Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1830
Toàn hệ thống 2586
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

Darwin

#CNM365 #CLTVN 19 THÁNG 4
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoàng Thành ngọc cho đời, Hoàng Kim thơ cho con; Bình Minh An Ngày Mới; Thăm nhà cũ của Darwin; Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng; Thầy Phạm Hồng Đức Phước; Trò chuyện với Thiền sư; Hoàng Long thơ về Mẹ; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Nắng và gió phương Nam; Học với chữ Hán Nôm;Thung dung đời quên tuổi; Ngày 19 tháng 4 năm 1882, ngày mất Charles Darwin, (hình) nhà sinh vật học vĩ đại người Anh, tác giả cuốn Nguồn gốc các loài, căn bản của thuyết chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn (sinh năm 1809); Ngày 19 tháng 4 năm 1770, Thuyền trưởng James Cook lần đầu tiên nhìn thấy đất Úc. Ngày 19 tháng 4 năm 1937, Cầu Cổng Vàng một danh thắng nổi tiếng thế giới tại California, Hoa Kỳ, hoàn tất việc xây dựng; Bài chọn lọc ngày 19 tháng 4: Hoàng Thành ngọc cho đời, Hoàng Kim thơ cho con; Bình Minh An Ngày Mới; Thăm nhà cũ của Darwin; Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng; Thầy Phạm Hồng Đức Phước; Trò chuyện với Thiền sư; Hoàng Long thơ về Mẹ; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Nắng và gió phương Nam; Học với chữ Hán Nôm;Thung dung đời quên tuổi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-4/

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

1
Hứng mật đời
thành thơ,
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình.

Đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Ngọc cho đời
Phước Đức

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

2
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Một niềm vui ngày mới
Giấc mơ lành yêu thương.

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

3
Một đóa mai vàng sinh nhật
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim
4
Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim
5

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người…

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh
Lớn âm thầm trong chất phác chân quê
Hoa và Ong Hoa Người cần mẫn
Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ngày 1/8/2010. Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm của kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng. Đây quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

KÊNH ÔNG KIÊT TRONG TÔI
Hoàng Kim

Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể
kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng

Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.

Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.

Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.

Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.

THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim

Tôi may mắn được dạo chơi Down House ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin và gia đình ông để có giây phút lặng ngắm khu vườn riêng di sản nhỏ bé của ông. Chính tại nơi này Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin vừa được tôn vinh vừa bị phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc.“Thích nghi để tồn tại” “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..

Thăm ngôi nhà cũ của Darwin là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn Tôi được may mắn có một thời gian cùng làm việc với “Những người bạn Nga của Viện Vavilop”. Tôi từng đươc may mắn tới nhiều vùng văn hóa nổi tiếng
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương, : Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, Praha Goethe và lâu đài cổ, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Qua Waterloo nhớ Walter Scott; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh tháiChâu Mỹ chuyện không quên; 500 năm nông nghiệp Brazil, Đất nước Mexico ấn tượng lắng đọng; Nhớ châu Phi; Địa chỉ xanh Ấn Độ, Tagore Thánh sư Ấn Độ; Đến Thái Sơn; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Đỗ Phủ thương đọc lại; Tô Đông Pha Tây Hồ, Quảng Tây nay và xưa ;Trung Quốc một suy ngẫm; … duyên may gặp được các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường. Tôi vì giới hạn nhiều điều chưa kịp chiêm nghiệm chép lại. Nay bất chợt gặp lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ” bỗng bâng khuâng ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết .Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Thật yêu thích được dạy và học bảo tồn và phát triển, tìm thấy trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng đất nước.

Ghi chú

(*) Viết và hiệu đính “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin” tôi nghĩ về bộ sách đồ sộ Cây Cỏ Việt Nam gồm 6 Quyển 2 Tập của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại hải ngoại. Trọn bộ Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc (nguồn: Ngô Thế Vinh). “Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính, Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”

(**) Việt Nam con đường xanh; Đường tới IAS 100 năm; Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu trong tôi là chùm ảnh và bài viết của Hoàng Kim về Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.

Gốc của sự học là học làm người.

Hoàng Kim

đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-nha-cu-cua-darwin/


ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim


Vui việc thiện lắng nghe kinh
Ngắm hoa mai nở giữ mình thảnh thơi
Mới hay mọi việc trên đời
Thung dung phúc hậu là nơi tìm về.

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Hoàng Kim

Chân trần bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích nhớ lời của Anh:

“Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”.
(Hoàng Ngọc Dộ)

Đến chốn thung dung
Sống giữa thiên nhiên
Về với ruộng đồng
Tổ ấm Rồng Tiên
Trở lại với mình.
Bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích
Giấc mơ hạnh phúc.

