Số lần xem
Đang xem 5730 Toàn hệ thống 16594 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Sáng nay tôi hỏi 5 bạn sinh trong thập niên 1980s, 3 bạn nói không biết GS Phan Đình Diệu. Tôi buồn nhưng không bất ngờ. Ông là một người mà thế hệ chúng tôi ngưỡng mộ, cả về tài năng và sự chính trực. Có lẽ vì sự chính trực ấy mà ông rất ít khi có mặt trên những bục vinh quang. Nhưng, những đóng góp thầm lặng của ông đặc biệt là trong vai trò đưa công nghệ thông tin vào VN đang ảnh hưởng lên cả những thế hệ không còn biết ông là ai nữa.
GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên gầy dựng ngành khoa học tính toán của miền Bắc (1968). Chiếc máy vi tính đầu tiên, có thể coi là của Đông Nam Á, ra đời năm 1980 [được thiết kế với chip Intel 8080A nên được đặt tên là VT80] là từ phòng thí nghiệm Viện Tin học của ông, bắt đầu từ những hợp tác trước đó với Viện Kỹ thuật Quân sự có sự giúp sức cả về chuyên môn và vật chất của ông André Trương Trọng Thi, người được coi là cha đẻ của máy tính cá nhân.
Theo tiến sỹ Vũ Duy Mẫn: “Năm 1981, sau khi lắp ráp thành công máy vi tính VT81 và cài đặt được ngôn ngữ lập trình Basic, Viện quyết định thử nghiệm đưa máy vi tính ứng dụng vào quản lý xí nghiệp cỡ nhỏ và vừa ở Xí nghiệp máy may Sinco”.
Nhưng, cho dù có nhiều nỗ lực, ngành công nghiệp sản xuất máy tính chỉ dừng lại ở đó. Tin học là một ngành không thể phát triển trong một quốc gia tự đóng cửa về chính trị và bị cô lập về thương mại với thế giới bên ngoài. Rất tiếc là khi tình hình trong nước bắt đầu cởi mở hơn thì GS Nguyễn Văn Hiệu (người thay giáo sư Trần Đại Nghĩa, làm Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam) lại có những quyết định phi khoa học. Năm 1993, ông Hiệu loại GS Phan Đình Diệu khi ngành tin học Việt Nam cần một người lãnh đạo có tâm và có tầm nhất.
GS Hiệu nhận chức năm 45 tuổi. Ông có mọi ưu đãi của Chế độ, từ kinh phí nghiên cứu tới quyền hạn. Nắm Viện, ông Hiệu kêu gọi “các anh các chị hãy tự cứu mình”. Các công ty được thành lập, Viện khoa học Việt Nam nhanh chóng trở thành một nơi “nửa hàn lâm, nửa chợ trời”[theo TS Giang Công Thế]. Hàng nghìn cán bộ tài năng trôi giạt khắp nơi. Nền tin học Việt Nam chuyển một cách dứt khoát sang nghề… buôn máy tính.
Dù GS Phan Đình Diệu là người viết đề cương thành lập viện Công nghệ thông tin theo mô hình mới và khi bỏ phiếu thăm dò, ông nhận được tín nhiệm của đa số tuyệt đối, GS Nguyễn Văn Hiệu vẫn chọn một người có số phiếu thấp hơn vì lý do “biết làm kinh tế”. GS Phan Đình Diệu tuyên bố từ chức Viện phó Viện Khoa học Việt Nam và ra khỏi biên chế, những chuyên gia trẻ hết lòng vì khoa học như Nguyễn Chí Công, Vũ Duy Mẫn, Lê Hải Khôi, Giang Công Thế… bắt đầu phiêu bạt.
Cho dù vậy, theo GS Chu Hảo – thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ thời kỳ internet được đưa vào VN – “GS Phan Đình Diệu vẫn là linh hồn của các chính sách phát triển công nghệ thông tin của nước ta”. Ông là Chủ tịch hội Tin học và là Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phát triển Công nghệ Thông tin cho tới năm 1998.
Nếu như, GS Nguyễn Văn Hiệu nổi tiếng là một người biết sử dụng khoa học để làm chính trị và leo lên tới các đỉnh cao danh vọng thì GS Phan Đình Diệu lại là một con người mà ngay cả trong chính trị cũng chỉ tham gia với tinh thần khoa học.
Theo ông Trần Việt Phương – thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – từ đầu thập niên 1960s, khi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi, GS Phan Đình Diệu đã cho rằng, hệ thống kinh tế Xô Viết sẽ sụp đổ nếu tiếp tục vận hành như thế này[Hy vọng là Trung tâm Lưu trữ quốc gia vẫn còn giữ được ý kiến này của GS Phan Đình Diệu].
Rất có thể, quyết định không bổ nhiệm GS Phan Đình Diệu vào năm 1993 của ông Hiệu còn có “lý do chính trị”. Từ năm 1989, GS Phan Đình Diệu có nhiều phát biểu về “đa nguyên” và đặc biệt là các ý kiến thẳng thắn của ông góp ý cho Hiến pháp 1992.
Tháng 10-1988, sau khi giải quyết xong vấn đề “đa đảng”[giải tán hai đảng Dân chủ và Xã hội], Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu “chống đa nguyên” nhắm vào ông Trần Xuân Bách. Tháng 3-1989, Hội nghị Trung ương 6 khẳng định “Không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên”. Ngay sau đó trên báo Đảng, cả Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân lẫn “nhà nghiên cứu” Trần Bạch Đằng đều có bài, trên tinh thần “Mác Xít”, nhấn mạnh rằng, “Nếu hiểu đa nguyên theo nghĩa triết học thì từ lâu đã bị phê phán là sai lầm. Chúng ta không chấp nhận”.
Ngày 15-8-1989, GS Phan Đình Diệu có bài trên Sài Gòn Giải Phóng, đáp trả các luận điệu trên đây. Ông cho rằng, muốn “tìm đường đi cho đất nước trong thế giới hiện đại” thì phải “vận dụng trí tuệ của thời đại” từ “nhiều nguồn tri thức”. Theo ông, “Những gì xảy ra trong thế kỷ hai mươi là điều không thể hình dung đối với những bộ óc, dù là vĩ đại, của giữa thế kỷ mười chín”.
Sau khi đọc bài của Giáo sư Phan Đình Diệu, từ Hà Nội, Bí thư Trần Xuân Bách gửi cho TBT Sài Gòn Giải Phóng Tô Hoà một tấm danh thiếp, mặt sau ghi: “Chuyển giùm anh Phan Đình Diệu, tôi ca ngợi bài này”. Đây là bài báo cuối cùng mà Tô Hoà cho đăng với tư cách tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng. Ngày 28-3-1990, Trung ương cách chức ông Trần Xuân Bách.
Hai năm sau, ngày 12-3-1992, trong một phiên họp góp ý cho Hiến pháp 1992, GS Phan Đình Diệu đã có một phát biểu rất gây tiếng vang ở Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ông đề nghị “tạm gác lại” việc đưa vào Hiến pháp các thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx – Lenin”. Ông đề nghị phải dũng cảm để thấy rằng, “mô hình CNXH, cũng như Marx – Lenin không còn đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay”. Giai đoạn xây dựng một “tổ quốc Việt Nam trên tinh thần đoàn kết, hoà hợp và tự cường”.
Theo GS Phan Đình Diệu thì Việt Nam dứt khoát phải có “nhà nước pháp quyền”, chứ không thể tiếp tục “chuyên chính vô sản” hay “pháp quyền nửa vời”. Đặc biệt, ý kiến của ông về Mặt trận và các đoàn thể cho tới ngày nay vẫn còn rất thiết thực. Ông đề nghị, Hiến pháp chỉ cần coi lập hội là quyền tự do của người dân; từ bỏ việc nhà nước hoá các đoàn thể. Ông kêu gọi các đoàn thể thay vì dựa dẫm vào nhà nước phải lấy quần chúng làm gốc rễ, các cơ quan đảng, đoàn thể không ăn lương từ ngân sách.
GS Phan Đình Diệu không sử dụng tài năng và danh tiếng của mình để mưu cầu bổng lộc hay địa vị. Những năm sau 1975, trong những ngày đói kém, từ Paris trở về, hành lý của ông vẫn chỉ có sách và các “bản mạch” dùng cho sản xuất máy tính. Khi phải xuất hiện trên các diễn đàn thì, cho dù ở giai đoạn nào, ý kiến của ông vẫn là ý kiến của một con người yêu nước, khí phách và trí tuệ .
GS TRẦN QUỐC VƯỢNG VÀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
TS. Nguyễn Thị Hâu (Hậu Kc Nguyễn) Repost nhân ngày sinh của Thầy 12/12
Vào năm học thứ hai của Khoa Lịch Sử trường Đại học tổng hợp TPHCM (1977), chúng tôi được học với thầy Trần Quốc Vượng về các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam. Ngay buổi đầu tiên Thầy đã nói về mối quan hệ mật thiết giữa sử và địa, mở ra cho chúng tôi kiến thức về Địa -Văn hóa, Địa – Chính trị mà bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng cần nắm vững. Những bài giảng của ông tiếp tục triển khai lý thuyết không gian địa – văn hóa Nam bộ, cả trên bình diện tổng quan Đông và Tây Nam bộ và cả ở những tiểu vùng sinh thái đặc thù (như Cần Giờ – TPHCM). Ông đã sơ đồ/ mô hình hóa khu vực Nam bộ trong “mạng lưới” các nền văn hóa ở Đông Dương và Đông Nam Á nối liền bằng những con đường lục địa và ven biển, trong sự đối sánh về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.
Ba vấn đề cơ bản của lịch sử và văn hóa Nam bộ từ góc độ Địa – Văn hóa mà GS Trần Quốc Vượng chỉ ra là: Trước hết đó là sự “đa dạng văn hóa” trên cơ sở đa dạng về địa hình – sinh thái; Thứ hai, vai trò quan trọng của các cảng thị, trong đó đặc biệt là “cảng thị sơ khai” Cần Giờ, là cảng Bến Nghé của thành Gia Định và sau này là cảng Sài Gòn. Cũng có nghĩa là vấn đề văn hóa biển (qua kinh tế, lối sống của cư dân, giao lưu văn hóa – kỹ thuật) của vùng đất Nam bộ cần được lưu ý; Thứ ba, cần phải nghiên cứu các cộng đồng tộc người trên vùng đất Nam bộ – chủ nhân của những di sản văn hóa vật thể – phi vật thể độc đáo. Từ đó cho thấy “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa là sự hòa hợp của những khác biệt trong sự tôn trọng và cùng tồn tại với nhau.
@ Lịch sử trong dòng chảy văn hóa
Nhiều thế hệ học trò của GS Trần Quốc Vượng đã học được ở ông tư duy liên ngành: đặt diễn trình lịch sử trong dòng chảy văn hóa, từ đó nhìn ra những “đứt gãy văn hóa” là hệ quả của (một số sự kiện quan trọng) lịch sử; đồng thời cũng phải biết đặt những câu hỏi “ngược” để tìm hiểu căn nguyên. Trong diễn trình lịch sử đó ngành Khảo cổ học đô thị là một trong những ngành quan trọng của thế kỷ XXI, đặc biệt ở Nam bộ, bởi vì đây là vùng được đô thị hóa về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, về lối sống (theo kiểu phương Tây) sớm và phổ biến nhất so với những vùng miền khác ở Việt Nam.
Trong cuộc “Du khảo một số di tích lịch sử – văn hóa ở sài Gòn và các vùng phụ cận” năm 1998, giáo sư Trần Quốc Vượng luôn “suy nghĩ về di sản văn hóa và thành phần tộc người ở Đồng Nai – Biên Hòa – Sài Gòn – Gia Định xưa. Như Thầy viết “trước, trong và sau tuần lễ du khảo, chúng tôi đọc và đọc lại những Trương Vĩnh Ký, Vương Hồng Sển, Minh Hương, Huỳnh Ngọc Trảng… các nhà văn – học giả, nhà nghiên cứu tài danh của nam kỳ lục tỉnh, của Ngũ Quảng đã tạo nên hương hoa bản sắc Sài Gòn”. Bài nghiên cứu – bút ký của giáo sư về cuộc du khảo này là một trong những bài thể hiện tư duy liên ngành mà những học trò của Thầy ở Nam bộ đã học được từ Thầy.
Khi chúng tôi đang khai quật di tích lò gốm cổ Hưng Lợi, ông đã đến thăm và nhận định:“Nét đặc sắc của khảo cổ học lịch sử TP. Hồ Chí Minh 300 năm là việc phân lập và nghiên cứu “Gốm Sài Gòn” (trước, Tây và ta chỉ gọi là Gốm Cây Mai) với cả sản phẩm gốm và các lò gốm của nó ở xứ Lò gốm – rạch (lò) gốm bao trùm mấy quận nội thành”. Từ những kết quả nghiên cứu đầu tiên về Di tích lò gốm cổ Hưng Lợi, Thầy đã nhận xét “Áp dụng cách tiếp cận liên ngành đi điền dã ở Lái Thiêu – Bình Dương – Sông Bé… thăm các lò gốm của người Hẹ, người Quảng Đông… Cuối cùng tìm thấy ngay ở quận 9 nơi chợ nhỏ Hiệp Phú (Thủ Đức cũ) rẽ vào phường Long Trường (Long Thạnh Mỹ cũ) một lò lu hiện đại (1954 – 1966) có cấu trúc giống hệt “Lò gốm Hưng Lợi” quận 8. Đây là một thành công thể nghiệm cách tiếp cận liên ngành nhân học văn hóa, bao gồm cả khảo cổ học và dân tộc học”.
Cũng bằng tư duy liên ngành, GS Trần Quốc Vượng đã dẫn dắt người đọc đi từ Bắc, qua Trung vào Nam, từ “phân vùng địa lý tự nhiên” đến “địa lý nhân văn” không gian văn hóa, từ các di chỉ khảo cổ thời đá cũ đá mới đến các cộng đồng dân cư cổ, từ ngôn ngữ của các tộc người đến lịch sử, từ tín ngưỡng dân gian đến huyền tích… Tất cả tưởng là tản mạn không có gì liên quan, nhưng với khả năng “mẫn cảm khoa học” Thầy đã chỉ ra mối liên hệ giữa những vấn đề khác nhau, qua đó có thể nhận thấy văn minh – văn hiến Đông Nam Á nhìn chung là kết quả tác động qua lại giữa các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Phía Bắc (Âu Lạc, Việt cổ) – Trung (Champa cổ) – Nam (Phù Nam cổ) đều cùng chung một mô hình huyền tích khởi nguyên là sự kết hợp giữa yếu tố núi (nội địa) và biển (bên ngoài), hai địa hình phổ biến ở khu vực ĐNA.
Những huyền tích từng được nhiều người biết đến, và cũng chỉ hiểu/coi là huyền tích, khi đặt trong mối liên hệ văn hóa – ngôn ngữ – khảo cổ – cổ sử… bỗng “nhìn thấy” một cái gì đó của quá khứ. Những “mảnh vỡ” lấp lánh của huyền tích, thần thoại, truyền thuyết tuy chưa phải là “lịch sử” nhưng nó phản ánh ít nhiều “sự thật” trong quá khứ, qua quá trình khái quát hóa lâu dài rồi được lịch sử ghi chép lại những gì cô đọng và bền vững nhất.
Hỏi ngược không phải là lật ngược đúng sai
Một câu nói vui của người Nam Bộ mà thầy Vượng rất thích và hay nói “Coi vậy, mà hổng phải vậy, mà đúng là vậy…”. Từ thời chúng tôi là sinh viên Thầy đã dạy cách suy nghĩ như thế, như một triết lý của Phật giáo Thiền tông: Khi chưa học Thiền ta nhìn núi là núi, ta nhìn sông là sông. Khi đang học Thiền ta thấy núi không còn là núi, sông không là sông. Nhưng sau khi đã chứng ngộ Thiền, ta lại nhìn ra giản dị: Núi đúng là Núi, Sông thật là Sông. Thật ra đây là cách lật đi lật lại vấn đề, hay như kinh nghiệm điền dã của Thầy: đi đi lại lại, hỏi đi hỏi lại, nghĩ đi nghĩ lại… “Hỏi ngược” chính là đào sâu vấn đề, tiếp cận nó từ nhiều hướng để thấy vấn đề toàn diện, chứ không phải là “lật ngược” trắng đen, đúng sai.
Hầu như các bài viết của GS. Trần Quốc Vượng về lịch sử – văn hóa Nam bộ ít nhiều đều từ phương pháp liên ngành đặt vấn đề/lĩnh vực trong “mạng”(net) tri thức để có thể phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử. Bởi vì nếu chỉ căn cứ vào “chính sử” hay “huyền sử” thì khó có thể lý giải và hiểu được cặn kẽ những gì đã xảy ra, không nhìn từ văn hóa (theo nghĩa rộng nhất) thì “lịch sử” còn lại rất ít do chỉ nhìn thấy sự kiện mà không thấy những tác động dẫn đến sự kiện đó, những ảnh hưởng từ sự kiện đó đến bối cảnh xã hội. Nói cách khác do tầm nhìn hạn hẹp của người đời sau nên “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”.
Từ đó, việc đặt lại vấn đề với những điều tưởng chừng đã “an bài” trong lịch sử – văn hóa luôn là “thao tác tư duy” cần thiết. Từ một góc nhìn khác, một chiều kích khác, một phương pháp khác… sẽ cho những nhận thức, hiểu biết mới. Không thể có nhận thức mới nếu thao tác tư duy cũ, “giải thiêng” các huyền thoại, huyền tích, cổ tích là một cách nhận biết những điều người xưa, dân gian ngầm gửi qua bề mặt câu chữ. “Đọc dưới những con chữ”, kể cả chính sử và huyền thoại, cổ tích, cách tiếp cận tư liệu như thế được nhiều học trò tiếp thu, tiếp cận lịch sử từ văn hóa VN, coi lịch sử là dòng chảy chính được tạo bởi nhiều nguồn văn hóa.
@ Một cá tính Trần Quốc Vượng độc đáo.
