Số lần xem
Đang xem 615 Toàn hệ thống 1413 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY. Tâm tĩnh lặng an nhiên. Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ có trên mình những điều rất đặc biệt . https://youtu.be/zCFGN2XT54E
Cuộc đời như mắt trong. Mắt thứ nhất soi mình, tâm nguyện mình yêu thích. Mắt thứ hai soi người. Người thân thầy bạn quý. Mắt thứ ba tuệ nhãn. Ánh sáng soi tâm hồn. Sức khỏe và tình yêu. Lao động và nghĩ ngơi Điều độ và hài hòa An nhiên vui khỏe sống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cho-moi-ngay/
SÔNG KỲ LỘ PHÚ YÊN Hoàng Kim
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng
Tre Rồng sông Kỳ Lộ Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài
Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước
Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.
Rủ nhau tìm ngắm chốn nơi đây
Tình bạn xưa nay vẫn đong đầy
Chớ dại đổ liều như thác nhé
Nước còn không có, nói chi mây.
THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên
‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!
Khoét hết ruột
Chỉ để một lần
ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘
NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim
hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm
hữu lý
trạng Trình
đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn
Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …
BẢN GIỐC VÀ KA LONG Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm. Xem Video Bản Giốc và Kalong tuyệt đẹp ở đây https://www.facebook.com/AmazingThingsInVietnam/videos/260029285748758 và tích hợp trong tài liệu này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-gioc-va-ka-long/
Tùng Châu, Châu Đức vẹn trước sau
Đào Công, Châu Công thật anh hào
Văn xây thành lũy thầy Nội Tán
Võ dựng cơ đồ trí Lược Thao
Ngọa Long chặn địch ba phòng tuyến
Lương Sơn tá quốc cứu binh trào
Đồng Xuân hưng thịnh dày công đức
Ân nghĩa cho đời quý biết bao !
Đất Phú Trời Yên không chỉ là nơi lưu dấu bản tiếng Việt đầu tiên của Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt, chỉ dấu muôn đời của dân tộc Việt tại nhà thờ Mằng Lăng, mà còn là nơi Lương Văn Chánh thành hoàng dựng nghiệp thiên thu. Phú Yên cũng là đất Lương Sơn Tá Quốc lưu dấu bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn Châu Văn Tiếp ở Phú Yên.
Nghiên cứu lịch sử nhà Nguyễn tra cứu theo niên biểu ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘, tôi nhiều lần gặp hình bóng Châu Văn Tiếp Đồng Xuân, Phú Yên. Ông là danh tướng được vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh phong tặng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần, hàm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận công, sau gia phong Lâm Thao Quận công. Châu Văn Tiếp cũng được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định (cùng với Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức).
Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh nếu không có Châu Văn Tiếp thì hầu như không thể phục hưng được cơ nghiệp nhà Nguyễn. Công nghiệp lừng lẫy và bi tráng của Châu Văn Tiếp có nhiều điều uẩn khúc lịch sử tương tự ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘ nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ về ông thì không thể hiểu sâu sắc thời Lê –Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn.
CHÂU VĂN TIẾP LƯƠNG SƠN TÁ QUỐC
Châu Văn Tiếp (1738-1784) là người Đồng Xuân Phú Yên, danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 thời Nguyễn Ánh. Châu Văn Tiếp tên tộc là Châu Doãn Ngạnh sinh năm Mậu Ngọ năm 1738 (?) mất ngày 30 tháng 11 năm 1784 lúc 46 tuổi, sinh quán tại huyện Phù Ly phủ Hoài Nhơn nay là Phù Mỹ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhưng cư ngụ ở làng Vân Hòa, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông chuyên nghề buôn bán, chủ yếu là buôn ngựa, nhưng có học vấn.
Ông Châu Văn Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, ba em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu tục gọi Châu Muội Nương. Năm anh em đều rất giỏi võ nghệ, đặc biệt là Châu Văn Tiếp và Châu Thị Đậu. Sau này khi Lê Văn Quân người Định Tường ra phò tá Châu Văn Tiếp “Lương Sơn tá quốc’ ở núi Tà Lương thì ông Châu Văn Tiếp đã mến trọng hiền tài gả Châu Muội Nương cho Lê Văn Quân thành vợ chồng. Hai ông Châu Văn Tiếp, Lê Văn Quân đều là tướng giỏi kiệt xuất của Nguyễn Vương nối tiếp nhau làm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận Công. Lê Văn Quân mất năm Tân Hợi 1791. Vợ chồng bà giúp chúa Nguyễn rất tận lực. Bà lúc xông trận dũng cảm thiện chiến chẳng kém gì các anh trai và chồng, thường được người đương thời so sánh với danh tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân. Bà những ngày theo Nguyễn Phúc Ánh sang Vọng Các, chính bà đã hai lần cầm binh đánh thắng quân Miến Điện và Đồ Bà theo lời yêu cầu tiếp viện của vua Xiêm, khiến người Xiêm rất thán phục. Châu Văn Tiếp thông thạo tiếng Chân Lạp, Xiêm La, có sức mạnh, võ nghệ, biệt tài sử dụng đại đao. Ông theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, ông quen biết hầu hết những người vương tướng của nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Ðình Tú … Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bửu vì cùng nghề.
Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cất binh khởi nghĩa vào năm 1771 lấy lý do là chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan và ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Nhạc biết tài Châu Văn Tiếp, nên từ đầu đã cho người đến mời tham gia. Khi đó, bốn anh em Châu Văn Tiếp đã chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Tà Lương (còn gọi là núi Trà Lang thuộc Phú Yên). Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Châu Văn Tiếp bày tỏ chính kiến của mình là không muốn thay ngôi chúa Nguyễn, mà chỉ muốn tôn phù hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, muốn diệt trừ những tham quan, những quyền thần và Nguyễn Nhạc đã đồng ý.
Châu Văn Tiếp chọn thờ chúa Nguyễn cũng có tâm sự riêng như Nguyễn Du chọn nghĩa phù Lê đều có lý do riêng. Năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 (nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766) lúc Nguyễn Nghiễm 58 tuổi, bà Trần Thị Tần 26 tuổi. Nguyễn Du được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm ấy cũng là năm Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền. Trước đó, từ ông Nguyễn Hoàng trở đi, họ Nguyễn làm chúa trong Nam, phía bắc chống nhau với họ Trịnh, phía nam đánh lấy đất Chiêm Thành và đất Chân Lạp, truyền đến đời Vũ Vương thì định triều nghi, lập cung điện ở đất Phú Xuân, phong cho Nguyễn Phúc Hiệu người con thứ 9 làm thế tử. Bây giờ thế tử đã mất rồi, con thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ mà con trưởng của Vũ Vương cũng mất rồi. Vũ Vương lập di chiếu cho người con thứ hai là hoàng tử Cốn (là cha của Nguyễn Phúc Ánh) lên nối ngôi nhưng quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập người con thứ 16 của Vũ Vương, mới có 12 tuổi tên là Nguyễn Phúc Thuần lên làm chúa, gọi là Định Vương.
Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762) lớn hơn Nguyễn Du ba tuổi và nhỏ hơn Châu Văn Tiếp 24 tuổi. Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều tàn ác nên trong nước ai ai cũng oán giận, bởi thế phía nam nhà Tây Sơn dấy binh ở Quy Nhơn, phía bắc quân Trịnh vào lấy Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ. Khi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh ở Tây Sơn chống chúa Nguyễn vào năm 1771 thì Nguyễn Ánh 9 tuổi. Đến năm 1775, khi chúa Nguyễn bị quân Lê-Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Năm ấy, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông Cung để lo việc chống trả. Quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra đánh chiếm Quảng Nam. Chúa Nguyễn Định Vương liệu không chống cự nổi nên cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, chỉ để Đông Cung ở lại Quảng Nam chống giữ.
