Số lần xem
Đang xem 1378 Toàn hệ thống 2357 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam, ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi năm sự kiện lớn này trong lịch sử như ngôi sao vàng năm cánh, như năm ngón tay trên một bàn tay, đóng mốc son ngày 2 tháng 9 và ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế Giới đối với nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức có lý có tình; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn, thực tiễn, quyền biến, năng động ; Hồ Chí Minh kiên quyết khôn khéo trong tổ chức tuyên truyền cách mạng, giỏi thu phục tập hợp hiền tài. Nước Việt Nam mới khi hình thành vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Phạm Quỳnh, Phan Văn Giáo … Vì sao chưa thuyết phục được Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn,… ? Đó đều là các nhân vật lịch lịch sử lớn chi phối sâu sắc đối với thời cuộc. Bài học lịch sử là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử đang sáng tỏ dần. Đọc lại và suy ngẫm.
1. VIỆT NAM HỒ CHÍ MINH LÀ BIỂU TƯỢNG VIỆT
Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Minh triết Hồ Chí Minh là ưu tiên đạo đức, cải tiến lề lối làm việc ‘cần kiệm liêm chính’. Đó là thước đo đầu tiên và quan trọng nhất để đào tạo, rèn luyện và trọng dụng cán bộ. Mục tiêu, quốc kế và chiến lược vàng cho Việt Nam mới là : “Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc”. “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy. Nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa”. (Hồ Chí Minh, tập 4. trang 283). “”Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài“.(Báo Cứu Quốc số 147 ngày 21.1 1946). Minh triết Hồ Chí Minh, bài học mới thấm thía trong câu chuyện cũ
Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”.
Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn.
” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ.
Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ.
Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng.
Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”.
“Thưa Ngài,
Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.
Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.
Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam.
Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ.
Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.
Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng.
Tháng 1-1947
Hồ Chí Minh”
Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác.
Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác.
Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới.
Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994
Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc.
19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ.
Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác:
Chơi chữ
Hồ Chí Minh
(Bản dịch của Nam Trân):
Người thoát khỏi tù ra dựng nước,
Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay!
Nguyên tác:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung;
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân long.
折字
Chiết tự
Chơi chữ
囚人出去或為國
患過頭時始見 忠
人有憂愁優點大
籠開竹閂出真龍
Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍).
Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước”
Vườn cây che mát nhà sàn
Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây
Người như còn sống nơi đây
Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương
Huệ thơm ngan ngát tỏa hương
Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua
Nước non đất Việt là nhà
Biển xa núi thẳm đều là chốn quê:
Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Ghi chép của Sơn Tùng, tôi thường đọc lại
2. BÁC HỒ NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM CÓ LÝ CÓ TÌNH MẪU MỰC ĐẠO ĐỨC
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán.
Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng).
Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm”
3. BÁC HỒ THỰC TIỄN QUYỀN BIẾN RẤT ÍT TRÍCH DẪN
Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm.
“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ.
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam.
4. HỒ CHÍ MINH TRỌN ĐỜI MINH TRIẾT
“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại cuộc Hội thảo Quốc tế Hồ Chí Minh Việt Nam và Hòa Bình Thế Giới, Calcutta Ấn Độ 14-16 tháng 1 năm 1991. Lưu bút của đại tướng Võ Nguyên Giáp thân tặng Trần Thế Thông, (Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) Xuân Tân Mùi năm 1991.
Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.
Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy.
Hồ Chí Minh trọn đời minh triết.
5. HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆT NAM MỚI
Việt Nam mới được tính từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự cân nhắc đúng tầm mức chi phối thời cuộc của Pháp, Trung Hoa Dân Quốc, Anh, Trung Hoa Cộng sản, Mỹ, Nga. Sự lợi dụng mau lẹ và kiên quyết trước phong trào vô sản quốc tế và cộng sản đang trỗi dậy, ngọn nến hoàng cung vương triều Nhà Nguyễn phong kiến đang suy tàn nhưng có những lực cản thật mạnh mẽ, hệ thống thuộc địa thực dân cũ đã lung lay và hệ thống thực dân mới đang chuyển đổi nhanh chóng. Sự cần thiết đánh giá đúng tầm vóc và vị thế lịch sử của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Đế Duy Tân, Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giàu, Phạm Quỳnh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam, Phan Văn Giáo, … Bài học lịch sử là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử sáng tỏ dần.
