Số lần xem
Đang xem 2431 Toàn hệ thống 7287 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
#CNM365 #CLTVN#VIETNAMHOCXUÂN MỚI Hoàng Kim (ảnh Viên Ngọc Nam)
Thơ Thiền của Đức Nhân Tông (*),
thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân..
(*) Thơ Thiền của Đức Nhân Tông TẢO MAI Trần Nhân Tông
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thuỷ diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thuý vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
Hoạ long xuy thấp Ngọc Quan vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân.
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thuý vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Lê Mạnh Thát)
Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của dịch thơ Trần Lê Văn)
Năm ngày ngại rét, lười ra cửa.
Gốc lẻ nào ngờ đã gió xuân.
Mặt nước băng tan, cây bóng ngả,
Đầu cành hoa trĩu, ấm chưa phân.
Trăng chìm xóm núi, lời ca bổng,
Mây ướt quan hà, tiếng sáo ngân.
Lạc tới chiêm bao, hoa một nhánh,
Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần!
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nhất Nguyên)
Trốn rét năm ngày biếng bước ra
Gió xuân về sớm gốc cây già
Bóng ngang mặt nước băng dần vỡ
Hoa tụ đầu cành khí ấm qua
Khúc Thuý Vũ lắng chìm trăng quán núi
Điệu Hoạ Long thấm ướt Ngọc Quan mây
Một nhành hoa lạc giấc mộng chầy
Sau khi tỉnh, tặng bạn hiền…nào đâu có được !
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nguyễn Văn Dũng)
Năm ngày sợ lạnh lười ra cửa
Gió xuân đã đến trước cây côi
Bóng ngang mặt nước băng vừa vỡ
Hoa nhú đầu cành,rét chưa rời
Thuý vũ ca chìm trăng quán núi
Rồng vẽ thổi mù Ngọc Quan mây
Một cành vào mộng cho bạn cũ
Thức dậy làm sao tặng bạn đây.
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Trương Việt Linh)
Năm ngày trốn rét biếng dời chân
Mà gốc cây già hẩy gió xuân
Hoa trĩu đầu cành hơi ấm thoảng
Bóng ngang mặt nước mảnh băng tan
Trăng chìm xóm núi lời ca vẳng
Mây đẫm biên thuỳ tiếng sáo vang
Một nhánh hoa trôi vào mộng cũ
Tỉnh ra tặng bạn khó muôn vàn.
Xuân mới với yêu thương
Cầu Hiểu tới cầu Thương
Bình Minh An Ngày Mới
XUÂN ẤM ÁP TÌNH THÂN Hoàng Kim
Trời đất giao hòa mang Tết đến
Tháng ngày luân chuyển chở xuân qua
Anh chị cháu con vui ấm áp
Thân thiết yêu thương kín chật nhà.
#vietnamhoc #trannhantong #cnm365 XUÂN MỚI
Hoàng Kim
1
Thơ Thiền của Đức Nhân Tông (*),
thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân..
2
Hình như thênh thênh ngày rộng
Hình như dìu dịu nắng trời
Ngày mới không còn thấy vội
Thanh nhàn ngày tháng đưa nôi …
3
Hình như xuân về trước ngõ
Hình như mưa bụi ngập ngừng
Hơi đông vẫn còn se lạnh
Mà chồi non đã rưng rưng …
4
Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …
5
Hoa Lúa quyện vào Hoa Đất
Giấc mơ hạnh phúc bình an
Ngắm gốc mai vàng trước ngõ
Thời gian lắng đọng người hiền .
6
#vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mới NGÀY MỚI CHUYỆN MÙA XUÂN
Hoàng Kim Hoàng Tố Nguyên
Tuổi xuân của mẹ gửi vào con
Đất Việt chân quê mến lớp trường
Rạng rỡ miệng cười vui thầy bạn
Tươi xinh lời nói ấm tâm hồn
Trò giỏi hiền năng nhà có phước
Con ngoan hiếu hạnh nước lưu công
Thầy vui lớp trẻ nhiều bạn quý
Ngày mới xuân hồng vạn sự an
XUÂN SỚM Hoàng Kim
Sớm mai trời lạnh giá
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Chuyển mùa trời chưa ấm
Tuyết xuân thương người hiền
Đêm trắng và Bình Minh
Thung dung chào ngày mới
Phúc hậu sống an nhiên
Đông qua rồi xuân tới.
Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay
HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim
Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng
KHÁT VỌNG Hoàng Ngọc Dộ
Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.
Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.
LỜI NGUYỀN Hoàng Ngọc Dộ
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!
Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.
CHÙM THƠ VỀ MẠ Hoàng Ngọc Dộ
Chẵn tháng
Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.
Năm mươi ngày
Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.
Đọc sách
Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.
Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.
Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.
Buồn
Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.
CHIA TAY BẠN QÚY Hoàng Ngọc Dộ
Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân
Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung
Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ
Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri ân.
THỨC EM DẬY Hoàng Ngọc Dộ
Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng
Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.
Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất
Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được
Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ
Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt
Giờ đây ta quyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy
Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách
Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ
Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhắc nhủ …
NẤU ĂN Hoàng Ngọc Dộ
Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.
(*) 5 năm cơm ngày một bữa
NỖI LÒNG Hoàng Ngọc Dộ
Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền
Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.
DỰ LIÊN HOAN Hoàng Ngọc Dộ
Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.
NHỚ NGƯỜI XƯA Hoàng Ngọc Dộ
Ông Trình, ông Trãi, ông Du ơi
Chí cả ngày xưa Cụ trả rồi
Có biết giờ đây ai khắc khoải
Năm canh nguyệt giãi gợi lòng tôi
Bó gối mười năm ở nội thành
Thầy xưa đã rạng tiết thanh danh
Tớ nay vương nợ mười năm lẽ
Sự nghiệp Thầy ơi rạng sử xanh.
EM ỐM Hoàng Ngọc Dộ
Bồn chồn khi được tin nhà
Rằng người xương thịt nay đà bị đau
Nghĩ mình là kẻ đỡ đầu
Mà sao phải chịu lao đao chốn này.
ĐÊM RÉT THƯƠNG EM Hoàng Ngọc Dộ
Đêm này trời rét, rét ghê
Ta thương chiến sĩ dầm dề gió sương
Thương em lặn lội chiến trường
Chăn không, áo mỏng, gió sương dạn dày.
EM VỀ Hoàng Ngọc Dộ
Em về anh biết nấu chi
Ba lần khoai sắn, kể chi cá gà
Thương em lặn lội đường xa
Về nhà khoai sắn, dưa cà cùng anh
Bao giờ giặc Mỹ sạch sanh
Em về anh thết cơm canh cá gà
Mùng vui kể chuyện nước nhà
Gia đình đoàn tụ thật là đượm vui.
LÀM ĐỒNG Hoàng Ngọc Dộ
Làm đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, say sưa với đồng
Chung tay liềm hái cuốc chòng
Ngày nay nhỏ giọt, mai lòng sướng vui.
Làm đồng nắng sém, da hui
Ai ơi xin chớ tham hời của dân
Khổ cay nắng sém da hồng
Xuân xanh già dặn với đồng, ai ơi! NGẮM TRĂNG Hoàng Ngọc Dộ
Nằm ngữa trong nhà ngắm Hằng Nga
Hợp cảnh, hợp tình, Hằng ngắm lại
Hợp nhà, hợp cửa, ả rọi hoa
Từng đám vòng tròn nằm giữa chiếu
Chiếu thế mà ra lại chiếu hoa
Hậu Nghệ thuở xưa sao chị ghét
Ngày nay mới biết ả yêu ta.
NHÀ DỘT Hoàng Ngọc Dộ
Lã chã đêm đông giọt mưa phùn
Lách qua tranh rạ nhỏ lung tung
Chiếu giường ướt đẫm, thân đâu thoát
Nghĩ cảnh nhà hoa thật não nùng.
