Số lần xem
Đang xem 1168 Toàn hệ thống 1813 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Lung thay lời Ban Liên lạc Mạc tộc tuyên bố: “Vào năm 2017 (1697 – 2017) này, tác phẩm lịch sử “Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên” con đẻ của chế độ quân chủ (cung vua – phủ chúa) Lê Trịnh tròn 300 tuổi. Lịch sử nhà Mạc ra đời từ những trang sử ấy, những trang viết này là sản phẩm tư tưởng, quan điểm chính trị do một thể chế quân chủ mới (bình mới rượu cũ) “thắng cuộc” biên chép về bên “thua cuộc” là nhà Mạc. Suốt 300 năm qua chưa từng xuất hiện một nghiên cứu nào phân tích kĩ lưỡng nội dung mang tính cảnh báo: Coi chừng sẽ xuất hiện “lịch sử nhận thức” nhằm vào lịch sử nhà Mạc từ phía giới chuyên môn. Trừ một bài viết ngắn của giáo sư sử học Hà Văn Tấn có nhắc tới tính thực dụng soạn sử của Phạm Công Trứ. Xin hãy trả lại sự thật lịch sử chân chính của nhà Mạc đó là đòi hỏi từ thực tiễn, lẽ công bằng tự nhiên và là mệnh lệnh của cuộc sống, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập toàn diện của đất nước chúng ta.
Tác giả Nguyễn Xuân Lung thay lời Ban Liên lạc Mạc tộc kiến nghị:
“1) Viết lại lịch sử nhà Mạc: Bằng việc tổ chức một hội đồng các nhà sử học có “tâm” có “tài” khai thác hết các tài liệu sử học có thể có trong nước, nước ngoài để định hướng cách viết mới khách quan và trung thực về lịch sử nhà Mạc.
2) Xin chấm dứt sử dụng những giáo trình giảng dạy tại các trường đại học trong nước như cách viết của các ông Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Phan Khoa hay nội dung giảng dạy của một số tác giả nữ: Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thị Thế Bình. Trong sách “Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử lớp 10”, trong các cấp học phổ thông.
3) Xin chấm dứt những trang viết không đủ độ “chín” như bài viết của PGS TS. Trần Thị Băng Thanh trên công luận về nhà Mạc.
4) Xin dừng phổ cập các bài viết thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức, tư cách con người như trường hợp: Hoàng Thiếu Phủ vv.
5) Xin chấm dứt những bài báo giấy, báo điện tử khai thác những tư liệu dập khuôn sử cũ để viết về lịch sử nhà Mạc, vẽ tranh châm biếm, dựng truyện, dựng tuồng, chèo, khai thác những tình tiết phản cảm về vị vua thứ 5 nhà Mạc: Mạc Mậu Hợp”.
Bản tuyên bố là có căn cứ khoa học với sự kiện lịch sử trung thực, Kiến nghị sự công tâm khách quan giải mã”.
Ngày 12 tháng 7 năm 1527, Lê Cung Hoàng ra chiếu nhường ngôi hoàng đế cho Mạc Đăng Dung, kết thúc triều Lê sơ và mở đầu triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. Mạc Triều mở đầu từ đó trãi ba thời kỳ, tổng cộng là 156 năm, trong đó ở Thăng Long 1527-1592 và ở Cao Bằng 1593 -1683. Mạc triều thay thế triều Lê sơ là một tất yếu lịch sử và đã để lại những dấu ấn nổi bật về tiến bộ xã hội.
Hình thế đất Việt khoảng năm 1590: Lãnh thổ nằm trong tầm kiểm soát của nhà Mạc xanh lục và nhà Lê trung hưng xanh lam. Mạc Triều ngoài các vị vua danh tiếng như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh còn có những danh thần tài đức lỗi lạc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn,… Mạc triều là một vương triều chính thống trong sử Việt nhưng lâu nay việc đánh giá còn thiên lệch, thiếu khách quan do nhận thức, ý thức hệ và sự thừa kế sử liệu chưa công bằng. Bài này đúc kết các thông tin nghiên cứu và trao đổi về Mạc triều trong sử Việt, nhằm góp phần phục thủy sự thật lịch sử để hậu thế đánh giá công bằng hơn và rút ra những được những bài học thấm thía hơn đối với những nhân vật lịch sử. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng.”
HOÀNG CHI MẠC TỘC VÀ CAO BẰNG
Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ.
Những ngày đầu xuân nay (2018) sau 426 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), chúng ta ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Chùm ảnh trong bài: Linh Giang dòng sông quê hương nơi ven sông có mộ tổ tiên Hoàng chi Mạc tộc (ảnh Hoàng Kim); Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung tiếp sứ Minh (ảnh trong sách cổ nguồn Wikipedia); Nguồn Son tới Phong Nha (ảnh Hoàng Kim ban mai trên sông Son vào Phong Nha) Linh Giang dòng sông quê hương (ảnh Hoàng Kim ngã ba sông Son và Rào Nậy) ; Ban Mai trên sông Nhật Lệ ảnh Bu Lu Khin).
Nhà thơ Hoàng Gia Cương, hậu duệ dòng đích nhà Mạc giới thiêu khái quát về nguồn gốc Mạc tộc
TÌM VỀ NGUỒN CỘI Hoàng Gia Cương
Tìm về Lũng Động, Cổ Trai (1)
Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông
Biển gom nước vạn dòng sông
“Thập tam thế hậu… nhi đồng” là đây! (2)
Qua bao giông bão, tháng ngày
Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng
Vẫn là cha, vẫn là ông
Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!
Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây
Trăm phương như nước như mây tụ nguồn
Gốc còn trên đất Hải Dương
Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.
Ta về tìm lại Tổ tiên
Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành
Hương dâng là nghĩa là tình
Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.
Cúi mình trước đấng Tổ Tông
Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !
1) Lũng Động thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là quê của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi; Cổ Trai thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng là quê của Hoàng đế Mạc Đăng Dung.
2) Sau khi vương triều Mạc bị diệt, con cháu li tán phải đổi thành nhiều họ khác nhau. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/ Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng”
Ông Phạm Đức Hải với bài thơ “Phục thủy” tựa đề lấy từ ý của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, với các dẫn liệu lịch sử minh chứng vận Trời thế nước để hậu thế thấu hiểu Mạc triều và cắt nghĩa vì sao Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ứng xử như vậy.
PHỤC THỦY Phạm Đức Hải
Ai đã nghe sấm trạng Trình
Xin mời đến đất Dương kinh thăm đền
cho dù khác họ ,chưa quen
“thập tam thế hậu…”anh em một nhà
cùng từ họ Mạc mà ra
ngày xưa Quốc sử ngợi ca hết lời:
“Ra đường không nhặt của rơi”
“cửa không cần đóng…”,”trộm thời bặt tăm…”
đắm chìm suốt bốn trăm năm
đao xưa Thái Tổ vẫn cầm còn đây
Phò ba vua ,dạ thẳng ngay
để rồi phải chịu tội này: cướp ngôi
chiếu nhường vị vẫn đấy thôi
sử gia đã chép : lòng người hướng theo…
xuất thân từ cảnh đói nghèo
quý từng tấc đất ,thương yêu đồng bào
trọng hiền tài, giỏi ngoại giao
suốt thời Nhà Mạc, giặc nào sang đâu
nhiều đời Trịnh, Nguyễn đánh sau
chỉ vì tham lợi, quên câu “vận Trời”
mấy trăm năm, bấy nhiêu đời…
Gương trong “phục thủy” để rồi thêm trong
thắp hương khấn với tổ tông
cũng xin một nén vái ông: Trạng Trình (*)
Phạm Đức Hải ĐT: 0986668160 Lỗi Sơn, Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình
NHỚ THẦY TÔN THẤT TRÌNH Quỷ học bổng Tôn Thất Trình lan tỏa những giá trị tốt đẹp
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Công tác Sinh viên thông tin:về việc Trao tặng 1.600 USD cho 04 sinh viên khoa Nông học từ Quỹ học bổng GS. Tôn Thất Trình vào sáng ngày 12 tháng 4, Thầy TS. Trần Đình Lý Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU): Trích bức thư của GS Tô Phúc Tường (cựu giáo chức NLU) gửi Ban Giám Hiệu (kèm theo); Quỷ học bổng GS Tôn Thất Trình do nhóm học trò và gia đình thầy Trình thành lập đang góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tăng thêm nguồn động lực cho sinh viên, nhất là sinh viên học ngành nông nghiệp có cơ hội học tập, nghiên cứu và cống hiến cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nước nhà;xem thêmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-ton-that-trinh/
GS Tôn Thất Trình từng kinh qua các chức vụ: Giám đốc CĐ Nông Lâm Súc Sài Gòn, Tổng Trưởng Bộ Canh Nông & Cải cách Điền Địa, Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế (FAO)
Trần Đình Lý Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU): Trích bức thư của GS Tô Phúc Tường (cựu giáo chức NLU) gửi Ban Giám Hiệu :
“Các em thân mến,
Trong vài tháng qua, Sài Gòn sống trong tình trạng “giản cách xã hội” vì tình hình Covid. Tôi theo dõi và biết được nhà Trường đã chăm lo đời sống cho các em sinh viên ở cư xá trường rất chu đáo. Xin gữi lời khen ngợi các em và chúc các em, nhà Trường cũng như toàn xã hội qua được giai đoạn khó khăn này.
Như các em đã biết và các nguồn tin của Trường Đại Học Nông Lâm cũng đã thông báo, GS Tôn Thất Trình đã từ trần vào tháng 7 vừa qua. GS Tôn Thất Trình đã từng làm giáo sư lâu năm và Giám Đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc (tiền thân của Đại Học Nông Lâm) vào nhũng năm 1964-1967, trước khi làm Bộ Trưởng Canh Nông và Cải Cách Điền Địa thời Việt Nam Cộng Hoà. Tôi biết ĐHNL luôn trân trọng và kính yêu GS Tôn Thất Trình qua bài viết về GS trong Kỷ Yếu của nhà Trường.
