Số lần xem
Đang xem 1598 Toàn hệ thống 2622 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ, Sóc Trăng, sông Tiền, Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh hãy về Bảy Núi, Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?.
*
Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.
Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.*
Về miền Tây bát ngát đồng xanh và mênh mông sông nước.Từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ, của thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình, tôi đã sống nhiều nơi và thật thao thức khi viết về đất và người phương Nam là mạch sống đầy đặn.của một vùng ký ức. Nhớ miền Tây, tôi tẩn mẩn xếp lại những tản văn hay, bài thơ hay, trang thư, bức họa, những bản nhạc của những người thầy, người bạn mến thương và lắng nghe nôn nao ký ức dội về Bạn về Vĩnh Thạnh, Lấp Vò viếng mộ người hiền Nguyễn Hiến Lê sao sáng. Bạn tham quan và viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ. Về miền Tây, thầy bạn tôi ở nơi đó. Dường như mỗi tỉnh huyện miền Nam, mỗi nơi đi qua, nhiều nơi tôi đều có bạn. Họ là sinh viên, người quen, bạn học, bạn nhà nông. Bao tên đất tên người thân thương vẫy gọi .
Về miền Tây tôi thích đọc lại tản văn “Về miền Tây” của ô giáo dạy văn giỏi Nguyễn Quỳnh Trâm giáo viên trường Lê Quý Đôn ở thành phố Hải Dương. Bài ký của cô giáo Nguyễn Quỳnh Trâm cho chúng ta một góc nhìn Cần Thơ, Cà Mau trong đôi mắt của người lữ khách xứ Bắc lần đầu đến Hậu Giang, Bạc Liêu. Bài thu hoạch “đi một ngày đàng học một sàng khôn” của cô giáo Quỳnh Trâm chứa đựng một phác thảo tinh khôi thật đáng học hỏi.
Tôi cũng thích đọc lại”Về miền Tây, thương …” của tiến sĩ khảo cổ học và nhà Sài Gòn học Nguyễn Thị Hậu có quê miền Tây nhưng đã ở phố Thị Hà Nội và Sài Gòn nhiều năm. Về miền Tây … thương là góc nhìn của người trong cuộc. “Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được …” Chữ thương càng đằm thắm hơn khi bạn đã trãi nghiệm giấc mơ hạnh phúc, đã hiểu được sức nặng của yêu thương, nhớ nhung đầy đặn nghĩa tình để thấm thía sâu xa ý nghĩa đời người.
Bạn đã ăn lẩu hoa điên điển nấu với cá linh chưa? Đó là một món lạ miền Nam đấy. Đọc thơ “Hoa điên điển và em” của cô giáo Cao Nguyên ở Đồng Tháp.câu thơ hay lạ lùng: “Điên điển tàn lại nở. Chuyện lở bồi do sông. Anh có về nơi ấy. Hoa vẫn vàng mênh mông …” Tôi đã từng viết lời cảm nhận trong bài viết Hoa điên điển và em Cao Nguyên : Nếu mỗi nhà thơ chỉ được chọn bốn câu thôi thì bốn câu thơ này của Cao Nguyên sẽ có thể sánh cùng các bài thơ hay chọn lọc đấy. Giản dị. Sâu sắc Ám ảnh.Bạn đến Đồng Tháp, thăm vùng lúa trời Đồng Tháp Mười, thăm Tràm Chim, Xẻo Quýt hình ảnh của vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ, ăn lẩu cá linh và hoa điên điển nếu đúng mùa.
Mình về với đất phương Nam. Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng. Về nơi ấy với em không ? Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời. Ta đi cuối đất cùng đời Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người. Đến với hạt gạo, củ khoai, củ sắn, trái bắp, đậu đỗ, rau hoa quả, sống với những người dân hiền lành chất phác, chân tình trượng nghĩa, ta như tắm mình trong nắng sớm ban mai của mặt trời vừa mọc.
Xuân ấm áp tình thân. Chúng tôi là những bạn học, nay đều coi Nam Bộ là quê hương. Về miền Tây yêu thương, với tôi ấn tượng nhất là đất, người và lúa. Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này..Với tôi, đó là một chỉ dấu yêu thích. “Con đường lúa gạo Việt” là chùm bài ghi chép lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của các nhà nông học, nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Về miền Tây yêu thương , tập tài liệu nhỏ này lắng đọng những mẫu chuyện đời thường nghề nông đất, người và lúa miền Tây cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Nam Bộ Việt Nam là quê hương nhà bác học nông dân Lương Định Của, nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, Về miền Tây yêu thương ngây nga trong lời tôi những ký ức “Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Sóc TrăngCần Thơ sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không? (thơ Hoàng Kim)”.
VỀ MIỀN TÂY Nguyễn Quỳnh Trâm
HẬU GIANG XUÔI CHẢY MỘT DÒNG …
Bình minh trên sông Hậu
Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng
Dẫu qua đây một lần, nói sao cho vừa lòng, nói sao cho vừa thương…
Dòng Hậu Giang lững lờ êm trôi trong câu hát, giờ đây đã ở ngay trước mắt chúng tôi, hiền hòa thơ mộng.
Sáng sớm, chúng tôi tới bến Ninh Kiều, chuẩn bị cho chuyến đi thăm chợ nổi Cái Răng trên sông Hậu. Bến Ninh Kiều ở vị trí giao thoa hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Đứng trên bến nhìn ra xa, có thể cảm nhận được hết cái mênh mông của sông nước mây trời. Phía đông, cả một vùng không gian huyền ảo trong ánh ban mai rạng rỡ. Có lẽ bình minh trên sông Hậu mới thật là một bình minh đẹp nhất chăng? Khi mà chính mình được đứng nơi đây và đắm chìm trong ánh mặt trời!
Chúng tôi du ngoạn trên sông Hậu, giữa sóng và gió mát, thật thanh bình! Hai bên bờ sông là những ngôi nhà nổi lụp xụp, những xà lan chở cát, cả những cửa hàng bán vật liệu xây dựng, từ gỗ, đá đến sắt thép xi măng… đủ cả. Trên dòng nước, thỉnh thoảng lại có những đám bèo lục bình bập bềnh trôi tới. Có đoạn, cả vạt bèo xanh um dập dờn… Chợt nghĩ đến thời chống Mỹ, những vạt bèo như thế này đã che chở cho bao nhiêu chiến sĩ biệt động vượt sông… Bao người đã sống nhờ những cánh bèo này, và bao linh hồn nương lại cánh lục bình nơi sông nước…
Sau khoảng nửa tiếng trên thuyền, vượt qua 4 km đường sông, chúng tôi đã đến chợ nổi Cái Răng nằm ở ngã ba sông. Theo truyền thuyết, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang có con cá sấu rất lớn mê nghe hát bội. Năm đó, trong làng có đám cưới của một chàng trai trẻ và cô thôn nữ xinh đẹp. Đám rước dâu đang tưng bừng qua sông thì con cá sấu bất ngờ nổi lên quật chìm mấy chiếc xuồng, mọi người cố gắng chống chọi, chèo thuyền vào bờ, nhưng cô dâu thì mất tích. Chàng trai đau đớn, quyết tâm tiêu diệt cá sấu trả mối hận mất vợ yêu. Anh gom góp vốn liếng đi mời 3 gánh hát bội nổi tiếng trong vùng và vận động trai tráng ở các làng hợp sức. Đêm đó, trong khi ba gánh hát dựng rạp phía trong vàm rạch nối tiếp nhau biểu diễn, cá sấu bơi vào xem, thì các trai làng làm con đập lớn đầu vàm để bẫy cá sấu. Khi con sấu xem xong gánh hát bội thứ ba ở sâu trong ngọn rạch thì trời cũng vừa hửng sáng, con đập cũng vừa hoàn thành. Con sấu uể oải bơi ra sông cái sau một đêm trắng xem hát, nhưng khi ra đến đầu vàm, con đập đã chặn nó lại. Từ trên bờ, hàng ngàn mũi lao bằng gốc tầm vông già vạt nhọn, những mũi chĩa đinh ba… nhắm ngay con sấu phóng tới. Chàng lực điền giành phần phanh da, xả thịt con sấu. Từng phần cơ thể con cá sấu trôi đi khắp nơi, chỗ cái đầu dạt vào thì gọi là Đầu Sấu, phần da dạt vào thì gọi là Cái Da, phần răng rơi vãi thì gọi là Cái Răng…
Trong cuốn “Tự vị tiếng nói miền Nam” của Vương Hồng Sển lại cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) chuyên làm nồi đất và “karan” chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ chợ Cái Răng ngày nay để bán, năm này qua năm nọ. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành “Cái Răng”, rồi trở nên địa danh của nơi này luôn.
