Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1143
Toàn hệ thống 2449
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN

5 THÁNG 2
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngNgày xuân đọc Trạng Trình; #cnm365 #cltvn #vietnamhoc Xuân mới (ảnh Viên Ngọc Nam),Nông lịch tiết Lập Xuân; 24 tiết khí nông lịch; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Du xuân với Tình yêu; Huyền Trang tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Ngày 5 tháng 2 năm 664, ngày mất Trần Huyền Trang, là người Thầy Phật học đặc biệt nổi tiếng của Trung Quốc, cao tăng Đường Tam Tạng, nhà dịch thuật kinh Phật và trước tác với 74 bộ kinh luận Phật Giáo và “Đại Đường Tây Vực Ký” hiện lưu giữ tại tháp Đại Nhạn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngày 5 tháng 2 năm 1661, Thái tử Huyền Diệp, tức Khang Hy lên ngôi Hoàng Đế triều Thanh, ngày Đinh Tị (7) tháng 1 năm Tân Sửu, sau khi vua cha là Hoàng Đế Thuận Trị Phúc Lâm qua đời ở điện Dưỡng Tâm do mắc bệnh đậu mùa. Ngày 4 tháng 2 năm 2017 là ngày mất của Thái Kim Đỉnh cây đại thụ của văn hóa xứ Nghệ (sinh năm 1926, quê làng Tường Xá, xã Đức Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là cán bộ Ty Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh). Ngày 5 tháng 2 năm 1913 là ngày sinh Nguyễn Khắc Viện, nhà văn hóa và hoạt động chính trị xã hội, tâm lý y học giáo dục nổi tiếng Việt Nam (mất năm 1997); Bài chọn lọc ngày 5 tháng 2: https://hoangkimvn.wordpress.com/#cnm365 #cltvn #vietnamhoc Xuân mới (ảnh Viên Ngọc Nam),Nông lịch tiết Lập Xuân; 24 tiết khí nông lịch; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Du xuân với Tình yêu; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Huyền Trang tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Nông lịch tiết Lập Xuân, 24 tiết khí nông lịch; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Hoa Xuân Vườn Tao Đàn; Truyện George Washington; Mark Zuckerberg và FB; Thơ Xuân Chào Ngày Mới;  Di sản thế giới tại Việt Nam; Đỗ Tất Lợi danh y Việt; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Tím một trời yêu thương; Suy ngẫm từ núi Xanh; Châu Mỹ chuyện không quên; Mark Twain nhà văn Mỹ; IAS đường tới trăm năm; Hoa Đất thương lời hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-2/

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Hoàng Kim

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí trọng yếu để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Áng văn xuất sắc này là viên ngọc rất quý của người xưa để hiểu và đánh giá đúng về thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Hoàng Kim duyên may sưu tầm được một số sách và tư liệu quý về Người, đã tuyển chọn và biên soạn thư mục CNM365 “Ngày xuân đọc Trạng Trình” để hàng năm bổ sung hoàn thiện, hổ trợ dạy và học gồm: 1) Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm trong gia phả; 2) Nguyễn Bỉnh Khiêm trên bách khoa thư; 3) Sấm Trạng Trình bản A 262 câu ; 4) Biển Đông vạn dặm giang tay giữ; 5) Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 6) Thầy bạn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 7) Hậu duệ và học trò Trạng Trình; 8) Giai thoại về Trạng Trình; 9) Nguyễn Bỉnh Khiêm trí tuệ bậc Thầy.

Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại. “Bài tựa” này tuyển chọn từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới – Sài Gòn năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 277 năm (1743- 2020). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.

NGUYỄN BỈNH KHIÊM TÌM TRONG GIA PHẢ
Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743
Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình

Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.

Phụ thân cụ Trạng được tặng phong tước Thái bảo Nghiêm Quận công, mỹ tự là Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng, tài cao, có đức tốt và đã có lần sung chức Thái học sinh đời Lê.

Thân mẫu cụ Trạng được phong tặng tước Từ Thục phu nhân. Bà là người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh cũng thuộc tỉnh Hải Dương, con gáí quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lân. Bà thông minh, học rộng, văn hay, lại tinh thông tướng số. Ngay đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn), bà đã đoán trước rằng vận mệnh nhà Lê chỉ bốn mươi năm nữa là suy đồi khó gỡ. Bà có chí hướng muốn phò vua giúp nước như một bậc trượng phu nên chỉ chịu kết duyên khi gặp người trai vừa ý. Bà kén chồng đến ngót hai mươi năm, cho đến khi gặp ông Văn Định là người có tướng sinh quý tử, mới thành lập gia thất.

Sau khi lấy ông Văn Định, có lần qua bến đò Hàn thuộc sông Tuyết (sông thuộc làng Cổ Am) gặp một chàng thanh niên khác, bà nhìn người này và ngạc nhiên than rằng “lúc trước không gặp, ngày nay sao đến đây làm gì?”. Bọn theo hầu không hiểu nghĩa gì, cầm roi toan đánh đuổi chàng thanh niên ấy, bà cản lại và hỏi tên họ. khi được biết, bà buồn rầu hối hận đến cả mấy năm trời. Người thanh niên ấy không ai khác hơn là Mạc Đăng Dung, Thái Tổ của nhà Mạc sau này.

Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Một hôm vào buổi sáng sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “Mặt trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con người khác thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.

Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa của Kinh, Truyện (tức các bài chính của các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu cậu thuộc lòng đến đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiêm đã thuộc vanh vách đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…

… Trong tám năm ở triều, tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng thần, xin đem ra chém để làm gương, bởi vì bản tâm. Tiên sinh chỉ muốn trăm họ được an vui, những người tàn tật mù lòa được hành nghề hát xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, tiên sinh sợ liên lụỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là năm Quảng Hòa thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.

Treo mũ về quê, tiên sinh dựng am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Tiên sinh bắc hai chiếc cầu là Nghinh Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một cái quán ở bến sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia đá làm di tích để lại.

Ngoài ra, tiên sinh còn tu bổ chùa chiền. Tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim hải hay Úc hải để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh như Yên Tử, Ngọa Vân, Kinh Chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh lại hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở thế gian).

Thời gian tiên sinh dưỡng lão ở quê hương, tiên sinh không tham dự quốc chính nhưng nhà Mạc vẫn kính như bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng đại, vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời lên kinh đô nói chuyện. Tiên sinh dâng lên ý kiến được bổ ích rất nhiều. Mỗi lần lên kinh, xong việc, tiên sinh lại xin về, triều đình ân cần lưu lại, thế nào cũng không được. Sau tiên sinh được nhà Mạc xếp vào hạng đệ nhất công thần, phong tước Trình Tuyền hầu, rồi thăng dần tới tước Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình Quốc công. Ông bà hai đời cũng được truy tặng chức tước, ba người vợ và bảy người con cũng được thứ tự phong hàm.

Năm Cảnh Lịch thứ ba (1555) đời Mạc Tuyên Tôn (Mạc Phúc Nguyên) Thư Quốc công Nguyễn Thiến (người làng Khoa Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông) cùng con trai là Quyện và Miễn (cũng đọc Mồi) về hàng quốc triều (nhà Lê), tiên sinh làm bài thơ gửi cho Thiến trong có câu: Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại/ Tri quân xử biến khởi cam tâm (Ta giúp con côi vì nghĩa trọng/ Ông khi xử biến khá cam lòng); Lại có câu: “Vận chuyển nhất chu ly phục hợp/ Tràng giang khởi hữu hạn đông nam (Vận chuyển một vòng tan lại hợp/ Trường giang đâu có hạn đông nam). Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt. Quyện là viên tướng có tài, luôn luôn lập được chiến công. Mạc Phúc Nguyên lấy làm lo ngại sai vời tiên sinh lên hỏi kế. Tiên sinh tâu: “Cha Quyện với hạ thần là chỗ bạn chí thân ngày trước, có lúc đã ở tại nhà thần, nay ra trấn thủ Thiên Trường, đang ở vào tình thế bán tín bán nghi nay muốn bắt lại, thật chẳng khó gì, cũng như thò tay vào túi để móc một vật gì ra thôi”. Tiên sinh nói đoạn, xin Mạc Phúc Nguyên giao cho một trăm tráng sĩ, sai đi phục sẵn trên bắc ngạn, rồi tiên sinh gửi thư mời Quyện sang bên thuyền uống rượu để gặp và nói chuyện tâm tình. Quyện nhận lời ngay; thừa lúc quá say, phục binh nổi dậy, bắt cóc đem về nam ngạn. Quyện cảm động quá khóc nức nở. Tiên sinh dẫn Quyện theo lại nhà Mạc và sau đó trở thành một danh tướng lừng lẫy. Nhờ đó nhà Mạc duy trì được mấy chục năm nữa.

Trong thời gian ấy, đức Thế Tổ (tức Trịnh Kiểm) nhà chúa Trịnh đã dấy nghĩa binh, thanh thế vang dội khắp xa gần; trong trận giao tranh ở cửa biển Thần phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển (con thứ của Mạc Đăng Doanh) thua to. Thừa thắng, đức Thế tổ tiến binh theo đường núi phía tây ra tiến đánh Kinh Bắc, trong ngoài nơm nớp lo sợ. Nhà Mạc nhờ tiên sinh hiến kế rất nhiều, mới ổn định được tình thế lúc ấy.

Năm Diên Thành thứ 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp, tiên sinh lâm bệnh. Vua Mạc sai sứ đến thăm và hỏi kế quốc sự. Tiên sinh trả lời: Sau này nước nhà có bề gì thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng thêm được vài đời (Tha nhật quốc sự hữu cố/Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế). Qủa nhiên, cách bảy năm sau, nhà Mạc mất, các chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương rút lên Cao Bằng cũng còn giữ được hơn 70 năm, nghĩa là sau ba, bốn đời mới hoàn toàn bị diệt. Xem đó thấy lời dự đoán của tiên sinh rất nghiệm.

Ngày 28 tháng 11 (âm lịch) năm ấy, tiên sinh tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò tôn hiệu là Tuyết Giang Phu tử. Phần mộ ở trên một mô đất khá cao trong làng…

Năm Thuận Bình thứ tám (1556) vua Lê Trung Tông băng, không hoàng nam nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, mới sai ngầm đem lễ vật ra tận Hải Dương hỏi tiên sinh. Tiên sinh không trả lời, chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng: – Vụ này lúa không được mẩy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ. …

Nói xong, tiên sinh xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp nhang, ngoài ra không đã động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý tỏ ra cho biết “cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Trạng Bùng thấy thế, hiểu ý, xin từ giả. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón vua Anh Tôn về lập, tình hình nội bộ mới trở lại bình thường.

Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con trai thứ Lâm Huân Tĩnh Vương (Nguyễn Kim) đương ở trong tình thế nguy ngập, sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu ông, người làng Phạm Xá, huyện Tứ Kỳ, với tiên sinh là chỗ đồng hương, nên trước cảnh ấy, sai người bí mật về làng nhờ tiên sinh chỉ giúp con trai bà một lối sống. Sứ giả đặt gói bạc nén trước mặt, rồi chắp tay lạy mãi.

Tiên sinh thấy sứ giả cố năn nỉ nhưng vẫn không đáp, rồi đứng phắt dậy, cầm gậy thủng thẳng bước ra sau vườn. Đến chỗ núi non bộ (giả sơn) do mười tảng đá xanh xếp thành một dãy quanh co, tiên sinh thấy trên núi có bầy kiến đang men đá leo lên, đứng ngắm một lúc, mỉm cười đọc:

Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân

Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại, Nguyễn Hoàng liền nghĩ ra kế, xin vào trấn thủ Quảng Nam, đến nay con cháu còn hùng cứ một phương.

Trong lúc ngày thường, có lần tiên sinh cùng người học trò là Bùi Thời Cử bói dịch trúng quẻ Càn, thế mà tiên sinh dự đoán “chỉ sau tám đời cuộc can qua nổi dậy”. Sau đúng như thế. Lời đoán của tiên sinh quả thật thần diệu vậy.

