Số lần xem
Đang xem 3305 Toàn hệ thống 6117 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
#CNM365 #CLTVN 25 THÁNG 3
Hoàng Kimvà Hoàng Long CNM365 Tình yêu cuộc sốngLời thương; Những trang văn thắp lửa; Hoàng Trung Trực đời lính; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn, #cnm365 #cltvn An nhiên; Cao Biền trong sử Việt; Thơ vui những ngày nhàn; Chọn giống sắn Việt Nam; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Thượng Đức thương nhìn lại; Có một ngày như thế; Đến với Tây Nguyên mới. Ngày 25 tháng 3 là ngày cách mạng tại Hy Lạp là một nước thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan, thuộc khu vực Địa Trung Hải. Hy Lạp có tổng diện tích đất 128.919 km2 dân số 11.129.304 người vào ngày 25/ 03/ 2019. Mật độ dân số của Hy Lạp là 86 người/km2. Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Hy Lạp thời trung cổ, trở thành một bộ phận của đế chế Byzantine, sau đó thuộc đế chế Ottoman trong gần bốn thế kỉ. Ngày 25 tháng 3 năm 1821, nhân dân Hy Lạp đã nổi dậy khởi nghĩa và giành lại độc lập cho dân tộc, năm 1924, Hy Lạp tuyên bố trở thành một nước cộng hoà. Ngày 25 tháng 3 năm 1914 là ngày mất của nhà thơ Frédéric Mistral, người Pháp (sinh năm 1830, hình), đoạt giải thưởng Nobel văn học năm 1904. Frédéric Mistral nhận giải Nobel vì đã làm sáng lên “lý tưởng cao cả và những cống hiến lớn lao cho sự phục hồi tinh thần dân tộc”. Ông đã dùng tiền của giải thưởng Nobel lập Bảo tàng Văn hóa Dân gian Provençe. Năm 1851 ông tốt nghiệp đại học rồi dành toàn bộ thời gian của mình cho sự nghiệp văn học. Năm 1854 ông cùng với sáu nhà thơ khác đã sáng lập Félibrige , Hiệp hội Hỗ trợ Phát triển Ngôn ngữ và Văn học Provençe, xuất bản tạp chí Almanach Provençe cùng Joseph Roumanille. Trọn đời Mistral hoạt động không mệt mỏi cho công việc này với mơ ước phục hồi nền văn học và ngôn ngữ Provençe. Những kiệt tác của Mistral có Miréio (1859) trường ca; Calendau (1867) trường ca; Lis isclo d’or (Những hòn đảo vàng, 1876) tập thơ; Nerto (1884) thơ; Lou tresor dóu Félibrige (Kho báu Félibrige, 1878-1886) từ điển; La Rèino Jano (Nữ hoàng Jano, 1890) kịch; Lou Pouèmo dóu Rhone (Trường ca sông Rhône, 1897) trường ca; Moun espelido: memori è raconte (Hồi ký Mistral, 1906) hồi kí; Les oulivado (Mùa thu hoạch oliu, 1912) tập thơ; Những câu thơ hay của ông đã Việt hóa: ” Ôi Magali, nếu em hoá thành trăng Ánh trăng trong đêm vắng Thì anh sẽ hoá thành làn sương mỏng Và em sẽ là của anh” (Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng). Ngày 25 tháng 3 năm 1957 tại Roma của Ý, hai hiệp ước Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu.đã được ký kết và thiết lập bởi liên quốc gia Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Bài chọn lọc ngày 25 tháng 3: Lời thương; Những trang văn thắp lửa; Hoàng Trung Trực đời lính; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn, #cnm365 #cltvn An nhiên; Cao Biền trong sử Việt; Thơ vui những ngày nhàn; Chọn giống sắn Việt Nam; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Thượng Đức thương nhìn lại; Có một ngày như thế; Đến với Tây Nguyên mới. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và p…https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-3/
Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu: “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng Nhântươi quả tốt được thu nhiều”
Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người “Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng Mưathuận gió hòa nhân quả tốt tươi”
Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xanh đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng Bạch Ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện trọn đời theo nghề nông. Viên Minh Thích Phổ Tuệ sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 đến nay đã trụ thế trãi trên 105 xuân (2021), Người từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vien-minh-thich-pho-tue/
Những trang văn thắp lửa VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
h trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
NHỚ BẠN Hoàng Trung Trực
Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng
Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương
Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình
MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực
Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…
Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.
Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình
Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa
Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê
Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.
BỀN CHÍ Hoàng Trung Trực
Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.
Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai
Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên
Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước
Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn
Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.
Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .
Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.
Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.
Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?
Gia Lai 10-09-2014
(**) “Đến chốn thung dung” là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,
VUI ĐẾN CHỐN THUNG DUNG Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**) Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.
DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH Hoàng Trung Trực
Cuộc đời và thời thế
Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương Nước nhà gặp cảnh tai ương Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh Pháp Nhật Tàu tới hoành hành Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân Người dân khổ cực muôn phần Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha Trường Sơn rừng núi là nhà Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *
(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xemBorlaug và Hemingway
Tuổi thơ trong nghèo đói
Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.
Gia đình nhiều nguy nan
Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về
Mẹ Cha bao gian khổ
Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.
Tuổi xuân vui lên đường
Lên đường theo lệnh tòng quân Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.
Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng
Vượt bao đèo dốc hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.
Nhớ người thân đã khuất
Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa
Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.
Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.
Tin Mẹ mất giữa chiến trường
Nỗi đau nghiệt ngã vô hình
Nhận tin Mẹ mất nội tình cách phân
Công ơn Mẫu tử tình thâm
Căn bệnh đã cướp Mẫu thân mất rồi
Còn đâu bóng dáng hình Người
Đất trời nghiêng ngữa hại đời ta đây
Nỗi lòng đau khổ khôn khuây
Mẹ hiền ơi phút giờ này còn đâu
Lòng buồn tê tái đêm thâu
Trần gian đâu nữa Mẹ hiền, Cha ơi
Buồn thương Cha nỗi nhớ Người
Tình thương Cha Mẹ, trên đời còn Cha Con không khóc chỉ nhớ nhà
Trăm lần thương Mẹ xót xa phận mình
Làm người lính chiến tử sinh
Chiến tranh tàn khốc dứt tình Mẹ Cha
Tang thương đến không về nhà
Cuộc đời người lính vẫn là chiến tranh
Máu bạn đổ tiếp bên anh
Xác xương vùi dập trời xanh phủ rừng
Núi đồi che ấm thân lưng
Nhóm lên ngọn lửa bập bùng Trường Sơn.
Tôi ngồi ở góc khuất, chọn lại mấy truyện ngắn ưa thích nhất của anh Thiệp và lắng nghe lời trò chuyện. Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đêm nhớ Nguyễn Huy Thiệp đang sửa liên tục. Nhiều người đến thăm,
#CNM365 #CLTVN 25 THÁNG 3
Hoàng Kimvà Hoàng Long CNM365 Tình yêu cuộc sốngLời thương; Những trang văn thắp lửa; Hoàng Trung Trực đời lính; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn, #cnm365 #cltvn An nhiên; Cao Biền trong sử Việt; Thơ vui những ngày nhàn; Chọn giống sắn Việt Nam; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Thượng Đức thương nhìn lại; Có một ngày như thế; Đến với Tây Nguyên mới. Ngày 25 tháng 3 là ngày cách mạng tại Hy Lạp là một nước thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan, thuộc khu vực Địa Trung Hải. Hy Lạp có tổng diện tích đất 128.919 km2 dân số 11.129.304 người vào ngày 25/ 03/ 2019. Mật độ dân số của Hy Lạp là 86 người/km2. Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Hy Lạp thời trung cổ, trở thành một bộ phận của đế chế Byzantine, sau đó thuộc đế chế Ottoman trong gần bốn thế kỉ. Ngày 25 tháng 3 năm 1821, nhân dân Hy Lạp đã nổi dậy khởi nghĩa và giành lại độc lập cho dân tộc, năm 1924, Hy Lạp tuyên bố trở thành một nước cộng hoà. Ngày 25 tháng 3 năm 1914 là ngày mất của nhà thơ Frédéric Mistral, người Pháp (sinh năm 1830, hình), đoạt giải thưởng Nobel văn học năm 1904. Frédéric Mistral nhận giải Nobel vì đã làm sáng lên “lý tưởng cao cả và những cống hiến lớn lao cho sự phục hồi tinh thần dân tộc”. Ông đã dùng tiền của giải thưởng Nobel lập Bảo tàng Văn hóa Dân gian Provençe. Năm 1851 ông tốt nghiệp