QUA ĐÈO NGANG Hoàng Ngọc Dộ
Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương (1)
(1) Thơ Xuân Hương:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo …”
CUỐC ĐẤT ĐÊM Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.
Đêm qua sân trước một cành mai
Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.
Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.
Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.
Mai vàng hoa xuân của Tết Việt
Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy
“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (
#CNM365 #CLTVN#VIETNAMHOCXUÂN MỚI Hoàng Kim (ảnh Viên Ngọc Nam)
Thơ Thiền của Đức Nhân Tông (*),
thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân..
(*) Thơ Thiền của Đức Nhân Tông TẢO MAI Trần Nhân Tông
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thuỷ diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thuý vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
Hoạ long xuy thấp Ngọc Quan vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân.
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thuý vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Lê Mạnh Thát)
Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của dịch thơ Trần Lê Văn)
Năm ngày ngại rét, lười ra cửa.
Gốc lẻ nào ngờ đã gió xuân.
Mặt nước băng tan, cây bóng ngả,
Đầu cành hoa trĩu, ấm chưa phân.
Trăng chìm xóm núi, lời ca bổng,
Mây ướt quan hà, tiếng sáo ngân.
Lạc tới chiêm bao, hoa một nhánh,
Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần!
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nhất Nguyên)
Trốn rét năm ngày biếng bước ra
Gió xuân về sớm gốc cây già
Bóng ngang mặt nước băng dần vỡ
Hoa tụ đầu cành khí ấm qua
Khúc Thuý Vũ lắng chìm trăng quán núi
Điệu Hoạ Long thấm ướt Ngọc Quan mây
Một nhành hoa lạc giấc mộng chầy
Sau khi tỉnh, tặng bạn hiền…nào đâu có được !
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nguyễn Văn Dũng)
Năm ngày sợ lạnh lười ra cửa
Gió xuân đã đến trước cây côi
Bóng ngang mặt nước băng vừa vỡ
Hoa nhú đầu cành,rét chưa rời
Thuý vũ ca chìm trăng quán núi
Rồng vẽ thổi mù Ngọc Quan mây
Một cành vào mộng cho bạn cũ
Thức dậy làm sao tặng bạn đây.
TẢO MAI
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Trương Việt Linh)
Năm ngày trốn rét biếng dời chân
Mà gốc cây già hẩy gió xuân
Hoa trĩu đầu cành hơi ấm thoảng
Bóng ngang mặt nước mảnh băng tan
Trăng chìm xóm núi lời ca vẳng
Mây đẫm biên thuỳ tiếng sáo vang
Một nhánh hoa trôi vào mộng cũ
Tỉnh ra tặng bạn khó muôn vàn.
Xuân mới với yêu thương
Cầu Hiểu tới cầu Thương
Bình Minh An Ngày Mới
XUÂN ẤM ÁP TÌNH THÂN Hoàng Kim
Trời đất giao hòa mang Tết đến
Tháng ngày luân chuyển chở xuân qua
Anh chị cháu con vui ấm áp
Thân thiết yêu thương kín chật nhà.
#vietnamhoc #trannhantong #cnm365 XUÂN MỚI
Hoàng Kim
1
Thơ Thiền của Đức Nhân Tông (*),
thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân..
2
Hình như thênh thênh ngày rộng
Hình như dìu dịu nắng trời
Ngày mới không còn thấy vội
Thanh nhàn ngày tháng đưa nôi …
3
Hình như xuân về trước ngõ
Hình như mưa bụi ngập ngừng
Hơi đông vẫn còn se lạnh
Mà chồi non đã rưng rưng …
4
Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …
5
Hoa Lúa quyện vào Hoa Đất
Giấc mơ hạnh phúc bình an
Ngắm gốc mai vàng trước ngõ
Thời gian lắng đọng người hiền .