5.1.Giành thời cơ vàng nghìn năm có một
Ngày 2 tháng 9 là ngày khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 70 năm nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày cách mạng tháng tám, đánh giá tầm vóc lịch sử của ngày Việt Nam độc lập.
Hồ Chí Minh chọn “Đường kách mệnh” phát động “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta“, làm cách mạng theo Lê Nin, mà không chọn cải lương tôn quân theo Không Tử. Người chọn theo phe Đồng Minh mà không chọn theo phe Trục của Nhật, Đức, Ý như vua Bảo Đại và chính quyền Trần Trọng Kim. Người chọn Liên Xô, Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm chỗ dựa “giành và giữ chính quyền” chứ không chọn Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Anh để duy trì chế độ quân chủ và sự cai trị trở lại của Pháp như cũ.
Đọc lại và suy ngẫm bài viết của Bác Hồ về “Khổng Tử” đăng trên báo “Thanh Niên”, cơ quan huấn luyện của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu ngày 20/2/1927. Hồ Chí Minh chọn đường lối cách mạng thì theo phương pháp và cách tổ chức của Lê Nin mặc dù suốt đời Người ưu tiên đạo đức thực hành đức trị theo Khổng Tử.
Bác viết: “Khổng Tử đã viết “Kinh Xuân Thu” để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”, nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những người cha tai ác” hay “những ông hoàng thiển cận”. Nói tóm lại, ông rõ ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức… Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”.
Hồ Chí Minh sọạn thảo Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12 tháng 7 năm 1940. Tài liệu tổng hợp, phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình và cực kỳ súc tích, thể hiện tầm nhìn thiên tài và nhãn quan chính trị kiệt xuất, sâu sắc hiếm thấy. Người viết:
“Tóm lại, những điều kiện khách quan cho phép chúng tôi có hi vọng thành công. Song, lực lượng chủ quan- lực lượng của Đảng còn quá yếu. Như trên đã nói, một đảng mới mười tuổi lại trãi qua hai lần khủng bố lớn, số cán bộ có kinh nghiệm đấu tranh hiện còn đang rên xiết trong tù ngục, khiến đảng viên và quần chúng như “rắn mất đầu” không thể tận dụng cơ hội tốt “nghìn năm có một”.
Chúng tôi liệu có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh đó, khắc phục khó khăn đó, giúp Đảng hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó hay không? Có.
Chúng tôi nhất định không thể từ trong đánh ra. Chúng tôi chỉ có cách từ ngoài đánh vào. Nếu chúng tôi có được: 1) Tự do hành động ở biên giới; 2) Một ít súng đạn; 3) Một chút kinh phí; 4) Vài vị cố vấn thì chúng tôi nhất định có thể lập ra và phát triển một căn cứ địa chống Pháp, chống Nhật – đó là hi vọng thấp nhất. Nếu chúng tôi có thể mở rộng Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuận giữa các nước đế quốc thì tiền đồ tươi sáng là có thể nhìn thấy được. Tôi rất hi vọng các đồng chí giúp tôi nhanh chóng giải quyết vấn đề này. 12.7.40.” (Hồ Chí Minh Toàn tập t. 3 tr. 162-174).
Tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản Đông Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới Việt- Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt Nam gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi vắn tắt là Việt Minh. Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc. Phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Trước tình thế này, Nhật đề nghị giúp đỡ chính quyền vua Bảo Đại vãn hồi trật tự và ổn định tình hình, nhưng vua Bảo Đại đã từ chối, ông đã nói một câu nói nổi tiếng: “Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta”. Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đã trói tay quân Nhật, để nhường lợi thế lại cho “người nhà” mình.
Cách mạng tháng Tám là việc Việt Minh tiến hành khởi nghĩa buộc chính phủ Đế quốc Việt Nam do vua Bảo Đại phê chuẩn, được Nhật bảo hộ, bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho lực lượng này trong tháng 8 năm 1945. Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ Đế quốc Việt Nam thực hiện cơ bản trong hoà bình, ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, Hòa Hảo,… ở một số địa phương. Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp, hơn nữa vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh.