Riêng số học trò của tiên sinh thì đông không biết bao nhiêu mà kể. Những người có danh vọng lừng lẫy của bản triều (nhà Lê) như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ và Trương Thời Cử đều là những người nhờ sự dạy dỗ của tiên sinh.

Nhắc đến Phùng Khắc Khoan khi còn theo học, bỗng một đêm tiên sinh đến thẳng nhà trọ, gõ cửa bảo: “Gà gáy rồi, sao chưa dậy nấu cơm, còn nằm ỳ ngủ vậy?”. Khắc Khoan hiểu ý, vội thu xếp hành lý, tìm đường vào Thanh Hóa, nhưng lại ẩn nơi nhà Nguyễn Dữ, người đã soạn bộ “Truyền kỳ mạn lục”. Bộ này được thành một tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” là một phần lớn nhờ sự phủ chính rất nhiều của tiên sinh.

Xem đó thì thấy tiên sinh đối với bản triều (nhà Lê) cũng có góp phần đào tạo một số nhân tài vậy.

Tôi thấy tiên sinh là người lòng dạ khoáng đạt, tư chất cao siêu, sử dụng sự hồn nhiên, không chút cạnh góc, ai hỏi thì nói không thì thôi, đã nói câu gì là câu ấy không xê không dịch. Tiên sinh ở nơi thôn dã, vui với cúc tùng, hơn mười năm trời vẫn không quên nước.

Văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có chỗ ngụ ý răn đời. Thơ Quốc âm của tiên sinh có nhiều, trước đã soạn thành một tập gọi là Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập, có cả ngàn bài nhưng nay chỉ còn độ hơn trăm. Thơ Hán tự cũng nhiều nhưng cũng thất lạc, tôi xem cũng đều thấy chứa những ý nghĩa thanh cao và siêu thoát. Thí dụ câu tiên sinh tự thuật chí hướng mình:

Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ An nhàn ngã thị địa trung tiên (Cao khiết ai là thiên hạ sĩ An nhàn ta chính địa trung tiên)

Nói về gia đình thì tiên sinh có ba vợ:

Bà vợ cả người họ Dương, hiệu Từ Ý, quê tỉnh Hải Dương, người cùng huyện, là con gái quan Hình Bộ Thị lang Dương Đức Nhan.

Bà thứ hai, người họ Nguyễn, hiệu Như Tĩnh

Bà thứ ba hiệu Vi Tĩnh, cùng người họ Nguyễn

Tiên sinh có tất cả mười hai người con, gồm bảy người trai, năm người gái. Con trưởng lấy hiệu Hàn Giang Cư sĩ, được tập ấm phong hàm Trung Trinh đại phu, sau làm quan đến chức Phó hiến. Con thứ hai là Túy An tiên sinh được phong hàm Triều Liệt đại phu, tước Quảng Nghĩa hầu. Con thứ ba hàm Hiển Cung đại phu, tước Xuyên Nghĩa bá. Con thứ tư hiệu Thuần Phu, hàm Hoằng Nghị đại phu, tước Quảng Đô hầu. Con thư năm là Thuần Đức, tước Bá Thư hầu (không thấy ghi người con thứ bảy). Mấy người này đều có quân công cả.

Sau đó, Hàn Giang sinh ra Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tiến, Đạo Tiến sinh Đạo Thông. Đạo Thông sinh Đăng Doanh. Đăng Doanh sinh Thời Đương. Thời Đương lúc này đã 65 tuổi, sinh được ba người con trai, đều là cháu tám đời của tiên sinh vậy.

Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735 đời Lê Ý Tôn) người trong làng vì nhớ thịnh đức của tiên sinh nên đã dựng hai đền thờ này. Người hàng tổng cũng nhớ ơn đức, xuân thu hai kỳ đến tế lễ. Người trong họ của tiên sinh là Nguyễn Hữu Lý sợ sau này gia phả thất lạc có soạn lại một quyển và nhờ tôi viết cho bài tựa.

Tôi đây là người đất Hồng Châu, nghĩa là cùng quê với tiên sinh, nhưng nay đã cách 190 năm rồi, còn biết gì để viết.

Lúc thơ ấu, tôi cũng thường được nghe các bậc phụ huynh nói chuyện tiên sinh, nhưng cũng chỉ biết đại khái là cụ Trạng Trình thôi. Sau nhân những buổi bình luận về tiên hiền với các quan đại phu, tôi có thêm ít nhiều nên ước có dịp thuận tiện sẽ về tận quê quán của tiên sinh để tìm hiểu cho tường. Ước mãi chưa được vì cứ luôn luôn bị việc quan bó buộc.May thay! Năm Tân Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1741 đời Lê Hiển Tôn) tôi vâng mệnh đổi đi Hồng Châu, nhận thấy cùng với nơi nhà cũ tiên sinh chỉ trong gang tấc, tới lui dễ dàng, nhưng lại vì việc quân ngũ quá bề bộn nên mãi đến mùa xuân năm sau, tức năm Nhâm Tuất, trong khi vâng mệnh đi bối đắp đê sông Nhị Hà, mới thực hiện được ý định nói trên.

Đến quê hương của tiên sinh, tôi tìm đến nền quán Trung Tân, coi tấm bia cũ, nhưng nét chữ đã quá mờ, không sao đọc nổi. Tôi vào đền thờ bái yết, nhân tiện hỏi người cháu bảy đời là Nguyễn Thời Đương để xem hành trạng nhưng cũng không thâu thập được gì. Hỏi thăm các bô lão thì sau cơn binh lửa cũng chẳng còn ai biết; duy chỉ có viên hương ấp là Trần Bá Quang biết sơ qua về mấy việc cũ. Ông này ôn lại cho nghe bài phú quốc âm tức bài văn bia quán Trung Tân và đưa cho một bản lục ít bài thơ của tiên sinh. Nhân tiện tôi hỏi đến những di tích của cầu Trường Xuân, cầu Nghinh Phong rồi đi thăm nơi vườn cũ, tới nơi chỉ thấy ba gian nhà lá. Thời Đương và con cháu hơn mười người cũng ở căn nhà đó.

Tôi nhìn quang cảnh đã sinh lòng hoài cảm, lại trông bốn phía càng bồi hồi nữa. Này phía bên tả trước mặt là một cái đầm và bốn năm cái vũng, tất cả độ vài trăm mẫu, bề sâu chỉ độ hơn trượng, chỗ đứt chỗ nối, chỗ thắt chỗ phình, khi thì yên lặng, khi nắng vàng tỏa, phải chăng đây chính là chỗ kiểu đất Nghiễn trì thủy ảnh (mặt hồ nghiên, ánh nước long lanh) có khí thiêng chung đúc để sinh ra một đại nhân vậy?

Do đó tôi ngâm vịnh thẩn thơ, chẳng muốn dời chân. Ôi! Tôi muốn vì tiên sinh viết bài tựa quyển Gia phả, nhưng ngặt vì việc quân khẩn cấp, còn phải gác bút để đeo gươm, thành thử phải đợi ngày khác nữa.

Năm Quý Hợi (1743 đời Lê Hiển Tôn) khoảng mùa Đông, tôi vâng mệnh đi dẹp bọn thuỷ khấu ở vùng Đồ Sơn, nhân lúc đóng quân trên bờ sông Tuyết, lại đến yết kiến đền thờ của tiên sinh. Bọn Thời Đường cho tôi xem quyển Gia phả và nói : Trước đây đã trãi bao phen loạn lạc, chẳng còn quyển nào, sau họ mới sưu tầm được mấy trang rách, trong đó chỉ biên tên họ tiền nhân, ngoài ra chẳng có gì khác cả. Vì thế tôi phải thâu nhặt ý kiến nhiều người, rồi hợp với những điều mắt thấy tai nghe để viết nên bài tựa. Còn việc sưu tầm những bài thơ của tiên sinh, xếp thành thiên, đóng thành tập, để lưu lại cho đời sau thì xin nhường phấn các vị cao minh khác.

Than ôi Phượng Hoàng, Kỳ Lân, đâu phải những vật thường thấy trong vũ trụ xưa nay, mà có thì chúng phải hiện ở những chỗ như vườn nhà Đường (vua Nghiêu) sân nhà Nhu (vua Thuấn) mới là điềm tốt lành. Như tiên sinh đã có sẵn tư chất thông tuệ lại thâm hiểu đạo học thánh hiền, ví phỏng gặp thời để thi thố sở học thì chắc sẽ tạo ra được cảnh trị bình, biến đổi được thói ở trọc phù bạc ra lễ nghĩa văn minh. Khá tiếc thay, một người có tài đức phù tá Vương nghiệp lại sinh giữa thời đại bá giả, khiến cho sở học không áp dụng được gì. Tuy nhiên, dùng thì làm, bỏ thì ẩn, sự đắc dụng hay không, đối với tiên sinh cũng chẳng quan trọng gì. Tôi rất hâm mộ điểm ấy của tiên sinh. Tiên sinh sinh trưởng trên đất nhà Mạc, có lúc thử ra làm quan để thi hành sở học thì cũng là việc bắt chước việc Khổng Phu Tử xưa đi ra mắt Công Sơn Phất Nhiễu; rồi khi thấy không thể giúp được, vội bỏ đi thì lại muốn theo trí sáng của Trương Tử Phòng theo gót Xích Tùng Tử xưa.

Nay tôi đọc những thi văn còn lại của tiên sinh, cũng chẳng khác nào được nghe tiếng reo ngọc khua vàng, sáng sủa như thái dương, rực rỡ như mây màu, thơ thái như cái phong vị tắm nước sông Nghi rồi lên hóng mát ở Vũ vu của Tăng Điểm ngày trước, và cái phong độ yêu sen thích lan của các tiên nho xưa. Đồng thời cũng như thấy tiên sinh và được bái kiến tiên sinh ở chỗ đang ngồi dạy học vậy.

Ngoài ra, tiên sinh lại là người tinh thông Lý học, thấu triệt họa phúc, biết rõ dĩ vãng và tương lai, cả trăm đời sau chưa chắc đã có ai hơn được.

Ôi ! Thiên hạ xưa nay, các bậc quân vương và hiền giả thiếu gì nhưng sống thì phú quý vinh hoa còn khuất, hỏi thời gian sau, đã có mấy ai được người đời nhắc đến. Còn tiên sinh, nay con cháu đã bảy tám đời mà gần thì sĩ phu, dân thứ còn xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu. Như thế, đủ biết tiên sinh là người rất mực của nước ta về thời đại trước vậy

NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRÊN BÁCH KHOA THƯ

Hoàng Kim khởi thảo mục
https://vi.wikipedia.org/wiki Nguyễn Bỉnh Khiêm, Wikipedia Tiếng Việt. đã trên chục năm, nay qua nhiều biến đổi nhờ sự hiệu đính bổ sung của nhiều thức giả.

Nguyễn Bỉnh Khiêm, huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, thường gọi là Trạng Trình Tuyết Giang phu tử, là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn nhất thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp thời, hợp lý, sáng suốt, nhân vật lịch sử ảnh hưởng nhất Việt Nam thế kỷ 16. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm1491 ở Vĩnh Bảo, mất ngày 28 tháng 11 năm 1585, mẹ và bố là Nhữ Thị Thục và Nguyễn Văn Định.

Nguyễn Bỉnh Khiêm có ba người vợ với 12 người con, trong đó có 7 người con trai, con trai trưởng là Nguyễn Văn Chính.; Sau khi ông đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi năm 1535 và làm quan dưới triều Mạc được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công, dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Ông là nhà hiền triết phương Đông, nhà tiên tri số một Việt Nam, được sĩ phu, dân thứ xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu theo nhận định của tiến sĩ Vũ Khâm Lân trong Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký viết năm 1743 trích Gia phả dòng họ Trạng Trình. Ông trao lại kiệt tác kỳ thư Sấm Trạng Trình sau 500 năm đến nay đã giải mã được các dự báo thiên tài chuẩn xác đến lạ lùng. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh sĩ tinh hoa, hiền tài muôn thuở của người Việt, dân tộc Việt và nhân loại.

