Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1234
Toàn hệ thống 2281
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

#CNM365 #CLTVN 9 THÁNG 5
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Ngày mới Ngọc cho đời; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Châu Mỹ chuyện không quên; Việt Phương ba điều nhớ mãi; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Mưa tháng Năm nhớ bạn; Ngày 9 tháng 5 năm 1945 Ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít Thế chiến thứ hai. Đại diện nước Đức bại trận đã phải ký hiệp định đầu hàng không điều kiện Đồng Minh tại Karlhorst, ngoại ô Berlin trước sự chứng kiến của đại diện 4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. Hiệp định này cũng chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai tại Châu Âu. Ngày 9 tháng 5 năm 1945 Thế chiến thứ hai: Hồng quân Liên Xô tiến vào Praha. Ngày 9 tháng 5 năm 1502 Christopher Columbus rời Tây Ban Nha lần thứ tư cho chuyến đi cuối cùng của ông đến Tân Thế giới; Lịch sử coi chuyến đi đầu tiên năm 1492 của Colombo có tầm quan trọng lớn mà lịch sử châu Mỹ trước đó được coi là giai đoạn Tiền Colombo, và thời gian diễn ra sự kiện ngày Colombo thường được kỷ niệm tại toàn thể châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý. Thời ấy, vua Tây Ban Nha sau cuộc hôn nhân của Ferdinand và Isabella muốn liều lĩnh có một con đường hằng hải trực tiếp kết nối châu Âu và châu Á. Colombo đã hứa hẹn điều này nhưng trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa châu Âu và châu Mỹ. Chính con đường tới châu Mỹ này đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại. Bài chọn lọc ngày 9 tháng 5: #vietnamhoc, #Thungdung; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Ngày mới Ngọc cho đời; Ngày mới Ngọc cho đời; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Châu Mỹ chuyện không quên; Việt Phương ba điều nhớ mãi; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Mưa tháng Năm nhớ bạn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Đi để hiểu quê hương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Thái Tông và Hưng Đạo; Về lại bến sông xưa; Vị tướng của lòng dân; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/

 

 

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người…

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh
Lớn âm thầm trong chất phác chân quê
Hoa và Ong siêng năng cần mẫn
Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về.

NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ
Hoàng Kim


Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời
Ít năm giặc giết cha rồi
Gian nan càng trải một thời truân chiên

Quê hương lưu bóng mẹ hiền
Thiêng liêng đất nước lời nguyền núi sông

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy
lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành
Chùa Ráng giữa đồng xuân


Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

(*) “Ngọc trong đá Biện Hòa” nay và xưa luôn nguyên vẹn giá trị lớn nhiều mặt. Cuộc đời, có nhiều thứ rất có thể không phải ai cũng thấu hiểu nhưng với tình yêu và trí tuệ dần ngắm, ngẫm và hiểu. Cảm ơn Lâm Cúc và những người bạn quý khuyến khích tôi chọn lọc tinh hoa, tích cũ viết lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ram-dan-sinh-nho-me/

 

 

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

Một đóa mai vàng sinh nhật
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.

 

 

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim


“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.

 

 

Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương …
Gốc mai vàng trước ngõ
truyện nhiều năm còn kể

themphucngayba
Hoàng Kim Hoàng Gia Minh thăm
Gốc mai vàng trước ngõ. Hai mươi bảy năm trước, mẹ của cháu Hoàng Gia Minh là Hoàng Tố Nguyên (người mặc áo hồng trên đứng cạnh bác Hai Hoàng Ngọc Dộ), nay đã là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Gốc mai vàng trước ngõ là kỷ niêm tuổi thơ một thời.Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hai: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (Hoàng Ngọc Dộ khát vọng).

Lời dặn của Anh Hai, chuyện Gốc mai vàng trước ngõ vẫn theo em và gia đình mình thao thiết đi cùng năm tháng, bên thầy quý bạn bạn với không gian bình an trong lành cùng chúng ta đi về phía trước.

 

 

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim


Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Giấc mơ lành yêu thương
Một niềm vui ngày mới

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ngay-moi-ngoc-cho-doi.jpg

 

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Chúc mừng tiến sĩ Trần Công Khanh giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Điều, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016 – 2020 cho tác giả là chủ trì các sáng kiến có giá trị ảnh hưởng đến sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều có thành tựu nổi bật gần đây bên cạnh các tiến bộ kỹ thuật về canh tác điều là đã lai tạo và chọn lọc được hai giống điều mới LBC5 và LBC1. Hai giống điều mới ưu tú này ra hoa lần đầu lúc 18 tháng sau khi trồng, năng suất năm thứ sáu sau trồng đạt 3,5 tấn/ha với mật độ 208 cây/ha, tỷ lệ nhân đạt trên 31%, tỷ lệ hạt chìm trong nước 95,0%. Cây sinh trưởng khỏe, có tán cao trung bình đến thấp, ra hoa nhiều đợt thích nghi với sinh thái vùng Đông Nam Bộ. TS. Trần Công Khanh trước đây đã là tác giả chính của giống sắn KM140 (1) giải Nhất Vifotech toàn quốc lần 10, và đồng tác giả của ba giống sắn tốt KM419 (2), KM98-5 (3), KM98-1 (4) với hai giống khoai lang ngon HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, hồ sơ công nhận giống tốt thông tin tóm tắt kèm theo.

(1) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM140. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM140. Hội nghị nghiệm thu đề tài Bộ Nông nghiệp & PTNT. 45 trang.. Trong sách: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp (Journal of Agricultural Sciences and Technology) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, số 1&2/2007, trang 14-19. Giống sắn KM140 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tại Quyết định số 3468 /QĐ-BNN-TT ngày 5 tháng 11 năm 2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định công nhận giống chính thức số 358 ngày 20/9/2010 và Thông tư số 65/2010/TT BNN PTNT ngày 5/11/2010. Giải Nhất Vifotech Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 năm 2010.

(2) Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani 2016. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419. (KM419 New Cassava variety MARD 2016) Báo cáo công nhận giống sắn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội đồng Giống Quốc gia, Hà Nội. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 về việc công nhận sản xuất thử giống cây trồng mới giống sắn KM419 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

(3) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Reinhardt Howeler 2005/ 2009. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-5. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM98-5 Hội nghị nghiệm thu đề tài Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 44 trang. Results of breeding and developing variety KM98-5 Report for official recognition by the Scientific Council of Agriculture and Rural Development, Ho ChiMinh City. Dec 2009. 40 p. VNCP- IAS- CIAT-VEDAN Document

(4) Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 1999. Kết qủa tuyển chọn giống sắn KM98-1. Báo cáo công nhận chính thức giống sắn KM98-1. Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng 29-31/7/1999. 27 trang. MARD Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 27 p. The decision of the Ministry of Agriculture and Rural Development Certificate No. No. 3493/QD-BNN–KHKT, Sep 9, 1999

(5) Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997.Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang.

 

 

Ngày mới Ngọc cho đời
NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim


Báo Dân tộc và Miền núi đưa tin:. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Nhà khoa học trẻ gửi trọn đam mê vào cây sắn. Phạm Cường (TTXVN) | 17:00 | 08-03-2021. Với nhiều cống hiến cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là các công trình nghiên cứu phát triển giống sắn mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên. Tiến sỹ Nguyễn Thị Trúc Mai (sinh năm 1987, cư trú tại xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, Phú Yên), hiện là Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Xuân, vinh dự được tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông”
https://dantocmiennui.vn/ngay-quoc-te-phu-nu-83-nha-khoa-hoc-tre-gui-tron-dam-me-vao-cay-san/300762.html . Chúc mừng em Trúc Mai, Ngày mới ngọc cho đời; Một niềm tin thắp lửa. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=444196760092360&id=100035061194376

 

Trăng rằm

 

TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG
Hoàng Kim

Trăng rằm vui chơi giăng
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm lời Người nói …

Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con

Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm
Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm

Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.

Thắp đèn lên đi em
Đêm Vu Lan tỉnh thức
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không nỡ quên …

Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh tìm tòi cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.

Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học
Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa
Thương con vạc gọi sao Mai mọc sớm
Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn.

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người

Thắp đèn lên đi em

*

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

*

Trăng sáng lung linh trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

*

Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.

*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.

Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh


Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.

*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.

Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; xem tiếp Trăng rằm vui chơi giăng

 

 

TRĂNG RẰM THƯƠNG NHỚ ANH
Hoàng Kim
Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng rằm rọi sáng
giấc mơ ...

