Số lần xem
Đang xem 394 Toàn hệ thống 2177 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
DẠY VÀ HỌC 9 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Hương sen vùng Đồng Tháp; Thung lũng Great Rift Valley, miền bắc Tanzania (hình) Ngày 9 tháng 12 năm 1961, Tanzania giành được độc lập từ Anh Quốc sau khi hợp nhất Tanganyika với các đảo Zanzibar và Pemba. Tanzania là quốc gia ở Đông Phi, phía Bắc giáp Uganda (hồ Victoria làm thành một phần biên giới) và Kenya, Nam giáp Mozambique và Malawi, Đông giáp Ấn Độ Dương, Tây giáp Rwanda, Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo. Thung lũng Great Rift Valley, bắc Tanzania có các hồ Tanganyika và hồ Malawi, là nơi tiếp nối cao nguyên miền Trung ít màu mỡ địa hình đặc trưng của Tanzania với độ cao trung bình 1.200 m so mặt biển. Tanzania có vùng đông bắc là miền núi, nơi có đỉnh Kilimanjaro (5.895 m) điểm cao nhất châu Phi; đông nam là hồ Tanganyika và hồ Victoria; miền trung là các cao nguyên rộng lớn, với đồng bằng và vùng đất trồng trọt. Bờ biển phía đông nóng và ẩm ướt, ít bằng phẳng và nhiều đá ngầm. Các vùng rừng thưa và thảo nguyên Tanzania có nhiều động vật hoang dã. Tanzania có nhiều công viên sinh thái rộng và rất đẹp, trong đó nổi tiếng là công viên quốc gia Serengeti ở phía nam. Ngày 9 tháng 12 năm 2002 là ngày mất của Tố Hữu (sinh năm 1920), nhà thơ và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Ngày 9 tháng 12 năm 1971, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gia nhập Liên Hiệp Quốc. Bài viết chọn lọc ngày 9 tháng 12: Giấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Hương sen vùng Đồng Tháp; Nguyễn Du thời Tây Sơn; Nghe ‘Khúc hát hái sen’; Ngẫm phim hay Chu Phỉ; Ông Hồ Sáu Đồng Nai; Nông lịch tiết đại tuyết; Lời Thầy dặn thung dung; Lời thương; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đến với bài thơ hay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử, Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu/vn/hoangkimlong xem tiếp: https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-12/;
GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất
Giấc mơ lành yêu thương.
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.
Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.
*
Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?
Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?
Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.
Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.
Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.
Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.
Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.
Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.
Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.
Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.
Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.
Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.
PHÁP TRẦN, QUAY ĐẦU LÀ BỜ Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)
Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi.
Cho nên việc tu có nhiều điểm rất hay mà chúng ta không biết. Như ra đường bị ai nói xúc phạm tới danh dự mình, về nhà ít nhất ta cũng kể lại với người thân nghe. Kể một người nghe mình cũng chưa vừa lòng, phải kể cho người này người kia nghe chừng một trăm lần, như vậy mình đã thuộc lòng trong ký ức sâu quá rồi. Vì vậy khi ngồi thiền nó trồi lên, bỏ được một lát nó trồi lên nữa. Đó là vì chúng ta đã ghi nhớ quá sâu đậm.
Giống như lúc còn bé đi học, mỗi khi muốn thuộc bài, mình phải đọc tới đọc lui nhiều lần mới thuộc. Đem vô sâu là do ôn tới ôn lui nhiều lần. Lỡ nhớ rồi, khi muốn quên cũng phải tập bỏ thường xuyên mới quên được, không có cách nào khác hơn. Vậy mà vừa có chuyện buồn, chuyện giận là chúng ta đem ra kể liền. Gặp ai kể nấy, kể hoài như vậy quên sao được. Khi ngồi thiền nó trồi lên lại than: “Khổ quá! Con tu khó”. Khó là tại ai? Tại mình chứ tại ai, tích lũy nhiều thì nó trồi lên nhiều.
Bây giờ chúng ta thấy chỉ thấy, không thèm quan tâm chú ý gì cả. Thấy tất cả mà tâm không giữ, không dính thì tu dễ không khó. Nếu tu là tìm cái gì ở đâu xa thì khó, đằng này nó đã sẵn nơi mình rồi, chỉ quay lại là hiện tiền. Chúng ta không thấy được cái chân thật là do pháp trần đầy cứng bên trong, nên quay lại thấy toàn tạp nhạp.
Những giờ ngồi thiền là những giờ quay lại, mình thấy pháp trần lăng xăng lộn xộn nên nói thấy loạn tưởng nhiều quá. Thấy loạn tưởng nhiều là tu tiến nhiều. Vì ngày xưa, mỗi khi chúng dấy lên mình chạy theo nên không thấy chúng, bây giờ chúng dấy lên mình biết liền bỏ, đó là tu tiến. Tuy nó còn nhưng mình đã làm chủ được chút chút. Hồi xưa nó dẫn mình chạy theo hoàn toàn, bây giờ nó trồi lên mình từ chối không theo, đó là tiến rõ ràng. Nhưng nhiều khi Phật tử thấy nó rồi sợ, tu gì mà vọng tưởng quá chừng. Sự thật có tiến, tiến từng bước, chứ không phải không tiến.
Bước tiến tiếp theo là ngoài giờ ngồi thiền, khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi vật, chúng ta thấy biết rõ ràng nhưng bỏ qua, không chú tâm, đó là ta tu trong mọi lúc mọi nơi. Không phải tay lần chuỗi, thân tọa thiền mới tu. Lần chuỗi tọa thiền mà ai động tới liền la hét là không phải tu. Người không tỏ vẻ tu hành gì hết, nhưng đi đứng tự nhiên thoải mái, ai nói gì thì nói, bỏ qua không để lòng, ấy mới thật là chân tu.
