Số lần xem
Đang xem 712 Toàn hệ thống 1589 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
1. “Gian nan xây dựng thương hiệu gạo Việt“, chúng tôi tâm đắc với bài viết này của tác giả Cao Phong đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng Online SGGP Thứ Bảy, 19/2/2022. Bài báo đã dẫn ý kiến của PGS TS Dương Văn Chín (Chin Duong). “Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt “Vietnam Rice”, nhưng có được bao nhiêu công ty nộp phí để được gắn logo này? Khi gắn logo này lên sản phẩm của họ thì có tăng được giá trị hạt gạo hay không; bán được giá cao hơn hay không? Đó là những lý do mà thương hiệu gạo của Việt Nam chưa đi vào cuộc sống thực tiễn”. Đây cũng là điều mà Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần nghiêm túc suy nghĩ. “Vấn đề hiện nay là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hạt gạo ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi phân khúc gạo nên có chính sách khích lệ nhiều doanh nghiệp làm ra từng nhãn hiệu hàng hóa để kinh doanh, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín lâu dài. Đối với phân khúc gạo thơm trắng cao cấp, nên sử dụng những giống lúa đoạt giải quốc tế như Lộc Trời 28, ST25. Phân khúc gạo thơm trung bình thì dùng các giống như Jasmine 85, OM 18, Đài thơm 8; gạo trắng hạt dài thì dùng giống OM 5451”.
GIAN NAN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT
Cao Phong
Báo Sài Gòn Giải Phóng Online SGGP Thứ Bảy, 19/2/2022 06:56
Lâu nay nhiều người vẫn ưa chọn gạo nàng thơm Chợ Đào, ST24, ST25… cho bữa cơm hàng ngày; đây là dấu ấn của các loại gạo đã khẳng định được chất lượng. Cách đây 4 năm, tại Festival Lúa gạo Việt Nam ở Long An, Bộ NN-PTNT chính thức công bố logo thương hiệu Gạo Việt Nam với dòng chữ “Vietnam Rice”. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều phải nói về câu chuyện thương hiệu gạo Việt.
Gạo ST lên ngôi, Chợ Đào loanh quanh Mỹ Lệ
Vụ lúa đông xuân 2022 sắp đến kỳ thu hoạch, nhiều xã viên ở HTX Tân Long (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) vui mừng khi lúa được bao tiêu với giá cao. Khoảng 140ha lúa, trong đó có 50% là giống ST24 của xã viên được HTX bao tiêu với giá 7.300 đồng/kg; những nông dân làm đúng quy trình (sản xuất sạch) được cộng thêm 1.000 đồng/kg. Như vậy, với giá bao tiêu 8.300 đồng/kg, nông dân trồng lúa thơm ST24 đạt lợi nhuận trên mức 50%.
Song, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long nhìn nhận: “HTX chỉ dám đặt hàng nông dân trồng lúa thơm khi tìm đầu ra chắc chắn từ doanh nghiệp. HTX không dám đặt hàng trồng nhiều lúa thơm vì không đủ vốn để mua, sẽ đánh mất niềm tin với nông dân”. Hiện khách hàng từ Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ… đặt mua gạo sạch Vị Thủy do HTX Tân Long sản xuất khoảng 7.000 tấn. Ông Nguyễn Văn Thích nói thêm: “Kỹ năng trồng lúa của xã viên đang dần thuần thục. Chúng tôi kỳ vọng, các doanh nghiệp sẽ biết và sớm đặt hàng để mở rộng sản xuất, đưa hạt gạo sạch đi xa hơn, nông dân dễ thở hơn”.
Gần 5 năm trước, gạo ST24 của Việt Nam được vinh danh cùng với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong “Tốp 3 gạo ngon nhất thế giới”. Kỹ sư Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của dòng gạo thơm ST, đã thuyết minh: “ST24 là gạo đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm dẻo vừa và có hương thơm mùi lá dứa. Năm 2019, gạo ST24 và ST25 đều đạt chuẩn, chiếm ngôi vị gạo ngon nhất thế giới, nhưng Việt Nam chỉ được chọn 1, là ST25 đăng quang ngôi vương”. Đây là bước tiến không nhỏ của các loại gạo thơm ST do kỹ sư Hồ Quang Cua và ngành nông nghiệp Sóc Trăng dày công nghiên cứu trong 25 năm qua.
Trước khi dòng gạo thơm ST nổi lên, ở ĐBSCL cũng có giống lúa khá nổi tiếng là nàng thơm Chợ Đào. Thế nhưng, khi nhìn lại nhiều người không khỏi ái ngại. Tại sao gạo nàng thơm Chợ Đào không phát triển được? PGS-TS Dương Văn Chín, nguyên Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết: “Gạo nàng thơm Chợ Đào có tiếng từ lâu, nhưng chỉ một vùng đất hẹp ở xã Mỹ Lệ (Long An) trồng mới có chất lượng ngon. Ở các cuộc đấu xảo gạo ngon trong nước và quốc tế, chưa có doanh nghiệp nào cũng như tỉnh Long An cũng không chuẩn bị mẫu để dự thi nên chưa biết độ thơm ngon của giống này thế nào, so với các loại gạo khác. Chưa có nhóm nhà khoa học của các viện, trường nào tìm ra vùng đất nước lợ ở ven biển Nam bộ có điều kiện đất và nước tương tự như ở xã Mỹ Lệ và du nhập giống nàng thơm Chợ Đào về trồng xem coi chất lượng còn ngon như xã Mỹ Lệ hay không”.
