Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 966
Toàn hệ thống 3090
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 30 THÁNG 4
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, Trường tôi nôi yêu thương; Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là Ngày Việt Nam thống nhất, chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ hội mừng Xuân đến và là Đêm Walpurgis của Khối các nước Bắc Âu Scandinavia bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland; đảo Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch; Ngày 30 tháng 4 năm 1789 George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên của Hoa Kỳ, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York; Bài chọn lọc ngày 30 tháng 4: #vietnamhoc, Trường tôi nôi yêu thương; Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-4

NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân’ và thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của chính mình, của những người anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm tôi nhớ lại và suy ngẫm về 18 thư mục ghi chép nhỏ (Notes) nay được lưu chung một chỗ để thỉnh thoảng đọc lại: 1) Nước Việt Nam thống nhất; 2) Đêm trắng và bình minh; 3) Tháng Năm tháng của hoa; 4) Những câu chuyện tháng năm 5) Về lại mái trường xưa; 6) Lời thề trên sông Hóa; 7) Nhớ kỷ niệm một thời; 8) Năm tháng ở trời Âu; 9) Vòng qua Tây Bán Cầu; 10) Đi để hiểu quê hương; 11) Bài học tự thắng mình; 12) Suy ngẫm từ núi Xanh; 13) Suy tư sông Dương Tử; 14) Trận Thượng Hải năm 1937; 15) Trận Vũ Hán năm 1938; 16) Đi thuyền trên Trường Giang; 17) Trung Quốc một suy ngẫm; 18) Việt Nam con đường xanh.

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH

Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.

Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “
Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là các ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.

THÁNG NĂM THÁNG CỦA HOA

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.

Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.

Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.

Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho các vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.

Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu khai sáng vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời Napoleon người hùng châu Âu khao khát một nước Pháp phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng, chạy theo văn minh vật chất; nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

NHỮNG CÂU CHUYÊN THÁNG NĂM

Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương

Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.

George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu hết người Mỹ

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là mốcson để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945. Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác.

“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đầy đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm” là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.

“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.

Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.

Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.

*.

Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà bóng hạc là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay!.

Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

Hoàng Trung Trực đời línhc ghi lại kỹ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con  Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ. Tập thơ “ Hoàng Trung Trực đời lính” vui được hiến tặng bạn đọc

VỀ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA

Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn lại của Đức Thánh Trần

Sông Hóa ơi hời ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non

NHỚ KỶ NIỆM MỘT THỜI

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương

#CNM365 #CLTVN 30 THÁNG 4
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, Trường tôi nôi yêu thương; Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là Ngày Việt Nam thống nhất, chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ hội mừng Xuân đến và là Đêm Walpurgis của Khối các nước Bắc Âu Scandinavia bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland; đảo Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch; Ngày 30 tháng 4 năm 1789 George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên của Hoa Kỳ, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York; Bài chọn lọc ngày 30 tháng 4: #vietnamhoc, Trường tôi nôi yêu thương; Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-4

NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân’ và thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của chính mình, của những người anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm tôi nhớ lại và suy ngẫm về 18 thư mục ghi chép nhỏ (Notes) nay được lưu chung một chỗ để thỉnh thoảng đọc lại: 1) Nước Việt Nam thống nhất; 2) Đêm trắng và bình minh; 3) Tháng Năm tháng của hoa; 4) Những câu chuyện tháng năm 5) Về lại mái trường xưa; 6) Lời thề trên sông Hóa; 7) Nhớ kỷ niệm một thời; 8) Năm tháng ở trời Âu; 9) Vòng qua Tây Bán Cầu; 10) Đi để hiểu quê hương; 11) Bài học tự thắng mình; 12) Suy ngẫm từ núi Xanh; 13) Suy tư sông Dương Tử; 14) Trận Thượng Hải năm 1937; 15) Trận Vũ Hán năm 1938; 16) Đi thuyền trên Trường Giang; 17) Trung Quốc một suy ngẫm; 18) Việt Nam con đường xanh.

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH

Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.

Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “
Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là các ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.

THÁNG NĂM THÁNG CỦA HOA

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.

Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.

Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.

Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho các vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.

Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu khai sáng vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời Napoleon người hùng châu Âu khao khát một nước Pháp phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng, chạy theo văn minh vật chất; nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

NHỮNG CÂU CHUYÊN THÁNG NĂM

Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương

Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.

George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu hết người Mỹ

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là mốcson để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945. Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác.

“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đầy đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm” là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.

“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.

Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.

Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.

*.

Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà bóng hạc là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay!.

Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

Hoàng Trung Trực đời línhc ghi lại kỹ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con  Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ. Tập thơ “ Hoàng Trung Trực đời lính” vui được hiến tặng bạn đọc

VỀ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA

Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn lại của Đức Thánh Trần

Sông Hóa ơi hời ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non

NHỚ KỶ NIỆM MỘT THỜI

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …

Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.

NĂM THÁNG DƯỚI TRỜI ÂU

Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư

Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông

Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con

Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc mò cua bền gan vững chí
Nhắc thù nhà nợ nước cho em.

Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …

Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn

Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa ngô sắn khoai hoa qủa dâng đời

VÒNG QUA TÂY BÁN CÂU

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua

Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công

Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son

Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.

Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua

Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên

Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu

Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua

Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian

Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!

Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.

ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG

Tạm biệt
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon
ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH

Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới, em là chiến sĩ
Ngày mỗi ngày ghi đều nhật ký
Tự thắng mình bài học đầu tiên !

Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố
Khắc sâu lời nguyền xưa !

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân”

SUY NGẪM TỪ NÚI XANH

Ngày Quốc tế Lao động năm 2017 tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn, vui đón cháu bé xinh đẹp ngay tại điểm linh ứng ‘số 1 tâm điểm của thủ đô Bắc Kinh’ trên đỉnh núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô. Núi Xanh là trục chính của Hoàng Thành, chính trục Cố Cung và Thiên An Môn. Suy ngẫm từ núi Xanh Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân. Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”. ”Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình. (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình.

Tôi nghe rằng Nguyễn An (阮安) người Việt, có tên Hoa là A Lưu ( 阿留) là một người lao động tài giỏi, là vị kiến trúc sư tổng công trình sư của Cố Cung và Tử Cấm Thành cùng với Sái Tín thời vua Minh Thành Tổ. Nguyễn An cũng là người tham gia trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà, lưu lại tiếng tốt muôn đời trong lịch sử văn hóa Việt Trung.

Nguyễn An sinh năm 1381 tại trấn Sơn Nam, trong một làng nghề nào đó, nay thuộc địa phận Hà Đông, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, mất năm 1453 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, theo Zhu, Jianfei (2004), Chinese Spatial Strategies: Imperial Beijing, 1420-1911. Routledge, trang 28, ISBN -13: 978-0415318839; ISBN-10: 0415318831. Nguyễn An khi gần 16 tuổi, khoảng năm 1397, thời vua Trần Thuận Tông nhà Trần, đã tham gia các hiệp thợ xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long nhà Trần. Năm 1407, nhà Minh sang đánh bại nhà Hồ, chiếm được Việt Nam. Tướng nhà Minh là Trương Phụ, ngoài việc bắt cha con Hồ Quý Ly (Hồ Nguyên Trừng sau làm quan nhà Minh) cùng toàn bộ triều đình nhà Hồ đem về Trung Quốc, còn tiến hành lùng bắt các thanh thiếu niên trai trẻ tuấn tú của Việt Nam mang sang Trung Hoa, chọn để hoạn làm Thái giám phục vụ trong cung vua nhà Minh. Trong số đó có nhiều người sau nổi tiếng tài giỏi như Nguyễn An, Vương Cấn, Phạm Hoằng, … Vua Minh Thành Tổ Chu Đệ (1403 – 1424), cho dời đô từ Nam Kinh lên Yên Kinh (của nhà Nguyên trước đó) và đổi tên là Bắc Kinh. Vua Minh cho xây dựng Cố Cung (là Tử Cấm Thành xây từ năm 1406 đến năm 1420 thì hoàn thành). Nguyễn An rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết hiếm thấy, lại là thái giám phục vụ ở cung vua nên Minh Thành Tổ tin dùng giao làm Tổng Công Trình Sư.

