Số lần xem
Đang xem 3418 Toàn hệ thống 6364 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá trị vĩnh cửu đích thực về con người nhân văn cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ. Dạy và học để làm ngày nay không chỉ trao truyền tri thức mà cần thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm Người. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn về nhân cách sống và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe. Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu cuộc sống là tài sản qúy giá nhất. .
CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS
Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này.
Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới.
Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs.
Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước.
Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt https://www.youtube.com/embed/mlv9dWT_0cc?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
“Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.
Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm
Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.
Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát
Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.
Câu chuyện thứ ba là về cái chết.
Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ.
Steven Jobs”
Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh.
CÂY TÁO BÀI CA THỜI GIAN Hoàng Kim
William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn là khó đến nản lòng. Mời bạn tham gia dịch thuật. Nguyên văn bài thơ và Bài thơ này Hoàng Kim tạm dịch như dưới đây, có nguyên tác tiếng Anh:và tạm dịch ý kèm theo
Cây táo bài ca thời gian
William Cullen Bryant ((1794-1878) nguyên tác tiếng Anh
Hoàng Kim tạm dịch thơ tiếng Việt
Cây táo này của chúng ta.
Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.
Gió trời tải cánh đam mê,
Khi hương táo ngát tình quê gọi mời
Mở toang cánh cửa đất trời
Ong say làm mật bồi hồi bên hoa,
Hoa em mòn mỏi đợi chờ,
Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ ngày sinh,
Hoa xuân của tiết Thanh Minh
Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên.
Nguyên tác tiếng Anh
“What plant we in this apple tree?
Sweets for a hundred flowery springs
To load the May-wind’s restless wings,
When, from the orchard-row,
he pours Its fragrance through our open doors;
A world of blossoms for the bee,
Flowers for the sick girl’s silent room,
For the glad infant sprigs of bloom,
We plant with the apple tree”
Cây táo này của chúng ta.
Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.
Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm,
Khi các hàng táo đưa hương thơm
qua những cánh cửa mở;
Một thế giới của hoa cho ong,
hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ,
nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh,
Chúng ta trồng cây táo.
TÁO TÂY, TÁO TA VÀ TÁO TÀU
Cây Táo trên Thế giới và Việt Nam được phân biệt Táo Tây, Táo Ta và Táo Tàu. Táo Tây có tên khoa học là Malus domestica, tiếng Anh gọi là Apple, tiếng Việt gọi là Táo Tây hoặc bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp. Cây táó trong tiếng Việt là gồm cả táo tây, táo ta và táo tàu; đó là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Cây táo đã gợi cảm hứng cho Steve Jobs đặt tên Apple cho thương hiệu “Quả táo khuyết’ ngày nay trở thành thương hiệu giá trị nhất hành tinh. Cây táo cũng đã gợi cảm hứng cho William Cullen Bryant (1794-1878) là nhà thơ và nhà báo Mỹ viết “Bài ca cây táo” nổi tiếng lưu danh tại thế giới thi ca Viện Hàn Lâm Khoa học Nhận văn của Mỹ. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và vào văn hóa nhân loại .
Táo TâyMalus domestica là một loài cây thân gỗ trong họ Hoa hồng ( Rosaceae) được biết đến vì quả ngọt của nó (quả táo tây). Nó là loài được trồng rộng rãi nhất trong chi Hải đường (Malus).và là một loài cây ăn quả chủ lực của toàn thế giới.
Cây Táo Tây có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó là loài táo dại Tân Cương vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Họ Táo (Rhamnaceae) là một họ lớn trong thực vật có hoa, chủ yếu là cây gỗ, cây bụi và một số dây leo. Họ này chứa khoảng 50-60 chi và khoảng 870-950 loài (APG II công nhận 52 chi với 925 loài [1]). Họ Rhamnaceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng là phổ biến hơn trong khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Họ Táo Rhamnaceae, có chi Prunus, tiếng Việt Nam Bộ gọi là táo, tiếng Việt Bắc Bộ gọi là mận. Hai hình minh hoa dưới đây là quả táo ta.
Táo ta hay còn gọi là táo chua (tên khoa học Ziziphus mauritiana) là loài táo nhiều phổ biến hơn trong các loài táo ở Việt Nam, là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo. Nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ, táo Điền Vân Nam,hay táo gai Vân Nam.
Cây Táo chua có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á, chủ yếu là Ấn Độ, mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Một loài táo khác tên khoa học Ziziphus nummularia, cũng được gọi là táo ta.
