Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2805
Toàn hệ thống 7132
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


#CNM365 #CLTVN 2 THÁNG 6
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Chuyện đời Phan Chí Thắng; Bảo tồn và phát triển; Một gia đình yêu thương; Có một ngày như thế; Cuộc đời thành trang văn; Hậu duệ của mặt trời; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Thầy nghề nông chiến sĩ,  Giấc mơ thiêng cùng Goethe;Ngôi sao mai chân trời; Ngày 2 tháng 6 Quốc khánh Ý Nước cộng hoà ngày 2 tháng 6 năm 1946 đã thực hiện trưng cầu dân ý và ngày này trở thành ngày quốc khánh Ngày 2 tháng 6 năm 1953, Elizabeth II tiến hành nghi lễ đăng cơ làm Nữ vương, đây là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên được phát trên truyền hình. Nữ Hoàng Anh Elizabeth II sinh  ngày 21 tháng 4 năm 1926 là đương kim Nữ vương của 16 Vương quốc Thịnh vượng chung bao gồm Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ nguyên thủ, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, Lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandie, Lãnh chúa Đảo Mann. Quyền lực của bà về lý thuyết là rất lớn, tuy nhiên trên thực tế theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị. Bài chọn lọc ngày 2 tháng 6: #vietnamhoc, #Thungdung; Chuyện đời Phan Chí Thắng; Bảo tồn và phát triển; Một gia đình yêu thương; Có một ngày như thế; Cuộc đời thành trang văn; Hậu duệ của mặt trời; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Thầy nghề nông chiến sĩ,  Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Ngôi sao mai chân trời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-6/

Thầy bạn trong đời tôi
Bài thơ Viên đá Thời gian

CHUYỆN ĐỜI PHAN CHÍ THẮNG
Hoàng Kim
Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*)

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Bài thơ Viên đá Thời gian

(*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948:

Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.”

Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng

CHUYỆN DÀI CHƯA ĐẶT TÊN’
Phan Chi Thắng

Ghi chép này của
Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ:

” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

 

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)

ĐỌC 50 NĂM NHỚ LẠI’
Hoàng Kim


Tôi chép lại ‘chỉ là con hẻm nhỏ’ trong bản thảo “Chuyện dài chưa đặt tên”và bài đầu “Kỷ niệm 50 năm” với bài cuối “Người đàn bà xa lạ” có trong tập sách mỏng “50 năm nhớ lại” của anh Phan Chí Thắng để thỉnh thoảng đọc lại. Để thấu hiểu ai đó, sự thật và chính văn của họ là quan trọng nhất.
Lời thương cùng tháng nămChẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt? là khoảng lặng của tâm hồn, vấn vít sự suy ngẫm về thân phân, vận mệnh con người. ‘Chỉ là con hẻm nhỏ’ ‘tùy cơ, tùy vận. tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi, xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-50-nam-nho-lai

1

Lời thương cùng tháng năm
CHẲNG HIỂU SAO ÔNG ÚT LẠI CHẢY NƯỚC MẮT?
Hoàng Kim

Sự chậm rãi minh triết
Bài thơ Viên đá Thời gian.
Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt?
Tỉnh thức cùng tháng năm

Đọc ’50 năm nhớ lại’
Ngắm ‘Ngõ nhà Lão Hâm
Chuyện đời Phan Chí Thắng
Ai tỏ Ngọc Quan Âm.

Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
Bài đồng dao huyền thoại
Chuyện cổ tích người lớn
Đi bộ trong đêm thiêng

Văn chương ngọc cho đời
Minh triết Hồ Chí Minh

xem tiếp 14 đường dẫn hình ảnh và tư liệu tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi/Lời thương cùng tháng nămChẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt?

Sự chậm rãi minh triếtBài thơ Viên đá Thời gian.
Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt.Tỉnh thức cùng tháng năm

LƯU DẤU CHÂN THỜI GIAN
Hoàng Kim


Hậu duệ của mặt trời
Lưu dấu chân thời gian
Dấu đời thành seo biển
Đi như một dòng sông
“Mọi lý thuyết đều xám
Chỉ cây đời tươi xanh
” (*)

Linh Giang sông quê hương
Lời thề trên sông Hóa
Đèo Ngang thăm thẳm nhớ
Nguồn Son nối Phong Nha

Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Sóc Trăng Lương Định Của
#Thungdung cụ Trạng Trình

Một gia đình yêu thương
Bảo tồn và phát triển
Ngày mới Ngọc cho đời
Bài đồng dao huyền thoại

(*) Goethe, trích dẫn tại Giấc mơ thiêng cùng Goethe ; Lưu dấu chân thời gian (ảnh RUCHUNG)

ảnh trang bìa và trang 2 sách Ông cháu kể chuyện Phan Chí Thắng. Hoàng Kim lời bình Bảo tồn và phát triển/ Hậu duệ của mặt trời/ Bài thơ Viên đá Thời gian/ Chuyện đời Phan Chí Thắng Mỗi dòng là mỗi đường dẫn, kết nối tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-nhu-mot-dong-song

2

CHỈ LÀ CON NGÕ NHỎ
Phan Chi
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022 lúc 22:04


Chỉ là con ngõ nhỏ như hàng ngàn con ngõ khác ở Hà Nội mà sao nó thân thương gần gũi đến thế. Đi đâu xa một ngày là ông lại nhớ ngõ nhà mình. Ông nhớ từng khe cống, từng mảng xi măng tróc lở và những vết ố trên tường.

Vì đây là nơi ông từng đẩy xe nôi đưa con ra ngoài thở không khí để đôi mắt con trong veo nhìn lên những khoảng trời xanh sót lại bên mái những ngôi nhà tầng.

Cũng ở đây con lon ton chạy chơi làm ông phải đuổi theo sợ con va vào xe máy.

Và bây giờ ngày hai buổi con đến trường và từ trường về nhà. Bước chân con ngàn lần dọc theo ngõ nhỏ.