Yên Đệ Minh Thành Tổ và một vị vua gian hùng thời hoạn, xô lệch lịch sử Trung Quốc cho đến nay vẫn được chính sử Trung Quốc ngợi ca. Ông đã xóa bỏ hồ sơ thời cai trị của Minh Huệ Đế nhập vào thời kỳ Minh Thái Tổ, bắt đầu triều đại của mình bằng cách hợp pháp hóa việc lên ngôi xóa bỏ lịch sử toàn bộ thời gian trị vì của người cháu và thiêu hủy hay sửa đổi tất cả các tài liệu có liên quan đến tuổi thơ và cuộc nổi loạn của mình. Điều này dẫn đến việc thanh trừng vô số quan viên ở Nam Kinh và ban thẩm quyền đặc biệt ngoài vòng pháp luật cho chính sách bí mật của hoạn quan và nội chính. Ông nối tiếp chính sách tập trung của Chu Nguyên Chương, tăng cường thể chế của đế quốc và thành lập thủ đô mới tại Bắc Kinh. Ông cho cải cách khoa cử và theo đuổi chính sách đối ngoại bành trướng với nhiều chiến dịch quy mô lớn chống lại quân Mông Cổ, đồng thời tăng cường sự ảnh hưởng và cường thịnh của nhà Minh đối với khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Vĩnh Lạc Đế thành lập một hạm đội hùng hậu do Trịnh Hòa điều khiển. Trịnh Hòa (1371–1433) đã dẫn hạm đội xuống Bắc nước Úc, qua bán đảo Ả Rập và có tài liệu cho rằng Trịnh Hòa qua tận châu Mỹ. Hoàng đế còn cho sửa và mở lại Đại Vận Hà và vào khoảng năm 1407 đến năm 1420, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Tử Cấm Thành. Dưới thời ông, các học giả đương thời đã hoàn thành công trình đồ sộ Vĩnh Lạc đại điển.

Công tội thiên thu của Yên Đệ Minh Thành Tổ như thế nào đối với Việt Nam? Nguyễn Trãi đã cho rằng Yên Đệ chính là người chủ trương đốt hết sách vở, phá hủy bia đá có khắc văn tự của người Việt, bắt những thợ thủ công có tay nghề cao người Việt thiến đi rồi đưa về Trung Quốc để phục dịch, sự đàn áp đối với người Việt là thảm khốc, sưu cao thuế nặng. Nguyễn Trãi đã khẳng định những tội ác mất nhân tính này trong “Bài cáo bình Ngô”:

Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả,
chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen,
nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất,
chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?

Nguyễn Du sau này trong kiệt tác Kỳ Lân Mộ, đối diện với vua Càn Long đã dâng sách quý mắng thẳng sự gian hùng của Minh Thành Tổ và chỉ rõ điều tất yếu lịch sử của sự chuyển dịch nhà Minh sang nhà Thanh. Thái độ can đảm và chính nghĩa ngời sáng của người anh hùng đặt vận nước lên cao hơn sự toan tính phục hận của họ Nguyễn Tiên Điền trước thế lớn mà họ Nguyễn Gia Miêu rõ ràng đã lợi thế, làm cho vua Càn Long hợp ý, nể trọng. Nguyễn Du với phương lược ngoại giao xuất chúng này và “Bắc Hành tạp lục” là kỳ thư “Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán” sử thi muôn đời, sánh ngang bằng một đạo quân, đã dập tắt sự dòm ngó, cưỡng đoạt đất phương Nam:

KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

(xem thêm: Nguyễn Du trăng huyền thoại, tản văn của Hoàng Kim)

Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Tôi dạo chơi đỉnh núi Xanh, nhìn chốn lâu đài thay chỗ gốc cây dấu xưa Sùng Trinh tuẫn tiết khi nhà Minh diệt vong, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện.

Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.

Chú khỉ Tôn Hành Giả là một biểu tượng điển hình cho trí tuệ và ước muốn tự do. Con đường Tây Du Ký và bài ký Ngô Thừa Ân là một góc nhìn về con đường tìm kiếm hạnh phúc và sự tìm lại chính mình.

Trong gian phòng đối diện với ban mai, Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !

SUY TƯ SÔNG DƯƠNG TỬ
Hoàng Kim

Long Mạch đất Trung Hoa
Trùng Khánh nối Vũ Hán
Nam Kinh tiếp Thượng Hải
Viên ngọc sáng phương Đông

Thượng Hải là thủ đô kinh tế, trung tâm tài chính thương mại của Trung Quốc, là hải cảng lớn nhất thế giới cuối sông Trường Giang, thành phố có dân số 27 triệu người, lớn nhất thế giới, không gồm vùng ngoại ô. Thượng Hải có GDP đạt 3.82 tỉ NDT (550 tỉ USD) tương ứng với Thái Lan, có chỉ số GDP đầu người 137.000 NDT (tương đương 20.130 USD)
đứng thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh.

Tôi có các ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại TRUNG QUỐC HỌC TINH HOA, là những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của đời tôi tạm coi là một nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, hạng người có đủ cả chí thiện và cực ác, gợi nhớ Nguyễn Du trăng huyền thoại, nay xin lần lượt chép tặng bạn đọc.

Suy tư sông Dương Tử. Trận Vũ Hán bài học lịch sử, đọc lại và suy ngẫm.

TRẬN THƯỢNG HẢI NĂM 1937

Trận Thượng Hải năm 1937 thương vong 32 vạn người trong chiến tranh Trung Nhật là bài học lích sử trong sự nhìn lại để phát triển,

Theo đúc kết tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Trận Thượng Hải là trận đầu tiên trong 22 trận giao chiến lớn giữa Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc và Lục quân Đế quốc Nhật Bản, kéo dài hơn 3 tháng, từ ngày 13 tháng 8 đến ngày 26 tháng 11 năm 1937. Đây là một trong những trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật. Cả hai bên đã huy động tới 90 vạn quân tham chiến và số thương vong của cả hai bên lên đến 32 vạn người. Trong trận này, đầu tiên quân Trung Quốc tấn công các đơn vị hải quân Nhật đang đóng ở Thượng Hải. Tiếp theo, hải quân và lục quân Nhật kéo đến đánh trả và hai bên giằng co nhau từng góc phố. Cuối cùng, quân Trung Quốc phải rút lui khỏi Thượng Hải.

Chỉ huy lãnh đạo quân Trung Quốc lúc đầu của trận Thượng Hải là thượng tướng Trương Trị Trung một trong bốn tướng tâm phúc nhất của Tưởng Giới Thạch và danh tướng Phùng Ngọc Tường là tướng từng kết máu ăn thề với Tưởng Giới Thạch, nhưng những năm cuối đời, ông có xu hướng cánh tả cùng hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trận Thượng Hải tới hồi gay cấn nhất thì đích thân tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy với danh tướng Trần Thành là cố vấn quân sự hàng đầu của Tưởng Giới Thạch, người đã đề xuất mưu lược tránh đối đầu với quân Nhật ở miền Bắc Trung Hoa, nơi Quân đội Quốc dân Trung Quốc chỉ được trang bị kém và thiếu phương tiện vận tải, để tập trung đối trận ở trận Thượng Hải và Trận Vũ Hán nhắm thay đổi cục diện chiến tranh.

