Số lần xem
Đang xem 3281 Toàn hệ thống 9728 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Huế có Thiên Thụ Sơn, đó là câu chuyện dài. Tôi đã suy ngẫm chuyện điền dã và huyền tích này từ lâu nhưng chưa đủ nhân duyên và điều kiện để tường thuật lại cặn kẽ, nên tạm lưu ít thư mục nhõ không nỡ quên để thỉnh thoảng quay lại
Sau này vua Gia Long tại Huế đã chọn Thiên Thụ Sơn là hướng núi cho quần thể di tích cung điện và quần thể lăng mộ của triều đại vua chúa nhà Nguyễn , âu cũng là một câu chuyện kỳ thú. đầu tiên là hướng chính cho quần thể di tích kinh đô Huế đế lăng Trường cơ của chúa Nguyễn Hoàng và sau cùng là lăng mô của vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh.
Thuở đó, ông Cao Đức Phát sau là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng có thời gian ngắn “luân chuyển cán bộ” về An Giang, anh Lê Minh Tùng sau này là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và anh Ngô Vi Nghĩa, anh Bảy Dế vẫn thường lội ruộng cùng chúng tôi. Trong những câu chuyện miên man về văn hóa xã hội vùng Bảy Núi, tôi có loáng thoáng biết chuyện dì Ba trên đỉnh núi Mồ Côi Thiên Cấm Sơn, nhưng do mãi bận việc thực hiện các thí nghiệm dưới chân núi, như hình đầu trang, nên tôi chưa để ý.
Tu Phật tới Phú Yên
Tu Tiên lên Bảy Núi
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi
Bảy Núi là bảy ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn Tịnh Biên tỉnh An Giang. Tôi có một thuở đi về dưới chân núi này. Theo Nguyễn Văn Hầu 1955 trong sách “Thất Sơn mầu nhiệm” thì Bảy Núi gồm “Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm” là vùng đất thiêng nơi lưu truyền câu ca cổ “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” Vùng Bảy Núi xưa kia là đất của Chân Lạp, Chúa của đất Chân Lạp là Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại được ngôi vua. Nặc Ông Tôn để ta ơn đạ hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi cho chứa Nguyễn vào năm 1757. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nghe nói thuở xưa rất hoang vu, có câu chuyện rắn thần đánh cọp và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đã về lánh ẩn trên núi và đều bị Long Nhương thượng tướng quân Nguyễn Huệ truy bắt đuổi cùng giết tận tại đất này, chỉ còn người cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát được, sau này diệt nhà Tây Sơn và nối nghiệp nhà Nguyễn.
Bảy Núi là phên dậu nơi chốn biên thùy, vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“.
(*) Bắc thành thời vua Gia Long và vua Minh Mệnh có sách Bắc thành dư địa chí là bộ sách gồm bốn quyển do tiến sĩ Lê Công Chất (còn gọi là Lê Chất, ?-1826) quan tổng trấn Bắc thành biên soạn, có sự tham gia của các nho sĩ ở Bắc Hà, dưới thời vua Minh Mệnh. Lê Chất là võ tướng quê Bình Định lúc đầu theo Tây Son làm Đại đô đốc. Về sau ông theo Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) chống lại nhà Tây Sơn, giúp Nguyễn Vương lấy lại kinh đô Phú Xuân từ tay vua Quang Toản (con trai vua Quang Trung Nguyễn Huệ) và chiếm Bắc Hà (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ). Dưới triều vua Gia Long (1802-1819) Lê Công Chất được phong Khâm sai Chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân. Dưới triều Minh Mạng (1820-1840) ông được cử làm Tổng trấn Bắc Thành. Trong thời gian này ông đã biên soạn sách Bắc Thành địa dư chí có sự tham gia của các nho sĩ đương thời và theo sự chỉ đạo tổ chức của ông. Sau khi Lê Công Chất qua đời , vua Minh Mạng nghi ngờ Lê Công Chất rất hà khắc san bằng mồ mả, giết vợ con và tịch thu tài sản của ông.. Vua Tự Đức năm 1868 đã xóa án cho Lê Công Chất và truy phục chức vụ, tước vị cho ông . Sách Bắc Thành Địa Dư Chí được ông Vĩnh Xương Nguyễn Đông Khê sao lục bổ sung và viết bài tựa ( Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam Quyền 3, phương chí, trang 1103-1286)
NƠI NGUYỄN VƯƠNG THOÁT HIỂM
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn và sự thoát hiểm của Nguyễn Vương là một câu chuyện lạ. Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý đã kể cho tôi nghe một câu chuyện li kỳ, mà sự chỉ dẫn ấy, tôi đã kịp đúc kết chép lại trong chùm chuyên khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại.. Theo đó, Nguyễn Du không chịu phò tá nhà Nguyễn Tây Sơn mà chịu ra làm quan với vua Gia Long và vua Minh Mệnh của nhà Nguyễn Gia Miêu từ lúc vua Gia Long lên ngôi năm 1802 cho đến năm vua Minh Mệnh lên ngôi năm 1820 thì cả vua Gia Long và Nguyễn Du đều mất. Nguyễn Du là chú ruột người vợ thứ vua Gia Long.Nguyễn Du làm quan Du Đức Hầu luôn kề cận bên cạnh vua Gia Long trong phần lớn thời gian này (1802-1820) Việc chính của Nguyễn Du là bàn việc minh đạo với vua và chọn dâng sách cho vua Gia Long. Nguyễn Du trừ thời gian đầu (đã được bổ làm tri huyện Phù Dung, tri phủ Thường Tín, cai bạ Quảng Bình, đại học sĩ quản lý quốc tử giám, chánh sứ đi sứ nhà Thanh lần 1 thời vua Gia Long , và sắp làm chánh sứ đi sứ nhà Thanh lần 2 thời vua Minh Mệnh để báo tang vua Gia Long mất thì ông cũng mất), hầu hết thời gian còn lại của Nguyễn Du là làm Du Đức Hầu Chuyện Nguyễn Vương thoát hiểm tại Bảy Núi Thiên Cấm Sơn có ở trong ẩn ngữ chuyên khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại Vắn tắt câu chuyện này hệt như sự thoát hiểm trong gang tấc của thần tích Lưu Bị phi ngựa qua suối Đàn Khê sách Tam Quốc Diện Nghĩa . Chuyện đời hiểm nguy của Nguyễn Vương miên man ấy, phải lần tìm chuỗi ngọc Nguyễn Du niên biểu luận mới thấu hiểu, qua sự chỉ đường của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.
Tôi đi lạc vào một ngôi chùa cổ. Một công án kỳ lạ theo tôi mười năm qua. Nơi đây là chốn rất quen với tôi, và tôi biết rõ từ nhiều năm qua, nhưng không hiểu sao lại có rừng cây và ngôi chùa cổ này. Tôi bàng hoàng nhớ lại phía trước là nhà anh Ba Mùa, một người trồng và chọn giống khoai lang HL4 với vợ chồng tôi rất nhiều năm. Nay tuy anh đã mất, nhưng tôi vẫn nhớ nhà anh rất rõ, mà hôm nay tìm mãi không thấy. Phía sau trụ điện cao thế đối diện khu nhà máy Coca Cola là nhà của ông Ba Báu. Ông làm việc với tôi suốt ba năm học ở Trường với bảy năm về Viện và Trung Tâm Hưng Lôc. Nay mới sau ba mươi năm quay lại mà một nơi thân thuộc vậy, lại chợt dưng khác lạ, không thể tìm được nhà. Không thể tin nổi. Khu rừng rộng, tán cây cổ thụ cao và yên tĩnh. Tôi tìm mãi không thấy người quen và đường ra; xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-nhac-thuong-loi-hien/
Tôi chụp nhiều ảnh và nghĩ vẩn vơ trong rừng cây, rồi bất chợt gặp hai cháu bé nhỏ đi tới. Tôi vội bước tới để hỏi. Hai bé không chút sợ hãi dừng lại nhìn và cười với tôi. Bé gái lớn gọi: Hoàng Thành, anh đến đây. Có một bé trai lớn hơn chạy tới. Lũ trẻ chỉ cho tôi đến ngôi nhà ở góc vườn, và chạy ào đi chơi. Tôi vào gặp một cụ già, và chuyên như ở dưới đây. Cụ già quắc thước, mắt sáng, hiền từ hỏi tôi:
_ Thầy đi đâu tìm gì?
Tôi nhìn khuôn mặt như tiên ông của Cụ. Khuôn mặt Cụ dường như rất quen thân, và tôi đã từng gặp ở đâu đó, nhưng không thể nào nhớ được. Tôi bất giác kính trọng Cụ, và thưa:
– Dạ cháu là Hoàng Kim, sinh năm 1953, nơi sinh ở Làng Minh Lệ Quảng Bình, thường trú tại số nhà 80 khu Trung tâm, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cháu làm giảng viên chinh cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, cháu học ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc, và đi bộ đội từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 1 năm 1977. Sau khi chuyển ngành về học tiếp ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc và chuyển trường vào học tiếp ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1981, cháu tốt nghiệp kỹ sư nông học về làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Sau đó làm tiến sĩ và giám đốc Trung tâm ở đấy. Năm 2006, cháu chuyển từ Viện về Trường để dạy học. Cháu đang đi coi thi và đang tìm xem Từ Hải thật là ai?. Tôi trình bày thân phận mình và câu chuyện để cố tìm manh mối.
Cháu coi thi ba hôm. Vợ cháu khuyên là nên thuê nhà trọ gần điểm thi, vì nhà cháu ở xa nên để tránh kẹt xe trễ giờ cần lấy tiền bồi dưỡng coi thi trang trãi tiền thuê phòng trọ mà thực hiện tốt nhiệm vụ cho đúng giờ. Cháu đã thuê khách sạn rồi nhưng lại nhường phòng đã thuê cho hai mẹ con của một thí sinh ở miền Trung vào thi mà không đặt phòng trước. Cháu chuyển về thuê phòng ở chùa Châu Long, xa điểm thi hơn và đi về phải thuê xe ôm. Thật lạ là nơi xây nhà nghĩ chùa Châu Long ngày nay lại chính là nơi mảnh đất mà vợ chồng cháu đã chọn được Giống khoai Bí Đà Lạt, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4. Mảnh đất xây chùa Châu Long này là của chú Ba Báu trước đây vợ chống cháu sau khi ra trường định mua lập nghiệp nhưng sau đã chọn về ở đất Hưng Long Đồng Nai. Tối nay thầy Nguyễn Lân Dũng giục cháu sớm giúp phản biện cuốn sách thầy Ngô Quốc Quýnh sự thật về Nguyễn Du. Bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS.NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) làm cháu mộng mị. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Thầy Nguyễn Lân Dũng gọi điện và nhắn tin giục cháu sớm giúp cho nhận xét phản biện này. Cháu vừa thương quý kính trọng Thầy vừa nhận thấy luận điểm của thầy Ngô Quốc Quýnh cũng có lý có tình nên cháu định sớm viết bài đồng tình.