Táo Tàu trên thị trường thường hay gọi lẫn với táo Tây xanh vì vỏ quả phổ biến màu xanh (gọi là Táo xanh) và nguồn gốc địa lý mua bán loại táo xanh này chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc Sự thật thì Táo Tàu hay đại táo hoặc hồng táo (tiếng Trung: 枣, 棗, 红枣), (tiếng Triều Tiên:대추), tiếng Nhật: 棗 natsume) (danh pháp khoa học: Ziziphus jujuba) là để chỉ một loài cây thân gỗ nhỏ hay cây bụi với lá sớm rụng, thuộc họ Rhamnaceae (họ Táo). Theo sự đúc kết của Wikipedia Ttiếng Việt, Táo Tàu được cho rằng nó có nguồn gốc từ Bắc Phi và Syria, nhưng đã dịch chuyển về phía đông, qua Ấn Độ tới Trung Quốc, là khu vực nó đã được trồng trên 4.000 năm. Cây Táo Tàu có thể cao khoảng 5–12 m, với các lá xanh bóng, và đôi khi có gai. Các hoa nhỏ, màu trắng hoặc ánh lục, khó thấy, quả hình trứng, kích cỡ tự quả ô liu, thuộc loại quả hạch. Dạng cây và dạng quà theo như hai hình dưới đây. Quả của Táo Tàu được sử dụng khá phổ biến trong y học truyền thống của người Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam
Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá trị vĩnh cửu đích thực về con người nhân văn cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ. Dạy và học để làm ngày nay không chỉ trao truyền tri thức mà cần thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm Người. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn về nhân cách sống và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe. Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu cuộc sống là tài sản qúy giá nhất. .
CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS
Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này.
Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới.
Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs.
Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước.
Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt https://www.youtube.com/embed/mlv9dWT_0cc?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
“Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.
Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm
Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.
Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát
Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.
Câu chuyện thứ ba là về cái chết.
Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ.
Steven Jobs”
Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh.
CÂY TÁO BÀI CA THỜI GIAN Hoàng Kim
William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn là khó đến nản lòng. Mời bạn tham gia dịch thuật. Nguyên văn bài thơ và Bài thơ này Hoàng Kim tạm dịch như dưới đây, có nguyên tác tiếng Anh:và tạm dịch ý kèm theo
Cây táo bài ca thời gian
William Cullen Bryant ((1794-1878) nguyên tác tiếng Anh
Hoàng Kim tạm dịch thơ tiếng Việt
Cây táo này của chúng ta.
Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.
Gió trời tải cánh đam mê,
Khi hương táo ngát tình quê gọi mời
Mở toang cánh cửa đất trời
Ong say làm mật bồi hồi bên hoa,
Hoa em mòn mỏi đợi chờ,
Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ ngày sinh,
Hoa xuân của tiết Thanh Minh
Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên.
Nguyên tác tiếng Anh
“What plant we in this apple tree?
Sweets for a hundred flowery springs
To load the May-wind’s restless wings,
When, from the orchard-row,
he pours Its fragrance through our open doors;
A world of blossoms for the bee,
Flowers for the sick girl’s silent room,
For the glad infant sprigs of bloom,
We plant with the apple tree”
Cây táo này của chúng ta.
Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.
Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm,
Khi các hàng táo đưa hương thơm
qua những cánh cửa mở;
Một thế giới của hoa cho ong,
hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ,
nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh,
Chúng ta trồng cây táo.
TÁO TÂY, TÁO TA VÀ TÁO TÀU
Cây Táo trên Thế giới và Việt Nam được phân biệt Táo Tây, Táo Ta và Táo Tàu. Táo Tây có tên khoa học là Malus domestica, tiếng Anh gọi là Apple, tiếng Việt gọi là Táo Tây hoặc bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp. Cây táó trong tiếng Việt là gồm cả táo tây, táo ta và táo tàu; đó là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Cây táo đã gợi cảm hứng cho Steve Jobs đặt tên Apple cho thương hiệu “Quả táo khuyết’ ngày nay trở thành thương hiệu giá trị nhất hành tinh. Cây táo cũng đã gợi cảm hứng cho William Cullen Bryant (1794-1878) là nhà thơ và nhà báo Mỹ viết “Bài ca cây táo” nổi tiếng lưu danh tại thế giới thi ca Viện Hàn Lâm Khoa học Nhận văn của Mỹ. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và vào văn hóa nhân loại .
Táo TâyMalus domestica là một loài cây thân gỗ trong họ Hoa hồng ( Rosaceae) được biết đến vì quả ngọt của nó (quả táo tây). Nó là loài được trồng rộng rãi nhất trong chi Hải đường (Malus).và là một loài cây ăn quả chủ lực của toàn thế giới.
Cây Táo Tây có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó là loài táo dại Tân Cương vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Họ Táo (Rhamnaceae) là một họ lớn trong thực vật có hoa, chủ yếu là cây gỗ, cây bụi và một số dây leo. Họ này chứa khoảng 50-60 chi và khoảng 870-950 loài (APG II công nhận 52 chi với 925 loài [1]). Họ Rhamnaceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng là phổ biến hơn trong khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Họ Táo Rhamnaceae, có chi Prunus, tiếng Việt Nam Bộ gọi là táo, tiếng Việt Bắc Bộ gọi là mận. Hai hình minh hoa dưới đây là quả táo ta.