 

 

LỜI ANH DẶN
Hoàng Ngọc Dộ

‘Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân’


‘Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm’

Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền

Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen

Vầng trăng cổ tích
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa mây giăng còn chẳng ngại
Ngắm nhìn trần thế bạn văn chương.

Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Chia tay bạn quý (*)
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri âm

(*) Hết gạo, tắt bữa, buộc phải bán đồng hồ

Nấu ăn
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

Dự liên hoan
Hoàng Ngọc Dộ

Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.

Thức Kim dậy
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao Mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta guyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhăc nhủ …

Trích: Khát vọng I Thi Viện
http://www.thivien.net/…/Kh%C3…/topic-jvbfrjspi2Y6S8b3jeqzpA

 

 

SỚM XUÂN THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

Sớm xuân mưa xuân mỏng
Trời đất lắng yêu thương.
Hoa Bình Minh ghé cửa.
Vườn xuân đẹp lạ thường.

An nhiên và tỉnh thức
Minh triết với tận tâm
Thung dung cùng tháng năm
Hạnh phúc đang nhú mầm

Thơ cũ thương xuân hiểu
Ngày mới yêu lộc xuân.

 

&nbs

 

 

#CNM365 #CLTVN 9 THÁNG 5
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Ngày mới Ngọc cho đời; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Châu Mỹ chuyện không quên; Việt Phương ba điều nhớ mãi; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Mưa tháng Năm nhớ bạn; Ngày 9 tháng 5 năm 1945 Ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít Thế chiến thứ hai. Đại diện nước Đức bại trận đã phải ký hiệp định đầu hàng không điều kiện Đồng Minh tại Karlhorst, ngoại ô Berlin trước sự chứng kiến của đại diện 4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. Hiệp định này cũng chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai tại Châu Âu. Ngày 9 tháng 5 năm 1945 Thế chiến thứ hai: Hồng quân Liên Xô tiến vào Praha. Ngày 9 tháng 5 năm 1502 Christopher Columbus rời Tây Ban Nha lần thứ tư cho chuyến đi cuối cùng của ông đến Tân Thế giới; Lịch sử coi chuyến đi đầu tiên năm 1492 của Colombo có tầm quan trọng lớn mà lịch sử châu Mỹ trước đó được coi là giai đoạn Tiền Colombo, và thời gian diễn ra sự kiện ngày Colombo thường được kỷ niệm tại toàn thể châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý. Thời ấy, vua Tây Ban Nha sau cuộc hôn nhân của Ferdinand và Isabella muốn liều lĩnh có một con đường hằng hải trực tiếp kết nối châu Âu và châu Á. Colombo đã hứa hẹn điều này nhưng trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa châu Âu và châu Mỹ. Chính con đường tới châu Mỹ này đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại. Bài chọn lọc ngày 9 tháng 5: #vietnamhoc, #Thungdung; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Ngày mới Ngọc cho đời; Ngày mới Ngọc cho đời; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Châu Mỹ chuyện không quên; Việt Phương ba điều nhớ mãi; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Mưa tháng Năm nhớ bạn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Đi để hiểu quê hương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Thái Tông và Hưng Đạo; Về lại bến sông xưa; Vị tướng của lòng dân; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/

 

 

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người…

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh
Lớn âm thầm trong chất phác chân quê
Hoa và Ong siêng năng cần mẫn
Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về.

NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ
Hoàng Kim


Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời
Ít năm giặc giết cha rồi
Gian nan càng trải một thời truân chiên

Quê hương lưu bóng mẹ hiền
Thiêng liêng đất nước lời nguyền núi sông

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy
lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành
Chùa Ráng giữa đồng xuân


Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

(*) “Ngọc trong đá Biện Hòa” nay và xưa luôn nguyên vẹn giá trị lớn nhiều mặt. Cuộc đời, có nhiều thứ rất có thể không phải ai cũng thấu hiểu nhưng với tình yêu và trí tuệ dần ngắm, ngẫm và hiểu. Cảm ơn Lâm Cúc và những người bạn quý khuyến khích tôi chọn lọc tinh hoa, tích cũ viết lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ram-dan-sinh-nho-me/

 

 

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

Một đóa mai vàng sinh nhật
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.

 

 

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim


“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.

 

 

Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương …
Gốc mai vàng trước ngõ
truyện nhiều năm còn kể

themphucngayba
Hoàng Kim Hoàng Gia Minh thăm
Gốc mai vàng trước ngõ. Hai mươi bảy năm trước, mẹ của cháu Hoàng Gia Minh là Hoàng Tố Nguyên (người mặc áo hồng trên đứng cạnh bác Hai Hoàng Ngọc Dộ), nay đã là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Gốc mai vàng trước ngõ là kỷ niêm tuổi thơ một thời.Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hai: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (Hoàng Ngọc Dộ khát vọng).

Lời dặn của Anh Hai, chuyện Gốc mai vàng trước ngõ vẫn theo em và gia đình mình thao thiết đi cùng năm tháng, bên thầy quý bạn bạn với không gian bình an trong lành cùng chúng ta đi về phía trước.

 

 

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim


Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Giấc mơ lành yêu thương
Một niềm vui ngày mới

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ngay-moi-ngoc-cho-doi.jpg

 

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Chúc mừng tiến sĩ Trần Công Khanh giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Điều, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016 – 2020 cho tác giả là chủ trì các sáng kiến có giá trị ảnh hưởng đến sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều có thành tựu nổi bật gần đây bên cạnh các tiến bộ kỹ thuật về canh tác điều là đã lai tạo và chọn lọc được hai giống điều mới LBC5 và LBC1. Hai giống điều mới ưu tú này ra hoa lần đầu lúc 18 tháng sau khi trồng, năng suất năm thứ sáu sau trồng đạt 3,5 tấn/ha với mật độ 208 cây/ha, tỷ lệ nhân đạt trên 31%, tỷ lệ hạt chìm trong nước 95,0%. Cây sinh trưởng khỏe, có tán cao trung bình đến thấp, ra hoa nhiều đợt thích nghi với sinh thái vùng Đông Nam Bộ. TS. Trần Công Khanh trước đây đã là tác giả chính của giống sắn KM140 (1) giải Nhất Vifotech toàn quốc lần 10, và đồng tác giả của ba giống sắn tốt KM419 (2), KM98-5 (3), KM98-1 (4) với hai giống khoai lang ngon HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, hồ sơ công nhận giống tốt thông tin tóm tắt kèm theo.

(1) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM140. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM140. Hội nghị nghiệm thu đề tài Bộ Nông nghiệp & PTNT. 45 trang.. Trong sách: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp (Journal of Agricultural Sciences and Technology) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, số 1&2/2007, trang 14-19. Giống sắn KM140 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tại Quyết định số 3468 /QĐ-BNN-TT ngày 5 tháng 11 năm 2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định công nhận giống chính thức số 358 ngày 20/9/2010 và Thông tư số 65/2010/TT BNN PTNT ngày 5/11/2010. Giải Nhất Vifotech Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 năm 2010.

(2) Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani 2016. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419. (KM419 New Cassava variety MARD 2016) Báo cáo công nhận giống sắn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội đồng Giống Quốc gia, Hà Nội. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 về việc công nhận sản xuất thử giống cây trồng mới giống sắn KM419 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

(3) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Reinhardt Howeler 2005/ 2009. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-5. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM98-5 Hội nghị nghiệm thu đề tài Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 44 trang. Results of breeding and developing variety KM98-5 Report for official recognition by the Scientific Council of Agriculture and Rural Development, Ho ChiMinh City. Dec 2009. 40 p. VNCP- IAS- CIAT-VEDAN Document

(4) Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 1999. Kết qủa tuyển chọn giống sắn KM98-1. Báo cáo công nhận chính thức giống sắn KM98-1. Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng 29-31/7/1999. 27 trang. MARD Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 27 p. The decision of the Ministry of Agriculture and Rural Development Certificate No. No. 3493/QD-BNN–KHKT, Sep 9, 1999

(5) Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997.Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang.