Tại thời điểm cách mạng tháng Tám thì các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng… cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam tại một số ít địa phương trao quyền lực cho họ. Trừ một số địa phương tỉnh lỵ Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên nằm trong tay Việt Quốc, Việt Cách và quân Tưởng; còn lại chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các tỉnh lỵ (muộn nhất 28/8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên), hầu hết địa phương trong cả nước. Một số nơi có khó khăn hơn như Hà Giang, quân Tưởng bức rút quân Nhật (29/8), Cao Bằng (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng tràn vào), Lạng Sơn (giành chính quyền sau đó Tưởng tràn vào, tháng 10 mới thành lập chính quyền cách mạng), Vĩnh Yên (Quốc dân đảng nắm giữ), Hải Ninh – Móng Cái (Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), một số địa bàn ở Quảng Ninh (do Đại Việt, Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), ở Đà Lạt
Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam, ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi năm sự kiện lớn này trong lịch sử như ngôi sao vàng năm cánh, như năm ngón tay trên một bàn tay, đóng mốc son ngày 2 tháng 9 và ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế Giới đối với nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức có lý có tình; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn, thực tiễn, quyền biến, năng động ; Hồ Chí Minh kiên quyết khôn khéo trong tổ chức tuyên truyền cách mạng, giỏi thu phục tập hợp hiền tài. Nước Việt Nam mới khi hình thành vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Phạm Quỳnh, Phan Văn Giáo … Vì sao chưa thuyết phục được Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn,… ? Đó đều là các nhân vật lịch lịch sử lớn chi phối sâu sắc đối với thời cuộc. Bài học lịch sử là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử đang sáng tỏ dần. Đọc lại và suy ngẫm.
1. VIỆT NAM HỒ CHÍ MINH LÀ BIỂU TƯỢNG VIỆT
Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Minh triết Hồ Chí Minh là ưu tiên đạo đức, cải tiến lề lối làm việc ‘cần kiệm liêm chính’. Đó là thước đo đầu tiên và quan trọng nhất để đào tạo, rèn luyện và trọng dụng cán bộ. Mục tiêu, quốc kế và chiến lược vàng cho Việt Nam mới là : “Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc”. “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy. Nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa”. (Hồ Chí Minh, tập 4. trang 283). “”Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài“.(Báo Cứu Quốc số 147 ngày 21.1 1946). Minh triết Hồ Chí Minh, bài học mới thấm thía trong câu chuyện cũ
Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”.
Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn.
” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ.
Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ.
Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng.
Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”.
“Thưa Ngài,
Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.
Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.
Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam.
Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ.
Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.
Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng.
Tháng 1-1947
Hồ Chí Minh”
Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác.
Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác.
Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới.
Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994
Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc.
19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ.
Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác:
Chơi chữ
Hồ Chí Minh
(Bản dịch của Nam Trân):
Người thoát khỏi tù ra dựng nước,
Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay!
Nguyên tác:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung;
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân long.
折字
Chiết tự
Chơi chữ
囚人出去或為國
患過頭時始見 忠
人有憂愁優點大
籠開竹閂出真龍
Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍).
Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước”
Vườn cây che mát nhà sàn
Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây
Người như còn sống nơi đây
Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương
Huệ thơm ngan ngát tỏa hương
Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua
Nước non đất Việt là nhà
Biển xa núi thẳm đều là chốn quê:
Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Ghi chép của Sơn Tùng, tôi thường đọc lại
2. BÁC HỒ NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM CÓ LÝ CÓ TÌNH MẪU MỰC ĐẠO ĐỨC
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán.
Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng).
Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm”
3. BÁC HỒ THỰC TIỄN QUYỀN BIẾN RẤT ÍT TRÍCH DẪN
Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm.
“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ.
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam.
4. HỒ CHÍ MINH TRỌN ĐỜI MINH TRIẾT
“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại cuộc Hội thảo Quốc tế Hồ Chí Minh Việt Nam và Hòa Bình Thế Giới, Calcutta Ấn Độ 14-16 tháng 1 năm 1991. Lưu bút của đại tướng Võ Nguyên Giáp thân tặng Trần Thế Thông, (Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) Xuân Tân Mùi năm 1991.
Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.
Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy.
Hồ Chí Minh trọn đời minh triết.
5. HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆT NAM MỚI
Việt Nam mới được tính từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự cân nhắc đúng tầm mức chi phối thời cuộc của Pháp, Trung Hoa Dân Quốc, Anh, Trung Hoa Cộng sản, Mỹ, Nga. Sự lợi dụng mau lẹ và kiên quyết trước phong trào vô sản quốc tế và cộng sản đang trỗi dậy, ngọn nến hoàng cung vương triều Nhà Nguyễn phong kiến đang suy tàn nhưng có những lực cản thật mạnh mẽ, hệ thống thuộc địa thực dân cũ đã lung lay và hệ thống thực dân mới đang chuyển đổi nhanh chóng. Sự cần thiết đánh giá đúng tầm vóc và vị thế lịch sử của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Đế Duy Tân, Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giàu, Phạm Quỳnh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam, Phan Văn Giáo, … Bài học lịch sử là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử sáng tỏ dần.