Hiện nay chỉ cần gõ chữ “gạo nàng thơm Chợ Đào”, Google cho ra gần 200.000 kết quả với đủ hình ảnh bán buôn trên mạng. PGS-TS Dương Văn Chín cho biết thêm, có nhiều loại gạo dán nhãn là nàng thơm Chợ Đào nhưng thực chất là giả, dùng gạo của các giống lúa cao sản, đóng bao để lừa người tiêu dùng, do đó gạo nàng thơm Chợ Đào đang đứng trước nguy cơ ngày càng… mất uy tín.
Phát triển hợp lý các phân khúc xuất khẩu gạo
Gạo thơm ST24, ST25 hay nàng thơm Chợ Đào… đều ngon. Nhưng các nhà khoa học và doanh nghiệp thừa hiểu không thể chỉ chăm bẵm vào vài dòng gạo thơm này. Tại thị trường Việt Nam, người tiêu dùng cân nhắc túi tiền trước khi nghĩ đến mua gạo ST25 hay Chợ Đào. Bởi gạo Chợ Đào có giá bán khoảng 20.000 đồng/kg (1.000 USD/tấn), còn ST25 ở mức 35.000 đồng/kg (khoảng 1.500 USD/tấn). Đây là mức giá mà nhiều doanh nghiệp mơ ước khi cao gấp 2-3 lần so với mặt bằng giá xuất khẩu – khoảng 500 USD/tấn gạo của Việt Nam trong năm 2021.
Trong khi nhu cầu thị trường lúa gạo thế giới dao động ở ngưỡng 30 triệu tấn/năm thì lúa thơm chỉ chiếm dưới 10%, nghĩa là chỉ khoảng chừng 2-3 triệu tấn. Các chuyên gia lúa gạo nhận định: “Đây là một thị trường rất nhỏ, giống như mình đi buôn kim cương hay hàng cao cấp vậy. Thị trường này rất kén chọn, trong khi trước giờ chỉ Thái Lan đã chiếm khoảng 1,5-1,8 triệu tấn; Ấn Độ và Pakistan chiếm khoảng 300.000-400.000 tấn”.
Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang đi đúng hướng trong xác định các phân khúc xuất khẩu gạo. Cách đây gần 20 năm, các doanh nghiệp chỉ tập trung cho phân khúc gạo phẩm cấp thấp (gạo 25% tấm) với khoảng 80%, nay tỷ lệ này đã đảo chiều.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2021, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% lượng xuất khẩu, đã góp phần nâng cao giá xuất khẩu từ 496 USD/tấn năm 2020 lên trên 503 USD/tấn. GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ cho rằng: “Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải bắt đầu từ doanh nghiệp, sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân cùng nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn”. Hơn ai hết, doanh nghiệp “biết mình, biết ta” trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, họ cũng biết các “đối thủ” của hạt gạo Việt đã có nhiều bước đi và thủ thuật marketing độc đáo trên thị trường thế giới. Những khuyến nghị này đã được tỉnh Sóc Trăng thực hiện khá bài bản để có kết quả như hôm nay.
Bàn về câu chuyện logo thương hiệu “Vietnam Rice”, nhiều người vẫn còn băn khoăn. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng: “Xây dựng được thương hiệu gạo Việt là mang đến lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và cả quốc gia. Điều còn băn khoăn là chúng ta đã xây dựng thương hiệu gạo nhưng đã mang lại hiệu quả gì? Thực tế chưa có doanh nghiệp nào sử dụng, vì doanh nghiệp băn khoăn khâu giá trị gia tăng từ thương hiệu này chưa rõ ràng”.
Đồng quan điểm trên, PGS-TS Dương Văn Chín nói: “Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt “Vietnam Rice”, nhưng có được bao nhiêu công ty nộp phí để được gắn logo này? Khi gắn logo này lên sản phẩm của họ thì có tăng được giá trị hạt gạo hay không; bán được giá cao hơn hay không? Đó là những lý do mà thương hiệu gạo của Việt Nam chưa đi vào cuộc sống thực tiễn”. Đây cũng là điều mà Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần nghiêm túc suy nghĩ.
“Vấn đề hiện nay là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hạt gạo ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi phân khúc gạo nên có chính sách khích lệ nhiều doanh nghiệp làm ra từng nhãn hiệu hàng hóa để kinh doanh, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín lâu dài. Đối với phân khúc gạo thơm trắng cao cấp, nên sử dụng những giống lúa đoạt giải quốc tế như Lộc Trời 28, ST25. Phân khúc gạo thơm trung bình thì dùng các giống như Jasmine 85, OM 18, Đài thơm 8; gạo trắng hạt dài thì dùng giống OM 5451”…
GẠO VIỆT VÀ THƯƠNG HIỆU Hoàng Long và Hoàng Kim
Gạo Việt và thương hiệu đang chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề lúa gạo Việt chốn tổ của nghề lúa.