đại học rồi dành toàn bộ thời gian của mình cho sự nghiệp văn học. Năm 1854 ông cùng với sáu nhà thơ khác đã sáng lập Félibrige , Hiệp hội Hỗ trợ Phát triển Ngôn ngữ và Văn học Provençe, xuất bản tạp chí Almanach Provençe cùng Joseph Roumanille. Trọn đời Mistral hoạt động không mệt mỏi cho công việc này với mơ ước phục hồi nền văn học và ngôn ngữ Provençe. Những kiệt tác của Mistral có Miréio (1859) trường ca; Calendau (1867) trường ca; Lis isclo d’or (Những hòn đảo vàng, 1876) tập thơ; Nerto (1884) thơ; Lou tresor dóu Félibrige (Kho báu Félibrige, 1878-1886) từ điển; La Rèino Jano (Nữ hoàng Jano, 1890) kịch; Lou Pouèmo dóu Rhone (Trường ca sông Rhône, 1897) trường ca; Moun espelido: memori è raconte (Hồi ký Mistral, 1906) hồi kí; Les oulivado (Mùa thu hoạch oliu, 1912) tập thơ; Những câu thơ hay của ông đã Việt hóa: ” Ôi Magali, nếu em hoá thành trăng Ánh trăng trong đêm vắng Thì anh sẽ hoá thành làn sương mỏng Và em sẽ là của anh” (Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng). Ngày 25 tháng 3 năm 1957 tại Roma của Ý, hai hiệp ước Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu.đã được ký kết và thiết lập bởi liên quốc gia Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Bài chọn lọc ngày 25 tháng 3: Lời thương; Những trang văn thắp lửa; Hoàng Trung Trực đời lính; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn, #cnm365 #cltvn An nhiên; Cao Biền trong sử Việt; Thơ vui những ngày nhàn; Chọn giống sắn Việt Nam; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Thượng Đức thương nhìn lại; Có một ngày như thế; Đến với Tây Nguyên mới. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và p…https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-3/
Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu: “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng Nhântươi quả tốt được thu nhiều”
Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người “Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng Mưathuận gió hòa nhân quả tốt tươi”
Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xanh đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng Bạch Ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện trọn đời theo nghề nông. Viên Minh Thích Phổ Tuệ sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 đến nay đã trụ thế trãi trên 105 xuân (2021), Người từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vien-minh-thich-pho-tue/
Những trang văn thắp lửa VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
h trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
NHỚ BẠN Hoàng Trung Trực
Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng
Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương
Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình
MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực
Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…
Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.
Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình
Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa
Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê
Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.
BỀN CHÍ Hoàng Trung Trực
Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.
Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai
Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên
Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước
Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn
Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.
Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .
Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.
Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.
Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?
Gia Lai 10-09-2014
(**) “Đến chốn thung dung” là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,
VUI ĐẾN CHỐN THUNG DUNG Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**) Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.
DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH Hoàng Trung Trực
Cuộc đời và thời thế
Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương Nước nhà gặp cảnh tai ương Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh Pháp Nhật Tàu tới hoành hành Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân Người dân khổ cực muôn phần Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha Trường Sơn rừng núi là nhà Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *
(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xemBorlaug và Hemingway
Tuổi thơ trong nghèo đói
Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.