_ Nguyễn Du là Từ Hải?
Cụ già hỏi lại tôi về bình sinh và hành trạng Nguyễn Duvà đã ngăn tôi khoan vội đồng tình với nhận định của thầy Ngô Quốc Quýnh coi Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Cụ chất vấn tôi và lần lượt thảo luận tìm hiểu kỹ sự thật của 12 uẩn khúc chưa rõ. Đó là: Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi dần nhận ra Nguyễn Du là Từ Hải. Để khỏi mất thì giờ bạn đọc xin không nêu ra các chi tiết. Mời đọc Nguyễn Du tư liệu quý là bài 2 trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại của Hoàng Kim. Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình ngôi chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại”
_ “Khói hương” và “Hai ngả”
Cụ già hỏi tôi đã đọc sách của thầy Nguyễn Lân “Khói hương” và “Hai ngã” chưa? với những tác phẩm văn sử của Từ Ngọc “Cậu bé nhà quê” “Ngược dòng” “Nguyễn Trường Tộ” và “Những trang sử vẻ vang”? Tôi thưa với Cụ là tôi đã đọc rất kỹ “Vinh quang nghề Thầy” nhưng với các sách trên thì chưa đọc được vì nay những sách ấy rất khó tìm. Cụ cười và nói rằng, chuyện đang nóng hổi chỉ mới từ năm 1945 đến nay mà đã khó vậy, huống hồ câu chuyện Nguyễn Du trăng huyền thoại đã trải trên 253 năm để lần tìm bình sinh và hành trạng của ai đó cần đọc rất kỹ các sách mang giá trị sử thi của những tác giả đứng đắn, đối chiếu thời thế với niên biểu cuộc đời họ, mới hiểu được những ẩn ngữ trong trang sách họ viết. Ví như “Khói hương” và “Hai ngả” “Hồi ký giáo dục thầy Nguyễn Lân” có ở trong “Vinh quang nghề Thầy”. Cụ hỏi tôi có đọc kỹ đoạn Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim mong xây dựng một nước Quân chủ lập hiến và mong “các ông sẽ soạn giúp cho một bản hiến pháp”. “Anh em đã giao cho anh Đào Duy Anh soạn bản hiến pháp đó (bản hiến pháp chưa bao giờ thành hình)”. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim vì sao không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? Sau này, tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy Nguyễn Lân Dũng viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy” và câu chuyện đối thoại lạ lùng trong giấc mơ “Linh Nhạc thương người hiền”.
_ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
Tôi hỏi cụ già về tên tuổi và địa chỉ nơi này là chốn nào?. Cụ trả lời cụ là Linh Nhạc Phật Ý có duyên với tôi nên giúp sự tìm hiểu. Cụ cười bảo tôi: Thầy biết đây là đất quen, và thầy vốn nghề nông say mê Vườn Quốc gia Việt Nam lại ở rất gần Vườn Tao Đàn bạn quý mà thấy không đoán ra những cây này ở đâu à? Tôi thưa Cụ là vườn Cụ có nhiều cây quen tại Bảy Núi Thiên Cấm Sơn mà tôi có chín năm ở vùng ấy, cũng có một số kỳ hoa dị thảo của riêng vùng Đá Đứng chốn sông thiêngLàng Minh Lệ quê tôi. Cụ cười bảo Thiên Thụ Sơn ở Huế và Đại Lãnh nhạn quay về thầy đã ghé chưa ? Cây và hoa lá ở đây đã có mang về trồng tại Thiên Thụ Sơn ở Huế rồi đấy.
Chiều tối hôm sau, tôi ngẫu nhiên theo chỉ dẫu của cụ già trong giấc mơ, đã tìm thấy được ngôi chùa cổ Tổ Đình Phước Tường tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Ngôi chùa này lưu dấu tích của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.và vị thiền sư này quan hệ tới sự đã che giấu vua nhà Nguyễn thoát chết gang tấc bởi sự truy vết cũa nhà Tây Sơn. Hiện nay, Tổ Đình Phước Tường sư trụ trì là Thượng tọa Thích Nhật An. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/ 1993 .Ngày tiếp sau, khi coi thi đã hoàn thành trở vể nhà lại duyên may lại tình cờ gặp được Bố tát Nhựt Tông trên chuyến xe bus từ Suối Tiên đi ngã tư Bà Rịa- Vũng Tài. Tôi đã đổi ý không đi về nhà ở Hưng Thịnh Đồng Nai mà theo gót chân Bố tát vân du chùa Long Phước 98 Trần Xuân Độ, Phường 6 tại Núi Lớn, phía sau Thích Ca Phật Đài, thành phố Vũng Tàu, thăm thiền sư Thiện Lý, với anh Nguyễn Quốc Toàn Lão Quán Lục Vân Tiên giữa đời thường, để cùng luận bàn đạo Phật ngày nay và mang sách của thầy Nhựt Tông và mang sách Nguyễn Du của anh Toàn về nhà cặm cụi tra cứu tìm tòi.
Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi. Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.“
Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình. Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …
Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và còn nợ Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.
Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.:
Huế có Thiên Thụ Sơn, đó là câu chuyện dài. Tôi đã suy ngẫm chuyện điền dã và huyền tích này từ lâu nhưng chưa đủ nhân duyên và điều kiện để tường thuật lại cặn kẽ, nên tạm lưu ít thư mục nhõ không nỡ quên để thỉnh thoảng quay lại
Sau này vua Gia Long tại Huế đã chọn Thiên Thụ Sơn là hướng núi cho quần thể di tích cung điện và quần thể lăng mộ của triều đại vua chúa nhà Nguyễn , âu cũng là một câu chuyện kỳ thú. đầu tiên là hướng chính cho quần thể di tích kinh đô Huế đế lăng Trường cơ của chúa Nguyễn Hoàng và sau cùng là lăng mô của vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh.
Thuở đó, ông Cao Đức Phát sau là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng có thời gian ngắn “luân chuyển cán bộ” về An Giang, anh Lê Minh Tùng sau này là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và anh Ngô Vi Nghĩa, anh Bảy Dế vẫn thường lội ruộng cùng chúng tôi. Trong những câu chuyện miên man về văn hóa xã hội vùng Bảy Núi, tôi có loáng thoáng biết chuyện dì Ba trên đỉnh núi Mồ Côi Thiên Cấm Sơn, nhưng do mãi bận việc thực hiện các thí nghiệm dưới chân núi, như hình đầu trang, nên tôi chưa để ý.
Tu Phật tới Phú Yên
Tu Tiên lên Bảy Núi
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi
Bảy Núi là bảy ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn Tịnh Biên tỉnh An Giang. Tôi có một thuở đi về dưới chân núi này. Theo Nguyễn Văn Hầu 1955 trong sách “Thất Sơn mầu nhiệm” thì Bảy Núi gồm “Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm” là vùng đất thiêng nơi lưu truyền câu ca cổ “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” Vùng Bảy Núi xưa kia là đất của Chân Lạp, Chúa của đất Chân Lạp là Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại được ngôi vua. Nặc Ông Tôn để ta ơn đạ hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi cho chứa Nguyễn vào năm 1757. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nghe nói thuở xưa rất hoang vu, có câu chuyện rắn thần đánh cọp và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đã về lánh ẩn trên núi và đều bị Long Nhương thượng tướng quân Nguyễn Huệ truy bắt đuổi cùng giết tận tại đất này, chỉ còn người cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát được, sau này diệt nhà Tây Sơn và nối nghiệp nhà Nguyễn.
Bảy Núi là phên dậu nơi chốn biên thùy, vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“.
