Số lần xem
Đang xem 1011 Toàn hệ thống 3331 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Con về chốn cũ Mạ ơi
Mà sao con nhớ mãi thời ngày xưa
Cái thời Cụ đội nắng mưa
Thuyền con một lá sớm trưa dãi dầu.
Cái thời Chợ Mới chưa lâu
Mạ ơi con tép mớ rau tảo tần
Con về bóng hạc tháng năm
Nhìn sông nhớ Mạ thương thăm thẳm trời …
Bóng Cha như núi tỏ ngời
Mạ thành sông biển suốt đời trong con.
LINH GIANG DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan chợ Mới nguồn Son Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi tụ về trời Nam.
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.
Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …
Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích
Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
Hoàng Kim
Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vi-tuong-cua-long-dan/
VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938);
VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
“Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”.
Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”.
Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn.
Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết
Mãi mãi là Anh
Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp-
Anh đã là Anh – mãi mãi Anh
Người Anh của lớp lớp hùng binh
Song toàn văn võ, thông kim cổ
Vững chí bền gan đạp thác ghềnh !
Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.”
Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực.
Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội.
Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)
…
VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: ” Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam” .
John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết:
“Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất.Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn.Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát” .
Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy.
Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: “Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này… ”
Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác.
Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình.
Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ.
Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân.
CHUYỆNCÔ TRÂM LÚA LAI
Hoàng Kim
PGS.TS anh hùng lao động Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo nhân dân, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng Việt Nam, với thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đào tạo giảng dạy và nghiên cứu khoa học chọn tạo giống lúa lai thơm cốm thương hiệu Việt. Cô Trâm nguyên là Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu di truyền chọn giống và khoa học cây trồng. Cô Trâm đã nghỉ hưu từ năm 2004 nhưng đến nay (2020) nhưng cô vẫn tiếp tục những cống hiến không mệt mỏi cho hạt ngọc Việt cây lúa Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong giảng dạy đào tạo nguồn lực di truyền giống và nghiên cứu.cây lúa Việt Nam.
Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 được trồng tại tỉnh Hòa Bình (ảnh), và vùng đất lúa-tôm tỉnh Bac Liêu mới đây, cho năng suất 7-9 tấn lúa tươi/ha tương đương Bayte1, cơm thơm ngon, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 7-10 ngày.so với giống Bayte1. Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 đã được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận giống chính thức năm 2019., và năm nay Giống lúa lai hai dòng thơm cốm này đang được khảo nghiệm sản xuất mở rộng ở vùng nước lợ. Bí quyết thành công của cô Nguyễn Thị Trâm là đầu tư thời gian và không bao giờ bỏ cuộc.
CÔ TRÂM NGƯỜI THẦY LÚA LAI
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là giáo viên hướng dẫn 8 tiến sĩ khoa học nông nghiệp và 34 thạc sĩ khoa học cây trồng chủ yếu về khoa học công nghệ kỹ thuật lúa lai. Cô trở thành người thầy di truyền giống chuyên sâu cây lúa và lúa lai của nhiều thế hệ. Danh mục 8 luận văn tiến sĩ 34 luận văn thạc sĩ và 62 bài báo công trình khoa học dưới đây là sự đúc kết để soi thấu thành tựu, bài học, đội ngũ kế thừa và định hướng mở. Cô Trâm đã xuất bản 6 sách chuyên môn: 1). Chọn giống lúa lai. Nguyễn Thị Trâm. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1995; Tái bản, 2002. 2). Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học Nông nghiệp). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1997.3). Giống cây trồng(Giáo trình đại học). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiêp, 1997. 4). Chọn giống cây trồng. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2000; 5). Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Tập II.Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Tái bản, 2010; 6). Lúa lai ở Việt Nam. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Sự nghiên cứu tạo chọn và phát triển lúa lai hai dòng đã đạt được 6 giống thương hiệu Việt được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận . Giống lúa TH3-3 (với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và quy trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005), được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận, kế tiếp là các giống lúa lai TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 vang bóng một thời của mười năm trước và mới đây là TH6-6 (dòng mẹ và bố đều mang gen thơm), đã được công nhận giống chính thức năm 2019. Cô Trâm cũng là tác giả của hai giống lúa thuần Hương Cốm và Hương Cốm 4 được lần lượt công nhận giống năm 2008 và năm 2016. Cô Trâm thành tựu chọn giống lúa lai và lúa thuần đều xuất sắc nhưng nổi bật nhất là chọn giống lúa lai. Các kết quả chọn tạo, sản xuất hạt lai, thương mại hóa sản phẩm hạt lai F1, xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ chọn tạo, làm thuần, sản xuất hạt lai đến cung ứng hạt giống lúa lai cho người sản xuất, đã góp phần tích cực quảng bá thương hiệu lúa lai Việt Nam.. Những giống lúa lai mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lú
Con về chốn cũ Mạ ơi
Mà sao con nhớ mãi thời ngày xưa
Cái thời Cụ đội nắng mưa
Thuyền con một lá sớm trưa dãi dầu.