 

 

Ngày mới Ngọc cho đời
NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim


Báo Dân tộc và Miền núi đưa tin:. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Nhà khoa học trẻ gửi trọn đam mê vào cây sắn. Phạm Cường (TTXVN) | 17:00 | 08-03-2021. Với nhiều cống hiến cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là các công trình nghiên cứu phát triển giống sắn mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên. Tiến sỹ Nguyễn Thị Trúc Mai (sinh năm 1987, cư trú tại xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, Phú Yên), hiện là Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Xuân, vinh dự được tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông”
https://dantocmiennui.vn/ngay-quoc-te-phu-nu-83-nha-khoa-hoc-tre-gui-tron-dam-me-vao-cay-san/300762.html . Chúc mừng em Trúc Mai, Ngày mới ngọc cho đời; Một niềm tin thắp lửa. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=444196760092360&id=100035061194376

 

Trăng rằm

 

TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG
Hoàng Kim

Trăng rằm vui chơi giăng
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm lời Người nói …

Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con

Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm
Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm

Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.

Thắp đèn lên đi em
Đêm Vu Lan tỉnh thức
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không nỡ quên …

Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh tìm tòi cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.

Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học
Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa
Thương con vạc gọi sao Mai mọc sớm
Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn.

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người

Thắp đèn lên đi em

*

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

*

Trăng sáng lung linh trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

*

Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.

*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.

Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh


Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.

*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.

Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; xem tiếp Trăng rằm vui chơi giăng

 

 

TRĂNG RẰM THƯƠNG NHỚ ANH
Hoàng Kim
Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng rằm rọi sáng
giấc mơ ...

 

 

LỜI ANH DẶN
Hoàng Ngọc Dộ

‘Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân’


‘Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm’

Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền

Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen

Vầng trăng cổ tích
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa mây giăng còn chẳng ngại
Ngắm nhìn trần thế bạn văn chương.

Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Chia tay bạn quý (*)
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri âm

(*) Hết gạo, tắt bữa, buộc phải bán đồng hồ

Nấu ăn
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

Dự liên hoan
Hoàng Ngọc Dộ

Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.

Thức Kim dậy
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao Mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta guyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhăc nhủ …

Trích: Khát vọng I Thi Viện
http://www.thivien.net/…/Kh%C3…/topic-jvbfrjspi2Y6S8b3jeqzpA

 

 

SỚM XUÂN THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

Sớm xuân mưa xuân mỏng
Trời đất lắng yêu thương.
Hoa Bình Minh ghé cửa.
Vườn xuân đẹp lạ thường.

An nhiên và tỉnh thức
Minh triết với tận tâm
Thung dung cùng tháng năm
Hạnh phúc đang nhú mầm

Thơ cũ thương xuân hiểu
Ngày mới yêu lộc xuân.

 

 

NGÀY MỚI
Mạnh Hạo Nhiên
(bản dịch Hoàng Kim)

Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?

 

 

Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình rất được yêu thích. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:

Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Lý Bạch

Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non

Trang thơ Hoàng Nguyên ChươngThi Viện hiện lưu dấu thơ ông.

春 曉
XUÂN  HIỂU

春   眠   不   覺   曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處   處   聞   啼   鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜  來   風   雨   聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花  落   知   多   少?
Hoa lạc tri đa thiểu

Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?.
Hoàng Nguyên Chương dịch

Dịch thơ

Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.

(Bản dịch Trần Trọng Kim)

SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều

(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?

(Bản dịch Tương Như)

SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!

(Bản dịch của Ngô Văn Phú)

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?

(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)

“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới,  quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.

Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ  hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm,  ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.

Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ  những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.

Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.”  …Con người  hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa  là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?)  là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .

Ngày mới là ngày xuân

Noi theo tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” của Chế Lan Viên:  “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Tôi đọc và tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nay thử tìm lối diễn đạt mới cho tuyệt phẩm này. “Xuân hiểu” là “Ngày mới”; “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”.

Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.

Hoàng Kim

 

 

NGÀY MỚI

 

 

Ngày mới Ngọc cho đời
Ngày mới lời yêu thương

 

 

VIỆT PHƯƠNG BA ĐIỀU NHỚ MÃI
Hoàng Kim


Việt Phương ba điều nhớ mãi:
1. “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng,
Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền,
Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng,
Như vì ta mà đời ửng hồng lên”.

2. “Thăm làng, ta ghé trại mồ côi,
Các cháu má hồng môi rất tươi.
Nhưng một thoáng buồn trong khóe mắt,
Ta biết rằng ta nợ suốt đời…”.

3. “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ.
Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”.
‘Chút tâm tình” Nguyễn Duy thương nhớ anh Việt Phương
(Chén vàng thương đũa ngọc).*

‘Cửa Mở’ ‘Chút tâm tình’ thao thức lòng tôi
‘Đêm trắng và Bình Minh’.
Ai đi mang mang trên đời.
Nghị lực, nhân từ, khờ dại mãi thôi.

*
CHÚT TÂM TÌNH
Nguyễn Duy


Thương nhớ anh Việt Phương
(Chén vàng thương đũa ngọc)

” Giữa cung cấm anh chỉ ngồi ghế xép
ghế đầu sai
giúp việc
triều đình không có ghế cho thơ

Đại sự quốc gia tuôn qua tay anh
soạn thư
thảo hịch
ho ra bạc
khạc ra tiền
thét ra lửa
em là bài thơ mà anh là tác giả *
vô danh

Chỉ làm thơ anh mới được là mình
giữa trang thơ anh thành chính chủ
ghế phụ hoá ngai vàng
vua quan làm con chữ
vỡ ra rằng thơ là đấng quyền năng

Vỡ ra rằng khi anh nằm xuống
hơn với thiệt hoả táng
chức với sắc hoả táng
mọi thứ đều danh hư
mộ chí giữa đời một tước hiệu
Nhà Thơ”

* Nhà thơ Việt Phương mất ngày 6 /5/2017 thọ 89 tuổi, an táng ngày 9/5/2017 . “Chút tâm tình” của nhà thơ Nguyễn Duy và “Việt Phương ba điều nhớ mãi” của nhà nông học Hoàng Kim là những nén tâm hương đưa tiễn.

** “Đêm trắng và bình minh” là ý thơ của nhà thơ Việt Phương mà Hoàng Kim đã cảm thụ và phát triển chủ đề này trong bài viết cùng tên dưới đây.

 

TimveducNhanTong

 

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Hoàng Kim

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

(trích …)

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.

Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”

Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời ửng hồng lên”.
**
Viêt Phương ba điều nhớ mãi

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-phuong-ba-dieu-nho-mai/

 

 

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

 

 

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregenexa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

 

 

ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt
Obregon California !
Cánh bay đưa ta về
CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước

Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc

Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

 

 

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con, em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.

Học không bao giờ muộn

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Trích “Thầy bạn là lộc xuân” – Hoàng Kim

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Câu chuyện ảnh tháng năm

 

KimCIMMYT2
KimCIMMYT4
KimCIMMYT1
KimCIMMYT
KimCIMMYT5
KimCIMMYT6
KimCIMMYT7
KimCIMMYT8
KimCIMMYT9
KimCIMMYT10

 

This is CIMMYT

 

 

xem tiếp…
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

 

 

HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI
Hoàng Kim

“Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia”. Hoàng Đình Quang bạn tôi người lành, hoành tráng, cùng ham tự học, thích văn chương và yêu thơ. Mà văn chương là thứ không cần nhiều chỉ cần trầm tích đọng lại. Ảnh này và câu thơ này của anh Hoàng Đình Quang là Hoàng Kim yêu thích nhất cho một ngày sinh ngày 4 tháng 6 dương lịch của anh vui khỏe hạnh phúc (Ngày 4 tháng 6 năm 1953, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Tỵ) Anh Quang tra cứu ngày này trong CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chúc mừng anh Quang ngày 4 tháng 6 là Ngày Hạnh Phúc tuyệt đẹp.
Mark Zuckerberg và FacebookMark Zuckerberg bài học cuộc sống; Mẹ và Em Đó là ngày Giải Pulitzer, trường Đại học Columbia . Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại với những điều đáng nhớ nhất đời mình và lắng đọng các giá trị nhân văn đích thực. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-6/

1.

Tôi có năm lần ghi chép về anh Hoàng Đình Quang. Hôm nay tôi trích lục chép lại. Lần đầu tôi ghi chép về anh Quang là vào ngày 23 tháng 3 năm 2015. Thông tin tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố.
Nữa thế kỷ nay đánh số nhà
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đền miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta.