Nguồn gốc tên gọi địa danh của mọi vùng miền nước mình bao giờ cũng thật lý thú. Nó thể hiện đời sống văn hóa, tình cảm đậm đà của tâm hồn người Việt, và càng thấm cái nghĩa cái tình của xứ sở sông nước miền Tây.
Lúc này, chợ nổi Cái Răng đang trong lúc đông vui nhộn nhịp nhất. Chợ nổi là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người miền Tây, mọi hình thức mua bán đều diễn ra trên ghe, xuồng. Đến đây sẽ được tha hồ thưởng thức các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ hoạt động tấp nập từ tờ mờ sáng, hàng trăm ghe thuyền lớn bé đã đậu san sát nhau để mua bán… Mọi ghe, xuồng bán sản vật gì, thì người ta đều treo sản vật đó lên 1 cây sào, gọi là “cây bẹo”, hoặc treo ở đầu mũi thuyền để khách dễ thấy. Cả khu chợ như phình to ra lấn gần hết lòng sông. Mọi âm thanh cùng vang lên vô cùng sôi động: tiếng máy nổ, tiếng chèo khua nước, tiếng sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền, tiếng nói cười của người mua kẻ bán… Sầm uất không thua bất cứ một chợ nào trên cạn. Điều thích thú nhất là các xuồng nhỏ gọn, len lỏi rất thiện nghệ áp mạn ghe bán hàng rồi thu tiền, và con người thì cũng rất nhường nhịn nhau. Chỉ nhìn những xuồng chở bao nhiêu là mãng cầu, măng cụt, dừa xiêm… thôi, đã thấy chao ôi là ngon! Chúng tôi cũng chọn vài trái dừa xiêm và thưởng thức nước dừa mát lành, tinh khiết như sương mai! Thật tuyệt!
Thuyền quay về bến, xa dần những chiếc ghe xuồng ngang dọc ở chợ nổi. Nắng đã lên, rực rỡ chan hòa khắp cả dòng sông. Hít thật sâu làn gió mát rượi, ngắm dòng phù sa châu thổ rẽ mũi thuyền, lắng nghe tiếng sóng vỗ, thấy nao nao trong câu hát diệu vợi sông nước mênh mang: “Nón lá đổ nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời…”
Đêm nghe đờn ca tài tử trên Hậu Giang
Màn đêm buông xuống, chúng tôi trở lại dòng Hậu Giang để thưởng ngoạn đêm nhạc đờn ca tài tử trên sông.
Nghĩ về những cái tên Ninh Kiều, Cần Thơ, thấy nó yêu kiều như vẻ đẹp mặn mà của người con gái Tây Đô. Bến sông Ninh Kiều khi xưa vẫn thường dập dìu bước chân du khách, những đêm trăng vang ngân tiếng đàn hát, ngâm thơ của khách cầm ca. Vì thế mà chúa Nguyễn Ánh vào đây đã đặt tên con sông là Cầm Thi – con sông của thi ca đàn hát. Lâu ngày, chữ “Cầm Thi” được gọi trại đi thành Cần Thơ. Còn Ninh Kiều vốn là chiếc cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy), đây là nơi đã diễn ra trận Chúc Động lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn năm 1426. Cái tên Ninh Kiều là để người Cần Thơ ghi nhớ sự kiện lịch sử đầy tự hào ấy.
Bến Ninh Kiều trong đêm mang một vẻ đẹp vừa bí ẩn, vừa gần gũi. Dòng nước lung linh dưới ánh điện lấp lánh đủ màu và bóng trăng, bóng sao vời vợi. Gió đêm hè mát rượi, mơn man mái tóc dịu dàng. Bên kia sông, xóm chài lung linh ánh điện, bình thản soi mình đáy nước.
Bước chân nhẹ xuống du thuyền, đã thấy mấy ca nương trong trang phục áo bà ba và các nhạc công ôm đàn ngồi đó. Ca nương áo bà ba đỏ mỉm cười chào mọi người bằng giọng Nam Bộ nghe ngọt lịm. Thuyền bắt đầu rời bến, và tiếng hát cất lên:
Ai mua sầu riêng, có ai mua sầu riêng
Hãy dừng chân ghé quán em
Em đây bán trái sầu riêng
Nhưng em không bán tình duyên.
Bài hát “Cô gái bán sầu riêng” ngân vang da diết. Tiếng đàn kìm, tiếng sáo, nhị réo rắt, nhịp phách nức nở hòa với giọng ca trong vắt, vang vọng cả dòng sông.
Dù cho má thắm môi hồng
Sầu riêng chan chứa trong lòng
Thì xin đừng nói tiếng yêu thương
Khách đa tình xin chớ vấn vương…
Bảo không vấn vương làm sao được khi giọng ca ngọt đến vậy, ánh mắt lúng liếng và chiếc áo bà ba thon thả cứ gây mối sầu riêng u hoài mãi không thôi?
Hết bài ca về “sầu riêng”, ca nương hát một đoạn trong vở “Đời cô Lựu”. Chỉ một đoạn thôi, nhưng đủ tái hiện những nỗi buồn đau tuyệt vọng trong cuộc đời người phụ nữ xưa khiến người nghe mãi ngậm ngùi… Rồi đến các bài vọng cổ khác trong các vở “Nửa đời hương phấn”, “Lan và Điệp”, “Bên cầu dệt lụa”… đều được các ca nương hát với tâm tình tha thiết của những tâm hồn sống chan hòa với thiên nhiên và quê hương, thấu hiểu nỗi buồn đau của bao kiếp người. Nghe cải lương, vọng cổ đã nhiều, nhưng khi thưởng thức trên sông, bỗng thấy rất đặc biệt. Đúng là phải hát trên sông như thế này, cho sóng nước rung lên với sóng lòng, cho gió đưa câu hát ngân xa, cho ánh trăng xao xuyến mây trời…, mới thấy hết độ sâu thẳm của mỗi lời ca, câu đổ. Giữa phong cảnh hữu tình, con người trở nên tinh tế hơn, mà dường như cũng mong manh hơn khi lắng lòng trong những câu ca…
Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ, Sóc Trăng, sông Tiền, Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh hãy về Bảy Núi, Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?.
*
Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.
Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.*
Về miền Tây bát ngát đồng xanh và mênh mông sông nước.Từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ, của thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình, tôi đã sống nhiều nơi và thật thao thức khi viết về đất và người phương Nam là mạch sống đầy đặn.của một vùng ký ức. Nhớ miền Tây, tôi tẩn mẩn xếp lại những tản văn hay, bài thơ hay, trang thư, bức họa, những bản nhạc của những người thầy, người bạn mến thương và lắng nghe nôn nao ký ức dội về Bạn về Vĩnh Thạnh, Lấp Vò viếng mộ người hiền Nguyễn Hiến Lê sao sáng. Bạn tham quan và viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ. Về miền Tây, thầy bạn tôi ở nơi đó. Dường như mỗi tỉnh huyện miền Nam, mỗi nơi đi qua, nhiều nơi tôi đều có bạn. Họ là sinh viên, người quen, bạn học, bạn nhà nông. Bao tên đất tên người thân thương vẫy gọi .
Về miền Tây tôi thích đọc lại tản văn “Về miền Tây” của ô giáo dạy văn giỏi Nguyễn Quỳnh Trâm giáo viên trường Lê Quý Đôn ở thành phố Hải Dương. Bài ký của cô giáo Nguyễn Quỳnh Trâm cho chúng ta một góc nhìn Cần Thơ, Cà Mau trong đôi mắt của người lữ khách xứ Bắc lần đầu đến Hậu Giang, Bạc Liêu. Bài thu hoạch “đi một ngày đàng học một sàng khôn” của cô giáo Quỳnh Trâm chứa đựng một phác thảo tinh khôi thật đáng học hỏi.
Tôi cũng thích đọc lại”Về miền Tây, thương …” của tiến sĩ khảo cổ học và nhà Sài Gòn học Nguyễn Thị Hậu có quê miền Tây nhưng đã ở phố Thị Hà Nội và Sài Gòn nhiều năm. Về miền Tây … thương là góc nhìn của người trong cuộc. “Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được …” Chữ thương càng đằm thắm hơn khi bạn đã trãi nghiệm giấc mơ hạnh phúc, đã hiểu được sức nặng của yêu thương, nhớ nhung đầy đặn nghĩa tình để thấm thía sâu xa ý nghĩa đời người.
