Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1063
Toàn hệ thống 2234
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

#CNM365 #CLTVN 9 THÁNG 7
Hoàng Kim và Hoàng Long

CNM365 Tình yêu cuộc sống; #vietnamhoc, #Thungdung; Một niềm tin thắp lửa; Mưa nắng và thời vận; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Bài thơ viên đá thời gian; Cây đời mãi tươi xanh; TTC Group Sen vào hè; Năm tháng đó là em; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Đào Duy Từ còn mãi; Đồng xuân lưu dấu hiền; Ngụ ngôn La Fontaine; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngày 9 tháng 7 năm 1816 Ngày Độc lập tại Argentina (1816); Ngày 9 tháng 7 năm 2011 Ngày Độc lập tại Nam Sudan (2011). Ngày 9 tháng 7 năm 1762, Hoàng hậu Ekaterina II được tôn làm Nữ hoàng Nga, bà là Nữ hoàng trị vì lâu dài nhất của Đế quốc Nga, có đóng góp to lớn trong việc phục hưng Đế quốc Nga thực sự trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ 18. Bài chọn lọc ngày 9 tháng 7: #vietnamhoc, #Thungdung; Một niềm tin thắp lửa; Mưa nắng và thời vận; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Bài thơ viên đá thời gian; Cây đời mãi tươi xanh; TTC Group Sen vào hè; Năm tháng đó là em;Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Đào Duy Từ còn mãi; Đồng xuân lưu dấu hiền; Ngụ ngôn La Fontaine; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-7/

MƯA NẮNG VÀ THỜI VẬN
Hoàng Kim

1

An vui cùng cụ Trạng
Ngày mới Ngọc cho đời
Đường xuân đời quên tuổi
Vui bước tới thảnh thơi

Về với vùng cát đá
An nhiên với chính mình
Vui về với ruộng đồng
#Dayvahoc#Thungdung

2

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước Đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm
Ngắm nhìn non nước đổi (*)
Thung dung giấc ngủ ngon
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !”

3

Gia Cát Mã Tiền Khóa,
Trạng Trình dưỡng sinh thi

4

Kim Notes lắng ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng)

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm:
Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu.
Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu.
Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu.
Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ.
Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!

5
Đồng xuân lưu dấu hiền;
Đào Duy Từ còn mãi
Báu vật nơi đất Việt
Bên suối một nhành mai

 

 

Mưa: Trời vẫn mưa và dần nặng hạt lên Tổ quốc ướt, anh khô làm sao nổi; thơ Nguyễn Lâm Cẩn). Trời mưa rây rây hạt Mình trồng cây tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người; thơ Hoàng Kim; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

 

 

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ
Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

 

 

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

 

 

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi

Ta trồng cây đức để đời mai sau”

 

 

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

Thảnh thơi nhàn sau mùa gặt hái
Dẫu đầy trời còn mưa bay
Ta thì quen tháng đợi
Người vẫn lạ năm chờ
Thoáng chốc nhịp thời gian gõ cửa

Hè qua là Thu tới
Đông về đêm trở lạnh
Người ngoan ngày việc nhiều
Biết nhân quả thành công trời tạo nghiệp
Hiểu chí thiện phước đức đất nuôi bền

Đường Xuânkhát khao xanh mãi
Cuộc đời phúc lưu hương
Cuối dòng sông là biển
Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chuyen-dong-dao-cho-em-3.jpg

 

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim


Giữ trong sáng tiếng Việt
Ca dao lọc tinh hoa
Dân ca truyền di sản
Đồng dao lời tháng năm

Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Trần Khánh Dư “Bán than”
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài

Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói
Ca dao Việt “Cày đồng”
Tiếng Việt lung linh sáng

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tieng-viet-lung-linh-sang/

 

 

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim

Ta vui hòa nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

 

 

Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Đường Huyền Trân Công Chúa
Nam tiến của người Việt
Hoa Đất thương lời hiền

 

 

Người ta hoa đất
An nhàn vô sự là tiên
Thung dung cỏ hoa
Thế giới người hiền

Điền trúc măng ngon
Hôm qua chăm mai
Sớm nay hái nấm
Chiều về thu măng.

