Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1823
Toàn hệ thống 2582
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 28 THÁNG 4
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, Con đường xanh yêu thương; Cơm thực dưỡng gạo lức; Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Nơi một trời thương nhớ; Những trang đời lắng đọng; Hoa sen trắng Thiền sư Osho; Đến với Tây Nguyên mới; Nhớ lại và suy ngẫm; Hoàng Trung Trực đời lính; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người. Ngày 28 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh .Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh. Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức cùng ngày hôm đó, trở thành vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Cao Văn Viên bỏ chạy sang Hoa Kỳ  Ngày 28 tháng 4 năm 1984, Bắt đầu trận Lão Sơn giữa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới Văn Sơn–Hà Giang.  Ngày 28 tháng 4 năm 1897 là ngày sinh Diệp Kiếm Anh, chính khách, nguyên soái Trung Quốc (mất năm 1986); Bài chọn lọc ngày 28 tháng 4: #vietnamhoc, Con đường xanh yêu thương; Cơm thực dưỡng gạo lức; Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Nơi một trời thương nhớ; Những trang đời lắng đọng; Hoa sen trắng Thiền sư Osho; Đến với Tây Nguyên mới; Nhớ lại và suy ngẫm. Hoàng Trung Trực đời lính; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người. Nhớ bạn nhớ châu Phi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-4/

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù

ĐỢI MƯA
Hoàng Kim

Khát khao ngóng sớm chờ trưa (*)
Sắn trồng nửa tháng đợi mưa cháy lòng
Mía xơ xác khắp cánh đồng
Đất rang rẫy nóng, trời nồng nực oi.

Lúa non ruộng nứt nẻ rồi
Suối khô, hồ cạn, người người ngóng trông
Tiếng ve ngằn ngặt trưa nồng
Mấy khi tháng bảy lại mong mưa rào?

Thương mình, thương kẻ khát khao
Mưa ơi, ngóng đợi lặn vào giấc mơ.

Nhatkyduongxuan

MƯA XUÂN TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt an nhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường.

(*) Nhớ

SẮN KM419 Ở BÌNH PHƯỚC
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

SẮN KM419 Ở ĐÁK LĂK
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

GIỐNG SẮN KM419 Ở ĐĂK LĂK

Ngày tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan/

TẮM TIÊN CHƯ YANG SIN
Hoàng Kim


Chư Yang Sin ơi Chư Yang Sin
Phật đá khỏa thân chốn núi thiêng
Con đường yêu thương* làm việc thiện
Mưa xuân** đất cảm lắng tâm thiền.

Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây
Hạ giới quên đường tít chim bay
Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng
Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày
Tiên Cô suối biếc yêu đời thế
Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay
Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn
Ai thích tiêu dao hợp chốn này. (***)

Chư Yang Sin là một trong 30 Vườn Quốc gia Việt Nam, đây là khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.  Nơi đây có đỉnh núi Chư Yang Sin 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên ở Chư Jang Sin, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành là quà tặng cuộc sống.

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến
vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.



Huy Nguyen cùng với Trịnh Thế Hoan, Piri Piri, Hoàng Kim tại Son Hai, Thuận Hải, Vietnam. 21 Tháng 2, 2017  Ở đời vui đạo mặc tùy duyên Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền – Trần Nhân Tông

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng 
Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên

NỔ LỰC CẢI TIẾN GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419
Nguyễn Thị Trúc Mai,
Hoàng Kim, Hoàng Long và cộng sự.

Các giống sắn KM568, KM535, KM419, KM440, KM397, C39, KM94 đang được tuyển chọn, thích nghi để tồn tại “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Giống sắn KM419 cho đến thời điểm này (tháng 4 năm 2022) vẫn tiếp tục chiếm diện tích lớn áp đảo, bất chấp áp lực nặng của bệnh CMD và CWBD, chứng tỏ ưu thế vượt trội của giống này trên quy mô trồng và tiêu thụ sắn tại Việt Nam. Câu chuyện Cải tiến giống sắn chủ lực KM419;
Bảo tồn và phát triển sắn đang tiếp tục.