Nhiều khi chúng ta như điên khùng với nhau. Thí dụ mình tưởng mình thông minh, sáng suốt, nhưng ai vừa nói “Chị ngu quá!”, mình liền la đông đổng lên, để nói rằng ta không ngu. Nhưng thật ra như vậy là đã chứng tỏ mình đang ngu. Nếu không ngu, ta chỉ cười, nói: “Phải, tôi ngu” Nói vậy còn gì nữa để la, thì đâu có khổ. Vậy mà ai nói mình ngu liền cự lộn, rồi đủ thứ chuyện thưa kiện … có khổ không? Thế là cả hai đàng đều khùng điên với nhau hết.
Những chuyện hết sức nhỏ như vậy, nhưng mình không biết tu, nên cứ tích lũy trong tâm thành ra sanh bệnh. Bây giờ muốn bỏ, chúng ta phải gỡ lần những thứ đó, từ từ ngồi thiền sẽ được nhẹ nhàng yên ổn. Ai nói gì mình cũng cười. Đức Phật ngày xưa bị Bà la môn theo sau mắng chửi, Ngài im lặng không nói, không nhận, thế mà Bà la môn phải chịu phép, không dám mắng chửi nữa, khỏe khoắn làm sao.
Phật là bậc giác ngộ nên thấy người mê Ngài thương, không phản đối, không chống cự gì cả nhưng lại nhiếp phục được họ. Còn chúng ta bây giờ nghe nói một câu không vừa lòng liền phản đối, chống cự, rốt cuộc càng thêm lớn chuyện. Như vậy ta cùng những người mê kia, không hơn không kém, phải không? Mình là người tỉnh thì phải hơn kẻ mê. Họ nói bậy mình chỉ cười thôi thì không xảy ra chuyện gì hết. Như vậy có khỏe không ?
Cho nên người biết tu xả bỏ hết những gì không quan trọng. Quan trọng là đừng để sáu trần lôi dẫn đi, phải quay về với cái chân thật của chính mình. Cái chân thật ấy ai cũng có nhưng vì vọng tưởng che lấp nên mình không nhận ra. Cho nên Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện nói, người tu thiền như con ngỗng chúa uống sữa chừa nước lại. Câu nói nghe muốn bể cả đầu! Làm sao mà uống sữa chừa nước được? Hai thứ ấy hòa lẫn nhau, lọc thế nào ?
Những câu như vậy, tôi cũng mất nhiều năm lắm mới thấy rõ ý nghĩa của nó. Cái gì là sữa?. Cái gì là nước ? Vọng tâm và chân tâm nơi mình hòa lẫn nhau, không phải một cũng không phải hai. Vậy làm sao để lọc chân tâm ra khỏi vọng tâm? Ở đây, chúng ta chỉ cần khéo một chút là thấy liền. Cái biết trong sáng hiện tiền đó là sữa, còn cái biết lăng xăng lộn xộn là nước. Cái biết lăng xăng lộn xộn thì chúng ta không theo, chỉ sống với cái biết yên tĩnh, trong sáng. Đó là mình đã loại nước, uống sữa. Được thế ta là ngỗng chúa.
Những giây phút yên tĩnh, chúng ta ngồi chơi không nghĩ gì hết. Lúc đó tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy mà không nghĩ suy điều chi. Như vậy cái biết đó mình đã có sẵn, nhưng vừa dấy nghĩ cái này cái nọ liền quên mất cái biết hằng hữu. Bây giờ chỉ cần không chạy theo các thứ xao động thì nó hiện tiền. Nếu chúng ta đừng đuổi theo những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm … ăn cứ ăn uống cứ uống, làm tất cả việc mà đừng dính, nếu không phải Phật thì ít nhất mình cũng là Bồ tát con rồi.
Vì vậy không dính với sáu trần là biết quay đầu, còn dính với sáu trần là đã lao đi trong sanh tử, không có gì khó khăn hết. Trong nhà thiền có câu chuyện của anh hàng thịt, khi nghe một câu nói của vị Thiền sư, liền tỉnh ngộ và làm bài kệ:
Tạc nhật dạ xoa tâm
Kim triêu Bồ tát diện
Dạ xoa dữ Bồ tát
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm dạ xoa
Bữa nay mặt Bồ tát
Dạ xoa và Bồ tát
Không cách một đường tơ.
Bồ tát và Dạ xoa chỉ cách nhau ở một cái nhìn. Nhìn ra là mê, xoay lại là giác, dễ như trở bàn tay, không có gì ngăn cản hết. Vậy mà chúng ta làm không nổi, cứ ì ạch hoài. Thiền đặc biệt ở chỗ đó, nhưng vẫn phù hợp với những gì Phật dạy ngày xưa. Tôi sẽ dẫn kinh để chứng tỏ điều này.
Trong kinh A Hàm kể lại, một hôm, sau thời tọa thiền trong rừng, Đức Phật xả thiền ngồi chơi tự tại. Chợt Ngài thấy có một con rùa bò về phía mình, phía sau con dã can đuổi theo định cắn đuôi con rùa, con rùa liền rút đuôi vào trong mai. Dã can chụp lấy chân, con rùa liền rút chân vào trong mai. Cứ như vậy dã can chụp cắn tứ tung, rùa cũng rút hết các bộ phận vào trong mai. Con dã can chụp hoài không được bèn bỏ đi.
Kết thúc câu chuyện, Phật nói: “Người tu cũng thế, nếu biết giữ sáu căn không cho chạy theo sáu trần thì không có ma vương nào bắt được”. Còn nếu chạy theo sáu trần bị nó cắn đứt đầu đứt cổ. Chuyện thật là hay.
