Số lần xem
Đang xem 1361 Toàn hệ thống 2445 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Dạy và học viết báo cáo theo chuẩn APA (American Psychological Association), tốt cho viết báo cáo khoa học giáo dục đạt chuẩn quốc tế để có thông tin sáng tỏ hợp chủ đề và nội dung. Chuẩn APA rất thích hợp cho sự quản lý tài liệu chuyển đổi số.
Định dạng báo cáo chuẩn tạo hình thức tốt, bố cục bài viết hợp lý; Cách viết trích dẫn theo chuẩn APA ‘nói có sách mách có chứng’ tạo thói quen tốt và văn phong khoa học, tránh rắc rối pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ; chứng minh người trích dẫn có đọc các tài liệu liên quan; tôn trọng kết quả ý tưởng của người khác; người đọc có thể nghiên cứu thêm về tài liệu được trích dẫn; để biết kết quả nào đã có rồi, tránh đầu tư trùng lặp; để minh chứng sự thật, căn cứ khoa học và thực tiễn cho nội dung cần trình bày.Bài viết này được biên soạn tích hợp từ trình bày APA phiên bản 6 và 7 do văn phòng Khoa Giáo dục, Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Chúng tôi sắp xếp lại theo ba phần để thích hợp dạy và học cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
1. ĐỊNH DẠNG MỘT BÁO CÁO (FORMATING)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIÊU ĐỀ BÁO CÁO, THAM LUẬN
CANH GIỮA, IN ĐẬM, VIẾT HOA, TIMES NEW ROMAN, CỠ CHỮ 15
Tên tác giả
(Canh giữa in đậm, Time New Roman, cỡ chữ 13) Tên lớp MSSV/ cơ quan công tác, địa chỉ, email, in thường, cở chữ 13)
TÓM TẮT
(Canh giữa in đậm, Time New Roman, cỡ chữ 13)
Một đoạn giới thiệu về tổng quát/tầm quan trọng vấn đề nghiên cứu (1 câu), về mục đích nghiên cứu (1 câu), Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu (1 câu), kết quả nghiên cứu (1-2 câu). Phần tóm tắt khoảng 200-250 từ. (Canh giữa in đậm, Time New Roman, cỡ chữ 13)
Từ khóa: ghi 3-5 từ khóa, in nghiêng
Abstract tiếng Anh (tùy theo yêu cầu văn bản)
Định dạng văn bản Tiếng Việt
1.1 Lề trang giấy (margins): theo tiêu chuẩn canh lề của APA style là 2.5 cm (1 inch)
cho tất cả 4 lề của trang giấy
1.2 Phông chữ (font): phông chữ sử dụng là Times New Roman hoặc Courier, kích
cỡ luôn là 13
1.3 Khoảng cách dòng (spacing): khoảng cách giữa các dòng là 1.5
1.4 Khoảng cách đoạn (paragraph): khoảng cách giữa các đoạn là 6-pt
Định dạng văn bản Tiếng Anh
1.1 Lề trang giấy (margins): theo tiêu chuẩn canh lề của APA style là 2.5 cm (1 inch)
cho tất cả 4 lề của trang giấy
1.2 Phông chữ (font): phông chữ sử dụng là Times New Roman hoặc Courier, kích
cỡ luôn là 12
1.3 Khoảng cách dòng (spacing): sử dụng khoảng cách là 2.0 (double space).
Lưu ý:Khi sử dụng khoảng cách giữa các dòng là 2.0 thì KHÔNG CẦN phải tạo một khoảng cách giữa các đoạn với nhau trong bài viết. Nội dung bên trong bài viết định dạng theo lề trái. Dòng đầu mỗi đoạn định dạng là 5 spaces.
Cấu trúc bài viết thông thường
Mở đầu
Tổng quan tài liệu
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Kết quả và thảo luận
Kết luận và đề nghị
Lời cám ơn
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
2. TRÍCH DẪN TRONG BÀI VIẾT (INTEXT CITATION)
Lưu ý quan trọng: Những tài liệu nào được trích dẫn trong bài viết đều phải liệt kê ở mục tài liệu tham khảo và ngược lại.
2.1 Trích dẫn tài liệu sơ cấp
Trích dẫn trực tiếp thường trích dẫn nguyên văn các khái niệm, định nghĩa hay nguyên văn ý kiến tác giả.