Nhà văn Hoàng Đình Quang có bài thơ “Chẳng thể nào anh giữ được em đâu”  đăng trên trang DẠY VÀ HỌC có 60993 lượt xem. Đúng là hay ám ảnh. Nhưng tôi thích “Họa thơ Qua đèo Ngang” trên đây của anh Quang hơn khi uống rượu, ngẫm sự đời với anh ở quán trên đường Bà Huyện Thanh Quan.

Dưới đây là bài thơ Qua đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan và hai bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích và Lý Văn Hùng trong Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ

QUA ĐÈO NGANG
Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.


2.

 

hoangdinhquang

 

Lần thứ hai tôi ghi chép về anh Quang là ngày 10 tháng 1 năm 2017. Ngày hôm ấy đầu xuân, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn của nhà văn Hoàng Đình Quang “Vào mạng tìm được cái này. Cám ơn Tiến sĩ Hoàng Kim đã lưu giữ cho mình. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI.” Khi tôi nhận tin nhắn của anh thì tôi đang hiệu đính bài “Kim Dung trong ngày mới“, luận về triết lý nhân sinh càng tâm đắc và thấm thía những câu trò chuyện trong tác phẩm của Hoàng Đình Quang: “Chỉ nên hiểu văn chương qua văn bản. Sự sống còn của một nhà văn chỉ ở tác phẩm. Nhà văn chân chính ngoài đời cũng phải mẫu mực. Anh thích kiểu nhà văn mà cuộc đời chính là minh chứng cho tác phẩm. Cuộc đời có đẹp thì văn chương mới đẹp. Nhà văn, anh là ai? Nhà văn cũng là CON NGƯỜI”. Tôi thích mẫu đối thoại của Bích: Tôi thích lời triết lý mang tính nhân sinh trong Mùa Lạc như sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ. Ở đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh vượt qua những ranh giới ấy”. Nhà văn Hoàng Đình Quang viết Quy tắc bàn tay trái hẳn có ẩn ngữ. Mời bạn đọc trích dẫn.

QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
Hoàng Đình Quang

Tiến sĩ ngữ văn Cù Xuân Tươi là người vui vẻ, tuy hơi nhạt. Cái sự vui vẻ của ông thường bộc lộ ra ngoài bằng tính tự trào. Không kể lúc trà dư tửu hậu, mà ngay cả lúc luận bàn khoa bảng, thậm chí cả trên giảng đường, ông cũng có thể tự nói xấu mình một cách đáng yêu, tuy có đôi khi đáng ngờ:
– Các bạn biết không? Hồi còn đi học, tôi ghét nhất các môn khoa học tự nhiên… Vì thế tôi học các môn toán lý hóa dở lắm. Điểm hai, ba môn toán, lý đối với tôi là chuyện thường tình!
– Thưa thầy, thế thì sao thầy vẫn được lên lớp, được đậu đại học và học đến tiến sĩ như ngày nay ạ? Cô sinh viên Hồ Lan Bích có đôi mắt to tròn và cái nhìn đầy thách thức không ngại hỏi thầy như vậy.
– Có thể em không tin, nhưng xin em cứ tin tôi đi. Học tài thi phận mà. Với lại, những môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn văn, đã cứu tôi, cứu tổng số điểm thi lên đến mức chấp nhận được. Hà hà… nói nhỏ em nghe nhé: tôi có biệt tài liếc mắt phô tô cái đáp số của người bạn thi bên cạnh. Tôi học được từ một người thầy mà biết ở các kỳ thi tuyển hay thi lên cấp, các giám khảo chỉ quan tâm tới cái đáp số thôi. Tôi liếc được cái đáp số của bạn, rồi viết thật ngay ngắn, đóng khung hẳn hoi… Chí ít cũng không bị điểm liệt. Đó là sự thật, là cả một cái bánh mì, nguyên vẹn!
Thầy Tươi trở nên nổi danh là một con người, một trí thức chuộng sự thật!
– Nhưng không hiểu sao, ông tiến sĩ nói tiếp, trong những môn học về con số đầy sự vô nghĩa, vô lý và vô bổ ấy, tôi lại nhớ rất kỹ một quy tắc. Đó là “Quy tắc bàn tay trái”! Các bạn có biết nó như thế nào không?