Gần đây, một số học trò cũ (trạc tuổi tôi, U80) của GS Trình, phần lớn là các anh chị trong ban giảng huấn của Khoa Nông Học ĐH Nông Lâm Súc trong những thập kỷ 60-70, có ý định tổ chức giải thưởng GS Tôn Thất Trình hàng năm cho một số sinh viên ưu tú. Các anh chị nhờ tôi liên lạc với nhà Trường để biết các thủ tục cần làm và xin nhà Trường tư vấn để việc tổ chức giải thưởng này được thành công.
Tôi xin chuyển đến các em lá thư dưới đây của Bà Trần Kiều Nga, đại diện nhóm, gửi cho tôi để các em biết nội dung của giải thưởng và những vấn đề nhóm cần được nhà Trường tư vấn. Tôi nghĩ tốt nhất là các em trao đổi mọi vấn đề trực tiếp với bà Trần Kiều Nga.
Xin cám ơn các em. Tôi xin chúc việc tổ chức giải thưởng GS Tôn Thất Trình thành công.
Xin chúc các em khỏe, bình an và nhà Trường đạt được nhiều thành tựu mới..
Trao tặng 1.600 USD cho 04 sinh viên khoa Nông học từ Quỹ học bổng GS. Tôn Thất Trình
(NLU, Phòng Công tác sinh viên. Nguồn: Lệ Hằng). Sáng ngày 12/04, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM phối hợp với Quỹ học bổng GS. Tôn Thất Trình” tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên.
Tham dự buổi Lễ có TS. Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, ThS. Đặng Kiên Cường – Trưởng phòng Công tác Sinh viên, TS. Nguyễn Duy Năng – Trưởng khoa Nông học, TS. Trần Văn Lợt – Phó trưởng khoa Nông học, ThS. Nguyễn Văn Phu – giảng viên – Trợ lý quản lý sinh viên, đại diện Ban cán sự, Ban chấp hành chi đoàn các lớp thuộc Khoa Nông học và sinh viên nhận học bổng.
Phát biểu tại Lễ trao học bổng, TS. Trần Đình Lý đã bày tỏ sự tri ân đối với cố GS. Tôn Thất Trình, cảm ơn sâu sắc đến học trò và gia đình Thầy đã lập nên Quỹ học bổng, trao tặng những suất học bổng ý nghĩa; Qua đó, giúp sinh viên của trường, đặc biệt là sinh viên khoa Nông học có thêm điều kiện học tập, nghiên cứu khoa học. TS. Trần Đình Lý cũng đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của sinh viên trong học tập, rèn luyện và vinh dự được nhận học bổng này. Thầy nhắc nhở các em sử dụng học bổng đúng mục đích, luôn cầu tiến, phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục xứng đáng nhận được sự tài trợ của các nhà hảo tâm trong những năm học tiếp theo.
Tại buổi Lễ, Quỹ học bổng GS. Tôn Thất Trình đã trao tặng 1.600 USD học bổng cho 04 sinh viên thuộc khoa Nông học. Đây là phần thưởng xứng đáng cho sinh viên có nhiều nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập. Sinh viên Nguyễn Thành Tâm – đạt danh hiệu Thủ khoa Tuyển sinh năm học 2021 – 2022 cũng vinh dự nhận học bổng này.
Em Dương Thị Sóng Giang thay mặt sinh viên nhận học bổng bày tỏ lời cảm ơn gia đình cố GS. Tôn Thất Trình và các mạnh thường quân, hứa hẹn sẽ phấn đấu hơn nữa để luôn đạt thành tích tốt trong học tập. “GS. Tôn Thất Trình – một trong những thế hệ ưu tú, cống hiến rất nhiều cho ngành nông nghiệp nước nhà. Sự nỗ lực làm việc, nghiên cứu và những cống hiến của ông là một tượng đài cho thế hệ trẻ chúng em, những nhà nông học tương lai noi theo. Bản thân em cũng như các bạn sẽ đem kiến thức, kỹ năng đã học để phục vụ cho xã hội, góp phần đưa ngành nông nghiệp nước nhà phát triển” – em Giang cho biết thêm.
GS. Tôn Thất Trình (1931 – 2021) đã có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế của Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn giai đoạn 1964-1967 (tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). GS. Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO.
Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã cùng Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI; Đẩy mạnh các chương trình phát triển cây nông nghiệp, nuôi tôm, nuôi cá … Trong lĩnh vực giáo dục, GS. Tôn Thất Trình đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học, học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…
Nhằm ghi nhận những đóng góp, cống hiến của GS.Tôn Thất Trình cho nền nông nghiệp Việt Nam, nhóm học trò và gia đình của Thầy đã lập ra quỹ học bổng mang tên “Giáo sư Tôn Thất Trình”. Mong muốn học bổng sẽ lan tỏa những giá trị tốt đẹp, là động lực cho sinh viên, nhất là sinh viên học ngành nông nghiệp có cơ hội học tập, nghiên cứu và cống hiến cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nước nhà.
Đây là bức thư tâm huyết khởi đầu gửi GS Tô Phúc Tường:
Anh Tường thân mến,
Như đã bàn với anh trên điện thoại, chị Hàng Ngọc Ẩn (khoá 6 Nông Học) và một số học trò cũ của Thầy Trình có ý định sẽ cùng hợp tác để tổ chức giải thưởng GS Tôn Thất Trình hàng năm cho một số sinh viên Nông Học tại trường Đại Học Nông Lâm.
Trong cuộc thăm dò sơ khởi đã có 9 người đồng ý đóng góp $200 mỗi người hàng năm. Như vậy tối thiểu sẽ có khoảng 10 “mạnh thường quân” vui lòng giúp đở. Số tiền gây uỷ được sẽ vào khoảng $2,000 mỗi năm, đũ để trao tặng phần thưởng cuối năm vào dịp Tết cho 4 sinh viên khoa Nông Học, mỗi em $500. Hy vọng trong tương lai, nếu có được thêm người giúp đỡ thì số sinh viên được giải thưởng sẽ tăng lên.
Gia đình Thầy Trình ủng hộ việc thiết lập giải thưởng Tôn Thất Trình để tưởng niệm công đức Thầy đã bao năm tận tuỵ hy sinh vào việc huấn luyện sinh viên về Nông Học tại Trường, cũng như sự đóng góp lớn lao của Thầy vào việc phát triển nông nghiệp ở Viet Nam theo phương pháp khoa học.
Nga được các bạn đề nghị nhờ anh giúp liên lạc với ban Giám Hiệu ở Trường…
…Trường có thể giúp đề nghị một Hội Đồng tuyển lựa gồm khoảng 3 người gồm đại diện ban Giám Hiệu và các thầy cô trong khoa Nông Học đễ lựa chọn các sinh viên xứng đáng được giải thưởng.
Tiêu chuẩn cho các giải thưởng (học lực suất xắc hay nhu cầu tài chánh)?
Có nên cho các giải thưởng số tiền bằng nhau, hay chia ra giải nhất nhiều tiền hơn giải nhì, vân vân …
Ngoài ra nếu anh có ý kiến gì thêm xin bổ túc dùm.
Xin cảm ơn anh.
Nga
Tara T. VanToai, Ph.D.
VanToai LLC
President and CEO
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Lung thay lời Ban Liên lạc Mạc tộc tuyên bố: “Vào năm 2017 (1697 – 2017) này, tác phẩm lịch sử “Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên” con đẻ của chế độ quân chủ (cung vua – phủ chúa) Lê Trịnh tròn 300 tuổi. Lịch sử nhà Mạc ra đời từ những trang sử ấy, những trang viết này là sản phẩm tư tưởng, quan điểm chính trị do một thể chế quân chủ mới (bình mới rượu cũ) “thắng cuộc” biên chép về bên “thua cuộc” là nhà Mạc. Suốt 300 năm qua chưa từng xuất hiện một nghiên cứu nào phân tích kĩ lưỡng nội dung mang tính cảnh báo: Coi chừng sẽ xuất hiện “lịch sử nhận thức” nhằm vào lịch sử nhà Mạc từ phía giới chuyên môn. Trừ một bài viết ngắn của giáo sư sử học Hà Văn Tấn có nhắc tới tính thực dụng soạn sử của Phạm Công Trứ. Xin hãy trả lại sự thật lịch sử chân chính của nhà Mạc đó là đòi hỏi từ thực tiễn, lẽ công bằng tự nhiên và là mệnh lệnh của cuộc sống, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập toàn diện của đất nước chúng ta.
Tác giả Nguyễn Xuân Lung thay lời Ban Liên lạc Mạc tộc kiến nghị:
“1) Viết lại lịch sử nhà Mạc: Bằng việc tổ chức một hội đồng các nhà sử học có “tâm” có “tài” khai thác hết các tài liệu sử học có thể có trong nước, nước ngoài để định hướng cách viết mới khách quan và trung thực về lịch sử nhà Mạc.
2) Xin chấm dứt sử dụng những giáo trình giảng dạy tại các trường đại học trong nước như cách viết của các ông Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Phan Khoa hay nội dung giảng dạy của một số tác giả nữ: Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thị Thế Bình. Trong sách “Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử lớp 10”, trong các cấp học phổ thông.
3) Xin chấm dứt những trang viết không đủ độ “chín” như bài viết của PGS TS. Trần Thị Băng Thanh trên công luận về nhà Mạc.
4) Xin dừng phổ cập các bài viết thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức, tư cách con người như trường hợp: Hoàng Thiếu Phủ vv.
5) Xin chấm dứt những bài báo giấy, báo điện tử khai thác những tư liệu dập khuôn sử cũ để viết về lịch sử nhà Mạc, vẽ tranh châm biếm, dựng truyện, dựng tuồng, chèo, khai thác những tình tiết phản cảm về vị vua thứ 5 nhà Mạc: Mạc Mậu Hợp”.
