Số lần xem
Đang xem 1232 Toàn hệ thống 2411 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.
90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến nay (2022).
Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.
Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.
Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực, Cây Thức ăn Gia súc, Đậu đỗ; Khoai tây Rau Hoa, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
DARWIN THÍCH NGHI ĐỂ TỒN TẠI
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “IAS đường tới trăm năm” (1925 -2025); nhằm tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.
Thăm ngôi nhà cũ Darwin
Down House là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Thích nghi để tồn tại
“Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người THẮNG sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..
Năm trước, tôi về thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống sắn KM419, KM440 và canh tác sắn Tây Nguyên. Từ Mekong nhớ Neva, tôi liên tưởng Đến Neva nhớ Pie Đại Đế và suy ngẫm về các dòng sông đất nước, thấu hiểu Cuối dòng sông là biển; Cách mạng sắn Việt Nam; những kinh nghiệm lắng đọng Chọn giống sắn kháng CMD.
Srepok hợp lưu của sông Mekong
Tôi đã trãi qua kinh nghiệm chiến tranh và hòa bình tại Srepok và liên tưởng so sánh sông Mekong, sông Hồng với sông Neva, sông Volga, những dòng sông Nga huyền thoại. Biển Đông sông Mekong nay đang trong vùng xoáy sôi động và dữ dội nhất thế giới cũng như biển Bantic và sông Neva trước đây đã từng là và nay tiếp tục là điểm nóng, vùng đất địa chính trị – lịch sử tàn khốc và dữ dội nhất thế giới. Đó là nơi cuốn hút hàng chục, hàng trăm triệu người vào những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Nơi mà giá trị của con người được đặt lên bàn cân sinh tử với sự lựa chọn tình yêu Tổ quốc.
Tôi đã từng đứng bên bờ sông sinh tử này, đã từng câu cá tại dòng sông Srepok, thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi về lặng ngắm dòng sông xưa với thao thiết một dòng sông chảy mãi…
Câu cá bên dòng Srepok
Hoàng Kim
Bạn chèo thuyền trên sông Neva
Có biết nơi này mình câu cá?
Srepok giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.
Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom.
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm.
Thèm một chút cá tươi,
Mình câu cá
Cho bữa cơm người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng.
Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Srepok
Đã theo dòng thác cuốn đi rồi.
Đất nước nghìn năm
Trọn lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.
Bài thơ Câu cá bên dòng Srepok là cảm tác của tôi năm 1972 tại Tây Nguyên, trong buổi chiều câu cá bên dòng Srepok gần Buôn Đôn. Buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Nơi tôi câu cá là binh trạm nằm ở khoảng giữa Đăk Tô- Tân Cảnh và Buôn Đôn, rất gần điểm ảnh dòng sông Srepok của Đỗ Tuấn Hưng.
Lúc câu cá, tôi nghĩ nhiều về bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Những người kéo thuyền trên sông Volga” của Repin và bài thơ Chèo thuyền trên sông Neva của Hoàng Bình. Tôi cảm nhận thật rõ ràng những suy tư của người lính chiến trước dòng sông Neva, Volga Mekong và sông Hồng huyền thoại. Mekong sông Hồng là sông Việt mến yêu của Tổ Quốc tôi, còn Neva, Volga là những dòng sông Nga mãi sau này tôi mới tới.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.
90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến nay (2022).
Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.
Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.
Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực, Cây Thức ăn Gia súc, Đậu đỗ; Khoai tây Rau Hoa, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
DARWIN THÍCH NGHI ĐỂ TỒN TẠI
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “IAS đường tới trăm năm” (1925 -2025); nhằm tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.
Thăm ngôi nhà cũ Darwin
Down House là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Thích nghi để tồn tại
“Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người THẮNG sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..
Năm trước, tôi về thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống sắn KM419, KM440 và canh tác sắn Tây Nguyên. Từ Mekong nhớ Neva, tôi liên tưởng Đến Neva nhớ Pie Đại Đế và suy ngẫm về các dòng sông đất nước, thấu hiểu Cuối dòng sông là biển; Cách mạng sắn Việt Nam; những kinh nghiệm lắng đọng Chọn giống sắn kháng CMD.
Srepok hợp lưu của sông Mekong
Tôi đã trãi qua kinh nghiệm chiến tranh và hòa bình tại Srepok và liên tưởng so sánh sông Mekong, sông Hồng với sông Neva, sông Volga, những dòng sông Nga huyền thoại. Biển Đông sông Mekong nay đang trong vùng xoáy sôi động và dữ dội nhất thế giới cũng như biển Bantic và sông Neva trước đây đã từng là và nay tiếp tục là điểm nóng, vùng đất địa chính trị – lịch sử tàn khốc và dữ dội nhất thế giới. Đó là nơi cuốn hút hàng chục, hàng trăm triệu người vào những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Nơi mà giá trị của con người được đặt lên bàn cân sinh tử với sự lựa chọn tình yêu Tổ quốc.
Tôi đã từng đứng bên bờ sông sinh tử này, đã từng câu cá tại dòng sông Srepok, thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi về lặng ngắm dòng sông xưa với thao thiết một dòng sông chảy mãi…
Câu cá bên dòng Srepok
Hoàng Kim
Bạn chèo thuyền trên sông Neva
Có biết nơi này mình câu cá?
Srepok giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.
Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom.
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm.
Thèm một chút cá tươi,
Mình câu cá
Cho bữa cơm người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng.
Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Srepok
Đã theo dòng thác cuốn đi rồi.
Đất nước nghìn năm
Trọn lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.
Bài thơ Câu cá bên dòng Srepok là cảm tác của tôi năm 1972 tại Tây Nguyên, trong buổi chiều câu cá bên dòng Srepok gần Buôn Đôn. Buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Nơi tôi câu cá là binh trạm nằm ở khoảng giữa Đăk Tô- Tân Cảnh và Buôn Đôn, rất gần điểm ảnh dòng sông Srepok của Đỗ Tuấn Hưng.
Lúc câu cá, tôi nghĩ nhiều về bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Những người kéo thuyền trên sông Volga” của Repin và bài thơ Chèo thuyền trên sông Neva của Hoàng Bình. Tôi cảm nhận thật rõ ràng những suy tư của người lính chiến trước dòng sông Neva, Volga Mekong và sông Hồng huyền thoại. Mekong sông Hồng là sông Việt mến yêu của Tổ Quốc tôi, còn Neva, Volga là những dòng sông Nga mãi sau này tôi mới tới.