Táo ta hay còn gọi là táo chua (tên khoa học Ziziphus mauritiana) là loài táo nhiều phổ biến hơn trong các loài táo ở Việt Nam, là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo. Nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ, táo Điền Vân Nam,hay táo gai Vân Nam.
Cây Táo chua có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á, chủ yếu là Ấn Độ, mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Một loài táo khác tên khoa học Ziziphus nummularia, cũng được gọi là táo ta.
Táo Tàu trên thị trường thường hay gọi lẫn với táo Tây xanh vì vỏ quả phổ biến màu xanh (gọi là Táo xanh) và nguồn gốc địa lý mua bán loại táo xanh này chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc Sự thật thì Táo Tàu hay đại táo hoặc hồng táo (tiếng Trung: 枣, 棗, 红枣), (tiếng Triều Tiên:대추), tiếng Nhật: 棗 natsume) (danh pháp khoa học: Ziziphus jujuba) là để chỉ một loài cây thân gỗ nhỏ hay cây bụi với lá sớm rụng, thuộc họ Rhamnaceae (họ Táo). Theo sự đúc kết của Wikipedia Ttiếng Việt, Táo Tàu được cho rằng nó có nguồn gốc từ Bắc Phi và Syria, nhưng đã dịch chuyển về phía đông, qua Ấn Độ tới Trung Quốc, là khu vực nó đã được trồng trên 4.000 năm. Cây Táo Tàu có thể cao khoảng 5–12 m, với các lá xanh bóng, và đôi khi có gai. Các hoa nhỏ, màu trắng hoặc ánh lục, khó thấy, quả hình trứng, kích cỡ tự quả ô liu, thuộc loại quả hạch. Dạng cây và dạng quà theo như hai hình dưới đây. Quả của Táo Tàu được sử dụng khá phổ biến trong y học truyền thống của người Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam
Một thế giới của Hoa và Ong, của những con người lao động cần cù và Giấc mơ lành yêu thương .Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” giá trị vàng cao quý biết bao ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Quả táo Apple Steve Jobs mãi là Bài ca thời gian.
Steve Jobs là mẫu mực cho sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. “Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân tâm! Ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có được giá trị vàng của vinh quang và sự giàu có, nhưng dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là quan trọng nhất khi đối mặt với giây phút ấy,
Ba quả táo làm thay đổi thế giới:: Quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva; Quả táo rơi trúng Newton, và Quả táo cắn dở của Steve Jobs. Câu chuyện cây táo, quả táo, bài ca thời gian và câu chuyện Steve Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho lớp trẻ.. Cuộc đời của nhiều người không thành công và kém may mắn có thể vịn bài học cuộc sống của Steve Jobs mà đứng dậy. Minh triết nhân sinh của ông thật chí thiện, trí tuệ với tư duy mạch lạc và hệ thống khoa học..
Cây táo bài ca thời gian và Quả táo Apple Steve Jobs là giá trị vàng đích thực
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, 44 NĂM CHUYỂN ĐỔI
KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Nguyễn Ngọc Trân [1]
Tóm tắt. Sau năm 1975 đồng bằng sông Cửu Long cùng cả nước bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết đất nước, lúc đó đang bị bao vây cấm vận, hòa bình vẫn chưa được trọn vẹn ở hai đầu biên giới phía Bắc và Tây Nam. Đồng bằng còn phải đối diện với biến đổi khí hậu và hệ quả của việc sử dụng nguồn nước trên thượng nguồn.
Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh kế dẫn đến những chuyển đổi về môi trường. Sự phát triển của ĐBSCL trong 44 năm qua ra sao và làm gì để có được sự tăng trưởng kinh tế ổn định, môi trường được bảo vệ, và cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện về vật chất và về tinh thần, đặc biệt sau khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ, là nội dung của bài viết.
Một vùng đất trẻ đang bị uy hiếp nghiêm trọng Châu thổ sông Mekong là vùng đất nằm ở tận cùng của lưu vực sông Mekong, giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần của châu thổ trên lãnh thổ Việt Nam. Châu thổ được hình thành vào khoảng 6000 năm trước hiện tại (BP) từ quá trình biển lùi và từ trầm tích thượng nguồn theo sông Mekong đổ ra biển, dưới tác động tổng hợp của sông, sóng và triều. Chương trình khoa học nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long đã phân ĐBSCL thành 5 đơn vị môi trường vật lý [2], Hình 1. Sự giao thoa giữa sông và triều hình thành nên tại ĐBSCL ba tiểu vùng: (I) sông chi phối, (II) tranh chấp sông – biển, và (III) biển chi phối. Ranh giữa ba tiểu vùng không cố định. Hình 2.