Bài liên quan Nguyễn Bạch Mai Tây Nguyên đã hoàn thành luận án tiến sĩ sắn 20 3 2018
xem thêm
Đến với Tây Nguyên mới; Có một ngày như thếTắm tiên Chư Yang Sin; …

SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long

Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,

Bài học Cây Lương Thực (đọc thêm ngoài bài giảng) đọc tiếp bài “Sắn Phú Yên giải pháp phát triển bền vững” tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/


MƯA XUÂN TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)

Ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng )

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm: Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu. Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu. Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu. Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ. Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!

Mưa . Trời mưa rây rây hạt Mình trồng cây tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim)

CƠM THỰC DƯỠNG GẠO LỨC
Hoàng Kim


Cơm thực dưỡng gạo lức
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Bóng hạc chốn xa xôi
Thiền sư lão nông tăng
xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/com=thuc-duong-gao-luc/

NHỚ HUYỀN QUANG TRUYỆN XƯA
Hoàng Kim


Ban mai lặng lẽ sáng
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Ai ngủ mình tỉnh thức
Gương trong soi tới giờ

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là me-tam-mat-doi-con.jpg

BÓNG HẠC CHỐN XA XÔI
Hoàng Kim


Bóng hạc chốn xa xôi
Văn hay lời kiệm chữ
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Lời thương cùng tháng năm

Bạn ưa nhất văn chương anh Nguyễn Huy Thiệp cuốn nào? Tôi thì chọn đầu tiên là Giăng lưới bắt chim, Văn hay lời kiệm chữ, sách này đúng ra phải là Huyền Quang, giăng lưới bắt chim. Chuyện về sư Huyền Quang. Người giăng lưới bắt chim là vua Trần Anh Tông và Trạng nguyên Tể tướng Mạc Đĩnh Chi, Chim là sư Huyền Quang Lý Đạo Tái. Tích truyện cổ có trong Thiền Uyển Tập Anh, một sách Phật học cổ có từ năm 1337, và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã diễn đạt lại theo lối mới, dường như được rất nhiều người đồng tình, vì lối diễn đạt đúng (tôi xin được chép lại) như sau:

Giăng lưới bắt chim
Nguyễn Huy Thiệp

#CNM365 #CLTVN 28 THÁNG 4
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, Con đường xanh yêu thương; Cơm thực dưỡng gạo lức; Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Nơi một trời thương nhớ; Những trang đời lắng đọng; Hoa sen trắng Thiền sư Osho; Đến với Tây Nguyên mới; Nhớ lại và suy ngẫm; Hoàng Trung Trực đời lính; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người. Ngày 28 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh .Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh. Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức cùng ngày hôm đó, trở thành vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Cao Văn Viên bỏ chạy sang Hoa Kỳ  Ngày 28 tháng 4 năm 1984, Bắt đầu trận Lão Sơn giữa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới Văn Sơn–Hà Giang.  Ngày 28 tháng 4 năm 1897 là ngày sinh Diệp Kiếm Anh, chính khách, nguyên soái Trung Quốc (mất năm 1986); Bài chọn lọc ngày 28 tháng 4: #vietnamhoc, Con đường xanh yêu thương; Cơm thực dưỡng gạo lức; Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Nơi một trời thương nhớ; Những trang đời lắng đọng; Hoa sen trắng Thiền sư Osho; Đến với Tây Nguyên mới; Nhớ lại và suy ngẫm. Hoàng Trung Trực đời lính; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người. Nhớ bạn nhớ châu Phi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-4/

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù

ĐỢI MƯA
Hoàng Kim

Khát khao ngóng sớm chờ trưa (*)
Sắn trồng nửa tháng đợi mưa cháy lòng
Mía xơ xác khắp cánh đồng
Đất rang rẫy nóng, trời nồng nực oi.

