Số lần xem
Đang xem 1426 Toàn hệ thống 2446 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích nhằm đúc kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp việc tìm hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp. Việt Nam Học bài này giới thiệu tóm tắt Thông tin nhanh về Việt Nam Bài đọc thêm Việt Nam đất lành chim đậu Nha Trang và A. Yersin
VIỆT NAM MỘT THOÁNG NHÌN
Hoàng Tố Nguyên
Việt Nam là một đất nước yêu độc lập, tự do và hạnh phúc. Đất nước Việt Nam hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 331.211,6 km², Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.169.571 người vào ngày 01/07/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc; Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.Mật độ dân số của Việt Nam là 317 người/ km²; 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019) (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/). Thủ đô là Hà Nội. Ba thành phố chính nổi tiếng nhất của Việt Nam là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Kinh tuyến Việt Nam từ 102º 08′ đến 109º 28′ đông,Vĩ tuyến Việt Nam từ 8º 02′ – 23º 23′ bắc. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Khí hậu Việt Nam là khí hậu của nước nhiệt đới gió mùa; Địa hình lãnh thổ Việt Nam phần đất liền bao gồm 3 phần 4 là đồi núi; Tài nguyên Việt Nam có những nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng, nhưng trên hết, trước hết đó là tài nguyên con người hiền hòa, thân thiện, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với mái nhà chung Trái Đất, thích làm bạn với nhân dân thế giới. Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 [1] và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương[2] gồm 3 cấp hành chính là cấp tỉnh, cấp huyện cấp xã; ngoài ra còn có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Việt Nam sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 58 tỉnh (tương ứng với chữ số được đánh dấu trên “bản đồ Hành chính Việt Nam“) và một thoáng nhìn toàn cảnh tại Bảy vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp Việt Nam (hình 2 và 3) và.Việt Nam thông tin khái quát, xem tiếp tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quat/
Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/
Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam , nơi ấy có di sản nổi tiếng A Na bà chúa Ngọc Nha Trang cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống.
A. YERSIN Ở NHA TRANG
Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943.
Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.
Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.
Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943, và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó”
Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một, tên của Yersin được đặt tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.
VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích nhằm đúc kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp việc tìm hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp. Việt Nam Học bài này giới thiệu tóm tắt Thông tin nhanh về Việt Nam Bài đọc thêm Việt Nam đất lành chim đậu Nha Trang và A. Yersin
VIỆT NAM MỘT THOÁNG NHÌN
Hoàng Tố Nguyên
Việt Nam là một đất nước yêu độc lập, tự do và hạnh phúc. Đất nước Việt Nam hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 331.211,6 km², Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.169.571 người vào ngày 01/07/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc; Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.Mật độ dân số của Việt Nam là 317 người/ km²; 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019) (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/). Thủ đô là Hà Nội. Ba thành phố chính nổi tiếng nhất của Việt Nam là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Kinh tuyến Việt Nam từ 102º 08′ đến 109º 28′ đông,Vĩ tuyến Việt Nam từ 8º 02′ – 23º 23′ bắc. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Khí hậu Việt Nam là khí hậu của nước nhiệt đới gió mùa; Địa hình lãnh thổ Việt Nam phần đất liền bao gồm 3 phần 4 là đồi núi; Tài nguyên Việt Nam có những nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng, nhưng trên hết, trước hết đó là tài nguyên con người hiền hòa, thân thiện, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với mái nhà chung Trái Đất, thích làm bạn với nhân dân thế giới. Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 [1] và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương[2] gồm 3 cấp hành chính là cấp tỉnh, cấp huyện cấp xã; ngoài ra còn có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Việt Nam sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 58 tỉnh (tương ứng với chữ số được đánh dấu trên “bản đồ Hành chính Việt Nam“) và một thoáng nhìn toàn cảnh tại Bảy vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp Việt Nam (hình 2 và 3) và.Việt Nam thông tin khái quát, xem tiếp tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quat/
Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/
Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam , nơi ấy có di sản nổi tiếng A Na bà chúa Ngọc Nha Trang cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống.
A. YERSIN Ở NHA TRANG
Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943.
Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.
Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.
Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943, và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó”
Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một, tên của Yersin được đặt tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.
Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.
