Số lần xem
Đang xem 1344 Toàn hệ thống 2846 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).
BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử
Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.
Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.
Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.
Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.
Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.
Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.
Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.
Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.
Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.
Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.
Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.
Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.
Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn
Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.
30 HOÀNG DIỆU VÕ MIẾU VIỆT NAM Hoàng Kim
Hoàng Diệu là quan Tổng đốc của nhà Nguyễn sinh năm 1829, mất ngày 25 tháng 4 năm 1882 khi ông quyết tử bảo vệ thành Hà Nội chống lại Pháp tấn công. Trận đánh không cân sức, vì sự phòng thủ không được tăng cường, hỏa mai thô sơ không cản nổi đại bác, súng trường. Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại giặc Pháp. Đến lúc thành không thể giữ, ông lệnh cho tướng sĩ rút lui để tránh thương vong, và cắn ngón tay lấy máu viết di biểu gửi vua Tự Đức: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng“. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi.
Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960– 1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979)chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam và thế giới.
30 Hoàng Diệu là nơi ở của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngôi đền thiêng Võ miếu của dân tộc Việt, nơi lưu dấu hình ảnh của bậc anh hùng “Nghệ thuật quân sự Việt Nam là dám đánh và biết thắng”.”Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi”. Võ Nguyên Giáp là người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân dân Việt kháng chiến chống Pháp thành công, rửa sạch làu nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt trong Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858 -1884) kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị thời kỳ Pháp thuộc. Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858-1884) 26 năm và Chiến tranh Đông Dương (1946 – 1954) 9 năm, nguyên nhân mất nước và giành lại được chủ quyền là bài học lớn. Nói theo Binh pháp Tôn Tử là phải tìm hiểu và đánh giá thật kỹ thực lực và nội tình đôi bên về ” thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ “. Nguyên nhân sự mất nước của triều vua Tự Đức nhà Nguyễn trong 26 năm đối trận chủ yếu thua là do “trang bị vũ khí triều Nguyễn kém xa quân đội đế quốc Pháp”, “nền văn minh nông nghiệp Á Đông quá lạc hậu so với nền văn minh khoa học phương Tây”, “tham vọng thực dân của đế quốc Pháp cướp chủ quyền, tài nguyên, nhân lực nước ta”; “sự lúng túng của vua quan nhà Nguyễn không tìm ra được cách đánh và kế sách biết thắng”. Cụ Nguyễn Tri Phương, cụ Hoàng Diệu đều là người dám đánh nhưng chỉ đến thời cụ Hồ, tướng Giáp thì mới vừa “dám đánh và biết thắng”. Toàn dân đồng sức, trên dưới đồng lòng, tận dụng tốt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ” mà thành công.
Đọc và suy ngẫm về Hoàng Diệu và Tướng Giáp nhân ngày mất bi tráng của Tổng đốc Hoàng Diệu ngày 25 tháng 4 năm 1882. Hoàng Diệu được đông đảo sĩ phu, nhân dân Hà Nội và Bắc Hà khâm phục thương tiếc. Ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Nguyễn Tri Phương) trên gò Đống Đa với câu đối: Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa. Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên Dịch: Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất/ Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh. Vua Tự Đức mặc dầu không ủng hộ Hoàng Diệu trong việc chống đối với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn phải hạ chiếu khen ông đã tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc tang. Tôn Thất Thuyết, một đại biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên quyết chống Pháp đã ca ngợi ông trong hai câu đối: Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện. Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm. Dịch: Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước. Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm. Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh có bài thơ điếu Hoàng Diệu, ghi lại trong Lịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe như sau: Tay đã cầm bút lại cầm binh. Muôn dặm giang sơn nặng một minh. Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa. Giữ thành, thành mất, mất theo thành. Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc. Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh. Di biểu nay còn sôi chính khí. Khiến người thêm trọng bút khoa danh.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư…Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng…Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân… Nhà văn Sơn Nam viết: “Đi thăm mộ Hoàng Diệu, (nghe) lúc làm quan, có lần ông gửi về cho mẹ một vóc lụa. Bà mẹ không nhận, gửi trả lại cho con, kèm theo một nhánh dâu, tượng trưng cho ngọn roi, để cảnh cáo đứa con đừng nhận quà cáp gì của dân.
Những người nặng lòng với nước đều biết rút tỉa bài học trong thịnh suy, thành bại để mưu cầu hạnh phúc cho dân.