Nếu trích dẫn những đoạn ngắn ít hơn 40 từ phải đặt chúng trong dấu ngoặc kép “” và ghi rõ số trang.
More recently, scientists have found “significant evidence to suggest that the earth is round” (Smith, 2008, p.123)
+ Theo Nguyễn Hồng Phan (2014) giá trị nghề nghiệp là “những cái có ý nghĩa đối với hoạt động nghề nghiệp cũng như cuộc sống của chủ thể, cuốn hút họ vươn tới và thôi thúc hành động vì nó” (tr.314).
+ Nguyễn Hồng Phan (2014) nhận thấy giá trị nghề nghiệp là “những cái có ý nghĩa đối với hoạt động nghề nghiệp cũng như cuộc sống của chủ thể, cuốn hút họ vươn tới và thôi thúc hành động vì nó” (tr.314).
+ Giá trị nghề nghiệp là “những cái có ý nghĩa đối với hoạt động nghề nghiệp cũng như cuộc sống của chủ thể, cuốn hút họ vươn tới và thôi thúc hành động vì nó” (Nguyễn Hồng Phan, 2014, tr.314).
Nếu trích dẫn những đoạn dài trên 40 từ thì định dang như sau:
Theo Phan Thanh Long, Trần Quang Cấn và Nguyễn Văn Diện (2010):
Quá trình giáo dục là quá trình tác động có mục đích, tổ chức của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển nhân cách riêng của mỗi học sinh và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội (tr.7).
Trích dẫn gián tiếp là sự trích ý của của tác giả nhưng đã tóm tắt lại nội dung và diễn đạt theo cách của chính mình, nhưng không làm thay đổi ý của tác giả:
+ Theo Schultz (1962), xem nhẹ tài nguyên con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế học giáo dục.
+ Xem nhẹ tài nguyên con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế học giáo dục (Schultz 1962).
+ Schultz (1962) nhận thấy rằng xem nhẹ tài nguyên con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế học giáo dục.
Đối với trích dẫn từ hai tác giả trở lên thì cách trích dẫn như sau
+ Theo Nguyễn Hồng Phan (2006) và Bùi Văn Hiệp (2014) vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích.
+ Nguyễn Hồng Phan (2006) và Bùi Văn Hiệp (2014) nhận thấy rằng vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích.
+ Vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích (Nguyễn Hồng Phan 2006 và Bùi Văn Hiệp 2014)
Đối với trích dẫn hai tác giả trở lên cùng viết chung một bài thì cách trích dẫn như sau
+ Theo Nguyễn Hồng Phan và Bùi Văn Hiệp (2014) vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích.
+ Nguyễn Hồng Phan và Bùi Văn Hiệp (2014) nhận thấy rằng vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích.
+ Vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích (Nguyễn Hồng Phan và Bùi Văn Hiệp 2014)
Đối với những bài viết có từ ba tác giả trở lên thì cách diễn đạt
+ Theo Nguyễn Hồng Phan, Bùi Văn Hiệp, và Nguyễn Văn A (2014)
+ Nguyễn Hồng Phan, Bùi Văn Hiệp, và Nguyễn Văn A (2014) nhận thấy rằng
+ … (Nguyễn Hồng Phan, Bùi Văn Hiệp, và Nguyễn Văn A 2014).
+ Nguyễn Hồng Phan và cộng sự (2014) nhận thấy rằng … lưu ý chỉ được dùng cụm từ “cộng sự” khi trích dẫn lần thứ hai sau khi trích dẫn lần đầu đã liệt kê đầy đủ tất cả họ tên của các tác giả.
2.2 Trích dẫn thứ cấp người khác đã trích của tác giả A và mình đọc bài của người khác nhưng muốn trích ý của tác giả A đó thì được trích như sau:
Theo Phan Văn Kha Và Nguyễn Lộc (được trích dẫn bởi Bùi Chí Bình, 2014), thì nền tảng của kinh tế học giáo dục là giáo dục học và kinh tế học.
Lưu ý: số năm trong trích dẫn là số năm của tác giả trích dẫn (Bùi Chí Bình), chứ không phải của tác giả được trích dẫn. Tất nhiên, có nhiều cách diễn đạt ngoài cụm từ “Theo…” hoặc “Dẫn theo….”