CANH TÁC LÚA GẠO VIỆT THEO VÙNG SINH THÁI
Sự chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm từng vùng sinh thái, kinh tế xã hội, thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con và nhu cầu an sinh xã hội với thị trường nông sản . Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày nay có tổng sản lượng lúa đạt trên 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. So với năm 1976 sản lượng lúa ĐBSCL thời ấy chỉ đạt 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. ĐBSCL nửa thế kỷ chyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những thách thức mới
“Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” bài phát biểu của PGS TS Nguyễn Văn Bộ tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã nêu rõ : “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha, sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên, xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
ĐBSCL nửa thế kỷ chuyển đổi kinh tế xã hội và môi trường, :giáo sư Nguyễn Ngọc Trân nhận định “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
Năm năm qua (2016-2020) ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)”. ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa);đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế.Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/ khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.”
VIỆN LÚA ĐIỂM SÁNG GẠO VIỆT 45 NĂM QUA
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là địa chỉ xanh Việt Nam rạng danh Tổ Quốc tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0710 3861954; Fax: 0710 3861457; Website: http://www.clrri.org thành viên Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tiền thân là Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL thành lập ngày 31/1/1977. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Viện Lúa đã bảo tồn hơn 3.000 mẫu giống lúa được đánh giá và tư liệu hóa, đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa, phần lớn là giống lúa OM thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày; các giống lúa OMCS cực sớm. Viện Lúa Sao Thần Nông 45 năm qua (1977-2021) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật canh tác lúa; hệ thống canh tác thích hợp hiệu quả cho vùng ĐBSCL. Viện Lúa Sao Thần Nông bảo tồn và phát triển trong 45 năm qua đã góp phần đưa năng suất lúa của vùng nàỳ từ 2 – 3 tấn/ ha/ vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL lên hơn gấp 6 lần, từ 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm của mỗi năm liên tục từ năm 2017 đến nay.
Nông nghiệp ĐBSCL ngày nay đang bị ảnh hưởng rất sâu sắc của ranh mặn đã lấn rất sâu vào đất liền. Bản đồ dự báo xâm nhập mặn ĐBSCL mùa khô năm 2020-2021, do Phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cung cấp đã cho thấy điều rõ Sự biến đổi khí hậu và nguồn nước sông Mekong bị điều tiết nghiêm trọng bởi hệ thống đập thủy điện trên sông, cùng với việc suy kiệt thảm rừng thực vật đầu nguồn đã gây nên hiệu ứng kép của môi sinh môi trường biến đổi. Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục là địa chỉ xanh tiêu biểu của nông nghiệp Việt Nam và toàn vùng ĐBSCL. Viện tiếp tục phát huy những kết quả nổi bật trọng tâm về chọn tạo giống lúa và chuyển giao giống lúa tốt vào sản xuất. Theo đó, Viện Lúa ĐBSCL có 11 giống lúa tốt được công nhận chính thức và 23 giống lúa tốt được bảo hộ..Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCLchiếm tỉ lệ trên 70% tổng diện tích lúa gieo trồng ở ĐBSCL. Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL không chỉ được trồng tốt ở vùng ĐBSCL và lan tỏa nhiều vùng trong cả nước.Đặc biệt, trong tình hình hạn mặn vừa qua, Viện đã kịp thời khuyến cáo và cung cấp các giống lúa có khả năng chống chịu mặn ở mức độ từ 2-4‰ như các giống: OM6976, OM11735, OM9582, OM9577, OM429, OM380, OM18 đã đáp ứng kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra. Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng gạo phù hợp với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL và nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phục tráng các giống lúa mùa đặc sản của địa phương và xây dựng những vùng sản xuất gạo đặc sản chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Đánh giá tiềm năng dinh dưỡng của các giống lúa và phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ gạo và các phế phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo”, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL tiến sĩ Trần Ngọc Thạch khẳng định.
Gạo thơm Sóc Trăng ST25 anh hùng lao động Hồ Quang Cua và đồng sự là điểm sáng gạo ngon thương hiệu Việt trong sự chuyển đổi chất lượng gạo ngon Việt
Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
PGS Nguyễn Văn Hoan cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất
Thầy Hoan vào làm lúa Tây Nguyên
GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14;
PGS Lê Văn Thảo giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9.
ThaiBinh Seed TBR225, TBR 288 là các giống lúa thật tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp năng suất cao và chất lượng gạo ngon đang thổi luồng sinh khí mạnh mẻ vào sự chuyển đổi giống lúa cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung
Những trận đánh liên tục
Cánh én gọi mùa xuân
Đánh thức tiềm năng đất
Thắp lên niềm tin yêu.
Hội hè già trước tuổi
Lao động trẻ trung hoài
Say mê làm việc tốt
Dạy và học đi đôi
Doanh nghiệp và nông dân
Đầu ra cho nông sản ThaiBinh Seed thắng lớn
Chúc mừng bạn thành công.
ThaiBinhSeed anh hùng lao động Trần Mạnh Báo có nhiều kinh nghiệm tốt ‘Liên kết Doanh Nghiệp và HTX trong sản xuất nông nghiệp tìm đầu ra cho nông sản!”
Chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng quy trình thâm canh thích hợp cho vùng lúa chính đang là nổ lực của chúng tôi. GSR65, GSR90; Lúa siêu xanh (Green Super Rice) là giải pháp tốt tiếp nối cho trước mắt và lâu dài của Gạo Việt để tích hợp được nhiều đặc tính quý về dạng hình cây lúa siêu xanh lý tưởng, với năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, ít sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thích hợp với các vùng lúa hạn, mặn, thâm canh.