Cái thời Chợ Mới chưa lâu
Mạ ơi con tép mớ rau tảo tần
Con về bóng hạc tháng năm
Nhìn sông nhớ Mạ thương thăm thẳm trời …
Bóng Cha như núi tỏ ngời
Mạ thành sông biển suốt đời trong con.
LINH GIANG DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan chợ Mới nguồn Son Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi tụ về trời Nam.
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.
Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …
Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích
Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
Hoàng Kim
Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vi-tuong-cua-long-dan/
VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938);
VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
“Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”.
Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”.
Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn.
Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết
Mãi mãi là Anh
Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp-
Anh đã là Anh – mãi mãi Anh
Người Anh của lớp lớp hùng binh
Song toàn văn võ, thông kim cổ
Vững chí bền gan đạp thác ghềnh !
Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.”
Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực.
Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội.
Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)
…
VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: ” Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam” .
John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết:
“Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất.Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn.Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát” .
Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy.
Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: “Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này… ”
Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác.
Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình.
Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ.
Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân.
CHUYỆNCÔ TRÂM LÚA LAI
Hoàng Kim
PGS.TS anh hùng lao động Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo nhân dân, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng Việt Nam, với thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đào tạo giảng dạy và nghiên cứu khoa học chọn tạo giống lúa lai thơm cốm thương hiệu Việt. Cô Trâm nguyên là Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu di truyền chọn giống và khoa học cây trồng. Cô Trâm đã nghỉ hưu từ năm 2004 nhưng đến nay (2020) nhưng cô vẫn tiếp tục những cống hiến không mệt mỏi cho hạt ngọc Việt cây lúa Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong giảng dạy đào tạo nguồn lực di truyền giống và nghiên cứu.cây lúa Việt Nam.
Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 được trồng tại tỉnh Hòa Bình (ảnh), và vùng đất lúa-tôm tỉnh Bac Liêu mới đây, cho năng suất 7-9 tấn lúa tươi/ha tương đương Bayte1, cơm thơm ngon, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 7-10 ngày.so với giống Bayte1. Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 đã được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận giống chính thức năm 2019., và năm nay Giống lúa lai hai dòng thơm cốm này đang được khảo nghiệm sản xuất mở rộng ở vùng nước lợ. Bí quyết thành công của cô Nguyễn Thị Trâm là đầu tư thời gian và không bao giờ bỏ cuộc.
CÔ TRÂM NGƯỜI THẦY LÚA LAI
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là giáo viên hướng dẫn 8 tiến sĩ khoa học nông nghiệp và 34 thạc sĩ khoa học cây trồng chủ yếu về khoa học công nghệ kỹ thuật lúa lai. Cô trở thành người thầy di truyền giống chuyên sâu cây lúa và lúa lai của nhiều thế hệ. Danh mục 8 luận văn tiến sĩ 34 luận văn thạc sĩ và 62 bài báo công trình khoa học dưới đây là sự đúc kết để soi thấu thành tựu, bài học, đội ngũ kế thừa và định hướng mở. Cô Trâm đã xuất bản 6 sách chuyên môn: 1). Chọn giống lúa lai. Nguyễn Thị Trâm. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1995; Tái bản, 2002. 2). Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học Nông nghiệp). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1997.3). Giống cây trồng(Giáo trình đại học). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiêp, 1997. 4). Chọn giống cây trồng. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2000; 5). Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Tập II.Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Tái bản, 2010; 6). Lúa lai ở Việt Nam. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Sự nghiên cứu tạo chọn và phát triển lúa lai hai dòng đã đạt được 6 giống thương hiệu Việt được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận . Giống lúa TH3-3 (với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và quy trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005), được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận, kế tiếp là các giống lúa lai TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 vang bóng một thời của mười năm trước và mới đây là TH6-6 (dòng mẹ và bố đều mang gen thơm), đã được công nhận giống chính thức năm 2019. Cô Trâm cũng là tác giả của hai giống lúa thuần Hương Cốm và Hương Cốm 4 được lần lượt công nhận giống năm 2008 và năm 2016. Cô Trâm thành tựu chọn giống lúa lai và lúa thuần đều xuất sắc nhưng nổi bật nhất là chọn giống lúa lai. Các kết quả chọn tạo, sản xuất hạt lai, thương mại hóa sản phẩm hạt lai F1, xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ chọn tạo, làm thuần, sản xuất hạt lai đến cung ứng hạt giống lúa lai cho người sản xuất, đã góp phần tích cực quảng bá thương hiệu lúa lai Việt Nam.. Những giống lúa lai mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Sự kết nối sản xuất giống lúa lai từ Viện Trường tới các Công ty Giống Cây trồng Nông nghiệp địa phương đã mở ra những vùng sản xuất hạt giống lúa lai rộng lớn, từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng Sông Hồng, vùng ven biển miền Trung ở Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, tạo ra công việc làm và thu nhập tốt hơn cho hàng vạn lao động nông nghiệp. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã nói những lời tâm huyết: “Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt. Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học … xem tiếp Chuyện cô Trâm lúa lai
HOA BÌNH MINH
Hoàng Kim
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Tỉnh thức Hoa Bình Minh
Nắng ban mai đầy cửa
Ngày bình an tuyệt vời.
Xếp lại những ngày êm ả
Về nơi tịch lặng chốn này
Điện thoại không chuông không rung
Không email không face book
Ta nghe ngày chầm chậm buông.
Mờ tỏ mồn một đêm thiêng
Tiếng cá đớp sao trườn biển
Bạch Ngọc ẩn vào Linh Ứng
Đất trời thăm thẳm mênh mông.
Em lắng hương dìu dịu thơm.
Tỉnh thức ban mai hồng lên
Sao Kim lẫn vào biển sớm
Hoàng Thành thấp thoáng chốn xa
Trúc Lâm hương rừng và biển
Đất trời rạng HOA BÌNH MINH
THIỀN ĐỘNG tư duy tích cực
Hãy là chính mình THUNG DUNG.
HOA LÚA Hoàng Kim
Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai.
Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con xin được theo Thầy làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.
“Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người !” (*)
Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.
(*) Thơ Dương Phượng Toại
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Đi để hiểu quê hương Hoàng Kim
Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Cảm ơn quý thầy bạn Bùi Cách Tuyến, Huỳnh Hồng, Phan Văn Tự, Hoàng Minh Tường gợi nhớ Châu Mỹ chuyện không quên và bài thơ “Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương’.
VISTA HOUSE CROWN POINT OREGON
Vistar House Crown Point, hình ảnh này là vị trí đặc biệt lý tưởng trong tám thác nước đẹp thuộc hành lang danh lam thắng cảnh ở tiểu bang Oregon phía đông Multnomah County và Portland, miền Tây nước Mỹ, trên vùng đất đỏ bazan và đất xám nâu vàng của hẻm núi dòng sông Columbia rất nổi tiếng. Vista House là bảo tàng tại Crown Point thuộc Oregon, một đài tưởng niệm những người tiên phong ở Oregon trên “Con đường di sản Lewis và Clark” và “đường cao tốc lịch sử sông Columbia”. Thầy Norman Borlaug có kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện Thomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ. Minh triết Thomas Jefferson dạy chúng ta bài học lớn: .Bia mộ ông không vinh danh là Tổng thống Mỹ mà theo ý nguyên ông chỉ đề dòng chữ:“Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và là Người Cha của Đại Học Virginia”, Bài học lớn Thomas Jefferson là nhấn mạnh việc chính đời người làm được chứ không phải là địa vị đạt được Thomas Jefferson đã giao dự án nghiên cứu khoa học thám hiểm miền Tây nước Mỹ cho Lewis & Clark trong hành trình Con đường di sản. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Vista House nằm trên một khu vực nhiều đá ở độ cao 223 m so với sông Columbia. Tòa nhà biểu tượng này bằng đá hình lục giác được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, là niềm tự hào của người Mỹ trong sự chinh phục miền Tây.