Tôi không có cái may mắn như nhiều bạn đồng nghiệp là được học GS Trần Quốc Vượng Vượng và trực tiếp làm việc, đi khảo sát và khai quật với Thầy. Tôi chỉ được học một vài chuyên đề khi Thầy vô Sài Gòn thỉnh giảng, ở “vùng sâu vùng xa” nên chỉ có thể học bằng việc nghiền ngẫm những bài viết của Thầy, nghe Thầy giảng giải và nói chuyện trong những lần gặp Thầy, học lại từ bạn bè – những người được Thầy trực tiếp truyền dạy. Tuy thầy không có điều kiện để trực tiếp hướng dẫn tôi trong các công trình khoa học nhưng Thầy luôn là người phản biện tuyệt vời, thấu hiểu và nâng đỡ những ý tưởng khoa học mới mẻ của học trò với trách nhiệm của một nhà khoa học chân chính và tấm lòng nhân hậu của một người Thầy.
Từ trải nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy ngoài học thuật, GS Trần Quốc Vượng còn là tấm gương về sự dấn thân vào đời sống xã hội: từ sự hiểu biết sâu sắc lịch sử – văn hóa đến sự mẫn cảm trước những hiện tượng báo động sự bất ổn xã hội… Thầy luôn có tiếng nói cảnh báo từ cái tâm của một người trí thức chân chính. Cũng vì vậy, tuy Thầy quảng giao với mọi người, luôn “hòa hợp” nhưng không “hòa tan”, dù có nhiều biến cố xảy ra thì Thầy vẫn là chính mình, một cá tính Trần Quốc Vượng độc đáo.
Là học trò của Giáo sư Trần Quốc Vượng từ cuối những năm 1970, ở xa nhưng mỗi lần gặp lại tôi luôn cảm nhận nỗi cô đơn của Thầy ngày một đầy hơn. Dường như trên con đường khoa học gập ghềnh vạn dặm, trên những nẻo đường đời quanh co đầy bất trắc Thầy đã không có một người bạn đồng hành thực sự, mặc dù quanh Thầy bao giờ cũng có nhiều người… Ở Thầy Vượng không chỉ có kiến thức rộng lớn, sâu sắc, tư duy linh hoạt, sắc sảo mà Thầy còn có nỗi lòng lắng đọng, ẩn sâu bên trong vẻ “bạc đời”! Tựa như những bài hát của Trịnh Công Sơn mà Thầy luôn yêu thích “sống trên đời cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”, ở GS Trần Quốc Vượng chính là sự trân trọng, lòng bao dung, ứng xử chân thành giản dị với đồng nghiệp, học trò, bạn bè, cũng là thái độ không thỏa hiệp với những gì làm cho con người trở nên tầm thường, xấu xa như sự dối trá, phản bội, lòng ghen ghét, đố kỵ…
Thế hệ học trò khảo cổ đầu tiên ở Sài Gòn của GS Trần Quốc Vượng nay đã đến tuổi nghỉ hưu cả rồi, nhưng chúng tôi vẫn luôn coi mình là những học trò của Thầy, nhất là về phương pháp tiếp cận vấn đề và tư duy phản biện. Bên cạnh đó, “Học Thầy học tày học bạn” là lời khuyên bảo của Thầy Vượng mà chúng tôi luôn làm theo. Từ nền kiến thức cơ bản Thầy truyền cho, nhiều học trò của thầy dù phải “dịch chuyển” nhưng đều làm tốt nhiều công việc khác nhau, có tinh thần dấn thân và thực hiện trách nhiệm xã hội của người trí thức. Những gì GS. Trần Quốc Vượng để lại không chỉ là tri thức, tầm nhìn khoa học mà còn là cái tâm với nghề, cái tình đối với người. Tôi luôn tự nhủ, đó là chính điều Thầy luôn mong chúng tôi truyền đạt cho những thế hệ học trò về sau. Hình với Thầy Tấn,
Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tông có công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyênsang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tông làm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục không để cho nhà Nguyên thôn tính.
Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản
Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.
Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.
Vua Trần Thánh Tông có vợ là Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu
Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4) Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.
Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.
Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .
Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .
Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?
Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:
Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?
Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.]
Sáng nay tôi hỏi 5 bạn sinh trong thập niên 1980s, 3 bạn nói không biết GS Phan Đình Diệu. Tôi buồn nhưng không bất ngờ. Ông là một người mà thế hệ chúng tôi ngưỡng mộ, cả về tài năng và sự chính trực. Có lẽ vì sự chính trực ấy mà ông rất ít khi có mặt trên những bục vinh quang. Nhưng, những đóng góp thầm lặng của ông đặc biệt là trong vai trò đưa công nghệ thông tin vào VN đang ảnh hưởng lên cả những thế hệ không còn biết ông là ai nữa.
GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên gầy dựng ngành khoa học tính toán của miền Bắc (1968). Chiếc máy vi tính đầu tiên, có thể coi là của Đông Nam Á, ra đời năm 1980 [được thiết kế với chip Intel 8080A nên được đặt tên là VT80] là từ phòng thí nghiệm Viện Tin học của ông, bắt đầu từ những hợp tác trước đó với Viện Kỹ thuật Quân sự có sự giúp sức cả về chuyên môn và vật chất của ông André Trương Trọng Thi, người được coi là cha đẻ của máy tính cá nhân.
Theo tiến sỹ Vũ Duy Mẫn: “Năm 1981, sau khi lắp ráp thành công máy vi tính VT81 và cài đặt được ngôn ngữ lập trình Basic, Viện quyết định thử nghiệm đưa máy vi tính ứng dụng vào quản lý xí nghiệp cỡ nhỏ và vừa ở Xí nghiệp máy may Sinco”.
Nhưng, cho dù có nhiều nỗ lực, ngành công nghiệp sản xuất máy tính chỉ dừng lại ở đó. Tin học là một ngành không thể phát triển trong một quốc gia tự đóng cửa về chính trị và bị cô lập về thương mại với thế giới bên ngoài. Rất tiếc là khi tình hình trong nước bắt đầu cởi mở hơn thì GS Nguyễn Văn Hiệu (người thay giáo sư Trần Đại Nghĩa, làm Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam) lại có những quyết định phi khoa học. Năm 1993, ông Hiệu loại GS Phan Đình Diệu khi ngành tin học Việt Nam cần một người lãnh đạo có tâm và có tầm nhất.
GS Hiệu nhận chức năm 45 tuổi. Ông có mọi ưu đãi của Chế độ, từ kinh phí nghiên cứu tới quyền hạn. Nắm Viện, ông Hiệu kêu gọi “các anh các chị hãy tự cứu mình”. Các công ty được thành lập, Viện khoa học Việt Nam nhanh chóng trở thành một nơi “nửa hàn lâm, nửa chợ trời”[theo TS Giang Công Thế]. Hàng nghìn cán bộ tài năng trôi giạt khắp nơi. Nền tin học Việt Nam chuyển một cách dứt khoát sang nghề… buôn máy tính.
Dù GS Phan Đình Diệu là người viết đề cương thành lập viện Công nghệ thông tin theo mô hình mới và khi bỏ phiếu thăm dò, ông nhận được tín nhiệm của đa số tuyệt đối, GS Nguyễn Văn Hiệu vẫn chọn một người có số phiếu thấp hơn vì lý do “biết làm kinh tế”. GS Phan Đình Diệu tuyên bố từ chức Viện phó Viện Khoa học Việt Nam và ra khỏi biên chế, những chuyên gia trẻ hết lòng vì khoa học như Nguyễn Chí Công, Vũ Duy Mẫn, Lê Hải Khôi, Giang Công Thế… bắt đầu phiêu bạt.
Cho dù vậy, theo GS Chu Hảo – thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ thời kỳ internet được đưa vào VN – “GS Phan Đình Diệu vẫn là linh hồn của các chính sách phát triển công nghệ thông tin của nước ta”. Ông là Chủ tịch hội Tin học và là Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phát triển Công nghệ Thông tin cho tới năm 1998.
Nếu như, GS Nguyễn Văn Hiệu nổi tiếng là một người biết sử dụng khoa học để làm chính trị và leo lên tới các đỉnh cao danh vọng thì GS Phan Đình Diệu lại là một con người mà ngay cả trong chính trị cũng chỉ tham gia với tinh thần khoa học.
Theo ông Trần Việt Phương – thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – từ đầu thập niên 1960s, khi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi, GS Phan Đình Diệu đã cho rằng, hệ thống kinh tế Xô Viết sẽ sụp đổ nếu tiếp tục vận hành như thế này[Hy vọng là Trung tâm Lưu trữ quốc gia vẫn còn giữ được ý kiến này của GS Phan Đình Diệu].
Rất có thể, quyết định không bổ nhiệm GS Phan Đình Diệu vào năm 1993 của ông Hiệu còn có “lý do chính trị”. Từ năm 1989, GS Phan Đình Diệu có nhiều phát biểu về “đa nguyên” và đặc biệt là các ý kiến thẳng thắn của ông góp ý cho Hiến pháp 1992.
Tháng 10-1988, sau khi giải quyết xong vấn đề “đa đảng”[giải tán hai đảng Dân chủ và Xã hội], Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu “chống đa nguyên” nhắm vào ông Trần Xuân Bách. Tháng 3-1989, Hội nghị Trung ương 6 khẳng định “Không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên”. Ngay sau đó trên báo Đảng, cả Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân lẫn “nhà nghiên cứu” Trần Bạch Đằng đều có bài, trên tinh thần “Mác Xít”, nhấn mạnh rằng, “Nếu hiểu đa nguyên theo nghĩa triết học thì từ lâu đã bị phê phán là sai lầm. Chúng ta không chấp nhận”.
Ngày 15-8-1989, GS Phan Đình Diệu có bài trên Sài Gòn Giải Phóng, đáp trả các luận điệu trên đây. Ông cho rằng, muốn “tìm đường đi cho đất nước trong thế giới hiện đại” thì phải “vận dụng trí tuệ của thời đại” từ “nhiều nguồn tri thức”. Theo ông, “Những gì xảy ra trong thế kỷ hai mươi là điều không thể hình dung đối với những bộ óc, dù là vĩ đại, của giữa thế kỷ mười chín”.
Sau khi đọc bài của Giáo sư Phan Đình Diệu, từ Hà Nội, Bí thư Trần Xuân Bách gửi cho TBT Sài Gòn Giải Phóng Tô Hoà một tấm danh thiếp, mặt sau ghi: “Chuyển giùm anh Phan Đình Diệu, tôi ca ngợi bài này”. Đây là bài báo cuối cùng mà Tô Hoà cho đăng với tư cách tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng. Ngày 28-3-1990, Trung ương cách chức ông Trần Xuân Bách.
Hai năm sau, ngày 12-3-1992, trong một phiên họp góp ý cho Hiến pháp 1992, GS Phan Đình Diệu đã có một phát biểu rất gây tiếng vang ở Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ông đề nghị “tạm gác lại” việc đưa vào Hiến pháp các thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx – Lenin”. Ông đề nghị phải dũng cảm để thấy rằng, “mô hình CNXH, cũng như Marx – Lenin không còn đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay”. Giai đoạn xây dựng một “tổ quốc Việt Nam trên tinh thần đoàn kết, hoà hợp và tự cường”.
Theo GS Phan Đình Diệu thì Việt Nam dứt khoát phải có “nhà nước pháp quyền”, chứ không thể tiếp tục “chuyên chính vô sản” hay “pháp quyền nửa vời”. Đặc biệt, ý kiến của ông về Mặt trận và các đoàn thể cho tới ngày nay vẫn còn rất thiết thực. Ông đề nghị, Hiến pháp chỉ cần coi lập hội là quyền tự do của người dân; từ bỏ việc nhà nước hoá các đoàn thể. Ông kêu gọi các đoàn thể thay vì dựa dẫm vào nhà nước phải lấy quần chúng làm gốc rễ, các cơ quan đảng, đoàn thể không ăn lương từ ngân sách.
GS Phan Đình Diệu không sử dụng tài năng và danh tiếng của mình để mưu cầu bổng lộc hay địa vị. Những năm sau 1975, trong những ngày đói kém, từ Paris trở về, hành lý của ông vẫn chỉ có sách và các “bản mạch” dùng cho sản xuất máy tính. Khi phải xuất hiện trên các diễn đàn thì, cho dù ở giai đoạn nào, ý kiến của ông vẫn là ý kiến của một con người yêu nước, khí phách và trí tuệ .
GS TRẦN QUỐC VƯỢNG VÀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
TS. Nguyễn Thị Hâu (Hậu Kc Nguyễn) Repost nhân ngày sinh của Thầy 12/12
Vào năm học thứ hai của Khoa Lịch Sử trường Đại học tổng hợp TPHCM (1977), chúng tôi được học với thầy Trần Quốc Vượng về các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam. Ngay buổi đầu tiên Thầy đã nói về mối quan hệ mật thiết giữa sử và địa, mở ra cho chúng tôi kiến thức về Địa -Văn hóa, Địa – Chính trị mà bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng cần nắm vững. Những bài giảng của ông tiếp tục triển khai lý thuyết không gian địa – văn hóa Nam bộ, cả trên bình diện tổng quan Đông và Tây Nam bộ và cả ở những tiểu vùng sinh thái đặc thù (như Cần Giờ – TPHCM). Ông đã sơ đồ/ mô hình hóa khu vực Nam bộ trong “mạng lưới” các nền văn hóa ở Đông Dương và Đông Nam Á nối liền bằng những con đường lục địa và ven biển, trong sự đối sánh về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.
Ba vấn đề cơ bản của lịch sử và văn hóa Nam bộ từ góc độ Địa – Văn hóa mà GS Trần Quốc Vượng chỉ ra là: Trước hết đó là sự “đa dạng văn hóa” trên cơ sở đa dạng về địa hình – sinh thái; Thứ hai, vai trò quan trọng của các cảng thị, trong đó đặc biệt là “cảng thị sơ khai” Cần Giờ, là cảng Bến Nghé của thành Gia Định và sau này là cảng Sài Gòn. Cũng có nghĩa là vấn đề văn hóa biển (qua kinh tế, lối sống của cư dân, giao lưu văn hóa – kỹ thuật) của vùng đất Nam bộ cần được lưu ý; Thứ ba, cần phải nghiên cứu các cộng đồng tộc người trên vùng đất Nam bộ – chủ nhân của những di sản văn hóa vật thể – phi vật thể độc đáo. Từ đó cho thấy “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa là sự hòa hợp của những khác biệt trong sự tôn trọng và cùng tồn tại với nhau.
@ Lịch sử trong dòng chảy văn hóa
Nhiều thế hệ học trò của GS Trần Quốc Vượng đã học được ở ông tư duy liên ngành: đặt diễn trình lịch sử trong dòng chảy văn hóa, từ đó nhìn ra những “đứt gãy văn hóa” là hệ quả của (một số sự kiện quan trọng) lịch sử; đồng thời cũng phải biết đặt những câu hỏi “ngược” để tìm hiểu căn nguyên. Trong diễn trình lịch sử đó ngành Khảo cổ học đô thị là một trong những ngành quan trọng của thế kỷ XXI, đặc biệt ở Nam bộ, bởi vì đây là vùng được đô thị hóa về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, về lối sống (theo kiểu phương Tây) sớm và phổ biến nhất so với những vùng miền khác ở Việt Nam.
Trong cuộc “Du khảo một số di tích lịch sử – văn hóa ở sài Gòn và các vùng phụ cận” năm 1998, giáo sư Trần Quốc Vượng luôn “suy nghĩ về di sản văn hóa và thành phần tộc người ở Đồng Nai – Biên Hòa – Sài Gòn – Gia Định xưa. Như Thầy viết “trước, trong và sau tuần lễ du khảo, chúng tôi đọc và đọc lại những Trương Vĩnh Ký, Vương Hồng Sển, Minh Hương, Huỳnh Ngọc Trảng… các nhà văn – học giả, nhà nghiên cứu tài danh của nam kỳ lục tỉnh, của Ngũ Quảng đã tạo nên hương hoa bản sắc Sài Gòn”. Bài nghiên cứu – bút ký của giáo sư về cuộc du khảo này là một trong những bài thể hiện tư duy liên ngành mà những học trò của Thầy ở Nam bộ đã học được từ Thầy.
Khi chúng tôi đang khai quật di tích lò gốm cổ Hưng Lợi, ông đã đến thăm và nhận định:“Nét đặc sắc của khảo cổ học lịch sử TP. Hồ Chí Minh 300 năm là việc phân lập và nghiên cứu “Gốm Sài Gòn” (trước, Tây và ta chỉ gọi là Gốm Cây Mai) với cả sản phẩm gốm và các lò gốm của nó ở xứ Lò gốm – rạch (lò) gốm bao trùm mấy quận nội thành”. Từ những kết quả nghiên cứu đầu tiên về Di tích lò gốm cổ Hưng Lợi, Thầy đã nhận xét “Áp dụng cách tiếp cận liên ngành đi điền dã ở Lái Thiêu – Bình Dương – Sông Bé… thăm các lò gốm của người Hẹ, người Quảng Đông… Cuối cùng tìm thấy ngay ở quận 9 nơi chợ nhỏ Hiệp Phú (Thủ Đức cũ) rẽ vào phường Long Trường (Long Thạnh Mỹ cũ) một lò lu hiện đại (1954 – 1966) có cấu trúc giống hệt “Lò gốm Hưng Lợi” quận 8. Đây là một thành công thể nghiệm cách tiếp cận liên ngành nhân học văn hóa, bao gồm cả khảo cổ học và dân tộc học”.
Cũng bằng tư duy liên ngành, GS Trần Quốc Vượng đã dẫn dắt người đọc đi từ Bắc, qua Trung vào Nam, từ “phân vùng địa lý tự nhiên” đến “địa lý nhân văn” không gian văn hóa, từ các di chỉ khảo cổ thời đá cũ đá mới đến các cộng đồng dân cư cổ, từ ngôn ngữ của các tộc người đến lịch sử, từ tín ngưỡng dân gian đến huyền tích… Tất cả tưởng là tản mạn không có gì liên quan, nhưng với khả năng “mẫn cảm khoa học” Thầy đã chỉ ra mối liên hệ giữa những vấn đề khác nhau, qua đó có thể nhận thấy văn minh – văn hiến Đông Nam Á nhìn chung là kết quả tác động qua lại giữa các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Phía Bắc (Âu Lạc, Việt cổ) – Trung (Champa cổ) – Nam (Phù Nam cổ) đều cùng chung một mô hình huyền tích khởi nguyên là sự kết hợp giữa yếu tố núi (nội địa) và biển (bên ngoài), hai địa hình phổ biến ở khu vực ĐNA.