Lúa non ruộng nứt nẻ rồi
Suối khô, hồ cạn, người người ngóng trông
Tiếng ve ngằn ngặt trưa nồng
Mấy khi tháng bảy lại mong mưa rào?

Thương mình, thương kẻ khát khao
Mưa ơi, ngóng đợi lặn vào giấc mơ.

Nhatkyduongxuan

MƯA XUÂN TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt an nhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường.

(*) Nhớ

SẮN KM419 Ở BÌNH PHƯỚC
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

SẮN KM419 Ở ĐÁK LĂK
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

GIỐNG SẮN KM419 Ở ĐĂK LĂK

Ngày tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan/

TẮM TIÊN CHƯ YANG SIN
Hoàng Kim


Chư Yang Sin ơi Chư Yang Sin
Phật đá khỏa thân chốn núi thiêng
Con đường yêu thương* làm việc thiện
Mưa xuân** đất cảm lắng tâm thiền.

Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây
Hạ giới quên đường tít chim bay
Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng
Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày
Tiên Cô suối biếc yêu đời thế
Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay
Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn
Ai thích tiêu dao hợp chốn này. (***)

Chư Yang Sin là một trong 30 Vườn Quốc gia Việt Nam, đây là khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.  Nơi đây có đỉnh núi Chư Yang Sin 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên ở Chư Jang Sin, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành là quà tặng cuộc sống.

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến
vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.



Huy Nguyen cùng với Trịnh Thế Hoan, Piri Piri, Hoàng Kim tại Son Hai, Thuận Hải, Vietnam. 21 Tháng 2, 2017  Ở đời vui đạo mặc tùy duyên Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền – Trần Nhân Tông

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng 
Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên

NỔ LỰC CẢI TIẾN GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419
Nguyễn Thị Trúc Mai,
Hoàng Kim, Hoàng Long và cộng sự.

Các giống sắn KM568, KM535, KM419, KM440, KM397, C39, KM94 đang được tuyển chọn, thích nghi để tồn tại “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Giống sắn KM419 cho đến thời điểm này (tháng 4 năm 2022) vẫn tiếp tục chiếm diện tích lớn áp đảo, bất chấp áp lực nặng của bệnh CMD và CWBD, chứng tỏ ưu thế vượt trội của giống này trên quy mô trồng và tiêu thụ sắn tại Việt Nam. Câu chuyện Cải tiến giống sắn chủ lực KM419;
Bảo tồn và phát triển sắn đang tiếp tục.

Bài liên quan Nguyễn Bạch Mai Tây Nguyên đã hoàn thành luận án tiến sĩ sắn 20 3 2018
xem thêm
Đến với Tây Nguyên mới; Có một ngày như thếTắm tiên Chư Yang Sin; …

SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long

Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,

Bài học Cây Lương Thực (đọc thêm ngoài bài giảng) đọc tiếp bài “Sắn Phú Yên giải pháp phát triển bền vững” tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/


MƯA XUÂN TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)

Ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng )

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm: Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu. Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu. Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu. Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ. Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!

Mưa . Trời mưa rây rây hạt Mình trồng cây tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim)

CƠM THỰC DƯỠNG GẠO LỨC
Hoàng Kim


Cơm thực dưỡng gạo lức
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Bóng hạc chốn xa xôi
Thiền sư lão nông tăng
xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/com=thuc-duong-gao-luc/

NHỚ HUYỀN QUANG TRUYỆN XƯA
Hoàng Kim


Ban mai lặng lẽ sáng
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Ai ngủ mình tỉnh thức
Gương trong soi tới giờ

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là me-tam-mat-doi-con.jpg

BÓNG HẠC CHỐN XA XÔI
Hoàng Kim


Bóng hạc chốn xa xôi
Văn hay lời kiệm chữ
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Lời thương cùng tháng năm