1. “Gian nan xây dựng thương hiệu gạo Việt“, chúng tôi tâm đắc với bài viết này của tác giả Cao Phong đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng Online SGGP Thứ Bảy, 19/2/2022. Bài báo đã dẫn ý kiến của PGS TS Dương Văn Chín (Chin Duong). “Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt “Vietnam Rice”, nhưng có được bao nhiêu công ty nộp phí để được gắn logo này? Khi gắn logo này lên sản phẩm của họ thì có tăng được giá trị hạt gạo hay không; bán được giá cao hơn hay không? Đó là những lý do mà thương hiệu gạo của Việt Nam chưa đi vào cuộc sống thực tiễn”. Đây cũng là điều mà Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần nghiêm túc suy nghĩ. “Vấn đề hiện nay là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hạt gạo ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi phân khúc gạo nên có chính sách khích lệ nhiều doanh nghiệp làm ra từng nhãn hiệu hàng hóa để kinh doanh, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín lâu dài. Đối với phân khúc gạo thơm trắng cao cấp, nên sử dụng những giống lúa đoạt giải quốc tế như Lộc Trời 28, ST25. Phân khúc gạo thơm trung bình thì dùng các giống như Jasmine 85, OM 18, Đài thơm 8; gạo trắng hạt dài thì dùng giống OM 5451”.
GIAN NAN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT
Cao Phong
Báo Sài Gòn Giải Phóng Online SGGP Thứ Bảy, 19/2/2022 06:56
Lâu nay nhiều người vẫn ưa chọn gạo nàng thơm Chợ Đào, ST24, ST25… cho bữa cơm hàng ngày; đây là dấu ấn của các loại gạo đã khẳng định được chất lượng. Cách đây 4 năm, tại Festival Lúa gạo Việt Nam ở Long An, Bộ NN-PTNT chính thức công bố logo thương hiệu Gạo Việt Nam với dòng chữ “Vietnam Rice”. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều phải nói về câu chuyện thương hiệu gạo Việt.
Gạo ST lên ngôi, Chợ Đào loanh quanh Mỹ Lệ
Vụ lúa đông xuân 2022 sắp đến kỳ thu hoạch, nhiều xã viên ở HTX Tân Long (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) vui mừng khi lúa được bao tiêu với giá cao. Khoảng 140ha lúa, trong đó có 50% là giống ST24 của xã viên được HTX bao tiêu với giá 7.300 đồng/kg; những nông dân làm đúng quy trình (sản xuất sạch) được cộng thêm 1.000 đồng/kg. Như vậy, với giá bao tiêu 8.300 đồng/kg, nông dân trồng lúa thơm ST24 đạt lợi nhuận trên mức 50%.
Song, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long nhìn nhận: “HTX chỉ dám đặt hàng nông dân trồng lúa thơm khi tìm đầu ra chắc chắn từ doanh nghiệp. HTX không dám đặt hàng trồng nhiều lúa thơm vì không đủ vốn để mua, sẽ đánh mất niềm tin với nông dân”. Hiện khách hàng từ Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ… đặt mua gạo sạch Vị Thủy do HTX Tân Long sản xuất khoảng 7.000 tấn. Ông Nguyễn Văn Thích nói thêm: “Kỹ năng trồng lúa của xã viên đang dần thuần thục. Chúng tôi kỳ vọng, các doanh nghiệp sẽ biết và sớm đặt hàng để mở rộng sản xuất, đưa hạt gạo sạch đi xa hơn, nông dân dễ thở hơn”.
Gần 5 năm trước, gạo ST24 của Việt Nam được vinh danh cùng với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong “Tốp 3 gạo ngon nhất thế giới”. Kỹ sư Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của dòng gạo thơm ST, đã thuyết minh: “ST24 là gạo đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm dẻo vừa và có hương thơm mùi lá dứa. Năm 2019, gạo ST24 và ST25 đều đạt chuẩn, chiếm ngôi vị gạo ngon nhất thế giới, nhưng Việt Nam chỉ được chọn 1, là ST25 đăng quang ngôi vương”. Đây là bước tiến không nhỏ của các loại gạo thơm ST do kỹ sư Hồ Quang Cua và ngành nông nghiệp Sóc Trăng dày công nghiên cứu trong 25 năm qua.
Trước khi dòng gạo thơm ST nổi lên, ở ĐBSCL cũng có giống lúa khá nổi tiếng là nàng thơm Chợ Đào. Thế nhưng, khi nhìn lại nhiều người không khỏi ái ngại. Tại sao gạo nàng thơm Chợ Đào không phát triển được? PGS-TS Dương Văn Chín, nguyên Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết: “Gạo nàng thơm Chợ Đào có tiếng từ lâu, nhưng chỉ một vùng đất hẹp ở xã Mỹ Lệ (Long An) trồng mới có chất lượng ngon. Ở các cuộc đấu xảo gạo ngon trong nước và quốc tế, chưa có doanh nghiệp nào cũng như tỉnh Long An cũng không chuẩn bị mẫu để dự thi nên chưa biết độ thơm ngon của giống này thế nào, so với các loại gạo khác. Chưa có nhóm nhà khoa học của các viện, trường nào tìm ra vùng đất nước lợ ở ven biển Nam bộ có điều kiện đất và nước tương tự như ở xã Mỹ Lệ và du nhập giống nàng thơm Chợ Đào về trồng xem coi chất lượng còn ngon như xã Mỹ Lệ hay không”.