SẤM TRẠNG TRÌNH BẢN A 262 CÂU (*)
Đọc Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hoàng Kim sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn và giới thiệu
trên Danh nhân ngày 1 tháng 2 năm 2008.

Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay còn gọi là Sấm Trạng Trình, là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm, từ năm 1515 đến năm 2015. Đây là các dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán sứ giả của triều Thanh). Vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người trước thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Sấm ký”, “Bạch Vân Am thi văn tập”,“Thái Ất thần kinh”, “huyền thoại và di tích lịch sử” đã lưu lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá. Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã mà chúng tôi sẽ lần lượt đăng trong các bài nghiên cứu tiếp theo.

Sấm Trạng Trình bản A 262 câu là bản trích từ sách “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Đây là bản phù hợp nhất với bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội ( trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội.; Sấm Trạng Trình gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Tài liệu liên quan hiện có ít nhất ba dị bản, Trong số 20 văn bản, có 7 bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản Sấm Trạng Trình tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ tại Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 nhưng hiện nay sách này vẫn chưa tìm được.

CẢM ĐỀ
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu
Dành hậu thế xem chơi.


Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành

Hoà đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.

Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.

Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.

Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn

Lê tồn, Trịnh tại,
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.

Chim bằng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.

Đoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.

Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

Để loại quỷ bạch Nam xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.

Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.

Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.

Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.

Rồng nằm bể cạn dễ ai hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.

Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.

Nói cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh hùng biết đấy mới ngoan
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.

Ra tay điều độ hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.

Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì

Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.

Kìa những kẻ vội lòng phú quý
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng

Khuyên những đấng thời trung quân tử
Lòng trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.

Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.

Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong

Ngỡ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?

So mấy lề để tàng kim quỹ
Kể sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở, cát bồi
Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma

Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.

Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.

Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.

Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh non đoài

Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu

Xem ý trời ngõ hầu khải thánh
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soI
Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường

Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược thao uyên bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.

Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?

Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức này quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình

Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An

Nực cười những kẻ bàng quang
Cờ tam lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xun xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.

Ghê thay thau lẫn với vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra tuyết t

#CNM365 #CLTVN

5 THÁNG 2
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngNgày xuân đọc Trạng Trình; #cnm365 #cltvn #vietnamhoc Xuân mới (ảnh Viên Ngọc Nam),Nông lịch tiết Lập Xuân; 24 tiết khí nông lịch; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Du xuân với Tình yêu; Huyền Trang tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Ngày 5 tháng 2 năm 664, ngày mất Trần Huyền Trang, là người Thầy Phật học đặc biệt nổi tiếng của Trung Quốc, cao tăng Đường Tam Tạng, nhà dịch thuật kinh Phật và trước tác với 74 bộ kinh luận Phật Giáo và “Đại Đường Tây Vực Ký” hiện lưu giữ tại tháp Đại Nhạn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngày 5 tháng 2 năm 1661, Thái tử Huyền Diệp, tức Khang Hy lên ngôi Hoàng Đế triều Thanh, ngày Đinh Tị (7) tháng 1 năm Tân Sửu, sau khi vua cha là Hoàng Đế Thuận Trị Phúc Lâm qua đời ở điện Dưỡng Tâm do mắc bệnh đậu mùa. Ngày 4 tháng 2 năm 2017 là ngày mất của Thái Kim Đỉnh cây đại thụ của văn hóa xứ Nghệ (sinh năm 1926, quê làng Tường Xá, xã Đức Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là cán bộ Ty Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh). Ngày 5 tháng 2 năm 1913 là ngày sinh Nguyễn Khắc Viện, nhà văn hóa và hoạt động chính trị xã hội, tâm lý y học giáo dục nổi tiếng Việt Nam (mất năm 1997); Bài chọn lọc ngày 5 tháng 2: https://hoangkimvn.wordpress.com/#cnm365 #cltvn #vietnamhoc Xuân mới (ảnh Viên Ngọc Nam),Nông lịch tiết Lập Xuân; 24 tiết khí nông lịch; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Du xuân với Tình yêu; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Huyền Trang tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Nông lịch tiết Lập Xuân, 24 tiết khí nông lịch; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Hoa Xuân Vườn Tao Đàn; Truyện George Washington; Mark Zuckerberg và FB; Thơ Xuân Chào Ngày Mới;  Di sản thế giới tại Việt Nam; Đỗ Tất Lợi danh y Việt; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Tím một trời yêu thương; Suy ngẫm từ núi Xanh; Châu Mỹ chuyện không quên; Mark Twain nhà văn Mỹ; IAS đường tới trăm năm; Hoa Đất thương lời hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-2/

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Hoàng Kim

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí trọng yếu để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Áng văn xuất sắc này là viên ngọc rất quý của người xưa để hiểu và đánh giá đúng về thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Hoàng Kim duyên may sưu tầm được một số sách và tư liệu quý về Người, đã tuyển chọn và biên soạn thư mục CNM365 “Ngày xuân đọc Trạng Trình” để hàng năm bổ sung hoàn thiện, hổ trợ dạy và học gồm: 1) Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm trong gia phả; 2) Nguyễn Bỉnh Khiêm trên bách khoa thư; 3) Sấm Trạng Trình bản A 262 câu ; 4) Biển Đông vạn dặm giang tay giữ; 5) Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 6) Thầy bạn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 7) Hậu duệ và học trò Trạng Trình; 8) Giai thoại về Trạng Trình; 9) Nguyễn Bỉnh Khiêm trí tuệ bậc Thầy.

Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại. “Bài tựa” này tuyển chọn từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới – Sài Gòn năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 277 năm (1743- 2020). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.

NGUYỄN BỈNH KHIÊM TÌM TRONG GIA PHẢ
Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743
Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình

Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.

Phụ thân cụ Trạng được tặng phong tước Thái bảo Nghiêm Quận công, mỹ tự là Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng, tài cao, có đức tốt và đã có lần sung chức Thái học sinh đời Lê.

Thân mẫu cụ Trạng được phong tặng tước Từ Thục phu nhân. Bà là người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh cũng thuộc tỉnh Hải Dương, con gáí quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lân. Bà thông minh, học rộng, văn hay, lại tinh thông tướng số. Ngay đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn), bà đã đoán trước rằng vận mệnh nhà Lê chỉ bốn mươi năm nữa là suy đồi khó gỡ. Bà có chí hướng muốn phò vua giúp nước như một bậc trượng phu nên chỉ chịu kết duyên khi gặp người trai vừa ý. Bà kén chồng đến ngót hai mươi năm, cho đến khi gặp ông Văn Định là người có tướng sinh quý tử, mới thành lập gia thất.

Sau khi lấy ông Văn Định, có lần qua bến đò Hàn thuộc sông Tuyết (sông thuộc làng Cổ Am) gặp một chàng thanh niên khác, bà nhìn người này và ngạc nhiên than rằng “lúc trước không gặp, ngày nay sao đến đây làm gì?”. Bọn theo hầu không hiểu nghĩa gì, cầm roi toan đánh đuổi chàng thanh niên ấy, bà cản lại và hỏi tên họ. khi được biết, bà buồn rầu hối hận đến cả mấy năm trời. Người thanh niên ấy không ai khác hơn là Mạc Đăng Dung, Thái Tổ của nhà Mạc sau này.

Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Một hôm vào buổi sáng sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “Mặt trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con người khác thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.

Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa của Kinh, Truyện (tức các bài chính của các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu cậu thuộc lòng đến đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiêm đã thuộc vanh vách đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…

… Trong tám năm ở triều, tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng thần, xin đem ra chém để làm gương, bởi vì bản tâm. Tiên sinh chỉ muốn trăm họ được an vui, những người tàn tật mù lòa được hành nghề hát xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, tiên sinh sợ liên lụỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là năm Quảng Hòa thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.

Treo mũ về quê, tiên sinh dựng am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Tiên sinh bắc hai chiếc cầu là Nghinh Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một cái quán ở bến sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia đá làm di tích để lại.

Ngoài ra, tiên sinh còn tu bổ chùa chiền. Tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim hải hay Úc hải để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh như Yên Tử, Ngọa Vân, Kinh Chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh lại hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở thế gian).

Thời gian tiên sinh dưỡng lão ở quê hương, tiên sinh không tham dự quốc chính nhưng nhà Mạc vẫn kính như bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng đại, vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời lên kinh đô nói chuyện. Tiên sinh dâng lên ý kiến được bổ ích rất nhiều. Mỗi lần lên kinh, xong việc, tiên sinh lại xin về, triều đình ân cần lưu lại, thế nào cũng không được. Sau tiên sinh được nhà Mạc xếp vào hạng đệ nhất công thần, phong tước Trình Tuyền hầu, rồi thăng dần tới tước Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình Quốc công. Ông bà hai đời cũng được truy tặng chức tước, ba người vợ và bảy người con cũng được thứ tự phong hàm.

Năm Cảnh Lịch thứ ba (1555) đời Mạc Tuyên Tôn (Mạc Phúc Nguyên) Thư Quốc công Nguyễn Thiến (người làng Khoa Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông) cùng con trai là Quyện và Miễn (cũng đọc Mồi) về hàng quốc triều (nhà Lê), tiên sinh làm bài thơ gửi cho Thiến trong có câu: Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại/ Tri quân xử biến khởi cam tâm (Ta giúp con côi vì nghĩa trọng/ Ông khi xử biến khá cam lòng); Lại có câu: “Vận chuyển nhất chu ly phục hợp/ Tràng giang khởi hữu hạn đông nam (Vận chuyển một vòng tan lại hợp/ Trường giang đâu có hạn đông nam). Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt. Quyện là viên tướng có tài, luôn luôn lập được chiến công. Mạc Phúc Nguyên lấy làm lo ngại sai vời tiên sinh lên hỏi kế. Tiên sinh tâu: “Cha Quyện với hạ thần là chỗ bạn chí thân ngày trước, có lúc đã ở tại nhà thần, nay ra trấn thủ Thiên Trường, đang ở vào tình thế bán tín bán nghi nay muốn bắt lại, thật chẳng khó gì, cũng như thò tay vào túi để móc một vật gì ra thôi”. Tiên sinh nói đoạn, xin Mạc Phúc Nguyên giao cho một trăm tráng sĩ, sai đi phục sẵn trên bắc ngạn, rồi tiên sinh gửi thư mời Quyện sang bên thuyền uống rượu để gặp và nói chuyện tâm tình. Quyện nhận lời ngay; thừa lúc quá say, phục binh nổi dậy, bắt cóc đem về nam ngạn. Quyện cảm động quá khóc nức nở. Tiên sinh dẫn Quyện theo lại nhà Mạc và sau đó trở thành một danh tướng lừng lẫy. Nhờ đó nhà Mạc duy trì được mấy chục năm nữa.

Trong thời gian ấy, đức Thế Tổ (tức Trịnh Kiểm) nhà chúa Trịnh đã dấy nghĩa binh, thanh thế vang dội khắp xa gần; trong trận giao tranh ở cửa biển Thần phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển (con thứ của Mạc Đăng Doanh) thua to. Thừa thắng, đức Thế tổ tiến binh theo đường núi phía tây ra tiến đánh Kinh Bắc, trong ngoài nơm nớp lo sợ. Nhà Mạc nhờ tiên sinh hiến kế rất nhiều, mới ổn định được tình thế lúc ấy.

Năm Diên Thành thứ 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp, tiên sinh lâm bệnh. Vua Mạc sai sứ đến thăm và hỏi kế quốc sự. Tiên sinh trả lời: Sau này nước nhà có bề gì thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng thêm được vài đời (Tha nhật quốc sự hữu cố/Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế). Qủa nhiên, cách bảy năm sau, nhà Mạc mất, các chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương rút lên Cao Bằng cũng còn giữ được hơn 70 năm, nghĩa là sau ba, bốn đời mới hoàn toàn bị diệt. Xem đó thấy lời dự đoán của tiên sinh rất nghiệm.