Bản tuyên bố là có căn cứ khoa học với sự kiện lịch sử trung thực, Kiến nghị sự công tâm khách quan giải mã”.
Ngày 12 tháng 7 năm 1527, Lê Cung Hoàng ra chiếu nhường ngôi hoàng đế cho Mạc Đăng Dung, kết thúc triều Lê sơ và mở đầu triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. Mạc Triều mở đầu từ đó trãi ba thời kỳ, tổng cộng là 156 năm, trong đó ở Thăng Long 1527-1592 và ở Cao Bằng 1593 -1683. Mạc triều thay thế triều Lê sơ là một tất yếu lịch sử và đã để lại những dấu ấn nổi bật về tiến bộ xã hội.
Hình thế đất Việt khoảng năm 1590: Lãnh thổ nằm trong tầm kiểm soát của nhà Mạc xanh lục và nhà Lê trung hưng xanh lam. Mạc Triều ngoài các vị vua danh tiếng như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh còn có những danh thần tài đức lỗi lạc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn,… Mạc triều là một vương triều chính thống trong sử Việt nhưng lâu nay việc đánh giá còn thiên lệch, thiếu khách quan do nhận thức, ý thức hệ và sự thừa kế sử liệu chưa công bằng. Bài này đúc kết các thông tin nghiên cứu và trao đổi về Mạc triều trong sử Việt, nhằm góp phần phục thủy sự thật lịch sử để hậu thế đánh giá công bằng hơn và rút ra những được những bài học thấm thía hơn đối với những nhân vật lịch sử. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng.”
HOÀNG CHI MẠC TỘC VÀ CAO BẰNG
Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ.
Những ngày đầu xuân nay (2018) sau 426 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), chúng ta ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Chùm ảnh trong bài: Linh Giang dòng sông quê hương nơi ven sông có mộ tổ tiên Hoàng chi Mạc tộc (ảnh Hoàng Kim); Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung tiếp sứ Minh (ảnh trong sách cổ nguồn Wikipedia); Nguồn Son tới Phong Nha (ảnh Hoàng Kim ban mai trên sông Son vào Phong Nha) Linh Giang dòng sông quê hương (ảnh Hoàng Kim ngã ba sông Son và Rào Nậy) ; Ban Mai trên sông Nhật Lệ ảnh Bu Lu Khin).
Nhà thơ Hoàng Gia Cương, hậu duệ dòng đích nhà Mạc giới thiêu khái quát về nguồn gốc Mạc tộc
TÌM VỀ NGUỒN CỘI Hoàng Gia Cương
Tìm về Lũng Động, Cổ Trai (1)
Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông
Biển gom nước vạn dòng sông
“Thập tam thế hậu… nhi đồng” là đây! (2)
Qua bao giông bão, tháng ngày
Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng
Vẫn là cha, vẫn là ông
Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!
Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây
Trăm phương như nước như mây tụ nguồn
Gốc còn trên đất Hải Dương
Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.
Ta về tìm lại Tổ tiên
Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành
Hương dâng là nghĩa là tình
Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.
Cúi mình trước đấng Tổ Tông
Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !
1) Lũng Động thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là quê của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi; Cổ Trai thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng là quê của Hoàng đế Mạc Đăng Dung.
2) Sau khi vương triều Mạc bị diệt, con cháu li tán phải đổi thành nhiều họ khác nhau. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/ Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng”
Ông Phạm Đức Hải với bài thơ “Phục thủy” tựa đề lấy từ ý của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, với các dẫn liệu lịch sử minh chứng vận Trời thế nước để hậu thế thấu hiểu Mạc triều và cắt nghĩa vì sao Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ứng xử như vậy.
PHỤC THỦY Phạm Đức Hải
Ai đã nghe sấm trạng Trình
Xin mời đến đất Dương kinh thăm đền
cho dù khác họ ,chưa quen
“thập tam thế hậu…”anh em một nhà
cùng từ họ Mạc mà ra
ngày xưa Quốc sử ngợi ca hết lời:
“Ra đường không nhặt của rơi”
“cửa không cần đóng…”,”trộm thời bặt tăm…”
đắm chìm suốt bốn trăm năm
đao xưa Thái Tổ vẫn cầm còn đây
Phò ba vua ,dạ thẳng ngay
để rồi phải chịu tội này: cướp ngôi
chiếu nhường vị vẫn đấy thôi
sử gia đã chép : lòng người hướng theo…
xuất thân từ cảnh đói nghèo
quý từng tấc đất ,thương yêu đồng bào
trọng hiền tài, giỏi ngoại giao
suốt thời Nhà Mạc, giặc nào sang đâu
nhiều đời Trịnh, Nguyễn đánh sau
chỉ vì tham lợi, quên câu “vận Trời”
mấy trăm năm, bấy nhiêu đời…
Gương trong “phục thủy” để rồi thêm trong
thắp hương khấn với tổ tông
cũng xin một nén vái ông: Trạng Trình (*)
Phạm Đức Hải ĐT: 0986668160 Lỗi Sơn, Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình
NHỚ THẦY TÔN THẤT TRÌNH Quỷ học bổng Tôn Thất Trình lan tỏa những giá trị tốt đẹp
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Công tác Sinh viên thông tin:về việc Trao tặng 1.600 USD cho 04 sinh viên khoa Nông học từ Quỹ học bổng GS. Tôn Thất Trình vào sáng ngày 12 tháng 4, Thầy TS. Trần Đình Lý Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU): Trích bức thư của GS Tô Phúc Tường (cựu giáo chức NLU) gửi Ban Giám Hiệu (kèm theo); Quỷ học bổng GS Tôn Thất Trình do nhóm học trò và gia đình thầy Trình thành lập đang góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tăng thêm nguồn động lực cho sinh viên, nhất là sinh viên học ngành nông nghiệp có cơ hội học tập, nghiên cứu và cống hiến cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nước nhà;xem thêmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-ton-that-trinh/
GS Tôn Thất Trình từng kinh qua các chức vụ: Giám đốc CĐ Nông Lâm Súc Sài Gòn, Tổng Trưởng Bộ Canh Nông & Cải cách Điền Địa, Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế (FAO)
Trần Đình Lý Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU): Trích bức thư của GS Tô Phúc Tường (cựu giáo chức NLU) gửi Ban Giám Hiệu :
“Các em thân mến,
Trong vài tháng qua, Sài Gòn sống trong tình trạng “giản cách xã hội” vì tình hình Covid. Tôi theo dõi và biết được nhà Trường đã chăm lo đời sống cho các em sinh viên ở cư xá trường rất chu đáo. Xin gữi lời khen ngợi các em và chúc các em, nhà Trường cũng như toàn xã hội qua được giai đoạn khó khăn này.
Như các em đã biết và các nguồn tin của Trường Đại Học Nông Lâm cũng đã thông báo, GS Tôn Thất Trình đã từ trần vào tháng 7 vừa qua. GS Tôn Thất Trình đã từng làm giáo sư lâu năm và Giám Đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc (tiền thân của Đại Học Nông Lâm) vào nhũng năm 1964-1967, trước khi làm Bộ Trưởng Canh Nông và Cải Cách Điền Địa thời Việt Nam Cộng Hoà. Tôi biết ĐHNL luôn trân trọng và kính yêu GS Tôn Thất Trình qua bài viết về GS trong Kỷ Yếu của nhà Trường.
Gần đây, một số học trò cũ (trạc tuổi tôi, U80) của GS Trình, phần lớn là các anh chị trong ban giảng huấn của Khoa Nông Học ĐH Nông Lâm Súc trong những thập kỷ 60-70, có ý định tổ chức giải thưởng GS Tôn Thất Trình hàng năm cho một số sinh viên ưu tú. Các anh chị nhờ tôi liên lạc với nhà Trường để biết các thủ tục cần làm và xin nhà Trường tư vấn để việc tổ chức giải thưởng này được thành công.
Tôi xin chuyển đến các em lá thư dưới đây của Bà Trần Kiều Nga, đại diện nhóm, gửi cho tôi để các em biết nội dung của giải thưởng và những vấn đề nhóm cần được nhà Trường tư vấn. Tôi nghĩ tốt nhất là các em trao đổi mọi vấn đề trực tiếp với bà Trần Kiều Nga.
Xin cám ơn các em. Tôi xin chúc việc tổ chức giải thưởng GS Tôn Thất Trình thành công.
Xin chúc các em khỏe, bình an và nhà Trường đạt được nhiều thành tựu mới..
Trao tặng 1.600 USD cho 04 sinh viên khoa Nông học từ Quỹ học bổng GS. Tôn Thất Trình
(NLU, Phòng Công tác sinh viên. Nguồn: Lệ Hằng). Sáng ngày 12/04, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM phối hợp với Quỹ học bổng GS. Tôn Thất Trình” tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên.
Tham dự buổi Lễ có TS. Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, ThS. Đặng Kiên Cường – Trưởng phòng Công tác Sinh viên, TS. Nguyễn Duy Năng – Trưởng khoa Nông học, TS. Trần Văn Lợt – Phó trưởng khoa Nông học, ThS. Nguyễn Văn Phu – giảng viên – Trợ lý quản lý sinh viên, đại diện Ban cán sự, Ban chấp hành chi đoàn các lớp thuộc Khoa Nông học và sinh viên nhận học bổng.
Phát biểu tại Lễ trao học bổng, TS. Trần Đình Lý đã bày tỏ sự tri ân đối với cố GS. Tôn Thất Trình, cảm ơn sâu sắc đến học trò và gia đình Thầy đã lập nên Quỹ học bổng, trao tặng những suất học bổng ý nghĩa; Qua đó, giúp sinh viên của trường, đặc biệt là sinh viên khoa Nông học có thêm điều kiện học tập, nghiên cứu khoa học. TS. Trần Đình Lý cũng đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của sinh viên trong học tập, rèn luyện và vinh dự được nhận học bổng này. Thầy nhắc nhở các em sử dụng học bổng đúng mục đích, luôn cầu tiến, phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục xứng đáng nhận được sự tài trợ của các nhà hảo tâm trong những năm học tiếp theo.