Hiện nay chỉ cần gõ chữ “gạo nàng thơm Chợ Đào”, Google cho ra gần 200.000 kết quả với đủ hình ảnh bán buôn trên mạng. PGS-TS Dương Văn Chín cho biết thêm, có nhiều loại gạo dán nhãn là nàng thơm Chợ Đào nhưng thực chất là giả, dùng gạo của các giống lúa cao sản, đóng bao để lừa người tiêu dùng, do đó gạo nàng thơm Chợ Đào đang đứng trước nguy cơ ngày càng… mất uy tín.
Phát triển hợp lý các phân khúc xuất khẩu gạo
Gạo thơm ST24, ST25 hay nàng thơm Chợ Đào… đều ngon. Nhưng các nhà khoa học và doanh nghiệp thừa hiểu không thể chỉ chăm bẵm vào vài dòng gạo thơm này. Tại thị trường Việt Nam, người tiêu dùng cân nhắc túi tiền trước khi nghĩ đến mua gạo ST25 hay Chợ Đào. Bởi gạo Chợ Đào có giá bán khoảng 20.000 đồng/kg (1.000 USD/tấn), còn ST25 ở mức 35.000 đồng/kg (khoảng 1.500 USD/tấn). Đây là mức giá mà nhiều doanh nghiệp mơ ước khi cao gấp 2-3 lần so với mặt bằng giá xuất khẩu – khoảng 500 USD/tấn gạo của Việt Nam trong năm 2021.
Trong khi nhu cầu thị trường lúa gạo thế giới dao động ở ngưỡng 30 triệu tấn/năm thì lúa thơm chỉ chiếm dưới 10%, nghĩa là chỉ khoảng chừng 2-3 triệu tấn. Các chuyên gia lúa gạo nhận định: “Đây là một thị trường rất nhỏ, giống như mình đi buôn kim cương hay hàng cao cấp vậy. Thị trường này rất kén chọn, trong khi trước giờ chỉ Thái Lan đã chiếm khoảng 1,5-1,8 triệu tấn; Ấn Độ và Pakistan chiếm khoảng 300.000-400.000 tấn”.
Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang đi đúng hướng trong xác định các phân khúc xuất khẩu gạo. Cách đây gần 20 năm, các doanh nghiệp chỉ tập trung cho phân khúc gạo phẩm cấp thấp (gạo 25% tấm) với khoảng 80%, nay tỷ lệ này đã đảo chiều.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2021, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% lượng xuất khẩu, đã góp phần nâng cao giá xuất khẩu từ 496 USD/tấn năm 2020 lên trên 503 USD/tấn. GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ cho rằng: “Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải bắt đầu từ doanh nghiệp, sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân cùng nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn”. Hơn ai hết, doanh nghiệp “biết mình, biết ta” trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, họ cũng biết các “đối thủ” của hạt gạo Việt đã có nhiều bước đi và thủ thuật marketing độc đáo trên thị trường thế giới. Những khuyến nghị này đã được tỉnh Sóc Trăng thực hiện khá bài bản để có kết quả như hôm nay.
Bàn về câu chuyện logo thương hiệu “Vietnam Rice”, nhiều người vẫn còn băn khoăn. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng: “Xây dựng được thương hiệu gạo Việt là mang đến lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và cả quốc gia. Điều còn băn khoăn là chúng ta đã xây dựng thương hiệu gạo nhưng đã mang lại hiệu quả gì? Thực tế chưa có doanh nghiệp nào sử dụng, vì doanh nghiệp băn khoăn khâu giá trị gia tăng từ thương hiệu này chưa rõ ràng”.
Đồng quan điểm trên, PGS-TS Dương Văn Chín nói: “Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt “Vietnam Rice”, nhưng có được bao nhiêu công ty nộp phí để được gắn logo này? Khi gắn logo này lên sản phẩm của họ thì có tăng được giá trị hạt gạo hay không; bán được giá cao hơn hay không? Đó là những lý do mà thương hiệu gạo của Việt Nam chưa đi vào cuộc sống thực tiễn”. Đây cũng là điều mà Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần nghiêm túc suy nghĩ.
“Vấn đề hiện nay là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hạt gạo ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi phân khúc gạo nên có chính sách khích lệ nhiều doanh nghiệp làm ra từng nhãn hiệu hàng hóa để kinh doanh, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín lâu dài. Đối với phân khúc gạo thơm trắng cao cấp, nên sử dụng những giống lúa đoạt giải quốc tế như Lộc Trời 28, ST25. Phân khúc gạo thơm trung bình thì dùng các giống như Jasmine 85, OM 18, Đài thơm 8; gạo trắng hạt dài thì dùng giống OM 5451”…
GẠO VIỆT VÀ THƯƠNG HIỆU Hoàng Long và Hoàng Kim
Gạo Việt và thương hiệu đang chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề lúa gạo Việt chốn tổ của nghề lúa.