Gia đình nhiều nguy nan
Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về
Mẹ Cha bao gian khổ
Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.
Tuổi xuân vui lên đường
Lên đường theo lệnh tòng quân Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.
Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng
Vượt bao đèo dốc hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.
Nhớ người thân đã khuất
Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa
Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.
Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.
Tin Mẹ mất giữa chiến trường
Nỗi đau nghiệt ngã vô hình
Nhận tin Mẹ mất nội tình cách phân
Công ơn Mẫu tử tình thâm
Căn bệnh đã cướp Mẫu thân mất rồi
Còn đâu bóng dáng hình Người
Đất trời nghiêng ngữa hại đời ta đây
Nỗi lòng đau khổ khôn khuây
Mẹ hiền ơi phút giờ này còn đâu
Lòng buồn tê tái đêm thâu
Trần gian đâu nữa Mẹ hiền, Cha ơi
Buồn thương Cha nỗi nhớ Người
Tình thương Cha Mẹ, trên đời còn Cha Con không khóc chỉ nhớ nhà
Trăm lần thương Mẹ xót xa phận mình
Làm người lính chiến tử sinh
Chiến tranh tàn khốc dứt tình Mẹ Cha
Tang thương đến không về nhà
Cuộc đời người lính vẫn là chiến tranh
Máu bạn đổ tiếp bên anh
Xác xương vùi dập trời xanh phủ rừng
Núi đồi che ấm thân lưng
Nhóm lên ngọn lửa bập bùng Trường Sơn.
Tôi ngồi ở góc khuất, chọn lại mấy truyện ngắn ưa thích nhất của anh Thiệp và lắng nghe lời trò chuyện. Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đêm nhớ Nguyễn Huy Thiệp đang sửa liên tục. Nhiều người đến thăm, tưởng nhớ, thương tiếc, hồi tưởng, bàn luận, nhiều sự việc, được công bố, việc chính của người chép văn sử CNM365 là tuyển chọn và cập nhật
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thái Nguyên, mất ngày 20 tháng 3 năm 2021 tại Hà Nội thọ 72 tuổi. Ông là nhà văn Việt Nam đương đại, về truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch với những góc nhìn mới, táo bạo. Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn (1986) nhưng được coi là người đạt đỉnh cao nghệ thuật của truyện ngắn với các tác phẩm nổi bật Giăng lưới bắt chim, Mưa Nhã Nam, Kiếm sắc, Những ngọn gió Hua Tat,Tướng về hưu, Thời của tiểu thuyết, Tuổi 20 yêu dấu, Những người thợ xẻ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Vàng lửa, Phẩm tiết, …xem tiếp Bóng hạc chốn xa xôi
1
Bạn ưa nhất văn chương anh Thiệp cuốn nào? Tôi thì chọn đầu tiên là Giăng lưới bắt chim, Hôm nay tôi cẩn thận đọc lại sáu tác phẩm tâm đắc nhất ‘Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng”, Lắng lòng trước lời điếu thật hay của nhà văn Nguyễn Quang Thiều; Thật thích bài tổng kết bình giảng của thầy văn Nguyễn Hữu Sơn, Thật biết ơn sự đánh giá trãi lòng của nhà văn nghề thủy lợi Chiêm Lưu Huy… xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-huy-thiep-lang-dong/.
Văn hay lời kiệm chữ, sách này đúng ra phải là Huyền Quang, giăng lưới bắt chim. Chuyện về sư Huyền Quang. Người giăng lưới bắt chim là vua Trần Anh Tông và Trạng nguyên Tể tướng Mạc Đĩnh Chi, Chim là sư Huyền Quang Lý Đạo Tái. Tích truyện cổ có trong Thiền Uyển Tập Anh, một sách Phật học cổ có từ năm 1337, và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã diễn đạt lại theo lối mới, dường như được rất nhiều người đồng tình, vì lối diễn đạt đúng (tôi xin được chép lại) như sau:
“…Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.