Ngày 28 tháng 11 (âm lịch) năm ấy, tiên sinh tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò tôn hiệu là Tuyết Giang Phu tử. Phần mộ ở trên một mô đất khá cao trong làng…

Năm Thuận Bình thứ tám (1556) vua Lê Trung Tông băng, không hoàng nam nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, mới sai ngầm đem lễ vật ra tận Hải Dương hỏi tiên sinh. Tiên sinh không trả lời, chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng: – Vụ này lúa không được mẩy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ. …

Nói xong, tiên sinh xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp nhang, ngoài ra không đã động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý tỏ ra cho biết “cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Trạng Bùng thấy thế, hiểu ý, xin từ giả. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón vua Anh Tôn về lập, tình hình nội bộ mới trở lại bình thường.

Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con trai thứ Lâm Huân Tĩnh Vương (Nguyễn Kim) đương ở trong tình thế nguy ngập, sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu ông, người làng Phạm Xá, huyện Tứ Kỳ, với tiên sinh là chỗ đồng hương, nên trước cảnh ấy, sai người bí mật về làng nhờ tiên sinh chỉ giúp con trai bà một lối sống. Sứ giả đặt gói bạc nén trước mặt, rồi chắp tay lạy mãi.

Tiên sinh thấy sứ giả cố năn nỉ nhưng vẫn không đáp, rồi đứng phắt dậy, cầm gậy thủng thẳng bước ra sau vườn. Đến chỗ núi non bộ (giả sơn) do mười tảng đá xanh xếp thành một dãy quanh co, tiên sinh thấy trên núi có bầy kiến đang men đá leo lên, đứng ngắm một lúc, mỉm cười đọc:

Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân

Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại, Nguyễn Hoàng liền nghĩ ra kế, xin vào trấn thủ Quảng Nam, đến nay con cháu còn hùng cứ một phương.

Trong lúc ngày thường, có lần tiên sinh cùng người học trò là Bùi Thời Cử bói dịch trúng quẻ Càn, thế mà tiên sinh dự đoán “chỉ sau tám đời cuộc can qua nổi dậy”. Sau đúng như thế. Lời đoán của tiên sinh quả thật thần diệu vậy.

Riêng số học trò của tiên sinh thì đông không biết bao nhiêu mà kể. Những người có danh vọng lừng lẫy của bản triều (nhà Lê) như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ và Trương Thời Cử đều là những người nhờ sự dạy dỗ của tiên sinh.

Nhắc đến Phùng Khắc Khoan khi còn theo học, bỗng một đêm tiên sinh đến thẳng nhà trọ, gõ cửa bảo: “Gà gáy rồi, sao chưa dậy nấu cơm, còn nằm ỳ ngủ vậy?”. Khắc Khoan hiểu ý, vội thu xếp hành lý, tìm đường vào Thanh Hóa, nhưng lại ẩn nơi nhà Nguyễn Dữ, người đã soạn bộ “Truyền kỳ mạn lục”. Bộ này được thành một tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” là một phần lớn nhờ sự phủ chính rất nhiều của tiên sinh.

Xem đó thì thấy tiên sinh đối với bản triều (nhà Lê) cũng có góp phần đào tạo một số nhân tài vậy.

Tôi thấy tiên sinh là người lòng dạ khoáng đạt, tư chất cao siêu, sử dụng sự hồn nhiên, không chút cạnh góc, ai hỏi thì nói không thì thôi, đã nói câu gì là câu ấy không xê không dịch. Tiên sinh ở nơi thôn dã, vui với cúc tùng, hơn mười năm trời vẫn không quên nước.

Văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có chỗ ngụ ý răn đời. Thơ Quốc âm của tiên sinh có nhiều, trước đã soạn thành một tập gọi là Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập, có cả ngàn bài nhưng nay chỉ còn độ hơn trăm. Thơ Hán tự cũng nhiều nhưng cũng thất lạc, tôi xem cũng đều thấy chứa những ý nghĩa thanh cao và siêu thoát. Thí dụ câu tiên sinh tự thuật chí hướng mình:

Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ An nhàn ngã thị địa trung tiên (Cao khiết ai là thiên hạ sĩ An nhàn ta chính địa trung tiên)

Nói về gia đình thì tiên sinh có ba vợ:

Bà vợ cả người họ Dương, hiệu Từ Ý, quê tỉnh Hải Dương, người cùng huyện, là con gái quan Hình Bộ Thị lang Dương Đức Nhan.

Bà thứ hai, người họ Nguyễn, hiệu Như Tĩnh

Bà thứ ba hiệu Vi Tĩnh, cùng người họ Nguyễn

Tiên sinh có tất cả mười hai người con, gồm bảy người trai, năm người gái. Con trưởng lấy hiệu Hàn Giang Cư sĩ, được tập ấm phong hàm Trung Trinh đại phu, sau làm quan đến chức Phó hiến. Con thứ hai là Túy An tiên sinh được phong hàm Triều Liệt đại phu, tước Quảng Nghĩa hầu. Con thứ ba hàm Hiển Cung đại phu, tước Xuyên Nghĩa bá. Con thứ tư hiệu Thuần Phu, hàm Hoằng Nghị đại phu, tước Quảng Đô hầu. Con thư năm là Thuần Đức, tước Bá Thư hầu (không thấy ghi người con thứ bảy). Mấy người này đều có quân công cả.

Sau đó, Hàn Giang sinh ra Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tiến, Đạo Tiến sinh Đạo Thông. Đạo Thông sinh Đăng Doanh. Đăng Doanh sinh Thời Đương. Thời Đương lúc này đã 65 tuổi, sinh được ba người con trai, đều là cháu tám đời của tiên sinh vậy.

Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735 đời Lê Ý Tôn) người trong làng vì nhớ thịnh đức của tiên sinh nên đã dựng hai đền thờ này. Người hàng tổng cũng nhớ ơn đức, xuân thu hai kỳ đến tế lễ. Người trong họ của tiên sinh là Nguyễn Hữu Lý sợ sau này gia phả thất lạc có soạn lại một quyển và nhờ tôi viết cho bài tựa.

Tôi đây là người đất Hồng Châu, nghĩa là cùng quê với tiên sinh, nhưng nay đã cách 190 năm rồi, còn biết gì để viết.

Lúc thơ ấu, tôi cũng thường được nghe các bậc phụ huynh nói chuyện tiên sinh, nhưng cũng chỉ biết đại khái là cụ Trạng Trình thôi. Sau nhân những buổi bình luận về tiên hiền với các quan đại phu, tôi có thêm ít nhiều nên ước có dịp thuận tiện sẽ về tận quê quán của tiên sinh để tìm hiểu cho tường. Ước mãi chưa được vì cứ luôn luôn bị việc quan bó buộc.May thay! Năm Tân Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1741 đời Lê Hiển Tôn) tôi vâng mệnh đổi đi Hồng Châu, nhận thấy cùng với nơi nhà cũ tiên sinh chỉ trong gang tấc, tới lui dễ dàng, nhưng lại vì việc quân ngũ quá bề bộn nên mãi đến mùa xuân năm sau, tức năm Nhâm Tuất, trong khi vâng mệnh đi bối đắp đê sông Nhị Hà, mới thực hiện được ý định nói trên.

Đến quê hương của tiên sinh, tôi tìm đến nền quán Trung Tân, coi tấm bia cũ, nhưng nét chữ đã quá mờ, không sao đọc nổi. Tôi vào đền thờ bái yết, nhân tiện hỏi người cháu bảy đời là Nguyễn Thời Đương để xem hành trạng nhưng cũng không thâu thập được gì. Hỏi thăm các bô lão thì sau cơn binh lửa cũng chẳng còn ai biết; duy chỉ có viên hương ấp là Trần Bá Quang biết sơ qua về mấy việc cũ. Ông này ôn lại cho nghe bài phú quốc âm tức bài văn bia quán Trung Tân và đưa cho một bản lục ít bài thơ của tiên sinh. Nhân tiện tôi hỏi đến những di tích của cầu Trường Xuân, cầu Nghinh Phong rồi đi thăm nơi vườn cũ, tới nơi chỉ thấy ba gian nhà lá. Thời Đương và con cháu hơn mười người cũng ở căn nhà đó.

Tôi nhìn quang cảnh đã sinh lòng hoài cảm, lại trông bốn phía càng bồi hồi nữa. Này phía bên tả trước mặt là một cái đầm và bốn năm cái vũng, tất cả độ vài trăm mẫu, bề sâu chỉ độ hơn trượng, chỗ đứt chỗ nối, chỗ thắt chỗ phình, khi thì yên lặng, khi nắng vàng tỏa, phải chăng đây chính là chỗ kiểu đất Nghiễn trì thủy ảnh (mặt hồ nghiên, ánh nước long lanh) có khí thiêng chung đúc để sinh ra một đại nhân vậy?

Do đó tôi ngâm vịnh thẩn thơ, chẳng muốn dời chân. Ôi! Tôi muốn vì tiên sinh viết bài tựa quyển Gia phả, nhưng ngặt vì việc quân khẩn cấp, còn phải gác bút để đeo gươm, thành thử phải đợi ngày khác nữa.

Năm Quý Hợi (1743 đời Lê Hiển Tôn) khoảng mùa Đông, tôi vâng mệnh đi dẹp bọn thuỷ khấu ở vùng Đồ Sơn, nhân lúc đóng quân trên bờ sông Tuyết, lại đến yết kiến đền thờ của tiên sinh. Bọn Thời Đường cho tôi xem quyển Gia phả và nói : Trước đây đã trãi bao phen loạn lạc, chẳng còn quyển nào, sau họ mới sưu tầm được mấy trang rách, trong đó chỉ biên tên họ tiền nhân, ngoài ra chẳng có gì khác cả. Vì thế tôi phải thâu nhặt ý kiến nhiều người, rồi hợp với những điều mắt thấy tai nghe để viết nên bài tựa. Còn việc sưu tầm những bài thơ của tiên sinh, xếp thành thiên, đóng thành tập, để lưu lại cho đời sau thì xin nhường phấn các vị cao minh khác.

Than ôi Phượng Hoàng, Kỳ Lân, đâu phải những vật thường thấy trong vũ trụ xưa nay, mà có thì chúng phải hiện ở những chỗ như vườn nhà Đường (vua Nghiêu) sân nhà Nhu (vua Thuấn) mới là điềm tốt lành. Như tiên sinh đã có sẵn tư chất thông tuệ lại thâm hiểu đạo học thánh hiền, ví phỏng gặp thời để thi thố sở học thì chắc sẽ tạo ra được cảnh trị bình, biến đổi được thói ở trọc phù bạc ra lễ nghĩa văn minh. Khá tiếc thay, một người có tài đức phù tá Vương nghiệp lại sinh giữa thời đại bá giả, khiến cho sở học không áp dụng được gì. Tuy nhiên, dùng thì làm, bỏ thì ẩn, sự đắc dụng hay không, đối với tiên sinh cũng chẳng quan trọng gì. Tôi rất hâm mộ điểm ấy của tiên sinh. Tiên sinh sinh trưởng trên đất nhà Mạc, có lúc thử ra làm quan để thi hành sở học thì cũng là việc bắt chước việc Khổng Phu Tử xưa đi ra mắt Công Sơn Phất Nhiễu; rồi khi thấy không thể giúp được, vội bỏ đi thì lại muốn theo trí sáng của Trương Tử Phòng theo gót Xích Tùng Tử xưa.

Nay tôi đọc những thi văn còn lại của tiên sinh, cũng chẳng khác nào được nghe tiếng reo ngọc khua vàng, sáng sủa như thái dương, rực rỡ như mây màu, thơ thái như cái phong vị tắm nước sông Nghi rồi lên hóng mát ở Vũ vu của Tăng Điểm ngày trước, và cái phong độ yêu sen thích lan của các tiên nho xưa. Đồng thời cũng như thấy tiên sinh và được bái kiến tiên sinh ở chỗ đang ngồi dạy học vậy.

Ngoài ra, tiên sinh lại là người tinh thông Lý học, thấu triệt họa phúc, biết rõ dĩ vãng và tương lai, cả trăm đời sau chưa chắc đã có ai hơn được.