CANH TÁC LÚA GẠO VIỆT THEO VÙNG SINH THÁI
Sự chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm từng vùng sinh thái, kinh tế xã hội, thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con và nhu cầu an sinh xã hội với thị trường nông sản . Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày nay có tổng sản lượng lúa đạt trên 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. So với năm 1976 sản lượng lúa ĐBSCL thời ấy chỉ đạt 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. ĐBSCL nửa thế kỷ chyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những thách thức mới
“Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” bài phát biểu của PGS TS Nguyễn Văn Bộ tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã nêu rõ : “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha, sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên, xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
ĐBSCL nửa thế kỷ chuyển đổi kinh tế xã hội và môi trường, :giáo sư Nguyễn Ngọc Trân nhận định “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
Năm năm qua (2016-2020) ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)”. ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa);đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế.Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/ khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.”
VIỆN LÚA ĐIỂM SÁNG GẠO VIỆT 45 NĂM QUA
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là địa chỉ xanh Việt Nam rạng danh Tổ Quốc tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0710 3861954; Fax: 0710 3861457; Website: http://www.clrri.org thành viên Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tiền thân là Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL thành lập ngày 31/1/1977. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Viện Lúa đã bảo tồn hơn 3.000 mẫu giống lúa được đánh giá và tư liệu hóa, đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa, phần lớn là giống lúa OM thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày; các giống lúa OMCS cực sớm. Viện Lúa Sao Thần Nông 45 năm qua (1977-2021) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật canh tác lúa; hệ thống canh tác thích hợp hiệu quả cho vùng ĐBSCL. Viện Lúa Sao Thần Nông bảo tồn và phát triển trong 45 năm qua đã góp phần đưa năng suất lúa của vùng nàỳ từ 2 – 3 tấn/ ha/ vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL lên hơn gấp 6 lần, từ 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm của mỗi năm liên tục từ năm 2017 đến nay.
Nông nghiệp ĐBSCL ngày nay đang bị ảnh hưởng rất sâu sắc của ranh mặn đã lấn rất sâu vào đất liền. Bản đồ dự báo xâm nhập mặn ĐBSCL mùa khô năm 2020-2021, do Phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cung cấp đã cho thấy điều rõ Sự biến đổi khí hậu và nguồn nước sông Mekong bị điều tiết nghiêm trọng bởi hệ thống đập thủy điện trên sông, cùng với việc suy kiệt thảm rừng thực vật đầu nguồn đã gây nên hiệu ứng kép của môi sinh môi trường biến đổi. Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục là địa chỉ xanh tiêu biểu của nông nghiệp Việt Nam và toàn vùng ĐBSCL. Viện tiếp tục phát huy những kết quả nổi bật trọng tâm về chọn tạo giống lúa và chuyển giao giống lúa tốt vào sản xuất. Theo đó, Viện Lúa ĐBSCL có 11 giống lúa tốt được công nhận chính thức và 23 giống lúa tốt được bảo hộ..Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCLchiếm tỉ lệ trên 70% tổng diện tích lúa gieo trồng ở ĐBSCL. Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL không chỉ được trồng tốt ở vùng ĐBSCL và lan tỏa nhiều vùng trong cả nước.Đặc biệt, trong tình hình hạn mặn vừa qua, Viện đã kịp thời khuyến cáo và cung cấp các giống lúa có khả năng chống chịu mặn ở mức độ từ 2-4‰ như các giống: OM6976, OM11735, OM9582, OM9577, OM429, OM380, OM18 đã đáp ứng kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra. Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng gạo phù hợp với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL và nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phục tráng các giống lúa mùa đặc sản của địa phương và xây dựng những vùng sản xuất gạo đặc sản chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Đánh giá tiềm năng dinh dưỡng của các giống lúa và phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ gạo và các phế phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo”, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL tiến sĩ Trần Ngọc Thạch khẳng định.
Gạo thơm Sóc Trăng ST25 anh hùng lao động Hồ Quang Cua và đồng sự là điểm sáng gạo ngon thương hiệu Việt trong sự chuyển đổi chất lượng gạo ngon Việt
Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
PGS Nguyễn Văn Hoan cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất
Thầy Hoan vào làm lúa Tây Nguyên
GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14;
PGS Lê Văn Thảo giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9.
ThaiBinh Seed TBR225, TBR 288 là các giống lúa thật tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp năng suất cao và chất lượng gạo ngon đang thổi luồng sinh khí mạnh mẻ vào sự chuyển đổi giống lúa cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung
Những trận đánh liên tục
Cánh én gọi mùa xuân
Đánh thức tiềm năng đất
Thắp lên niềm tin yêu.
Hội hè già trước tuổi
Lao động trẻ trung hoài
Say mê làm việc tốt
Dạy và học đi đôi
Doanh nghiệp và nông dân
Đầu ra cho nông sản ThaiBinh Seed thắng lớn
Chúc mừng bạn thành công.
ThaiBinhSeed anh hùng lao động Trần Mạnh Báo có nhiều kinh nghiệm tốt ‘Liên kết Doanh Nghiệp và HTX trong sản xuất nông nghiệp tìm đầu ra cho nông sản!”
Chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng quy trình thâm canh thích hợp cho vùng lúa chính đang là nổ lực của chúng tôi. GSR65, GSR90; Lúa siêu xanh (Green Super Rice) là giải pháp tốt tiếp nối cho trước mắt và lâu dài của Gạo Việt để tích hợp được nhiều đặc tính quý về dạng hình cây lúa siêu xanh lý tưởng, với năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, ít sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thích hợp với các vùng lúa hạn, mặn, thâm canh.