(*) Bắc thành thời vua Gia Long và vua Minh Mệnh có sách Bắc thành dư địa chí là bộ sách gồm bốn quyển do tiến sĩ Lê Công Chất (còn gọi là Lê Chất, ?-1826) quan tổng trấn Bắc thành biên soạn, có sự tham gia của các nho sĩ ở Bắc Hà, dưới thời vua Minh Mệnh. Lê Chất là võ tướng quê Bình Định lúc đầu theo Tây Son làm Đại đô đốc. Về sau ông theo Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) chống lại nhà Tây Sơn, giúp Nguyễn Vương lấy lại kinh đô Phú Xuân từ tay vua Quang Toản (con trai vua Quang Trung Nguyễn Huệ) và chiếm Bắc Hà (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ). Dưới triều vua Gia Long (1802-1819) Lê Công Chất được phong Khâm sai Chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân. Dưới triều Minh Mạng (1820-1840) ông được cử làm Tổng trấn Bắc Thành. Trong thời gian này ông đã biên soạn sách Bắc Thành địa dư chí có sự tham gia của các nho sĩ đương thời và theo sự chỉ đạo tổ chức của ông. Sau khi Lê Công Chất qua đời , vua Minh Mạng nghi ngờ Lê Công Chất rất hà khắc san bằng mồ mả, giết vợ con và tịch thu tài sản của ông.. Vua Tự Đức năm 1868 đã xóa án cho Lê Công Chất và truy phục chức vụ, tước vị cho ông . Sách Bắc Thành Địa Dư Chí được ông Vĩnh Xương Nguyễn Đông Khê sao lục bổ sung và viết bài tựa ( Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam Quyền 3, phương chí, trang 1103-1286)
NƠI NGUYỄN VƯƠNG THOÁT HIỂM
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn và sự thoát hiểm của Nguyễn Vương là một câu chuyện lạ. Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý đã kể cho tôi nghe một câu chuyện li kỳ, mà sự chỉ dẫn ấy, tôi đã kịp đúc kết chép lại trong chùm chuyên khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại.. Theo đó, Nguyễn Du không chịu phò tá nhà Nguyễn Tây Sơn mà chịu ra làm quan với vua Gia Long và vua Minh Mệnh của nhà Nguyễn Gia Miêu từ lúc vua Gia Long lên ngôi năm 1802 cho đến năm vua Minh Mệnh lên ngôi năm 1820 thì cả vua Gia Long và Nguyễn Du đều mất. Nguyễn Du là chú ruột người vợ thứ vua Gia Long.Nguyễn Du làm quan Du Đức Hầu luôn kề cận bên cạnh vua Gia Long trong phần lớn thời gian này (1802-1820) Việc chính của Nguyễn Du là bàn việc minh đạo với vua và chọn dâng sách cho vua Gia Long. Nguyễn Du trừ thời gian đầu (đã được bổ làm tri huyện Phù Dung, tri phủ Thường Tín, cai bạ Quảng Bình, đại học sĩ quản lý quốc tử giám, chánh sứ đi sứ nhà Thanh lần 1 thời vua Gia Long , và sắp làm chánh sứ đi sứ nhà Thanh lần 2 thời vua Minh Mệnh để báo tang vua Gia Long mất thì ông cũng mất), hầu hết thời gian còn lại của Nguyễn Du là làm Du Đức Hầu Chuyện Nguyễn Vương thoát hiểm tại Bảy Núi Thiên Cấm Sơn có ở trong ẩn ngữ chuyên khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại Vắn tắt câu chuyện này hệt như sự thoát hiểm trong gang tấc của thần tích Lưu Bị phi ngựa qua suối Đàn Khê sách Tam Quốc Diện Nghĩa . Chuyện đời hiểm nguy của Nguyễn Vương miên man ấy, phải lần tìm chuỗi ngọc Nguyễn Du niên biểu luận mới thấu hiểu, qua sự chỉ đường của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.
Tôi đi lạc vào một ngôi chùa cổ. Một công án kỳ lạ theo tôi mười năm qua. Nơi đây là chốn rất quen với tôi, và tôi biết rõ từ nhiều năm qua, nhưng không hiểu sao lại có rừng cây và ngôi chùa cổ này. Tôi bàng hoàng nhớ lại phía trước là nhà anh Ba Mùa, một người trồng và chọn giống khoai lang HL4 với vợ chồng tôi rất nhiều năm. Nay tuy anh đã mất, nhưng tôi vẫn nhớ nhà anh rất rõ, mà hôm nay tìm mãi không thấy. Phía sau trụ điện cao thế đối diện khu nhà máy Coca Cola là nhà của ông Ba Báu. Ông làm việc với tôi suốt ba năm học ở Trường với bảy năm về Viện và Trung Tâm Hưng Lôc. Nay mới sau ba mươi năm quay lại mà một nơi thân thuộc vậy, lại chợt dưng khác lạ, không thể tìm được nhà. Không thể tin nổi. Khu rừng rộng, tán cây cổ thụ cao và yên tĩnh. Tôi tìm mãi không thấy người quen và đường ra; xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-nhac-thuong-loi-hien/
Tôi chụp nhiều ảnh và nghĩ vẩn vơ trong rừng cây, rồi bất chợt gặp hai cháu bé nhỏ đi tới. Tôi vội bước tới để hỏi. Hai bé không chút sợ hãi dừng lại nhìn và cười với tôi. Bé gái lớn gọi: Hoàng Thành, anh đến đây. Có một bé trai lớn hơn chạy tới. Lũ trẻ chỉ cho tôi đến ngôi nhà ở góc vườn, và chạy ào đi chơi. Tôi vào gặp một cụ già, và chuyên như ở dưới đây. Cụ già quắc thước, mắt sáng, hiền từ hỏi tôi:
_ Thầy đi đâu tìm gì?
Tôi nhìn khuôn mặt như tiên ông của Cụ. Khuôn mặt Cụ dường như rất quen thân, và tôi đã từng gặp ở đâu đó, nhưng không thể nào nhớ được. Tôi bất giác kính trọng Cụ, và thưa:
– Dạ cháu là Hoàng Kim, sinh năm 1953, nơi sinh ở Làng Minh Lệ Quảng Bình, thường trú tại số nhà 80 khu Trung tâm, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cháu làm giảng viên chinh cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, cháu học ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc, và đi bộ đội từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 1 năm 1977. Sau khi chuyển ngành về học tiếp ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc và chuyển trường vào học tiếp ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1981, cháu tốt nghiệp kỹ sư nông học về làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Sau đó làm tiến sĩ và giám đốc Trung tâm ở đấy. Năm 2006, cháu chuyển từ Viện về Trường để dạy học. Cháu đang đi coi thi và đang tìm xem Từ Hải thật là ai?. Tôi trình bày thân phận mình và câu chuyện để cố tìm manh mối.
Cháu coi thi ba hôm. Vợ cháu khuyên là nên thuê nhà trọ gần điểm thi, vì nhà cháu ở xa nên để tránh kẹt xe trễ giờ cần lấy tiền bồi dưỡng coi thi trang trãi tiền thuê phòng trọ mà thực hiện tốt nhiệm vụ cho đúng giờ. Cháu đã thuê khách sạn rồi nhưng lại nhường phòng đã thuê cho hai mẹ con của một thí sinh ở miền Trung vào thi mà không đặt phòng trước. Cháu chuyển về thuê phòng ở chùa Châu Long, xa điểm thi hơn và đi về phải thuê xe ôm. Thật lạ là nơi xây nhà nghĩ chùa Châu Long ngày nay lại chính là nơi mảnh đất mà vợ chồng cháu đã chọn được Giống khoai Bí Đà Lạt, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4. Mảnh đất xây chùa Châu Long này là của chú Ba Báu trước đây vợ chống cháu sau khi ra trường định mua lập nghiệp nhưng sau đã chọn về ở đất Hưng Long Đồng Nai. Tối nay thầy Nguyễn Lân Dũng giục cháu sớm giúp phản biện cuốn sách thầy Ngô Quốc Quýnh sự thật về Nguyễn Du. Bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS.NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) làm cháu mộng mị. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Thầy Nguyễn Lân Dũng gọi điện và nhắn tin giục cháu sớm giúp cho nhận xét phản biện này. Cháu vừa thương quý kính trọng Thầy vừa nhận thấy luận điểm của thầy Ngô Quốc Quýnh cũng có lý có tình nên cháu định sớm viết bài đồng tình.
_ Nguyễn Du là Từ Hải?
Cụ già hỏi lại tôi về bình sinh và hành trạng Nguyễn Duvà đã ngăn tôi khoan vội đồng tình với nhận định của thầy Ngô Quốc Quýnh coi Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Cụ chất vấn tôi và lần lượt thảo luận tìm hiểu kỹ sự thật của 12 uẩn khúc chưa rõ. Đó là: Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi dần nhận ra Nguyễn Du là Từ Hải. Để khỏi mất thì giờ bạn đọc xin không nêu ra các chi tiết. Mời đọc Nguyễn Du tư liệu quý là bài 2 trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại của Hoàng Kim. Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình ngôi chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại”
_ “Khói hương” và “Hai ngả”
Cụ già hỏi tôi đã đọc sách của thầy Nguyễn Lân “Khói hương” và “Hai ngã” chưa? với những tác phẩm văn sử của Từ Ngọc “Cậu bé nhà quê” “Ngược dòng” “Nguyễn Trường Tộ” và “Những trang sử vẻ vang”? Tôi thưa với Cụ là tôi đã đọc rất kỹ “Vinh quang nghề Thầy” nhưng với các sách trên thì chưa đọc được vì nay những sách ấy rất khó tìm. Cụ cười và nói rằng, chuyện đang nóng hổi chỉ mới từ năm 1945 đến nay mà đã khó vậy, huống hồ câu chuyện Nguyễn Du trăng huyền thoại đã trải trên 253 năm để lần tìm bình sinh và hành trạng của ai đó cần đọc rất kỹ các sách mang giá trị sử thi của những tác giả đứng đắn, đối chiếu thời thế với niên biểu cuộc đời họ, mới hiểu được những ẩn ngữ trong trang sách họ viết. Ví như “Khói hương” và “Hai ngả” “Hồi ký giáo dục thầy Nguyễn Lân” có ở trong “Vinh quang nghề Thầy”. Cụ hỏi tôi có đọc kỹ đoạn Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim mong xây dựng một nước Quân chủ lập hiến và mong “các ông sẽ soạn giúp cho một bản hiến pháp”. “Anh em đã giao cho anh Đào Duy Anh soạn bản hiến pháp đó (bản hiến pháp chưa bao giờ thành hình)”. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim vì sao không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? Sau này, tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy Nguyễn Lân Dũng viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy” và câu chuyện đối thoại lạ lùng trong giấc mơ “Linh Nhạc thương người hiền”.
_ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
Tôi hỏi cụ già về tên tuổi và địa chỉ nơi này là chốn nào?. Cụ trả lời cụ là Linh Nhạc Phật Ý có duyên với tôi nên giúp sự tìm hiểu. Cụ cười bảo tôi: Thầy biết đây là đất quen, và thầy vốn nghề nông say mê Vườn Quốc gia Việt Nam lại ở rất gần Vườn Tao Đàn bạn quý mà thấy không đoán ra những cây này ở đâu à? Tôi thưa Cụ là vườn Cụ có nhiều cây quen tại Bảy Núi Thiên Cấm Sơn mà tôi có chín năm ở vùng ấy, cũng có một số kỳ hoa dị thảo của riêng vùng Đá Đứng chốn sông thiêngLàng Minh Lệ quê tôi. Cụ cười bảo Thiên Thụ Sơn ở Huế và Đại Lãnh nhạn quay về thầy đã ghé chưa ? Cây và hoa lá ở đây đã có mang về trồng tại Thiên Thụ Sơn ở Huế rồi đấy.