Bạn đã ăn lẩu hoa điên điển nấu với cá linh chưa? Đó là một món lạ miền Nam đấy. Đọc thơ “Hoa điên điển và em” của cô giáo Cao Nguyên ở Đồng Tháp.câu thơ hay lạ lùng: “Điên điển tàn lại nở. Chuyện lở bồi do sông. Anh có về nơi ấy. Hoa vẫn vàng mênh mông …” Tôi đã từng viết lời cảm nhận trong bài viết Hoa điên điển và em Cao Nguyên : Nếu mỗi nhà thơ chỉ được chọn bốn câu thôi thì bốn câu thơ này của Cao Nguyên sẽ có thể sánh cùng các bài thơ hay chọn lọc đấy. Giản dị. Sâu sắc Ám ảnh.Bạn đến Đồng Tháp, thăm vùng lúa trời Đồng Tháp Mười, thăm Tràm Chim, Xẻo Quýt hình ảnh của vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ, ăn lẩu cá linh và hoa điên điển nếu đúng mùa.
Mình về với đất phương Nam. Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng. Về nơi ấy với em không ? Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời. Ta đi cuối đất cùng đời Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người. Đến với hạt gạo, củ khoai, củ sắn, trái bắp, đậu đỗ, rau hoa quả, sống với những người dân hiền lành chất phác, chân tình trượng nghĩa, ta như tắm mình trong nắng sớm ban mai của mặt trời vừa mọc.
Xuân ấm áp tình thân. Chúng tôi là những bạn học, nay đều coi Nam Bộ là quê hương. Về miền Tây yêu thương, với tôi ấn tượng nhất là đất, người và lúa. Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này..Với tôi, đó là một chỉ dấu yêu thích. “Con đường lúa gạo Việt” là chùm bài ghi chép lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của các nhà nông học, nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Về miền Tây yêu thương , tập tài liệu nhỏ này lắng đọng những mẫu chuyện đời thường nghề nông đất, người và lúa miền Tây cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Nam Bộ Việt Nam là quê hương nhà bác học nông dân Lương Định Của, nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, Về miền Tây yêu thương ngây nga trong lời tôi những ký ức “Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Sóc TrăngCần Thơ sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không? (thơ Hoàng Kim)”.
VỀ MIỀN TÂY Nguyễn Quỳnh Trâm
HẬU GIANG XUÔI CHẢY MỘT DÒNG …
Bình minh trên sông Hậu
Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng
Dẫu qua đây một lần, nói sao cho vừa lòng, nói sao cho vừa thương…
Dòng Hậu Giang lững lờ êm trôi trong câu hát, giờ đây đã ở ngay trước mắt chúng tôi, hiền hòa thơ mộng.
Sáng sớm, chúng tôi tới bến Ninh Kiều, chuẩn bị cho chuyến đi thăm chợ nổi Cái Răng trên sông Hậu. Bến Ninh Kiều ở vị trí giao thoa hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Đứng trên bến nhìn ra xa, có thể cảm nhận được hết cái mênh mông của sông nước mây trời. Phía đông, cả một vùng không gian huyền ảo trong ánh ban mai rạng rỡ. Có lẽ bình minh trên sông Hậu mới thật là một bình minh đẹp nhất chăng? Khi mà chính mình được đứng nơi đây và đắm chìm trong ánh mặt trời!
Chúng tôi du ngoạn trên sông Hậu, giữa sóng và gió mát, thật thanh bình! Hai bên bờ sông là những ngôi nhà nổi lụp xụp, những xà lan chở cát, cả những cửa hàng bán vật liệu xây dựng, từ gỗ, đá đến sắt thép xi măng… đủ cả. Trên dòng nước, thỉnh thoảng lại có những đám bèo lục bình bập bềnh trôi tới. Có đoạn, cả vạt bèo xanh um dập dờn… Chợt nghĩ đến thời chống Mỹ, những vạt bèo như thế này đã che chở cho bao nhiêu chiến sĩ biệt động vượt sông… Bao người đã sống nhờ những cánh bèo này, và bao linh hồn nương lại cánh lục bình nơi sông nước…
Sau khoảng nửa tiếng trên thuyền, vượt qua 4 km đường sông, chúng tôi đã đến chợ nổi Cái Răng nằm ở ngã ba sông. Theo truyền thuyết, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang có con cá sấu rất lớn mê nghe hát bội. Năm đó, trong làng có đám cưới của một chàng trai trẻ và cô thôn nữ xinh đẹp. Đám rước dâu đang tưng bừng qua sông thì con cá sấu bất ngờ nổi lên quật chìm mấy chiếc xuồng, mọi người cố gắng chống chọi, chèo thuyền vào bờ, nhưng cô dâu thì mất tích. Chàng trai đau đớn, quyết tâm tiêu diệt cá sấu trả mối hận mất vợ yêu. Anh gom góp vốn liếng đi mời 3 gánh hát bội nổi tiếng trong vùng và vận động trai tráng ở các làng hợp sức. Đêm đó, trong khi ba gánh hát dựng rạp phía trong vàm rạch nối tiếp nhau biểu diễn, cá sấu bơi vào xem, thì các trai làng làm con đập lớn đầu vàm để bẫy cá sấu. Khi con sấu xem xong gánh hát bội thứ ba ở sâu trong ngọn rạch thì trời cũng vừa hửng sáng, con đập cũng vừa hoàn thành. Con sấu uể oải bơi ra sông cái sau một đêm trắng xem hát, nhưng khi ra đến đầu vàm, con đập đã chặn nó lại. Từ trên bờ, hàng ngàn mũi lao bằng gốc tầm vông già vạt nhọn, những mũi chĩa đinh ba… nhắm ngay con sấu phóng tới. Chàng lực điền giành phần phanh da, xả thịt con sấu. Từng phần cơ thể con cá sấu trôi đi khắp nơi, chỗ cái đầu dạt vào thì gọi là Đầu Sấu, phần da dạt vào thì gọi là Cái Da, phần răng rơi vãi thì gọi là Cái Răng…
Trong cuốn “Tự vị tiếng nói miền Nam” của Vương Hồng Sển lại cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) chuyên làm nồi đất và “karan” chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ chợ Cái Răng ngày nay để bán, năm này qua năm nọ. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành “Cái Răng”, rồi trở nên địa danh của nơi này luôn.
Nguồn gốc tên gọi địa danh của mọi vùng miền nước mình bao giờ cũng thật lý thú. Nó thể hiện đời sống văn hóa, tình cảm đậm đà của tâm hồn người Việt, và càng thấm cái nghĩa cái tình của xứ sở sông nước miền Tây.
Lúc này, chợ nổi Cái Răng đang trong lúc đông vui nhộn nhịp nhất. Chợ nổi là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người miền Tây, mọi hình thức mua bán đều diễn ra trên ghe, xuồng. Đến đây sẽ được tha hồ thưởng thức các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ hoạt động tấp nập từ tờ mờ sáng, hàng trăm ghe thuyền lớn bé đã đậu san sát nhau để mua bán… Mọi ghe, xuồng bán sản vật gì, thì người ta đều treo sản vật đó lên 1 cây sào, gọi là “cây bẹo”, hoặc treo ở đầu mũi thuyền để khách dễ thấy. Cả khu chợ như phình to ra lấn gần hết lòng sông. Mọi âm thanh cùng vang lên vô cùng sôi động: tiếng máy nổ, tiếng chèo khua nước, tiếng sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền, tiếng nói cười của người mua kẻ bán… Sầm uất không thua bất cứ một chợ nào trên cạn. Điều thích thú nhất là các xuồng nhỏ gọn, len lỏi rất thiện nghệ áp mạn ghe bán hàng rồi thu tiền, và con người thì cũng rất nhường nhịn nhau. Chỉ nhìn những xuồng chở bao nhiêu là mãng cầu, măng cụt, dừa xiêm… thôi, đã thấy chao ôi là ngon! Chúng tôi cũng chọn vài trái dừa xiêm và thưởng thức nước dừa mát lành, tinh khiết như sương mai! Thật tuyệt!