Nguyễn Nhạc biết Đông Cung yếu thế và muốn mượn tiếng nhà Nguyễn để thu phục lòng người mến trọng nhà Nguyễn nên sai người rước Đông Cung về Hội An. Họ Trịnh vượt đèo Hải Vân, đẩy lui quân Tây Sơn do Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm tướng trung quân. Nguyễn Nhạc xét tội Tập Đình thua trận định giết. Tập Đình vội trốn về Quảng Đông và bị giết. Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung về Quy Nhơn. Tống Phước Hiệp ở phía nam nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận đã tiến quân chiếm lại Phú Yên. Tống Phước Hiệp cho Bạch Doãn Triều và cai đội Thạc đến đòi Nguyễn Nhạc trả Đông Cung cho nhà Nguyễn. Nguyễn Nhạc theo kế Nguyễn Huệ giả vờ ưng thuận, một mặt mượn lệnh Đông Cung phủ dụ Tống Phước Hiệp và Châu Văn Tiếp đem tướng sĩ năm dinh về theo phò Đông Cung, mặt khác lại cho người mang vàng bạc châu báu đến dâng Hoàng Ngũ Phúc xin nộp ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên để xin cho Nguyễn Nhạc được làm tướng tiên phong đánh Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc viết khải văn dâng lên chúa Trịnh Sâm phong tướng hiệu cho Nguyễn Nhạc. Trịnh Sâm sai Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc chỉ, cờ, ấn kiếm của vua Lê đến ban cho Nguyễn Nhạc.
Tống Phước Hiệp do mắc lừa không đề phòng nên bị Nguyễn Huệ đánh bại. Lý Tài được nhà Tây Sơn cử làm tướng trấn thủ Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc nghe tin thắng của Nguyễn Huệ đã lập tức tung quân đánh chiếm Quảng Ngãi và trình lên chúa Trịnh Sâm sắc phong cho Nguyễn Huệ làm tướng tiên phong. Tuy vậy, quân Trịnh bị hao tổn nặng bởi trận dịch khủng khiếp nên phải quay lại Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc ốm chết ngay trên dọc đường khi chưa tới Phú Xuân. Nguyễn Nhạc lợi dụng sự rút quân Trịnh để chiếm lại Quảng Nam. Nhà Tây Sơn tạm yên mặt bắc đã tập trung tấn công nhằm dứt điểm hiểm họa từ nhà Nguyễn đang trốn tránh ở phía Nam.
Châu Văn Tiếp khi đưa quân đến Quy Nhơn thì hay tin Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương đã ngầm trốn nhà Tây Sơn vào Gia Định cùng Nguyễn Phúc Thuần, sau khi Nguyễn Nhạc dùng chước gả con gái cho Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương nhưng mưu kế không thành. Châu Văn Tiếp liền rút quân về núi cũ ở Đồng Xuân, dựng cờ Lương Sơn tá quốc (quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước) liên thủ với tướng Tống Phước Hiệp đang đóng quân ở dinh Long Hồ ở Vân Phong (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa), để đối đầu với Tây Sơn.
Địa danh đối trận giành giật quyết liệt giữa nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn tại Phú Yên là quân Nguyễn chặn trục tiến quân của quân Tây Sơn theo đường thượng đạo từ Quy Nhơn tấn công vào Đồng Xuân (thị trấn La Hai ngày nay) và theo đường thiên lý Bắc Nam ven biển (Quốc lộ 1 ngày nay) , phối hợp đường biển tấn công vào vùng ngã ba Chí Thạnh , thành cũ An Thổ Trấn Biên gần vịnh Xuân Đài và đầm Ô Loan. Trong điểm huyết chiến khác là vùng dọc đường thượng đạo Vân Hòa, thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh và ven biển là thị xã Tuy Hòa đến Bắc Vân Phong ngày nay.
CHÂU VĂN TIẾP PHỤC HƯNG NHÀ NGUYỄN
Tây Sơn đánh gắt, quân chúa Nguyễn mất miền Trung dần rút về khu vực Gia Định và lân cận. Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ quân chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.
Đầu năm 1777, Nguyễn Huệ tiến đánh Gia Định, Tống Phúc Hiệp lui về tiếp cứu, giao cho Châu Văn Tiếp giữ Phú Yên, Bình Thuận. Giữa năm 1777, Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết. Nguyễn Ánh trốn thoát.
Nguyễn Ánh trốn ở Rạch Giá sau đó lén sang Hà Tiên rồi ra đảo Thổ Châu) . Sau khi quân lùng bắt của Tây Sơn rút đi Đỗ Thanh Nhơn lấy lại Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh được tướng sĩ rước về tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính rồi xưng vương tại Sài Côn (Sài Gòn) vào năm Canh Tý (1780).
Năm Tân Sửu (1781), Châu Văn Tiếp khởi quân vào tiếp cứu liên kết với hai đạo quân khác để đánh Bình Khang nhưng đã bị trấn thủ quân Tây Sơn Nguyễn Văn Lộc chặn đánh phải về lại núi Tà Lương. Đạo quân do Tôn Thất Dụ từ Bình Thuận tiến ra cũng bị trấn thủ quân Tây Sơn Lê Văn Hưng đem tượng binh chặn đánh làm cho tan vỡ. Đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm thì không thể xuất phát được vì quân Đông Sơn đang khởi loạn ở Gia Định, do chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh mưu hại.
Cũng năm 1781, Nguyễn Ánh sau sự biến Đông Sơn, phải vất vả đối phó với nội tình tan rã ở Gia Định. Tháng 10 năm đó, vua nước Xiêm La (Thái Lan) là Trịnh Quốc Anh (Taksin) sai hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Vương sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân sang cứu, trong khi hai quân đang chống nhau thì ở Vọng Các (Băng Cốc) vua Xiêm bắt giam vợ con của hai anh em Chất Tri. Hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) bèn giao kết với Nguyễn Hữu Thụy rồi đem quân về giết Trình Quốc Anh (Taksin) và tự lập làm vua Xiêm La, xưng là Phật Vương (Rama1). Họ Chakkri làm vua cho đến ngày nay và các vua đều xưng là Rama. Vua Rama I chọn Bangkok (hay “Thành phố của các thiên thần”) làm kinh đô.
Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhân cơ hội nội bộ nhà Nguyễn đang rạn nứt, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ tiến vào Nam. Hai bên đụng độ dữ dội ở sông Ngã Bảy cửa Cần Giờ. Nguyễn Phúc Ánh thua trận lại phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc. Châu Văn Tiếp một lần nữa lại dẫn đạo quân Lương Sơn vào tiếp cứu. Khi ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã rút quân về, nên quân Lương Sơn đánh đuổi được tướng Tây Sơn là Đỗ Nhàn Trập. Châu Văn Tiếp sau khi lấy lại được Gia Định đã đón Nguyễn Phúc Ánh về Sài Côn. Nhờ đại công này, ông được phong Ngoại tả Chưởng dinh.
CHÂU VĂN TIẾP CÔNG THẦN NHÀ NGUYỄN
Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Đa mang quân vào Nam. Châu Văn Tiếp dùng hỏa công nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.
Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều vua Chất Tri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Cao Miên và Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Cho nên khi nghe Châu Văn Tiếp, một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn, người đã có công cứu vua Xiêm năm 1781, đến cầu cứu nên vua Xiêm liền đồng ý. Châu Văn Tiếp được vua Xiêm hứa hẹn, gởi ngay mật thư báo tin cho Nguyễn Phúc Ánh.
Tháng Hai năm Giáp Thìn (1784), sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau, chúa Nguyễn sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm và được tiếp đãi trọng thể, hứa giúp đỡ, chúa Nguyễn đã tổ chức lại lực lượng gồm các quân tướng đi theo và nhóm người Việt lưu vong tại Xiêm, cả thảy trên dưới nghìn người, cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm Tham tướng, để dẫn quân Xiêm về nước đánh nhau với quân Tây Sơn… Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm La đã cử hai người cháu cũng là hai viên tướng cao cấp là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang, sang giúp. Đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân, do các tướng Lục Côn, Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) chỉ huy, băng qua đất Chân Lạp, rồi tràn vào nước Việt qua ngả An Giang.