Tại buổi Lễ, Quỹ học bổng GS. Tôn Thất Trình đã trao tặng 1.600 USD học bổng cho 04 sinh viên thuộc khoa Nông học. Đây là phần thưởng xứng đáng cho sinh viên có nhiều nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập. Sinh viên Nguyễn Thành Tâm – đạt danh hiệu Thủ khoa Tuyển sinh năm học 2021 – 2022 cũng vinh dự nhận học bổng này.
Em Dương Thị Sóng Giang thay mặt sinh viên nhận học bổng bày tỏ lời cảm ơn gia đình cố GS. Tôn Thất Trình và các mạnh thường quân, hứa hẹn sẽ phấn đấu hơn nữa để luôn đạt thành tích tốt trong học tập. “GS. Tôn Thất Trình – một trong những thế hệ ưu tú, cống hiến rất nhiều cho ngành nông nghiệp nước nhà. Sự nỗ lực làm việc, nghiên cứu và những cống hiến của ông là một tượng đài cho thế hệ trẻ chúng em, những nhà nông học tương lai noi theo. Bản thân em cũng như các bạn sẽ đem kiến thức, kỹ năng đã học để phục vụ cho xã hội, góp phần đưa ngành nông nghiệp nước nhà phát triển” – em Giang cho biết thêm.
GS. Tôn Thất Trình (1931 – 2021) đã có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế của Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn giai đoạn 1964-1967 (tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). GS. Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO.
Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã cùng Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI; Đẩy mạnh các chương trình phát triển cây nông nghiệp, nuôi tôm, nuôi cá … Trong lĩnh vực giáo dục, GS. Tôn Thất Trình đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học, học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…
Nhằm ghi nhận những đóng góp, cống hiến của GS.Tôn Thất Trình cho nền nông nghiệp Việt Nam, nhóm học trò và gia đình của Thầy đã lập ra quỹ học bổng mang tên “Giáo sư Tôn Thất Trình”. Mong muốn học bổng sẽ lan tỏa những giá trị tốt đẹp, là động lực cho sinh viên, nhất là sinh viên học ngành nông nghiệp có cơ hội học tập, nghiên cứu và cống hiến cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nước nhà.
Đây là bức thư tâm huyết khởi đầu gửi GS Tô Phúc Tường:
Anh Tường thân mến,
Như đã bàn với anh trên điện thoại, chị Hàng Ngọc Ẩn (khoá 6 Nông Học) và một số học trò cũ của Thầy Trình có ý định sẽ cùng hợp tác để tổ chức giải thưởng GS Tôn Thất Trình hàng năm cho một số sinh viên Nông Học tại trường Đại Học Nông Lâm.
Trong cuộc thăm dò sơ khởi đã có 9 người đồng ý đóng góp $200 mỗi người hàng năm. Như vậy tối thiểu sẽ có khoảng 10 “mạnh thường quân” vui lòng giúp đở. Số tiền gây uỷ được sẽ vào khoảng $2,000 mỗi năm, đũ để trao tặng phần thưởng cuối năm vào dịp Tết cho 4 sinh viên khoa Nông Học, mỗi em $500. Hy vọng trong tương lai, nếu có được thêm người giúp đỡ thì số sinh viên được giải thưởng sẽ tăng lên.
Gia đình Thầy Trình ủng hộ việc thiết lập giải thưởng Tôn Thất Trình để tưởng niệm công đức Thầy đã bao năm tận tuỵ hy sinh vào việc huấn luyện sinh viên về Nông Học tại Trường, cũng như sự đóng góp lớn lao của Thầy vào việc phát triển nông nghiệp ở Viet Nam theo phương pháp khoa học.
Nga được các bạn đề nghị nhờ anh giúp liên lạc với ban Giám Hiệu ở Trường…
…Trường có thể giúp đề nghị một Hội Đồng tuyển lựa gồm khoảng 3 người gồm đại diện ban Giám Hiệu và các thầy cô trong khoa Nông Học đễ lựa chọn các sinh viên xứng đáng được giải thưởng.
Tiêu chuẩn cho các giải thưởng (học lực suất xắc hay nhu cầu tài chánh)?
Có nên cho các giải thưởng số tiền bằng nhau, hay chia ra giải nhất nhiều tiền hơn giải nhì, vân vân …
Ngoài ra nếu anh có ý kiến gì thêm xin bổ túc dùm.
Xin cảm ơn anh.
Nga
Tara T. VanToai, Ph.D.
VanToai LLC
President and CEO
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
Nguyễn Khoa Tịnh, 1970
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊNMỚI Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.
Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không thay đổi được, không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.
Ngày nay, Tây Nguyên mới đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, (dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây) theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).
Bảo tồn và phát triển là bài toán khó, mọi thời đều phải đối mặt . Đến với Tây Nguyên mới, đọc lại và suy ngẫm:(Hoàng Kim)
Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.
Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.
Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.
Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới. “Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.
Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.
“Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.
Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.
Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.
Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.
Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.
Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.
Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”
Đến với Tây Nguyên mới Tôi bắt đầu ký ức bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn và tuổi thơ“.
”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. …
Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái … bước khởi đầu là phải tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.
Đến với Tây Nguyên mới của chúng tôi lần ấy là Bạch Mai và sắn Tây Nguyên. Chúng tôi may gặp bạn cố hương và gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác với những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại
“Nóc nhà Đông Dương” là nơi giao hội sinh lộ Đông Tây và sinh lộ Bắc Nam (hình), là chìa khóa vàng kinh tế xã hội quốc phòng địa chính trị văn hóa sử thi Tây Nguyên, Tôi trao đổi với GS.TS. NGND Trần Đức Viên, cũng là Thầy nghề nông chiến sĩ cựu Hiệu trưởng (2007 – 2014) Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi đồng cảm với phát biểu của thầy Viên “Đất đai chưa mang lại yên bình và giàu có cho nông dân !” khi thầy trả lời phỏng vấn của Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 31/07/2019 .Thầy Viên tdvien@vnua.edu.vn nói “Anh Kim Cây Lương thực. Tôi vẫn vào FB của anh để đọc. Nhiều bài viết về Tây Nguyên rất hay. Anh có thể gửi cho tôi các bài/ ý tưởng của Anh/ và những người khác về phát triển nông nghiệp nông thôn Tây Nguyên qua địa chỉ email của tôi: Trân trọng cám ơn anh”.
“GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN”.
Nguyên Ngọc
-Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự đổ vỡ của các làng và rừng thì bị tàn phá. Rừng tự nhiên đến nay đã không còn nữa. Một số bị thay thế bởi cây công nghiệp như cà phê, cao su. Người ta gọi những mảnh đất rộng trồng cao su là rừng cao su. Nhưng nói đến rừng là nói đến tính đa tầng, độ che phủ; là nói đến yếu tố giữ nước. Cao su, rễ cọc, không giữ nước được nên hiểu theo nghĩa tự nhiên, cao su không được gọi là rừng. Rừng tạp mất đi, độ che phủ không còn và rồi Tây Nguyên sẽ mọc lên những rừng gai thấp lúp xúp. Chúng ta sẽ để lại cho con cháu những rừng gai lúp xúp? Chúng ta có muốn như vậy không?. Để khôi phục rừng Tây Nguyên, chúng ta phải trồng lại rừng, tạo rừng đa tạp. Có người hỏi tôi mất bao lâu? Tôi cho rằng chúng ta phải thực hiện trong 100 năm. Gì mà nhiều vậy? Thử nghĩ xem, 41 năm qua, mình đã khai thác rừng cạn kiệt mà. Giờ phải kiên trì trồng lại, cắn răng mà làm và 100 năm là không nhiều. Nếu không có rừng thì không còn Tây Nguyên đâu.
Chúng ta cần phải cứu Tây Nguyên. Đây là một tấm gương về nông nghiệp sinh thái, phụng dưỡng đất đai. Tôi bảo người Tây Nguyên là những nông dân Mansanobu Fukuoka. Họ làm nông nghiệp giống hệt như người cha đẻ của “Cuộc cách mạng một cọng rơm”, không hóa chất, không thuốc trừ sâu với phương pháp chọc tỉa. Người chồng đi trước, dùng cây gậy chọc xuống đất, người vợ theo sau, tỉa hạt rồi dùng chân lấp đất lại. Họ rất tin đất đủ sức mạnh nuôi cây trồng. Họ không làm lười đất bằng phân bón.
Trước đây, dân số Tây Nguyên không nhiều. Với đất nước, họ là dân tộc thiểu số nhưng trên mảnh đất Tây Nguyên, họ chính là đa số tuyệt đối. Mỗi gia đình có 10-20 rẫy. Mỗi rẫy họ trồng 3-4 năm, đất bạc màu thì chuyển qua rẫy khác. Lúc đầu chúng tôi gọi là luân canh, nhưng luân canh dễ gây hiểu nhầm rằng trồng cây này rồi chuyển sang cây khác. Do vậy, sau, chúng tôi gọi là luân khoảnh. Lưu ý, họ luân khoảnh chứ không du canh du cư như ta từng nghĩ.Trong tư duy người Tây Nguyên, đất chính là rừng và rừng chính là đất. Đất rẫy là khoảnh đất mà con người ở đây mượn của rừng, làm rẫy, rồi trả lại cho rừng. Rừng mạnh lắm, sẽ lấn lại ngay. Người Kinh thấy rừng là gỗ, còn người dân tộc thấy rừng là Mẹ, là cội nguồn sự sống, là tôn trọng, là phụng dưỡng. Đây cũng chính là bài học tôn trọng tự nhiên và sống khiêm nhường giữa trời đất.
