Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1528
Toàn hệ thống 4021
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

#CNM365 #CLTVN 28 THÁNG 6
Hoàng Kim và Hoàng Long

CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung;Giấc mơ lành yêu thương; Hồ Xuân Hương đời thơ; Hồ Xuân Hương góc khuất; Gạo Việt và thương hiệu; Hoa và Ong Hoa Người; Câu chuyện ảnh tháng Sáu; Một niềm tin thắp lửa; Cuối dòng sông là biển; Tĩnh lặng là trí tuệ; Vui đến chốn thung dung; Đọc lại và suy ngẫm; Hạnh Phúc khát khao xanh; Thơ vui những ngày nhàn; Vui thu măng mỗi ngày; Ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam được ban hành tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 72/2001/QĐ-TTG .Gia đình Việt Nam là ngày tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, các cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc“. Ngày 28 tháng 6 năm 1838, Lễ đăng quang của Nữ hoàng Victoria (24 tháng 5 năm 1819 – 22 tháng 1 năm 1901) là Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland  từ 20 tháng 6 năm 1837 đến khi bà qua đời. Từ ngày 1 tháng 5 năm 1876, bà mang thêm danh hiệu Nữ hoàng Ấn Độ Thời đại Victoria kéo dài 63 năm và 7 tháng là một giai đoạn được đánh dấu bởi một loạt tiến bộ về công nghiệp, văn hóa, chính trị, khoa học, và quân sự trên khắp Vương quốc Anh và sự mở rộng đáng kể của Đế chế Anh Ngày 28 tháng 6 năm 2006, Cộng hòa Montenegro trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc Nước Cộng hòa này tại miền đông nam châu Âu là một quốc gia giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosna và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và Albania về phía đông nam.Thủ đô của quốc gia này là Podgorica, trong khi thành phố Cetinje được gọi là Thành phố Thủ đô Hoàng gia.Cộng hòa Montenegro độc lập từ cuối Trung cổ tới năm 1918, nước này là một phần của vài chính phủ của Nam Tư và liên bang Serbia và Montenegro. Montenegro tuyên bố độc lập ngày 3 tháng 6 năm 2006 và ngày 28 tháng 6 được trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 6: #vietnamhoc, #Thungdung;Giấc mơ lành yêu thương; Hồ Xuân Hương đời thơ; Hồ Xuân Hương góc khuất; Gạo Việt và thương hiệu; Hoa và Ong Hoa Người; Câu chuyện ảnh tháng Sáu; Một niềm tin thắp lửa; Cuối dòng sông là biển; Tĩnh lặng là trí tuệ; Vui đến chốn thung dung; Đọc lại và suy ngẫm; Hạnh Phúc khát khao xanh; Thơ vui những ngày nhàn; Vui thu măng mỗi ngày; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-6/

 

 

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

 

 

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

 

 

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

 

I have a dream

 

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta
về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

 

 

Hà Nội ngày trở lại
Thăng Long sen Tây Hồ
Vui trong ngày tình yêu
Thấm bài thơ nghị lực
Một gia đình hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lanh-yeu-thuong/.

 

 

Giấc mơ lành yêu thương
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Tỉnh thức cùng tháng năm
Tỉnh lặng với chính mình
Đi bộ trong đêm thiêng
Vui đi dưới mặt trời
Nhà tôi chim làm tổ
Chỉ tình yêu ở lại
Hoa và Ong Hoa Người
Hoa Bình Minh Hoa Lúa
Hoa lộc vừng ngày mới
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Hoa Mai trong Tết Việt
Hoa Mai với Thiền sư
Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
Hoa Đất của quê hương
Hoa Đất thương lời hiền
A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An
Ai chợp mắt Tam Đảo
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai thương núi nhớ biển
An Viên Ngọc Quan Âm
An vui cụ Trạng Trình
Ân tình
Anh đi về tâm bão
Lời dặn của Thánh Trần
Lời khuyên thói quen tốt
Lời Thầy dặn thung dung
Lời Thầy luôn theo em
Lời thề trên sông Hóa
Lời vàng từ trái tim
Lời thương
Thầy là nắng tháng Ba
Giấc mơ lành yêu thương
Ngôi sao may mắn chân trời.

 

Emve

 

VUI SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm
ta về còn trọn niềm tin.

(*) Thơ nhạc Trịnh Công Sơn

 

 

TĨNH LẶNG LÀ TRÍ TUỆ
Hoàng Kim

Tĩnh lặng là trí tuệ
Vui đến chốn thung dung
Sức mạnh của tĩnh lặng
Thầy Bạch Ngọc Hoàng Kim

Học không bao giờ muộn
Bài học lớn muôn đời
Khi im lặng cất lời
Tĩnh lặng là trí tuệ

Học lắng nghe cuộc sống
Lên Thái Sơn hướng Phật
Lên Trúc Lâm Yên Tử
Linh Nhạc thương lời hiền

Chín điều lành hạnh phúc
Xúc cảm ta trào dâng,
Mạnh mẽ hòa hư vô,
Ta biết ta có mặt,

Tự do không vấn vương,
An nhiên lòng vững chãi,
Thuần khiết và vô biên,
Lòng biết ơn tất cả,

Thầy ta đó chỉ đường,
Cùng tình thương bao la,
Sự sống đầy vi diệu,
Từ tinh tế sâu xa,

Nỗi niềm ta thức dậy,
Ta tìm về nơi ta
“.

Xuyên Nguyễn
lời châu ngọc
Ta tìm về chính ta.


https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-den-chon-thung-dung/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-lang-la-tri-tue/

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

 

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN
Hoàng Kim

“Chia tay lại giao ước
Nhớ phải gặp lần sau
Rồi nắm chặt tay nhau
Thân ái chào tạm biệt !”

Thơ Nguyen Que hay thiệt
Tài nhả ngọc phun châu
Bạn cũ xa đã lâu
Vẫn thấy gần ấm áp

Phạm Xuân Liêm Nam Mỹ
Mang chuông đánh nước người
Hinh Lâm Quang tốt tươi
Mặt lúc nào cũng sáng

Nguyễn Văn Toàn cụ lớn
Viện Đất khỏe muôn năm
Mai Quốc Hùng trẻ trung
Đà Nẵng răng còn cứng

Đinh Đức phong độ lắm
Dáng thẳng mặt ngời ngời
Nguyen Que trẻ mãi thôi
Nhờ thơ hay mà khỏe.

Thủ Đô mình đẹp thế
Nguyễn Khải nhớ mà thương
Láng chút nước Tràng An
Mới thành người Hà Nội

Vumanh Hai chưa tới
Ngắm ảnh nhớ bạn hiền
Thơ vui những ngày nhàn
Thầy bạn là lộc xuân

 

 

TRƯA NAY ĐÓN KHÁCH
Nguyễn Quế
(Hội HN đón Mai Quốc Hùng từ Đà Nẵng ra)

Trưa nay trời Hà Nội
Nắng như đốt như rang
Các cụ vẫn rất hăng
Tụ tập nhau đón khách

Mai Quốc Hùng rất oách
Từ Đà Nẵng mới ra
Người béo tốt đẫy đà
Tóc vẫn đen, chưa bạc

Chén thù rồi chén tạc
Quế, Liêm, Đức, Toàn, Hinh
Mừng Hùng thật thân tình
Sau bao năm xa vắng

Kệ cho trời cứ nắng
Hội vẫn cứ tưng bừng
Vui vui đến tận cùng
Chém gió ôn kỷ niệm

Bỗng thấy lòng xao xuyến
Nhớ về thuở xa xưa
Trải qua nắng qua mưa
Giờ đã thành lão cả

Rứa mà vẫn cứ phá
Vẫn tếu táo tẹt ga
Để cho người ở xa
Muốn quên không quên được

Chia tay lại giao ước
Nhớ phải gặp lần sau
Rồi nắm chặt tay nhau
Thân ái chào tạm biệt !

25/6/22

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

 

 

HỒ XUÂN HƯƠNG GÓC KHUẤT
Hoàng Kim


Một sự nghiệp lớn và cấp thiết là bảo tồn phát triển tinh hoa văn hóa Việt. Nghiên cứu văn sử Việt ngày nay cấp thiết phải tìm tòi giải quyết tốt các góc khuất để tôn vinh sự cao quý của các danh nhân văn hóa Việt vào sâu trong lòng nhân dân tổ quốc mình và ra thế giới. Việc làm cần thiết và cấp bách là bảo tồn tỏa sáng tinh hoa Việt và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là một trong những điểm nhấn trọng yếu ấy vì cuộc đời và văn chương họ đã vượt xa biên giới quốc gia. Hiểu biết đúng sự thật chân thiện mỹ là cách tốt nhất để lan tỏa gía trị Việt.

Truyện Kiều Lưu Hương Ký là “cặp song kiếm hợp bích” tinh hoa văn hóa Việt.”Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”; ” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”; “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”; “Khen cho con mắt tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau” (Truyện Kiều Nguyễn Du)”. “Thân em thời trắng, phận em tròn/ Bảy nổi ba chìm mấy nước non / Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son” (
Bánh trôi nước, thơ Hồ Xuân Hương); “Anh đồng lòng/ Em đồng lòng /Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm/ Thơ cùng ngâm/ Rượu và trăng/ Thăm thẳm buồn ly biệt/ Vầng trăng chia hai nữa/ Cung đàn ly khúc oán tri âm,.Thôi đành bặt tiếng hồ cầm/ Núi cao biển sâu đằng đẳng/ Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.(Hồ Xuân Hương góc khuất; “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là bài thơ ‘Tỏ ý’ của Hồ Xuân Hương đối với Nguyễn Du) “Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung/ Mượn ai tới đấy gửi cho cùng/ Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,/ Giấc mộng rồi ra nửa khắc không./Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,/ Phấn son càng tủi phận long đong./ Biết còn mảy chút sương siu mấy,/ Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.(Hồ Xuân Hương góc khuấ:; Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu).

Truyện Kiều cho đến ngày nay vẫn bị nhiều người lầm lẫn cho là sách Nguyễn Du dịch vì Nguyễn Du mượn thời thế, địa danh và cốt truyện thuộc triều đại, đất và người của nước ngoài, Thúy Kiều ẩn ngữ Việt Nam còn thiếu các minh chứng thuyết phục về góc khuất: cuộc đời và thời thế; giá trị tác phẩm gốc; gia đình và dòng họ; gia tộc và di chỉ, điển cố, điển tích; sự tôn vinh của xã hội; tầm ảnh hưởng các hồ sơ danh nhân Việt trong visa toàn cầu, là căn bản hồ sơ nhân vật chí cần được sáng tỏ.

Hồ Xuân Hương đời thơ; Hồ Xuân Hương góc khuất được nghiên cứu liên ngành và hệ thống trong bối cảnh lịch sử, kết nối với Nguyễn Du trăng huyền thoại, Nguyễn Du niên biểu luận, Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du tiếng tri âm. Đó là tiếng thơ nhân đạo, khát khao tình yêu cuộc sống và giải phóng con người (Mời đọc kỹ các đường link của các khảo luận này trước khi tiếp tục bài mới để theo dõi có hệ thống và tài liệu không tiện lặp lại. Cảm ơn quý bạn đọc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ho-xuan-huong-goc-khuat/

1

HỒ XUÂN HƯƠNG
HỒ MÔN

Hồ Xuân HươngTrâm anh nhất thổ Quỳnh Đôi trụ, Hương hoả thiên thu Cổ Nguyệt đường” theo cụ Hồ Sĩ Tạo tại di chỉ, huyền tịch còn lưu đôi câu đối ở nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi (1) Hồ Phi Mai 胡丕梅 là nguyên danh, Xuân Hương 春香 là biểu tự và Cổ Nguyệt đường 古月堂 là bút hiệu.lời khẳng định của học giả tiến sĩ Phạm Trọng Chánh (2) dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa “Phi mai xuân sắc nhất kinh thành” 丕梅春色一京成 của Tốn Phong Hồ Xuân Hương không được chính danh phận trong Hồ Quỳnh gia phả vì bà Hà là vợ lẽ không phải là vợ chính thức trong gia tộc họ Hồ. Lòng ta luống thẹn biệt Hồ môn, trích dẫn trong Hồ Xuân Hương đời thơ nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim mục tổng luận
là lời Hồ Xuân Hương có trong tập thơ Lưu Hương Ký.

Hồ Xuân Hương cuộc đời, bài thơ Dữ Sơn Nam Hạ Hiệp Trấn Quan Trần Hầu. Bài hoạ của Hồ Xuân Hương nguyên vận Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh, như sau:

Gặp gỡ bèo mây dưới nguyệt tròn,
Ngỗn ngang sầu vọng nói gì hơn.
Phượng Cầu ai gảy đàn đưa ý,
Chim Khách kêu chi ngõ vắng buồn.
Ai chuộc tiếng kèn về Hán khuyết,
Lòng ta luống thẹn biệt Hồ môn.
Chia tay giữa tiệc tình lưu luyến,
Ngây ngát hồn tan mộng Sảnh Nương.

Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương Nhất Uyên dịch thơ).