Thung dung thanh nhàn
Sống giữa thiên nhiên
Đọc bài cho em
Vui cùng bạn quý

Đọc sách dọn vườn
Lánh chốn bon chen
Thảnh thơi cuộc đời
Chơi cùng hoa cỏ.

Xưa lên non Yên Tử
Mang lộc trúc về Nam
Nay đến chốn thung dung
Vui nhởn nhơ hái nấm.

Ơn Thầy Ơn Bạn
Lộc xuân cuộc đời
Thung dung
Hoa Lúa
Phúc hậu, an nhiên,

Minh triết, tận tâm
Hoa NgườiHoa Đất
Làm ngọc cho đời
Đạo ẩn vô danh.

*

Mình là hoa của đất
Ươm mầm xanh cho đời.
Gieo yêu thương hi vọng
Gặt hái những niềm vui.

Thấm thoắt bao xuân qua
Cùng nhau từ thuở ấy
Lộc muộn ngày hôm nay
Nhớ buổi đầu gieo cấy.

Hàng trăm ngàn hec ta
Bội thu từ giống mới .
Nhìn bà con hân hoan
Đường trần vui quên mỏi.

*

Nhà Trần trong sử Việt
Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Chuyện cổ tích người lớn

Về với vùng văn hóa
Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Trà sớm thương người hiền

Việt Nam con đường xanh

*

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung hòa nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
Thanh nhàn vô sụ là tiên

*

Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.

Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-dat-thuong-loi-hien/

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương ngọc cho đời
Tự do ngời tâm đức

Ăn cháo nói càn khôn

 

 

NGHE KHÚC HÁT HÁI SEN
Hoàng Kim

Nghe ‘Khúc hát hái sen’ *
Ngẫm phim hay Chu Phỉ
Ức Trai tâm tựa Ngọc
Ngày mới Ngọc cho đời

Đỗ Phủ thương đọc lại
Đặng Dung thơ Cảm hoài
Thăm thẳm câu chuyện ảnh
Đồng xuân lưu dấu hiền

Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Mai Hạc vầng trăng soi.

Đường xuân theo chân Bác
Việt Nam con đường xanh

 

 

(*) xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nghe-khuc-hat-hai-sen/ .

Tiếng Việt lung linh sáng
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương ngọc cho đời
Tự do ngời tâm đức

Ăn cháo nói càn khôn
Chuyện cổ tích người lớn

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là loi-dan-lai-cua-duc-thanh-tran.jpg

 

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim

Hoa Đất thương lời hiền;
Lời dặn của Thánh Trần;
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;
Đặng Dung thơ Cảm hoài;

Ngày xuân đọc Trạng Trình;
Nguyễn Du trăng huyền thoại;
Tô Đông Pha Tây Hồ;
Kim Dung trong ngày mới;

Đào Duy Từ còn mãi
Đồng xuân lưu dấu hiền;
Đỗ Phủ thương đọc lại;
Châu Văn Tiếp Phú Yên;

Nha Trang và A. Yersin;
Cao Biền trong sử Việt;
Nguyễn Hiến Lê sao sáng;
Thương Kim Thiếp Vũ Môn;

A Na bà chúa Ngọc;
An Viên Ngọc Quan Âm;
Chuyện cổ tích người lớn;
Chuyện đồng dao cho em

CNM365 Tình yêu cuộc sống
27 đường link liên kết

Nguồn:
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-co-tich-nguoi-lon/

Lời dặn của Thánh Trần là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Đọc lại thật sâu sắc. Tôn tử binh pháp thiên thứ nhất, trang đầu là “Tính toán”. Tôn Tử nói: Chiến tranh là việc lớn quốc gia, là việc sống chết của nhân dân, là sự mất còn của một nước, không thể không xem xét cẩn thận. Cho nên phải cân nhắc năm yếu tố, phải tính toán, so đo mà tìm hiểu thực tình của đôi bên: Thứ nhất là đạo nghĩa; thứ hai là thời trời; thứ ba là địa lợi; thứ tư là chủ tướng; thứ năm là pháp chế. Chỉ nói đến trí thức tinh hoa, tinh thần ái quốc và sức mạnh toàn dân thì chỉ mới tính toán so đo thứ nhất là đạo nghĩa. Chỉ nói đến tài năng và tôn vinh cụ thể một con người như Napoleon chẳng hạn thì chỉ mới tính toán so đo thứ tư là chủ tướng. Chính vì vãy Napoleon khi thua trận bị nhốt ngoài đảo mới thốt lên: Tiếc thay trước đây ta chưa đọc sách này (Tôn Tử binh pháp)