Tại Tây Nguyên, đơn vị tôi chốt ở ngã ba biên giới Việt – Lào- Cămpuchia, bên dòng sông Srepok (hay Sêrêpôk, Srêpôk, mà tiếng Campuchia gọi là Tongle Xrepok). Srepok tại ngã ba Đông Dương là điểm hợp lưu quan trọng nhất, trong khi Phnôm Pênh lại chính là điểm phân lưu quan trọng nhất của sông Mekong.
Sông Srepok vùng ngã ba Đông Dương là hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong. Sông Srepok phần Việt Nam là phụ lưu đặc biệt quan trọng của sông Mekong. Đây là ngã ba Đông Dương, hợp lưu lớn nhất của sông Mekong. Sông Srepok với các dòng sông ngắn dốc hung dữ hoang sơ chảy ngược về Mekong mà không phải chảy xuôi về Biển Đông như các sông Việt khác. “Ai nắm được nóc nhà Tây Nguyên và chế ngự được vùng hợp lưu này là quản lý được Đông Dương”. Những chuyên gia quân sự và sử học đã từng nhận định vậy, Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana (sông Mẹ) và sông Krông Nô (sông Bố) tới cửa sông Srepok dài 406 km, trong đó đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km, đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km.
Từ Mekong nhớ Neva huyền thoại
Tôi đã có thời gian đến Neva. Tôi hôm nay đang Chọn giống sắn kháng CMD, đứng nơi hợp lưu năm con sông Mekong Champasak ngã ba biên giới mà nghĩ về Câu cá bên dòng SêrêpôkAngkor nụ cười suy ngẫm , nhớ đến những giá trị liên kết Đông Dương không chỉ ngày này mà đã có từ thuở Cao Biền trong sử Việt, thể hiện rõ nét trên bản đồ cổ Việt Nam thời nhà Đường. Tầm nhìn viễn kiến ấy là sự kết nối các trục giao lộ sinh mạch kinh tế quốc phòng Đông Tây Bắc Nam từ Champasak ngã ba biên giới nước Lào tới biển Tỉnh Hải sông Kỳ Lộ (An Hải Phú Yên Việt Nam ngày nay). Từ Mekong nhớ Neva huyền thoại thao thức bao điều. Neva là sông mẹ thứ hai của nước Nga nơi có thành phố Sankt Peterburg lịch sử, niềm tự hào thiêng liêng của tổ quốc Nga. Nơi đây là đường sống sinh lộ nước Nga, cũng là điểm giao tranh quyết liệt nhất với những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Ngày 27 tháng 1 năm 1944 là ngày kỷ niệm thành phố Sankt Peterburg bên dòng Neva được giải phóng sau 872 ngày đêm vây hãm của phát xít Đức làm chết gần một triệu người Nga trong thành phố vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. ;xem tiếp…Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Cuối dòng sông là biển; Cách mạng sắn Việt Nam; Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CMD.
Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Tôi đã nhiều lần qua lại sông Srepok, Se San, Ea H’leo (hình 2), Kỳ Lộ (sông Cái) , sông Ba. Trong giấc mơ của tôi có con sông đào nối hợp lưu sông Mekong tới sông Kỳ Lộ ra biển Đông (dường như kênh đào Panama, kênh đào Suez?).Tôi không hiểu sao lại mơ nhiều lần thấy vậy.
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Từ Biển Hồ Gia Lai
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài hai trăm cây số
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông Cái ra tới biển
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng.
Tre Rồng sông Kỳ Lộ Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài
Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Le Nin. Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie đại đế (tên thường gọi là Pyotr I ; tiếng Nga: ‘Пётр Алексеевич Романов, Пётр I, Пётр Великий’, có sách viết theo tiếng Anh là Peter I hay tiếng Pháp là Pierre I ) sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg, là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V – một người yếu ớt và dễ bệnh tật – trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế hay Pierre Đại đế, Pie Đại đế ( tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.
Pie đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức đã bình chọn Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie đại đế đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…
Pie đại đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie đại đế đã tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối và rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.
Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng se sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.
Stalin rất ngưỡng mộ Pie đại đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được ! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu , qua gợi mở của người thư ký Stalin , mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ” giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.
Pie Đại đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie đại đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga.
Tài liệu về Pie đại đế được Wikipedia Tiếng Việt đúc kết và Tình yêu cuộc sống thông tin trên trang Chào ngày mới ngày mà năm 1703 , Pie đại đế cho thành lập thành phố Sankt-Peterburg trên lãnh thổ mới chiếm được từ Thụy Điển. Bài giới thiệu tóm tắt về Người là Truyện Pie Đại đế (Hoàng Kim)
CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN Hoàng Kim
Nhớ lời dặn Đức Nhân Tông “Quay về tự thân không tìm đâu khác”
Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày “Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”
Cuối dòng sông là biển
Minh triết là yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.
Thương nước biết ơn bao người ngọc
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt
Ân tình lưu mãi những dòng sông.
Trời đất giang sơn bền vững
Nhân gian luân chuyển tháng ngày
Núi sông muôn đời vẫn vậy
Hiền tài lớp lớp đổi thay
Văn hóa trầm tích thời gian
Văn chương bảo tồn con người
Cuối dòng sông là biển
Yêu thương mở cửa thiên đường
Hôm nay tôi nhận được thư của một bạn sinh viên đã ra Trường. Bạn ấy đọc Facebook và thích các bài viết CNM365Tình yêu cuộc sống của tôi. Bạn ấy hiểu Dạy và học để làm không chỉ trao truyền tri thúc mà còn thắp lên ngọn lửa. Bạn ấy thấu hiểu lời bài giảng mà chúng tôi luôn nhắc đi nhắc lại: “Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu hiểu bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc” “Cái gốc của sự học là học làm người”. Bạn ấy hỏi như sau: “Thưa thầy! Con là Vương, lớp Nông học 14 Ninh Thuận. Con may mắn được biết thầy qua những bài giảng hay của Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả. Con xin lỗi vì những kiến thức thầy truyền dạy con đã quên đi ít nhiều. Nhưng cái con vẫn còn nhớ và vẫn còn cảm nhận được mỗi khi con suy nghĩ và bắt gặp hình ảnh của thầy trên Facebook đó là thầy cho con cảm giác an lành, gần gũi và ấm áp nữa. Con đã đi làm nhưng vẫn băn khoăn về định hướng tương lai của mình. Con không rõ sứ mệnh cuộc đời con là gì? Con không biết là mình phải tự suy nghĩ về cái sứ mệnh đó hay phải trải qua các sự kiện trong đời rồi mình mới nhận ra sứ mệnh đó. Con cũng muốn được biết Con người sinh ra trên đời này để làm gì? Có phải họ sinh ra để rồi chết đi hay còn ý nghĩa nào khác nữa. Con biết thầy rất bận nhưng rất mong được thầy giải đáp. Nếu thầy chưa có thời gian thì con sẽ chờ để được thầy giải đáp ạ! Con mong thầy có nhiều sức khoẻ!” . Tôi đã trả lời “Tuyệt vời Dép Chính Chủ (là nick name của bạn ấy) Thầy sẽ sớm trả lời câu bạn hỏi. Ý nghĩa cuộc sống, bạn đọc thêm Minh triết sống phúc hậu, CNM365Tình yêu cuộc sống
Cuối dòng sông là biểnlà câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. “Nhớ lời dặn Đức Nhân Tông . “Quay về tự thân không tìm đâu khác”. Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày .“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”. Cuối dòng sông là biển. Cuối cuộc tình là yêu thương . Đức tin phục sinh thánh thiện.Yêu thương mở cửa thiên đường. (thơ Hoàng Kim). Bạn hãy đọc kỹ Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Lời dặn của Thánh Trần, để chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và những tinh hoa tác phẩm lớn. Cuối dòng sông là biển.