Hồ Phi Mai là tác giả
thơ Hồ Xuân Hương được truyền tụng rất rộng rãi trong dân gian, bà là nhà thơ nữ người Việt nổi tiếng được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, tác giả của Lưu Hương Ký kiệt tác thơ Hán Nôm .Hồ Phi Mai (1772-1822) là con gái Hương cống Hồ Sĩ Danh (1706– 1783) là em cùng cha khác mẹ với Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739-1785) có tước hiệu Kinh Dương hầu là đại quan, nhà thơ nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Hồ Sĩ Đống tự Long Phủ hiệu Dao Đình, sau đổi tên là Hồ Sĩ Đồng, tự Thông Phủ, hiệu Trúc Hiên. Hương cống Hồ Sĩ Danh (biểu tự là Phi Diễn?) đỗ tú tài năm 24 tuổi, ra Bắc dạy học,dan díu với bà họ Hà quê Hưng Yên rồi sinh được một con gái. Sau này Hồ Phi Mai.là nữ sĩ dạy học tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận,  Bắc thành Thăng Long,

Cổ Nguyệt Đường địa chỉ ngày nay khoảng gần vườn hoa Bách Thảo và trụ sở chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại số 2 Ngọc Hà, quận Ba Đình, gần hồ Tây của phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội..Gia phả họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An (Hồ Quỳnh gia phả) phả hệ không có tên Hồ Phi Mai (là Hồ Xuân Hương) con của ông Hương cống Hồ Sĩ Danh (1704- 1783) vì sau khi ông Hồ Sĩ Danh đỗ Hương cống không ra làm quan, và cũng không đi đâu xa khỏi làng, nhưng hiện nay vẫn chưa xác minh được cụ Hồ Sĩ Danh khi là tú tài (sinh đồ) có ra Thăng Long dạy học không? Hồ Sĩ Đống là anh em cùng cha khác mẹ với Hồ Xuân Hương, là chứng cứ.gia tộc của Hồ Xuân Hương góc khuất

Đại gia tộc họ Hồ Quỳnh Lưu theo
trang thông tin điện tử xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, có nhiều người đỗ đạt cao, làm quan to như Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (胡興逸, 907 -?) là thái thú Diễn Châu đời Hậu Hán, Trạng nguyên Hồ Tông Thốc (hàn lâm học sĩ, sử gia đời Trần, nguồn khác cho rằng ông ở xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), Thiếu bảo duệ quận công Hồ Sĩ Dương (1621 – 1681) là danh thần văn võ song toàn, từng trải tả thị lang binh bộ thượng tướng quân, tham tụng, thượng thư bộ công, bộ lễ, bộ hình, giám tu quốc sử kiêm đông các đại học sĩ. Hồ Phi Tích không thua kém gì họ Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Trường Lưu, Phan Thu Hoạch, hay Ngô Tả Thanh Oai. Thời nhà Lê họ Hồ Quỳnh Lưu Hồ Bỉnh Quý là tiến sĩ đệ nhị giáp 1577; Hồ Sĩ Dương, tiến sĩ đệ tam giáp 1652; Hồ Phi Tích, tiến sĩ đệ nhị giáp 1700; Hồ Sĩ Tân, tiến sĩ đệ tam giáp 1721.quan Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785). Danh sĩ Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785) là con ông Hồ Sĩ Danh (1704 – 1783) đỗ Giám sinh, có 5 anh em trai: Hồ Sĩ Dược, con trưởng đỗ Tứ trường thi Hương; Hồ Sĩ Đống; Hồ Sĩ Thích, đỗ Tam trường; Hồ Sĩ Trù, sinh đồ; Hồ Sĩ Hữu, đỗ khoa Liệu sử khả, đời Gia Long, được bổ làm Tri huyện,

Theo
Nguyễn Du niên biểu luận dẫn theo sách Đại Nam liệt truyện, quyển XXX, trang 24a : Năm Đinh Mùi (1787) Nguyễn Du 22 tuổi. Nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc từ Thăng Long trở về, phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương trấn thủ Phú Xuân, còn mình thì dẫn tùy tùng về Quy Nhơn, tự xưng làm Trung Ương Hoàng Đế, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở đất Gia Định, phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương ở đất Thuận Hóa, lấy Hải Vân làm giới hạn. Theo gia phả Hồ Phi Hội, Thư viện Hoà

 

 

#CNM365 #CLTVN 28 THÁNG 6
Hoàng Kim và Hoàng Long

CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung;Giấc mơ lành yêu thương; Hồ Xuân Hương đời thơ; Hồ Xuân Hương góc khuất; Gạo Việt và thương hiệu; Hoa và Ong Hoa Người; Câu chuyện ảnh tháng Sáu; Một niềm tin thắp lửa; Cuối dòng sông là biển; Tĩnh lặng là trí tuệ; Vui đến chốn thung dung; Đọc lại và suy ngẫm; Hạnh Phúc khát khao xanh; Thơ vui những ngày nhàn; Vui thu măng mỗi ngày; Ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam được ban hành tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 72/2001/QĐ-TTG .Gia đình Việt Nam là ngày tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, các cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc“. Ngày 28 tháng 6 năm 1838, Lễ đăng quang của Nữ hoàng Victoria (24 tháng 5 năm 1819 – 22 tháng 1 năm 1901) là Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland  từ 20 tháng 6 năm 1837 đến khi bà qua đời. Từ ngày 1 tháng 5 năm 1876, bà mang thêm danh hiệu Nữ hoàng Ấn Độ Thời đại Victoria kéo dài 63 năm và 7 tháng là một giai đoạn được đánh dấu bởi một loạt tiến bộ về công nghiệp, văn hóa, chính trị, khoa học, và quân sự trên khắp Vương quốc Anh và sự mở rộng đáng kể của Đế chế Anh Ngày 28 tháng 6 năm 2006, Cộng hòa Montenegro trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc Nước Cộng hòa này tại miền đông nam châu Âu là một quốc gia giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosna và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và Albania về phía đông nam.Thủ đô của quốc gia này là Podgorica, trong khi thành phố Cetinje được gọi là Thành phố Thủ đô Hoàng gia.Cộng hòa Montenegro độc lập từ cuối Trung cổ tới năm 1918, nước này là một phần của vài chính phủ của Nam Tư và liên bang Serbia và Montenegro. Montenegro tuyên bố độc lập ngày 3 tháng 6 năm 2006 và ngày 28 tháng 6 được trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 6: #vietnamhoc, #Thungdung;Giấc mơ lành yêu thương; Hồ Xuân Hương đời thơ; Hồ Xuân Hương góc khuất; Gạo Việt và thương hiệu; Hoa và Ong Hoa Người; Câu chuyện ảnh tháng Sáu; Một niềm tin thắp lửa; Cuối dòng sông là biển; Tĩnh lặng là trí tuệ; Vui đến chốn thung dung; Đọc lại và suy ngẫm; Hạnh Phúc khát khao xanh; Thơ vui những ngày nhàn; Vui thu măng mỗi ngày; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-6/

 

 

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

 

 

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

 

 

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

 

I have a dream

 

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta
về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

 

 

 

Hà Nội ngày trở lại
Thăng Long sen Tây Hồ
Vui trong ngày tình yêu
Thấm bài thơ nghị lực
Một gia đình hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lanh-yeu-thuong/.

 

 

Giấc mơ lành yêu thương
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Tỉnh thức cùng tháng năm
Tỉnh lặng với chính mình
Đi bộ trong đêm thiêng
Vui đi dưới mặt trời
Nhà tôi chim làm tổ
Chỉ tình yêu ở lại
Hoa và Ong Hoa Người
Hoa Bình Minh Hoa Lúa
Hoa lộc vừng ngày mới
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Hoa Mai trong Tết Việt
Hoa Mai với Thiền sư
Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
Hoa Đất của quê hương
Hoa Đất thương lời hiền
A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An
Ai chợp mắt Tam Đảo
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai thương núi nhớ biển
An Viên Ngọc Quan Âm
An vui cụ Trạng Trình
Ân tình
Anh đi về tâm bão
Lời dặn của Thánh Trần
Lời khuyên thói quen tốt
Lời Thầy dặn thung dung
Lời Thầy luôn theo em
Lời thề trên sông Hóa
Lời vàng từ trái tim
Lời thương
Thầy là nắng tháng Ba
Giấc mơ lành yêu thương
Ngôi sao may mắn chân trời.

 

Emve

 

VUI SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm
ta về còn trọn niềm tin.

(*) Thơ nhạc Trịnh Công Sơn

 

 

TĨNH LẶNG LÀ TRÍ TUỆ
Hoàng Kim

Tĩnh lặng là trí tuệ
Vui đến chốn thung dung
Sức mạnh của tĩnh lặng
Thầy Bạch Ngọc Hoàng Kim

Học không bao giờ muộn
Bài học lớn muôn đời
Khi im lặng cất lời
Tĩnh lặng là trí tuệ

Học lắng nghe cuộc sống
Lên Thái Sơn hướng Phật
Lên Trúc Lâm Yên Tử
Linh Nhạc thương lời hiền

Chín điều lành hạnh phúc
Xúc cảm ta trào dâng,
Mạnh mẽ hòa hư vô,
Ta biết ta có mặt,

Tự do không vấn vương,
An nhiên lòng vững chãi,
Thuần khiết và vô biên,
Lòng biết ơn tất cả,

Thầy ta đó chỉ đường,
Cùng tình thương bao la,
Sự sống đầy vi diệu,
Từ tinh tế sâu xa,

Nỗi niềm ta thức dậy,
Ta tìm về nơi ta
“.

Xuyên Nguyễn
lời châu ngọc
Ta tìm về chính ta.


https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-den-chon-thung-dung/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-lang-la-tri-tue/

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

 

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN
Hoàng Kim

“Chia tay lại giao ước
Nhớ phải gặp lần sau
Rồi nắm chặt tay nhau
Thân ái chào tạm biệt !”

Thơ Nguyen Que hay thiệt
Tài nhả ngọc phun châu
Bạn cũ xa đã lâu
Vẫn thấy gần ấm áp

Phạm Xuân Liêm Nam Mỹ
Mang chuông đánh nước người
Hinh Lâm Quang tốt tươi
Mặt lúc nào cũng sáng

Nguyễn Văn Toàn cụ lớn
Viện Đất khỏe muôn năm
Mai Quốc Hùng trẻ trung
Đà Nẵng răng còn cứng

Đinh Đức phong độ lắm
Dáng thẳng mặt ngời ngời
Nguyen Que trẻ mãi thôi
Nhờ thơ hay mà khỏe.

Thủ Đô mình đẹp thế
Nguyễn Khải nhớ mà thương
Láng chút nước Tràng An
Mới thành người Hà Nội

Vumanh Hai chưa tới
Ngắm ảnh nhớ bạn hiền
Thơ vui những ngày nhàn
Thầy bạn là lộc xuân

 

 

TRƯA NAY ĐÓN KHÁCH
Nguyễn Quế
(Hội HN đón Mai Quốc Hùng từ Đà Nẵng ra)

Trưa nay trời Hà Nội
Nắng như đốt như rang
Các cụ vẫn rất hăng
Tụ tập nhau đón khách

Mai Quốc Hùng rất oách
Từ Đà Nẵng mới ra
Người béo tốt đẫy đà
Tóc vẫn đen, chưa bạc

Chén thù rồi chén tạc
Quế, Liêm, Đức, Toàn, Hinh
Mừng Hùng thật thân tình
Sau bao năm xa vắng

Kệ cho trời cứ nắng
Hội vẫn cứ tưng bừng
Vui vui đến tận cùng
Chém gió ôn kỷ niệm

Bỗng thấy lòng xao xuyến
Nhớ về thuở xa xưa
Trải qua nắng qua mưa
Giờ đã thành lão cả

Rứa mà vẫn cứ phá
Vẫn tếu táo tẹt ga
Để cho người ở xa
Muốn quên không quên được

Chia tay lại giao ước
Nhớ phải gặp lần sau
Rồi nắm chặt tay nhau
Thân ái chào tạm biệt !

25/6/22

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

 

 

HỒ XUÂN HƯƠNG GÓC KHUẤT
Hoàng Kim


Một sự nghiệp lớn và cấp thiết là bảo tồn phát triển tinh hoa văn hóa Việt. Nghiên cứu văn sử Việt ngày nay cấp thiết phải tìm tòi giải quyết tốt các góc khuất để tôn vinh sự cao quý của các danh nhân văn hóa Việt vào sâu trong lòng nhân dân tổ quốc mình và ra thế giới. Việc làm cần thiết và cấp bách là bảo tồn tỏa sáng tinh hoa Việt và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là một trong những điểm nhấn trọng yếu ấy vì cuộc đời và văn chương họ đã vượt xa biên giới quốc gia. Hiểu biết đúng sự thật chân thiện mỹ là cách tốt nhất để lan tỏa gía trị Việt.