Hình 1. Năm đơn vị môi trường vật lý của ĐBSCL Hình 2. Ba tiểu vùng từ giao thoa sông-biển
ĐBSCL bằng phẳng, thấp trũng, cao trình mặt đất so với mực nước biển phổ biến từ 0,5 đến 1,5 mét. Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đánh giá ĐBSCL là một trong ba châu thổ lớn trên thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi sự nóng lên của khí hậu toàn cầu.
Mặt khác đồng bằng đứng trước nguy cơ bị xâm thực từ biển và bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng do đói trầm tích bị các đập thủy điện trên dòng chính ở thượng nguồn giữ lại và do khai thác sỏi, cuội, cát của các quốc gia trong lưu vực, kể cả Việt Nam.
Thành tựu ấn tượng về kinh tế, thay đổi sâu sắc về môi trường
Sau năm 1975, Việt Nam bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước. Sản xuất lương thực là một nhiệm vụ kinh tế xã hội bức bách hàng đầu đặc biệt của ĐBSCL vốn được xem là vựa lúa của cả nước.
Ba vấn đề cần giải quyết là phèn, chua và mặn để khai thác ba tiểu vùng đất rộng người thưa lúc bấy giờ là Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và Bán đảo Cà Mau.
Khó khăn khi đó đối với đồng bằng, đặc biệt trong hai đồng lũ Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, là vào mùa mưa thì thừa nước, đồng ruộng bị ngập trắng, nhưng vào mùa khô thì lại thiếu nước trầm trọng, đất nứt nẻ, phèn xì lên từ những lớp đất phèn bên dưới bị oxy hóa. Vào mùa khô nước mặn theo triều xâm nhập sâu vào đồng bằng. Đầu mùa mưa, phèn được rửa, chảy vào kênh rạch kéo độ pH xuống thấp. Phải chờ cho bớt phèn mới bắt đầu canh tác được.
Việt Nam đã vượt qua khá thành công các thách thức này bằng sự thay đổi khá sâu sắc môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái.
Hình 3a,b
Một nỗ lực phi thường: hàng chục ngàn kilomet kênh các cấp đã được đào để tiếp ngọt, ém phèn, thao chua, rửa mặn. Nhiều trạm bơm để tiếp ngọt, tiêu úng, nhiều cống ngăn mặn, giữ ngọt và “ngọt hóa” những vùng bị nhiểm mặn đã được xây [3]. Kênh “Trung ương” Hồng Ngự – Long An đã mang nước ngọt từ sông Tiền sang đến tận sông Vàm Cở Tây, làm nhòa ranh giới lưu vực sông Mekong trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long. Để mở rộng diện tích canh tác lúa, rừng tràm trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, ở rừng U Minh bị thu hẹp dần (Hình 3a,b), các vùng trũng được “chắt cạn” nước. Nhiều vùng trũng đã phơi đáy trong đợt hạn năm 2016.
Ban đầu các bờ bao, các cống dọc theo sông kênh tại An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An được đắp tạm để ngăn lũ cho đến khi thu hoạch xong vụ lúa Hè Thu. Từ hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [4] và các tỉnh tìm cách làm thêm vụ lúa Thu Đông, nâng lên làm ba vụ một năm, bằng cách nâng cao các bờ bao làm chậm lũ thành đê bao ngăn lũ triệt để. Hình 4.
Hình 4
Tổng sản lượng lúa của đồng bằng năm 1976 khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn. Hiện nay, xấp xỉ 25 triệu tấn. Xuất khẩu gạo từ ĐBSCL chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này.
Cái giá phải trả về môi trường là tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây. Sâu bệnh ngày càng nhiều. Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng liên tục, suốt năm. Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh, chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần.
Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này.
Diện tích nuôi tôm lớn lên nhanh chóng. Trong tiểu vùng (III) quy hoạch diện tích nuôi tôm cho 5 năm đã được các tỉnh ven biển từ Bến Tre qua Cà Mau đến Kiên Giang hoàn thành trong 2 đến 3 năm, thậm chí có nơi còn nhanh hơn. Một động lực của chuyển đổi là cánh kéo giữa giá lúa và giá tôm (lúc đó giá 1 ký tôm bằng 12 ký lúa).