Bạn ưa nhất văn chương anh Nguyễn Huy Thiệp cuốn nào? Tôi thì chọn đầu tiên là Giăng lưới bắt chim, Văn hay lời kiệm chữ, sách này đúng ra phải là Huyền Quang, giăng lưới bắt chim. Chuyện về sư Huyền Quang. Người giăng lưới bắt chim là vua Trần Anh Tông và Trạng nguyên Tể tướng Mạc Đĩnh Chi, Chim là sư Huyền Quang Lý Đạo Tái. Tích truyện cổ có trong Thiền Uyển Tập Anh, một sách Phật học cổ có từ năm 1337, và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã diễn đạt lại theo lối mới, dường như được rất nhiều người đồng tình, vì lối diễn đạt đúng (tôi xin được chép lại) như sau:

Giăng lưới bắt chim
Nguyễn Huy Thiệp

Chương 1

“…Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.

Thiền phái Trúc Lâm được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600- 1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).

Sau một thời gian ẩn dật, dòng Thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế từ Trung Hoa và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng….”

Khi mới xuất hiện, những sáng tác của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên một cuộc tranh luận văn học sôi nổi. Văn phong và cách sáng tác từ trực giác của Tác giả rất lôi cuốn người đọc.

*

Sư Huyền Quang, vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm trước khi xuất gia là một Trạng nguyên, đã từng từ hôn công chúa Liễu Sinh. Vua Trần Anh Tông nói với quần thần:

– Người ta sống ở trong trời đất, mang khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc thích màu đẹp, đều có tình dục như thế. Đấy là lẽ thường. Chúng ta ngăn hãm một phía ham muốn ấy lại chính là để dốc lòng phụng đạo, đó là đành đi một lẽ. Riêng Huyền Quang sắc sắc không không, vậy đó là người ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục?

Mạc Đĩnh Chi nói:

– Vẽ hổ chỉ vẽ được da, không vẽ được xương. Biết người chỉ biết mặt, ít biết được lòng. Vậy xin cho người thử xem.

Vua Trần Anh Tông nghe lời Mạc Đĩnh Chi, cử một nữ gián điệp xuân sắc mê hồn là nàng Thị Điểm Bích tìm đến Yên Tử để thử Huyền Quang theo kế giăng lưới bắt chim …

Huyền Quang, tên thật là gì không rõ, trong sử ghi là Lý Đạo Tái. Ông người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Từ nhỏ nổi tiếng thần đồng, nghe một hiểu mười, nên người ta mới mệnh danh là Đạo Tái. Có sách chép Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý (1252) đời vua Trần Thánh Tông, lúc này mới 23 tuổi. Trong dân gian kể rằng nhà Lý Đạo Tái nghèo, không có đất cắm dùi. Khi còn hàn vi, Lý Đạo Tái từng hứa hôn với một cô gái nhưng về sau bị từ hôn, cô gái đi lấy một người nhà giàu. Cuộc nhân duyên lần thứ hai cũng thế. Chán nản, Lý Đạo Tái chuyên vào mỗi chuyện học hành rồi đỗ Trạng nguyên. Khi ấy, nhiều người đến manh mối hôn nhân nhưng ông đều từ chối, kể đến cả công chúa con vua. Nghe đồn Lý Đạo Tái đã từng ngán ngẩm than rằng:

Khó khăn thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên!

Lý Đạo Tái theo đường hoạn lộ, nhiều lần đứng ra tiếp sứ thần Trung Hoa. Về sau, ông được sư Pháp Loa giác ngộ bèn xuất gia tu hành.

Sư Pháp Loa (tức Đồng Kiên Cường) là vị tổ thứ hai môn phái Trúc Lâm, đã theo vua Trần Nhân Tông khi người xuất gia ở núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông, lấy pháp danh là Điểu Ngự trước khi viên tịch đã truyền y bát lại cho sư Pháp Loa, nay sư Pháp Loa giác ngộ và truyền y bát lại cho Lý Đạo Tái với pháp danh là Huyền Quang.