Sau năm 1975, chúng ta thực hiện một cuộc đại di dân và dân số Tây Nguyên tăng gấp 5,5 lần, đến nay người Kinh chiếm 80% dân số tại đây và người dân tộc, từ tuyệt đại đa số, trở thành thiểu số trên chính mảnh đất xưa nay họ sinh sống. Đi kèm với di dân là chính sách quốc hữu hóa đất đai. Người dân tộc mất đất, trước họ có 10-20 rẫy, nay còn một, làm một thời gian, bạc màu, đâu còn đất để luân khoảnh, họ bán rẻ lại cho người Kinh, thậm chí cho không qua một cuộc rượu. Người dân tộc mất đất, bị đẩy sâu vào rừng, rồi sinh ra phá rừng và bắt đầu du canh du cư. Cấu trúc làng xã bị phá vỡ. Rừng bị tàn phá.
Các tộc người Tây Nguyên cũng rất văn minh. Với họ, loạn luân được xem là tội nặng nhất vì làm ô uế tinh thần của làng. Họ đặt tinh thần cao hơn vật chất trong đời sống của họ. Như vậy không văn minh sao?. Họ có một nền văn minh rất đặc biệt mà người Kinh nên tôn trọng, học tập. Ngay từ năm 1937, hai anh em Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, qua tác phẩm Mọi Kontum đã viết, “Người Bahnar có những điều tốt hơn hơn chúng ta rất nhiều”.
Xin nói qua từ mọi. Lâu nay chúng ta hiểu sai từ mọi và càng sai khi dùng từ mọi rợ theo nghĩa khinh miệt để chỉ các tộc người Tây Nguyên.
Thật ra, từ mọi vốn ban đầu không hề có ý nghĩa xấu. Nó bắt nguồn từ từ tơmoi trong tiếng Bahnar, có nghĩa là khách đến thăm nhà mình; hoặc khách mời từ một làng khác đến; hoặc kẻ thù hoặc người ngoại quốc theo từ điển Bahnar – Pháp của Guilleminet. Những người phương Tây đầu tiên lên Tây Nguyên là các linh mục Thiên chúa giáo. Họ đến được vùng người Bahnar ở Kon Tum, lập xứ đạo Kon Tum, là xứ đạo Thiên chúa giáo đầu tiên tại đây, đến nay vẫn là xứ đạo Thiên chúa lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên. Bấy giờ những người Bahanr Kon Tum đến gặp các nhà truyền giáo thường xưng là tơmoi, là khách. Các nhà truyền giáo lại hiểu rằng đấy là họ tự giới thiệu tên tộc người của họ. Về sau dần dần tiền tố tơ bị rớt đi, còn lại moi, moi nghiễm nhiên trở thành tên gọi người bản địa. Người Pháp gọi là moi, người Việt gọi là mọi, hoàn toàn là một danh xưng.
Nói tiếp chuyện văn minh. Tôi lấy ví dụ về nghệ thuật. Trong nghệ thuật Tây Nguyên, tượng nhà mồ Tây Nguyên là những tác phẩm đẹp tuyệt vời. Họ làm rồi bỏ hoang và để mưa gió tàn phá.Tôi từng thấy một bức tượng gỗ tuyệt đẹp. Hỏi dò thì biết một thanh niên kia làm. Trong chờ bữa rượu, tôi hỏi chàng thanh niên đó xem ở nhà còn bức tượng tương tự nào không. Đột nhiên anh ta nổi giận: “Nói tầm bậy”. Và những thanh niên trong xung quanh cũng bày tỏ thái độ như vậy. Sau, tôi được anh Núp, một người bạn của tôi ở Tây Nguyên giải thích rằng với họ, làm nghệ thuật không phải để ngắm hay để bán mà làm vì có cái gì đó thôi thúc trong lòng, cần làm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với thần linh. Họ thăng hoa trong quá trình làm ra tác phẩm chứ không phải lúc tác phẩm hoàn thành. Tôi chia sẻ điều này với một người bạn học nghệ thuật ở Frankfurt – Đức và cô rất ngạc nhiên bởi nó giống như quan điểm của nghệ thuật đương đại, tức nghệ thuật là con đường chứ không phải đích đến. Cô bạn lên Tây Nguyên khám phá rồi mời vị giáo sư của mình bên Đức sang. Vị giáo sư sang xong rồi lại dẫn cả lớp của ông ấy sang.
Sau năm 1975, giá như chúng ta dũng cảm giữ Tây Nguyên như một Bhutan thì thật tốt. Chúng ta sẽ có một tấm gương để học cách sống sao cho có hạnh phúc, sống thế nào để khiêm nhường với trời đất. Ngày xưa người nông dân không dám làm điều ác, họ sợ thất đức. Ngày ngay, xã hội không còn khái niệm về thất đức nữa. Người nông dân, những người bình thường nhất, đã không còn sợ cái ác, không còn sợ làm điều ác. Và đây là điều đáng sợ nhất. Con người, ở giữa đất trời, sống vô thần và không biết đến trời đất thì nguy hiểm quá.
Nay tôi đã 84 tuổi, tính tuổi ta thì 85. Những năm cuối đời, tôi sẽ viết để kể với mọi người về một nền văn minh ở Tây Nguyên, rằng chúng ta có một nền văn minh như thế. Tôi sẵn lòng đi chia sẻ để nói tất cả mọi điều về Tây Nguyên. Tôi mong khơi gợi trong các bạn lòng ham muốn hiểu về Tây Nguyên và tìm được người kế tục để sau cùng có thể cùng chung sức cứu được Tây Nguyên./.
TƯ LIỆU TÂY NGUYÊN MỚI
1. Điều kiện tự nhiên:
Tây Nguyên là vùng địa lý sinh thái núi – cao nguyên phía Tây Trường Sơn Nam Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích gần 5,4 triệu ha. Tây Nguyên được coi là “nóc nhà Đông Dương” và là vùng sinh thái cảnh quan đầu nguồn (phân thủy) chia nước giữa lưu vực sông Mê Kông và Biển Đông. Hệ thống núi – cao nguyên với những thung lũng, đồng bằng giữa núi phía tây Trường Sơn Nam có đường gờ núi hình cánh cung, phần lồi phía đông dốc đứng song song với đường bờ biển; phần lõm ôm lấy các cao nguyên phân tầng dốc thoải dần về phía tây tới biên giới Lào và Campuchia tạo nên những bặc thềm cao nguyên với sự đa dạng về địa hình, cùng yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng tạo điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện tuy nhiên cững tiềm tần những nguy cơ về thiên tai như mưa lũ, hạn hán , đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu;
2. Tài nguyên thiên nhiên:
a) Tài nguyên đất là sản phẩm của thiên nhiên vùng cao nguyên nhiệt đới ẩm: đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn.
b) Tài nguyên nước: Trên 80% diện tích Tây Nguyên thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà… Mạng lưới sông tương đối dày (0,2-0,3 km/km2 ). Tổng lưu lượng = 55,5 tỷ m3 (mùa mưa [tháng 5-10] chiếm 70-77%, mùa khô (tháng 11-4), chiếm 23-30%). Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước như: Hồ thuỷ điện Yaly (Gia Lai và Kon Tum -6.450 ha). Hồ thuỷ lợi Ayun hạ (Gia Lai-dung tích chứa khoảng 253 triệu m3 nước). Hồ Đắk Hniêng, Đắk Uy (Kon Tum); Biển Hồ, Ia Rrung, Ia Năng (tỉnh Gia Lai); Lăk, Ea Kao, Buôn Triết (tỉnh Đắk Lắk);
c) Tài nguyên rừng: diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01%.(đứng thứ 4 so với các vùng). Rừng Tây Nguyên là rừng nhiệt đới lá rộng rụng lá trong mùa khô;
d) Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng về loại hình, kiểu nguồn gốc, trong đó có những loại có quy mô rất lớn (bauxite và sắt đi kèm, đá ốp lát từ đá macma), có những loại đặc thù (magnesit, bentonit và diatomit) , đây là những khoáng sản có thế mạnh của Tây Nguyên trong cân đối nguồn tài nguyên khoáng sản của cả nước.
3. Dân cư, văn hóa :
a) Dân cư: Tây Nguyên là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%).
b) Văn hóa: i) Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ viết Ê Đê. ii) Sử thi được biết đến đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris (Le Chanson de DamSan). Đến 1933, tạp chí của học viện Viễn Đông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức song ngữ Êđê – Pháp. iii) Vào tháng 2 năm 1949, phát hiện một bộ đàn đá mang tên Ndút Liêng Krak tại Đắc Lắc và bộ nhạc cụ thời tiền sử vô giá này hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Con người – Paris. iv) Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại ( ngày 15 /1/2005) , v) Công viên Địa chất Đắk Nông nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn với ranh giới trải dài trên 5 huyện và 1 thị xã gồm huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long và thành phố Gia Nghĩa. Là một phần của cao nguyên M’Nông nên thơ, hùng vĩ, Công viên Địa chất Đắk Nông là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Ngày 7/7/2020, tại Paris, Pháp, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế UNESCO khóa 209 đã thông qua quyết định công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu. Đây là Công viên Địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau CVDCTC Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang và CVDCTC Non nước Cao Bằng,
4. Kinh tế:
Ngày nay, Tây Nguyên đã hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê , hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên;
Đến với Tây Nguyênmới là đến với một thế hệ Tây Nguyên mới, Có lớp sinh viên như thế lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo. Những câu chuyện về họ là câu chuyện đời thực như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công.
Theo chân người dẫn đường. Chúng ta hãy cùng đọc kỹ bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleyku. Bác viết ở Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 1946 với lời thề đại đoàn kết toàn dân nay được khắc trên đá hoa cương đặt tại Quảng trường. Chúng ta đọc để cùng thấu hiểu và chung sức nổ lực cho sự kết nối con người các dân tộc Việt, cho Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tỏa sáng và phát triển bền vững. Chúng ta hãy cùng đọc lại thật kỹ, chậm từng giọt chữ: “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên” của Cụ Nguyên Ngọc, và cảm khái đọc bài thơ này.
Bạn chèo thuyền trên sông Vôn ga
Có biết nơi này mình câu cá?