ĐẾN CHỐN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Thăm người ngọc nơi xa vùng tỉnh lặng
Chốn ấy non xanh người đã chào đời
Nơi
sỏi đá giữa miền thiêng hoa cỏ
Thiên nhiên an lành,
bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui giấc mơ hạnh phúc
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương
Con cái quây quần thung dung tự tại
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa luân chuyển
Say chân quê
ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng đêm thì đọc sách
Ngọc cho đời giữ trọn niềm tin.

(*) Nhạc Trịnh

SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm
ta về còn trọn niềm tin.

VỀ VỚI RUỘNG ĐỒNG
Hoàng Kim

Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.

Thỏa thuê cùng với cỏ hoa
Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng

Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.

Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi.

Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta vui hạnh phúc trăm năm
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Hoàng Kim

Ta về trời đất Hồng Lam
Bâng khuâng bước dưới trăng vàng lộng soi
Ngực trần chạm tới thảnh thơi
Nghe lưng thấu đến bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

VỀ LẠI CHÍNH MÌNH

Hoàng Kim

Mình về với chính mình thôi
Ở nơi bếp núc nói lời yêu thương
Hành trình của chính linh hồn
Giấc mơ hạnh phúc con đường tình yêu.

Thênh thênh đồng rộng trời chiều
Nụ cười mãn nguyện bao điều ước mong
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Vượt qua đông lạnh đã dần sương tan.

Lời nguyền cùng với nước non
Hiếu trung trọn nghĩa lòng son vẹn tình
Yêu thương phúc hậu hi sinh
Đường xuân chung lối hương linh muôn đời.


xem tiếp Đối thoại với Thiền sư https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doi-thoai-voi-thien-su/

Ghi chú Bạch Ngọc luận đề thực hành

CHÙA GIÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Kính Sư Thầy Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ


Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Giáng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người
“Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”

Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xuân đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-giang-giua-dong-xuan/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

PHÁP TRẦN, QUAY ĐẦU LÀ BỜ
Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)

Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điế

Darwin

#CNM365 #CLTVN 19 THÁNG 4
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoàng Thành ngọc cho đời, Hoàng Kim thơ cho con; Bình Minh An Ngày Mới; Thăm nhà cũ của Darwin; Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng; Thầy Phạm Hồng Đức Phước; Trò chuyện với Thiền sư; Hoàng Long thơ về Mẹ; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Nắng và gió phương Nam; Học với chữ Hán Nôm;Thung dung đời quên tuổi; Ngày 19 tháng 4 năm 1882, ngày mất Charles Darwin, (hình) nhà sinh vật học vĩ đại người Anh, tác giả cuốn Nguồn gốc các loài, căn bản của thuyết chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn (sinh năm 1809); Ngày 19 tháng 4 năm 1770, Thuyền trưởng James Cook lần đầu tiên nhìn thấy đất Úc. Ngày 19 tháng 4 năm 1937, Cầu Cổng Vàng một danh thắng nổi tiếng thế giới tại California, Hoa Kỳ, hoàn tất việc xây dựng; Bài chọn lọc ngày 19 tháng 4: Hoàng Thành ngọc cho đời, Hoàng Kim thơ cho con; Bình Minh An Ngày Mới; Thăm nhà cũ của Darwin; Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng; Thầy Phạm Hồng Đức Phước; Trò chuyện với Thiền sư; Hoàng Long thơ về Mẹ; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Nắng và gió phương Nam; Học với chữ Hán Nôm;Thung dung đời quên tuổi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-4/

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

1
Hứng mật đời
thành thơ,
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình.

Đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Ngọc cho đời
Phước Đức

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

2
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Một niềm vui ngày mới
Giấc mơ lành yêu thương.

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

3
Một đóa mai vàng sinh nhật
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim
4
Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

HOÀNG THÀNH NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim
5

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người…

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh
Lớn âm thầm trong chất phác chân quê
Hoa và Ong Hoa Người cần mẫn
Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ngày 1/8/2010. Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm của kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng. Đây quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

KÊNH ÔNG KIÊT TRONG TÔI
Hoàng Kim

Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể
kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng

Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.

Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.

Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.

Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.

THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim

Tôi may mắn được dạo chơi Down House ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin và gia đình ông để có giây phút lặng ngắm khu vườn riêng di sản nhỏ bé của ông. Chính tại nơi này Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin vừa được tôn vinh vừa bị phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc.“Thích nghi để tồn tại” “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..