 

 

#CNM365 #CLTVN 9 THÁNG 7
Hoàng Kim và Hoàng Long

CNM365 Tình yêu cuộc sống; #vietnamhoc, #Thungdung; Một niềm tin thắp lửa; Mưa nắng và thời vận; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Bài thơ viên đá thời gian; Cây đời mãi tươi xanh; TTC Group Sen vào hè; Năm tháng đó là em; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Đào Duy Từ còn mãi; Đồng xuân lưu dấu hiền; Ngụ ngôn La Fontaine; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngày 9 tháng 7 năm 1816 Ngày Độc lập tại Argentina (1816); Ngày 9 tháng 7 năm 2011 Ngày Độc lập tại Nam Sudan (2011). Ngày 9 tháng 7 năm 1762, Hoàng hậu Ekaterina II được tôn làm Nữ hoàng Nga, bà là Nữ hoàng trị vì lâu dài nhất của Đế quốc Nga, có đóng góp to lớn trong việc phục hưng Đế quốc Nga thực sự trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ 18. Bài chọn lọc ngày 9 tháng 7: #vietnamhoc, #Thungdung; Một niềm tin thắp lửa; Mưa nắng và thời vận; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Bài thơ viên đá thời gian; Cây đời mãi tươi xanh; TTC Group Sen vào hè; Năm tháng đó là em;Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Đào Duy Từ còn mãi; Đồng xuân lưu dấu hiền; Ngụ ngôn La Fontaine; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-7/

MƯA NẮNG VÀ THỜI VẬN
Hoàng Kim

1

An vui cùng cụ Trạng
Ngày mới Ngọc cho đời
Đường xuân đời quên tuổi
Vui bước tới thảnh thơi

Về với vùng cát đá
An nhiên với chính mình
Vui về với ruộng đồng
#Dayvahoc#Thungdung

2

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước Đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm
Ngắm nhìn non nước đổi (*)
Thung dung giấc ngủ ngon
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !”

3

Gia Cát Mã Tiền Khóa,
Trạng Trình dưỡng sinh thi

4

Kim Notes lắng ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng)

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm:
Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu.
Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu.
Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu.
Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ.
Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!

5
Đồng xuân lưu dấu hiền;
Đào Duy Từ còn mãi
Báu vật nơi đất Việt
Bên suối một nhành mai

 

 

Mưa: Trời vẫn mưa và dần nặng hạt lên Tổ quốc ướt, anh khô làm sao nổi; thơ Nguyễn Lâm Cẩn). Trời mưa rây rây hạt Mình trồng cây tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người; thơ Hoàng Kim; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

 

 

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ
Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

 

 

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

 

 

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi

Ta trồng cây đức để đời mai sau”

 

 

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

Thảnh thơi nhàn sau mùa gặt hái
Dẫu đầy trời còn mưa bay
Ta thì quen tháng đợi
Người vẫn lạ năm chờ
Thoáng chốc nhịp thời gian gõ cửa

Hè qua là Thu tới
Đông về đêm trở lạnh
Người ngoan ngày việc nhiều
Biết nhân quả thành công trời tạo nghiệp
Hiểu chí thiện phước đức đất nuôi bền

Đường Xuânkhát khao xanh mãi
Cuộc đời phúc lưu hương
Cuối dòng sông là biển
Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chuyen-dong-dao-cho-em-3.jpg

 

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim


Giữ trong sáng tiếng Việt
Ca dao lọc tinh hoa
Dân ca truyền di sản
Đồng dao lời tháng năm

Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Trần Khánh Dư “Bán than”
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài

Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói
Ca dao Việt “Cày đồng”
Tiếng Việt lung linh sáng

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tieng-viet-lung-linh-sang/

 

 

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim

Ta vui hòa nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

 

 

Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Đường Huyền Trân Công Chúa
Nam tiến của người Việt
Hoa Đất thương lời hiền

 

 

Người ta hoa đất
An nhàn vô sự là tiên
Thung dung cỏ hoa
Thế giới người hiền

Điền trúc măng ngon
Hôm qua chăm mai
Sớm nay hái nấm
Chiều về thu măng.