Chỉ huy lãnh đạo quân Nhật bản lúc đầu là Đại tướng hải quân Hasegawa Kiyoshi lúc sau được lãnh đạo bởi đại tướng Matsui Iwane là Tư lệnh Phương diện quân Trung tâm Trung Quốc kiêm Tư lệnh Thượng Hải Viễn Chinh quân và tăng cường bởi Trung tướng lục quân Yanagawa Heisuke là Thứ trưởng Bộ Chiến tranh Nhật, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 1 khét tiếng của Lục quân Nhật Bản, trong trận Thượng Hải, Yanagawa là tư lệnh Quân đoàn số 10.

Lực lượng tham chiến phía Trung Quốc là 600.000 quân thuộc 75 sư đoàn và 9 lữ đoàn,
200 máy bay, 16 xe tăng. Lực lượng tham chiến phía Nhật Bản là 300.000 quân thuộc 8 sư đoàn và 6 lữ đoàn, 500 máy bay, 300 xe tăng, 130 tàu chiến

Thương vong và tổn thất phía Trung Quốc là khoảng 250.000, phía Nhật Bản là khoảng 70.000. Tổng tổng tử thương Trận Thượng Hải 32 vạn người.

Hình thái chiến trận

Từ năm 1931, giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã có nhiều cuộc giao tranh nhỏ mà hậu quả là Trung Quốc mất dần từng phần lãnh thổ. Tuy nhiên, cả hai phía đều không muốn chiến sự leo thang, nên những giao tranh trên thường kết thúc bằng các thỏa hiệp ngừng bắn. Đến tháng 8 năm 1937, sự kiện cầu Lư Câu xảy ra và Trung Quốc đánh mất quyền kiểm soát cây cầu quan trọng này trên đường dẫn tới Bắc Kinh. Lục quân Nhật Bản ngay sau đó đã chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch lập tức quyết định tiến hành chiến tranh tổng lực chống lại quân Nhật mặc dù không chính thức tuyên chiến.

Tưởng Giới Thạch và bộ tham mưu của ông dự đoán rằng hành động logic tiếp theo của quân Nhật là sẽ từ phía Bắc tiến dọc các tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Bắc Bình-Phổ Khẩu tới miền Trung và Đông Trung Quốc. Phía Trung Quốc khó có thể ngăn chặn quân Nhật Nam tiến vì thực lực quân sự yếu hơn. Trong khi sức mạnh của Nhật ở Trung Quốc tập trung chủ yếu ở phương Bắc, thì sức mạnh của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở phía Đông tại vùng châu thổ sông Dương Tử. Phía Trung Quốc lại kém cơ động. Đồng thời, khi di chuyển quân đội từ phía Đông lên phía Bắc, quân Nhật có thể thừa cơ từ Nhật sang đánh phía Đông. Vì thế, việc chuyển quân từ phía Đông lên phía Bắc chặn quân Nhật là điều không thể. Mặt khác, nếu quân Nhật Nam tiến và chiếm được Vũ Hán trong khi lực lượng của họ ở phía Đông vẫn còn, thì vùng Thượng Hải-Nam Kinh sẽ dễ bị quân Nhật hợp vây. Do đó, phía Trung Quốc quyết định mở mặt trận thứ hai ở Thượng Hải nhằm kéo đối phương tới chiến trường phía Đông và Trung Trung Quốc, kìm chân quân Nhật và “chiến lược tốc chiến tốc thắng” để đủ thời gian di chuyển các cơ sở công nghiệp vào sâu trong nội địa tới phòng thủ ở Trùng Khánh ‘thủ đô kháng chiến’ ở miền Tây Nam phòng khi Thượng Hải, Nam Kinh và Vũ Hán thất thủ. Tưởng và bộ tham mưu của ông còn tin rằng Trung Quốc sẽ có lợi thế kinh nghiệm bởi vì họ đã tham chiến trong sự kiện Thượng Hải ngày 28 tháng 1 năm 1932. Sau sự kiện này, tuy Trung Quốc phải rút lực lượng quân sự của mình khỏi Thượng Hải, song họ đã xây dựng một lực lượng cảnh sát vũ trang gọi là lực lượng bảo an được huấn luyện các kỹ năng chiến đấu trong điều kiện chiến tranh. Tướng Trương Trị Trung, một trong những người tâm phúc nhất của Tưởng Giới Thạch vốn là một chỉ huy của phía Trung Quốc trong sự kiện ngày 28 tháng 1, lại được giao xây dựng kế hoạch tấn công Thượng Hải. Tướng Trương cho rằng vì quân Trung Quốc yếu hơn về xe, pháo nên sẽ phải sử dụng ưu thế quân số, ra tay trước và đánh quân Nhật đồn trú ở Thượng Hải bật ra biển trước khi quân tăng viện của Nhật kịp tới. Nguyên nhân chính trị là công luận và lòng yêu nước dâng lên trong quần chúng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy Tưởng Giới Thạch chiến tranh tổng lực. Suốt thập niên 1930, chính quyền Trung Quốc đã đánh mất lòng tin ở công chúng. Người ta cho rằng chính quyền đã ưu tiên việc dẹp quân cộng sản hơn là kháng chiến chống Nhật. Sau sự kiện Tây An và Quốc-Cộng hợp tác lần hai, Tưởng Giới Thạch lại được lòng công chúng và được xem là người duy nhất có thể lãnh đạo Trung Quốc chống lại quân Nhật. Mặt khác, các tỉnh Giang Tô, Triết Giang là trung tâm kinh tế của vùng châu thổ sông Dương Tử. Nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng đã hình thành ở đây trong Thập kỷ Nam Kinh. Khu vực này còn là nơi mà chính quyền trung ương Quốc dân Đảng vững chân nhất, chứ những nơi khác đều nằm trong tay các quân phiệt. Tưởng Giới Thạch thấy không thể để mất vùng này.

Lực lượng trước khi chiến sự nổ ra

Trung Quốc

Trong thành phố, phía Trung Quốc chính thức không có các đơn vị quân đội. Song lực lượng bảo an của Trung Quốc ở đây được huấn luyện không khác gì quân đội. Bên ngoài thành phố Thượng Hải, Trung Quốc có 6 sư đoàn và 1 lữ đoàn quân đội. Hơn một nửa số đơn vị quân đội này có cố vấn Đức giúp tái tổ chức. Tuy nhiên, quân Trung Quốc dù đông nhưng về mặc trang bị thì họ thua xa quân Nhật, thiết giáp thì họ chỉ có 12-16 chiếc ở Thượng Hải, không quân có 200 máy bay các loại do Liên Xô viện trợ, và Trung Quốc hoàn toàn không có hải quân, vì thế lúc trận đánh nổ ra họ chẳng có lấy một chiến hạm nào để đương đầu với quân Nhật. Ngoài ra, trong vùng châu thổ sông Dương Tử, Trung Quốc còn có 3 quân khu, đó là quân khu Nam Kinh, Nam Kinh-Hàng Châu, và Nam Kinh-Thượng Hải. Từ năm 1934, Đức đã giúp Trung Quốc tổ chức lại 3 quân khu này và bố trí các tuyến phòng thủ sâu.