Sêrêpôk giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.
Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm
Thèm một chút cá tươi
Mình câu cá
Cho bữa cơm cuối cùng của người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng
Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Sêrêpôk
Nay đã theo dòng thác lũ cuốn đi rồi
Đất nước nghìn năm
Trọn một lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.
1972
Năm 1972 tại Tây Nguyên, tôi có kỷ niệm không thể quên về những ngày đói gạo, ăn rau rừng và câu cá ven sông Sêrêpôk gần Buôn Đôn. Nhớ buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Đây là bài thơ khóc bạn, lễ 30.4 và ngày 1.5, tôi bùi ngùi nhớ lại. Chèo thuyền trên sông Vônga là thơ Hoàng Bình. Điểm câu cá của tôi gần binh trạm khoảng giữa Đăk Tô-Tân Cảnh và Buôn Đôn. Sông Sêrêpôk (ảnh Đổ Tuấn Hưng trên Wikipedia Tiếng Việt)
Sêrêpôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Sông Sêrêpôk được hợp thành từ hai dòng sông Krông Ana và Krông Nô (sông Mẹ và sông Bố). Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông chảy qua các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp với nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H’linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh…Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông của nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km. Sông Sêrêpôk chảy sang Campuchia được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H’leoông, sông Sesan và sông Sekong (hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam). Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng, Campuchia, (nơi những năm gần đây mới phát hiện được phần mộ của Trung tướng Nguyễn Bình, tại xã Srê-pốc, huyện Xê-san,) sau đó con sông lớn này trở lại Việt Nam (ảnh 2 nguồn Sông Mekong tài liệu tổng hợp ).
Hiện tại dọc theo dòng sông này đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên như thủy điện Krông Kma (Krông Bông), Buôn Kuôp (Krông Ana), Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah (Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)… Sông Sêrêpôk ở Đăk Lăk có tên gọi địa phương là sông Đăk Krông được nhắc đến trong bài hát nổi tiếng “Sông Đăk Krông mùa xuân về” của Tố Hải: “Đăk Krông ơi, Tây Nguyên ơi!/ Cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn./ Ta nối tấm lòng dân bằng tình yêu cách mạng, đi suốt Truờng Sơn xanh, nghe dòng sông chảy mãi./ Đăk Krông ơi, dòng sông xanh thắm…”
Dòng sông Sê San ơi!
Là tản văn nổi tiếng của Tỳ kheo (nay là Thượng tọa) Thích Giác Tâm, vị sư trụ trì ở chùa Bửu Minh tại Biển Hồ, mắt ngọc Pleiku, tỉnh Gia Lai ” Đó là tiếng kêu thảng thốt của con người khi đứng trên bờ của dòng sông. Sông đã không sống đời của sông nữa, mà sông đã sống theo cách mà con người muốn nó sống. Ngày xưa sông vô tư, hồn nhiên sống, khi lên ghềnh, khi xuống thác, khi buông thư chầm chậm nhởn nhơ như người vô sự ngắm mây bay, xem hoa nở, lắng nghe tiếng chim hót. Nhưng rồi con người đã can thiệp vào, bắt sông phục vụ con người, mà nhu cầu của con người ở trong cõi người ta này thì vô hạn, vô chừng, không biết bao nhiêu là đủ. Thủy hỏa tương khắc, nhưng với trí tuệ con người biến nước thành hỏa, thành điện năng. Biến bao nhiêu cũng không đủ cung cấp, bởi con người không khác gì con khỉ Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. Đào tiên quý là vậy mà hái trong thoáng chốc đã sạch vườn đào của Tây Vương Mẫu, mỗi trái chỉ cắn một miếng rồi quẳng đi, vứt bỏ. Quẳng đi không hề nuối tiếc, mà đào tiên mấy ngàn năm mới ra trái một lần (điện rất quý có khác gì trái đào tiên đâu!).“
Vị thiền sư trên mắt ngọc cao nguyên viết tiếp: “Đầu năm đứng trên dòng sông Sê San, tôi đã ngắm nhìn sông và tôi đã thấy như thế. Rừng đại ngàn đã ngã gục xuống, dòng sông mênh mang đẹp như một dải lụa trắng của các đại sư Tây Tạng, Ấn Độ quấn choàng cổ, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao của núi rừng Ngọc Linh tỉnh Kon Tum băng qua đồi núi chập chùng của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai để rồi chảy qua biên giới Campuchia. Ngăn chặn dòng chảy, nhiều nhà máy thủy điện đã mọc lên, mọc lên để cung cấp năng lượng điện cho con người. Bên này nhà máy thủy điện nước mênh mang, bến bờ rộng thoáng vì nước tích tụ, đổ dồn nước về ba cái cống chạy tua bin phát điện. Bên kia nhà máy giòng sông khô cạn lởm chởm vô số đá, như những bãi đá ở bãi biển Quy Nhơn gần ngôi mộ Hàn Mặc Tử, so sánh cho dễ hình dung vậy thôi. Bãi đá ở biển Quy Nhơn, là đá sống, bởi có con người lân mẫn chăm sóc, cùng vui chơi ca hát quây phim chụp hình. Còn bãi đá ở giòng sông Sê San là bãi đá chết, đá chết bởi vì sông đã chết. Trong kinh Phật thường dùng từ:” Bên này bờ, bên kia bờ “. Bờ bên này là bờ sinh tử, vô minh, khổ đau. Bờ bên kia là giải thoát, an lạc, Niết Bàn. Đứng bên bờ sông Sê San tôi đã ngộ ra không có bờ bên này thì cũng không có bờ bên kia. Để tạo ra năng lượng điện con người phải trả giá cho cái được và cái mất. Được cho nhu cầu tiêu thụ của con người và mất cho môi trường sinh thái không còn cân đối, đảo lộn.”
Tôi đã từng đứng trên bờ sinh tử và cũng đã từng câu cá bên dòng sông này thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi lại về lặng ngắm dòng sông xưa. Trong lòng tôi thao thiết một dòng sông chảy mãi…
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN Nguyên Ngọc
“bài viết nổi tiếng này chúng ta cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Đến với Tây Nguyên mới là đến với con người, núi rừng cao nguyên, một vùng đất thiêng, một nền văn hóa sử thi to lớn”. Có lớp sinh viên như thế Chăm chú lắng nghe, chăm chú học để làm, chăm chú thấu hiểu để biết dũng cảm đối mặt với những sai lầm của quá khứ, để chung sức bảo tồn và phát triển bền vững những di sản (HK)
MỘT SỐ NÉT TỔNG QUAN
A Khái niệm Tây Nguyên
Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Tuy nhiên cần chú ý các tỉnh ven biển miền Trung và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ đều có một vùng rừng núi khá rộng, cũng là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Chẳng hạn tỉnh Quảng Nam, là tỉnh duyên hải, lại có đến 56 % diện tích là vùng núi và vùng dân tộc, tại đấy có dân tộc Cơ-tu là một dân tộc quan trọng ở khu vực nam Trường Sơn. Miền tây tỉnh Quảng Ngãi cũng có vùng núi và là vùng dân tộc tương tự, thì có dân tộc Hre cũng là một dân tộc quan trọng. Dân tộc Rakglei thì sống chủ yếu ở miền tây các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng có vùng núi và là vùng dân tộc khá rộng. Vùng Cát Tiên, nơi có di tích nổi tiếng của dân tộc Mạ, nằm phần lớn trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Sóc Bombo mà chúng ta đều biết qua bài hát quen thuộc cũng thuộc Bình Phước… Như vậy khái niệm Tây Nguyên xét về các về mặt dân tộc, văn hoá, xã hội, có thể cả lịch sử và địa lý, thật ra rộng hơn vùng được quy định theo địa lý hành chính. Có người đã dùng khái niệm Nam Trường Sơn để chỉ vùng này, có thể đúng hơn.
B Đặc điểm địa lý
Trong tác phẩm Rú Mọi (Les jungles Mois – NXB Tri Thức dịch với tên là Rừng người Thượng), cho đến nay vẫn được coi là công trình khảo sát cơ bản nhất về Tây Nguyên, tác giả Henri Maitre cho rằng Tây Nguyên không phải là một dãy núi – như vẫn được gọi trước nay (Trường Sơn, Chaîne annamitique) – mà là một bình nguyên nằm trên cao. Trong một kỷ địa chất xa xôi nào đó, vùng đất này do chấn động của vỏ trái đất đã được nâng cao lên đột ngột so với chung quanh, tạo thành một cao nguyên lớn.