Thiền phái Trúc Lâm được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600- 1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).
Sau một thời gian ẩn dật, dòng Thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế từ Trung Hoa và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng….”
Khi mới xuất hiện, những sáng tác của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên một cuộc tranh luận văn học sôi nổi. Văn phong và cách sáng tác từ trực giác của Tác giả rất lôi cuốn người đọc.
*
Sư Huyền Quang, vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm trước khi xuất gia là một Trạng nguyên, đã từng từ hôn công chúa Liễu Sinh. Vua Trần Anh Tông nói với quần thần:
– Người ta sống ở trong trời đất, mang khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc thích màu đẹp, đều có tình dục như thế. Đấy là lẽ thường. Chúng ta ngăn hãm một phía ham muốn ấy lại chính là để dốc lòng phụng đạo, đó là đành đi một lẽ. Riêng Huyền Quang sắc sắc không không, vậy đó là người ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục?
Mạc Đĩnh Chi nói:
– Vẽ hổ chỉ vẽ được da, không vẽ được xương. Biết người chỉ biết mặt, ít biết được lòng. Vậy xin cho người thử xem.
Vua Trần Anh Tông nghe lời Mạc Đĩnh Chi, cử một nữ gián điệp xuân sắc mê hồn là nàng Thị Điểm Bích tìm đến Yên Tử để thử Huyền Quang theo kế giăng lưới bắt chim …
Huyền Quang, tên thật là gì không rõ, trong sử ghi là Lý Đạo Tái. Ông người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Từ nhỏ nổi tiếng thần đồng, nghe một hiểu mười, nên người ta mới mệnh danh là Đạo Tái. Có sách chép Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý (1252) đời vua Trần Thánh Tông, lúc này mới 23 tuổi. Trong dân gian kể rằng nhà Lý Đạo Tái nghèo, không có đất cắm dùi. Khi còn hàn vi, Lý Đạo Tái từng hứa hôn với một cô gái nhưng về sau bị từ hôn, cô gái đi lấy một người nhà giàu. Cuộc nhân duyên lần thứ hai cũng thế. Chán nản, Lý Đạo Tái chuyên vào mỗi chuyện học hành rồi đỗ Trạng nguyên. Khi ấy, nhiều người đến manh mối hôn nhân nhưng ông đều từ chối, kể đến cả công chúa con vua. Nghe đồn Lý Đạo Tái đã từng ngán ngẩm than rằng:
Khó khăn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên!
Lý Đạo Tái theo đường hoạn lộ, nhiều lần đứng ra tiếp sứ thần Trung Hoa. Về sau, ông được sư Pháp Loa giác ngộ bèn xuất gia tu hành.
Sư Pháp Loa (tức Đồng Kiên Cường) là vị tổ thứ hai môn phái Trúc Lâm, đã theo vua Trần Nhân Tông khi người xuất gia ở núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông, lấy pháp danh là Điểu Ngự trước khi viên tịch đã truyền y bát lại cho sư Pháp Loa, nay sư Pháp Loa giác ngộ và truyền y bát lại cho Lý Đạo Tái với pháp danh là Huyền Quang.
Huyền Quang là người có căn tu thế nào? Tại sao Huyền Quang lại trở thành vị sư tổ thứ ba trong phái Trúc Lâm, một môn phái Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới tâm linh của người Việt Nam?
Bài thơ Cúc hoa của Huyền Quang nói tâm sự của một người tu đạo ở trong núi, ngắm hoa mới sực biết thời gian trôi đi:
Vong thân, vong thế dĩ đô vong
Tọa cửa tiên nhiên nhất tháp lương
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Cúc hoa khai xứ nhất trùng dương.
Một người quên mình (vong thân ), quên đời (vong thế ) ngồi mãi trong rừng sâu không có lịch, không biết năm hết Tết đến, thấy hoa cúc nở mới đoán là đã đến Tết trùng dương! Vì sao người này lại ngắm hoa cúc mà không đi ngắm hoa khác?