Chiều tối hôm sau, tôi ngẫu nhiên theo chỉ dẫu của cụ già trong giấc mơ, đã tìm thấy được ngôi chùa cổ Tổ Đình Phước Tường tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Ngôi chùa này lưu dấu tích của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.và vị thiền sư này quan hệ tới sự đã che giấu vua nhà Nguyễn thoát chết gang tấc bởi sự truy vết cũa nhà Tây Sơn. Hiện nay, Tổ Đình Phước Tường sư trụ trì là Thượng tọa Thích Nhật An. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/ 1993 .Ngày tiếp sau, khi coi thi đã hoàn thành trở vể nhà lại duyên may lại tình cờ gặp được Bố tát Nhựt Tông trên chuyến xe bus từ Suối Tiên đi ngã tư Bà Rịa- Vũng Tài. Tôi đã đổi ý không đi về nhà ở Hưng Thịnh Đồng Nai mà theo gót chân Bố tát vân du chùa Long Phước 98 Trần Xuân Độ, Phường 6 tại Núi Lớn, phía sau Thích Ca Phật Đài, thành phố Vũng Tàu, thăm thiền sư Thiện Lý, với anh Nguyễn Quốc Toàn Lão Quán Lục Vân Tiên giữa đời thường, để cùng luận bàn đạo Phật ngày nay và mang sách của thầy Nhựt Tông và mang sách Nguyễn Du của anh Toàn về nhà cặm cụi tra cứu tìm tòi.
Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi. Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.“
Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình. Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …
Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và còn nợ Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.
Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.:
Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”
Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoạicho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.
Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.
Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau
Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại
Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoạicho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.
Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.
Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau
1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.
2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.
3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết
4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796)Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.
5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .
6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.
7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.
8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.
9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên).
10. Tôi tin Nguyễn Du trăng huyền thoại sẽ có những người trung thực, cao quý duyệt lại và bổ túc cho khảo cứu nhọc nhằn, lấm bụi thời gian này. Tôi kính trọng được trao lại những trang viết tuy chưa tới đích nhưng tâm nguyện tốt và đúng hướng, giúp cho những người nghiên cứu nghiêm cẩn, tận tụy tiếp tục sự tìm tòi làm sáng lên sự thật và nhân cách cao quý của những bậc hiền nhân. Họ là ngọc cho đời, chọn lối sống phúc hậu, an nhiên, tri túc, thanh đạm, đạt hiếu trung đầy đủ, nhưng vì thời thế nhiễu loạn, nên ngọc trong đá, vàng lầm trong cát đấy thôi
Tài liệu tham khảo chính
1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/
NHỚ ĐÀN KHÊ LƯU BỊ
Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý nhắc chuyện “Nhớ Đàn Khê Lưu Bị: và khuyên tôi cố gắng ‘tận nhân lực tri thiên mệnh’. Người ấy có vị thần nào bảo hộ vậy?, chính là khoảnh khắc sinh tử ấy.
“Đích Lô vốn là ngựa của Trương Vũ, một tướng dưới trướng danh sĩ dòng dõi hoàng tộc thời nhà Hán là Lưu Biểu. Sau này, Trương Vũ phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.
Lưu Bị cưỡi ngựa Đích Lô vượt suối Đàn Khê.
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng “con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý”. Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền lấy ngựa cho ông.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này “có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ”, còn nói rằng “Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết” chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Người hầu của Lưu Bị đem tin “ngựa sát chủ” nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi Khoái Việt và Thái Mạo muốn dồn Lưu Bị vào chỗ chết, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàn Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên “Đích Lô sát chủ” ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: “Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!“. Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện “Đích Lô sát chủ” , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.
Sau này, khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu sĩ của Lưu Bị, già yếu quá, để thể hiện sự trọng dụng, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.“
“Thấu hiểu sử thi là người có tư mệnh. Thoát hiểm chỉ gang tấc phải là người có phúc phận. “:
“Vấn đề Tây Nguyên về nhiều phương diện là một vấn đề lớn lại có những đặc trưng riêng trong sự phát triển chung của cả nước. Vấn đề này vốn đã không hề đơn giản, nay đã càng trở nên hết sức phức tạp, khó khăn, có thể còn khó khăn lâu dài, với những diễn biến cũng có thể còn chưa lường được hết và còn bất ngờ. Song vấn đề cũng có thể trở nên đơn giản hơn, vẫn có thể có lối ra, nếu ta dám thật sự nhìn lại tình hình một cách khách quan, nhận ra sai lầm lớn lẽ ra hoàn toàn có thể không mắc phải nếu biết tôn trọng thực tế và biết lắng nghe, từ đó nghiêm túc xác định lại quan điểm đúng, để có cách nhìn và cách hành xử thích hợp, đặc biệt biết thật sự tôn trọng các dân tộc bản địa Tây Nguyên, một bộ phận tuy có đến chậm hơn nhưng từng gắn bó rất sâu sắc, có đóng góp hết sức to lớn trong tiến trình lịch sử gian nan mấy thế kỷ qua của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Tây Nguyên nếu không thật sự đặt quyền lợi của các dân tộc bản địa lên trên hết, là mục tiêu hàng đầu của mọi kế hoạch phát triển, thì chắc chắn không việc gị có thể thành công, sẽ thất bại tất yếu, thậm chí có thể đi đến thảm họa”. “ Nhà Tây Nguyên học xuất sắc Jacques Dournes có một câu bất hủ khi nói về Tây Nguyên, ông viết: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”. Đối với Tây Nguyên, cần một sự hiểu biết và một tình yêu đầy sự tôn trọng thật sự, một sự tôn kính chân thành và đấy ưu tư đối với một vùng đất và một vùng văn hoá vào loại độc đáo nhất còn lại trên đất nước ta và trên thế giới ngày nay.“.”Cần có một tình yêu đầy tôn trọng như vậy, để ra sức tìm hiểu sâu sắc vùng đất và người hết sức quan trọng và vô cùng đặc sắc này, từ đó mà có chủ trương và hành động đúng, mới mong có thể thoát ra khỏi bế tắc hiện tại, đưa Tây Nguyên vững chắc vào tiến trình phát triển chung của đất nước, vì Tây Nguyên, và vì cả nước“.
“Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước”
“Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng. Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên. Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan. Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngửa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn“.
NGUYÊN NGỌC ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM
Nguyên Ngọc cuộc đời và tác phẩm có thật nhiều điều đáng đọc lại và suy ngẫm: Đó là khối lượng đồ sộ tác phẩm Nguyên Ngọc với các bài viết của bạn hữu, người đương thời nói và viết về ông, rất nhiều khen, nhưng cũng có người chê. Tôi ấn tượng nhất và thường đọc lại hơn cả là hai bài trên Phát triển bền vững ở Tây Nguyên; Nước mội rừng xanh và sự sống và có trích dẫn dưới đây để thỉnh thoảng tự chính mình đọc lại. Kể cả những bài mới đây nhất và cũng thuộc loại nhậy cảm nhất là “Con người nào thì làm ra văn hóa ấy …” (bài viết trên VHNA).
Những phản biện của Cụ Nguyên Ngọc như quan gián nghị đại phu cương trực xưa, thuốc đắng khó uống, chối tai khó nghe, nhưng thật uyên thâm, mạch lạc và sâu sắc. Chúng ta không phải điều nào cũng đồng tình với Cụ nhưng xã hội và minh quân cần những lời khó nghe ấy, đó là chính kiến và chỉ dấu trí tuệ. “Con người nào làm ra văn hóa ấy…” cụ Nguyên Ngọc đã cảnh báo sớm những khác biệt và biến thái trong định hướng đầu tư phụ thuộc vào con người và tầm văn hóa. Vụ Sơn Trà và điểm nóng Đà Nẳng bùng phát mới đây (2017) và đã xử lý năm 2020 thì trước đó năm 2006, ông đã cảnh báo “Phát triển bền vững là phát triển một cách có văn hóa” Các làng ven đô đang bị các khu công nghiệp (và biệt thự biển) mọc lên với tốc độ ngày càng nhanh nuốt chững hết đất, và cùng với đất là văn hóa lâu đời của các xứ đất ấy. họ đổ ra thành phố với một cục tiền đền bù chưa bao giờ cầm được to tướng đến vậy nhưng không còn đất, và đương nhiên cả cái văn hóa nghìn đời của đất ấy. Họ đổ ra thành phố, bơ vơ, vô nghề nghiệp, và điều này có thể nguy hơn nữa: bổng trở thành ‘vô văn hóa’ luôn. Văn hóa không phải theo nghĩa dăm ba chữ học hành, mà theo nghĩa những gì hàng nghìn năm con người đã tạo nên được cho tâm hồn mình do vật lộn và gắn bó sinh tử với đất mẹ quê hương. (Nguyên Ngọc lắng nghe cuộc sống NXB Văn Nghệ trang 163-175)
Cụ Nguyên Ngọc về Tây Nguyên ngày nay lúc cụ đã luống tuổi. Cụ ăn lẩu phố Núi và lưu ảnh kỷ niệm với nhà văn Tây Nguyên Văn Công Hùng, với đôi mắt nhìn thẳng trực diện tinh tường. Cụ bút lực trên 88 tuổi vẫn chưa suy giảm và vẫn trên đường xa. .
Kỷ niệm với thầy bạn quý ở Tây Nguyên. Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất. Lắng nghe cuộc sống để thấu hiểu
Đến với Tây Nguyên mới láng nghe cuộc sống, cùng những thầy bạn ưu tú dấn thân cho nghề nông và lưu lại những trang đời lắng đọng. Phát triển bền vững ở Tây Nguyên; Nước mội rừng xanh và sự sống; Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất thế hệ chúng tôi đọc tai đây
TRẦN ĐĂNG KHOA: TỐT VÀ TÀI ĐẾN NHƯ NGUYÊN NGỌC Báo An Giang đăng bài của Trần Đăng Khoa
“Một người chuyên viết về người tốt, việc tốt, tài đến như Nguyên Ngọc, tốt đến như Nguyên Ngọc, không hiểu sao, lại có những người rất tốt, cứ nghi ngờ và thậm chí khăng khăng khẳng định Nguyên Ngọc là một người không tốt hoặc rất …không tốt” – Trần Đăng Khoa.
