Số lần xem
Đang xem 2297 Toàn hệ thống 4097 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN chủ yếu có lúa ngô, sắn, khoai. Ẩm thực Việt Nam, nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink) chủ yếu bao gồm gạo, ngô, sắn, khoai, cây đậu đỗ thực phẩm, rau hoa quả, thịt, cá, … Dạy và học cây lương thực ngày nay ngày càng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu và có sự kết nối liên ngành, nâng cao sự liên kết hiệu quả sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng. Mục tiêu nhằm.nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống của người dân, tỏa sáng Việt Nam đất nước con người ra Thế giới về giống cây lương thực Việt, thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, sinh thái nông nghiệp, ẩm thực, ngôn ngữ, lịch sử văn hóa Việt Nam. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/#CLTVN
Một số sản phẩm Cây Lương thực Việt Nam thương hiệu Nông Lâm được nghiên cứu phát triển, trồng phổ biến trong sản xuất những năm qua, là lời biết ơn chân thành của các tác giả với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (19/11/1955-19/11/2020), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đường tới IAS 100 năm (1925-2025) với thầy bạn và đông đảo nông dân. Bài viết này giới thiệu một số đúc kết tư liệu liên quan.dạy và học Cây Lương thực Việt Nam giúp bạn đọc tiện theo dõi. Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Nửa đêm, bản dịch của Nam Trân, sách Nhật ký trong tù (viết vào khoảng 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943) đã viết: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Bác Hồ đã suy nghĩ về vai trò, sứ mệnh của giáo dục. Đó là một sự nghiệp lớn. Bản tính, nhân cách, hạnh phúc của mỗi người là chính do cách suy nghĩ với sự cố gắng của người đó, đã sinh ra lớn lên tôi luyện trong hoàn cảnh nào, thông qua sự tiếp thu và thích ứng với nến giáo dục ấy của gia đình, nhà trường và xã hội đó.
Mục đích dạy và học
Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và LÀM được việc. Norman Borlaug lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”
Dạy và hoc để làm
Dạy và học thế giới văn minh ngày nay là học để làm (Learing to Doing; Learning by Doing). Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Không phải ai cũng huấn luyện được. Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt tư tưởng, đạo đức, lối làm việc, phải học thêm mãi. Cách thức huấn luyện phải làm sao cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều. Huấn luyện từ dưới lên trên, phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, huấn luyện phải nhằm đúng yêu cầu, phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng. Phải gắn chặt giữa học với hành, lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau. Nghiên cứu mà không thực hành là nghiên cứu suông. Thực hành mà không nghiên cứu thì thường hay bị mù quáng… Người huấn luyện nào mà tự cho mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất”.
Biết đủ vàcẩn trọng
Học làm người chí thiện, biết đủ và cẩn trọng. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Cụ đã diễn giải rất rõ ràng, thấu nghĩa lý của sự buông bỏ và sự làm việc thiện đúng nghĩa đã được trích dẫn tại “Ngày xuân đọc Trạng Trình” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-xuan-doc-trang-trinh/,:
“Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung Chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568).
Nhiều người chưa biết buông bỏ và hiểu lầm làm việc thiện. Biết đủ chính là buông, là “xả” trong “từ bi hỉ xả” minh triết của đạo Bụt. Không tranh giành chính là từ bi. Không tranh cãi chính là trí tuệ. Không nghe chính là thanh tịnh. Không nhìn chính là tự tại. Tha thứ chính là giải thoát. Dạy và học cẩn trọng “Nồi cơm của Khổng Tử” “Tổn thương sâu mới buông” “Rất đau nhưng không buông” là ba chuyện mẫu mực về sự cẩn trọng trong suy xét lời nói, việc làm để hiểu đúng bản chất sự việc, uốn nắn sai lầm và không làm tổn thương người khác.
Dạy và học ngày nay
Đánh giá giáo dục Việt Nam Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhận định: Ngành giáo dục đào tạo Việt Nam ngày nay đã có những bước phát triển, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế. “1) chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. 2) Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp; 3) Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”.
Chiến lược giáo dục Việt Nam trích chủ đề Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 “Khơi dậy khát vọng dân tộc thịnh vượng và hùng cường, phát huy mạnh mẽ giá trị va7n hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao.”
Chiến lược giáo dục đào tạo tại mục 3 Phương hướng nhiệm vụ giải pháp kinh tế xã hội 2021- 2030 của Dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 2 năm 2020, xác định: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, bảo đảm thống nhất với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đạo tạo. Chú trọng đào tạo tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế.
Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non. Đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Giảm tỉ lệ mù chữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tôc thiểu số.
Sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, và các đối tượng chính sách. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập; thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Thực hiện cơ chế tự chủ một số trường phổ thông tại các đô thị lớn, các nơi có điều kiện; thí điểm cơ chế cho thuê một số cơ sở giáo dục sẵn có theo nguyên tắc bảo đảm tất cả học sinh được đến trường. Đặc biệt chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát triển kinh tế , xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy và học tiếng Anh.”