Thêm một câu chuyện nữa. Phật kể trong một đàn khỉ, có con khỉ nhỏ đi sau đàn thấy mấy con lớn đi trước ăn nhiều trái cây ngon, còn mình thiệt thòi quá. Nó bèn tách đàn, đi một mình để được ăn ngon. Khi thấy miếng mồi ngon, nó liền đưa tay chụp, không ngờ đó là cái bẫy nhựa, nên tay nó bị dính nhựa. Nó liền đưa tay kia gỡ nên tay kia bị dính luôn. Con khỉ liền lấy chân phải quào, chân phải dính; lấy chân trái quào, chân dính luôn. Nó quật cái đuôi để gỡ, đuôi cũng dính. Cuối cùng còn cái miệng, nó liền đưa miệng cạp, thế là miệng dính luôn. Như vậy tổng cộng sáu bộ phận đều dính nhựa hết. Gã thợ săn chỉ cần tới lượm con khỉ bỏ vô giỏ là xong.
Phật nói: “Cũng vậy, nếu người nào sáu căn dính với sáu trần, cũng như con khỉ kia để sáu bộ phận dính với nhựa, người đó sẽ bị ma vương dẫn đi dễ dàng, không nghi ngờ”. Như vậy Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Là giữ sáu căn đừng cho dính mắc với sáu trần. Đây là một lẽ thật chứ không phải tưởng tượng. Đó là tôi đã dẫn trong kinh A Hàm.
Đến kinh Kim Cang, Lục Tổ ngộ được từ câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm; ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là không dính mắc vào các trần mà sanh tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thanh tịnh, không dính mắc thì tâm Bồ đề hiện tiền. Còn dấy niệm là tâm sanh diệt. Sau khi ngộ rồi, Lục Tổ thốt lên: “Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh!. Vì thanh tịnh nên không sanh diệt, còn loạn tưởng là tâm sanh diệt. Ngay đó Ngũ Tổ truyền tâm ấn và trao y bát cho ngài.
Sự tu chẳng có gì lạ hết. Phật Tổ không hai đường, chỉ vì phương tiện truyền bá khác nhau thôi. Thấy như vậy, hiểu như vậy, chúng ta mới nhận ra việc tu không phải chuyện quanh co, khó khăn, mà trái lại rất đơn giản. Ngài Lâm Tế nói: “Đâu ngờ Phật pháp của Hoàng Bá rất ít”, nghĩa là rất đơn giản. Cho nên trọng tâm của việc tu là nghe và hiểu được ý Phật dạy, rồi ứng dụng thực hành. Đó mới là người biết tu.
Thơ Thiền Thích Nhất Hạnh
CẦU HIỂU, CẦU THƯƠNG
Thích Nhất Hạnh (Sư Ông Làng Mai)
Lắng lòng nghe tiếng gọi quê hương
Sông núi trông ra đẹp lạ thường
Về tới quê xưa tìm g
DẠY VÀ HỌC 9 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Hương sen vùng Đồng Tháp; Thung lũng Great Rift Valley, miền bắc Tanzania (hình) Ngày 9 tháng 12 năm 1961, Tanzania giành được độc lập từ Anh Quốc sau khi hợp nhất Tanganyika với các đảo Zanzibar và Pemba. Tanzania là quốc gia ở Đông Phi, phía Bắc giáp Uganda (hồ Victoria làm thành một phần biên giới) và Kenya, Nam giáp Mozambique và Malawi, Đông giáp Ấn Độ Dương, Tây giáp Rwanda, Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo. Thung lũng Great Rift Valley, bắc Tanzania có các hồ Tanganyika và hồ Malawi, là nơi tiếp nối cao nguyên miền Trung ít màu mỡ địa hình đặc trưng của Tanzania với độ cao trung bình 1.200 m so mặt biển. Tanzania có vùng đông bắc là miền núi, nơi có đỉnh Kilimanjaro (5.895 m) điểm cao nhất châu Phi; đông nam là hồ Tanganyika và hồ Victoria; miền trung là các cao nguyên rộng lớn, với đồng bằng và vùng đất trồng trọt. Bờ biển phía đông nóng và ẩm ướt, ít bằng phẳng và nhiều đá ngầm. Các vùng rừng thưa và thảo nguyên Tanzania có nhiều động vật hoang dã. Tanzania có nhiều công viên sinh thái rộng và rất đẹp, trong đó nổi tiếng là công viên quốc gia Serengeti ở phía nam. Ngày 9 tháng 12 năm 2002 là ngày mất của Tố Hữu (sinh năm 1920), nhà thơ và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Ngày 9 tháng 12 năm 1971, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gia nhập Liên Hiệp Quốc. Bài viết chọn lọc ngày 9 tháng 12: Giấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Hương sen vùng Đồng Tháp; Nguyễn Du thời Tây Sơn; Nghe ‘Khúc hát hái sen’; Ngẫm phim hay Chu Phỉ; Ông Hồ Sáu Đồng Nai; Nông lịch tiết đại tuyết; Lời Thầy dặn thung dung; Lời thương; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đến với bài thơ hay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử, Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu/vn/hoangkimlong xem tiếp: https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-12/;
GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất
Giấc mơ lành yêu thương.
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.
Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.
*
Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?
Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?
Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.
Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.
Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.
Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.
Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.
Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.
Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.
Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.
Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.
Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.
PHÁP TRẦN, QUAY ĐẦU LÀ BỜ Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)
Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi.
Cho nên việc tu có nhiều điểm rất hay mà chúng ta không biết. Như ra đường bị ai nói xúc phạm tới danh dự mình, về nhà ít nhất ta cũng kể lại với người thân nghe. Kể một người nghe mình cũng chưa vừa lòng, phải kể cho người này người kia nghe chừng một trăm lần, như vậy mình đã thuộc lòng trong ký ức sâu quá rồi. Vì vậy khi ngồi thiền nó trồi lên, bỏ được một lát nó trồi lên nữa. Đó là vì chúng ta đã ghi nhớ quá sâu đậm.