Huyền Quang là người có căn tu thế nào? Tại sao Huyền Quang lại trở thành vị sư tổ thứ ba trong phái Trúc Lâm, một môn phái Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới tâm linh của người Việt Nam?

Bài thơ Cúc hoa của Huyền Quang nói tâm sự của một người tu đạo ở trong núi, ngắm hoa mới sực biết thời gian trôi đi:

Vong thân, vong thế dĩ đô vong

Tọa cửa tiên nhiên nhất tháp lương

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

Cúc hoa khai xứ nhất trùng dương.

Một người quên mình (vong thân ), quên đời (vong thế ) ngồi mãi trong rừng sâu không có lịch, không biết năm hết Tết đến, thấy hoa cúc nở mới đoán là đã đến Tết trùng dương! Vì sao người này lại ngắm hoa cúc mà không đi ngắm hoa khác?

Chủ nhân dữ vật hồng vô cảnh

Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu

(Lòng người và cảnh vật vốn không xung khắc

So sánh với muôn hoa, thì cúc đứng đầu )

Theo ý tứ bài thơ thì thấy Huyền Quang không phải là người không có thiên vị, không có tình ý riêng! Cũng trong bài thơ Cúc hoa này, Huyền Quang đã có một nhận xét rất sâu sắc: Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp (Nghĩa khí mà khác nhau thì khó mà hòa hợp ). Đạo Phật thường lưu tâm người ta ở hai chữ nhân duyên. Huyền Quang cũng giống mọi người, không phải là lòng dạ sắt đá gì, không phải là người không hiểu biết về lẽ nhân duyên. Trong một bài thơ khác nữa tên là Sơn vũ (Nhà trong núi) tâm tình Huyền Quang phảng phất bâng khuâng:

Thu phong ngọ dạ phật thiềm nha

Sơn vũ tiên nhiên chầm lục la

Dĩ hí thành thiền tâm nhất phiến

Cùng thanh tức tức vị thuỳ đa

(Đêm khuya, gió thu xao xác ngoài mái hiên

Nhà trong núi đìu hiu giữa lùm cây xanh

Tấm lòng tu hành từ lâu đã hóa theo Phật

Tiếng dế vì ai mà kêu rầu rĩ mãi? )

Phái Trúc Lâm là phái có nhiều đệ tử tri thức nhất, học thức nhất, danh giá nhất ở nước ta. Huyền Quang được trao y bát, trở thành sư tổ của phái này thì căn tu, công lực đại thành của Huyền Quang ắt hẳn xuất chúng.

Làm sáng tỏ Phật tính là một mệnh đề cơ bản trong Kinh Niết bàn. Việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đi thử lòng Huyền Quang cũng có thể coi là một công án nhằm làm sáng tỏ Phật tính ở vị đại sư này vậy.

Ngày xưa, có người băn khoăn về pháp môn Bất nhị của Phật pháp đã từng thỉnh vấn Đức Phật: Những người phạm tội tà dâm, giết người, trộm cướp v.v… liệu có mất hết thiện căn Phật tính hay không? Đức Phật đáp: Thiện căn có hạng thường và hạng vô thường. Phật tính chẳng thường mà cũng chẳng vô thường, cho nên không đứt đoạn, gọi là pháp Bất nhị . Một hạng thiện, một hạng bất thiện, gọi là pháp Bất nhị. Uẩn và Giới kẻ phàm cho là hai nhưng bậc trí giả thì hiểu rõ tính của nó không phải là hai. Tính không hai đó (Vô nhị chi tính ) tức là Phật tính.

Theo cách giải thích trên có thể hiểu rằng người ngu kẻ trí Phật tính vốn không khác nhau, chỉ vì mê và tỉnh không giống nhau nên mới có kẻ ngu và trí mà thôi.

