả nước, cho biết với giá hiện tại, nông dân có thể lãi trên 70 triệu đồng (3.030 USD) mỗi ha mỗi vụ. Năm ngoái, tỉnh đã thu hoạch hơn 3,7 triệu tấn, ông nói. Trong vụ trồng 2020-21 có 33.340 ha được gieo trồng..Tây Ninh có 65 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất 6,4 triệu tấn củ / năm. Ông Xuân cho biết thêm, do nguồn cung sắn trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nên họ phải nhập khẩu từ Campuchia hoặc mua từ các tỉnh khác. Tại tỉnh Gia Lai, năm nay sắn tươi có giá cao. Chẳng hạn, Nhà máy Tinh bột sắn Gia Lai thu mua từ nông dân với giá 3.100 đồng một kg, cao hơn 1.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

So sánh bức tranh nông sản lúa sắn Việt Nam, Campuchia và Lào trong trong các năm trước thì Việt Nam năm 2016 có diện tích canh tác lúa là 7.783.113 ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ ha, sản lượng 43,43 triệu tấn; diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn. Campuchia năm 2016 diện tích canh tác lúa là 2.866.973 ha, năng suất 3,42 tấn/ ha, sản lượng 9,82 triệu tấn; diện tích sắn 387.636 ha, năng suất 26,33 tấn/ha, sản lượng 10,20 triệu tấn. Lào năm 2016 diện tích canh tác lúa là 973.327 ha, năng suất 4,26 tấn/ ha, sản lượng 4,14 triệu tấn; diện tích sắn 94.726 ha, năng suất 32,68 tấn/ ha, sản lượng 3,09 triệu tấn. Đối chiếu với số liệu thống kê của năm 2014 thì Việt Nam có diện tích canh tác lúa là 7.816,476 ha, năng suất lúa 5,75 tấn/ ha, sản lượng 44,97 triệu tấn; diện tích sắn 552.760 ha, năng suất sắn 18,47 tấn/ha, sản lượng sắn 10,20 triệu tấn. Campuchia năm 2014 diện tích lúa là 2.856.703 ha, năng suất 3,26 tấn/ ha, sản lượng 9,32 triệu tấn; diện tích sắn 257.845 ha, năng suất 25,78 tấn/ha, sản lượng 8,58 triệu tấn. Lào năm 2014 diện tích canh tác lúa là 957.836 ha, năng suất 4,17 tấn/ ha, sản lượng 4,00 triệu tấn; diện tích sắn 60.475 ha, năng suất 26,95 tấn/ha, sản lượng 1,63 triệu tấn.

Video
Lao Farmer Network thật thú vị . Hình ảnh sắn Lào ngày 10 tháng 7 năm 2019 tại https://www.facebook.com/laofarmernetwork/videos/619900718642916 Bức tranh nông sản được đúc kết, bảo tồn để cùng học hỏi trao đổi. Lúa sắn Việt Nam, Lào, Cămpuchia với các điển hình tiên tiến trong nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác và sản xuất. chế biến, tiêu thụ trong tầm nhìn hệ thống kinh tế văn hóa xã hội là điểm nhấn của bài viết này .

LÚA SẮN CĂMPUCHIA

Lúa, sắn Cămpuchia, chúng ta có thể dạy và học gì với nông dân? Tôi lưu lại đây một điểm nhấn hợp tác lúa sắn với nông nghiệp Căm pu chia để có dịp quay lại viết sâu hơn, kể câu chuyện tiếp nối các câu chuyện Hợp tác Bảo tồn và Phát triển. Đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm .

Câu chuyện này tôi đã kể với Sango Mahanty giáo sư và chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Trường Đại học Úc. Tôi kết luận về sự trãi nghiệm và suy ngẫm của tôi với đất nước này.“Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển lúa sắn Việt Nam Căm pu-chia là rất to lớn. Điều này không chỉ đối với cây lúa, cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, nước, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng chúng ta không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”.

Sự thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia Việt Nam là thật nhanh chóng. Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Nhìn lại số liệu sắn Campuchia đầu năm 2011 khi tôi sang khảo sát bên đó thì năm 2010 Campuchia có tổng diện tích sắn là 20.230 ha, đạt sản lượng thu hoạch 4,24 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 20,99 tấn/ ha. So với Việt Nam cùng kỳ (năm 2010) có tổng diện tích sắn là 498.000 ha, đạt sản lượng thu hoạch 8,59 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 17,26 tấn/ ha. (FAOSTAT 2015). Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Lý do vì: doanh nghiệp Việt Nam và Cămpuchia tổ chức trồng sắn kinh doanh tại những vùng đất dọc biên giới, nơi trồng sắn hầu hết là rừng mới khai phá đất tốt; Sư tổ chức canh tác phần lớn theo kiểu sản xuất kinh doanh khép kín để bán củ tươi về Việt Nam hoặc chế biến tại chỗ. Giống sắn Campuchia do các thương lái Việt Nam chuyển sang buôn bán cây giống để thu mua củ tươi, nên theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam. Hiện tại tổng diện tích sắn trồng của Cămpuchia có trên 90% được trồng là ba giống sắn tốt nhất KM419 ( khoảng 60%), KM98-5 (khoảng 10%) và KM94 (khoảng 20%) . Mười biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững theo kinh nghiệm đúc kết của Việt Nam và CIAT được bạn ứng dụng nhanh và tốt trong sản xuất.

Đến đất nước Cămpuchia nhiều lần trong các chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, cũng như giúp các doanh nghiệp Việt Nam, Cămpuchia và các bạn quốc tế canh tác sắn tại Cămpuchia. tôi thường thích mang theo tài liệu “Du lịch Cămpuchia” và cuốn sách  “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết”  (dịch từ Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư và các cửa khẩu khác dọc biên giới Việt _Cămpuchia, tôi chứng kiến nhiều lần những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt, gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn. Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh lúa sắn Angkor là bạn cũ của tôi ở bên ấy. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển lúa sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.

Cămpuchia đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước. Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học khá phổ biến ở vùng sâu vùng xa.

Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM94, KM98-5  nhập từ Việt Nam. Giống sắn mới triển vọng KM419 (BKA900 x KM 98-5 lai tạo tại Việt Nam) và KM325 (nguồn gốc SC5 x SC5 lai tạo tại Việt Nam) cũng đã được trồng nhiều nơi khá rộng rãi.

Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km.

Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.

Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng.

Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam).

Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM94, KM419, KM98-5, KM325 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.

Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững,  khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển …

Tôi đã có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập. Đất nước Angkor, nụ cười suy ngẫm Thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap là ba việc thú vị nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia.

Bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều kỳ thú. Lúa Cămpuchia đoạt chất lượng gạo ngon cao giá nhất hiện nay.Cây sắn Cămpuchia chuyển đổi sản lượng từ bốn triệu tấn năm 2010 tăng gấp đôi lên tám triệu tấn năm 2013, và vượt sản lượng năng suất Việt Nam từ năm 2016  chỉ sau sáu năm. Tôi không ngạc nhiên vì biết rõ những gì đã xảy ra và vì sao như vậy, nhưng thật khó lý giải. Nhiều năm giúp bạn trồng lúa sắn, đi trên đất nước Angkor, tôi hiểu mình đang đối thoại với một nền văn hóa lớn. Angkor nụ cười suy ngẫm. Lúa sắn Angkor.

Đền Banteay Srei thờ thần Shiva được thánh hóa ngày 22 tháng 4 năm 967 tại khu vực Angkor thuộc Campuchia ngày nay. Ngày huyền thoại này gợi cho tôi trở về ký ức lúa sắn Angkor.

Đền Banteay Srei thờ nữ thần Thánh Mẫu Shiva tại tọa độ 13,59 độ vĩ bắc,103,96 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, cách 25 km về phía đông bắc của nhóm các đền  Angkor Thom của các kinh đô cổ đại .Đền Thành Mẫu Banteay Srei gợi sự đồng văn với Đạo Mẫu Việt Nam trong tư duy triết học Phương Đông của dịch lý truyền nhân mà người chồng nếu bị hủy diệt thì người vợ chính là nguồn gốc để truyền nhân, “còn da lông mọc, còn chồi nãy cây” vì người Mẹ là gốc sinh tồn của muôn loài, mà có dịp tôi sẽ bàn sâu hơn với bạn trong một chuyên khảo khác.


Shiva là là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Shiva là hiện thân của sáng tạo và sự khởi đầu cái mới, đại diện cho sự hủy diệt cái cũ để phát triển. Shiva hợp chung cùng Trimurti, Vishnu  thành ba vị thần sáng tạo, bảo quản và tiêu hủy. Shiva được xem như vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình vừa nhân từ vừa kinh sợ,  được mô tả như là một vị thần toàn trí, bảo trợ của yoga và nghệ thuật. Shiva sống khổ hạnh trên núi Kailash với vợ và hai con nhưng ở khía cạnh kinh sợ, Shiva thường được mô tả như một ác thần hay chém giết.  Shiva có các biểu tượng chính là có con mắt thứ ba trên trán, con rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (Sông Hằng) chảy từ mái tóc rối bù của mình, với vũ khí là đinh ba (Trishula) và nhạc cụ là một loại trống lắc (damaru). Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga. Trong các ảnh tượng, thần được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya.

Đền Banteay Srei là viên ngọc quý của nghệ thuật Khme được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ và chất pha màu đặc biệt được lưu dấu trên các bức điêu khắc trang trí tỉ mỉ trên tường đạt hình thức cực kỳ tinh xảo của tiêu chuẩn đặc biệt cao của các công trình Angkor cho ngôi đền đặc biệt nổi tiếng.Ngôi đền là là bức tranh tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc trên đá ong và sa thạch đỏ. Bản thân ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật trên đá với những bức phù điêu hoa văn tinh tế và đặc biệt khéo léo đến từng chi tiết nhỏ. Ngôi đền ban đầu thờ thần Shiva, trong khi đó ngôi đền phía Bắc lại thờ thần Vishnu, với nhiều bí mật lâu đài cổ, và các câu chuyện cổ xưa cần được khám phá. Tôi đến đây đã mấy lần nhưng nhiều sâu sắc vẫn chưa thấu tỏ.

Lúa Angkor, sắn Angkor và Du lịch sinh thái là ba ấn tượng yêu thích nhất về đất nước Angkor;. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-san-campuchia-va-lao/

Đi xa để lại nghĩ về gần
Nguyên Ngọc

DẠY VÀ HOC. Sáng sớm ở Luang Prabang của nước Lào, khoảng từ 5h, không gì hay bằng ra đường và ngắm các nhà sư đi khất thực…Lạ thay là một dân tộc, là những con người, suốt đời, suốt ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng lại dậy thật sớm, dọn mình thật thanh khiết rồi ra ngồi lặng lẽ và cung kính bên đường để chờ làm công việc hẳn là tự nguyện nhất trong những công việc ở đời. Mở đầu một ngày sống như vậy thì thật khó làm điều ác trong ngày. Và một chút nhận xét nữa: ở đây người ta sống chậm. Không quan tâm, không ham hố tốc độ.

DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngNước Lào một suy ngẫm; Thầy Dương Thanh Liêm; Thầy Luật lúa OMCS OM; Chuyện thầy Phan Huy Lê;  Người mù điếc huyền thoạiNgôi sao mai chân trời; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sự chậm rãi minh triết; Lào hoa trắng nắng Mekong; Ngày 3 tháng 12 năm 1973, Tàu vũ trụ Pioneer 10 của Hoa Kỳ gửi về những hình ảnh cận cảnh đầu tiên của sao Mộc là hành tinh khí khổng lồ lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Thái Dương hệ có Mặt Trời ở trung tâm với 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài  là các hành tinh băng đá khổng lồ có hai hành tinh lớn nhất là Sao Mộc và Sao Thổ thành phần chủ yếu là heli và hiđrô; hai hành tinh nằm ngoài cùng là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, nước, amoniac và mêtan, Có sáu vệ tinh được gọi là “Mặt Trăng” theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh. Khi nhìn từ Trái Đất thì Mặt Trăng, Sao Kim, sao Mộc là ba vì tinh tú sáng nhất trên bầu trời. Sao Hỏa tuy sáng gần bằng Sao Mộc nhưng chỉ khi Sao Hỏa ở những vị trí xung đối trên quỹ đạo của nó với Trái Đất. Sao Mộc có khối lượng bằng một phần nghìn Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được các nhà thiên văn học cổ đại gắn với thần thoại và niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Sao Mộc  là  hành “mộc” của năm nguyên tố cơ bản và năm trạng thái Kim, Mộc,Thủy, Hỏa,Thổ trong ngũ hành phương Đông Ngày 3 tháng 12 là Người khuyết tật Quốc tế (International Day of Disabled Persons); Bài chọn lọc ngày 3 tháng 12. Nước Lào một suy ngẫm; Thầy Dương Thanh Liêm; Thầy Luật lúa OMCS OM; Chuyện thầy Phan Huy Lê;  Người mù điếc huyền thoạiNgôi sao mai chân trời; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sự chậm rãi minh triết; Lào hoa trắng nắng Mekong; Ma Văn Kháng trong tôi; Đồng xuân lưu dấu hiền; Đào Duy Từ còn mãi; Chuyện đồng dao cho em; Tìm về đức Nhân Tông; Về với vùng cát đá; Đại Lãnh nhạn quay về; Nhà Trần trong sử Việt; Thầy tôi sao sáng giữa trời; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-12/;

NƯỚC LÀO MỘT SUY NGẪM
Hoàng Kim

Hoa Chămpa là sắc hoa sứ trắng thanh khiết mà người Lào rất mến chuộng. Nắng vàng rực rỡ trên sông Mekong (golden light in Mekong River) tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo của Viên Chăn. Uống bia Lào, ăn mực và nhâm nhi cà phê Việt, ngắm màu nắng chiều dát vàng trên sông Mekong gần Tháp Vàng bên này bờ sông mà bờ sông bên kia là Thái Lan, lắng nghe nhịp sống chậm rãi và yên bình.. Hoa Chămpa nắng Mekong.là đặc trưng tinh túy nhất của Lào, như Căm pu chia là
Angkor nụ cười suy ngẫm. Trước đây mười năm tôi dùng “Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong” để diễn đạt biểu tượng về Lào nhưng sau nghĩ lại Chămpa rõ hơn là ‘hoa trắng’ và biểu tượng Chùa Tháp dường như không phải chỉ thuộc về Lào mà thuộc về một không gian rộng lớn hơn gồm thêm cả Myanmar, Thái Lan, Căm pu chia, Sri Lanka, vùng Nam Bộ Việt Nam và một số nước khác nữa.Bài viết này được ghi chép lần đầu sau Hội nghị Nghiên cứu Sắn Quốc tế lần thứ Tám (8th Asian Cassava Research Workshop) tổ chức tại Viên Chăn. Tôi sau đó nhiều lần tới Lào nay hiệu đính bổ sung và nối dài thêm .

LÀO HOA CHĂMPA NẮNG MEKONG

Lào hoa Chămpa nắng Mekong
Ấn tượng Viên Chăn thật lạ lùng
Nơi đâu hối hả, đây trầm lắng
Một vùng đất Phật ở ven sông.

Nhớ thuở Nguyễn công gây nghiệp lớn
Ai Lao thường mở lối đi về
Trung Hưng thành tựu nhờ chung sức
Núi thẳm, lòng dân đã chở che.

Dân Việt ngàn năm xuôi lấn biển
Tựa lưng vào núi hướng về Nam
Thoáng chốc nghìn năm nhìn trở lại
Lào hoa Chămpa nắng Mekong.