Nhật Bản

Quân Nhật đồn trú ở Thượng Hải là hạm đội 3 của hải quân. Ngoài khá nhiều tàu chiến, hạm đội này có 2 lữ đoàn bộ binh dự bị và 6 tiểu đoàn hải quân đánh bộ. Lục quân Nhật không muốn chia quân xuống miền Trung và Đông Trung Quốc phần vì sợ miền Bắc sẽ không có đủ quân phòng ngừa Liên Xô tấn công, phần vì sợ làm thế là ép Trung Quốc liên minh với các cường quốc phương Tây, phần vì cho rằng Tưởng Giới Thạch muốn dẹp quân Cộng sản hơn là mạo hiểm đối đầu với ưu thế quân sự của lục quân Nhật. Trong khi đó, hải quân Nhật lại cho rằng cần đưa quân Nhật tới miền Đông để tiêu diệt các đơn vị quân Trung Quốc từ đó tiến lên phía Bắc. Trong một cuộc họp của Nội các Nhật, tư lệch hải quân Nhật là Yonai Mitsumasa đòi mở mặt trận thứ hai ở Thượng Hải, nhưng các tướng lĩnh lục quân đã phản đối. Sau đó, quân đội Nhật nhất trí rằng Thượng Hải sẽ do hải quân Nhật phụ trách. Bắt đầu từ ngày 10 tháng 8 năm 1937, hải quân Nhật bắt đầu tăng cường vào Thượng Hải. Ở Thượng Hải còn có nhiều nhà máy của Nhật. Chúng dễ dàng chuyển đổi để phục vụ quân sự. Hải quân Nhật có khoảng hơn 80 đồn bốt và công sự ở trong thành phố, các công sự được trang bị các khẩu pháo cỡ nòng 20-47mm và súng máy hạng nặng. Quân Nhật cũng biết cách lợi dụng những đống đổ nát trong thành phố, tạo ra nhiều phòng tuyến lý tưởng cho lực lượng đồn trú. Tàu chiến của hạm đội số 3 của hải quân Nhật thường xuyên tuần tiễu dòng sông chảy qua thành phố và pháo của hạm đội này có thể bắn tới khắp thành phố. Tóm lại, quân Nhật được trang bị tốt để có thể chống lại quân Trung Quốc mặc dù đông nhưng trang bị kém.

Diễn biến

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 8 năm 1937. Đây là giai đoạn quân Trung Quốc ồ ạt tấn công quân Nhật đang đồn trú ở Thượng Hải. Lúc 9 giờ sáng ngày 13, lực lượng bảo an phía Trung Quốc bắt đầu đấu súng với quân Nhật trong thành phố. Đến 3 giờ chiều cùng ngày, quân Nhật bắt đầu vượt cầu Bát Tự tấn công các chốt của quân Trung Quốc ở trung tâm thành phố. Sư đoàn 88 của Trung Quốc bắt đầu sử dụng súng máy tấn công đối phương. Tàu chiến của hải quân Nhật trên sông Dương Tử và sông Hoàng Phố nã pháo vào thành phố Thượng Hải giáng trả.

Sáng ngày 14, quân Trung Quốc bắt đầu tấn công. Máy bay của Trung Quốc ném bom vào các vị trí của quân Nhật. Đến chiều, quân Trung Quốc bắt đầu tấn công ồ ạt. Cùng ngày, chính phủ Trung Quốc ra thông báo rằng cuộc chiến đấu của họ là cuộc kháng chiến tự vệ. Trận Thượng Hải chính thức bắt đầu. Quân Nhật cũng kêu máy bay từ Đài Loan tới ném bom Thượng Hải, gây ra cái chết cho hàng nghìn dân thường ở khu trung tâm thành phố. Tuy nhiên, 6 máy bay của quân Nhật đã bị không quân Trung Quốc bắn rơi. Sau này, chính quyền Trung Quốc lấy ngày 14 tháng 8 là ngày không quân Trung Quốc.

Trương Trị Trung đưa sư đoàn 88 tấn công trụ sở hải quân Nhật và sư đoàn 87 tấn công bộ chỉ huy quân Nhật ở Thượng Hải. Trương dự tính là sau 1 tuần sẽ đẩy quân Nhật xuống sông và khóa được bờ biển, buộc quân Nhật phải rút ra biển. Tuy nhiên, không như dự tính của Trương, quân Nhật kháng cự rất hiệu quả sau các lô cốt bê-tông dày với sự yểm trợ của lựu pháo 150mm. Trong khi đó, quân Trung Quốc chỉ có thể tiến lên với sự yểm trợ của súng máy và tấn công lô cốt Nhật bằng lựu đạn. Yếu tố bất ngờ vì thế không thể phát huy được. Trương liền thay đổi chiến thuật, cho quân chiếm các đường phố xung quanh các đồn bốt của quân Nhật và dựng chiến lũy bằng bao cát để vây chặt quân Nhật rồi bắn phá. Chiến thuật mới đã có hiệu quả cho đến khi xe tăng của Nhật đến chiếm lại các đường phố. Đến ngày 18, quân Trung Quốc phải ngừng tấn công.

Phía Trung Quốc đưa thêm sư đoàn số 37 và xe tăng vào chiến đấu. Tuy nhiên, hợp đồng binh chủng giữa bộ binh và xe tăng của Trung Quốc không tốt, nên xe tăng đi nhanh không được bộ binh yểm trợ theo kịp đã bị tổn thất nặng bởi súng chống tăng của quân Nhật. Những nhóm quân Trung Quốc đi theo xe tăng vượt qua được phòng tuyến của quân Nhật bị quân Nhật bao vây trở lại, bị súng phun lửa và súng máy của Nhật tiêu diệt. Mặc dù gần đẩy được quân Nhật xuống sông Hoàng Phố, nhưng quân Trung Quốc bị thương vong rất nhiều. Riêng trong ngày 22, sư đoàn 37 mất tới hơn 90 sĩ quan và cả ngàn binh sĩ.

Ngày 15, quân Nhật tái thành lập Quân đoàn Viễn chinh Thượng Hải gồm 3 sư đoàn lục quân 3, 8 và 11 do đại tướng lục quân Matsui Iwane chỉ huy và lập tức lên đường sang Trung Quốc. Ngày 19, Thủ tướng Nhật Konoe Fumimaro tuyên bố, rằng mâu thuẫn Nhật-Trung chỉ có thể giải quyết bằng chiến tranh. Ngày 22, Quân đoàn Viễn chinh Thượng Hải bắt đầu đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố chừng 59 km. Quân Trung Quốc buộc phải chuyển một bộ phận quân từ trung tâm thành phố ra bờ biển chặn địch. Điều này khiến sức tấn công của quân Trung Quốc ở trung tâm thành phố bị giảm đi một nửa.

Suốt giai đoạn 1, hai bên dùng máy bay tấn công nhau. Không quân Trung Quốc đã bắn rơi 85 máy bay và bắn chìm 51 tàu chiến của quân Nhật. Còn phía Nhật bắn rơi 91 máy bay, tức là một nửa số máy bay của Trung Quốc, đến giai đoạn 2 của cuộc chiến thì Trung Quốc gần như đã mất quyền làm chủ bầu trời và họ không thể sử dụng số máy bay ít ỏi còn lại để yểm trợ bộ binh hay tấn công quân Nhật, khiến cho thương vong của quân Trung Quốc ngày càng tăng cao đến nỗi họ không còn đủ sức giữ phòng tuyến nữa. Sang giai đoạn 2 Trung Quốc chỉ còn 109 máy bay so với 415 máy bay của Nhật, hơn nữa không quân Trung Quốc chẳng những thua kém về số lượng mà còn về chất lượng, trong khi quân Nhật lại sở hữu lực lượng không quân đông đảo và linh hoạt cùng với đội ngũ phi công dày dạn kinh nghiệm hơn.

Trước hiệu quả chiến đấu thấp và thương vong lớn, Tưởng Giới Thạch đã truất quyền chỉ huy của Trương Trị Trung, tự mình làm chỉ huy chiến trường.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của trận Thượng Hải là giai đoạn quân Trung Quốc cố gắng ngăn chặn tiếp viện của quân Nhật đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc Thượng Hải và cố gắng kìm chân quân Nhật tại Thượng Hải. Giai đoạn này kéo dài từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 26 tháng 10.