Cuộc đời là những bước đi. Rồi con sẽ bước những bước dài hơn, mạnh mẽ hơn trên đường đời phía trước. Con sẽ trưởng thành, chàng trai của ông.

Con ngõ sẽ cũ kỹ, già nua giống ông. Nó cũng sẽ như ông, nhớ từng bước chân con trên đó.

Đã yêu yêu cả đường đi lối về. Giờ ông mới thực sự hiểu câu người xưa từng nói.

3

Kim Notes lắng ghi chú

 

 


KỶ NIỆM 50 NĂM
Phan Chí Thắng

Năm nay là tròn 50 năm tôi bước chân vào trường chuyên tu ngoại ngữ Thanh Xuân (nay là đại học Ngoại ngữ) để học tiếng Nga (sau này người ta gọi là khóa dự bị đại học) chuẩn bị sang Liên Xô học đại học.

Chuyện không có gì đặc sắc và gay cấn, chắc chắn là cũng tương tự nhiều bạn khác từng học ở Liên Xô. Nhưng cũng nên chép lại kẻo quên. Ở tuổi tôi , đó là một cách níu kéo cái trí nhớ cứ thích lãng lặng bỏ đi chơi, nhiều khi gọi mãi không về.

Đây là thể loại hồi ký song không phải là hồi ký của người nổi tiếng hoặc có cương vị xã hội. Tôi chỉ chép lại những gì xảy ra với chúng tôi, không thêm bớt, sự thật như thế nào viết lại thế. Với tâm thế thanh thản suy ngẫm lúc tuổi già. Không có ý định tập hợp các số liệu thống kê, thu thập những tình tiết, những câu chuyện xảy ra trước hoặc sau chúng tôi hoặc ở các trường khác hay thành phố khác của Liên Xô.

Thời chúng tôi học phổ thông 10 năm. từ lớp 1 đến hết lớp 3 tôi học ở Thịnh sơn, Anh Sơn , Nghệ An. Cả ba năm đó tôi học duy nhất một ông thầy ở nhiều địa điểm khác nhau. trường không ra trường, lớp không ra lớp. ai cho mượn nhà một thời gian thì học ở đó. Nhưng dạy và học thì rất tốt. Năm lớp 4 tôi ra Hà Nội học ở trường Hoàng Văn Thụ ở Hoàng Mai, thời đó coi là ngoại thành Hà Nội.Tôi luôn được xếp nhất lớp. Chứng tỏ thầy Miêng ở Nghệ An dạy rất giỏi. Tuy vậy tôi phải học lại lớp 4 vì không đủ tuổi để thi lên lớp 5. Lớp 5 tôi học ở trường Phổ thông 2 phố Lý Thường Kiệt. Hết năm, người ta xóa sổ trường này, tôi về trường Vân Hồ học năm lớp 6, Bạn bè thời kỳ này, nay chẳng còn biết ai, ngoài diễn viên điện ảnh Tố Uyên (phim Con chim vành khuyên, vợ đầu của Lưu Quang Vũ).

Lớp 7 do gia đình chuyển nhà nên tôi lại học ở trường Thanh Quan B. Chủ nhiệm là thầy Vũ Hoàng Tuấn (con nhà văn Vũ Bằng). Thầy Tuấn dạy Văn và rất thích tôi đi theo đường văn nghiệp. Cấp 3 tôi học ở Chu Văn An, trường nổi tiếng nhất ở Hà Nội. Trường có hội trường, sân bóng đá, bể bơi (thực chất là quây một góc Hồ Tây), xưởng dạy nghề. Tôi học giỏi có lẽ là nhờ 3 năm cấp 1 thầy Miêng ở Nghệ An đã gieo vào tôi lòng đam mê kiến thức. Năm thì thi học sinh giỏi Văn, năm thì Toán, có năm lại thi Lý. Giỏi đều nhưng chả môn nào xuất sắc. Có lẽ vì tôi còn chơi cho đội tuyển bóng đá và tham gia ban văn nghệ của trường. Học ở Chu Văn An có thêm cái lợi là hay được các nhà văn .nổi tiếng đến nói chuyện . Chúng tôi được nghe Xuân Diệu và Trần Việt Phương nói chuyện nhiều lần.

Rồi cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng quan tâm . Có lần ông dự giờ Địa lý ở lớp tôi. Câu chuyện nổi tiếng “Đảo Hải Nam ở phía nam Việt Nam” đi đâu Thủ tướng cũng kể là xảy ra trong tiết học này. Thủ tướng kiểm tra kiến thức của học sinh , hỏi đảo Hải Nam ở phía nào của Trung Quốc rồi chỉ định bạn Ngọc trả lời. Ngọc nhút nhát đứng im như thóc. Một vài giọng nhắc phía nam phía nam, Thủ tướng chuyển câu hỏi : Thế đảo Hải Nam ở phía nào của Việt Nam?”. Bạn Ngọc cuống lên, vội nói như lời nhắc: “Phía nam ạ”. Thủ tướng cười ha hả.

Hết phổ thông, mỗi người chúng tôi phải làm 3 bộ hồ sơ tuyển sinh đại học chứ không phải thi. Học sinh miền nam làm 3 bộ riêng. Vậy là tôi làm 6 bộ. Kết quả là tôi có giấy gọi của 6 trường tôi liệt kê sau đây theo trình tự thời gian nhận giấy gọi: Trường TDTT Từ Sơn (chắc vì tôi hay đá bóng), Đại học Y Hà Nội (chắc vì trong lý lịch tôi khai mẹ là lương y), Tổng hợp Văn (chắc là do tôi đã có thơ đăng báo), Đại học Bách Khoa Hà Nội (chắc là do tôi tham gia văn nghệ hát hò kịch cọt, hồi đó Bách Khoa thích lấy người có thành tích văn thể), Đại học Giao thông Vận tải (chưa rõ lý do) và Trường Chuyên tu Ngoại ngữ Thanh Xuân.