DẠY VÀ HỌC thực tiễn sát thực tế đã cho chúng ta một điểm hẹn lý tưởng tuyệt vời mà chúng ta cùng gặp.
Gạo Việt và thương hiệu thao thức những khát vọng…
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM GSR65
Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng ơi rọi đến bao giờ
Đèn giời vầng trăng soi
Mẹ Cha Anh vời vợi
Lửa hiếu trung cháy mãi
Ngọn đèn trong đêm thiêng
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin
ĐÊM MAI LÀ TRĂNG RẰM Hoàng Kim
Hôm nay trăng mười bốn.
Đêm mai là trăng rằm.
Nhớ anh cuốc đất đêm
Thơ đi cùng năm tháng
Chuyện ngày xưa của bố
Theo con suốt cuộc đời
Bố bán nhà cứu mẹ
Lồng lộng vầng trăng soi
Nhà mình như suối nước
Đi như dòng sông xanh
Giữa đôi bờ thương nhớ
Thấu hiểu điều tử sinh.
THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM
Hoàng Kim
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối, giữa đêm trường ta học
Vũ trụ bao la đèn em là hạt ngọc
Cùng sao khuya soi sáng mảnh đất này
Dù sớm chiều em đã học hăng say
Dù ngày mệt chưa một hồi thanh thản
Đèn hãy thắp sáng niềm tin chiến thắng
Em thắp đèn lên cho trang sách soi mình.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Em đâu chỉ học bằng ánh mắt
Mà bằng cả lòng mình, cả khối óc hờn căm
Thù giặc giết cha, bom cày sập tung hầm
Nhà tan nát, sân trường đầy miệng hố
Hãy học em ơi, dù ngày có khổ
Lao động suốt ngày em cần giấc ngủ ngon
Nhưng đói nghèo đâu có để ta yên
Và nghị lực nhắc em đừng ngon giấc
Nợ nước thù nhà ngày đêm réo dục
Dậy đi em, Tổ quốc gọi anh hùng.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Mặc cho gió đêm nay lạnh về tê buốt
Tấm áo sờn không đủ ấm người em
Vùng dậy khỏi mền, em thắp ngọn đèn lên
Để ánh sáng xua đêm trường lạnh cóng
Qua khổ cực càng yêu người lao động
Trãi đói nghèo càng rèn đức kiên trung
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.
Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người
TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh
Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.
*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.
Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
GẶP CÂY RAU TÀU BAY
Hoàng Gia Cương
Thuở xưa địch càn, chạy miết
Bao phen lạc giữa rừng hoang
Củ mài, củ nâu vét cạn
May còn “kim thất” lót lòng!
Tên “rau tàu bay” là lạ
Ăn quen tưởng ngọn cải canh
Tuy đồn “có mang độc tố”
– Còn chi lựa chọn bấy giờ?
“Tàu bay” hay là “cộng sản”
“Cỏ Lào”, “bơm bớp”, “cỏ hôi”…
Đói lòng “cải trời” giải nạn
Khen chê mặc kệ thói đời!
Bây giờ có đầy thực phẩm
Từ lâu quên món “cải trời”
Gặp cây như gặp bạn cũ
Nghĩa tình nhớ thuở xa xôi!
* HGC: Hôm giáp Tết vừa rồi, mình (HGC) cùng vài người thân đi thăm mộ một bà chị trên “Công viên Vĩnh Hằng”. Mấy năm rồi mình mới thăm lại nơi này. Bất chợt mình gặp một cây “rau tàu bay” mọc xanh tốt bên mép rào nghĩa trang. Cây “rau tàu bay” còn có tên là cây “kim thất”, cây “bơm bớp”, cây “cỏ Lào”, cây “cộng sản”, nhiều nơi còn gọi là cây “cỏ hôi”. Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, loài cây này đã trở thành một nguồn thực phẩm rất tốt dành cho cả quân và dân ta. Cây không độc như lời đồn thất thiệt!
** HK: Kính cậu Hoàng Gia.Cương Cậu gặp cây rau tàu bay Nghĩa tình ngỡ người thân cũ Cháu nhớ vầng trăng ngọn lửa Yêu thương theo cháu trọn đời Đêm mai là trăng rằm. Thắp đền lên đi em .Cậu viết “Gặp cây rau tàu bay”, gợi sâu sắc trong cháu “Vầng trăng và ngọn lửa” với thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Nhuệ: Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình. Cảm ơn cậu. Đêm mai đêm trăng rằm, nhớ anh cháu mất, cũng là đêm thiêng của cháu. Ánh trăng là bài thơ hay nhất, giỏi nhất, sâu sắc nhất của Nguyễn Duy trong lòng cháu. Thông tin tại: http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-2
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978
Nguồn:1. Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984
2. Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1995
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè,
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu,
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng…
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương
Chúng nó đến từ bên kia biển
Rủ nhau bay như lũ ma trơi
Từ trên trời bảy trăm mét
Thấy que diêm sáng mặt người
Một nghìn mét từ trên trời
Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé
Tám nghìn mét
Thấy ánh lửa đèn hàn chớp loé
Mà có cần đâu khoảng cách thấp cao
Chúng lao xuống nơi nao
Loé ánh lửa,
Gió thổi tắt đèn, bom rơi máu ứa.