Thăm ngôi nhà cũ của Darwin là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn Tôi được may mắn có một thời gian cùng làm việc với “Những người bạn Nga của Viện Vavilop”. Tôi từng đươc may mắn tới nhiều vùng văn hóa nổi tiếng
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương, : Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, Praha Goethe và lâu đài cổ, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Qua Waterloo nhớ Walter Scott; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh tháiChâu Mỹ chuyện không quên; 500 năm nông nghiệp Brazil, Đất nước Mexico ấn tượng lắng đọng; Nhớ châu Phi; Địa chỉ xanh Ấn Độ, Tagore Thánh sư Ấn Độ; Đến Thái Sơn; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Đỗ Phủ thương đọc lại; Tô Đông Pha Tây Hồ, Quảng Tây nay và xưa ;Trung Quốc một suy ngẫm; … duyên may gặp được các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường. Tôi vì giới hạn nhiều điều chưa kịp chiêm nghiệm chép lại. Nay bất chợt gặp lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ” bỗng bâng khuâng ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết .Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Thật yêu thích được dạy và học bảo tồn và phát triển, tìm thấy trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng đất nước.

Ghi chú

(*) Viết và hiệu đính “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin” tôi nghĩ về bộ sách đồ sộ Cây Cỏ Việt Nam gồm 6 Quyển 2 Tập của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại hải ngoại. Trọn bộ Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc (nguồn: Ngô Thế Vinh). “Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính, Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”

(**) Việt Nam con đường xanh; Đường tới IAS 100 năm; Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu trong tôi là chùm ảnh và bài viết của Hoàng Kim về Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.

Gốc của sự học là học làm người.

Hoàng Kim

đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-nha-cu-cua-darwin/


ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim


Vui việc thiện lắng nghe kinh
Ngắm hoa mai nở giữ mình thảnh thơi
Mới hay mọi việc trên đời
Thung dung phúc hậu là nơi tìm về.

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Hoàng Kim

Chân trần bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích nhớ lời của Anh:

“Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”.
(Hoàng Ngọc Dộ)

Đến chốn thung dung
Sống giữa thiên nhiên
Về với ruộng đồng
Tổ ấm Rồng Tiên
Trở lại với mình.
Bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích
Giấc mơ hạnh phúc.

ĐẾN CHỐN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Thăm người ngọc nơi xa vùng tỉnh lặng
Chốn ấy non xanh người đã chào đời
Nơi
sỏi đá giữa miền thiêng hoa cỏ
Thiên nhiên an lành,
bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui giấc mơ hạnh phúc
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương
Con cái quây quần thung dung tự tại
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa luân chuyển
Say chân quê
ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng đêm thì đọc sách
Ngọc cho đời giữ trọn niềm tin.

(*) Nhạc Trịnh

SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm
ta về còn trọn niềm tin.

VỀ VỚI RUỘNG ĐỒNG
Hoàng Kim

Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.

Thỏa thuê cùng với cỏ hoa
Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng

Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.

Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi.

Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta vui hạnh phúc trăm năm
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Hoàng Kim

Ta về trời đất Hồng Lam
Bâng khuâng bước dưới trăng vàng lộng soi
Ngực trần chạm tới thảnh thơi
Nghe lưng thấu đến bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

VỀ LẠI CHÍNH MÌNH

Hoàng Kim

Mình về với chính mình thôi
Ở nơi bếp núc nói lời yêu thương
Hành trình của chính linh hồn
Giấc mơ hạnh phúc con đường tình yêu.

Thênh thênh đồng rộng trời chiều
Nụ cười mãn nguyện bao điều ước mong
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Vượt qua đông lạnh đã dần sương tan.

Lời nguyền cùng với nước non
Hiếu trung trọn nghĩa lòng son vẹn tình
Yêu thương phúc hậu hi sinh
Đường xuân chung lối hương linh muôn đời.


xem tiếp Đối thoại với Thiền sư https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doi-thoai-voi-thien-su/

Ghi chú Bạch Ngọc luận đề thực hành

CHÙA GIÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Kính Sư Thầy Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ


Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Giáng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người
“Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”

Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xuân đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-giang-giua-dong-xuan/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

PHÁP TRẦN, QUAY ĐẦU LÀ BỜ
Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)

Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi.

Cho nên việc tu có nhiều điểm rất hay mà chúng ta không biết. Như ra đường bị ai nói xúc phạm tới danh dự mình, về nhà ít nhất ta cũng kể lại với người thân nghe. Kể một người nghe mình cũng chưa vừa lòng, phải kể cho người này người kia nghe chừng một trăm lần, như vậy mình đã thuộc lòng trong ký ức sâu quá rồi. Vì vậy khi ngồi thiền nó trồi lên, bỏ được một lát nó trồi lên nữa. Đó là vì chúng ta đã ghi nhớ quá sâu đậm.

Giống như lúc còn bé đi học, mỗi khi muốn thuộc bài, mình phải đọc tới đọc lui nhiều lần mới thuộc. Đem vô sâu là do ôn tới ôn lui nhiều lần. Lỡ nhớ rồi, khi muốn quên cũng phải tập bỏ thường xuyên mới quên được, không có cách nào khác hơn. Vậy mà vừa có chuyện buồn, chuyện giận là chúng ta đem ra kể liền. Gặp ai kể nấy, kể hoài như vậy quên sao được. Khi ngồi thiền nó trồi lên lại than: “Khổ quá! Con tu khó”. Khó là tại ai? Tại mình chứ tại ai, tích lũy nhiều thì nó trồi lên nhiều.