Ngoài việc du nhập và phát triển cây cao su, ông cũng cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.
Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ tính từ cột mốc cây số và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên đường Quốc lộ 1, vào khoảng 2 km nữa thì đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Ngọn đồi này nằm giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ông Năm đã mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này vì giống sắn KM94 và một số giống sắn lai mới triển vọng được bảo tồn và phát triển từ đây (Tôi sẽ kể chi tiết ở phần dưới).
A. YERSIN VỚI VIỆT NAM
Ông Năm Yersin là một người dân Việt sống chết với Việt Nam như chính sự thật cuộc đời ông mà không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ . Ông Năm hiền lành tốt bụng là người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau. (Suối Dầu hay Suối Giầu .còn đó một ẩn ngữ vì bác Năm Yersin cũng là một nhà ngôn ngữ học thông tuệ và tên gọi này có từ thời ông. Thơ thiền Trần Nhân Tông có câu: “Sách Nhàn đọc dấu Thơ thiền Nhân Tông như có như không”.”Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” . Giấu hay là Dấu là một ẩn ngữ trên 700 năm Giầu hay là Dầu cũng là một ẩn ngữ trên 100 năm nay.
Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.
Ông Năm Yersin không những là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà còn là nhà thám hiểm người nước ngoài đầu tiên đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh vào năm 1892.
Ông Năm Yersin không những là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu đầu tiên để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa mà ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh đặc biệt xuất sắc về khí tượng nông nghiệp. Ông vừa là nhà văn và là nhà dịch thuật;
Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.
Sắn Việt ở Suối Dầu chuyện nhỏ bài học lớn. Ông Năm Yersin mất lâu rồi mà đất lành ông Năm vẫn tiếp tục nở hoa đất việc tốt điều thiện. Sắn Việt KM94 cùng nhiều giống sắn lai mới được bảo tồn tuyển chọn, nhân giống phát triển ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993, từ một phần tư thế kỷ trước, tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi ra khắp Việt Nam. Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.
Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.
ĐẤT SUỐI DẦU A. YERSIN
Trại Chăn nuôi Suối Dầu ở Suối Cát xã Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn là tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.
Đất lành Suối Dầu A. Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.
Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…
Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?
Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:
“Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.
Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.
Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.
Cảm ơn Thầy ạ.”
Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.
Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây an nhiên một CON NGƯỜI.
Hoàng Kim
CHUYỆNĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim
Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng
Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.
Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.
Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân
Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.
Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.
Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than
Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng
Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn
Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.
Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.
Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.
Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”
Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘
6
Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.
Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần
Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.”; xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em/
Mao Trạch Đông có hai câu chuyện còn mãi với thời gian. Ngày 16.6.1976, ông tự biết những ngày còn lại không bao nhiêu, sợ bệnh tim bột phát, nhân lúc tinh thần còn sáng suốt, nên ông đã triệu tập Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hải Dung… để nói chuyện như thể dặn dò lúc lâm chung. Mao Trạch Đông nói:
“Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, tôi đã ngoài 80, người già bao giờ cũng nghỉ đế hậu sự. Trung Quốc có câu cổ thoại , ý nói: Đậy nắp quan tài định luận. Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài nhưng cũng sắp đến lúc rồi, có thể định luận được rồi. Trong đời tôi đã làm hai việc, một là đấu tranh với Tưởng Giới Thạch mấy chục năm, đuổi hắn chạy ra ngoài đảo xa. Rồi kháng chiến tám năm, đã mời được người Nhật Bản trở về nhà họ. Với sự việc này không có mấy ai dị nghị, chỉ có năm ba người xì xào đến tai tôi, đó là muốn tôi sớm thu hồi mấy hòn đảo kia về. Một sự việc khác, các đồng chí đều biết, đó là việc phát động đại Cách mạng Văn hóa. Về việc này người ủng hộ không nhiều, người phản đối không ít.Hai việc này đều chưa xong. Di sản này phải giao lại cho đời sau. Giao như thế nào? Giao một cách hòa bình không được thì phải giao trong sự lộn xộn. Làm không nên có khi còn đổ máu. Vì thế, các đồng chí làm như thế nào, chỉ có trời biết”.