Dám đánh và biết thắng là tinh hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Hoàng Kim
NGỌC PHƯƠNG NAMNGÀY MỚI
Hoàng Kim
Ai đến
nơi nao
xa
thăm thẳm
chia nửa
vầng trăng
khuyết lại tròn,
mưa
níu ngày dài
thêm nỗi nhớ
ngóng cửa
chờ nhau
ai
nhớ ai …
Cứ đợi
cứ chờ
thương
mòn mỏi
gìn vàng
giữ ngọc
nắng mai
nay,
Chút thôi
mưa sớm
trời
quang lại,
sương đọng
mi ai
lặng lẽ
hoài …
(Ngọc Phương Nam, hè 2013)
TỰ SỰ
Chunhac Nguyen
Người về
phương ấy
xa
lăm lắm
để lại
mình tôi
với mùa hè,
nắng
tuy chưa gắt
nhưng dai dẳng
của nỗi chờ trông
nắng
sắt se…
Chẳng biết
bao giờ
người
trở lại
bồi hồi
ngõ nhỏ
tĩnh lặng
xưa,
hiu hắt
nắng chiều
xiên
quán lá,
điệu nhạc
ai
sầu
da diết
đưa…
(Bình Dương . hè 2011)
KÊNH ÔNG KIÊT GIỮA LÒNG DÂN Hoàng Kim
Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi
Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên
Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân
Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm
Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.
Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng
Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.
Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.
Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.
Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.
“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)
Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho các cháu uống vacxin phòng bệnh ở Đà Nẵng. (Ảnh: Minh Đạo)
MỘT NÉN HƯƠNG THÀNH KÍNH
Việt Phương
Bài viết này của cố nhà thơ Việt Phương lúc ông 85 tuổi nhớ về cố Thủ tướng Võ Vă Kiệt
Tôi không phải là người được biết đồng chí Võ Văn Kiệt – Sáu Dân từ sớm, cũng không phải người được giúp việc anh Sáu Dân lâu năm.
Khi tôi bắt đầu là một chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi 65 tuổi và anh Sáu Dân 71 tuổi. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôi thấy cái tên Sáu Dân thật hợp với tính cách của anh. Tôi trân trọng người lãnh đạo và yêu quý CON NGƯỜI anh.
Sáu Dân từ sớm có ý thức về dân tộc, về đất nước, từ năm 17 tuổi. Ý thức ấy ngày càng sâu sắc, trở thành tâm niệm góp phần giải phóng dân tộc, làm giàu đẹp nước Việt Nam, người Việt Nam, toàn dân tộc và từng người dân.
Sáu Dân là con người biết người, biết mình, phục thiện, theo lẽ phải, có lỗi thì nhận lỗi và sửa chữa, thẳng thắn, chân thành, từ khi là con nhà nghèo ở đợ, không được vào trường học đến khi là Thủ tướng Chính phủ. Anh biết mình có năng khiếu, sở trường ở những điểm nào, có khiếm khuyết, hẫng hụt ở những điểm nào, biết mình có một sứ mệnh và biết mình không toàn bích.
Sáu Dân có đức tính lắng nghe và biết chọn, có đòi hỏi tự thân được chia sẻ, trao gửi việc làm và tâm tình với đồng bào, đồng chí, có khả năng cảm thông với mọi tầng lớp, mọi con người.
Trong đời mình, càng về sau càng nổi bật, Sáu Dân coi trọng báo chí, đỡ đầu, hướng dẫn, khi cần thì bênh vực, che chắn cho những tờ báo, những nhà báo chân chính, dũng cảm, sáng tạo, và bản thân Sáu Dân là một nhà báo viết nhiều, viết cẩn trọng, đầy trách nhiệm, không chỉ viết bằng mực mà viết bằng máu, bằng tâm huyết của mình.
Sáu Dân có một chất người, một nhân cách phong phú, nhiều chiều cạnh, yêu sống, biết sống và dám sống, nhưng thiếu điều kiện, cả điều kiện bên ngoài và điều kiện bản thân, để phát huy mình đích đáng hơn nữa.
Nhược điểm của Sáu Dân là tuy hiểu biết và từng trải sâu rộng, nhưng còn thiếu một trình độ triết học và chính trị, thiếu một nền tảng văn hóa nghĩa rộng ở tầm cần có của người đứng đầu Chính phủ và nền hành pháp Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Khuyết điểm của Sáu Dân là tuy sáng suốt trong đánh giá con người, mà lại cả tin nhiều khi đến ngây thơ, biết bảo vệ, gìn giữ cho bạn hữu, mà chưa biết bảo vệ, giữ gìn đủ mức cho mình.