Chấn hưng giáo dục Việt Nam ngày nay giải pháp thực hành trên căn bản nhìn sâu vào thực trạng giáo dục đất nước, đánh giá đúng đắn và thực chất về tất cả những việc đã làm được và chưa làm được, suy xét kỹ nguyên nhân, hệ lụy, xác định hệ thống các giải pháp chỉnh đốn, tăng tốc phát triển trên căn bản đáp ứng tốt các yêu cầu cấp bách nêu trên. Sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam cần bắt đầu từ quan điểm chỉ đạo, nhận thức, định hướng đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; từ tư duy vận hành xã hội, quản lý Nhà nước đến ngành học, hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo tại tất cả các bậc học, thống kê và chuẩn hóa người dạy người học, cơ sở vật chất đào tạo; nhất là đội ngũ người thầy phải nêu cao hơn nữa bản lĩnh, đạo đức cách mạng, phải thực hành dân chủ trong trường học, tạo sự đoàn kết, nhất trí, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nâng cao chất lượng dạy và học của mỗi trường là căn bản của sự đổi mới giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò chứ không phải “cá đối bằng đầu”.
Sáng 24-11-21, tôi được mời dự trực tuyến Hội nghị Văn Hóa Toàn Quốc do TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Đầu truyền hình tại Huế do Bí thư tỉnh ủy Lê Trường Lưu phụ trách. Lần đầu tiên tôi được trực tiếp nghe lãnh đạo đất nước trình bày về vai trò cực kỳ quan trọng của văn hóa đối với đất nước. Hội nghị dành cho toàn bộ quan chức đứng đầu các ngành văn hóa ở Trung ương và một số địa phương. Chưa có ý kiến của những người cầm bút trong xã hội,hay các bậc hưu trí. Do đó sau khi dự Hội nghị xong, tôi thấy tôi phải đại diện cho các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa trong xã hội , tôi xin góp với Trung ương:
Thứ nhất: Ngoài giáo dục cho dân về tình yêu nước. tôi xin nhấn mạnh thêm giáo dục thêm cho dân “tự hào mình là người Việt Nam”. Tự hào mình là người Việt Nam, mình phải làm việc cho Việt Nam, Việt Nam phải giàu mạnh nhân ái cao cả như bài hát Việt Nam Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy vậy;
Thứ hai, dưới góc nhìn của người nghiên cứu văn hóa: Văn hóa của một nước, một địa phương do tầng lớp quý tộc của nước đó, của địa phương đó tạo nên. Sau 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế Việt Nam đã dần dần hình thành một tầng lớp quý tộc thời xã hội chủ nghĩa. Tầng lớp quý tộc xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu có nhất, sang trọng nhất so với tất cả các tầng lớp quý tộc đã có trong lịch sử Việt Nam. Ăn đặc sản, trong các nhà hàng , khách sạn nhiều sao, ở nhà lầu cao tầng, biệt thự, biệt phủ, sân vườn chiếm hàng ngàn mét vuông đất ở, đi xe đời mới, dùng hàng ngoại, chơi Golf dùng điện thoại thông minh mới nhất,sang nhất, chữa bệnh nước ngoài, gửi con đi học nước ngoài, sính hoa hậu, đi du lịch nước ngoài, có nhà riêng ở các nước lớn, có tài khoản trong các Ngân hàng nổi tiếng thế giới, khi qua đời lễ tang rất lớn, xây lăng đắp mộ hàng ngàn mét vuông. Tầng lớp quý tộc xã hội chủ nghĩa nắm vững mọi quyền lực về tài chính và chính trị.Tầng lớp này chưa tạo được một nền văn hóa mới vì:Xã hội đang có hiện tượng: – Sính danh, sính bằng cấp, chức tước, quyền thế bằng con đường “Chạy”; Hậu quả phổ cập Giáo sư Tiến sĩ đầy mà loay hoay không tìm được cho giáo dục Việt Nam “Triết lý giáo dục Việt Nam là gì”. Chạy thì tốn tiền, được chức phải tham ô để bù lại; cán bộ không học thật nhờ chạy hoặc con ông cháu cha đưa vào nên làm sao hoàn thành được nhiệm vụ văn hóa theo ý lãnh đạo? -Tất cả đều có thể “chạy” nhưng đạo đức nhân cách thì những người có học thật rèn luyện chưa chắc đã có được, học giả thì làm sao có được? Thiếu đạo đức thiếu nhân cách làm sao có văn hóa ? – Thiếu kiến thức, thiếu khả năng mà sính danh nên phải báo cáo láo. Láo là kẻ thù của văn hóa. -Giao cho người dốt làm văn hóa họ sẽ làm hại văn hóa. Tôi tám năm ở chiến trường,leo rừng lội suối ra chiến trường bằng dép cao su – đặc biệt là trận Huế 1968 và Huế 1975 làm gì có máy bay, thiết giáp xe tăng yểm trọ cho chúng tôi đâu mà ngày nay trong Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế trưng bày máy bay với xe tăng rất hiện đại. Đi dép cao su mà chiến thắng quân đội Mỹ được trang bị tận răng mới ghê, chứ cũng máy bay, cũng thiết giáp thì còn nghĩa lý gì nữa. v.v. Bao giờ còn những biểu hiện học giả, chạy, tham nhũng, láo, thiếu đạo đức, thiếu nhân cách thì mọi cố gắng xây dựng văn hóa không bao giờ thành công. Đi dự Hội nghị văn hóa phải có vài ý kiến thế thôi. Nếu kể cho hết và đưa ra biện pháp khắc phục thì phải một pho sách dài nhiều tập nhung với tuổi 85 này không hy vọng.