Bây giờ chúng ta thấy chỉ thấy, không thèm quan tâm chú ý gì cả. Thấy tất cả mà tâm không giữ, không dính thì tu dễ không khó. Nếu tu là tìm cái gì ở đâu xa thì khó, đằng này nó đã sẵn nơi mình rồi, chỉ quay lại là hiện tiền. Chúng ta không thấy được cái chân thật là do pháp trần đầy cứng bên trong, nên quay lại thấy toàn tạp nhạp.

Những giờ ngồi thiền là những giờ quay lại, mình thấy pháp trần lăng xăng lộn xộn nên nói thấy loạn tưởng nhiều quá. Thấy loạn tưởng nhiều là tu tiến nhiều. Vì ngày xưa, mỗi khi chúng dấy lên mình chạy theo nên không thấy chúng, bây giờ chúng dấy lên mình biết liền bỏ, đó là tu tiến. Tuy nó còn nhưng mình đã làm chủ được chút chút. Hồi xưa nó dẫn mình chạy theo hoàn toàn, bây giờ nó trồi lên mình từ chối không theo, đó là tiến rõ ràng. Nhưng nhiều khi Phật tử thấy nó rồi sợ, tu gì mà vọng tưởng quá chừng. Sự thật có tiến, tiến từng bước, chứ không phải không tiến.

Bước tiến tiếp theo là ngoài giờ ngồi thiền, khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi vật, chúng ta thấy biết rõ ràng nhưng bỏ qua, không chú tâm, đó là ta tu trong mọi lúc mọi nơi. Không phải tay lần chuỗi, thân tọa thiền mới tu. Lần chuỗi tọa thiền mà ai động tới liền la hét là không phải tu. Người không tỏ vẻ tu hành gì hết, nhưng đi đứng tự nhiên thoải mái, ai nói gì thì nói, bỏ qua không để lòng, ấy mới thật là chân tu.

Nhiều khi chúng ta như điên khùng với nhau. Thí dụ mình tưởng mình thông minh, sáng suốt, nhưng ai vừa nói “Chị ngu quá!”, mình liền la đông đổng lên, để nói rằng ta không ngu. Nhưng thật ra như vậy là đã chứng tỏ mình đang ngu. Nếu không ngu, ta chỉ cười, nói: “Phải, tôi ngu” Nói vậy còn gì nữa để la, thì đâu có khổ. Vậy mà ai nói mình ngu liền cự lộn, rồi đủ thứ chuyện thưa kiện … có khổ không? Thế là cả hai đàng đều khùng điên với nhau hết.

Những chuyện hết sức nhỏ như vậy, nhưng mình không biết tu, nên cứ tích lũy trong tâm thành ra sanh bệnh. Bây giờ muốn bỏ, chúng ta phải gỡ lần những thứ đó, từ từ ngồi thiền sẽ được nhẹ nhàng yên ổn. Ai nói gì mình cũng cười. Đức Phật ngày xưa bị Bà la môn theo sau mắng chửi, Ngài im lặng không nói, không nhận, thế mà Bà la môn phải chịu phép, không dám mắng chửi nữa, khỏe khoắn làm sao.

Phật là bậc giác ngộ nên thấy người mê Ngài thương, không phản đối, không chống cự gì cả nhưng lại nhiếp phục được họ. Còn chúng ta bây giờ nghe nói một câu không vừa lòng liền phản đối, chống cự, rốt cuộc càng thêm lớn chuyện. Như vậy ta cùng những người mê kia, không hơn không kém, phải không? Mình là người tỉnh thì phải hơn kẻ mê. Họ nói bậy mình chỉ cười thôi thì không xảy ra chuyện gì hết. Như vậy có khỏe không ?

Cho nên người biết tu xả bỏ hết những gì không quan trọng. Quan trọng là đừng để sáu trần lôi dẫn đi, phải quay về với cái chân thật của chính mình. Cái chân thật ấy ai cũng có nhưng vì vọng tưởng che lấp nên mình không nhận ra. Cho nên Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện nói, người tu thiền như con ngỗng chúa uống sữa chừa nước lại. Câu nói nghe muốn bể cả đầu! Làm sao mà uống sữa chừa nước được? Hai thứ ấy hòa lẫn nhau, lọc thế nào ?