Cũng như Nguyễn Thi, Nguyên Ngọc vào chiến trường khi đã là một nhà văn nổi tiếng. Tác phẩm đầu tiên của ông là cuốn tiểu thuyết Đất nước đứng lên, viết về anh hùng Núp. Cuốn sách vừa ra đời đã có tiếng vang lớn. Và cũng từ đấy hình thành một lối viết của Nguyên Ngọc theo kiểu Nguyên Ngọc. Lối viết này quán xuyến suốt một đời cầm bút của ông và có ảnh hưởng tới nhiều nhà văn sau ông. Đó là viết về người thật việc thật và người tốt việc tốt. Nhân vật của Nguyên Ngọc đều bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thật trong cuộc sống chiến đấu của nhân dân mà ông từng tham dự.
Chân dung nhà văn Nguyên Ngọc. Tranh Đinh Quang Tỉnh
Sau tiểu thuyết Đất nước đứng lên, là tập truyện ngắn Rẻo cao. Đây mới thật sự là kiệt tác của Nguyên Ngọc. Tập sách rất mỏng, chỉ phong phanh chừng một trăm trang, gồm có sáu truyện ngắn, mà truyện nào cũng đặc sắc. Bây giờ đọc lại vẫn còn thấy rất hay, vẫn không cũ. Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn người ở tài văn. Không có thực tài, không thể viết được thế.
Lần giở những trang sách của Nguyên Ngọc, không hiểu sao, tôi cứ nghĩ đến Tố Hữu và Phạm Tuyên. Cũng như thơ Tố Hữu, ca khúc Phạm Tuyên, Nguyên Ngọc viết văn bằng hồn mình và cái hồn ấy thuộc về cách mạng. Ông bám sát các vấn đề lớn của chính trị, phục vụ trực tiếp các nhiêm vụ chính trị mà tác phẩm vẫn vượt qua được sự minh hoạ, vẫn thành tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Không ít tác phẩm có giá trị lâu dài. Những vấn đề lớn mà Tố Hữu quan tâm cũng là những vấn đề Nguyên Ngọc đề cập đến trong hầu hết các sáng tác của mình..
Có thể nói Nguyên Ngọc là một Tố Hữu trong văn xuôi, cũng như Phạm Tuyên là Tố Hữu trong âm nhạc. Cùng có tài, cùng dâng hiến trọn vẹn tài năng của mình cho đất nước, cho Đảng, vậy mà số phận của mỗi người khác nhau biết bao. Âu đó cũng là lẽ đời. Tố Hữu viết:
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành
Ta cũng gặp ý tưởng đó trong Rừng xà nu, một truyện ngắn rất hay của Nguyên Ngọc thời chống Mỹ. Bao lớp cha con nối nhau đánh giặc, bảo vệ cán bộ của Đảng. Nói như cụ Mết: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Mỹ Diệm treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng. Anh Xút chết, anh Quyết thay. Nối tiếp anh Quyết là Tnú. Cũng như Mai chết thì có Dít lớn dậy.
Đúng là Lớp cha trước, lớp con sau, mấy thế hệ nối tiếp nhau đánh giặc, bảo vệ buôn làng, bảo vệ Đảng. Nguyên Ngọc còn trung thành với ý tưởng này ngay cả trong từng đoạn văn tả cảnh rừng xà nu: “Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”…
Truyện của Nguyên Ngọc hầu hết là thế. Ông ca tụng chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ông rất gần với Tố Hữu và Phạm Tuyên. Và cũng như Tố Hữu và Phạm Tuyên, bút pháp ông nhất quán, trước sau như một, không thay đổi, không quay quắt. Trong khi đó, có không ít cây bút chuyển hướng, hoặc thay đổi cách tiếp cận hiện thực để thu hút sự chú ý của bạn đọc. Trước viết người tốt việc tốt thì sau viết người xấu việc xấu. Nguyên Ngọc không thế. Suốt đời dường như ông chỉ viết truyện người tốt việc tốt. Ngay cả khi dựng nhân vật tiểu thuyết, ông cũng tựa trên những con người có thật, những sự kiện có thật ở ngoài đời.
Còn nhớ năm 1969, Nguyên Ngọc cho ra cuốn Đất Quảng tập I. Cuốn sách được bạn đọc đón nhận rất nồng nhiệt. Nguyên Ngọc kể về cuộc chiến đấu của những người bám trụ ở vùng ven thành phố Đà Nẵng. Đó cũng là vùng đất hoạt động của ông. Nguyên Ngọc xuống đó không phải để làm một nhà văn đi thực tế mà ông là một người lính chiến, bám trụ thật sự. Đó là một địa bàn khốc liệt.
Để bảo vệ khu sân bay và thành phố Đà Nẵng, địch ủi trắng cả một vùng xung quanh. Chúng lùa dân vào ấp chiến lược. Chúng nã pháo vào vành đai trắng, chỉ một rảnh lá khô bất thường, chúng cũng cho trực thăng tới bắn. Người dân phải tìm mọi cách trụ lại. Họ rải lá khô cho địch bắn. Bắn mãi cũng chẳng thấy có gì. Họ cắm lá xanh rồi trồng cây xanh. Giặc bắn mãi, hoá quen, quen đến phát nản.
Cứ thế, bằng chính máu xương mình, dân lấn dần từng bước. Rồi họ đào hầm. Dựng lều bám trụ. Dân có trụ được thì cách mạng mới có đất mà trở về. Ngày nào cũng có người chết. Nhưng dân vẫn trụ vững.
Nguyên Ngọc nằm ở đây hai năm. Ông cùng dân chống càn, rồi chỉ huy dân đánh địch. Khi đồng chí Bí thư Đảng uỷ hy sinh, Nguyên Ngọc thay luôn làm Bí thư. Ông chiến đấu, bám trụ như một người lính kiên cường. Rồi ông ghi lại cuộc chiến đấu ấy. Đó là tiểu thuyết Đất Quảng tập I.
Trong số những người bám trụ ở vành đai này, Nguyên Ngọc rất quý Phan Văn Giả, Phó Bí thư đảng uỷ. Anh cùng nằm hầm bí mật với ông, cùng kề vai chiến đấu với ông. Khi Nguyên Ngọc phải rút về quân khu, chuyển sang vùng hoạt động khác, anh thay ông làm Bí thư. Đó là một người lính dũng cảm, mưu trí, chiến đấu rất kiên cường.
Anh là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Đất Quảng. Khi vào tiểu thuyết, Nguyên Ngọc đổi tên anh là Thiệt. Bí thư Thiệt. Khi ở tập I tiểu thuyết Đất Quảng, Thiệt mới chỉ lấp ló xuất hiện. Anh sẽ là nhân vật trung tâm, là linh hồn của Đất Quảng tập II. Cuốn sách ấy Nguyên Ngọc đã viết xong. Ông cũng đã cho in một số chương trên báo Văn nghệ thời ấy.
Nhưng điều đau xót là sau đó, tổ chức Đảng tắm trong biển máu, tưởng không thể vực lên được. Địch nhổ hết cơ sở cách mạng. Bí thư Giả bị địch bắt và anh đã đầu hàng. Tất nhiên, anh là người còn lại cuối cùng. Anh chỉ khai những cơ sở đã bị xoá sổ, những con người đã bị địch giết. Bởi thế, việc đầu hàng, khai báo của Giả cũng không gây thiệt hại gì thêm cho cách mạng, nhưng đối với Nguyên Ngọc, thì đó lại là một tổn thất không gì bù được.
Tại sao một con người quả cảm mà ông yêu mến, tin tưởng như thế lại đầu hàng địch? Nguyên Ngọc đau xót lắm. Phản bội Cách mạng, phản bội Đảng là một tội lỗi không thể tha thứ được. Và như thế trong ông, bí thư Thiệt thực sự đã chết. Anh ta chẳng còn lý do gì để có thể tồn tại. Nguyên Ngọc đốt luôn cả cuốn sách đã viết xong. Bây giờ ông cũng không có ý định viết lại tập II nữa. Nhân vật của ông đã chết trong ông thì cuốn sách coi như cũng đã chết. Vì vậy mà Đất Quảng thành cuốn sách dang dở.
Nhưng Nguyên Ngọc vẫn đau đáu với đề tài chiến tranh Cách mạng ấy. Ông vẫn trung thành với lối viết đã có của mình. Nghĩa là vẫn viết người thật việc thật, người tốt việc tốt. Những tác phẩm gần đây nhất của ông, ông còn để nguyên cả đống tư liệu mà chả cần phải hư cấu hay dàn dựng thêm gì. Khi hiện thực tự nó đã đủ là một vẻ đẹp thì người viết không cần phải tô vẽ thêm nữa.
Đó là tập Đường mòn trên biển, kể về những người lính cảm tử của lữ đoàn 125 Hải quân, bí mật chuyên chở vũ khí vào Nam trong những năm chiến tranh, và tập Cát cháy, cũng lại viết về cuộc chiến đấu của những người bám trụ ở vùng Đất Quảng khốc liệt. Một đống tư liệu ngổn ngang bề bộn mà đọc lại rất hấp dẫn. Đấy là sức hấp dẫn của sự thật trần trụi, cũng là sự hấp dẫn của một tài năng. Phải nói đó là những tập sách hay của văn học ta hiện nay. Hai bút ký đặc sắc của ông vừa in trên báo Văn nghệ: ABôc ở Mường Hon và Lửa nguyên thuỷ cũng vẫn một bút pháp như vậy.
Bấy lâu nay, không ít người cứ dị ứng với loại truyện người tốt việc tốt. Thậm chí có người còn cực đoan cho đó không phải là văn chương thứ thiệt. Nguyên Ngọc là một trường hợp thú vị cho thấy sự thật lại không phải như vậy. Mới hay, văn chương thật bí hiểm. Nó đâu có như một số người vẫn nghĩ. Thực tình, cách viết của Nguyên Ngọc đâu có mới mẻ gì. Ông cũng chẳng phải là người cách tân hay cấp tiến gì gì. Ông vẫn viết như chúng ta đã từng viết trong những năm Sáu mươi của…thế kỷ trước.
Có đến hàng trăm nhà văn viết như ông. Nhưng rồi cũng có đến hàng trăm nhà văn sẽ bị thời gian đào thải. Có chăng chỉ còn lại một đôi người. Trong số rất ít người còn lại ấy, chắc chắn có Nguyên Ngọc. Nguyên Ngọc tồn tại được là nhờ tài văn. Mới hay tài văn và sự chân thành của tấm lòng người viết là vô hạn quan trọng. Vấn đề không phải viết về cái gì mà là viết như thế nào.