Truyện Kiều Lưu Hương Ký là “cặp song kiếm hợp bích” tinh hoa văn hóa Việt.”Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”; ” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”; “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”; “Khen cho con mắt tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau” (Truyện Kiều Nguyễn Du)”. “Thân em thời trắng, phận em tròn/ Bảy nổi ba chìm mấy nước non / Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son” (
Bánh trôi nước, thơ Hồ Xuân Hương); “Anh đồng lòng/ Em đồng lòng /Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm/ Thơ cùng ngâm/ Rượu và trăng/ Thăm thẳm buồn ly biệt/ Vầng trăng chia hai nữa/ Cung đàn ly khúc oán tri âm,.Thôi đành bặt tiếng hồ cầm/ Núi cao biển sâu đằng đẳng/ Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.(Hồ Xuân Hương góc khuất; “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là bài thơ ‘Tỏ ý’ của Hồ Xuân Hương đối với Nguyễn Du) “Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung/ Mượn ai tới đấy gửi cho cùng/ Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,/ Giấc mộng rồi ra nửa khắc không./Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,/ Phấn son càng tủi phận long đong./ Biết còn mảy chút sương siu mấy,/ Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.(Hồ Xuân Hương góc khuấ:; Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu).

Truyện Kiều cho đến ngày nay vẫn bị nhiều người lầm lẫn cho là sách Nguyễn Du dịch vì Nguyễn Du mượn thời thế, địa danh và cốt truyện thuộc triều đại, đất và người của nước ngoài, Thúy Kiều ẩn ngữ Việt Nam còn thiếu các minh chứng thuyết phục về góc khuất: cuộc đời và thời thế; giá trị tác phẩm gốc; gia đình và dòng họ; gia tộc và di chỉ, điển cố, điển tích; sự tôn vinh của xã hội; tầm ảnh hưởng các hồ sơ danh nhân Việt trong visa toàn cầu, là căn bản hồ sơ nhân vật chí cần được sáng tỏ.

Hồ Xuân Hương đời thơ; Hồ Xuân Hương góc khuất được nghiên cứu liên ngành và hệ thống trong bối cảnh lịch sử, kết nối với Nguyễn Du trăng huyền thoại, Nguyễn Du niên biểu luận, Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du tiếng tri âm. Đó là tiếng thơ nhân đạo, khát khao tình yêu cuộc sống và giải phóng con người (Mời đọc kỹ các đường link của các khảo luận này trước khi tiếp tục bài mới để theo dõi có hệ thống và tài liệu không tiện lặp lại. Cảm ơn quý bạn đọc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ho-xuan-huong-goc-khuat/

1

HỒ XUÂN HƯƠNG
HỒ MÔN

Hồ Xuân HươngTrâm anh nhất thổ Quỳnh Đôi trụ, Hương hoả thiên thu Cổ Nguyệt đường” theo cụ Hồ Sĩ Tạo tại di chỉ, huyền tịch còn lưu đôi câu đối ở nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi (1) Hồ Phi Mai 胡丕梅 là nguyên danh, Xuân Hương 春香 là biểu tự và Cổ Nguyệt đường 古月堂 là bút hiệu.lời khẳng định của học giả tiến sĩ Phạm Trọng Chánh (2) dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa “Phi mai xuân sắc nhất kinh thành” 丕梅春色一京成 của Tốn Phong Hồ Xuân Hương không được chính danh phận trong Hồ Quỳnh gia phả vì bà Hà là vợ lẽ không phải là vợ chính thức trong gia tộc họ Hồ. Lòng ta luống thẹn biệt Hồ môn, trích dẫn trong Hồ Xuân Hương đời thơ nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim mục tổng luận
là lời Hồ Xuân Hương có trong tập thơ Lưu Hương Ký.

Hồ Xuân Hương cuộc đời, bài thơ Dữ Sơn Nam Hạ Hiệp Trấn Quan Trần Hầu. Bài hoạ của Hồ Xuân Hương nguyên vận Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh, như sau:

Gặp gỡ bèo mây dưới nguyệt tròn,
Ngỗn ngang sầu vọng nói gì hơn.
Phượng Cầu ai gảy đàn đưa ý,
Chim Khách kêu chi ngõ vắng buồn.
Ai chuộc tiếng kèn về Hán khuyết,
Lòng ta luống thẹn biệt Hồ môn.
Chia tay giữa tiệc tình lưu luyến,
Ngây ngát hồn tan mộng Sảnh Nương.

Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương Nhất Uyên dịch thơ).

Hồ Phi Mai là tác giả
thơ Hồ Xuân Hương được truyền tụng rất rộng rãi trong dân gian, bà là nhà thơ nữ người Việt nổi tiếng được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, tác giả của Lưu Hương Ký kiệt tác thơ Hán Nôm .Hồ Phi Mai (1772-1822) là con gái Hương cống Hồ Sĩ Danh (1706– 1783) là em cùng cha khác mẹ với Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739-1785) có tước hiệu Kinh Dương hầu là đại quan, nhà thơ nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Hồ Sĩ Đống tự Long Phủ hiệu Dao Đình, sau đổi tên là Hồ Sĩ Đồng, tự Thông Phủ, hiệu Trúc Hiên. Hương cống Hồ Sĩ Danh (biểu tự là Phi Diễn?) đỗ tú tài năm 24 tuổi, ra Bắc dạy học,dan díu với bà họ Hà quê Hưng Yên rồi sinh được một con gái. Sau này Hồ Phi Mai.là nữ sĩ dạy học tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận,  Bắc thành Thăng Long,

Cổ Nguyệt Đường địa chỉ ngày nay khoảng gần vườn hoa Bách Thảo và trụ sở chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại số 2 Ngọc Hà, quận Ba Đình, gần hồ Tây của phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội..Gia phả họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An (Hồ Quỳnh gia phả) phả hệ không có tên Hồ Phi Mai (là Hồ Xuân Hương) con của ông Hương cống Hồ Sĩ Danh (1704- 1783) vì sau khi ông Hồ Sĩ Danh đỗ Hương cống không ra làm quan, và cũng không đi đâu xa khỏi làng, nhưng hiện nay vẫn chưa xác minh được cụ Hồ Sĩ Danh khi là tú tài (sinh đồ) có ra Thăng Long dạy học không? Hồ Sĩ Đống là anh em cùng cha khác mẹ với Hồ Xuân Hương, là chứng cứ.gia tộc của Hồ Xuân Hương góc khuất

Đại gia tộc họ Hồ Quỳnh Lưu theo
trang thông tin điện tử xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, có nhiều người đỗ đạt cao, làm quan to như Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (胡興逸, 907 -?) là thái thú Diễn Châu đời Hậu Hán, Trạng nguyên Hồ Tông Thốc (hàn lâm học sĩ, sử gia đời Trần, nguồn khác cho rằng ông ở xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), Thiếu bảo duệ quận công Hồ Sĩ Dương (1621 – 1681) là danh thần văn võ song toàn, từng trải tả thị lang binh bộ thượng tướng quân, tham tụng, thượng thư bộ công, bộ lễ, bộ hình, giám tu quốc sử kiêm đông các đại học sĩ. Hồ Phi Tích không thua kém gì họ Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Trường Lưu, Phan Thu Hoạch, hay Ngô Tả Thanh Oai. Thời nhà Lê họ Hồ Quỳnh Lưu Hồ Bỉnh Quý là tiến sĩ đệ nhị giáp 1577; Hồ Sĩ Dương, tiến sĩ đệ tam giáp 1652; Hồ Phi Tích, tiến sĩ đệ nhị giáp 1700; Hồ Sĩ Tân, tiến sĩ đệ tam giáp 1721.quan Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785). Danh sĩ Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785) là con ông Hồ Sĩ Danh (1704 – 1783) đỗ Giám sinh, có 5 anh em trai: Hồ Sĩ Dược, con trưởng đỗ Tứ trường thi Hương; Hồ Sĩ Đống; Hồ Sĩ Thích, đỗ Tam trường; Hồ Sĩ Trù, sinh đồ; Hồ Sĩ Hữu, đỗ khoa Liệu sử khả, đời Gia Long, được bổ làm Tri huyện,

Theo
Nguyễn Du niên biểu luận dẫn theo sách Đại Nam liệt truyện, quyển XXX, trang 24a : Năm Đinh Mùi (1787) Nguyễn Du 22 tuổi. Nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc từ Thăng Long trở về, phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương trấn thủ Phú Xuân, còn mình thì dẫn tùy tùng về Quy Nhơn, tự xưng làm Trung Ương Hoàng Đế, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở đất Gia Định, phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương ở đất Thuận Hóa, lấy Hải Vân làm giới hạn. Theo gia phả Hồ Phi Hội, Thư viện Hoàng Xuân Hãn, Paris: Nguyễn Huệ (1753 – 1792) có tên thuở nhỏ là Hồ Thơm, sau đổi theo họ mẹ, lấy tên là Nguyễn Huệ, hoặc Nguyễn Quang Bình, với nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) và tú tài Hồ Phi Hội (1802 – 1875), đều cùng đời thứ 12 của đại gia tộc họ Hồ có cùng một ông tổ đời thứ 8 là Hồ Sĩ Anh . Ông tổ ba đời Nguyễn Huệ là Hồ Thế Viêm, con Hồ Sĩ Anh, sinh Hồ Phi Khang, Hồ Phi Khang sinh Hồ Phi Phúc, di dân vào ấp Tây Sơn, Bình Định, đổi họ Nguyễn và sinh ba anh em Nguyễn  Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

Hồ Sĩ Đống (1739-1785) là đại quan thời Hậu Lê, đỗ Hội nguyên khoa Nhâm Thìn (1772) đời vua Lê Hiển Tông. Khoa này không có Trạng nguyên, người đỗ đầu là Hoàng giáp, nên còn gọi là Song nguyên Hoàng giáp. Năm Giáp Ngọ (1774), ông được bổ làm Bố chính Kinh Bắc và sau đó được chúa Thịnh Vương Trịnh Sâm bổ làm án sát Hải Dương. Cuối năm 1777, ông được nhà chúa triệu hồi về Thăng Long, cử làm phó sứ nội quan (một chức giám quan bên cạnh chánh sứ) cùng với chánh sứ là Võ Trần Thiệu (tên khác là Võ Khâm Tự hoặc Võ Trần Tự. 1736 -1778) đi sứ nhà Thanh với quan phó sứ thứ hai là Nguyễn Trọng Đang. Sứ đoàn khởi hành đầu tháng giêng năm Mậu Tuất 1778, mùa thu tháng 8 tới Yên Kinh, và mùa Đông lên đường trở về nước. Nhưng khi đến hồ Động Đình ở Hồ Nam, thì Chánh sứ Vũ Trần Thiệu cho mời hai thành viên trong đoàn là Hồ Sĩ Đống và Nguyễn Trọng Đang tới tiết lộ việc chúa Trịnh Sâm có làm tờ biểu riêng xin vua nhà Thanh sắc phong tước vương cho họ Trịnh. Tờ mật chiếu tấu trình vua Thanh rằng con cháu nhà Lê không có ai đáng làm vua nữa. Viên Chánh sứ đã tự hủy bản mật chiếu và giao lại chức chánh sứ cho Hồ Sĩ Đống rồi uống thuốc độc tự tử. Vũ Trần Thiệu đã đọc bài thơ tự than về nỗi chết oan của trạng nguyên Nguyễn Quang Bật thời Lê Uy Mục (3).

Nội quan phó sứ Hồ Sĩ Đống thương tiếc người bạn trung nghĩa (với nhà Lê) ấy, ông có làm bài thơ viếng rằng:

Hoàng hoa lưỡng độ phú tư luân,
Uyên đức kỳ niên cánh kỷ nhân.
Cộng tiễn bang giao nhân ngọc bạch,
Thùy tri tiên cốt lịch phong trần.
Sinh sô lệ sái đồng chu khách,
Tái bút danh qui tuẫn quốc thần
[10]
Trù tướng thái hồ thu nguyệt sắc,
Dạ lai do chiếu ốc lương tần.