Những câu như vậy, tôi cũng mất nhiều năm lắm mới thấy rõ ý nghĩa của nó. Cái gì là sữa?. Cái gì là nước ? Vọng tâm và chân tâm nơi mình hòa lẫn nhau, không phải một cũng không phải hai. Vậy làm sao để lọc chân tâm ra khỏi vọng tâm? Ở đây, chúng ta chỉ cần khéo một chút là thấy liền. Cái biết trong sáng hiện tiền đó là sữa, còn cái biết lăng xăng lộn xộn là nước. Cái biết lăng xăng lộn xộn thì chúng ta không theo, chỉ sống với cái biết yên tĩnh, trong sáng. Đó là mình đã loại nước, uống sữa. Được thế ta là ngỗng chúa.

Những giây phút yên tĩnh, chúng ta ngồi chơi không nghĩ gì hết. Lúc đó tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy mà không nghĩ suy điều chi. Như vậy cái biết đó mình đã có sẵn, nhưng vừa dấy nghĩ cái này cái nọ liền quên mất cái biết hằng hữu. Bây giờ chỉ cần không chạy theo các thứ xao động thì nó hiện tiền. Nếu chúng ta đừng đuổi theo những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm … ăn cứ ăn uống cứ uống, làm tất cả việc mà đừng dính, nếu không phải Phật thì ít nhất mình cũng là Bồ tát con rồi.

Vì vậy không dính với sáu trần là biết quay đầu, còn dính với sáu trần là đã lao đi trong sanh tử, không có gì khó khăn hết. Trong nhà thiền có câu chuyện của anh hàng thịt, khi nghe một câu nói của vị Thiền sư, liền tỉnh ngộ và làm bài kệ:
Tạc nhật dạ xoa tâm
Kim triêu Bồ tát diện
Dạ xoa dữ Bồ tát
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm dạ xoa
Bữa nay mặt Bồ tát
Dạ xoa và Bồ tát
Không cách một đường tơ.

Bồ tát và Dạ xoa chỉ cách nhau ở một cái nhìn. Nhìn ra là mê, xoay lại là giác, dễ như trở bàn tay, không có gì ngăn cản hết. Vậy mà chúng ta làm không nổi, cứ ì ạch hoài. Thiền đặc biệt ở chỗ đó, nhưng vẫn phù hợp với những gì Phật dạy ngày xưa. Tôi sẽ dẫn kinh để chứng tỏ điều này.

Trong kinh A Hàm kể lại, một hôm, sau thời tọa thiền trong rừng, Đức Phật xả thiền ngồi chơi tự tại. Chợt Ngài thấy có một con rùa bò về phía mình, phía sau con dã can đuổi theo định cắn đuôi con rùa, con rùa liền rút đuôi vào trong mai. Dã can chụp lấy chân, con rùa liền rút chân vào trong mai. Cứ như vậy dã can chụp cắn tứ tung, rùa cũng rút hết các bộ phận vào trong mai. Con dã can chụp hoài không được bèn bỏ đi.

Kết thúc câu chuyện, Phật nói: “Người tu cũng thế, nếu biết giữ sáu căn không cho chạy theo sáu trần thì không có ma vương nào bắt được”. Còn nếu chạy theo sáu trần bị nó cắn đứt đầu đứt cổ. Chuyện thật là hay.

Thêm một câu chuyện nữa. Phật kể trong một đàn khỉ, có con khỉ nhỏ đi sau đàn thấy mấy con lớn đi trước ăn nhiều trái cây ngon, còn mình thiệt thòi quá. Nó bèn tách đàn, đi một mình để được ăn ngon. Khi thấy miếng mồi ngon, nó liền đưa tay chụp, không ngờ đó là cái bẫy nhựa, nên tay nó bị dính nhựa. Nó liền đưa tay kia gỡ nên tay kia bị dính luôn. Con khỉ liền lấy chân phải quào, chân phải dính; lấy chân trái quào, chân dính luôn. Nó quật cái đuôi để gỡ, đuôi cũng dính. Cuối cùng còn cái miệng, nó liền đưa miệng cạp, thế là miệng dính luôn. Như vậy tổng cộng sáu bộ phận đều dính nhựa hết. Gã thợ săn chỉ cần tới lượm con khỉ bỏ vô giỏ là xong.

Phật nói: “Cũng vậy, nếu người nào sáu căn dính với sáu trần, cũng như con khỉ kia để sáu bộ phận dính với nhựa, người đó sẽ bị ma vương dẫn đi dễ dàng, không nghi ngờ”. Như vậy Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Là giữ sáu căn đừng cho dính mắc với sáu trần. Đây là một lẽ thật chứ không phải tưởng tượng. Đó là tôi đã dẫn trong kinh A Hàm.

Đến kinh Kim Cang, Lục Tổ ngộ được từ câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm; ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là không dính mắc vào các trần mà sanh tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thanh tịnh, không dính mắc thì tâm Bồ đề hiện tiền. Còn dấy niệm là tâm sanh diệt. Sau khi ngộ rồi, Lục Tổ thốt lên: “Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh!. Vì thanh tịnh nên không sanh diệt, còn loạn tưởng là tâm sanh diệt. Ngay đó Ngũ Tổ truyền tâm ấn và trao y bát cho ngài.