2. SỬ DỤNG BẢNG, HÌNH, VIDEO CHO BÀI VIẾT
Các bảng biểu, hình ảnh và video nâng cao chất lượng bài viết, có thể có số thứ tự và được liệt kê danh sách các bảng, danh sách các hình Tên bảng đặt trên; tên hình, video đường dẫn đặt dưới của bảng, hình và video cần diễn đạt (xem hình 1).
Tài liệu tham khảo nâng cao giá trị bài viết. Lưu ý: Những tài liệu nào được trích dẫn trong bài viết đều phải liệt kê ở mục tài liệu tham khảo và ngược lại.
Bài viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, mỗi tài liệu tham khảo bắt đầu bằng họ tác giả. Sau đó đến tên lót và tên của tác giả. Tên lót và tên tác giả trong bài viết bằng tiếng Anh được viết tắt nhưng trong bài viết bằng tiếng Việt thì được viết đầy đủ.
Trình tự mỗi tài liệu trích dẫn được viết như sau : Số thứ tự; Họ và tên các tác giả; Năm công bố tài liệu; Tên tài liệu; Trong sách/tạp chí (in nghiêng); Nhà xuất bản; Số tạp chí; Trang; Chỉ số xuất bản phẩm.
Liệt kê tài liệu tham khảo cần phải SỐ HÓA theo trình tư ABC của họ/tên tác giả; tài liệu của cùng một tác giả thì năm công bố mới nhất xếp trên.
4. LIỆT KÊ TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG BÀI VIẾT BẰNG TIẾNG VIỆT
Lưu ý:
+ Phải theo thứ tự Alphabet của họ, tên lót, và tên của tác giả. Các nguồn tài liệu bằng tiếng Việt được trình bày tương đối khác với các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh.
+ Các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh thì được liệt kê giống như cách liệt kê trong bài viết bằng tiếng Anh.
+ Nếu nhà xuất bản Việt Nam có bản quyền xuất bản lại thì tên tác giả cũng giữ nguyên. Chỉ khác là sau tựa đề sách hoặc tên bài viết dùng dấu ngoặc vuông như sau: [tài liệu dịch]. Không dùng tên dịch giả. Dịch giả không phải là tác giả
Sách nguyên tác
Phạm Đỗ Nhật Tiến và Phạm Lan Hương. (2014). Giáo dục Việt Nam hội nhập quốc tế. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
Sách được biên tập lại (sách gồm các bài viết của nhiều tác giả được chính các tác giả đó hoặc/và người khác biên tập lại)
Nguyễn Hồng Phan. (2014). Lý luận về định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên ngành tâm lý học. Trong Giáo dục và phát triển (Biên tập: Hoàng Mai Khanh, Nguyễn Thành Nhân, Bùi Chí Bình, Nguyễn Thúy An) (tr. 310-322). Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
Tạp chí khoa học chuyên ngành
Lê Quang Sơn. (2010). Đào tạo giáo viên – Kinh nghiệm Cộng hòa liên bang Đức. Tạp chí Khoa học và Cộng nghệ, 5(40), tr 267-274
Nhật báo/Tạp chí in
Hồ Thiệu Hùng. (5/02/2013). Nghịch lý “Quốc sách hàng đầu”. Báo Tiền Phong
Các bài viết từ ERIC (tương tự như trong cách trích dẫn của bài viết bằng tiếng Anh. Ở trung tâm nguồn này, không có bài bằng tiếng Việt)
Trích dẫn những bài viết được đăng trong các hội thảo, hội nghị(nhưngkhông có xuất bản)
Bùi Chí Bình. (2013). Lợi thế tương đối và vốn con người trong bối cảnh toàn cầu hóa. Được trình bày tại Hội thảo Quốc tế Giáo dục Việt Nam – Đài Loan, TP. Hồ Chí Minh.
Trích dẫn những bài viết được đăng trong các luận văn, luận án sau đại học Nguyễn Thị Hảo. (2007). Thực trạng và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả Xê-mi-na tại trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM. Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Dạy và học viết báo cáo theo chuẩn APA (American Psychological Association), tốt cho viết báo cáo khoa học giáo dục đạt chuẩn quốc tế để có thông tin sáng tỏ hợp chủ đề và nội dung. Chuẩn APA rất thích hợp cho sự quản lý tài liệu chuyển đổi số.