Những huyền tích từng được nhiều người biết đến, và cũng chỉ hiểu/coi là huyền tích, khi đặt trong mối liên hệ văn hóa – ngôn ngữ – khảo cổ – cổ sử… bỗng “nhìn thấy” một cái gì đó của quá khứ. Những “mảnh vỡ” lấp lánh của huyền tích, thần thoại, truyền thuyết tuy chưa phải là “lịch sử” nhưng nó phản ánh ít nhiều “sự thật” trong quá khứ, qua quá trình khái quát hóa lâu dài rồi được lịch sử ghi chép lại những gì cô đọng và bền vững nhất.
Hỏi ngược không phải là lật ngược đúng sai
Một câu nói vui của người Nam Bộ mà thầy Vượng rất thích và hay nói “Coi vậy, mà hổng phải vậy, mà đúng là vậy…”. Từ thời chúng tôi là sinh viên Thầy đã dạy cách suy nghĩ như thế, như một triết lý của Phật giáo Thiền tông: Khi chưa học Thiền ta nhìn núi là núi, ta nhìn sông là sông. Khi đang học Thiền ta thấy núi không còn là núi, sông không là sông. Nhưng sau khi đã chứng ngộ Thiền, ta lại nhìn ra giản dị: Núi đúng là Núi, Sông thật là Sông. Thật ra đây là cách lật đi lật lại vấn đề, hay như kinh nghiệm điền dã của Thầy: đi đi lại lại, hỏi đi hỏi lại, nghĩ đi nghĩ lại… “Hỏi ngược” chính là đào sâu vấn đề, tiếp cận nó từ nhiều hướng để thấy vấn đề toàn diện, chứ không phải là “lật ngược” trắng đen, đúng sai.
Hầu như các bài viết của GS. Trần Quốc Vượng về lịch sử – văn hóa Nam bộ ít nhiều đều từ phương pháp liên ngành đặt vấn đề/lĩnh vực trong “mạng”(net) tri thức để có thể phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử. Bởi vì nếu chỉ căn cứ vào “chính sử” hay “huyền sử” thì khó có thể lý giải và hiểu được cặn kẽ những gì đã xảy ra, không nhìn từ văn hóa (theo nghĩa rộng nhất) thì “lịch sử” còn lại rất ít do chỉ nhìn thấy sự kiện mà không thấy những tác động dẫn đến sự kiện đó, những ảnh hưởng từ sự kiện đó đến bối cảnh xã hội. Nói cách khác do tầm nhìn hạn hẹp của người đời sau nên “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”.
Từ đó, việc đặt lại vấn đề với những điều tưởng chừng đã “an bài” trong lịch sử – văn hóa luôn là “thao tác tư duy” cần thiết. Từ một góc nhìn khác, một chiều kích khác, một phương pháp khác… sẽ cho những nhận thức, hiểu biết mới. Không thể có nhận thức mới nếu thao tác tư duy cũ, “giải thiêng” các huyền thoại, huyền tích, cổ tích là một cách nhận biết những điều người xưa, dân gian ngầm gửi qua bề mặt câu chữ. “Đọc dưới những con chữ”, kể cả chính sử và huyền thoại, cổ tích, cách tiếp cận tư liệu như thế được nhiều học trò tiếp thu, tiếp cận lịch sử từ văn hóa VN, coi lịch sử là dòng chảy chính được tạo bởi nhiều nguồn văn hóa.
@ Một cá tính Trần Quốc Vượng độc đáo.
Tôi không có cái may mắn như nhiều bạn đồng nghiệp là được học GS Trần Quốc Vượng Vượng và trực tiếp làm việc, đi khảo sát và khai quật với Thầy. Tôi chỉ được học một vài chuyên đề khi Thầy vô Sài Gòn thỉnh giảng, ở “vùng sâu vùng xa” nên chỉ có thể học bằng việc nghiền ngẫm những bài viết của Thầy, nghe Thầy giảng giải và nói chuyện trong những lần gặp Thầy, học lại từ bạn bè – những người được Thầy trực tiếp truyền dạy. Tuy thầy không có điều kiện để trực tiếp hướng dẫn tôi trong các công trình khoa học nhưng Thầy luôn là người phản biện tuyệt vời, thấu hiểu và nâng đỡ những ý tưởng khoa học mới mẻ của học trò với trách nhiệm của một nhà khoa học chân chính và tấm lòng nhân hậu của một người Thầy.
Từ trải nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy ngoài học thuật, GS Trần Quốc Vượng còn là tấm gương về sự dấn thân vào đời sống xã hội: từ sự hiểu biết sâu sắc lịch sử – văn hóa đến sự mẫn cảm trước những hiện tượng báo động sự bất ổn xã hội… Thầy luôn có tiếng nói cảnh báo từ cái tâm của một người trí thức chân chính. Cũng vì vậy, tuy Thầy quảng giao với mọi người, luôn “hòa hợp” nhưng không “hòa tan”, dù có nhiều biến cố xảy ra thì Thầy vẫn là chính mình, một cá tính Trần Quốc Vượng độc đáo.
Là học trò của Giáo sư Trần Quốc Vượng từ cuối những năm 1970, ở xa nhưng mỗi lần gặp lại tôi luôn cảm nhận nỗi cô đơn của Thầy ngày một đầy hơn. Dường như trên con đường khoa học gập ghềnh vạn dặm, trên những nẻo đường đời quanh co đầy bất trắc Thầy đã không có một người bạn đồng hành thực sự, mặc dù quanh Thầy bao giờ cũng có nhiều người… Ở Thầy Vượng không chỉ có kiến thức rộng lớn, sâu sắc, tư duy linh hoạt, sắc sảo mà Thầy còn có nỗi lòng lắng đọng, ẩn sâu bên trong vẻ “bạc đời”! Tựa như những bài hát của Trịnh Công Sơn mà Thầy luôn yêu thích “sống trên đời cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”, ở GS Trần Quốc Vượng chính là sự trân trọng, lòng bao dung, ứng xử chân thành giản dị với đồng nghiệp, học trò, bạn bè, cũng là thái độ không thỏa hiệp với những gì làm cho con người trở nên tầm thường, xấu xa như sự dối trá, phản bội, lòng ghen ghét, đố kỵ…
Thế hệ học trò khảo cổ đầu tiên ở Sài Gòn của GS Trần Quốc Vượng nay đã đến tuổi nghỉ hưu cả rồi, nhưng chúng tôi vẫn luôn coi mình là những học trò của Thầy, nhất là về phương pháp tiếp cận vấn đề và tư duy phản biện. Bên cạnh đó, “Học Thầy học tày học bạn” là lời khuyên bảo của Thầy Vượng mà chúng tôi luôn làm theo. Từ nền kiến thức cơ bản Thầy truyền cho, nhiều học trò của thầy dù phải “dịch chuyển” nhưng đều làm tốt nhiều công việc khác nhau, có tinh thần dấn thân và thực hiện trách nhiệm xã hội của người trí thức. Những gì GS. Trần Quốc Vượng để lại không chỉ là tri thức, tầm nhìn khoa học mà còn là cái tâm với nghề, cái tình đối với người. Tôi luôn tự nhủ, đó là chính điều Thầy luôn mong chúng tôi truyền đạt cho những thế hệ học trò về sau. Hình với Thầy Tấn,
Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tông có công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyênsang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tông làm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục không để cho nhà Nguyên thôn tính.
Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản
Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.
Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.
Vua Trần Thánh Tông có vợ là Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu
Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4) Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.
Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.
Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .
Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .
Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?
Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:
Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?
Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.
Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.
Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học. Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.
Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.
Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.
Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả. Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.
Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…
Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.
Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.
Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.
Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.
Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.
Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.
Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.
Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.
Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.
Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).
Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.
Vua Trần Thánh Tông sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.
Thơ Trần Thánh Tông giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.
Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:
Dụng của chân tâm …
Trần Thánh Tông
Dụng của chân tâm,
Thông minh tịnh mịch.
Không đến không đi,
Không tổn không ích.
Vào nhỏ vào to,
Mặc thuận cùng nghịch.
Động như hạc mây,
Tĩnh như tường vách.
Nhẹ tựa mảy lông,
Nặng như bàn thạch.
Trần trần trụi trụi,
Làu làu trong sạch.
Chẳng thể đo lường,
Tuyệt vô tung tích.
Nay ta vì ngươi,
Tỏ bày rành mạch.
Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.” Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !”
Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần.
THẦY NHẠC TRẦN VĂN KHÊ Hoàng Kim
Giáo sư Trần Văn Khê đã bảo tồn tinh hoa âm nhạc cổ truyền và văn hóa dân tộc Việt Nam. Tôi viết bài này trong ngày lễ tang của thầy ngày 26 tháng 6 năm 2015 (Thầy mất ngày 24 tháng 6) như là một nén tâm hương tưởng niệm. Hôm nay, chúng ta nhớ lại người Thầy đáng kính đã giữ gìn nét đẹp văn hóa Việt qua câu chuyện do Quang Minh tổng hợp trên trang trithucvn.net kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964. Cố Gia1o sư Trần Văn Khê đã hỏi một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt?”. Chuyện này đã đăng trên Hồi ký Trần Văn Khê (hai tập) tái bản lần ba năm 2013 Giáo sư Trần Văn Khê từ trần hồi 020h55 ngày 24 tháng 6 năm 2015 (tức ngày 09/05 Ất Mùi) tại bệnh viện nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh. hưởng thọ 94 tuổi. Thầy là nhà giáo giảng dạy và nghiên cứu nổi tiếng về âm nhạc cổ truyền và văn hóa Việt Nam, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốctế UNESCO, giáo sư Đại học Sorbonne Pháp, tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp. Thầy có công lớn trong quảng bá âm nhạc dân tộc, văn hóa Việt Nam ra thế giới. (Giào sư Trần Văn Khê khai đàn Nguyên đán Ất Mùi tại tư gia. Ảnh VnExpress)
Theo VnExpess.net “đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ra, thi hài Giáo sư được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh. Lễ tang của ông cũng diễn ra ở tư gia. Lễ nhập liệm diễn ra vào 10h ngày 26/6. Lễ viếng bắt đầu từ 12h trưa ngày 26/6 và kéo dài đến hết ngày 28/6. Lễ động quan diễn ra vào 6h sáng 29/6. Sau đó, linh cữu ông được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM và gia đình cùng đứng ra tổ chức tang lễ cho Giáo sư Khê. Con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải làm chủ tang. Hiện tại, Giáo sư Trần Quang Hải đang gấp rút trở về TP HCM từ một hội nghị quốc tế ở nước ngoài …”.
GS TRẦN VĂN KHÊ CUỘC ĐỜI VÀ DI SẢN
Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đang cập nhật thông tin về GS Trần Văn Khê.
Tiểu sử Trần Văn Khê sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, Tiền Giang) trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc cổ truyền. Năm lên 6 tuổi ông đã được cô (Ba Viện) và cậu (Năm Khương) dạy đàn kìm, đàn cò, đàn tranh[2], biết đàn những bản dễ như “Lưu Thuỷ”, “Bình Bán vắn”, “Kim Tiền”, “Long Hổ Hội”. Ông nội ông là Trần Quang Diệm (Năm Diệm), cha ông là Trần Quang Chiêu (Bảy Triều), cô là Trần Ngọc Viện (tức Ba Viện, người đã sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban), đều là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Cụ cố ngoại ông là tướng quân Nguyễn Tri Phương [3]. Ông ngoại ông là Nguyễn Tri Túc, cũng say mê âm nhạc, có ba người con đều theo nghiệp đờn ca[4]. Một trong số đó Nguyễn Tri Khương, thầy dạy nhạc và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng. Riêng mẹ ông là Nguyễn Thị Dành (Tám Dành), sớm tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 và bị thương rồi mất trong năm đó [5]. Cha ông vì thương nhớ vợ nên qua đời năm 1931. Ông có một người anh họ ngoại (con ông Nguyễn Tri Lạc) là nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca [5].
Mồ côi từ rất sớm, mẹ mất năm 9 tuổi, cha mất năm 10 tuổi, nên ông cùng với hai em là Trần Văn Trạch (về sau là một ca sĩ nổi tiếng, có biệt danh Quái kiệt), Trần Ngọc Sương được cô Ba Viện nuôi nấng. Cô Ba Viện rất thương, cho anh em ông đi học võ, học đàn kìm.
Năm 10 tuổi, Trần Văn Khê đậu tiểu học, sang Tam Bình, Vĩnh Long nhờ người cô thứ năm nuôi. Đến đây Trần Văn Khê được học chữ Hán với nhà thơ Thượng Tân Thị. Trong kỳ sơ học năm 1934 tại Vĩnh Long được đậu sơ học có phần Hán Văn. Cả tỉnh chỉ có Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đậu bằng chữ Hán.
Năm 1934, ông vào trường Trung học Trương Vĩnh Ký, được cấp học bổng. Học rất giỏi, năm 1938 ông được phần thưởng là một chuyến du lịch từ Sài Gòn đến Hà Nội, ghé qua Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế. Nhờ đậu tú tài phần nhất năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941, ông được đô đốc Jean Decoux thưởng cho đi viếng cả nước Campuchia xem Chùa Vàng, Chùa Bạc tại Nam Vang, viếng Đế Thiên Đế Thích. Khi về Việt Nam, nhờ thầy Phạm Thiều giới thiệu, ông được Đông Hồ tiếp đãi, dẫn đi chơi trong một tuần.
Thời gian này, ông cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của hội SAMIPIC. Ông là người chỉ huy hai dàn nhạc đó.
Năm 1942, Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa. Tại đây, cùng với Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấng (nay đổi thành Phạm Hữu Tùng), Nguyễn Thành Nguyên, hoạt động trong khuôn khổ của Tổng hội Sinh viên. Do thể hiện một trình độ cảm nhạc xuất sắc, ông được cử làm nhạc trưởng của giàn nhạc trường, nhân giới thiệu những bài hát của Lưu Hữu Phước. Ông còn tham gia phong trào “Truyền bá quốc ngữ” trong ban của GS Hoàng Xuân Hãn, “Truyền bá vệ sinh” của các sinh viên trường Thuốc, và cùng các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng tổ chức những chuyến “đi Hội đền Hùng”, và đi viếng sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, đền Hai Bà.
Năm 1943, ông cưới bà Nguyễn Thị Sương, và sau đó có nhiều sự kiện làm Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở về miền Nam. Con trai ông là Trần Quang Hải, sinh năm 1944, sau này cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam danh tiếng. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến một thời gian rồi về vùng Pháp kiểm soát cuối năm 1946.
Ông sang Pháp du học từ năm 1949. Hè năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị Khoa giao dịch quốc tế. Cho đến năm 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone và André Schaeffner. Tháng 6 năm 1958, ông đậu Tiến sĩ Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne. Luận văn của ông có tên: “LaMusique vietnamienne traditionnelle” (Âm nhạc truyền thống Việt Nam).
Từ năm 1963, ông dạy trong Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương, dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc học Paris (Institut de Musicologie de Paris). Ông là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế khác; là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức (International Institute for Comparative Music Studies) [6].
Ông đã đi 67 nước trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Sau 50 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp, năm 2006, ông chính thức trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam. Ông cũng là người đã hiến tặng cho Thành phố Hồ Chí Minh 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.
Sau một thời gian bị bệnh, ông qua đời vào khoảng hai giờ sáng ngày 24 tháng 6 năm 2015 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh [7].
Gia đình GS Trần Văn Khê có bốn người con: Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở TP Hồ Chí Minh), Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học ở Paris [8].
Người vợ đầu của ông Trần Văn Khê là bà Nguyễn Thị Sương (1921-2014). Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, do hoàn cảnh, hai người không còn sống với nhau nữa. Năm 1960, bà Sương và ông Trần Văn Khê ly dị [9]. tuy nhiên sau này vẫn coi nhau là bạn [10]. Sau đó ông có những người phụ nữ khác. Ông nói: “Đa tình thì có thể nhưng rất may là tôi không phải là người bạc tình và cũng chưa bao giờ cùng lúc có hai ba người. Chỉ có người này đi qua người khác đến. Cũng chưa có người phụ nữ nào oán trách tôi, khi chia tay chúng tôi đều giữ lại được tình bạn.” [11]. Mấy chục năm cuối đời ông sống một mình.
Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, người con gái út của ông Trần Thị Thủy Ngọc chưa ra đời. Sau này, năm 1961 Trần Quang Hải (trưởng nam) sang Pháp, tới năm 1969 đến lượt Thủy Ngọc (con gái út) sang Pháp ở với cha. Còn Trần Quang Minh và Thủy Tiên ở lại Việt Nam, sống với mẹ [12].
Hội viên
Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc trong nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc và trên trường quốc tế:
Hội Nhà văn Pháp (Société des Gens de Lettres) (Pháp)
Hội Âm nhạc học (Société Française de Musicologie) (Pháp)
Hội Dân tộc Nhạc học Pháp (Société Française d’Ethnomusicologie) (Pháp)
Hội Âm nhạc học Quốc tế (Société Internationale de Musicologie)
Hội Dân tộc Nhạc học (Society for Ethnomusicology) (Mỹ)
Hội Nhạc học Á châu (Society for Asian Music) (Mỹ)
Hội Âm nhạc Á châu và Thái Bình Dương (Society for Asian and Pacific Music)
Hội Quốc tế Giáo dục Âm nhạc (International Society for Music Education)
Thành viên và chủ tịch hội đồng khoa học của Viện Quốc tế Nghiên cứu Âm nhạc với Phương pháp Đối chiếu (International Institute for Comparative Music Studies) (Đức)
Hội đồng Quốc tế Âm nhạc truyền thống (International Council for Traditional Music) nguyên phó chủ tịch (Mỹ)
Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (International Music Council/UNESCO), nguyên uỷ viên ban chấp hành, nguyên phó chủ tịch, đương kim Chung sanh hội trưởng danh dự (Pháp)
Viện sĩ thông tấn, Hàn lâm viện Châu Âu, Khoa Học, Văn chương, Nghệ thuật…
Giải thưởng
1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
Huy chương bội tinh hạng nhứt của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Văn hoá bội tinh hạng nhứt của Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa (Canada).
1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO – CIM de la Musique).
1991: Officier de l’Ordre des Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l’Information du Gouvernement français (Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hoá Pháp).
1993: Cử vào Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật; viện sĩ thông tấn.
1998: Huy chương Vì Văn hoá Dân tộc của Bộ Văn hoá Việt Nam.
1999: Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch Trần Đức Lương cấp.