Về địa hình, Tây Nguyên có hai đặc điểm đáng chú ý :
Cao vút ở hai đầu, cực bắc là cụm núi Atouat, với đỉnh Ngok Linh 2598 mét, cao nhất toàn Tây Nguyên và toàn miền Nam ; cực nam là dãy Chư Yang Sin, 2402 mét (là đỉnh cao nguyên Lang Biang). Giữa hai cụm núi ấy là một bình nguyên mênh mông, bằng phẳng, chỉ có những nếp lượn sóng liên tục. Đứng tại thành phố Buôn Ma Thuột chẳng hạn nhìn quanh, thấy cụm núi quan trọng nhất của tỉnh Đắc Lắc là núi Đ’leya, cũng xa tương tự như từ Hà Nội nhìn lên Ba Vì hay Tam Đảo…
Đặc điểm địa hình thứ hai rất quan trọng của Tây Nguyên là dốc đứng trên sườn phía đông, đổ xuống các tỉnh duyên hải nam Trung Bộ, tạo thành một bức trường thành sừng sững. Chính điều này khiến người Việt ở các tỉnh ven biển nam Trung Bộ nhìn ngược lên hướng tây đã nhầm Tây Nguyên là một dãy núi dài. Từ đồng bằng duyên hải nam Trung Bộ đi lên Tây Nguyên chỉ có một số đường độc đạo, ngày trước là các đường 19 từ Quy Nhơn, qua đèo An Khê và đèo Mang Giang lên Pleiku, rồi có thể đi tiếp qua Stung Treng của Cămpuchia; đường 26, từ Nha Trang – Ninh Hòa qua đèo Phượng Hoàng lên Buôn Ma Thuột; đường 28 từ Phan Rang qua đèo Ngoạn Mục lên Đà Lạt. Gần đây đã sửa chữa, nâng cấp và mở thêm một số đường khác, như các đường 14 từ Đà Nẵng và Quảng Nam lên Kontum, đường 24 từ Quảng Ngãi lên Kontum, đường 25 từ Tuy Hòa, Phú Yên lên Pleiku, v.v… Đáng chú ý, chẳng hạn nếu theo đường 19 Quy Nhơn – Pleiku thì sau khi lên khỏi đèo An Khê rất cao, ta lại tiếp tục đi bằng chứ không hề xuống dốc, sau đó cách khoảng vài chục km sẽ gặp đèo Mang Giang cũng rất cao và hiểm trở, vượt qua rồi lại tiếp tục đi bằng, đến Pleiku, sau đó sẽ xuôi dần thoai thoải về hướng tây đến bờ sông Mékông. Tức trong khi sườn phía đông dốc đứng, thì sườn phía tây của Tây Nguyên khá bằng phẳng, thoải thoải đổ về Mékông. Đặc điểm địa hình này sẽ rất quan trọng trong quan hệ của Tây Nguyên với các “lân bang” trong lịch sử lâu dài: quan hệ về phía tây, với Cămpuchia và với Lào, thuận tiện hơn là với Champa (và sau đó với Đại Việt) ở phía đông. Các bộ lạc ở Tây Nguyên quan hệ với “lân bang” trên vùng duyên hải phía đông chủ yếu do nhu cầu tìm muối mà Tây Nguyên hoàn toàn không có. Ở Tây Nguyên có hai địa danh đáng chú ý: Trong tiếng Ê Đê, buôn có nghĩa là làng (Buôn Hồ, Buôn Sam, Buôn Ma Thuột…), nhưng lại có Bản Đôn ở Đắc Lắc, phía tây Buôn Ma Thuột, sâu về phía nam Tây Nguyên, gần biên giới Cămphuchia. Bản là tiếng Lào, có nghĩa là làng. Bản Đôn chính là một trạm buôn của người Lào cắm sâu vào đây từ rất xưa, đến nay kiến trúc nhà cửa trong làng vẫn còn nhiều dấu vết Lào, người dân vẫn hiểu thông thạo tiếng Lào. Đây cũng chính là vùng dân tộc Mơ Nông, rất giỏi nghề săn bắt và thuần dưỡng voi. Rất có thể chính người Lào đã truyền nghề này cho người Mơ Nông… Trong cụm núi Ngok Linh lại làng Mường Hon. Mường chắc chắn là tiếng Lào, cũng có nghĩa là làng. Đây có thể là một làng người Lào vào định cư đã lâu đời trong cụm núi lớn này, cũng có thể là vết tích của những người Lào chạy dạt vào đây do hệ quả của các cuộc chiến tranh bộ lạc ngày xưa… Rõ ràng quan hệ của người Lào với các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa đã khá sâu.
Tây Nguyên vốn là một vùng đất núi lửa, hiện nay còn rất nhiều dấu vết núi lửa. Biển Hồ khá rộng ở phía bắc thị xã Pleiku chính là một miệng núi lửa cổ. Núi Hàm Rồng ở nam thị xã Pleiku còn rất rõ dấu vết miệng núi lửa. Ở Đắc Lắc có huyện Chư Mơgar, có nghĩa là “Núi Ngược”, vì miệng núi lửa cổ lõm xuống trên đỉnh khiến ngọn núi này trông như có đỉnh lộn ngược… Chính nham thạch núi lửa đã khiến Tây Nguyên trở thành một vùng đất bazan lớn nhất nước, chiếm đến 60% kho đất bazan của cả nước. Đất bazan đặc biệt thích hợp với một số cây công nghiệp như cà phê, cao su…
Tây Nguyên cũng là vùng có hệ động vật và thực vật phong phú nhất nước.
Về khí hậu, Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến giữa tháng 5, và mùa mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 10. Đất bazan là loại đất không giữ nước, nước mưa trượt đi trên bề mặt, về mùa khô Tây Nguyên gần như hoàn toàn không có nước.
C – Sơ lược lịch sử
1- Tiền sử :
Năm 1948, nhà dân tộc học người Pháp Goerges Condominas tìm được bộ đàn đá tiền sử ở làng Nđut Liêng Krak thuộc huyện Krông Nô tỉnh Đắc Lắc. Đây là bộ đàn đá đầu tiên tìm được trên thế giới. Về sau nhiều bộ đàn đá khác còn được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc Tây Nguyên và ven Tây Nguyên. Đáng chú ý hệ thang âm của các đàn đá này trùng hợp với thang âm các bộ chiêng của các dân tộc Tây Nguyên hiện nay (thang ngũ âm, nhưng khác với thang ngũ âm Trung Hoa, mà lại gần thang âm tìm thấy ở một số nhạc cụ trên các đảo nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương). Tức có thể có một mối quan hệ nào đó còn chưa giải thích được giữa chủ nhân các bộ đàn đá tiền sử ấy (được xác định niên đại là cách đây 3000 năm) với các dân tộc đang sinh sống ở Tây Nguyên hiện nay, và cũng có thể có một dòng chảy của con người từ những vùng xa xôi từ phía nam đến Tây Nguyên trong những thời kỳ rất xa xưa.
Cách đây vài chục năm, trong khi chuẩn bị làm Thủy điện Ya Ly (trên vùng giáp giới hai tỉnh Kontum và Gia Lai), đã tiến hành khai quật di chỉ Lung Leng, nơi sẽ là lòng hồ. Đã phát hiện được tại đây dấu vết hết sức quan trọng của một nền văn hoá cổ, từ thời Đồ đá cũ, Đồ đá mới sang đến Đồ đồng… Từ sau đó, công tác khảo cổ ở Tây Nguyên được chú ý hơn, đã liên tục phát hiện nhiều khu di tích quan trọng khác, ở hầu khắp Tây Nguyên. Đã tìm được cả trống đồng ở nhiều nơi. Công tác khảo cổ ở Tây Nguyên nói chung chỉ mới bắt đầu, chưa đủ cơ sở cho những kết luận thật đáng tin cậy. Song bước đầu đã có thể thấy một số điểm đáng chú ý: các di vật đồ đá và đồ đồng tìm thấy ở Tây Nguyên rất gần với Đông Sơn, trong khi đồ gốm lại gần với văn hoá Sa Huỳnh. Như vậy ít ra có thể thấy nền văn hoá tiền sử ở Tây Nguyên từng có giao lưu rộng rãi với cả hai nền văn hoá lớn này ở phía bắc và phía nam…
Công cuộc khảo cổ ở Tây Nguyên chắc chắn còn hứa hẹn nhiều khám phá mới quan trọng.
2- Tây Nguyên trước thời Nam tiến của người Việt. Quan hệ của các dân tộc Tây Nguyên với Cămpuchia, Lào, Champa (và sau đó với Đại Việt).
Trước khi có cuộc Nam tiến của người Việt, vương quốc Champa xem Tây Nguyên nửa như một nước chư hầu nửa như vùng đất phía tây của mình. Trong thực tế triều đình Champa không hề kiểm soát được Tây Nguyên. Suốt một thời kỳ lịch sử rất lâu dài, Tây Nguyên là vùng sinh sống của các bộ lạc độc lập và tự trị. Trong đó đông nhất, mạnh nhất, chặt chẽ nhất là người Gia Rai, sống ở vùng trung Tây Nguyên. Trong người Gia Rai có các nhân vật rất đặc biệt gọi là P’tao Pui, P’tao Ia và P’tao Nhinh, mà người Việt dịch là “Vua Lửa”, “Vua Nước”, “Vua Gió”, người Pháp cũng dịch là “Roi du Feu”, “Roi de l’Eau”, “Roi du Vent”. Cách dịch “Vua”, “Roi” là không chính xác. Thật ra đây là một kiểu thủ lĩnh tinh thần và tâm linh rất độc đáo trong xã hội Gia Rai, một kiểu “thầy cúng” có uy tín lớn, đóng vai trò là người giữ mối quan hệ giữa Thần linh và con người, giữa thế giới “bên trên” và xã hội trần thế, không có bất cứ quyền hành thế tục và quyền lợi ưu tiên nào, nhưng lại là một thứ trung tâm cố kết và “điều hành” toàn bộ xã hội này một cách hết sức chặt chẽ và hiệu lực, kể cả trong quan hệ đối ngoại với các “lân bang”. Trong tác phẩm nghiên cứu rất công phu và đặc sắc “P’tao, một lý thuyết về quyền lực ở người Gia Rai Đông Dương” (P’tao, une théorie du pouvoir chez les indochinois Jarai), nhà Tây Nguyên học hàng đầu Jacques Dournes đã có sự phân tích và giải thích rất sâu sắc về các nhân vật này và một kiểu quyền lực cũng hết sức độc đáo ở xã hội Gia Rai nói riêng và xã hội Tây Nguyên nói chung, còn tồn tại cho đến rất gần đây, thậm chí còn ảnh hưởng tiềm tàng đến tận ngày nay.
Các P’tao là người Gia Rai, sống ở vùng Gia Rai, nhưng tầm ảnh hưởng lan rất rộng, sâu trên nhiều vùng dân tộc khác, thậm chí sang cả Cămpuchia. Trong nhiều thời kỳ, triều đình Cămpuchia từng coi các P’tao ở Tây Nguyên như một kiểu “vua thần”, định kỳ có dâng cống vật. Người Cămpuchia gọi các P’tao là Sadet (gần với từ Samdeth). Về sau, các “Vua Nước” và “Vua Gió” giảm dần ảnh hưởng rồi mất hẳn, chỉ còn “Vua Lửa”… Chúng tôi nghĩ việc nghiên cứu hình thái tổ chức xã hội với các P’tao của người Gia Rai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu sâu sắc Tây Nguyên, con người, văn hoá, tổ chức xã hội cổ truyền… ở vùng đất đặc biệt này. Thậm chí cũng còn có thể cho phép chúng ta hình dung chừng nào về các xã hội cổ từng tồn tại trên vùng đất nay là bán đảo Đông Dương.