Có cả những cống ngăn mặn giữ ngọt trước đây được xây để canh tác lúa, (như ở Đầm Dơi, Gành Hào, tỉnh Cà Mau) bị đập phá bởi chính những người dân đã xây nên để lấy nước mặn vào nuôi tôm. Có nhiều cống ngăn mặn trong vùng ngọt hóa ở Bán đảo Cà Mau được mở thường xuyên để cho nước mặn vào các vuông tôm trong vùng. Cái giá phải trả là mất rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn ở bán đảo Cà Mau, đã không bị chất độc màu da cam hũy diệt trong chiến tranh, lại mất đi nhanh chóng nhường chỗ cho các vuông nuôi tôm. Hình 5.
Hình 5. Ảnh vệ tinh rừng ngập mặn ở Mũi Cà Mau vào các năm 1973, 1983 và 2010
Thiếu nước ngọt, để giữ cho độ mặn trong ao phù hợp cho nuôi tôm, nước ngầm đã được bơm bổ sung. Ở một số nơi trong vùng đã ngọt hóa, người dân lại khai thác nước ngầm mặn khi cần để đảm bảo độ mặn trong vuông cho tôm phát triển. Việc khai thác quá mức và khó quản lý nước ngầm dẫn đến mực nước ngầm tụt giảm nhanh và mặt đất bị sụt lún ở nhiều nơi.
Sản xuất tăng nhanh, liên tục, nhưng đồng bằng đang tụt hậu so với cả nướcMặc dù sản xuất và đóng góp của ĐBSCL vào nền kinh tế chung cả nước liên tục tăng, từ năm 2000 thu nhập bình quân đầu người ở ĐBSCL liên tục giảm và thấp hơn bình quân chung cả nước [5]. Hình 6,7.
Sự tụt hậu của ĐBSCL so với cả nước còn được xác nhận qua số liệu một số biến đổi xã hội được trích ra từ Báo cáo quốc gia “15 năm thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam” Hình 8.
Nguyên nhân của tình trạng này cần được phân tích một cách khách quan và khoa học, cân nhắc đầy đủ các khía cạnh. Bài viết này chỉ đề cập đến ba vấn đề: mô hình tăng trưởng kinh tế, đầu tư trở lại cho đồng bằng và mặt bằng văn hóa, giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể nói mô hình tăng trưởng kinh tế ở đồng bằng là một điển hình của cuộc chạy đua tốc độkhông ngưng nghỉ suốt 44 năm theo số lượng, chủ yếu bằng khai thác tài nguyên, hiệu quả chưa phải là ưu tiên hàng đầu. Chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra có nhiều đứt khoản thì các mặt hàng nông sản không thể có giá trị cao được. Sản phẩm xuất khẩu thì nhiều nhưng bao nhiêu có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý?
Mặt bằng văn hóa, giáo dục là bệ phóng cho phát triển của bất kỳ một quốc gia, của một vùng lãnh thổ nào. Trong 44 năm qua, hầu như tất cả các cuộc họp về đồng bằng đều đánh giá đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trũng về giáo dục. Bảng đánh giá việc thực hiện MDG trên đây là một xác nhận. Cấp bách phải thoát ra vùng trũng bởi lẽ nếu không hành động quyết liệt, nó sẽ càng trũng hơn nữa ở thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lũy kết ODA và FDI tại ĐBSCL trong 22 năm (1993-2014) thuộc loại thấp nhất trong các vùng trong cả nước. Cụ thể, về ODA ĐBSCL đã nhận được 5,7 tỷ USD bằng 8,2% tổng ODA mà Việt Nam nhận được. Cũng trong khoảng thời gian này, ĐBSCL nhận được 4,9% tổng FDI mà Việt Nam đã nhận được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ngoài mặt bằng dân trí và lao động đã qua đào tạo, cả hai đều là điểm yếu của đồng bằng, thì hạ tầng cơ sở giao thông là một nguyên nhân quan trọng của sự tụt hậu của đồng bằng.
Hạ tầng cơ sở về giao thông bất cập, một điểm nghẽn chính cho phát triển
Những công trình quan trọng về hạ tầng cơ sở giao thông được xây dựng từ năm 1975 ở đồng bằng gồm có 4 cây cầu bắt qua sông Tiền (Mỹ Thuận 2000, Cao Lãnh 2018), và sông Hậu (Cần Thơ 2010, Vàm Cống 2019), đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Luong (40 km, 2010). Đường N2 kết nối Tp Hồ Chí Minh với Cà Mau với hai cầu Cao Lãnh và Vàm Cống vừa hoàn thành giai đoạn 1.
Tuy vậy Hình 9 cho thấy tình trạng nghèo nàn, bất cập về hạ tầng có sở giao thông ở ĐBSCL so với cả nước.
Năm 2009, mật độ đường bộ tất cả các loại là 1343 mét/km2; 3132 mét/1000 dân. Riêng cho Quốc lộ và đường cao tốc các mật độ là 44 mét/km2 và 103 mét/1000 dân. Cho tới nay, vẫn chưa có một luồng cho tàu biển trọng tải 20000 tấn vào tới Cần Thơ.
