Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1661
Toàn hệ thống 3214
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

 

 

#CNM365 #CLTVN 16 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mới; Thầy Quyền thâm canh lúa; Giêng hai mùa lộc xuân; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Sớm xuân ngắm mai nở. Hoa Mai trong Tết Việt; Hoa Mai thơ Thiệu Ung; An Viên Ngọc Quan Âm;Nhớ Viên Minh; Chùa Giáng giữa đồng xuân; Ngày mới Ngọc cho đời; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sông Thương; Ngày 16 tháng 2 năm 1923, “ngôi nhà vĩ đại” của vị vua Tutankhamun Ai Cập cổ đã được Howard Carter nhà khảo cổ học người Anh phát hiện. Ngày 16 tháng 2 năm 2005 Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu tầm quốc tế  với mục tiêu bảo vệ môi trường, cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bắt đầu có hiệu lực dưới sự giám sát của UNFCCC. Ngày 16 tháng 2 năm 1959, Fidel Castro trở thành thủ tướng Cuba khởi đầu ngày 1 tháng 1 mùa xuân Cu Ba; Bài chọn lọc ngày 16 tháng 2 #vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mới; Thầy Quyền thâm canh lúaGiêng hai mùa lộc xuân; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Sớm xuân ngắm mai nở. Hoa Mai trong Tết Việt; Hoa Mai thơ Thiệu Ung; An Viên Ngọc Quan Âm;Nhớ Viên Minh; Chùa Giáng giữa đồng xuân; Ngày mới Ngọc cho đời; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sông Thương;; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-2/

 

 

 

THẦY QUYỀN THÂM CANH LÚA
Hoàng Kim

Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền là nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Giáo sư là thầy hướng dẫn 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp đã bảo vệ thành công, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV 2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tâm trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Giáo sư Mai Văn Quyền nay đã trên 86 tuổi và Thầy vẫn đang sung sức đi tới trong tốp đầu của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam thời hiện đại.

Ơn Thầy. Hoàng Kim, kính tặng thầy Mai Văn Quyền và những người Thầy quý mến. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày, Trán tư lự, cha thường suy nghĩ,  Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất, Cái chết giằng cha ra khỏi tay con, Mắt cha lắng bao niềm ao ước, Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy, Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ, Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng Thầythay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ. Chúc mừng Thầy Quyền vui khỏe hạnh phúc trường thọ
; xem tiếp Thầy Quyền thâm canh lúa

 

 

THẦY QUYỀN GƯƠNG SÁNG NGHỊ LỰC

Quê hương và gia đình

 

Giáo sư Mai Văn Quyền sinh ngày 16 tháng 2 năm 1936, khai sinh ngày 16 tháng 3 năm 1938. Quê quán tại thôn Thủy Khê, xã Vĩnh Liêm, huyện Vĩnh Linh (sau giải phóng đổi thành xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh) tỉnh Quảng Trị, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đã nghĩ hưu, hiện thường trú tại BA4-8, khu phố Cảnh viên 2, Đường C, phường Tân Phú, Phú Mỹ Hưng, Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, Thông tin về Thầy được Tủ sách văn hóa Việt (Vanhoavietbooks) đúc kết trong bài ” GS.TS Mai Văn Quyền chuyên gia hàng đầu về thâm canh lúa, phân bón ở nước ta”, trong sách 100 Giáo sư Việt Nam trọn đời cống hiến (Vietnamese Professors dedicating lifetime). Nhà Xuất Bản Hồng Đức, trang 455-465. Một phóng sự do đài Truyền hình Nhân Dân phát tháng 8/2017; Truy cập “GS TS Mai Văn Quyền người con của đất Việt”. Bài viết dưới đây là tư liệu của Hoàng Kim ghi chép về Thầy, trước đó, bảo tồn hệ thống tại Thầy Quyền thâm canh lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-quyen-tham-canh-lua#cnm365 #cltvn 16 tháng 2https://cnm365.wordpress.com/2022/02/16/cnm365-cltvn-16-thang-2/
 

 

 

 

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng (*) giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

 

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

 

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

 

 

 

 

(*) Chùa Giáng giữa đồng xuân. Chùa Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông. Đại sư sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 viên tịch năm 106 tuổi (21 tháng 10 năm 2021). Người từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xem tiếpHoa Lúa

(**) Trích dẫn thơ Dương Phượng Toại

Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

 

 

 

 


xem tiếp: Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan

 

 

 

 

SỚM XUÂN NGẮM MAI NỞ
Hoàng Kim

1
Sớm xuân ngắm mai nở
Minh triết cho mỗi ngày
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nhớ Viên Minh, Hoa Lúa

Sớm xuân ngắm mai nở
Gốc mai vàng trước ngõ
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Việt Nam con đường xanh.