Những cặp mắt ngưỡng mộ càng trở nên ngưỡng mộ hơn, hướng về thầy chờ đợi. Tiến sĩ Tươi bất chợt xao xuyến trước cặp môi hồng mấp máy của Hồ Lan Bích. Thầy Tươi xòe bàn tay trái trắng trẻo của mình ra trước đám sinh viên đang nghe thầy giảng về “tiếp nhận văn bản văn chương”. Ôi bàn tay của tài năng, của nhạy cảm và của…
– Đó là một quy tắc trong môn học vật lý. Thầy bất chợt đến trước mặt Hồ Lan Bích, ngửa bàn tay ra. Đây, em nhìn đi, nhìn chăm chú vào nhé.
Bàn tay “búp măng” đầy tính nghệ sĩ và nhục dục hơi nghiêng về phía cô trò nhỏ.
– Khi có một lực từ trường xuyên qua lòng bàn tay, khung dây dẫn chuyển động theo hướng ngón tay cái, thì làm xuất hiện một dòng điện, có chiều theo hướng bốn ngón tay…
Hồ Lan Bích làm như cố tránh “dòng điện” mà tiến sĩ Tươi đang chĩa vào ngực cô, làm cho cô bất chợt đó bừng má, cười ngượng ngùng e lệ trước nét cười đầy quyến rũ của thầy.
Cả lớp học cười ồ, thán phục!
Từ đó, không chỉ sinh viên của Tiến sĩ Tươi, mà đến đồng nghiệp, bạn bè đều gọi Cù Xuân Tươi bằng cái biệt danh “Tiến sĩ quy tắc bàn tay trái”.
***
Trong khi Tiến sĩ Cù Xuân Tươi thỉnh thoảng vẫn biểu diễn tính “uy-mo” (hài hước) của mình trước bàn dân cử tọa thì Hồ Lan Bích thấy lòng mình bỗng dưng trống trải. Trống trải một cách bất thường, khó hiểu. Cô trằn trọc trước các môn thi cuối khóa, thao thức trước các mệnh đề, khái niệm, và sau cùng, nhận ra mình đang ngẩn ngơ trước bàn tay có mang dòng diện của thầy mình. Dù nhất quyết phủ định, nhưng càng phủ định, cô lại thấy mình phủ định cái mình đã phủ định. Cứ y như môn triết ấy!
Thời gian trôi đi, Hồ Lan Bích ra trường về làm ở một tờ báo. Cô quên đi bàn tay trái của thầy mình. Cô cũng không biết thầy đã được nhà nước phong hàm Phó Giáo sư.
Cho đến một ngày, trong cơn say chếnh choáng, cô bấm bừa một số điện thoại đã lưu trong máy của mình:
– Xin lỗi, bạn là ai đấy ạ?
Lan Bích bàng hoàng nhận ra giọng của thầy Tươi. Cô tỉnh hẳn, vội vã xác định là sẽ không trả lời.
– Tôi hân hạnh được tiếp chuyện ai đây? Thầy nhắc lại, dịu dàng.
Vẫn cái giọng hài hài trịnh trọng. Bất chợt cô nhớ lại bàn tay trong trẻo của năm xưa, như đang phóng một dòng điện mơ hồ vào ngực mình. Không kìm được, cô nhẹ nhàng:
– Em là… Em Hồ Lan Bích…
– Hồ – Lan – Bích? Em có học tôi không nhỉ?
– Vâng! Em học thầy! Bài học về “Quy tắc bàn tay trái” ạ…
Cô thấy mình xấu hổ, và như một phản xạ tự nhiên, Lan Bích tắt máy, thở phào, nóng mặt trong bóng đêm. Chỉ một lát sau, cô nhận ra mình đã rất, rất không lịch sự, không tế nhị… Gọi lại nhé? Không! Chẳng qua là ta nhầm số thôi. Cô cười vùi mặt vào gối. Biết đâu? Biết đâu…
Chuông reo! Chuông reo khá lâu. Lan Bích cầm máy, cái số của thầy hiện ra… Không nghe! Ngủ rồi.
Chuông lại reo! Quỷ quái, cái thời di động này. Thôi thì…
– Em nghe đây ạ! Sóng ở chỗ em kém quá…
– Tôi nhớ em rồi.
– Thầy mà nhớ em sao?
– Trí nhớ tôi thường bị bão hòa. Nhưng với em, tôi làm sao quên được.
– Dạ… Em cũng không quên!
Rồi cô gái Hồ Lan Bích không hiểu bằng cách nào, họ đã gặp nhau. Vẻ bối rối thường tình của cô, khiến tiến sĩ nghĩ ngay đến một “coud de foudre”. Thầy vẫn hồng hào đạo mạo, hài hước thâm thúy, kẻ cả, ngọt ngào.
Hồ Lan Bích đi từ choáng ngợp đến bình thản thân thiết, khiến cô tưởng như được lọt hẳn vào lâu đài trí tuệ của Tiến sĩ, nhất là khi cô biết ông còn là một nhà văn khá có tiếng tăm. Ông được mời vào các hội đồng, tham gia các cuộc hội thảo cấp Nhà nước… Ông cũng bước vào thế giới ảo một cách say sưa.
Ngày mưa nhỏ,
CHÁT:
Bich: Anh có quen biết nhiều nhà văn không?
Tươi: Hầu hết em à. Anh có nhiều nhà văn là bạn rất thân, như…
Bich: Anh biết nhà văn NK chứ?
Tươi: Không những biết mà còn thân. Rất thân!
Bich: Hồi còn học phổ thông, em thích đọc NK.
Tươi: Cực hay! Thế Em có đi thi học sinh giỏi văn cấp quốc gia không? Có thích văn NK không?
Bich: Em thích NK.
Tươi: Đã đọc những gì?
Bich: Thích lời triết lý mang tính nhân sinh trong Mùa Lạc như sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ. Ở đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh vượt qua những ranh giới ấy”
Tươi: Giỏi. Sao Em nhớ tài thế! Anh K sinh thời sống ở Sài Gòn, em có gặp lần nào không?
Bich: Em chưa gặp NK lần nào anh ạ. Nhưng Anh Q hay kể cho em nghe. Vì em hâm mộ từ ngày còn đi học!
Tươi: Trong giới bảo anh ấy khôn quá, trong đời cũng như trong văn. Nhiều người không thích ổng. Trước khi mất, anh ấy có vẻ trở cờ…
Bich: Em không biết. Chỉ rất nhớ tác phẩm của ông ấy. Có đoạn nhớ từng dấu chấm, phẩy…
Tươi: Anh từng làm việc với anh ấy vào dịp 1991 trong việc chuẩn bị Hội thảo về đổi mới văn chương… Anh còn tới thăm anh ấy một lần ở nhà riêng trên đường Nguyễn Tất Thành. Nhưng ông ấy nói một đằng nhưng nghĩ một nẻo… Làm cũng khác… Anh không thật tin ông ấy! Nhân vật như hình nộm, chỉ nhằm thể hiện ý tưởng của nhà văn thôi. Ông ấy khôn quá, hóa ra thành người nhạt. Văn chương nhạt còn đổ lỗi cho tài năng, con người mà nhạt thì cả đời làm người vuốt ve…
Bich: Em nghĩ quan niệm văn chương của NK rất đáng phục. Chỉ nên hiểu văn chương qua văn bản. Còn hiểu về đời thực thì quả là vô vàn phức tạp. Cuộc sống của ông ấy thế nào, em không biết. Cũng mong chỉ hiểu nhà văn trên văn bản…
Tươi: Mà em nói cũng phải! Sự sống còn của một nhà văn chỉ ở tác phẩm thôi! Vậy nên anh K mới nói: gặp nhà văn ngoài đời chỉ còn toàn rác rưởi. Bao nhiêu tinh anh nhà văn thể hiện ở tác phẩm cả rồi! Nhưng xem ra ông cũng biện bạch. Nhà văn chân chính ngoài đời cũng phải mẫu mực. Không thể bệ rác, rượu chè bê tha, quan hệ trác táng được.
Bich: Trai gái nữa chứ. He he…
Tươi: Nhưng anh thích kiểu nhà văn mà cuộc đời chính là minh chứng cho tác phẩm kia! Cuộc đời có đẹp thì văn chương mới đẹp. Tất nhiên là cái Đẹp viết hoa – cái Đẹp đích thực, em à. Có lần anh trả lời một phóng viên về câu hỏi: Nhà văn, anh là ai? Anh thẳng thắn nói: Nhà văn cũng là con người như bao người khác, có phần tinh hoa, đẹp đẽ lại có phần đê tiện, xấu xa nữa…

***
Ngày nắng to, điện thoại Lan Bích có tin nhắn: Em có thể vào mạng chát với anh được không?

CHÁT:
– Em ơi! Anh đang gặp nguy hiểm!
– Tai nạn giao thông hay kiện cáo?
– Còn hơn thế. Bà xã anh đã đọc tất cả những gì anh chát với em. Bà ấy… bà ấy đang điên.
– Làm sao chị ấy đọc được?
– Con gái anh chuyên gia “ai-ti” mà. Nó mở được messenger của anh!
– Nhưng em có viết gì đâu?
– Anh! Anh đã làm bà ấy nổi giận!
– Anh giải thích cho chị ấy hiểu rõ.
– Không được! Đó là một con người tầm thường. Văn hóa thấp, cố chấp và không chịu nghe lẽ phải…
– Thế mà trong một cuốn sách mới đây, anh đã viết: “bà cử nhân sử học của tôi”?
– Cử nhân cũng có nhiều loại… Em ơi! Anh đang khóc! Sao đời anh lại khổ thế này?!

***
Ngày không Mây,

CHÁT:
Tươi: Em là nhà tâm lý kỳ tài. Nhà ngoại giao giỏi nữa. Giá em thay Phương Nga mới đúng.
Bich: Anh nịnh em đấy nhé! Anh với bà xã anh hôm nay sao rồi ?
Tươi: Không. Bà ấy quậy. Sáng nay viết đơn ly dị. Anh cầm. Bảo không ký! Ấy là nghe lời em!
Bich: Sao mà ghê thế?
Tươi: Phải có đối sách. Anh cầm theo, sẽ cho em coi! Không. Cứ như chiến tranh lạnh. Hay em ký thay anh nhé!
Bich: Sao em phải ký thay anh?
Tươi: Không. Em đồng ý đi! Ý em là ý của anh mà!
Bich: Anh nên xin lỗi bà xã anh đi
Tươi: Không hợp với bản tính của anh đâu! Có mà là đồ ngu!
Bich: “Không có lửa làm sao có khói”!
Tươi: Nhưng làm gì có lỗi hay tội khi yêu một người như em. Đấy, biết bao kẻ thòm thèm vì phải đứng ngoài… Em biết cả mà!
Bich: Nhưng anh đang là người mà bà xã anh cho rằng phản bội đấy.
Tươi: Phản bội hay không là tùy vào quan niệm của từng người! Vốn đồng sàng dị mộng từ lâu!

***
Tiến sĩ Tươi tắt máy tính, lặng lẽ mở cửa vào phòng ngủ. Dưới ngọn đèn mờ, người “đồng sàng dị mộng” của ông đang thở nhẹ dưới làn chăn mỏng.
Ba mươi năm qua đi, có khi nào ông như hôm nay? Mọi thứ vẫn quen thuộc, từ tư thế nằm đến cánh tay trần để ra ngoài vẫn dịu dàng tỏa sáng, mà ông vẫn tự cho đó là cánh tay ngọc venus! Vẫn những động tác quen thuộc, ông nằm xuống, vươn cánh tay choàng qua người bạn đồng sàng. Liệu đêm nay ông có dị mộng không?
Ông không ngủ, mà cũng không thức! Ông trằn trọc với những ý nghĩ liên miên, lan man. Bà cử nhân sử học, khẽ trở mình, cũng lại rất quen thuộc bên ông chồng luôn trăn trở hàng đêm. Bà hiểu rằng, bao ý tưởng, bao tiên đề, dự cảm luôn làm mất giấc ngủ của chồng. Bà biết và im lặng, một sự tôn trọng kính phục, tôn thờ hơn cả tình yêu hơn một phần ba thế kỷ qua!
Ông hồi tưởng về vinh quang mà ông gặt hái được bằng trí lự, bằng đam mê và bằng cả những làn khói ông tung ra. Quy tắc bàn tay trái! Ông chợt giật mình như người tự khám phá ra mình, một điều kỳ diệu, hấp dẫn và sinh động dường bao.
Ông trở lại bàn viết, bật đèn, nhưng không bật điện máy tính.
Ông lục tìm trong xấp giấy viết, lấy ra một tờ giấy A4, đặt ngay ngắn trước mặt. Cây bút trên tay ông ngần ngừ, nó được chuyền từ tay này sang tay kia, từ tay phải sang tay trái. Sau cùng ông kẹp chặt cây bút và những ngón tay trái, được sự trợ giúp của bàn tay phải. Bằng tay trái, ông viết:
“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập Tự do Hạnh phúc”. Chậm và gãy nét. Run run và nguệch ngoạc. Chữ của ông, nhưng không của ông! Ông mỉm cười hài lòng và viết tiếp, bằng chữ in hoa trịnh trọng, chính giữa khổ giấy: ĐƠN XIN LY HÔN.