Ngày 23 tháng 8, Quân đoàn Phái khiển Thượng Hải của lục quân Nhật đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc của Thượng Hải tại các thị trấn Lưu Hà, Ngô Tùng, và Quý Dương cảng. Nguyên soái Tưởng Giới Thạch đã dự đoán quân Nhật sẽ đổ bộ vào các thị trấn này, nên đã phái Trần Thành dẫn quân đoàn số 18 đến các nơi đó. Tuy nhiên, quân Nhật rất mạnh, họ thường khai hỏa dữ dội bằng đại bác và máy bay ném bom vào các chiến lũy của quân Trung Quốc trước khi đổ bộ. Quân Trung Quốc thì không ngừng củng cố đội hình sau mỗi trận bắn phá của quân Nhật để có thể ngăn chặn quân Nhật.

Suốt 2 tuần liên tục, hai bên giao chiến dữ dội tại các thị trấn và làng mạc dọc bờ biển. Quân Trung Quốc được vũ trang kém hơn, lại thiếu sự hỗ trợ của không quân, và gần như không có hải quân. Hơn nữa, công sự của Trung Quốc không đủ kiên cố vì nhiều chỗ chỉ mới được xây cấp tốc để ngăn chặn quân Nhật đổ bộ. Chúng không có hiệu quả cao trong việc bảo vệ quân sĩ. Công tác hậu cần yếu khiến cho việc vận chuyển nguyên vật liệu tới xây dựng và sửa chữa những nơi bị hư hỏng do sự công phá liên tục của hỏa lực Nhật khó thực hiện. Nhiều khi, quân Trung Quốc phải lấy gạch của các nhà bị bom phá để đem xây dựng công sự. Vì thế, thương vong của phía Trung Quốc rất lớn. Có khi cả một lữ đoàn chỉ còn vài chiến sĩ sống sót. Tuy nhiên, quân Trung Quốc chiến đấu rất ngoan cường, thế trận thường thấy là quân Nhật chiếm được thị trấn và làng mạc vào ban ngày nhờ có hỏa lực mạnh yểm hộ, nhưng đến đêm thì quân Trung Quốc phản công tái chiếm lại.

Phòng tuyến của quân Trung Quốc chỉ thật sự bị chọc thủng khi thị trấn Bảo Sơn rơi vào tay quân Nhật ngày 11 tháng 9. Quân Trung Quốc phải rút về La Điếm phòng thủ. La Điếm là một trấn nhỏ, nhưng án ngữ con đường cao tốc nối Bảo Sơn với trung tâm Thượng Hải, Gia Định, Tùng Giang và một loạt thị trấn khác. Vì thế, an ninh của Tô Châu và Thượng Hải phụ thuộc rất nhiều vào việc La Điếm còn hay mất. Tướng người Đức làm tham mưu cho Tưởng Giới Thạch là Alexander von Falkenhausen đã đề nghị quân Trung Quốc phải giữ được La Điếm bằng mọi giá. Quân Trung Quốc bố trí khoảng 300 quân phòng ngự ở đây. Quân Nhật thì có khoảng 100 quân nhưng có tàu chiến, xe tăng và máy bay hỗ trợ.

Quân Nhật đã áp dụng chiến thuật ném bom cường độ lớn, rồi thả khinh khí cầu để phát hiện các điểm có quân Trung Quốc ẩn náu mà kêu pháo bắn vào, sau đó bộ binh Nhật phun khói mù và nấp sau xe bọc thép tiến lên. Máy bay Nhật bay thấp để yểm trợ bộ binh và tấn công quân Trung Quốc.

Quân Trung Quốc chiến đấu rất ngoan cường. Họ bố trí ít quân ở tuyến trên để giảm thương vong trước hỏa lực của quân Nhật và tấn công vào sườn đội hình quân Nhật tiến công vào sau mỗi đợt bắn phá. Ban đêm, quân Trung Quốc gài mìn vào các con đường từ bờ biển dẫn tới La Điếm và tấn công các đơn vị tiền phương của quân Nhật. Dù vậy, quân Trung Quốc phải chịu thương vong lớn bởi hỏa lực bắn phá của quân Nhật. Quân đoàn của tướng Trần Thành bị thương vong tới một nửa. Đến cuối tháng 9, quân Trung Quốc không còn đủ sức ngăn địch và đành từ bỏ La Điếm.

Ngày 1 tháng 10, Thủ tướng Nhật Konoe quyết định đẩy mạnh chiến tranh ở cả mặt trận Bắc Trung Quốc lẫn mặt trận Nam Trung Quốc và tiến hành một chiến dịch tấn công trong tháng 10 nhằm kết thúc chiến tranh. Quân số của Nhật ở Thượng Hải đã tăng lên đến 200.000 người. Ngoài La Điếm, quân Nhật còn chiếm được thị trấn Lưu Hành trên đường từ La Điếm về Thượng Hải, đẩy trận tuyến lùi xuống sát bờ sông Uẩn Tảo. Quân Nhật dự định sẽ vượt sông Uẩn Tảo để chiếm trấn Đại Trường.

Trấn Đại Trường nằm trên đường nối trung tâm thành phố Thượng Hải với các thị trấn ở phía Tây Bắc. Nếu Đại Trường bị chiếm, quân Trung Quốc ở trong thành phố và các thị trấn ở phía Tây Bắc sẽ bị chia cắt. Thượng Hải sẽ có nguy cơ bị bao vây. Vì thế, bảo vệ Đại Trường có ý nghĩa sống còn.

Quân Nhật vài lần chiếm được Đại Trường rồi lại bị quân Trung Quốc đánh bật ra. Đến ngày 17 tháng 10, Quân đoàn Quảng Tây do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hy chỉ huy đã đến được Thượng Hải và hội quân với Quân đoàn Trung tâm của Tưởng Giới Thạch. Quân Trung Quốc liền quyết định tổ chức một cuộc phản công để củng cố vị trí của mình ở Đại Trường và tái chiếm bờ sông Uẩn Tảo. Song, quân Trung Quốc phối hợp kém và trang bị yếu, quân Nhật thì huy động tới 700 khẩu pháo và 150 máy bay ném bom để tấn công Đại Trường, biến thị trấn thành đống vụn, trong trận đánh ngoài việc ném bom cường độ lớn thì quân Nhật còn sử dụng hơi độc, hơi gas làm chết ngạt hàng nghìn người, không những binh lính mà còn cả dân thường Trung Quốc. Cứ mỗi giờ lại có đến cả nghìn quân Trung Quốc bị thương vong. Có sư đoàn chỉ sau vài ngày đã không còn đủ quân để chiến đấu. Cuối cùng, ngày 25 tháng 10, Đại Trường hoàn toàn rơi vào tay quân Nhật. Quân Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc rút khỏi thành phố Thượng Hải.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn quân Trung Quốc rút chạy khỏi Thượng Hải, còn quân Nhật truy kích. Đêm ngày 26 tháng 10, Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho quân Trung Quốc rút lui khỏi trung tâm Thượng Hải và các thị trấn Áp Bắc, Giang Loan. Sư đoàn 88 được lệnh chốt ở khu nhà kho Tứ Hành ở Áp Bắc phía Bắc bờ sông Ngô Tùng để kìm chân quân Nhật cho đại quân rút lui.

Khu nhà kho Tứ Hành nằm sát khu vực tô nhượng của nhiều nước phương Tây. Cuộc chiến đấu ở đây không chỉ ngăn chân quân Nhật mà còn để thu hút sự chú ý của các nước phương Tây trong khi hy vọng rằng các nước phương Tây sẽ có thể can thiệp theo Công Ước 9 nước Lực lượng của sư đoàn số 88 quân Trung Quốc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành thực chất chỉ là tiểu đoàn 1 trung đoàn 524 của sư đoàn 88 chứ không phải cả sư đoàn. Biên chế chính thức của tiểu đoàn 1 có 800 chiến sĩ, nhưng trên thực tế chỉ còn khoảng hơn 400 sau những thương vong. Bên phía quân Nhật là sư đoàn 3 của Quân đoàn Phái khiển Thượng Hải. Sư đoàn này cũng bị thương vong khá nhiều, nhưng tổ chức của sư đoàn, đội ngũ sĩ quan và chỉ huy vẫn còn kiện toàn, lại có yểm trợ của không quân, hải quân và tăng thiết giáp.