Giống như lúc còn bé đi học, mỗi khi muốn thuộc bài, mình phải đọc tới đọc lui nhiều lần mới thuộc. Đem vô sâu là do ôn tới ôn lui nhiều lần. Lỡ nhớ rồi, khi muốn quên cũng phải tập bỏ thường xuyên mới quên được, không có cách nào khác hơn. Vậy mà vừa có chuyện buồn, chuyện giận là chúng ta đem ra kể liền. Gặp ai kể nấy, kể hoài như vậy quên sao được. Khi ngồi thiền nó trồi lên lại than: “Khổ quá! Con tu khó”. Khó là tại ai? Tại mình chứ tại ai, tích lũy nhiều thì nó trồi lên nhiều.
Bây giờ chúng ta thấy chỉ thấy, không thèm quan tâm chú ý gì cả. Thấy tất cả mà tâm không giữ, không dính thì tu dễ không khó. Nếu tu là tìm cái gì ở đâu xa thì khó, đằng này nó đã sẵn nơi mình rồi, chỉ quay lại là hiện tiền. Chúng ta không thấy được cái chân thật là do pháp trần đầy cứng bên trong, nên quay lại thấy toàn tạp nhạp.
Những giờ ngồi thiền là những giờ quay lại, mình thấy pháp trần lăng xăng lộn xộn nên nói thấy loạn tưởng nhiều quá. Thấy loạn tưởng nhiều là tu tiến nhiều. Vì ngày xưa, mỗi khi chúng dấy lên mình chạy theo nên không thấy chúng, bây giờ chúng dấy lên mình biết liền bỏ, đó là tu tiến. Tuy nó còn nhưng mình đã làm chủ được chút chút. Hồi xưa nó dẫn mình chạy theo hoàn toàn, bây giờ nó trồi lên mình từ chối không theo, đó là tiến rõ ràng. Nhưng nhiều khi Phật tử thấy nó rồi sợ, tu gì mà vọng tưởng quá chừng. Sự thật có tiến, tiến từng bước, chứ không phải không tiến.
Bước tiến tiếp theo là ngoài giờ ngồi thiền, khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi vật, chúng ta thấy biết rõ ràng nhưng bỏ qua, không chú tâm, đó là ta tu trong mọi lúc mọi nơi. Không phải tay lần chuỗi, thân tọa thiền mới tu. Lần chuỗi tọa thiền mà ai động tới liền la hét là không phải tu. Người không tỏ vẻ tu hành gì hết, nhưng đi đứng tự nhiên thoải mái, ai nói gì thì nói, bỏ qua không để lòng, ấy mới thật là chân tu.
Nhiều khi chúng ta như điên khùng với nhau. Thí dụ mình tưởng mình thông minh, sáng suốt, nhưng ai vừa nói “Chị ngu quá!”, mình liền la đông đổng lên, để nói rằng ta không ngu. Nhưng thật ra như vậy là đã chứng tỏ mình đang ngu. Nếu không ngu, ta chỉ cười, nói: “Phải, tôi ngu” Nói vậy còn gì nữa để la, thì đâu có khổ. Vậy mà ai nói mình ngu liền cự lộn, rồi đủ thứ chuyện thưa kiện … có khổ không? Thế là cả hai đàng đều khùng điên với nhau hết.
Những chuyện hết sức nhỏ như vậy, nhưng mình không biết tu, nên cứ tích lũy trong tâm thành ra sanh bệnh. Bây giờ muốn bỏ, chúng ta phải gỡ lần những thứ đó, từ từ ngồi thiền sẽ được nhẹ nhàng yên ổn. Ai nói gì mình cũng cười. Đức Phật ngày xưa bị Bà la môn theo sau mắng chửi, Ngài im lặng không nói, không nhận, thế mà Bà la môn phải chịu phép, không dám mắng chửi nữa, khỏe khoắn làm sao.
Phật là bậc giác ngộ nên thấy người mê Ngài thương, không phản đối, không chống cự gì cả nhưng lại nhiếp phục được họ. Còn chúng ta bây giờ nghe nói một câu không vừa lòng liền phản đối, chống cự, rốt cuộc càng thêm lớn chuyện. Như vậy ta cùng những người mê kia, không hơn không kém, phải không? Mình là người tỉnh thì phải hơn kẻ mê. Họ nói bậy mình chỉ cười thôi thì không xảy ra chuyện gì hết. Như vậy có khỏe không ?
Cho nên người biết tu xả bỏ hết những gì không quan trọng. Quan trọng là đừng để sáu trần lôi dẫn đi, phải quay về với cái chân thật của chính mình. Cái chân thật ấy ai cũng có nhưng vì vọng tưởng che lấp nên mình không nhận ra. Cho nên Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện nói, người tu thiền như con ngỗng chúa uống sữa chừa nước lại. Câu nói nghe muốn bể cả đầu! Làm sao mà uống sữa chừa nước được? Hai thứ ấy hòa lẫn nhau, lọc thế nào ?
Những câu như vậy, tôi cũng mất nhiều năm lắm mới thấy rõ ý nghĩa của nó. Cái gì là sữa?. Cái gì là nước ? Vọng tâm và chân tâm nơi mình hòa lẫn nhau, không phải một cũng không phải hai. Vậy làm sao để lọc chân tâm ra khỏi vọng tâm? Ở đây, chúng ta chỉ cần khéo một chút là thấy liền. Cái biết trong sáng hiện tiền đó là sữa, còn cái biết lăng xăng lộn xộn là nước. Cái biết lăng xăng lộn xộn thì chúng ta không theo, chỉ sống với cái biết yên tĩnh, trong sáng. Đó là mình đã loại nước, uống sữa. Được thế ta là ngỗng chúa.