‘Hứng mật đời thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình. Đến Trúc Lâm
năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh Yên Tử.

2

Sớm xuân ngắm mai nở
Ngắm đức Phật và cây
Lang thang vườn cổ tích
Ta vui chơi chốn này

Nhớ xưa dưới tán cây
Cùng Norman trò chuyện
Con đường xanh giấc mơ
Dạo chơi vui cùng Goethe

Noi theo dấu chân Bụt
Hai bảy năm với Người
dưới tán bồ đề xanh,
kẻ tầm đạo thành đạo

Tám mươi tuổi Niết Bàn
Sa la hoa trắng muốt.
Sớm xuân ngắm mai nở
Thanh nhàn vui xuân sang

3

Sớm mai ngắm mai nở
Thung dung cùng tháng năm
Học lời hay của bạn
Trân trọng ngọc riêng mình.

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-ban.jpg

 

 

HOA MAI TRONG TẾT VIỆT
Hoàng Kim

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Mai vàng là hoa xuân Tết Việt. Hoa mai là biểu tượng mùa xuân, may mắn, vui tươi trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Tết cổ truyền Việt Nam hình ảnh biểu trưng là hoa mai, hoa đào, bánh chưng . Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867- 1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001), “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” “Hai mươi tư tháng sáu Lên ngọn núi này chơi Ngẫng đầu mặt trời đỏ Bên suối một nhành mai (Hồ Chí Minh 1890-1969); … Đó là một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu về Hoa Mai.

Hoa Mai Thi Thiệu Ung Trung Quốc đối sánh với Hoa Mai thơ Mãn Giác Việt Nam đã cách đây trên dưới ngàn năm, cùng với Tảo Mai Trần Nhân Tông và Cự ngao đới sơn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cách đây trên năm trăm năm. Những bài thơ trên là những dự ngôn rất sâu sắc về quy luật của tạo hóa. Tôi xin được trích dẫn mà không lạm bàn

Hoa Mai Thi Thiệu Ung

Hoa Mai Thi Thiệu Ung là một trong ba bộ đại kỳ thư đặc biệt nổi tiếng văn hoá cổ Trung Hoa lưu lại suốt ngàn năm.”Muốn biết bác phục hỏi nguyên nhân xưa Hoa Mai là khởi đầu của mùa xuân“. Câu đầu tiên Hoa Mai Thi Thiệu Ung đã viết vậy. Thiệu Ung (1011 – 1071) tự là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, được truyền tụng là một nhà tiên tri Trung Quốc thời Bắc Tống có khả năng trực giác huyền diệu và bí ẩn. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. Ông đã dùng thuật Dịch số thời biến và bát quái âm dương ngũ hành để dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử và giải đoán vận khí, sự việc với sự chính xác đến kinh ngạc.
https://youtu.be/Ktgo4MpQyGUMai Hoa Thi Thiệu Ung thời Bắc Tống chính là một khúc thanh âm như vậy. Từ hơn 1.000 năm trước, nó đã chỉ điểm chỗ mê cho chúng sinh, giảng rõ khúc chủ đề nhấp nhô trầm bổng. Chúng ta hãy tĩnh tâm lắng nghe và thưởng thức bài thơ Mai Hoa Thi này.

Hoa Mai thơ Mãn Giác

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh Hoàng Ngọc Dộ về cốt cách hoa mai là nhân cách người hiền, đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Khi Lâm Cúc và anh Hoàng Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẳn câu trước.

‘Tảo Mai’ thơ Nhân Tông

I
Nguyên văn chữ Hán
五出圓芭金撚鬚,
珊瑚沉影海鱗浮。
箇三冬白枝前面,
些一辨香春上頭。
甘露流芳癡蝶醒,
夜光如水渴禽愁。
姮娥若識花佳處,
桂冷蟾寒只麼休。

Phiên âm Hán Việt
Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,
San hô trầm ảnh hải lân phù.
Cá tam đông bạch chi tiền diện,
Tá nhất biện hương xuân thượng đầu.
Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.
Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ
Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!

Dịch nghĩa
Năm cánh hoa tròn nhị điểm vàng,
[Như] bóng san hô chìm, [như] vảy cá biển nổi.
Cành hoa trắng xóa suốt trong ba tháng đông,
Sang đầu xuân chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ.
Móc ngọt chảy mùi thơm làm chú bướm si ngây tỉnh giấc,
ánh sáng ban đêm như nước khiến con chim khát buồn rầu.
Nếu Hằng Nga biết được vẻ đẹp thanh nhã của hoa mai,
Thì có ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.