Tình trạng này khiến cho giá cả vật tư đầu vào thì cao, giá bán sản phẩm lại thấp, rất bất lợi cho người sản xuất. Thu nhập của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều.
Đường sá đi lại khó khăn nhất là vào mùa ngập nước cũng đã ảnh hưởng đến việc học hành của các cháu, đến phát triển giáo dục, nâng cao dân trí nói chung và về lâu dài đến sự phát triển của ĐBSCL. Điều này đã được đề cập trên đây.
Vốn đã ít, đầu tư càng phải có hiệu quả.Dự án Luồng vào sông Hậu cho tàu biển có trọng tải lớn qua kênh Quan Chánh Bố và Kênh Tắt (đào mới) cần sớm có giải pháp và rút kinh nghiệm. Trong hơn mười năm qua đã chi cho Dự án gần mười ngàn tỷ đồng mà mục tiêu đề ra còn rất xa vời, thậm chí tính khả thi và bền vững vẫn còn là dấu hỏi [7].
Định hình lại mô hình phát triển. Nghị quyết 120/NQ-CP
Giai đoạn tăng trưởng thiên về số lượng và phát triển theo chiều rộng đã hoàn thành nhiệm vụ của nó. Sự chuyển đổi của ĐBSCL trong 44 năm qua mặt khác cho thấy đầu tư nói chung, đầu tư về hạ tầng cơ sở giao thông ở ĐBSCL còn nhiều bất cập. Định hình lại sự phát triển của ĐBSCL là cần thiết.
Cần thiết và còn là tất yếu vì ĐBSCL đang đối diện hai thách thức nghiêm trọng ảnh hưởng đến bản thân sự tồn tại của nó. Một, toàn cầu, là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và một, khu vực, là việc sử dụng nguồn nước sông Mekong trên thượng nguồn, mà trước tiên là xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng chính sông Mekong [8]. Hai thách thức này đang đặt ĐBSCL trước nguy cơ bị xâm thực và bị lún chìm. Phải chăng ĐBSCL đang bước vào chặng đường đầu của một quá trình ngược lại với quá trình đã sinh ra nó?
Những ai chia sẻ ý kiến về sự cần thiết này đều trông đợi ở Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, được tổ chức ngày 26 – 27/09/2017 tại Cần Thơ, do Thủ tướng Chính phủ trực tiêp chủ trì.
Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ mang tên của Hội nghị đã được ban hành ngày 17/11/2017 với bốn quan điểm chỉ đạo rõ ràng:
(a) Kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, (…); chú trọng bảo vệ đất, nước và con người.
(b) Thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; (…) phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch gắn với chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu;
(c) Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên; chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn; (…) Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
(d) Phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long vì lợi ích chung của đất nước, Tiểu vùng sông Mê Công và quốc tế và là sự nghiệp của toàn dân, khuyến khích, huy động tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội, các đối tác quốc tế và doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển.
Làm gì để ĐBSCL phát triển bền vững từ thực tế đã trải nghiệm?
(1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột
Để sự phát triển được bền vững, phải tác động một cách hài hòa lên ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Trải nghiệm này là một khẳng định một kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 [9]. Hài hòa có nghĩa là mọi tác động (bằng quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, công trình, hay bằng cơ chế chính sách) đều phải có tác động tích cực cho cả ba cột trụ, hay nói cách khác, phải dẫn đến phần giao chung giữa ba vòng. Hình 10.
Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” cũng phải áp dụng cho ĐBSCL.
(2) Vai trò của Nhà nước là quyết định
Có vai trò quyết định bởi lẽ Nhà nước kiến tạo mô hình tăng trưởng của đất nước, của các vùng kinh tế-sinh thái trong đó có ĐBSCL, trong hoạch định các quy hoạch phát triển với tầm nhìn trung và dài hạn, các kế hoạch 5 năm, trong quyết định những dự án đầu tư công và cả tư với tổng mức đầu tư cao, tác động quan trọng đến môi trường và số cư dân phải di dời, tái định cư.
Hệ thống hành chính của Việt Nam hiện nay có 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã. Các quy hoạch, kế hoạch, dưới cấp quốc gia, vì những lý do hiễn nhiên, phải kết nối nhiều tỉnh. Việc xây dựng và triển khai các quy hoạch ở cấp này cần được Nhà nước quy định trong những thể chế và cơ chế phù hợp.