***
Mình đã đi hơi xa, Hồ Lan Bích tự nghĩ. Đã có một chiều hoàng hôn và đêm trăng non trên bãi biển khá xa nơi cả hai đang sống. Lãng mạn như một đôi nhân tình còn đang vờn nhau, như người ta thường nói: Kẻ mạnh thì không muốn, kẻ muốn thì không mạnh. Nhưng mà than ơi! Lãng mạn cũng phải ăn, ăn cũng là lãng mạn! Bữa ăn tối trong nhà hàng du lịch, tiến sĩ gọi món bằng giọng du dương, nhưng quá đắt. Đến nỗi cô bạn của ông phải xin phép:
– Anh chịu khó ngồi đây, để em đi tìm một cái máy ATM…
– Em đi nhanh nhé, anh ngồi một mình sẽ buồn lắm!
Ai mà biết được anh buồn hay vui, chỉ biết anh thấy lo. Nếu nhỡ Lan Bích không trở lại! Cũng đành! Vừa nghĩ anh vừa nắn thử cái ví của mình: nó dày hơn tờ hóa đơn đang ngạo mạn nằm trên mặt bàn.
Mình đã đi gần đến đích, tiến sĩ nghĩ thầm, không cần tốn thêm nữa. Hồ Lan Bích đã trở lại, và tờ hóa đơn đã được xé vụn. Đây là đoạn đối thoại mà anh tài xế taxi nghe được:
– Chưa có một người con gái nào khiến anh phải nhớ như vậy. Em định hành hạ anh hả? Muốn anh phải quỳ lạy em. Anh xin em đấy, hãy thương anh. Thương cho một trái tim đã yêu em. Hãy giúp anh…
– Giúp gì?
Tươi: Hãy giúp hộ anh, một lần thôi cho anh khỏi tức… Anh biết em cũng là con người, cũng có những ham muốn phần “con”. Vì thế hãy mở lòng đón nhận. Đừng giả dối với lòng em nữa!

Anh chỉ ước ao một lần được gục mặt lên cơ thể em để ngắm nhìn thôi, ko làm gì cả nếu em ko cho phép. Anh tưởng tượng em như một thiên thần, mọi phần trên cơ thể em đều đẹp và thơm tho. Ôi…anh thèm! Hãy biết “vượt qua ranh giới” như NK đã khuyên em đi!
– Anh lái xe ơi! Dừng ở đây nhé. Anh đưa ông bạn này đi tiếp…
– Em…!?
Ông tiến sĩ lặng lẽ rút tờ đơn ly hôn, nét chữ vụng và gãy.
Hồ Lan Bích, sững sờ, nhạc nhiên, rồi mỉm cười:
– Chữ của vợ anh xấu thế?
– Ừ. Xấu lắm. Cá gì cũng xấu… Như người viết bằng tay trái!

Đà Lạt 18-8-2011

 

hoangdinhquang1

 


“Khi nàng trở về chả còn mặt trời

Một tí dưới đáy ly bàng hoàng
Con mèo đen bàng hoàng vệt váy”
(thơ
Hoàng Đình Quang).

Hoàng Kim
quên thơ mới mất rồi.
Mình làm người cổ điển thôi !
Nhưng mình thích ảnh này
Và chuyện
con mèo vàng
CÓ BA DÒNG VĂN CHƯƠNG

3.

Lần thứ ba tôi chép lại những thẩm thấu của tôi đối với văn chương anh Quang là trong bài Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngoc-cho-doi/ Bài viết dài, tôi trích dưới đây những ý kiến đánh giá của anh Quang. Tôi vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý mà ông đã trao lại cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về ông. Những tích lũy tư liệu về ông tại trang DẠY VÀ HỌC ở Xóm Lá và trang hoangkimvietnam ở Google.sites, thỉnh thoảng tôi lại đưa ra đọc lại, ghi chú thêm vào những tìm tòi mới với ước mong tuyển chọn điều yêu thích cho mình và cống hiến với bạn đọc một góc nhìn về Nguyễn Khải. Ngọc cho đời .

NGHỊCH LÝ NGUYỄN KHẢI

Hoàng Đình Quang

Do sự phân công của Hội nhà văn, tôi và Triệu Xuân được chỉ định thay phiên nhau ngồi thường trực đón những đoàn thể và cá nhân đến viếng nhà văn Nguyễn Khải, tại đám tang ông vào các ngày 16-17/01/2008. Công việc nhiều quá, bận bịu thế, ngồi đấy mà như lửa đốt, nhưng chúng tôi vẫn làm tròn bổn phận của mình. Sau 3 ngày tang lễ, tôi lại thấy trong đầu ốc xuất hiện những cảm giác lạ, cảm thấy mình như vừa có một chuyến đi thực tế, không kém phần phong phú và nghĩ ngợi.

***

Gần đây, nhiều nhà văn ra đi quá, mà toàn những người tiếng tăm, có cảm giác là vơi đi mất một góc chiếu. Trong số ấy, tôi muốn nói đến Trần Quốc Thực, một người từ biệt thế giới này vào những phút cuối cùng của năm 2007.

Tôi với Trần Quốc Thực là bạn, nhưng không thân. Năm 1990, tôi ở Hà Nội khá nhiều. Lúc đó Hà Nội chưa đông như bây giờ, và Văn Miếu – Quốc tử giám còn rất hoang phế. Hàng bia tiến sĩ bỏ hoang, tôi vào một cách tự nhiên, và những con rùa đá cụt đầu cùng với phân chó và phân người rải rác. Tôi gặp Trần Quốc Thực trong bầu không khí như thế. Thực rủ tôi đến 19-Hàng Buồm (trụ sở Hội Văn Nghệ Hà Nội và báo Người Hà Nội lúc bấy giờ) để lấy tiền nhuận bút 2 bài thơ của anh rồi đi uống bia hơi. Thực rủ tôi về nhà anh ăn cơm, nhưng tôi ngại nên thôi. Tôi nhớ, lúc đó đang có dư luận về việc xét giải Văn học năm 1990. Thực có tập thơ Miền chờ mỏng thôi, nhưng có nhiều tìm tòi, nên cũng hy vọng. Chúng tôi xôn xao lắm. Không khí thì nghèo nàn, nhưng thơ ca thì sôi động. Năm ấy, Nguyễn Quang Thiều với chiếc xe đạp cuốc Liên Xô và tập thơ Ngôi nhà tuổi mười bảy, đã chủ trì một đêm mạn đàm thơ của Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ tốn mất mấy con ngan và 20 lít rượu trắng. Trần Quốc Thực rủ rỉ thuyết phục tôi: thơ phải thay đổi. Tôi ậm ừ, nhưng thấy mình không thể theo được thơ nữa rồi.

Sau này có nhiều lần gặp nhau, nhưng chúng tôi không bàn gì nữa, Thực như một đạo sĩ, chậm chạp, mệt mỏi. Gần đây nhất, với đôi mắt buốn bã, Thực nói với tôi: Quang gửi ra một chùm thơ nhé. Tôi cười: có biết làm thơ nữa đâu! Và thôi. Cho đến khi nghe tin anh ra đi…

Năm ấy, tôi về Sài Gòn in xong tập Nói thầm thì thôi, không làm thơ nữa và chuyển hẳn sang viết văn xuôi.