Dịch:

Mấy độ hoàng hoa sứ nước người,
Tuổi cao đức tốt ấy kìa ai?
Bang giao những tưởng ngọc nhà đẹp,
Tiên cốt nào hay gió bụi đầy.
Giọt lệ đồng châu đưa một lễ,
Tấm thân tuẫn quốc tiếng muôn đời.
Trăng thu mơ tưởng trên hồ nọ,
Thấp thoáng đầu nhà bóng lẩn soi
[11

Phạm Đình Hổ sau này đã chép lại trong quyển Vũ trung tùy búttrang 185-186 “Đấng tiên đại cửu ta là Thượng thư công…Khi ấy (1777), ông đã ngoài 60, làm quan trong triều đã hơn 40 năm, cứ theo lệ cũ thì không phải đến lượt đi sứ nữa. Vậy mà trong triều không biết duyên cớ làm sao, chợt Trịnh Thịnh Vương (tức Trịnh Sâm) đòi ông vào Trung Hòa đường, mật đưa cho ông một tờ biểu sai sang sứ Trung Hoa cầu phong làm Phó quốc vương. Ông biết ý chúa Trịnh đã quyết nên không dám chối từ. Tháng 6 (1778), thuyền qua hồ Động Đình, ông chợt mắc bệnh, bèn mời Phó sứ là Hồ Sĩ Đống và Nguyễn Trọng Đang tới dặn bảo mọi công việc…Ông lại đưa tờ mật biểu ra đốt trước mặt hai sứ thần, và ngày mồng mười thì mất ở trên thuyền. Hồ công (Hồ Sĩ Đống) có thơ viếng :

Hồ Sĩ Đống sau khi đi sứ về năm 1778, được thăng Tả Thị lang bộ Hộ. tước Dao Đình hầu. Tháng 9 năm Nhâm Dần 1782 chúa Trịnh Sâm mất. Kiêu binh giết Việp Quận công Hoàng Đình Bảo, phế chúa Trịnh Cán, đưa con cả Trịnh Tông lên nối ngôi.Trịnh Tông phong Hồ Sĩ Đống làm Bồi tụng, Hữu thị lang bộ Hộ. Hồ Sĩ Đống được cử đi phủ dụ kiêu binh có hiệu quả, quân lính nghe lời ông, nhân dân tin cậy ông. Năm 1783, ông xin thôi chức về thọ tang cha Hồ Sĩ Danh (1706 – 1783). Tháng 10 năm 1783, Hồ Sĩ Đống đang có tang được triệu gấp về kinh, để đối phó tình hình, được chuyển sang quan võ, nhậm chức Đô Chỉ huy sứ, kiêm Bồi tụng phủ sự (Phó Thủ tướng) cùng Hành Tham tụng Bùi Huy Bích xử trí mọi việc Hồ Sĩ Đống được ban chức Tham Đốc kiêm Ngự Sử đài, Đô Ngự sử Bồi tụng tước Ban Quận công. Ông được cử đi Phú Xuân cai quản Tả Uy Cơ, Án sát Quảng Nam, Đốc thị Thuận Hóa . Lần đi kinh lí Quảng Nam ấy, Hồ Sĩ  Đống rất lo lắng về địa thế ở đấy, tâu xin rút tướng Phạm Ngô Cầu về, thay tướng khác tài giỏi hơn để trấn an vùng núi. Nhưng vua, chúa không chấp thuận, nên về sau việc biến cũng phát động cũng từ đó.Hồ Sĩ Đống bệnh và mất ngày 10 tháng 10 năm Ất Tỵ (1785) hưởng dương 47 tuổi, được truy tặng Hình bộ Thượng thư. Chúa ban cho 2 tấm đoạn, 13 nén bạc, truyền cho ba đạo thủy binh Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An hộ tống quan tài về an táng ở quê nhà Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bùi Huy Bích, quan Hành tụng soạn văn tế.

Hồ Sĩ Đống về thơ, được danh sĩ thời Nguyễn là Phan Huy Chú khen là “hồn hậu, phong nhã, có khí khái” và đã giới thiệu hai bài trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí, đó là Đăng Nhạc Dương lâu (Lên lầu Nhạc Dương) và Đăng Hoàng Hạc lâu (Lên lầu Hoàng Hạc).Hồ Sĩ Đống được Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung tùy bút, kể tên cùng Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy Oánh là ba bậc thầy phục hưng thi ca. Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân trong Từ điển văn học gần đây nhận xét: Hồ Sĩ Đống là người cẩn trọng, bình tĩnh, giản dị, có tài văn chương.Sáng tác của ông thường là đề vịnh di tích, nhân vật lịch sử, đền miếu, phong cảnh… trên dọc đường đi sứ. Nhìn chung, chúng đều có những nét tươi đẹp, uyển chuyển, do khả năng đổi mới của cảm xúc và cách thể hiện độc đáo của nhà thơ.Cùng thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Kiều, Nguyễn Tông Quai, Lê Quý Đôn…, thơ Hồ Sĩ Đống góp phần tạo nên thể cách trầm hùng, nhuần nhã của thơ đi sứ thời Lê Trung hưng.

*
“HỒ MÔN” LỜI HÁT NÓI

Non xanh xanh, nước xanh xanh
Ai đưa người ngọc tới Nam Kinh
Kìa hồn Liễu Nghị nào đâu tá
Sao chẳng theo ta tới Động Đình

(1)
Nguyễn Du tiếng tri âm tư liệu gia tộc họ Hồ Quỳnh , dẫn theo thông tin Wikipedia Tiếng Việt, mục từ Hồ Sĩ Tạo (cử nhân).
(2)
Hồ Xuân Hương góc khuất, dẫn theo Đọc “Lưu Hương ký” của Hồ Xuân Hương do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích phiên âm & chú thích,bài của TS Phạm Trọng Chánh Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V Sorbonne, đăng trên VHNA và đăng lại bởi tôn tiền tử trên trang Thi Viện Đào Trung Kiên, mục từ trang thơ Hồ Xuân Hương
(3)
Nghệ thuật Ca trù – Nghệ nhân một thời – Nghệ nhân Quách Thị Hồ; Hồng Hồng Tuyết Tuyết (Ca Trù); https://www.youtube.com/embed/u6w7MmwEtIM?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

2

HỒ XUÂN HƯƠNG
HÀNH TRẠNG
(còn tiếp….)

 

 

HỒ XUÂN HƯƠNG ĐỜI THƠ
Hoàng Kim


Nghiên cứu lịch sử văn hóa này nhằm tìm hiểu 5 ý chính : 1) Hồ Xuân Hương cuộc đời: 2) Hồ Phi Mai hành trạng, những góc khuất và sự thật lịch sử khiến nhiều học giả còn tranh cãi 3) Hồ Xuân Hương tác phẩm: tìm hiểu Lưu Hương Ký do Hồ Xuân Hương tuyển chọn và lưu(theo lời bài Tựa) với Hồ Xuân Hương thơ Nôm truyền tụng một số bài tuyển chọn đặc sắc nhất; 4) Hồ Xuân Hương góc khuất, liên hệ với Kiều 15 năm lưu lạc 5) Lưu Hương Ký Truyện Kiều “Cặp song kiếm hợp bích” là tiếng thơ nhân đạo, khát khao tình yêu cuộc sống và giải phóng con người.
Hồ Xuân Hương đời thơ được nghiên cứu liên ngành, hệ thống và so sánh lịch sử, kết nối với Nguyễn Du trăng huyền thoại, Nguyễn Du niên biểu luận, Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du tiếng tri âm.

Hồ Xuân Hương (1772- 1822) ‘bà chúa thơ Nôm’ là nhà thơ nữ cổ điển Việt Nam.Thơ Hồ Xuân Hương có chất lượng đặc sắc, với giá trị nhân đạo mạnh mẽ đấu tranh nữ quyền và thức tỉnh con người. Thơ bà được biết nhiều không chỉ ở Việt Nam mà còn được dịch và giới thiệu ra hơn 10 quốc gia trên thế giới. Đại gia tộc họ Hồ đã thành lập Ban vận động UNESCO vinh danh nữ sĩ. Ngày 25/4/2016, Ban vận động UNESCO vinh danh Hồ Xuân Hương, đã có văn bản gửi ông Chủ tịch, ông Tổng Thư kí Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đề xuất việc giới thiệu nữ sĩ là ứng viên trình UNESCO vinh danh nhân dịp kỉ niệm 250 năm ngày sinh (1773-2022) và 200 năm ngày mất (1822-2022) của Bà.

Nghiên cứu này góp phần tổng luận thông tin và tìm hiểu sáng tỏ các chứng cứ sự thật lịch sử. Tài liệu gồm bảy chuyên mục, xin lần lượt trích đăng thành ba bài để thuận tiện sự góp ý

1

HỒ XUÂN HƯƠNG CUỘC ĐỜI


Wikipedia Tiếng Việt (
1), Tiếng Anh (2), Tiếng Pháp (3), Tiếng Trung (4) Tiếng Nga (5) đều đã có giới thiệu tóm tắt Hồ Xuân Hương, qua thông tin Bách Khoa Toàn Thư Mở, đúc kết cập nhật tới ngày 23 tháng 6 năm 2021. Trang thơ Hồ Xuân Hương (6) Thi Viện Đào Trung Kiên tổng luận Hồ Xuân Hương được coi là sự nhận diện phổ biến nhất về bà cho tới thời điểm đã cập nhật: :

“Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hành trạng hiện vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng thi sĩ Xuân Diệu đã tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”.

Về hành trạng, không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc 佳人遺墨 của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ. Học giới nhất quán rằng Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772 ở phường Khán Xuân (nay thuộc địa phận công viên Bách Thảo, Hà Nội). Cũng theo Giai nhân dị mặc, bà là ái nữ của sinh đồ Hồ Phi Diễn 胡丕演 (1703-1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo học giả Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh 胡士名 (1706-1783) cũng người Quỳnh Đôi, là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Ðống 胡士棟 (1739- 1785). Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ Hà thị 何氏 (?-1814) người trấn Hải Dương. Học giả Phạm Trọng Chánh dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa “Phi mai xuân sắc nhất kinh thành” 丕梅春色一京成 của Tốn Phong Phan Huy Huân để khẳng định: Hồ Phi Mai 胡丕梅 là nguyên danh, Xuân Hương 春香 là biểu tự và Cổ Nguyệt đường 古月堂 là bút hiệu.

Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài. Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học. Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn. Ban sơ, bà làm lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hoà. Nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình. Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ lẽ. Để chiều lòng bà, Tổng Cóc đã cất một thuỷ tạ rất lớn cho Hồ Xuân Hương ở, vừa tránh phiền lụy với vợ cả vừa thỏa thưởng thi phú. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai. Có thuyết cho rằng, bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc đã đột ngột từ trần; nhưng cũng có thuyết cho rằng bà không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng; lại có thuyết nói bản tính phóng đãng khiến Hồ Xuân Hương khó ngồi yên một chỗ, bà trốn đi cùng tình quân là Phạm Viết Ngạn.

Kết quả của hôn sự này được cho là một đứa trẻ vắn số. Vào ngày Hồ Xuân Hương trở dạ, Tổng Cóc đến đòi đón con về, nhưng người nhà họ Phạm nói lại là đứa bé đã mất khi vừa lọt lòng. Trong hôn sự lần này, Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế. Có nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, việc bà hỏi mượn tiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng. Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822.

Còn theo Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn (khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập), tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Các tư liệu này cũng cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên Phạm Viết Thiệu. Ngoài ra, có nhiều giai thoại truyền khẩu về lối sống phong lưu của nữ sĩ họ Hồ, như việc bà là một hoa nương thanh sắc vẹn toàn, và những mối tình bên thơ rượu với Phạm Đình Hổ, Phạm Thái, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, Nguyễn Hầu, Trần Ngọc Quán, Trần Quang Tĩnh, Phan Huy Huân, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên...

Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký 國文話記 do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San 阮文珊 (1808-1883) soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1933), nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập 春香詩集, Phúc Văn đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930. Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng chú ý nhất là Lưu hương ký 琉香記 với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát hiện và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa học xã hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.

Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ.”

Các nhà nghiên cứu Hồ Xuân Hương và những nhà thơ văn Việt Nam và Quốc tế khi dịch và giới thiệu thơ Hồ Xuân Hương ra tiếng nước ngoài phần lớn đều thống nhất với nhận định này (Hoàng Kim nghiên cứu lịch sử văn hóa, đã đối chiếu và đúc kết khảo luận)::