KHỔNG TỬ DẠY VÀ HỌC Hoàng Kim
Hồ Chí Minh hữu ý hay vô tình đã chọn ngày 19 tháng 5 để thăm Khổng Tử. Ngày 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Tôi có viết bài “Hồ Chí Minh trọn đời minh triết” với ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức; Bác Hồ rất ít trích dẫn. Hồ Chí Minh bình sinh rất ít trích dẫn nhưng đối với Khổng Tử, Hồ Chí Minh có riêng hai bài đánh giá kỹ và sâu về di sản Khổng Tử. Tới Bắc Kinh lần này, tôi ước nguyện thăm lúa siêu xanh và thăm Khúc Phụ.
Khổng Tử sinh năm 551 mất năm 479 Trước Công Nguyên là nhà hiền triết phương Đông nổi tiếng người Trung Hoa, suốt đời dạy người không mỏi, học người không chán. Các bài giảng và triết lý của ông, đặc biệt là đạo làm người và tu dưỡng đạo đức cá nhân, đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng và đời sống của nhiều nước Đông Á suốt hai mươi thế kỷ qua. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc Thầy muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử khắp toàn cầu.
Khổng Tử là người thế nào? Viết về Khổng Tử liệu có thức thời không? Học để làm điều gì ở Khổng Tử?
HỌC ĐỂ LÀM ĐIỀU GÌ Ở KHỔNG TỬ?
Đức Khổng Tử có nhiều triết lý sâu sắc. Khổng Tử suốt đời dạy người không mỏi, học người không chán, ưu tiên dạy và học đạo làm người, đạo đức cá nhân. Khổng Tử là vầng trăng cổ tích, bậc Thầy muôn đời. Tôi tự suy ngẫm, nhận thức mới và thấm thía: Học mà không hành, dạy nhiều vô ích. Sống không phúc hậu, cố gắng vô ích.
Học để làm điều gì ở Khổng Tử của Hồ Chí Minh là trí tuệ Việt Nam. Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm c
Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN chủ yếu có lúa ngô, sắn, khoai. Ẩm thực Việt Nam, nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink) chủ yếu bao gồm gạo, ngô, sắn, khoai, cây đậu đỗ thực phẩm, rau hoa quả, thịt, cá, … Dạy và học cây lương thực ngày nay ngày càng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu và có sự kết nối liên ngành, nâng cao sự liên kết hiệu quả sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng. Mục tiêu nhằm.nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống của người dân, tỏa sáng Việt Nam đất nước con người ra Thế giới về giống cây lương thực Việt, thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, sinh thái nông nghiệp, ẩm thực, ngôn ngữ, lịch sử văn hóa Việt Nam. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/#CLTVN
Một số sản phẩm Cây Lương thực Việt Nam thương hiệu Nông Lâm được nghiên cứu phát triển, trồng phổ biến trong sản xuất những năm qua, là lời biết ơn chân thành của các tác giả với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (19/11/1955-19/11/2020), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đường tới IAS 100 năm (1925-2025) với thầy bạn và đông đảo nông dân. Bài viết này giới thiệu một số đúc kết tư liệu liên quan.dạy và học Cây Lương thực Việt Nam giúp bạn đọc tiện theo dõi. Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Nửa đêm, bản dịch của Nam Trân, sách Nhật ký trong tù (viết vào khoảng 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943) đã viết: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Bác Hồ đã suy nghĩ về vai trò, sứ mệnh của giáo dục. Đó là một sự nghiệp lớn. Bản tính, nhân cách, hạnh phúc của mỗi người là chính do cách suy nghĩ với sự cố gắng của người đó, đã sinh ra lớn lên tôi luyện trong hoàn cảnh nào, thông qua sự tiếp thu và thích ứng với nến giáo dục ấy của gia đình, nhà trường và xã hội đó.
Mục đích dạy và học
Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và LÀM được việc. Norman Borlaug lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”
Dạy và hoc để làm
Dạy và học thế giới văn minh ngày nay là học để làm (Learing to Doing; Learning by Doing). Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Không phải ai cũng huấn luyện được. Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt tư tưởng, đạo đức, lối làm việc, phải học thêm mãi. Cách thức huấn luyện phải làm sao cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều. Huấn luyện từ dưới lên trên, phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, huấn luyện phải nhằm đúng yêu cầu, phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng. Phải gắn chặt giữa học với hành, lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau. Nghiên cứu mà không thực hành là nghiên cứu suông. Thực hành mà không nghiên cứu thì thường hay bị mù quáng… Người huấn luyện nào mà tự cho mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất”.
Biết đủ vàcẩn trọng
Học làm người chí thiện, biết đủ và cẩn trọng. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Cụ đã diễn giải rất rõ ràng, thấu nghĩa lý của sự buông bỏ và sự làm việc thiện đúng nghĩa đã được trích dẫn tại “Ngày xuân đọc Trạng Trình” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-xuan-doc-trang-trinh/,:
“Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung Chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568).