Điều đáng sợ nhất của văn chương ta là căn bệnh nhạt. Đó là căn bệnh trầm kha, nguy hiểm vì rất khó chữa. Nó không phải là cái xấu để người ta có thể dễ nhận biết và loại bỏ. Nó chỉ nhạt nhèo, không có sắc thái và cá tính. Nhưng nó lại được nhiều nhà quản lý, lãnh đạo ủng hộ vì nó luôn bảo đảm sự ổn định và an toàn. Nó yếu đuối, không có sinh khí, nhưng lại có sức mạnh trong việc làm băng hoại mọi sự sáng tạo.
Nguyên Ngọc luôn dị ứng với căn bệnh ấy. Ông bộc lộ thái độ của mình qua hàng loạt những bài viết và cả các bài trả lời phỏng vấn. Còn sáng tác, ông vẫn viết theo lối cũ. Văn Nguyên Ngọc là một dạng văn có ma lực. Giản dị, chắt lọc và trong veo. Đó cũng là dòng văn chủ đạo rất cần có trong đời sống của chúng ta hiện nay.
Tuy nhiên nếu cả nền văn học mà nhìn đâu cũng chỉ thấy một kiểu Nguyên Ngọc thì cũng thật đáng sợ. Vì nó lại có gì như là không bình thừơng. Trong khi đó chúng ta lại rất cần sự đa dạng phong phú trong các giọng điệu cũng như bút pháp và cách tiếp cận hiện thực. Bởi hiện thực vốn như thế. Nó bao giờ cũng phong phú, đa dạng và phức tạp. Hình như Nguyên Ngọc hiểu điều này thấm thía hơn bất cứ ai.
Bởi thế, mà ông yêu mến, ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh… Đó là những tài văn hoàn toàn khác ông, thậm chí phong cách sáng tác ngược hẳn với ông. Chấp nhận và ủng hộ những tài năng hoàn toàn khác mình, tôi nghĩ đấy cũng là một cái tài của Nguyên Ngọc. Không phải ai cũng có được cái tài ấy.
Một người chuyên viết về người tốt, việc tốt, tài đến như Nguyên Ngọc, tốt đến như Nguyên Ngọc, không hiểu sao, lại có những người rất tốt, cứ nghi ngờ và thậm chí khăng khăng khẳng định Nguyên Ngọc là một người không tốt hoặc rất …không tốt. Nghiệt ngã thay, có người còn nhìn ông như một kẻ nổi loạn… Đó là điều làm tôi rất đỗi kinh ngạc và có lúc tôi đã coi đó như là một nỗi bi kịch của cả cuộc đời ông…
Nguồn: Trần Đăng Khoa (Báo Văn nghệ số 44 ra ngày 3/11/2007)
“Những ngày qua, sau tang lễ ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – đã có những bài viết trái chiều đánh giá ông ta.
Thông thường, người Việt chúng ta ít nhắc đến khuyết điểm của người quá cố, nhất là người vừa nằm xuống. Trường hợp ông Vũ Mão thì lại làm rộ lên cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Nguyên nhân lại chính là bài điếu do ông Vũ Mão đọc tại tang lễ tướng Trần Độ mà ông Vũ Mão đọc với tư cách trưởng ban lễ tang, có đoạn vạch ra “các khuyết điểm” của ông Trần Độ. Kịch tính đến mức, đại diện tang quyến không chấp nhận lời điếu đó.
Nhiều người mà tôi rất kính trọng về tính khách quan của họ đã lên tiếng thanh minh cho ông Vũ Mão, rằng ông đã bị buộc phải làm cái việc không đúng lương tâm và tình cảm của mình.
Nhiều người có quan hệ thân tình với ông Vũ Mão nhấn mạnh và chứng minh ông là người tốt, có nhiều cống hiến.
Chính gia đình tướng Trần Độ cũng không trách oán gì ông Vũ Mão, cho thấy sự khoan dung của những nhân cách lớn. Để khoan dung, đã có sự THẤU HIỂU. Hiểu ông Vũ Mão cũng chỉ là nạn nhân của tấn kịch chính trị mà ông đã tự nguyện tìm cho mình một vai tương đương bộ trưởng, một vai tự ông mong muốn nên không thể từ chối khi kịch bản không theo ý ông.
Bị kịch mang tên Vũ Mão là ở chỗ đó.
Là người tốt, có năng lực, thi đi nghiên cứu sinh trượt, ông về Quảng Ninh làm chuyên môn (kỹ sư thủy lợi) và làm công tác đoàn. Rồi công tác đoàn đưa ông lên những bậc thang quyền lực theo đúng con đường mà nhiều “lãnh tụ” thanh niên bay cao ở Liên Xô, Trung Quốc và ở Việt Nam.
Ngoan, dễ bảo, nhiệt tình, có khả năng minh họa tài tình các chủ trương lớn của Đảng. Các cán bộ phong trào được quan tâm bồi dưỡng, đưa về Trung ương Đoàn. Trưởng ban ở đây tương đương vụ trưởng. Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn sang ngang làm… bộ trưởng!
Bi kịch của ông Vũ Mão là do con đường ông tự chọn. Một số người chê ông không đủ bản lĩnh từ chối đọc bài điếu văn tự ông cho là sai trái.
Một người quen ăn theo nói leo, quen làm theo ý kiến cấp cao hơn thì làm sao từ chối lệnh trên? Anh đã đóng vai kịch của cuộc đời anh thì phải đóng cho trót.
Nói về bi kịch mang tên Vũ Mão, một người tốt đành lòng làm việc không tốt, là tôi muốn nói đến cái bi kịch chung của chúng ta, không riêng gì của ông ấy“
VŨ MÃO – NGƯỜI ĐỨNG SAU NHIỀU ĐỔI MỚI CỦA QUỐC HỘI
Trương Huy San
“Nhớ những lần gặp khi ông đang phải đối diện với rất nhiều chỉ trích sau lễ tang tướng Trần Độ. Đăm chiêu nhưng điềm tĩnh. Do lúc ấy chưa bàn giao xong chức Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông buộc phải thi hành cái phận sự “thay thế những người giấu mặt”. Đấy là một tai nạn chính trị, ông nhận lấy phần trách nhiệm của mình, “nhân vô thập toàn”.
Làm chính trị trong một thể chế đầy sự xét nét nhưng, ông Vũ Mão như tôi biết là một người không giữ và không diễn. Ông sống hết mình kể cả cho những đam mê văn nghệ rất có hại cho con đường công danh. Có lẽ thế mà gương mặt ông cho tới tận cuối đời luôn luôn thanh thản.
Vai trò của ông Vũ Mão chủ yếu ở hậu trường, công lao của ông, “trên” cũng ít ghi nhận mà công chúng cũng không biết mấy.
Trong khóa VIII, ông đã là Ủy viên Hội đồng Nhà nước (HĐNN), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH) và HĐNN. Văn phòng, nơi ông lãnh đạo, là cơ quan chịu trách nhiệm chính soạn thảo Hiến pháp 1992 (ông Nguyễn Đình Lộc, khi ấy là Phó Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách “tổ biên tập”). Hiến pháp 1992 là hiến pháp có ý nghĩa nhất trên thực tế, thay thế mô hình đảng trực trị sang mô hình đảng cầm quyền thông qua nhà nước.
Hiến pháp 1992 đã thiết lập được cho Việt Nam một “nền cộng hòa trên giấy” và những người như ông tìm cách để cho các thiết chế cộng hòa ấy không ngủ quên.
Không có nền cộng hòa nào ngay lập tức trưởng thành. Hiến pháp 1992 thiết lập những cơ sở chính trị để những ai có khát vọng đều có cơ hội tạo ra những chuyển động cho lịch sử. Quốc hội, từ vai trò trang trí cho chế độ, cũng đã đi những bước dài đến chỗ trở thành một diễn đàn, nơi các đại biểu có thể bày tỏ khát khao quyền lực. Bản lĩnh của từng cá nhân lãnh đạo Quốc hội đã đóng một vai trò quyết định. Ông Vũ Mão nằm trong số đó.
Không phải cải cách chính trị nào cũng có thể được tiên liệu hết bằng văn bản. Những cuộc “cách mạng hình thức” đôi khi lại đóng vai trò thực sự tiên phong.
Từ Khóa VII, khi bầu không khí chính trị vẫn còn rất chuyên chính, và chức vụ chủ tịch Quốc hội cũng không có nhiều quyền lực cả trên thực tế và lý thuyết, ngày 24-6-1981, khi nắm quyền điều khiển kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa VII, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã mời các ủy viên Bộ Chính trị, những người trong các nhiệm kỳ trước vẫn ngự trên các dãy ghế Chủ tịch Đoàn, rời khỏi lễ đài. Quyền chủ trì các phiên họp Quốc hội, từ hôm đó, được trả lại cho Quốc hội.
Sự kiện ba mươi ba đoàn đại biểu Quốc hội, đa số là các đoàn miền Nam, giới thiệu ông Võ Văn Kiệt ra tranh cử chức chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà ông Vũ Mão đã góp phần “đẩy” thành một cuộc “tranh cử” giữa ông Kiệt với ông Đỗ Mười (tháng 6-1988) dù không trở thành một tiền lệ vẫn cho thấy các đại biểu đã không còn đến Hội trường Ba Đình để chỉ giơ tay như trước.
Thế hệ những nhà lãnh đạo như ông Vũ Mão không được trang bị các kiến thức đúng và đủ về nhà nước ngay từ đầu. Nhưng những ai không đóng đinh đầu óc của mình vào cái gọi là “chủ nghĩa Marx -Lenin” thì sẽ không quay lưng với cái mới. Ông Vũ Mão là một người như thế. Những đóng góp làm thay đổi Quốc hội của ông thường bắt đầu từ bản tính thích tìm tòi cái mới.