5.1.Giành thời cơ vàng nghìn năm có một
Ngày 2 tháng 9 là ngày khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 70 năm nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày cách mạng tháng tám, đánh giá tầm vóc lịch sử của ngày Việt Nam độc lập.
Hồ Chí Minh chọn “Đường kách mệnh” phát động “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta“, làm cách mạng theo Lê Nin, mà không chọn cải lương tôn quân theo Không Tử. Người chọn theo phe Đồng Minh mà không chọn theo phe Trục của Nhật, Đức, Ý như vua Bảo Đại và chính quyền Trần Trọng Kim. Người chọn Liên Xô, Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm chỗ dựa “giành và giữ chính quyền” chứ không chọn Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Anh để duy trì chế độ quân chủ và sự cai trị trở lại của Pháp như cũ.
Đọc lại và suy ngẫm bài viết của Bác Hồ về “Khổng Tử” đăng trên báo “Thanh Niên”, cơ quan huấn luyện của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu ngày 20/2/1927. Hồ Chí Minh chọn đường lối cách mạng thì theo phương pháp và cách tổ chức của Lê Nin mặc dù suốt đời Người ưu tiên đạo đức thực hành đức trị theo Khổng Tử.
Bác viết: “Khổng Tử đã viết “Kinh Xuân Thu” để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”, nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những người cha tai ác” hay “những ông hoàng thiển cận”. Nói tóm lại, ông rõ ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức… Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”.
Hồ Chí Minh sọạn thảo Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12 tháng 7 năm 1940. Tài liệu tổng hợp, phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình và cực kỳ súc tích, thể hiện tầm nhìn thiên tài và nhãn quan chính trị kiệt xuất, sâu sắc hiếm thấy. Người viết:
“Tóm lại, những điều kiện khách quan cho phép chúng tôi có hi vọng thành công. Song, lực lượng chủ quan- lực lượng của Đảng còn quá yếu. Như trên đã nói, một đảng mới mười tuổi lại trãi qua hai lần khủng bố lớn, số cán bộ có kinh nghiệm đấu tranh hiện còn đang rên xiết trong tù ngục, khiến đảng viên và quần chúng như “rắn mất đầu” không thể tận dụng cơ hội tốt “nghìn năm có một”.
Chúng tôi liệu có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh đó, khắc phục khó khăn đó, giúp Đảng hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó hay không? Có.
Chúng tôi nhất định không thể từ trong đánh ra. Chúng tôi chỉ có cách từ ngoài đánh vào. Nếu chúng tôi có được: 1) Tự do hành động ở biên giới; 2) Một ít súng đạn; 3) Một chút kinh phí; 4) Vài vị cố vấn thì chúng tôi nhất định có thể lập ra và phát triển một căn cứ địa chống Pháp, chống Nhật – đó là hi vọng thấp nhất. Nếu chúng tôi có thể mở rộng Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuận giữa các nước đế quốc thì tiền đồ tươi sáng là có thể nhìn thấy được. Tôi rất hi vọng các đồng chí giúp tôi nhanh chóng giải quyết vấn đề này. 12.7.40.” (Hồ Chí Minh Toàn tập t. 3 tr. 162-174).
Tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản Đông Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới Việt- Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt Nam gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi vắn tắt là Việt Minh. Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc. Phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Trước tình thế này, Nhật đề nghị giúp đỡ chính quyền vua Bảo Đại vãn hồi trật tự và ổn định tình hình, nhưng vua Bảo Đại đã từ chối, ông đã nói một câu nói nổi tiếng: “Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta”. Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đã trói tay quân Nhật, để nhường lợi thế lại cho “người nhà” mình.
Cách mạng tháng Tám là việc Việt Minh tiến hành khởi nghĩa buộc chính phủ Đế quốc Việt Nam do vua Bảo Đại phê chuẩn, được Nhật bảo hộ, bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho lực lượng này trong tháng 8 năm 1945. Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ Đế quốc Việt Nam thực hiện cơ bản trong hoà bình, ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, Hòa Hảo,… ở một số địa phương. Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp, hơn nữa vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh.