Ngày 13 tháng 10 năm Giáp Thìn (tức 25 tháng 11 năm 1784), Châu Văn Tiếp giáp chiến với quân Tây Sơn. Ngô Giáp Đậu kể: Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, nay là Vĩnh Long) Chưởng cơ Bảo (Chưởng tiền Bảo) ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền địch, bị quân Tây Sơn đâm trọng thương. Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh) phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo…Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặng…, hưởng dương 46 tuổi.
Nguyễn Phúc Ánh rất thương tiếc phúc tướng Châu Văn Tiếp: “Trong vòng mười năm lại đây, Tiếp với ta cùng chung hoạn nạn. Nay giữa đường Tiếp bỏ ta mà đi, chưa biết ai có thể thay ta nắm giữ việc quân?…”.[7] Nguyễn Vương dạy lấy ván thuyền ghép thành hòm, dùng nhung phục khấn liệm, rồi cho chôn tạm tại làng An Hội, Cồn Cái Nhum (Tam Bình, Vĩnh Long). Về sau, thâu phục được Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh cho cải táng tại xã Hắc Lăng, huyện Phước An, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Nguyễn Phúc Ánh năm 1802, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, truy phong Châu Văn Tiếp là Tả quân đô đốc, tước Quận công và cho lập đền thờ ở Hắc Lăng (nay thuộc xã Tam Phước, thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Châu Văn Tiếp năm Giáp Tý (1804), thời vua Gia Long được thờ nơi đền Hiển Trung (Sài Gòn). Đến năm Gia Long thứ 6 (1807), Châu Văn Tiếp được liệt hàng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần và được thờ tại Trung Hưng Công Thần miếu (Huế).
Năm 1831 thời vua Minh Mạng, Châu Văn Tiếp được truy phong Lâm Thao Quận công.
Năm 1850, thời vua Tự Đức năm thứ ba, nhà vua cho xây dựng lại đền ở Hắc Lăng, Năm 1851, khởi công xây đền mới cách nơi cũ khoảng 500m. Năm 1920, nhân dân trong tỉnh Bà Rịa tự tổ chức quyên góp và tái thiết đền với quy mô lớn. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, dưới thời Pháp thuộc, các đền thờ công thần triều Nguyễn đều được đổi tên thành đình làng; cũng chính vì thế đền thờ ông Tiếp trở thành đình Hắc Lăng. Hiện nơi đình vẫn thờ chiếc ngai do Gia Long ban thưởng, khuôn biển có khắc bốn chữ thếp vàng: Lâm Thao Quận Công cùng nhiều sắc phong của các vua Nguyễn…[8]
Năm 1855, thời vua Tự Đức năm thứ 8, Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương đi kinh lược Nam Kỳ có đến viếng đền Châu Quận Công ở Măng Thít (nay thuộc xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít) và có làm thơ điếu, hiện vẫn còn lưu giữ ở đền thờ.
Châu Văn Tiếp mất không có con trai, cháu ngoại là Nguyễn Văn Hóa, con của Châu Thị Đậu, nhận phần phụng tự.
Đặng Đức Siêu vâng lệnh vua Gia Long làm bài “Văn tế Châu Văn Tiếp” khi cải táng ông vào khoảng cuối năm 1803. Nội dung như sau:
“Vạc Hạ Võ mùi canh còn lạt, lòng những tưởng cậy sức diêm mai;
Tiệc trung hưng cuộc rượu đang gầy, trời nỡ khiến lìa tay khúc nhiệt.
Phong quan nầy ai chẳng ngậm ngùi;
Cơ hội ấy nghĩ càng thương tiếc.
Nhớ tướng quân xưa:
Ngọc non Côn cấu khí tinh thành;
Vàng sông Lệ đúc lòng trung liệt.
Trong thành Mãng mong lòng bội ám, gói theo kiềm sương lạnh trời Tây;
Dưới cờ Lưu quyết chí đầu minh, gương trượng nghĩa bóng ngời nước Việt.
Nghìn dặm trải lá gan Dự Nhượng, nghĩa vì quân đất võ trời gầy;
Trăm trận phơi đùm mật Tử Long, oai dẹp loạn sương sầu nắng thiết.
Trong khuôn cứu nắm quyền ngoại tả, chống giềng trời, cầm mối nước, son nhuộm tấm lòng;
Ngoài chiến chinh đeo ấn tướng quân, tru đảng nguỵ, diệt loài gian, máu dầm mũi bạc.
Đường thượng đạo ải non lần lựa, qua sông Lào, lên đất Sóc, một mình triều triệu gánh giang san;
Nẻo chiền cần sông núi gian nan, tìm chúa cũ, mượn binh Xiêm, tám cõi nhơn nhơn oai tích lịch.
Lướt sóng khua chèo Tổ Địch, đàm trung nguyên rửa sạch bợn trần ai;
Xây vai dựa gác Tử Nghi, niệm thiên địa chi dung loài tiếm thiết.
Lừng lẫy quyết lấy đầu tặc tử, danh tôi còn ngõ được vuông tròn;
Rủi ro khôn dẹp máy binh cơ, sao tướng đã bóng đà lờ lệch.
Hội mây rồng nửa phút lỡ làng.
Duyên tôi chúa trăm năm cách biệt.
Trời Thuận Hoá chằm nhạn còn xao xác, tưởng cậy người cứu chúng lầm than;
Thành Quy Nhơn tiếng cáo chửa được an, không có người hầu ai đánh dẹp.
Dân đang trông, binh đang mến, trời đất sao phụ kẻ huân lao;
Trong chưa trị, ngoài chưa an, thời vận khiến hại người hào kiệt.
Đài hoa tượng đành rành còn để dấu, tưởng hình dung lòng bắt rã rời;
Bố tấu công chồng lớp hãy ghi tên, mến công nghiệp lu
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY. Tâm tĩnh lặng an nhiên. Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ có trên mình những điều rất đặc biệt . https://youtu.be/zCFGN2XT54E
Cuộc đời như mắt trong. Mắt thứ nhất soi mình, tâm nguyện mình yêu thích. Mắt thứ hai soi người. Người thân thầy bạn quý. Mắt thứ ba tuệ nhãn. Ánh sáng soi tâm hồn. Sức khỏe và tình yêu. Lao động và nghĩ ngơi Điều độ và hài hòa An nhiên vui khỏe sống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cho-moi-ngay/
SÔNG KỲ LỘ PHÚ YÊN Hoàng Kim
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng
Tre Rồng sông Kỳ Lộ Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài
Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước
Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.
Rủ nhau tìm ngắm chốn nơi đây
Tình bạn xưa nay vẫn đong đầy
Chớ dại đổ liều như thác nhé
Nước còn không có, nói chi mây.
THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên
‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!
Khoét hết ruột
Chỉ để một lần
ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘
NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim
hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm
hữu lý
trạng Trình
đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn
Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …
BẢN GIỐC VÀ KA LONG Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm. Xem Video Bản Giốc và Kalong tuyệt đẹp ở đây https://www.facebook.com/AmazingThingsInVietnam/videos/260029285748758 và tích hợp trong tài liệu này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-gioc-va-ka-long/
Tùng Châu, Châu Đức vẹn trước sau
Đào Công, Châu Công thật anh hào
Văn xây thành lũy thầy Nội Tán
Võ dựng cơ đồ trí Lược Thao
Ngọa Long chặn địch ba phòng tuyến
Lương Sơn tá quốc cứu binh trào
Đồng Xuân hưng thịnh dày công đức
Ân nghĩa cho đời quý biết bao !
Đất Phú Trời Yên không chỉ là nơi lưu dấu bản tiếng Việt đầu tiên của Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt, chỉ dấu muôn đời của dân tộc Việt tại nhà thờ Mằng Lăng, mà còn là nơi Lương Văn Chánh thành hoàng dựng nghiệp thiên thu. Phú Yên cũng là đất Lương Sơn Tá Quốc lưu dấu bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn Châu Văn Tiếp ở Phú Yên.