DatnuocLao6

ĐÂT NƯỚC LÀO NGÀY NAY

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào hình thành năm 1975, nay nhìn lại lịch sử nội chiến và sự thành lập: Nội chiến Lào là cuộc chiến tranh thường được tính bắt đầu từ cuối năm 1953 và kết thúc tháng 12 năm 1975, theo các tài liệu truyền thông phương Tây. Tại Lào và Việt Nam thì lịch sử cuộc chiến được tính thời gian từ 1954 sau Hội nghị Giơnevơ tới khi Pathet Lào giải phóng Viên Chăn. Tuy nhiên cuộc chiến này không liên tục, có thời gian ngưng chiến, và chỉ liên tục từ năm 1964 đến 1973 là năm Hiệp định Viên Chăn ký kết. Lực lượng Pathet Lào từ ngay từ năm 1958 khi chiến tranh thực sự bùng nổ đã nhận được sự giúp đỡ hậu thuẫn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự giúp đỡ này càng về sau,ngày càng tăng. Đây là cuộc chiến giữa lực lượng Pathet Lào được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hỗ trợ và chính phủ hoàng gia Lào được Mỹ bảo trợ rõ nét từ năm 1962. Sự tham gia của các lực lượng quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến này nhằm mục tiêu giành quyền kiểm soát dải đất hẹp trên lãnh thổ Lào mà quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng làm khu vực hành lang tiếp viện cho quân giải phóng miền Nam. Quân Pathet Lào đã chiến thắng năm 1975 giải phóng Viên Chăn và đã lập nên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

thapvanghoatrangnangmekong

Đánh giá khái quát những chính sách kinh tế xã hội quan trọng nhất ở Lào.

Cộng Hòa Dân chủ Nhân Dân Lào suốt 45 năm qua (1975-2020) tên nước không hề đổi; Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vẫn giữ nguyên tên đảng, không đổi tên, nhưng thể chế chính trị và kinh tế thì Lào đang quyết tâm đổi mới hòa nhập với kinh tế thị trường.theo xu thế mới; Lịch sử văn hóa Lào cũng được bảo tồn và phát triển hệ thống với bài học từng thời kỳ. Chủ tịch nước, chủ tịch đảng của Lào là một . Nước Lào vẫn tiếp tục xây đập thủy điện Sayabouri và còn có kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt đường bộ liên Á kết nối Trung Quốc, Lào,Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và ra biển. Chính sách đối ngoại của Lào là nhất quán kết nối chặt chẽ với Việt Nam nhưng chính sách kinh tế độc lập không lệ thuộc đang có nhiều vấn đề tương quan đổi khác. Dự án xây dựng thủy điện Xayaburi theo thiết kế có công suất đạt 1.260 MW/năm giúp Lào nguồn thu siêu lợi khoảng 1 tỉ USD xuất khẩu điện sang Thái Lan và Việt Nam trong khi Lào chỉ có 6,3 triệu dân với tổng thu nhập quốc dân chỉ hơn 6 tỉ USD (năm 2010). Số tiền bán điện này hàng năm đối với Lào là nguồn thu rất lớn. Tuy vậy, việc xây dựng thủy điện Xayaburi trong hệ thống 16 đập chặn dòng sông Mekong từ thượng nguồn cho tới vùng trung lưu của dòng sông Mekong đã và đang làm cho cạn kiệt nguồn nước, làm giảm nghiêm trọng phù sa về Nam Bộ, làm hàng triệu hectar trồng lúa bị nhiễm mặn và khô hạn, cá tôm bị suy giảm, làm thay đổi mạnh mẽ điều kiện sống, an sinh xã hội sinh kế của người dân phí dưới của hệ thống đập nước thuộc lưu vực sông Mekong.

Nước Lào không còn …chậm

là nhận xét của nhà báo Hiệu Minh nói về không gian kinh tế văn hóa Đông Dương hiện nay đang thay đổi trong xu hướng toàn cầu hóa. Tôi đồng tình nhận xét ấy và tâm đắc đọc lại bài thơ của chính mình “Lào hoa Chămpa nắng Mekong” suy ngẫm thấm thía câu chuyện lịch sử “Dân Việt nghìn năm xuôi lấn biển. Tựa lưng vào núi hướng về Nam, thoáng chốc ngàn năm nhìn trở lại. Tháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong“.

Đi xa để lại nghĩ về gần

là suy ngẫm của nhà văn hóa Nguyên Ngọc. Cụ viết: “Sáng sớm ở Luang Prabang của nước Lào, khoảng từ 5h, không gì hay bằng ra đường và ngắm các nhà sư đi khất thực…Lạ thay là một dân tộc, là những con người, suốt đời, suốt ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng lại dậy thật sớm, dọn mình thật thanh khiết rồi ra ngồi lặng lẽ và cung kính bên đường để chờ làm công việc hẳn là tự nguyện nhất trong những công việc ở đời. Mở đầu một ngày sống như vậy thì thật khó làm điều ác trong ngày. Và một chút nhận xét nữa: ở đây người ta sống chậm. Không quan tâm, không ham hố tốc độ. Hình như giữa sự thâm trầm của tu, chùa, sư và sự thanh thản của cuộc sống hằng ngày chẳng có mấy khoảng cách“…

“Ở Lào khó tìm thấy kịch”

nhà báo
Nguyễn Quang Vinh viết:”Ở Lào khó tìm thấy kịch.Không chỉ là tôi, những người tôi quen biết sống ở Lào lâu, đều nói, khó để nhìn thấy người Lào cãi cọ, trợn mắt phùng má, cào cấu, đánh lộn….hình như là không có. Người Lào nếu giận nhau thì im lặng ra về, vì nếu cự cãi, gây lộn, họ sẽ không bao giờ còn nhìn mặt nhau cho tới hết đời. Phật cũng dạy cho họ đức sống khiêm nhường, buông xả, bao dung và nhân hậu. Người Lào thích nhậu, chủ yếu là uống bia, phụ nữ đàn ông đều uống, nhưng họ nhậu rất chậm, từ từ, không ép nhau, không zô trăm phần trăm phần triếc, không kích, không khích nhau uống, không ép, không dồn, ngồi, nói chuyện, từ từ uống, từ từ chuyện trò, từ từ say, chầm chậm như thế.” ” Tôi không dám nói tôi đã hiểu nhiều về nước bạn Lào yêu dấu, nhưng tôi chắc rằng, nếu tôi ở Lào, tôi cũng chỉ làm được những bài thơ đẹp, chỉ có thể viết ra được những trang văn đẹp và tinh khôi, khó để viết thành kịch, khó để tạo ra kịch tính trong tác phẩm, khó để xây dựng được những nhân vật gọi là “phản diện”, chỉ có thể là sống vui, sống khỏe, sống yêu thương và say đắm trong bước nhảy của Lăm Vông..Có một dòng chảy văn hóa Phật giáo âm thầm trong huyết thống nhiều thế hệ của người Lào, tinh khiết, trong trẻo, không pha tạp, không hỗn mang, không náo loạn, thế mà hun đúc cho dân tộc một bản sắc văn hóa vững như đá, chảy dài theo ngàn thế hệ.”

DatnuocLao2

LÚA VÀ SẮN Ở LÀO

Lúa và sắn ở Lào có một vị trí quan trọng.  Khái quát về lịch sử và điều kiện sinh thái. Lào là một đất nước miền núi ở trung tâm bán đảo Đông Nam Á. Nước Lào có nguồn gốc lịch sử văn hoá từ Vương quốc Lan Xang (Vạn Tượng, Triệu Voi) được vua Lào Phà Ngừm khai sáng năm 1354. Vương quốc Lan Xang sau thời kỳ thịnh vương đến năm 1695 đã rơi vào khủng hoảng bởi tranh giành nội bộ và năm 1707 bị chia ba thành Vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, Vương quốc Viêng Chăn ở trung tâm, Vương quốc Champasak ở phía nam. Năm 1893, Pháp bảo hộ Liên bang Đông Dương đã hợp nhất ba vương quốc này thành lãnh thổ Lào. Sau khi Nhật chiếm đóng, Lào giành độc lập song người Pháp đã áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào được tự trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến. Lào xẩy ra nội chiến trường kỳ kết thúc vào năm 1975 với phong trào Pathet Lào do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo đã lập nên chính thể hiện nay. Lào có điều kiện sinh thái tương tự vùng miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 2, mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Lượng mưa hàng năm từ 1350mm đến 3700mm. Tổng diện tích đất đai Lào 23.080.000 ha trong đó đất nông nghiệp: 1.959.000 ha (8,5%), đất trồng trọt khoảng 1.000.000 ha (4.3%) đất dốc có độ dốc trên 30% chiếm 54%, đất dốc có độ dốc trên 8% chiếm 8%.  Lào là nước có mức sống người dân nghèo hơn so với Việt Nam và Cămpuchia.  Nông nghiệp Lào chiếm 40% GDP, ngành công nghiệp chiếm 35% (chủ yếu là khai thác mỏ gổ và thủy điện) Dịch vụ 25% (chủ yếu là kinh doanh du lịch). 80% người dân tham gia các hoạt động nông nghiệp với hầu hết là nông dân sản xuất nhỏ.

DatnuocLao1

Lúa là cây trồng chính trong mùa mưa, đặc biệt là ở các nơi đất thấp dọc lưu vực sông Mêkông. Lúa nương, sắn, khoai lang, rau, ngô, cà phê, cao su, mía, thuốc lá, bông, chè, đậu phộng, là những cây trồng quan trọng đối với nhiều nông hộ ở vùng cao. Chiến lược quốc gia là thu hút đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào sản xuất, tiếp thị và chế biến nhằm mục đích tối đa hóa sự tham gia của người nông dân và gia đình, ưu tiên cao su, mía đường, lâm nghiệp, cà phê, sắn, ngô, sử dụng cạnh tranh cho đất, khai thác mỏ, thủy điện, phát triển “chiến lược quốc gia về xoá đói và giảm nghèo” (gồm 47 huyện ưu tiên rất nghèo và 25 huyện nghèo .

Tôi lần đầu tham gia đào tạo và tập huấn ở Lào cùng với tiến sĩ Reinhardt Howeler về “phương pháp FPR chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn” năm 2001, lần kế tiếp  họp lúa sắn ở thủ đô Viên Chăn với tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi, một lần khác tham gia hội thảo sắn châu Á năm 2008 với tiến sĩ Rod Lefroy, giám đốc vùng sắn châu Á của CIAT, giáo sư Trần Ngọc Ngoạn, thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Loan, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Lý, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hỷ và tiến sĩ Nguyễn Phương. Sau đó tôi cũng có ba lần tham gia học tập trao đổi, đánh giá khảo sát hiệu quả đầu tư với các tổ chức Quốc tế và với nhóm chuyên gia  Hernan Ceballos CIAT, Keith Fahrney CIAT- Lào,  Vinayaka Hegde CTCRI, Ấn Độ, Bernardo Ospina,CLAYUCA, Colombia, Tin Maung Aye CIAT- Lào,  Tian Yinong GSCRI, Trung Quốc . Nhiều báo cáo power point, tài liệu làm việc và những câu chuyện lúa sắn chưa dịp kể.

Nước Lào một suy ngẫm, Lào hoa trắng nắng Mekong; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; lắng đọng một ấn tượng.

Hoàng Kim.

Tài liệu dẫn

LÚA SẮN CAMPUCHIA VÀ LÀO
Hoàng Kim

Lúa sắn Campuchia và Lào là điểm nhấn thú vị thật đáng suy ngẫm. Campuchia và Lào tôi đã đến thật nhiều lần, kể từ năm 1972 trong chuyện kể
Câu cá bên dòng Sêrêpôk cho tới sau này được giảng dạy và nghiên cứu, dự hội thảo, du lịch sinh thái, giúp các chủ trang trại canh tác lúa sắn. Tôi có nhiều bạn ở nơi ấy. Hoàng Long con trai tôi cùng Nguyễn Văn Phu nay đang ở bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh vừa tham gia Giúp bà con cải thiện vụ mùa tại Champasak trong mùa hè xanh năm 2019 tại Lào https://www.facebook.com/watch/?v=845140395871560

Việt Nam Lào Cămpuchia chúng ta chung nôi bán đảo Đông Dương, chung một vận mệnh mật thiết của sự kết nối đất nước và con người. Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm trời, quốc gia lấy bình an trung tín làm nền tảng hợp tác tin cậy. “Muốn bình sao chẳng lấy an. Muốn nhân sao lại bắt dân ghê mình” Điểm tin lúa sắn Việt Nam Lào Campuchia hàng vụ, hàng năm giúp cung cấp một góc nhìn thú vị ba dân tộc anh em cùng một vận mệnh “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” “cùng chung lưng đấu cật’ trên cùng một bán đảo Đông Dương. Chủ đề này luôn làm tươi mới trên nền tảng thông tin chủ đề bảo tồn và phát triển.

Theo Hin Pisei, báo Phnom Penh Post ngày 6 tháng 5 năm 2021 | 14:22 ICT, “Xuất khẩu sắn Campuchia trong tháng 1 đến tháng 4 năm 2021 cao hơn tốc độ của năm 2020”. Tổng cục Nông nghiệp Campuchia tại báo cáo ngày 29/12/2020 cho hay Tổng diện tích sắn Campuchia năm 2020 là 656.668 ha, sản lượng đạt hơn 12 triệu tấn mỗi năm, hay hơn 18 tấn / ha, theo nguồn Heng Chivoan. Campuchia trong 4 tháng đầu năm 2021, đã xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn sản phẩm sắn sang thị trường quốc tế tăng so với 1,3 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản. Phân tích theo danh mục sản phẩm sắn xuất khẩu thì vương quốc Campuchia đã xuất khẩu 1.177.003 tấn sắn lát khô (tăng 25,46% so với cùng kỳ năm ngoái), 307.750 tấn sắn củ tươi (giảm 6,98%), 13.284 tấn tinh bột sắn (tăng 42,83%) và 3.122 tấn viên làm thức ăn gia súc (giảm 34,26%). Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cũng báo cáo rằng phần lớn hàng xuất khẩu sắn là đến Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ý và Hà Lan. Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Battambang, Kim Hout, nói với báo Phnom Penh Post vào ngày 6 tháng 5 rằng mùa thu hoạch sắn đã khép lại vào cuối tháng 3 và sản lượng ở tỉnh này tăng nhẹ so với vụ năm ngoái. “Năm nay, nông dân trồng sắn đã có lãi cả về số lượng và giá cả, và nhu cầu thị trường tăng mạnh hơn so với năm 2020”, ông nói và cho biết thêm rằng giá của vụ này đã tăng đáng kể so với năm ngoái. Theo Huot, khoảng 80% sắn trồng ở tỉnh Battambang được thương nhân mua và bán lại ở Thái Lan mỗi năm, trong khi các công ty địa phương mua phần còn lại để xay thành thức ăn chăn nuôi. Chan Muoy, chủ một silo ở quận Sampov Loun, phía tây bắc của tỉnh Battambang, lưu ý rằng đợt tăng giá năm nay được thúc đẩy bởi nhu cầu cao từ Thái Lan và Trung Quốc. Bà cho biết: “Nhu cầu đối với các sản phẩm sắn từ nước ngoài đã tăng đáng kể trong năm nay do sắn là nguyên liệu quan trọng để sản xuất lương thực, thực phẩm ở tất cả các nước, đặc biệt là tinh bột sắn. Theo Muoy, sắn sẽ tăng giá rõ rệt trong năm nay, với giá bán buôn củ tươi với giá 330-370 riel (0,08-0,09 USD) / kg, tăng từ 220-260 riel vào năm 2020 và sắn lát với giá 715-800 riel , tăng từ 520-650 riel. Sắn là một trong những cây nông công nghiệp hàng đầu của Campuchia. Năm 2020, Campuchia chính thức công bố “Chính sách quốc gia về sắn 2020- 2025″ nhằm đẩy mạnh sản xuất và thương mại hóa nó để xuất khẩu. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thương mại Pan Sorasak cho biết sắn là mặt hàng xuất khẩu chính, đóng góp 3-4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm. Một báo cáo ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Tổng cục Nông nghiệp Campuchia đã nhấn mạnh sắn nước này có tiềm năng xuất khẩu cao, ngoài gạo”.

Đối chiếu thông tin thị trường sắn từ Việt Nam,
Xuất khẩu sắn tăng mạnh trong 4 tháng Xuất khẩu sắn và các sản phẩm làm từ sắn ước tính đạt giá trị 443 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước, theo Cơ quan Phát triển Thị trường và Chế biến Nông sản.VNS/VNA. TTXVN Thứ sáu, ngày 14/5/2021 19:33.