Trong cuộc đời Mao Trạch Đông, lần nói chuyện ấy chính là một cuộc tổng kết. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Những câu nói nổi tiếng: “Súng đẻ ra chính quyền” “Nông thôn bao vây thành thị” “trí thức không bằng cục phân” “Dụ địch vào sâu” ” tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi, ngồi trên núi xem hổ đánh nhau” “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” “có lý, có lợi, đúng lúc“,… và sâu sắc hơn hết, dữ dội hơn hết, tám máu nhiều nhất là “trường chinh và khai phóng’. “Trường chinh” thì đã có hàng núi sách bình luận, “khai phóng và sáng tạo” thì tranh cãi mãi chưa bao giờ thôi . Mao Trạch Đông lnói Trời không có thánh thần/ Đất không có thánh nhân/ Chỉ có nhân dân thần thánh” “Vô chiêu thắng hữu chiêu” “Vô pháp vô thiên” “Đại cách mạng văn hóa là xóa sạch tứ cựu” Nhân dân Nhật báo ngày 1.6.1966 có bài xã luận các định luận điểm này với tựa đề “Bài trừ mọi tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ đầu độc nhân dân do giai cấp bóc lột dựng nên”, “Cách mạng Văn hóa” phong trào “phá tứ cựu” lên cao, đã đập phá chùa chiền di tích, hủy hoại miếu thờ tượng Phật, đốt sách vở, tranh chữ, đào mộ thiêu hủy xương cốt Đỉnh điểm là ngày 7/11/1966, đã phá hủy miếu Khổng Tử. Từ ngày 9/11 – 7/12, họ đã phá hủy hơn 6000 văn vật và đốt đi hơn 2700 cuốn sách cổ, hơn 900 tranh chữ, hơn 1000 bia đá ở đó. Sau khi lấy xương cốt Khổng tử cáo thị dân chúng thì cho thiêu hủy. Bia mộ của Văn Tuyên Vương (551- 479 TCN) cũng bị phá nát. Nhiều mộ của con cháu họ Khổng cũng bị đào lên cáo thị dân chúng. Cách mạng văn hóa cơn bão đã phá tan hoang tận gốc nhiều giá trị cũ “
Tập Cận Bình từ sau khi nhậm chức đến nay đã không ngừng nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa truyền thống đặc biệt là tư tưởng Nho gia: “Quốc gia có tứ duy (tức 4 cơ sở chính yếu lập quốc của Trung quốc: lễ, nghĩa, liêm, sỉ), tứ duy không lớn mạnh, đất nước ắt sẽ diệt vong! Tứ duy hưng thịnh, đất nước sẽ phục hưng bền vững!”. Tập Cận Bình tôn trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời tỏ ý sẽ kế thừa và phát huy nền văn hóa ấy. Năm 2013, Tập Cận Bình đặc biệt đến thăm Khúc Phụ để tế bái mộ Khổng Tử. Vào ngày nhà giáo năm 2014, ông Tập đã đặc biệt đến trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh công khai phản đối việc sách giáo khoa lược bỏ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông nói, “lược bỏ đi kinh điển văn hóa truyền thống trong sách giáo khoa là điều đáng buồn thay”. Bài viết Từ Mao Trạch Đông tớí Tập Cận Bình đã đúc kết hệ thống hóa “Bình sinh Tập Cận Bình” Quyền lực của ông Tập Cận Bình đang rất mạnh sau đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5 của nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy. Trung Quốc sau bốn thập kỷ tăng trưởng liên tục, đến thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đã vượt lên nổi nhục bị tám đế quốc xâu xé cuối thời Mãn Thanh, sự nội chiến Quốc Cộng hơn 20 năm, sự xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản, sự xáo động dữ dội của thời kỳ “đại loạn” đại cách mạng văn hóa, sự hiểm họa cực kỳ do tham nhũng, tranh chấp quyền lực, lũng đoạn kinh tế, suy thoái môi trường , phân hóa giàu nghèo và phát triển nóng. Nhưng đến nay trong cuộc đấu sinh tử lần này, với thế cờ vây “liên Nga bạn Ấn mở rộng Á Âu Phi, một vành đai một con đường” và sói chiến. với những mưu sâu kế hiểm, liệu Trung Quốc có thể trỗi dậy, trong tình thế thập diện mai phục hiện nay?