Nghiên cứu lịch sử nhà Nguyễn tra cứu theo niên biểu ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘, tôi nhiều lần gặp hình bóng Châu Văn Tiếp Đồng Xuân, Phú Yên. Ông là danh tướng được vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh phong tặng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần, hàm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận công, sau gia phong Lâm Thao Quận công. Châu Văn Tiếp cũng được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định (cùng với Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức).
Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh nếu không có Châu Văn Tiếp thì hầu như không thể phục hưng được cơ nghiệp nhà Nguyễn. Công nghiệp lừng lẫy và bi tráng của Châu Văn Tiếp có nhiều điều uẩn khúc lịch sử tương tự ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘ nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ về ông thì không thể hiểu sâu sắc thời Lê –Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn.
CHÂU VĂN TIẾP LƯƠNG SƠN TÁ QUỐC
Châu Văn Tiếp (1738-1784) là người Đồng Xuân Phú Yên, danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 thời Nguyễn Ánh. Châu Văn Tiếp tên tộc là Châu Doãn Ngạnh sinh năm Mậu Ngọ năm 1738 (?) mất ngày 30 tháng 11 năm 1784 lúc 46 tuổi, sinh quán tại huyện Phù Ly phủ Hoài Nhơn nay là Phù Mỹ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhưng cư ngụ ở làng Vân Hòa, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông chuyên nghề buôn bán, chủ yếu là buôn ngựa, nhưng có học vấn.
Ông Châu Văn Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, ba em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu tục gọi Châu Muội Nương. Năm anh em đều rất giỏi võ nghệ, đặc biệt là Châu Văn Tiếp và Châu Thị Đậu. Sau này khi Lê Văn Quân người Định Tường ra phò tá Châu Văn Tiếp “Lương Sơn tá quốc’ ở núi Tà Lương thì ông Châu Văn Tiếp đã mến trọng hiền tài gả Châu Muội Nương cho Lê Văn Quân thành vợ chồng. Hai ông Châu Văn Tiếp, Lê Văn Quân đều là tướng giỏi kiệt xuất của Nguyễn Vương nối tiếp nhau làm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận Công. Lê Văn Quân mất năm Tân Hợi 1791. Vợ chồng bà giúp chúa Nguyễn rất tận lực. Bà lúc xông trận dũng cảm thiện chiến chẳng kém gì các anh trai và chồng, thường được người đương thời so sánh với danh tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân. Bà những ngày theo Nguyễn Phúc Ánh sang Vọng Các, chính bà đã hai lần cầm binh đánh thắng quân Miến Điện và Đồ Bà theo lời yêu cầu tiếp viện của vua Xiêm, khiến người Xiêm rất thán phục. Châu Văn Tiếp thông thạo tiếng Chân Lạp, Xiêm La, có sức mạnh, võ nghệ, biệt tài sử dụng đại đao. Ông theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, ông quen biết hầu hết những người vương tướng của nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Ðình Tú … Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bửu vì cùng nghề.
Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cất binh khởi nghĩa vào năm 1771 lấy lý do là chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan và ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Nhạc biết tài Châu Văn Tiếp, nên từ đầu đã cho người đến mời tham gia. Khi đó, bốn anh em Châu Văn Tiếp đã chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Tà Lương (còn gọi là núi Trà Lang thuộc Phú Yên). Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Châu Văn Tiếp bày tỏ chính kiến của mình là không muốn thay ngôi chúa Nguyễn, mà chỉ muốn tôn phù hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, muốn diệt trừ những tham quan, những quyền thần và Nguyễn Nhạc đã đồng ý.
Châu Văn Tiếp chọn thờ chúa Nguyễn cũng có tâm sự riêng như Nguyễn Du chọn nghĩa phù Lê đều có lý do riêng. Năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 (nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766) lúc Nguyễn Nghiễm 58 tuổi, bà Trần Thị Tần 26 tuổi. Nguyễn Du được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm ấy cũng là năm Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền. Trước đó, từ ông Nguyễn Hoàng trở đi, họ Nguyễn làm chúa trong Nam, phía bắc chống nhau với họ Trịnh, phía nam đánh lấy đất Chiêm Thành và đất Chân Lạp, truyền đến đời Vũ Vương thì định triều nghi, lập cung điện ở đất Phú Xuân, phong cho Nguyễn Phúc Hiệu người con thứ 9 làm thế tử. Bây giờ thế tử đã mất rồi, con thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ mà con trưởng của Vũ Vương cũng mất rồi. Vũ Vương lập di chiếu cho người con thứ hai là hoàng tử Cốn (là cha của Nguyễn Phúc Ánh) lên nối ngôi nhưng quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập người con thứ 16 của Vũ Vương, mới có 12 tuổi tên là Nguyễn Phúc Thuần lên làm chúa, gọi là Định Vương.
Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762) lớn hơn Nguyễn Du ba tuổi và nhỏ hơn Châu Văn Tiếp 24 tuổi. Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều tàn ác nên trong nước ai ai cũng oán giận, bởi thế phía nam nhà Tây Sơn dấy binh ở Quy Nhơn, phía bắc quân Trịnh vào lấy Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ. Khi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh ở Tây Sơn chống chúa Nguyễn vào năm 1771 thì Nguyễn Ánh 9 tuổi. Đến năm 1775, khi chúa Nguyễn bị quân Lê-Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Năm ấy, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông Cung để lo việc chống trả. Quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra đánh chiếm Quảng Nam. Chúa Nguyễn Định Vương liệu không chống cự nổi nên cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, chỉ để Đông Cung ở lại Quảng Nam chống giữ.
Nguyễn Nhạc biết Đông Cung yếu thế và muốn mượn tiếng nhà Nguyễn để thu phục lòng người mến trọng nhà Nguyễn nên sai người rước Đông Cung về Hội An. Họ Trịnh vượt đèo Hải Vân, đẩy lui quân Tây Sơn do Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm tướng trung quân. Nguyễn Nhạc xét tội Tập Đình thua trận định giết. Tập Đình vội trốn về Quảng Đông và bị giết. Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung về Quy Nhơn. Tống Phước Hiệp ở phía nam nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận đã tiến quân chiếm lại Phú Yên. Tống Phước Hiệp cho Bạch Doãn Triều và cai đội Thạc đến đòi Nguyễn Nhạc trả Đông Cung cho nhà Nguyễn. Nguyễn Nhạc theo kế Nguyễn Huệ giả vờ ưng thuận, một mặt mượn lệnh Đông Cung phủ dụ Tống Phước Hiệp và Châu Văn Tiếp đem tướng sĩ năm dinh về theo phò Đông Cung, mặt khác lại cho người mang vàng bạc châu báu đến dâng Hoàng Ngũ Phúc xin nộp ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên để xin cho Nguyễn Nhạc được làm tướng tiên phong đánh Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc viết khải văn dâng lên chúa Trịnh Sâm phong tướng hiệu cho Nguyễn Nhạc. Trịnh Sâm sai Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc chỉ, cờ, ấn kiếm của vua Lê đến ban cho Nguyễn Nhạc.
Tống Phước Hiệp do mắc lừa không đề phòng nên bị Nguyễn Huệ đánh bại. Lý Tài được nhà Tây Sơn cử làm tướng trấn thủ Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc nghe tin thắng của Nguyễn Huệ đã lập tức tung quân đánh chiếm Quảng Ngãi và trình lên chúa Trịnh Sâm sắc phong cho Nguyễn Huệ làm tướng tiên phong. Tuy vậy, quân Trịnh bị hao tổn nặng bởi trận dịch khủng khiếp nên phải quay lại Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc ốm chết ngay trên dọc đường khi chưa tới Phú Xuân. Nguyễn Nhạc lợi dụng sự rút quân Trịnh để chiếm lại Quảng Nam. Nhà Tây Sơn tạm yên mặt bắc đã tập trung tấn công nhằm dứt điểm hiểm họa từ nhà Nguyễn đang trốn tránh ở phía Nam.