II
Nguyên văn chữ Hán
五日驚寒懶出門,
東風先已到孤根。
影橫水面冰初泮,
花壓枝頭暖未分。
翠羽歌沉山店月,
畫龍吹濕玉關雲。
一枝迷入故人夢,
覺後不堪持贈君。

Phiên âm Hán Việt
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thúy vũ
[1] ca trầm sơn điếm nguyệt,
Họa long
[2] xuy thấp Ngọc Quan[3] vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân
[4].

Dịch nghĩa
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thúy vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Họa long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.

Cự ngao đới sơn
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực
Trước cước trào vô quyển địa thanh
Vạn lý Đông minh quy bá ác
Ức niên Nam cực điện long bình
Ngã kim dục triển phù nguy lực
Vãn khước quan hà cựu đế thành

Dịch nghĩa:

Con rùa lớn đội núi

Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình
Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy
Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên.

Dịch thơ:
Con rùa lớn đội núi

Núi tiên biển biếc nước trong xanh
Rùa lớn đội lên non nước thành
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá
Dầm chân đất sóng vỗ an lành
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.

Ngày xuân đọc Trạng Trình Biển Đông vạn dặm dang tay giữ.Đất Việt muôn năm vững thái bình. Đó là hai câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) tại bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” trong Bạch Vân Am Thi Tập. Thông điệp ngoại giao của cụ Trạng Trình nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước rất rõ ràng: Muốn bình sao chẳng lấy nhân Muốn an sao lại bắt dân ghê mình. Điều lạ là trong câu thơ cụ Trạng dịch lý, ẩn ngữ, chiết tự tương thích với cách ứng xử hiện thời. “Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh” Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. “Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân” Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo . Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả”; “Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân”. Đạo lý, Dịch lý, Chiết tự và Ẩn ngữ Việt sâu sắc thay ! xem tiếp Ngày xuân đọc Trạng Trình

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tao-mai-nho-duc-nhan-tong.jpg

 

 

Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Hoàng Kim

Thơ Thiền của đức Nhân Tông
Thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Phương Nam trời ấm sáng trong nắng vàng

Thơ Thiền là chỉ dấu của đức Nhân Tông. Cuộc đời Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294- 1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với  thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Paulo Coelho có kể chuyện một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Nhà văn Brazil này đã tìm được viên ngọc cho chính cuộc đời mình khi ông viết “O Alquimista” cuốn sách nhỏ được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.. Tôi theo chân Lão Hâm Phan Chi và một ít người anh người bạn yêu thích để ghi chép chút gì đó cho riêng mình làm người thợ đá tìm ngọc Tôi tâm đắc và tin Nguyễn Khải:“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn” Học làm dạy và viết là học cách làm người thợ đá cần mẫn, tự mình tìm ra kho báu của chính mình “Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ Đêm dài xoè một bình minh/ Hoa Người tri kỷ ân tình đêm đông”.

 

 

MaiHoaThi

 

 

HOA MAI THƠ THIỆU UNG
Hoàng Kim

Hoa Mai Thi Thiệu Ung là một trong ba bộ đại kỳ thư đặc biệt nổi tiếng văn hoá cổ Trung Hoa lưu lại suốt ngàn năm.”Muốn biết bác phục hỏi nguyên nhân xưa Hoa Mai là khởi đầu của mùa xuân“. Câu đầu tiên Hoa Mai Thi Thiệu Ung đã viết vậy. Thiệu Ung (1011 – 1071) tự là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, được truyền tụng là một nhà tiên tri Trung Quốc thời Bắc Tống có khả năng trực giác huyền diệu và bí ẩn. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. Ông đã dùng thuật Dịch số thời biến và bát quái âm dương ngũ hành để dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử và giải đoán vận khí, sự việc với sự chính xác đến kinh ngạc. 

 

 

ThieuUng

 

 

Lão nông và Thiệu Ung (Jane Ku)

Một buổi sáng mùa xuân, Thiệu Ung dựng quầy xem quẻ số gần chân cầu. Lúc đó, một lão nông dừng lại và hỏi ông về tài vận của mình. Thiệu Ung yêu cầu ông lão chọn từ các mảnh giấy có ký tự chữ Hán trên đó. Ông lão bèn chọn một thẻ và đưa nó cho Thiệu Ung, trên đó là ký tự “?”. Thiệu Ung nói với ông lão: “Chúc mừng cụ, cụ sẽ được một bữa trưa ngon miệng ngày hôm nay. Cụ hãy về nhà và chờ đợi”. Ông lão về nhà thấy đứa cháu trai đang đợi ông và nói: “Hôm nay là ngày mừng thọ 60 tuổi của cha cháu, xin mời ông đến dự bữa tiệc rượu”. Ông lão ngạc nhiên, thay đổi y phục và vui mừng tới dự.