Cuộc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành và bờ Nam sông Ngô Tùng diễn ra trong vòng 4 ngày, quân Trung Quốc phòng thủ hoàn toàn bị tiêu diệt. Sau cùng, ngày 30 tháng 10, quân Nhật vượt được qua sông Ngô Tùng và tiến hành bao vây quân Trung Quốc.

Mặc dù đã rất cảnh giác đề phòng bị quân Nhật bao vây, nên Tưởng ra lệnh cho các đơn vị quân Trung Quốc phải tìm cách giữ thị trấn Kim Sơn Vệ ở phía Bắc vịnh Hàng Châu. Tuy nhiên, vì để mất Đại Trường, nên quân Trung Quốc không thể tăng cường cho Kim Sơn Vệ. Ngày 5 tháng 11, quân đoàn số 10 của Nhật Bản do Yanagawa Heisuke từ Thái Nguyên đến đã dễ dàng chiếm được Kim Sơn Vệ. Thị trấn này chỉ cách nơi quân Trung Quốc tập hợp lại sau khi rút khỏi Đại Trường chừng 40 km.

Tiếp sau Kim Sơn Vệ, quân Nhật lại chiếm được Côn Sơn. Quân Trung Quốc đã kiệt quệ và có nguy cơ mất phòng tuyến. Đến ngày 13 tháng 11, nhiều đơn vị quân Trung Quốc đã tan vỡ. Khi quân Trung Quốc rút về đến phòng tuyến Ngô Phúc (giữa Thượng Hải và Nam Kinh) thì họ phát hiện ra chính quyền và dân chúng địa phương ở đây đã trốn hết. Tinh thần quân Trung Quốc bị sa sút ghê gớm. Phòng tuyến Ngô Phúc được xây dựng tốn kém với sự giúp đỡ của Đức và được ví là phòng tuyến Hindenberg của Trung Quốc chỉ giữ được trong vòng 2 tuần. Trận Thượng Hải kết thúc với thắng lợi của quân Nhật nhưng với thương vong vô cùng nặng nề của cả hai bên, trong đó có hàng trăm, hàng ngàn dân thường Trung Quốc chết do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để dễ theo diễn biến chiến sự , xem tiếp Trận Vũ Hán

TRẬN VŨ HÁN NĂM 1938

là một trong những trận đánh lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất, bắt đầu vào ngày 11 tháng 6 năm 1938 và kết thúc vào 4 tháng sau. Lực lượng tham chiến là 1,1 triệu quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch với sự hổ trợ của Không quân Liên Xô, đối trận là 35 vạn quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đại tướng Hata Shunroku.  Chiến thắng thuộc về phía lục quân đế quốc Nhật Bản nhưng nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Quân Nhật sau trận này chỉ còn đủ sức đánh  lớn Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục liên thông kết nối tuyến hậu cần chiến lược Bắc Kinh –  Hà Nam- Vũ Hán – Hồ Nam – Quảng Tây nối Đông Dương) và chịu thất bại chung cuộc của phe Trục theo chủ nghĩa phát xít  trước lực lượng Đồng Minh  trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tóm tắt diễn biến Trận Vũ Hán

Đến đầu năm 1938, Đế quốc Nhật Bản đã mở rộng vùng lãnh thổ rộng lớn toàn vùng Đông Nam Á và châu Đại Dương (hình) . Nhật quyết định đánh trận Vũ Hán để kết thúc trận chiến Trung Nhật. Trận Vũ Hán là đòn quyết định.

Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nằm ở ngã ba sông Dương Tử (Trường Giang)  và sông Hán (Hán Thủy), nơi địa danh lịch sử với trận Xích Bích năm  208 thời Tam Quốc danh chấn Hoa Hạ. Vũ Hán là thành phố cổ kính và hiện đại, Vũ Hán là trung tâm nghệ thuật và học thuật với Hoàng Hạc lâu  xây dựng từ năm 223 được nhà thơ nổi tiếng Thôi Hiệu đời Đường  đề thơ.  Hán Khẩu của Vũ Hán thời nhà Nguyên  là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Hoa. Vũ Hán trong thập niên 1920, là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo,  thời Chiến tranh Trung-Nhật từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1938 Vũ Hán là thủ đô kháng chiến của Tưởng Giới Thạch. Ngày nay Vũ Hán xếp thứ 3 ở Trung Quốc về sức mạnh khoa học và công nghệ, là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc, với dân số năm 2007 là  9,7 người, cao hơn một ít so dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 gần 8,6 triệu người.

Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia tiếng Việt đúc kết sử liệu đến tháng 6 năm 2015 Trận Vũ Hán:

Đầu tháng 7 năm 1937, Lục quân Nhật Bản xuất phát từ phía Bắc Trung Quốc bắt đầu tiến công quy mô lớn. Chưa đầy một tháng sau, họ chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tháng 8, quân Nhật chiếm được Sa Cáp Nhĩ và Tuy Viễn. Sau đó, họ đánh dọc theo tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Thiên Tân-Phổ Khẩu xuống vùng bình nguyên Hoa Bắc (khu vực sông Hoàng Hà). Đầu tháng 9, quân Nhật chiếm được Thái Nguyên và khai thác các mỏ than ở đây để cung cấp nhiên liệu cho mình. Từ Thái Nguyên, quân Nhật đánh sang Hân Khẩu, đánh bại cả liên quân Dân quốc, Cộng sản và quân phiệt địa phương Sơn Tây của Trung Quốc. Giữa tháng 12, quân Nhật chiếm được Thượng Hải. Từ Thượng Hải, quân Nhật dễ dàng chiếm được thủ đô Nam Kinh và gây ra một cuộc thảm sát tàn bạo ở đây. Tháng 5 năm 1938, quân Nhật chiếm được Từ Châu ở Giang Tô.

Trước sự tiến công nhanh và mạnh của quân Nhật, Tưởng Giới Thạch quyết định rút lui về phía Tây Nam và tạm rời thủ đô kháng chiến về Vũ Hán. Vũ Hán là thành phố lớn thứ hai ở châu thổ sông Dương Tử xét về dân số và về kinh tế. Quân Nhật cho rằng chiếm được Vũ Hán và bắt bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở đây sẽ là đòn quyết định để kết thúc chiến tranh. Phía Trung Quốc thì quyết tâm bảo vệ Vũ Hán, cầm chân đối phương ở đây để đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nhật và có thời gian cho trung ương di chuyển về Trùng Khánh.

Để chống lại quân Nhật tấn công Vũ Hán, Tưởng Giới Thạch bố trí tới 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của mình ở lại Vũ Hán cùng các chỉ huy ưu tú nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc như Trần Thành, Tiết Nhạc, Ngô Kỳ Vỹ, Trương Phát Khuê, Vương Kính Cửu, Âu Chấn, Lý Tông Nhân, Tôn Liên Trọng. Đặc biệt, lần này phía Trung Quốc nhận được sự chi viện của Liên Xô bao gồm cả một phi đội máy bay chiến đấu.

Phía quân Nhật là Phương diện quân Trung Chi Na do đại tướng Hata Shunroku chỉ huy. Phương diện quân này có 2 quân đoàn. Quân đoàn số 11 do trung tướng Okamura Yasuji chỉ huy gồm 6 sư đoàn. Quân đoàn số 2 do hoàng thân, trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy gồm 4 sư đoàn.