Theo PGS.TS Lê Cao Đoàn nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay thế giới không thể phát triển được vì không có một thể chế chung. Thế giới từ năm 1944 đã bắt đầu hình thành các định chế toàn cầu, đó là Liên Hiệp Quốc, là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhưng ngày nay những định chế này không còn nhiều ý nghĩa nữa. Một thể chế tiến bộ phải có sự chế tài để đảm bảo các thành viên phải tuân thủ nhưng ngày nay Trung Quốc do tập trung lớn về tài chính, dự trữ ngoại hối khổng lồ, lũng đoạn cả thế giới, hung hăng ở Biển Đông, nhưng vị thế Mỹ phải bận đối phó với những vấn nạn nghiêm trọng ở trong nước, châu Âu phải đối mặt với tình trạng Brexit và mô hình của châu Âu không còn là mô hình mơ ước nữa. “Chết dưới tay Trung Quốc” (Death by China) cuốn sách của GS kinh tế học Peter Navarr, nay là cố vấn kinh tế Nhà Trắng, đang cảnh báo về một vấn nạn và thách thức đặc biệt nghiêm trọng đối với vai trò siêu cường của Mỹ.
*
Việt Nam tự cũng cố, trầm tĩnh theo dõi, xử thế có lý, có lợi, đúng lúc.
ĐẬP TAM HIỆP CHINA: MỘT SỐ THÔNG TIN & Ý KIẾN
Ngô S Đồng Toản / FB 7/2020
PHẦN A.
Thông tin của người bạn Ngô: Một anh bạn tôi, học TS ở China về, cho biết một số thông tin như dưới đây. Nguồn tin cậy. Không tiện nêu danh tính.
Đập Tam Hiệp nằm ở thị trấn Tam Đẩu Bình, huyện Di Lăng, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, cách TP. Vũ Hán gần 400km. Để vào được thủy điện đó phải qua đường hầm dài 7km. Có vũ cảnh China gác, nên tiếp cận nó cũng không dễ. Nhà máy Tam Hiệp do tập đoàn Tam Hiệp xây dựng và vận hành, công suất lắp đặt 22.500MW. Tập đoàn này cũng vừa khánh thành thủy điện Ô Đông Đức (Wudongdue) ở Vân Nam, công suất 10.000MW, gần bằng 1/2 Tam Hiệp. Họ còn cái thủy điện Bạch Hạc Than (Baihetan) nữa, công suất hơn 15.000MW, đã tích nước hồ chứa. Cả hai cái đều ở thượng lưu Dương Tử/Trường Giang. Đó là hệ thống bậc thang thủy điện rất lớn.Họ nghiên cứu rất kỹ càng, do 1 tập đoàn lớn quản lý; cũng có Quy trình vận hành liên hồ chứa. Miền Nam và Tây Nam của China mưa cả tháng, hiện cũng là mùa mưa, nên không bất thường. Vừa qua, đập thủy điện này mới mở mấy cửa xả đáy và 2 cửa xả mặt, chưa ăn thua gì so với khả năng của nó. Họ xả nước với lưu lượng 27.000 m3/s là bình thường, có thể tăng đến 33.000 m3/s (tổng lưu lượng xả max. 116.000 m3/s). Thủy điện Hòa Bình của Việt Nam năm 1996 đã từng xả gần 10.000m3/s trên khả năng xả max. 35.400m3/s. Nên cũng không lạ, vào mùa lũ thành phố Trùng Khánh ở thượng lưu cách hồ chứa Tam Hiệp khoảng 550km, khả năng ngập cục bộ cũng là thường, vì nước có thể rút chậm. Do chống lũ hạ du nên họ có thể xả lũ từ từ, theo quy trình chống lũ đã duyệt từ trước rồi.
Xin nhấn mạnh là họ kiểm soát rất tốt trong kịch bản chống lũ đã đặt ra…
Con đập TH dài 2.335 mét, cao 181 mét, thể tích bêtông 27,2 triệu mét khối. Mực nước hồ cao max.175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ lưu đập 113m. Có 32 tua-bin chính – mỗi tuabin có công suất phát điện 700MW, và 2 tuabin phụ – mỗi cái 50MW để cấp điện cho bản thân nhà máy; tổng công suất là 22.500MW. Sản lượng điện hàng năm là 87 tỷ kilowatt giờ. Tổng dung tích hồ chứa là 39,3 km3 – trong đó có 22,2 tỷ m3 là để kiểm soát lũ. Đập tràn dài 483m bố trí ở phần giữa đập chính, có 23 cửa xả đáy mỗi cái rộng 79m. Có 22 cửa xả trên mặt đập, mỗi cái rộng 8m. Lưu lượng xả max.116.000 m3/s.