Xuất khẩu sắn Việt Nam tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2021. (Ảnh: nhandan.com.vn). Trung Quốc là người mua lớn nhất, nhập khẩu sắn để chế biến thức ăn chăn nuôi và ethanol. Giá xuất khẩu dự kiến ​​vẫn ở mức cao do nguồn cung giảm và nhu cầu cao từ Trung Quốc. Tại thị trường trong nước, giá sắn lên tới 3.400 đồng một kg, cao nhất trong nhiều năm, điều này đã khuyến khích nông dân chăm sóc sắn tốt hơn. Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh, nơi có diện tích trồng sắn lớn nhất cả nước, cho biết với giá hiện tại, nông dân có thể lãi trên 70 triệu đồng (3.030 USD) mỗi ha mỗi vụ. Năm ngoái, tỉnh đã thu hoạch hơn 3,7 triệu tấn, ông nói. Trong vụ trồng 2020-21 có 33.340 ha được gieo trồng..Tây Ninh có 65 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất 6,4 triệu tấn củ / năm. Ông Xuân cho biết thêm, do nguồn cung sắn trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nên họ phải nhập khẩu từ Campuchia hoặc mua từ các tỉnh khác. Tại tỉnh Gia Lai, năm nay sắn tươi có giá cao. Chẳng hạn, Nhà máy Tinh bột sắn Gia Lai thu mua từ nông dân với giá 3.100 đồng một kg, cao hơn 1.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

So sánh bức tranh nông sản lúa sắn Việt Nam, Campuchia và Lào trong trong các năm trước thì Việt Nam năm 2016 có diện tích canh tác lúa là 7.783.113 ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ ha, sản lượng 43,43 triệu tấn; diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn. Campuchia năm 2016 diện tích canh tác lúa là 2.866.973 ha, năng suất 3,42 tấn/ ha, sản lượng 9,82 triệu tấn; diện tích sắn 387.636 ha, năng suất 26,33 tấn/ha, sản lượng 10,20 triệu tấn. Lào năm 2016 diện tích canh tác lúa là 973.327 ha, năng suất 4,26 tấn/ ha, sản lượng 4,14 triệu tấn; diện tích sắn 94.726 ha, năng suất 32,68 tấn/ ha, sản lượng 3,09 triệu tấn. Đối chiếu với số liệu thống kê của năm 2014 thì Việt Nam có diện tích canh tác lúa là 7.816,476 ha, năng suất lúa 5,75 tấn/ ha, sản lượng 44,97 triệu tấn; diện tích sắn 552.760 ha, năng suất sắn 18,47 tấn/ha, sản lượng sắn 10,20 triệu tấn. Campuchia năm 2014 diện tích lúa là 2.856.703 ha, năng suất 3,26 tấn/ ha, sản lượng 9,32 triệu tấn; diện tích sắn 257.845 ha, năng suất 25,78 tấn/ha, sản lượng 8,58 triệu tấn. Lào năm 2014 diện tích canh tác lúa là 957.836 ha, năng suất 4,17 tấn/ ha, sản lượng 4,00 triệu tấn; diện tích sắn 60.475 ha, năng suất 26,95 tấn/ha, sản lượng 1,63 triệu tấn.

Video
Lao Farmer Network thật thú vị . Hình ảnh sắn Lào ngày 10 tháng 7 năm 2019 tại https://www.facebook.com/laofarmernetwork/videos/619900718642916 Bức tranh nông sản được đúc kết, bảo tồn để cùng học hỏi trao đổi. Lúa sắn Việt Nam, Lào, Cămpuchia với các điển hình tiên tiến trong nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác và sản xuất. chế biến, tiêu thụ trong tầm nhìn hệ thống kinh tế văn hóa xã hội là điểm nhấn của bài viết này .

LÚA SẮN CĂMPUCHIA

Lúa, sắn Cămpuchia, chúng ta có thể dạy và học gì với nông dân? Tôi lưu lại đây một điểm nhấn hợp tác lúa sắn với nông nghiệp Căm pu chia để có dịp quay lại viết sâu hơn, kể câu chuyện tiếp nối các câu chuyện Hợp tác Bảo tồn và Phát triển. Đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm .

Câu chuyện này tôi đã kể với Sango Mahanty giáo sư và chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Trường Đại học Úc. Tôi kết luận về sự trãi nghiệm và suy ngẫm của tôi với đất nước này.“Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển lúa sắn Việt Nam Căm pu-chia là rất to lớn. Điều này không chỉ đối với cây lúa, cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, nước, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng chúng ta không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”.

Sự thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia Việt Nam là thật nhanh chóng. Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Nhìn lại số liệu sắn Campuchia đầu năm 2011 khi tôi sang khảo sát bên đó thì năm 2010 Campuchia có tổng diện tích sắn là 20.230 ha, đạt sản lượng thu hoạch 4,24 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 20,99 tấn/ ha. So với Việt Nam cùng kỳ (năm 2010) có tổng diện tích sắn là 498.000 ha, đạt sản lượng thu hoạch 8,59 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 17,26 tấn/ ha. (FAOSTAT 2015). Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Lý do vì: doanh nghiệp Việt Nam và Cămpuchia tổ chức trồng sắn kinh doanh tại những vùng đất dọc biên giới, nơi trồng sắn hầu hết là rừng mới khai phá đất tốt; Sư tổ chức canh tác phần lớn theo kiểu sản xuất kinh doanh khép kín để bán củ tươi về Việt Nam hoặc chế biến tại chỗ. Giống sắn Campuchia do các thương lái Việt Nam chuyển sang buôn bán cây giống để thu mua củ tươi, nên theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam. Hiện tại tổng diện tích sắn trồng của Cămpuchia có trên 90% được trồng là ba giống sắn tốt nhất KM419 ( khoảng 60%), KM98-5 (khoảng 10%) và KM94 (khoảng 20%) . Mười biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững theo kinh nghiệm đúc kết của Việt Nam và CIAT được bạn ứng dụng nhanh và tốt trong sản xuất.

Đến đất nước Cămpuchia nhiều lần trong các chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, cũng như giúp các doanh nghiệp Việt Nam, Cămpuchia và các bạn quốc tế canh tác sắn tại Cămpuchia. tôi thường thích mang theo tài liệu “Du lịch Cămpuchia” và cuốn sách  “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết”  (dịch từ Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư và các cửa khẩu khác dọc biên giới Việt _Cămpuchia, tôi chứng kiến nhiều lần những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt, gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn. Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh lúa sắn Angkor là bạn cũ của tôi ở bên ấy. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển lúa sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.

Cămpuchia đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước. Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học khá phổ biến ở vùng sâu vùng xa.

Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM94, KM98-5  nhập từ Việt Nam. Giống sắn mới triển vọng KM419 (BKA900 x KM 98-5 lai tạo tại Việt Nam) và KM325 (nguồn gốc SC5 x SC5 lai tạo tại Việt Nam) cũng đã được trồng nhiều nơi khá rộng rãi.

Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km.

Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.

Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng.

Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam).

Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM94, KM419, KM98-5, KM325 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.

Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững,  khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển …

Tôi đã có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập. Đất nước Angkor, nụ cười suy ngẫm Thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap là ba việc thú vị nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia.

Bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều kỳ thú. Lúa Cămpuchia đoạt chất lượng gạo ngon cao giá nhất hiện nay.Cây sắn Cămpuchia chuyển đổi sản lượng từ bốn triệu tấn năm 2010 tăng gấp đôi lên tám triệu tấn năm 2013, và vượt sản lượng năng suất Việt Nam từ năm 2016  chỉ sau sáu năm. Tôi không ngạc nhiên vì biết rõ những gì đã xảy ra và vì sao như vậy, nhưng thật khó lý giải. Nhiều năm giúp bạn trồng lúa sắn, đi trên đất nước Angkor, tôi hiểu mình đang đối thoại với một nền văn hóa lớn. Angkor nụ cười suy ngẫm. Lúa sắn Angkor.

Đền Banteay Srei thờ thần Shiva được thánh hóa ngày 22 tháng 4 năm 967 tại khu vực Angkor thuộc Campuchia ngày nay. Ngày huyền thoại này gợi cho tôi trở về ký ức lúa sắn Angkor.

Đền Banteay Srei thờ nữ thần Thánh Mẫu Shiva tại tọa độ 13,59 độ vĩ bắc,103,96 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, cách 25 km về phía đông bắc của nhóm các đền  Angkor Thom của các kinh đô cổ đại .Đền Thành Mẫu Banteay Srei gợi sự đồng văn với Đạo Mẫu Việt Nam trong tư duy triết học Phương Đông của dịch lý truyền nhân mà người chồng nếu bị hủy diệt thì người vợ chính là nguồn gốc để truyền nhân, “còn da lông mọc, còn chồi nãy cây” vì người Mẹ là gốc sinh tồn của muôn loài, mà có dịp tôi sẽ bàn sâu hơn với bạn trong một chuyên khảo khác.


Shiva là là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Shiva là hiện thân của sáng tạo và sự khởi đầu cái mới, đại diện cho sự hủy diệt cái cũ để phát triển. Shiva hợp chung cùng Trimurti, Vishnu  thành ba vị thần sáng tạo, bảo quản và tiêu hủy. Shiva được xem như vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình vừa nhân từ vừa kinh sợ,  được mô tả như là một vị thần toàn trí, bảo trợ của yoga và nghệ thuật. Shiva sống khổ hạnh trên núi Kailash với vợ và hai con nhưng ở khía cạnh kinh sợ, Shiva thường được mô tả như một ác thần hay chém giết.  Shiva có các biểu tượng chính là có con mắt thứ ba trên trán, con rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (Sông Hằng) chảy từ mái tóc rối bù của mình, với vũ khí là đinh ba (Trishula) và nhạc cụ là một loại trống lắc (damaru). Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga. Trong các ảnh tượng, thần được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya.

Đền Banteay Srei là viên ngọc quý của nghệ thuật Khme được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ và chất pha màu đặc biệt được lưu dấu trên các bức điêu khắc trang trí tỉ mỉ trên tường đạt hình thức cực kỳ tinh xảo của tiêu chuẩn đặc biệt cao của các công trình Angkor cho ngôi đền đặc biệt nổi tiếng.Ngôi đền là là bức tranh tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc trên đá ong và sa thạch đỏ. Bản thân ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật trên đá với những bức phù điêu hoa văn tinh tế và đặc biệt khéo léo đến từng chi tiết nhỏ. Ngôi đền ban đầu thờ thần Shiva, trong khi đó ngôi đền phía Bắc lại thờ thần Vishnu, với nhiều bí mật lâu đài cổ, và các câu chuyện cổ xưa cần được khám phá. Tôi đến đây đã mấy lần nhưng nhiều sâu sắc vẫn chưa thấu tỏ.

Lúa Angkor, sắn Angkor và Du lịch sinh thái là ba ấn tượng yêu thích nhất về đất nước Angkor;. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-san-campuchia-va-lao/

Đi xa để lại nghĩ về gần
Nguyên Ngọc

DẠY VÀ HOC. Sáng sớm ở Luang Prabang của nước Lào, khoảng từ 5h, không gì hay bằng ra đường và ngắm các nhà sư đi khất thực…Lạ thay là một dân tộc, là những con người, suốt đời, suốt ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng lại dậy thật sớm, dọn mình thật thanh khiết rồi ra ngồi lặng lẽ và cung kính bên đường để chờ làm công việc hẳn là tự nguyện nhất trong những công việc ở đời. Mở đầu một ngày sống như vậy thì thật khó làm điều ác trong ngày. Và một chút nhận xét nữa: ở đây người ta sống chậm. Không quan tâm, không ham hố tốc độ. Hình như giữa sự thâm trầm của tu, chùa, sư và sự thanh thản của cuộc sống hằng ngày chẳng có mấy khoảng cách.Tôi cũng đã được thấy các sư đi khất thực ở Sài Gòn. Rất khác, và cũng có thể ở đấy lại có cái hay khác: những người tu hành đi xin ăn giữa chợ đời chen chúc, xô bồ, cũng là tu nhưng là “tu giữa chợ”. Là một thứ triết lý  tu hành thâm thuý riêng chăng?…

Ở Lào khác hẳn. Từ mờ sáng, người ta ra ngồi ven đường, mỗi người một vuông đệm nhỏ hay một chiếc ghế mây thấp, đàn bà thì quỳ, đàn ông xếp bằng, giỏ xôi đặt trước mặt. Rất sớm và rất trang trọng. Người ta bảo mình phải chờ sư, không được để sư chờ mình.

Trước khi các sư đến, người ta nâng giỏ xôi lên ngang trán, lầm rầm khấn vái. Không phải bố thí mà là dâng hiến. Các sư đi thành đoàn dài, người hai bên đường cung kính dâng thức ăn. Khi các sư đã đi qua rồi, người ta vẫn ngồi yên hồi lâu, chắp tay và nhắm mắt, một khoảnh khắc vọng về cõi vô thường, mỗi sáng lại được chạm nhẹ vào đấy trước khi dấn vào cuộc lầm bụi hằng ngày. Cũng có khi nhận thức ăn xong, các sư dừng lại, hát một bài kinh ngân nga, cảm ơn và chúc phúc…

Lạ thay là một dân tộc, là những con người, suốt đời, suốt ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng lại dậy thật sớm, dọn mình thật thanh khiết rồi ra ngồi lặng lẽ và cung kính bên đường để chờ làm công việc hẳn là tự nguyện nhất trong những công việc ở đời.

Mở đầu một ngày sống như vậy thì thật khó làm điều ác trong ngày. Và một chút nhận xét nữa: ở đây người ta sống chậm. Không quan tâm, không ham hố tốc độ. Hình như giữa sự thâm trầm của tu, chùa, sư và sự thanh thản của cuộc sống hằng ngày chẳng có mấy khoảng cách.

Một chị bạn cùng đi chiêm ngưỡng cảnh khất thực buổi sáng còn chỉ cho tôi một chi tiết: một bà cụ, sau khi dâng thức ăn cho sư, dành lại một ít xôi trong giỏ, bà trở về nhà, chậm rãi đi đến từng cây trong vườn, kính cẩn gắn những vón xôi nhỏ lên các chạc cây: bà “cho cây ăn”. Dâng xôi cho sư và lại dâng xôi cho cây…

Ở Luang Prabang tôi được biết một điều: cả thành phố không nhà nào cao quá hai tầng, cố đô nép mình khiêm nhường bên bờ sông Mekong đoạn này rất êm ả, và bất cứ ai muốn chặt một cây nhỏ, ngay trong vườn riêng của mình, đều phải xin phép, rất khó khăn.

Tôi bỗng nhớ đến Tây Nguyên, ngày trước trên ấy khi phải chặt một cây trong rừng, người ta cẩn trọng làm lễ xin phép rừng và tạ lỗi với cây. Có gì đó gần nhau quá giữa bà cụ Luang Prabang dâng xôi cho sư rồi lại dâng xôi cho cây, đều kính cẩn như nhau, và người Tây Nguyên của tôi thấy mình có lỗi với rừng, với cây mỗi khi buộc phải làm đau cây, đau rừng.

Giống quá, tự trong một chiều sâu rất sâu nào đó mà Luang Prabang vẫn giữ được, còn Tây Nguyên của tôi đang mất. Đến Luang Prabang, tôi đi xa để lại nghĩ về gần…

Sau mấy ngày ở phố Luang Prabang, tôi ra vùng ngoại ô, dừng lại ở bản Xiêng Đa của người Lào Lum. Vừa qua ở Xiêng Đa đã tổ chức lễ  Buot Ton May, phong sư cho các cây trong rừng. Làng kéo nhau vào rừng, mỗi người mang theo một tấm vải dài màu vàng, cắt thành những rẻo mỏng, đem buộc vào từng cây.

Cây được buộc vải vàng cũng như người được khoác áo cà sa, được đánh thức tính Phật, được phong sư. Và khi con người đánh thức tính Phật ở cây thì cũng tự đánh thức tính Phật ở mình. Cây được phong sư là vì trong cây vốn đã có chất sư. Ở Lào tất cả thanh niên lớn lên đều phải qua mấy năm ở chùa, cũng là để đánh thức tính Phật vốn sẵn trong mỗi con người.

Buot Ton May cũng lại gợi suy ngẫm đến cách nghĩ về tự nhiên và con người ở bên này. Ở đây, giữa tự nhiên, cây cỏ, với con người có gì khác nhau?

Trong tác phẩm Nhiệt đới buồn nổi tiếng, Claude Lévi-Strauss kể rằng người Bororo Nam Mỹ vẽ lên mặt những hình khác nhau để tự phân biệt, tự tách mình ra khỏi tự nhiên, chưa vẽ mặt thì con người còn hoang dã như tự nhiên, có hình vẽ trên khuôn mặt rồi con người mới trở thành văn hoá, thành xã hội, cao lên, cao hơn tự nhiên. Và xã hội thì có đẳng cấp. Mỗi đẳng cấp khác nhau vẽ mặt theo những huy hiệu đẳng cấp vậy.