2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
2011: Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu
NGƯỜI GIỮ GÌN NÉT ĐẸP VĂN HÓA VIỆT
Cố GS Trần Văn Khê: “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt? trithucvn.net Quang Minh tổng hợp. Có một câu chuyện thể hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn Khê kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964…
Tham dự buổi sinh hoạt này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư là người Việt. Diễn giả hôm ấy là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi nói chuyện như thế này:
“Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được.”
Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế, khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:
“Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO. Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?
Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập… Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác.
Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng ‘chọn mặt gửi vàng’, với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu”.
Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như: “Núi cao chi lắm núi ơi; Núi che mặt trời, không thấy người yêu” hay “Đêm qua mận mới hỏi đào; Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình.
Còn về số lượng âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
“Thanh thiên nhất đóa vân Hồng lô nhất điểm tuyết Thượng uyển nhất chi hoa Dao trì nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”
Dịch nghĩa là:
“Một đám mây giữa trời xanh Một bông tuyết trong lò lửa Một bông hoa giữa vườn thượng uyển Một vầng trăng trên mặt nước ao Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”
Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.
Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.”
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.
Câu chuyện nhiều cảm hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng, chỉ những người am hiểu văn hóa truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của dân tộc.
NGƯỜI HIỀN ĐI XA TIẾNG THƠM CÒN MÃI
GS Trần Văn Khê người Thầy nhạc Việt. Thầy là một trong những người chính yếu giữ ngọn lửa thiêng âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt của thế hệ chúng ta. Những khúc dân ca Nam Bộ mát rượi lòng người, những điệu lý ngựa ô, lý qua cầu, điệu lý thương nhau là lời tình tự dân tộc vượt lên nghèo khó, chia cắt, khổ đau để đi đến bến bờ tự do hạnh phúc.
Thật vui thích đến Split, ký ức không quên, qua chùm ảnh đẹp của GS. Bùi Cách Tuyến https://www.facebook.com/buicach.tuyen/posts/417750862043894. Split là thành phố lớn thứ hai của Croatia, điểm đến du lịch nổi tiếng khắp thế giới: phế tích La Mã, đền thiêng Hồi giáo; Tách biệt chia ra; Dấu chân lịch sử; Ảo mộng quyến rũ; Đối thoại văn hóa. Croatia là nước thành viên sáng lập của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nam Tư, nay đã tuyên bố độc lập từ năm 1991. Croatia có dân số ngày nay chỉ 4, 2 triệu người (Bằng 72% dân số vùng Tây Nguyên Việt Nam) và đất tự nhiên 56 nghìn km vuông (bằng 1/6 của Việt Nam) nhưng lại là vùng du lịch cổ nổi tiếng khắp thế giới nhiều khách du lịch đáng ao ước. Marco Polo sinh ở Croatia, nơi sinh của ông giả thuyết tại thị trấn Korcula, vì ông đi quá nhiều nơi, đi như một dòng sông, nên làng chài chốn xưa, nay đã có bảo tàng lưu niệm. Marco Polo du ký là ghi chép nổi tiếng thế giới của Marco Polo hồi thế kỷ 13 và qua sự kiện cầu Lư Câu mở đầu cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945). Sách kể về “Con đường tơ lụa” cũng như sự đến thăm vị khả hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt và bao điều khác. Marco Polo được nhiều người coi là một trong những du hành gia vĩ đại nhất thế giới. Chùm ảnh đẹp Split nơi quê hương Marco Polo thật tuyệt vời.
Nhiều người mơ ước trong cuộc đời được du lịch đó đây. PGS Phạm Quang Khánh ngoài chuyên môn sâu đất Việt Nam, anh lưu ấn tượng sâu sắc trong tôi là Trạng Trình đất Lý Học, đất quê hương hoặc đất lập nghiệp một đời dường như có mạch ngầm tâm thức gợi mở sự khám phá thấm thía. Marco Polo gắn với câu chuyện làng nhỏ ven biển, mở ra trước mắt ông con đường khám phá biển khơi và con đường tơ lụa. Anh Khánh neo đậu kỷ niệm về xã Lý Học quê hương Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chính là quê.
Tôi đang ham thích khai mở câu chuyện Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tiếng tri âm và Hồ Xuân Hương đời thơ, Hồ Xuân Hương góc khuất Lưu Hương Ký và Truyện Thúy Kiều là hai kiệt tác văn chương Việt chứa đựng chuyện tình đặc biệt và cao đẹp hiếm thấy. Nguyễn Du và Xuân Hương là anh hùng và mỹ nhân. Nguyễn Du là đại thi hào danh nhân văn hóa thế giới nhưng tầm vóc anh hùng danh sỹ tinh hoa chỉ mới được Xuân Hương soi thấu. Hồ Xuân Hương là “bà chúa thơ Nôm” nhưng kiệt tác thơ Hán Nôm Hồ Xuân Hương, tình yêu đôi lứa và thân phận con người thì nay vẫn còn bị che khuất.
Sử thi bị che khuất cũng đã từng xẩy ra với kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình” của Lev Tonstoy, bao nhiêu năm qua chỉ mới được đề cao là đỉnh cao văn chương nước Nga và thế giới mà chưa thấy hết tầm vóc tư tưởng cao vọi của một vĩ nhân đại văn hào. Sa Hoàng Nhicolai và toàn bộ gia đình bị quân khởi nghĩa Cách mạng tháng Mười giết nhưng ngày nay ông đang được vinh danh là vĩ nhân lỗi lạc thứ ba ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử nước Nga tương đương Lê Nin. Lev Tonstoy là “thánh sư” gần gũi Sa Hoàng.
Truyện Thúy Kiều và Lưu Hương Ký cũng ví như kiệt tác “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần, một kỳ thư nổi tiếng bậc nhất của văn chương Trung Hoa và thế giới nhưng người đời chưa hiểu hết thân phận và mối quan hệ của Tào Tỵ, Tào Dần và Tào Tuyết Cần với các vị vua Khang Hy, Ung Chính và Càn Long. Sau này kiệt tác Lộc Đỉnh Ký ra đời, người đời mới hiểu hết dụng tâm của Kim Dung viết về Khang Hy một trong những vị minh quân xuất sắc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Lộc Đỉnh Ký là sách viết về mưu lược trị loạn của Khang Hy.
Kim Dung trong ngày mới vì sao lại khởi đầu từ nhà sách “Tra thị tàng thư” của trấn Viên Hoa nhỏ bé, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, vì sao dấu xưa lại có thể bảo tồn và phát triển được sử thi vô giá? Marco Polo câu chuyện làng nhỏ ven biển, vì sao xóm chài nơi ông ra đi đã lưu lại được nhiều câu chuyện huyền thoại đến vậy? Marco Polo viết về con đường tơ lụa, và dấu chân lịch sử nhưng có điều gì bí ẩn kỳ lạ của nơi ông sinh ra?
1
NAM TƯ MỘT SUY NGẪM
Ảnh trên đây là góc vườn Hoàng gia Cung điện Hoàng đế Diocletianus ở Split thành phố lớn thứ hai của Croatia. Diocletianus là Hoàng đế thứ 51 của Đế chế La Mã, đã trị vì từ năm 284 cho đến năm 305 Đế quốc La Mã thời ấy có diện tích rộng lớn gần 5 triệu km2 nằm xung quanh Địa Trung Hải ở châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, và sự kế tục ngày nay là của 55 nước.
Hoàng đế Diocletianus được xem là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất của La Mã . Ông đã sáng tạo liên minh “tứ đầu chế” . Ông phong Hoàng đế cho ba người quyền lực khác, nên đã thiết lập được hai triều đình đế quốc hùng mạnh ở Đông phương Hy Lạp và Tây phương Latinh, dập tắt được nội loạn. Ông cũng là người nổi tiếng hộ pháp Hồi giáo và dep Công giáo.Ông công bố sắc lệnh quy định rằng các bản Kinh Thánh của Kitô giáo và những nơi thờ tự trên khắp đế quốc phải bị phá hủy, và cấm các tín đồ Kitô giáo tụ tập để thờ phụng. Cuối đời ông lâm bệnh và thoái vị. Ông rút về nguyên quán của ông ở Dalmatia. Ông dời đến Dinh Diocletianus nguy nga, một khu đất rào kín rất kiên cố nằm ở thị trấn Spalatum ven biển Adriatic, và gần trung tâm hành chính lớn của tỉnh Dalmatia.- Salona. Phần lớn dinh thự này được bảo tồn cho đến ngày nay và trở thành trục di tích lịch sử cốt lõi lớn nhất của Dalmatia, Split ngày nay, là thành phố lớn thứ hai của Croatia.
Thuật ngữ liên minh, liên bang , tách biệt , chia ra dường như hình thành rõ và thí du5ro4 nhất, dữ dội nhất, ấn tượng nhất là từ thời Hoàng đế Diocletianus của La Mã thần thánh với đấu trường La Mã, Khải hoàn môn, các thành phố quyến rũ nhất thời trung cổ như Split và Dubrovnik. có địa điểm quay phim Game of Thrones ở Dubrovnik của du lịch ngày nay. Đế quốc La Mã thần thánh, liên minh, liên bang bị tách biệt, xé nát sau khi mất của Hoàng đế Diocletianus, thì chế độ Tứ đầu chế đã sụp đổ. Trật tự cuối cùng này được Constantinus Đại đế khôi phục, và ông ta đã trở thành vị hoàng đế đầu tiên cải sang đạo Thiên chúa, là người đã thiết lập Constantinople là kinh đô mới của đế quốc phía Đông. Sau năm 395 sau công nguyên thì Thiên Chúa giáo trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc Nước Croatia ngày nay có Công giáo La Mã chiếm 86,28% dân số, Chính Thống giáo 4,44%, Tin Lành 0,34% , Kitô giáo khác 0,30%, và Hồi giáo 1,47%. Croatia là bảo tàng phế tích La Mã và Hồi giáo.
Croatia là thành viên sáng lập của nước Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư, và đã tuyên bố độc lập từ năm 1991. Vương quốc Nam Tư khởi đầu được thành lập vào năm 1918, khi cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc. Đến năm 1945, lúc phe Trục phát xít bị đánh bại trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, Nam Tư được tái tạo thành một nhà nước Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư gọi tắt là CHLBXHCN Nam Tư, nhà nước Nam Tư được nổi danh bởi thống chế Tito, chống phe Trục, vượt qua khỏi các toan tính của các nước trong phe Đồng Minh luôn mâu thuẫn quyền lợi để hình thành một nước Nam Tư mới. Hiến pháp Nam Tư lúc đó là liên kết sáu nước cộng hoà vào thành một liên bang gồm Bosnia-Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia. Trong đó riêng Serbia lại có hai tỉnh thực hiện quy chế tự trị là Kosovo và Vojvodina. Nhà nước Nam Tư tồn tại từ năm 1945 cho đến khi thống chế Tito mất tháng 1 năm 1980 thì nền tảng liên hiệp của Nam Tư từ từ tan rã. Các nước thành viên xung đội lẫn nhau, rơi vào phân liệt và nội loạn, bị giải thể vào năm 1992, trong bối cảnh xảy ra chiến tranh Nam Tư.
2
CUNG ĐIỆN HOÀNG ĐẾ DIOCLETIANUS
Thành phố Split lớn thứ hai của Croatia nằm dọc theo bờ biển Dalmatia với cung điện nghỉ dưỡng của Hoàng đế Diocletian được xây dựng ở trung tâm của Split,vào thế kỷ thứ 4, là cốt lõi lịch sử chứa đầy kiến trúc Phục hưng và Gothic tuyệt đẹp. Cung điện nghỉ dưỡng của Hoàng đế Diocletian có tường bao quanh và lối đi bằng đá cẩm thạch được xây dựng thành một khu phức hợp khép kín của một mê cung gồm các tòa nhà, căn hộ, các khu tách biệt sang trọng giống như một thành phố nhỏ.
Pula Arena di sản thế giới tại Croatia là một trong các kỹ trường tranh đua hình tròn La Mã lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất.
3
MÔHAMET VÀ ĐẠO HỒI
Hồi giáo ngày nay có trên 1,57 tỷ tín đồ chiếm một phần tư dân số toàn thế giới, đứng thứ hai chỉ sau Kito giáo. Cộng đồng Hồi giáo có 25% tại Nam Á, 20% ở Trung Đông, 15% ở Châu Phi, và 13% ở Indonesia. Người theo đạo Hồi cũng có ở châu Âu, Trung Quốc, Nga và châu Mỹ nhưng tỷ lệ thấp hơn. Đạo Hồi chủ yếu có 2 dòng Sunni (75–90%) và Shia (20- 10%). Nhà tiên tri Môhamet (Muhammad), sinh ngày 2 tháng 5, sống vào khoảng năm 570 – 632, được những tín đồ Hồi giáo Islam toàn cầu gọi là “sứ giả của Thượng Đế” và tin là vị ngôn sứ Allah cuối cùng mà Thiên Chúa gửi xuống để dẫn dắt nhân loại.
Câu chuyện ‘Môhammet và đạo Hồi’ được tôi tóm tắt kể cho bạn nghe giữa hai vùng tối sáng. Mời bạn xem video Prophet Muhammad (PBUH) Complete life story in English của BBC dưới đây để hiểu thêm về nhà tiên tri Muhammad. Cõi nhân gian bé tí này dường như sự hiểu biết đứng đắn về các tôn giáo là không dễ vì có nhiều lăng kính và ảo ảnh khúc xạ khác nhau làm cho người ta ngộ nhận, lầm tưởng. Triết lý gốc của người Việt là đạo nhà, đạo ông bà “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu” Cao lên tầng trên đối diện với các tôn giáo thì Cụ Hồ nêu ra chủ thuyết “Tự do tôn giáo”. Quốc phụ Kemal Atatürk (1881- 1938) của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay nơi “tâm bão dân tộc và tôn giáo” thì đưa ra chủ thuyết nổi tiếng “thế tục và hòa bình” “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” tìm mọi cách bảo tồn và phát triển đất nước bền vững theo cách riêng của mình. Sự khôn ngoan là bớt nói hồ đồ và biết lắng nghe. Nhà tiên tri Muhammad nói với chúng ta rằng ông chỉ là một người bình thường được may mắn làm sứ giả của Thượng đế để tiếp nhận và trao lại cho con người lời nhắn đó mà hậu thế gọi là Kinh Qu’ran
Tôi trong quá trình đến với các nền văn hóa Á, Âu, Mỹ, Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc đã may mắn được tiếp xúc và chiêm nghiệm các nguồn văn hóa, thấm hiểu tự do và cực đoan, thông suốt và vướng mắc, vô thần và đức tin, quả trứng nở ra con gà và con gà đẻ ra quả trứng. Hành trình Đối thoại với Thiền sư là một chuỗi chiêm nghiệm để tìm về tự thân và hiểu biết minh triết Tôi đã chuyên chú học và viết CNM365 Tình yêu cuộc sống trên mười năm qua cùng sự liên hệ mật thiết với Wikipedia, để đúc kết thông tin này cho mình và bạn đọc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mohamet-va-dao-hoi/
Barack Obama có một câu chuyện cũ mà tôi muốn nhắc lại lời khuyên của ông là nên “tôn trọng mọi tín ngưỡng”. Obama vững tin vào tương lai của nước Mỹ nhưng với linh cảm mà tầm nhìn ông đã thấy trước một bức tranh tối sáng đan xen của tương lai thế giới đầy lo âu hơn.Tôi nhớ lại thông điệp sau cùng của Obama cuối năm 2016:“Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. (Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt).
Một phần bức tranh thế giới hôm nay.là Hồi giáo và nhà tiên tri Môhamet (Muhammad)..
HỒI GIÁO
Sự ra đời Đạo Hồi có từ thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do nhà tiên tri Muhammad là vị sứ giả Thượng đế nhận được mặc khải cuối cùng Kinh Koran của Allah Đấng Tối Cao, truyền cho con người qua thiên thần Jibrael. Islam nghĩa gốc Hồi giáo là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế” và Muslim trong tiếng Ả Rập là chỉ người theo đạo Islam.
Xuất xứ Hồi giáo từ dân tộc Hồi Hột là một nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc Dân tộc Hồi Hột lãnh thổ lúc rộng lớn nhất vào khoảng năm 616 đến 840, vùng phân bố kéo dài từ đông Mãn Châu đến tây Trung Á. Tài liệu xưa nhất dùng danh từ “Hồi Hột” là Liêu Sử soạn vào thế kỷ 12. Dân tộc Hồi Hột đã giúp nhà Đường dẹp loạn An Lộc Sơn. Đến thời Nguyên (1260 – 1368), dân tộc Hồi Hột chuyển đổi thành “người Hồi” để chỉ người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến thời Minh (1368 – 1644), cụm từ “người Hồi” dần đổi nghĩa để chỉ những người theo đạo Islam. Tại Trung Quốc từ thời Nguyên, đã có cụm từ “Đại Thực giáo”, “đạo A-lạp-bá”, “Thanh Chân giáo” trong nhiều từ điển tiếng Hán và dùng phổ biến tại các thánh đường Islam quán ăn, nhà ăn. Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo. Ở Việt Nam người dân quen dùng từ Hồi giáo hoặc Đạo Hồi.
Giáo lý căn bản của Hồi giáo tại duy nhất một quyển kinh Koran, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, kinh Koran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng. Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam qua Noah, Abraham, Moise, đến Jesus. Người Hồi giáo cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự “lệch lạc” do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur’an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai cuốn kinh sách nói trên. Người Hồi giáo cũng kính trọng đức Jesus là một sứ giả rất được kính mến của Allah, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa mà Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Kinh Koran đã phán “Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật.” (trích 6:101). Người Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eva không là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Không một ai có quyền rửa tội cho một ai khác, ngoại trừ Allah. Sự khác nhau giữa Kinh Cựu Ước, Kinh Tân Ước và Kinh Koran căn bản như sau: Kinh Cựu Ước: ‘Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình’ (sách Sáng Thế 1:27). Kinh Tân Ước: ‘Ta và Cha ta là một’ (Tân Ước Gioan 10:30). Kinh Koran: ‘Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài’. (Kinh Koran 112: 1-4).
Đạo Hồi kinh Koran liệt kê mười điều tâm nguyện
Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
Tôn trọng quyền của người khác.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
Cấm ngoại tình.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
Hãy khiêm tốn
(*) Hai trường hợp đặc biệt được giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
Năm trụ cột căn bản của đạo Hồi
1) Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
2) Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
3) Bố thí.