Ngày 28 tháng 2 năm 1938, không quân Nhật Bản đã đến ném bom xuống Vũ Hán. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã đẩy lui được. Ngày 29 tháng 4, máy bay Nhật lại đến ném bom Vũ Hán để kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa.] Quân Trung Quốc đã dự đoán được điều này và chuẩn bị kỹ lực lượng để giáng trả. Một trong những cuộc không chiến dữ dội nhất trong chiến tranh Trung-Nhật đã diễn ra. Không quân Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay của quân Nhật và bản thân mất 12 máy bay.

Cố gắng để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tranh ở Vũ Hán, quân Trung Quốc đã mở khẩu đê sông Hoàng Hà chỗ chảy qua Hoa Viên Khẩu gây ngập lụt trên diện rộng buộc quân Nhật phải hoãn tấn công. Trận lụt này được gọi là Lụt Hoàng Hà 1938. Tuy nhiên, nó đã cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc.

Ở phía Nam sông Dương Tử, ngày 13 tháng 6, quân đoàn 11 của Nhật đổ bộ và chiếm được An Khánh, mở màn trận Vũ Hán. Quân Nhật tiến dọc theo bờ Nam sông Dương Tử đánh nhanh từ Đông sang Tây rồi quay lại về phía Đông. Lần lượt các thị trấn An Khánh, Cửu Giang, Thụy Xương, Nhược Hy, Tân Đàm Phố, Mã Đương, Phú Kim Sơn, Dương Tân, Đạt Chi, Kỳ Tha Thành bị quân Nhật chiếm. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn số 106 quân đoàn 11 của quân Nhật do thiếu tướng Matsuura Junrokuro chỉ huy được lệnh đi vòng sau lưng quân Trung Quốc ở Nam Tầm tới vùng Vạn Gia Lĩnh để chia cắt quân Trung Quốc ở Nam Tấm với lực lượng phía sau. Tuy nhiên, ý đồ này bị quân Trung Quốc phát hiện. Khoảng 10 vạn quân Trung Quốc thuộc biên chế của 3 quân đoàn tăng cường thêm 8 sư đoàn và 1 trung đoàn nữa đã bao vây sư đoàn số 106 của quân Nhật. Tướng Nhật Okamura điều sư đoàn 27 đến giải vây cho sư đoàn 106 nhưng không thành công. Phần lớn sư đoàn 106 của Nhật, khoảng 10.000 người, đã bị tiêu diệt, chỉ có khoảng 1.700 người thoát được. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh Trung-Nhật, 1 sư đoàn của Nhật bị tiêu diệt. Tuy nhiên, phía quân Trung Quốc cũng bị thương vong tới 40.000 người.

Đến ngày 29 tháng 10 (tức là sau 3 tháng rưỡi), quân Nhật đến được Vũ Xương sát thành phố Vũ Hán.

Ở phía Bắc sông Dương Tử, ngày 24 tháng 7, sư đoàn 6 quân đoàn 11 của Nhật từ An Huy đánh sang Thái Hồ. Quân Nhật đã chọc thủng phòng tuyến của quân Trung Quốc và đến ngày 3 tháng 8 đã chiếm được các huyện Thái Hồ, Túc Tùng và Hoàng Mai (Hồ Bắc). Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, quân Trung Quốc giành lại được Thái Hồ và Túc Tùng. Quân Trung Quốc nhân đà đó tiến hành phản công, song thất bại và phải rút về Quảng Tế để củng cố lực lượng. Sau đó, họ cố gắng đánh vào sườn quân Nhật ở Hoàng Mai để kìm bước tiến của địch, song không thành công. Quảng Tế và Vũ Khuyết rơi vào tay quân Nhật. Các nỗ lực chặn địch của quân Trung Quốc đều thất bại vì quân Nhật có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội. Quân Nhật chiếm được Thiên Gia trấn vào ngày 29 tháng 9, Hoàng Pha vào ngày 24 tháng 10, áp sát Hán Khẩu.

Đại Biệt Sơn là một dãy núi lớn giữa 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ sông Hoài tới sông Dương Tử. Vùng này thuộc phạm vi của quân khu 5 của Trung Hoa Dân quốc. Quân đoàn 2 của Nhật bắt đầu tiến công vào Đại Biệt Sơn từ cuối tháng 8 theo 2 hướng. Sư đoàn 13 tấn công ở phía Nam. Sư đoàn 10 và sư đoàn 3 tấn công ở phía Bắc.

Ngày 12 tháng 10, cánh quân phía Bắc của quân đoàn 2 Nhật đánh đến Tín Dương và di chuyển về hướng Nam hỗ trợ cánh quân phía Nam. Ngày 24 tháng 10, quân đoàn 2 đánh đến Ma Thành, sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía Nam cùng quân đoàn 11 hợp vây thành phố Vũ Hán. Quân Trung Quốc rút lui khỏi thành phố Vũ Hán để bảo toàn lực lượng. Ngày 26 tháng 10, Vũ Xương và Hán Khẩu thất thủ. Ngày 27, Hán Dương thất thủ.

Theo Yoshiaki Yoshimi và Seiya Matsuno, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã cho phép quân Nhật sử dụng vũ khí hóa học để đánh quân Trung Quốc. Trong tận Vũ Hán, Hoàng thân Kan’in đã truyền lệnh của Thiên hoàng dùng hơi độc 375 lần, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1938, bắt chấp Điều 23 của Công ước Hague (1899 và 1907), Điều 171 của Hòa ước Versailles, Điều V của Hiệp ước hữu quan về sử dụng tàu ngầm và hơi độc trong chiến tranh[1] và một giải pháp đã được Hội Quốc Liên thông qua ngày 14 tháng 5 ngăn chặn Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng hơi độc.

Sau 4 tháng kịch chiến, về cơ bản Hải quân và Không quân Trung Quốc đã bị Quân đội Nhật quét sạch. Vũ Hán rơi vào tay Quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, trận thắng tại Vũ Hán là một chiến thắng kiểu Pyrros của Quân đội Nhật Bản: trong khi Quân đội Nhật yếu đi vì thương vong, thì lực lượng Quân đội Trung Quốc sống sót vẫn còn khá đông. Nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Sau trận này, quân Nhật không còn sức đánh trận lớn nào nữa cho đến tận Chiến dịch Ichi-Go

Trận Vũ Hán bài học lịch sử

Chiến tranh Trung Nhật cận hiện đại, trận Vũ Hán được nhiều chiến lược gia và sử gia nghiên cứu. Lục quân Đế quốc Nhật Bản làm chủ thế trận với ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội đã chiếm được Vũ Hán, về cơ bản đã đánh thắng 120 sư đoàn thuộc loại thiện chiến nhất, quét sạch Hải quân và Không quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc do đích thân tổng thống, tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch là tướng lĩnh lão luyện, mưu lược chỉ huy, có sự hổ trợ của Không quân Liên Xô.

Nhật chịu thất bại chung cuộc tại Trung Quốc do “chiến lược bảo tồn sinh lực đánh lâu dài chịu mất đất đai” “chiến thuật biển người” sẵn sàng đánh đổi “thí quân” với tỷ lệ áp đảo chịu mất mát cao hơn thiệt hai nhiều hơn, “sách lược vũ trang dân chúng kháng Nhật” chịu sự thảm sát Thượng Hải, “tự mở khẩu đê sông Hoàng Hà” gây Lụt Hoàng Hà 1938 cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc nhằm cản bước tiến quân Nhật; với nhiều bài học khác…

Trận Vũ Hán đã được chiến lược gia Mao Trạch Đông đúc kết bài học lịch sử trong đại kế TRUNG NAM HẢI. Mao Trạch Đông từ tổng kết kinh nghiệm của trận Vũ Hán và các trận đánh lớn trong lịch sử, từ giả thuyết chiến lược Chiến tranh thế giới thứ ba có thể xẩy ra với các hướng tấn công từ phía Bắc, phía Nam, phía Đông và phía Tây. Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:

Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”…

ĐI THUYỀN TRÊN TRƯỜNG GIANG
Hoàng Kim

Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.