Châu Văn Tiếp khi đưa quân đến Quy Nhơn thì hay tin Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương đã ngầm trốn nhà Tây Sơn vào Gia Định cùng Nguyễn Phúc Thuần, sau khi Nguyễn Nhạc dùng chước gả con gái cho Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương nhưng mưu kế không thành. Châu Văn Tiếp liền rút quân về núi cũ ở Đồng Xuân, dựng cờ Lương Sơn tá quốc (quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước) liên thủ với tướng Tống Phước Hiệp đang đóng quân ở dinh Long Hồ ở Vân Phong (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa), để đối đầu với Tây Sơn.
Địa danh đối trận giành giật quyết liệt giữa nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn tại Phú Yên là quân Nguyễn chặn trục tiến quân của quân Tây Sơn theo đường thượng đạo từ Quy Nhơn tấn công vào Đồng Xuân (thị trấn La Hai ngày nay) và theo đường thiên lý Bắc Nam ven biển (Quốc lộ 1 ngày nay) , phối hợp đường biển tấn công vào vùng ngã ba Chí Thạnh , thành cũ An Thổ Trấn Biên gần vịnh Xuân Đài và đầm Ô Loan. Trong điểm huyết chiến khác là vùng dọc đường thượng đạo Vân Hòa, thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh và ven biển là thị xã Tuy Hòa đến Bắc Vân Phong ngày nay.
CHÂU VĂN TIẾP PHỤC HƯNG NHÀ NGUYỄN
Tây Sơn đánh gắt, quân chúa Nguyễn mất miền Trung dần rút về khu vực Gia Định và lân cận. Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ quân chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.
Đầu năm 1777, Nguyễn Huệ tiến đánh Gia Định, Tống Phúc Hiệp lui về tiếp cứu, giao cho Châu Văn Tiếp giữ Phú Yên, Bình Thuận. Giữa năm 1777, Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết. Nguyễn Ánh trốn thoát.
Nguyễn Ánh trốn ở Rạch Giá sau đó lén sang Hà Tiên rồi ra đảo Thổ Châu) . Sau khi quân lùng bắt của Tây Sơn rút đi Đỗ Thanh Nhơn lấy lại Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh được tướng sĩ rước về tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính rồi xưng vương tại Sài Côn (Sài Gòn) vào năm Canh Tý (1780).
Năm Tân Sửu (1781), Châu Văn Tiếp khởi quân vào tiếp cứu liên kết với hai đạo quân khác để đánh Bình Khang nhưng đã bị trấn thủ quân Tây Sơn Nguyễn Văn Lộc chặn đánh phải về lại núi Tà Lương. Đạo quân do Tôn Thất Dụ từ Bình Thuận tiến ra cũng bị trấn thủ quân Tây Sơn Lê Văn Hưng đem tượng binh chặn đánh làm cho tan vỡ. Đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm thì không thể xuất phát được vì quân Đông Sơn đang khởi loạn ở Gia Định, do chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh mưu hại.
Cũng năm 1781, Nguyễn Ánh sau sự biến Đông Sơn, phải vất vả đối phó với nội tình tan rã ở Gia Định. Tháng 10 năm đó, vua nước Xiêm La (Thái Lan) là Trịnh Quốc Anh (Taksin) sai hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Vương sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân sang cứu, trong khi hai quân đang chống nhau thì ở Vọng Các (Băng Cốc) vua Xiêm bắt giam vợ con của hai anh em Chất Tri. Hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) bèn giao kết với Nguyễn Hữu Thụy rồi đem quân về giết Trình Quốc Anh (Taksin) và tự lập làm vua Xiêm La, xưng là Phật Vương (Rama1). Họ Chakkri làm vua cho đến ngày nay và các vua đều xưng là Rama. Vua Rama I chọn Bangkok (hay “Thành phố của các thiên thần”) làm kinh đô.
Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhân cơ hội nội bộ nhà Nguyễn đang rạn nứt, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ tiến vào Nam. Hai bên đụng độ dữ dội ở sông Ngã Bảy cửa Cần Giờ. Nguyễn Phúc Ánh thua trận lại phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc. Châu Văn Tiếp một lần nữa lại dẫn đạo quân Lương Sơn vào tiếp cứu. Khi ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã rút quân về, nên quân Lương Sơn đánh đuổi được tướng Tây Sơn là Đỗ Nhàn Trập. Châu Văn Tiếp sau khi lấy lại được Gia Định đã đón Nguyễn Phúc Ánh về Sài Côn. Nhờ đại công này, ông được phong Ngoại tả Chưởng dinh.
CHÂU VĂN TIẾP CÔNG THẦN NHÀ NGUYỄN
Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Đa mang quân vào Nam. Châu Văn Tiếp dùng hỏa công nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.
Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều vua Chất Tri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Cao Miên và Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Cho nên khi nghe Châu Văn Tiếp, một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn, người đã có công cứu vua Xiêm năm 1781, đến cầu cứu nên vua Xiêm liền đồng ý. Châu Văn Tiếp được vua Xiêm hứa hẹn, gởi ngay mật thư báo tin cho Nguyễn Phúc Ánh.
Tháng Hai năm Giáp Thìn (1784), sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau, chúa Nguyễn sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm và được tiếp đãi trọng thể, hứa giúp đỡ, chúa Nguyễn đã tổ chức lại lực lượng gồm các quân tướng đi theo và nhóm người Việt lưu vong tại Xiêm, cả thảy trên dưới nghìn người, cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm Tham tướng, để dẫn quân Xiêm về nước đánh nhau với quân Tây Sơn… Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm La đã cử hai người cháu cũng là hai viên tướng cao cấp là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang, sang giúp. Đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân, do các tướng Lục Côn, Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) chỉ huy, băng qua đất Chân Lạp, rồi tràn vào nước Việt qua ngả An Giang.
Ngày 13 tháng 10 năm Giáp Thìn (tức 25 tháng 11 năm 1784), Châu Văn Tiếp giáp chiến với quân Tây Sơn. Ngô Giáp Đậu kể: Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, nay là Vĩnh Long) Chưởng cơ Bảo (Chưởng tiền Bảo) ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền địch, bị quân Tây Sơn đâm trọng thương. Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh) phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo…Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặng…, hưởng dương 46 tuổi.
Nguyễn Phúc Ánh rất thương tiếc phúc tướng Châu Văn Tiếp: “Trong vòng mười năm lại đây, Tiếp với ta cùng chung hoạn nạn. Nay giữa đường Tiếp bỏ ta mà đi, chưa biết ai có thể thay ta nắm giữ việc quân?…”.[7] Nguyễn Vương dạy lấy ván thuyền ghép thành hòm, dùng nhung phục khấn liệm, rồi cho chôn tạm tại làng An Hội, Cồn Cái Nhum (Tam Bình, Vĩnh Long). Về sau, thâu phục được Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh cho cải táng tại xã Hắc Lăng, huyện Phước An, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Nguyễn Phúc Ánh năm 1802, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, truy phong Châu Văn Tiếp là Tả quân đô đốc, tước Quận công và cho lập đền thờ ở Hắc Lăng (nay thuộc xã Tam Phước, thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Châu Văn Tiếp năm Giáp Tý (1804), thời vua Gia Long được thờ nơi đền Hiển Trung (Sài Gòn). Đến năm Gia Long thứ 6 (1807), Châu Văn Tiếp được liệt hàng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần và được thờ tại Trung Hưng Công Thần miếu (Huế).
Năm 1831 thời vua Minh Mạng, Châu Văn Tiếp được truy phong Lâm Thao Quận công.