6
#vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mới NGÀY MỚI CHUYỆN MÙA XUÂN
Hoàng Kim Hoàng Tố Nguyên
Tuổi xuân của mẹ gửi vào con
Đất Việt chân quê mến lớp trường
Rạng rỡ miệng cười vui thầy bạn
Tươi xinh lời nói ấm tâm hồn
Trò giỏi hiền năng nhà có phước
Con ngoan hiếu hạnh nước lưu công
Thầy vui lớp trẻ nhiều bạn quý
Ngày mới xuân hồng vạn sự an
XUÂN SỚM Hoàng Kim
Sớm mai trời lạnh giá
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Chuyển mùa trời chưa ấm
Tuyết xuân thương người hiền
Đêm trắng và Bình Minh
Thung dung chào ngày mới
Phúc hậu sống an nhiên
Đông qua rồi xuân tới.
Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay
HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim
Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng
KHÁT VỌNG Hoàng Ngọc Dộ
Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.
Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.
LỜI NGUYỀN Hoàng Ngọc Dộ
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!
Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.
CHÙM THƠ VỀ MẠ Hoàng Ngọc Dộ
Chẵn tháng
Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.
Năm mươi ngày
Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.
Đọc sách
Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.
Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.
Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.
Buồn
Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.
CHIA TAY BẠN QÚY Hoàng Ngọc Dộ
Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân
Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung
Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ
Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri ân.
THỨC EM DẬY Hoàng Ngọc Dộ
Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng
Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.
Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất
Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được
Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ
Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt
Giờ đây ta quyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy
Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách
Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ
Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhắc nhủ …
NẤU ĂN Hoàng Ngọc Dộ
Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.
(*) 5 năm cơm ngày một bữa
NỖI LÒNG Hoàng Ngọc Dộ
Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền
Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.
DỰ LIÊN HOAN Hoàng Ngọc Dộ
Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.
NHỚ NGƯỜI XƯA Hoàng Ngọc Dộ
Ông Trình, ông Trãi, ông Du ơi
Chí cả ngày xưa Cụ trả rồi
Có biết giờ đây ai khắc khoải
Năm canh nguyệt giãi gợi lòng tôi
Bó gối mười năm ở nội thành
Thầy xưa đã rạng tiết thanh danh
Tớ nay vương nợ mười năm lẽ
Sự nghiệp Thầy ơi rạng sử xanh.
EM ỐM Hoàng Ngọc Dộ
Bồn chồn khi được tin nhà
Rằng người xương thịt nay đà bị đau
Nghĩ mình là kẻ đỡ đầu
Mà sao phải chịu lao đao chốn này.
ĐÊM RÉT THƯƠNG EM Hoàng Ngọc Dộ
Đêm này trời rét, rét ghê
Ta thương chiến sĩ dầm dề gió sương
Thương em lặn lội chiến trường
Chăn không, áo mỏng, gió sương dạn dày.
EM VỀ Hoàng Ngọc Dộ
Em về anh biết nấu chi
Ba lần khoai sắn, kể chi cá gà
Thương em lặn lội đường xa
Về nhà khoai sắn, dưa cà cùng anh
Bao giờ giặc Mỹ sạch sanh
Em về anh thết cơm canh cá gà
Mùng vui kể chuyện nước nhà
Gia đình đoàn tụ thật là đượm vui.
LÀM ĐỒNG Hoàng Ngọc Dộ
Làm đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, say sưa với đồng
Chung tay liềm hái cuốc chòng
Ngày nay nhỏ giọt, mai lòng sướng vui.
Làm đồng nắng sém, da hui
Ai ơi xin chớ tham hời của dân
Khổ cay nắng sém da hồng
Xuân xanh già dặn với đồng, ai ơi! NGẮM TRĂNG Hoàng Ngọc Dộ
Nằm ngữa trong nhà ngắm Hằng Nga
Hợp cảnh, hợp tình, Hằng ngắm lại
Hợp nhà, hợp cửa, ả rọi hoa
Từng đám vòng tròn nằm giữa chiếu
Chiếu thế mà ra lại chiếu hoa
Hậu Nghệ thuở xưa sao chị ghét
Ngày nay mới biết ả yêu ta.