Năm 1989, ông Mão quyết định đặt hàng bên quân đội thiết kế cho Quốc hội máy đếm khi biểu quyết. Chiếc máy đếm đầu tiên mà Quốc hội Việt Nam sử dụng chỉ có hai nút, “đồng ý” và “không đồng ý”. Nhưng sau chuyến thăm Nghị viện Đài Loan, “phát hiện” máy đếm của họ có ba nút: “đồng ý”, “không đồng ý” và “không biểu quyết”. Ông Vũ Mão quyết định áp dụng ở Việt Nam.
Sáng kiến này lúc đầu bị ông Nguyễn Việt Dũng, Tổng thư ký Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (một cấp trung gian theo Hiến pháp 1980) phản đối; vì theo ông “đã là đảng viên thì phải rõ ràng chính kiến”. Ông Vũ Mão và người giúp việc, ông Nguyễn Sỹ Dũng, đã khéo léo để QH có cái cái nút thứ ba, “không biểu quyết”, này.
Phải quan sát cách làm việc của QH trước đó mới thấy hết ý nghĩa của những thay đổi tưởng như chỉ “cấu thành hình thức”. Trước năm 1989, khi Quốc hội “quyết định những vấn đề lớn của đất nước”, chủ tịch đoàn kỳ họp chỉ cần hỏi “ai đồng ý giơ tay?” là lập tức cả hội trường giơ tay; rồi chủ tịch đoàn lại hỏi “ai không đồng ý giơ tay?” là có thể tuyên bố “một trăm phần trăm” ngay. Khi, không phải là những cánh tay nữa mà là những con số tăng, giảm, ngập ngừng trên bảng điện, “3 nút” đó không chỉ tạo thêm kịch tính cho hoạt động Quốc hội mà còn nhắc nhở đại biểu trách nhiệm hơn với dân chúng.
Thời ông Vũ Mão làm Chủ nhiệm Văn phòng, nhà báo chúng tôi còn được ở trong 37 Hùng Vương hoặc số 8 Chu Văn An. Đi xe đại biểu ăn suất ăn đại biểu; uống “bia nhà kính” với từ Tổng bí thư Đỗ Mười cho đến những đại biểu chỉ là giáo viên tỉnh nhỏ. Lúc đó, lượng nhà báo tìm đến Hội trường Ba Đình chưa đông như bây giờ nhưng lý do chính vẫn là, ông Vũ Mão đánh giá rất đúng sức mạnh của truyền thông trong việc nâng cao vai trò Quốc hội.
Nếu không có ông Vũ Mão thì năm 1998, truyền hình chưa thể bắt đầu tường thuật trực tiếp các phiên chất vấn. Ở thời điểm ấy, đó là một sáng kiến chính trị táo bạo. Thường vụ QH đồng ý đề xuất của ông Vũ Mão nhưng quyết định phải báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị. Bộ Chính trị chấp nhận nhưng Ban Cán sự Đảng của Chính phủ và nhiều thế lực chính trị khác vẫn tìm cách chống. Cận ngày chất vấn, việc truyền hình trực tiếp hay không vẫn còn ý kiến đôi co. Tuy nhiên, ông Vũ Mão vẫn triển khai kế hoạch với Đài Truyền hình Trung ương.
Quốc hội dưới thời ông Vũ Mão trở thành cơ quan nhà nước đầu tiên sử dụng máy tính ở Việt Nam. Đặc biệt, bằng việc lắp đặt phần mềm ghi tốc ký biên bản, ghi chép và lưu trữ từng lời phát biểu trên hội trường, các đại biểu đã ý thức được trách nhiệm của mình hơn với dân, với lịch sử.
Rất nhiều người lính của ông Vũ Mão về sau nắm giữ những vị trí rất then chốt trong QH. Họ chịu ảnh hưởng không ít từ ông, họ biết từng đóng góp của ông, người đứng sau rất nhiều đổi mới. Họ cũng biết rất rõ, những người nhận được nhiều lợi ích chính trị nhất sau các đổi mới có sự đóng góp của ông đó, thường không phải là ông.
Ông Vũ Mão vào Trung ương chính thức từ 1982, khi ông Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An… mới là ủy viên dự khuyết; khi những Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh… chỉ vừa le lói trong các nền chính trị địa phương. Những nhân vật đó đều lần lượt đi qua, giữ vị trị bên trên ông. Về thâm niên họ đều thua ông, về tài năng thì không có nhiều phần cho ông tâm phục. Tôi ít khi thấy ông Vũ Mão hành xử như vai trò cấp dưới. Ông thi hành phận sự bằng sự tôn trọng tổ chức nhưng vẫn giữ sự ngạo nghễ của một người có bản lĩnh và tư cách. Có lẽ vì thế mà ông giữ kỷ lục 5 khóa Trung ương nhưng chỉ dẫm chân ở những chức vụ lơ lửng đó.
Cho dù công chúng không biết hết, chế độ không ghi nhận hết…, tôi nghĩ, ông biết những việc mà mình đã làm. Trong thể chế chính trị này, những nỗ lực để dân có được tiếng nói hơn là điều vô cùng ý nghĩa.
Cái quan định luận. Ông đã nghe khá đủ những lời chỉ trích mình. Ông không được nghe những điều đánh giá công trạng mà mọi người đang dành cho mình. Nhưng, tôi nghĩ là ông ra đi nhẹ nhàng và yên nghỉ.“
*
Hoàng Kim đã trích dẫn bài viết “Nguyên Ngọc về Tây Nguyên” “Bi kịch mang tên Vũ Mão” để mọi người cùng đọc và thấu hiểu. Sự học “lắng nghe cuộc sống” thật tâm đắc thay !
Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Trong lòng tôi minh triết của đức Phật là triết lý tình yêu cuộc sống.Lời Phật dạy trong tôi lắng đọng 28 khẩu quyết yêu thích mà tôi thật sự tâm đắc.
An nhiên
CNM365 Thả cho nó bay. Hòa nhã với tất cả Chọn bạn mà chơi Tình yêu cuộc sống Yêu thương và Sống Không ai có thể đi giúp ta. Yêu quý hết thảy muôn loài. Con nghĩ cái gì, con là cái đó. Bỏ đi những hư danh giả tạm. Hãy cho đi và con sẽ còn mãi. Cây kim trong bọc có ngày lòi ra Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết Minh triết trước hết là tự biết mình. Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục. Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại.. Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu Con không là những gì con nói mà là những gì con làm Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức. Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ. Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành. Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.
Rabindranath Tagore, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861, mất ngày 7 tháng 8 năm 1941, tại Konkata, Ấn Độ, là người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 1913. Tagore không chỉ là nhà thơ và văn hóa lớn Bengal, một triết gia lỗi lạc có đạo đức phẩm hạnh cao quý được Gandhi và mọi người Ấn Độ gọi là Thánh sư, mà còn là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng vì phong trào giải phóng Ấn Độ, vì con người, vì nhân đạo và hòa bình. Tagore là niềm tự hào của trên 1,2 tỷ người Ấn Độ, là nguồn cảm hứng của hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới. Tagore đã đến Việt Nam. Thơ Tagore đến với bạn đọc người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và các dịch giả khác.
Tôi yêu mây và sóng Tagore
Hoàng Kim
tỉnh thức với Jana Gaṇa Mana
tôi yêu mây và sóng Tagor.
thích tranh Tagor bút chì tự họa
bài ca thời gian trăng rằm cổ tích
Nghị Khắc Nhu ở ICRISAT.1 tháng 4, 2016Hyderabad, Telangana, Ấn Độ viết trên FB: Cây lúa miến hay cây cao lương (tên tiếng Anh là Sorghum), cây này đã đi vào truyền thuyết của người Việt những năm bao cấp đói khát với tên gọi bo bo (Có 1 người rất bự Việt Nam vào năm 1976 đã xưng rằng: “10 năm nữa mỗi người Việt Nam sẽ có 1 xe máy, 1 tivi, 1 tủ lạnh”, nhưng kết quả trong 10 năm đó gạo không có đủ mà ăn bo bo) Trong 1 tháng tập huấn bên Ấn Độ, tôi được họ giới thiệu rất nhiều về cây này, bên cạnh cây Millet (cây kê). Nó được Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho những vùng nhiệt đới bán khô hạn (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics – ICRISAT) có trụ sở tại Ấn Độ nghiên cứu rất nhiều. Và hầu hết đều là sweet-sorghum, cho mục đích cung cấp thêm nguồn lương thực ngoài cây lúa. Hạt của giống “bo bo” này không đắng như lúc các thế hệ trước của chúng ta ăn. Đây được xem là cây trồng lý tưởng cho vùng Hyderabad, tỉnh Telangana của Ấn Độ, nơi có mùa khô thật sự khắc nghiệt. Viện này có hơn 40 nước và các tổ chức phi chính phủ cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu, trong đó có cả Thái Lan và Philippines, nhưng rất tiếc không có Việt Nam. Trong lúc tìm thêm vài hình minh họa (do số lượng hình tự chụp không đủ dùng), mới biết bác Hoàng Kim cũng có làm về cây này.
Tôi đã nhiều lần tới Ấn Độ, tời ICRISAT (Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho những vùng nhiệt đới bán khô hạn International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics, Patancheru, India) với CTCRI (Viện Cây Có Củ Toàn Ấn Central Tuber Crops Research Institute Trivandrum 695017 India) và nhiều nơi. Tôi có nhiều thầy bạn quý thân thiết ở đó. Trãi trên một phần tư thế kỷ, thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, nhưng tôi chỉ mới lưu lại được một ít hình ảnh và những ghi chú nhỏ (Notes) ởđây. Nay bình tâm nhớ lại và suy ngẫm.
Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước Ấn Độ là triết lý vô ngã. HÃY LÀ CHÍNH MÌNH, HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Tôi chưa viết được gì về Ấn Độ đất nước và con người, chưa kể được nhiều nhặn gì về đất nước và con người mà tôi nhiều quý trọng. ICRISATở Ấn Độ; Địa chỉ xanh Ấn Độ là phóng sự ảnh, là ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi, đối với các người bạn lớn Ấn Độ và các người bạn nước khác tới ‘chung lưng đấu cật’ cho nông nghiệp ở đất nước Việt Nam.