Sự tu chẳng có gì lạ hết. Phật Tổ không hai đường, chỉ vì phương tiện truyền bá khác nhau thôi. Thấy như vậy, hiểu như vậy, chúng ta mới nhận ra việc tu không phải chuyện quanh co, khó khăn, mà trái lại rất đơn giản. Ngài Lâm Tế nói: “Đâu ngờ Phật pháp của Hoàng Bá rất ít”, nghĩa là rất đơn giản. Cho nên trọng tâm của việc tu là nghe và hiểu được ý Phật dạy, rồi ứng dụng thực hành. Đó mới là người biết tu.

Thơ Thiền Thích Nhất Hạnh
CẦU HIỂU, CẦU THƯƠNG
Thích Nhất Hạnh (Sư Ông Làng Mai)


Lắng lòng nghe tiếng gọi quê hương
Sông núi trông ra đẹp lạ thường
Về tới quê xưa tìm gốc cũ
Qua rồi cầu Hiểu, tới cầu Thương.

Hoàng Kim: Tôi nghe nói về Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh xưa và nay có những điểm dị biệt “Có một đạọ Phật như thế” (lời Bùi Tín) (4) nên ‘đạo Phật dấn thân’ chưa bao giờ được chính quyền từ hai phía thực lòng ủng hộ. Tôi không chấp nhân Bùi Tín và các vị đang mưu toan ‘li tâm’ xa rời đường sống của dân tộc, dẫu vậy sự thực hành những thức sau đây, theo tôi là chánh niệm: ”Từng bước chân thảnh thơi”, ”An lạc ngay lúc này”, ”Vui với từng hơi thở”, ”Bụt ở ngay trong ta” Thơ thiền Thích Nhất Hạnh đọc lại và suy ngẫm, xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-thien-thich-nhat-hanh/

Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Thơ Thiền Thích Giác Tâm
VỀ TRONG TỊCH LẶNG
Thích Giác Tâm
Chua Buu Minh

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt .
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm?

Thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doi-thoai-voi-thien-su/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-4/

HỌC VỚI CHỮ HÁN NÔM
Tiếng Việt lung linh sáng
Tự học chiết tự 1.146 chữ Nho
https://youtu.be/DUo6OlWFNP4
Hoàng Kim

Học không bao giờ muộn
Lời dặn của Thánh Trần
Chính Ngọ đoán Kinh Dịch
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Mười thói quen mỗi ngày
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Chín điều lành hạnh phúc
Bài ca nhịp thời gian

Ban mai lặng lẽ sáng

Đọc 10 đường dẫn ẩn ngữ tâm đắc trong bài Chuyện cổ tích người lớnHọc với chữ Hán Nôm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-voi-chu-han-nom/ Tiếng Việt lung linh sánghttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/tieng-viet-lung-linh-sang/ Mười thói quen mỗi ngàyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-thoi-quen-moi-ngay/

Đỗ Nguyên Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
16 tháng 4 lúc 04:56  ·

ĐỈNH CAO CHIẾT TỰ 8 CHỮ HÁN ĐỂ THẤY ĐƯỢC TRÍ TUỆ CỦA CỔ NHÂN.

1. Đạo (道)

Chữ “Đạo” (道) bắt đầu bằng hai nét phết (丷) tượng trưng cho Âm – Dương, cùng với chữ “Nhất” (一) tạo thành ‘Âm Dương hợp nhất’.

Bên dưới là chữ “Tự” (自), trên dưới kết hợp lại tạo thành chữ “Thủ” (首) là khởi thủy, ban đầu, đứng đầu. Vũ trụ cũng bắt nguồn từ một thứ nguyên thủy nhất rồi mới sinh ra vạn sự vạn vật. Kinh Dịch viết: “Dịch có Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Ngũ Hành”, từ ngũ hành ấy mà vạn vật mới xuất sinh.

Bên trái chữ Đạo là bộ “Sước” (辶) nghĩa là chạy, bước đi, biểu thị sự vận chuyển không ngừng. Như vậy, bên trong Đạo đã bao hàm cả Âm và Dương, tĩnh và động, động thì không ngừng sinh hóa, tĩnh thì thanh tịnh vô vi.

2. Dương (陽)

Chữ Dương bên trái có bộ “Phụ” (阝) tức là núi đất, bên phải có chữ “Nhật” (日) đứng trên chữ “Nhất” (一), tạo thành hình ảnh mặt trời mọc. Bên dưới là chữ “Vật” (勿) mang ý nghĩa vạn sự vạn vật được mặt trời chiếu sáng.