Định dạng báo cáo chuẩn tạo hình thức tốt, bố cục bài viết hợp lý; Cách viết trích dẫn theo chuẩn APA ‘nói có sách mách có chứng’ tạo thói quen tốt và văn phong khoa học, tránh rắc rối pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ; chứng minh người trích dẫn có đọc các tài liệu liên quan; tôn trọng kết quả ý tưởng của người khác; người đọc có thể nghiên cứu thêm về tài liệu được trích dẫn; để biết kết quả nào đã có rồi, tránh đầu tư trùng lặp; để minh chứng sự thật, căn cứ khoa học và thực tiễn cho nội dung cần trình bày.Bài viết này được biên soạn tích hợp từ trình bày APA phiên bản 6 và 7 do văn phòng Khoa Giáo dục, Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Chúng tôi sắp xếp lại theo ba phần để thích hợp dạy và học cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
1. ĐỊNH DẠNG MỘT BÁO CÁO (FORMATING)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIÊU ĐỀ BÁO CÁO, THAM LUẬN
CANH GIỮA, IN ĐẬM, VIẾT HOA, TIMES NEW ROMAN, CỠ CHỮ 15
Tên tác giả
(Canh giữa in đậm, Time New Roman, cỡ chữ 13) Tên lớp MSSV/ cơ quan công tác, địa chỉ, email, in thường, cở chữ 13)
TÓM TẮT
(Canh giữa in đậm, Time New Roman, cỡ chữ 13)
Một đoạn giới thiệu về tổng quát/tầm quan trọng vấn đề nghiên cứu (1 câu), về mục đích nghiên cứu (1 câu), Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu (1 câu), kết quả nghiên cứu (1-2 câu). Phần tóm tắt khoảng 200-250 từ. (Canh giữa in đậm, Time New Roman, cỡ chữ 13)
Từ khóa: ghi 3-5 từ khóa, in nghiêng
Abstract tiếng Anh (tùy theo yêu cầu văn bản)
Định dạng văn bản Tiếng Việt
1.1 Lề trang giấy (margins): theo tiêu chuẩn canh lề của APA style là 2.5 cm (1 inch)
cho tất cả 4 lề của trang giấy
1.2 Phông chữ (font): phông chữ sử dụng là Times New Roman hoặc Courier, kích
cỡ luôn là 13
1.3 Khoảng cách dòng (spacing): khoảng cách giữa các dòng là 1.5
1.4 Khoảng cách đoạn (paragraph): khoảng cách giữa các đoạn là 6-pt
Định dạng văn bản Tiếng Anh
1.1 Lề trang giấy (margins): theo tiêu chuẩn canh lề của APA style là 2.5 cm (1 inch)
cho tất cả 4 lề của trang giấy
1.2 Phông chữ (font): phông chữ sử dụng là Times New Roman hoặc Courier, kích
cỡ luôn là 12
1.3 Khoảng cách dòng (spacing): sử dụng khoảng cách là 2.0 (double space).
Lưu ý:Khi sử dụng khoảng cách giữa các dòng là 2.0 thì KHÔNG CẦN phải tạo một khoảng cách giữa các đoạn với nhau trong bài viết. Nội dung bên trong bài viết định dạng theo lề trái. Dòng đầu mỗi đoạn định dạng là 5 spaces.
Cấu trúc bài viết thông thường
Mở đầu
Tổng quan tài liệu
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Kết quả và thảo luận
Kết luận và đề nghị
Lời cám ơn
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
2. TRÍCH DẪN TRONG BÀI VIẾT (INTEXT CITATION)
Lưu ý quan trọng: Những tài liệu nào được trích dẫn trong bài viết đều phải liệt kê ở mục tài liệu tham khảo và ngược lại.
2.1 Trích dẫn tài liệu sơ cấp
Trích dẫn trực tiếp thường trích dẫn nguyên văn các khái niệm, định nghĩa hay nguyên văn ý kiến tác giả.
Nếu trích dẫn những đoạn ngắn ít hơn 40 từ phải đặt chúng trong dấu ngoặc kép “” và ghi rõ số trang.
More recently, scientists have found “significant evidence to suggest that the earth is round” (Smith, 2008, p.123)
+ Theo Nguyễn Hồng Phan (2014) giá trị nghề nghiệp là “những cái có ý nghĩa đối với hoạt động nghề nghiệp cũng như cuộc sống của chủ thể, cuốn hút họ vươn tới và thôi thúc hành động vì nó” (tr.314).