Chủ nhân dữ vật hồng vô cảnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu
(Lòng người và cảnh vật vốn không xung khắc
So sánh với muôn hoa, thì cúc đứng đầu )
Theo ý tứ bài thơ thì thấy Huyền Quang không phải là người không có thiên vị, không có tình ý riêng! Cũng trong bài thơ Cúc hoa này, Huyền Quang đã có một nhận xét rất sâu sắc: Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp (Nghĩa khí mà khác nhau thì khó mà hòa hợp ). Đạo Phật thường lưu tâm người ta ở hai chữ nhân duyên. Huyền Quang cũng giống mọi người, không phải là lòng dạ sắt đá gì, không phải là người không hiểu biết về lẽ nhân duyên. Trong một bài thơ khác nữa tên là Sơn vũ (Nhà trong núi) tâm tình Huyền Quang phảng phất bâng khuâng:
Thu phong ngọ dạ phật thiềm nha
Sơn vũ tiên nhiên chầm lục la
Dĩ hí thành thiền tâm nhất phiến
Cùng thanh tức tức vị thuỳ đa
(Đêm khuya, gió thu xao xác ngoài mái hiên
Nhà trong núi đìu hiu giữa lùm cây xanh
Tấm lòng tu hành từ lâu đã hóa theo Phật
Tiếng dế vì ai mà kêu rầu rĩ mãi? )
Phái Trúc Lâm là phái có nhiều đệ tử tri thức nhất, học thức nhất, danh giá nhất ở nước ta. Huyền Quang được trao y bát, trở thành sư tổ của phái này thì căn tu, công lực đại thành của Huyền Quang ắt hẳn xuất chúng.
Làm sáng tỏ Phật tính là một mệnh đề cơ bản trong Kinh Niết bàn. Việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đi thử lòng Huyền Quang cũng có thể coi là một công án nhằm làm sáng tỏ Phật tính ở vị đại sư này vậy.
Ngày xưa, có người băn khoăn về pháp môn Bất nhị của Phật pháp đã từng thỉnh vấn Đức Phật: Những người phạm tội tà dâm, giết người, trộm cướp v.v… liệu có mất hết thiện căn Phật tính hay không? Đức Phật đáp: Thiện căn có hạng thường và hạng vô thường. Phật tính chẳng thường mà cũng chẳng vô thường, cho nên không đứt đoạn, gọi là pháp Bất nhị . Một hạng thiện, một hạng bất thiện, gọi là pháp Bất nhị. Uẩn và Giới kẻ phàm cho là hai nhưng bậc trí giả thì hiểu rõ tính của nó không phải là hai. Tính không hai đó (Vô nhị chi tính ) tức là Phật tính.
Theo cách giải thích trên có thể hiểu rằng người ngu kẻ trí Phật tính vốn không khác nhau, chỉ vì mê và tỉnh không giống nhau nên mới có kẻ ngu và trí mà thôi.
Trở lại việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đến thử Huyền Quang ở núi Yên Tử thì tưởng như mưu giăng lưới bắt chim là sâu sắc nhưng thực lại là mê vậy. Chuyện rằng Điểm Bích đã dùng nhiều kế nhưng không lay chuyển được Huyền Quang nên nàng bèn về tâu dối vua. Sách Tam tổ thực lục ghi lại lời tâu ấy như sau:
… Tôi vâng chiếu chỉ đi thử thiền sư Huyền Quang. Đến chùa Vân Yên, vào ở nhờ một bà vãi già, tự xưng là con gái nhà dân, xin được theo học đạo tôn sư. Bà vãi già thường sai tôi dâng nước chè lên cho sư. Trải qua hơn một tháng, sư không hề liếc nhìn, hỏi han gì tôi cả. Một hôm nửa đêm, sư lên nhà tụng kinh, đến canh ba, sư và đám tăng ni ai nấy đều về phòng mình mà ngủ. Tôi bèn đến bên cạnh phòng của thiền sư để nghe xem động tĩnh thế nào thì thấy sư ngâm lời kệ rằng:
Vằng vặc giăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc khua sênh
Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ
Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình.