Ôi ! Thiên hạ xưa nay, các bậc quân vương và hiền giả thiếu gì nhưng sống thì phú quý vinh hoa còn khuất, hỏi thời gian sau, đã có mấy ai được người đời nhắc đến. Còn tiên sinh, nay con cháu đã bảy tám đời mà gần thì sĩ phu, dân thứ còn xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu. Như thế, đủ biết tiên sinh là người rất mực của nước ta về thời đại trước vậy

NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRÊN BÁCH KHOA THƯ

Hoàng Kim khởi thảo mục
https://vi.wikipedia.org/wiki Nguyễn Bỉnh Khiêm, Wikipedia Tiếng Việt. đã trên chục năm, nay qua nhiều biến đổi nhờ sự hiệu đính bổ sung của nhiều thức giả.

Nguyễn Bỉnh Khiêm, huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, thường gọi là Trạng Trình Tuyết Giang phu tử, là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn nhất thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp thời, hợp lý, sáng suốt, nhân vật lịch sử ảnh hưởng nhất Việt Nam thế kỷ 16. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm1491 ở Vĩnh Bảo, mất ngày 28 tháng 11 năm 1585, mẹ và bố là Nhữ Thị Thục và Nguyễn Văn Định.

Nguyễn Bỉnh Khiêm có ba người vợ với 12 người con, trong đó có 7 người con trai, con trai trưởng là Nguyễn Văn Chính.; Sau khi ông đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi năm 1535 và làm quan dưới triều Mạc được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công, dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Ông là nhà hiền triết phương Đông, nhà tiên tri số một Việt Nam, được sĩ phu, dân thứ xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu theo nhận định của tiến sĩ Vũ Khâm Lân trong Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký viết năm 1743 trích Gia phả dòng họ Trạng Trình. Ông trao lại kiệt tác kỳ thư Sấm Trạng Trình sau 500 năm đến nay đã giải mã được các dự báo thiên tài chuẩn xác đến lạ lùng. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh sĩ tinh hoa, hiền tài muôn thuở của người Việt, dân tộc Việt và nhân loại.

SẤM TRẠNG TRÌNH BẢN A 262 CÂU (*)
Đọc Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hoàng Kim sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn và giới thiệu
trên Danh nhân ngày 1 tháng 2 năm 2008.

Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay còn gọi là Sấm Trạng Trình, là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm, từ năm 1515 đến năm 2015. Đây là các dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán sứ giả của triều Thanh). Vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người trước thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Sấm ký”, “Bạch Vân Am thi văn tập”,“Thái Ất thần kinh”, “huyền thoại và di tích lịch sử” đã lưu lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá. Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã mà chúng tôi sẽ lần lượt đăng trong các bài nghiên cứu tiếp theo.

Sấm Trạng Trình bản A 262 câu là bản trích từ sách “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Đây là bản phù hợp nhất với bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội ( trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội.; Sấm Trạng Trình gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Tài liệu liên quan hiện có ít nhất ba dị bản, Trong số 20 văn bản, có 7 bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản Sấm Trạng Trình tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ tại Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 nhưng hiện nay sách này vẫn chưa tìm được.

CẢM ĐỀ
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu
Dành hậu thế xem chơi.


Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành

Hoà đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.

Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.

Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.

Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn

Lê tồn, Trịnh tại,
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.

Chim bằng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.

Đoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.

Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

Để loại quỷ bạch Nam xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.

Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.

Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.

Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.

Rồng nằm bể cạn dễ ai hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.

Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.

Nói cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh hùng biết đấy mới ngoan
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.

Ra tay điều độ hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.

Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì

Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.

Kìa những kẻ vội lòng phú quý
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng

Khuyên những đấng thời trung quân tử
Lòng trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.

Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.

Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong

Ngỡ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?

So mấy lề để tàng kim quỹ
Kể sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở, cát bồi
Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma

Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.

Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.

Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.

Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh non đoài

Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu

Xem ý trời ngõ hầu khải thánh
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soI
Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường

Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược thao uyên bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.

Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?

Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức này quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình

Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An

Nực cười những kẻ bàng quang
Cờ tam lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xun xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.

Ghê thay thau lẫn với vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra tuyết tán mây tan
Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.

Can qua, việc nước bời bời
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca

Rừng xanh, núi đỏ bao la
Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên
Sửu Dần thiên hạ đảo điên
Ngày nay thiên số vận niên rành rành.

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình

Sự đời tính đã phân minh
Thanh nhàn mới kể chyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.

Chó kêu ầm ỉ mùa đông
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợn kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời

Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.

Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời

Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình

Đầu can Võ tướng ra binh
Ắt là trăm họ thái bình âu ca
Thần Kinh Thái Ất suy ra
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn

Ngày thường xem thấy quyển vàng
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Ất thấy lạ đời
Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân

Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình

Phú quý hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giã giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành

Rồi ra mới biết thánh minh
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?

Nói đến độ thầy tăng mở nước
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu những cậy phép màu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào

Cũng có kẻ non trèo biển lội
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh

Những người phụ giúp thánh minh
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai
Can qua chiến trận để người thưởng công

Trẻ già được biết sự lòng
Ghi làm một bản để hòng giở xem
Đời này những thánh cùng tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân

Này những lúc thánh nhân chưa lại
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.

Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.”

BIỂN ĐÔNG VẠN DẶM GIANG TAY GIỮ

Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” và thông điệp ngoại giao của cụ Trạng Trình nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình. Điều lạ trong câu thơ là dịch lý, ẩn ngữ, chiết tự của cách ứng xử hiện thời. Bình là hòa bình nhưng bình cũng là Tập Cận Bình. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là sự thật hiển nhiên, khó ai có thể lấy mạnh hiếp yếu, cưỡng tình đoạt lý để mưu toan giành giật, cho dù cuộc đấu thời vận và pháp lý trãi hàng trăm, hàng ngàn năm, là “kê cân – gân gà” mà bậc hiền minh cần sáng suốt. “Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh” Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. “Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân” Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo.”Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả”; “Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân”. Đạo lý, Dịch lý, Chiết tự và Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !

Trung Hoa có câu chuyện phong thủy.  Núi Cảnh Sơn. Jǐngshān, 景山, “Núi Cảnh”, địa chỉ tại 44 Jingshan W St, Xicheng, Beijing là linh địa đế đô. Cảnh Sơn là Núi Xanh, Green Mount, ngọn núi nhân tạo linh ứng đất trời, phong thủy tuyệt đẹp tọa lạc ở quận Tây Thành, chính bắc của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, trục trung tâm của Bắc Kinh, thẳng hướng Cố Cung, Thiên An Môn. Trục khác nối Thiên Đàn (天坛; 天壇; Tiāntán, Abkai mukdehun) một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Xuanwu. Trục khác nối Di Hòa Viên (颐和园/頤和園; Yíhé Yuán, cung điện mùa hè) – là “vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa” một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng Tây Bắc. Một hướng khác nối Hải Nam tại thành phố hải đảo Tam Sa, nơi có pho tượng Phật thuộc loại bề thế nhất châu Á. Tam Sa là thành phố có diện tích đất liền nhỏ nhất, tổng diện tích lớn nhất và có dân số ít nhất tại Trung Quốc.  Theo phân định của chính phủ Trung Quốc, Tam Sa bao gồm khoảng 260 đảo, đá, đá ngầm,  bãi cát trên biển Đông với tổng diện tích đất liền là 13 km². Địa giới thành phố trải dài 900 km theo chiều đông-tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, diện tích vùng biển khoảng 2 triệu km². Đó là đường lưỡi bò huyền bí. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nằm trên trục chính của sự thèm muốn này.

Ngày xuân đọc Trạng Trình. Lạ lùng thay hơn 500 trước Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo điều này và  sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu.

CỰ NGAO ĐỚI SƠN

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực Trước cước trào vô quyển địa thanh Vạn lý Đông minh quy bá ác Ức niên Nam cực điện long bình Ngã kim dục triển phù nguy lực Vãn khước quan hà cựu đế thành Dịch nghĩa: CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên. Dịch thơ: CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI Núi tiên biển biếc nước trong xanh Rùa lớn đội lên non nước thành Đầu ngẩng trời dư sức vá đá Dầm chân đất sóng vỗ an lành Biển Đông vạn dặm dang tay giữ Đất Việt muôn năm vững trị bình Chí những phù nguy xin gắng sức

Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.(Bản dịch thơ Nguyễn Khắc Mai)

THƠ VĂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Bốn tác phẩm tuyển chọn

DƯỠNG SINH THI

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần
Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân.
Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị,
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu,
Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân

Dịch thơ

Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.

(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)

NHÀN (Thơ Nôm, bài 73)

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

CHÍN MƯƠI (Thơ Nôm, bài 29)

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tóc đã thưa, răng đã mòn,
Việc nhà đã phó mặc dâu con.
Bàn cờ, cuộc rươu, vầy hoa cúc
Bó củi, cần câu, trốn nước non.
Nhàn được thú vui hay nấn ná,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon
Chín mươi thì kể xuân đà muộn
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.

NGUYỄN BỈNH KHIÊM: MẶT TRỜI MỌC Ở PHƯƠNG ĐÔNG

Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543)

Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568).

Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân
(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của Đoan Quận công Nguyễn Hoàng)

Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế
(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của vua Mạc)

Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong
(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về mối quan hệ giữa vua Lê và chúa Trịnh)

Tứ bách niên tiền, chung phục thuỷ / Thập tam thế hậu, dị nhi đồng
(Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về con cháu họ Mạc)

Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ / Hưng tộ diên trường ức vạn xuân
(Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về thời vận mới của nước Việt)

Cổ lai quốc dĩ dân vi bản / Đắc quốc ưng tri tại đắc dân
(Thơ chữ Hán, Cảm hứng)

Cổ lai nhân giả tư vô địch / Hà tất khu khu sự chiến tranh
(Thơ chữ Hán)

Tất cánh dục cầu ngô lạc xứ / Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu
(Thơ chữ Hán, Ngụ hứng)

Có thuở được thời mèo đuổi chuột / Đến khi thất thế kiến tha bò
(Thơ Nôm, Bài 75)

Thớt có tanh tao ruồi đậu đến / Ang không mật mỡ kiến bò chi
(Thơ Nôm, Bài 53)

Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa / Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi
(Thơ Nôm, Bài 52)

Thế gian biến cải vũng nên đồi / Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi
(Thơ Nôm, Bài 77)

Làm người hay một chớ hay hai / Chớ cậy rằng hơn, chớ cậy tài
(Thơ Nôm, Bài 65)

Làm người chớ thấy tài mà cậy / Có nhọn bao nhiêu lại có tù
(Thơ Nôm, Bài 11)

Làm người có dại mới nên khôn / Chớ dại ngây si, chớ quá khôn
(Thơ Nôm, Bài 94)

Chớ cậy rằng khôn khinh rẻ dại / Gặp thời, dại cũng hoá ra khôn
(Thơ Nôm, Bài 94)

Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng/ Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen
(Thơ Nôm, Bài 5)

Đạo ở mình ta lấy đạo trung / Chớ cho đục, chớ cho trong
(Thơ Nôm, Bài 104)

HUYỀN TRANG THÁP ĐẠI NHẠN
Hoàng Kim

Tháp Đại Nhạn thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc là nơi tôn kính và uy nghiêm lưu dấu pho sử thi vĩ đại Phật Giáo Thế Giới với Trung Quốc. Danh thắng này ý nghĩa chuyển pháp luân dường như
Vườn Lâm Tì Ni thánh địa Phật Giáo Đản Sinh thuộc vùng Rupandehi phía Tây Nam của Nepal gần Ấn Độ, cũng dường như rất gần với ý nghĩa danh thắng non thiêng Yên Tử nơi lưu dấu tích của Trúc Lâm vua Phật Trần Nhân Tông Việt Nam.