Tại thời điểm cách mạng tháng Tám thì các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng… cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam tại một số ít địa phương trao quyền lực cho họ. Trừ một số địa phương tỉnh lỵ Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên nằm trong tay Việt Quốc, Việt Cách và quân Tưởng; còn lại chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các tỉnh lỵ (muộn nhất 28/8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên), hầu hết địa phương trong cả nước. Một số nơi có khó khăn hơn như Hà Giang, quân Tưởng bức rút quân Nhật (29/8), Cao Bằng (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng tràn vào), Lạng Sơn (giành chính quyền sau đó Tưởng tràn vào, tháng 10 mới thành lập chính quyền cách mạng), Vĩnh Yên (Quốc dân đảng nắm giữ), Hải Ninh – Móng Cái (Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), một số địa bàn ở Quảng Ninh (do Đại Việt, Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), ở Đà Lạt (quân Nhật còn kháng cự mạnh như ngày 3/10)…
Kết quả sau khi cướp chính quyền và vua Bảo Đại thoái vị, “Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao.” (thư của vua Bảo Đại gửi Việt Minh). “Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị” (Chiếu Thoái vị của vua Bảo Đại). Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Minh đã mời vua Bảo Đại tham gia làm cố vấn tối cao của Chính phủ Hồ Chí Minh. Sau này, khi vua Bảo Đại ra nước ngoài thì việc trở về hay không là do sự quyết định của vua như hồi ký của vua Bảo Đại kể lại. Đặc biệt là tài liệu Một cơn gió bụi, cuốn Hồi ký nổi tiếng của nhà sử học, thủ tướng Trần Trọng Kim (1883–1953) xuất bản năm 1949, đã chỉ rõ tóm lược quãng đời làm chính trị của ông từ năm 1942 đến năm 1948. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai năm 1945 – 1946, cũng đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman ngày 16/2/1946 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 91- 91), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, đứng về phía đồng minh chống phát xít; sự phi nghĩa của cuộc xâm lược mà thực dân Pháp đang đẩy mạnh ở Đông Dương trái ngược những lập trường Mỹ đã nêu trong các hội nghị quốc tế.
5.2Bình sinh kẻ phi thường giữ nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp là ẩn số Chính Trung. Cách mạng là sửa lại cho đúng để hợp thời thế. Chí Thiện là Chính Trung dĩ bất biến ứng vạn biến. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491– 1585) trong Trung Tân quán bi ký, viết năm 1543 có nói: Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện (xem thêm: Ngày xuân đọc Trạng Trình). Tướng Giáp biết nhiều, tâm đắc với “dĩ công vi thượng”. Tướng Giáp hiểu rõ Chính Trung là Chí Thiện của Hồ Chí Minh.
“Kẻ phi thường” xin thưa, đó là chữ của Bác Hồ nói về vua Lý Công Uẩn và vua Quang Trung, nhưng chính Bác Hồ cũng tỏ rõ chí hướng việc chính của đời mình là noi theo gương sáng của tiền nhân để làm Người “áo vải cờ đào. giúp dân dựng nước xiết bao công trình”.Bác Hồ bình đẳng với con dân Việt. Bác tự coi mình như người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận. Bác Hồ Chí Minh uy nghi như tượng đài của chính những người lính vô danh hiến mình cho Tổ Quốc quyết sinh. Hình tượng của Bác với CON NGƯỜI bình đẳng một nhân xưng. Hồ Chí Minh tuyển tập, bài Lịch sử nước ta, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2002, trang 596, Bác Hồ đã viết về Lý Công Uẩn:
“Công Uẩn là kẻ phi thường Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta Mở mang văn hóa nước nhà Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.”
Bác Hồ viết về Nguyễn Huệ cũng trong sách và bài viết trên trang 598 :
“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu, Ông đà chí cả mưu cao, Dân ta lại biết cùng nhau một lòng. Cho nên Tàu dẫu làm hung Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.”
“Kẻ phi thường” là chữ của Bác Hồ dùng để đánh giá và tôn vinh vị vua khai quốc Lý Thái Tổ Công Uẩn, cũng là chữ đánh giá công bằng lịch sử đối với người anh hùng áo vải Quang Trung hoàng đế Nguyễn Huệ. Bác Hồ ngày 19 tháng 5 năm 1965 thăm Khúc Phụ bày tỏ sự đánh giá công tâm học Khổng Tử và chính Người đã suốt đời ưu tiên thực hành đạo đức nhưng chính Bác đã lựa chọn “đường kách mệnh” theo Lê Nin.