Đối với tôi, Sáu Dân là một người anh lớn, một người bạn thân, mà bài học và kỷ niệm sống thấm thía trong tôi qua từng đoạn đường đời, qua mọi vui buồn của cuộc sống.
Nếu chỉ nói một câu về Sáu Dân, thì tôi xin nói rằng: Cầu mong và tin tưởng dân tộc ta có những con người, có những người cầm quyền có đức, có tài, tốt và đẹp như Sáu Dân.
MƯỜI THÓI QUEN MỖI NGÀY
Hoàng Kim
1. Vui khỏe phúc hậu, an nhàn vô sự là tiên
2. Biết dưỡng sinh, sống quen thanh đạm nhẹ mình
3. Hưởng ánh nắng, khí trời và sương mai mỗi sáng
4. Dạy và họctình yêu cuộc sống
A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).
BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử
Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.
Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.
Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.
Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.
Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.
Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.
Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.
Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.
Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.
Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.
Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.
Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.
Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn
Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.
30 HOÀNG DIỆU VÕ MIẾU VIỆT NAM Hoàng Kim
Hoàng Diệu là quan Tổng đốc của nhà Nguyễn sinh năm 1829, mất ngày 25 tháng 4 năm 1882 khi ông quyết tử bảo vệ thành Hà Nội chống lại Pháp tấn công. Trận đánh không cân sức, vì sự phòng thủ không được tăng cường, hỏa mai thô sơ không cản nổi đại bác, súng trường. Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại giặc Pháp. Đến lúc thành không thể giữ, ông lệnh cho tướng sĩ rút lui để tránh thương vong, và cắn ngón tay lấy máu viết di biểu gửi vua Tự Đức: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng“. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi.
Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960– 1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979)chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam và thế giới.
30 Hoàng Diệu là nơi ở của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngôi đền thiêng Võ miếu của dân tộc Việt, nơi lưu dấu hình ảnh của bậc anh hùng “Nghệ thuật quân sự Việt Nam là dám đánh và biết thắng”.”Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi”. Võ Nguyên Giáp là người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân dân Việt kháng chiến chống Pháp thành công, rửa sạch làu nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt trong Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858 -1884) kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị thời kỳ Pháp thuộc. Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858-1884) 26 năm và Chiến tranh Đông Dương (1946 – 1954) 9 năm, nguyên nhân mất nước và giành lại được chủ quyền là bài học lớn. Nói theo Binh pháp Tôn Tử là phải tìm hiểu và đánh giá thật kỹ thực lực và nội tình đôi bên về ” thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ “. Nguyên nhân sự mất nước của triều vua Tự Đức nhà Nguyễn trong 26 năm đối trận chủ yếu thua là do “trang bị vũ khí triều Nguyễn kém xa quân đội đế quốc Pháp”, “nền văn minh nông nghiệp Á Đông quá lạc hậu so với nền văn minh khoa học phương Tây”, “tham vọng thực dân của đế quốc Pháp cướp chủ quyền, tài nguyên, nhân lực nước ta”; “sự lúng túng của vua quan nhà Nguyễn không tìm ra được cách đánh và kế sách biết thắng”. Cụ Nguyễn Tri Phương, cụ Hoàng Diệu đều là người dám đánh nhưng chỉ đến thời cụ Hồ, tướng Giáp thì mới vừa “dám đánh và biết thắng”. Toàn dân đồng sức, trên dưới đồng lòng, tận dụng tốt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ” mà thành công.
Đọc và suy ngẫm về Hoàng Diệu và Tướng Giáp nhân ngày mất bi tráng của Tổng đốc Hoàng Diệu ngày 25 tháng 4 năm 1882. Hoàng Diệu được đông đảo sĩ phu, nhân dân Hà Nội và Bắc Hà khâm phục thương tiếc. Ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Nguyễn Tri Phương) trên gò Đống Đa với câu đối: Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa. Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên Dịch: Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất/ Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh. Vua Tự Đức mặc dầu không ủng hộ Hoàng Diệu trong việc chống đối với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn phải hạ chiếu khen ông đã tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc tang. Tôn Thất Thuyết, một đại biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên quyết chống Pháp đã ca ngợi ông trong hai câu đối: Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện. Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm. Dịch: Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước. Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm. Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh có bài thơ điếu Hoàng Diệu, ghi lại trong Lịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe như sau: Tay đã cầm bút lại cầm binh. Muôn dặm giang sơn nặng một minh. Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa. Giữ thành, thành mất, mất theo thành. Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc. Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh. Di biểu nay còn sôi chính khí. Khiến người thêm trọng bút khoa danh.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư…Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng…Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân… Nhà văn Sơn Nam viết: “Đi thăm mộ Hoàng Diệu, (nghe) lúc làm quan, có lần ông gửi về cho mẹ một vóc lụa. Bà mẹ không nhận, gửi trả lại cho con, kèm theo một nhánh dâu, tượng trưng cho ngọn roi, để cảnh cáo đứa con đừng nhận quà cáp gì của dân.