Hoá ra người Lào Lum ở Xiêng Đa không cảm thấy có nhu cầu đó, họ không cảm thấy có nhu cầu đó để được cao lên cho bằng tự nhiên, thậm chí họ cố đánh thức dậy ở mình một cái chất nào đó để được cao lên cho bằng tự nhiên.

Hoặc cũng có thể hiểu cách khác: để không từ “tự nhiên” mà tụt xuống thành “văn hoá”, tức thấp hơn. Cũng chính Claude Lévi-Strauss, ở một chỗ khác, trong tác phẩm Tư duy man dã, lại viết rằng “tư duy man dã đã không phải là tư duy của người man dã, mà là một thuộc tính phổ quát của tinh thần con người, biểu hiện chẳng hạn trong thơ và nghệ thuật”.

Hình như người Xiêng Đa có biết – rất có thể tự trong bản năng thuần khiết, chứ không phải bằng ý thức – những tìm tòi và trăn trở kiểu Strauss ấy và có câu trả lời riêng của họ. Họ không sợ sự man dã.

Nói như Strauss, họ là những nhà thơ và đầy chất nghệ thuật. Họ không có nhu cầu tách mình ra khỏi tự nhiên, không sợ còn là tự nhiên thì không có, chưa có văn hoá. Bởi họ tin rằng trong tự nhiên có văn hoá. Con người đi tìm văn hoá trong hoà nhập với tự nhiên.

Người Xiêng Đa đánh thức dậy trong mình chất cây, chất rừng, chất tự nhiên mà họ coi là cao quý nhất – cái mà chúng ta coi là man dại và đã đánh mất, vứt bỏ, giày xéo trong cuộc đua chen để trở thành hiện đại.

Người Xiêng Đa, tôi được biết, cũng không đứng ngoài cuộc đua chen hiện đại, và trong cuộc đua ấy họ đã thắng theo lối của họ. Vừa qua, nhiều thế lực bên ngoài, kiêu căng hùng hổ có, dụ dỗ ranh ma có, đổ vào mua rừng Xiêng Đa, thậm chí mua đất rồi đưa người đến theo một tính toán đồng hoá lâu dài. Người Xiêng Đa trả lời giản dị, nhẹ nhàng: họ không bán Phật.

Đến nay rừng Xiêng Đa vẫn xanh ngút đại ngàn.

Đến  Xiêng Đa bây giờ có thể mua được những tấm thổ cẩm thật đẹp do các cô gái Xiêng Đa thong thả dệt trên các khung cửi của từng nhà. Các cô không dùng màu hoá học để nhuộm chỉ, thổ cẩm Xiêng Đa toàn màu tự nhiên của cây, của lá, của rừng. Mộc, bền, tinh khiết, đậm đà.

Mà, như ta đã biết, rừng, cây ở đây cũng là Phật, trong thổ cẩm dưới tay các cô gái Xiêng Đa có chất Phật… thâm thuý thay, một đất nước có tục khất thực đẹp quá buổi sáng, lại biết rằng có Phật trong cả những vật dụng hằng ngày.

Các cô gái Xiêng Đa dệt thổ cẩm có thu nhập khoảng 1 triệu kíp, tức là 2 triệu đồng VN một tháng. Vừa rồi có 20 hộ người Khơ Mú xin chuyển đến sống cũng bà con Xiêng Đa, được người Xiêng Đa nhận. Chị Xy, chị Văn người Lào Lum Xiêng Đa dạy cho các chị người Khơ Mú nghề thổ cẩm, không chỉ dệt mà cả nhuộm bằng cây, lá rừng, tạo nên màu tự nhiên đẹp và quý. Người Khơ Mú không theo đạo Phật. Cũng không sao, người Xiêng Đa bảo nói cho đúng Phật không phải là một tôn giáo, mà là một cách hiểu về cuộc đời, một cách sống, Phật có trong bất cứ ai…

Vậy đó, kết quả của một tư duy.

Tôi mới chỉ đến Xiêng Đa một thoáng. Đang rủ một số bạn mùa xuân này trở lại Luang Prabang, trở lại Xiêng Đa. Mùa xuân, đến, nhìn, gặp rừng và người, để nghĩ thêm về một cách tồn tại trên đời, cũng là hay, đúng không?

Nguyên Ngọc (Tuổi Trẻ Tết 2010)

nguyenquangvinh

Ở Lào khó tìm thấy kịch
Nguyễn Quang Vinh

DẠY VÀ HOC Không chỉ là tôi, những người tôi quen biết sống ở Lào lâu, đều nói, khó để nhìn thấy người Lào cãi cọ, trợn mắt phùng má, cào cấu, đánh lộn….hình như là không có. Người Lào nếu giận nhau thì im lặng ra về, vì nếu cự cãi, gây lộn, họ sẽ không bao giờ còn nhìn mặt nhau cho tới hết đời. Phật cũng dạy cho họ đức sống khiêm nhường, buông xả, bao dung và nhân hậu.

Người Lào thích nhậu, chủ yếu là uống bia, phụ nữ đàn ông đều uống, nhưng họ nhậu rất chậm, từ từ, không ép nhau, không zô trăm phần trăm phần triếc, không kích, không khích nhau uống, không ép, không dồn, ngồi, nói chuyện, từ từ uống, từ từ chuyện trò, từ từ say, chầm chậm như thế.

Khách đến nhà, thường thì người chồng lo nấu nướng đãi khách, dù chồng có làm quan chức to cũng thế, khách đến nhà thì người vợ mới là chủ nhân, người chồng phục vụ, vui vẻ, thỉnh thoảng anh lao từ bếp ra, uống với khách cốc bia, dọn thêm thức nhấm ( thường là các loại đồ nướng) xong lại vội vã vào bếp.

Đất nước Lào mỗi ngày trôi nhẹ theo tiếng chuông chùa, trôi nhẹ theo bước chân của các nhà sư khất thực, trôi nhẹ như cánh hoa chăm pa, không ồn ào, không chen lấn, không chụp giật, không hà hiếp, không náo loạn.

Âm nhạc Lào vì thế chỉ có những giai điệu tươi vui, những giai điệu khiến người nghe muốn đứng lên lăm vông, muốn hát, muốn múa, giai điệu âm nhạc Lào cứ thế trong vắt như ánh nắng ban mai, dào dạt như gió,róc rách như tiếng suối, thánh thót như tiếng chuông, khó tìm thấy một khúc điệu nào buồn…

Đến như làm đến quan chức hàng đầu chính phủ mà khi gặp gỡ bạn bè tại nhà cũng chỉ là những món thết đãi như người dân thường thôi, sang thì thêm con gà nướng, xiên thịt nướng, con cá nướng và chắc chắn là không thể thiếu những típ xôi, đĩa rau sống…bát muối giã với ớt tươi và uống bia, chỉ thế mà vui, mà nhậu, mà trò chuyện, rồi nhảy múa…
Báo chí, ti vi chỉ đưa những thông tin hội Bun, thông tin hoạt động văn hóa xã hội sản xuất, bình yên, bình yên, bình yên vô cùng…

Khó để tìm kiếm thấy kịch tính ở đất nước này.

Dày đặc những ngôi chùa ở khắp mọi nơi, và hình như vậy, ánh sáng Phật giáo lan tỏa, che chở, nương níu con người, cứu rỗi phận người, xã hội Lào nhè nhẹ trôi đi, nghèo khó hay giàu có cũng cùng chung một đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, cùng chung ánh nhìn, cùng chung giọt yêu thương, khó nhìn thấy sự cao ngạo, khó nhìn thấy sự hỗn xược, khó nhìn thấy sự nóng giận….

Kiến trúc nhà cửa người Lào là mái nhà, những mái nhà vút cong không lẫn vào đâu được, từ biệt thự hay chỉ là ngôi nhà mái tôn nghèo khó ở vùng nông thôn, từ nhà quốc hội hay trung tâm hội nghị quốc gia….Nếu nước ngoài viện trợ xây công trình nhà cửa, bảo tàng, trụ sở, nhà văn hóa cho Lào, dứt khoát mái nhà phải đúng là của Lào, do người Lào yêu cầu thiết kế, không thay đổi.

Tôi không dám nói tôi đã hiểu nhiều về nước bạn Lào yêu dấu, nhưng tôi chắc rằng, nếu tôi ở Lào, tôi cũng chỉ làm được những bài thơ đẹp, chỉ có thể viết ra được những trang văn đẹp và tinh khôi, khó để viết thành kịch, khó để tạo ra kịch tính trong tác phẩm, khó để xây dựng được những nhân vật gọi là “phản diện”, chỉ có thể là sống vui, sống khỏe, sống yêu thương và say đắm trong bước nhảy của Lăm-Vông…

Có một dòng chảy văn hóa Phật giáo âm thầm trong huyết thống nhiều thế hệ của người Lào, tinh khiết, trong trẻo, không pha tạp, không hỗn mang, không náo loạn, thế mà hun đúc cho dân tộc một bản sắc văn hóa vững như đá, chảy dài theo ngàn thế hệ.

THẦY DƯƠNG THANH LIÊM
Hoàng Kim

Thầy Dương Thanh Liêm là nhà giáo Nhân dân, chuyên gia đầu ngành Việt Nam về dinh dưỡng gia súc, độc chất học.Thầy PGS.TS Dương Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 1994-1998, thời mà thầy Bùi Cách Tuyến và cô Nguyễn Phước Nhuận làm hiệu phó. Thầy mất ngày 1 tháng 12 năm 2018 nhằm ngày 25 tháng 10 năm Mậu Tuất. Có những người Thầy mà nhân cách, sự tận tụy và đức hi sinh cao hơn những trang sách đã học. Thế hệ chúng tôi may mắn được học Thầy.

*
Tôi nghe tin thầy Dương Thanh Liêm đau nặng, suy tim giai đoạn cuối, đang điều trị ở phòng săn sóc tích cực của Bệnh Viện Việt Pháp số 6 Nguyễn Lương Bằng quận 7, do thầy Dương Duy Đồng và thầy Trần Đình Lý thông báo, nên vội đến thăm, đó là lần cuối gặp Thầy trước khi Thầy đi về cõi vĩnh hằng. Khi tôi đến Thầy đã chuyển lên phòng 642, tuy có đỡ hơn trước một chút và vẫn minh mẫn tĩnh táo trò chuyện nhưng thầy rất mệt. Tôi thầm mong quý thầy bạn sớm ghé thăm hổ trợ thầy.. Thầy tuy an nhiên vui vẻ nhưng suy tim hiểm nghèo, và thầy đã trên 80 tuổi, gặp được thầy lúc nào là quý lúc đó. Tôi lắng nghe lòng rưng rưng. Tôi thưa với thầy tôi tri ngộ thầy và tâm đắc ở thầy ba chuyện: đức độ hi sinh, thanh liêm chính trực, tận tụy dạy người. Đó là ba bài học lớn.

Đức độ hi sinh

Thầy Dương Thanh Liêm sinh năm 1938 tại xã Thuận Điền, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1955 thầy tập kết ra Bắc và học tại Trường Học sinh miền Nam, sau đó vào học Trường Đại Học Nông nghiệp 1 Hà Nội (nay là Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam). Năm 1974, thầy bảo vệ thành công luận án PTS tại Hungary, năm 1976 thầy chuyển vào công tác tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1994-1998 thầy làm Hiệu Trưởng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004, thầy được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

Thầy Dương Thanh Liêm đức độ hi sinh nhẫn nại hiếm thấy  trong một tình cảnh gia đình ngặt nghèo cùng cực. Vợ phát bệnh tâm thần sau khi sinh con trai được mấy tháng. Đứa con trai duy nhất của thầy đã chết đuối năm 13 tuổi . Thầy ngày ngày nuôi vợ bệnh tâm thần và hai người con gái bị suy nhược thần kinh. Vợ thầy mất năm 2014. Suốt cuộc đời bật hạnh, thầy Dương Thanh Liêm đã vượt lên những nỗi đau và tổn thất thiệt thòi cùng cực của riêng mình, để  trao lại cho Trường, cho đời những niềm vui và sự thành công.

Lịch sử Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thời thầy Dương Thanh Liêm làm Hiệu Trưởng đã có những dấu ấn nổi bật, tuy chưa có xâu chuỗi so sánh lịch sử. Thầy đã cống hiến cho trường đầy đặn thủy chung như Abraham Lincoln đối với nước Mỹ chịu riêng mình nỗi đau và bất hạnh khủng khiếp khó tưởng tượng nổi nhưng thầy đã an nhiên và điềm tĩnh vượt qua.

Thầy như thiền sư giữa đời thường.

Giáo sư Dương Thanh Liêm là Hiệu trưởng và Phó Giáo sư Lưu Trọng Hiếu là Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế những người thầy nhân cách cao quý  ‘dĩ công vi thượng’ đặt việc chung lên trên, sẵn sáng ‘ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng’ cùng quý thầy cô tham gia nghiên cứu khoa học thực sự cùng lũ học trò chúng tôi mà không hề so đo tính toán.

Thầy bạn trong đời tôi (Hoàng Kim). Chương trình Sắn Việt Nam (Viet Nam Cassava Program – VNCP) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chủ trì kết nối với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, CIAT, CIP, VEDAN cùng với nhiều cơ quan, công ty, đơn vị, cá nhân của Việt Nam và Thế Giới. Chương trình Sắn Việt Nam (Viet Nam Cassava Program – VNCP) có hoạt động như là một hiệp hội nghề nghiệp. Cây sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững nhờ sự “góp gạo thổi ăn chung”. Thầy Dương Thanh Liêm, thầy Lưu Trọng Hiếu cùng quý thầy cô Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận, Nguyễn Thị Sâm, Trần Thị Dung của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh là những người đồng sáng lập và tham gia từ rất sớm chương trình cộng đồng này.

Hai trong số tám sách khoai sắn dày dặn thời bấy giờ có hình trên đây là nhờ sự chung sức kết nối.  Nhiều chuyên gia quốc tế sau này vẫn thích trở lại bài học sắn Việt Nam bây giờ và sau đó (Vietnam and Cassava: Now and Then by Prof. Dr. Kazuo Kawano) như là một điểm sáng toàn cầu.

Thầy Lưu Trọng Hiếu nhiều lần cùng cô Nguyễn Thị Sâm đưa chuyên gia và tôi về Vĩnh Long để ‘khoe” giống khoai lang mới HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) của học trò mình chọn tạo có thân lá tốt cho chăn nuôi và củ ăn thật ngon, thịt củ lại có màu cam đậm hoặc tím đậm, thật tốt cho công nghệ thực phẩm. Năng suất khoai lang toàn tỉnh Vĩnh Long tăng gấp đôi, diện tích từ 6.000 ha lên 12.000 ha, Thầy mừng việc của trò như chính việc mình. Thầy Dương Thanh Liêm, thầy Ngô Văn Mận, thầy Bùi Xuân An vừa nghiên cứu bột cỏ vừa … nuôi dê và giúp phân tích thành phần dinh dưỡng củ và dây lá khoai lang sắn của Kim Thủy mang đến với sự giúp đỡ tận tình mà không chút nề hà,  thầy cô nhận quà biếu chỉ ít  … củ khoai. Thầy có thể quên nhưng trò mãi nhớ…

Thầy Dương Thanh Liêm viết bài “Chế biến và sử dụng bột lá khoai mì trong chăn nuôi gia súc”. GS. Dương Thanh Liêm, KS. Nguyễn Phúc Lộc, KS. Nguyễn Văn Hảo, ThS. Ngô Văn Mận, KS. Bùi Huy Như Phúc, ThS Bùi Xuân An (sau này thầy Mận là giảng viên chính tiến sĩ, thầy An là giảng viên chính, phó giáo sư).  Đề tài sử dụng bột lá sắn làm thức ăn gia súc đã phát triển thành đề tài rất có giá trị Việt Nam, gắn liền với tên tuổi thầy Liêm với “bột cỏ” làm thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm mà nhờ đó gia súc không thiếu sinh tố A, kháng bệnh tốt và lòng đỏ trứng gà trở nên màu vàng đẹp.