Năm 1850, thời vua Tự Đức năm thứ ba, nhà vua cho xây dựng lại đền ở Hắc Lăng, Năm 1851, khởi công xây đền mới cách nơi cũ khoảng 500m. Năm 1920, nhân dân trong tỉnh Bà Rịa tự tổ chức quyên góp và tái thiết đền với quy mô lớn. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, dưới thời Pháp thuộc, các đền thờ công thần triều Nguyễn đều được đổi tên thành đình làng; cũng chính vì thế đền thờ ông Tiếp trở thành đình Hắc Lăng. Hiện nơi đình vẫn thờ chiếc ngai do Gia Long ban thưởng, khuôn biển có khắc bốn chữ thếp vàng: Lâm Thao Quận Công cùng nhiều sắc phong của các vua Nguyễn…[8]
Năm 1855, thời vua Tự Đức năm thứ 8, Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương đi kinh lược Nam Kỳ có đến viếng đền Châu Quận Công ở Măng Thít (nay thuộc xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít) và có làm thơ điếu, hiện vẫn còn lưu giữ ở đền thờ.
Châu Văn Tiếp mất không có con trai, cháu ngoại là Nguyễn Văn Hóa, con của Châu Thị Đậu, nhận phần phụng tự.
Đặng Đức Siêu vâng lệnh vua Gia Long làm bài “Văn tế Châu Văn Tiếp” khi cải táng ông vào khoảng cuối năm 1803. Nội dung như sau:
“Vạc Hạ Võ mùi canh còn lạt, lòng những tưởng cậy sức diêm mai;
Tiệc trung hưng cuộc rượu đang gầy, trời nỡ khiến lìa tay khúc nhiệt.
Phong quan nầy ai chẳng ngậm ngùi;
Cơ hội ấy nghĩ càng thương tiếc.
Nhớ tướng quân xưa:
Ngọc non Côn cấu khí tinh thành;
Vàng sông Lệ đúc lòng trung liệt.
Trong thành Mãng mong lòng bội ám, gói theo kiềm sương lạnh trời Tây;
Dưới cờ Lưu quyết chí đầu minh, gương trượng nghĩa bóng ngời nước Việt.
Nghìn dặm trải lá gan Dự Nhượng, nghĩa vì quân đất võ trời gầy;
Trăm trận phơi đùm mật Tử Long, oai dẹp loạn sương sầu nắng thiết.
Trong khuôn cứu nắm quyền ngoại tả, chống giềng trời, cầm mối nước, son nhuộm tấm lòng;
Ngoài chiến chinh đeo ấn tướng quân, tru đảng nguỵ, diệt loài gian, máu dầm mũi bạc.
Đường thượng đạo ải non lần lựa, qua sông Lào, lên đất Sóc, một mình triều triệu gánh giang san;
Nẻo chiền cần sông núi gian nan, tìm chúa cũ, mượn binh Xiêm, tám cõi nhơn nhơn oai tích lịch.
Lướt sóng khua chèo Tổ Địch, đàm trung nguyên rửa sạch bợn trần ai;
Xây vai dựa gác Tử Nghi, niệm thiên địa chi dung loài tiếm thiết.
Lừng lẫy quyết lấy đầu tặc tử, danh tôi còn ngõ được vuông tròn;
Rủi ro khôn dẹp máy binh cơ, sao tướng đã bóng đà lờ lệch.
Hội mây rồng nửa phút lỡ làng.
Duyên tôi chúa trăm năm cách biệt.
Trời Thuận Hoá chằm nhạn còn xao xác, tưởng cậy người cứu chúng lầm than;
Thành Quy Nhơn tiếng cáo chửa được an, không có người hầu ai đánh dẹp.
Dân đang trông, binh đang mến, trời đất sao phụ kẻ huân lao;
Trong chưa trị, ngoài chưa an, thời vận khiến hại người hào kiệt.
Đài hoa tượng đành rành còn để dấu, tưởng hình dung lòng bắt rã rời;
Bố tấu công chồng lớp hãy ghi tên, mến công nghiệp luỵ tuông lác đác.
Ngày muôn một tưởng còn điêu bái, thân thì tạm gởi chốn long quang;
Mối ba quân nay đã tóm thâu, quan quách ngõ táng an mã hiệp.
Hỡi ơi! Thương thay!
Phục duy thượng hưởng!”
Gia Định tam hùng được chính sử triều Nguyễn gọi đối với Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) , thay vì vẫn thường truyền tụng trong dân gian là Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Đỗ Thành Nhơn (?-1781) , lý do vì Đỗ Thành Nhơn bị coi là thờ vua không trung hậu (vua Gia Long giết) với bài vè lưu lại như sau:
– Nghe anh làu thông lịch sử,
Em xin hỏi thử đất Nam trung;
Hỏi ai “Gia Định tam hùng”?
Mà ai trọn nghĩa thuỷ chung một lòng.
– Ông Tiếp ông Tánh cùng ông Huỳnh Đức
Ba ông hết sức phò nước một lòng
Nổi danh Gia Định tam hùng…
Long Giang Đỗ Phong Thuần người đời sau có thơ khen Châu Văn Tiếp, theo “Đất Phú Trời Yên” Trần Sĩ Huệ 2018 :
“Phò đức Cao Hoàng vẹn trước sau
Cụ Châu Văn Tiếp thật anh hào
Văn hay khuông tế thời nguy biến
Võ giỏi tung hoành trí lược thao
Mấy lượt qua Xiêm tìm chúa cũ
Nhiều phen chống địch cứu binh trào
Ra quân chưa thắng thân đà thác
Để khách anh hùng thảm xiết bao”
Châu Đức là nơi phần mộ của cụ Châu Văn Tiếp (ảnh). Hoàng Kim duyên may được về đất Tùng Châu xưa thắp hương cho Cụ Đào Duy Từ còn mãi với non sông, lại được cùng thầy bạn Mai Văn Quyền, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Huien Trần Huệ Hoa khảo sát điền dã và tiếp xúc các tư liệu quý của Đào tộc Việt Nam, Châu tộc Việt Nam để lưu lại tư liệu nghiên cứu lịch sử này với bài họa vần cụ Long Giang Đỗ Phong Thuần và cảm khái về cuộc đời sự nghiệp của hai cụ Đào Công Châu Công
CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM TỔNG QUAN 1975-2021 Vietnamese Cassava breeding highlight 1975-2021 Bảo tồn và phát triển sắn thích hợp, bền vững
Hoàng Kim, Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Long
Chọn giống sắn Việt Nam tổng quan 1975-2021. Tiến bộ di truyền của nguồn gen giống sắn Việt Nam đúc kết thông tin hệ thống từ các tài liệu khoa học được công bố chính thức, có các quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận các giống sắn chủ lực và thương mại, phổ biến được lưu hành tổng hợp tại hình 1. Các giống sắn triển vọng tạo thành trong nước, và các giống sắn nhập nội (cần nhận diện đúng giống gốc theo hồ sơ giống nhập nội/ tạo thành, kết quả khảo nghiệm DUS, VCU, có báo cáo đặc điểm nông sinh học của giống)
Nguồn gốc và đặc điểm của hai giống sắn chủ lực KM419, KM94 và bốn giống sắn có diện tích trồng phổ biến rộng tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26 như sau:
Giống sắn chủ lực KM419 Ở Việt Nam, chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh của giống sắn chủ lực KM419, và các giống sắn phổ biến KM440, KM94, KM140, KM98-5, KM98-1; cần thử nghiệm sản xuất diện rộng đánh giá năng suất tinh bột và khả năng kháng bệnh khảm lá (CMD), bệnh chổi rồng (CMBD) đối với các giống sắn KM568, KM535, KM440, STB1, HN3, HN5, HLS12 để bảo tồn và phát triển sắn thích hợp. bền vững: xem thêmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/;#hoangkimlong#CLTVN
Nguyễn Thị Trúc Mai “Với mong muốn góp phần phát triển cây sắn bền vững, bảo vệ kết quả sản xuất người trồng sắn, hiện nay Trúc Mai đang thực hiện chuyển giao số lượng lớn giống sắn KM419 (còn gọi là Siêu bột, Cút lùn, Tai đỏ) và KM94 và hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ. Quy cách giống: 20 cây/bó; độ dài tối thiểu 1,2m/cây, cây giống khỏe, HOÀN TOÀN SẠCH BỆNH (có thể giữ lá cây giống để kiểm tra bệnh khảm + các loại sâu bệnh khác). Địa điểm nhận giống: huyện Đồng Xuân, Phú Yên. Liên hệ Ts sắn TRÚC MAI: 0979872618. Đừng ngại thời tiết và giới tính .Giống sắn KM419 cây thấp gọn, dễ trồng dày, thân xanh thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh, cọng xanh tím, số củ 8-12, củ to và đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, chịu hạn tốt.” Thông tin ngày 18/11/2021https://www.facebook.com/TrucMa…/posts/5134183749930863…tích hợp tại #hoangkimlong,#CLTVN ; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cltvn/
Giống sắn KM419nguồn gốc chọn tạo
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
Quá trình chọn tạo và khảo nghiệm giống: KM419 là con lai ưu tú của tổ hợp lai KM98-5 x BKA900 ban đầu do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu Giống KM419 đã được tỉnh Tây Ninh tổ chức trồng rộng rãi từ năm 2009 (Hoàng Kim, Cao Xuân Tai, Nguyễn Phương, Trần Công Khanh, Hoàng Long. 2009. “Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT”. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số đề tài: B2007-12-45; Thời gian thực hiện 1/2007-12/2008. Nghiệm thu đề tài tháng 10/2009). Giống mẹ KM98-5 là giống sắn tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất năm 2002, 2005 và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2002, 2005, 2007, 2009 ). Giống bố BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn lai KM419 do kết hợp được nhiều đặc tính tốt của cha mẹ, dẫn đầu năng suất hầu hết các thí nghiệm (Hoang Kim, Nguyen Van Bo Nguyen Phuong, Hoang Long, Tran Cong Khanh, Nguyen Van Hien, Hernan Ceballos, Rod Leproy, Keith Fahrney, Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye 2011. Current situation of cassava in Vietnam and the breeding of improved cultivars. In A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit the Poor, 8th Asian Cassava Research Workshop October 20 – 24, 2008 in Vientiane, Lao PDR)
+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9 – 54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .
Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh.
Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố, trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .
Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60, thực hiện trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì chọn tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004) sau đó tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo dòng đơn bội kép (Hoàng Kim và ctv 2009)
Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,. giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94. (Nguyễn Thị Lệ Dung 2011, Luận văn thạc sĩ NLU; Đào Trọng Tuấn 2013 Luận văn thạc sĩ NLU; Luận văn thạc sĩ NLU; Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Trọng Hiển, Nguyễn Thị Cách, Hoàng Kim 2013; Nguyễn Minh Cường 2014, Luận văn thạc sĩ NLU; Nguyễn Thị Trúc Mai 2017 Luạn án tiến sĩ Đại học Huế; Nguyễn Bạch Mai 2018 Luận án tiến sĩ Đại học Tây Nguyên)
.Tại Tây Ninh ngày nay, giống sắn chủ lực KM419 (tai đỏ), nông dân trồng lẫn với giống KM 440 (tai trắng), và các giống phổ biến KM140, KM98-5 (tai xanh), KM98-1. Giống sắn KM94 là giống sắn ngọn tím, cây cao cong khó trồng dày và dễ nhiễm bệnh chồi rồng
Chọn giống sắn Việt Nam ngày nay giải pháp hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Chọn giống sắn Việt Nam tổng quan 1975 – 2021(hình 1) Sự cải tiến, nâng cấp giống sắn chủ lực KM419, là giống sắn tốt nhất hiện nay, đang đồng hành nổ lực đi tới Hoàng Kim, Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Hung Nguyenviet, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Jonathan Newby; …
Giống sắn HLS11 rất nhiễm bệnh virus khảm lá, vỏ củ màu nâu đỏ như màu vỏ củ KM94,cây giống HLS11 cao hơn hẳn so với cây giống KM419, KM440 tán gọn, cây cao vừa phải,.
Giống sắn chủ lực KM419 kháng trung bình (cấp 2-3) bệnh CMD, so với HLS11 nhiễm nặng (cấp 5).
GIỐNG SẮN KM 94
Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2020 chiếm khoảng 38% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam
Giống KM94 có đặc điểm:
+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .
GIỐNG SẮN KM 140 Nguồn gốc: Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, Năm 2012 ước trồng trên 150.000 ha.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
GIỐNG SẮN KM98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2012 ước trồng trên 100.000 ha, ngày nay vẫn còn là giống phổ biến..
Đặc điểm giống: + Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= Rayong 72) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha ở Việt Nam, Giống sắn KM98-1 nay (2021) vẫn còn là phổ biến ở Việt Nam, nhưng trước đó nguồn giống KM98-1 từ Việt Nam đã được mở rộng thành giống sắn chủ lực tại Lào, Campuchia và Myanmar .
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94
KM98-1 = Rayong 1 x Rayong 5, lai tạo tại Việt Nam, cùng cha mẹ với là Rayong 72 của Thái Lan, cũng là giống sắn 81 ở Cămpuchia https://you
Hoang Kim, K. Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan and Tran Cong Khanh.1999. Result of selection KM98-1 cassava variety. Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 29 p.
The KM98-1 cassava variety is a Rayong 1x Rayong 5 hybrid Thai KU 72 in the picture above, but the selection of the parent variety, crossbreeding and line selection is entirely done in Vietnam) by the Institute of Science and Technology. Southern Agriculture techniques selected and introduced (Hoang Kim, Kazuo Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, 1999). The variety KM98-1 was recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development in 1999 for the Southeast, Central Coast and Central Highlands regions. Like KM98-1 is popularly grown in the provinces of Tay Ninh, Dong Nai, Nghe An, Thua Thien Hue…. with the harvested area in 2008 of over 18,000 hectares, in 2010 planted over 20,000 hectares. There is a popular variety now. The cassava variety KM98-1 released to Laos in the Vietnam-Laos cooperation program contributed very effectively to CIAT.
Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet
Hoang Kim, Pham Van Bien and R. Howeler 2003. Status of cassava in Vietnam: Implications for future research and development. In: A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI. Proc. Validation Forum on theGlobal Cassava Development Strategy, held in FAO, Rome, Italy. April 26-28, 2000. Vol/3.Rome, Italy. pp. 103-184 http://www.globalcassavastrategy.net
Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Thi Thuy, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Thi Sam, Truong Van Ho, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Dang Mai, Luong Thi Quyet, Hoang Thi Hien, K. Kawano, R. Howeler, P. Vanderzaag, E. Chujoy, Il Gin Mok, Zhang Dapheng and YehFang Ten. 2006a. Final Report, Breeding of Cassava and Sweet Potatoes Suitable for Agroecological Regions of South Vietnam (1981-2006). Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
Hoang Kim, Pham Van Bien, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Tran Cong Khanh, Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Thuy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Trinh Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Sam, Tran Thi Dung, Tran Van Minh, Dao Huy Chien,Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Tran Quang Phuoc and Nguyen Xuan Thuong. 2006b. Cassava Development Project Summary (2001-2005). In: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
KM98-1 = Rayong 1 x Rayong 5, lai tạo tại Việt Nam, cùng cha mẹ với là Rayong 72 của Thái Lan, cũng là giống sắn 81 ở Cămpuchia https://youtu.be/bkExg8Jh_Ds
see more Cassava conservation and sustainable development in Vietnam In: Share book https://cgspace.cgiar.org/handle/10568/72642 Sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets: Proceedings of the ninth regional workshop held in Nanning, Guangxi, China PR, 27 Nov – 3 Dec 2011
CẢNH BÁO: Giống sắn HLS11nhiễm nặng bệnh CMD ở mức 5, cao hơn so với giống KM419, KM140 và giống sắn KM98-5 đạt mức 2-3 nhiễm nhẹ CMD đến trung bình, do đã có gen kháng CMD của giống sắn C39, được tích hợp trong sơ đồ tuyển chọn phả hệ giống sắn Việt Nam, Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục chọn giống sắn kháng CMD theo hướng này. Xem thêm KM568, Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam
Chúc mừng tiến bộ mới đề tài qua thông tin này.Thật tuyệt vời nguồn gen kháng bệnh CMD.