Những giây phút yên tĩnh, chúng ta ngồi chơi không nghĩ gì hết. Lúc đó tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy mà không nghĩ suy điều chi. Như vậy cái biết đó mình đã có sẵn, nhưng vừa dấy nghĩ cái này cái nọ liền quên mất cái biết hằng hữu. Bây giờ chỉ cần không chạy theo các thứ xao động thì nó hiện tiền. Nếu chúng ta đừng đuổi theo những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm … ăn cứ ăn uống cứ uống, làm tất cả việc mà đừng dính, nếu không phải Phật thì ít nhất mình cũng là Bồ tát con rồi.
Vì vậy không dính với sáu trần là biết quay đầu, còn dính với sáu trần là đã lao đi trong sanh tử, không có gì khó khăn hết. Trong nhà thiền có câu chuyện của anh hàng thịt, khi nghe một câu nói của vị Thiền sư, liền tỉnh ngộ và làm bài kệ:
Tạc nhật dạ xoa tâm
Kim triêu Bồ tát diện
Dạ xoa dữ Bồ tát
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm dạ xoa
Bữa nay mặt Bồ tát
Dạ xoa và Bồ tát
Không cách một đường tơ.
Bồ tát và Dạ xoa chỉ cách nhau ở một cái nhìn. Nhìn ra là mê, xoay lại là giác, dễ như trở bàn tay, không có gì ngăn cản hết. Vậy mà chúng ta làm không nổi, cứ ì ạch hoài. Thiền đặc biệt ở chỗ đó, nhưng vẫn phù hợp với những gì Phật dạy ngày xưa. Tôi sẽ dẫn kinh để chứng tỏ điều này.
Trong kinh A Hàm kể lại, một hôm, sau thời tọa thiền trong rừng, Đức Phật xả thiền ngồi chơi tự tại. Chợt Ngài thấy có một con rùa bò về phía mình, phía sau con dã can đuổi theo định cắn đuôi con rùa, con rùa liền rút đuôi vào trong mai. Dã can chụp lấy chân, con rùa liền rút chân vào trong mai. Cứ như vậy dã can chụp cắn tứ tung, rùa cũng rút hết các bộ phận vào trong mai. Con dã can chụp hoài không được bèn bỏ đi.
Kết thúc câu chuyện, Phật nói: “Người tu cũng thế, nếu biết giữ sáu căn không cho chạy theo sáu trần thì không có ma vương nào bắt được”. Còn nếu chạy theo sáu trần bị nó cắn đứt đầu đứt cổ. Chuyện thật là hay.
Thêm một câu chuyện nữa. Phật kể trong một đàn khỉ, có con khỉ nhỏ đi sau đàn thấy mấy con lớn đi trước ăn nhiều trái cây ngon, còn mình thiệt thòi quá. Nó bèn tách đàn, đi một mình để được ăn ngon. Khi thấy miếng mồi ngon, nó liền đưa tay chụp, không ngờ đó là cái bẫy nhựa, nên tay nó bị dính nhựa. Nó liền đưa tay kia gỡ nên tay kia bị dính luôn. Con khỉ liền lấy chân phải quào, chân phải dính; lấy chân trái quào, chân dính luôn. Nó quật cái đuôi để gỡ, đuôi cũng dính. Cuối cùng còn cái miệng, nó liền đưa miệng cạp, thế là miệng dính luôn. Như vậy tổng cộng sáu bộ phận đều dính nhựa hết. Gã thợ săn chỉ cần tới lượm con khỉ bỏ vô giỏ là xong.
Phật nói: “Cũng vậy, nếu người nào sáu căn dính với sáu trần, cũng như con khỉ kia để sáu bộ phận dính với nhựa, người đó sẽ bị ma vương dẫn đi dễ dàng, không nghi ngờ”. Như vậy Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Là giữ sáu căn đừng cho dính mắc với sáu trần. Đây là một lẽ thật chứ không phải tưởng tượng. Đó là tôi đã dẫn trong kinh A Hàm.
Đến kinh Kim Cang, Lục Tổ ngộ được từ câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm; ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là không dính mắc vào các trần mà sanh tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thanh tịnh, không dính mắc thì tâm Bồ đề hiện tiền. Còn dấy niệm là tâm sanh diệt. Sau khi ngộ rồi, Lục Tổ thốt lên: “Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh!. Vì thanh tịnh nên không sanh diệt, còn loạn tưởng là tâm sanh diệt. Ngay đó Ngũ Tổ truyền tâm ấn và trao y bát cho ngài.
Sự tu chẳng có gì lạ hết. Phật Tổ không hai đường, chỉ vì phương tiện truyền bá khác nhau thôi. Thấy như vậy, hiểu như vậy, chúng ta mới nhận ra việc tu không phải chuyện quanh co, khó khăn, mà trái lại rất đơn giản. Ngài Lâm Tế nói: “Đâu ngờ Phật pháp của Hoàng Bá rất ít”, nghĩa là rất đơn giản. Cho nên trọng tâm của việc tu là nghe và hiểu được ý Phật dạy, rồi ứng dụng thực hành. Đó mới là người biết tu.
Thơ Thiền Thích Nhất Hạnh
CẦU HIỂU, CẦU THƯƠNG
Thích Nhất Hạnh (Sư Ông Làng Mai)
Lắng lòng nghe tiếng gọi quê hương
Sông núi trông ra đẹp lạ thường
Về tới quê xưa tìm gốc cũ
Qua rồi cầu Hiểu, tới cầu Thương.
Tôi (Hoàng Kim:) nghe nói ‘ đạo Phật dấn thân’ “Có một đạọ Phật như thế” (lời Bùi Tín) với Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh có những điểm dị biệt nên chính quyền hai phía xưa và nay chưa thực lòng ủng hộ. Tôi không chấp nhân Bùi Tín và các vị mưu toan ‘li tâm’ xa rời đường sống của dân tộc, nhưng dẫu vậy sự thực hành các thức chánh niệm: ”Từng bước chân thảnh thơi”, ”An lạc ngay lúc này”, ”Vui với từng hơi thở”, ”Bụt ở ngay trong ta” “Thơ thiền Thích Nhất Hạnh” là những tuyệt phẩm Phật học thật đáng đọc lại và suy ngẫm.