Sư ngâm đi ngâm lại mãi, tôi bèn vào phòng tăng, từ biệt sư để về thăm cha mẹ, để sang năm sẽ quay lại học đạo. Sư bèn giữ tôi lại ngủ một đêm, rồi cho tôi một dật vàng.
Nhà vua nghe lời Điểm Bích tâu, lòng bực bội không vui. Nghĩ lại, nhà vua tự trách mình:
– Sự việc nếu quả như lời Điểm Bích thì đúng là ta giăng lưới ở tổ bắt chim, chim nào mà không bị hại! Nếu sự việc mà không như thế thì hóa ra ta đã làm hại quốc sư, đẩy ông ta vào mối ngờ vực oan ức! Nếu hiểu rõ pháp Bất nhị của nhà Phật thì việc thử lòng này thật là nhảm quá!
Để sửa lỗi, cũng là để minh oan chiêu tuyết cho Huyền Quang, nhà vua cho mở hội Vô Già ở kinh thành, triệu Huyền Quang về làm lễ. Nhưng trái với tục lệ nhà chùa, hôm bước vào chính lễ, nhà vua cho giết bò và lợn, dọn toàn cỗ mặn.
Huyền Quang bước vào lễ, kêu tên Đức Phật khấn rằng:
– Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống A Tì địa ngục, còn nếu không thì xin cho những cỗ mặn kia hóa thành chay tất cả.
Huyền Quang khấn xong, bỗng có gió mạnh nổi lên, trời đất tối sầm. Khi gió tàn, trời sáng, tất cả các mâm cỗ mặn đều biến thành cỗ chay tinh khiết thơm tho. Nhà vua và mọi người thấy Huyền Quang làm phép thông cảm được với trời đất thì đều vô cùng cảm phục, quỳ xuống lạy tạ.
Huyền Quang viên tịch ở tuổi 82. Cho đến ngày nay, dân gian nhiều nơi vẫn kể lại những truyền thuyết trong cuộc đời ông. Có người nói rằng các món cỗ chay làm giống cỗ thường trong ngày lễ tết ở các nhà chùa là từ sự tích này. Nhân ngày Xuân, đọc lại sách Phật ngẫm ra nhiều điều. Trong chúng sinh, căn tính người ta có người sắc bén có người cùn nhụt. Người mê chấp thì phải tu thân, học tập; còn người giác ngộ có thể đột nhiên ứng hợp; chung quy lại để nhằm tự mình nhận thức được bản thân mình, tự mình chứng kiến được bản thân mình, sống hòa hợp cùng tự nhiên với tâm hồn trong sáng.
Phía trước là cuộc sống vẫy gọi! Đấy là tương lai với đầy mơ ước cho tất cả mọi người!
2
Mưa Nhã Nam là truyện ngắn mà tôi thật yêu thích của anh Nguyễn Huy Thiệp công bố năm 2001 Văn hay lời kiệm chữ, sách này đúng ra phải là Đề Thám, mưa Nhã Nam. Chuyện về Hoàng Hoa Thám. Quan Toàn Quyền Pháp vừa trao giải đầu Đề Thám ai giết được ông thưởng 30 ngàn quan tiền vừa thách thức ông bằng cách mời ông về dự tiệc tại dinh công sứ Bắc Giang . Ông Đề Thám đã đi vào hang hùm, và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã diễn đạt lại sự thật và huyền thoại của câu chuyện ấy (Tôi xin chép lại) như sau: xem tiếpNhững trang văn thắp lửa; Hoàng Trung Trực đời lính; Đọc lại và suy ngẫm;
MÂY LÀNH PHỔ ĐÀ SƠN
Hoàng Kimnhớ lời Phật dạy
“Bụng lớn năng dung, dung các chuyện khó dung thiên hạ
Miệng cười hỷ xả, xả những điều khó xả thế gian.