Nhiều người chưa biết buông bỏ và hiểu lầm làm việc thiện. Biết đủ chính là buông, là “xả” trong “từ bi hỉ xả” minh triết của đạo Bụt. Không tranh giành chính là từ bi. Không tranh cãi chính là trí tuệ. Không nghe chính là thanh tịnh. Không nhìn chính là tự tại. Tha thứ chính là giải thoát. Dạy và học cẩn trọng “Nồi cơm của Khổng Tử” “Tổn thương sâu mới buông” “Rất đau nhưng không buông” là ba chuyện mẫu mực về sự cẩn trọng trong suy xét lời nói, việc làm để hiểu đúng bản chất sự việc, uốn nắn sai lầm và không làm tổn thương người khác.
Dạy và học ngày nay
Đánh giá giáo dục Việt Nam Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhận định: Ngành giáo dục đào tạo Việt Nam ngày nay đã có những bước phát triển, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế. “1) chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. 2) Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp; 3) Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”.
Chiến lược giáo dục Việt Nam trích chủ đề Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 “Khơi dậy khát vọng dân tộc thịnh vượng và hùng cường, phát huy mạnh mẽ giá trị va7n hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao.”
Chiến lược giáo dục đào tạo tại mục 3 Phương hướng nhiệm vụ giải pháp kinh tế xã hội 2021- 2030 của Dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 2 năm 2020, xác định: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, bảo đảm thống nhất với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đạo tạo. Chú trọng đào tạo tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế.
Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non. Đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Giảm tỉ lệ mù chữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tôc thiểu số.
Sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, và các đối tượng chính sách. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập; thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Thực hiện cơ chế tự chủ một số trường phổ thông tại các đô thị lớn, các nơi có điều kiện; thí điểm cơ chế cho thuê một số cơ sở giáo dục sẵn có theo nguyên tắc bảo đảm tất cả học sinh được đến trường. Đặc biệt chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát triển kinh tế , xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy và học tiếng Anh.”
Chấn hưng giáo dục Việt Nam ngày nay giải pháp thực hành trên căn bản nhìn sâu vào thực trạng giáo dục đất nước, đánh giá đúng đắn và thực chất về tất cả những việc đã làm được và chưa làm được, suy xét kỹ nguyên nhân, hệ lụy, xác định hệ thống các giải pháp chỉnh đốn, tăng tốc phát triển trên căn bản đáp ứng tốt các yêu cầu cấp bách nêu trên. Sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam cần bắt đầu từ quan điểm chỉ đạo, nhận thức, định hướng đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; từ tư duy vận hành xã hội, quản lý Nhà nước đến ngành học, hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo tại tất cả các bậc học, thống kê và chuẩn hóa người dạy người học, cơ sở vật chất đào tạo; nhất là đội ngũ người thầy phải nêu cao hơn nữa bản lĩnh, đạo đức cách mạng, phải thực hành dân chủ trong trường học, tạo sự đoàn kết, nhất trí, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nâng cao chất lượng dạy và học của mỗi trường là căn bản của sự đổi mới giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò chứ không phải “cá đối bằng đầu”.
Sáng 24-11-21, tôi được mời dự trực tuyến Hội nghị Văn Hóa Toàn Quốc do TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Đầu truyền hình tại Huế do Bí thư tỉnh ủy Lê Trường Lưu phụ trách. Lần đầu tiên tôi được trực tiếp nghe lãnh đạo đất nước trình bày về vai trò cực kỳ quan trọng của văn hóa đối với đất nước. Hội nghị dành cho toàn bộ quan chức đứng đầu các ngành văn hóa ở Trung ương và một số địa phương. Chưa có ý kiến của những người cầm bút trong xã hội,hay các bậc hưu trí. Do đó sau khi dự Hội nghị xong, tôi thấy tôi phải đại diện cho các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa trong xã hội , tôi xin góp với Trung ương:
Thứ nhất: Ngoài giáo dục cho dân về tình yêu nước. tôi xin nhấn mạnh thêm giáo dục thêm cho dân “tự hào mình là người Việt Nam”. Tự hào mình là người Việt Nam, mình phải làm việc cho Việt Nam, Việt Nam phải giàu mạnh nhân ái cao cả như bài hát Việt Nam Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy vậy;