+ Nguyễn Hồng Phan (2014) nhận thấy giá trị nghề nghiệp là “những cái có ý nghĩa đối với hoạt động nghề nghiệp cũng như cuộc sống của chủ thể, cuốn hút họ vươn tới và thôi thúc hành động vì nó” (tr.314).
+ Giá trị nghề nghiệp là “những cái có ý nghĩa đối với hoạt động nghề nghiệp cũng như cuộc sống của chủ thể, cuốn hút họ vươn tới và thôi thúc hành động vì nó” (Nguyễn Hồng Phan, 2014, tr.314).
Nếu trích dẫn những đoạn dài trên 40 từ thì định dang như sau:
Theo Phan Thanh Long, Trần Quang Cấn và Nguyễn Văn Diện (2010):
Quá trình giáo dục là quá trình tác động có mục đích, tổ chức của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển nhân cách riêng của mỗi học sinh và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội (tr.7).
Trích dẫn gián tiếp là sự trích ý của của tác giả nhưng đã tóm tắt lại nội dung và diễn đạt theo cách của chính mình, nhưng không làm thay đổi ý của tác giả:
+ Theo Schultz (1962), xem nhẹ tài nguyên con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế học giáo dục.
+ Xem nhẹ tài nguyên con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế học giáo dục (Schultz 1962).
+ Schultz (1962) nhận thấy rằng xem nhẹ tài nguyên con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế học giáo dục.
Đối với trích dẫn từ hai tác giả trở lên thì cách trích dẫn như sau
+ Theo Nguyễn Hồng Phan (2006) và Bùi Văn Hiệp (2014) vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích.
+ Nguyễn Hồng Phan (2006) và Bùi Văn Hiệp (2014) nhận thấy rằng vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích.
+ Vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích (Nguyễn Hồng Phan 2006 và Bùi Văn Hiệp 2014)
Đối với trích dẫn hai tác giả trở lên cùng viết chung một bài thì cách trích dẫn như sau
+ Theo Nguyễn Hồng Phan và Bùi Văn Hiệp (2014) vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích.
+ Nguyễn Hồng Phan và Bùi Văn Hiệp (2014) nhận thấy rằng vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích.
+ Vấn đề giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích (Nguyễn Hồng Phan và Bùi Văn Hiệp 2014)
Đối với những bài viết có từ ba tác giả trở lên thì cách diễn đạt
+ Theo Nguyễn Hồng Phan, Bùi Văn Hiệp, và Nguyễn Văn A (2014)
+ Nguyễn Hồng Phan, Bùi Văn Hiệp, và Nguyễn Văn A (2014) nhận thấy rằng
+ … (Nguyễn Hồng Phan, Bùi Văn Hiệp, và Nguyễn Văn A 2014).
+ Nguyễn Hồng Phan và cộng sự (2014) nhận thấy rằng … lưu ý chỉ được dùng cụm từ “cộng sự” khi trích dẫn lần thứ hai sau khi trích dẫn lần đầu đã liệt kê đầy đủ tất cả họ tên của các tác giả.
2.2 Trích dẫn thứ cấp người khác đã trích của tác giả A và mình đọc bài của người khác nhưng muốn trích ý của tác giả A đó thì được trích như sau:
Theo Phan Văn Kha Và Nguyễn Lộc (được trích dẫn bởi Bùi Chí Bình, 2014), thì nền tảng của kinh tế học giáo dục là giáo dục học và kinh tế học.
Lưu ý: số năm trong trích dẫn là số năm của tác giả trích dẫn (Bùi Chí Bình), chứ không phải của tác giả được trích dẫn. Tất nhiên, có nhiều cách diễn đạt ngoài cụm từ “Theo…” hoặc “Dẫn theo….”
2. SỬ DỤNG BẢNG, HÌNH, VIDEO CHO BÀI VIẾT
Các bảng biểu, hình ảnh và video nâng cao chất lượng bài viết, có thể có số thứ tự và được liệt kê danh sách các bảng, danh sách các hình Tên bảng đặt trên; tên hình, video đường dẫn đặt dưới của bảng, hình và video cần diễn đạt (xem hình 1).
Tài liệu tham khảo nâng cao giá trị bài viết. Lưu ý: Những tài liệu nào được trích dẫn trong bài viết đều phải liệt kê ở mục tài liệu tham khảo và ngược lại.