Trở lại việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đến thử Huyền Quang ở núi Yên Tử thì tưởng như mưu giăng lưới bắt chim là sâu sắc nhưng thực lại là mê vậy. Chuyện rằng Điểm Bích đã dùng nhiều kế nhưng không lay chuyển được Huyền Quang nên nàng bèn về tâu dối vua. Sách Tam tổ thực lục ghi lại lời tâu ấy như sau:

… Tôi vâng chiếu chỉ đi thử thiền sư Huyền Quang. Đến chùa Vân Yên, vào ở nhờ một bà vãi già, tự xưng là con gái nhà dân, xin được theo học đạo tôn sư. Bà vãi già thường sai tôi dâng nước chè lên cho sư. Trải qua hơn một tháng, sư không hề liếc nhìn, hỏi han gì tôi cả. Một hôm nửa đêm, sư lên nhà tụng kinh, đến canh ba, sư và đám tăng ni ai nấy đều về phòng mình mà ngủ. Tôi bèn đến bên cạnh phòng của thiền sư để nghe xem động tĩnh thế nào thì thấy sư ngâm lời kệ rằng:

Vằng vặc giăng mai ánh nước

Hiu hiu gió trúc khua sênh

Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ

Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình.

Sư ngâm đi ngâm lại mãi, tôi bèn vào phòng tăng, từ biệt sư để về thăm cha mẹ, để sang năm sẽ quay lại học đạo. Sư bèn giữ tôi lại ngủ một đêm, rồi cho tôi một dật vàng.

Nhà vua nghe lời Điểm Bích tâu, lòng bực bội không vui. Nghĩ lại, nhà vua tự trách mình:

– Sự việc nếu quả như lời Điểm Bích thì đúng là ta giăng lưới ở tổ bắt chim, chim nào mà không bị hại! Nếu sự việc mà không như thế thì hóa ra ta đã làm hại quốc sư, đẩy ông ta vào mối ngờ vực oan ức! Nếu hiểu rõ pháp Bất nhị của nhà Phật thì việc thử lòng này thật là nhảm quá!

Để sửa lỗi, cũng là để minh oan chiêu tuyết cho Huyền Quang, nhà vua cho mở hội Vô Già ở kinh thành, triệu Huyền Quang về làm lễ. Nhưng trái với tục lệ nhà chùa, hôm bước vào chính lễ, nhà vua cho giết bò và lợn, dọn toàn cỗ mặn.

Huyền Quang bước vào lễ, kêu tên Đức Phật khấn rằng:

– Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống A Tì địa ngục, còn nếu không thì xin cho những cỗ mặn kia hóa thành chay tất cả.

Huyền Quang khấn xong, bỗng có gió mạnh nổi lên, trời đất tối sầm. Khi gió tàn, trời sáng, tất cả các mâm cỗ mặn đều biến thành cỗ chay tinh khiết thơm tho. Nhà vua và mọi người thấy Huyền Quang làm phép thông cảm được với trời đất thì đều vô cùng cảm phục, quỳ xuống lạy tạ.

Huyền Quang viên tịch ở tuổi 82. Cho đến ngày nay, dân gian nhiều nơi vẫn kể lại những truyền thuyết trong cuộc đời ông. Có người nói rằng các món cỗ chay làm giống cỗ thường trong ngày lễ tết ở các nhà chùa là từ sự tích này. Nhân ngày Xuân, đọc lại sách Phật ngẫm ra nhiều điều. Trong chúng sinh, căn tính người ta có người sắc bén có người cùn nhụt. Người mê chấp thì phải tu thân, học tập; còn người giác ngộ có thể đột nhiên ứng hợp; chung quy lại để nhằm tự mình nhận thức được bản thân mình, tự mình chứng kiến được bản thân mình, sống hòa hợp cùng tự nhiên với tâm hồn trong sáng.

Phía trước là cuộc sống vẫy gọi! Đấy là tương lai với đầy mơ ước cho tất cả mọi người!