Hai câu hỏi đối với Jonathan Newby 1) Giống sắn HLS 11 nhiễm nặng bệnh CMD (giữa) so sánh với giống sắn kháng bệnh CMD ( ở bên cạnh giống HLS11) của hình trên là giống sắn gì? có nguồn gốc di truyền như thế nào đối với giống sắn “KM419 siêu bột cọng đỏ”, tác giả giống, năm và nơi phóng thích giống? 2) Giống sắn này có điểm mới gì về đặc tính nông sinh học trong sự so sánh năng suất tinh bột, năng suất sắn lát khô so giống sắn thương mại chủ lực KM419 và KM94 hiện chiếm tỷ lệ trồng 42% và 31% diện tích sắn Việt Nam ?
Màu da vỏ ngoài củ sắn thương phẩm Thái Lan chủ yếu là màu nâu đỏ, có tương đồng với màu vỏ ngoài của củ giống HLS 11 của Việt Nam, cũng có màu nâu đỏ, xem hình trong bài “Thái Lan tìm cách chống sự giảm giá sắn ”
Màu sắc vỏ ngoài sắn Việt Nam và Campuchia, chủ yếu là màu xám trắng, xem hình trong bài “Sắn lên giá khi thu hoạch muộn” của tờ báo The Phnom Peng Post ngày 13 tháng 12 năm 2020. Đây là màu sắc đặc trưng của giống sắn chủ lực KM419 chiếm trên 50% diện tích trồng ở cả Việt Nam và Campuchia, kế tiếp là các giống KM98-5 và KM140 cũng rất phổ biến ở Campuchia. Xem thêm https://www.phnompenhpost.com/…/cassava-prices-delayed…
Hoang Kim, K. Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan and Tran Cong Khanh.1999. Result of selection KM98-1 cassava variety. Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 29 p.
The KM98-1 cassava variety is a Rayong 1x Rayong 5 hybrid Thai KU 72 in the picture above, but the selection of the parent variety, crossbreeding and line selection is entirely done in Vietnam) by the Institute of Science and Technology. Southern Agriculture techniques selected and introduced (Hoang Kim, Kazuo Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, 1999). The variety KM98-1 was recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development in 1999 for the Southeast, Central Coast and Central Highlands regions. Like KM98-1 is popularly grown in the provinces of Tay Ninh, Dong Nai, Nghe An, Thua Thien Hue…. with the harvested area in 2008 of over 18,000 hectares, in 2010 planted over 20,000 hectares. There is a popular variety now. The cassava variety KM98-1 released to Laos in the Vietnam-Laos cooperation program contributed very effectively to CIAT.
Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet
Hoang Kim, Pham Van Bien and R. Howeler 2003. Status of cassava in Vietnam: Implications for future research and development. In: A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI. Proc. Validation Forum on theGlobal Cassava Development Strategy, held in FAO, Rome, Italy. April 26-28, 2000. Vol/3.Rome, Italy. pp. 103-184 http://www.globalcassavastrategy.net
Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Thi Thuy, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Thi Sam, Truong Van Ho, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Dang Mai, Luong Thi Quyet, Hoang Thi Hien, K. Kawano, R. Howeler, P. Vanderzaag, E. Chujoy, Il Gin Mok, Zhang Dapheng and YehFang Ten. 2006a. Final Report, Breeding of Cassava and Sweet Potatoes Suitable for Agroecological Regions of South Vietnam (1981-2006). Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
Hoang Kim, Pham Van Bien, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Tran Cong Khanh, Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Thuy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Trinh Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Sam, Tran Thi Dung, Tran Van Minh, Dao Huy Chien,Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Tran Quang Phuoc and Nguyen Xuan Thuong. 2006b. Cassava Development Project Summary (2001-2005). In: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
see more Cassava conservation and sustainable development in Vietnam In: Share book https://cgspace.cgiar.org/handle/10568/72642 Sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets: Proceedings of the ninth regional workshop held in Nanning, Guangxi, China PR, 27 Nov – 3 Dec 2011
CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM. Mười kỹ thuật thâm canh sắn (Hoàng Kim 2012): 1) Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao; 2 Hom giống sắn, bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng; 3. Thời vụ trồng; 4. Đất sắn và kỹ thuật làm đất; 5. Dinh dưỡng khoáng và bón phân cho sắn; 6. Khoảng cách và mật độ trồng; 7. Trồng xen; 8. Chăm sóc và làm cỏ; 9. Phòng trừ sâu bệnh; 10. Thu hoạch, chế biến, kinh doanh khép kín
1. Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam năm 2012 là KM94, KM140, KM98-5, KM98- 1, SM937-26, với tỷ lệ tương ứng 75,54%, 5,4%, 4,50%, 3,24%, 2,70%, của tổng diện tích sắn thu hoạch toàn quốc 496,20 nghìn ha, năng suất bình quân 17,1 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 8,52 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2012). Các giống sắn mới triển vọng năm 2012 được Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) khảo nghiệm rộng, có các giống sắn tốt tiêu biểu được nông dân chấp nhận và phát triển rộng trong sản xuất là KM419, KM440, KM414, KM397, KM325… Đặc biệt là giống KM419 (sắn siêu bột Nông Lâm, sắn siêu cao sản Nông Lâm, sắn giống, sắn cút lùn) đang tăng rất nhanh. Những giống sắn mới có ưu điểm năng suất cao, cây thấp gọn dễ trồng dày, ngắn ngày, ít bệnh nên nông dân đã nhạy bén mua giống chuyển đổi, thay bớt diện tích giống sắn chủ lực KM94 có năng suất cao ổn định, nhiều bột nhưng cây cao tán rộng khó trồng dày, dài ngày và bị nhiễm bệnh chồi rồng.
1.1 Nguồn gốc, đặc điểm của bảy giống sắn mới triển vọng
Giống sắn KM419 Nguồn gốc:KM419 là con lai của tổ hợp lai KM98-5 x BKA900 do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu Giống KM419 đã được tỉnh Tây Ninh tổ chức trồng rộng rãi từ năm 2009 (Hoàng Kim, Cao Xuân Tai, Nguyễn Phương, Trần Công Khanh, Hoàng Long. 2009. “Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT”. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số đề tài: B2007-12-45; Thời gian thực hiện 1/2007-12/2008. Nghiệm thu đề tài tháng 10/2009). Giống mẹ KM98-5 là giống sắn tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất năm 2002, 2005 và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2002, 2005, 2007, 2009 ). Giống bố BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn lai KM419 do kết hợp được nhiều đặc tính tốt của cha mẹ, dẫn đầu năng suất hầu hết các thí nghiệm (Hoang Kim, Nguyen Van Bo Nguyen Phuong, Hoang Long, Tran Cong Khanh, Nguyen Van Hien, Hernan Ceballos, Rod Leproy, Keith Fahrney, Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye 2011. Current situation of cassava in Vietnam and the breeding of improved cultivars. In A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit the Poor, 8th Asian Cassava Research Workshop October 20 – 24, 2008 in Vientiane, Lao PDR)
Đặc điểm giống: KM419 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh năng suất củ tươi 40,2 đến 54,8 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 28,2 -29%..
Giống sắn KM419 hiện được nông dân rất ưa chuộng, nhân nhanh trong sản xuất tại Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước,… và Cămpuchia, với các tên gọi: Khoai mì giống siêu bột KM419; Mì siêu cao sản Nông Lâm, Mì “cút lùn” Nông Lâm (để phân biệt với giống sắn phổ biến KM94 = KU50 = MKUC 29-77-3 là “cút cao” ngọn tím, cây cao, cong ở gốc, khó tăng mật độ trồng và hiện bị nhiễm bệnh chồi rồng.
Giống sắn KM440
Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60, thực hiện trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì chọn tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004) sau đó tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo xem tiếp https://hoangkimvn.wordpress.com/2022/03/31/cnm365-cltvn-31-thang-3/
Số lần xem trang : 16295 Nhập ngày : 31-03-2022 Điều chỉnh lần cuối :