Thứ hai, dưới góc nhìn của người nghiên cứu văn hóa: Văn hóa của một nước, một địa phương do tầng lớp quý tộc của nước đó, của địa phương đó tạo nên. Sau 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế Việt Nam đã dần dần hình thành một tầng lớp quý tộc thời xã hội chủ nghĩa. Tầng lớp quý tộc xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu có nhất, sang trọng nhất so với tất cả các tầng lớp quý tộc đã có trong lịch sử Việt Nam. Ăn đặc sản, trong các nhà hàng , khách sạn nhiều sao, ở nhà lầu cao tầng, biệt thự, biệt phủ, sân vườn chiếm hàng ngàn mét vuông đất ở, đi xe đời mới, dùng hàng ngoại, chơi Golf dùng điện thoại thông minh mới nhất,sang nhất, chữa bệnh nước ngoài, gửi con đi học nước ngoài, sính hoa hậu, đi du lịch nước ngoài, có nhà riêng ở các nước lớn, có tài khoản trong các Ngân hàng nổi tiếng thế giới, khi qua đời lễ tang rất lớn, xây lăng đắp mộ hàng ngàn mét vuông. Tầng lớp quý tộc xã hội chủ nghĩa nắm vững mọi quyền lực về tài chính và chính trị.Tầng lớp này chưa tạo được một nền văn hóa mới vì:Xã hội đang có hiện tượng: – Sính danh, sính bằng cấp, chức tước, quyền thế bằng con đường “Chạy”; Hậu quả phổ cập Giáo sư Tiến sĩ đầy mà loay hoay không tìm được cho giáo dục Việt Nam “Triết lý giáo dục Việt Nam là gì”. Chạy thì tốn tiền, được chức phải tham ô để bù lại; cán bộ không học thật nhờ chạy hoặc con ông cháu cha đưa vào nên làm sao hoàn thành được nhiệm vụ văn hóa theo ý lãnh đạo? -Tất cả đều có thể “chạy” nhưng đạo đức nhân cách thì những người có học thật rèn luyện chưa chắc đã có được, học giả thì làm sao có được? Thiếu đạo đức thiếu nhân cách làm sao có văn hóa ? – Thiếu kiến thức, thiếu khả năng mà sính danh nên phải báo cáo láo. Láo là kẻ thù của văn hóa. -Giao cho người dốt làm văn hóa họ sẽ làm hại văn hóa. Tôi tám năm ở chiến trường,leo rừng lội suối ra chiến trường bằng dép cao su – đặc biệt là trận Huế 1968 và Huế 1975 làm gì có máy bay, thiết giáp xe tăng yểm trọ cho chúng tôi đâu mà ngày nay trong Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế trưng bày máy bay với xe tăng rất hiện đại. Đi dép cao su mà chiến thắng quân đội Mỹ được trang bị tận răng mới ghê, chứ cũng máy bay, cũng thiết giáp thì còn nghĩa lý gì nữa. v.v. Bao giờ còn những biểu hiện học giả, chạy, tham nhũng, láo, thiếu đạo đức, thiếu nhân cách thì mọi cố gắng xây dựng văn hóa không bao giờ thành công. Đi dự Hội nghị văn hóa phải có vài ý kiến thế thôi. Nếu kể cho hết và đưa ra biện pháp khắc phục thì phải một pho sách dài nhiều tập nhung với tuổi 85 này không hy vọng.
KHỔNG TỬ DẠY VÀ HỌC Hoàng Kim
Hồ Chí Minh hữu ý hay vô tình đã chọn ngày 19 tháng 5 để thăm Khổng Tử. Ngày 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Tôi có viết bài “Hồ Chí Minh trọn đời minh triết” với ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức; Bác Hồ rất ít trích dẫn. Hồ Chí Minh bình sinh rất ít trích dẫn nhưng đối với Khổng Tử, Hồ Chí Minh có riêng hai bài đánh giá kỹ và sâu về di sản Khổng Tử. Tới Bắc Kinh lần này, tôi ước nguyện thăm lúa siêu xanh và thăm Khúc Phụ.
Khổng Tử sinh năm 551 mất năm 479 Trước Công Nguyên là nhà hiền triết phương Đông nổi tiếng người Trung Hoa, suốt đời dạy người không mỏi, học người không chán. Các bài giảng và triết lý của ông, đặc biệt là đạo làm người và tu dưỡng đạo đức cá nhân, đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng và đời sống của nhiều nước Đông Á suốt hai mươi thế kỷ qua. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc Thầy muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử khắp toàn cầu.
Khổng Tử là người thế nào? Viết về Khổng Tử liệu có thức thời không? Học để làm điều gì ở Khổng Tử?
HỌC ĐỂ LÀM ĐIỀU GÌ Ở KHỔNG TỬ?
Đức Khổng Tử có nhiều triết lý sâu sắc. Khổng Tử suốt đời dạy người không mỏi, học người không chán, ưu tiên dạy và học đạo làm người, đạo đức cá nhân. Khổng Tử là vầng trăng cổ tích, bậc Thầy muôn đời. Tôi tự suy ngẫm, nhận thức mới và thấm thía: Học mà không hành, dạy nhiều vô ích. Sống không phúc hậu, cố gắng vô ích.
Học để làm điều gì ở Khổng Tử của Hồ Chí Minh là trí tuệ Việt Nam. Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951). Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử.
NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ KHỔNG TỬ
Nhận thức đúng về Khổng Tử, chọn lọc, bảo tồn và phát triển tinh hoa Khổng Tử được lưu lại chủ yếu trong tài liệu chính là Luận Ngữ của nhà giáo họ Khổng để ứng dụng và thực hành cho phù hợp thời thế, đó là việc làm căn bản và cần thiết. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Tư Mã Thiên dành một thiên trong Thế gia của Sử Ký (từ trang 208 đến trang 247) để viết rất kỹ về Khổng Tử, với lời bình cuối bài: “Kinh Thi nói: Núi cao ta trông, đường rộng ta đi Tuy chưa đến đích, nhưng lòng hướng về. Tôi đọc sách của họ Khổng, tưởng tượng như thấy người. Đến khi đến nước Lỗ xem nhà thờ Trọng Ni, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ, học trò tập về lễ nghi ở nhà Khổng Tử theo đúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại bỏ đi không dứt. Trong thiên hạ, các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử đến vương hầu ở Trung Quốc hể nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí thánh vậy.”