Sử dụng lá khoai mì trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng). Hội thảo hiệu quả sử dụng sắn và lá sắn ủ trong khẩu phần lợn thịt và kết quả chuyển giao ủ yếm khí sắn vào các nông hộ ở Thừa Thiên Huế (Nguyễn Thị Hoa Lý, Lê Văn An, Đào Thị Phượng, Lê Văn Phước). Những nghiên cứu mới sử dụng sắn làm thức ăn gia súc. (Lê Đức Ngoan) … Những công trình nghiên cứu tiếp nối công trình của giáo sư Dương Thanh Liêm đã mở ra những thành tựu mới trong khoa học.

Nhân cách cao quý đức độ hi sinh là bài học lớn về thầy.

Thanh liêm chính trực

Thầy Dương Thanh Liêm là người thực sự thanh liêm và thẳng thắn nói lên chính kiến , Thầy yêu ghét thật rõ ràng minh bạch. Câu chuyện thanh liêm đã có nhiều người kể. Một người thầy ở nhà tập thể của trường cho tới mãi sau nghỉ hưu và có câu chuyện Trò xây nhà tặng thầy. Bài viết của Hà Thạch Hãn  ‘Một đời thanh liêm‘ trên báo Tuổi trẻ ngày 16 tháng 11 năm 2006 đã kể về Thầy.  Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí MinhHọc Viện Nông Nghiệp Việt Nam có thông tin về Thầy.

Giáo sư Bùi Chí Bửu khi về tiếp nhận chức vụ Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam có mời giáo sư Dương Thanh Liêm về báo cáo khoa học “Thực trạng và định hướng ngành chăn nuôi Việt Nam”. Chúng tôi lặng người khi lắng nghe những cảnh báo thật sâu và thật thấm thía những vấn đề nóng hổi của chăn nuôi thú y Việt Nam. Thầy Dương Thanh Liêm đã điềm tĩnh mổ xẽ không khoan nhượng những điều được và chưa được trong ngành chăn nuôi thú ý Việt Nam và so sánh với nghề cá và nông học. Thầy nói về trình độ của đội ngũ nghiên cứu giảng viên, cơ sở giảng dạy vật chất thiết bị và thực tập để gắn nghiên cứu đào tạo và thực tiễn sản xuất, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và đào tạo với nước ngoài, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai và là sức sống của trường đại học. Thầy vinh danh ngành thủy sản sớm khảo sát và định danh cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nghiên cứu sinh học và sinh sản cá Tra trở thành đối tượng xuất khẩu hàng đầu của ngành thủy sản tạo nên thương hiệu Việt, vinh danh việc chọn tạo giống và thâm canh cây lương thực đã làm nên những kỳ tích Việt, đánh giá cao cách làm và thành quả nghiên cứu phát triển sắn khoai lang, những cây trồng cho người nghèo, vì người nghèo. Tôi nghe mà xúc động trước sự hiểu biết sâu sắc và thấm thía những cảnh báo của Thầy về những vấn đề nóng hổi của chăn nuôi thú y Việt Nam. Tôi ngối sau thầy Trần Thế Thông và khi ăn cơm thì ngồi cạnh hai thầy. Tôi nghe được các lời đối thoại không thể quên.

Thầy Liêm nói:  “Anh Thông ơi ! Ngành chăn nuôi chúng ta chưa có gà Việt, heo Việt và bò Việt tương xứng đúng nghĩa, dinh dưỡng và thức ăn gia súc thì chưa có nền công nghiệp thức ăn đáp ứng mong đợi, dịch cúm gia cầm gia súc đang là vấn nạn. Anh có giải thưởng Hồ Chí Minh về giống heo. Tôi có giải thưởng Nhà nước (Hồ Chí Minh ?) về bột cỏ dinh dưỡng thức ăn gia súc . Nhưng soi vào thực tại thì ngành Thủy sản cậu KS. Nguyễn Thanh Xuân, Đại học Nông Lâm (người nối nghiệp GS.TS. Ngô Bá Thành đã mất ) mới kỹ sư thôi, đã  cùng anh em Khoa Thủy Sản của Trường tôi và cậu Tuấn với Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ, họ đã làm được biết bao nhiêu việc (GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, cựu sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, sau là phó Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ  nhiệm kỳ 2002 – 2006 Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ  nhiệm kỳ 2007 – 2011 ) . Thủy sản Việt xuất khẩu Mỹ phải sợ không phải là chuyện đùa. Kể cả cách làm và thành quả cây sắn của cậu Kim và anh em Hưng Lộc và mạng lưới sắn là đáng suy nghĩ đấy. .. Cậu Xuân chỉ là kỹ sư thôi nhưng là chuyên gia đầu ngành thủy sản.

Thầy Liêm nói đại ý vậy, và tôi đã lặng người về Thầy.

Một người Thầy với một báo cáo đề dẫn 20 phút đã không phát biểu theo thường lệ là dành khoảng bảy phần mười thời lượng để nói về việc tốt, điều hay của nghề mình phụng sự và việc mình làm, và ba phần mười thời lượng để nói về những suy tư gợi ý và định hướng. Thầy Liêm thì khác. Thầy nói thẳng ngay vào thực trạng đến nóng mặt, những điều được và chưa được, cho những người nghe toàn là những chuyên gia chăn nuôi thú y lõi nghề của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (Viện đa ngành duy nhất thuở ấy của Việt Nam). Thầy ngợi khen về những kết quả khác mà người thường  và những người khác ngành nghề chuyên môn không dễ thấy. Sau này khi suy ngẫm về tái cơ cấu nông nghiệp, con tôm con cá được Chính phủ nhấn mạnh gần đây, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần bài “Hột lúa và con cá” của giáo sư Tôn Thất Trình, bài “Đáy biển mò kim” và “Bốn mươi năm khoa Thủy sản” của  KS. Trần Thanh Xuân nguyên phó Trưởng Khoa Thủy sản, cùng với bài viết “Những điều tôi đã trãi qua” của thạc sĩ Lê Thị Phương Hồng, nguyên Trưởng Khoa Thủy sản, tôi càng thấy thấm thía hơn đối với những lời Thầy.

Tại một kỳ họp toàn thể của Đảng bộ Trường trong một lần khác,  Thầy cũng đã nói những lời tốt đẹp hoan nghênh sự trở về mái trường xưa để giảng dạy và nghiên cứu của tôi. Những lời động viên ấm áp, đúng lúc của Thầy làm tôi xúc động, biết ơn Thầy về sự tận tụy với con người,  với Trường, với nghề, với đồng nghiệp, với học sinh thân yêu thật quý biết bao !

Sinh thời Giáo sư Lê Văn Căn có nói với tôi: “Cụ Trừu nói một câu mà làm mình phải luôn cố gắng Kim ạ. Đó là câu  “Anh Căn thực việc, thầm lặng nhưng hiệu quả”. Khi trực tiếp nghe thầy Dương Thanh Liêm đánh giá kết quả chương trình sắn Việt Nam vượt bao khó khăn khâu nối tốt hợp tác trong và ngoài nước, thầy khen ngợi thực lòng làm ấm lòng biết bao người, Bài báo cáo của Thầy ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam,hồn nhiên khen con cá và củ khoai củ sắn, chưa bằng lòng với thành tựu của ngành chăn nuôi, người nghe thấy thầy công tâm biết bao. Tôi nghe thầy phát biểu khen ngợi công việc và sự trở về trường của tôi trước hội nghị toàn thể của Đảng bộ Trường, tôi cũng có cảm giác biết ơn con mắt tri kỹ biết soi thấu những góc khuất kẻ sĩ để khích lệ sự thầm lặng cống hiến.

Thầy Dương Thanh Liêm là tấm gương sáng thanh liêm chính trực

Tận tụy dạy người

Có những người thầy mà nhân cách, sự tận tụy và đức hi sinh cao hơn những trang sách đã học. Thế hệ chúng tôi may mắn được học Thầy.

Chương trình tiên tiến và Chương trình chất lượng cao hướng đến an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng (Food Safety and Quality Management), của Khoa Chăn nuôi Thú Y và Công nghệ Thực phẩm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang là cơ hội lớn để nâng cao chất lượng giảng viên và mở rộng chất lượng hợp tác.  Tôi thật ngưỡng mộ sự vươn tới  của Bộ Môn Dinh Dưỡng, Khoa Chăn nuôi Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Người lãnh đạo ban đầu sau ngày Việt Nam thống nhất là thầy Dương Thanh Liêm Cho đến nay Bộ môn Dinh dưỡng có thật nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này và là một đội ngũ thực sự gắn bó và tận tụy với người. Sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, bảo tồn  kế thừa phát triển thực sự  nhân ái. Giảng viên chính, tiến sĩ Dương Duy Đồng, Trưởng Bộ Môn Dinh Dưỡng, Phó Hiệu Trưởng, PGS. TS. Dương Thanh Liêm (nghỉ hưu), GVC. TS. Ngô Văn Mận (nghỉ hưu), GVC. ThS. Nguyễn Văn Hảo (nghỉ hưu) Tiến sĩ Nguyễn Quang Thiệu, Phó Trưởng Khoa CNTY,  Tiến sĩ Ngô Hồng Phương, BSTY. Nguyễn Thị Phương Dung, ThS. Nguyễn Văn Hiệp, ThS. Lê Minh Hồng Anh, Nguyễn Thị Lộc. Nơi đây có một mạng lưới liên kết chiều sâu rộng khắp với các Viện, Trường, Công ty , Tổ chức, cá nhân trong nước và thế giới.

GS Lê Văn An hiệu trưởng Trường Đai học Nông Lâm Huế, Tiến sĩ Trần Công Khanh giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Điều đều tận tụy tham gia theo gương sáng của Thầy. Trường ĐHNL, Khoa CNTY và Bộ Môn Dinh Dưỡng là nơi sớm có chương trình đào tạo thạc sĩ tiến sĩ từ những năm đầu thập kỷ 1990, điển hình là hai chương trình Đào tạo Thạc sĩ về Hệ thống Chăn nuôi bền vững do SAREC-SIDA tài trợ và chương trình đào tạo Thạc sĩ về Thú y do chính phủ Pháp tài trợ. Dự án đào tạo Thạc sĩ Chăn nuôi Nhiệt đới Bền vững do SIDA tài trợ với sự giúp đỡ của Đại học Thụy Điển và các giáo sư có uy tín trên thế giới đã thực sự đào tạo được đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở trình độ cao, nhiều chuyên gia chăn nuôi thú y giỏi Việt Nam và tạo nên sự kết gắn thật tốt của các Viện Trường Công ty và những người chăn nuôi. Trên cơ sở của dự án này Chính phủ Thụy Điển đã tiếp tục tài trợ cho Chương trình MEKARN giai đoạn 1 và 2 kéo dài cho đến nay.

Các thầy cô chăn nuôi đã tham gia Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) với tính chất cộng đồng thật vui vẻ và tự nguyện, thanh thản và bình tâm, chẳng chút đắn đo, như thầy Dương Thanh Liêm, thầy Lưu Trọng Hiếu, thầy Trần Thế Thông, Thầy Bùi Xuân An,  thầy Lê Văn An (nay là giáo sư Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế, ảnh trên),TS. Nguyễn Thị Hoa Lý,  PGS.TS Lê Đức Ngoan (nay là phó Hiệu Trưởng Đại học Nông Lâm Huế, chuyên gia chăn nuôi nghiên cứu tiếp nối cụm công trình bột lá  của thầy Liêm về sử dụng sắn làm thức ăn gia súc)…  Thầy Liêm dấn thân làm ‘người trong cuộc’, cũng đứng báo cáo, thảo luận thật hòa đồng, nên mới có sự thấu hiểu sâu sắc đến vậy.

Nhiều thầy cô khác như Thầy Mai Văn Quyền, Thầy Ngô Kế Sương, thầy Trương Công Tín, Thầy Nguyễn Văn Luật, cô Nguyễn Thị Sâm , cô Trần Thị Dung, tham gia chương trình với những vị trí đóng góp  thật cảm động và sâu sắc, làm nên sức mạnh cộng đồng. Chặng đường trên 40 năm nhìn lại thật ân tình. Phần lớn quý thầy nay đã nghĩ hưu.

Quyển sách chuyên khảo “Thực phẩm chức năng, sức khỏe bền vững” của Dương Thanh Liêm, Lê Thanh Hải, Vũ Thủy Tiên, 2010, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, 527 trang (xem online tài liệu tại đây) và hai công trình nghiên cứu khác  “Hợp chất iôt hữu cơ kích thích gia súc tiết sữa, gia cầm đẻ trứng” và “Nuôi dê sữa theo lối công nghiệp” hiện được ứng dụng ở nhiều nơi.

Thăm thầy giáo bệnh’ bài thơ xúc động của anh Hoàng Đại Nhân đã nói hộ cho biết bao tấm lòng sinh viên Đại học Nông Lâm chúng tôi và những người chăn nuôi Việt Nam biết ơn Thầy.

THĂM THẦY GIÁO BỆNH
Thơ Hoàng Đại Nhân

Kính tặng Nhà giáo nhân dân, PGS. TS. Dương Thanh Liêm,
nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Trọn đời gắn với giảng đường
Một đời thanh bạch chẳng vương bụi trần
Bàn chân đi khắp xa gần
Vẫn nguyên cốt cách tảo tần hồn quê

Một đời yêu đến say mê
Những trang giáo án truyền nghề lớp sau
Một đời thận trọng từng câu
Một lời giảng cũng nặng sâu nghĩa tình

Một đời làm việc hết mình
Nâng niu tất cả, riêng mình thì quên
Nỗi buồn, chôn dấu niềm riêng
Niềm vui chia sẻ nhân thêm nghĩa tình

Một đời tình nghĩa phân minh
Thầy trò chia sẻ nghĩa tình cha con.
Tám mươi tuổi, sức hao mòn
Mà trang giáo án vẫn còn trên tay

Cao xanh sao nỡ đặt bày
Gây nên trọng bệnh để thầy đớn đau
Cầu mong cơn bệnh qua mau
Hết mưa lại sáng một bầu trời xanh

Mong thầy bình phục an lành
Cây đại thụ của rừng xanh đại ngàn.

Tôi đồng cảm với anh Hoàng Đại Nhân và thật sự cảm phục thầy Dương Thanh Liêm.

Đức độ hi sinh, thanh liêm chính trực, tận tụy dạy người là ba bài học lớn của thầy Dương Thanh Liêm

Hoàng Kim

vienluathambacgiap

THẦY LUẬT LÚA OMCS OM
Hoàng Kim

Giáo sư Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động là tác giả chính của cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000. Tập thể Viện Lúa là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, đến năm 2014 Viện Lúa phát huy truyền thống và được nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất cao quý nhất của Việt Nam. Thầy là một người lính và danh tướng lỗi lạc của mặt trận nông nghiệp Điện Biên Nam Bộ. Trong câu chuyện đời thường của giáo sư Luật có ba câu chuyện tiếu lâm, học mà vui, vui mà học. Đó là “Ôm em và ôm em cực sướng”, “Nuôi heo trồng so dũa nuôi dê”, “Thầy Luật bạn và thơ”.. Chuyện được tình tự kể như dưới đây.

Thầy Nguyễn Văn Luật (phải) là giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động, cựu Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, tác giả chính của OMCS OM trên đồng lúa mới với kỹ sư Hồ Quang Cua (trái) anh hùng lao động, tác giả chính thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng Việt Nam .

Thế hệ chúng tôi may mắn được kết nối với những người Thầy trí thức lớn, những bạn nhà nông tâm huyết, trí tuệ, gắn bó suốt đời với nông dân đồng nghiệp, sinh viên cây llương thực và nghề nông.Khi nói đến họ là nói đến một đội ngũ thầm lặng dấn thân cho hạt ngọc Việt và sự đi tới không ngưng nghỉ của Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng nhân cách và trí tuệ Việt. “Con đường lúa gạo Việt Nam” là chuỗi giá trị sản phẩm kết nối những thế hệ vàng nông nghiệp Việt Nam làm rạng danh Tổ Quốc. Đó là Lương Định Của lúa ViệtThầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Luật lúa OMCS OM; Thầy Quyền thâm canh lúa; Những người Việt lỗi lạc ở FAO; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chuyện thầy Hoan lúa lai; Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng; Thầy nghề nông chiến sĩ. Hôm nay chúng tôi tự hào giới thiệu một góc nhìn ‘Thầy Luật lúa OMCS OM’ người Thầy đã lưu dấu nhiều ấn tượng sâu xa trong cây lúa Việt Nam Nam và vùng lúa Nam Bộ. Câu chuyện là sự nối dài tỏa rộng thêm “Con đường lúa gạo Việt Nam” từ Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng quê hương của nhà bác học nông dân anh hùng lao động Lương Định Của, người thầy nghề lúa, đến Viện Lúa Ô Môn, nôi khai sinh thương hiệu OM và OMCS nổi tiếng đến làng OM, cầu OM, cầu Nhót Hà Nội quê hương của thầy Luật.