Thuyền quay về bến, xa dần những chiếc ghe xuồng ngang dọc ở chợ nổi. Nắng đã lên, rực rỡ chan hòa khắp cả dòng sông. Hít thật sâu làn gió mát rượi, ngắm dòng phù sa châu thổ rẽ mũi thuyền, lắng nghe tiếng sóng vỗ, thấy nao nao trong câu hát diệu vợi sông nước mênh mang: “Nón lá đổ nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời…”
Đêm nghe đờn ca tài tử trên Hậu Giang
Màn đêm buông xuống, chúng tôi trở lại dòng Hậu Giang để thưởng ngoạn đêm nhạc đờn ca tài tử trên sông.
Nghĩ về những cái tên Ninh Kiều, Cần Thơ, thấy nó yêu kiều như vẻ đẹp mặn mà của người con gái Tây Đô. Bến sông Ninh Kiều khi xưa vẫn thường dập dìu bước chân du khách, những đêm trăng vang ngân tiếng đàn hát, ngâm thơ của khách cầm ca. Vì thế mà chúa Nguyễn Ánh vào đây đã đặt tên con sông là Cầm Thi – con sông của thi ca đàn hát. Lâu ngày, chữ “Cầm Thi” được gọi trại đi thành Cần Thơ. Còn Ninh Kiều vốn là chiếc cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy), đây là nơi đã diễn ra trận Chúc Động lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn năm 1426. Cái tên Ninh Kiều là để người Cần Thơ ghi nhớ sự kiện lịch sử đầy tự hào ấy.
Bến Ninh Kiều trong đêm mang một vẻ đẹp vừa bí ẩn, vừa gần gũi. Dòng nước lung linh dưới ánh điện lấp lánh đủ màu và bóng trăng, bóng sao vời vợi. Gió đêm hè mát rượi, mơn man mái tóc dịu dàng. Bên kia sông, xóm chài lung linh ánh điện, bình thản soi mình đáy nước.
Bước chân nhẹ xuống du thuyền, đã thấy mấy ca nương trong trang phục áo bà ba và các nhạc công ôm đàn ngồi đó. Ca nương áo bà ba đỏ mỉm cười chào mọi người bằng giọng Nam Bộ nghe ngọt lịm. Thuyền bắt đầu rời bến, và tiếng hát cất lên:
Ai mua sầu riêng, có ai mua sầu riêng
Hãy dừng chân ghé quán em
Em đây bán trái sầu riêng
Nhưng em không bán tình duyên.
Bài hát “Cô gái bán sầu riêng” ngân vang da diết. Tiếng đàn kìm, tiếng sáo, nhị réo rắt, nhịp phách nức nở hòa với giọng ca trong vắt, vang vọng cả dòng sông.
Dù cho má thắm môi hồng
Sầu riêng chan chứa trong lòng
Thì xin đừng nói tiếng yêu thương
Khách đa tình xin chớ vấn vương…
Bảo không vấn vương làm sao được khi giọng ca ngọt đến vậy, ánh mắt lúng liếng và chiếc áo bà ba thon thả cứ gây mối sầu riêng u hoài mãi không thôi?
Hết bài ca về “sầu riêng”, ca nương hát một đoạn trong vở “Đời cô Lựu”. Chỉ một đoạn thôi, nhưng đủ tái hiện những nỗi buồn đau tuyệt vọng trong cuộc đời người phụ nữ xưa khiến người nghe mãi ngậm ngùi… Rồi đến các bài vọng cổ khác trong các vở “Nửa đời hương phấn”, “Lan và Điệp”, “Bên cầu dệt lụa”… đều được các ca nương hát với tâm tình tha thiết của những tâm hồn sống chan hòa với thiên nhiên và quê hương, thấu hiểu nỗi buồn đau của bao kiếp người. Nghe cải lương, vọng cổ đã nhiều, nhưng khi thưởng thức trên sông, bỗng thấy rất đặc biệt. Đúng là phải hát trên sông như thế này, cho sóng nước rung lên với sóng lòng, cho gió đưa câu hát ngân xa, cho ánh trăng xao xuyến mây trời…, mới thấy hết độ sâu thẳm của mỗi lời ca, câu đổ. Giữa phong cảnh hữu tình, con người trở nên tinh tế hơn, mà dường như cũng mong manh hơn khi lắng lòng trong những câu ca…
Và một điều thú vị của chương trình đờn ca tài tử trên sông là các ca nương và khán giả có thể cùng hát giao lưu đối đáp. Nếu khán giả đang hát mà quên lời thì ca nương “nhắc vở” cho, đảm bảo hát được hết bài không vấp, với điều kiện là khán giả đó cũng biết đôi chút về điệu ca. Những bài hát như “Hoa tím bằng lăng”, “Cô gái tưới đậu”, “Hoa mua trắng” đã được hát lên như thế, khi vài người trong đoàn chúng tôi lên hát, và những bài ca trở nên rất ngọt ngào: “Gió lên lay động hoa bằng lăng thướt tha. Hoa diễm kiều, hoa mặn mà. Màu hoa tươi thắm lắm hoa ơi! Cũng như câu chuyện tình ta ngát hương”(Bài “Hoa tím bằng lăng”), “Nghe gió đồng bềnh bồng thênh thênh . Yên đất giồng là mầm đậu lên. Sáng nay nắng ấm trời êm. Đồng xanh xanh sắc lá, mắt em hay sắc trời. Tang tình tang tính tình tang…” (bài “Cô gái tưới đậu”)… Cứ thế, ánh mắt giao duyên, khách hát tuy chưa ngọt, câu vọng cổ đổ chưa nhuyễn, nhưng cái tình mộc mạc chất phác mà duyên ngầm của đất miền Tây như đã thấm đượm vào hồn người xứ Bắc.
Thuyền đang quay về. Đã nửa đêm. Trước khi chia tay, theo yêu cầu của đoàn, ca nương ngân lên bài “Dạ cổ hoài lang” – một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm.
Từ là từ phu tướng, báu kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng, năm canh mơ màng
Em luống trông tin chàng, ôi gan vàng quặn đau…
Bài hát ngân lên từng cung bậc của cảm xúc. Nỗi buồn ly tán trong lời ca, trong giai điệu quyện vào tâm tình người hát, khơi lên trong lòng người nghe nỗi cảm thông, đau xót về số phận con người. Trời sâu thẳm, sông thăm thẳm, sóng cũng dạt dào theo mấy điệu xàng xê… Mặt nước mênh mang, thỉnh thoảng, những đám lục bình trôi tới, bập bềnh khe khẽ như cùng lắng nghe tiếng ca thổn thức. Đã tới gần bờ, đám dừa nước lao xao khua động, tiếng sóng oàm oạp vỗ bờ. Chia tay các ca nương rồi mà câu hát còn ngân mãi vơi đầy theo sóng nước Hậu Giang…
Chợt nhớ đến lời ca của một bài vọng cổ:
Vẳng nghe hò xự cống xê
Giật mình thổn thức tìm về nhớ mong
Đêm nghe vọng cổ trên sông
Lòng tôi như hạt nước hồng phù sa.
(Đêm nghe vọng cổ trên sông)
Nằm giữa chợ nổi Cái Răng và Phong Điền, miệt vườn Mỹ Khánh rộng trên 4 héc ta, với hơn 20 loại cây trái và động vật. Vừa bước qua cổng, cả không gian xanh tươi mát rượi mở ra trước mắt. Miệt vườn Mỹ Khánh quả thực rất nên thơ, thanh bình và đầy đặn như những hoa thơm trái ngọt ở đây!
Cô gái hướng dẫn viên nhiệt tình, chu đáo và duyên duyên là! Dáng người thon thả trong chiếc áo bà ba màu tím, cô đi lại nhanh nhẹn, uyển chuyển, giới thiệu về miệt vườn bằng giọng nói vô cùng dễ thương, mỗi khi tiếng “dạ” của cô ấy cất lên kèm theo nụ cười hàm tiếu là mấy thầy giáo trong đoàn lại ngẩn ngơ mất… vài giây!