Những người nặng lòng với nước đều biết rút tỉa bài học trong thịnh suy, thành bại để mưu cầu hạnh phúc cho dân.
Dám đánh và biết thắng là tinh hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Hoàng Kim
NGỌC PHƯƠNG NAMNGÀY MỚI
Hoàng Kim
Ai đến
nơi nao
xa
thăm thẳm
chia nửa
vầng trăng
khuyết lại tròn,
mưa
níu ngày dài
thêm nỗi nhớ
ngóng cửa
chờ nhau
ai
nhớ ai …
Cứ đợi
cứ chờ
thương
mòn mỏi
gìn vàng
giữ ngọc
nắng mai
nay,
Chút thôi
mưa sớm
trời
quang lại,
sương đọng
mi ai
lặng lẽ
hoài …
(Ngọc Phương Nam, hè 2013)
TỰ SỰ
Chunhac Nguyen
Người về
phương ấy
xa
lăm lắm
để lại
mình tôi
với mùa hè,
nắng
tuy chưa gắt
nhưng dai dẳng
của nỗi chờ trông
nắng
sắt se…
Chẳng biết
bao giờ
người
trở lại
bồi hồi
ngõ nhỏ
tĩnh lặng
xưa,
hiu hắt
nắng chiều
xiên
quán lá,
điệu nhạc
ai
sầu
da diết
đưa…
(Bình Dương . hè 2011)
KÊNH ÔNG KIÊT GIỮA LÒNG DÂN Hoàng Kim
Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi
Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên
Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân
Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm
Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.
Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng
Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.
Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.
Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.
Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.
“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)
Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho các cháu uống vacxin phòng bệnh ở Đà Nẵng. (Ảnh: Minh Đạo)
MỘT NÉN HƯƠNG THÀNH KÍNH
Việt Phương
Bài viết này của cố nhà thơ Việt Phương lúc ông 85 tuổi nhớ về cố Thủ tướng Võ Vă Kiệt
Tôi không phải là người được biết đồng chí Võ Văn Kiệt – Sáu Dân từ sớm, cũng không phải người được giúp việc anh Sáu Dân lâu năm.
Khi tôi bắt đầu là một chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi 65 tuổi và anh Sáu Dân 71 tuổi. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôi thấy cái tên Sáu Dân thật hợp với tính cách của anh. Tôi trân trọng người lãnh đạo và yêu quý CON NGƯỜI anh.
Sáu Dân từ sớm có ý thức về dân tộc, về đất nước, từ năm 17 tuổi. Ý thức ấy ngày càng sâu sắc, trở thành tâm niệm góp phần giải phóng dân tộc, làm giàu đẹp nước Việt Nam, người Việt Nam, toàn dân tộc và từng người dân.
Sáu Dân là con người biết người, biết mình, phục thiện, theo lẽ phải, có lỗi thì nhận lỗi và sửa chữa, thẳng thắn, chân thành, từ khi là con nhà nghèo ở đợ, không được vào trường học đến khi là Thủ tướng Chính phủ. Anh biết mình có năng khiếu, sở trường ở những điểm nào, có khiếm khuyết, hẫng hụt ở những điểm nào, biết mình có một sứ mệnh và biết mình không toàn bích.
Sáu Dân có đức tính lắng nghe và biết chọn, có đòi hỏi tự thân được chia sẻ, trao gửi việc làm và tâm tình với đồng bào, đồng chí, có khả năng cảm thông với mọi tầng lớp, mọi con người.
Trong đời mình, càng về sau càng nổi bật, Sáu Dân coi trọng báo chí, đỡ đầu, hướng dẫn, khi cần thì bênh vực, che chắn cho những tờ báo, những nhà báo chân chính, dũng cảm, sáng tạo, và bản thân Sáu Dân là một nhà báo viết nhiều, viết cẩn trọng, đầy trách nhiệm, không chỉ viết bằng mực mà viết bằng máu, bằng tâm huyết của mình.