VỀ TRONG TỊCH LẶNG
Thích Giác Tâm
Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.
Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.
Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt .
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm?
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ Hoàng Kim
cảm ơn bài viết hay TẢN MẠN CÀ PHÊ PHỐ NÚI của Thượng tọa Thích Giác Tâm, xin phép được chia sẻ, bảo tồn và phát triển: Ảnh đẹp thanh khiết sang trọng, lãng đãng giữa tối sáng ban mai Biển Hồ. Văn chương tiếng nhạc trong lành, ngân nga trong đất trời bình minh Phố Núi. Thật hạnh phúc, an nhiên, thư thái. Ta về còn trọn niềm tin . xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doi-thoai-voi-thien-su/
Trong tâm thức của mỗi người đều có một quê hương riêng. Có người coi trái đất là quê hương mình, có người coi Tổ Quốc mình là quê hương mình, có nguời coi Tỉnh mình là quê hương mình, có người coi nơi mình chôn nhau rốn là quê hương mình. Tâm tôi không to rộng, nên tôi chỉ coi phố núi Pleiku là quê hương mình. Quê hương với bao ân tình kỷ niệm, ngồi bên tách cà phê, nhắm mắt lại là từng con người, dãy phố, con đường ở Pleiku hiện ra.
Nhắc đến cà phê, chúng ta vô cùng cảm ơn, nhớ ơn Đức Phật, hai ngàn sáu trăm năm trước Ngài đã không cấm đệ tử mình uống cà phê, Ngài chỉ cấm uống rượu và các thức uống gây say khác. Bởi Thầy mình không cấm, nên ngày hôm nay các Tăng sĩ phật giáo ngồi nhâm nhi ly cà phê công khai, chứ nếu Phật cấm thì không công khai được đâu, chỉ tìm cách uống lén thôi.
Diện tích trồng cà phê ở Pleiku – Gia Lai chỉ thua Đắc Lắc – Buôn Mê Thuột, và có lẽ cà phê ở Pleiku không ngon bằng cà phê Ban Mê Thuột, có thể do chất đất, có thể do cách sao tẩm, chế biến chưa đạt đến đỉnh cao. Cả nước khi nhắc đến cà phê là liên tưởng đến Ban Mê Thuột, ít khi liên tưởng đến Pleiku. Bởi các doanh nghiệp trồng cà phê, chế biến cà phê Pleiku – Gia Lai chưa có dịp cùng với các vị lãnh đạo, văn nghệ sĩ, dân ghiền cà phê tỉnh nhà ngồi lại với nhau, cùng uống cà phê, cùng trao đổi, cùng thổi hồn, thổi nghệ thuật, thổi triết lý nhân sinh vào cho từng giọt cà phê, để cà phê trở thành một thứ Đạo, như Trà Đạo, tại sao ta không biến thú vui tao nhã là uống cà phê, thành cà phê Đạo.
Ừ cũng vui lắm chứ, cũng thú vị lắm chứ !
Ngày xưa khi đất nước chưa công nghiệp hoá, chưa hiện đại hoá, con người tiêu thụ ít hơn, có nhiều thời gian hơn ta cùng với bạn lành ngồi bên tách cà phê phin, trong một buổi sáng sương mù lãng đãng trong một quán cà phê vỉa hè, vừa uống vừa nghe nhạc Trịnh với chiếc máy đĩa to đùng, nhìn mọi người lướt qua nhẹ nhàng, không vội vã không hấp tấp, do vậy ta cũng bình tĩnh hơn để nhắp ly cà phê, tương tác mà. Đức Phật dạy: ” Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Thiên hạ mà vội vội vàng vàng thì ta cũng vội vội vàng vàng theo, chế một ly cà phê tốc hành uống vội rồi đi, đi như bị ma đuổi, đi mà không biết mình đi về đâu.
Bên tách cà phê buổi sáng, sương mù giăng giăng khép nẻo, cùng với tiếng vó ngựa lốc cốc trên mặt đường, đường trồng nhiều cây thông, ta nghe lòng thanh thản, thư giản. Nhìn từng giọt cà phê rơi ! rơi ! nhè nhẹ rơi ! Ta thấy như giọt thời gian rơi vào hư vô, nhắc ta phải làm gì, biết mình phải làm sao trong cuộc đời này. Mình từ đâu đến và chết rồi sẽ đi về đâu. Không có cái gì bỗng dưng mà có, không có cái gì bỗng dưng mà không, tất cả là nhân duyên trùng điệp. Giọt cà phê này từ đâu mà có, uống vô bụng rồi thì đi về đâu. Có thiệt là uống vô bụng rồi thì mất hẳn ? Khi buồn ta uống cà phê để suy gẫm, suy gẫm vì sao đời mình lao đao lận đận, vì sao cuộc tình nào đến với mình rồi cũng vỗ cánh bay, vì sao mình cứ chối bỏ quê hương, vì sao tháng năm biền biệt chưa về thăm cha già mẹ yếu, em thơ….. Khi vui ta uống cà phê và ta nhận diện ra rằng không có gì hạnh phúc bằng giây phút hiện tại, ta an lạc với giây phút này, bởi ta không biết trân quý giây phút này, thì biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao.
Tôi không ghiền cà phê, nhưng tôi có uống, bởi có thói quen suy tưởng nên ghi lại đây vài dòng tâm tư tản mạn, để tặng mình và tặng thân hữu gần xa.
Pleiku, ngày xuân
Thích Giác Tâm
MẪU PHƯƠNG NAM TAO ĐÀN
Hoàng Kim
Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Một vùng thiêng cổ tích
Bạn và tôi dạo chơi
Chuyện thú vui tao nhã
Thoáng chốc là trăm năm
Đời người như giếng Ngọc
Nước mát lọc an lành
Đất dưỡng vòm cây xanh.