(Trích
Bóng hạc chốn xa xôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bong-hac-chon-xa-xoi/)

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
https://youtu.be/w21hkPfEA2M
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền. ·

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.


xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan/

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ https://youtu.be/w21hkPfEA2M

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.
Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền.
Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vượt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biệt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:

Thưa anh Bu

Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.

Đấy cũng là nói cho vui.

Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

BAN MAI LẶNG LẼ SÁNG
Hoàng Kim


Ban mai lặng lẽ sáng
Phúc hậu tới thảnh thơi
Minh triết và sáng tạo
Vui đi dưới mặt trời

Hiền lành ẩn trí tuệ
Đức độ là tinh anh
Bảo tồn và trưởng thành
Một niềm tin thắp lửa

Sách hay là bạn quý
Lời ngọc học để làm
Tỉnh thức nhớ chuyện cũ
Chiếu đất ở Thái An

Ban mai lặng lẽ sáng
Ngày mới bình minh an

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chao-don-binh-minh-an-1.jpg

Ban mai nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Chào đón bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con dọn vườn
Vui khỏe cùng trẻ thơ …

Gõ ban mai vào phím
Mặt trời nào đang lên ?

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2-nhatoi.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là binh-minh-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là an-vien-nuoc-hoang-gia.jpg

Những trang đời lắng đọng
TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho


Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy; Châu Trần 09/04/2021 MKR-

Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.

Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.

***

Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?

***

Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?

***

Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.

***

Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.

***

Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.

***

Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.

***

Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.

***

Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.

***

Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.

***

Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.

***

Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.

***

Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.

Cảm ơn Châu Trần- Trần Ái Châu Quản trị Mekong Rice đã chép lại.
Thấu suốt là chứng ngô. HK lưu tại
CNM365Tình yêu Cuộc sống
Tham khảo: Hoa sen trắng-Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘
Thầy bạn là lộc xuân’ “Cuộc chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại.Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh” Tôi thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm tôi nhớ lại và suy ngẫm về 18 thư mục ghi chép nhỏ (Notes) nay được lưu chung một chỗ để thỉnh thoảng đọc lại: 1) Nước Việt Nam thống nhất; 2) Đêm trắng và bình minh; 3) Tháng Năm tháng của hoa; 4) Những câu chuyện tháng năm 5) Về lại mái trường xưa; 6) Lời thề trên sông Hóa; 7) Nhớ kỷ niệm một thời; 8) Năm tháng ở trời Âu; 9) Vòng qua Tây Bán Cầu; 10) Đi để hiểu quê hương; 11) Bài học tự thắng mình; 12) Suy ngẫm từ núi Xanh; 13) Suy tư sông Dương Tử; 14) Trận Thượng Hải năm 1937; 15) Trận Vũ Hán năm 1938; 16) Đi thuyền trên Trường Giang; 17) Trung Quốc một suy ngẫm; 18) Việt Nam con đường xanh.

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH

Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.

Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “
Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là các ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.

BÀI CA THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.

Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.

Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.

Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho các vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.

Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu khai sáng vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời Napoleon người hùng châu Âu khao khát một nước Pháp phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng, chạy theo văn minh vật chất; nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

NHỮNG CÂU CHUYÊN THÁNG NĂM

Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương

Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.

George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu hết người Mỹ

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là mốcson để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945. Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác.

“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đầy đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm” là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.

“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.

Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.

Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.

*.

Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà bóng hạc là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay!.

Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!

Hoàng Kim
xem tiếp
Nhớ lại và suy ngẫm

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Kim

Hoàng Trung Trực đời lính‘ là tập thơ nhật ký chiến trường của Hoàng Trung Trực ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất Tổ Quốc.Tập tư liệu gia đình khá dài, tôi (Hoàng Kim) chọn đăng lại chín bài: 1) Đôi lời cùng bạn đọc; 2) Viếng mộ cha mẹ; 3) Nhớ bạn, 4) Mảnh đạn trong người; 5) Bền chí 6) Trò chuyện với thiền sư 7) Trạng Trình; 8) ‘Dấu chân người lính‘ 9) Một số các ghi chú. Hoàng Trung Trực đời lính gắn liền với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh.