Tôi nhập trường Thanh Xuân, ở nội trú.

4

Kim Notes lắng ghi chú

 

 


NGƯỜI ĐÀN BÀ XA LẠ
Phan Chí Thắng

Đó là tên bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Kramskoi, trên đó có hình người đàn bà trẻ ở Leningrad với cặp mắt to huyền bí dường như nhìn xuyên qua kẻ ngắm tranh, đến một nơi xa xăm nào đó.

Một tối mùa đông cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước , tôi lặng lẽ rời khách sạn , đi dạo dọc bờ sông Neva, con sông đang ngầm chảy dưới làn băng tuyết trắng. Khoan khoái hít sâu cái không khí trong lành và dễ chịu của mùa đông nước Nga, tôi muốn tìm một chút thư giản sau mấy ngày làm việc căng thẳng, đồng thời tranh thủ ngắm thành phố xinh đẹp do Pie Đại đế xây dựng lên với nhiều cung điện và tượng đài nổi tiếng mà tôi đã một lần ghé qua mười mấy năm trước đó.

Trên con đường vắng, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng bước chân mình lạo xạo trên tuyết. Tiếng lạo xạo đó đã trở thành kỷ niệm của những năm du học, trở thành một phần tuổi trẻ của tôi. Thỉnh thoảng một chiếc taxi lao vội, phá tan trong chốc lát sự yên tĩnh của con đường ven sông, xẹt lên vỉa hè những vệt tuyết bẩn. (Người ta phải rãi cát ra đường để chống trơn vào mùa băng giá).

Trong cái tĩnh lặng ấy, tôi dễ dàng nhận ra một người phụ nữ đã luống tuổi, vai hơi nghiêng vì phải xách một túi đồ khá nặng, lầm lũi bước những bước chân đều đặn cùng một hướng đi với tôi. Tôi rão bước đến gần bà, đề nghị:
– Cho phép tôi được xách giúp bà một đoạn.?
– Cám ơn ông , tôi tự lo được. Bà già ngước cặp mắt nhìn tôi , thoáng một chút nghi ngại.

Tôi hiểu được sự ái ngại của bà. Thời gian gần đây tình hình trật tự an ninh của Liên Xô xấu đi, người dân phải cảnh giác hơn với người lạ, đặc biệt là những người vùng Trung Á, nơi trình độ dân trí thấp hơn phần châu Âu của Liên Xô.

– Thưa bà, tôi là người Việt Nam. Hơn nữa tôi đoán túi đồ của bà không đáng để kẻ cướp quan tâm.
– Vậy xin phiền ông, ông tốt quá. Bà già bật cười trước cách diễn đạt của tôi, trao cho tôi túi đồ khá nặng, chắc là toàn những lọ mứt trái cây, dưa chuột muối và táo. Người đàn bà Nga nào chả hay xách những thứ đó?
– Ông mới ở Việt Nam sang hay làm việc ở đây?
– Tôi mới đến Leningrad được ba ngày, tôi là phiên dịch,
– Đúng rồi, ông nói tiếng Nga hay lắm.
– Cảm ơn bà có lời khen, tôi chỉ cố gắng làm tốt công việc của mình.
– Thế ông lưu lại khách sạn nào?
– Khách sạn Tháng Mười, thưa bà.
– Ồ, thế thì đoàn các ông là đoàn cấp cao rồi (Tôi không tìm thấy một chút mỉa mai nào trong giọng nói của bà).

Chỗ này tôi phải nói thêm với bạn đọc là ở Liên Xô cũ thành phố nào, tỉnh nào cũng có khách sạn Tháng Mười , đó chính là nhà khách của Đảng CSLX, nơi người khách nhiều khi chỉ phải ký ‘bông’ chứ không phải trả tiền cho mọi dịch vụ hảo hạng,
– Vâng, theo một nghĩa nào đó. Tên tôi là Thắng, bà có thể gọi là Victo cho dễ phát âm.
– Tôi là L. , tôi là giáo sư trường Múa Leningrad đã về hưu. Ở Việt Nam ông có biết hai học trò của tôi là Thủy và Cường không?
– Thật là một bất ngờ thú vị: tôi cùng học dự bị với hai người này , hiện họ là cán bộ chủ chốt của Trường Múa Việt Nam.
– Họ chẳng hề thư từ gì cho tôi cả, giọng bà lộ ra một chút xíu trách móc, mà có lẽ bà đã cố giấu đi.
– Mong bà thứ lỗi và thông cảm. Đất nước chúng tôi trãi qua hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, việc liên hệ với người nước ngoài đôi khi mang lại ít nhiều bất lợi.
– Tôi cũng đoán thế, chứ không bao giờ chúng nó có thể quên tôi. Giọng bà ấm trở lại. Thôi chết, ông có đi cùng đường với tôi không, có thể tôi đã làm phiền ông nhiều quá?.
– Không sao, tôi chỉ đi dạo, đường nào cũng là đi dạo. vả lại rất vui được nói chuyện với bà, bà làm tôi nhớ đến bà giáo tiếng Nga kính mến của tôi.

Cứ thế, chúng tôi một già một trẻ vừa đi vừa trò chuyện. Tôi lấy làm tiếc vì mình ít hiểu biết về lĩnh vực Ba lê, ít biết những tên tuổi nổi tiếng trên sàn múa nước Nga và sẽ đưa đất nước Nga đi về đâu, Tôi kín đáo quan sát khuôn mặt nhẹ nhõm, dáng di khoan thai và thanh thoát của người vũ công về già. Tôi không dám hỏi bà đi đâu một mình và trở về khuya khoắt trong cô đơn. Đó là phép lịch sự. Bà hỏi thăm tôi về gia đình, về các con tôi, không hẳn là vì phép lịch sự.

Không hiểu do đâu tôi bổng nhắc đến bức tranh Người đàn bà xa lạ, nhắc đến những tiểu thuyết có nhiều diễn biến gắn với Xanh Peterburg, rồi chúng tôi nói về danh hài Raikin của Leningrad. Bà tỏ ra là một người trò chuyện thú vị.