Vui đi dưới mặt trời
Nghe vườn cây trò chuyện
Gió mát và bạn hiền
Lặng thinh lời trìu mến.
Bài và ảnh liên quan
THÚ VUI TAO NHÃ
Lưu Huy Chiêm
1
Lấy được người vợ hiền,
Sinh ra người con ngoan,
Viết một vài cuốn sách,
Đời thế là thanh nhàn!
2
Lấy phải người vợ dữ,
Sinh ra đứa con hư,
Nói những điều vô bổ,
Trời đày – thế thì khổ,…!
3
Lấy vợ thì xem tông,
Lấy chồng thì xem giống,
Nhưng chắc chi định được,
Đâu là thì tương lai,…!
4
Chuyện hạnh phúc lâu dài,
Phải kiên trì phấn đấu,…
Ngọc càng mài càng sáng,
Vàng càng luyện càng trong.
…
P/S
Và, có thể đổi lại “Lấy phải người chồng dữ” vv…!
CHUYỆN VỢ CHỒNG
Lưu Huy Chiêm
1 – Buổi sáng, vợ cằn nhằn chuyện quần áo lôi thôi. Chồng bảo giờ này là khoảng thời gian quý báu nên tịnh tâm. Café thơm lắm. Em để yên cho anh tận hưởng hương vị café Bretel chuẩn man.
2 – Buổi trưa, vợ bảo sao anh ăn mặn thế? Chồng bảo bây giờ cần tập trung hưởng thụ món vịt nấu chao. Đừng nói chuyện chua cay hay mặn nhạt. Cho anh mượn chén chao xào xả ớt có hơn không!
3 – Buổi chiều, vợ bảo cà ri gà thiếu khoai sọ mất ngon. Chồng bảo không hề gì, khoai lang vừa dẻo vừa bùi. Người Ấn Độ phát minh món cà ri sa tế cay quyến rũ. Cay như thế mới ra cà ri Ấn. Miếng thịt thấm đều, em nấu món này vừa miệng, đắm say lòng người.
4 – Buổi tối, vợ bảo anh uống chút rượu chát cho dễ ngủ. Chồng nghe lời vợ chăm chỉ mỗi ngày. Rượu mau cạn, vợ bảo anh không nên lạm dụng. Chồng bảo thú vui tao nhã. Đời còn vui được thì vui. Vui lên ai cấm ta đừng.
5 – Thay lời muốn nói : Suy cho cùng, chẳng phải rượu vang Rosso Italia hay Bordeaux Pháp quốc, chẳng phải cà ri Ấn Độ, càng chẳng phải vịt nấu chao Nam Bộ hay hương vị café Bretel hợp gu đàn ông hay đàn bà… Chính là nghệ thuật – nghệ thuật lèo lái con thuyền gia đình hay quốc gia, tránh những cơn gió thoảng qua hay cuồng phong; thế mới bình an cặp bến bờ hạnh phúc.
Bài và ảnh đối thoại với Thượng tọa Thích Giác Tâm
QUÊ TÔI BIỂN HỒ TRÀ
Thích Giác Tâm
Tôi yêu sương sớm nơi này
Với làn gió nhẹ khẽ lay giấc nồng
Nhớ tịch lặng chốn cửa Không
Nhớ tình mẹ giữa mênh mông đồi trà
Nhớ núi lửa Chư Đăng Ya
Hàng thông trăm tuổi mù sa sáng chiều
Dã Quỳ thân phận liêu xiêu
Khi lên tuyệt đỉnh, khi nhiều lãng quên
Núi cao sông rộng êm đềm
Một lần đến lòng bỗng mềm nhớ nhung.
Ngày 27.11.2019
(Chùa Bửu Minh, Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai)
Ảnh: Công Ngô.
Tôi thương chốn ấy vô cùng
Có người thân quý giữa vùng núi sông
Thương ai thánh thiện trong lòng
Thương điều phúc hậu thiền tông trau mình
Thương cha thương mẹ hiếu sinh
Bình an trăm tuổi nghĩa tình sắt son
Sương mai nắng sớm trăng non
Gió rừng mây núi phật môn ân tình
Trà Biển Hồ Chua Buu Minh
Cao tăng bạn cũ chốn thiêng ta về
TRÀ BIỂN HỒ
Hoàng Kim
Thương trà Biển Hồ Chua Buu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền
Nhớ Trà Tân Cương
Cụ Phùng Cung
“Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương”
Người hiền dân tin
Đất lành chim đậu
Trần Huyền Trang
Tháp Đại Nhạn
Thăm thẳm một góc nhìn.
Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
Hai đôi mắt
Hai bầu sữa
Hai Nam Bắc
Hai sớm hôm
Hai tung hoàng
Xa lòng mà một ý
CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim
Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa.
Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.
Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.
Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công.
Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !
1. Vì chùa, hiểu đúng, là trường học của nhà Phật. Chỉ nên đến trường khi là người học và có nhu cầu học.
2. Nếu bạn không phải là người đi học thì đến trường sẽ là việc không những ngớ ngẩn mà còn làm ảnh hưởng đến những thầy trò đang học hành ở đó. Đến chùa để chơi cũng vậy, không những vô ích mà còn bị “tổn phước” vì quấy rối người tu hành. “Khuấy đảo nước ngàn sông không bằng làm động tâm người tu hành”.
3. Mọi việc đều không thể cầu. Nếu muốn có phước lộc thì phải làm việc phước lộc, như chia sẻ (bố thí), giữ gìn đạo đức (trì giới), không buông lung tâm ý (nhẫn nhục), siêng năng (tinh tấn), giữ cho tâm trí bình ổn (thiền định), thấy biết đúng bản chất của mọi sự mọi vật (trí tuệ)… Cầu cúng là hoàn toàn mê tín ngu si. Không những không có lợi ích mà còn làm hao tốn tiền của, mất ý chí và tinh thần tự lực tự cường. Tóm lại, phải cầu nơi chính mình bằng cách thấu suốt lý nhân quả của tự nhiên và kiên trì nó trong đời sống cá nhân.