Văn Miếu Trấn Biên là nôi hội tụ gần sông Đồng Nai nơi cù lao Phố Biên Hòa. Đó là một điểm hẹn phục sinh của người Việt trên hành trình Nam tiến. Lớp sinh viên khóa 2 Trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chúng tôi đã về nơi đây dâng hương ghi ơn những người mở đường sống cho dân tộc Việt, tạo dựng nên nơi này.
Đời tôi xuôi phương Nam, thuận theo tự nhiên, lắng đọng ân tình đặc biệt của 5 lớp bạn hữu lớp trồng trọt khóa 4, lớp trồng trọt khóa 10 của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó cũng là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với ba lớp 2a, 2b, 2c khóa 2 Trồng trọt của Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Tôi may mắn đã đi như một dòng sông; theo đường sống của dân tộc đang đi. Sự trãi nghiệm hạnh phúc cá nhân thực ra nằm trong số phận đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Đó là giá trị lắng đọng; xem tiếp Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Cuối dòng sông là biển
PHỤC SINHGIỮA TỐI SÁNG
Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ, hệ thống nhất ước vọng, lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của Tolstoy một vị quý tộc tìm cách chuộc lại lỗi lầm phạm phải của mình từ nhiều năm trước và gửi gắm những ước muốn, quan điểm sống mới tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky từng kể rằng Tolstoy đã bật khóc ngay trước mặt Gorky và Chekhov khi đọc phần kết của tác phẩm này. Tonstoy sau tác phẩm lớn Phục sinh đã chuyển hẳn nguồn năng lượng dồi dào cuối đời mình cho mảng truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn kể cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn của ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và từ truyện Hindu. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat, được xuất bản đồng thời vào năm 1912. Khoảng 20 năm cuối ông dành sức cho 365 suy niệm mỗi ngày.
Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.
Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày 20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.
Lev Tonstoy khởi đầu những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng của mình bằng bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ” sau đó đến các kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình”, Anna Karenina, Phục sinh, Đường sống, sách cổ tích ngụ ngôn cho trẻ em, người lớn và cuối cùng là suy niệm mỗi ngày. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt: “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.
Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Kia là mặt trăng. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử
Tôi bừng tỉnh ngộ.
DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT
Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.
Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.
“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.
Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (2)
Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.
Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (1)
đến Hạ Long,
Hương Sơn,
Hương Tích
Phong Nha,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Nha Trang,
Đà Lạt.
Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.
Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt
Tới Tràng An, Sơn Vi, Hòa Bình
Vùng thiêng văn minh lúa nước
Vào Tràng An Bái Đính.
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
(ca dao cổ)
Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay
Minh Không thầy đâu nhỉ ?
Lững lờ mây trắng bay.
Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.
Thăm vùng quê Vân Đài
Về Xứ Thanh Xứ Nghệ
Lồng lộng trăng Hồng Lam
Ngự Bình và Hương Giang.
Hành trình xuôi phương Nam
Đường về tổ ấm
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam !
Hoàng Kim
Ghi chú trích dẫn
1. Nguyễn Trãi (Dư dịa chí, trong Tổng tập Dư địa chí Việt Nam)
2. Đào Duy Anh (Đất nước Việt Nam qua các đời)
ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG
Hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc động lực Nam Tiến. Tôi xin được trích dẫn nguyên văn tác phẩm ”Nỗi niềm Biển Đông” của nhà văn Nguyên Ngọc là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về Nam Tiến :
“Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩa không chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn.
Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả … Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.
Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”. Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.
Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.
Sông Gianh Quảng Bình quê hương tôi là địa danh nối liền “Đằng Ngoài” và “Đằng Trong” của đôi bờ lịch sử . Biển Đông tổ quốc tôi liên kết ba miền Bắc Trung Nam sông Hồng, sông Lam, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Kỳ Lộ, sông Đồng Nai, sông Cửu Long, trăm sông về biển cả của non sông một dãi . Lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt đi như dòng sông, thuận chiều, xuôi dòng, hướng về biển lớn. Dòng sông về biển có khi hiền hòa có khi hung dữ tùy theo thế nước nhưng sông mãi mãi là nguồn sống, mạch sinh tồn của người, cây xanh và vạn vật. Sông Gianh Sông Đồng Nai với gia đình tôi là tình yêu lớn, là dòng sông quê hương.
NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT
Nam tiến của người Việt là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời là dẫn liệu toàn cảnh, quan trọng cho tầm nhìn lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Một cách khái lược,hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2019) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.
Việt Nam thời Đường đổi từ An Nam Đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân từ năm 866. Cương vực Việt Nam thời nhà Đường, như chúng tôi đã trình bày ở bài “Cao Biền trong sử Việt “, từ năm 679 đến năm 866, An Nam đô hộ phủ gồm tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay. Từ sau năm 866, Cao Biền được phong làm Cao Vương Tĩnh Hải Quân, ông sau khi đánh đuổi được quân Nam Chiếu, đã xây thành Đại La và thiết lập hệ thống giao thông thủy bộ kết nối Đại La với Quảng Châu, Hải Phòng hình thành thế phòng thủ liên hoàn vững chắc. Vua Đường Ý Tông triệu hồi Cao Biền về Bắc dẹp loạn và chuẩn tấu cho Cao Tầm làm tiết độ sứ Tĩnh Hải. Cao Biền với tầm nhìn chiến lược sâu sắc để chống lại sự đột kích của quân Nam Chiếu và quân Lâm Ấp đã hình thành tuyến phòng thủ chiều sâu vùng ba biên giới Việt Miên Lào ngày nay duỗi dài từ núi Hoành Sơn sông Gianh đến núi Bì Sơn sông Kỳ Lộ bao gồm Tây Nguyên (Việt Nam ngày nay) và Nam Lào.