Việc xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch cần đến sự phối hợp liên ngành thực chất và hữu hiệu trong Chính phủ. Cần phải vượt qua tình trạng chia cắt giữa các ngành, khép kín trong ngành để khách quan phân tích đánh giá Được/Mất của từng phương án trước khi quyết định, trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, có tính đến những thay đổi sâu sắc, nhanh chóng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trách nhiệm của Nhà nước là đầu tư trở lại cho đồng bằng sông Cửu Long, như là một vùng kinh tế – sinh thái, đúng với môi trường, sinh thái, có hiệu quả và tương xứng với những gì đã khai thác các dịch vụ hệ sinh thái từ ĐBSCL.
Vai trò của Nhà nước còn là xây dựng các chính sách nhằm huy động, phát huy các nguồn lực của xã hội trong việc triển khai, và cập nhật mô hình tăng trưởng theo các thành tựu khoa học và công nghệ trên thế giới. Các chính sách còn phản ánh chiến lược về nhân tài và tài năng mà Nhà nước cần sớm xây dựng, sao cho cán cân giữa “ra đi” và “trở về” hay “đến Việt Nam” trước mắt, trong trung và dài hạn có lợi nhất cho đất nước.
Theo dõi, tổng kết, rút kinh nghiệm các công tác trên đây, đặc biệt các chương trình, dự án đầu tư tác động mạnh đến môi trường đồng bằng là không thể thiếu.
Cuối cùng, Nhà nước, đặc biệt Quốc hội, cần giám sát việc triển khai các công việc nêu lên trên đây và thông qua giám sát để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước.
(3) Vai trò của cộng đồng xã hội là không thể thiếu
Vai trò của cộng đồng xã hội là không thể thiếu vì con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của mọi chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường. Có phát triển bền vững một quốc gia, một vùng lãnh thổ được hay không, vai trò của cộng đồng xã hội, từ nhận thức đến hành động, có ý nghĩa quyết định. Những tác động của Nhà nước và của cộng đồng xã hội phải đi cùng hướng thì mới dẫn đến phần giao chung của ba trụ cột. Muốn vậy, trước khi ra những quyết định quan trọng Nhà nước cần thông báo và lắng nghe ý kiến của cộng đồng xã hội. Ngược lại cộng đồng xã hội cần xem việc đi tìm sự hài hòa của ba trụ cột là lợi ích của chính mình. Thông báo cho nhau, trao đổi với nhau, đi đến tích hợp những ý kiến đúng vào quy hoạch, kế hoạch tổng thể và ngành vì sự phát triển bền vững là cần thiết. Hình 11.
Hình 10. Ba trụ cột và phần giao PTBV Hình 11. Vai trò của quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng xã hội phải đi cùng hướng
Trong cộng đồng xã hội, ở ĐBSCL, đóng góp của các nhà khoa học, các viện trường, ngoài nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, là nâng cao năng suất và hiệu quả của các khâu trong chuỗi các mặt hàng nông thủy sản bằng những tiến bộ khoa học công nghệ, và được hưởng thành quả lao động của mình; các doanh nghiệp và doanh nhân gắn kết các khâu của chuỗi sản phầm từ đầu vảo đến đầu ra và bằng cách này nâng cao giá trị và thương hiệu các mặt hàng nông thủy sản. Nhà nông, mỗi nông hộ, từ chỗ nhạy bén học, bắt chước nhau sản xuất, phải trở thành những doanh nghiệp “siêu vi mô” liên kết với nhau để cùng nhau đi xa và đi vững chắc trong thời buổi các nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh khốc liệt.
(4) Triển khai nghiêm túc NQ 120/NQ-CP
NQ 120 đã đúc kết ý kiến của các Bộ ngành, của các chuyên gia trong và ngoài nước tại một hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì cách đây 18 tháng. Triển khai nghiêm túc nghị quyết sẽ hướng chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường ở ĐBSCL theo hướng phát triển bền vững.
Từ những gì đã trình bày trong (1)(2)(3) trên đây, và từ tìm hiểu, trong chừng mực có thể, việc triển khai Nghị quyết của các Bộ ngành trong 18 tháng qua, tác giả có mấy nhận xét và kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ dưới đây.
(1) Cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo của NQ. “Nói theo NQ 120” mà làm vẫn như cũ là trường hợp loại trừ để triển khai thành công Nghị quyết.
(2) Triển khai NQ 120, Chính phủ cần có lộ trình để giải quyết nạn thừa chồng chéo và thiếu phối hợp kinh niên. Đề nghị chọn lĩnh vực thí điểm là tài nguyên nước và thủy lợi rất thiết thân với ĐBSCL.
(3) Sớm ban hành “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” (do Bộ NNvPTNT phụ trách) và “Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu” (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phụ trách).
Làm rõ tác động của hai thách thức (biến đổi khí hậu nước biển dâng và nguồn nước từ thượng nguồn) đối với đồng bằng lên sản xuất, sinh kế, và khả năng thích ứng của cộng đồng trong các tiểu vùng (I), (II) và (III) trên nền môi trường vật lý (Hình 1,2) là một căn cứ cần thiết cho hai tài liệu.