Hồ Xuân Hương (胡春香; 1772–1822) là một nhà thơ Việt Nam sinh vào cuối thời Lê. Bà lớn lên trong một thời đại hỗn loạn về chính trị và xã hội,  thời Tây Sơn khởi nghĩa và cuộc nội chiến kéo dài ba thập kỷ dẫn đến việc Nguyễn Ánh lên ngôi làm Hoàng đế Gia Long và bắt đầu triều Nguyễn. Bà làm thơ bằng chữ Nôm, là chữ của người Việt trước khi có chữ Quốc ngữ, phỏng theo chữ Hán, để viết tiếng Việt. Bà được coi là một trong những nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của Việt Nam. Xuân Diệu, một nhà thơ hiện đại lỗi lạc, đã tôn vinh bà là “Bà chúa thơ Nôm”. Nguyễn Thị Ngọc 1996 tại nghiên cứu chuyên sâu “Hồ Xuân Hương và nền văn hóa dân gian Việt Nam”, luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, GS Lê Trí Viễn hướng dẫn khoa học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tổng thuật khá rõ về thơ Nôm Hồ Xuân Hương và nền văn hóa dân gian Việt Nam Sự thật về cuộc đời của bà rất khó xác minh, nhưng điều này được chứng minh rõ ràng: bà sinh ra ở tỉnh Nghệ An gần cuối thời chúa Trịnh, và chuyển đến Hà Nội khi còn là một đứa trẻ. Người ta đoán chắc rằng bà là con gái út của Hồ Phi Diễn. Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con gái Hồ Phi Diễn (sinh năm 1704) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Phi Diễn đỗ tú tài năm 24 tuổi, dưới triều Lê Bảo Thái. Gia đình nghèo khó, Hồ Phi Diễn phải đi làm gia sư ở Hải Hưng và Hà Bắc để kiếm tiền. Tại nơi đó, ông sống chung với một cô gái quê Bắc Ninh, là người vợ lẽ của ông. Hồ Xuân Hương đã ra đời là kết quả của mối tình đó. Tuy nhiên, theo Trần Thanh Mại trong một bài báo đăng trên Tạp chí Văn học số 10, Hà Nội, năm 1964, cho rằng quê quán của Hồ Xuân Hương giống như đã nói ở trên, nhưng bà là con gái của Hồ Sĩ Danh (1706–1783) là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Đống tự Long Phủ hiệu Dao Đình, sau đổi tên là Hồ Sĩ Đồng, tự Thông Phủ. Hiệu Trúc Hiên là nhà thơ và đại quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Hồ Xuân Hương trở nên nổi tiếng ở địa phương với việc tạo ra những bài thơ tinh tế và dí dỏm. Người ta tin rằng bà là “hồng nhan đa truân” đã kết hôn ít nhất ba lần vì có ba bài thơ của bà đề cập đến ba người chồng khác nhau: Người chồng thứ nhất là Tống Cóc, chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hòa, nguyên quán tại làng Gáp, xã Tứ, nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành. Bà là vợ ba của Tống Cốc, theo cách gọi của người phương Tây, là một người vợ lẽ, có một vai trò mà bà rõ ràng là không hài lòng (“như người hầu gái / nhưng không được trả công” “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung / Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ,/Một tháng đôi lần có cũng không./ Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng,/Cầm bằng làm mướn mướn không công./Nỗi này ví biết dường này nhỉ,Thời trước thôi đành ở vậy xong ” ).Cuộc hôn nhân này kéo dài không lâu khi Tông Cốc qua đời hoặc Hồ Xuân Hương bỏ đi,với đứa con chết yểu và bài thơ Khóc Tổng Cóc “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi/ Thiếp bén duyên chàng có thế thôi/ Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé/ Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!” Bí ẩn ngôi nhà cổ của Tổng Cóc và bà chúa thơ Nôm, ngày nay trên bức vách bằng lõi mít, phía bên phải phòng chính ngôi nhà cổ vẫn còn những dòng chữ được cho là của bà Hồ Xuân Hương đã ngẫu hứng “mài mực, đề thơ”. Nội dung dòng chữ: “Thảo lai băng ngọc kính/ Xuân tận hóa công hương”; và “Độc bằng đan quế thượng/ Hảo phóng bích hoa hương”. Cụ Dương Văn Thâm dịch nghĩa bốn câu này như sau: “Tấm gương trong trắng ví như người con gái trong trắng/ Nhưng hết tuổi xuân sắc rồi thì thợ trời cũng chịu (không níu giữ được)/ Chỉ còn biết dựa vào phúc đức, con cháu/ (Thì khi ấy) hương thơm sẽ tỏa đi khắp muôn nơi”. Người chồng thứ hai là Tri phủ Vĩnh Tường “Dân làng Sơn Dương vẫn còn kể chuyện rằng, ông phủ Vĩnh Tường đã đưa cả ngựa xe võng lọng đến đón Hồ Xuân Hương đi” Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường, nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế. Ông Phạm Viết Ngạn có tiếng thanh liêm, giản dị. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là thiếp của ông. Khi Phạm Viết Ngạn mất tại lỵ sở Vĩnh Tường, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã khóc ông bằng bài thơ thống thiết: Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi. Cái nợ ba sinh có thế thôi Chôn chặt văn chương ba tấc đất Ném tung hồ thỉ bốn phương trời Nắm xương dưới đất chau mày khóc Hòn máu trên tay nhoẻn miệng cười Đã thế thì thôi cho mát mẻ Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi! Người chồng thứ ba (mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng, theo nghiên cứu của TS Phạm Trọng Chánh)là Trần Phúc Hiển, chồng Hồ Xuân Hương, Tham Hiệp trấn Yên Quảng, bị Án Thủ Dung xui dân tố cáo tham nhũng 700 quan tiền, bị tử hình” Mối tình Hồ Xuân Hương và Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh” “Trong Lưu Hương Ký có một bài thơ chữ Hán tuyệt bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ Dữ Sơn Nam Hạ Hiệp Trấn Quan Trần Hầu. Bài hoạ của Hồ Xuân Hương nguyên vận Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh. “Gặp gỡ bèo mây dưới nguyệt tròn, Ngỗn ngang sầu vọng nói gì hơn. Phượng Cầu ai gảy đàn đưa ý, Chim Khách kêu chi ngõ vắng buồn. Ai chuộc tiếng kèn về Hán khuyết, Lòng ta luống thẹn biệt Hồ môn. Chia tay giữa tiệc tình lưu luyến, Ngây ngát hồn tan mộng Sảnh Nương. Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương Nhất Uyên dịch thơ” Bài thơ dùng điễn tích lạ và tài tình, chỉ dùng ít chữ mà tả được những tâm sự, tình ý uẩn khúc của nàng, đúng như lời khen của Cư Đình: ” Học rộng mà thuần thục, dùng chữ ít mà đầy đủ, từ mới lạ mà đẹp đẽ, thơ đúng phép mà văn hoa, thật là một bậc tài nữ.” Theo Đại Nam Thực Lục kỷ 1 quyển 31 trang 3b.: Trần Quang Tĩnh nguyên làm quan Hiệp Trấn, trấn Bình Định, tháng giêng năm Đinh Hợi (1807), được bổ làm Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ vùng Nam Định và Thái Bình ngày nay. Quang Tĩnh ở trấn được hai năm bốn tháng. Tháng 4 năm Kỷ Tỵ (1809), ông cáo bệnh và xin về nghỉ. Có thể rằng ông lên Thăng Long cáo từ quan Tổng Trấn Bắc Thành và nhân đó đến từ biệt Xuân Hương“. Hồ Xuân Hương sống phần còn lại của cuộc đời mình trong một ngôi nhà nhỏ ven Hồ Tây, Hà Nội. Hồ Xuân Hương có những người đến thăm, thường là các bạn thơ, trong đó có hai người được nêu tên cụ thể: Học giả Tôn Phong Thi và một người chỉ được xưng là “Hoàng Tể họ Nguyễn.” Hồ Xuân Hương đã kiếm sống bằng nghề giáo và đã có thể đi du lịch từ khi Hồ Xuân Hương sáng tác những bài thơ về một số địa danh ở miền Bắc Việt Nam. Hồ Xuân Hương là một phụ nữ độc thân trong xã hội theo đạo Khổng, các tác phẩm của Hồ Xuân Hương cho thấy Hồ Xuân Hương có tư duy độc lập và chống lại các chuẩn mực xã hội, thể hiện qua các bài bình luận chính trị xã hội với cách diễn đạt hài hước thẳng thắn về tình dục của Hồ Xuân Hương là “Tất cả những gì cô ấy muốn” (All she wants) theo
David Cevet nhà dịch thơ Hồ Xuân Hương nổi tiếng người Anh”
2

HỒ PHI MAI HÀNH TRẠNG

Hồ Xuân Hương tên thật là Hồ Phi Mai (1772 – 1822) là nhà thơ nữ người Việt nổi tiếng được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, tác giả của Lưu Hương Ký kiệt tác thơ Hán Nôm và bà cũng được coi là tác giả thơ Hồ Xuân Hương được truyền tụng rất rộng rãi trong dân gian. Hồ Phi Mai là con gái của Hương cống Hồ Sĩ Danh (1706–1783) người là em cùng cha khác mẹ của Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống có tước hiệu Kinh Dương hầu là đại quan và nhà thơ của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Hồ Sĩ Đống tự Long Phủ hiệu Dao Đình, sau đổi tên là Hồ Sĩ Đồng, tự Thông Phủ, hiệu Trúc Hiên. Hương cống Hồ Sĩ Danh (biểu tự là Phi Diễn?) đỗ tú tài năm 24 tuổi, ra Bắc dạy học,dan díu với bà họ Hà quê Hưng Yên rồi sinh được một con gái là Hồ Phi Mai, sau này là nữ sĩ dạy học tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận,  Bắc thành Thăng Long, (ngày nay gần vườn Bách Thảo và trụ sở chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại số 2 Ngọc Hà, quận Ba Đình, gần hồ Tây của phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội). Hồ Quỳnh gia phả (gia phả họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) phả hệ không thừa nhận Hồ Xuân Hương là con ông Hương cống Hồ Sĩ Danh (1706- 1783) vì sau khi ông đỗ Hương cống không ra làm quan, cũng không đi đâu xa khỏi làng nhưng hiện vẫn chưa xác minh được cụ Hồ Sĩ Danh khi là tú tài (sinh đồ) có ra Thăng Long dạy học hay không?.Mặt khác, nữ sĩ Hồ Phi Mai là con ngoài giá thú, và bà Hà không là vợ chính thức trong gia tộc họ Hồ nên hiển nhiên nữ sĩ Hồ Phi Mai không chính danh phận trong gia phả họ Hồ

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương và Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ tức Hồ Thơm là anh em họ đời thứ 12 cùng có chung họ Hồ Quỳnh Đôi là ông tổ 5 đời, và cùng đời thứ 27 của Đức Nguyên tổ Hồ Hưng Dật là dẫn liệu khác có trong tài liệu Hồ Quỳnh gia phả nêu trên Gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi chưa chứng minh được nhà Tây Sơn sự xuất thân từ dòng họ trạng nguyên Hồ Hưng Dật vì gia phả dòng họ bị cách quãng 11 đời nhưng rõ ràng Nguyễn Huệ và Hồ Xuân Hương đều đúng là “đồng hương”  họ Hồ Quỳnh Đôi. Cụ
Hồ Sĩ Tạo (1841-1907), tự là Tiểu Khê, là một nho sĩ Nghệ An thế kỷ 19 quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu đã từng cùng em họ là Cử nhân Hồ Sĩ Tuấn đi tìm họ Hồ, có đến thăm nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi và lưu lại ở đây đôi câu đối: Trâm anh nhất thổ Quỳnh Đôi trụ, Hương hoả thiên thu Cổ Nguyệt đường.

Trung chi II họ Hồ Quỳnh Đôi chép rằng: “Theo sử cũ, ông tổ đầu tiên của họ Hồ ở Việt Nam là trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống vào thế kỷ thứ 10. Tộc phả bị thất truyền 11 đời (khoảng 300 năm). Đến đời 12 (ông Hồ Liêm) dời ra Thanh Hóa và đời 13 (ông Hồ Kha) ở Nghệ An, tộc phả mới liên tục. Năm 1314, ông Hồ Kha từ Quỳ Trạch (Yên Thành) về Quỳnh Đôi xem địa thế và giao cho con cả là Hồ Hồng ở lại cùng 2 người họ Nguyễn, họ Hoàng khai cơ lập nên làng Quỳnh Đôi còn mình trở lại Quỳ Trạch. Sau này ông Hồ Hồng cùng với 2 ông thủy tổ họ Nguyễn, họ Hoàng được dân suy tôn là Thành Hoàng, rước vào thờ ở đền làng. Ông Hồ Kha và ông Hồ Hồng được coi là thủy tổ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, thờ ở nhà thờ lớn họ Hồ. Thế thứ (còn gọi là đời, vai) trong họ được tính từ ông Hồ Hân (con ông Hồ Hồng) trở đi, nghĩa là: ông Hồ Hân là đời thứ nhất. Nếu tính từ đời ông Hồ Hưng Dật thì phải cộng thêm 14 đời nữa. Ông tổ trung chi II là Hồ Khắc Kiệm (đời 3) con Hồ Ước Lễ, cháu Hồ Hân. Cháu đời 8 là Hồ Sĩ Anh (còn gọi là Hồ Thế Anh) sinh năm 1618, mất năm 1684, thi hội trúng tam trường, làm tri huyện Hà Hoa (vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tước Diễn Trạch hầu. Hồ Thế Anh sinh Hồ Thế Viêm (đậu Sinh đồ), Hồ Phi Cơ (thi hội đậu tam trường), Hồ Danh Lưu, Hồ Phi Tích (đậu Hoàng giáp, tước quận công), Hồ Phi Đoan. Hồ Thế Viêm sinh Hồ Phi Khang (đời 10). Phi Khang sinh 5 con trai: Hồ Phi Phú, Hồ Phi Thọ, Hồ Phi Trù, Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Huống. Hồ Phi Phúc sinh 3 con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (đời 12). Nguyễn Nhạc (1743-1793) sinh các con trong đó có Nguyễn Bảo, con Bảo là Nguyễn Đâu. Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh các con trai trong đó có Quang Thiệu (Khang công tiết chế); Quang Bàn (Tuyên công, đốc trấn Thanh Hóa); Quang Toản (vua Cảnh Thịnh 1783-1802). Hồ Phi Cơ (đời 9) sinh Hồ Phi Gia (thi hội đậu tam trường). Hồ Phi Gia sinh Hồ Phi Diễn (đậu sinh đồ) và Hồ Phi Lãng (cũng đậu sinh đồ). Hồ Phi Diễn (1703-1786) sinh Hồ Xuân Hương (đời 12, 1772-1822).