3) So sánh:
Sản lượng điện hàng năm của Tam Hiệp China là 87 tỷ kWh. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN phục vụ toàn Việt Nam năm 2019 là 231 tỷ kWh. Như vậy chỉ cần 3 TH là cấp đủ điện cho toàn VN. Công suất TH 22500MW; Hòa Bình (HB) 1920MW -> lớn gấp 12 lần.
Sản lượng phát điện hàng năm TH 87 tỷ kWh; HB 8,16 tỷ kWh -> lớn gấp 11 lần. Tổng dung tích hồ thủy điện Tam Hiệp 39,3 tỷ m3 ; của Hòa Bình VN là 1,6 tỷ m3; -> lớn gấp 25 lần. (Gần đây, xuất hiện con số khác là HB > 9 tỷ m3. Nếu vậy, TH chỉ lớn hơn 4,4 lần?)
TH có 22 cửa xả ; HB chỉ có 12 cửa xả. TH có 32 tổ máy; HB chỉ có 8 tổ máy. TH có lưu lượng nước về hồ đến 40.000 m3/s. HB có lưu lượng nước về hồ kỷ lục năm 1996 là 22.650 m3/s TH có tổng lưu lượng xả 116.000m3/s; HB chỉ có tổng lưu lượng xả 35.400m3/s
4) Tập đoàn Tam Hiệp: China Three Gorges Corporation (中国长江三峡集团有限公司 Trung Quốc Trường Giang Tam Hiệp Tập đoàn Hữu hạn Công ty). 82 tổ máy của bốn nhà máy trên dòng Dương Tử vận hành toàn bộ lần đầu tiên vào năm 2020 (gồm Tam Hiệp (Sānxiá/三峡), Cát Châu Bá (Gezhouba/葛洲坝), Hoát Lạc Độ (Xiluodu/溪洛渡大坝), và Hướng Gia Bá (Xiangjiaba/向家坝). Tổng công suất 4 nhà máy này là 39.530MW https://www.ctg.com.cn/sxjt/index2/index.html
i) Qua các con số/ dữ liệu, ta có thể thấy, khả năng vỡ đập Tam Hiệp là không thể có hiện nay. Nhưng, nếu trong vài tháng mùa mưa này (7, 8/2020), diễn biến lũ phức tạp, thì chưa biết sẽ thế nào. Hoặc mùa mưa những năm tới có bất thường hơn không. Một sự cố nhỏ có thể gây phá hoại dây chuyền, dẫn đến thảm họa lớn.
ii) Nói tổng quát, chính quyền Trung Cộng muốn làm nên những kỳ tích của triều đại mình. Nhưng, những cuồng vọng đều có giá của nó.
iii) Dân chúng China ở hạ lưu Tam Hiệp vừa được hưởng lợi ích về năng lượng và thủy lợi, nhưng cũng có thể là nạn nhân khốn khổ.
iv) Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã & đang phải chịu hạn mặn, phần lớn gây bởi các đập thủy điện thượng nguồn Mekong. Như vậy, các chính phủ China và 4 nước Ủy hội Sông Mê Công (MRC) phải xem lại cơ chế Lan Thương- MRC như thế nào? Bao giờ? Khi China sẽ phải chịu hậu quả nặng hơn do chính sách phát triển của họ, thì lúc đó, họ có biết nghĩ đến các nước khác không?
v) Tăng trưởng/ phát triển vô hạn, GDP tăng mãi (chủ nghĩa tiêu thụ), có phải là một mục tiêu tốt lành và an toàn không? Chưa chắc. Cần xem lại, ở quy mô toàn cầu!
vi) Tiêu thụ Chánh niệm có là một phương thuốc chữa cho Vietnam và thế giới không? Khi nào? Như thế nào?