Bà bất ngờ dừng lại trước cửa một nhà chung cư:
– Tôi đã về đến nhà rồi, cảm ơn ông đã giúp đỡ. Chân thành chúc ông luôn hạnh phúc!
Tôi hiểu lời chúc của bà, chỉ những người ở tuổi bà mới ngộ rằng hạnh phúc là cái quan trọng nhường nào cho một đời người.
– Thay mặt tất cả những học trò Việt Nam của bà và tự đáy lòng xin chúc bà mạnh khỏe và mọi điều tốt đẹp nhất.

Bà chìa tay cho tôi bắt, bàn tay mảnh mai nhưng rắn chắc.

Dọc theo con đường ven sông tôi lững thững quay về khách sạn, Thỉnh thoảng một đôi tình nhân đi chơi về muộn, nàng ngã hẳn vào chàng như lấy thêm hơi ấm …

Dừng lại trước cửa khách sạn, tôi châm thuốc hút. Tính tôi là vậy, bao giờ cũng hút một điếu thuốc để ghi nhận một sự kiện sau này sẽ trở thành kỷ niệm khó quên.

Đúng là thế thật, mỗi khi tôi nhớ Liên Xô, nhớ nước Nga, nhớ Ucraina thì trong bao nhiêu hỗn độn của ký ức , bao giờ cũng hiện về hình ảnh người đàn bà xa lạ bên dòng sông Neva, người phụ nữ Nga mà số phận đã cho tôi được gặp, cho tâm hồn tôi một lần được trú ngụ trong cái hiền hòa và nhân hậu của người Nga.

Câu chuyện giống như trên có thể xảy ra không ít lần với mỗi người trong chúng ta, nó cũng chẳng có gì đặc biệt đáng viết ra cho người khác đọc. Song cuộc đời chúng ta lại đặc biệt ở chỗ nó được ghép lại bởi những sự kiện thoạt nhìn rất đổi bình thường.

(Trích Phan Chí Thắng 2016. 50 năm nhớ lại Nhà xuất bản Lao Động 2016; trang 193-197. Hoàng Kim chép lại và suy ngẫm ngày 16 4 2022, ngày khùng hoảng Nga Ucraina cuộc chiến tàn khốc tuần đỉnh điểm)

5

Anh Phan Chí Thắng viết ‘Đôi điều suy ngẫm” gần cuối sách “50 năm nhớ lại” (trang 191- 192) : “Liên Xô giúp ta đào tạo hàng vạn cán bộ đại học và trên đại học, chưa kể số trung cấp và công nhân kỹ thuật, và cũng chưa kể số cán bộ sĩ quan quân đội và công an. Trong đó có một số đã phát huy được năng lực. Nhiều người giữ cương vị cao trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, Qu


#CNM365 #CLTVN 2 THÁNG 6
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Chuyện đời Phan Chí Thắng; Bảo tồn và phát triển; Một gia đình yêu thương; Có một ngày như thế; Cuộc đời thành trang văn; Hậu duệ của mặt trời; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Thầy nghề nông chiến sĩ,  Giấc mơ thiêng cùng Goethe;Ngôi sao mai chân trời; Ngày 2 tháng 6 Quốc khánh Ý Nước cộng hoà ngày 2 tháng 6 năm 1946 đã thực hiện trưng cầu dân ý và ngày này trở thành ngày quốc khánh Ngày 2 tháng 6 năm 1953, Elizabeth II tiến hành nghi lễ đăng cơ làm Nữ vương, đây là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên được phát trên truyền hình. Nữ Hoàng Anh Elizabeth II sinh  ngày 21 tháng 4 năm 1926 là đương kim Nữ vương của 16 Vương quốc Thịnh vượng chung bao gồm Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ nguyên thủ, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, Lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandie, Lãnh chúa Đảo Mann. Quyền lực của bà về lý thuyết là rất lớn, tuy nhiên trên thực tế theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị. Bài chọn lọc ngày 2 tháng 6: #vietnamhoc, #Thungdung; Chuyện đời Phan Chí Thắng; Bảo tồn và phát triển; Một gia đình yêu thương; Có một ngày như thế; Cuộc đời thành trang văn; Hậu duệ của mặt trời; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Thầy nghề nông chiến sĩ,  Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Ngôi sao mai chân trời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-6/

Thầy bạn trong đời tôi
Bài thơ Viên đá Thời gian

CHUYỆN ĐỜI PHAN CHÍ THẮNG
Hoàng Kim
Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*)

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Bài thơ Viên đá Thời gian

(*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948:

Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.”

Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng

CHUYỆN DÀI CHƯA ĐẶT TÊN’
Phan Chi Thắng

Ghi chép này của
Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ:

” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

 

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)

ĐỌC 50 NĂM NHỚ LẠI’
Hoàng Kim


Tôi chép lại ‘chỉ là con hẻm nhỏ’ trong bản thảo “Chuyện dài chưa đặt tên”và bài đầu “Kỷ niệm 50 năm” với bài cuối “Người đàn bà xa lạ” có trong tập sách mỏng “50 năm nhớ lại” của anh Phan Chí Thắng để thỉnh thoảng đọc lại. Để thấu hiểu ai đó, sự thật và chính văn của họ là quan trọng nhất.
Lời thương cùng tháng nămChẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt? là khoảng lặng của tâm hồn, vấn vít sự suy ngẫm về thân phân, vận mệnh con người. ‘Chỉ là con hẻm nhỏ’ ‘tùy cơ, tùy vận. tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi, xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-50-nam-nho-lai

1

Lời thương cùng tháng năm
CHẲNG HIỂU SAO ÔNG ÚT LẠI CHẢY NƯỚC MẮT?
Hoàng Kim

Sự chậm rãi minh triết
Bài thơ Viên đá Thời gian.
Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt?
Tỉnh thức cùng tháng năm

Đọc ’50 năm nhớ lại’
Ngắm ‘Ngõ nhà Lão Hâm
Chuyện đời Phan Chí Thắng
Ai tỏ Ngọc Quan Âm.