4. Chùa, còn gọi là tịnh xá, là thiền môn, tức là chốn thanh tịnh để tu hành. Bất cứ chùa nào khuyến khích hay quảng bá nhằm thu hút dân chúng đến để thu tiền hoặc sử dụng các dịch vụ thì đều không phải chùa. Nó là các cơ sở kinh doanh núp bóng chùa. Kéo nhau đến những nơi như thế đều là đang tiếp tay và làm giàu cho bọn gian thương, vừa bị mất tiền, vừa bị cười vào mặt.
5. Ngày xưa khi sách vở hạn chế và phương tiện hiện đại chưa có thì người muốn tu học Phật pháp phải đến chùa, “tầm sư học đạo”. Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp xúc với kinh sách và lời giảng của các vị thầy có đạo hạnh mà không cần phải tới chùa. Vì thế, người có nhu cầu học hoàn toàn có thể “học phật Pháp online”. Việc đi chùa là không thật sự cần thiết nữa. Quan trọng là anh có muốn học hay không!
6. Phật giáo là đạo tình thương (từ bi), của dũng khí và của trí tuệ, “duy tuệ thị nghiệp” – lấy trí tuệ làm sự nghiệp, chứ không phải lấy những cầu cúng mê muội làm đường đi và đích đến. Hãy chăm chỉ học 8 con đường chân chính để đưa đến thành tựu lý tưởng tinh thần (bát chánh đạo). Ngôi chùa thật sự là ở trong tâm của mỗi người. Đó mới là ngôi chùa cần trở về.
PS: Chùa chiền tuy nhiên cũng là một công trình kiến trúc, một điểm du lịch cho du khách thăm viếng, đây không phải vì mục đích tâm linh.
Trang Facebook Lê Thanh Bình có bài thơ “Vòng quay”:
Thời gian trôi tuột qua tay
Ta tìm ta giữa vòng quay bốn mùa
Xa dần những ký ức xưa
Ta như thiếu, ta như thừa, trong ta.
1- Tác giả luyến tiếc ký ức xưa. Những gì đã đến đôi khi không giống như mong muốn. Cũ mới lẫn vào nhau cứ như thiếu như thừa. Một tâm trạng rất thực, rất đời, không chỉ với tác giả mà cả với mọi người trong cuộc sống đời thường.
2- “Ta tìm ta giữa vòng quay bốn mùa”…“Ta như thiếu, ta như thừa, trong ta”. Năm chữ “ta” dồn dập trong hai câu thơ gợi tui nghĩ về “ta” trong triết lý Phật giáo: “chư hành vô thường chư pháp vô ngã”. Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác. Chư hành không là hằng số mà thay đổi liên tục gọi là vô thường. Còn Pháp là tất cả những gì có đặc tính của nó, không khiến ta nhầm với cái khác.Vô ngã là không có cái tôi tự tính (1), chỉ có cái tôi giả hợp mà thôi
3- Đến đây bạn có thể hỏi: tôi đang sống sờ sờ mà bảo là không là vô lý. Vâng ! Nhà Phật không cho là vô lý, vì họ có cách giải thích rất có lý:
a) Trước hết, thân xác con người không gì khác ngoài ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Bốn thành phần thọ, tưởng, hành, thức, trừu tượng chưa bàn đến. Chỉ riêng sắc là thân xác có thể cân đo đong đếm được, liên quan đến cái “ta”. Sắc được cấu thành bởi tứ đại, tức bốn yếu tố lớn: đất, nước, gió, lửa. Da thịt xương tủy đem chôn sẽ thành đất. Nước là máu và các chất lỏng khác, gió là hơi thở, lửa là thân nhiệt 37 độ.
b) Tứ đại nói trên thay đổi liên tục: Thân xác có thể gầy đi hay béo ra, máu có thể thiếu hoặc thừa, hơi thở nhanh chậm tùy vào chất lượng phổi . Cảm sốt thì nhiệt độ không còn là 37 mà có thể hơn. Nhà Phật cho biết trong một ngày đêm thân ta thay đổi, đổi thay, nghĩa là “chết đi sống lại” tới 6.400.099.980 lần (2). Tính cho một tháng sự thay đổi lên tới 192 tỷ. Chắc chắn là khi 90 tuổi không ai nhận ra mình khi mới 3 tuổi trong một bức ảnh. Vì giữa cụ già 90 với cậu bé 3 tuổi đã có 1164 tháng thay đổi, đấy là luật vô thường vậy.
c) Theo quan điểm của phật giáo Đại thừa tất cả mọi sự đều không có tự tính. Vô ngã tức là không có một cái gì chắc thật, riêng biệt đứng sau các trình hiện. Điều đó không có nghĩa sự vật không có thật, chúng hiện diện nhưng chúng chỉ là dạng xuất hiện của tính không.
d) Bài thơ “Vòng quay” của Lê Thanh Bình rất giàu cảm xúc. Bốn chữ “ta” chính là tác giả, cũng chính chúng ta đang sống giữa đời thường tuyệt đẹp mà cũng lắm bất trắc
(1) Tự tính: Chỉ cái tính nằm sau mọi hiện tượng. Tuy nhiên tất cả các pháp đều giả hợp nên không có tự tính, tự tính là tính không.
(2) Trích Phật học tinh hoa trang 99 của Nguyễn Duy Cần
NGẮM DẤU CHÂN THỜI GIAN
Hoàng Kim
Ta và ta giữa cuộc đời
ai mơ ai tỉnh ta thời thung dung
trong ta thừa thiếu rỗng không
yêu thương đầy đặn ta lòng thảnh thơi.