Tôi viết truyện ngắn rất nhanh, hơn chục truyện ngắn ra đời chỉ trong vòng một năm (in thành tập Mùa chim ngói). Tiểu thuyết cũng nhanh, Những ngày buồn chỉ trong 2 tháng. In trên báo Văn Nghệ, tạp chí VNQĐ… hay hay không, chưa dám nghĩ, nhưng bạn bè và đặc biệt các bậc thầy, đàn anh nhắc đến. Tôi nhớ là Nguyễn Quang Sáng gọi cho tôi chỉ nói mỗi một câu: Mày viết cái Mùa chim ngói được quá! Lê Văn Thảo thì khen Cái roi. Và… Nguyễn Khải! Tôi chưa gặp ông bao giờ, cho đến khi tôi đánh bạo gõ cửa nhà ông, tặng ông cuốn tiểu thuyết vừa in xong. Tôi nghĩ tặng thế thôi, chắc gì ông đã đọc. Nhưng không phải, mấy tháng sau ông gặp tôi và nói: cứ thế mà viết! Có điều, người “anh hùng” hơi có vẻ không tưởng ! Khi cuốn tiểu thuyết ấy được giải thưởng, nhà văn Trần Quốc Toàn về nói lại cho tôi nghe: Nguyễn Khải bảo: thằng này được giải oan ! Tôi không hiểu thế nào. Sau này, được họp cùng chi bộ, ngồi cạnh ông, tôi định hỏi, nhưng không dám, cho đến hôm nay, khi ông mất.

***
Ngồi thường trực ở đám ma ông, tôi thấy nhiều người nói: Nguyễn Khải đã rút ruột ra nói với tôi… Hoá ra, ai cũng thế, nói chuyện với Nguyễn Khải, luôn có cảm giác được ông trút hết cả ruột gan cho mình xem. Tôi rất liều, bạn bè ở đâu xa, muốn đến gặp Nguyễn Khải, tôi đều đưa đến và được ông… rút ruột cho nghe, về chuyện đời, chuyện nghề. Phạm Quốc Ca từ Đà Lạt xuống, tôi đưa đến, Nguyễn Khải tiếp chúng tôi có cả bia và thuốc lá Jet (ông hút loại khá nặng). Có một người bạn tôi, đọc bài ký của ông về dâu tằm Lâm Đồng, muốn hỏi cách đưa người nhà ở quê vào, tôi cũng đưa đến gặp Nguyễn Khải, và ông cũng tiếp một cách nồng ấm… Tôi chưa bao giờ được nghe Nguyễn Khải khen tôi, nhưng một người khác kể lại, ông nói về tôi: nó (và hai thằng nữa) viết truyện ngắn khá ở trong Nam (thời điểm năm 1995). Điều này tôi quý hơn những giải thưởng.

Một lần, giữa những năm đổi mới sôi nổi (và toàn diện) tôi đến thăm ông và hỏi: “Người ta đang bàn luận um sùm về lý thuyết văn chương, theo anh thì nên theo lý thuyết nào?”. Ông vừa pha nước vừa nói, hình như với cái xuyến chứ không phải với tôi (nguyên văn): Làm thằng nhà văn thì làm chó gì có lý thuyết, trông nhau mà viết! Tôi im lặng và xem đây là bài học cơ bản và cụ thể mãi mãi trong đời viết của mình! Tôi chắc sẽ không đủ can đảm để đi tiếp bước đường văn, nếu không nhận được bài học này của ông.

***
263 đoàn, tập thể và cá nhân đến viếng và gửi vòng hoa đến đám tang Nguyễn Khải, tôi tỉ mận chọn ra:

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban tuyên huấn trung ương Tô Huy Rứa, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gửi vòng hoa. Bí thư thành uỷ gửi vòng hoa, do phu nhân bí thư đem tới viếng.

Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi vòng hoa và đứng gần 1 tiếng đồng hồ từ lúc 5:30 AM ngày 18 để dự lễ truy điệu.

Có những bức điện hoa, điện chuyển tiền (cao nhất là 1triệu đồng) gửi đến. Bà con láng giềng của ông Khải ở quận 4, TP HCM và nhiều người hàng xóm của ông ở bãi Phúc Xá – Hà Nôi từ hơn 30 năm về trước, người vào đây thì đến viếng, người ở xa thì gửi hoa…

Hoá ra ông không có nhiều bạn văn: chỉ độ hơn 30 người! Trong số bạn cùng thời, tôi thấy có Nguyên Ngọc, Trần Kim Trắc, Đoàn Minh Tuấn… đến viếng, còn lại gửi vòng hoa. Bạn văn lớp trẻ hơn cũng ít quá. Hội văn nghệ địa phương chỉ có Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.

Trong số này, có nhiều bạn ông (già như ông hoặc hơn kém vài tuổi) làm đủ thứ ngành nghề, xa lạ với văn chương nghệ thuật, lại thường hay có mặt ngày đêm, và tiện đưa ông đến tận miệng huyệt. Bác sĩ, nhà giáo, hội người tiêu dùng, ngân hàng… và cả những người làm nghề gì đó mà không ai biết… (nhà văn Ngô Vĩnh Bình thống nhất với tôi: những người ất ơ). Số này đến quá nửa!

Sao thế nhỉ? Cuộc đời ông có cái gì đó chênh vênh với nghiệp dĩ chăng?

Nguyễn Khải có 60 năm tuổi Đảng, có Huân chương Độc lập Hạng nhì, có quân hàm Đại tá, là đại biểu Quốc hội, có người đọc sách, mua sách của ông… Các con ông thành đạt, giàu có hàng đại gia.

Trong số các nhà văn Việt Nam, số người tài mà thành đạt và yên ổn, được tôn vinh, được trọng dụng như Nguyễn Khải, có lẽ đếm không quá số ngón tay của một bàn tay!

Phải chăng, trong con mắt của các nhà văn, những bạn văn lớn nhỏ thì: một người tài, không được phép thành đạt? Và ngược lại: anh không thành đạt vì anh có tài? Anh thành đạt vì anh không có tài?

Văn chương Nguyễn Khải nặng về lý.

Ôi! Chân lý hay nghịch lý đây?

4

Lần thứ tư tôi ghi chép về Hoàng Đình Quang bạn tôi là ngày 2 tháng 9 năm 2016. Đó là những ghi chép lắng đọng về một người bạn và sự tâm đắc của riêng mình

 

HoangDinhQuang

 

Nhà văn Hoàng Đình Quang sinh năm 1951, quê Thái Nguyên, hiện sống và viết tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã in: Hát chẳng theo mùa 2009; Xuân Lộc 2006; Phản trắc 2006; Cánh đồng lưu lạc 2005; Học làm giàu từ những doanh nhân khổng lồ (hai tập) 2004; Phiên chợ Tết cuối cùng 2002; Thua thắng nghề buôn (hai tập) 1999; Thời loạn 1997; Mùa chim ngói 1995; Định mệnh 1993; Những ngày buồn 1992; Nỗi lòng trinh nữ 1992 (Bút danh Kiều Hồng ); Nói thầm 1991, Chàng nai 1983.

Anh Hoàng Đình Quang có nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn hay. Anh cũng là nhà biên tập chuyên nghiệp, tốt bụng, khách quan và tận tâm. Thơ Hoàng Đình Quang hay không kém văn, có ngôn ngữ riêng, một số câu giản dị mà ám ảnh “Xin em đừng tin những câu tôi viết/ Con chim vu vơ hót chẳng theo mùa”; “Sào định mệnh cắm vào dòng sông khác/ Đá cỏ hai bờ đã in dấu trăm năm”; “Phong trần đậu bến thuyền quyên/ Phong lưu thì lắm, bạc tiền thì không/ Em cho anh cả tấc lòng/ Anh đem trao lại cái không có gì…”; “Báu chi châu báu, ngọc ngà / Thà say khướt, chứ tỉnh ra… lại cười!”

Bài thơ Hưng Yên của anh vừa quen vừa lạ, đã chạm đến vẻ đẹp của thú chơi thơ đường luật tao nhã: “Thanh tân em gái cười trong nón/ Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên/ Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn/ Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên!” Bản dịch bài thơ Tương tiến tửu của Lý Bạch thật thú vị, không hẵn là thơ dịch “Trời sinh ta có tài cao / Lo gì chẳng có chỗ nào kiếm ăn / Hết tiền? Xin chớ lăn tăn / Đồng tiền là thứ có chân đi, về!” Thơ Hoàng Đình Quang ấn tượng hơn cả là những bài thơ tình. Đó là những lời yêu thương lặng lẽ khát vọng. Bài thơ “Vũng Tàu” là lời kết có hậu: “Hỡi những ai lưu lạc giữa cuộc đời/ Không nơi hôn nhau thì trong mơ sẽ có/ Dù Bãi Trước, Bãi Sau chỉ toàn sóng gió/ Hạt cát cuối cùng vẫn lấp lánh ngọc trai.”