Hồ Chí Minh trong tài liệu “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, Nhà Xuất Bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 1996, trang 152 đã viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jê su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy.”
Nguyễn Hiến Lê tại trang đầu của sách “Khổng Tử”, Nhà Xuất Bản Văn Hóa, Hà Nội năm 1991 đã đánh giá: ” Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời khác, một nguồn cảm hứng cho các thời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi”.
Khổng Tử lúc đương thời không ông vua nào nghe lời khuyên của ông, không nước nào dung nạp được ông và ông hoàn toàn thất bại về chính trị. Nguyễn Hiến Lê nhận xét đại ý là Khổng Tử cũng không đạt được mục tiêu về giáo dục. Vì ông chủ trương đức trị, muốn đào tạo những người vừa có đức vừa có tài để cho ra làm quan nhưng ba ngàn đệ tử thì chỉ có vài ba người có đức hoặc chết sớm như Nhan Hồi hoặc không chịu ra làm quan như Mẫn Tử Khiên, năm bảy người có tài và có tư cách như Tử Cống, Trọng Do, Nhiễm Cầu, … khoảng mươi người khác là gượng dùng. Dạy học suốt ba bốn chục năm mà thành nhân được ngần ấy là đáng nãn nhưng Không Tử vẫn bình tâm. Bọn pháp gia thì chú trọng kinh tế, hành chính , pháp luật chỉ cầu quốc gia phú cường không giáo dục dân bất chấp nguyện vọng của dân và họ đã thành công trong thời họ, hạ được sự đối kháng để lên thay.
Đương thời Khổng Tử là vậy, các đời sau thì vua chúa tôn vình Khổng học phần lớn chỉ là lợi dụng học thuyết của ông để tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ. Thời Trung Quốc Dân Quốc, chính phủ Tưởng Giới Thạch tuyên bố biến mọi nơi thờ phụng Khổng Tử thành trường học, xoá bỏ những nghi lễ liên quan đến Khổng học. Thời Mao Trạch Đông cầm quyền cũng từng phát động “Phê Lâm, phê Khổng, phê ông Chu” gần đây thì trào lưu thành lập các Học viện Khổng Tử khắp toàn cầu để truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới đang được Chính phủ Trung Quốc nỗ lực thực hiện.
Đọc lại và suy ngẫm về bài viết của Bác Hồ về “Khổng Tử” đăng trên báo “Thanh Niên”, cơ quan huấn luyện của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu ngày 20/2/1927:
“Từ rất xa xưa, người An Nam và các vua chúa An Nam rất tôn kính nhà hiền triết này… Nhưng hãy xem Không Tử là người thế nào? Tại sao các hoàng đế lại tôn sùng đến thế? Tại sao được tôn sùng đến thế mà Chính phủ Trung Hoa lại vứt bỏ đi…
Khổng Tử sống ở thời Chiến quốc. Đạo đức của ông, học vấn của ông và những kiến thức của ông làm cho những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục… Nhưng cách đây 20 thế kỷ, chưa có chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức như chúng ta ngày nay, cho nên bộ óc Khổng Tử không bao giờ bị khuấy động vì các học thuyết cách mạng.
Đạo đức của ông là hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tư tưởng hiện đại, giống như một cái nắp tròn làm thế nào để có thể đậy kín được cái hộp vuông?
Những ông vua tôn sùng Khổng Tử không phải chỉ vì ông không phải là người cách mạng mà còn vì ông tiến hành cuộc tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ… Khổng giáo dựa trên ba sự phục tùng: Quân – thần; phụ – tử; phu – phụ và năm đức là: “ Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.
Khổng Tử đã viết “Kinh Xuân Thu” để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”, nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những người cha tai ác” hay “những ông hoàng thiển cận”. Nói tóm lại, ông rõ ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức…
Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”.
Ngày 19 tháng 5 năm năm 1965, Hồ Chí Minh thăm Khúc Phụ về, đã viết bài thơ
Thăm Khúc Phụ
Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,
Thông già, miếu cổ thảy lu mờ.
Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?
Bia cũ còn soi chút nắng tà.
Nguyên văn chữ Hán:
訪曲阜
五月十九訪曲阜
古松古廟两依稀
孔家勢力今何在
只剩斜陽照古碑
Phiên âm:
Phỏng Khúc Phụ
Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc Phụ,
Cổ tùng cổ miếu lưỡng y hi.
Khổng gia thế lực kim hà tại,
Chỉ thặng tà dương chiếu cổ bi.
Dịch nghĩa:
Thăm Khúc Phụ
Ngày 19 tháng 5 thăm Khúc Phụ,
Cây thông già và ngôi miếu cổ đều đã mờ nhạt.
Uy quyền họ Khổng giờ ở đâu?
Chỉ còn chút ánh nắng tà chiếu trên tấm bia cũ.