Năm 2018 quý thầy bạn Bùi Cách Tuyến Huỳnh Hồng Phan Văn Tự (Tu Phan Van) đã có chuyến khảo sát du lịch sinh thái “Công viên đá Valley of Fire State Pack” Overton. Nơi đó thuộc bang Nevada với quy mô diện tích 19.000 ha gần bang Arizona…nơi khá xa về phía Nam của bang Oregon . Đó cũng là nơi mà trên 30 năm trước tôi cũng đã may mắn trãi nghiệm trên đường thiên lý Nam Bắc từ CIMMYT Mexico đi Oregon. Valley of Fire State Pack” được tạo thành chủ yếu từ đá trầm tích sa thạch đỏ (red sandstone) đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với những núi đá trùng điệp màu đỏ “lửa” trên nền thung lũng cùng với những đụn cát đỏ, vàng nhấp nhô sản phẩm của quá trình ferralic hóa … tạo nên “Thung lũng lửa”… một trong cảnh đẹp thiên nhiên của bang Nevada. So với Oregon thì Công viên đá Valley of Fire State Pack khô cằn hơn giống núi Chúa Ninh Thuận hơn. Vista House Crown Point Oregon giống Chư jang sin Đắk Lắk, Biển Hồ Gia Lai và Ngọc Linh Kon Tum hơn. Hai nơi Công viên đá Valley of Fire State Pack và Vista House Crown Point Oregon là điển hình câu chuyện gian nan nhọc nhằn của sự chinh phục khó khăn vùng đất Tây nước Mỹ, và cũng đều rất giống Việt Nam với việc đưa đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
ĐẬP GRAND COULEE TRÊN SÔNG COLUMBIA
Sông Columbia là sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ dài trên 2.000 km và lưu vực nhận nước là 668.217 km² với 85% là trong lãnh thổ Hoa Kỳ, là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. So sánh với sông Mekong có chiều dài 4350 km, lưu vực 795.000 km2 . Sông Columbia kéo dài từ tỉnh bang British Columbia của Canada qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; tạo nên đôi bờ ranh giới phần lớn giữa tiểu bang Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Hồ Columbia nằm ở cao độ 808 mét hình thành thượng nguồn của sông Columbia trong dãy núi Rocky phía nam tỉnh British Columbia Canada. Sông Columbia từ độ cao rất lớn này đổ xuống đoạn sông ngắn nên việc sản xuất thủy điện là lớn nhất Bắc Mỹ với 11 đập thủy điện tại Mỹ và 3 đập tại Canada. Tại Hoa Kỳ thủy điện chỉ chiếm 6,5% năng lượng nhưng sông Columbia và các sông nhánh của nó đã cung cấp khoảng 60% năng lượng thủy điện của duyên hải miền tây.[45] Đập Grand Coulee trên sông Columbia ở tiểu bang Washington của Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1942, ban đầu với hai nhà máy điện đến năm 1974 thì tăng thêm nhà máy thủy điện thứ ba Đây là cơ sở sản xuất thủy điện lớn nhất Hoa Kỳ [4] và kết cấu bê tông lớn nhất thế giới [46][47] ngang hàng cùng với đập Tam Hiệp sông Trường Giang Trung Quốc.
Sông Columbia do uốn khúc đột ngột và cửa sông có đụn cát thay đổi với xoáy nước nên nơi đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất cho tàu bè đi lại trên thế giới. Lịch sử sông Columbia khám phá, trị thủy, xây đập và xây cầu qua sông rộng, hiểm trở là một kinh nghiệm lớn và là niềm tự hào của nước Mỹ.