Thung dung thanh nhàn
Sống giữa thiên nhiên
Đọc bài cho em
Vui cùng bạn quý

Đọc sách dọn vườn
Lánh chốn bon chen
Thảnh thơi cuộc đời
Chơi cùng hoa cỏ.

Xưa lên non Yên Tử
Mang lộc trúc về Nam
Nay đến chốn thung dung
Vui nhởn nhơ hái nấm.

Ơn Thầy Ơn Bạn
Lộc xuân cuộc đời
Thung dung
Hoa Lúa
Phúc hậu, an nhiên,

Minh triết, tận tâm
Hoa NgườiHoa Đất
Làm ngọc cho đời
Đạo ẩn vô danh.

*

Mình là hoa của đất
Ươm mầm xanh cho đời.
Gieo yêu thương hi vọng
Gặt hái những niềm vui.

Thấm thoắt bao xuân qua
Cùng nhau từ thuở ấy
Lộc muộn ngày hôm nay
Nhớ buổi đầu gieo cấy.

Hàng trăm ngàn hec ta
Bội thu từ giống mới .
Nhìn bà con hân hoan
Đường trần vui quên mỏi.

*

Nhà Trần trong sử Việt
Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Chuyện cổ tích người lớn

Về với vùng văn hóa
Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Trà sớm thương người hiền

Việt Nam con đường xanh

*

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung hòa nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
Thanh nhàn vô sụ là tiên

*

Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.

Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-dat-thuong-loi-hien/

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương ngọc cho đời
Tự do ngời tâm đức

Ăn cháo nói càn khôn

 

 

NGHE KHÚC HÁT HÁI SEN
Hoàng Kim

Nghe ‘Khúc hát hái sen’ *
Ngẫm phim hay Chu Phỉ
Ức Trai tâm tựa Ngọc
Ngày mới Ngọc cho đời

Đỗ Phủ thương đọc lại
Đặng Dung thơ Cảm hoài
Thăm thẳm câu chuyện ảnh
Đồng xuân lưu dấu hiền

Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Mai Hạc vầng trăng soi.

Đường xuân theo chân Bác
Việt Nam con đường xanh

 

 

(*) xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nghe-khuc-hat-hai-sen/ .

Tiếng Việt lung linh sáng
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương ngọc cho đời
Tự do ngời tâm đức

Ăn cháo nói càn khôn
Chuyện cổ tích người lớn

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là loi-dan-lai-cua-duc-thanh-tran.jpg

 

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim

Hoa Đất thương lời hiền;
Lời dặn của Thánh Trần;
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;
Đặng Dung thơ Cảm hoài;

Ngày xuân đọc Trạng Trình;
Nguyễn Du trăng huyền thoại;
Tô Đông Pha Tây Hồ;
Kim Dung trong ngày mới;

Đào Duy Từ còn mãi
Đồng xuân lưu dấu hiền;
Đỗ Phủ thương đọc lại;
Châu Văn Tiếp Phú Yên;

Nha Trang và A. Yersin;
Cao Biền trong sử Việt;
Nguyễn Hiến Lê sao sáng;
Thương Kim Thiếp Vũ Môn;

A Na bà chúa Ngọc;
An Viên Ngọc Quan Âm;
Chuyện cổ tích người lớn;
Chuyện đồng dao cho em