Chiều hôm ấy, một người đàn ông khác đến quầy quẻ số của Thiệu Ung và hỏi xem vận mệnh. Ông ta cũng chọn đúng thẻ có ký tự “?”. Thiệu Ung nói với người đàn ông rằng: “Thẻ này không được tốt. Ông sẽ gặp chuyện không lành hôm nay và ông sẽ bị bắt”. Người đàn ông nghĩ ngay rằng không thể nào có chuyện ông bị bắt nếu ở trong nhà, vì vậy, ông trở về và leo lên giường. Đang ngủ, ông chợt tỉnh giấc khi có người đàn bà hét to lên rằng những con lợn của ông đang phá nát khu vườn rau của bà. Trong lúc tức giận, ông giơ tay xô người đàn bà kém may mắn, vốn đang ốm dở, ngã phịch xuống và bất đắc kỳ tử. Ngay sau đó, ông bị bắt và tống giam.

Cũng vào chiều hôm đó, khi Thiệu Ung chuẩn bị dọn quầy để về, thì một người đàn ông đi từ phía Nam tới và xin ông nán lại. “Đại nhân, tôi đã nghe nói về tài năng tiên đoán của ông, vậy xin ông hãy cho biết vận mệnh của tôi”. Chiếc thẻ vị khách này chọn cũng là ký tự &

 

 

 

 

#CNM365 #CLTVN 16 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mới; Thầy Quyền thâm canh lúa; Giêng hai mùa lộc xuân; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Sớm xuân ngắm mai nở. Hoa Mai trong Tết Việt; Hoa Mai thơ Thiệu Ung; An Viên Ngọc Quan Âm;Nhớ Viên Minh; Chùa Giáng giữa đồng xuân; Ngày mới Ngọc cho đời; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sông Thương; Ngày 16 tháng 2 năm 1923, “ngôi nhà vĩ đại” của vị vua Tutankhamun Ai Cập cổ đã được Howard Carter nhà khảo cổ học người Anh phát hiện. Ngày 16 tháng 2 năm 2005 Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu tầm quốc tế  với mục tiêu bảo vệ môi trường, cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bắt đầu có hiệu lực dưới sự giám sát của UNFCCC. Ngày 16 tháng 2 năm 1959, Fidel Castro trở thành thủ tướng Cuba khởi đầu ngày 1 tháng 1 mùa xuân Cu Ba; Bài chọn lọc ngày 16 tháng 2 #vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mới; Thầy Quyền thâm canh lúaGiêng hai mùa lộc xuân; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Sớm xuân ngắm mai nở. Hoa Mai trong Tết Việt; Hoa Mai thơ Thiệu Ung; An Viên Ngọc Quan Âm;Nhớ Viên Minh; Chùa Giáng giữa đồng xuân; Ngày mới Ngọc cho đời; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sông Thương;; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-2/

 

 

THẦY QUYỀN THÂM CANH LÚA
Hoàng Kim

Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền là nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Giáo sư là thầy hướng dẫn 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp đã bảo vệ thành công, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV 2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tâm trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Giáo sư Mai Văn Quyền nay đã trên 86 tuổi và Thầy vẫn đang sung sức đi tới trong tốp đầu của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam thời hiện đại.

Ơn Thầy. Hoàng Kim, kính tặng thầy Mai Văn Quyền và những người Thầy quý mến. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày, Trán tư lự, cha thường suy nghĩ,  Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất, Cái chết giằng cha ra khỏi tay con, Mắt cha lắng bao niềm ao ước, Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy, Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ, Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng Thầythay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ. Chúc mừng Thầy Quyền vui khỏe hạnh phúc trường thọ
; xem tiếp Thầy Quyền thâm canh lúa

 

 

THẦY QUYỀN GƯƠNG SÁNG NGHỊ LỰC

Quê hương và gia đình

 

Giáo sư Mai Văn Quyền sinh ngày 16 tháng 2 năm 1936, khai sinh ngày 16 tháng 3 năm 1938. Quê quán tại thôn Thủy Khê, xã Vĩnh Liêm, huyện Vĩnh Linh (sau giải phóng đổi thành xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh) tỉnh Quảng Trị, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đã nghĩ hưu, hiện thường trú tại BA4-8, khu phố Cảnh viên 2, Đường C, phường Tân Phú, Phú Mỹ Hưng, Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, Thông tin về Thầy được Tủ sách văn hóa Việt (Vanhoavietbooks) đúc kết trong bài ” GS.TS Mai Văn Quyền chuyên gia hàng đầu về thâm canh lúa, phân bón ở nước ta”, trong sách 100 Giáo sư Việt Nam trọn đời cống hiến (Vietnamese Professors dedicating lifetime). Nhà Xuất Bản Hồng Đức, trang 455-465. Một phóng sự do đài Truyền hình Nhân Dân phát tháng 8/2017; Truy cập “GS TS Mai Văn Quyền người con của đất Việt”. Bài viết dưới đây là tư liệu của Hoàng Kim ghi chép về Thầy, trước đó, bảo tồn hệ thống tại Thầy Quyền thâm canh lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-quyen-tham-canh-lua#cnm365 #cltvn 16 tháng 2https://cnm365.wordpress.com/2022/02/16/cnm365-cltvn-16-thang-2/