HuyenTrang5

Trần Huyền Trang tên thật là Trần Vỹ, sinh năm 602 (hoặc 596?) thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, tại huyện Câu Thi, hiện là huyện Yêm Sư, tỉnh Hà Nam, mất ngày 5 tháng 2 năm 664 tại Ấn Đài, Thiểm Tây, Trung Quốc; Huyền Trang là một trong những người Thầy vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc thời Đường, nhà dịch thuật kinh điển Phật Giáo rất nổi tiếng, là nguyên mẫu Đường Tam Tạng đã được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm “Tây Du Ký”, là người cùng thời với vua Đường Thái Tông  Lý Thế Dân.

Năm 629 sư Trần Huyền Trang xuất phát từ Trung Quốc hành hương sang đất Phật, năm 630 thì đến nơi, năm 645 quay về Trung Quốc. Huyền Trang đích thân mang kinh Phật về và chủ trì dịch thuật thành 75 bộ kinh luận Phật Giáo với 1335 quyển, thực hiện liên tục trong suốt 19 năm với quy mô to lớn và chất lượng dịch thuật rất cao. Huyền Trang cũng là tác giả của bộ “Ðại Ðường Tây Vực Ký” 12 quyển có giá trị đặc biệt về địa lý, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và du lịch. Cao tăng Huyền Trang đồng thời cũng đào tạo một hệ thống tăng sĩ về Duy thức và Nhân minh Ấn Độ, là Quốc sư của triều Đường chấn hưng Phật Giáo và mang lại hiển vinh cho lịch sử Trung Quốc.

DuongHuyenTrangThapDaiNhan

Tháp Đại Nhạn là một tháp ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc được xây năm 652 trong thời kỳ của Đường Cao Tông trị vì 649-683, lúc đó tháp có 5 tầng cao 54 m dùng để chứa bản dịch Kinh phật của Đường Tam Tạng. Tháp đã được xây lại năm 704 trong thờiVõ Tắc Thiên, bề mặt ốp gạch được trùng tu vào thời nhà Minh (1368–1644) và được phục chế tôn tạo vào năm 1964. Tháp Đại Nhan hiện cao 64 mét. Từ đỉnh tháp có thể bao quát tầm nhìn thành phố Tây An, là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Tháp Đại Nhạn là chứng tích du lịch nổi tiếng của thành phố Tây An.

ThapDaiNhan1

Đi dưới vùng  trời minh triết của Tháp Đại Nhạn lắng nghe cỏ cây và cổ vật kể chuyện.

HuyenTrang1
HuyenTrang2

Ngôi am cổ tự kia và phiến đá này còn lưu dấu vết tích của một vị chân tu.

DuongTamTangThapDaiNhan


Tháp Đại Nhạn và quần thể kiến trúc này tính đến nay đã ra ngoài ngàn năm.

DoiQuanDatNungTayAn

Ở Tây An còn có “đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng” với biết bao kỳ bí khác. Thế nhưng ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi đối với Tây An vẫn là Huyền Trang với tháp Đại Nhạn. Đó là bài học lịch sử văn hóa nhân văn thật sâu sắc.

Đường Huyền Trang và Tháp Đại Nhạn, một vùng di sản thiêng liêng thật đáng khâm phục.

Tôi tới thăm Trần Huyền Trang và Tháp Đại Nhạn nhớ về Trúc Lâm Yên Tử , vườn Lâm Tì Ni, chợt nghĩ về di vật cổ ở Nam Cát Tiên nơi thánh địa Phật Giáo đất Phù Nam, chợt nhớ về”Đại Đường Tây Vực Ký” những ẩn ngữ kỳ lạ trong câu chuyện Phật Giáo mà cụ Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) và cụ Vương Hồng Sến đã tinh tuyển chọn lọc kể lại.

Thăm Vườn Quốc gia ở Việt Nam, ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta sẽ hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới.

Hoàng Kim


ĐÌA CHỈ XANH ẤN ĐỘ
Hoàng Kim

“Địa chỉ xanh Ấn Độ” “Học để làm ở Ấn Độ“, là chùm ảnh đẹp tôn vinh tình bạn quý của chúng ta. Cám ơn Mark Zuckerberg và Facebook đã lưu kỷ niệm và nhắc tôi viết về ngày tình bạn với câu chuyện tuyệt vời này. https://hoangkimlong.wordpress.com/cate…/dia-chi-xanh-an-do/.

Chào mừng những người bạn khắp năm châu trong tấm ảnh lắng đọng này. Chúc mừngBernardo Ospina hôm nay là ngày sinh. Lời chào từ Việt Nam từ Nguyễn Văn Bộ và Hoàng Kim tới C L Laxmipathi Gowda và các bạn. Chúng tôi có nhiều người bạn quý ở Ấn Độ . Các bạn đã nhiều lần đến Việt Nam cùng nghiên cứu phát triển sắn bền vững. Chúng ta đã cùng có mặt ở Hội thảo Cây có Củ toàn cầu ở Kuala Lumpur (Malaysia), Hội thảo Cây có Củ toàn cầu ở Ghent (Bỉ) và đã cùng các chuyên gia IFAD, FAO, ICRISAT, CIAT, VAAS, NLU  trao đổi tổng kết các dự án khoa học nông nghiệp chung sức với Việt Nam. Chúng ta đã cùng đồng hành và suy niệm về bài học Ấn Độ, châu Mỹ La tinh và Việt Nam. Ai cũng có bản sắc riêng và những điều hay tốt đẹp của mình


Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, có nhiều người bạn quý ở bên đó, trong số đó có S. Edison là Viện Trưởng của Viện Cây Có Củ Toàn Ấn (CTCRI) ông đã nhiều lần sang thăm Sắn Việt Nam và đã từng cùng vợ chồng thầy Mai Văn Quyền và vợ chồng anh Bùi Bá Bổng dự tiệc cưới các con tôi là Hoàng Bá Lộc và Hoàng Tố Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Những năm trước đây, tôi đã được trãi nghiệm đi khảo sát các vùng trồng sắn, đậu đỗ và cây nông nghiệp chủ yếu tại các bang Kerala, Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Karnataka, Maharashtra. Sắn Ấn Độ năng suất cao nhất thế giới chủ yếu bởi vùng sắn có tưới ở Tamil Nadu và Andhra Pradesh còn tại Kerala, Karnataka, Maharashtra và các bang khác thì chủ yếu nhờ nước trời như Sắn Việt Nam. Anh Bổng học tiến sĩ ở Ấn Độ và đã từng đoạt giải sinh viên xuất sắc nhất Toàn Ấn. Nhiều chuyên gia khoa học nông nghiệp Việt Nam được đào tạo ở Ấn Độ.

Những năm gần đây tôi có ba lần sang dự hội thảo và báo cáo kết quả thực hiện đề tài nhánh phối hợp liên lục địa Á Âu Mỹ do ICRISAT chủ trì điều phối (ảnh trên). Cách mạng Sắn ở Việt Nam đã được thế giới biết đến, tiếp sức và đánh giá cao. Việt Nam là điểm sáng toàn cầu về thành tựu chọn giống sắn kỹ thuật thâm canh, liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sắn cho xuất khẩu và thị trường trong nước. Sắn Việt Nam đã nâng cao sinh kế và thu nhập cho hàng triệu hộ nông dân nghèo trồng và chế biến sắn. Thành công này của nông dân và các nhà khoa học nông nghiệp, nhà khuyến nông, quản lý và doanh nghiệp Việt Nam có sự đồng hành mạnh mẽ của các chuyên gia quốc tế.

Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) là một tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu nông nghiệp cho phát triển nông thôn có trụ sở tại Patancheru (Hyderabad, Telangana, Ấn Độ) với nhiều trung tâm khu vực (Bamako (Mali), Nairobi (Kenya) ) và các trạm nghiên cứu (Niamey (Niger), Kano (Nigeria), Lilongwe (Malawi), Addis Ababa (Ethiopia), Bulawayo (Zimbabwe)). ICRISAT được thành lập năm 1972 bởi một tập đoàn các tổ chức do Ford và Rockefeller triệu tập. Điều lệ của FAO đã được ký bởi FAO và UNDP. Kể từ khi thành lập, nước chủ nhà Ấn Độ đã dành cho ICRISAT một vị trí đặc biệt với tư cách là một Tổ chức Liên hợp quốc hoạt động trên lãnh thổ Ấn Độ, làm cho nó hội đủ điều kiện cho các đặc quyền miễn trừ đặc biệt và đặc quyền thuế. ICRISAT được quản lý bởi một Tổng giám đốc hoạt động toàn thời gian dưới sự chỉ dẫn chung của Ban Quản trị Quốc tế. Tổng giám đốc thuở tôi sang làm việc (trước năm 2016)  là tiến sĩ Wiliam Dar người Philippines, Phó Tổng Giám đốc là C L Laxmipathi Gowda.  Tổng giám đốc hiện nay là Tiến sĩ David Bergvinson. Chủ tịch hiện tại của Hội đồng là Giáo sư Chandra Madramootoo.

ICRISAT – Science of discovery to science of delivery.  Ấn Độ, ICRISAT thực sự là một điểm nhấn khám phá khoa học chuyển đổi nhân sinh hướng tới con người

Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước Ấn Độ là triết lý vô ngã HÃY LÀ CHÍNH MÌNH và HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Tôi chưa viết được nhiều nhặn gì về Ấn Độ, đất nước và con người, chưa kể được nhiều nhặn gì về những người bạn quý. Đó là một món nợ tình cảm yêu thích.

“Địa chỉ xanh Ấn Độ” “Học để làm ở Ấn Độ“ là phóng sự ảnh, “kinh không lời” chân dung phác thảo của những người bạn lớn.

Họ là những bạn tốt, hợp tác thân thiện. Đó là bài học thành công.

Cậu cháu và tuổi thơ
Nho cu Thai Kim Dinh

NHỚ CỤ THÁI KIM ĐỈNH
Hoàng Kim

Trên bục giảng mùa xuân
Về với vùng văn hóa
Đến Đức Châu, Đức Thọ
Nhà Cụ Đỉnh ở đây.

Năm thế kỷ văn Nôm
Truyện dân gian xứ Nghệ
Truyện Kiều trong văn hóa …
Hà Tĩnh đất … Hồng Lam *

Xuân Diệu ngõ 12
Phường Bắc Hà, Hà Tĩnh
Đi bộ cùng quá khứ **
Cụ vào miền dân gian

Sức viết trãi vạn trang
Tìm tòi rồi ghi chép
Đời hành giả chẳng hay
Thênh thang với tháng ngày

Trăm năm còn chín nữa
Trang viết vẫn chuyên tay
Lương ăn còn khoái miệng***
Sinh sinh sinh tử sinh ****

Cháu đã tới quê Cụ
Biết Thạch Bằng, Thạch Kim
Học Cụ qua trang sách
Hương Sơn đâu dễ tìm ?*****

Đất Mẹ vùng di sản
Đức Thọ qua Đèo Ngang
Ba Đồn tới Minh Lệ
Rào Nan và Nguồn Son

Người đi săn núi Hồng
An nhiên cùng năm tháng
Lưu lại ngọc cho đời
Phúc hậu cùng con cháu

Học Người thương chuyện cũ
Liễu Hạ Huệ Nguyễn Du ****
Học Cụ làm
Hoa Đất
Thung dung giữa đời thường …

Ghi chú:
(*)
Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh qua đời. ngày 4.2.2017 Vũ Toàn, báo Tuổi Trẻ đưa tin: Sau bảy ngày điều trị tại bệnh viện, sáng ngày 4-2, nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh qua đời ở tuổi 92 tại nhà riêng ở ngõ 12, đường Xuân Diệu, phường Bắc Hà, TP.Hà Tĩnh (Hà Tĩnh). Thái Kim Đỉnh quê xã Đức Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh thời ông chỉ học đến Cao đẳng tiểu học thời Pháp thuộc nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với công việc sưu tầm, sáng tác và đi điền dã tới nhiều miền quê, nhiều làng xã Việt Nam liên quan đến văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh. Người đọc biết đến ông và tôn vinh ông với những biệt danh như Pho sử sống về văn hóa dân gian; Cây cổ thụ làng nghiên cứu văn hóa dân gian; Kì nhân trong làng nghiên cứu văn hóa dân gian xứ Nghệ; Người đi bộ 1/3 thế kỉ; Người đi đào vàng mười… Đến cuối đời, ông đã có 30 đầu sách riêng, 50 đầu sách chung. Tiêu biểu là những cuốn Từ điển tiếng Nghệ; 5 thế kỉ văn Nôm người Nghệ; Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ; Làng cổ Hà Tĩnh; Tiếng Kiều đồng vọng… Ông nguyên là cán bộ Ty văn hóa – Thông tin Hà Tĩnh; Phó hội trưởng Hội văn nghệ Hà Tĩnh; Phó chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh. Hội viên Hội văn nghệ dân gian VN, Hội khoa học lịch sử Việt Nam.