Theo “Hồ Tông thế phả”: “Trong lịch sử Việt Nam có hai triều đại phong kiến Việt Nam được hình thành từ người mang họ Hồ gốc ở Quỳnh Đôi là: Triều đại nhà Hồ (1400– 1407): với nhân vật Hồ Quý Ly. Triều đại nhà Tây Sơn với Nguyễn Nhạc; Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.” Bên dưới tài liệu có ghi chú:  Con của Phi Khang là Phi Phú, Phi Thọ, Phi Trù, Phi Phúc, Phi Huống từ Quỳnh Đôi di cư lên Nhân Lý (Nhân Sơn, Quỳnh Hồng ngày nay) rồi một chi chuyển cư vào Thái Lão – Hưng Nguyên, tiếp theo một chi vào trại Tây Sơn – Quy Nhơn.

Tại “Bia tưởng niệm Nguyên tổ họ Hồ ở Việt Nam” tại làng Bảo Đội huyện Quỳnh Đôi năm 2005 viết: “Nguyên tổ họ Hồ ở Việt Nam là ngài Hồ Hưng Dật thuộc dòng Bách Việt, sinh tại Vũ Lâm tỉnh Chiết Giang, đậu Trạng nguyên đời Hán An Đế. Ngài sang làm thái thú Châu Diễn, sau đó  từ quan, về làm chủ trại hương Bảo Đột huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, Ngài đức trọng tài cao giàu lòng nhân nghĩa, để lại cho muôn đời con cháu di huấn: Vạn đại vi dân… Trãi hơn ngàn năm, chừng 40 đời con cháu rãi khắp từ Bắc chí Nam, họ Hồ đã góp sức bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam được quốc sử ghi nhận như: Vua Hồ Quý Ly nhà cải cách lỗi lạc, như vua Quang Trung (Hồ Thơm) thiên tài quân sự, như trạng nguyên Hồ Tông Thốc nhà sử học lớn, như nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm…”

Theo Trung chi II họ Hồ Quỳnh Đôi thì thời Trịnh Nguyễn phân tranh họ Hồ nhà Tây Sơn đời Hồ Phi Phúc đã vào Bình Định khoảng năm 1655 theo quân của chúa Nguyễn  thời vua Lê Thần Tông. Ông cố (cụ nội) của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Châu, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ. Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu. Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Ông còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Sau này, người dân địa phương thường gọi ông là Đức ông Bình hoặc Đức ông Tám. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy.

3

HỒ XUÂN HƯƠNG TÁC PHẨM

Ho-Xuân-Hương (1772-1822) trong visa toàn cầu hiện có tất cả 10 thư mục gốc tác giả: 1) Thơ Hồ Xuân Hương 2014, Nhà Xuất Bản (NXB) Văn học Hà Nội, 115 trang; 2) Lưu hương ký 2011,  NXB Arlington (Va.), Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, Annotateur: Ngọc Bích Nguyễn, Note : Bibliogr. p. 170-176. – Contient également des textes en caractères chinois. – En tête de la page de titre figure : “Hoan-trung Cổ-nguyệt-đường Xuân Hương nữ-sử tập”; 3) Poèmes de Hồ Xuân Hương 2009, NXB Paris,  Éd. Édilivre Aparis, Éditeur scientifique: Vân Hòa, disponible en Haut de Jardin  Note : Texte vietnamien et trad. française en regard, 192 p.; 4) Spring essence, 2000,  (Tinh hoa mùa xuân, trích dịch thơ của Ho-Xuân-Hương 1772-1822), NXB Port Townsend, Copper Canyon press, Traducteur : John Balaban, Note : Poèmes en sino-vietnamien avec en regard leurs traductions en vietnamien et en anglais. – Bibliogr. p. 132-133;  5) All she wants (1987), (Tất cả những gì cô ấy muốn, trích dịch thơ của Ho-Xuân-Hương 1772-1822), NXB London,  Tuba press, Traducteur : David Cevet, disponible en Haut de Jardin, 57 p.; 6) Thơ Hồ Xuân Hương, 1982, NXB Văn học Hà Nội, biên tập và giới thiệu Nguyễn Lộc, 90 trang; 7) L’Œuvre de la poétesse vietnamienne Hồ-Xuân-Hương (1968), (Tác phẩm của nhà thơ Việt Nam Hồ-Xuân-Hương), NXB Paris,  École française d’Extrême-Orient , Traducteur : Maurice Durand (1914-1966), disponible en Haut de Jardin, 193p.; 8) Thơ Xuân Hương. – [1] (1929) (một phần của Kim Vân Kiều), NXB Nhà in Mạc Ðình Tích, Hà Nội, Note : 1929 d’après le dépôt légal Contient de nombreuses publicités de la pharmacie Tù ̛Ngọc Liên, 174p.; 9) Hồ Xuân Huơn̛g thi tập [Fasc. 1] (1925), NXB Văn Minh Ân tụ quán, Hà Nội, Traducteur : Lan Xuân, Abstract : Poèmes de Hồ Xuân Huơn̛g, 24p.; 10) Thi tập, “transcrit en quốc ngữ et publié” … “5e édition” (1923), NXB Văn Minh Ân tụ quán, Hà Nội, Contributeur:  Xuân Lan. Éditeur scientifique https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k4228676h

Trang thơ Hồ Xuân Hương trên Thi Viện Đào Trung Kiên, có tổng số (* tất cả) 154 bài, với nhiều bài rất hay: 1) “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là kiệt tác thơ tình yêu của Hồ  Xuân Hương, dạng ca trù hát nói theo làn điệu dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh di sản thế giới phi vật thể; 2) “Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu” là thơ tri âm tri kỹ sâu nặng nghĩa tình bền vững; 3) “Độ Hoa Phong” là bài thơ vịnh Hạ Long tuyệt bút yêu thiên nhiên; 4) Miếu Sầm thái thú (Đề đền Sầm Nghi Đống) là bài thơ cao vọi khí phách đảm lược của một kỳ tài, tầm tư tưởng nhân hậu, tôn vinh phụ nữ và sự bình đẳng giới, khát vọng tự do, giải phóng con người; 5)Thơ Nôm truyền tụng và Lưu Hương Ký với chùm bài “Khóc Tổng Cóc“, “Khấp Vĩnh Tường quan” (khóc ông phủ Vĩnh Tường), Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ là câu chuyên ‘hồng nhan đa truân’ thương tâm của chính Xuân Hương, giải mã ẩn ngữ cuộc đời nữ sĩ; 6) Hồ Xuân Hương Thơ Nôm truyền tụng với Bánh trôi nước; Đánh cờ; Núi Ba Đèo; Núi Kẽm Trống; Cái quạt; thanh tục giữa đời thường, như có như không.

Hồ Xuân Hương thư mục cần lưu ý so sánh đối chiếu
(*) Theo Thi Viện Trang thơ Hồ Xuân Hương tổng số 154 bài

Đề vịnh Hạ Long

  1. Độ Hoa Phong
  2. Hải ốc trù
  3. Nhãn phóng thanh
  4. Nhập An Bang
  5. Thuỷ vân hương
  6. Trạo ca thanh

Đồ Sơn bát vịnh

  1. Đông Sơn thừa lương
  2. Long tỉnh quá trạc
  3. Phật động thâm u
  4. Đăng Đông Sơn tự kiến ký kỳ 1
  5. Đăng Đông Sơn tự kiến ký kỳ 2
  6. Tháp sơn hoài cổ
  7. Thạch phố quan ngư
  8. Bộ Khánh Minh tự cảm hứng
  9. Cốc tự tham thiền

Hương đình cổ nguyệt thi tập – 香亭古月詩集

  1. Quá Khinh Dao từ hoài cổ
  2. Bán chẩm thư hoài
  3. Đề Trấn Quốc tự
  4. Tái ngoại văn châm
  5. Thu vũ
  6. Cố kinh thu nhật
  7. Giang Nam phụ níp kiêm lưu biệt hữu nhân
  8. Vịnh thạch phu phụ
  9. Thu nhật tức sự

Lưu hương ký – 瑠香記

  1. Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ
  2. Thiếu niên du điệu
  3. Xuân đình lan điệu
  4. Thu dạ hữu hoài
  5. Thu phong ca
  6. Nguyệt dạ ca kỳ 1
  7. Nguyệt dạ ca kỳ 2
  8. Ngư ông khúc hành
  9. Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
  10. Hoài cựu
  11. Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ ký
  12. Cảm cựu tống tân xuân chi tác kỳ 1
  13. Cảm cựu tống tân xuân chi tác kỳ 2
  14. Ngụ ý Tốn Phong ký nhị thủ kỳ 1
  15. Ngụ ý Tốn Phong ký nhị thủ kỳ 2
  16. Hoạ nhân
  17. Tặng Tốn Phong tử
  18. Thạch Đình tặng
  19. Ký Sơn Nam Thượng trấn Hiệp trấn Trần Hầu kỳ 1
  20. Ký Sơn Nam Thượng trấn Hiệp trấn Trần Hầu kỳ 2
  21. Hoạ Sơn Phủ chi tác
  22. Tốn Phong đắc mộng chí dữ ngã khán nhân thuật ngâm, tịnh ký
  23. Hoạ Tốn Phong nguyên vận
  24. Hoàng giang ngộ hữu hỉ phú
  25. Thệ viết hữu cảm
  26. Tự thán kỳ 1
  27. Tự thán kỳ 2
  28. Lưu biệt thời tại An Quảng, An Hưng ngụ thứ
  29. Bạch Đằng giang tặng biệt
  30. Chí Hiên tặng kỳ 1
  31. Chí Hiên tặng kỳ 2
  32. Hoạ Thanh Liên nguyên vận
  33. Nhân tặng
  34. Tưởng đáo nhân tình minh nhiên há lệ nhân nhi tẩu bút phụng trình
  35. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 1
  36. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 2
  37. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 4
  38. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 5
  39. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 6
  40. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 7
  41. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 8
  42. Xuân Hương tặng hiệp quận

Thơ truyền tụng

  1. Bánh trôi nước
  2. Bùn bắn lên đồ
  3. Cái giếng
  4. Cái quạt
  5. Canh khuya
  6. Cảnh thu
  7. Câu đối Tết: Tối ba mươi – Sáng mồng một
  8. Chế sư
  9. Chi chi chuyện ấy
  10. Chơi hoa
  11. Chơi Khán Đài
  12. Chùa Hương Tích
  13. Chùa Sài Sơn
  14. Con cua
  15. Dệt cửi đêm
  16. Du cổ tự
  17. Duyên kỳ ngộ
  18. Dữ Phạm tế tửu xướng hoạ, kỳ nhị
  19. Đá chẹt thi
  20. Đá Ông Chồng, Bà Chồng
  21. Đàn gảy
  22. Đánh cờ
  23. Đánh đu
  24. Đề nhị mỹ nhân đồ
  25. Đi đái bùn nẩy
  26. Đọc cho Chiêu Hổ hoạ
  27. Đồng tiền hoẻn
  28. Đưa đò
  29. Già kén kẹn hom
  30. Hạ nhật tầm phu (Ngày hè tìm chồng)
  31. Hang Cắc Cớ
  32. Hàng ư Thanh (Quán hàng ở xứ Thanh)
  33. Hỏi cô hàng sách
  34. Hỏi trăng
  35. Hữu cảm
  36. Khấp Vĩnh Tường quan
  37. Khóc chồng làm thuốc
  38. Khóc Tổng Cóc
  39. Không chồng mà chửa
  40. Ký tao nương Mộng Lan (Gửi nữ sĩ Mộng Lan)
  41. Lấy chồng chung
  42. Lỡm học trò
  43. Miếu Sầm thái thú [Đề đền Sầm Nghi Đống]
  44. Mời ăn trầu
  45. Mời khách ăn trầu
  46. Ngại ngùng
  47. Nguyệt hỡi đê mê
  48. Nhĩ Hà tức cảnh
  49. Núi Ba Đèo
  50. Núi Kẽm Trống
  51. Nước Đằng
  52. Ốc nhồi
  53. Phiếm chu ngoạn nguyệt (Giong thuyền chơi trăng)
  54. Quả mít
  55. Quá Nghệ An hoài giai nhân, hựu thể
  56. Quan Hậu sợ vợ
  57. Quán Sứ tự
  58. Sài Sơn thiên thị (Chợ trời núi Thầy)
  59. Sư hoạnh dâm
  60. Tát nước
  61. Tặng tình nhân
  62. Thân phận người đàn bà
  63. Thị Đểu thi
  64. Thơ tự tình
  65. Thương
  66. Thương ôi phận gái
  67. Thương thay phận gái
  68. Tiễn người làm thơ
  69. Tình có theo ai
  70. Trách Chiêu Hổ
  71. Trào tăng
  72. Trúc Bạch hồ
  73. Tức sự
  74. Vấn nguyệt
  75. Vịnh bách chu – tức sương nữ
  76. Vịnh cái quạt
  77. Vịnh chung
  78. Vịnh dạy con trẻ
  79. Vịnh đời người
  80. Vịnh Hằng Nga
  81. Vịnh hoa cúc
  82. Vịnh nằm ngủ
  83. Vịnh ni sư
  84. Vịnh ông cắng đánh nhau
  85. Vịnh Thăng Long hoài cổ
  86. Vịnh xuyên cổ (Vịnh trống thủng)
  87. Vọng Tây Hồ hoài hữu
  88. Vô âm nữ