Theo cô hướng dẫn viên xinh đẹp, chúng tôi thăm một ngôi nhà ẩn sau hàng trầu xanh mướt. Đó là ngôi nhà cổ Nam Bộ có niên đại hơn 100 năm, vốn là nhà của điền chủ ở Bình Thủy (nay thuộc quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đã được trùng tu, bảo dưỡng – một không gian vừa cổ về kiến trúc, vừa cổ về nếp nhà. Trên tường cao treo những tấm hoành phi, câu đối ngụ ý tứ sâu xa về lẽ sống. Xà nhà bằng gỗ có chạm khắc hình loan phụng sắc nét, công phu. Từ nếp cửa, mái lợp nhà, các cột, kèo với những nét chạm khắc tinh xảo trên gỗ, đến tủ thờ, bộ trường kỷ cẩn đá cẩm thạch, bộ tứ bình, các bức bình phong cẩn xà cừ…, tất cả đều thể hiện một gu thẩm mĩ tinh tế của chủ nhân. Mọi đồ đạc trong nhà đều bằng gỗ lim tuổi 100 năm. Ngôi nhà rộng, vật dụng sang trọng thể hiện một lối sống điền chủ giàu có và nề nếp thời xưa. Đứng giữa ngôi nhà mang gam trầm như thế này, càng hiểu hơn về nền văn hóa độc đáo từ xa xưa của người Việt, và nhà cổ chính là những chứng nhân thăng trầm của lịch sử.
Phía sau ngôi nhà cổ là làng nghề truyền thống làm bánh tráng và nấu rượu. Nếu có nhiều thời gian hơn, chúng tôi có thể tự tráng bánh rồi nhâm nhi chút rượu với bánh tráng gói cá tai tượng chiên giòn. Nhưng còn rất nhiều điều thú vị cần khám phá, cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến với những trò chơi dân gian ở đây: câu cá sấu và đua heo. Đây là những trò chơi thu hút rất nhiều khách tham gia. Hồ cá sấu thì không biết cơ man nào là cá sấu! Những con cá sấu gớm ghiếc bơi lừ lừ trên mặt nước đục ngầu, lộ ra phần đầu và lưng xù xì. Mồi câu vừa thả xuống là lập tức hàng mấy chục cái đầu sấu vươn cao lên, những cái miệng đầy răng sắc nhọn há ra khủng khiếp. Không hào hứng lắm với lũ cá sát thủ này, tôi ngó qua chỗ trò chơi đua heo. Trò chơi này sẽ cho những ai thích cá cược cảm giác thú vị (nếu đặt cược cho 1 chú heo nào đó) và cho những ai thích hò hét những trận cười thỏa thích! Heo về trước hay về sau, con nào cũng mum múp béo, dù 1 ngày có thể đua tới 6 trận, thắng bại có là gì khi phía đích bao giờ cũng có nồi cám thơm ngon chờ các chú ỉn! Hồn nhiên đến thế là cùng!
Nhưng điều thích nhất đối với tôi là những vườn cây xanh mát, hàng dừa thẳng tắp hun hút con đường, con kênh xanh nước chảy êm đềm, những cây cầu duyên dáng bắc nhịp tình quê. Len lỏi giữa cây trái và hoa thơm để được hòa mình vào thiên nhiên, thật vô cùng thú vị! Nào là chôm chôm, xoài, vú sữa, mít, sầu riêng… bao hương vị miền Nam đều đủ cả. Sầu riêng trĩu quả đu đưa, chôm chôm đỏ rực cả một vùng, những trái xoài vàng thắm thơm nồng nàn, mận chín đỏ mọng khiến người ta ứa nước miếng! Đang mùa mít chín, hương mít thơm phưng phức, xôn xao mời gọi. Cây mít to, thân tròn, vỏ nhẵn nâu nhạt, loang lổ màu xám mốc. Tán cây không rộng, càng lên cao càng thu nhỏ lại. Từ gốc đến thân, những quả mít to chen chúc, mập mạp y như những chú heo con nghịch ngợm bám mẹ không rời. Mít nghệ ngon lắm! Từng múi mít có màu vàng đậm như nghệ, cắn một miếng, nhai từ từ và cảm nhận cái giòn sần sật, vị ngọt thơm ngon không thể tả! Đi trong miền cây trái, thưởng thức hoa thơm quả ngọt là điều chỉ nơi này mới có. Hai bên lối đi, những khóm hoa tím, hoa vàng ríu ríu múa ca cùng muôn ngàn cánh bướm sặc sỡ đủ màu. Dãy nhà lá bên đường với mái rạ óng lên trong nắng, khiêm nhường dưới bóng tre bóng trúc và những rặng dừa. Vài phút ngả lưng trên chiếc võng mắc dưới gốc cây để thư thái tận hưởng bầu không khí ngào ngạt thơm và xanh mươn mướt! Vừa nhấm nháp vị ngọt ngon của cây trái, vừa ngắm những ngôi nhà gỗ làm theo kiểu nhà rông xinh xắn nằm rải rác dưới vòm cây, còn thú vị nào bằng!
Nắng óng ánh xuyên qua vòm lá, thả những sợi vàng xuống thảm cỏ xanh. Trái chôm chôm chín đỏ rung rinh như những đốm lửa lung linh ẩn hiện. Ai đó đang thưởng thức sầu riêng, hương thơm đặc trưng của nó cứ thao thiết như không kìm nén được nỗi niềm sâu thẳm. Thỉnh thoảng, một câu ca vọng cổ từ ngôi nhà vườn gần đó vọng ra, như nhắc nhớ về nguồn cội. Những khúc ca trắc ẩn tình người, giai điệu ngọt ngào hòa quyện cùng tiếng ghi-ta phím lõm với điệu xàng xê và nhịp song lang da diết nhớ thương… Thấp thoáng bóng những chiếc áo bà bà đủ màu đi qua, như phớt nhẹ nét vẽ mảnh mai và mềm mại vào cái nền xanh mướt mát của miệt vườn cây trái. Có lẽ thời gian dừng bước ở bên ngoài cánh cổng kia, để chốn này chỉ còn là đất lành trái ngọt từ ngàn xưa mà ông bà tổ tiên đã để lại cho con cháu ngày nay.
Đứng giữa vườn xanh đậm đà hồn quê kiểng, tưởng như mình đang được trở về ngày xưa, cái thời thiếu thốn tiện nghi nhưng tình người thì luôn dư dả! Bước đi trên lối nhỏ, nghe chim hót trên cao và tiếng gió lao xao vòm lá… Chợt nghĩ, giá cuộc đời này cũng hồn nhiên như cây cỏ…
MŨI CÀ MAU MẦM ĐẤT TƯƠI NON (*)
Thế là tôi đã đến điểm cuối cùng trên dải đất hình chữ S thân yêu! Chính là nơi đây, mầm đất tươi non của Tổ quốc – Mũi Cà Mau!
Từ thị trấn Năm Căn, đoàn chúng tôi lên tàu cao tốc vượt sông Cửa Lớn để ra đất Mũi. Sông Cửa Lớn còn gọi là Đại Môn Giang, nối biển Đông với biển Tây, đầu bên biển Đông là cửa Bồ Đề, đầu bên biển Tây cửa Mũi Ông Trang, gần mũi Cà Mau. Đoạn từ ngã ba sông Đầm Dơi và sông Cửa Lớn đến cửa Bồ Đề còn được gọi là sông Bồ Đề. Dù nối hai biển Đông và Tây nhưng Cửa Lớn là con sông nước lợ vì có ba con sông nhỏ (sông Đầm Dơi, sông Đầm Cùng và sông Cái Ngang) đổ nước ngọt vào. Đây là dòng sông mang nhiều cái “nhất” trong hệ thống sông lưu vực đồng bằng sông Cửu Long: nhiều chi lưu nhất, dòng chảy mạnh nhất, nguy hiểm nhất… Điểm đặc biệt là dòng sông có dòng chảy từ biển ra… biển. Nói cách khác, đây là con sông không có thượng nguồn và hạ nguồn, đó là nét độc đáo so với những dòng sông nổi tiếng khác. Con sông được nhà thám hiểm Jacques-Yves Cousteau, thuyền trưởng tàu Calypso, đánh giá là 1 trong 100 dòng sông lớn nhất thế giới!
Tôi chọn cho mình chỗ ngồi ngay cạnh cửa sổ để có thể tha hồ ngắm con sông hùng vĩ này. Dòng sông cuồn cuộn chảy xiết, nước trong xanh. Điểm khác biệt với tất cả sông nước miền Tây là sông Cửa Lớn không hề có lục bình. Những con sóng nơi cửa sông gần biển quả thực bạo liệt y như sóng ngoài khơi, có lúc sóng ào đến, bắn tung lên, nếu không nhanh tay kéo cửa sổ kính lại thì sẽ ướt hết! Sóng từ biển xô vào, sóng từ lạch chảy ra, tàu vun vút lướt sóng, tất cả tạo nên một cuộc rượt đuổi thật ngoạn mục! Bỗng, mây đen vần vũ kéo đến. Trời đổ mưa! Mưa ràn rạt trên sông, gió ào ạt thổi. Nước xiên chéo rào rào trên sông y như cuộc khiêu vũ tưng bừng của cặp đôi Mưa và Sóng! Cảm giác say mê, mãnh liệt, phóng khoáng vô cùng!