Chữ “Dương” (陽) thường đi liền với chữ “Âm” (陰) tạo thành hai mặt đối lập. Bởi có Dương và Âm, nên mới có sáng và tối, ngày và đêm, nóng và lạnh, thiện và ác, tốt và xấu, trong và đục… Từ Thái Cực mà sinh ra hai khí Âm Dương, Dương phát tán còn Âm thì tụ hội, cho nên Âm Dương bổ sung và tương trợ cho nhau, đặc tính trái ngược nhau nhưng không tương hại, tương khắc mà tương hòa, tương sinh mà tương diệt.

3. Chính (正)

Chữ “Chính” (正) nghĩa là ngay chính, bao gồm chữ “Nhất” (一 – một, duy nhất) và chữ “Chỉ” (止 – dừng lại).

Chữ “Nhất” biểu thị rằng bề ngoài và nội tâm cần phải thống nhất với nhau. Chữ “Chỉ” cho thấy làm việc phải thích hợp và biết dừng lại đúng lúc. Phải có đầy đủ cả hai yếu tố trên thì mới thành bậc chính nhân quân tử, là người ngay thẳng, chính thường mà không thiên lệch. Có câu nói rằng: “Bất thiên tả, bất thiên hữu, bất bạo động”, cho nên “Chính” nghĩa là không nghiêng phải, không nghiêng trái, không bị lay động.

Trong chữ Chính có một chữ “Nhất” ở trên và một chữ “Nhất” ở dưới, ở giữa là nét thẳng đứng. Điều đó cho thấy con người hành xử cần có trên có dưới, nghiêm chỉnh ngay thẳng, không thiên lệch lên trên cũng không thiên lệch xuống dưới, trên dưới hợp nhau, hài hòa, ngay thẳng, không cúi đầu khom lưng, không a dua xu nịnh. Người như thế sao có thể nói là không Chính đây?

4. Quý (愧)

Chữ “Quý” (愧) nghĩa là hổ thẹn, bao gồm bộ “Tâm” (忄) là tim, và chữ “Quỷ” (鬼) nghĩa là ma quỷ. Con người ai cũng có hai mặt thiện và ác, có Phật tính và ma tính, có thiện tâm và ma tâm. Nếu thiện tâm làm chủ thì đó là người tốt, còn nếu ma tâm làm chủ thì chẳng phải đó sẽ là người xấu sao?

Có câu cổ ngữ rằng: “Không làm việc hổ thẹn với lòng mình thì không sợ ma quỷ gọi cửa”. Người làm những việc xấu xa, lừa người hại người, thì cũng chính là trong tâm sinh ma quỷ, không cần ma quỷ gọi cửa thì anh ta cũng không thể sống thoải mái thanh thản được.

Người xưa nói: “Ngẩng mặt không hổ thẹn với Trời, cúi đầu không tủi thẹn với Đất”. Như vậy, làm người thì tâm chí cần phải quang minh lỗi lạc, không nên làm điều gì hổ thẹn với lương tâm mà để lại nỗi ân hận suốt đời.

Chữ nghĩa của người xưa luôn hàm súc, phong phú và sâu sắc. Thông qua chữ “Quý”, cổ nhân muốn nhắn nhủ chúng ta rằng làm người phải thẳng thắn chân thật không lừa dối thì trong tâm mới không có ma quỷ.

5. Thính (聽)

Chữ “Thính” (聽) nghĩa là lắng nghe, bao gồm bộ “Nhĩ” (耳 – tai), bộ “Vương” (王 – vua), chữ “Thập” (十 – mười), chữ “Mục” (目 – mắt), chữ “Nhất” (一) và chữ “Tâm” (心).

Nếu ghép các bộ này vào nhau chúng ta sẽ hiểu được hàm ý mà người xưa muốn gửi gắm: Khi lắng nghe một ai đó, chúng ta phải khiến người ấy cảm thấy mình quan trọng như một vị vua (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói (chữ Nhất, Tâm). Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn những thông điệp mà họ muốn truyền tải, mới biết cách thấu hiểu và trân trọng người khác.

6. Thứ (恕)

Chữ “Như” (如) và chữ “Tâm” (心) hợp lại thành chữ “Thứ” (恕), nghĩa là tha thứ, bao dung. Chữ “Như” ghép với chữ “Tâm” mang ý nghĩa là để cho trái tim gần với trái tim, để tâm mình gần với tâm người, tâm người cũng như tâm mình.

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử đã hai lần nhắc đến chữ Thứ.

Một lần là Khổng Tử nói với Tăng Sâm: “Này Sâm, đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt hết tất cả”. Tăng Sâm thưa “Vâng”. Khi Khổng Tử ra rồi, các môn sinh khác hỏi Tăng Sâm: “Thầy muốn nói gì vậy?”. Tăng Sâm đáp: “Đạo của thầy chỉ có một lẽ Trung Thứ mà thôi”.