(**) Lưu Hương Ký, thơ do chính Hồ Xuân Hương tự tuyển chọn, lưu (theo lời bài Tựa)

Một tập thơ chép 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài chữ Nôm (nhưng đề tựa đều bằng chữ Hán) được cho là của Hồ Xuân Hương, được Trần Thanh Mại phát hiện năm 1964; và lưu toàn văn tại visa toàn cầu (tài liệu gốc mục 2) Lưu hương ký 2011,  NXB Arlington (Va.), Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, Annotateur: Ngọc Bích Nguyễn, Note: Bibliogr. p. 170-176 Contient également des textes en caractères chinois. -En tête de la page de titre figure: “Hoan-trung Cổ-nguyệt-đường Xuân Hương nữ-sử tập”;

  1. Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ
  2. Thiếu niên du điệu
  3. Xuân đình lan điệu
  4. Thu dạ hữu hoài
  5. Thu phong ca
  6. Nguyệt dạ ca kỳ 1
  7. Nguyệt dạ ca kỳ 2
  8. Ngư ông khúc hành
  9. Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
  10. Hoài cựu
  11. Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ ký
  12. Cảm cựu tống tân xuân chi tác kỳ 1
  13. Cảm cựu tống tân xuân chi tác kỳ 2
  14. Ngụ ý Tốn Phong ký nhị thủ kỳ 1
  15. Ngụ ý Tốn Phong ký nhị thủ kỳ 2
  16. Hoạ nhân
  17. Tặng Tốn Phong tử
  18. Thạch Đình tặng
  19. Ký Sơn Nam Thượng trấn Hiệp trấn Trần Hầu kỳ 1
  20. Ký Sơn Nam Thượng trấn Hiệp trấn Trần Hầu kỳ 2
  21. Hoạ Sơn Phủ chi tác
  22. Tốn Phong đắc mộng chí dữ ngã khán nhân thuật ngâm, tịnh ký
  23. Hoạ Tốn Phong nguyên vận
  24. Hoàng giang ngộ hữu hỉ phú
  25. Thệ viết hữu cảm
  26. Tự thán kỳ 1
  27. Tự thán kỳ 2
  28. Lưu biệt thời tại An Quảng, An Hưng ngụ thứ
  29. Bạch Đằng giang tặng biệt
  30. Chí Hiên tặng kỳ 1
  31. Chí Hiên tặng kỳ 2
  32. Hoạ Thanh Liên nguyên vận
  33. Nhân tặng
  34. Tưởng đáo nhân tình minh nhiên há lệ nhân nhi tẩu bút phụng trình
  35. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 1
  36. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 2
  37. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 4
  38. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 56
  39. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 65
  40. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 76
  41. Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 85
  42. Xuân Hương tặng hiệp quận

(***) Đọc “Lưu Hương ký” của Hồ Xuân Hương do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích phiên âm & chú thích, bài của TS Phạm Trọng Chánh Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V Sorbonne, đăng trên VHNA và đăng lại bởi tôn tiền tử trên trang Thi Viện vào 04/01/2015 22:16

 

Mai Hạc vầng trăng soi Hồ Xuân Hương góc khuất

 

HỒ XUÂN HƯƠNG GÓC KHUẤT
Hoàng Kim

bài nghiên cứu lịch sử văn hóa này góp phần làm sáng tỏ sáu vấn đề: 1) Hồ Xuân Hương Lưu Hương Ký tác phẩm gốc có đặc trưng gì? 2) Hồ Xuân Hương “tỏ ý” là thơ kiệt tác hát nói ví giặm Nghệ Tĩnh di sản thế giới phi vật thể; 3) Hồ Xuân Hương tiếng tri âm “Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu” là lời tri kỹ bền vững, chuyện tình vượt thời gian; 4) “Độ Hoa Phong” là bài thơ vịnh Hạ Long tuyệt bút yêu thiên nhiên; 5) Miếu Sầm thái thú (Đề đền Sầm Nghi Đống) là bài thơ cao vọi khí phách đảm lược của một kỳ tài, tầm tư tưởng nhân hậu, tôn vinh phụ nữ và sự bình đẳng giới, khát vọng tự do, giải phóng con người; 6)Lưu Hương Ký “Khóc Tổng Cóc“, “Khấp Vĩnh Tường quan” (khóc ông phủ Vĩnh Tường), Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ là chuyên đời Xuân Hương, với Thơ Nôm truyền tụngBánh trôi nước; Núi Ba Đèo; Núi Kẽm Trống; Đánh cờ; Cái quạt; đặc sắc có một không hai, thanh tục giữa đời thường, như có như không.của kiệt tác thơ Xuân Hương

1

Hồ Xuân Hương Lưu Hương Ký

Hồ Xuân Hương Lưu Hương Ký có ba đặc trưng nổi bật không thể nhầm lẫn: 1) Đặc trưng nổi bật nhất là tập thơ Lưu Hương Ký gồm 52 bài thơ với 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm do chính Hồ Xuân Hương tuyển chọn DUY NHẤT nhờ Tốn Phong viết lời tựa: “Đây là tất cả thơ văn trong đời tôi từ trước đến nay, nhờ anh làm cho bài Tựa”. Tập thơ Lưu Hương Ký VÌ LÝ DO đích thân Hồ Xuân Hương trực tiếp tuyển chọn, nên đã thể hiện thực chất con người của Hồ Xuân Hương. Tập sách bản gốc ấy không có dị bản, khảo dị như Hồ Xuân Hương thơ Nôm truyền tụng, mà vì lẽ nào đó tác giả đã không tự nhận một số bài là đứa con tinh thần của mình hoặc là do người khác chép lẫn vào và cố tình gắn cho bà. 2) Đặc trưng nổi bật thứ hai trong thơ Hán Nôm của Hồ Xuân Hương tại tập thơ Lưu Hương ký là nghệ thuật thơ Hán Nôm của Hồ Xuân Hương đặc biệt điêu luyện, sánh ngang những kiệt tác thơ Trung Hoa thời Thịnh Đường, rất đặc sắc và rất khó lẫn với thơ người khác.Thơ Hán Nôm của Hồ Xuân Hương hàm súc sâu sắc hiếm thấy, trong thơ có nhạc, chuyển tải sử thi văn hóa giáo dục tài tình và khiêm nhu hiền lành rất mực. 3) Đặc trưng nổi bật thứ ba của Lưu Hương Ký là cần được nghiên cứu liên ngành, đọc trong sự giãi mã và kết hợp rất chặt chẽ với Truyện Thúy Kiều của Nguyễn Du thành “cặp song kiếm hợp bích” tuyệt phẩm văn chương tinh hoa đặc sắc Việt Nam, biểu tượng văn hóa, anh hùng mỹ nhân, tuyệt kỹ ngôn ngữ tiếng Việt Hán Nôm. Thúy Kiều & Lưu Hương Ký là hai kiệt tác văn chương bền vững với thời gian mà ngành văn sử Việt, tiếc rằng cho đến nay, vẫn chưa khai thác hết giá trị tinh hoa vốn cổ, bối cảnh thời thế con người, điển tích và câu chuyện lịch sử văn hóa. Thật đồng tình với đánh giá khoa học của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh “Thơ Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương ký hay và hay tuyệt vời, mỗi bài thơ như một viên bích ngọc hoàn hảo không thể đổi một chữ,.Lưu Hương ký do Tổ Hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ ra đời năm 2012, là một công trình, đáng hoan nghênh. Nhưng nếu độc giả đọc thơ Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương ký không thấy hay thì nên tìm trên internet các bản dịch, và phiên âm trong các bài viết khác để so sánh

2

Hồ Xuân Hương “tỏ ý”

Truyện Thúy Kiều Nguyễn Du, viết về ngón hồ cầm tuyệt diệu ca trù hát nói Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày” (Truyện Kiều, Nguyễn Du).

“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”. Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. (1) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” (2) chính là Những câu thơ lưu lạc của Mai Sơn Phủ Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc viết cho Hồ Phi Mai Hồ Xuân Hương

“Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là bài thơ ‘Tỏ ý’ của Hồ Xuân Hương đối với Nguyễn Du . Bài thơ tình xuân thiết tha, lời thơ là lời hát nói có nhạc bên trong nên câu thơ hay hiếm thấy. Bài thơ “Tỏ ý” này rút trong tập thơ “Lưu Hương Ký” thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương. Con người tác giả và tác phẩm này là nguyên mẫu người và thơ để Nguyễn Du đưa nhân vật, sự kiện và thời thế vào trong kiệt tác Truyện Kiều.

TỎ Ý
Hồ Xuân Hương
tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
(Bản dịch của Hoàng Kim)


Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.

Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!

Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.

Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?

Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?

Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở thương càng thương.

Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.

Gió bay bayMưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ

Anh đồng lòng
Em đồng lòng
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)

Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nữa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.

Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ

.

Nguyên tác


鹿呦呦
嗷嗷









































:述意兼呈友人枚山甫花飄飄,木蕭蕭,我夢鄉情各寂寥,可感是春宵。鹿呦呦,鴈嗷嗷,歡草相期在一朝,不盡我心描。江潑潑,水活活,我思君懷相契闊,淚痕沾夏葛。詩屑屑,心切切,濃淡寸情須兩達,也憑君筆發。風昂昂,月茫茫,風月令空客斷腸,何處是騰王?雲蒼蒼,水泱泱,雲水那堪望一場,一場遙望觸懷忙。日祈祈,夜遲遲,日夜偏懷旅思悲,思悲應莫誤佳期。風扉扉,雨霏霏,風雨頻催彩筆揮,筆揮都是付情兒。君有心,我有心,夢魂相戀柳花陰。詩同吟,月同斟,一字愁分離,何人煖半衾。莫彈離曲怨知音,直須棄置此瑤琴。高山流水晚相尋,應不恨吟歎古今。君何期,我何期,施亭來得兩栖遲。茗頻披,筆頻揮,一場都筆舌,何處是情兒?好憑心上各相知,也應交錯此緣綈,芳心誓不負佳期。Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ Hoa phiêu phiêu, Mộc tiêu tiêu, Ngã mộng hương tình các tịch liêu, Khả cảm thị xuân tiêu. Lộc ao ao, Nhạn ngao ngao, Hoan thảo tương kỳ tại nhất triêu, Bất tận ngã tâm miêu. Giang bát bát, Thủy hoạt hoạt, Ngã tứ quân hoài tương khế khoát, Lệ ngân chiêm hạ cát.Thi tiết tiết,Tâm thiết thiết, Nồng đạm thốn tình tu lưỡng đạt, Dã bằng quân bút phát. Phong ngang ngang, Nguyệt mang mang, Phong nguyệt linh không khách đoạn tràng, Hà xứ thị Đằng Vương? Vân thương thương, Thuỷ ương ương, Vân thuỷ na kham vọng nhất trường, Nhất trường dao vọng xúc hoài mang. Nhật kỳ kỳ, Dạ trì trì, Nhật dạ thiên hoài lữ tứ bi,Tứ bi ưng mạc ngộ giai kỳ. Phong phi phi,Vũ phi phi, Phong vũ tần thôi thái bút huy,Bút huy đô thị phó tình nhi.Quân hữu tâm,Ngã hữu tâm,Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm.Thi đồng ngâm,Nguyệt đồng châm.Nhất tự sầu phân ly,Hà nhân noãn bán khâm.Mạc đàn ly khúc oán tri âm,Trực tu khí trí thử dao cầm. Cao sơn lưu thuỷ vãn tương tầm, Ưng bất hận ngâm thán cổ câm.Quân hà kì,Ngã hà kì,Lữ đình lai đắc lưỡng thê trì. Dánh tần phi,Bút tần huy,Nhất trường đô bút thiệt,Hà xứ thị tình nhi? Hảo tư tâm thượng các tương tri,Dã ưng giao thác thử duyên đề,Phương tâm thệ bất phụ giai kỳ.Bài từ theo điệu Ức Giang Nam.Kể ý mình và trình bạn là Mai Sơn Phủ Hoa xiêu xiêu Cây xiêu xiêu Giấc mộng tình quê thảy tịch liêu Đêm xuân cảm khái nhiều.Hươu ao ao Nhạn ngao ngao Vui sướng hẹn nhau một sớm nào Tả hết được tình sao! Sông bát ngát Nước ào ạt Ý thiếp lòng chàng cũng vu khoát Lệ rơi thêm mặn chát.Thơ da diết Lòng thê thiết Đậm nhạt tấc lòng ai thấu hết Liệu bút chàng tả xiết? Mây lang thang Trăng mênh mang Trăng gió xui ai luống đoạn tràng Đâu là gác Đằng Vương? Mây tơ vương Nước như sương Mây nước trôi đâu chỉ một đường Một đường xa khuất rộn lòng thương Ngày chậm rì Đêm chậm rì Sáng tối chạnh buồn lữ khách si Nhớ thương đừng lỡ hẹn, sai kì.Mưa trôi đi Gió trôi đi Mưa gió giục hoài cất bút thi (thơ) Viết thi gửi tới khách “tình si” Chàng có tâm Thiếp có tâm Mồng hồn lưu luyến bóng hoa râm Thơ cùng ngâm Rượu cùng trăng Tự lúc buồn chia biệt Ai người ấm nửa chăng? Chớ đàn li khúc oán tri âm,Đành xem như hết tiếng dao cầm Hẹn nhau nơi non nước muộn mằn! Chớ buồn mà than thở cổ câm (kim).Chàng hẹn gì Ta hẹn gì Hai ta đều muộn, nói mà chi Trà mà chi Bút mà chi Cũng là thiên lí cả Ai là kẻ tình nhi Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì Hãy nên trao gửi mối duyên đi Lòng son ai nỡ phụ giai kì.(Bản dịch của Đào Thái Tôn) Bản sao từ bản chép tay của Nguyễn Văn Hoàn, do Nguyễn Xuân Diện cung cấp

Kiều – Nguyễn Du Ca trù hát nói Việt Nam Non xanh xanh Nước xanh xanh Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa Áy ai tháng đợi năm chờ Mà người ngày ấy bây giờ là đây…Hồng Hồng Tuyết Tuyết ca trù hát nói tinh hoa cổ văn chương Việt) NS Quách Thị Hồ)

THƯƠNG KIỀU NGUYỄN DU
Hoàng Kim


Ôi
tâm phúc tương tri
Bốn biển không nhà
Kiều Nguyễn biệt ly
Bởi Nguyễn thương Kiều
Sợ theo thêm bận.
Thương Kiều Nguyễn Du
Sao chẳng đi cùng
Để việc trăm năm
Nghìn năm di hận?
Truyện Kiều Nguyễn Du
Bài học muôn đời.