Một lát, mưa ngớt, tôi lại kéo hết cửa kính ra, phóng tầm mắt chiêm ngưỡng mọi cảnh vật xung quanh. Các luồng lạch và rạch nước chằng chịt nên thỉnh thoảng tàu bẻ lái, rẽ vào lạch nước mới. Chẳng có bất kỳ biển báo chỉ dẫn nào mà người lái tàu linh hoạt điều khiển con tàu vun vút trên sông, khéo léo tránh những con tàu hay chiếc xuồng máy ngược dòng. Tàu nghiêng mình lượn sóng, làm nở tung những bông hoa nước trắng xóa với ngàn cánh nhỏ. Và nhìn ra, chao ôi là xanh, cái màu xanh trùng điệp và dày đặc của rừng đước! Thật đúng như nhà văn Đoàn Giỏi đã viết: “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. Vậy là đã vào tới Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển!
Cà Mau là từ Việt hoá của tiếng Khmer là “Tuk Khmau”, nghĩa là “nước đen”. Đó là do vùng U Minh nước ngập quanh năm, tích tụ lâu ngày chảy ngang qua rừng đầy lá mục của dừa nước, tràm, gừa ráng, choại, dớn, lát, sậy, năn, cỏ nước mặn, … nên nước có mùi hôi và vị phèn chua, mặn, màu vàng đậm, thậm chí đen đặc lại. Rừng đước và rừng tràm nối tiếp vây quanh mũi Cà Mau từ Đông sang Tây, làm cho rừng Cà Mau trở thành khu rừng đứng thứ nhì thế giới về tầm quan trọng và diện tích, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon của châu Mỹ La Tinh. Chúng tôi say mê ngắm nhìn những dòng sông, con rạch chằng chịt đang chảy hối hả, những ngôi nhà sàn ven bờ, nhà nổi trên sông, những bãi bùn nối tiếp nhau và cây đước thẳng đứng vút cao. Người địa phương có câu: “Mắm đi trước, đước theo sau, tràm theo sát”. Cây mắm có rễ tua tủa đâm thẳng lên trời, làm cho mặt đất quanh nó y như bãi chông. Tiếp sau là cây đước, linh hồn của rừng Cà Mau. Rễ đước như hình mũi tên cắm sâu xuống bùn mọc lên thành cây, vây thành rừng. Hai loại rễ này đan cài vào nhau, giúp cho đất bãi bồi không bị sạt lở mà rắn dần, để mỗi năm, mũi Cà Mau lấn ra biển hàng trăm thước. Ðó chính là khả năng kì diệu và độc đáo mà chỉ Cà Mau mới có: “Ðất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi”.
Tàu dừng hẳn, khi không còn tiếng động cơ nữa, tôi thực sự nghe được tiếng của rừng. Đúng là “tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối…” (Đoàn Giỏi). Âm thanh ấy đã ngay lập tức vang vọng vào hồn, thấm đượm một cách tự nhiên và vô cùng thân thuộc. Có lẽ vì cảm giác được đứng giữa nơi này, chìm trong sắc xanh cây lá và lắng nghe tiếng thì thầm của Tổ quốc gọi tên mình…
Chúng tôi hăm hở trèo lên đài quan sát cao 21 m với 54 bậc tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Bậc thang lượn vòng dọc theo thân trụ tạo nên biểu tượng cây đước vươn cao. Đứng trên đài quan sát, trước mặt là biển khơi dậy sóng, sau lưng là rừng đước bạt ngàn, cảm giác thật hạnh phúc khi được tận hưởng và sở hữu thiên nhiên bao la của đất nước! Đây là nơi duy nhất trên cả nước có thể nhìn thấy mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở phía biển Tây, cả Hòn Chuối và Hòn Khoai cách đất liền hàng chục km cũng nằm trong tầm mắt. Gió thổi lồng lộng. Mênh mang sơn hà là đây!
Cột mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 (cây số 0) là điểm tận cùng cực Nam của Việt Nam (trên đất liền), điểm mốc có ý nghĩa thiêng liêng. Được xây dựng vào tháng 1 năm 1995, có hình dạng ngôi sao sáu cánh, cột mốc ở chính tâm ngôi sao, ốp đá màu nâu và dòng chữ vàng rực nổi bật: MỐC TỌA ĐỘ QUỐC GIA. Chạm tay vào dòng chữ và cảm nhận sự thiêng liêng lãnh thổ, thấy xúc động dâng trào!
Và biểu tượng cho mũi Cà Mau chính là tượng đài hình con thuyền đang lướt sóng ra khơi, ở tọa độ 8º37’30” vĩ độ Bắc, 104º43” kinh độ Đông. Cánh buồm trắng no gió, lá cờ phấp phới bay trên đỉnh cột buồm, in lên nền trời xanh sắc đỏ thắm kiêu hãnh và tự hào! Câu thơ của Xuân Diệu vụt đến trong tôi như một tia chớp: “Tổ quốc tôi như một con tàu – Mũi thuyền ta đó: Mũi Cà Mau”. Nhìn mọi người hào hứng, say mê chọn cho mình những góc đẹp để chụp ảnh với biểu tượng con thuyền, mới thấy niềm vui này đâu chỉ là việc được đặt chân đến điểm cực Nam của Tổ quốc, mà chính là tình yêu đất nước từ sâu thẳm luôn thường trực trong trái tim mỗi người, và khi có dịp, nó nảy nở đẹp đẽ, hồn nhiên như đóa hoa buổi sớm.
Đứng trên con thuyền lướt sóng, đón gió đại dương bát ngát thổi về, nghĩ về chiều dài lịch sử cha ông ta đi mở nước gian nan biết chừng nào, mà cũng tự hào biết bao nhiêu! Đất nước tôi, đất nước vất vả ngay từ dáng hình như chiếc đòn gánh nặng hai miền Nam Bắc, nhưng chưa khi nào lùi bước. “Ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” ấy (**), vẫn lặng thầm bám chặt nước non, để Tổ quốc mình bước từng bước vững vàng vươn mình ra biển lớn!
——–
(*): Câu thơ của Xuân Diệu.