Sự thật tốt hơn ngàn lời nói
Bài đồng dao huyền thoại
Chuyện cổ tích người lớn
Đi bộ trong đêm thiêng

Văn chương ngọc cho đời
Minh triết Hồ Chí Minh

xem tiếp 14 đường dẫn hình ảnh và tư liệu tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi/Lời thương cùng tháng nămChẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt?

Sự chậm rãi minh triếtBài thơ Viên đá Thời gian.
Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt.Tỉnh thức cùng tháng năm

LƯU DẤU CHÂN THỜI GIAN
Hoàng Kim


Hậu duệ của mặt trời
Lưu dấu chân thời gian
Dấu đời thành seo biển
Đi như một dòng sông
“Mọi lý thuyết đều xám
Chỉ cây đời tươi xanh
” (*)

Linh Giang sông quê hương
Lời thề trên sông Hóa
Đèo Ngang thăm thẳm nhớ
Nguồn Son nối Phong Nha

Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Sóc Trăng Lương Định Của
#Thungdung cụ Trạng Trình

Một gia đình yêu thương
Bảo tồn và phát triển
Ngày mới Ngọc cho đời
Bài đồng dao huyền thoại

(*) Goethe, trích dẫn tại Giấc mơ thiêng cùng Goethe ; Lưu dấu chân thời gian (ảnh RUCHUNG)

ảnh trang bìa và trang 2 sách Ông cháu kể chuyện Phan Chí Thắng. Hoàng Kim lời bình Bảo tồn và phát triển/ Hậu duệ của mặt trời/ Bài thơ Viên đá Thời gian/ Chuyện đời Phan Chí Thắng Mỗi dòng là mỗi đường dẫn, kết nối tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-nhu-mot-dong-song

2

CHỈ LÀ CON NGÕ NHỎ
Phan Chi
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022 lúc 22:04


Chỉ là con ngõ nhỏ như hàng ngàn con ngõ khác ở Hà Nội mà sao nó thân thương gần gũi đến thế. Đi đâu xa một ngày là ông lại nhớ ngõ nhà mình. Ông nhớ từng khe cống, từng mảng xi măng tróc lở và những vết ố trên tường.

Vì đây là nơi ông từng đẩy xe nôi đưa con ra ngoài thở không khí để đôi mắt con trong veo nhìn lên những khoảng trời xanh sót lại bên mái những ngôi nhà tầng.

Cũng ở đây con lon ton chạy chơi làm ông phải đuổi theo sợ con va vào xe máy.

Và bây giờ ngày hai buổi con đến trường và từ trường về nhà. Bước chân con ngàn lần dọc theo ngõ nhỏ.

Cuộc đời là những bước đi. Rồi con sẽ bước những bước dài hơn, mạnh mẽ hơn trên đường đời phía trước. Con sẽ trưởng thành, chàng trai của ông.

Con ngõ sẽ cũ kỹ, già nua giống ông. Nó cũng sẽ như ông, nhớ từng bước chân con trên đó.

Đã yêu yêu cả đường đi lối về. Giờ ông mới thực sự hiểu câu người xưa từng nói.

3

Kim Notes lắng ghi chú

 

 


KỶ NIỆM 50 NĂM
Phan Chí Thắng

Năm nay là tròn 50 năm tôi bước chân vào trường chuyên tu ngoại ngữ Thanh Xuân (nay là đại học Ngoại ngữ) để học tiếng Nga (sau này người ta gọi là khóa dự bị đại học) chuẩn bị sang Liên Xô học đại học.

Chuyện không có gì đặc sắc và gay cấn, chắc chắn là cũng tương tự nhiều bạn khác từng học ở Liên Xô. Nhưng cũng nên chép lại kẻo quên. Ở tuổi tôi , đó là một cách níu kéo cái trí nhớ cứ thích lãng lặng bỏ đi chơi, nhiều khi gọi mãi không về.

Đây là thể loại hồi ký song không phải là hồi ký của người nổi tiếng hoặc có cương vị xã hội. Tôi chỉ chép lại những gì xảy ra với chúng tôi, không thêm bớt, sự thật như thế nào viết lại thế. Với tâm thế thanh thản suy ngẫm lúc tuổi già. Không có ý định tập hợp các số liệu thống kê, thu thập những tình tiết, những câu chuyện xảy ra trước hoặc sau chúng tôi hoặc ở các trường khác hay thành phố khác của Liên Xô.

Thời chúng tôi học phổ thông 10 năm. từ lớp 1 đến hết lớp 3 tôi học ở Thịnh sơn, Anh Sơn , Nghệ An. Cả ba năm đó tôi học duy nhất một ông thầy ở nhiều địa điểm khác nhau. trường không ra trường, lớp không ra lớp. ai cho mượn nhà một thời gian thì học ở đó. Nhưng dạy và học thì rất tốt. Năm lớp 4 tôi ra Hà Nội học ở trường Hoàng Văn Thụ ở Hoàng Mai, thời đó coi là ngoại thành Hà Nội.Tôi luôn được xếp nhất lớp. Chứng tỏ thầy Miêng ở Nghệ An dạy rất giỏi. Tuy vậy tôi phải học lại lớp 4 vì không đủ tuổi để thi lên lớp 5. Lớp 5 tôi học ở trường Phổ thông 2 phố Lý Thường Kiệt. Hết năm, người ta xóa sổ trường này, tôi về trường Vân Hồ học năm lớp 6, Bạn bè thời kỳ này, nay chẳng còn biết ai, ngoài diễn viên điện ảnh Tố Uyên (phim Con chim vành khuyên, vợ đầu của Lưu Quang Vũ).