Một chút giận, hai chút hờn, lận đận cả đời rồi cũng khổ
Một điều vui, hai điều xả, thung dung tự tại thế mà vui”
Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng Tỉnh thức những lời nhân gian
Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.
Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.
Lên Ngũ Đài Sơn Ninh Thuận, ngắm đàn cừu nhởn nhơ trước linh sơn, về nơi cát đá, về nơi tiếp biến nông nghiệp, du lịch, văn hóa sử thi, tôi thao thức một góc nhìn thiền quán.
Chuyện kể rằng có hai người bạn cùng vượt qua sa mạc. Họ đã có ít lần bất đồng gay gắt, một người vì không kiềm chế được đã xúc phạm sâu sắc bạn mình. Người kia quá tổn thương nhưng nén buồn viết lên cát: Hôm nay, người thân yêu nhất đã xúc phạm tôi. Họ tiếp tục đi và tìm thấy nguồn nước là mạch sống. Người bạn nóng tính chạy ào đến nước không ngờ bị sụp cát lún rất nguy hiểm tính mạng nhưng may thay đã được người bạn kia cứu sống. Khi hết sợ, người này đã khắc lên đá: Nơi này hôm nay, tôi thoát chết nhờ người bạn thân nhất. Người kia hỏi: “Sao chuyện lần trước bạn ghi lên cát; còn nay bạn lại khắc vào đá?” Người bạn đáp: “Ghi lên cát để gió cuốn đi sự nóng giận, mà chỉ giữ lại sự nhẫn nhịn bao dung hoa trên cát. Khắc vào đá để không thể quên tình yêu thương”.
Phổ Đà Sơn Ninh Thuận tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận là chùa Giếng Trày cổ tự xưa tại tỉnh Ninh Thuận nay do đại đức Thích Minh Tánh trụ trì. Tương truyền Thiền sư Bảo Tạng (1818 – 1862) trên đường vân du từ Phú Yên vào Đàng Trong đã dừng chân tu hành tại chùa Trà Cang năm 1943 và vãng cảnh chùa Giếng Trày. Thiền sư pháp hiệu là TRỪNG CHÁNH là thiền sư dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 42. Hang Tổ là nơi hàng ngày thiền sư ra vào nghỉ ở hang và khi thị tịch bà con đem linh cốt thờ ở Tháp Tổ và hang xưa thì nay gọi là Điện thờ Tổ. Các bậc trụ trì kế tục xây dựng tháp vọng Bảo Tạng tại chùa Giếng Trày và tổ chức giỗ thiền sư vào ngày 26 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Đứng trước những lâu đài cổ của nền văn hóa Champa, tôi cảm thụ sâu sắc hơn về sự tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặc trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt”. Tôi đồng tình với luận giải này.
Dòng thiền Lâm Tế có ở Việt Nam là có từ rất sớm. Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời.
Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, biệt chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.
Về nơi cát đá là trở về với chính mình, tìm mầm sống, đường xuân trong sự yêu thương.
Hoàng Kim
AN HẢI ĐẤT PHƯƠNG NAM Hoàng Kim
Cao Vương1 tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8
(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương, tĩnh Hải Quân
(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền
(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam bắt đầu thời độc lập tự chủ.
(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.
(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào
(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền
(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”. Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân lành .
CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT Hoàng Kim
Bài viết này đánh giá lại Cao Biền là một tướng nhà Đường nhưng hai vợ chồng ông đã bỏ phương Bắc để về làm dân của nước Nam. Mộ Cao Biền ở Phú Yên. Đền thờ vợ ông ở Hà Đông, Vua Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư, Ninh Bình, ra thành Đại La, (Hoàng Thành Thăng Long di sản thế giới UNESCO tại Việt Nam) Hà Nội ngày nay, đã viết: “Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993. Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何) xem tiếp Cao Biền trong sử Việt