Nhà Đại Đường bị tan rã và diệt vong do vua kém nát và bị hoạn quan thuật sĩ lũng đoạn triều chính dù đã tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào. Các tiết độ sứ đã công khai cát cứ và gây nội chiến. Cao Biền phiền muộn vì vợ Lã Thị Nga và Cao Tầm bị giết , các danh tướng hiềi tài Trương Lân, Chu Bảo của ông bị chết thảm nên dùng kế “ve sầu thoát xác” giả bị giết chết, trốn về làm người dân Việt ở Phú Yên của đất phương Nam. Vua Đường Ai Đế bị quyền thần Chu Ôn khống chế và cướp ngôi năm 907. Các tiết độ sứ ở Tỉnh Hải sau khi Cao Biền được phong làm Cao Vương (864-868) và sau đó vua Đường triệu hồi gấp về Bắc để đánh dẹp Hoàng Sào lần lượt là Cao Tầm làm tiết độ sứ Tỉnh Hải quân (868 – 878) nhưng đã bị giết chết và lần lượt thay thế bằng Tăng Cổn (878 – 880) Cao Mậu Khanh (882 – 884) Tạ Triệu (884 – ?) An Hữu Quyền (897 – 900) Chu Toàn Dục (900 – 905). Chu Ôn quyền thần người khống chế vua Đường và đoạt ngôi, đã từng cho anh ruột là Chu Toàn Dục sang làm Tiết độ sứ ở Việt Nam, nhưng Toàn Dục quá kém cỏi không đương nổi nên phải về. Độc Cô Tổn (905) thay thế. Năm 905, Chu Ôn đày Độc Cô Tổn Tiết độ sứ Tĩnh Hải ra đảo Hải Nam và giết chết. Nhà Đường trong lúc chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm thì một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Sau khi nhà Đường diệt vong, phiên trấn các nơi tự lập quốc.
Thời kỳ này phân thành Ngũ Đại (907-960) cùng Thập Quốc (907-979). kéo dài đến khi triều Tống thống nhất Trung Quốc bản thổ. Thời Ngũ Đại Thập Quốc tương đương thời loạn 12 sứ quân ở Việt Nam. Thời này chiến tranh liên miên, Liêu Quốc (Khiết Đan) được hình thành và Tĩnh Hải quân (miền Bắc Việt Nam) dần “ly tâm” và cuối cùng đã thoát Trung để trở thành một quốc gia độc lập.
Năm 905 Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải. Người Việt khôi phục quyền tự chủ, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần 3 dài hơn 300 năm. (Việt Nam bị Bắc thuộc lần I từ năm 207 TCN đến năm 40 có khởi nghĩa giành độc lập của Hai Bà Trưng năm 40-43; Bắc thuộc lần 2 từ năm 43-541 có khởi nghĩa Bà Triệu; Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương 541-602)..Thời kỳ Bắc thuộc lần 3 kéo dài hơn 300 năm từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế năm 602 sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Lý Phật Tử là đời vua thứ ba hậu Lý Nam Đế. Thời Tùy, Việt Nam gọi là Giao châu. Lưu Phương trên đường đánh Lâm Ấp về bị bệnh chết. Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản Giao châu . Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622. Việt Nam thuộc Đại Đường Bắc thuộc lần 3 từ năm 622 đến năm 905).
Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ (905) đến ngày nay được chia làm ba giai đoạn chính: Giai đoạn 1 Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình (1009-1558) cực nam của Đằng Ngoài; Giai đoạn 2 Nam tiến đến núi đá Bia sông Kỳ Lộ, Phú Yên (1558-1693) là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 (1693- 1839) Nam tiếntới sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu kết nối toàn Việt Nam. Chi tiết các mốc sự kiện chính như sau
Giai đoạn 1Nam Tiến đến sông Gianh(1009-1558) là cực nam của Đằng Ngoài;Thời Tự chủ (905-938) Họ Khúc truyền nối làm chức Tiết độ sứ gồm 3 đời: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, cai trị từ năm 905 tới năm 930 Khúc Thừa Mỹ bị bắt bởi Lý Khắc Chính là tướng của vua Nam Hán. Dương Đình Nghệ đánh bại tướng Nam Hán làm tiết độ sứ Tịnh Hải 8 năm, sau đó bị Kiều Công Tiển làm phản giết chết lên thay. Nhà Ngô (938-967) Ngô Quyền là nha tướng và con rể của Dương Đình Nghệ, phát binh tiêu diệt Kiều Công Tiễn, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đặng, Ngô Quyền mất, loạn 12 sứ quân. Nhà Đinh (968-980) Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước năm 968 và kết thúc năm 980 khi thái hậu Dương Vân Nga khoác hoàng bào cho Lê Hoàn và con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế (6 tuổi) nhường ngôi cho Lê Hoàn, Nhà Tiền Lê (980-1009) khởi đầu từ khi Lê Hoàn lên ngôi vua năm 980 trải ba đời vua và kết thúc khi vua Lê Long Đĩnh (24 tuổi) qua đời. Nhà Lý khởi đầu từ năm 1009 Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407), Bắc thuộc lần 4 (1407-1427) Nhà Lê sơ (1428-1527).Nhà Mạc (1527-1592) Nhà Lê Trung hưng (1533-1789) Trịnh Nguyễn phân tranh Đằng Ngoài Đằng Trong chúa Nguyễn (1558- 1777), Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành. Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Đặc trưng của giai đoạn 1 là Sông Giang làm cực Nam của Đằng Ngoài khi chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc.
“Ngó ra thấy mả Cao Biền.
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài” (ca dao cổ Phú Yên)
Giai đoạn 2 Nam tiến đến núi đá Bia sông Kỳ Lộ, tỉnh Phú Yên (1558-1693) Chúa Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt. và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Giai đoạn 2 Nam tiến đến núi đá Bia trãi từ Nhà Mạc (1527-1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh, nhà Tây Sơn (1778-1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804- 1839). Bản đồ cương vực màu xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến sông Kỳ Lộ tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên thuộc Đàng Trong, Đặc trưng của giai đoạn 2 Nam tiến tới núi Đá Bia gần sông Kỳ Lộ núi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt suốt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt.Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam. Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với hai lần hôn phối thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa), chín lần chiến tranh lớn nhỏ. đã hòa máu huyết với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam như ngày nay.