CNM365 Tình yêu cuộc sống
27 đường link liên kết

Nguồn:
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-co-tich-nguoi-lon/

Lời dặn của Thánh Trần là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Đọc lại thật sâu sắc. Tôn tử binh pháp thiên thứ nhất, trang đầu là “Tính toán”. Tôn Tử nói: Chiến tranh là việc lớn quốc gia, là việc sống chết của nhân dân, là sự mất còn của một nước, không thể không xem xét cẩn thận. Cho nên phải cân nhắc năm yếu tố, phải tính toán, so đo mà tìm hiểu thực tình của đôi bên: Thứ nhất là đạo nghĩa; thứ hai là thời trời; thứ ba là địa lợi; thứ tư là chủ tướng; thứ năm là pháp chế. Chỉ nói đến trí thức tinh hoa, tinh thần ái quốc và sức mạnh toàn dân thì chỉ mới tính toán so đo thứ nhất là đạo nghĩa. Chỉ nói đến tài năng và tôn vinh cụ thể một con người như Napoleon chẳng hạn thì chỉ mới tính toán so đo thứ tư là chủ tướng. Chính vì vãy Napoleon khi thua trận bị nhốt ngoài đảo mới thốt lên: Tiếc thay trước đây ta chưa đọc sách này (Tôn Tử binh pháp) và Cụ Hồ trước khi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã nghiền ngẫm dịch Tôn Tử binh pháp, học lại thật kỹ Lịch sử Việt Nam và chọn nơi khởi binh ở làng Quốc Tuấn. .

Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
* (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

Bảy phép sau đây để biết người

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.
Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.
Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.
Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình; xem tiếp… Lời dặn của Thánh Trần;

 

2017-11-01_YenTu

 

 

Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính

Hồ Chí Minh với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1961, ảnh tư liệu PCT

 

Chuyện cổ tích người lớn
CỤ NGUYỂN ĐĂNG MẠNH VIẾT VỀ BÁC HỒ
Hoàng Kim


Cụ Mạnh viết về Bác Hồ ở Chương 7 “Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” thật hay. Tôi thường đọc lại. Nghề văn sử thời nay, chép đầy ắp tư liệu hay và thật như vậy, là thật giỏi và khéo lắm.
Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi trong Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian cuối sách có ghi: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN  vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”.

CỤ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH VIẾT VỀ BÁC HỒ
(Trích Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, chương Bảy)

Tôi được tận mắt thấy Hồ Chí Minh hai lần.

Lần thứ nhất sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám năm 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp 2 ở trường Hàn Thuyên.

Một hôm được tin Hồ chủ tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ chủ tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.

Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin xã, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.

Ðợi một lúc thì có một chiếc xe ô tô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng.

Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo Kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô, “Hồ chủ tịch muôn năm !”

Ðứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn – ấn tượng của tôi về Hồ chí Minh là như thế.

Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt đông khá mạnh. Ðã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính Quốc dân đảng và Vệ quốc đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.

Lần thứ hai tôi được thấy Hồ chủ tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Ðại học sư phạm Vinh.

Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.

Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre- có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người:

_ Ðảng Lao Ðộng Việt Nam muôn năm !

_ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà muôn năm !

Ông Hồ vung tay rất cao.

Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba:

_ Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm !

Ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống.

Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy.

Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.

Hồ Chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chuyện lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ, “Thanh cậy thế, Nghệ cậy..”thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại, “cậy thần “là cậy thần nào, thần Hồ Chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.

Năm 1969, tôi chuyển ra công tác ở trường Ðại học Sư phạm Hà nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ Chí Minh như Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, Họa sĩ Diệp Minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật Ký Trong Tù.

Ông Hồ về Pắc Bó đầu năm 1941 ngày 28/1. Tháng 8/1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.

Ông Lê Quảng Ba cùng đi với ông Hồ. Ðến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê Quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Ðể động viên người đồng hành với mình, ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh Phụ Ngâm. Vừa kể vừa giảng. Té ra xa nước ba mươi năm Hồ Chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh Phụ Ngâm.

Nhưng Lê Quảng Ba càng đi càng đau. Ðến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên Dương Ðào- tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Ðến xã Túc Vinh, huyện Ðức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (Ngày 27- 8- 1942)

Không phải ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ Chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tàu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở Pắc Bó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.

Nhưng cảnh sát Tàu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế ! Ðiều này tác giả Ngục Trung Nhật Ký cũng đã nói rõ trong thơ của mình:

Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
(Ðường đời hiểm trở)

Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung
(Ði Nam Ninh)

Các vị lãnh đạo Ðảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tàu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn Ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra.

Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ Chí Minh sang chế độ nhà tù khác. Trong Nhật Ký Trong Tù, bài Bốn Tháng có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cùng cực khổ của ông Hồ, “Sống khác loài người vừa bốn tháng. Tiều tụy còn hơn mười năm trời.”