Lớp 7 do gia đình chuyển nhà nên tôi lại học ở trường Thanh Quan B. Chủ nhiệm là thầy Vũ Hoàng Tuấn (con nhà văn Vũ Bằng). Thầy Tuấn dạy Văn và rất thích tôi đi theo đường văn nghiệp. Cấp 3 tôi học ở Chu Văn An, trường nổi tiếng nhất ở Hà Nội. Trường có hội trường, sân bóng đá, bể bơi (thực chất là quây một góc Hồ Tây), xưởng dạy nghề. Tôi học giỏi có lẽ là nhờ 3 năm cấp 1 thầy Miêng ở Nghệ An đã gieo vào tôi lòng đam mê kiến thức. Năm thì thi học sinh giỏi Văn, năm thì Toán, có năm lại thi Lý. Giỏi đều nhưng chả môn nào xuất sắc. Có lẽ vì tôi còn chơi cho đội tuyển bóng đá và tham gia ban văn nghệ của trường. Học ở Chu Văn An có thêm cái lợi là hay được các nhà văn .nổi tiếng đến nói chuyện . Chúng tôi được nghe Xuân Diệu và Trần Việt Phương nói chuyện nhiều lần.

Rồi cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng quan tâm . Có lần ông dự giờ Địa lý ở lớp tôi. Câu chuyện nổi tiếng “Đảo Hải Nam ở phía nam Việt Nam” đi đâu Thủ tướng cũng kể là xảy ra trong tiết học này. Thủ tướng kiểm tra kiến thức của học sinh , hỏi đảo Hải Nam ở phía nào của Trung Quốc rồi chỉ định bạn Ngọc trả lời. Ngọc nhút nhát đứng im như thóc. Một vài giọng nhắc phía nam phía nam, Thủ tướng chuyển câu hỏi : Thế đảo Hải Nam ở phía nào của Việt Nam?”. Bạn Ngọc cuống lên, vội nói như lời nhắc: “Phía nam ạ”. Thủ tướng cười ha hả.

Hết phổ thông, mỗi người chúng tôi phải làm 3 bộ hồ sơ tuyển sinh đại học chứ không phải thi. Học sinh miền nam làm 3 bộ riêng. Vậy là tôi làm 6 bộ. Kết quả là tôi có giấy gọi của 6 trường tôi liệt kê sau đây theo trình tự thời gian nhận giấy gọi: Trường TDTT Từ Sơn (chắc vì tôi hay đá bóng), Đại học Y Hà Nội (chắc vì trong lý lịch tôi khai mẹ là lương y), Tổng hợp Văn (chắc là do tôi đã có thơ đăng báo), Đại học Bách Khoa Hà Nội (chắc là do tôi tham gia văn nghệ hát hò kịch cọt, hồi đó Bách Khoa thích lấy người có thành tích văn thể), Đại học Giao thông Vận tải (chưa rõ lý do) và Trường Chuyên tu Ngoại ngữ Thanh Xuân.

Tôi nhập trường Thanh Xuân, ở nội trú.

4

Kim Notes lắng ghi chú

 

 


NGƯỜI ĐÀN BÀ XA LẠ
Phan Chí Thắng

Đó là tên bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Kramskoi, trên đó có hình người đàn bà trẻ ở Leningrad với cặp mắt to huyền bí dường như nhìn xuyên qua kẻ ngắm tranh, đến một nơi xa xăm nào đó.

Một tối mùa đông cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước , tôi lặng lẽ rời khách sạn , đi dạo dọc bờ sông Neva, con sông đang ngầm chảy dưới làn băng tuyết trắng. Khoan khoái hít sâu cái không khí trong lành và dễ chịu của mùa đông nước Nga, tôi muốn tìm một chút thư giản sau mấy ngày làm việc căng thẳng, đồng thời tranh thủ ngắm thành phố xinh đẹp do Pie Đại đế xây dựng lên với nhiều cung điện và tượng đài nổi tiếng mà tôi đã một lần ghé qua mười mấy năm trước đó.

Trên con đường vắng, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng bước chân mình lạo xạo trên tuyết. Tiếng lạo xạo đó đã trở thành kỷ niệm của những năm du học, trở thành một phần tuổi trẻ của tôi. Thỉnh thoảng một chiếc taxi lao vội, phá tan trong chốc lát sự yên tĩnh của con đường ven sông, xẹt lên vỉa hè những vệt tuyết bẩn. (Người ta phải rãi cát ra đường để chống trơn vào mùa băng giá).

Trong cái tĩnh lặng ấy, tôi dễ dàng nhận ra một người phụ nữ đã luống tuổi, vai hơi nghiêng vì phải xách một túi đồ khá nặng, lầm lũi bước những bước chân đều đặn cùng một hướng đi với tôi. Tôi rão bước đến gần bà, đề nghị:
– Cho phép tôi được xách giúp bà một đoạn.?
– Cám ơn ông , tôi tự lo được. Bà già ngước cặp mắt nhìn tôi , thoáng một chút nghi ngại.

Tôi hiểu được sự ái ngại của bà. Thời gian gần đây tình hình trật tự an ninh của Liên Xô xấu đi, người dân phải cảnh giác hơn với người lạ, đặc biệt là những người vùng Trung Á, nơi trình độ dân trí thấp hơn phần châu Âu của Liên Xô.

– Thưa bà, tôi là người Việt Nam. Hơn nữa tôi đoán túi đồ của bà không đáng để kẻ cướp quan tâm.
– Vậy xin phiền ông, ông tốt quá. Bà già bật cười trước cách diễn đạt của tôi, trao cho tôi túi đồ khá nặng, chắc là toàn những lọ mứt trái cây, dưa chuột muối và táo. Người đàn bà Nga nào chả hay xách những thứ đó?
– Ông mới ở Việt Nam sang hay làm việc ở đây?
– Tôi mới đến Leningrad được ba ngày, tôi là phiên dịch,
– Đúng rồi, ông nói tiếng Nga hay lắm.
– Cảm ơn bà có lời khen, tôi chỉ cố gắng làm tốt công việc của mình.
– Thế ông lưu lại khách sạn nào?
– Khách sạn Tháng Mười, thưa bà.
– Ồ, thế thì đoàn các ông là đoàn cấp cao rồi (Tôi không tìm thấy một chút mỉa mai nào trong giọng nói của bà).