“Kẻ phi thường” “đường kách mệnh” có những chữ “lạ”. Hồ Chí Minh là nhà thông thái, hẵn nhiên không phải dùng nhầm chữ. Đó là câu chuyện còn để ngõ cho đời sau.
Hồ Chí Minh có nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” trước cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hồ Chí Minh cũng là kẻ phi thường giữ nước như Lý Công Uẩn và Nguyễn Huệ.
Trên bảy mươi năm sau nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày cách mạng tháng tám, đánh giá tầm vóc lịch sử của ngày Việt Nam độc lập, càng đọc càng thấm thía nhiều điều sâu sắc. Hồ Chí Minh đã hiểu đúng dịch lý và giành được lợi thế ở bối cảnh quốc tế nhiễu loạn thời đó.
Hồ Chí Minh – Ẩn số Việt Nam “Đó là lãnh tụ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thành công nhất mà chúng ta thấy trong thế kỉ này”. Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình. Ở Việt Bắc Bác Hồ thường đến thăm các gia đình người dân tộc. “Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”.“Quê ta ngọt mía Nam Đàn Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài Ai về ai nhớ chăng ai Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh”. “Chốc đà mấy chục năm trời. Còn non, còn nước, còn người hôm nay”. Sự thật các ẩn ngữ dần được giải mã. Hồ Chí Minh – Ẩn số Việt Nam.
Hồ Chí Minh và Bảo Đại qua Ngọn nến Hoàng Cung cũng ẩn chứa nhiều điều tinh tế. Hoàng Hậu Nam Phương viết thư cho Quốc trưởng Bảo Đại năm 1946 để chuyển đạt thông tin: “Quốc trưởng của em. Em không đọc chữ mà đọc khoảng không giữa hai dòng chữ. “Ngài sẽ rất có ích cho chúng tôi nếu ở lại ở bên Tàu. Đừng lo ngại gì cả. Khi nào sự trở về của Ngài là cần thiết, tôi sẽ báo sau. Xin Ngài cứ tĩnh dưỡng để sẵn sàng cho công tác mới. Ôm hôn thắm thiết. Hồ Chí Minh”.Có khi ta gặp một người mà người đó thay đổi cả cuộc đời ta.” Hồ Chí Minh ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 đã gửi một phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa Pháp. Đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Nghiêm Kế Tổ, một thành viên Việt Quốc có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc, làm trưởng đoàn, hai người còn lại là thành viên Việt Minh. Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi cùng đoàn vào đêm trước khi ba người khởi hành.
Hồ Chí Minh và Bảo Đại, sự thật lịch sử đang ngày một sáng tỏ Minh triết Hồ Chí Minh nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim nhằm hiểu đúng thực chất Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương: Vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Trần Trọng Kim, Nguyễn Hải Thần, Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hãn và Phan Văn Giáo? Trong tất cả những nhân vật nêu trên thì người tâm điểm của chìa khóa lịch sử Việt Nam mới là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc trưởng Bảo Đại,
Đánh giá về bình sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu sắc nhất có lẽ đó là bài thơ: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời có nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường Hồ Chí Minh thống nhất đất nước Việt Nam. Minh triết Hồ Chí Minh tư liệu góp phần tìm tòi bằng chúng sự thật lịch sử Minh triết Hồ Chí Minhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh/
Minh triết Hồ Chí Minh lược khảo năm ý chính: 1) Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt. 2) Bác Hồ nói đi đôi với làm có lý có tình, mẫu mực đạo đức. 3) Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. 4) Hồ Chí Minh trọn đời minh triết 5) Hồ Chí Minh với Việt Nam mới: Giành thời cơ vàng ngàn năm có một; Bình sinh kẻ phi thường giữ nước Hồ Chí Minh khéo tập hợp hiền tài
MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim
Thanh nhàn ta đọc chuyện trăm năm.
Người hiểu thường khi nói ít lầm.
Sự đọc thung dung còn đọng lại.
Trãi mình trong cõi thấu nhân văn
CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG MỘT
Hoàng Kim
Mừng niềm vui bạn quý
Xuân ấm áp tình thân
Ngày cưới con thầy Lợt
Bạn hữu cùng chung vui
xem tiếp Chào ngày mới 9 tháng 1