 

 

 

 

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng (*) giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

 

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

 

 

 

 

(*) Chùa Giáng giữa đồng xuân. Chùa Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông. Đại sư sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 viên tịch năm 106 tuổi (21 tháng 10 năm 2021). Người từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xem tiếpHoa Lúa

(**) Trích dẫn thơ Dương Phượng Toại

Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

 

 

 

 


xem tiếp: Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan

 

 

 

 

SỚM XUÂN NGẮM MAI NỞ
Hoàng Kim

1
Sớm xuân ngắm mai nở
Minh triết cho mỗi ngày
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nhớ Viên Minh, Hoa Lúa

Sớm xuân ngắm mai nở
Gốc mai vàng trước ngõ
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Việt Nam con đường xanh.

‘Hứng mật đời thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình. Đến Trúc Lâm
năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh Yên Tử.

2

Sớm xuân ngắm mai nở
Ngắm đức Phật và cây
Lang thang vườn cổ tích
Ta vui chơi chốn này

Nhớ xưa dưới tán cây
Cùng Norman trò chuyện
Con đường xanh giấc mơ
Dạo chơi vui cùng Goethe

Noi theo dấu chân Bụt
Hai bảy năm với Người
dưới tán bồ đề xanh,
kẻ tầm đạo thành đạo

Tám mươi tuổi Niết Bàn
Sa la hoa trắng muốt.
Sớm xuân ngắm mai nở
Thanh nhàn vui xuân sang

3

Sớm mai ngắm mai nở
Thung dung cùng tháng năm
Học lời hay của bạn
Trân trọng ngọc riêng mình.

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-ban.jpg

 

 

HOA MAI TRONG TẾT VIỆT
Hoàng Kim

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Mai vàng là hoa xuân Tết Việt. Hoa mai là biểu tượng mùa xuân, may mắn, vui tươi trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Tết cổ truyền Việt Nam hình ảnh biểu trưng là hoa mai, hoa đào, bánh chưng . Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867- 1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001), “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” “Hai mươi tư tháng sáu Lên ngọn núi này chơi Ngẫng đầu mặt trời đỏ Bên suối một nhành mai (Hồ Chí Minh 1890-1969); … Đó là một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu về Hoa Mai.

Hoa Mai Thi Thiệu Ung Trung Quốc đối sánh với Hoa Mai thơ Mãn Giác Việt Nam đã cách đây trên dưới ngàn năm, cùng với Tảo Mai Trần Nhân Tông và Cự ngao đới sơn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cách đây trên năm trăm năm. Những bài thơ trên là những dự ngôn rất sâu sắc về quy luật của tạo hóa. Tôi xin được trích dẫn mà không lạm bàn

Hoa Mai Thi Thiệu Ung

Hoa Mai Thi Thiệu Ung là một trong ba bộ đại kỳ thư đặc biệt nổi tiếng văn hoá cổ Trung Hoa lưu lại suốt ngàn năm.”Muốn biết bác phục hỏi nguyên nhân xưa Hoa Mai là khởi đầu của mùa xuân“. Câu đầu tiên Hoa Mai Thi Thiệu Ung đã viết vậy. Thiệu Ung (1011 – 1071) tự là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, được truyền tụng là một nhà tiên tri Trung Quốc thời Bắc Tống có khả năng trực giác huyền diệu và bí ẩn. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. Ông đã dùng thuật Dịch số thời biến và bát quái âm dương ngũ hành để dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử và giải đoán vận khí, sự việc với sự chính xác đến kinh ngạc.
https://youtu.be/Ktgo4MpQyGUMai Hoa Thi Thiệu Ung thời Bắc Tống chính là một khúc thanh âm như vậy. Từ hơn 1.000 năm trước, nó đã chỉ điểm chỗ mê cho chúng sinh, giảng rõ khúc chủ đề nhấp nhô trầm bổng. Chúng ta hãy tĩnh tâm lắng nghe và thưởng thức bài thơ Mai Hoa Thi này.

Hoa Mai thơ Mãn Giác

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh Hoàng Ngọc Dộ về cốt cách hoa mai là nhân cách người hiền, đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Khi Lâm Cúc và anh Hoàng Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẳn câu trước.