Chỗ này tôi phải nói thêm với bạn đọc là ở Liên Xô cũ thành phố nào, tỉnh nào cũng có khách sạn Tháng Mười , đó chính là nhà khách của Đảng CSLX, nơi người khách nhiều khi chỉ phải ký ‘bông’ chứ không phải trả tiền cho mọi dịch vụ hảo hạng,
– Vâng, theo một nghĩa nào đó. Tên tôi là Thắng, bà có thể gọi là Victo cho dễ phát âm.
– Tôi là L. , tôi là giáo sư trường Múa Leningrad đã về hưu. Ở Việt Nam ông có biết hai học trò của tôi là Thủy và Cường không?
– Thật là một bất ngờ thú vị: tôi cùng học dự bị với hai người này , hiện họ là cán bộ chủ chốt của Trường Múa Việt Nam.
– Họ chẳng hề thư từ gì cho tôi cả, giọng bà lộ ra một chút xíu trách móc, mà có lẽ bà đã cố giấu đi.
– Mong bà thứ lỗi và thông cảm. Đất nước chúng tôi trãi qua hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, việc liên hệ với người nước ngoài đôi khi mang lại ít nhiều bất lợi.
– Tôi cũng đoán thế, chứ không bao giờ chúng nó có thể quên tôi. Giọng bà ấm trở lại. Thôi chết, ông có đi cùng đường với tôi không, có thể tôi đã làm phiền ông nhiều quá?.
– Không sao, tôi chỉ đi dạo, đường nào cũng là đi dạo. vả lại rất vui được nói chuyện với bà, bà làm tôi nhớ đến bà giáo tiếng Nga kính mến của tôi.

Cứ thế, chúng tôi một già một trẻ vừa đi vừa trò chuyện. Tôi lấy làm tiếc vì mình ít hiểu biết về lĩnh vực Ba lê, ít biết những tên tuổi nổi tiếng trên sàn múa nước Nga và sẽ đưa đất nước Nga đi về đâu, Tôi kín đáo quan sát khuôn mặt nhẹ nhõm, dáng di khoan thai và thanh thoát của người vũ công về già. Tôi không dám hỏi bà đi đâu một mình và trở về khuya khoắt trong cô đơn. Đó là phép lịch sự. Bà hỏi thăm tôi về gia đình, về các con tôi, không hẳn là vì phép lịch sự.

Không hiểu do đâu tôi bổng nhắc đến bức tranh Người đàn bà xa lạ, nhắc đến những tiểu thuyết có nhiều diễn biến gắn với Xanh Peterburg, rồi chúng tôi nói về danh hài Raikin của Leningrad. Bà tỏ ra là một người trò chuyện thú vị.

Bà bất ngờ dừng lại trước cửa một nhà chung cư:
– Tôi đã về đến nhà rồi, cảm ơn ông đã giúp đỡ. Chân thành chúc ông luôn hạnh phúc!
Tôi hiểu lời chúc của bà, chỉ những người ở tuổi bà mới ngộ rằng hạnh phúc là cái quan trọng nhường nào cho một đời người.
– Thay mặt tất cả những học trò Việt Nam của bà và tự đáy lòng xin chúc bà mạnh khỏe và mọi điều tốt đẹp nhất.

Bà chìa tay cho tôi bắt, bàn tay mảnh mai nhưng rắn chắc.

Dọc theo con đường ven sông tôi lững thững quay về khách sạn, Thỉnh thoảng một đôi tình nhân đi chơi về muộn, nàng ngã hẳn vào chàng như lấy thêm hơi ấm …

Dừng lại trước cửa khách sạn, tôi châm thuốc hút. Tính tôi là vậy, bao giờ cũng hút một điếu thuốc để ghi nhận một sự kiện sau này sẽ trở thành kỷ niệm khó quên.

Đúng là thế thật, mỗi khi tôi nhớ Liên Xô, nhớ nước Nga, nhớ Ucraina thì trong bao nhiêu hỗn độn của ký ức , bao giờ cũng hiện về hình ảnh người đàn bà xa lạ bên dòng sông Neva, người phụ nữ Nga mà số phận đã cho tôi được gặp, cho tâm hồn tôi một lần được trú ngụ trong cái hiền hòa và nhân hậu của người Nga.

Câu chuyện giống như trên có thể xảy ra không ít lần với mỗi người trong chúng ta, nó cũng chẳng có gì đặc biệt đáng viết ra cho người khác đọc. Song cuộc đời chúng ta lại đặc biệt ở chỗ nó được ghép lại bởi những sự kiện thoạt nhìn rất đổi bình thường.

(Trích Phan Chí Thắng 2016. 50 năm nhớ lại Nhà xuất bản Lao Động 2016; trang 193-197. Hoàng Kim chép lại và suy ngẫm ngày 16 4 2022, ngày khùng hoảng Nga Ucraina cuộc chiến tàn khốc tuần đỉnh điểm)

5

Anh Phan Chí Thắng viết ‘Đôi điều suy ngẫm” gần cuối sách “50 năm nhớ lại” (trang 191- 192) : “Liên Xô giúp ta đào tạo hàng vạn cán bộ đại học và trên đại học, chưa kể số trung cấp và công nhân kỹ thuật, và cũng chưa kể số cán bộ sĩ quan quân đội và công an. Trong đó có một số đã phát huy được năng lực. Nhiều người giữ cương vị cao trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, trong hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống sản xuất kinh doanh, ở các trường đại học, viện nghiên cứu, các đoàn ca múa nhạc, thể thao, v.v… Nhưng số đông còn lại là chìm nghỉm trong cuộc mưu sinh, trong môi trường chưa hội đủ các yếu tố cần thiết cho công việc mà họ được đào tạo”.