ĐÔI LỜI CÙNG BẠN ĐỌC

Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Căm pu chia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con  Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ.

Tập thơ “ Hoàng Trung Trực đời lính‘ ” ghi lại kỹ niệm một thời của người lính dấn thân trong lửa đạn, chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Các bài thơ: Viếng mộ cha mẹ, Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người, Bền chí, Trò chuyện với Thiền sư, Trạng Trình, Dấu chân người lính, Một số các ghi chú … vui được hiến tặng bạn đọc

Hoàng Trung Trực đời lính

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”


NHỚ BẠN
Hoàng Trung Trực

Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng

Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương

Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình


MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực

Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…

Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.

Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình

Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa

Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê

Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.

BỀN CHÍ
Hoàng Trung Trực

Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.

Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai

Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên

Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước

Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn

Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.

Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người

TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

(*) ‘Trò chuyện với Thiền sư’ là tâm sự của Hoàng Trung Trực với thầy Thích Giác Tâm là vị cao tăng trụ trì ở chùa Bửu Minh, Biển Hồ ‘mắt ngọc Tây Nguyên” Pleiku – Gia Lai, nơi điểm nhấn của dòng sông Sê San huyền thoại, một trong các chi lưu chính của sông Mekong bắt nguồn từ núi Ngọc Linh và Chư Yang Sin nổi tiếng Tây Nguyên, Việt Nam. Bửu Minh (www.chuabuuminh.vn) là ngôi chùa cổ, một trong những địa chỉ văn hóa gốc của Tây Nguyên. Về nơi tịch lặng thơ Thượng tọa Thích Giác Tâm trích dẫn từ nguồn “Đạo Phật ngày nayhttp://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/15739-ve-noi-tich-lang.html

Về nơi tịch lặng
Thích Giác Tâm

Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn  theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh  cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?

Gia Lai 10-09-2014

(**) “Đến chốn thung dung”  là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,

Đến chốn thung dung
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm:
Ta về còn trọn niềm tin.

 

DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH
Hoàng Trung Trực
    
Cuộc đời và thời thế


Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương
Nước nhà gặp cảnh tai ương
Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh
 Pháp Nhật Tàu tới hoành  hành
Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân
Người dân khổ cực muôn phần
Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha
Trường Sơn rừng núi là nhà
Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *

(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xem Borlaug và Hemingway
                                 
Tuổi thơ trong nghèo đói


Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây

Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.

Gia đình nhiều nguy nan

Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về

Mẹ Cha bao gian khổ

Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.

Tuổi xuân vui lên đường

Lên đường theo lệnh tòng quân

Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con

Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.

Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa

Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng        
Vượt bao đèo dốc  hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.

Nhớ người thân đã khuất

Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa


Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình

Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người 
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi

Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.

Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.

Tin Mẹ mất giữa chiến trường

(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)

.MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ

Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)

Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp

Gia đình tôi Mẹ Cha sinh ba trai hai gái thì Hoàng Trung Trực và Hoàng Kim đều trãi quân ngũ
(Ảnh Viếng mộ cha mẹ),

Gia đình dì ruột tôi có bốn con trai thì ba em Minh, Khánh, Nam cũng đều trãi quân ngũ, Hình ảnh ba anh em Minh Khánh Nam đến thăm chú thím Viện Liên

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Một gia đình yêu thương
Trăng rằm sen Tây Hồ

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16316
Nhập ngày : 28-04-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 4(06-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 5 tháng 4(05-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 4 tháng 4(05-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 3 tháng 4(03-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 2 tháng 4(02-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 1 tháng 4(01-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 31 tháng 3(31-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 30 tháng 3(29-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 29 tháng 3(29-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 28 tháng 3(28-03-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007