Câu chuyện sông Columbia cầu và đập lặn sâu vào ký ức. Chúng tôi nghề nghiệp chuyên môn chọn giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng không có cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu hơn chỉ chú trọng xử lý mối quan hệ đất nước và cây trồng trong tưới tiêu nội đồng. Một số hình ảnh và ghi chép về kinh nghiệm tưới tiêu và trồng trọt thuở ấy, bạn có thể tìm thấy ở các hình ảnh ở trên và tại đây,
CÂY TRỒNG XƯA VÀ NAY
Hoàng Minh Tường ghi chép ngày 7 tháng 5 năm 2019: “Đầu tiên là cánh đồng hoa tuylip rộng bát ngát . Đủ các màu hoa khoe sắc. Đây đúng là lễ hội hoa. Cũng cần học tập văn hoá lễ hội của họ. Người và xe đông đúc nhưng rất trật tự, từ nơi để xe ra chỗ tham quan khoảng sáu, bảy trăm mét có xe đưa đón du khách miễn phí. Nhà vệ sinh di động sạch sẽ. Đặc biệt cả cánh đồng lớn với hàng nghìn người nhưng không có mẫu rác nào không một ai hút thuốc lá. Sau 3 giờ lũ chúng minh đi lên Wasinhton với dòng sông Cô-lôm-bi-a trong xanh hiền hoà, đứng trên tháp cao xem núi rừng hùng vĩ tất cả như còn hoang sơ. Đến thăm ngọn thác cao hàng trăm mét dựng đứng, du khách như đang lạc vào thế giới cổ tích Kết thúc một ngày du ngoạn thật tuyệt. Cảm ơn những người bạn trên đất Mỹ đã dành cho tôi có chuyến đi thú vị ”
Hoa tuylip đẹp quá ! những năm trước tôi đã thấy Nga Lê chụp hình nhưng hoa tuylip gần Wasinhton chưa phải ở nơi này. Thuở xưa tôi tới đây dường như vùng cạnh tháp chưa thấy có trồng hoa tuylip cho khách du lịch. Người Mỹ rất thực dụng,họ khéo quy hoạch và kế họach, hẵn là ‘thời biến, pháp biến’ cũng đúng thôi. Tôi bâng khuâng nghĩ về nho Ninh Thuận, thanh long Bình Thuận, khoai lang ngon Vĩnh Long, hoa Đà Lạt với biết bao mặt hàng nông nghiệp khác … đến bao giờ thì chuỗi giá trị nông nghiệp Việt mới kết nối mạnh mẽ được với du lịch sinh thái văn hóa danh lam thắng cảnh để chất lượng cuộc sống cao hơn và người nông dân Việt thu nhập tốt hơn.
GẠO VIỆT VÀ THƯƠNG HIỆU Hoàng Long và Hoàng Kim (bài tổng hợp)
Lúa gạo Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, giống tốt tới thương hiệu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Gạo Việt trong sự thách thức mới của hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, qui mô sản xuất nhỏ, hiện đang đối mặt với những yêu cầu cấp bách mới. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề Lúa gạo Việt Nam chốn tổ của nghề lúa.
Canh tác lúa gạo Việt Nam theo vùng sinh thái thực hiện việc chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm sinh thái kinh tế xã hội thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con, nhu cầu an sinh xã hội thị trường của từng vùng. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựạ lúa chính của Việt Nam. Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL hiện nay xấp xỉ 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Sản lượng lúa ĐBSCL so năm 1976 chỉ đạt khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng và năng suất lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. Tuy vậy, ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những khó khăn và thách thức mới.
Lúa gạo Việt tại vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL là vựa lúa quan trọng nhất nước hiện đang được định hình lại mô hình phát triển, thực hiện cấp bách Nghị quyết 120/NQ-CP. PGS TS Nguyễn Văn Bộ trong bài “Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã viết: “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha , sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên , xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
GS Nguyễn Ngọc Trân đã khái quát “ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường“ : “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương – chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)” . ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế. Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.” (Tham khảo các tài liệu “Thích ứng biến đổi khí hậu: ĐBSCL cần thêm sức người, sức của; Xoay trục chiến lược nông nghiệp ĐBSCL;(Clip) Quyết tâm hành động để ĐBSCL cất cánh;chuyentrangsk.monre.gov.vn/diendandbscl2019/tailieu
PGS,TS Dương Văn Chín thông tin ngày 27 tháng 6 năm 2019: Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ là loại gạo thơm trắng của Tập đoàn Lộc trời có hạt gạo nguyên dài trên 8 mm, đang được bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam; Giống lúa cao sản ngắn ngày đặc sản Lộc trời 28 đạt năng suất cao, chất lượng gạo, chất lượng cơm của giống Lộc trời 28 đã đạt được giải nhất, vượt chất lượng giống lúa mùa địa phương nổi tiếng Hom Mali của Thái Lan và giống Sen Krop của Cambodia trong cuộc đấu xảo liên lục địa tổ chức vào cuối tháng 11/2018 tại Trung Quốc. ” Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo” do Đài Truyền hình Vĩnh Long phát sóng cho thấy thông tin lúa gạo mới đây của tập đoàn Lộc Trời
Về nơi cát đá Ô Lâu
Ngọc trong đá thức nhuốm màu thời gian
Anh mừng thắng tích phương Nam
Em vui đá hát phong quang gió trời
Thanh nhàn bước tới thảnh thơi
Thiên nhiên kỳ thú là nơi tìm về
Non xanh nước biếc thỏa thuê
Ngọc Quan Âm lắng say mê đường trần.