‘Tảo Mai’ thơ Nhân Tông

I
Nguyên văn chữ Hán
五出圓芭金撚鬚,
珊瑚沉影海鱗浮。
箇三冬白枝前面,
些一辨香春上頭。
甘露流芳癡蝶醒,
夜光如水渴禽愁。
姮娥若識花佳處,
桂冷蟾寒只麼休。

Phiên âm Hán Việt
Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,
San hô trầm ảnh hải lân phù.
Cá tam đông bạch chi tiền diện,
Tá nhất biện hương xuân thượng đầu.
Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.
Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ
Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!

Dịch nghĩa
Năm cánh hoa tròn nhị điểm vàng,
[Như] bóng san hô chìm, [như] vảy cá biển nổi.
Cành hoa trắng xóa suốt trong ba tháng đông,
Sang đầu xuân chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ.
Móc ngọt chảy mùi thơm làm chú bướm si ngây tỉnh giấc,
ánh sáng ban đêm như nước khiến con chim khát buồn rầu.
Nếu Hằng Nga biết được vẻ đẹp thanh nhã của hoa mai,
Thì có ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.

II
Nguyên văn chữ Hán
五日驚寒懶出門,
東風先已到孤根。
影橫水面冰初泮,
花壓枝頭暖未分。
翠羽歌沉山店月,
畫龍吹濕玉關雲。
一枝迷入故人夢,
覺後不堪持贈君。

Phiên âm Hán Việt
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thúy vũ
[1] ca trầm sơn điếm nguyệt,
Họa long
[2] xuy thấp Ngọc Quan[3] vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân
[4].

Dịch nghĩa
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thúy vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Họa long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.

Cự ngao đới sơn
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực
Trước cước trào vô quyển địa thanh
Vạn lý Đông minh quy bá ác
Ức niên Nam cực điện long bình
Ngã kim dục triển phù nguy lực
Vãn khước quan hà cựu đế thành

Dịch nghĩa:

Con rùa lớn đội núi

Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình
Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy
Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên.

Dịch thơ:
Con rùa lớn đội núi

Núi tiên biển biếc nước trong xanh
Rùa lớn đội lên non nước thành
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá
Dầm chân đất sóng vỗ an lành
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.

Ngày xuân đọc Trạng Trình Biển Đông vạn dặm dang tay giữ.Đất Việt muôn năm vững thái bình. Đó là hai câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) tại bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” trong Bạch Vân Am Thi Tập. Thông điệp ngoại giao của cụ Trạng Trình nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước rất rõ ràng: Muốn bình sao chẳng lấy nhân Muốn an sao lại bắt dân ghê mình. Điều lạ là trong câu thơ cụ Trạng dịch lý, ẩn ngữ, chiết tự tương thích với cách ứng xử hiện thời. “Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh” Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. “Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân” Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo . Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả”; “Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân”. Đạo lý, Dịch lý, Chiết tự và Ẩn ngữ Việt sâu sắc thay ! xem tiếp Ngày xuân đọc Trạng Trình

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tao-mai-nho-duc-nhan-tong.jpg

 

 

Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Hoàng Kim

Thơ Thiền của đức Nhân Tông
Thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Phương Nam trời ấm sáng trong nắng vàng

Thơ Thiền là chỉ dấu của đức Nhân Tông. Cuộc đời Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294- 1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với  thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Paulo Coelho có kể chuyện một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Nhà văn Brazil này đã tìm được viên ngọc cho chính cuộc đời mình khi ông viết “O Alquimista” cuốn sách nhỏ được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.. Tôi theo chân Lão Hâm Phan Chi và một ít người anh người bạn yêu thích để ghi chép chút gì đó cho riêng mình làm người thợ đá tìm ngọc Tôi tâm đắc và tin Nguyễn Khải:“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn” Học làm dạy và viết là học cách làm người thợ đá cần mẫn, tự mình tìm ra kho báu của chính mình “Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ Đêm dài xoè một bình minh/ Hoa Người tri kỷ ân tình đêm đông”.

 

 

MaiHoaThi

 

 

HOA MAI THƠ THIỆU UNG
Hoàng Kim

Hoa Mai Thi Thiệu Ung là một trong ba bộ đại kỳ thư đặc biệt nổi tiếng văn hoá cổ Trung Hoa lưu lại suốt ngàn năm.”Muốn biết bác phục hỏi nguyên nhân xưa Hoa Mai là khởi đầu của mùa xuân“. Câu đầu tiên Hoa Mai Thi Thiệu Ung đã viết vậy. Thiệu Ung (1011 – 1071) tự là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, được truyền tụng là một nhà tiên tri Trung Quốc thời Bắc Tống có khả năng trực giác huyền diệu và bí ẩn. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. Ông đã dùng thuật Dịch số thời biến và bát quái âm dương ngũ hành để dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử và giải đoán vận khí, sự việc với sự chính xác đến kinh ngạc. 