Bình sinh Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn nhưng đối với Khổng Tử, Người có riêng hai bài viết đánh giá kỹ và sâu về di sản Khổng Tử, Bác viết bài Khổng Tử lúc Người tráng niên 36 tuổi khi sự phê phán Khổng Tử đang lên cao trào, Bác viết bài thơ “Thăm Khúc Phụ” lúc Bác 74 tuổi và là bài thơ cuối cùng của Người viết về Khổng Tử. Đó là hai thời điểm quan trọng trong đời người để đánh giá đúng mức về một con người. Hồ Chí Minh trong tư cách là một chính khách với tầm nhìn lịch sử đã chú trọng Khổng Tử về đạo đức nhiều hơn là chính trị. Bác nói: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).
Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử.
Viết về Khổng Tử lúc này liệu có thức thời không? khi nhiều trường đại học phương Tây quyết định chia tay với các trung tâm Khổng Tử vì lo ngại họ bị chính quyền Trung Quốc can thiệp thái quá (BBC 13.1.2015). Vào tháng 8 năm 2018,Tổng thống Mỹ Trump đã ký đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), yêu cầu Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chấm dứt tài trợ chương trình tiếng Hoa tại các trường đại học có Viện Khổng Tử của Trung Quốc. Viện Khổng Tử ở Mỹ lần lượt đóng cửa. Viện Khổng Tử do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu sự quản lý của Tổng bộ Viện Khổng Tử và Bộ Giáo dục Trung Quốc, do Ban Tuyên giáo ĐCSTQ tài trợ. ĐCSTQ chịu trách nhiệm chính về các khóa học, hoạt động, chi phí và nhân viên của Viện Khổng Tử. Ra mắt tại Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 2004, đến nay có hơn 100 trường đại học ở Hoa Kỳ đã thành lập Viện Khổng Tử. Các trường đại học Mỹ ở Hoa Kỳ đang lần lượt đóng cửa Viện Khổng Tử vì buộc phải đưa ra lựa chọn giữa tài trợ của chính phủ liên bang và tài trợ của chính quyền Trung Quốc.
Việt Nam ngày nay có những hiểm họa và thời cơ khó lường đang gây nên sóng gió dư luận. Đó là những động thái của chính phủ Trung Quốc đối với biển Đông, là quyền lực ‘cây gậy và củ cà rốt’ của các bẫy nước thượng nguồn sông Mekong và sông Hồng, ‘bẫy nợ’ của các dự án “vành đai và con đường” thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ tạo nên sự bất an Điều này đã được đề cập ở Việt Nam con đường xanh và Trung Quốc một suy ngẫm.
Học Viện Khổng Tử ở Việt Nam chưa thích hợp hơn là thích hợp vào lúc này? Nhưng mỗi cá nhân để tự hoàn thiện mình về mặt đạo đức, tinh thần thì rất nên đọc các tác phẩm của Khổng Tử. Tôi đã đến thăm Không Tử và viết bài ‘Đào Duy Từ còn mãi”. Nay đọc lại “Khổng Tử dạy và học“với “Chuyện đồng dao cho em” liệu ngộ thêm điều gì mới cho sự “Dạy và học ngày nay”? “Tận nhân lực tri thiên mệnh”.
Bài viết của tôi về Người vẫn nợ chưa xong.
CHUYỆN NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử
Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …
Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”
Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …
Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”
TỔN THƯƠNG SÂU MỚI BUÔNG
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
RẤT ĐAU NHƯNG KHÔNG BUÔNG
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và lúc nào nên bỏ xuống chuyện của chính mình.
Hoàng Kim sưu tầm 3 câu chuyện này, trích dẫn từ nguồn Hoa Vô ưu và Hoài Vân
trước tượng Phan Bội Châu, nhớ thầy cô Nguyễn Khoa Tịnh, Trần Diệu Vinh “Thầy truyền cho chúng em niềm tin Đạo làm người, lòng yêu nước. Em càng thấm thía vô cùng. Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa. Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, … Đều yêu nghề dạy học.”
Thầy thung dung bước lên bục giảng
Buổi học cuối cùng “Tổng kết sử Việt Nam”
Tiếng Thầy ấm trong từng lời nói
Như muốn truyền cho các em
Tất cả những niềm tin.
Đôi mắt sáng lướt nhìn toàn bộ lớp
Thầy có dừng trên khuôn mặt nào không ?
Thầy có tin trong lớp còn ngồi học
Có những em nung nấu chí anh hùng.
Các em hiểu những gì
Trong tim óc người Thầy
Mái tóc đà điểm bạc
Em biết Thầy tâm huyết rất nhiều
Trên mười năm dạy học
Vẫn canh cánh trong lòng
Luôn tìm kiếm những người
Có chí lớn
và tấm lòng yêu nước
thương dân.
Mười năm
Thức đo thời gian
Dài như cả nỗi đau chia cắt
Sương bạc thời gian phôi pha mái tóc
Câu chuyện mười năm Đông Quan dạy học
Hẳn nhiều đêm rồi
Thầy nhớ Ức Trai xưa?
Mười năm
Trang lòng, trang thơ
Nhớ tráng sĩ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
Ôi câu thơ năm nào
giữa lòng Thầy xao xuyến
“Anh hùng lỡ vận ngẫm càng cay”
Mười năm
Dằng dặc thời gian
Đo lòng Thầy nhớ miền Nam tha thiết
Em tin trong lòng Thầy
Luôn âm ỉ cháy lửa lòng yêu nước
Thầy có tin rằng trong lớp
Có người trò nghèo
Chí nối Ức Trai xưa.