Trên đất nước đêm đêm
Sáng những ngọn đèn
Mang lửa từ nghìn năm về trước,
Lấy từ thuở hoang sơ,
Giữ qua đời này đời khác
Vùi trong tro trấu nhà ta.
Ôi ngọn lửa đèn
Có nửa cuộc đời ta trong ấy!
Giặc muốn cướp đi
Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy
II – TẮT LỬA
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi tắt lửa đêm đêm khiến đất trời rộng quá
Không nhìn thấy gì đâu
Bóng tối che rồi
Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi
Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói
Bông hoa làm duyên phải luỵ hương bay…
Bóng tối phủ dày
Che mắt địch
Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích
Kéo pháo lên trận địa đồng cao
Tiếng khẩu đội trưởng ở đâu
Đấy là đuôi khẩu pháo
Tiếng anh đo xa điểm đều
Vang ở đâu, đấy là giữa điểm đồ
Nơi tắt lửa là nơi in vết bánh ôtô,
Những đoàn xe đi như không bao giờ hết,
chiếc sau nối chiếc trước ì ầm
Như đàn con trẻ chơi u chơi âm
Đứa này nối hơi đứa khác.
Nơi tắt lửa là nơi dài tiêng hát
Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường;
Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khét
Tóc lá sả đâu đó vẫn bay hương
Đêm tắt lửa trên đường
Khi nghe gần xa tiếng bước chân rậm rịch
Là tiếng những đoàn quân xung kích
Đi qua.
Từ trong hốc mắt quầng đen bóng tối tràn ra
Từ dưới đáy hố bom sâu hun hút
Bóng tối dâng đầy toả ngợp bao la,
Thành những màn đen che những bào thai chiến dịch
Bóng đêm ở Việt Nam
Là khoảng tối giữa hai màn kịch
Chứa bao điều thay đổi lớn lao,
Bóng đêm che rồi không nhìn thấy gì đâu
Cứ đi, cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ.
III – THẮP ĐÈN
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá
Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên
Chiếc đèn chui vào ống nứa
Cho em thơ đi học ban đêm,
chiếc đèn chui vao lòng trái núi
Cho xưởng máy thay ca vời vợi,
Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn
Cho những tốp trai làng đọc lá thư thăm
Ta Thắp đèn lên trên đỉnh núi
Gọi quân thù đem bom đến dội
Cho đá lở đá lăn
Lấy đá xây cầu, lấy đá sửa đường tàu
Ta bật đèn pha ôtô trong chớp loè ánh đạn
Rồi tắt đèn quay xe
Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi…
Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng
Anh dắt tay em, trời chi chit sao giăng
“Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm”
Ta thắp đèn lồng, thắp cả đèn sao năm cánh
Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh
Nơi ấy là phòng cưới chúng mình
Ta sẽ làm cây đèn kéo quân thật đẹp
Mang hình những người những cảnh hôm nay
Cho những cuộc hành quân nào còn trong bóng tối
Sẽ hiện muôn đời trên mặt ngọn đèn xoay.
1967
Ghi chú của tác giả: Hồi cuối năm 1966 tại Tây Bắc, tôi (PTD) đã có mấy tháng là pháo thủ pháo cao xạ (tiểu đoàn 24 trực thuộc Quân khu). Ấy thế mà còn viết nhầm. Do khi viết cứ mê đi, mụ đi mà nhầm. Ấy là dòng này “Tiếng anh đo xa điểm đều như đếm nhịp chày giã gạo”. Những dòng trên đã cho thấy pháo đây là pháo tầm thấp. Ban đêm làm sao dùng được máy đo xa bằng mắt thường. Nhưng thôi, không sửa. Đã là cuộc đời thì hẳn có tì vết.
Nguồn: Thơ Phạm Tiến Duật, NXB Hội nhà văn, 2007
VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
Hoàng Trung Trực đời lính ghi lại kỹ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh.
Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ.
Tập thơ “Dấu chân người lính” ghi lại kỹ niệm một thời của người lính dấn thân trong lửa đạn, chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Năm bài thơ: Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người, Viếng mộ cha mẹ, Bền chí, Trò chuyện với Thiền sư, … vui được hiến tặng bạn đọc
… Hoàng Trung Trực DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH
Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)
Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp
BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim
Đảo Yến trong mắt ai
Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân.
ĐÈO NGANG THĂM THẲM NHỚ Hoàng Kim
“Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.
Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)
CỬA ROÒN
Lê Thánh Tông (*)
Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.
Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch
DI LUÂN HẢI TẤN
Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.
Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:
ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO
Nguyễn Thiếp
Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!
Danh sĩ Ngô Thì Nhậm(1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.
LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN
Ngô Thì Nhậm
Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)
Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm
ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI
Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.
Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.
QUA ĐÈO NGANG
Nguyễn Du
Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn
Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương
HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN
Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh
Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch
Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:
QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA
Vũ Tông Phan
Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.
QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ
Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.
Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)
Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)
LÊN NÚI HOÀNH SƠN
Cao Bá Quát
Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?
ĐĂNG HOÀNH SƠN
Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!
Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
ẢI HOÀNH SƠN
Cao Bá Quát
Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.
HOÀNH SƠN QUAN
Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.
Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.
KHÔNG ĐỀ
Nguyễn Sinh Cung – 1895
Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.
Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2).
QUA ĐÈO NGANG
Bà huyện Thanh Quan
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.
Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích
QUÁ HOÀNH SƠN
Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.
Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.
Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).
Hoàng Kim
(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:
Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?
(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.
(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.
Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).