 

 

ThieuUng

 

 

Lão nông và Thiệu Ung (Jane Ku)

Một buổi sáng mùa xuân, Thiệu Ung dựng quầy xem quẻ số gần chân cầu. Lúc đó, một lão nông dừng lại và hỏi ông về tài vận của mình. Thiệu Ung yêu cầu ông lão chọn từ các mảnh giấy có ký tự chữ Hán trên đó. Ông lão bèn chọn một thẻ và đưa nó cho Thiệu Ung, trên đó là ký tự “?”. Thiệu Ung nói với ông lão: “Chúc mừng cụ, cụ sẽ được một bữa trưa ngon miệng ngày hôm nay. Cụ hãy về nhà và chờ đợi”. Ông lão về nhà thấy đứa cháu trai đang đợi ông và nói: “Hôm nay là ngày mừng thọ 60 tuổi của cha cháu, xin mời ông đến dự bữa tiệc rượu”. Ông lão ngạc nhiên, thay đổi y phục và vui mừng tới dự.

Chiều hôm ấy, một người đàn ông khác đến quầy quẻ số của Thiệu Ung và hỏi xem vận mệnh. Ông ta cũng chọn đúng thẻ có ký tự “?”. Thiệu Ung nói với người đàn ông rằng: “Thẻ này không được tốt. Ông sẽ gặp chuyện không lành hôm nay và ông sẽ bị bắt”. Người đàn ông nghĩ ngay rằng không thể nào có chuyện ông bị bắt nếu ở trong nhà, vì vậy, ông trở về và leo lên giường. Đang ngủ, ông chợt tỉnh giấc khi có người đàn bà hét to lên rằng những con lợn của ông đang phá nát khu vườn rau của bà. Trong lúc tức giận, ông giơ tay xô người đàn bà kém may mắn, vốn đang ốm dở, ngã phịch xuống và bất đắc kỳ tử. Ngay sau đó, ông bị bắt và tống giam.

Cũng vào chiều hôm đó, khi Thiệu Ung chuẩn bị dọn quầy để về, thì một người đàn ông đi từ phía Nam tới và xin ông nán lại. “Đại nhân, tôi đã nghe nói về tài năng tiên đoán của ông, vậy xin ông hãy cho biết vận mệnh của tôi”. Chiếc thẻ vị khách này chọn cũng là ký tự “?”. Thiệu Ung nói: đó không phải là điềm tốt và ông sẽ bị ướt đẫm trong ngày. Vị khách không tin vì hôm đó là ngày nắng và trời không mây, nhưng khi ông vừa về đến nhà và vào cổng thì ông đã bị vợ vô tình hắt một chậu nước vào người đúng lúc ấy.

Mai Hoa Thi Thiệu Ung tổng cộng có 10 bài, lưu truyền tới ngày nay, là dự ngôn về những diễn biến lịch sử trọng đại của Trung Quốc sau khi ông qua đời. Tập thơ này sử dụng ngôn ngữ tiên tri, rất ẩn ý, không dễ lý giải. Những người Trung Quốc yêu thích dịch số thời biến và bát quái âm dương ngũ hành để dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử và giải đoán vận khí, sự việc thường thích thú giải đoán Mai Hoa Thi. Điều này giống như người Việt ưa thích Sấm Trạng Trình.

Chuyện
Ngày xuân đọc Trạng Trình có dẫn liệu Sấm Trạng Trình, hay Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, bản A 262 câu, là bản trích từ sách “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Đây là bản phù hợp nhất với bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội ( trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm, từ năm 1515 đến năm 2015. Đây là các dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. Mời bạn đọc Sấm Trạng Trình ở Ngày xuân đọc Trạng Trình để so sánh đối chiếu hai áng thơ cổ và dịch lý thú vị

Một trong các lời bình về Dự ngôn Mai Hoa Thi
https://youtu.be/Ktgo4MpQyGU được lưu truyền trên internet

 

 

 

 

“Lịch sử, nếu xem trong một thời- không ngưng đọng, thì cũng như một vở kịch, với trời làm màn, đất là đài, ngày đêm không ngừng xoay vần mà diễn biến. Các nhân vật trong vở kịch này, bất luận là anh hùng đội trời đạp đất, thét mây hô gió như thế nào, thì đều trôi dạt trong cõi hồng trần cuồn cuộn. Liệu ai có thể thực sự làm chủ vận mệnh của chính mình?

Tài năng kinh thiên động địa, tấm lòng cúc cung tận tụy như Gia Cát Lượng, cũng không thực hiện được chí lớn khôi phục Hán thất. Tài trí mưu lược, chí khí ngút trời như Nhạc Phi, cũng chỉ có thể để lại nỗi buồn vô hạn dưới đình Phong Ba. Thị phi thành bại theo dòng nước, Sừng sững cơ đồ bỗng tay không! Giữa dòng sông lớn lịch sử này, rốt cuộc là ai làm chủ? Dòng chảy lịch sử vĩ đại này rốt cuộc có chủ đề và kịch bản hay không?