4) Nhịn chay tháng Ramadan.
5) Hành hương về Mecca.
Tín đồ Hồi giáo có chín luật lệ
1) Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
2) Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế.
3) Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
4) Nghiêm cấm cờ bạc.
5) Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
6) Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
7) Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
8) Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
9) Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng
Đạo thường hằng trong vũ trụ. Theo quan điểm Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng Đế tạo ra, và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người “thuật nhi bất tác”, thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng Đế mà thôi.
Con người đầu tiên Adam do Thượng Đế tạo ra là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và thuở hồng hoang, khắp đất trời là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng Đế cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Do đẳng cấp của loài người cao và tự do ý chí nên dẫn đến lầm lạc rời bỏ Thượng Đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên lìa trần, con cháu ông thiếu sự chỉ dạy nên lầm lạc đi vào đường tối.
Vì vậy Thượng Đế đã gửi xuống nhân gian những vị Thiên Sứ để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Muhammad, đã có nhiều nhà tiên tri giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham, Moses, David và Jesus … Tuy nhiên, do loài người chưa tỉnh ngộ và do sự tự cao, tự đại của con người, mà không theo chính đạo.
Muhammad là vị Thiên Sứ hoàn hảo nhất và là vị Thiên Sứ cuối cùng. Bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Muhammad đều là kẻ tà giáo. Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái Giáo và Giêsu (Ysa) cử xuống cho Kitô giáo, đều có vị trí Thiên Sứ trong Hồi giáo. Đấng Toàn Năng Allah mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một. Người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, nhưng Kinh Koran là đầy đủ và hoàn thiện nhất.
NHÀ TIÊN TRI MÔHAMET
Môhamet được sinh vào khoảng năm 570 tại Mecca (Makkah) và qua đời ngày 8 tháng 6 năm 632 tại Medina (Madinah). Hai thành phố Mecca và Medina thuộc về miền tây của Ả Rập Saudi ngày nay. Muhammad có nghĩa là “người được ca ngợi” trong tiếng Ả Rập. Tín đồ Islam khắp mọi nơi thế giới thường gọi ông là Nabi (al-nabi,النبي) “sứ giả (của Thượng Đế)”, Rasul-Allah (رسول الله ) hoặc Rasul có nghĩa là “thiên sứ của Thượng Đế”.
Một số tự điển lớn Anh Pháp dùng định nghĩa Prophet/Prophète “Sứ giả của Thiên Chúa” và giải nghĩa thêm “Muhammad, người lập ra đạo Islam”. Các tín đồ Hồi giáo thường chúc tụng tiếng Anh là “Sall- Allahu alayhi wa salam” Peace and Benediction Upon Him”, viết tắt là PBUH, hoặc tiếng Pháp là “Paix et Bénédiction Sur Lui”, viết tắt là PBSL, tiếng Việt là ‘Cầu xin Allah ban ân phước và sự bình an cho ngài’, viết tắt là “(saw)” hay “(saas)”. Trong bản dịch tác phẩm văn học truyện Nghìn lẻ một đêm sang tiếng Việt và trên báo chí, ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng thì nhà tiên tri Muhammad thường được gọi là Đấng tiên tri, Thánh Mô-ha-met hoặc Giáo chủ Mô-ha-met.
Nhà tiên tri Muhammad sinh ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập năm “Con Voi”. Năm ấy thống đốc vùng Yemen vào chiếm Mecca, trong đoàn quân có con voi chiến rất to, nên người ta gọi là năm Con Voi mà theo các sử gia ngày nay khoảng năm 569 – 571, số đông coi là năm 570. Thánh Muhammad là con đầu lòng của ông Abd-Allah và bà Aminah. Người Trung Đông và Ấn-Âu vốn có truyền thống lấy tên những người mình quý mến đặt cho con, nên tên thánh Muhammad rất thông dụng ngày nay.
Nhà tiên tri Muhammad không được biết mặt cha vì cha ông đã mất trên chuyến đi buôn xa vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ con ông từ đó được ông nội ông cấp dưỡng. Mẹ ông là người có học vấn và có sáng tác một số bài thơ, vẫn còn giữ được đến ngày nay. Tiếc thay, bà qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Ông được ông nội rước về nuôi. Ông nội ông tuổi đã cao, nên ông cũng chỉ ở được với ông hai năm, sau đó được nuôi nấng và dạy dỗ bởi người bác là Abu Talib là người thừa kế chức quản lý đền Al Haram.
Nhà tiên tri Muhammad lớn lên có tiếng là người đẹp trai và hào hiệp. Ông rất trọng tín nghĩa lại gia nhập nhóm nghĩa hiệp ở Mecca nhiều lần bênh vực những người cô quả bị cường hào ác bá ức hiếp nên được tặng ngoại hiệu là Al-Amin (người đáng tin cậy). Ông theo nghề buôn bán và không biết đọc biết viết như số đông người Mecca thời bấy giờ. Gặp năm đói kém, kinh tế thành Mecca bị suy thoái. Bác ông, ông Abu Talib mới đề nghị ông làm việc cho một goá phụ giàu có là bà Khadija, để quản lý cho bà các chuyến buôn hàng đường xa. Sau một thời gian làm việc cho bà Khadija, ông thành hôn với bà năm ông 25 tuổi. Phần nhiều các tài liệu nói rằng lúc ấy bà Khadija tuổi đã 40, nhưng theo sách của Baladhuri thì lúc ấy bà chỉ mới 28. Tất cả tài liệu đều nói rằng sau đó hai người sống với nhau hạnh phúc đến lúc bà Khadija qua đời, khoảng 24 năm sau. Bà Khadija trong khoảng 10 năm tiếp theo, đã sinh cho ông 7 người con, 3 trai 4 gái. Bé trai đầu tên là Qasim chỉ nuôi được đến lúc vừa mới biết đi. Những người sau mới nuôi được đến lúc trưởng thành, nổi tiếng nhất là con gái út, tên là Fatima.
Nhà tiên tri Muhammad lúc tuổi gần 40, khi cuộc sống đã tạm an ổn, thường hay đến động Hira núi Ánh Sáng ở ngoại ô Mecca tu khổ hạnh theo lối tham thiền nhập định. Nhiều khi ông ở đấy mấy ngày liền và vợ ông phải cho người mang nước uống và thức ăn đến cho ông. Lúc ông 40 tuổi, vào một đêm cuối tháng 9 âm lịch Ả Rập (tháng Ramadan), tại động Hira, ông kể rằng ông chợt thấy một vầng sáng lạ hiện ra và nói “Ta là thiên thần Gabriel, được Thiên Chúa phái đến đây để báo cho anh được biết, anh được chọn làm sứ giả của Ngài”. Thiên thần dạy ông tẩy rửa theo nghi thức, và sau đó đưa cho ông một tấm lụa dài có thêu chữ bảo ông đọc. Ông trả lời rằng: Tôi không biết đọc. Thiên thần mới ôm siết lấy ông và nói: “Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi, Đấng đã tạo ngươi từ một hòn máu đặc…” Ông đọc theo sau đó.
Động đá Hira ở Mecca là nơi mà thánh Muhammad đã nhận được kinh Koran theo các học giả Islam. Thiên thần Gabriel sau lần gặp đầu tiên đã tiếp tục đến với nhà tiên tri Muhammad nhiều lần với những điềm lành, và tiếp tục mang đến thêm những lời kinh bảo ông học thuộc. Những lời kinh Koran ấy có thứ tự trình bày ngược với thứ tự thời gian mà thiên thần Gabriel mang đến. Câu đầu của Koran, “Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi…” sau trở thành câu 1 của chương 96.
Nhà tiên tri Muhammad sau đó bắt đầu truyền đạo Islam. Những giáo lý cơ bản như đã được tóm tắt ở phần trên. Người tín đồ đầu tiên là vợ ông, bà Khadija. Kế đến là người nô lệ vừa được ông trả tự do tên là Zaid. Rồi ông làm một buổi tiệc mời thân bằng quyến thuộc đến nhà, và giới thiệu về Islam. Sau buổi tiệc đó, con của ông Abu Talib, tuyên bố theo đạo. Kế đến là người bạn chí thân của ông, ông Abu Bakar, một doanh nhân giàu có, cũng tuyên bố theo đạo và lập tức trả tự do ngay cho 8 người nô lệ của ông. Ông cũng truyền đạo rất tích cực và ông Othman rể của nhà tiên tri Muhammad cũng thuận theo.
Khoảng năm 613, một hôm, theo tập quán cổ truyền khi có việc hệ trọng, nhà tiên tri Muhammad đã kêu gọi mọi người quy tụ trên đồi Safa ở Mecca. Ông bắt đầu bằng câu hỏi: Mọi người có tin không nếu tôi nói rằng phía sau ngọn đồi này đang có một đoàn quân đang hạ trại để chuẩn bị tấn công chúng ta ?. Người ta trả lời rằng: Ông chưa hề nói dối, dĩ nhiên ông nói gì ai cũng sẽ tin. Ông mới bắt đầu rằng: Thiên Chúa đã sai phái tôi đến cảnh cáo mọi người, và ai không nghe tôi hãy coi chừng cơn thịnh nộ của Ngài. và tiếp tục bài giảng. Từ đó, ông thường xuyên giảng đạo trước công chúng.
Quả như lời ông tiên tri, vì giáo điều Islam ngược lại với tín ngưỡng và lợi tức kinh tế của thành Mecca giảm sút sự dâng hương cúng tế nên một số người của dòng Qureysh bắt đầu có phản ứng mạnh để ngăn chống sự phát triển của Islam. Họ thương lượng và tìm nhiều biện pháp để ông chấm dứt truyền đạo. Họ châm biếm, chế nhạo, chửi rủa và ném đá khi ông gảng đạo. Họ chặn các bộ lạc từ xa đến hành hương và dặn đừng đến nghe ông. Đối với những người từ xa đến Mecca làm việc, thường là nô lệ thì họ dùng những cực hình dã man để bức bách bỏ đạo.
Năm 615, do sự bách hại đó, nên khoảng 101 tín đồ Islam, trong đó có 18 phụ nữ, dẫn đầu bởi ông Othman là rể của nhà tiên tri Muhammad đã buộc phải trốn khỏi Mecca và đi tị nạn ở Abyssinia. Ông Othman vào yết kiến vị hoàng đế xứ này và được chấp thuận tị nạn. Phe bảo thủ Mecca cho người đến Abyssinia đòi, nhưng bị khước từ.
Năm 619, ông Abu Talib, người đã nuôi nấng nhà tiên tri Muhammad từ lúc còn thơ, và là người đã cương quyết bảo vệ ông trước phe bảo thủ qua đời lúc ông đã hơn 80 tuổi. Vài hôm sau lại đến lượt bà Khadija từ trần. Năm ấy việc truyền đạo gặp nhiều khó khăn vì lúc bấy giờ quyền quản lý đền Al Haram được về tay ông Abu Lahab, một trong hai người chống đối nhất của ông.
Năm 620, một hôm, thánh Muhammad kể lại với tín đồ và công chúng rằng đêm qua thiên thần Gabriel đã rước ông đi Jerusalem. Tại Jerusalem ông đã cầu nguyện nơi ngôi đền mà xưa kia thánh vương Solomon đã dựng lên lần đầu tiên. Sau đó ông cưỡi con thiên mã lên các tầng trời, được gặp các thánh đời trước như tổ Adam, Chúa Giê-Su, thánh Moses và thánh Abraham rồi được vào bái kiến Thiên Chúa . Dịp này, ông đã nhận được lệnh là các tín đồ Islam phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày.
Tín đồ lắm người hoang mang ngờ vực, không biết còn nên tiếp tục tin ở ông hay không. Nhưng những điều lạ mà ông tiên tri cho đoàn khách thương được xác nhận khi về đến Mecca đã làm cho sự cầu nguyện mỗi ngày 5 lần trở thành giáo điều căn bản của Islam. Ngày nay, tại các xứ Islam, mỗi năm ngày 27 tháng 7 âm lịch Ả Rập là ngày nghỉ lễ để kỷ niệm chuyến đi lên thượng giới của ông, gọi là chuyến đi Miraj. Tại các đền chùa, người ta cầu nguyện suốt đêm.
Khoảng năm 620 có vài người Yathrib theo đạo, trở về truyền giảng được thành công lớn. Năm 621, tại đồi Aqaba ở Mecca, thánh Muhammad lần lượt gặp hai phái đoàn người Yathrib. Thành phố Yathrib nằm cách Mecca khoảng 450 km về phía bắc. Tại đây, hai nhóm người này đã thề trung thành với đạo và với ông. Họ cũng sẵn sàng đón tiếp những người bị bức hại ở Mecca và mời ông sang thành phố nơi họ cư trú. Sau hai cuộc hội thề này, nhiều tín đồ Islam ở Mecca dần dần trốn sang Yathrib. Thấy vậy, phe bảo thủ của tộc Qureysh lại nhóm họp và tìm ra một ý kiến mới: mỗi chi của tộc Qureysh sẽ cử ra một thanh niên, đứng canh trước cửa của nhà Muhammad, chờ ông bước ra thì đồng loạt xông đến hạ sát ông, và như vậy những ai muốn báo thù cho ông sẽ không thể nào hướng sự trả thù đến tất cả các chi trong bộ tộc. Nhà tiên tri Muhammad đã thoát được cạm bẫy này. Ông cùng ông Abu Bakar trốn ra khỏi Mecca, và sau mấy tháng vừa đi vừa ẩn trú, họ đến được Yathrib.
Nhà tiên tri Muhammad tại Yathrib đã được các tín đồ cũ mới đón tiếp nồng nhiệt và trở thành lãnh tụ của đa số dân thành phố này, nơi mà thời gian sau được đổi tên là “Thành Phố của vị Sứ Giả”gọi tắt là Medina. Việc đầu tiên ông làm ở đây là khởi công xây một thánh đường đơn sơ và giảng đạo trước công chúng vào buổi trưa thứ sáu hàng tuần. Ông cũng quy định khi cầu nguyện, hãy hướng mặt về Ngôi Đền Thiêng ở Mecca. Những người rời bỏ Mecca ít nhất 186 gia đình và khoảng 1500 tín đồ được người tiếp trợ cho tá túc và giúp kế sinh nhai. Medina lúc bấy giờ có hai bộ lạc Ả Rập và một thiểu số Do Thái với ba bộ lạc chính. Các bộ lạc này vừa trải qua mấy năm chiến tranh với nhau. Nhà tiên tri Muhammad họp các bộ lạc ấy lại, soạn một bản hiến pháp, và định quy chế thành bang cho Medina. Bản hiến pháp này gồm có 47 điều khoản, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng châu Âu.
Nhà tiên tri Muhammad di cư từ Mecca đến Medina cùng với Abu Bakr năm 622. Năm này về sau (vào năm 638) được Umar lấy làm năm khởi đầu kỷ nguyên của cộng đồng Islam, gọi là kỷ nguyên Hijri (viết tắt là AH, Hijri nghĩa là Cuộc Di Cư), hay chính là năm đầu tiên của lịch Hồi giáo. Sau đó một thời gian, luật nhịn chay tháng Ramadan được ban ra, và được coi là một sự giảm nhẹ so với luật ban xuống thời trước (Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo nguyên thủy phải nhịn 40 ngày, thay vì 30 ngày). Luật Zakat (đóng góp an sinh xã hội, lấy từ 2,5% lợi tức đã trừ những chi tiêu căn bản), phân biệt với sự khuyến khích bố thí đã có từ trước, cũng được ban ra khoảng thời gian này.
Phe bảo thủ Mecca bằng mọi cách và thủ đoạn thuyết phục người Medina tuyệt giao với nhà tiên tri Muhammad và các tín đồ đến từ Mecca. Họ cũng liên lạc, bí mật hoặc công khai với các bộ lạc ở Medina và các vùng lân cận, để cấm vận kinh tế hay để có nội ứng cho cuộc tấn công về sau. Tín đồ Islam từ Mecca vẫn tiếp tục rải rác trốn đi Medina. Phe bảo thủ cũng cho người trà trộn trong những người này để hành thích ông, nhưng khi thích khách đến gần thì nhà tiên tri Muhammad đã nói cho biết là thích khách và người chủ mưu ám sát ông đã nói riêng những lời gì với nhau, khiến thích khách hoảng sợ, thú nhận âm mưu và sau đó đã theo ông nhập đạo.
Năm 624 trận Badr là cuộc chiến đầu tiên giữa cộng đồng Islam ở Medina và phe bảo thủ Mecca xảy ra . Địa điểm ở cách Medina khoảng 100 km về phía nam. Quân Mecca đông hơn 900, quân Islam chỉ được 313 người, nhưng thắng trận. Phe Mecca tử trận khoảng 70 người, trong đó có ông Abu Jahil, một trong hai người chống đối quan trọng nhất. Ông Abu Lahab không đi đánh, nhưng hay tin bại trận thì tức tối thành bệnh mà chết một tuần sau. Đa số tù binh được đối xử tử tế, và được trả tự do đổi lấy tiền chuộc. Ai biết chữ thì phải dạy đọc dạy viết cho hai đứa trẻ ở Medina. Ai nghèo quá thì cũng được trả tự do mà không có điều kiện gì .
Năm 626,Trận núi Uhud xẫy ra khi phe bảo thủ Mecca phái đến 3000 quân thì nhà tiên tri Muhammad cũng có đến 1000 quân để ứng chiến. Trận này quân Mecca thắng, nhưng quân Medina giữ được các vị trí quan trọng, nên người Mecca phải rút về.
Năm 627, Trận Chiến Hào phe bảo thủ Mecca chuẩn bị trở lại với một đoàn quân đông hơn nữa. đoàn quân này khoảng một vạn đến hai vạn tư người tùy tài liệu do có với một số lớn quân thuê từ các bộ lạc khác. Quân Islam có khoảng ba nghìn người. Nhà tiên tri Muhammad đã cho đào chiến hào để ngăn địch và ông cũng tham gia đào hào như mọi người. Quân Mecca trong trân chiến hào bị thiệt hại nặng và buộc phải rút lui.