Giai đoạn 3Nam tiến tới sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu (1639-1839). Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo . Từ năm 1839 cho đến 1945: Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839-1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).
Đặc trưng giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu là sự hình thành nước Việt Nam toàn vẹn. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.[240]
Nam tiến của người Việt thành công vì là là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt.
ĐOÀN TỤ ĐẤT PHƯƠNG NAM
Gia đình tôi đoàn tụ đất phương Nam đã Đi như một dòng sông tới nơi Sông Đồng Nai hò hẹn Sóng yêu thương vỗ mãi kết nối Sông Kỳ Lộ Phú Yên Sông Mekong đất phương Nam Sông Linh Giang quê hương Sông Hoàng Long chảy hoài Sông Thương nơi bến Nhớ.Đó là câu chuyện dài của gia đình dòng họ đi theo đường sống của dân tộc Việt. Đi thuyền trên Trường Giang tôi thấm thía sâu sắc Những dòng sông nước Việt. Chúng tôi là những bạn học chung lớp của lứa sinh viên trồng trọt khóa 2 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã kéo nhau về dâng hương tại Văn Miếu Trấn Biên ở Biên Hòa gần Cù Lao Phố sông Đồng Nai. Nơi đây lưu dấu nhiều huyền thoại đất và người phương Nam, dòng sông hò hẹn, cuối một dòng sông là cửa biển, và vùng đất thiêng bậc nhất của đất phương Nam, đầy ắp những câu chuyện lạ.
Sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai tuy chỉ được xem là con sông đứng hàng thứ ba ở Việt Nam, sau sông Hồng và sông Mekong nhưng chiều dài chảy trong nước lại đứng hạng nhất 635 km trước sông Hồng 566 km, sông Cửu Long 230 km, sông Thu Bồn 205km (Thái Công Tụng, 2005 ).Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp
Giáo sư Tôn Thất Trình viết “Đồng Nai xứ sở lạ lùng. Dưới sông sấu lội , trên bờ cọp um (Ca Dao miền Nam). Trước khi hình thành và phát triễn Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng đất hoang vu này, từ đầu Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7, thuộc về vương quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dài từ lưu vực sông Cửu Long đến sông Mênam xuống tận các đảo Mã lai ( Lâm Văn Bé, Dòng Việt số 17 năm 2005 ). Tháng 11 năm 1998, ở làng Phú Mỹ huyện Cát Tiên khám phá ra một ngôi làng cổ, tuổi đã 2500- 3000 năm. Đây là một phức tạp di tích gồm đền đài, tháp và rất nhiều di vật tiền sử, chứng tỏ có sự lẫn lộn của một văn hóa Phù Nam ở miền Nam và văn hóa Champa. Trong số di vật có nhiều tượng thờ như Linga – Yoni, những vật liệu linh thiêng thờ cúng, dùng các bộ phận sinh dục con người làm biểu tượng. Có một Linga cao 2.1 m là một di vật lọai này lớn nhất thế giới. Ngòai ra còn nhiều dấu tích khác chứng tỏ Cát Tiên cũng có thể là một thánh địa của Vương Quốc Phù Nam, xây dựng cách đây 2000 năm. Thật ra dưới thời Pháp thuộc, lưu vực sông Đồng Nai với các địa điểm như cù lao Rùa, Cù Lao Phố, bến Đò… đã được các nhà khảo cỗ ( Cartailahac 1888, Grossin 1902, Loesh 1909, Barthère và Ripelin 1911, Malleret và Jansé 1937) … khai quật nhiều lần, nhiều nơi, tìm được hàng ngàn cỗ vật như búa rìu bằng đá, bằng đồng, sắt, xương sọ, dụng cụ đá mài nhẵn … chứng tỏ rằng lưu vực sông Đồng Nai đã có người cư ngụ 4000 – 2500 năm nay rồi, không có lịch sử, không chữ viết ghi chép, nên họ là người tiền sử. Trước thời vương quốc Phù Nam, họ là những con người tiền phong đến khai thác hạ lưu sông Đồng Nai, tạo ra một nền văn minh hái lượm, làm ruộng nước nữa ( Theo Hứa Hòanh, Tập san Đi Tới, số 69 và 70, năm 2003 ) .
Năm 1620, vua Chen Chetta II đến Thuận Hóa xin cầu hôn với công nương Ngọc Vạn, con chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Chúa Nguyễn lợi dụng việc gả con gái này đưa người Việt đi vào lập nghiệp ở vùng đất Phù Nam cũ ở hạ lưu sông Đồng Nai, trên danh nghĩa là đất Chân Lạp, nhưng trong thực tế là đất vô chủ, bởi lẽ từ nhiều thế kỷ, vì sự suy yếu nội bộ, vì chiến tranh liên tiếp với Xiêm La, vùng đất này hòan toàn hoang vu, không có guồng máy cai trị của Chân Lạp. Trước khi người Việt đến, vùng này chỉ có vài mươi nóc nhà người Miên- Môn, theo nhà văn quê quán Biên Hòa Bình Nguyên Lộc còn có thể cả người tộc dân Mạ, hay có thể cả tộc dân Cho Ro, tộc dân Stiêng, cả ba thuộc họ Nam Á , ngôn ngữ thuộc hệ Môn Miên (Khmer) vì ảnh hưởng xưa cũ của hai nước Phù Nam và Chân Lạp. Nguyễn Cư Trinh gọi chung là Côn Man (Côn Miên), ở trên các gò cao sâu trong rừng vùng Preikor ( Sài Gòn ), sống biệt lập với người Miên ở vương triều.