Lê Thiếu Nhơn đã viết về Hoàng Đình Quang hát chẳng theo mùa: “Từ năm 1991, Hoàng Đình Quang đã bước vào đời sống thi ca bằng tập “Nói thầm”, nhưng rồi văn xuôi kéo anh khắc khoải bàn chân khao khát khám phá qua “Những ngày buồn”, qua “Mùa chim ngói”, qua “Thời loạn” và qua cả “Cánh đồng lưu lạc”. Cứ ngỡ nàng thơ đã buông tha Hoàng Đình Quang, ai dè bối cảnh xã hội nhiều bộn bề vẫn bắt anh phải “Hát chẳng theo mùa” (NXB Hội Nhà văn 2009) với vần điệu ngổn ngang. Thơ Hoàng Đình Quang có thể giúp chúng ta hiểu hơn tâm trạng một người cầm bút thương gần nhớ xa, khi “người lính ấy trở về” lặng lẽ trong phút giây “hãy tắt đèn và nghĩ về nhau” và chốc lát run rẩy “Phan Thiết mùa đông” đắm đuối chưa nguôi… ”.

Tôi tâm đắc với Lê Thiếu Nhơn, đọc lại cùng anh bài Nghịch lý Nguyễn Khải và  “Quy tắc bàn tay trái ”.

 

Donbanoxave

 

Xin giới thiệu  chùm thơ Hoàng Đình Quang cùng hai bài văn trên và bức ảnh “Đón bạn ở xa về” (ảnh Nguyên Hùng, anh Hoàng Đình Quang là người thứ tư, phải qua).

CÂU THƠ ĐỊNH MỆNH
Hoàng Đình Quang

Anh đứng lặng trước dòng sông số phận
Chuyến đò hoa quay mũi tự bao giờ
Bến nước cuối cùng rải đầy mảnh vỡ
Chiếc chén ngà đong nước mắt ngày xưa

Anh lênh đênh một mình giữa mây và nước
Bối rối ngàn dâu, bối rối tơ tằm
Sào định mệnh cắm vào dòng sông khác
Đá cỏ hai bờ đã in dấu trăm năm

Không thể nói yêu em như thuở còn vụng dại
Cái thuở nhìn đâu cũng báo hiệu một mối tình
Giờ anh khóc trong một chiều huyền thoại
Có ai ngờ sương đã trắng đầu anh

Anh không dám chạm vào mối tình mà anh đang có
Mối tình sau mong manh lắm người ơi
Như sương mỏng phủ hờ trên áo mỏng
Sau bức rèm kia là tan vỡ mất rồi!

11.1993
(Tuyển trong Thơ Việt Nam 1945-2000,
Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn,
Nhà Xuất bản Lao động năm 2000, trang 1048)

THƠ TÌNH TẶNG VỢ
Hoàng Đình Quang

Tơ hồng một sợi này đây
Mình ơi, anh buộc cổ tay cho mình
Neo đời nhau một chữ tình
Duyên thì anh giữ, nợ mình em mang.

Vận vào cái nghiệp đa đoan
Bao nhiêu sấp ngửa, đá vàng bấy nhiêu.
Đắm say nào kể ít nhiều
Những khuya khao khát, những chiều đam mê.

Số trời Thân ngự cung Thê (*)
Ngả nghiêng, xô lệch trăm bề… lại yên!
Phong trần đậu bến thuyền quyên
Phong lưu thì lắm, bạc tiền thì không…

Em cho anh cả tấc lòng
Anh đem trao lại cái không có gì
Đường chiều nặng gánh tình si
Hai bàn tay nắm một vì sao xa…

Nỗi buồn như gió thoảng qua
Thương yêu, anh gọi mình là… vợ anh!

http://quangnv.vnweblogs.com/post/1698/193855
(*)Tử vi: “Thân cư cung thê” : người có số nhờ vợ.

HƯNG YÊN
Hoàng Đình Quang

Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên
Bạn tặng cho mình chút nợ duyên
Phố Hiến một thời còn tấp nập
Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền
Thanh tân em gái cười trong nón
Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên
Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn
Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên!

http://quangnv.vnweblogs.com/post/1698/213930#comments

VŨNG TÀU
Hoàng Đình Quang

Nếu cuộc đời này không có chỗ để hôn nhau
Trong giấc mơ hãy đưa em về Bãi Trước
Nếu những gì ngoài đời ta thua cuộc
Hãy hùa theo những đợt sóng dập vô hồi

Không thể đo bằng những hò hẹn buông trôi
Khi bọt biển cũng có mùa hoa trái
Em đã khóc cho một cành rau đắng dại
Giữa chung chiêng mặn ngọt thủy triều.

Từng biết tháng ngày thử thách tình yêu
Không thể xa hơn, cũng không gần hơn được
Trong tất cả những gì ta thầm ước
Sợi chỉ căng ra vạch dấu chân trời.

Hỡi những ai lưu lạc giữa cuộc đời
Không nơi hôn nhau thì trong mơ sẽ có
Dù Bãi Trước, Bãi Sau chỉ toàn sóng gió
Hạt cát cuối cùng vẫn lấp lánh ngọc trai…

6-2007
Hoàng Đình Quang 2009. Hát chẳng theo mùa
Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, trang 54

5

LỜI THỀ NHẬM CHỨC

Tại thôn Gia Bình người dân nô nức đi bầu Trưởng thôn. Kết quả, ông Lê Văn Đậu, được tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Tại lễ nhậm chức, ông đã tuyên thệ (thề):
“Tôi, Lê Văn Đậu, 46 tuổi, còn mẹ già 78 tuổi, có vợ và 3 con, 2 trai, 1 gái. Gia đình tôi có nhiều đời sinh sông tại thôn Gia Bình. Tôi được toàn dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, tôi xin cám ơn “cử tri” đã tin tôi. Tôi nhận chức vụ này và:
Trước linh hồn các đấng Liệt tổ, liệt tông, các Anh hùng liệt sĩ đã đổ xương máu, trí tuệ, mồ hôi công sức để tạo lập, gìn giữ và xây dựng Thôn Gia Bình (Việt Nam), tôi xin thề:
1- Tôi thề chỉ làm theo và làm đúng Hiến pháp và pháp Luật của Nhà nước, tuyệt đối không vì lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ hay phe nhóm mà làm sai lệch, méo mó Pháp luật.
2- Nếu tôi không làm đúng như lời thề của tôi thì hậu quả đối với tôi:
– Về chính trị: Thân bại danh liệt.
– Về kinh tế: Tán gia bại sản.
– Về thân thể của tôi và người thân của tôi: Trời tru đất diệt”.
Người dân trong thôn Gia Bình bàn tán xôn xao, nhiều chiều:
– Ông Đậu là người khảng khái, yêu nước, yêu dân.
– Ối Giời! Làm gì có thánh thần, ma quỷ mà thề thốt? Có mà mị dân! Mê tín, dị đoan!
– Không có thần thánh, quỷ ma, ông cứ thử thề xem nào…
– Tôi theo biện chứng, chả việc gì phải thề!
Tin này loang ra, đến tai Thủ đô. Một vị quan đầu triều xem qua rồi đưa ra QH, được QH thông qua đạo luật: “Tất cả những vị phàm là lãnh đạo, trước khi nhậm chức đều phải lấy “Lời thề Ông Đậu” ra để thề. Ai không dám thề thì không giao chức cho nữa.
Chuyện này chưa rõ ra sao, xin đợi hồi sau sẽ biết!

*

Chút ghi chép nhỏ về một người bạn lớn.
Chúc vui ngày mới.

Hoàng Kim

 

 

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16378
Nhập ngày : 09-05-2022
Điều chỉnh lần cuối : 10-05-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 3(06-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 5 tháng 3(05-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 4 tháng 3(03-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 3 tháng 3(03-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 2 tháng 3(02-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 1 tháng 3(28-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 28 tháng 2(27-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 27 tháng 2(27-02-2022)

  #cnm365 #cltvn 26 tháng 2(25-02-2022)

  Gạo Việt và thương hiệu(25-02-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007