(**): Câu của Nguyễn Tuân
Quê ngoại tôi chỉ cách quê nội một nhánh Tiền Giang nối liền nhau bằng bến đò Mỹ Hiệp, xưa ghe chèo nay là chiếc phà có thể chở xe tải nhẹ hay xe hơi 16 chỗ. Mỗi ngày hàng chục lượt phà qua lại nối liền Cù Lao Giêng với thành phố Cao Lãnh, dân cù lao buôn bán quanh năm hay chợ búa hàng ngày từ lâu đã quen thuộc với thị tứ bên này. Nhiều gia đình kết sui gia với nhau, ngày rước dâu chiếc phà rực rỡ sắc màu chạy trên sông, lẫn trong tiếng máy nổ đều đều là tiếng nhạc rộn rã và tiếng con nít chỉ trỏ í ới…
Những đám rước dâu, đưa dâu trên sông gợi nhớ bài hát “Ngẫu hứng Lý qua cầu” của nhạc sĩ Trần Tiến. Người nhạc sĩ tài hoa của Hà Nội đã cảm nhận được sự bình dị và lời ăn tiếng nói của người miền Tây để chuyển thành những câu ca nghe chạm vào tận đáy lòng “bằng lòng đi em về với quê anh, một cù lao xanh một dòng sông xanh… Đóa hoa tím trôi líu riu, dòng sông nước chảy líu ríu… anh thấy em nhỏ xíu anh thương… Những đêm ngắm sông nhớ em buồn muốn khóc…”. Có một thời tôi đã thầm nghĩ, nếu có ai đó chỉ cần nói với mình một câu giản dị “anh thương em” thì mình sẽ bỏ tất cả mà theo. Lúc đó tôi còn chưa hiểu vì sao chữ “thương” của người miền Tây lại làm mình nao lòng đến thế. Sau này, mỗi lần về quê hay đi công tác miền Tây là đi qua vô số những cây cầu dọc theo quốc lộ, nhìn những con sông, dòng kinh, con rạch… xanh mướt hai bờ, ghe xuồng xuôi ngược, chợ búa ở đầu cầu tấp nập, trái cây rau cải tôm cá tươi chong… Bỗng thấy thương quê mình gì đâu! Mới hiểu, chữ thương của miền Tây ngọt ngào, nặng tình nặng nghĩa biết bao, bởi vì thương không chỉ là thương yêu cha mẹ anh em, mà còn là thương nhớ người dưng, thương xót thân phận ghe xuồng trên sông, thương những gì gắn bó cả đời như thương chính mình.… Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được …
Về miền Tây thương đất hè nắng nứt, thương đất vàng phèn mặn, thương những dòng sông mùa nước nổi mang phù sa về tưới tắm cho những cánh đồng lúa mới, mang cá tôm về làm mắm làm khô nuôi sống dân miền Tây trong những tháng mùa khô sau đó; thương những mái nhà lá lô nhô trong nước, thương đồng lúa chín gặt vội chạy cho kịp mùa nước nổi, thương bầy trâu lặn lội mùa “len”, thương đàn vịt đồng ốm nhom mùa nắng tới…
Về miền Tây thương con nước ngày hai lần nước lớn cho ghe xuồng đi xuống miệt ruộng vùng sông Hậu, nước ròng cho ghe xuồng đi lên miệt vườn trên những cù lao sông Tiền. Mùa nước nổi có xuồng “năm quăng” giúp bà con sinh sống. Thương chiếc xuồng len lỏi theo những rạch, tắt, cựa gà… khuất vào đám dừa nước rậm rạp rồi chợt hiện ra nhỏ nhoi đơn côi trong tiếng “bìm bịp kêu nước lớn anh ơi…”. Thương những chiếc ghe thương hồ từ nhiều đời miệt mài xuôi ngược “buôn bán không lời chèo chống mỏi mê”…
Về miền Tây thương những xóm làng nghèo khó mà ấm áp tình người. Trưa vắng vẳng tiếng gà gáy lao xao trong vườn, ngọn khói bếp vẩn vơ trên tán xoài, cầu dừa chông chênh cô thiếu nữ thoát thoắt bước qua. Chiều xuống những bến nước ven con rạch ồn ào trẻ nhỏ, đờn bà giặt đồ trên chiếc cầu tre, đờn ông chạy ào xe máy trên đường mòn, bất chợt nghe tiếng ai kêu dừng lại gạt chân chống để đó ghé vô, có khi tới khuya mới quay ra, xiêu xiêu lên xe chạy tiếp về nhà…
Về miền Tây thương những con đường giữa bóng xoài bóng dừa mát rượi, thương hàng rào bông bụt nhà ai đỏ vàng rực rỡ, thương dàn bông giấy màu trắng tím đỏ ngời lên trong nắng hạn làm lóa ánh mắt người qua… Về miền Tây thương nhà sàn lô nhô trên kênh rạch, thương bếp cà ràng đỏ lửa trên ghe, thương lò trấu trong gian bếp gọn gàng như những người đờn bà miền Tây vén khéo.
Về miền Tây thương ngôi chợ nhỏ đầu làng, sương sớm còn mờ đã lao xao mua bán, đến nửa buổi thì nhà lồng chỉ còn vài hàng cây trái. Thương chợ ngã năm ngã bảy trên sông ghe xuồng san sát, những chiếc sào cột các loại trái cây rau cải lơ lửng trên cao, ghe tạp hóa xanh đỏ đồ dùng, ghe than ghe chiếu giờ đã ít người mua kẻ bán… Thương phố chợ nhỏ mà cột antena san sát như đàn chuồn chuồn báo hiệu trời mưa, nhà cao tầng ngói đỏ ngói xanh, tiệm uốn tóc, tiệm vàng, tiệm thời trang… chẳng khác gì thành phố.
Về miền Tây thương những chành gạo ven sông, xà lan ghe lớn ghe nhỏ vào mùa gặt tụ họp về đêm ngày trên bến, những băng chuyền thay sức người tải gạo lên kho xuống ghe không dứt. Thương những lò gạch tròn như tổ tò vò khổng lồ in bóng xuống dòng sông. Những con sông dòng kinh như những mạch máu nuôi sống miền Tây.
Về miền Tây thương rừng tràm rừng đước xanh bạt ngàn miệt U Minh nước đỏ. Đêm Năm Căn câu vọng cổ nghe buồn chí xứ “chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp… tôi gối đầu mỗi đêm…”. Thương những Bãi, Bàu, Bắc, Bến, Bưng, Cái, Cầu, Cồn, Cù lao, Cửa, Đầm, Đồng, Gành, Hòn, Hố, Láng, Lung, Mũi, Mương, Rạch, Tắc, Vàm, Vũng, Xẻo… nghe giản dị mà gợi hình gợi cảnh.
Về miền Tây thương đám lục bình bông tím mong manh trôi xuôi ngược trên sông. Lúc nước ròng thì tấp vô như tìm chút hơi ấm của bờ đất mẹ, khi nước lên lại bơ vơ dập dờn trên mặt nước. Bông lục bình đẹp như em gái miền Tây, chơn chất, hiền lành, biết lo toan cho gia đình cha mẹ, khi em phải lấy chồng xa xứ khác nào số phận lục bình trôi… Chỉ mong mỗi ngôi nhà và những người đờn ông miền Tây sẽ là những bè tầm vông chắn sóng chắn nước cho giề lục bình bông tím mong manh đừng trôi xa, bình yên ở lại bờ bến quê nhà.
Về miền Tây thương những gian bếp có máng xối hứng nước mưa vào hai hàng lu mái. Sân nhỏ trước nhà lác đác lá khô của cây mận hồng đào. Thương từng chùm trái đỏ rực, lúc lỉu trên cành vào mùa Tết, thương mỗi đêm gió chướng nghe trái cây ngoài kia rơi lộp bộp, thương bầy trẻ con tranh nhau lượm những trái mận chín rụng, giòn và ngọt như đường phèn.
Về miền Tây thương những giọng hò ơ lai láng trên sông, thương câu vọng cổ thổn thức đêm đêm, thương bài đờn ca tài tử những ngày giỗ chạp, thương những “hẹn, hò”, “giỗ, quảy”… Về miền Tây thương người dưng buông câu “anh thương em” để trái tim lỗi nhịp, thương em gái nghẹn ngào “em thương ảnh, chị ơi…” nặng đến thắt lòng… Chỉ một tiếng “thương” thôi mà miền Tây đã níu giữ bao người ở lại, bao người đã đi rồi còn quay trở lại.
Về miền Tây thương những cửa sông rộng mênh mông, từng là con đường dẫn ông cha đi tìm đất khẩn hoang lập ấp. Thương vùng biển bồi bùn nâu nước lợ, mắm trước đước sau lấn biển, cả ngàn năm mũi Cà Mau dày thêm từng thước đất.
Về miền Tây thương những con người bao đời khó nhọc, nói “làm chơi ăn thiệt” vì không hay than thở, nói “làm đại đi” vì can đảm dám chịu trách nhiệm về việc mình làm. Thời thế nào cũng có những người “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”, “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, dù sau đó có phải chịu nhiều oan khuất…
Về miền Tây…
Thương quá, miền Tây ơi!
Sài Gòn, tháng 11. 2013
HOA ĐIÊN ĐIỂN VÀ EM CAO NGUYÊN Hoàng Kim
Cô Út (Bùi Thị Cao Nguyên) là em gái Nam Bộ nơi có lúa trời Đồng Tháp Mười. Đến thăm em dòm trộm em đang mãi miết chụp hình suốt lúa. Trời xanh thiệt….Hình chụp đẹp và nét thiệt… Em thì chụp hoài còn tui thì coi hoài và nghe nhạc hoài không chán. Tui ngó đi ngó lại hai cô Út , cô nào cũng xinh, cũng lành mà đều nhìn không rõ mặt. Thôi thì nhạt nhòa vậy mà hay.
Có một mùa điên điển
Nở vàng trong nắng mai
Có em cười lúng liếng
Sông trôi chưa biết buồn
Nở lại tàn hoa ấy
Hái hay không cũng rồi
Thời gian là bao mấy
Giật mình, thoáng mây trôi
Qua bao mùa điên điển
Chỉ mình em ngóng trông
Hoa nở tàn nhanh lắm
Người ơi có biết không ?