Người Việt xưa nơi này (*)
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước

Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành*
Hoàng Hạc Lâu trời biếc

Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô, Nguyễn

Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng **
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy

(*) Trường Giang (sông Dương Tử) ranh giới tự nhiên của tộc Bách Việt

(**) Sông Trường Giang nơi khoảng giữa đập Tam Hiệp và Vũ Hán có 5 sự kiện lớn của lịch sử: Sự kiện Trận Xích Bích đặc biệt nổi tiếng thời Tam Quốc; sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, có sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” của Nguyễn Du là kiệt tác văn chương và sách trắng ngoại giao đầu triều Nguyễn Ánh đánh giá thái độ của nhà Thanh sự sâu hiểm sông Trường Giang như lòng người qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” với các sự kiện bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ; có sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; có sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),

“Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần  là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà.  Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên:  “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:

Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay

ĐI THUYỀN TRÊN MINH GIANG
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Nhất Uyên dịch thơ

Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi,
Qua nghìn năm chảy hợp thành sông.
Nước như đổ tự trời cao xuống,
Trên thác nghe gì chăng ?
Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng
Dưới thác nghe thấy gì ?
Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây,
Một dòng vạn dậm không ngừng chảy.
Núi cao giáp bờ như tường thành,
Ở giữa đá lạ chen chúc nổi.
Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày.
Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay,
Hòn cao như đứng, thấp ngủ say.
Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay,
Nghìn hình vạn vẽ không nói hết,
Giao long ra vào thành vực sâu.
Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng,
Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi.
Bồi hồi lo sợ điều trông thấy,
Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy.
Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng,
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy  ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH

Việt Tây sơn trung đa giản tuyền,
Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên.
Tự cao nhi hạ như bát thiên,
Than thượng hà sở văn ?
Ứng long kích nộ lôi điển điển,
Than hạ hà sở kiến ?
Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền,
Nhất tả vạn lý vô đình yên.
Cao sơn giáp ngan như tường viên,
Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên.
Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền.
Đại giả như ốc, tiểu như quyền.
Cao giả như lập, đê như miên,
Trực giả như tẩu,khúc như tuyền.
Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn.
Giao ly xuất một thành trùng uyên,
Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên.
Hạ lao sơ trướng phí như tiên.
Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền.
Tâm huyền huyền đa sở úy.
Nguy hồ đãi tai cốt một vô để.
Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình,
Trung Hoa đạo Trung phù như thị !
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm,
Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý.
Cao tài mỗi bị văn chương đố.
Nhân nhục tối vi ly mị hỷ,
Phong ba na đắc tận năng bình.
Trung tín đáo đầu vô túc thị.
Bất tín “xuất môn giai úy đồ “
Thị vọng thao thao thử giang thủy.

Chú Thích:
Minh Ninh giang:  sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời  Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba….,Nguyễn Du viết : Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

ĐƯỜNG TRẦN THÊNH THÊNH BƯỚC
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Trung Quốc một suy ngẫm

lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 17 notes trò chuyện về sự bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam nói về Trung Quốc ngày nay. Đầu tiên là phiếm đàm của Trần Đăng Khoa bài viết về Trung Hoa “
Tào lao với Lão Khoa” Tuy là nhàn đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tiếng là ‘tào lao’ mà thật sự nóng, hay và nghiêm cẩn.

Lên Thái Sơn hướng Phật/ Chiếu đất ở Thái An/ Đi thuyền trên Trường Giang/ Nguyễn Du trăng huyền thoại/ Suy tư sông Dương Tử/ Suy ngẫm từ núi Xanh/ Lúa siêu xanh Việt Nam/ Nhớ Trạng TrìnhNội Tán/ Khổng Tử dạy và học/ Đến Thái Sơn nhớ Người/ Kho báu đỉnh Tuyết Sơn/ Huyền Trang tháp Đại Nhạn/ Tô Đông Pha Tây Hồ/ Đỗ Phủ thương đọc lại/ Hoa Mai thơ Thiệu Ung/ Ngày xuân đọc Trạng Trình/ Quảng Tây nay và xưa/ Lên đỉnh Thiên Môn Sơn/ Ngày mới vui xuân hiểu/ Kim Dung trong ngày mới/ Trung Quốc một suy ngẫm; Chuyện cổ tích người lớn; Chuyện đồng dao cho em; Nhớ lại và suy ngẫm

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-lai-va-suy-ngam/

Việt Nam con đường xanh
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu,
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim
thu thập, tuyển chọn, đúc kết thông tin, tích hợp và giới thiệu

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. “Việt Nam con đường xanh ” và ” Nông nghiệp công nghệ cao” là chuyên mục thông tin địa chỉ xanh tin cậy của bạn đọc, có trên các trang http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-cong-nghe-cao/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/; và https://www.csruniversal.org/viet-nam-con-duong-xanh/. Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), là chủ đề được Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.

Việt Nam con đường xanh, Nông nghiệp công nghệ cao bài viết kỳ này giới thiệu Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản; 5 nhóm hệ thống giải pháp chính để đảm bảo phát huy hiệu quả giá trị của khối 13 sản phẩm chủ lực nông nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động. Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Cộng hòa Nam Phi năm 2002 với Định hướng và tầm nhìn Việt Nam con đường xanh. Năm bài viết chọn lọc, gồm: 1) Nông nghiệp hữu cơ hiện trạng và giải pháp nghiên cứu phát triển của tác giả PGS..TS Nguyễn Văn Bộ, TS Ngô Doãn Đảm 2) Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang” của tác giả PGS.TS Phan Phước Hiền và TS Châu Tấn Phát, 3) “Nghiên cừu ứng dụng công nghệ sinh học cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao” của PGS.TS. Dương Hoa Xô, Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM; 4) Một số thông tin chọn lọc điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn nông nghiệp công nghệ cao; 5) Chọn giống sắn kháng CMD hiện trạng và triển vọng

Nông nghiệp công nghệ cao liên kết chuỗi thông tin chuyên đề tại các đường link Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp sinh thái Việt; Nông nghiệp Việt trăm năm; Viện Lúa Sao Thần Nông; IAS đường tới trăm năm; Trường tôi nôi yêu thương; Chọn giống sắn kháng CMD; Giống sắn KM419 và KM440; Cách mạng sắn Việt Nam; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; Lúa siêu xanh Việt Nam; Gạo Việt và thương hiệu; Lúa C4 và lúa cao cây; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Giống khoai lang Việt Nam; Giống ngô lai VN 25-99; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Nhà sách Hoàng Gia;

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 xác định 10 giải pháp cơ bản: (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng)

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

5 nhóm giải pháp chính phương hướng nhiệm vụ giải pháp nông nghiệp 2021- 2030 để đảm bảo 13 khối sản phẩm nông nghiệp chủ lực phát huy hiệu quả giá trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam cần tổ chức điều hành thật tốt :

1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.

2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;

4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.

5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành

Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.

Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.

Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh

1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”

2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;

3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.

Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.

Ngày lao động thung dung, nhớ lại và suy ngẫm.

Hoàng Kim

Video yêu thích
Việt Nam quê hương tôi

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam,CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Faceboo, k Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16900
Nhập ngày : 30-04-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 9(06-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 5 tháng 9(05-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 4 tháng 9(04-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 3 tháng 9(03-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 2 tháng 9(02-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 1 tháng 9(01-09-2022)

  #cnm365 #cltvn 31 tháng 8(31-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 30 tháng 8(30-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 29 tháng 8(29-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 28 tháng 8(28-08-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007