“Dẫu đất này khi thịnh khi suy
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Thầy giảng Đại cáo bình Ngô
Liên hệ chuyện chân chúa Nguyễn Hoàng
âm thầm tìm kiếm Đào Duy Từ …
cũng như chuyện “Tam cố thảo lư”
anh em Lưu Bị
vượt núi thẳm, mưa tuyết, đường xa
ba lần đến Long Trung
tìm kiếm Khổng Minh Gia Cát
tuổi chỉ đáng bằng tuổi con mình
nhưng trọng dụng kỳ tài
đã tôn làm quân sư cùng lo việc nước…
Thầy kể chuyện Đào Duy Từ xưa
Bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn
dựng nghiệp nhọc nhằn, người hiền lắm nạn
cha mẹ chết oan, chiếc lá giữa dòng…
Đào Duy Từ còn mãi với non sông:
Người có công nghiệp lẫy lừng chẳng kém Ngọa Long
Định Bắc, thu Nam, công đầu Nam tiến.
Người tổ chức phòng ngự chiều sâu
Hoành Sơn, Linh Giang, Lũy Thầy
minh chúa, quân giỏi, tướng tài, ba tầng thủ hiểm
Người xây dựng nên định chế đàng Trong
một chính quyền rất được lòng dân
nức tiếng một thời.
Người viết nên kiệt tác Hổ trướng khu cơ,
tuồng Sơn Hậu, nhã nhạc cung đình
là di sản muôn đời.
Trí tuệ bậc thầy, danh thơm vạn thuở …
Thầy giảng về bài học lịch sử Việt Nam
những người con trung hiếu
tận tụy quên mình vì dân vì nước
hẳn lòng Thầy cháy bỏng khát khao
vượng khí non sông khí thiêng hun đúc
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Có nông phu ham học chăm làm
Mà thao lược chuyển xoay thời vận.
Ôi sử sách cổ kim bao nhiêu gương sáng
Học sử ai người biết sử để noi?
“Lịch sử dân tộc mình
Những năm bảy mươi
Các em sẽ là người viết tiếp
Điểm theo thời gian
Truyền thống ông cha xưa
Oanh liệt vô cùng”
Tiếng Thầy thiết tha
Truyền nguồn cảm xúc
Các em uống từng lời
Lắng nghe từng chữ
Lời tâm huyết thấm sâu vào lòng em:
“Nung gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”
Em đã tìm được trong Thầy
Một người anh
Một người đồng chí
Em vững tin trong sự nghiệp cứu dân
Hẳn có lòng Thầy luôn ở bên em!
Thầy nói nhiều về Việt Nam thân yêu
Dựng nước gian nan, người dân còn khổ
Mắt Thầy thiết tha quá chừng
Làm em mãi nhớ
Thầy truyền cho chúng em niềm tin
Đạo làm người, lòng yêu nước
Em càng thấm thía vô cùng
Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa
Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, …
Đều yêu nghề dạy học.
Tổ Quốc cần, gọi em về phía trước
“Em ơi em, can đảm bước chân lên!” (1)
Em sẽ khắc trong lòng
Những lời dạy đầu tiên!
GẶP NHAU ĐÊM GIÁNG SINH
@Huynh Hong NL, @Kim TT2 Ban hoc; @Nga TruongKim , @Yen Luu ; @Tung Thanh ; @Tu Le Van; @Tuyen Thanh @ Le Hung Lan; @ Nguyen Thanh Minh; @ Thuy Hong; @ Lệ Hồng @ Nguyen Thi Thuy, Hoang Kim GẶP NHAU ĐÊM GIÁNG SINH 25 tháng 12, 2017 Thành phố Hồ Chí Minh tại Binh An Village Saigon Cảm ơn Phan Văn Tự gửi ảnh đẹp. Hoàng Kim xin chép về
Việt Nam con đường xanh CHAMPASAK NGÃ BA BIÊN GIỚI Hoàng Kim
“Trong phút chốc mình đi … qua ba nước
Khác gì đâu? Cây cỏ vẫn quây chung
Bụi lau mải phất cờ quanh cột mốc
Một nhành cây che nắng chẳng phân vùng!” *)
Champasak là ngã ba biên giới
Chốn đất thiêng Việt Miên Thái và Lào
Nơi năm sông về chung cùng nguồn chính
Cửu Long chia chín dòng, đây là chốn hợp lưu
Đất di sản ngàn năm lưu dấu chân của Phật
Vương quốc Lan Xang tỉnh lỵ Pakse
Chùa Wat Phou là Di sản Thế giới
Champasak nối Núi Nhạn, Đá Bia, Kỳ Lộ, Cao Vương
Khu bảo tồn Quốc gia, Tràm Chim,
Lúa gạo, sắn, cà phê, chợ chính cầu Nippon
Champasak nơi ngã ba biên giới
Lễ buộc chỉ cổ tay thăm thẳm tầm nhìn
Dấu chân Bụt ước con, em về lại
Thuyền độc mộc, Ngọc phương Nam,
Lời nguyền, Vạn Xuân nơi An Hải
Con đường di sản Champasak Phú Yên huyền thoại
Vẫn còn đó đinh ninh.