Điên điển tàn lại nở
Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy
Hoa vẫn vàng mênh mông …
Cô Út cũng như cô Tư cánh đồng bất tận, như biết bao đứa em, đứa cháu , đứa học trò lam lũ theo cái nghiệp nhà nông “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẽo thơm một hột đắng cay muôn phần” … Vậy mà cứ vô tư đi em, như thằng nhỏ hai lúa và như bài hát này. Hay lắm. Tui xin em rinh bài này về trang CÂY LƯƠNG THỰC và trang NGỌC PHƯƠNG NAM . Tui cũng có mấy tấm ảnh suốt lúa ở Campuchia nhưng không đẹp và không ngộ bằng em”.
“Điên điển tàn lại nở
Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy
Hoa vẫn vàng mênh mông …”
Nếu mỗi nhà thơ chỉ được chọn bốn câu thôi thì bốn câu thơ này của Cao Nguyên sẽ có thể sánh cùng những bài thơ hay chọn lọc đấy. Giản dị. Sâu sắc Ám ảnh.
Tui e ít người hiểu hoa điên điển cũng như ít người thấm và thương cái nhọc nhằn của người dân làm ra hạt gạo. Tui đọc cho cô Út nghe lời của một ông Thầy (Võ Tòng Xuân) và một ông Thầy khác (Nguyễn Văn Luật) dẫn lại: “Tôi chưa thấy công ty TAGS nào của Việt Nam mình có một chương trình nghiên cứu. Các công ty nông nghiệp khác của ta cũng chả có nghiên cứu gì, giỏi đi copy kết quả trong sách vỡ, kể cả Tổng Công ty Lương thực cũng chưa bao giờ tài trợ cho chương trình nghiên cứu cây lúa. Trong khi đó thì Công ty CP tại trụ sở chính của họ ở Bangkok mà tôi có dịp đến thăm hồi năm 1986, có một tòa nhà 4 tầng làm trung tâm nghiên cứu khoa hoc của họ. Công Ty mướn chuyên gia nước ngoài đến nghiên cứu, trả lương cả chục ngàn đôla/tháng, mới có được kết quả để họ ứng dụng vào chế biến TAGS, lai tạo giống gà, giống tôm. Dĩ nhiên sản phẩm họ tung ra thị trường được người chăn nuôi ưa chuông là thế. vv…”Nên xác nhận lại lần nữa – mà chính anh H Kim (Hoàng Kim Đồng Tháp) đã biết rất rõ – nông dân ta nghèo không phải vì không ai mua lúa, nhưng nghèo vì những người có quyền bán lúa đã và đang điều khiển thị trường. Trong khi cả thế giới đều được khuyến khích giúp đỡ châu Phi, thì Việt Nam chờ có ai bỏ tiền ra mới chịu đi làm công cho người ta để gọi là “giúp cho châu Phi”.
Nhưng mà thôi cô Út:
“Điên điển tàn lại nở
Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy
Hoa vẫn vàng mênh mông …”
Câu ca dao trên cho thấy thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Nơi đây, nguồn lợi thủy sản thì ai cũng biết, nhưng sản vật lúa trời thì chỉ có những người cao niên mới biết, còn thế hệ trẻ ngày nay thì rất ít người biết tới.
Lúa trời đã được xếp vào loại nông sản quý hiếm cao cấp, tương truyền được vua Gia Long đưa vào cung đình dùng trong những ngày đại lễ, cúng tế và làm đặc sản tiếp đãi thượng khách. Quần thể lúa trời hiện còn được lưu giữ và bảo tồn được 500 hecta tại Vườn quốc gia Tràm Chim tọa lạc trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì lúa trời còn gọi là “quỷ cốc”. Còn những cụ sống lâu năm ở vùng Đồng Tháp Mười cho biết lúa trời còn gọi là lúa ma, bởi lẽ loại lúa này không ai gieo sạ mà nó tự nhiên mọc trên cánh đồng mênh mông nước của vùng Đồng Tháp Mười xưa. Hàng năm, vào khoảng tháng tư dương lịch, lúc trời bắt đầu sa mưa, hột lúa bắt đầu nảy mầm và mọc cao lên chừng 5 tấc, thân lúa cứng, lá to bản. Từ tháng 8 đến tháng 12, cây lúa vươn dài, ngoi lên khỏi mặt nước, trổ đòng, đơm bông, vô hạt chắc rồi chín từ hạt vào lúc nửa đêm khuya khoắt và rơi rụng vào lúc mặt trời vừa ló dạng.
Bông lúa trời to, dài và thẳng hơn lúa thường, hạt lúa trên bông rất thưa. Với đặc tính trên, ngày xưa cư dân Đồng Tháp Mười thường đi gặt lúa trời vào lúc nửa đêm tới hừng sáng là đầy xuồng chở về nhà… Khi thu hoạch lúa trời, ít nhất phải có 3 người và thường được trang bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ như: một chiếc xuồng ba lá có căng một tấm đệm ở giữa theo chiều dọc dài gần 2 m của chiếc xuồng, cao khoảng 1,5 m với hai cây đứng. Cây trước cao 2,5m và cây sau chỉ cao bằng tấm đệm, được gọi là cây cần câu. Hai cần đập bằng tre dài khoảng 2,5 m nằm hai bên và dọc theo chiều dài tấm đệm. Một đầu buộc chặt vô cây cần câu, khoảng giữa cần đập được cột dây treo trên đầu cần câu. Khi đập lúa, người đứng trước mũi chống xuồng đi vào đám lúa trời, người ngồi sau cầm hai cần đập, đập lúa vào tấm đệm cho rụng hột vào trong xuồng. Trên xuồng có ba người, một người bơi, hai người kia cắt lúa.
Mỗi bông lúa chỉ rụng một hoặc hai hạt trên xuồng, phải bỏ công vất vả, khổ nhọc lắm vì từ nửa đêm đến sáng mới thu gặt lúa trời được đầy xuồng. Các đầu bếp ở khu ẩm thực của địa danh du lịch sinh thái rừng tràm Gáo Giồng cho biết: “Sau khi đập lúa trời xong, đem về ngâm trong nước ba ngày rồi đem phơi cho rụng đuôi trước khi cho vào cối giã thành gạo giống như lúa thường, nhưng không giã gạo quá trắng. Gạo lúa trời dài hơn gạo thường và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi nấu, đổ gạo và nước vào nồi đất, úp một lá sen vào nồi trước khi đậy vung, chỉ đun bằng củi hoặc rơm để không làm giảm hương vị lúa trời. Cơm nấu bằng gạo lúa trời có màu hồng nhạt và ngọt, thơm, dẻo ngon…, hương vị đặc trưng của miền quê sông nước Tây Nam bộ. Một cách nấu khác là cơm gói lá sen hiện nay được nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản như ở khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giới thiệu với du khách đến tham quan nơi này.
Loạt hình lúa trời (lúa ma Nam Bộ) Bùi Cao Nguyên chụp trong khu bảo tồn ở Tràm chim Tam Nông hôm 3/9/2011.
“Chồng mà không chịu ăn thì vợ đừ ngay ra mặt, khóc đòi về với bà già. Tôi yêu người vợ miền Nam thực thà như đếm, yêu ai thì yêu lộ liễu, thích cái gì thì muốn cho ai cũng biết rằng mình thích mới nghe! Đẹp thì muốn đẹp cho sắc sảo, áo quần phải làm sao cho nổi bật lên hơn cả quần áo của chúng chị em; mà ngày lễ và chủ nhật phải nèo chồng đi chơi cho kì được để cho người ta thấy hạnh phúc lứa đôi của mình.
Miếng ngon của miền Nam cũng thành thật như người đàn bà vậy. Ăn một miếng, ngon ngay, nhưng ngon không phải do vị của chính thức ăn, mà là tại xạ và ớt làm nổi vị lên, điểm cho khẩu cái một tơ duyên ấm áp.
Ăn như thế cũng có một cái thú riêng, nhưng làm cho người ta yêu hơn các món ăn của miền Nam, chưa chắc đã là vì các món ăn đó có nhiều ớt và nhiều sả, mà cũng không phải vì món ăn của miền Nam nịnh khẩu cái ta ngay, để rồi chỉ lưu lại một dư vị rất mong manh trong cuống họng.
Tôi yêu miếng ngon miền Nam nhiều là vì nó lạ – lạ đến nhiều khi không thể tưởng tượng được – và chính những cái lạ đó đã cho tôi thấy rõ hơn tính chất thực thà, bộc lộ và chất phác của người Nam….”