Năm 628, một thủ lĩnh lớn của miền đông theo Islam và cấm bán thực phẩm đi Mecca. Kinh tế của Mecca cũng gần kiệt quệ vì phí tổn tổ chức trận Chiến Hào, nên Mecca bị nạn đói đe dọa. Thánh Muhammad bèn ra lệnh xuất công quỹ giúp đỡ một số người nghèo túng ở Mecca, bán thực phẩm cho Mecca, và để cho người của phe bảo thủ Mecca tự do đi ngang qua vùng kiểm soát của Medina để buôn bán với Syria và Palestine. Sau một số cử chỉ tỏ thiện ý muốn hòa bình với Mecca, thánh Muhammad và 1.400 người hành hương về Mecca và không mang theo vũ khí. Hai bên ký hòa ước. Năm sau, cuộc hành hương của ông và những người đồng hành đến Mecca diễn ra tốt đẹp. Hai bên đều theo đúng điều đã giao kết tại Hudaybiya.
Nhà tiên tri Muhammad khi ở phương xa đến cầm quyền ở thành Yathrib và mang lại nhiều thay đổi năm 621, thì một số kẻ chống đối do bị mất quyền lợi và địa vị đã ngầm liên lạc với phe bảo thủ Mecca để làm nội ứng và tích cực khuyến khích một số bộ lạc xa gần chống lại chính quyền Islam. Trận Mouta chống quân Đông La Mã của Hoàng đế Đông La Mã là Heraclius tập trung lực lượng khá đông gần cửa ải vào bán đảo, nhà tiên tri Muhammad phái một đội quân 3.000 người đi ngăn địch. Quân hai bên giao chiến tại Mouta. Theo At-Tabari, quân Medina bại trận, nhưng cũng cầm cự được 3 ngày. Đông La Mã thấy muốn thắng Ả Rập cũng phải tổn thất nhiều, và họ còn cần giữ lực lượng để phòng Ba Tư phản công, nên không tiến quân vào bán đảo.
Năm 630 có bộ lạc Banu Bakr đồng minh của Mecca đánh nhau với bộ lạc Khuza’ah đồng minh của Medina. Phe bảo thủ Mecca giúp bộ lạc Banu Bakr. Thánh Muhammad coi là họ đã xé bỏ hòa ước Hudaibiya qua hành động đó, nên chuẩn bị hưng binh, nhưng giữ bí mật không nói là sắp đi đâu. Thủ lĩnh phe bảo thủ Mecca là ông Abu Sufyan lo ngại, đích thân đến Medina điều đình, nhưng bị giữ lại không cho về. Nhà tiên tri Muhammad đem 10.000 quân đến Mecca. Phe bảo thủ Mecca hoang mang vì năm trước hai tướng giỏi nhất của họ là Khalid bin Walid và Amr bin Al Ass đã bỏ đi Medina theo Islam. Nay lại không có thủ lĩnh Abu Sufyan quyết định, nên đa số ngồi im không kháng cự. Nhà tiên tri Muhammad đã dẹp yên lưc lượng chống đối ở Mecca và đưa Attab bin Asid, một nhân vật quan trọng của phe bảo thủ, nay theo Islam, được ông đặt làm thống đốc Mecca, và quy định lương bổng theo cơ chế chính quyền Medina. Khi vào xem kho tàng của đền Ka’aba từ nhiều năm được khách thập phương dâng cúng, người ta kiểm kê được hơn 55.000 lạng vàng. Nhà tiên tri Muhammad không chạm đến tiền này. Sau khi ở lại Mecca vài tuần sắp xếp các công việc, ông trở về Medina.
Năm thứ 9 của kỷ nguyên Hijri (tương đương với năm 631) được các sử gia Islam gọi là Năm của Các Phái Đoàn. Năm ấy có rất nhiều phái đoàn đến từ khắp nơi trên bán đảo Ả Rập tuyên bố bộ lạc họ theo Islam và xin nội thuộc vào lãnh thổ Medina. Nhà tiên tri Muhammad dành nhiều thời gian để tổ chức hệ thống hành chính, thuế khóa cho các vùng mới gia nhập. Ông nghiêm cấm gia đình và người trong họ lấy tiền công quỹ chi tiêu riêng. Năm thứ 10 Hijri rất nhiều trường học được lập ra trong khắp lãnh thổ, và đặc biệt là ở Yemen phía nam bán đảo.
Năm 631, Ba Tư ngày càng suy yếu, trong 3 năm ngôi hoàng đế qua tay ít nhất 5 người. Đông La Mã nhận thấy có thể yên tâm làm một cuộc viễn chinh vào Ả Rập. Được quân tế tác cho biết Đông La Mã chuẩn bị binh sĩ, nhà tiên tri Muhammad bèn kêu gọi thánh chiến. Ông quy tụ được một đạo quân đông 30.000 người cho chiến dịch Tabuk. Nhà tiên tri Muhammad và quân sĩ ra đến ải Tabuk, cách Medina khoảng 800 km về phía bắc. Đông La Mã thấy quân đối phương hùng hậu và kỷ luật, ngại nhiều tổn thất, nên không dám tấn công. Thánh Muhammad ở lại Tabuk ít lâu nhận định tình thế, rồi rút quân về.
Năm 632 nhà tiên tri Muhammad về Mecca hành hương lần cuối và có bài giảng ở Arafat. Ngày 9 tháng 12 âm lịch Ả Rập, theo nghi thức hành hương, các tín đồ quy tụ ở đất Arafat, ngoại ô Mecca, để cầu nguyện. Tùy tài liệu, Số tín đồ có mặt nghe giảng đông đả khoảng chín vạn đến mười bốn vạn người . Thánh Muhammad đứng trên một đỉnh núi con là núi Từ Bi (‘Ar-Rahman’). Mỗi khoảng cách xa xa có một người khỏe giọng lặp truyền lại từng câu ông nói để mọi người đều nghe rõ.
Ông nhắc lại những tín điều quan trọng, dặn dò mọi người hãy cố gắng theo lời truyền dạy của kinh Koran, và tuyên bố là sứ mạng truyền đạo Islam của ông nay đã hoàn tất.
Mặc dù là lãnh tụ của một quốc gia rộng lớn, nhưng thánh Muhammad vẫn sống giản dị, ở nhà cửa sơ sài. Ông không đòi hỏi sự phục dịch, tự tay xách nước giếng khi cần tắm rửa. Ông thường nhịn chay, và tránh trong một bữa ăn hai thứ thịt. Trong thời gian bà Khadija còn sống, ông chỉ một vợ một chồng. Sau khi bà Khadija qua đời khoảng một năm thì ông tục huyền với một góa phụ, và sau đó thành hôn với mấy người nữa, đều là góa phụ hay đã ly dị chồng, ngoại trừ cô Aisha con ông Abu Bakar, trong những tình huống đặc biệt.
Đầu năm 11 Hijri, sức khỏe ông kém hẵn. Vài lần thấy mình không đủ sức dẫn lễ cầu nguyện ngày 5 lần ở thánh đường, nên ông nhờ ông Abu Bakar dẫn lễ thay. Ông kiểm lại tài sản, có chút ít đất đai thì ông để lấy huê lợi cho gia đình, còn 7 đồng dinar thì bố thí cho người nghèo. Ông cũng còn thanh gươm trị giá mấy đồng tiền vàng gởi cho người rể út là Ali, và một chiếc áo giáp nằm ở một hiệu cầm đồ người Do Thái ở Medina.
Ông qua đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập, cũng là sinh nhật của ông. Đã có nhiều người có khuynh hướng thờ phụng ông như một vị thần linh khi ông còn sống, nên ông mới tuyên bố: Hỡi dân chúng ! Nếu ai tôn thờ Muhammad thì hãy biết rằng Muhammad đã chết. Còn ai tôn thờ Allah thì Allah vẫn hằng sống và không bao giờ chết !
Thi hài ông được an táng trong khuôn viên thánh đường gần nhà, nay gọi là thánh đường Al-Nabawy (Thánh Đường Thiên Sứ). Sau thánh đường mở rộng, phần mộ ông nay nằm trong toà đại điện.
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Năm 620, nhà tiên tri Muhammad một hôm đã kể lại rằng đêm qua thiên thần Gabriel đã rước ông đi Jerusalem. Tại Jerusalem ông đã cầu nguyện nơi ngôi đền mà xưa kia thánh vương Solomon đã dựng lên lần đầu tiên. Kế đó, ông duy nhất chỉ nói đến Kinh Koran và Năm trụ cột căn bản của đạo Hồi: 1) Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài; 2) Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối. 3) Bố thí. 4) Nhịn chay tháng Ramadan. 5) Hành hương về Mecca.
Vua Solomon và sách khôn ngoan là tinh hoa trí tuệ Do Thái. Vua Solomon (khoảng năm 965-928 trước công nguyên) là vị quân vương xuất sắc của Vương quốc Israel thống nhất, ông là chính trị gia, nhà cầm binh lỗi lạc, đồng thời cũng là con người khôn ngoan và nhà hiền triết. Ông có một số lượng tài sản khổng lồ và được coi là người giàu nhất lịch sử nhân loại. Thời gian ông trị vì là thời gian cực thịnh của vương quốc Israel. Ông áp dụng chính sách đối ngoại kết thân với các nước láng giềng nhằm phát triển về kinh tế và thương nghiệp, về đối nội thì củng cố chế độ phong kiến tập quyền, tăng cường tổ chức và phát triển quân đội, cải cách hành chính. Ông đã cho xây nhiều đền đài và lăng tẩm là những công trình kiến trúc tuyệt mỹ, di sản nghệ thuật quý báu để lại cho đời sau.
Nghiên cứu Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad là chúng ta đang đối thoại với một di sản văn hóa lớn của vùng Mecca, Trung Đông Trung Á và Châu Phi, một tâm điểm của nền chính trị, văn hóa và tâm linh thế giới.
Anh Nguyễn Quốc Toàn là người suy ngẫm và kiến giải sâu về đạo Bụt Việt Nam có nêu ra câu hỏi: ” Tại sao Đạo hồi dễ đi vào cực đoan, và khi đã cực đoan thì tàn hại cõi nhân sinh này thật khủng khiếp ???” Trong mười tôn giáo lớn của thế giới, một số học giả đánh giá rằng tuyệt đại đa số các triết thuyết tôn giáo đều ít nhiều còn duyên nợ vấn vít giữa hữu và vô, giữa trí tuệ minh triết và vô minh, giữa vô thần và đức tin cố chấp theo một niềm tin nào đó, mà không cho phép dị biệt. Đối với Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad, quá khứ và hiện tại đều có những uẩn khúc lịch sử (như trình bày trong bài trên) và môi trường thực tế có thể gieo mầm cực đoan đến mức tàn hại cõi nhân sinh này thật khủng khiếp (như đã thấy và nhiều người nghĩ). Lời vàng của Albert Einstein thật thấm thía: Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.) Thầy Suong Ngoke khuyến khích tôi tiếp tục bài này Theo lời khuyên của Thầy và anh Toàn, tôi gượng lưu lại.
4
VƯỜN CỔ TÍCH HUYỀN THOẠI
Bệ đá này là chốn trầm tư nhiều nhất, lâu nhất và lắng đọng nhất của Hoàng đế Diocletian, được xem là một trong những Hoàng đế vĩ đại nhất La Mã, đó cũng là nơi dấu chân lịch sử (hình ở muc 5) được nhiều du khách thế giới về chiêm ngưỡng, và cũng như hồ nước ở Roma (hình cuối) , đời người một lần may mắn tới và ước ao phục sinh trở về điểm hẹn.
Sau chế độ Tứ đầu chế đã sụp đổ, trật tự cuối cùng được Constantinus Đại đế khôi phục, và ông ta đã trở thành vị hoàng đế đầu tiên cải sang đạo Thiên chúa, là người đã thiết lập Constantinople là kinh đô mới của đế quốc phía Đông. Sau năm 395 sau công nguyên thì Thiên Chúa giáo trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc. Đây là góc khuất, chốn trầm tư, nơi tĩnh lặng. Đối chiếu lịch sử văn hóa vớ sự tiếp diễn thế tục của tan rã Nam Tư vì sao và Xung đột Israel–Palestine kéo theo liên quan với các đồng minh của họ cho tới ngày nay.
Trong vườn cổ tích huyện thoại của Hoàng đế Diocletian tại Split thành phố du lịch lớn thứ hai của Croatia có đồng hồ cổ cho thấy sự tài tình tuyệt vời của nền văn minh thời đế quốc La Mã. Một chút so sánh với Tiệp Khắc kỷ niệm một thời Ở Praha Goethe và lâu đài cổ, tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Bao nhiêu năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời
Vườn cổ tích huyền thoại, nghệ thuật kiến trúc tuyệt vời.
THỔ NHĨ KỲ NGÀY NAY Hoàng Kim
Tôi giữ lại một kỷ niệm nhỏ về Thổ Nhĩ Kỳ tình bạn, đất nước con người và nông nghiệp sinh thái. Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’ là ba chủ đề nóng, bài học lịch sử quý giá cho Việt Nam.
Kemal Atatürk (1881- 1938) được tôn vinh là Quốc phụ, nhà cách mạng, vị thống soái siêu việt Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trổi dậy mạnh mẽ thành cường quốc khu vực Trung Đông có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO, mà ngày nay Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìm mọi cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm mọi cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương thức riêng của mình.
Tôi có Rekai Akman và mấy người bạn ở Trung Đông, cũng từng có dịp ở đấy . Nay nhân chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của vợ chồng PGS TS Trương Minh Dục, Trần Thị Thé là người thân cùng quê sang du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mà trò chuyện , bàn luận về nghiên cứu giảng dạy lịch sử văn hóa. Trương Minh Dục là bạn học của tôi cùng quê thuở nhỏ. Anh là nhà sử học cẩn trọng có 12 đầu sách biên soạn chu đáo mà tôi thật ngưỡng mộ. Tôi háo hức theo dõi những điểm đến của anh chị để trò chuyện, bổ sung nhận thức về ba câu chuyên Thổ Nhĩ Kỳ mà tôi đã thao thức lâu nay 1) Thổ Nhĩ Kỳ và Quốc phụ Ataturk:.Vì sao dân Thổ Nhị Kỳ và các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc đều thật lòng ngưỡng mộ Kemal Ataturk như Washington, Pie Đại Đế, Tôn Trung Sơn? 2) Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đối sánh và sự hợp tác với Việt Nam? . Vì sao Quốc phụ Ataturk lại kiên quyết chuyển thủ đô từ Istanbul gần biển đến Ankara và ông đã đưa ra một loạt chính sách cải cách nông nghiệp kinh tế xã hội có tầm ảnh hưởng Thổ Nhĩ Kỳ sâu rộng và bền vững đến vậy. Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 16 triệu người (2018), Istanbul là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất và thắng cảnh thế giới? Thủ đô Ankara hiện nay hiện đại và bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái như thế nào trong chiến lược và tầm nhìn an ninh quốc gia? 3) Thổ Nhỉ Kỳ với vành đai và con đường. Thổ Nhĩ Kỳ tương đồng như thế nào với Việt Nam trong chiến lược của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “thân Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”? . Bài học lịch sử nào của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vận dụng cho Việt Nam trong tình hình mới?
Hoàng Kim có người bạn cũ là Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ. là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico.Rekai Akman và tôi với thầy bạn trong lóp có tham gia một chuyến khảo sát miền Tây nước Mỹ tới ‘Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước” (ảnh) mà tôi đã có dịp kể trong bài thơ Đi để hiểu quê hương . Rekai Akman cũng thích thơ. Quái dị là hai anh chàng của hai dân tộc, khác biệt ngôn ngữ, lại chưng thơ Việt ra đọc, và Akman khuyến khích tôi dịch sang tiếng Anh để cu cậu sửa thơ thật vui vẻ. Tôi gắn thêm một ảnh liên tưởng sau này của quý thầy Bùi Cách Tuyến, Huỳnh Hồng , Phan Văn Tự đi Tây nơi chốn xưa tôi đã qua, để thầy bạn trong cuộc cùng đọc miên man chuyện đời
Đi để hiểu quê hương Hoàng Kim
Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Chuyện Rekai Akman và tôi là khá thú vị. Chúng tôi cùng đến CIMMYT ngày 12 tháng 9 năm 1988 hai tuần trước khi nhập học để cày thêm tiếng Anh, luyện thêm kỹ năng nghe viết và đọc hiểu các từ chuyên môn, xử lý thông tin và học cách tự học, tự làm bài, và trả bài kịp thời trước khi dồn một khối lượng lớn kiến thức đậm đặc và rất tập trung trong một thời gian rất hạn hẹp nhưng cả hai chúng tôi ngoại ngữ khi ấy đều yếu. Rekai Akman và tôi kết thân bất ngờ nhanh chóng vì những mẫu đối thoại ngắn mà tôi nhớ mãi. Hóa ra, đó là cách học hiệu quả, hướng thẳng đến nông nghiệp sinh thái và triết học lịch sử văn hóa của chính đất nước mình.
Hoàng Kim và Rekai Akman đứng cạnh nhau ở hàng thứ hai bìa trái . Chúng tôi là hai trong số người châu Á duy nhất tại lớp học Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT Experiment Station Management Trainees Cycle 1988-89). Người châu Á thứ ba là giáo sư tiến sĩ Hannibal Muhtar, người Lebanon quốc tịch Mỹ trong ảnh đứng hàng thứ hai ở vị trí thứ bảy trái qua. Thầy là Trưởng phòng huấn luyện của CIMMYT, trực tiếp phụ trách lớp học. Ban giảng huấn là các giáo sư danh tiếng của Đại học Mỹ, CIMMYT và Mexico đứng ở giữa hàng thứ hai và đầu với giữa hàng cuối. Ảnh chụp chung thiếu giáo sư Norman Borlaug, người vừa mới trở về CIANO. Lớp 17 người thì 2 người châu Á, 6 người ở châu Mỹ, 6 người ở châu Phi, 3 người ở Trung Đông. Hầu hết họ đều đã từng trãi qua quản lý trung tâm trạm trại nông nghiệp. Cuộc đời tôi có những niềm vui và dịp may thật bất ngờ. Sau các chuyến đi nghiên cứu học tập ở châu Mỹ, tôi may mắn nối được tuyến bay để gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ …tôi may mắn có dịp khảo sát hội thảo và làm chuyên gia ở châu Phi, bất ngờ gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, mà tôi đã kể trong bài Đối thoại nền văn hóa.
THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK
Tượng Mustafa Kemal Atatürk (1881 -1938) trên lưng ngưa chiến ở Sam Sun gần Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen ở Sam Sun, phía bắc của thủ đô bắc Ankara. Tôi hỏi Rekai Akman rằng: Đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ có điều gì đặc sắc nhất? Akman trả lời: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Trung Đông là trung tâm Á Âu Phi, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, với diện tích 780.580 km² gấp 2,5 lần Việt Nam và dân số Thổ Nhĩ Kỳ gần bằng dân số Việt Nam, mức sống GDP bình quân đầu người danh nghĩa cao gấp 5 lần Việt Nam (cách đây 30 năm là như vậy và cho đến khi tôi gặp lại Rekai Akman thì tỷ lệ này vẫn như vậy, Tôi thật ngạc nhiên ấn tượng về điều này). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thổ nhĩ Kỳ. Chính sách tôn giáo và dân tộc là tự do tôn giáo và lương tâm. Thế nhưng thực tiễn thì số liệu thống kê về tổng thành phần Hồi giáo và không tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chiếm tỷ trọng đặc biệt ưu thế từ 96,4 đến 99,8% (Vô thần và phi Hồi giáo, theo giải thích của Rekai Akman như cách hiểu đạo nhà hoặc đạo thờ ông bà của Việt Nam là tôn kính cha mẹ ông bà tổ tiên hoàn toàn thuận theo tự nhiên) . Số người theo Cơ Đốc giáo, Chính thống giáo Cổ Đông phương và các loại tôn giáo khác chỉ chiếm tỷ lệ rất, rất thấp, hầu như không đáng kể. Sắc tộc của những nhóm sắc tộc nhỏ bé này lại có xu hướng di chuyển hoặc ép di chuyển ra nước ngoài sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ là hợp điểm của chiến tranh tôn gíáo , chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, hiểu rất rõ vó ngưa chinh phục của Alexandros Đại đế, nhận thức đầy đủ cuộc hủy diệt của chiến tranh sắc tộc và chiến tranh tôn giáo trãi nhiều trăm năm của nhiều cuộc thập tự chinh mở rông nước chúa và khi Hồi giáo bị coi là dị giáo. Con Người đặc sắc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Atatürk, vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là Người được dân Thổ đặc biệt tôn kính. Atatürk là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938.
Địa danh đặc sắc nhất Thổ Nhĩ Kỳ là thủ đô Ankara hiện đại, bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái, có vị trí chiến lược không thể khuất phục .Đó là tầm nhìn xuất chúng của Quốc phụ Mustafa Kemal Atatürk, theo lời bình của Hoàng Kim, tiếp đến là Istanbul (tây bắc Ankara), Bursa (tây bắc Ankara ), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO), Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara), Ankara và những địa danh nổi bật nhất bao quanh Ankara đã tạo nên thế phòng thủ liên hoàn và chiều sâu phòng ngự nhiều tầng để phục hồi sinh lực trong lịch sử văn hóa an ninh quốc gia. (Kể đến đây tôi liên tưởng có hai cụ lớn trong sử Việt đã từng có ý định tổ chức thủ đô kháng chiến ở Tuyên Quang và Tây Nguyên)
Thổ Nhĩ Kỳ có di sản thế giới đặc sắc nhất là đền thờ nữ thần Artemis, còn gọi là đền thờ Diana, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, một kiệt tác nhân loại minh chứng nền văn minh Lưỡng Hà thuở xưa, mà nay là một nơi điêu tàn còn lưu lại dấu vết tại phố cổ Ephesus phía tây nam của thủ đô Ankara. Ngôi đền Artemis được xây dựng trong 120 năm từ năm 550 TCN, đến năm 430 TCN nhưng đã bị thiêu rụi trong đêm 21 tháng 7 năm 356 TCN do một kẻ điên háo danh là Herostratos đã phóng hoả đốt đền vào đêm Alexandros Đại đế chào đời. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá cẩm thạch dài 115m rộng 55 m, nay chứng tích ở phố cổ Ephesus là cột đá còn sót lại, và mô hình đền thờ nữ thần Artemis được phục dựng lại tại Istanbul.
Rekai Akman nói với tôi về những huyền thoại và cách giải thích khác nhau về điều này Chính giáo và tà giáo luôn tìm cách triệt tiêu lẫn nhau nên những di sản văn hóa của bên này thì bị bên kia coi là nọc độc văn hóa. Hồi giáo nếu bạn muốn hiểu thật đúng thì phải nghiên cứu rất kỹ lời mặc khải của thánh Môhamet và đạo Hồi. Akman và những bạn vùng Trung Đông với tôi đều là những người bạn chân thành và tử tế. Tôi nghe lời khuyên của Akman nên sau này mới có sự chiêm nghiệm sâu và đã biên tập lại bài viết Môhamet và đạo Hồi; Đối thoại nền văn hóa.
THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Thổ Nhĩ Kỳ là một nước phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ và hàng không đều tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Đất đai Thổ Nhĩ Kỳ dường như rất giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Lúa mì (wheat) lúa mạch (barley), ngô, lúa nước khoai tây là những cây lương thực chính của.Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2016 lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch) có diện tích 7,61 triệu ha với năng suất bình quân 2,70 tấn/ ha, sản lượng 20,6 triệu tấn; lúa mạch (gồm lúa mạch đen Secale cereale, Tiểu hắc mạch Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và lúa mạch đen, Yến mạch Avena sativa, Kiều mạch Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L.) có diện tích 2,70 triệu ha với năng suất bình quân 2,48 tấn/ ha, sản lượng 6,70 triệu tấn; ngô (Zea Mays L.) có diện tích 679 nghìn ha với năng suất bình quân 9,41 tấn/ ha, sản lượng 6,40 triệu tấn; lúa nước (Oryza sativa L.) có diện tích 116 nghìn ha với năng suất bình quân 7,92 tấn/ ha, sản lượng 0,92 triệu tấn; Khoai tây (Solanum tuberosum L.) có diện tích 144 nghìn ha với năng suất bình quân 32,8 tấn/ ha, sản lượng 4,75 triệu tấn
Lưỡng Hà hay Mesopotamia là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Hai con sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà) tạo nên bình nguyên trồng cây lương thực nổi tiếng trong lịch sử vùng Trung Đông. Ankara là thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923, là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này sau Istanbul. Thủ đô Ankara nằm ở độ cao trung bình 938 mét trên mực nước biển, trên vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung Anatolia, với những khu rừng trên núi về phía bắc và đồng bằng khô hạn Konya ở phía nam. Các sông chính là các hệ thống Kızılırmak và sông Sakarya. 50% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp, 28% là rừng và 10% là các đồng cỏ. Hồ nước mặn lớn nhất là Tuz Golu nằm một phần trong thành phố này. Đỉnh cao nhất là Işık Dağı với độ cao 2.015m . Thủ đô Ankara có khí hậu khá đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ với nhiệt độ trung bình trong năm là 12,0 °C. Từ tháng 10 đến tháng 4 là các tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình khoảng từ 13,1 °C đến 0,1 °C. Từ tháng 5 đến tháng 9 là các tháng mùa ấm nhiệt độ trung bình khoảng từ 16,2 °C đến 18,7 °C. Lượng mưa trong năm trị số bình quân tứ 1953-2013 là 402 mm/ năm, lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 6 mỗi tháng lượng mưa khoảng 35 -50 mm/ tháng; lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 11 mỗi tháng lượng mưa biến động trong khoảng 10 -32 mm/ tháng
Sam Sun ở Biển Đen Thổ Nhĩ Kỳ. Sam Sun được coi là ‘chó lớn Thổ Nhĩ Kỳ gìn giữ Biển Đen” trong khi Istanbul là giao điểm Á Âu Phi thành phố quan trọng bậc nhất của lịch sử Trung Đông. Tầm quan trọng của Istanbul và Sam Sun ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể so sánh với cụm chiến lược Vân Đồn Hạ Long Hải Phòng hải cảng quan trọng nhất ở Bắc Việt Nam với cụm chiến lược Hải Vân Sơn Trà Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam và khoảng cách địa lý cũng tương tự vậy.
Sam Sun Thổ Nhĩ Kỳ giống Sơn Trà Đà Nẵng. Sam Sun canh giữ Biển Đen còn Sơn Trà Đà Nẵng canh giữ Biển Đông. Lịch sử của Sam Sun dựa trên sắc tộc người Hittites Trung Á. Người Hittite thành lập liên minh chính trị đầu tiên ở Anatolia, thống trị vùng này và đặt tên cho các bộ tộc ‘vùng trung tâm của Biển Đen’. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 8 , người Miles đã thành lập thành phố Amisos như là một thành phố thương mại. Đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên thì người Cimmerians một sắc tộc khác từ Caucasus đến chiếm khu vực này. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 4, Alexander Đại đế là vua của toàn châu Á nhà chinh phục thiên tài nổi tiếng nhất thế giới thời đó đã đánh bại người Ba Tư và xâm lược Anatolia và Iran. Các vị vua Pontus của người Hy Lạp bị chi phối bởi Biển Đen và Crimea. Vua của Pontus Mitridates. Đế quốc La Mã, BC. Đến thế kỷ thứ nhất, khu vực này thuộc Đế chế La Mã. Sau Công Nguyên khi Đế chế La Mã bị chia hai, Sam Sun nằm trong vùng tranh chấp khốc liệt suốt hàng mấy trăm năm giữa các cuộc Thập tự chinh Công giáo và Hồi giáo. Sam Sun và Sinop là hai anh em của thành phố này đã thiết lập được Đế chế Ottoman của người Thổ. Sau khi Sam Sun qua đời, phần đất này đã bị Hi Lạp chinh phục. Sultan Mehmet đã lấy Đế quốc Ottoman năm 1413. Sam Sun ví như Saint Petersburg, thủ đô Phương Bắc của nước Nga,đầy máu và nước mắt, hiếm nơi nào nhiều đến như vậy. Sau ngày 29 tháng 10 năm 1923 Mustafa Kemal Atatürk Tổng thống đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được chính thức thành lập kế thừa vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, thủ đô mới là Ankara. Năm 1924, Sam Sun trở thành một tỉnh trên bờ biển phía nam Cảng Biển Đen. Tỉnh Sam Sun hiện có diện tích tự nhiên: 9.475 km2, Dân số: 1.295.927 (2017), Mã bưu điện: 55000 Mã vùng điện thoại: 361. Giá trị lịch sử văn hóa Sam Sun được so sánh với Huế Đà Nẵng xứ Quảng của Việt Nam.
THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trổi dậy thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ba trụ cột của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi” thì Trung Á Thổ Nhĩ Kỳ Trung Đông có vị trí quan trọng Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường” có tương quan và đối sách gì, có bài học gì cho Việt Nam? Sáng kiến ‘vành đai và con đường’ nội dung gồm hai kế hoạch thành phần là “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải”. Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một đại dự án quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các đường liên kết kinh tế kết nối vượt qua biên giới quốc gia. Mỗi điểm trong chuỗi liên kết ‘Vành đai và Con đường’ chạy xuyên qua 67 nước và mọi tỉnh của Trung Quốc đều có kế hoạch đầu tư ‘Vành đai và Con đường’ cho riêng mình. Đây là một chiến lược có tầm nhìn dài hạn, có lộ trình, có kế sách liên hoàn, và rất khó thay đổi khi đã khởi động, khác xa với các mưu lược thông thường. Các nướcTrung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, có cả Kazakhstan, Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Tom Miller 2017, trong nghiên cứu “Giấc mộng Châu Á của Trung Quốc” (China’s Asian dream empire building along the new silk road, Đoàn Duy dịch, TS. Phạm Sĩ Thành hiệu đính, có dẫn lời của Lưu Á Châu, một vị tướng thẳng tính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng gọi Trung Á là “món lễ vật hậu hĩ nhất được trời cao ban cho người Trung Quốc“. Đối với Trung Quốc, Trung Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Kazakhstan có nguồn trữ lớn về dầu và uranium. Turkmenistan cung ứng gần phân nữa lượng khí đốt nhập khẩu Trung Quốc và ở đây có tiềm năng to lớn cho việc tăng cường rút lấy nguồn khoáng sản trong khu vực.
Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tầm nhìn và vị trí chiến lược trong chuỗi liên kết này ra sao. Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’, bài học gì cho Việt Nam?
Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập. Bản đồ văn minh Lưỡng Hà ( phần phủ màu xanh) đã cho thấy L miền đất giữa hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành một khu vực đất phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lưỡng Hà.Thế núi mạch sông của thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và Bursa (tây bắc Ankara), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO), Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara) và những vùng phụ cận trên ‘Vành đai và Con đường’ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí đặc biệt trọng yếu nối tuyến Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải tại ngã ba Á Âu Phi là rất quan trọng
Văn minh Lưỡng Hà, văn hóa Lưỡng Hà là câu chuyện quen mà lạ. “Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim 52 tập Văn minh Phương Tây. ,,, Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây khởi nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà châu Á, Văn minh phương Tây ngày nay có nguồn gốc sâu xa trong một lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẫm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn có một chân lý lớn hơn nữa, đó là lịch sử Trung Đông nhiều biến động, với những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh phương Tây.ngày nay. GS. Eugen Weber, Giảng viên Lịch sử, Trường Đại học Los Angeles đã nói vậy khi giới thiệu bộ phim Lưỡng Hà.
Người Tây Á, chữ viết Tây Á là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. “Cùng với nền văn minh Ai Cập, văn minh Sumer là nền văn minh cổ nhất thế giới: từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng bình nguyên bên hai con sông Tigris và Euphrates đã hình thành xã hội có giai cấp. Nhưng khác với ở Ai Cập, văn hóa Lưỡng Hà không thuần nhất, tham gia vào việc tạo lập nên nó có những người Sumer là một dân tộc nói thứ ngôn ngữ không thuộc vào bất cứ họ ngôn ngữ nào mà chúng ta đã biết, những ngưới Akkad (Babylon và Assyria) sử dụng một trong những ngôn ngữ Semite cùng họ với tiếng Do Thái cổ, những người Phenician và Ả rập, những người Hurrit sinh sống ở vùng Bắc Mesopotamia và Bắc Syria và nhiều dân tộc khác. Chữ viết ở vùng Lưỡng Hà có lẽ do người Sumer sáng tạo nên. Những người Akkad và sau đó là những dân tộc Tiền Á vay mượn hệ thống chữ viết của họ (văn tự dạng nêm), và nó được sử dụng trong suốt ba thiên niên kỷ, dần dần tiến hóa và hoàn thiện. Như vậy, khi nghiên cứu nền văn học viết bằng văn tự dạng nêm, chúng ta có thể tìm hiểu được con đường hình thành văn học ở những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh nhân loại, trong một quá trình hết sức lâu dài” Tác giả V. K. AFANASYEVA đã viết như vậy, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương dịch)
Vua thành Lagash Gudea, trị vì vào thời hậu Akkad (thế kỷ XXII tr. CN). nói đến nguyên nhân khiến ông cho xây đền do được vị thần ra lệnh trong giấc mơ định mệnh:
Trong giấc mơ một người bỗng hiện ra
Sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Đầu đội vương miện thần linh
Con đại bàng Anzud đậu trên tay
Dưới chân ầm ầm bão tố
Nằm bên trái, bên phải là bầy sư tử
Ngài ra lệnh xây một ngôi nhà
Nhưng ý nghĩa của giấc mơ ta không hiểu.
Khi bình minh ửng sáng phía chân trời, một người đàn bà xuất hiện
Bà là ai, bà là ai?
Đó là mẹ của vua, nữ thần Nanshe
Bà cất lời: Hỡi kẻ chăn chiên!
Ta sẽ giải thích giấc mơ cho con!
Con người sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Với vương miện thần linh trên đầu, với đại bàng trên tay
Dưới chân là bão tố, trái phải là sư tử
Đó chính thực là em trai ta Ningirsu
Yêu cầu con xây cho Eninne một ngôi đền.
Rekai Akman trò chuyện với tôi thật nhiều về Thổ Nhĩ Kỳ,đất nước và con người mà với tôi sự lắng đọng hơn cả là nền văn minh Lưỡng Hà tàn lụi và phục hồi thấy rõ trên chính đất nước Thổ như vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao trắng nền đỏ là quốc kỳ Thổ.
“Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (thuộc Liên Hợp Quốc) khi đánh giá vị trí Việt Nam trong tương quan chính trị thế giới và xung quanh sự kiện được thế giới quan tâm nhất trong tuần qua là “1 cuộc bầu cử lịch sử khép lại, rốt cục ta nhìn thấy điều gì?” đã viết “Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của mình, Việt Nam đã đứng vững trên đôi chân của mình chứ không phải giành chiến thắng chỉ bằng sự trợ giúp nước ngoài hay để nước ngoài quyết định số phận. Lắng nghe dân, giải quyết hữu hiệu và kịp thời các nguyện vọng của người dân, không bỏ ai lại phía sau, đoàn kết nội bộ, tự lực tự cường, hợp tác quốc tế, luôn làm bạn với các nước nhưng cũng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi đất nước là các bí quyết không bao giờ cũ để xây dựng và phát triển đất nước. “
Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay với ‘Vành đai và Con đường’ là một câu chuyện dài. Đối thoại nền văn hóa là rất đáng suy ngẫm và bài học sâu sắc, thấm thía cho Việt Nam.
-Các bạn đọc trang Facebook: Thuannghia Le và lethuannghia.com và các môn sinh và học viên của các „Dưỡng Sinh Đường“ 3 miền lưu ý, Vòng luân chuyển khí huyết „Đại Chu Thiên“ là một trong những Nguyên lý Y học vô cùng quan trọng.
Nó không những là nền tảng căn bản cho người mới bắt đầu học Đông Y, mà còn là Y Lý uyên sâu cho cả quá trình ứng dụng tất cả các Y thuật, các phương pháp có liên quan đến Y học Cổ truyền, như Châm Cứu, Thảo Dược, Bấm Huyệt, Khí Công v. .v…
Ngoài ra nó còn hàm chứa gần như toàn bộ nền „Triết Học Đông Phương“ ở trong đó. Đặc biệt vòng „Đại Chu Thiên“ là nguồn cảm hứng cho rất nhiều công trình đoạt được giải Nobel Y sinh học. Như giải Nobel Y sinh năm 1998, 2015… Và rõ ràng nhất, cụ thể nhất, và gần như không có sai lệch bao nhiêu, đó là công trình giải mã “Đồng Hồ Sinh Học“ được Giải Nobel Y sinh học 2017 được trao cho ba nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young vì những khám phá về cơ chế phân tử điều khiển nhịp sinh học ngày đêm. Công trình này gần như lặp lại những gì đã có trong vòng Thời khí “Đại Chu Thiên“ (chủ đề này LTN đã có nhiều bài phân tích rồi).