Năm 1623, Chúa Sải cho đặt hai trạm thu thuế ở Prei Nokor ( Sài Gòn, nay ở khỏang quận 5 và Kas Krobei ( Bến Nghé, nay ở khỏang quận 1). Trịnh Hoài Đức cũng xác nhận trong Gia Định Thành Thống Chí là dân các tỉnh phía Bắc xứ Đàng Trong đã vô Mô Xòai từ đời các Tiên hoàng đế Nguyễn Hòang 1558- 1613, và chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên ( 1613- 1635 ). Sử ghi là năm 1665, có độ 1000 người Việt vào lập nghiệp ở vùng đất mới này ( cũng theo Lâm Văn Bé, Dòng Việt 2005 ”
“Năm 1679, các tướng giỏi nhà Minh là Trần Thường Tuấn và Dương Ngạn Địch và thương nhân Mạc Cữu đã tới đất phương Nam. Nguyên là năm đó nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, tướng trấn thủ Quảng Đông là Dương Ngạn Địch với Phó Tổng Binh Hoàng Tiến và Tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó Tổng Binh là Trần An Bình đem 3000 quân và 50 chiến thuyền chạy thẳng vào cửa Tư Hiền Đà Nẳng xin làm thần dân chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần dung nạp họ, cho Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, định cư ở Bàn Lân xứ Đồng Nai, Cù Lao Phố Biên Hòa, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho cũng khai khẩn đất đai và lập phố phường buôn bán. Người Hoa hay Minh Hương tập trung ở cù lao Phố lập thành làng Thanh Hà, chuyên nghề thương mãi. Cù lao Phố là đô thị người Hoa đầu tiên ở Việt Nam phát triển liên tục trên nữa thế kỷ, đóng một vai trò quan trọng xuất nhập cảng cho xứ Đồng Nai. Địa danh Cát Lái, đáng lý phải gọi là “ Các Lái “ để chỉ danh một bến đò, một chỗ họp chợ của người buôn bán sĩ, các ghe lái thương hồ chở chén đĩa, lu hũ , đá tán kê nhà, cối xay bột… đưa về miền Tây, đồng bằng Sông Cửu Long và chuyên chở thóc lúa gạo trái cây nông sàn lên buôn bán ờ Nông Nại và Gia Định.
Năm 1689, Chúa Nguyễn Phước Chu sai Thống suất Nguyễn Hửu Cảnh làm Kinh Lược xứ Đồng Nai, lúc đó có tên là Đông Phố, chia đất Đông Phố đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên; lấy xứ Sài Côn, đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn ( tức là Gia Định ). Và đặt phủ Gia Định thống thuộc hai dinh Trấn Biên, Phiên Trấn. Lúc này, cả hai huyện Phước Long và Tân Bình, theo Nguyễn Hữu Cảnh thống kê, đã mở rộng đất ngàn dặm, dân số hơn 4 vạn hộ (theo Đại Nam Thực Lực Tiền Biên, quyễn IV). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai chiêu mộ thêm lưu dân từ Bố Chính trở vào Bình Thuận đến ở đây, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, làm bộ đinh, bộ điền (Phan Khoang , Việt sử xứ Đàng Trong, xuất bản năm 1967).
Năm 1739, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh vua Cao Miên là Nặc Nguyên phải bỏ chạy và xin nộp đất miền Nam Gia Định là Tầm Bôn và Lôi Lạp để giảng hòa. Trước đó Nặc Nguyên đánh phá Hà Tiên. Thương nhân Mạc Cửu là di dân thời Minh đồng thời với tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, trước đó đã qui phục chúa Nguyễn và làm Tổng Binh Hà Tiên, cùng với con là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, phát triễn phồn thịnh Hà Tiên, chống lại vua Cao Miên và Xiêm La.
Năm 1747, Cù Lao Phố đánh dấu một biến cố lớn. Hơn 60 năm thành lập, Nông Nại đại phố sầm uất hơn bao giờ hết. Một tên cầm đầu bọn khách thương người Phúc Kiến là Lý Văn Quảng, dậy lòng tham cùng 300 đồng đảng tự xưng là “ Nông Nại đại phố vương” định chiếm Nông Nại, tổ chức như một triều đình, đã đánh úp dinh Trấn Biên, hạ sát trấn thủ dinh là Cẩn Thành Hầu Nguyễn Cao Cẩn. Phó tướng dinh Trấn Biên là Lưu thủ Cường, tước Cường Oai Hầu, rút ván cầu “ Chợ Đồn” bắc ngang giữa cù lao Phố và đồn canh bờ sông, cố thủ. ChúaNguyễn Phúc Khoát đã sai Cai cơ Tống Phúc Đại đem binh cứu viện. Tống Phước Đại bắt được Lý Văn Quảng cùng đồng bọn là 57 người. Lớp còn lại bỏ trốn vào rừng hay theo sông Đồng Nai xuống Tân Bình.
Năm 1782 ngày 7 tháng 7 tại Chợ Quán ở Nông Nai đại phố có khoảng 4000 người Hoa đã bị quân Tây Sơn giết. Chuyện là trong số tàn quân rã ngũ của Lý Văn Quảng mấy chục năm sau có hai tên là Lý Tài và Tập Đình giỏi vỏ nghệ, khôn ngoan, được dân du thủ du thực tôn làm anh chị, thuộc phe Thiên địa hội “ Phản Thanh Phục Minh”. Bọn Lý Tài, Tập Đình trước đó theo Tây Sơn nhưng sau khi được Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân Phú Yên chỉ điểm đã trở cờ đến xin theo phò Đông cung Dương từ Quảng Nam chạy vào Qui Nhơn. Đang lúc sa cơ, Đông cung đãi Tài và Đình như thượng khách và khi Đông Cung tới Gia Định hợp với quân của chúa Định , lấy hiệu là Tân Chính vương khi chúa Định nhường ngôi, Lý Tài được phong làm đại nguyên sóai. Làm cho quân Đông Sơn do tướng Đỗ Thành Nhơn phò tá chúa Định vào Gia Định trước Đông cung, bất mãn. Hay tin ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ kéo đại quân vào đánh, tới núi Châu Thới bắt được Lý Tài giết ngay. Huệ đuổi theo quân Nguyễn bắt được Tân Chính Vương ở Ba Vát, Thái Thượng Vương ở Cà Mau, đem về Sài Gòn hành hình. Nguyễn Nhạc vào Nam, khi hay tin viên hộ giá thân tín của mình là Phạm Ngạn bị giết, đã nổi trận lôi đình, ra lịnh tàn sát tất cả người Hoa ở cù lao Phố ( vì Nhạc còn nghi thêm là người Hoa đã giúp lương thực cho các chúa Nguyễn, và Nhạc căm ghét sự phản trắc bỏ Nhạc mà theo chúa Nguyễn trước đó ). Vụ thảm sát này rất lớn. Linh mục Castueras, có mặt tại Chợ Quán ngày 7 tháng 7 năm 1782, cho biết có gần 4000 người bị quân Tây Sơn giết. Sử quan nhà Nguyễn, nhất là Trịnh Hoài Đức, có thể tăng cao số nạn nhân Hoa gấp ba lần ( theo Hứa Hòanh ở tập san Đi Tới nói trên). Cù lao Phố bị quân Tây Sơn phá tan hoang, khi trung hưng lại, người ta trở về, dân số không còn bằng một phần trăm lúc trước ( Theo Đại Nam Nhất Thống Chí). Những người Hoa còn sót lại chạy về Gia Định, gầy dựng lại cảnh Chợ Lớn, có mòi sung túc thịnh vượng hơn cù lao Phố trước (Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển).