Giáo sư Nguyễn Văn Luật là tác giả chính của thương hiệu lúa giống OMCS OM, đến nay trong thương hiệu OM lúa giống đã có trên 166 giống lúa của nhiều tác giả Viện Lúa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận, mà phần lớn đều mang tên OM. GS Nguyễn Văn Luật cũng là tác giả chủ biên của bộ sách đồ sộ gần 1.500 trang “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20” ba tập do Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội. xuất bản năm 2001, 2002, 2003 mà bất cứ chuyên gia nông nghiệp Việt Nam nào khi soát xét cây lúa Việt Nam của một thời và ‘Việt Nam chốn tổ của nghề lúa’ đều không thể bỏ qua. Bài học lớn hơn hết, sâu đậm hơn hết là bài học tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông cùng với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước.

ÔM EM VÀ ÔM EM CỰC SƯỚNG

Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thời đó cũng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiền nhiệm đều ham làm lúa, thăm lúa vì … dân đói. Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thăm Viện Lúa giữa năm 1997 và hỏi Viện trưởng Nguyễn Văn Luật: ‘Vì sao anh đặt tên lúa giống là OM và OMCS?’

Giáo sư Nguyễn Văn Luật trả lời: “Thưa Thủ tướng, để tỏ lòng biết ơn lãnh đạo và nhân dân địa phương tạo điều kiện cho Viện hoạt động, chúng tôi lấy tên huyện Ô Môn của địa phương làm tên của giống lúa do Viện tạo chọn”.

Trong không khí vui vẻ, nhiều người đã bổ sung những ý kiến tốt đẹp. Chủ tịch tỉnh Ba Xinh cười nói OM nghĩa là Ôm Em, một phóng viên ngồi ở vòng ngoài nói xen vào OMCS nghĩa là Ôm Em Cực Sướng, đoàn tháp tùng có một cán bộ ở Hà Nội nói là địa danh quê của Viện trưởng là làng OM, cầu OM cầu Nhót Hà Nội, nên OM cũng có nghĩa là làng OM, cầu OM.Thủ tướng tóm tắt ; Vậy OM là O EM, O BẾ EM !

Ngài Ngài đại sứ Ấn Độ có lần đến thăm Viện biết chuyện có bổ xung: dân Ấn Độ chúng tôi khi phát âm Ô Ô ÔM ÔM… , hai tay chắp lại, là để tỏ lòng thành kính cầu phúc!

Có một chuyện vui liên quan là giáo sư Luật một lần đi với cố nhà báo Nhật Ninh, gặp anh xe ôm dọc đường gọi là “anh hai ôm em”..! và chuyện này đã đăng báo Nhân Dân mà tác giả là Nhật Ninh!

OM và OMCS là những câu chuyện như suối nguồn tươi trẻ thao thiết chảy giữa vùng quê Nam Bộ và xuống nông thôn càng có thêm nhiều huyền thoại thú vị.

Nghe nói có một lần cố đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đang làm Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa học Kỹ thuật và Chương trình Kế họach hóa Gia đình, trong một chuyến thăm một đơn vị rất thành công ở miền Tây, bác Văn đã hỏi về bài học kinh nghiệm thành công. Vị giám đốc đơn vị vui vẻ trình bày: Em có bốn bài học thấm thía nhất: một là o bế dân, được lòng dân nên được tất cả; hai là o bế địa phương, mất lòng thổ địa thì chẳng thể anh hùng; ba là o bế hiền tài và các vị cao minh, sự nghiệp phát triển được là nhờ họ; bốn là o bế em, thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.

Thầy Viện trưởng khác của tôi kể chuyện là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói vậy không là nói vui mà thực sự chính cụ đã trãi nghiệm sâu sắc về sự O bế Em thành công, mà chính mối tình này làm ông còn một người con Phan Thanh Nam sinh ngày ngày 25 tháng 2 năm 1952, người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang của ông. Mẹ của Nam là bà Hồ Thị Minh, chủ bút đầu tiên của tờ Phụ nữ cứu quốc Nam bộ. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có người vợ đầu cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi và người con trai đầu của ông là Phan Chí Dũng đã hi sinh ngày 29 tháng 4 năm 1972 tại Sóc Trăng trong một lần đi trinh sát. Câu chuyện đời thường và lời cụ Kiệt thật thấm thía. Đó là một sự trãi nghiệm.

OM hay ÔM, O hay Ô, chữ nào hay hơn? Hóa ra hai chữ đều hay. “Om mầm nên nõn lá” việc lặt lá mai và cái lạnh giá mùa đông là sự om mầm để cây nẩy lộc xuân. Con đường lúa gạo Việt Nam, Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển có nhiều những dâng hiến lặng lẽ mà giáo sư Luật là một trong những con người ấy.

Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân của cuộc đời” tôi có kể về giáo sư Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương ?

Nhớ Thầy Luật lúa OM và OMCS là nhớ thầy Hai Lúa ‘anh hai ôm em’ trong số những dâng hiến lặng lẽ đó.

“NUÔI HEO, TRỒNG SO ĐŨA, NUÔI DÊ”

Ông Nguyễn Khôi phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội có bài thơ ‘Giáo sư Lúa’ tặng GSTS Nguyễn Văn Luật.

GIÁO SƯ LÚA

Trai Hà Nội đi Nông Lâm buổi ấy
Bạn bè cười cày đường nhựa được chăng?
Rồi ở Viện suốt đời vì cây lúa
Đem sông Hồng vào với Cửu Long.

Đất Ô Môn đồng chua cỏ lác,
Ôi Cần Thơ đất rộng Tây Đô
Xứ Nam Bộ hai mùa mưa nắng,
Kết 20 triệu tấn lúa ước mơ …

Anh Kỹ sư rồi thành ông Tiến sĩ,
Vị Giáo sư lội ruộng suốt ngày.
Lại nhớ thời Hải Dương – Ô Mễ
Làm bèo dâu, cấy thẳng mê say.

Nay lúa vượt 25 triệu tấn,
Ôi Việt Nam, sức sống diệu kỳ.
Sông Hồng với Cửu Long hòa sóng,
Bạn bè đùa ‘ông Tiến sĩ nhà quê”.

Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,
Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân.
Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ
Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng.

Tôi xin giải thích thêm bài thơ của cụ Nguyễn Khôi về 25 triệu tấn lúa này là 25 triệu tấn lúa mà toàn quốc Việt Nam đạt được năm 1995. Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển đã góp phần đưa sản lượng lúa ở ĐBSCL từ khoảng 4 triệu tấn/ năm 1977 vượt trên 25 triệu tấn/ năm 2016, tăng hơn gấp 6 lần, và điều kì diệu là  25 triệu tấn lúa trên năm tại ĐBSCL năm 2016 bằng toàn bộ sản lượng lúa Việt Nam năm 1995.   Chùm thơ cuối của tác giả Nguyễn Khôi thật thấm thía: “Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,/ Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân/ Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ/ Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng”.

Trong những câu chuyện tiếu lâm cười vui một thời có chuyện Viện Lúa Viện Dê Viện Trưởng Dê mà tôi tần ngần không dám đặt tên này mà kể chệch đi một chút là “nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê”. Hồi đó, cán bộ công nhân viên của các Viện nghiên cứu và Trung tâm Nông nghiệp đều quá vất vả và thiếu thốn. Hầu như nhà nào cũng nuôi heo,  phải tăng gia sản xuất mới có đồng gia đồng vào, vợ đẻ con bệnh không lo bằng heo đẻ, heo bệnh. Cán bộ công nhân ra đồng làm ruộng, vui vè chuyện trò thì thường đầu tiên là kể chuyện vợ chồng con cái, kế đến là việc nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê thật hợp với Viện Lúa, sau đó là đến chuyện tiếu lâm nam nữ.

Giáo sư Luật kể rằng một hôm ông đi qua dãy nhà lá trên đoạn đê cụt trong Viện chợt nghe tiếng ục ịch, sột soạt, hổn hển, ông dừng lại nghe và dòm qua cửa sổ mở thì hóa ra đó là tiếng động của hai cô kế toán trường trung cấp Xuân Mai về Viện đang vuốt ve … hai con lợn trắng hồng độ 45 – 50 kg. Cô Hinh nhanh nhẩu tự giới thiệu đây là nhà ở của Hồng heo, Hồng Hinh, Hồng Hay ! Hai cô này đến nay đã thành bà nội bà ngoại, nhà cửa khang trang, con cháu học hành thành đạt, nhưng chắc vẫn nhớ một thời gian khó đã dành nơi tốt nhất cho heo ở.

Nhiều gia đình ở Viện lúa thuở đó đều trồng so đũa và nuôi dê sữa. Nhà giáo sư Viện trưởng cũng nuôi vài con heo và một con dê Bách Thảo mỗi sáng vắt được đến 5 – 6 lít sữa, dư dùng. Lộc, Thành và Thu Hiền là con của giáo sư Luật sáng sáng thay nhau đi bỏ sữa cho các nhà cần và đi học về là vác câu liêm lấy lá so đũa để nuôi dê. Viện Lúa hồi đó, đất nền nhà và đường sá trụ sở mới được tôn lên từ đất ruộng chua phèn nên rất ít cây phát triển được, ngoại trừ rau muống dại, chuối, mía, và trồng so đũa để lấy hoa nấu canh, thân cây đục lỗ cấy nấm mèo (mộc nhĩ), lấy lá nuôi dê.

Viện Lúa ĐBSCL một thời không chỉ vang danh lúa mới OM, OMCS mà còn vang danh là Viện Dê, Viện Trưởng Dê. Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Tỉnh Ủy Tám Thanh và các cán bộ đi cùng khi đến tham quan Viện Lúa, ngoài việc thăm đồng đều không quên đến thăm các mô hình trồng so đũa  – nuôi dê, cũng như sau thăm mô hình con cá con tôm ôm cây lúa ‘canh tác bền vững trong vuông’. Một số gia đình kỹ sư giỏi nuôi dê như gia đình kỹ sư Bình Thủy có thêm tên gọi thân mật Bình dê, tương tự như nhiều cặp vợ chồng của Bổng Hòa lúa, Bửu Lang lúa quen thuộc với nông dân miền Tây.

Tôi có một kỷ niệm vui với Viện Lúa là trồng sắn ngô xen thêm đậu xanh, lạc, đậu rồng và tôi khuân về từ Viện Lúa hai con dê Bách Thảo để làm mô hình kinh tế hộ gia đình. Các con tôi Nguyên Long còn quá bé, thuở đó vợ chồng đều bận rộn suốt ngày mà dê Bách Thảo phá quá, gặm cỏ và cây cối rất miệt mài. Tôi có sáng kiến buộc hai con dê lại với nhau và treo bao cỏ trên gác bếp cao để dê rút cỏ ăn dần. Thế nhưng một hôm một con leo lên cao rút cỏ, con ở dưới giật kéo làm con ở trên ngã vật xuống và bị … ‘chấn thương sọ não’ như anh em trong cơ quan nói vui. Chúng tôi mua hai can rượu và xẻ thịt dê gõ kẽng ‘báo động’ mời anh em về liên hoan và chia thịt dê cho mọi nhà. Câu chuyện ‘mổ dê đãi tiệc’ nghe thật hoành tráng và nhớ quá một thời.

Đến Long Phú, Sóc Trăng bạn sẽ gặp con đường Trường Khánh - Đại Ngãi nối vựa lúa chất lượng ngon và năng suất cao nhất nước.

Con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1977 – 2017) có tốc độ tăng năng suất vượt 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới và lớp lớp những tài danh nông nghiệp Việt trong đó có giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’  là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .

THẦY LUẬT BẠN VÀ THƠ

Giáo sư Lê Văn Tố nhắn trên Facebook: “Tôi kính nể hai người anh hùng chân chính này và vinh dự được đàm đao với hai anh hùng tại nhà. Nói đến nông sản mà không nói đến công nghệ sau thu hoạch là việt vị nên sau khi thành lập cơ sở nghiên cứu theo đề nghị của GS Luật, tôi đã viết phần này”. Câu chuyện của thầy Tố, tôi chỉ lưu được một chút nhỏ trong bài Chuyện đời giáo sư Lê Văn Tố và mong thầy trao đổi thêm đôi lời về lĩnh vực chuyên sâu đầy thách thức và cơ hội này đối với lớp trẻ.

Giáo sư Trịnh Xuân Vũ người thầy đại thụ sinh học và sinh lý thực vật, hôm chấm luận văn thạc sĩ mới đây, đã kể chuyện và bàn luận với chúng tôi về sự vào cuộc của các đại gia kinh tài cho Nông sản Việt, chuyện quen và lạ mà anh Nam Sinh Đoàn đã bàn. Giáo sư Nguyễn Thơ góp vui: “Đi họp với các Cụ ớn nhất là các Cụ mang thơ đến tặng. Một hội nghề nghiệp đã đùa “Xin mọi người hãy để giày dép và thơ ở ngoài”.Thế nhưng ‘thầy Luật bạn và thơ Lúa mới’ là không hề cũ và không thể quên. Nhớ và quên là hai mặt của nhận thức, minh triết của đời thường. Văn hóa là gì còn lắng đọng khi người ta đã quên đi tất cả.

Tôi may mắn trong số những người bạn vong niên của thầy Luật “Em Hoàng Kim nhớ nhất là lúc lần đầu đi cùng thầy Van Quyen Mai về Ô Môn và về Cần Thơ cùng thầy Nguyễn Văn Luật, thầy Võ Tòng Xuân (là thân phụ của thầy giáo Võ-Tòng Anh) những người đã cùng cố giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn chung sức xây dựng Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam là điểm sáng một thời Nông Nghiệp Việt Nam (mà thầy Phạm Văn Hiền của Nong Lam University in Ho Chi Minh city, Nong Hoc Web nay đã phát triển thành giáo trình tâm đắc). Một số thầy ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đùa là nhóm thầy Van Quyen Mai và chúng tôi là về Cần Thơ Ô Môn để làm “lô đối chứng”.Nhưng chính nhờ sự giao lưu học tập ấy (về cách tập hợp dấn thân của tập thể Viện Lúa đạo quân tiên phong của Điện Biên Nam Bộ) để rồi chúng ta đã tiếp nối làm nên cuộc Cách mạng sắn ở Việt NamHoa Lúa; Hoa Đất , Hoa Người …Thật biết ơn quý Thầy khoa học nông nghiệp đầu ngành, biết ơn Viện Lúa xây dựng và phát triển

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’  là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .

Hoàng Kim chép lưu lại bài thơ ‘Thăm bạn Ô Môn’ của PTS Nguyễn Hữu Ước, Viện trưởng Viện Mía Đường, tại Ô Môn đêm 14 12 1992 cùng bài thơ “Giáo sư Lúa” của ông Nguyễn Khôi là Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội (đã trích dẫn trong bài “Thầy Luật lúa OMCS OM” phần hai) và bốn bài thơ đầu, giữa và cuối tập thơ “Lúa mới” của giáo sư Nguyễn Văn Luật

THĂM BẠN Ô MÔN
Nguyễn Hữu Ước
Thân mến tặng GSTS Nguyễn Văn Luật
và các bạn Viện Lúa ĐBSCL Ô Môn

Ô Môn ơi thế là đã đến
Bao chờ trông nay mới thỏa lòng
Trời Cần Thơ dạt dào gió nắng
Lúa ngập đồng gợn sóng mênh mông …

Giống lai nào bình chọn – tay em
Vần thơ nào dưới trăng anh viết?
Để ta say màu xanh mái tóc
Say con diều nghiêng cánh gọi trăng.

Chất dẻo thơm hạt gạo “Ô Môn”
Những chắt lọc công trình trí tuệ
Nuôi cuộc đời năng mưa vất vả
Xây niềm tin đi tới tương lai.