Bài viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, mỗi tài liệu tham khảo bắt đầu bằng họ tác giả. Sau đó đến tên lót và tên của tác giả. Tên lót và tên tác giả trong bài viết bằng tiếng Anh được viết tắt nhưng trong bài viết bằng tiếng Việt thì được viết đầy đủ.
Trình tự mỗi tài liệu trích dẫn được viết như sau : Số thứ tự; Họ và tên các tác giả; Năm công bố tài liệu; Tên tài liệu; Trong sách/tạp chí (in nghiêng); Nhà xuất bản; Số tạp chí; Trang; Chỉ số xuất bản phẩm.
Liệt kê tài liệu tham khảo cần phải SỐ HÓA theo trình tư ABC của họ/tên tác giả; tài liệu của cùng một tác giả thì năm công bố mới nhất xếp trên.
4. LIỆT KÊ TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG BÀI VIẾT BẰNG TIẾNG VIỆT
Lưu ý:
+ Phải theo thứ tự Alphabet của họ, tên lót, và tên của tác giả. Các nguồn tài liệu bằng tiếng Việt được trình bày tương đối khác với các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh.
+ Các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh thì được liệt kê giống như cách liệt kê trong bài viết bằng tiếng Anh.
+ Nếu nhà xuất bản Việt Nam có bản quyền xuất bản lại thì tên tác giả cũng giữ nguyên. Chỉ khác là sau tựa đề sách hoặc tên bài viết dùng dấu ngoặc vuông như sau: [tài liệu dịch]. Không dùng tên dịch giả. Dịch giả không phải là tác giả
Sách nguyên tác
Phạm Đỗ Nhật Tiến và Phạm Lan Hương. (2014). Giáo dục Việt Nam hội nhập quốc tế. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
Sách được biên tập lại (sách gồm các bài viết của nhiều tác giả được chính các tác giả đó hoặc/và người khác biên tập lại)
Nguyễn Hồng Phan. (2014). Lý luận về định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên ngành tâm lý học. Trong Giáo dục và phát triển (Biên tập: Hoàng Mai Khanh, Nguyễn Thành Nhân, Bùi Chí Bình, Nguyễn Thúy An) (tr. 310-322). Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
Tạp chí khoa học chuyên ngành
Lê Quang Sơn. (2010). Đào tạo giáo viên – Kinh nghiệm Cộng hòa liên bang Đức. Tạp chí Khoa học và Cộng nghệ, 5(40), tr 267-274
Nhật báo/Tạp chí in
Hồ Thiệu Hùng. (5/02/2013). Nghịch lý “Quốc sách hàng đầu”. Báo Tiền Phong
Các bài viết từ ERIC (tương tự như trong cách trích dẫn của bài viết bằng tiếng Anh. Ở trung tâm nguồn này, không có bài bằng tiếng Việt)
Trích dẫn những bài viết được đăng trong các hội thảo, hội nghị(nhưngkhông có xuất bản)
Bùi Chí Bình. (2013). Lợi thế tương đối và vốn con người trong bối cảnh toàn cầu hóa. Được trình bày tại Hội thảo Quốc tế Giáo dục Việt Nam – Đài Loan, TP. Hồ Chí Minh.
Trích dẫn những bài viết được đăng trong các luận văn, luận án sau đại học Nguyễn Thị Hảo. (2007). Thực trạng và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả Xê-mi-na tại trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM. Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Bài viết liên quan (Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả)
Phú Yên nôi lúa sắnhttps://youtu.be/CKdEr4aS2NA là lời biết ơn chân thành bởi Hoàng Kim và đs. 2021. Hoàng Kim tham dự hội nghị theo giấy mời của UBND Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021. Phim chiếu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025. https://hoangkimlong.wordpress.com/2021/12/31/phu-yen-noi-lua-san/
#quantv#dangvanquan#CLTVN Giống sắn KM440 Tây Ninh (Cassava variety KM440 Tay Ninh), https://youtu.be/9mZHm08MskE, nông dân thường gọi là “mì tai trắng”, để phân biệt với Giống sắn chủ lực KM419 (Cassava popular variety KM419), nông dân thường gọi là “mì tai đỏ”, và Giống sắn KM94 (Cassava variety KM94), nông dân thường gọi là “mì KUC đọt tím” là giống sắn MKUC28-77-3 = KU50= KM94 được khảo nghiệm sản xuất rộng rải tại Tây Ninh năm 1994 và Bộ Nông nghiệp PTNT Việt Nam công nhận giống tiến bộ kỹ thuật đặc cách năm 1995 xem thêm https://kimyoutube.blogspot.com/2021/12/giong-san-km440-tay-ninh.html
Tảo Mai
Trần Nhân Tông
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thuỷ diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thuý vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
Hoạ long xuy thấp Ngọc Quan vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân.