Kiên quyết không để các dự án theo tư duy củ đặt Chương trình tổng thể và Quy hoạch tổng thể vào thế bị động, trước “sự việc đã rồi”.
(4) Mọi nhiệm vụ mang tính tổng hợp phải làm rõ phương pháp luận tổng hợp. Yêu cầu này là cần thiết để có thể áp dụng các thành tựu của cuộc “cách mạng số” vào công tác tổng hợp.
(5) Triển khai liên kết các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Duyên hải phía Đông, và Bán đảo Cà mau có cơ sở khoa học, cùng một phương pháp luận. Thiết chế và cơ chế cần cho liên kết, phối hợp cần được ban hành.
(6) Bộ Khoa học và Công nghệ và Chương trình Tây Nam Bộ, các Chương trình KC và KX có những nhiệm vụ liên quan đến ĐBSCL triển khai theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết. Không thể tách biệt hai mảng khoa học công nghệ và khoa học xã hội và nhân văn.
(7) Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương ở ĐBSCL có kế hoạch giải quyết cho bằng được tình trạng mãn tính “đồng bằng là vùng trũng về GD ĐT”, và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở đây.
(8) Bộ Giao thông vận tải giải quyết tình trạng hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng hải hết sức bất cập kinh niên ở đồng bằng, Giao thông vận tải phải thực sự là một điểm đột phá cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.
(9) Không chỉ đánh giá tác động môi trường của các dự án triển khai trên địa bàn ĐBSCL mà còn cả các dự án ngoài đồng bằng nhưng khai thác tài nguyên của đồng bằng. Cụ thể Dự án khu (đô thị) du lịch biển Cần Giờ có kế hoạch khai thác gần 90 trệu m3 cát ở đồng bằng để san lấp cho dự án. Quyết định phê duyệt ĐTM của dự án này có nên xét đến hay không với trách nhiệm quản lý ngành của Bộ TNvMT trên phạm vi cả nước?
(10) Các Bộ ngành sẽ báo cáo các nhiệm vụ trong chương trình hành động của mình. Đó là những nhiệm vụ chuyên ngành. Còn có những nhiệm vụ cần giải quyết để đạt các mục tiêu đa ngành hay liên ngành thì ai đề xuất, ai thực hiện?
(11) Để huy động sự đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, và các chuyên gia quốc tế trong việc triển khai NQ 120, nên giới thiệu các quy hoạch, kế hoạch, dự án, công trình có tác động quan trọng đến môi trường, ngay từ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và khả thi trên cổng thông tin điện tử của các Bộ chủ quản đầu tư.
Tác giả tin rằng với nhận thức đúng, cách tiếp cận đúng, những chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới sẽ thúc đẩy đồng bằng phát triển bền vững./.
Chú thích:
[1] Giáo sư Tiến sĩ khoa học, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Chủ nhiệm Chương trình khoa học nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long (1983-1990), Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI (1992-2007), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (1997-2007)
[2] , Báo cáo tổng hợp của Chương trình khoa học nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long”, Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Hà Nội, tháng 3.1991.
[3] Theo một báo cáo của Tổng Cục Thủy lợi, tháng 5.2019, các dự án Ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang), Thủy lợi Bắc Bến Tre, Nam Măng Thít, Tiếp Nhật – Long Mỹ (Sóc Trăng). Hệ thống Tầm Phương (tỉnh Trà Vinh), Quản Lộ-Phụng Hiệp, Ô Môn – Xà No, “Đề án điều khiển lũ Bắc Vàm Nao”, … đã được triển khai tại ĐBSCL.
[4] Quyết định số 101/QĐ-BNN-TT của Bộ NNvPTNT ngày 15.01.2015.
[5] Tính toán của TS.Hồ Long Phi từ số liệu của NGTK trung ương và của các tỉnh ĐBSCL. Thông báo tại cuộc họp của Mekong Delta Plan Focus Group, Tp Hồ Chí Minh, 14.01.2015.
[6] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam, Báo cáo quốc gia, tháng 9 năm 2015 (Bản tiếng Anh).
[7] Nguyễn Ngọc Trân, Luồng kênh Quan Chánh Bố, Bài học và kiến nghị, http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/luong-kenh-quan-chanh-bo-bai-hoc-va-kien-nghi-3378412/
[8] Nguyễn Ngọc Trân, Định hình phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, tham luận gửi Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, ngày 26 – 27 tháng 9 năm 2017. Xem nội dung tại http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/dinh-hinh-phat-trien-ben-vung-dbscl-3343352/
[9] Global Summit on Sustainable Development (WSSD), Report N0263694, Johannesburg 2002.