Gặp đây rồi – Vui quá đêm nay
Ly rượu nồng ấm tình bầu bạn
Không còn cách sông Tiền, sông Hậu
Trái tim ta làm nhịp nối bờ xa …

HOA NGỌC TRÂM
Luat Nguyen

Ngọc Trâm trong trắng thơm lâu
Chẳng khoe sắc thắm, chẳng sầu gió mưa
Trông hoa nhớ mẹ năm xưa
Hoa thanh tao ấy bây giờ còn đây.
11. 1983
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài đầu).

NHÀ NÔNG HỌC
Luat Nguyen

Là nhà nông học của nghề nông
Như những nhà thơ của ruộng đồng
Chữ tâm trong anh đầy sức sống
Tình anh như biển lúa mênh mông.
1961

TRÊN SÂN CHIM BẠC LIÊU
Luat Nguyen
Tặng ngài TLS Ấn Độ N.Dayakar

Anh với tôi trên đài quan sát
Canh rừng xanh, giữ biển Thái
Bình
Đàn cò mang nắng bình minh
Ngao du kết bạn tâm tình khắp nơi
1991
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài giữa).

XUÂN
Luat Nguyen

Xuân thời gian, xuân bất tái lai
Hương sắc tình xuân đâu có phai
Sức xuân trong anh từ em đến
Viết bản tình ca -tha thiết – không lời.
22 2 1997
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài cuối).

Tôi dừng lâu trước bài thơ xúc động của anh Nguyễn Hữu Ước viết tại Ô Môn đêm 14 12 1992. Anh Ước thăm Ô Môn chậm hơn nhiều so với chúng tôi, không được làm “lô đối chứng” hoạt động chung chương trình lúa và hệ thống canh tác kết nối từ rất sớm với Viện Lúa Ô Môn.. Giáo sư Vũ Công Hậu nói “Được làm đối chứng là tốt lắm đấy cậu ạ. Cậu phải tâm huyết lắm mới tạo được sự đột phá. Cậu thay đổi thói quen ưa thích và thị trường tiêu dùng của người dân, đặc biệt là đối với lão nông tri điền, để chọn được một giống tốt thực sự trong sản xuất là thật khó. Làm việc thật và bước đi hàng đầu là điều không dễ dàng. Người ta nhiều khi phải ‘né’ đối chứng thật tốt ‘nước sông không phạm nước giếng” đấy cậu ạ. Giáo sư Vũ Công Hậu và anh Nguyễn Huy Ước ngày nay đều là người thiên cổ nhưng những sự quý mến, trân trọng công sức của một thế hệ vàng tâm huyết và lời tâm tình thật đáng quý.

DẠY VÀ HỌC không chỉ là trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

Các sâu sắc của sự học làm người là noi theo gương sáng (mặt tốt) của những bậc thầy minh triết, phúc hậu, tận tâm với Người với Đời. Sức lan tỏa của một người Thầy là tình yêu thương con người, sức tập hợp và cảm hóa. Thầy Nguyễn Văn Luật trở thành nhân vật lịch sử của em để đón nhận mọi sự khen chê của đời thường, nhưng riêng em luôn nhớ về Thầy với những điều cảm phục ngưỡng mộ”.

Thầy Luật lúa OMCS OM một thời sôi nổi

Hoàng Kim

BimatcungDanDuongtaiHue

CHUYỆN THẦY PHAN HUY LÊ
Hoàng Kim

Giáo sư Phan Huy Lê là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.Tôi yêu thích sử Việt nên lặng lẽ đọc kỹ các chính kiến của giáo sư về ba chính đề mà tôi muốn tìm hiểu kỹ để thấu hiểu: 1)
Nam tiến của người Việt, Nhà Nguyễn trong sử Việt, Đánh giá chúa Nguyễn Hoàng? 2) Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, Nguyễn Trãi Nguyễn Thị Lộ, án oan Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn?; 3) Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Huệ và Nguyễn Ành, Sự thật thời Tây Sơn, Cương Mục Bang Giao Tập, Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Ai đã bị bán đứng? Thời thế luận anh hùng? Hoàng Kim lưu đúng sự kiện mà không kèm lời bình.

Giáo sư Phan Huy Lê trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“ đã nhận xét: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá họạ, dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc

Văn bia Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng do Giáo sư Phan Huy Lê viết tại Thủ đô Hà Nội (bản chụp của Hoàng Kim tại Lăng Trường Cơ, Huế)

Ý kiến kết luận Tổng kết Hội thảo Khoa học Cung Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế tài liệu quan trọng do Hoàng Kim chép lại bài đăng trên Qùa Tặng Xứ Mưa do cố nhà văn Ngô Minh gửi tặng. Bản tổng kết này do giáo sư Phan Huy Lê đúc kết, được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ghi lại từ máy ghi âm và đã được GS Phan Huy Lê xem lại, chỉnh sửa. .

“Cung điện Đan Dương và lăng Đan Dương chắc chắn nằm trong khu cung điện Dương Xuân”

Phan Huy Lê
Kính thưa các anh, các chị, các bạn thân mến

Cuộc hội thảo của chúng ta hôm nay có lẽ là một trong ít cuộc hội thảo lý thú lôi cuốn sự quan tâm của mọi người và thể hiện tinh thần tranh luận rất hăng hái, say sưa, thẳng thắn. Tôi chắc chắn nếu có thì giờ thì chúng ta còn thể ngồi trao đổi với nhau thêm cả buổi hay cả ngày cũng chưa hết ý kiến. Trong hội thảo ý kiến khác nhau là chuyện bình thường, hơn nữa là thước đo của sự thành công và điều cần nhấn mạnh là tất cả đều trên ý thức sâu sắc cố gắng tìm tòi, khám phá để đi đến sự thật lịch sử.

Chủ đề của hội thảo là “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” mà tự thân nó đã hết sức quan trọng không những chúng ta và bà con thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên-Huế quan tâm mà có thể nói cả nước cùng quan tâm. Cung điện Đan Dương liên quan đến một trung tâm chính trị gắn liền với một biến động lịch sử lớn lao của đất nước vào cuối thế kỷ XVIII, gắn liền với kinh thành Phú Xuân thời Tây Sơn và lăng của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ.

Trong nghiên cứu và bàn luận về lịch sử thì tất cả chúng ta đều nhất trí, tư liệu là cơ sở quan trong bậc nhất, có thể nói giữ vai trò quyết định trong xác minh các sự kiện, di tích và nhận thức lịch sử nói chung. Tư liệu về Tây Sơn và về chủ đề hội thảo của chúng ta rất ít ỏi, một phần lại được ghi chép theo quan điểm đối nghịch, khó bảo đảm tính khách quan. Chúng ta cố gắng thu thập tất cả các nguồn sử liệu từ những nhân vật thời Tây Sơn đến chính sử triều Nguyễn, từ tư liệu chữ viết đến các tư liệu truyền khẩu và những di tích liên quan còn tồn tại đến nay. Tư liệu về số lượng đã ít lại có nhiều thông tin không thống nhất, văn bản lưu lại đến nay lại không phải văn bản gốc. Dĩ nhiên chúng ta phải áp dụng phương pháp sử liệu học, văn bản học để giám định, xác minh tư liệu và qua đối chiếu, phân tích để rút ra những thông tin có giá trị, có độ tin cậy trong nghiên cứu. Chỉ trên phương diện tư liệu, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều và đó cũng là một nguyên nhân làm cho cuộc tranh luận trở nên sôi nổi, có khi gay gắt.

Về kết quả nghiên cứu và quan điểm của từng tác giả thì trong kỷ yếu đã phản ánh rõ. Trong Báo cáo đề dẫn, PGS Đỗ Bang cho biết trong 9 tham luận có 5 tham luận ủng hộ quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, 2 ủng hộ nhưng cần nghiên cứu bổ sung cứ liệu và 2 phản đối. Rồi trong hội thảo, ý kiến của từng tác giả thế nào, mọi người đã trực tiếp chứng kiến và có thể rút ra nhận xét riêng của mình. Nhưng trong hội thảo khoa học, tôi không muốn tổng kết theo phương thức biểu quyết đa số phục tùng thiểu số như vậy. Trong khoa học, thậm chí có khi mọi người đều đồng tình mà cũng không dám đưa ra kết luận vì chưa hội đủ các cứ liệu khoa học cần thiết. Trong lịch sử nhận thức, những khám phá, phát minh đầu tiên là do cá nhân đưa ra, thường là đơn độc và có không ít trường hợp phải một thời gian lâu về sau mới, thậm chí sau khi tác giả qua đời, mới được khoa học công nhận. Vì vậy trong hội thảo khoa học, chúng ta cần tôn trọng mọi ý kiến mọi người và cần bình tĩnh lắng nghe, ý kiến phản biện rất cần cho tác giả của mọi công trình khoa học.

Trong tổng kết này, tôi xin phép tập trung vào một số vấn đề quan trọng nhất và trên mỗi vấn đề vừa điểm lại cuộc tranh luận của chúng ta, vừa cho tôi được phát biểu một số ý kiến cá nhân.

Vấn đề thứ nhất là Kinh thành Phú Xuân thời cuối chúa Nguyễn.

Dinh phủ chúa Nguyễn qua nhiều lần di chuyển từ Ái Tử, Trà Bát (Quảng Trị) đến Phước Yên,  Kim Long (Thừa Thiên-Huế) và năm 1687 dời đến Phú Xuân. Tại dinh phủ mới gọi là Chính dinh, chúa Nguyễn Phúc Thái cho xây dựng cung điện, đắp tường thành. Năm 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu và Chính dinh đổi làm Đô thành. Các nhà nghiên cứu cố đô Huế xác định đô thành Phú Xuân nằm trong góc đông nam kinh thành của nhà Nguyễn còn bảo tồn đến nay. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn có một đoạn miêu tả kinh đô Phú Xuân khi làm Hiệp trấn Thuận Hóa  năm 1776, trong đó có những cung điện trong thành ở bờ bắc sông Hương và bờ nam có phủ Dương Xuân, phủ Cam và một số kiến trúc như phủ Tập Tượng, điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ. Đó là những miêu tả của nhân vật đương thời. Cố đạo Jean Kofler đã từng làm Ngự y cho chúa Nguyễn, cũng có một đoạn văn miêu tả Dinh phủ Phú Xuân hình chữ nhật, mở 7 cửa, nhìn về phía sông Hương. Ông cho biết thêm, chúa còn có cung điện thứ hai ở bên kia sông gọi là “cung điện Mùa Đông” chỉ dùng trong bốn tháng mùa đông. Thương nhân Pierre Poivre có dịp đến Phú Xuân gọi phủ chính ở đô thành là “Phou King” (Phủ Kinh) và phủ có cung điện Mùa Đông ở Dương Xuân là “Phou tlên” (tức Phủ Trên). Đấy là những tư liệu miêu tả của người đương thời, rất đáng tin cậy.

Tại đô thành Phú Xuân của chúa Nguyễn, ngoài các cung điện chính bố trí trong thành, bên ngoài nhất là bờ nam sông Hương có một số kiến trúc phục vụ cho các chúa và chính quyền của chúa, trong đó có “cung điện Mùa Đông” ở Dương Xuân dành cho chúa, gia đình và triều thần sống và làm việc trong bốn tháng mùa đông. Theo tôi, đây là một cấu trúc không gian đặc thù của đô thành Phú Xuân thời chúa Nguyễn: một “Phủ Kinh” nằm trong đô thành và một “Phủ trên” với “cung điện Mùa Đông” bố trí trên gò đất cao tránh 4 tháng mưa lũ mùa đông của xứ Huế. Cung điện mùa đông không phải là hành cung tức nơi vua tạm nghỉ trên đường tuần du khi xuất cung. Đây là cung điện để sống và làm việc trong cả 4 tháng mùa đông, cần được coi như một bộ phận cấu thành của đô thành Phú Xuân. Đấy là một sáng tạo trong qui hoạch đô thành phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của xứ Huế khi con người chưa có khả năng khắc phục được những khó khăn trở ngại của thiên nhiên. Tất nhiên là chúng ta chỉ mới có tư liệu để đưa ra một cái nhìn vĩ mô của cấu trúc không gian đô thành, còn đi sâu vào qui hoạch cụ thể cùng các kiến trúc và vị trí, qui mô từng kiến trúc thì còn phải dày công nghiên cứu.

Vấn đề thứ hai là Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn.

Tư liệu lịch sử cho biết cuối năm 1774 quân Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy tiến vào nam, chiếm đô thành Phú Xuân của chúa Nguyễn. Sau đó, năm 1786 quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm thành Phú Xuân trong tay quân Trịnh. Trên danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” quân Tây Sơn thừa thắng tiến ra Đàng Ngoài, chiếm kinh thành Thăng Long, phế bỏ chính quyền chúa Trịnh, thiết lập lại triều vua Lê. Khi trở về Phú Xuân, Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở đâu?

Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Bân Sơn và sau khi đại thắng quân Thanh ở Thăng Long, ông trở về Phú Xuân đóng đô ở đâu?  Đây là những câu hỏi đặt ra để xác định kinh đô Phú Xuân của Hoàng đế Quang Trung. Tôi ủng hộ ý kiến cho rằng Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, bao gồm cả khu vực trong thành gọi là Phủ Kinh và khu vực phủ Dương Xuân ở phía nam sông Hương, nhưng đại bản doanh chủ yếu đặt ở phủ Dương Xuân. Thư của La Barbette cho biết Quang Trung đóng tại một quân doanh xung quanh xây tường thành bảo vệ, chứ không phải trong thành. Ngoài ra, còn có thể nêu thêm hai lý do nữa.

Thứ nhất, Quang Trung Nguyễn Huệ là một nhà quân sự kiệt xuất, ông lại  trực tiếp cầm quân đánh chiếm thành Phú Xuân, hiểu hơn ai hết vị thế quân sự của tòa thành này, mặt ưu thế và cả mặt bất lợi, nhất là về phương diện phòng thủ. Thành xây dựng trên bờ bắc sông Hương có vị trí giao thông tiện lợi, nằm trên hòn đảo giữa sông Hương và sông Kim Long, địa hình trống trải, rất khó phòng ngự. Quang Trung vừa là Hoàng đế, vừa là Tổng chỉ huy quân đội của vương triều trong hoàn cảnh phải luôn luôn và sẵn sàng dụng binh đối phó với nhiều thế lức chống đối bên trong và bên ngoài. Trong bối cảnh đó và trong cấu trúc hai bộ phận của đô thành Phú Xuân thời chúa Nguyễn, Quang Trung sử dụng các cung điện trong thành trong một số hoạt động, nhất là các nghi lễ của vương triều và chọn phủ Dương Xuân làm nơi thiết triều, đồng thời là  đại bản doanh. Dĩ nhiên, trên cơ sở các cung điện của chúa Nguyễn, chắc ông có xây dựng thêm một số kiến trúc mới, nhất là đắp thành lũy phòng thủ.

Thứ hai, sau khi Quang Trung mất, Quang Toản lên nối ngôi và Bùi Đắc Tuyên làm Thái sư nắm toàn bộ quyền lực như Tể tướng. Bài thơ Xuân để kỷ sự (Mùa xuân ở công quán ghi việc) Phan Huy Ích có một “nguyên dẫn” rất quan trọng cho biết “nhà của quan Thái sư ở chùa Thiền Lâm cũ”, “nha thuộc cũng theo đến ở chung trong chùa” và Thị trung ngự Phan Huy Ích về kinh cũng đến đây “họp bàn việc công”. Thời Tây Sơn thường sử dụng chùa làm nơi làm việc của chính quyền. Dấu tích của chùa Thiền Lâm đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khảo sát kỹ và xác định được vị trí cũ của chùa nằm trên gò Dương Xuân. Khu cung điện ở phủ Dương Xuân từ thời Quang Trung sang thời Quang Toản, ít nhất là buổi đầu, chắc chưa thay đổi. Đấy là một chứng tích cho thấy thời Tây Sơn đã sử dụng phủ Dương Xuân như khu vực chính trị-quân sự chủ yếu của kinh đô Phú Xuân.