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thuý vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Lê Mạnh Thát)
Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa
Tảo mai
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của dịch thơ Trần Lê Văn)
Năm ngày ngại rét, lười ra cửa.
Gốc lẻ nào ngờ đã gió xuân.
Mặt nước băng tan, cây bóng ngả,
Đầu cành hoa trĩu, ấm chưa phân.
Trăng chìm xóm núi, lời ca bổng,
Mây ướt quan hà, tiếng sáo ngân.
Lạc tới chiêm bao, hoa một nhánh,
Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần!
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nhất Nguyên)
Trốn rét năm ngày biếng bước ra
Gió xuân về sớm gốc cây già
Bóng ngang mặt nước băng dần vỡ
Hoa tụ đầu cành khí ấm qua
Khúc Thuý Vũ lắng chìm trăng quán núi
Điệu Hoạ Long thấm ướt Ngọc Quan mây
Một nhành hoa lạc giấc mộng chầy
Sau khi tỉnh, tặng bạn hiền…nào đâu có được !
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nguyễn Văn Dũng)
Năm ngày sợ lạnh lười ra cửa
Gió xuân đã đến trước cây côi
Bóng ngang mặt nước băng vừa vỡ
Hoa nhú đầu cành,rét chưa rời
Thuý vũ ca chìm trăng quán núi
Rồng vẽ thổi mù Ngọc Quan mây
Một cành vào mộng cho bạn cũ
Thức dậy làm sao tặng bạn đây.
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Trương Việt Linh)
Năm ngày trốn rét biếng dời chân
Mà gốc cây già hẩy gió xuân
Hoa trĩu đầu cành hơi ấm thoảng
Bóng ngang mặt nước mảnh băng tan
Trăng chìm xóm núi lời ca vẳng
Mây đẫm biên thuỳ tiếng sáo vang
Một nhánh hoa trôi vào mộng cũ
Tỉnh ra tặng bạn khó muôn vàn.
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông Hoàng Kim
Thơ Thiền của đức Nhân Tông
Thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Phương Nam trời ấm sáng trong nắng vàng
Nhớ bạn Hoàng Kim
Hôm nay xuân đất trời
Ngắm nhìn chùm ảnh đẹp
Nhớ bạn Vien Ngoc Nam
Sớm xuân Xuân vào xuân
Tóc xanh không nỡ bạc
Đời vui cùng tháng năm
Đước dầm chân đất Mũi
Cây phủ rừng Tây Nguyên
Đường xuân thênh thênh bước
Thung dung bên bạn hiền
Tâm an lành trí sáng
Mẹ hiền là thiên nhiên.
Hoàng Kim chúc mừng tân tiến sĩ Xuan Pm; Chúc mừng Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Khoa Lâm Nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học và Gia Đình; Chúc mừng hai thầy hướng dẫn. Ảnh của thầy Vien Ngoc Nam chụp đẹp lắm, thật tuyệt vời !
TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM Hoàng Kim
Đừng bỏ quên nông dân, đó là bài học lớn lịch sử.Thái Bình Thiên Quốc là phong trào nông dân lớn nhất, tiêu biểu nhất trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 19, là kinh nghiệm đặc biệt quý giá cho các cuộc cách mạng về sau. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông thường nghiền ngẫm Tư trị Thông giám, Thủy Hử, Tam Quốc và Thái Bình Thiên Quốc Tác phẩm đầu tiên của Mao Trạch Đông là “Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam”. Đối với một đất nước chủ yếu là nông dân thì hiệu quả đổi mới đích thực là nhìn vào chất lượng cuộc sống của người nông dân, là khi người nông dân thay đổi được số phận của mình. Thái Bình Thiên Quốc là bài học lịch sử lớn soi thấu thành công và thất bại của nông dân cầm quyền.
Nhân ngày Thái Bình Thiên Quốc đọc lại, xem tiếp Trung Quốc một suy ngẫm