Chuyển sang chế độ nhà tù mới, ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng Giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Ðiều này ông Trần Dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Ðiều đáng chú ý là, Nhật Ký Trong Tù có tất cả 113 bài tuyệt cú thì bài Bốn Tháng Rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm “Tam dân chủ nghĩa “của Tôn Trung Sơn, đọc sách của Tưởng Giới Thạch tặng “Trung quốc đích mệnh vận”

Nguyên bản Nhật Ký Trong Tù đâu chỉ có thơ, ở cuối tập Nhật Ký còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Ðộc báo lan.

Mới biết, viết bài Mở đầu (Khai Quyển) Nhật Ký Trong Tù, Hồ Chí Minh đã nói thật lòng mình:

Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vưà ngâm vừa đợi đến ngày tự do

Hồ Chí Minh được bọn Tàu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước.

Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật Ký Trong Tù, Hồ chí Minh gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm cục chính trị đệ tứ chiến khu) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12- 1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối.

Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá độc hiểm:

“Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh “

Ông Hồ xin đối :

“Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách “

Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi “Ðối hay lắm “.Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói, “Hồ tiên sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục “

Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điêụ Nga-la-tư, một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.

Trong Nhật Ký Trong Tù và hồi ký Vưà Ði Ðường Vừa Kể Chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù, “chân mềm như bún “, đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhảy điệu Nga- la – tư?

Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt. (Cho nên mới có chuyện ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê. Khoảng giữa tháng 9- 1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:

Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc lộ Tây phong lĩnh
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường, vừa kể chuyện)

Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp trong tập hồi ký Những Chặng Ðường Lịch Sử cho biết, “Bữa đó tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Ðồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:

_ Anh xem có đúng là chữ của Bác không?

Ðó là một tờ báo ở Trung quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ của Bác. Bác viết, “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác, ở bên này bình an.

Phiá dưới lại có một bài thơ “

Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9- 1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12- 1943)

Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong cuộc liên hoan tiễn cụ Hồ về nước, hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.

Về tập Nhật Ký Trong Tù, có người nói ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.

Ngày 16- 9- 1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật Ký Trong Tù vẫn được ông giữ cẩn thận.

Ngày 14 – 9 – 1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lãm cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu. Ông Hồ nói, “Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng. “Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bày ở phòng “Ngọn đuốc soi đường của Ðảng Cộng sản Ðông Dương “.

Nhật Ký Trong Tù hiện được lưu trữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.

Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết Họa sĩ Diệp Minh Châu từng sống với Hồ chủ tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp họa sĩ ở nhà riêng.

Hai vợ chồng cùng là họa sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Ðất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân…bằng đất sét.

Cách trò chuyện của Diệp Minh Châu cũng vậy. Chuyện nọ xọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.

Ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ Chí Minh.

Diệp Minh Châu ở với Hồ chủ tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội họa, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ chủ tịch.

Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo, “Chú cứ ăn trước đi “Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với họa sĩ, “Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm chủ tịch nước, khổ lắm ! “

Diệp Minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Ðông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chuyên chính. Ông Phạm Văn Ðồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên xô): năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp, ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).

Ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vưà câu vưà trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật Ký Trong Tù : “Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ “. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật Ký Trong Tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi (Trong cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện,ông đã nói như thế).

Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng, phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.

Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Ðại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên Văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ,oai phong. Cô khoe vưà được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Ðến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ.

Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị chủ tịch nước là, “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi.”

Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.

Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoievsky trong cuốn “Anh em nhà Karamadôp “: “Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều lúc tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (..) thế nhưng tôi lại không thể sống chung với bất kỳ ai trong một căn phòng.”. Ðó là loại người mà Dostoievsky gọi là chỉ có “tình yêu mơ mộng “chứ không có tình yêu thực sự.

Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.

Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn, vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói, “Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ “.

Hồ Chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người. Hồi kháng chiến chống Pháp, Họa sĩ Dương Bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt. (Chắc là Duơng Bích Liên thích vẽ Hồ chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương Bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Duơng Bích Liên đã đi rồi. Hồ chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời họa sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.

Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường. Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ chí Minh cũng phải “diễn “những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không thích làm thánh nhân chút nào. Thí dụ, mệt cũng muốn nghỉ. Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm ! “, ông nói, “Hồ Chí Minh chỉ muốn nằm ! “

Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc lá nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ.

Họa sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi. (Người ta nuôi một con bò để lấy sưã cho ông.)

Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ- hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.

Hà Huy Giáp : một hôm linh mục Phạm Bá Trực gặp ông Hồ, bảo ông là surnature (phi thường). Ông Hồ nói,”Chúng mình là contrenature (bất bình thường)”.

Hà Huy Giáp có một thời gian ở gần Hồ chủ tịch. Ông kể lại chuyện hồi năm 1950, ông mới lấy vợ được một năm thì bị điều ra công tác tại Việt Bắc và ở với cụ Hồ. Ông hỏi ông Hồ, “Sao Bác không lấy vợ mà chịu được?”Ông Hồ nói, “Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi, Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Ðừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần aó vải. Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Ðể khỏi “nhàn cư vi bất thiện”.

Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của cụ Hồ.

Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết gì thêm về Hồ Chí Minh, ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Ði guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi, “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”.

Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế : để râu dài, áo cánh lụa. Ði guốc. Cầm quạt phe phẩy…

Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.

Về chuyện làm thơ của Hồ Chí Minh, tôi vẫn cho rằng ông Hồ có ý thức sáng tác hai loại : một là loại thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh họa đường lối chính trị. Những bài thơ chúc tết, mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Loại này ông cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho cách mạng.

Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã cố tình phê phán tôi về sự phân biệt này: thơ Bác Hồ, thơ nào chả là thơ nghệ thuật và thơ Bác là thơ cách mạng sao lại bảo là để giải trí.

Tôi cho rằng chính cụ Hồ có ý thức phân biệt như vậy.

Người ta thường kể chuyện này để ca ngợi đức tính giản dị, khiêm tốn của cụ Hồ khi làm những bài thơ tuyên truyền, cụ Hồ thường chuyển cho nhiều người xem, kể cả chú liên lạc, để nhờ góp ý sữa chữa cho thật dễ hiểu, dễ nhớ đối với mọi người. Thế là thơ tuyên truyền chứ còn gì nữa. Tuyên truyền thì cốt nhất là mọi người đều dễ hiểu, dễ nhớ, thế thôi. Nghệ thuật gì mà.

(đọc thêm BBCVietnamese.com: Xung quanh ‘Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh‘)

 

 

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim


Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp BÀ CHÚA NGỌC dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

 

 

CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI
Hoàng Kim

Tháng bảy mưa ngâu
Đất trời vừa cuối hạ
Sen hồng tươi đẹp quá
Sông xanh thao thiết hoài…

Ôi dòng sông quê hương
Gió mù sương đầy núi
Em nguyện làm
bến đợi
Anh ước là
sông Thương

Mình tỉnh thức tháng năm
Nhà tôi mùa quả chín
Cuối dòng sông là biển
Cây đời mãi xanh tươi

Hoàng Kim

 

 

TTC GROUP SEN VÀO HÈ

Sen vào hè tháng Bảy
Bạn cũ mừng gặp nhau
Thơ Nhạc Anh và Em
Chuyện đời vui nhìn lại.

Bạn tắm mát đời tôi
Bởi những điều giản dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.

Năm tháng đó là em
Thầy bạn trong đời tôi
Trường tôi nôi yêu thương
Một niềm tin thắp lửa.

 

 

Sen vào hè
NĂM THÁNG ĐÓ LÀ EM
24 tiết khí lịch nhà nông

Hoàng Kim

9 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
Việt Thường La Bàn Ví Dặm Ân Tình
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

 

 

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

 

 

Sen vào hè

 

 

NGUYÊN NGỌC VỀ TÂY NGUYÊN
Hoàng Kim

Tôi có chút ghi chép
Nguyên Ngọc về Tây Nguyên
‘Tản mạn nhớ và quên’
‘Bạn bè tôi ở đó’

‘Rừng Xà Nu’, ‘Đất Quảng’
‘Đường chúng ta đi’ hoài
‘Lắng nghe cuộc sống’ gọi
Cụ làm
ngọc cho đời.

Thung dung ngày nắng hạ
Chuyển mùa ngắm mưa rơi
Cuối dòng sông là biển
Cây đời mãi xanh tươi

 

 

Hoàng Kim bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

 

 

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15174
Nhập ngày : 09-07-2022
Điều chỉnh lần cuối : 09-07-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007