Năm 1768, cuộc Nam Tiến của dân Việt Nam kể như gần hoàn thiện. Lảnh thổ Nam Kỳ lúc này được chia thành 3 tỉnh : tỉnh Đồng Nai bao gồm các vùng đất miền Đông Nam Bộ, tỉnh Sài Gòn bao gồm các vùng đất từ sông Sài Gòn đến cửa Cần Giờ và tỉnh Long Hồ bao gồm các vùng đất miền Tây Nam Bộ.Năm 1808, dưới thời Gia Long, Nam Kỳ được gọi là Gia Định Thành bao gồm 5 trấn: Hà Tiên, Vĩnh Thạnh, Định Tường, Phiên An, Biên Hòa. Năm 1834, dưới thời Minh Mạng 5 trấn được biến thành 6 tỉnh. Năm 1888 thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia ra làm 20 hạt, rồi 20 tỉnh, trong đó có tỉnh Biên Hòa. Năm 1954, Miền Nam, sau hiệp định Genève để chỉ vùng đất Việt Nam Cộng Hòa Nam vĩ tuyến 17, gồm 40 tỉnh trong đó vẫn còn tỉnh Biên Hòa… Sau 1975, tỉnh Đồng Nai được thiết lập và Biên Hòa trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai.
Văn miếu Trấn Biên
là văn miếu đầu tiên được xây dựng năm 1715 tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi, đẹp đẽ và quy mô này, tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất ấy đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất, đó là Cù lao Phố. Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ghi: Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Và theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt…Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo… Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn…. Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến đây hành lễ…
Tương tự Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học trò. ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Như vậy, ngoài việc thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và Nam Bộ xưa trước khi Văn miếu Gia Định ra đời năm 1824.
*
GS. Trần Thanh Đạm Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh trong bài “Góp phần nhận thức về vai trò lịch sử của nhà Nguyễn (1802 – 1945)”, số 41 ngày 30 tháng 10 năm 2008 đã nhận định : “Nhiều tư liệu đã có hoặc mới phá hiện đã chứng minh rằng trong nửa thế kỷ XIX, đối với đất nước Việt Nam, nhà Nguyễn đã làm được không ít việc, và nhiều việc có thể được gọi là những thành tựu. Ví dụ: đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, dù rằng việc này được khởi đầu từ phong trào Tây Sơn song việc thống nhất đang còn dở dang, thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt. Chính Nguyễn Ánh đã hoàn thành công việc dở dang này, hoàn thành sự nghiệp thống nhất, kết thúc tình trạng đất nước chia hai, quy giang sơn về một mối.”
Nam Tiến đi như một dòng sông, nói thì dễ nhưng sự thật đời người là khó và khác biệt. Bạn cùng lớp trồng trọt 4 chúng tôi tại Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông – Lâm Bắc Giang ngày nay) có hai lớp A, B thật thân thiết ‘Thầy bạn trong đời tôi”: Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Bồng, Vũ Mạnh Hải, Phạm Huy Trung, Phạm Sĩ Tân, Nguyễn Công Hoàn, Phan Thanh Kiếm, Nguyễn Văn Toàn, Cao Văn Hàng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Đỗ Khắc Thịnh, Lâm Quang Hinh,Phyạm Xuân Liêm, Hoàng Thiên Diễn, Dương Văn Xây, Lâm Kim Thành, Nguyễn Thị Thọ, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Niêm, Lại Thị Đua, Đỗ Thanh Nhàn, Minh Lược, Nguyễn Đình Sáng, Đinh Văn Đức, Lê Tiến Dũng, Trần Văn Mỹ, Phạm Văn Xảo, Trần Vòng, Nguyễn Quế, Đinh Thị Tuyết, chị Kim Cúc, … Trung và tôi thì cùng lên đường nhập ngũ vào ngày 2 tháng 9 năm 1971, hòa với hai bạn lớp khác thành tổ ‘bốn người Xuân, Chương,Trung, Kim’ vào trận, để sau này Xuân và Chương nằm lại đất phương Nam, còn Trung và tôi trở về trường. Lớp học thuở đó sau này chúng tôi mỗi người một số phận một hoàn cảnh và sự Nam Tiến cũng thật khác nhau. Tôi ra đi trọng ‘Lớp sinh viên ‘xếp bút nghiên lên đường chiến đấu‘ thuở ấy, để lại bài thơ ‘Thắp đèn lên đi em‘ và ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘. Sau này Trung và tôi ‘Nam Tiến” trở thành người Đồng Nai và người Sài Gòn như câu chuyện tôi đã kể trong Thầy bạn là lộc xuân. Nhiều bạn khác hiện nay địa chỉ rãi rác suốt mọi miền đất nước. Trong số đó Cao Văn Hàng “Nam tiến” là thật ấn tượng. Dường như đó là một số ít trường hợp ‘Nam tiến’ không thành công’
Cao Văn Hàng dân Thanh Hóa tốt nghiệp kỹ sư nông học ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (Anh khác với bạn bè cùng trang lứa phần lớn đều ước mơ ra Bắc về Cục Vụ Viện Trường ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận, anh viết đơn tình nguyện “đi bất cứ nơi nào khi Tổ Quốc cần” theo sự phân công của tổ chức. Và anh đã được toại nguyện ‘Nam tiến’ về nông trường Con Cuông một nơi heo hút ở vùng phía Tây Nghệ An. Anh Cao Văn Hàng ‘Nam tiến’ với ước mơ cháy bỏng “hành được những điều sở học”. Anh tình nguyện về một nông trường nghèo vùng núi sâu, ít cán bộ có bằng cấp chính quy đại học thực thụ, ước năm năm sau tạm ổn định và cố gắng lấy vợ sinh con, mười năm sau có được một vị trí công việc hợp với mình ở nơi ấy, mười lăm năm sau có được chút thành quả, hai mươi năm sau có được một sản phẩm gì đó trở về “bái tổ” ở đất quê hương. Mấy chục năm sau, tôi về thăm anh thì anh đã lộn ngược về quê Thanh Hóa cũ. Anh trở về với cái gốc ban đầu và đang tính đường … nuôi hươu. Nằm ngủ tại nhà bạn Cao Văn Hàng dưới túp tranh nghèo, tôi ám ảnh trước bài thơ của anh: Tiếc một đời sống dở, ở không xong /Ta đã sống một thời bay theo gió / Hương còn đó hồi sinh đang đó / Mà bơ vơ lạc lõng giữa quê nhà. Ai bảo Nam Tiến là dễ ? Cao Văn Hàng là một thí dụ, tìm đường sống, tìm đường mưu sinh đã không dễ. Huống hồ đó lại là tìm đường sống sự trường tồn cho một dân tộc, lưu chút ân tình cho người thân quê hương đất nước còn khó biết bao.Chúng ta chỉ đi theo những giá trị chân thiện mỹ, phúc hậu, minh triết, những mách bảo của lương tri, lẽ phải, thiện tâm làm lẽ sống. Đọc thơ Cao Văn Hàng tôi chợt liên tưởng tới “Đường sống” của Lev Tonstoy mà tôi đã trích dẫn trong “Việt Nam con đường xanh“.