Sáu Dân có một chất người, một nhân cách phong phú, nhiều chiều cạnh, yêu sống, biết sống và dám sống, nhưng thiếu điều kiện, cả điều kiện bên ngoài và điều kiện bản thân, để phát huy mình đích đáng hơn nữa.
Nhược điểm của Sáu Dân là tuy hiểu biết và từng trải sâu rộng, nhưng còn thiếu một trình độ triết học và chính trị, thiếu một nền tảng văn hóa nghĩa rộng ở tầm cần có của người đứng đầu Chính phủ và nền hành pháp Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Khuyết điểm của Sáu Dân là tuy sáng suốt trong đánh giá con người, mà lại cả tin nhiều khi đến ngây thơ, biết bảo vệ, gìn giữ cho bạn hữu, mà chưa biết bảo vệ, giữ gìn đủ mức cho mình.
Đối với tôi, Sáu Dân là một người anh lớn, một người bạn thân, mà bài học và kỷ niệm sống thấm thía trong tôi qua từng đoạn đường đời, qua mọi vui buồn của cuộc sống.
Nếu chỉ nói một câu về Sáu Dân, thì tôi xin nói rằng: Cầu mong và tin tưởng dân tộc ta có những con người, có những người cầm quyền có đức, có tài, tốt và đẹp như Sáu Dân.
MƯỜI THÓI QUEN MỖI NGÀY
Hoàng Kim
1. Vui khỏe phúc hậu, an nhàn vô sự là tiên
2. Biết dưỡng sinh, sống quen thanh đạm nhẹ mình
3. Hưởng ánh nắng, khí trời và sương mai mỗi sáng
4. Dạy và họctình yêu cuộc sốngcnm365 mỗi ngày
5. Đi bộ và dọn vườn, tập thể dục mỗi ngày nữa giờ
6. Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày có lợi cho sức khỏe
7. Luyện thói quen đi lại ít phút sau mỗi giờ làm việc
8. Sau khi đi làm về cần nghĩ ngơi 15 phút mới tắm
9. Khi người mệt mỏi tốt nhất ngủ ngon và nghỉ ngơi
10 Buông bỏ những dư thừa và hư danh giả tạm
GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương
Ta có nhau trong cuộc đời này.
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Mình về với chính mình thôi
Về nơi bếp núc, nói lời yêu thương
Hành trình của chính linh hồn
Giấc mơ hạnh phúc con đường tình yêu.
Thênh thênh đồng rộng trời chiều
Nụ cười mãn nguyện, bao điều ước mong
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Vượt qua đông lạnh đã dần sương tan.
Lời nguyền cùng với nước non
Hiếu trung trọn nghĩa, lòng son vẹn tình
Yêu thương phúc hậu hi sinh
Đường xuân chung lối hương linh muôn đời.
NGẮM VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
Hoàng Kim
Trăng rằm
Trăng sáng lung linh trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.
Đêm mai là trăng rằm
Em đi chơi cùng Mẹ
Đêm mai là trăng rằm
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.
Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.
Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.
Ngôisao khuya may mắn
Em đọc lại truyện Sao Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …
Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.
Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi …
Ta hẹn em ngắm trăng
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!
Ta nhớ anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)
Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!
Ta nhớ bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.
Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm
Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Chuyên muôn năm còn kể
Trăng thu
Quốc Khánh nhớ thơ Trăng của Bác
Bốn lăm tuổi Đảng học theo Người
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu được tin yêu.
Trăngnhớ Bác
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.
Lời anh Hai dặn em
“Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền”
“Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”
Sao khuya thức em dậy
Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao Mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng
Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.
Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết chi trời đất
Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được
Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ
Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt
Giờ đây ta guyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy
Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách
Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ
Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhăc nhủ …
Chuyện đời sao nỡ quên
Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.
Trăng rằm thương nhớ anh
Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng rằm rọi sáng giấc mơ ...
VUI BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Hoàng Kim
Chân trần bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích nhớ lời của Anh:
“Cảnh mãi theo người được đâu em Hết khổ hết cay hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”. (Khát vọng, Hoàng Ngọc Dộ)
Về với ruộng đồng
Đến chốn thung dung
Sống giữa thiên nhiên
Giấc mơ hạnh phúc
Minh triết cuộc rong chơi
Đường trần đi không mỏi
Lắng nghe cuộc sống gọi Việt Nam con đường xanh