Tuy nhiên, giữa cõi trần thế náo nhiệt ồn ã này, bỗng chốc vang lên một thanh âm siêu nhiên, âm lượng nhẹ nhàng mà kiên định; nó là âm thanh ngoài trần thế, chỉ điểm bến mê. Nó thời thời khắc khắc cảnh tỉnh thế nhân: Mang mang Thiên số đã sớm định trước, Thế Đạo hưng suy bất tự do vậy. Nó chính là một dự ngôn lưu danh thiên cổ.

«Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung thời Bắc Tống chính là một khúc thanh âm như vậy. Từ hơn 1.000 năm trước, nó đã chỉ điểm chỗ mê cho chúng sinh, giảng rõ khúc chủ đề nhấp nhô trầm bổng. Chúng ta hãy tĩnh tâm lắng nghe và thưởng thức bài thơ «Mai Hoa Thi» này.”

 

 

 

 

Tôi dạo chơi núi Xanh, Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn, suy ngẫm từ Núi Xanh Bắc Kinh trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi bất chợt gặp được một bé gái xinh đẹp tại điểm linh ứng của núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô và đã bế cháu gái ngắm nhìn trục hướng tâm của Cố Cung Bắc Kinh.

 

 

 

 

Tôi cũng lại may mắn gặp được một nghệ sĩ dân gian tập hát và tặng sách. Chuyện xưa và nay gợi nhớ lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”  “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình)  (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh  (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, câu chuyện Hoa Mai Thi Thiệu Ung và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta!

 

 

 

 

Chùm ảnh đẹp ghi từ mờ ảo sương sớm cho đến xế chiều tại điểm đến ao ước và những tư liệu quý thu thập được trong chuyến đi đặc biệt này lắng đọng trong tôi một di sản và bài học lịch sử cần tiếp tục giải mã.  Tôi đã đúc kết Sấm Trạng Trình và đã viết bài Ngày xuân đọc Trạng Trình, nay sẽ cố gắng sưu tầm Hoa Mai Thi Thiệu Ung văn bản gốc tiếng Trung và những bản dịch nghĩa, dịch thơ tiếng Việt của 10 bài thơ Hoa Mai nói trên.

Hoa Mai thơ Thiệu Ung là kỳ thư cần đọc lại. Tôi may mắn đã được Thăm ngôi nhà cũ của Darwin và đã từng lắng mình trước câu hỏi: Liệu “nguồn gốc muôn loài” Darwin có thực sự đúng là quy luật tiến hóa của muôn loài không? Liệu câu nói thông tuệ của ông “ Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin (1809-1882) đã phải là một giải pháp tốt và kinh nghiệm kinh điển như sự lựa chọn của Bao Công thành thế lực bất khuất trung chính không bị cuốn vào vòng xoáy tranh đoạt?. Thơ Hoa Mai Thiệu Ung những lời tiên tri CHUẨN XÁC đến kinh người !!! là chuyện nghìn năm bí ẩn liên hệ thực tiễn với những bài thơ dự báo sau này, tôi chợt thấy thú vị giải pháp của cụ Trạng Trình Việt Nam là ẩn ngữ kín đáo. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://youtu.be/g_O8F_j_fNg là câu chuyện thú vị.

 

 

Thăm thẳm trời sông thương

 

 

SÔNG THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.

Sớm xuân ngắm mai nở Nhớ bạn thời thanh xuân Thương bạn đêm đông lạnh Thắp đèn lên đi em ! Thoáng chốc năm mươi năm Đường trần chân không mỏi Vui đi dưới mặt trời Giấc mơ lành yêu thương Trà sớm thương bạn hiền (* Cảm ơn anh Nguyễn Đình Sáng, Phạm Huy Trung gợi nhớ câu chuyện cũ và những năm tháng không quên Qua sông Thương gửi về bến nhớ)

 

 

 

 

QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim

Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng

Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi

Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!

Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui

Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời

https://youtu.be/6x8ZRp5A5qQHoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)

 

 

 

 

Chiều sông Thương

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg

 

 

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

 

 

 

 

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam. Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebo

Số lần xem trang : 16442
Nhập ngày : 15-02-2022
Điều chỉnh lần cuối : 17-02-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 9(15-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 9(14-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 9(13-09-2022)

   #cnm365 #cltvn 12 tháng 9(12-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 9(11-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 9(10-09-2022)

  Trăng rằm đêm Trung thu; (09-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 9(09-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 9(07-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 9(07-09-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007