Thầy bạn trong đời tôi, ngày nhà giáo Việt Nam tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam là ấn tượng lắng đọng. Tôi đã có hơn 36 năm (1981-2016) gắn bó với những người trong ảnh này nên thỉnh thoảng tôi ngắm lại để nhớ.
Có một ngày như thế, đầy đặn niềm tin yêu là một ảnh khác kết nối lại một chặng đường khoa học. Trường Đại Học Tây Nguyên tổ chức buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nguyễn Bạch Mai. Tôi và thầy Trình Công Tư là người hướng dẫn. Bạch Mai là người anh cả trong một gia đình hạnh phúc mẫu mực, tuy mẹ mất sớm và bố bị tai biến đột quỵ trên 20 năm vừa mất nhưng vợ chồng, anh chị em Bạch Mai đùm bọc thương yêu nhau nổ lực vươn tới. Năm trước, Đại Học Huế, Trường Đại học Nông Lâm Huế cũng đã vừa làm lễ trao bằng tiến sĩ cho Nguyễn Xuân Kỳ (lúa) và Nguyễn Thị Trúc Mai (sắn). Các em cũng là những gương sáng nghị lực nhà nghèo hiếu học. Các học viên này tôi tự hào được hướng dẫn góp công sức cùng họ thành công. Sư nổ lực của vợ chồng Nguyễn Việt Hưng, vợ chồng Trần Công Khanh và của các con tôi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long …, sau mỗi thành công đều là bài học sâu sắc của sự cố gắng và sự hướng dẫn, dìu dắt , giúp đỡ của đội ngũ.
Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương
Tôi bàn luận với các anh Trần Văn Minh, Vũ Mạnh Hải, Trần Ngọc Ngoạn về chuyện Phục sinh Nam tiến Ân tình. Cả ba bạn thân nói trên, tôi đã từng ra tận nhà gõ cửa mời về làm việc ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thuở xa xưa, nhưng không ai thu xếp được, chỉ có vợ chồng Phạm Huy Trung chuyển vào. Đó là khi tôi bắt đầu về Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện. Ngày nay cả ba bạn cũ đều đã luống tuổi và đều là giáo sư giỏi có nhiều cống hiến ở ba vùng miền quan trọng.
Câu chuyện Nam tiến ngày ấy nay gợi lại chợt lắng đọng và đầy suy ngẫm Ai đã qua sự lựa chọn sinh tử sẽ thấu hiểu sâu sắc hơn cái giá của hạnh phúc. Đến với Tây Nguyên, thầy Trần Đức Viên nhắc bài thơ
TRẦN thế hay là Thiên thai đây.
Người hiền như NGỌC chốn trời mây.
Ai du ai NGOẠN nơi trần thế.
Hạnh phúc ngời lên đôi mắt say.
Nhớ thuở tìm về thăm bạn cũ.
Thái Nguyên đường thẳm hút sương mù.
Mênh mang mường Mán mình mong mỏi.
Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ.
Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi
Sông Công đảo Cái ước mong chờ
Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá
Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ.
Nhớ Sắn Việt Nam tình bạn quý.
Thương người Nam Bắc nghĩa anh em.
Thơ của tháng năm đời đẹp lắm.
Mình hẹn tìm nhau ở Bến Mơ.
Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm.
Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng … Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Huyền thoại Hồ Núi Cốc, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Vũ Phong Vũ (bản khác NSƯT Thanh Hoà), Thanh Lam Tùng Dương ; Hồ trên núi, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Hồ Quỳnh Hương (bản khác NSƯT Anh Thơ); Thơ giao lưu Hồ Núi Cốc giữa những người bạn Mùa Thu Vàng, Hà Duy Tự, Trúc Nhã, LamCa07, Hoàng Kim… được giao hòa trong khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy, kỳ thú này. Chương trình Sắn Việt Nam cùng Chương trình Sắn Châu Á nhiều lần họp tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng đi khảo sát các vùng sắn ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, … và đã có hai lần thăm Hồ Núi Cốc.Lưu lại những ấn tượng khó quên về một vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.
Thầy bạn trong đời tôi . Những lớp sinh viên nông nghiệp chúng tôi, nay nhìn lại, phần lớn đều Nam tiến, theo đúng con đường của dân tộc đang đi. Chuyện học đại học ‘đúp’ 5 lớp của tôi nghe qua thì buồn cười nhưng thực tế là có thật. Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”. Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”.
Thầy bạn là lộc xuân Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy ở Trường Đại học Cần Thơ. Các bạn sinh viên lứa tôi ở trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đi bộ đội đợt 1971 khoảng 150 người, sau này có khoảng bốn mươi phần trăm hi sinh ở chiến trường phía Nam, số bạn về trường học lại còn khoảng bốn mươi phần trăm, và hai mươi phần trăm nữa chuyển ngành sang học trường khác hoặc làm nghề khác. Khóa 4 thời đó, số bạn không đi bộ đội, lúc ra trường sau 1975, phần lớn đều vào nhận nhiệm sở ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Lứa bạn tôi ở khóa 10 trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc cũng vậy, có khoảng trên sáu mươi phần trăm tăng cường cho nông nghiệp miền Nam. Đối với lứa bạn ở ba lớp Trồng trọt 2A,2B, 2C của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh ở phía Nam thì hiển nhiên sau này ra nghề làm việc ở miền Nam. Có một số ít bạn theo gia đình sang Mỹ, Pháp, Đan Mạch … Vậy nên nghề nông chúng tôi căn bản đã đi theo đúng con đường Nam tiến của dân tộc đang đi. Hôm trước, lớp chúng tôi về thăm Văn Miếu Trấn Biên, ngồi trò chuyện và chơi với nhau bên sông lớn Đồng Nai, chúng tôi đã chiêm nghiệm về điều ấy. Ngày này, chúng tôi dự tất niên ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trò chuyện về IAS đường tới trăm năm tôi về nhà dưới trăng rằm tháng Chạp, và ghi lại điều này.