(**) Cố nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo sinh thời có bài thơ kính viếng nhà văn hóa Thái Kim Đỉnh

ĐI BỘ CÙNG QUÁ KHỨ
Nguyễn Trọng Tạo

Tưởng nhớ anh Thái Kim Đỉnh

Không xe máy ô tô
Anh một đời đi bộ
Từ cổng tre ra phố
Chọn ngõ nhỏ làm quê

Đi bộ dọc vỉa hè
Đi bộ về xóm mạc
Đi bộ vào sử sách
Tim tứa máu bàn chân

Đi bộ dọc chiến tranh
Đi bộ lên nhiệm sở
Đi bộ cùng con chữ
Đi bộ cùng dân gian

Những cuốn sách xếp hàng
Có cuốn dày cuốn mỏng
Anh đã viết vạn trang
Vẫn chưa thôi khát vọng

Sự chết và sự sống
Anh trọn đời nâng niu
Tình yêu khi ngả chiều
Vẫn nồng nàn nắng ấm

Anh nhìn đời thầm lặng
Bọt bèo và phù sa *
Một câu hát phường vải
Cũng nặng lòng Nguyễn Du

Anh như kẻ chân tu
Giữa chợ đời vần vũ
Hán Nôm và Pháp ngữ
Đều tự học mà thành

Ai nhắc đến công danh
Anh chỉ cười khiêm tốn:
– Đỉnh lấy đời làm vốn
Vũ Hoàng thì làm thơ **.

Giờ trong cõi Hư Vô
Anh còn đi tìm chữ
Đi bộ cùng Quá Khứ
Bóng đổ về Tương Lai …

(***) Cụ Thái Kim Đỉnh có bài thơ tự vịnh sau cùng :

Thế là ta đã chạm hôm nay
Trời thả rông ta mãi đến rày
Bữa một lưng ăn còn khoái miệng
Ngày vài trang viết vẫn chuyên tay
Bài nhài bệnh quấy ngơ không biết
Rối rắm trời hành giả chẳng hay
Trăm tuổi, trăm năm còn chín nữa
Thênh thang tháng tháng với ngày ngày.

nguyentrongtaothaikimdinh
Nguyễn Trọng Tạo và Thái Kim Đỉnh (ảnh tư liệu Nguyễn Trọng Tạo)

thaikimdinhsach
* Di vật Thái Kim Đỉnh

thaikimdinhdicaotho
** Thái Kim Đỉnh di cảo thơ (ảnh tư liệu của Thái Ngọc Hoàng Thương)

(****) Thơ thiền Thích Nhất Hạnh: SINH TỬ Thích Nhất Hạnh Sinh sinh sinh tử sinh/ Tử sinh sinh tử sinh/ Tử sinh sinh, sinh tử/ Tử sinh tử, sinh sinh.
(*****)
Hương Sơn đâu dễ tìm ? xem Vườn Quốc gia Việt Nam; Đất Mẹ vùng di sản; Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hoa Đất

NHỚ CỤ NGUYỄN KHẮC VIỆN
Hoàng Kim

­Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà văn hóa bác sĩ y khoa tâm lý giáo dục, nhà khoa học xã hội nhân văn và hoạt động chính trị xã hội lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 20. Người đã để lại các di sản thực tiễn và công trình nghiên cứu có giá trị cho Việt Nam và góp phần giới thiệu đất nước con người Việt Nam ra thế giới. Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Viện Hàn Lâm Pháp tặng Giải thưởng Grand prix de la Francophonie, Chủ tịch Nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Nhà nước cho tác phẩm “Việt Nam, một thiên lịch sử”.

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sinh ngày 5 tháng 2 năm 1913 tại làng Gôi Vị nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thân phụ là
cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, một danh nho trung hậu, từng làm quan nhiều nơi, với nhiều chức vụ như Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tuần vũ Khánh Hòa, Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc Thanh Hoá…, Dòng họ nội ngoại của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có nhiều người khoa bảng, thầy thuốc, nhà nho tiết tháo, mà ông đã kể lại chi tiết trong tác phẩm Từ làng Gôi Vị đến kinh thành Paris.

Ông học tiểu học tại Hà Tĩnh và Huế, trung học tại Trường Collège Vinh, một trường có tiếng nhiều học sinh giỏi như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đức Nguyên (tức Hoài Thanh)… Sau khi chuyển vào Huế học và đỗ Thành Chung. Năm 1931, ông ra Hà Nội học lớp tú tài trường Bưởi. Năm 1934, ông đỗ xuất sắc ba bằng tú tài ở Trường Bưởi. Năm 1934-1937 ông thi đậu vào trường Đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1937, ông được sang Pháp học tại Đại học Y khoa Paris.

Năm 1941, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Y khoa với hai bằng bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới nhưng không thể về nước mà ở lại tham gia hoạt động phong trào Việt kiều do Thế chiến thứ hai bùng nổ. Trong thời gian này, ông mắc bệnh lao và phải điều trị dài hạn trong trại an dưỡng Saint Hilaire du Touvet, tỉnh Grenoble, một bệnh viện dành cho trí thức và sinh viên Pháp. Sau 6 tháng điều trị, bệnh có đỡ, ông xin ra viện tiếp tục hoạt động, nhưng vì ăn uống kham khổ và làm việc quá sức nên bệnh tái phát. Năm 1943-1948 ông lại vào bệnh viện và phải lên bàn mổ 7 lần, cắt bỏ 8 xương sườn, toàn bộ phổi phải và 1/3 phổi trái, tưởng không thể thoát chết. Nhưng nhờ nghị lực cao, ông dần dần lấy lại sức, vừa nằm điều trị, vừa đọc sách triết học Đông – Tây, tìm ra phương pháp dưỡng sinh hợp với thể bệnh của bản thân để tự cứu chữa, đồng thời tham gia các hoạt động ủng hộ kháng chiến ở Việt Nam.

Năm 1949, nhà khoa học xã hội nhân văn và hoạt động chính trị xã hội Nguyễn Khắc Viện đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong chi bộ bệnh viện. Ông tích cực vận động trí thức trong bệnh viện ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam, đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Ông thường xuyên viết bài giới thiệu Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí vào báo nổi tiếng tại Pari “Tư tưởng” (La Pensée), “Tinh thần” (Esprit) Châu Âu (Europe), “Phê bình mới” (La nouvelle critique), “Tập san Cộng sản” (Cahiers du communisme), “Người quan sát” (L’Observateur), “Nước Pháp mới” (France nouvelle), “Thế giới ngoại giao” (Le monde diplomatique) dưới nhiều bút danh: Nguyễn Nghệ, Nguyễn Kiên … Tại Pháp, ông tập trung tâm sức cho hoạt động nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tại Đông Dương. Ông là người lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Ông cũng hoàn thành tập sách Le Sud Vietnam depuis Đien Bien Phu. Năm 1950, ông ra khỏi bệnh viện và hoạt động Việt kiều tại Grenoble. Năm 1952 đến năm 1963, ông lên Paris thay Giáo sư Phạm Huy Thông (bị trục xuất về nước) làm Tổng thư ký kiêm Bí thư Đảng đoàn Hội liên hiệp Việt kiều tại Pháp. Năm 1963, ông bị trục xuất về nước do các hoạt động chống chiến tranh.

Năm 1964-1984 nhà văn và nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện làm ủy viên Ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài, sáng lập và chủ biên tạp chí đối ngoại “Nghiên cứu Việt Nam” bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Ông dịch tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ra tiếng Pháp. Ông đề xuất thiết kế, giới thiệu Tuyển tập Văn học Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XX (bằng tiếng Pháp). Ông viết bằng tiếng Pháp tác phẩm nổi tiếng “Việt Nam một thiên lịch sử”. Ông cũng viết một lượng sách báo đồ sộ với chất lượng cao giới thiệu đất nước, con người, văn hóa truyền thống Việt Nam ra thế giới. Năm 1984, ông nghỉ hưu và được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Năm 1989, nhà khoa học xã hội nhân văn tâm lý giáo dục Nguyễn Khắc Viện sáng lập và làm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý và Bệnh lý trẻ em (Trung tâm N-T), xuất bản tờ “Thông tin Khoa học Tâm lý” và nhiều tác phẩm về Tâm lý học, đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Năm 1992, ông nhận giải thưởng của Viện Hàn Lâm Pháp Grand prix de la Francophonie dành cho người nước ngoài đã sử dụng tích cực và có hiệu quả tiếng Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng 400 000 francs (tương đương 80.000 USD) trong giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp tặng ông cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm N-T). Ông soạn kịch bản và cộng tác với Xưởng phim Tài liệu khoa học Trung ương sản xuất một số phim giới thiệu đất nước (Đất Tổ nghìn xưa, Vịnh Hạ Long, Đất Tây Sơn) và về tâm lý giáo dục trẻ em. Ông đồng thời là nhà trí thức yêu nước nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ và gửi các kiến nghị về chính trị, văn hóa và giáo dục đối với chính phủ. (Di cảo chưa công bố). Từ tháng 7 năm 1996 ông bị ốm nặng, cầm cự bằng phương pháp dưỡng sinh. Năm 1997, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, ông qua đời tại Hà Nội. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội dành cho những danh nhân có công đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Chủ tịch Nước đã truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn “Việt Nam một thiên lịch sử”.

Tác phẩm Nguyễn Khắc Viện đã xuất bản với một khối lượng kiến thức bách khoa phong phú, đồ sộ, đa dạng, thật đáng kinh ngạc, từng trải Ðông Tây, tác phẩm uyên thâm, tinh thông kim cổ, tư duy sắc sảo, bút pháp  mạch lạc, văn chương khúc chiết hiếm thấy, bao gồm: 1) Truyện Kiều (dịch sang tiếng Pháp); 2) Lịch sử Việt Nam; 3) Kinh nghiệm Việt Nam; 4) Miền Nam Việt Nam sau Điện Biên Phủ; 5) Tuyển tập văn học Việt Nam; 6) Việt Nam, Patrie retrouvée; 7) Từ điển tâm lý; 8) Từ vựng tâm lý ; 9)Từ điển xã hội học; 10) Nỗi khổ của con em; 11) Tâm lí gia đình; 12) Tâm lí tiểu học; 13) Từ sinh lí đến dưỡng sinh; 14) Tâm lí trẻ em; 15) Tâm lí đại cương; 16) Tâm bệnh lí trẻ em; 17) Bàn về đạo Nho; 18) Tìm lại Tổ Quốc; 19) Việt Nam một thiên lịch sử; 20) Tự truyện; 21) Tâm tình đất nước; 22) Việt Nam – Tổng kết một chiến thắng hay để hiểu Việt Nam; 23) Ước mơ và Hoài niệm. 24) Tâm lý học và đời sống/ Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Khắc Viện; … (Nguồn:  Nguyễn Khắc Viện, chungta.com)

SÂU SẮC MỘT ĐÔI LỜI

Cụ Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm “Một đôi lời” kính trọng đức Phật, đạo Phật, đồng tình đạo Phật là Tự Do nhưng Cụ không đồng tình với đạo Phật coi “đời là bể khổ” mà cho rằng đời có khổ có sướng, hạnh phúc và bất hạnh, an nhiên và lo lắng. Sống Đẹp là do mình. Con người Cụ thung dung tự tại thanh thoát như tiên, vượt lên mọi sự khen chê thế tục.