Một lần khác là khi Tử Cống hỏi: “Thưa thầy, có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?”. Khổng Tử đáp: “Có lẽ là chữ Thứ chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”.

Người có lòng nhân, luôn khoan dung, tha thứ cho kẻ khác thì sẽ chẳng bao giờ làm những điều ích kỷ lợi thân mà tổn hại cho người. Con người sống trên cõi đời chật chội, những chuyện va vấp là điều thường tình, ai chẳng có lúc phạm lỗi, mắc sai lầm? Cho nên trong quan hệ giữa người với người, cần suy xét thận trọng, để lòng mình gần gũi với lòng người, đặt mình vào địa vị đối phương mà suy nghĩ thì tự nhiên sẽ khoan thứ.

7. Dung (容)

Chữ “Dung” (容) gồm bộ “Miên” (宀) nghĩa là mái nhà, chữ “Bát” (八) nghĩa là số 8, chữ “Nhân” (人) nghĩa là người, và chữ “Khẩu” (口) nghĩa là miệng. Kết hợp lại, chữ Dung giống như một căn nhà tuy chật chội nhưng vẫn chứa được “8 người”. Đây cũng chính là nói đến tấm lòng: chỉ cần luôn bao dung rộng mở thì có thể đón nhận được muôn người.

Ở một khía cạnh khác, “bát nhân” cũng là tám kiểu người mà chúng ta cần phải bao dung: “Thân nhân” (người thân), “Hữu nhân” (người bạn), “Lộ nhân” (người qua đường), “Ái nhân” (người vợ, chồng), “Lân nhân” (người hàng xóm), “Ác nhân” (người xấu), “Cừu nhân” (người thù địch) và “Ngu nhân” (người ngu ngốc).

8. Tín (信)

Chữ “Tín” (信) gồm chữ “Nhân” (亻) là người và chữ “Ngôn” (言) là lời nói. Con người cần phải có trách nhiệm với lời nói của mình, lời đã nói ra mà không thực hiện thì sao có thể giữ được chữ “Tín” đây?

Nho giáo cho rằng, Tín là một trong Ngũ Đức: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Trong Luận Ngữ có câu: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô khẩu, tiểu xa vô ngột, kì hà dĩ hành chi tai?“, đại ý là nếu con người không giữ chữ Tín, cũng giống như một cỗ xe lớn không có đoạn gỗ chốt nối giữa càng xe và ách xe, xe sẽ không thể chạy được.

Vào thời Xuân Thu, có một người nước Ngô tên Quý Chát lần đầu tiên đi sứ sang nước Tần, đi ngang qua phía bắc của Từ quốc. Vua của nước Từ rất thích bảo kiếm của Quý Chát, nhưng không nói ra. Trong lòng Quý Chát biết điều đó nhưng vì vẫn phải đi sứ sang nước khác nên chưa thể tặng cho vua nước Từ được. Sau đó khi ông đi sứ xong và quay trở lại Từ quốc thì quốc vương nước Từ đã băng hà. Thế là ông liền cởi bỏ bảo kiếm xuống và treo trên cái cây trước mộ của đức vua. Tùy tùng của ông hỏi: “Thưa tướng quân, vua Từ quốc đã băng hà rồi, thì thanh bảo kiếm này còn phải tặng ai nữa?”. Quý Chát trả lời: “Không phải như ngươi nghĩ là xong đâu, ban đầu trong lòng ta đã quyết định tặng bảo kiếm cho ông ấy, sao mà có thể vì việc ông ấy đã mất rồi mà đi ngược lại với lời hứa của mình chứ!”.

Trong Sử ký – Quý Bố, Loan Bố liệt truyện có câu: “Đắc thiên lượng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc” (Được trăm lạng vàng cũng không bằng một lời hứa của Quý Bố). Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ Tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì không bao giờ thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý hơn cả trăm nén vàng vậy. Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.

Nguồn : st


LỜI THƯƠNG
Hoàng Kim
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.

LỜI THƯƠNG CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Lời ru vui giữa đời thường
Lời yêu
Lời nhớ
Lời thương
Lời chờ ,,,

Lời trầm tĩnh, lời mơ hồ
Lời sâu sắc luận, lời thơ thẩn buồn

Đồng xuân ấm nắng thái dương
Nhớ ngôi sao mọc sớm hôm từng trời

Yêu thương tiếng Việt một đời
Học ăn học nói thành người có nhân

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Lời thương còn lại …
Tri âm lâu bền !

xem tiếp 9 bài thơ Lời thươnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycp nht mi ngày

Video yêu thích
KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa
Bài học quý sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Nong Lam University
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16328
Nhập ngày : 19-04-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 16 tháng 2(15-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 2(15-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 2(13-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 2(13-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 2(12-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 2(11-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 2(10-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 2(09-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 2(08-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 2(07-02-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007