NHÀ DỘT Hoàng Ngọc Dộ
Lã chã đêm đông giọt mưa phùn
Lách qua tranh rạ nhỏ lung tung
Chiếu giường ướt đẫm, thân đâu thoát
Nghĩ cảnh nhà hoa thật não nùng.
QUA ĐÈO NGANG Hoàng Ngọc Dộ
Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương (1)
(1) Thơ Xuân Hương:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo …”
CUỐC ĐẤT ĐÊM Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.
Đêm qua sân trước một cành mai
Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.
Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.
Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.
Mai vàng hoa xuân của Tết Việt
Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy
“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…
Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng xuân nay. Nước xao tăm cá, mai đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu, lộc xuân ân tình.
Hướng về phía mặt trời (ảnh của Trịnh Thế Hoan) #vietnamhoc #cnm365 #cltvn
Ngày Tình Yêu 14 tháng 2 trùng ngày giỗ Mẹ của gia đình chúng tôi. Gia đình các cháu Mai Xuân Trường & Hoàng Thị Hòa. Mai Hoàng Quỳnh, Mai Hoàng Sơn, Mai Hoàng Ánh giao cho chúng tôi pho tượng Ngọc Quan Âm tuyệt đẹp chạm khắc trên gõ đỏ (hình đầu trang).
Ta chung nhau một ban mai
Vui bên cha mẹ một trời nắng xuân
Ta chung nhau một trong ngần
Yêu thương sống giữa người thân ân tình.
Tết ấm áp tình thân chào ngày mới
Ai cũng vui thân thiết những câu chào
Sống phúc hậu tận tâm khỏe khoắn
Thế giới người hiền minh triết khát khao.
Tôi lưu giữ một số hình ảnh kỷ niệm ngày này
NHỚ VIÊN MINH HOA LÚA
Hoàng Kim
Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.
Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.
Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.
Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh
Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời
Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.
Đình Minh Lệ ban mai
CHÙA GIÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim
Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Giáng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.
Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu: “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”
Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người “Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”
Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xanh đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …
Bất lập văn tự.Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.
Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉnhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.
Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng Hội và Mâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm. Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.Minh triết sống thung dung phúc hậu.
Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.
Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.
Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.
Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.
Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.
Thầy Xuân và chuyên gia Ghana thăm sắn Đồng Nai và sắn Tây Ninh ngày 14 -15 tháng 2
GS Võ Tòng Xuân,TS Hoàng Kim đã hướng dẫn ông SS Krrishnamoorthy, Chủ tịch Trái tim xanh châu Phi và bà Saalai Manikam giám đốc điều hành Arima Farms thăm sắn Hưng Lộc Đồng Nai và sắn Tân Biên Tây Ninh. TS. Nguyễn Hữu Hỷ, ThS Đinh Văn Cường, ThS. Phạm Thị Nhạn Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc Đồng Nai và ThS. Nguyễn Minh Cường, cán bộ hội nông dân tỉnh Tây Ninh đã tiếp và làm việc với đoàn.
NGÀY MỚI
thơ Mạnh Hạo Nhiên
bản dịch và ảnh Hoàng Kim
Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?
(*) ‘Xuân hiểu’ thơ Mạnh Hạo Nhiên, ‘Ngày mới’ Hoàng Kim thử tìm lối diễn đạt mới.
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình được nhiều người truyền tụng. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:
Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Lý Bạch
Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non
春 眠 不 覺 曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處 處 聞 啼 鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜 來 風 雨 聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花 落 知 多 少?
Hoa lạc tri đa thiểu
Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?. Hoàng Nguyên Chương dịch
Dịch thơ
Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.
(Bản dịch Trần Trọng Kim)
SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều
(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?
(Bản dịch Tương Như)
SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!
(Bản dịch của Ngô Văn Phú)
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?
(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)
“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới, quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.
Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm, ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.
Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.
Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.” …Con người hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?) là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .
Noi theo tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” của Chế Lan Viên: “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Tôi đọc và tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nay thử tìm lối diễn đạt mới cho tuyệt phẩm này.“Xuân hiểu” là “Ngày mới”; “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”.
Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.