Lưu Hương Ký và Truyện Thúy Kiều là hai kiệt tác văn chương Việt chứa đựng chuyện tình đặc biệt và cao đẹp hiếm thấy. Nguyễn Du và Xuân Hương là anh hùng và mỹ nhân. Nguyễn Du là đại thi hào danh nhân văn hóa thế giới nhưng tầm vóc anh hùng danh sỹ tinh hoa chỉ mới được Xuân Hương soi thấu. Hồ Xuân Hương là “bà chúa thơ Nôm” nhưng kiệt tác thơ Hán Nôm Hồ Xuân Hương, tình yêu đôi lứa và thân phận con người thì nay vẫn còn bị che khuất. Điều này cũng đã từng xẩy ra với kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình” của Lev Tonstoy, bao nhiêu năm qua chỉ mới được đề cao là đỉnh cao văn chương nước Nga và thế giới mà chưa thấy hết tầm vóc tư tưởng cao vọi của một vĩ nhân đại văn hào. Sa Hoàng Nhicolai và toàn bộ gia đình bị quân khởi nghĩa Cách mạng tháng Mười giết nhưng ngày nay ông đang được vinh danh là vĩ nhân lỗi lạc thứ ba ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử nước Nga tương đương Lê Nin. Lev Tonstoy là “thánh sư” gần gũi Sa Hoàng. Truyện Thúy Kiều và Lưu Hương Ký cũng ví như kiệt tác “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần, một kỳ thư nổi tiếng bậc nhất của văn chương Trung Hoa và thế giới nhưng người đời chưa hiểu hết thân phận và mối quan hệ của Tào Tỵ, Tào Dần và Tào Tuyết Cần với các vị vua Khang Hy, Ung Chính và Càn Long. Sau này kiệt tác Lộc Đỉnh Ký ra đời, người đời mới hiểu hết dụng tâm của Kim Dung viết về Khang Hy một trong những vị minh quân xuất sắc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Lộc Đỉnh Ký là sách viết về mưu lược trị loạn của Khang Hy.

3.

Hồ Xuân Hương tiếng tri âm

Hồ Xuân Hương với kiệt tác Lưu Hương Ký có một bài thơ khác đã xác nhận thơ bà viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu chính là Nguyễn Du.

NHỚ CHUYỆN CŨ
Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu 感舊兼呈勤政學士阮侯
Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu (*).
Hồ Xuân Hương

Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.

(*) Sau đầu đề trên, tác giả có chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” 侯宜春仙田人 (Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.

4.

Bài thơ vịnh Hạ Long

Bài thơ Vịnh Hà Long của Hồ Xuân Hương là một tuyệt phẩm. Di sản văn hóa thế giới Hạ Long cho đến nay có lẽ chưa có tác phẩm văn chương nào viết về vịnh Hạ Long của Việt Nam và thế giới ngời sáng hơn bài thơ này:  

VỊNH HẠ LONG
HồXuân Hương

Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong.
Đá dựng bờ son mọc giữa dòng.
Dòng nước lần theo chân núi chuyển,
Mình lèn nghiêng để lối duyềnh thông.
Cá rồng lẩn nấp hơi thu nhạt,
Âu lộ cùng bay bóng xế hồng.
Băm sáu phòng mây cùng động ngọc,
Đâu nàolà cái Thuỷ Tinh cung?

(Bản dịch thơ của Hoàng Xuân Hãn)








Độ Hoa Phong

Phiến phàm vô cấp độ Hoa Phong,
Tiễu bích đan nhai xuất thủy trung.
Thủy thế mỗi tùy sơn diện chuyển,
Sơn hình tà kháo thủy môn thông.
Ngư long tạp xử thu yên bạc,
Âu lộ tề phi nhật chiếu hồng.
Ngọc động vân phòng tam bách lục
Bất tri thùy thị Thủy Tinh cung.

Dịch nghĩa

Lá buồm không vội vượt qua vũng Hoa Phong,
Vách đá đứng, sườn núi đỏ, giữa nước chỏi dựng lên.
Thế nước tuỳ chỗ theo mặt núi mà biến chuyển.
Hình núi nghiêng mình, nép tựa cửa lạch để nước thông qua.
Cá rồng lẫn lộn, tăm khuất dưới từng hơi nước mỏng mùa thu.
Âu cò cùng ban trong ánh đỏ mặt trời chiều.
Cõi Tiên có ba trăm sáu động ngọc và phòng mây,
Đây không biết chốn nào là cung Thủy Tinh.

5

Ví đây đổi phận làm trai được

Hồ Xuân Hương có bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống mà học sinh người Việt hầu như ai cũng biết và rất nhiều người thuộc:
ĐỀ ĐỀN SẦM NGHI ĐỐNG
Hồ Xuân Hương


Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu

Bài thơ Miếu Sầm Thái Thú  ở bản khắc 1922 chữ “lên” khác với chữ “ngang” ở các bản khắc sau, cũng là một câu chuyện sử thi thú vị.

MIẾU SẦM THÁI THÚ
Hồ Xuân Hương

Ghé mắt trông lên thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

(Bản khắc 1922) chữ “lên” khác với chữ “ngang” ở các bản khắc sau.

Nguồn: Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008. Bản khắc trước tôi coi là gần nguyên tác hơn > Đó là bài thơ cao vọi khí phách đảm lược của một kỳ tài, tầm tư tưởng nhân hậu, tôn vinh phụ nữ và sự bình đẳng giới, khát vọng tự do, giải phóng con người

Sầm Nghi Đống là Thái thú Điền Châu cùng với Tôn Sĩ Nghị Tổng Đốc Lưỡng Quảng và Ô Đại Kinh Đề Đốc Vân Nam và Quý Châu, ba vị Thái thú tương đương với An Nam quốc vương, đã chia ba đường cùng kéo quân vào xâm lược Đại Việt trong cuộc chiến tranh Thanh Việt năm Kỷ Dậu 1789.

Nhà Thanh với lực lượng đông đảo lại mượn tiếng là giúp triều Lê Trung hưng khôi phục ngai vàng, diệt Nguyễn Huệ có mưu đồ đoạt ngôi, để lung lạc lòng dân Việt vốn yêu nước, yêu tự do và căm ghép kẻ phản quốc. Nhà Thanh với kế sách khôn ngoan và thâm hiểm của vị vua xuất chúng “Thập toàn  đại công” Càn Long: “…việc quân nên từ đồ, không nên hấp tấp. Hãy nên đưa hịch truyền thanh thế đi trước, và cho các quan nhà Lê về nước cũ hợp nghĩa binh, tìm Tự quân nhà Lê đem ra đứng đầu để đối địch với Nguyễn Huệ thử xem sự thể thế nào. Nếu lòng người nước Nam còn nhớ nhà Lê, có quân ta kéo đến ai chẳng gắng sức. Nguyễn Huệ tất phải tháo lui. Ta nhân dịp ấy mà sai Tự quân đuổi theo rồi đại binh của ta theo sau, như thế không khó nhọc mấy mà nên được công to. Đó là mẹo hay hơn cả. Ví bằng suốt người trong nước nửa theo đằng nọ, nửa theo đằng kia, thì Nguyễn Huệ tất không chịu lui. Vậy ta hãy đưa thư sang bảo đường họa phúc, xem nó đối đáp làm sao. Đợi khi nào thủy quân ở Mân (Phúc Kiến), Quảng đi đường bể sang Thuận Hóa và Quảng Nam rồi, bộ binh sẽ tiến lên sau. Nguyễn Huệ trước sau thụ địch thế tất phải chịu. Bấy giờ ta sẽ nhân mà làm ơn cho cả hai bên: Tự đất Thuận Hóa, Quảng Nam trở vào Nam thì cho Nguyễn Huệ; tự châu Hoan, châu Ái trở ra Bắc thì phong cho Tự quân nhà Lê. Ta đóng đại binh lại để kiềm chế cả hai bên, rồi sẽ có xử trí về sau.”“.

Quang Trung đã đại phá quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy, Ô Đại Kinh một cánh quân mạnh phải tháo lui, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Hứa Thế Hanh danh tướng cầm quân cùng toàn bộ lực lượng quân Thanh tinh nhuệ ở đồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt, Lê Chiêu Thống không còn cơ may hồi phục, Kế hoạch chiếm Đại Việt của nhà Thanh bị phá sản và ý chí xâm lược bị dập tắt. Điểm nhấn sâu đậm nhất của Chiến thắng Kỷ Dậu 1789 là gò Đống Đa tại biểu tượng đền thờ Sầm Nghi Đống.

Nơi ấy, Sầm Nghi Đống khi đã bị quân Tây Sơn vây chặt, đánh bí thế phải thắt cổ tự tử. Quang Trung khi bang giao với nhà Thanh đã cho người Hoa lập đền thờ Sầm Nghi Đống tại ngõ Sầm Công, gò Đống Đa ngày nay.

Hồ Xuân Hương “ghé mắt trông ngang thấy bảng treo” cố tình chọn một góc nhìn coi thường đối với “Kìa đền Thái thú đứng cheo leo” và bất ngờ hạ hai câu thơ tuyệt bút: “Ví đây đổi phận làm trai được/ Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu !” . “Đổi phận làm trai” là sự diễn đạt ngắn nhất và sâu sắc nhất về thân phận người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.  Câu kết “há bấy nhiêu” tỏ sự coi thường vị nam nhi Thái thú. Đó là một lời dè bỉu một sự đánh giá thấp. Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm hơn thế.

Thơ Hồ Xuân Hương đề đền Sầm Nghi Đống là bia miệng.

Giai thoại Trí Tản chỉ là một trong nhiều giai thoại về Hồ Xuân Hương nhưng khỏa lấp sau tiếng cười để hiểu hết ý tứ thâm trầm của bài thơ là không dễ. Chuyện kể rằng một lần Xuân Hương về thăm làng Quỳnh Đôi, các tài tử văn nhân của làng, của vùng nghe tiếng nàng một cô gái tuyệt sắc và thơ hay lại đáo để nên đã kéo tới rất đông để … xem mặt. Làng Quỳnh Đôi xưa nay nổi tiếng là làng khoa bảng, người chữ nghĩa có nhiều, trong đó có ông đồ Dương Trí Tản vốn tự phụ tài “xuất thơ thành thơ” đã sang xem mặt “người đẹp” và thách đấu thơ văn.Trí Tản ung dung rít điếu thuốc lào rồi đọc một bài thơ “ứng khẩu” đã chuẩn bị sẵn:

Eo lưng thắt đáy thật là xinh
Điếu ai hơn được điếu cô mình
Thoắt châm thoắt bén duyên hương lửa
Càng núc, càng say tính với tình.

Hồ Xuân Hương trả lời luôn:

Giương oai giễu võ thật là kinh
Danh tiếng bao lăm đã tận rồi
Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa
Tài trí ra sao hỏi tính tình.

Bia miệng truyền tụng rất nhanh, nhưng có ẩn ngữ Xuân Hương ngầm nhắn, ít người để ý: Bậc Quân tử mà nàng coi trọng thì không chỉ là “tài trí ra sao” mà quan trọng hơn hết là “tính tình”.

Vị nam nhi Thái thú của bài thơ Miếu Sầm Thái Thú đó là ai? Hiển nhiên đó là Sầm Nghi Đống. Nhưng ngoài Sầm Nghi Đống ra còn có ai khác nữa? Hóa ra “ý tại ngôn ngoại” khi Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều hé lộ bức màn bí mật Từ Hải và nàng Kiều, Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương.

(còn nữa…)

Video yêu thích

 

Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

 

Số lần xem trang : 15101
Nhập ngày : 28-06-2022
Điều chỉnh lần cuối : 28-06-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007