Bởi vì vậy để nắm rõ những nguyên tắc, những nền tảng Khoa học cấu thành nên “Hành Trang“ để sống chung với “Lũ“, kể cả bài “Kết“ cuối cùng cho seri “Hoạt Thông Thủy Đạo Tố Vấn“. Tôi xin đưa lại bài viết có thể giúp các bạn trong thời gian ngắn nhất, và có thể nhanh nhất nắm vững được các yếu tố cấu thành nên “Đại Chu Thiên“ nói riêng, và Y lý Cổ truyền nói chung. Đây cũng là “con đường tắt“, là “bát nước cốt, sắc nhân sâm ngàn năm“ cho những người đến với Đông Y quá muộn….
“Bài ca Đại Chu Thiên“ viết vào tháng 4 năm 2014, và dẫn điểm cho học viên Khí Công học “Quảng Nhẫn Tả Chưởng Đồ“ vào tháng 5 năm 2015, nay Quảng Nhẫn Lê Thuận Nghĩa đưa lại, trang Hoàng Kim CNM365 Chào ngày mới chép môn công phu tuyệt kỹ Y học Cổ truyền Á đông và Y học Tự Nhiên. Lưu ý xem thêm các link đính kèm về “Bàn Tay Sinh Khí“ (Rất quan trọng)
1- a.1 ( Bắt đầu từ Tâm kinh)
phía „Cực Tuyền“ em chớm mùa thảo mị
đầu „Thiếu Xung“ anh nhóm đốm mặt trời
chưa đủ cháy ngọn nồng cho ngày lụi
dưới „Thần Môn“ lá vẫy hú tìm nơi
2-a.2 (Tiểu trường kinh)
khúc Tiểu Trường nỡ sao em đành đoạn
cho „Thiếu Trạch“ lãng vội „Thính Cung“ âm
em có biết trong ngợp màu hạ đỏ
có bàn chân lạnh ướm một bàn chân
3-a.3 (Bàng quang kinh)
tận chót đỉnh „Tinh Minh“ còn chiếu rọi
anh vẫn còn ngóng mãi mái nhung huyền
dòng nhiệt thủy „Chí Âm“ chờ hạnh ngộ
mấy lần xuân cố níu một lần duyên
4-a.4 (Thận kinh)
em có biết anh bao lần cúi xuống
ngửa „Dũng Tuyền“ rưng rưng hứng giọt mơ
em thuôn nuỗn cuộn ấm tầng „Du Phủ“
để nao nao nhược thủy cuối xa mờ
5-b.1 (Tâm bào kinh)
và cứ vậy nơi „Thiên Trì“ nũng nịu
xiêm áo nhòa không đủ nghĩa non tươi
da thịt mịn mởn mơn màu lừng lựng
nhuốm „Trung Xung“ hơn hớn đẫm nụ cười
6-b.2 (Tam tiêu kinh)
em chưa thấm đủ ba tầng thủy tụ
đã Quan Xung mở nẫu chín tao lời
anh lụi cụi vét dọc ngang khe rảnh
vọng „Ty Trúc Không“ chẳn tiếng à ơi
7- b.3 (Đởm kinh)
mắt trẻ lạc ám buốt hồn „Đồng Tử“
uốn cành cong em bẫy mũi tên nhung
khiếp sợi thừng dáng xà run „Túc Khiếu“
anh chùn chân ngao ngán cửa vô cùng
8- b.4 (Can kinh)
bởi xanh lá màu trời khum nét nhạt
lụy muôn trùng nên gió cuốn mây bay
nương thảo dã „Đại Đôn“ ghìm thác loạn
khép „Kỳ Môn“ đành hãm vó mê say
9- c.1 (Phế kinh)
dang phiến mộng thỏa cánh đời hạc nội
trắng phù du lởn quởn gạ mây ngàn
anh còn nợ ở đầu nguồn „Thiếu Phủ“
cuối „Thiếu Thương“ sầu trả mối ly tan
10- c.2 (Đại trường kinh)
đừng phỉnh nịnh chiều „Thương Dương“ tóc rối
so đo gì chẳng nghĩa lý vàng thau
nhất dạ tạc „Nghinh Hương“ về bên lối
ráng trăng khuya cũng rớm bạc sắc màu
11-c.3 (Vị kinh)
xin lần nữa „Thừa Khấp“ ngưng giọt đắng
cho „Lệ Đoài“ khỏi vướng kiếp rưng rưng
và em ạ nẻo người này quá nặng
thì chua cay thôi đừng hỏi đã từng
12-c.4 (Tỳ kinh)
lần nữa thôi cho anh ngày tạ tội
vắng môi cười lối cũ khuyết bàn chân
gốc „Ẩn Bạch“ có lần nào run mỏi
lòng „Đại Bao“ coi như thể kề gần
13-(a.b.) (Vòng Đại chu thiên kế tiếp)
rất có thể đốm mặt trời anh nhóm
sẽ mai này nồng đượm chốn thiên nhai
khúc ngàn ca trên „Cực Tuyền“ lại nối
vòng thiên thu liễu nhiệm tháng năm dài….
..…
Chú Thích Thơ:
Là dân Y Học Cổ Truyền nói chung và dân Khí Công Y Gia nói riêng thì không ai là không biết đến Vòng Luân Chuyển Khí Huyết trong cơ thể theo từng giờ trong 12 Kinh Mạch. Vòng luân chuyển Khí Huyết này trong kinh điển „Y Học Cổ Truyền“ gọi là vòng Đại Chu Thiên.
– Vòng „Tiểu Chu Thiên“ là vòng khí huyết lưu chuyển trong hai mạch Nhâm- Đốc. Tức là mạch Nhâm, là „Mẹ“ của tất cả các đường Kinh Âm, chạy phía trước bụng. Và mạch Đốc, là „Cha“ của tất cả đường Kinh Dương chạy giữa sống lưng.
– Vòng „Đại Chu Thiên“ bao gồm 3 vòng „Đoạn Chu Thiên“ nối lại với nhau liên tục.
– Một vòng „Đoạn Chu Thiên“, là khởi đầu từ lồng ngực, bắt đầu từ một „Kinh Âm Ngắn“, chạy PHÍA TRONG cánh tay xuống đầu ngón tay rồi nối với một „Kinh Dương Ngắn“ bằng Lạc Mạch rồi chuyển hướng chạy từ phía NGOÀI CÁNH TAY lên mặt. „Kinh Dương Ngắn“ này lại nối với một „Kinh Dương Dài“ bằng một lạc mạch khác, rồi chạy lên đỉnh đầu, chạy tiếp xuống sau lưng và đổ xuống ngón chân. Từ ngón chân lại nối lạc mạch với một „Kinh Âm Dài“, chạy phía trước bụng lên lại lồng ngực. Kết thúc một vòng „Đoạn Chu Thiên“ ở Ngực.
– Vòng „Đại Chu Thiên“ là một vòng lớn nối 3 vòng „Đoạn Chu Thiên“ như thế liên tục. Cụ thể như sau:
1 – Vòng „Đại Chu Thiên“ bắt đầu từ Kinh Tâm, xuất phát từ huyệt „Cực Tuyền“ nơi chỉ nách trước lồng ngực chạy trong lòng cánh tay phía ngón út, chạy xuống phía trong ngón út và kết thúc ở huyệt Thiếu Xung (đoạn Thơ 1.a.1.) Kinh này thuộc hành ÂM HỎA, màu Đỏ (Đầu Thiếu Xung anh nhóm đốm mặt trời…).
2 – Kinh Tâm nối với Kinh Tiểu Trường ở đầu phía ngoài nón tay út tại huyệt „Thiếu Trạch“, từ đó chạy phía ngoài cánh tay lên mặt và kết thúc tại huyệt „Thính Cung“ trước cửa tai (đoạn thơ 2-a.2). Kinh này là Dương Hỏa (em có biết trong ngợp màu Hạ đỏ..).
3 – Từ huyệt „Thính Cung“, kinh Tiểu Trường bắt lạc mạch nối với kinh Bàng Quang tại huyệt „Tinh Minh“ nơi chân mày. Từ huyệt „Tinh Minh“ kinh Bàng Quang chạy lên đỉnh đầu, ngoặt ra sau lưng và chạy xuống hai vạch có các „Du Huyệt“ sau lưng, rồi chạy xuống chân phía ngoài ngón chân út và kết thúc tại huyệt „Chí Âm“ (đoạn Thơ 3- a.3). Kinh Bàng Quang thuộc hành DƯƠNG THỦY (anh vẫn còn ngóng mãi mái nhung huyền…).
4- Từ huyệt „Chí Âm“, kinh Bàng Quang bắt lạc mạch nối với huyệt „Dũng Tuyền“ của kinh Thận nằm dưới lòng bàn chân, rồi từ đó chạy phía trong chân, chạy lên bên cạnh rốn và chạy tới dưới xương quai xanh dưới cổ, kết thúc ở huyệt „Du Phủ“ (đoạn thơ 4-a.4). Kinh Thận thuộc hành Âm THỦY (để nao nao nhược thuỷ dưới xa mờ…). Đoạn Chu Thiên thứ nhất (Đệ Nhất Đoạn Chu Thiên) kết thúc ở đây.
5- „Đoạn Chu Thiên“ thứ 2 (Đệ Nhị Đoạn Chu Thiên) bắt đầu từ lạc mạch nối huyệt „Du Phủ“ của kinh Thận đến huyệt đầu của kinh Tâm Bào là huyệt „Thiên Trì“, cách vạch nách trước ngực cỡ một đốt ngón tay. Kinh Tâm bào bắt đầu từ huyệt „Thiên Trì“ chạy phía trong cánh tay xuống ngón giữa của bàn tay, kết thúc tại mé ngón giữa hướng bên phía ngón út tại huyệt „Trung Xung“. (Đoạn thơ 5-b.1). Kinh tâm bào cũng thuộc hành ÂM HỎA (da thịt mịn mởn mơn màu lừng lựng …)
6- Từ huyệt „Trung Xung“ khí huyết bắt lạc mạch, chạy dọc giữa khe ngón giũa và ngón áp út đến huyệt „Quan Xung“ của kinh Tam Tiêu, ở phía ngoài ngón nhẫn, rồi từ đó chạy phía ngoài cánh tay, chạy vòng sau tai, lên mặt, kết thúc tại huyệt „Ty Trúc Không“, nơi vàng tai trên giáp với mặt. (Đoạn Thơ 6-b.2). Kinh Tam Tiêu thuộc hành DƯƠNG HỎA, nhưng lại chủ về „Thuỷ Đạo“ trong cơ thể (em chưa thấm đủ ba tầng thủy tụ….).
7- Từ huyệt „Ty Trúc Không“, kinh Đởm bắt lạc mạch nối với huyệt đầu là huyệt „Đồng Tử Quan“ ở mé đuôi mắt, rồi chạy lên vùng trán, ngoặt ra bên mé đầu chạy ra phía sau hông lưng, rồi chạy xuống ngoài chân, kết thúc ở ngón áp út chân tại huyện „Túc Khiếu Âm“ (đoạn thơ 7- b.3). Kinh Đởm thuộc hành DƯƠNG MỘC (uốn cành cong em bẫy mũi tên nhung….).
8- Từ huyệt „Túc Khiếu Âm“ của kinh Đởm, kinh Can nối lạc mạch với huyệt „Đại Đôn“ ở phía mé trong ngón chân cái, rồi chạy phía trong nhượng chân chạy qua bẹn háng rồi ngoặt lên dưới sườn bụng. Kết thúc ở huyệt „Kỳ Môn“ ở mạng sườn (đoạn thơ 8-c.4). Kinh Can thuộc hành ÂM MỘC (bởi xanh lá màu trời khum nét nhạc….). „Đoạn Chu Thiên“ thứ 2 kết thúc tại đây.
9- „Đoạn Chu Thiên“ thứ 3 (Đệ Tam Đoạn Chu Thiên), bắt đầu từ lạc mạch nối từ huyệt „Kỳ Môn“ của Can kinh chạy ôm đầu nhũ hoa và bắt với huyệt đầu tiên của kinh Phế là huyệt „Thiếu Phủ“, nằm trên lồng ngực phía trên chỉ nách cỡ 2 đốt tay. Từ huyệt „Thiếu Phủ“. Kinh Phế chạy phía trong cánh tay, hướng bên ngón cái, và kết thúc tại mé trong ngón tay cái tại huyệt „Thiếu Thương“ (đoạn thơ 9-c.1). Kinh Phế thuộc hành ÂM KIM, màu trắng (trắng phù du lởn quởn gạ mây ngàn…).
10- Kinh Đại Trường bắt lạc mạch từ huyệt „Thiếu Thương“ của kinh Phế đầu ngón cái, chạy sang đầu ngón trỏ tại huyệt „Thương Dương“, rồi chạy qua hổ khẩu nơi „Hiệp Cốc“ rồi chạy theo mé ngoài cánh tay, chạy lên mặt, kết thúc ở huyệt „Nghênh Hương“ bên cánh mũi, (đoạn Thơ 10-c.2). Kinh Đại Trường thuộc hành DƯƠNG KIM (ráng trăng khua cũng rớm bạc sắc màu…).
11- Từ huyệt „Nginh Hương“, kinh Vị bắt lạc mạch trên mặt, nối với huyệt đầu là huyệt „Thừa Khấp“. Riêng kinh Vị là kinh Dương duy nhất chạy xuống chân bằng đường trước bụng, rồi ngoặt ra ngoài cẳng chân chạy xuống bàn chân, kết ở huyệt „Lệ Đoài“ mé ngón thứ 2, giáp ngón cái, đoạn Thơ 11-c.3. kinh Vị thuộc hành DƯƠNG THỔ.
12- Từ Lệ Đoài, kinh Tỳ bắt lạc mạch sang huyệt đầu là huyệt „Ẩn Bạch“ ở, mé ngoài móng ngón chân cái, từ đó chạy phía trong cẳng chân, chạy lên bẹn và chạy lên trước hông sườn trước bụng, kết thúc ở huyệt „Đại Bao“ tại đó, (đoạn Thơ 12-c.4) . Tỳ kinh thuộc hành ÂM THỔ. Vòng Đoạn Chu Thiên thứ 3 kết thúc tại đây, và cũng là nơi kết thúc một vòng Đại Chu Thiên trọn vẹn (bao gồm 3 vòng Đoạn Chu Thiên nối lại liên tục)
13- Từ huyệt „Đại Bao“, lạc mạch lại nối ở vùng mé ngực sang huyệt „Cực Tuyền“ của kinh Tâm, và bắt đầu một vòng „Đại Chu Thiên“ mới như từ đầu. (Đoạn thơ 14).
(LƯU Ý:
– Mỗi một cụm từ viết hoa để trong ngoặc kép của mỗi khổ thơ là tên của „Huyệt bắt đầu“ và „Huyệt cuối cùng“ của mỗi đường Kinh
– „Đại chu Thiên“ bao giờ cũng nối các kinh mạch theo công thức Âm-Dương thứ tự như sau: (1)Âm- (2)Dương- (3)Dương- (4)Âm- (5)Âm- (6)Dương- (7)Dương- (8)Âm- (9)Âm- (10)Dương- (11) Dương- 12 Âm-…..Âm- ….
– Lưu ý nắm rõ các Ngũ Hành của từng Kinh, là Hành gì, thuộc Âm hay Dương, và có màu sắc gì….là các chữ viết in hoa trong phần chú giải bài thơ
– Tất cả các đường „Kinh Âm“ chạy phía TRONG cánh tay, TRONG cẳng chân và TRƯỚC bụng. Các kinh Âm ngắn ở tay thì bắt đầu từ lòng NGỰC chạy xuống các ngón tay phía trong. Các kinh Âm dài thì chạy từ dưới ngón chân lên lòng NGỰC.
– Tất cả các đường „Kinh Dương“ chạy phía NGOÀI cánh tay, phía NGOÀI cẳng chân và phía SAU lưng. Các kinh Dương ngắn chạy từ dưới ngón tay lên MẶT. Các kinh Dương dài bắt đầu từ MẶT chạy lên đầu, vòng ra sau LƯNG và chạy xuống ngoài cẳng chân
– Cũng có nghĩa là:
a- Tất cả các đường KINH ÂM nối Lạc mạch với nhau tại LÒNG NGỰC.
b- Tất cả cácđường KINH DUO/NG nối Lạc mạch với nhau tại vùng MẶT
c- Tất cả các KINH ÂM NGẮN nối với các KINH DƯƠNG NGẮN ở các ĐẦU NGÓN TAY
d- Tất cả các đường KINH ÂM DÀI nối với các đường KINH DƯƠNG DÀI tại các ĐẦU NGÓN CHÂN
Cũng có nghĩa là các vị trí quan trọng nhất quyết định việc hành KHÍ hoạt HUYẾT trong Cơ thể là Vùng phía trên Ngực, vùng Mặt và các dầu Ngón Tay và Ngón Chân.
Các chữ viết In hoa trong Lưu ý này là những vấn đề quan trọng cần nắm bắt. )
Bài „ĐẠI CHU THIÊN CA“, là một trong những khổ được viết ra từ cảm hứng „Đại Chu Thiên Tả Chưởng Đồ“, hay là „Quảng Nhẫn Tả Chưởng Đồ“. Một trong những cách học „Đông Y“ bằng cách bấm đốt ngón tay do chính tôi sáng tạo ra, nhằm giúp cho học viên học Châm Cứu và Khí Công dễ thâu tóm bể học mênh mông của „Y Học Cổ Truyền“.
„Quảng Nhẫn Tả Chưởng Đồ“, bao giờ cũng được truyền dạy trong những bài học đầu tiên về „Y Lộ“ và „Khí Công Y Gia“ . Và luôn luôn nhắc học viên không được lơi lã bỏ quên vòng „Sinh Khí Đại Chu Thiên“. Vì đó là không những là nền tảng của thuật „Vận Khí“, „Liễm Khí“…., khi muốn trì luyện cấp độ cao của „Khí Công Y Gia“, mà còn là nền tảng căn bản nhất của „Thời Khí Bệnh Học“, để bổ phương, ra toa Thảo dược cho phù hợp với các cơ địa tại thời điểm chẩn trị.