Danh sĩ Nguyễn Khắc Viện là nhà thực tiễn sáng suốt và là nhà văn hóa khoa học nhân văn minh triết nên Cụ mới được như ngày nay trong lịch sử công luận và trong mắt của người đương thời. Nhận định về cụ Nguyễn Khắc Viện, mời bạn đọc cảm nhận của bà Nguyễn Thị Bình, nhà giáo Hoàng Như Mai và nhà báo Lê Phú Khải.

Nguyễn Khắc Viện còn là học giả, nhà văn, nhà báo với nhiều cuốn sách và bài viết vừa đậm đà phong cách văn học, vừa mang tính chính luận sâu sắc và bản sắc dân tộc. Trong vốn trước tác đa dạng và phong phú đó của Nguyễn Khắc Viện, nhiều tác phẩm đã được bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đó là những đóng góp có giá trị vào nền văn hóa, xứng đáng được lưu giữ lâu dài…” (Nguyễn Thị Bình)

Nhà văn hóa Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) bằng tuổi cha tôi. Cụ Viện trong mắt tôi là một trong số  ít người viết văn Việt hay và khúc chiết. Sách lịch sử Việt Nam tiếng Anh của Cụ Viện thật dễ hiểu, chuẩn xác, văn phong mạch lạc. Đôi khi tôi lẫn thẩn tự hỏi tại sao tác phẩm lớn này đã tái bản lần thứ Tư mà chưa thấy sử dụng làm tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt dùng trong Nhà trường sách này dùng với các nguồn ngôn ngữ khác .

Cụ Viện là nhà văn hóa giáo dục tâm y học lịch sử ngôn ngữ Việt Anh Pháp cực kỳ trí tuệ và uyên bác có những ý kiến phản biện sức khỏe xã hội giá trị cảnh báo cao, thật sâu sắc, thân tình,  trân quý. Tôi thường đọc lại và suy ngẫm bốn cuốn sách của Cụ mà tôi tâm đắc nhất là:  cuốn sách mỏng “Nguyễn Khắc Viện, Một đôi lời”, sách cẩm nang Anh Việt đối chiếu “Nguyen Khac Vien 1999. Vietnam a long history” và “Nguyễn Khắc Viện 2003. Tác phẩm tập 1, Tập 2” .

Ai trãi qua trận đau nặng mới thấm được bài tập dưỡng sinh hàng ngày của giáo sư bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là trân quý dường nào đối với sức khỏe. Cụ Viện có bài VÈ THỞ BỐN THÌ, khẩu quyết luyện thở, báu vật cuộc đời:

“Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng, ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được”.

BaNguyenThiBinhgioithieusachCuNguyenKhacVienBà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã viết lời giới thiệu về Cụ Nguyễn Khắc Viện thật thấm thía:

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta, chúng ta tự hào đã có không ít nhà hoạt đõng văn hóa xuất sắc , vớt tầm cao của lòng yêu nước và trí tuệ, biết hòa mình vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc, đã tạo ra nhiều tác phẩm quý , có giá trị bền vững, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa của dân tộc và của nhân loại.

Nguyễn Khắc Viện là một trong những con người như thế.

Là người có nhiều kinh nghiệm tuyên truyền đối ngoại, Nguyễn Khắc Viện đã viết hàng loạt tác phẩm bằng tiếng Pháp giới thiệu đất nước, lịch sử, nền văn hóa truyền thống và con người Việt Nam, đặc biệt là giới thiệu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta với đông đảo bạn đọc trên thế giới. Am hiểu sâu sắc ngôn ngữ Pháp, Nguyễn khắc Viện cũng đã dịch truyện Kiều ra tiếng Pháp.

Là nhà khoa học, Nguyễn Khắc Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh , về y học, về tâm lý học , về giáo dục học, về tâm – sinh lý – bệnh học của trẻ em, và đã chủ biên nhiều bộ từ điển chuyên ngành.

Nguyễn Khắc Viện còn là học giả – nhà văn- nhà báo với nhiều cuốn sách và bài viết vừa đậm đà phong cách văn học, vừa mang tính chính luận sâu sắc và bản sắc dân tộc.

Trong vốn trước tác đa dạng và phong phú đó của Nguyễn Khắc Viện , nhiều tác phẩm đã được bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đó là những đóng góp có giá trị vào nền văn hóa, xứng đáng được lưu giữ lâu dài...”

Nhà giáo Hoàng Như Mai đã nói những lời thật trang trọng về cụ Nguyễn Khắc Viện
Suốt cả cuộc đời, Nguyễn Khắc Viện tuân thủ trung thực và trung thành một Đạo Sống rất đẹp, vốn là cái truyền thống muôn đời của trí thức Việt Nam: Yêu nước, lo dân.”

Nhà báo Lê Phú Khải viết những lời thơ về cụ Nguyễn Khắc Viện thật thấm thía

“Ðãi ông một bữa cơm nghèo
Trải giường ông nghỉ, lòng nhiều xót thương
Lưng già ít thịt nhiều xương
Sáu, năm vết mổ sẹo còn đầy vai
Con đường dân chủ công khai
Ông như lão tướng một đời xông pha
Bọn quan liêu – lũ gian tà
Kính ông ngoài mặt, bỉ dè sau lưng
Núi sông được mấy anh hùng
Thế gian được mấy cõi lòng trinh trung!”

THƠ TÌNH NGUYỄN KHẮC VIỆN

Tôi thực sự không ngờ cụ Nguyễn Khắc Viện lại là người viết thơ tình hay đến thế!. Khi đọc những trang viết của anh Ngô Minh “Quà tặng xứ mưa” giới thiệu bài thơ tình Nguyễn Khắc Viện và lời nói đầu sách “Nguyễn Khắc Viện, yêu và mơ” tôi thật ngạc nhiên và vui thích.

“Vậy mà chúng tôi vừa phát hiện một tập gồm hơn hai mươi lá thư tình hết sức là … lãng mạn của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một bí mật được cất giấu gần nửa thế kỷ, trong lúc tìm soạn những Di cảo của ông để trao cho Cục Lưu trữ quốc gia để bảo quản lâu dài. Đọc những lá thư tình của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, chúng ta không chỉ cảm thấy thích thú trước một điều bất ngờ mà còn rung cảm trước vẻ đẹp phong phú của ngôn từ cũng như tâm hồn trẻ trung, tươi tắn và vị tha của một con người” “Thư không ghi năm, nhưng chắc cũng là năm 1967. Một lá thư thật hay, thêm lời bình nữa thì chẳng khác chi làm ồn khi người ta đang lắng nghe một bài hát du dương ngọt ngào!” (lời nhà văn Nguyễn Khắc Phê).

Tôi đã trân trọng chép lại lá thư “Thơ tình Nguyễn Khắc Viện 17 tháng 1”

“Thế là được giặt tất, được múc nước rửa chân, được đánh máy đẽo gọt bài… Bao nhiêu mơ ước dần dần thành sự thật, một sự thật thấm thía hơn lúc chỉ còn là ước mơ. Quên, bàn viết chung bài về Hà Nội, sợi ngang sợi dọc chúng ta đang dệt lên cuộc đời mới của riêng hai đứa mình. Từ đây hai chữ đời riêng mới có ý nghĩa, mua sắm cái gì, diện chiếc quần mới, quét cái nhà chưa sạch, trước kia riêng chung lẫn lộn, làm gì chỉ làm cho tròn nhiệm vụ, không có thú riêng. Thú vị lắm những lúc có mặt người khác, ngồi ngắm ánh mặt trời lấp loáng trên mái tóc em, cảm thấy cái đẹp ấy chỉ dành riêng cho mình; hay khi chúng mình thoáng nhìn nhau giữa lúc trò chuyện với người khác, êm thắm làm sao một ánh mắt đưa qua trong giây lát, ngọt lịm như ngụm nước dừa giữa ngày hè nóng bức. Lạ thật! Hạnh phúc đến nhẹ nhàng, chỉ một một làn gió lướt ngoài da mà in sâu đến xương tủy. Một chút hương thơm hầu như không cảm thấy mà thấm đến ruột gan.

Em muôn yêu ngàn quý, đêm nằm anh nhớ, ngày dậy anh thương, càng gần càng thương, càng xa càng nhớ, nghĩ đến ngày mỗi phút mỗi giây đều là của chung, rung cả người; nghĩ đến lúc cái gì cũng là của chung… Sáng chợp mắt đã có thể đưa tay vuốt làn tóc, chiều chiều đón em đi làm về. Ngày ấy sẽ là ngày như thế nào nhỉ? Em ơi, anh muốn người anh thành con người pha-lê trong suốt, cho em thấy hết mỗi giọt máu, mỗi thớ thịt đều thắm nhuộm tình yêu. Em có thấy anh như cành khô đang sống lại không? Có thấy lòng anh nay lâng lâng như một sáng mùa thu không? Em ơi, như đóa hoa tắm gội trong ánh mặt trời, em cứ thản nhiên để cho tình yêu của anh quấn quýt, bao quanh lấy em. Anh bây giờ yêu em, quý em không còn chuyện gì mắc míu nữa, không còn vấn đề gì nữa, thương thương nhớ nhớ thành tự nhiên như ăn như thở thôi. Hôn mái tóc vàng, hôn đôi chân ngọc”.

Nguyễn Khắc Viện tìm trong di sản là nguồn tinh lực quý .

NẾP NHÀ NGỜI TRONG TÔI

Anh Hoàng Đại Nhân khuyến khích tôi tìm hiểu tường tận hơn về gia thế và nếp nhà của Cụ Nguyễn Khắc Viện. Tôi tìm hiểu và thực sự thấm thía sâu sắc về nếp nhà và nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc, Gia đình Cụ Viện thật đúng là một mẫu mực tiêu biểu.

NguyenKhacVientimtrongdisan
Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của các người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS – Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con”. (Bốn người con cụ Hoàng Giáp (từ phải qua): GS Nguyễn Khắc Dương, GS-Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH).

Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết rất hay về “Nếp nhà” nói về quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể về một bà cụ phúc hậu minh triết “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.

Cụ Cao Xuân Dục (1843–1923) học giả, nhà văn hóa, nhà văn Việt Nam, đại quan Đông các Đại học sĩ triều đình nhà Nguyễn đã đánh giá cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm Thượng thư Bộ Lễ đồng  triều Nguyễn, người trụ cột của một dòng họ nếp nhà danh tiếng tôn tộc đại quy:  “Người có đức thì lời văn thuần nhất, người có học vấn thì tri thức toàn diện, người có lý lẽ minh bạch thì sách luận khúc chiết. Ở Nguyễn Quân hội đủ tất cả những điều trên. Văn là người. Gọi Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) là một trang thiếu niên anh tuấn cũng đáng mà gọi là một bậc lão thành cũng không phải là không xứng”.

Trước vầng trăng cổ tích, đọc và suy ngẫm lời đánh giá thật đáng kính, hiểu người biết mình và sâu sắc thay gương người hiền Cao Xuân Dục và Nguyễn Khắc Niêm. Cụ Nguyễn Khắc Viện là một trong số ít trường hợp điển hình chân dung văn hóa Việt thời hiện đại liền mạch trong một nếp nhà đáng kính phục. Cụ Viện đời và sách và gia đình là một câu chuyện thật hay. thật kính trọng nếp nhà và nét đẹp văn hóa.

HOÀNG KIM CÂU CHUYỆN ẢNH
Ngày này năm xưa

CNM365 MỘT NĂM NHÌN LẠI
https://cnm365.wordpress.com
Run away with me

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 5 tháng 2 năm 2018

Lúa Siêu Xanh (Green Super Rice GSR) ở Phú Yên ngày 5 tháng 2 năm 2015

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Thơ thiền Thích Nhất Hạnh
Người mù điếc huyền thoại
Biết đủ và cẩn trọng
Sự chậm rãi minh triết

Video yêu thích
Ta đã thấy gì trong đêm nay
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15017
Nhập ngày : 05-02-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007