Triết lý vô ngã Learning by Doing là sự hợp tác thân thiện, một bài học thành công. Ảnh Tiến sĩ Wiliam Dar và Tiến sĩ C L Laxmipathi Gowda là Viện Trưởng và Phó Viện Trưởng của Viện ICRISAT Ấn Độ với PGS.TS Nguyễn Văn Bộ với. GS.TS Bùi Chí Bửu là Viện Trưởng và Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), GSTS Nguyễn Hay là Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh với các chuyên gia Quốc tế FAO, IFAD, CIAT, … và Việt Nam tổng kết dự án hợp tác nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.
Ảnh Giáo sư Tiến sĩ S. Edison là Viện Trưởng của Viện Cây Có Củ Toàn Ấn (CTCRI), Phó Tổng Giám đốc của Trung tâm Khoai tây, Khoai lang Quốc tế (CIP) ở Lima, Peru. Ông đã nhiều lần sang thăm Sắn Việt Nam và đã từng cùng vợ chồng thầy Mai Văn Quyền (Van Quyen Mai) với vợ chồng Thứ trưởng Bùi Bá Bổng dự tiệc cưới các con tôi là Hoàng Bá Lộc (Phố Núi Cao) và Hoàng Tố Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giống lạc HL 25, có tên gốc là ICGSE 56, nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô hạn (ICRISAT), được nhập nội theo Chương trình Hệ thống canh tác lúa châu Á.từ IRRI vào Việt Nam năm 1988 Giống thích hợp canh tác cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long suốt một thời gian dài. Giống lạc HL25 cho đến nay vẫn là một giống lạc tốt được nông dân nhiều địa phương các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung ưa chuộng.
Giống lạc HL25 được chọn taọ, khảo nghiêm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, nhân giống, xây dựng mô hình canh tác trồng thuần và trồng xen ngô đậu hiệu quả (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Mai Văn Quyền, Đỗ Thị Dung 1999, 2004). Giống lạc HL25 được công nhận giống tạm thời tại Quyết định số 3493/ QĐ/BNN/KHCN ngày 09/9/1999, công nhận giống chính thức tại Quyết định số 2182/QĐ/ BNN/ KHCN ngày 29/7/2004.
Những đặc điểm chính: TGST: 90 – 95 ngày. Cao cây: 50 – 60 cm, thuộc nhóm Spanish. Số cành cấp 1: 4 – 5 cành Tổng số quả/cây: 25 – 35 quả.Tỷ lệ trái 3 hạt: 60 – 65%. P 100 hạt: 40 – 45 g. Vỏ trái có gân, mỏ quả thẳng cong, màu hạt trắng hồng. Tỷ lệ nhân 70 – 72 %. Kháng bệnh rỉ sắt, đốm lá trung bình (cấp 4-6). Năng suất đạt 2,0 – 2,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông, đạt 2,5 – 3,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè.
Giống lạc HL25 tên gốc là ICGV86015 của nhà chọn giống lạc Shyam Narayan Nigam (chuyên gia hàng đầu của ICRISAT và thế giới về lạc và đậu thực phẩm) có từ rất sớm ở Ấn Độ (1986) nôi của môi trường thân thiện nơi mà người dân (nhổ lạc) và chim muông (con cò) thân thiện bên người . Quá trình dục thành giống lạc ICGV86025 đã được nhập nội theo Chương trình Hệ thống canh tác lúa châu Á.từ IRRI vào Việt Nam năm 1988, thực hiện nghiên cứu và phát triển sản xuất tại mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền và đồng sự 1988-1991), Mô hình trồng xen đậu xanh, lạc, đậu rồng với sắn ở vùng Đông Nam Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Hoàng Kim, 1991), Hệ thống cây trồng thích hợp trên đất trồng cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản ở Đông Nam Bộ.(Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Võ Văn Tuấn, Đinh Văn Cự, Mai Văn Quyền 1996).Mô hình trồng lạc xen với cao su non.(Hoàng Kim và đồng sự,1997) Chọn tạo và phát triển giống lạc HL25 (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Mai Văn Quyền, Đỗ Thị Dung 1999, 2004). Giống lạc HL25 trong suốt 15 năm (1988-2004) chọn tạo và phát triển sản xuất đã được Việt hóa, tích hợp, tuyển chọn, kế thừa và phát triển so với giống lạc gốc Ấn Độ là ICGV86015
Tiến sĩ Shyam Narayan Nigam rất được tín nhiệm ở ICRISAT Ấn Độ. Ông đóng góp nhiều và rất hiệu quả cho chương trình chọn giống lạc của Ấn Độ, Châu Á, châu Phi và Quốc tế. Ông là bạn nhà nông, đã nhiều lần tới làm việc ở Việt Nam.
Giống lạc HL25 là một giống cây trồng tốt của thời kỳ 1999-2004 nhưng tồn tại khá lâu trong sản xuất mãi đến nay. Niềm vui gặp lại những người bạn tốt khi đã luống tuổi, luôn yêu thương quý trọng nhau, gợi nhớ lại một thời. Nhớ lại và suy ngẫm những bài học lịch sử thấm thía. Khoa học nông nghiệp là khoa học thực tiễn. Những bài học kinh nghiệm cần thành hoa đất, thành phù sa cho cây và bài học cho lớp trẻ. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ. Thầy Đào Thế Tuấn đánh giá cao mô hình trồng xen giống lạc HL25 và đậu rồng với sắn, ngô . mời xem tại Đào Thế Tuấn chân dung người thầyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-the-tuan-chan-dung-nguoi-thay/
Khai thác các cây nhiên liêu sinh học chịụ hạn để tăng cơ hội thu nhập cho các nông hộ sản xuất nhỏ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh (Harnessing water – use efficient bio- energy crops for enhancing livelihood opportunities of smallholder farmers in Asia, Africa and Latin America). Đó là một kinh nghiệm lớn.
Learning to Doing at ICRISAT; Địa chỉ xanh Ấn Độ: Ấn Độ xa mà gần, Giống lạc HL25 Việt Ấn sắn KM419, cao lương ngọt, đậu đỗ thực phẩm, khoai lang, khoai môn, cropsforbiofuel, cassavaviet, love and peace, good teacher and friends, books and flowers, love and life love lắng đọng trong tôi những bài học quý.
Hernan Ceballos (CIAT Colombia), Keith Fahney (CIAT Asia), Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim (VAAS and Nong Lam University) Rod Lefroy (CIAT Asia), Bernado Ospina (CLAYUCA Colombia), Tian Yinong (Guangxi Subtropical Crops Research Institute). Chúng tôi chung sức trong một dự án nông nghiệp
Tiến sĩ C L Laxmipathi Gowda (người thứ ba bên trái qua) là Phó Viện Trưởng của Viện ICRISAT Ấn Độ, ông là trưởng chương trình hợp tác Ấn Việt nghiên cứu phát triển đậu đỗ. Ông đã cùng Shyam Narayan Nigam làm việc nhiều năm với PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, GS Ngô Thế Dân, GS Phan Liêu, GS Phạm Văn Biên, TS Lê Công Nông, TS Ngô Thị Lam Giang, TS Đỗ Thị Dung;… Chương trình IFAD GRANT 974 đã kết nối ICRISAT, CIAT và Việt Nam .
Việt Nam con đường xanh; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Học để làm ở Ấn Độ, bài học lớn trong câu chuyên nhỏ.
Cassava for Biofuel in Vietnam. CROPS FOR BIOFUEL This paper to supply the final report for three years (2008-2010) research and development of cassava varieties and new techniques at pilot site selection in Dong Nai, Tay Ninh, Ninh Thuan and Yen Bai province, a production map of cassava for biofuel in Vietnam: opportunities and challenges, and recommendation for next step. See more http://cropsforbiofuel.blogspot.com/2011/04/cassava-for-biofuel-in-vietnam.htm
Học để làm ở Ấn Độ là một kinh nghiệm lớn Đất nước Ấn Độ có những vùng văn hóa đặc sắc như Punjab, Poila Baisakh,Bengal,Kerala, … mà sắn Ấn Độ, đất nước dẫn đầu năng suất sắn của toàn thế giới, lại có nhiều ở Kerala và Tamil Nadu.Tôi có được những dịp may khảo sát nông nghiệp từ Nam Ấn đến Bắc Ấn, gặp gỡ nông dân, thưởng thức biểu diễn Yoga, chứng kiến pháp sư Mật tông dạy rắn độc, thăm các di tích lịch sử nổi tiếng, thưởng thức những đêm nhạc và tuyệt phẩm điện ảnh đầy tính văn hóa, sử thi Tôi chưa viết được về Ấn Độ đất nước và con người. Đó là một món nợ tình cảm. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng có nói trong bài “Viết văn là nghề khó nhất” rằng cần phải tích lũy từng ngày, từng tháng, từng năm cho khát vọng thật sự đối với đất nước con người nghề nghiệp và văn chương.
My firiends, Prof. Sheela Mn said:
My grand mother with the 5th generation…
But Innocence same…
My grandmother with my grandchild Neelakantan..
Both…. My blessings.
Hoàng Kim said:
Both…. My blessings.
Greeting from Hoàng Kim Vietnam
and friends in the World
Congtualation to Sheela Mn
and grand mother with the 5th generation…
and who all of my life
But Innocence same…
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the World
I remember the American sacred temple
and Indian green address (*)
Cultural beauty
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the world
I remember the American sacred temple
and Indian green address
Cultural beauty
Go around your country to understand your homeland!
Go around your country to understand my homeland!
Go around my country to understand my homeland!
PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Người bạn của tôi Giáo sư Sheela Mn nói:
Mẹ tôi với thế hệ thứ 5 …
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Bà tôi với cháu Neelakantan ..
Cả …. lời chúc của tôi.
Hoàng Kim nói:
Cả …. lời chúc của tôi.
Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam
và bạn bè khắp thế giới
Chúc mừng Giáo sư Sheela Mn
và bà ngoại với thế hệ thứ 5 …
và tất cả những người trong cuộc sống của tôi
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền linh thiêng của Mỹ
và địa chỉ xanh của Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền linh thiêng của Mỹ
và địa chỉ xanh Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Đi khắp đất nước của bạn để hiểu quê hương của bạn!
Đi khắp đất nước của bạn để hiểu quê hương của tôi!
Đi khắp đất nước tôi để hiểu quê hương!
Phục sinh giữa tối sáng
Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.