(*)
Kim Notes lắng ghi chú (Anh Thắng đi học Nga dịp 1966 –1972. Hoàng Kim lớp nhỏ hơn và những năm 1971 lại xếp bút nghiên ra trận, nên sau này nhọc nhằn học ‘đúp 5 lớp” qua chuyện kể Thầy bạn là lộc xuân. Em cũng có duyên may sang học tập ở châu Âu khi đã luống tuổi, và có dịp đến Neva nhớ Pie Đại Đế Từ Mê Kông nhớ Nê Va. Hoàng Kim thật tâm đắc lời anh qua sự trãi nghiệm của riêng mình trong Giấc mơ thiêng cùng Goethe). .

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hat-gao-ngon-trong-chen-com-nguoi-dan.jpg

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim tặng anh Trần Mạnh Báo

Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi
Nhớ để mà thương cố gắng thôi
Nhà khoa học xanh gương trung hiếu
Người thầy chiến sĩ đức hi sinh
Dưới đáy đại dương là ngọc quý
Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh
Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện
Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tran-manh-bao.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Chaongaymoi.JPG

NGƯỜI THẦY KHOA HỌC XANH CHIẾN SĨ
Hoàng Kim
Lời cám ơn nhân lễ đón nhận 40 năm tuổi Đảng do Đảng bộ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh trao tặng ngày 4 tháng 4 năm 2014

Kính thưa đ/c Nguyễn Hay, Hiệu trưởng; Đ/c Huỳnh Thanh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; các đ/c trong Ban Chấp hành Đảng ủy; lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, đảng viên được nhận huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi là Hoàng Kim, hôm nay ngày 4 tháng 4 năm 2014 vinh dự được đón nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng đã ghi nhận quá trình 40 năm công tác của tôi từ ngày kết nạp Đảng trong quân đội 9 tháng 8 năm 1973 cho đến nay trãi qua các nhiệm vụ làm người chiến sĩ, nhà khoa học xanh và thầy giáo nghề nông. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là nôi đào tạo tôi từ năm 1977 đến năm 1981 và nơi tôi về giảng dạy cây lương thực từ năm 2006 đến nay. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là nơi tôi làm cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp suốt từ năm 1981 đến năm 2006, trong đó tôi có 20 năm làm phó giám đốc và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.”Bao năm Trường Viện là nhà/ Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương/ Một đời người một rừng cây/ Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”.

Tại diễn đàn này, tôi bày tỏ lòng trung thành vô hạn đối với Tổ Quốc, Nhân Dân và sự biết ơn chân thành đối với Đảng, Bác Hồ. Tôi biết ơn nôi sinh thành, nơi lập nghiệp, gia đình, đồng bào, đồng chí, thầy cô, bạn hữu, học sinh, sinh viên yêu quý. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời;Lương Định Của con đường lúa gạo, đã nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện tôi từ một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ thành một người con trung hiếu của đất nước. Tôi nguyện làm người hầy khoa học xanh chiến sĩ , tiếp tục dấn thân cho sự nghiệp đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp: Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa.

Điều tâm đắc nhất của tôi trong chặng đường 40 năm tuổi Đảng là “phúc hậu suốt đời làm việc thiệndấn thân làm người Thầy chiến sĩ, nhà khoa học xanh, góp phần chống giặc dốt, giặc ngoại xâm, giặc đói. Đối với tôi, đó là niềm vinh dự lớn! Tôi quan niệm rằng sự dấn thân cho sự nghiệp “đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí và xóa đói giảm nghèo ” là rất cơ bản và rất cấp thiết để góp phần chấn hưng Tổ Quốc, Dân tộc Việt tồn tại và phát triển. Tôi hạnh phúc được sinh ta trong một gia đình nông dân lao động lương thiện: cha tôi là người lính Vệ Quốc năm xưa, mẹ và anh chị đều là những người phúc hậu, anh trai tôi cũng là người lính, nhà bên vợ cũng vậy. Tôi đã nhận thức được ”Khi đất nước nguy biến thì không tiếc máu xương xả thân bảo vệ. Khi đất nước hòa bình thì gắng trau dồi làm người công dân phúc hậu, người thầy bạn tốt của công chúng, biết chăm lo chén cơm, việc học của người dân. Sống làm người tốt, làm đảng viên tốt!

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bui-cach-tuyen.jpg

Hoàng Kim Chúc mừng sinh nhật anh chị Tuyến Bùi CáchTuyet Tran. Mình thích ảnh này, hạnh phúc viên mãn. Mọi người ai cũng vui và… hơi né ra một tý, trân trọng niềm vui riêng tư. Chào ngày mới 2 tháng 6 .Hôm nay ngày có nhiều ký ức tuyệt vời https://cnm365.wordpress.com/category../chao-ngay-moi-2-thang-6-2/

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Người già kể chuyện sử thi
Kalovi Vary, Roma, Oregon
Thắp lên trong tôi ngọn lửa
Hoàng Kim

Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp
Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của
Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học
Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng
Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại
Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người
Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Goethe

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại
Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại
Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi  gặp Người ở CIMMYTMexico
phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với
Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng
Goethe
Ở FAO, Rome,
Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.


GIẤC MƠ VỀ ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em.

ĐIỂM HẸN
Bài ca chim ưng


May mắn là khi đã sẵn sàng nắm lấy cơ hội.
Luck is where preparedness meets opportunity.”
(ảnh của
Kent Weakley in Gold Beach, Oregon)

Con chim ưng trống đậu ở tổ, con chim ưng mẹ dạy con bay lên và con chim ưng non vút cao trên nền trời.

NGÔI SAO MAY MẮN CHÂN TRỜI
Hoàng Kim

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời!

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

Hoàng Kim

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

 

Số lần xem trang : 15263
Nhập ngày : 02-06-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007