Vấn đề thứ Ba là cung Đan Dương thời Tây Sơn

Trong thơ của Ngô Thì Nhậm có bốn bài thơ nói đến Đan Dương. Đó là bài Đạo ý (Gợi ý), Khâm vãn Đan Dương lăng (Kính viếng lăng Đan Dương), Sóc vọng thị tấu nhạc Thái Tổ miếu cung ký (Ngày lễ rằm, mồng một tấu nhạc miếu Thái Tổ, kính ghi) và Tòng giá bái tảo Đan Lăng cung ký (Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng, kính ghi). Về mặt văn bản học, bốn bài thơ trên nằm trong tập Cúc hoa thi trận của Ngô gia văn phái cũng như bài thơ đã dẫn của Phan Huy Ích nằm trong Dụ Am ngâm lục. Một số tham luận đã nghiên cứu văn bản chữ Hán và nêu lên một số hoài nghi vì không phải văn bản gốc, có một số chữ chép sai, có những chữ viết theo lối đối ngẫu của thơ Đường khó phân biệt tên riêng hay tên chung. Rõ ràng tác phẩm của Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích còn lại đến nay đều là các bản sao chép về sau, không phải là nguyên bản của tác giả. Riêng hai bộ sách Dụ Am ngâm lực và Dự Am văn tập của Phan Huy Ích và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thì tôi được biết là theo qui ước của dòng họ Phan Huy, giao cho người đỗ đạt cao nhất trong họ bảo quản như bảo vật của dòng họ. Cha tôi là Phan Huy Tùng đỗ Tiến sĩ năm Duy Tân 13 (1913) được vinh dự trông giữ những báu vật này. Cụ cất giữ sách trong một hòm gỗ treo giữa nhà để hàng ngày trông thấy và hàng năm, vào mùa hè, chọn ngày tốt, đem ra phơi ba nắng trên chiếu hoa để diệt các loại sâu mọt. Nhưng rồi cũng không tránh khỏi sự hủy hoại. Chân dung của Phan Huy Ích cùng cha là Phan Huy Cẩn và con là Phan Huy Thực, cháu là Phan Huy Vịnh  thờ tại nhà thờ ở Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) cũng bị hủy hoại, may trước đó đã được GS Hoàng Xuân Hãn chụp lại và năm 1980 khi tôi sang Paris được GS trao tặng lại cho dòng họ. Khí hậu và biết bao biến thiên của lịch sử, kể cả sự phá hoại của con người, đã làm kho tàng di sản Hán Nôm của chúng ta bị mất mát, hủy hoại nhiều và phần lớn tác phẩm còn lại đến nay đều là các bản sao chép qua nhiều lần và nhiều thời. Trong tình trạng văn bản như vậy, chúng ta không thể vì một số chữ chép sai, bổ trống vài ô chữ hay ghi chú của người sau mà phủ định giá trị tư liệu. Ngược lại, chúng ta cần nghiên cứu, khảo các dị bản, tiến hành đối chiếu để cố gắng tìm ra văn bản tương đối gần bản gốc nhất và khai thác các thông tin. Các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích dù có một số khó khăn về văn bản nhưng là tác phẩm của người đương thời, hơn nữa là của những nhân vật thời Tây Sơn, của những chứng nhân lịch sử tức có giá trị như tư liệu gốc.

Trên tinh thần sử dụng và khai thác tư liệu như vậy, sau khi phân tích các văn bản bài thơ của Ngô Thì Nhậm, tôi cho rằng trong thời Tây Sơn có tồn tại cung Đan Dương trong khu cung điện của phủ Dương Xuân. Về phương diện này, tôi đồng tình với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhưng không tán thành hướng tìm tòi chỉ giới hạn trong phạm vi lân cận chùa Thiền Lâm. Rồi cung Đan Dương quan hệ như thế nào với cung điện mùa Đông cũng là vấn đề cần đặt ra trong nghiên cứu.

Vấn đề thứ Tư là có lăng Đan Dương không?

Nếu phân tích kỹ các bài thơ Ngô Thì Nhậm thì có cung Đan Dương và có lăng Đan Dương hay Đan lăng, có miếu thờ Thái Tổ Quang Trung. Tại sao Quang Trung lại mai táng ngay tại cung Đan Dương trong khu cung cấm. Quang Trung mất ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (giờ dạ tý ngày 16-9-1792) nhưng giữ bí mật trong hai tháng, đến ngày 29 tháng 9 mới công bố. Công việc phong tỏa tin tức, giữ gìn bí mật được thực hiện rất nghiêm mật mà chính sử triều Nguyễn sau này cũng chép nhà vua mất ngày 29-9 năm Nhâm Tý. Quang Trung mất vào lúc chính quyền và binh lực của ông còn rất hùng hậu, nhưng tình thế Tây Sơn đang đứng trước nguy cơ lớn. Phía nam, Nguyễn Ánh đã trở về chiếm lại đất Gia Định năm 1787 và phát triển lực lượng rất nhanh. Chính quyền Nguyễn Lữ đã bị đánh đổ và từ năm 1790 quân Nguyễn bắt đầu tấn công ra vùng đất của Nguyễn Nhạc. Các thế lực chống đối trong nước đang liên kết lại để chống Tây Sơn. Quang Trung thấy rõ nguy cơ đó và năm 1792 đang chuẩn bị mở một chiến dịch lớn, huy động vài ba chục vạn quân, chia làm hai đường thủy và bộ tiến vào bao vây tiêu diệt toàn bộ lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Trong bài hịch gửi quan lại, quân sĩ và thần dân hai phủ Quảng Ngãi, Qui Nhơn đề ngày 10-7 năm Quang Trung thứ 5 (ngày 27-8-1792), Quang Trung tuyên bố sẽ “ đánh bại quân giặc dễ như bẻ gãy cành khô củi mục” và lấy lại đất Gia Định “trong nháy mắt”. Mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất nhưng chiến dịch chưa kịp thực hiện thì 20 ngày sau, Quang Trung đã từ trần.

Về cái chết của Quang Trung còn có nhiều ý kiến suy đoán khác nhau, nhưng chắc chắn không phải đột tử, chết tức khắc mà qua mấy ngày ốm đau rồi mới mất. BS Bùi Minh Đức căn cứ vào các tư liệu đã thử đưa ra một bệnh án giải thích cái chết của Quang Trung. Trước khi chết, nhà vua rất tỉnh táo, nhận xét tình thế và căn dặn các triều thần thân tín. Ông coi Nguyễn Ánh ở Gia Định là “quốc thù”, trong lúc người kế vị là Quang Toản “tuổi còn nhỏ”, Nguyễn Nhạc thì “tuổi già, nhàn vui chơi cầu yên”. Ông căn dặn phải sớm dời đô ra Vĩnh đô (Vinh, Nghệ An) để khống chế thiên hạ, nếu không “quân Gia Định” đánh ra thì “không có đất chôn”. Vua và bày tôi thân cận đã giết ngựa trắng ăn thề. Như vậy là Quang Trung đã thấy hết nguy cơ thất bại, đã tiên liệu diễn biến xấu của tình hình. Chính trong bối cảnh đó, triều đình hay đúng hơn là một số triều thần được ủy thác đã giữ bí mật cái chết của Quang Trung trong 2 tháng, tạo thêm thời gian để lo ứng phó với tình thế. Và cũng chính trong bối cảnh đó, để bảo đảm bí mật, thi hài Quang Trung được mai táng ngay trong cung điện Đan Dương của ông. Đây là trường hợp đặc biệt, tẩm điện biến thành lăng tẩm.

Về phương diện này, tôi ủng hộ ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, cung điện Đan Dương cũng là lăng Đan Dương. Nhưng tôi cũng muốn góp ý với tác giả là tại phủ Dương Xuân không phải chí có cung Đan Dương mà chắc chắn có một nhóm kiến trúc, trong đó có cung Đan Dương. Thời Quang Trung, cung Đan Dương nhiều khả năng là chính điện hay tẩm điện của Quang Trung.

Vì vậy phương hướng tìm vi trí và di tích cung điện Đan Dương không nên chỉ tập trung vào vùng đất có chùa Thiền Lâm mà mở rộng hơn sang chùa Vạn Phước và vùng xung quanh. Nên căn cứ vào quan niệm phong thủy và mô hình cấu trúc “vương thành” Đông Á để định hướng tìm dấu tích cung Đan Dương, nhiều khả năng nhìn về phương nam trên một địa hình và cảnh quan phù hợp với luật phong thủy.

Vài đề xuất và kết luận

Về lăng Hoàng đế Quang Trung, lâu nay trong đầu tôi có một băn khoăn là năm 1801 khi Nguyễn Ánh quật phá mộ Quang Trung, lấy đầu lâu giam vào ngục thất thì đó có phải là thi hài của Quang Trung thật không? Suy nghĩ này xuất phát từ chỗ Quang Trung đã tiên liệu tình thế khó khăn của Tây Sơn sau khi ông mất và nguy cơ thất bại trước cuộc phản công của Nguyễn Ánh, thì chắc chắn ông cũng đã nghĩ đến hành động Nguyễn Ánh sẽ trả thù, quật phá mồ mả của các thủ lĩnh Tây Sơn mà đối tượng chủ yếu là ông. Hơn nữa, trước đây, năm 1790 chính Nguyễn Huệ cũng đã quật lăng Cơ Thánh của cha Nguyễn Ánh (sau truy tôn là Hiếu Khang hoàng đế), bỏ quan tài xuống sông.

Vậy chẳng lẽ Quang Trung và bầy tôi thân tín, tài năng của nhà vua không nghĩ đến và không lo đối phó với việc Nguyễn Ánh sẽ trả thù quật mồ mả chăng? Tuy chỉ là suy luận nhưng tôi vẫn cho rằng thi hài nằm trong lăng Đan Dương bị Nguyễn Ánh quật phá không còn là Quang Trung. Thi hài Quang Trung thật đã được bí mật chuyển đi một nơi khác. Gần đây có một số thông tin về lăng thật của Quang Trung ở Bân Sơn, ở Phượng Hoàng trung đô, ở chùa Thiên Thai…? Kết quả thẩm định cho thấy các thông tin trên chưa có căn cứ xác đáng.

Tuy nhiên vấn đề vẫn cần đặt ra để tiếp tục nghiên cứu và xác minh. Tôi xin nhắc lại, điều này tôi cũng đã nêu lên với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và một số bạn đồng nghiệp khác, nhưng chi là đề xuất như một giả thuyết, một hướng nghiên cứu tiếp.Trong hội thảo của chúng ta có một số phản biện rất gay gắt. Đó là những vấn đề đặt ra, phần lớn nặng về tư liệu, nhất là tư liệu Hán Nôm, để giúp các nhà khoa học giám định lại các chứng cứ một cách chặt chẽ và có sức thuyết phục hơn nữa. Tôi tin rằng nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân bảo vệ quan điểm của mình nhưng cũng trân trọng lắng nghe các ý kiến phản biện để xem xét thêm các chứng cứ.

Một vấn đề quan trọng là trong công việc nghiên cứu tiếp theo, chúng ta nên đi theo hướng nào? Dĩ nhiên công việc tìm kiếm, thu thập thêm tư liệu vẫn cần tiếp tục. Tuy nhiên trữ lượng tư liệu về Tây Sơn nói chung và về cung điện Đan Dương nói riêng không nhiều, khả năng phát hiện thêm rất khó. Một nguồn sử liệu quan trọng là các di tích và di vật khảo cổ học cần được đặc biệt quan tâm khai thác. Vùng chùa Thiền Lâm, chùa Vạn Phước và xung quanh, chỉ qua các phát hiện của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và nhân dân địa phương, đã có rất nhiều di tích kiến trúc cũ, giếng nước cổ, rất nhiều di vật từ bia đá đến các loại vật liệu kiến trúc như gạch, ngói, đá kê chân cột, một số đồ gốm, những tấm đá cỡ lớn… Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cuộc điều tra khảo cổ học nào để xác định niên đại các di tích, di vật đó. Trên gò Dương Xuân hiện nay còn những vùng đất khá dày đặc di tích cổ và có những vùng đất có thể tiến hành khai quật khảo cổ học. Tôi còn nhớ khi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân mới phát hiện chùa Thiền Lâm, đã có ý kiến đề xuất tiến hành một vài hố khai quật thăm dò, nhưng rồi cũng không được quan tâm. Tôi trân trọng đề nghị lãnh đạo tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Trung tâm bảo tồn di sản cố đô Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức một đợt điều tra khảo cổ học và trên cơ sở đó có thể đề xuất khai quật khảo cổ học một vài địa điểm cần thiết.

Vấn đề cuối cùng là trên cơ sở những phát hiện và kết quả thảo luận về cung điện Đan Dương thời Tây Sơn ở Huế, chúng ta nên bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Tuy còn những ý kiến chưa nhất trí, nhưng tất cả những di tích có liên quan đến thời Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung cần sớm được đưa vào kế hoạch bảo tồn và từng bước phát huy giá trị. Chờ cho đến khi có kết luận đạt được sự nhất trí thì nhiều di tích, di vật liên quan đã không còn nữa nếu không được bảo tồn. Có những di tích đã có đủ căn cứ kết luận như chùa Thiền Lâm hiện nay xây dựng trên khu chùa Thiền Lâm cũ từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu và trong thời Quang Toản là nơi làm việc của Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Cung điện Đan Dương và lăng Đan Dương tuy chưa xác định được di tích và vị trí cụ thể nhưng chắc chắn nằm trong khu cung điện Dương Xuân. Nói chung các di tích trên gò Dương Xuân liên quan đến “cung điện mùa Đông” và cụm kiến trúc cung điện của chúa Nguyễn và Tây Sơn. Cung Đan Dương cũng nằm trong cụm kiến trúc này thời Tây Sơn. Vì vậy, hội thảo kiến nghị tỉnh nên có kế hoạch bảo tồn tất cả các di tích cổ của phủ Dương Xuân, đưa các di tích đó vào trong qui hoạch bảo tồn của thành phố Huế. Đồng thời với kế hoạch bảo tồn là kế hoạch phát huy giá trị, trong đó có kế hoạch khai thác về phương diện du lịch. Chúng ta nên tiến hành song song công việc tiếp tục nghiên cứu với công việc bảo tồn và phát huy giá trị các mặt, kết quả nghiên cứu khoa học sẽ bổ sung căn cứ khoa học và phát triển thêm công việc bảo tồn và phát huy giá trị.

Đây là một trong những cuộc hội thảo mà tôi phải làm nhiệm vụ tổng kết rất khó khăn. Cho phép tôi không thể đưa ra các kết luận của hội thảo theo ý nghĩa được mọi người tham gia đồng thuận mà nặng về bình luận kết hợp với ý kiến cá nhân. Mong các vị đại biểu và các bạn đồng nghiệp thông cảm.

GS Phan Huy Le

Giáo sư Phan Huy Lê
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

NGƯỜI MÙ ĐIẾC HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

“Những gì tốt đẹp nhất phải được cảm nhận bằng trái tim”. “Tôi đã khóc vì không có giày để đi chỉ đến khi tôi gặp một người khóc vì không có chân để đi giày” .Đây là hai câu nói đặc biệt nổi tiếng của Helen Keller người mù điếc huyền thoại. Helen Keller sinh ngày 27 tháng 6 năm 1880 mất ngày 1 tháng 6 năm 1968 là nữ văn sĩ nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội và diễn giả người Mỹ rất được tôn trọng ở Mỹ và toàn thế giới. Bà là một trong những biểu tượng đời thường có thật về đức nhẫn và sự hi sinh, biến số không nghịch cảnh thành cho bất cứ ai gục ngã trên trường đời biết gượng đứng dậy tự thắng mình. Bà vì viêm màng não nên bị mù, câm và điếc nhưng đã tốt nghiệp Đại học Harvard. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên của nước Mỹ giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Ảnh trên là Helen Keller và cô Anne người Thầy lớn; xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguoi-mu-diec-huyen-thoai/


NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI

Hoàng Kim

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Ai chợp mắt Tam ĐảoAi tỏ Ngọc Quan Âm” “Ai thương núi nhớ biển” “Ngày mới lời yêu thương“ xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngoi-sao-mai-chan-troi/

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

ThaiDuonghe

Sao Kim sao Thủy kỳ thú trong Thái Dương hệ 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17430
Nhập ngày : 03-12-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 1 tháng 12(01-12-2021)

  Dạy và học 30 tháng 11(30-11-2021)

  Dạy và học 29 tháng 11(28-11-2021)

  Dạy và học 28 tháng 11(28-11-2021)

  Dạy và học 27 tháng 11(27-11-2021)

  Dạy và học 26 tháng 11(26-11-2021)

  Dạy và học 25 tháng 11(25-11-2021)

  Dạy và học 24 tháng 11(24-11-2021)

  Dạy và học 23 tháng 11(22-11-2021)

  Dạy và học 22 tháng 11(22-11-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007