Tây Nguyên quan hệ với các “lân bang” chính là qua các P’tao. Quan hệ nhiều nhất là với Cămpuchia. Trong nhiều thời kỳ dài đã thường xuyên có các đoàn “sứ giả” đi lại hằng năm giữa các P’tao và triều đình Cămpuchia, trao đổi cống vật giữa hai bên. Trong quan hệ này đáng chú ý là về phía Cămpuchia đối với các P’tao Tây Nguyên là có tính chất “dâng lên”, còn từ phía các P’tao với các vua Cămpuchia là “ban xuống”. Do địa hình và cả chủng tộc, người Lào đã có quan hệ lâu đời và sâu với các dân tộc ở Tây Nguyên. Quan hệ của Tây Nguyên với Champa lại có những nét riêng khác: Trong thực tế, triều đình Champa đối xử với Tây Nguyên như với một “lân bang” phía tây của mình, cũng có quan hệ trao đổi cống vật định kỳ (với các P’tao) nhưng không chặt chẽ bằng phía Cămpuchia. Mặt khác, người Gia Rai, dân tộc lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên với người Chàm đều cùng thuộc một ngữ hệ Malayo-Polynésien nên rất gần gũi nhau, thậm chí có tác giả còn cho rằng người Gia Rai chính là người Chàm dạt lên Tây Nguyên trong những điều kiện và những thời gian lịch sử nào đó. Hiện còn có một số dấu vết các tháp Chàm ở vùng Gia Rai…
Trong quá trình Nam tiến, người Việt đã mất trên ba trăm năm mới giải quyết xong vùng đồng bằng ven biển Champa, sau đó đi tiếp về nam, đứng chân được trên vùng đất Thủy Chân Lạp vừa xong thì cũng là lúc người Pháp tràn vào. Do vậy triều đình Việt chưa có thời gian quan tâm nhiều đến vùng đất cao phía tây và các bộ lạc sống trên đó. Triều đình Huế cũng có phái một số quan chức lên tìm hiểu và bắt quan hệ với các bộ lạc Tây Nguyên, tất nhiên với ý đồ chinh phục. Tuy nhiên công cuộc này cũng còn rất sơ sài, các phái viên triều đình có gặp Vua Nước, Vua Lửa, mà họ gọi là Thủy Xá, Hỏa Xá, đặt quan hệ “triều cống” định kỳ của các vị này với triều đình và “ban tước” của triều đình cho các vị này, và vì hiểu rằng đây quả thực là các “Vua” nên họ yên trí như vậy là đã nắm được toàn bộ Tây Nguyên. Có hiện tượng đáng chú ý: triều Nguyễn đã từng thiết lập một hệ thống “đồn sơn phòng” suốt dọc các tỉnh trung Trung bộ trên ranh giới giữa vùng người Việt và vùng sinh sống của các dân tộc thiểu số ở phía tây, riêng ở Quảng Ngãi còn lập cả một bờ lũy dài hơn trăm km ngăn cách giữa hai vùng, chứng tỏ triều đình coi phía bên kia là một “nước” khác, có thể là một thứ “man” chư hầu…
3 – Người Pháp với Tây Nguyên.
Quá trình xâm nhập của người Pháp vào Tây Nguyên khá lâu dài và sâu.
Đầu tiên là các nhà truyền giáo. Do chính sách “sát tả”, bài trừ Cơ đốc giáo của các vua đầu triều Nguyễn, các nhà truyền giáo Cơ đốc đã tìm đường lánh lên vùng rừng núi Tây Nguyên có thể an toàn hơn. Họ đã đi bằng nhiều đường khác nhau, sau nhiều lần thất bại cuối cùng đã lên được đến vùng người Ba Na ở Kontum và thiết lập được xứ đạo đầu tiên trên cao nguyên tại đây. Tại Đại chủng viện ở thị xã Komtum hiện nay có một bảo tàng (được gọi là “Phòng truyền thống”) minh họa khá sinh động và chính xác con đường truyền đạo Cơ-đốc lên Tây Nguyên. Nhiều nhà truyền giáo cũng là những nhà dân tộc học tận tụy và uyên bác. Chính họ đã để lại những công trình nghiên cứu đa dạng và sâu sắc về Tây Nguyên.
Đồng thời và tiếp sau các nhà truyền giáo là các “phái bộ” (mission) khảo sát, vừa là những người tiên phong đi chuẩn bị và dọn đường cho việc chinh phục, đồng thời cũng là những nhà khoa học được đào tạo rất cơ bản, ít nhất ở hai trường Dân tộc học và Trường Pháp quốc hải ngoại (École française d’Outre-mer), một số người là sĩ quan quân đội. Nhiều phái bộ như vậy đã đi hầu khắp Tây Nguyên, không bỏ sót một vùng nào, nghiên cứu hoặc một cách tổng thể về vùng đất và người này, hoặc về từng phương diện, từng tộc người, từng vùng riêng biệt. Một trong những phái bộ đó, do Henri Maitre dẫn đầu, đã để lại một tác phẩm đồ sộ đến nay vẫn là công trình khảo sát cơ bản, toàn diện và tỉ mỉ nhất về Tây Nguyên, chưa ai vượt qua được. Công trình này có tên là Les jungles Mois (Rú Mọi), gồm hai phần, phần đầu là Nhật ký hành trình của phái bộ xuyên suốt Tây Nguyên, phần hai trên cơ sở tổng kết toàn bộ các khảo sát, dựng nên bức tranh toàn diện về Tây Nguyên. Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội đã tổ chức dịch phần hai công trình này, dưới cái tên Rừng người Thượng, đang được in ở nhà xuất bản Tri Thức.
Tiếp sau các phái bộ khảo sát là các nhà cai trị, cũng được đào tạo rất cơ bản về nhân chủng học, dân tộc học trước khi sang Việt Nam. Rất nhiều người trong số này, như Sabatier, công sứ Pháp đầu tiên ở Đắc Lắc, là nhà khoa học uyên bác. Ông là người đầu tiên sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp trường ca Đam San, cũng đã sưu tầm và hệ thống hoá toàn bộ luật tục Ê Đê. Ông từng cai trị tỉnh Đắc Lắc bằng một kiểu “Tòa án Luật tục”, kết hợp khôn khéo luật tục của người Ê Đê với luật chung cho toàn Đông Dương. Bên cạnh những viên quan cai trị này, còn có những nhà chuyên môn giỏi và tâm huyết trong nhiều lĩnh vực, như Antomarchi, một nhà ngôn ngữ học lão luyện, người đã đặt ra vần chữ cái La tinh đầu tiên cho tiếng Ê Đê. Thậm chí còn có những bác sĩ như Jouin, vừa là một thầy thuốc nổi tiếng, vừa là một nhà dân tộc học sâu sắc…
Sau cùng đến lượt các nhà khoa học chuyên nghiệp, như G. Condominas, A. de Hautecloque-Howe, Boulbet, Maurice…, thường đi sâu và ở lại lâu dài trong các vùng thực địa, để lại những công trình quan trọng hoặc về từng dân tộc hoặc về từng vấn đề dân tộc học lớn ở Tây Nguyên. Có người như Jacques Dournes, là một linh mục đến Tây Nguyên, ở lại suốt hai mươi lăm năm, cuối cùng bỏ đạo, sống theo phong tục Tây Nguyên, là một nhà Tây Nguyên học lớn…
Công cuộc chinh phục Tây Nguyên của người Pháp diễn ra song song với cuộc xâm chiếm Việt Nam và toàn Đông Dương. Ở Tây Nguyên họ cũng gặp phải sự kháng cự của các bộ lạc bản địa. Trước đây, giữa các bộ lạc ở đây vẫn thường diễn ra chiến tranh, chủ yếu để cướp tù binh bán sang các nước chung quanh làm nô lệ. Vốn là những dân tộc quen sống tự do, phóng khoáng, có ý thức tự trọng và tinh thần thượng võ cao, không chịu bất cứ sự áp bức, áp đặt nào, họ đã đứng lên chống lại những người mới đến mang tới một ách thống trị xa lạ. Tuy nhiên những cuộc kháng cự thường rời rạc, một vài phong trào liên kết được một số vùng tương đối rộng không tồn tại được lâu. Song cũng có những vùng cuộc đấu tranh diễn ra khá dai dẳng, thậm chí có nơi suốt gần trăm năm đô hộ người Pháp vẫn không hoàn toàn thiết lập được bộ máy cai trị.
Khi đã chiếm được toàn bộ Đông Dương, người Pháp đã chia bán đảo này ra thành năm xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao miên. Vậy nên phân Tây Nguyên về đâu? Họ có cái mà Jacques Dournes, trong tác phẩm P’tao… của ông, gọi là “logique du découpage” (lô gích của sự phân cắt), tất nhiên là lô gích phân cắt sao cho thuận tiện hơn cả đối với sự cai trị của chính quyền thực dân. Thấy trong các “lân bang” trước nay, người Lào đã xâm nhập vào Tây Nguyên sâu hơn cả, về mặt chủng tộc cũng tương đối gần gũi, nên họ cắt Tây Nguyên về Lào. Một thời gian sau, nhận thấy thủ đô Lào đặt ở Viêng Chăn quá xa, khó với tới Tây Nguyên, đến năm 1904 Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định giao Tây Nguyên về cho triều đình Huế. Như vậy về mặt pháp lý (của chính quyền thực dân), từ năm 1904 Tây Nguyên mới chính thức thuộc về Trung Kỳ, và từ đó thuộc về Việt Nam.
Chủ trương của người Pháp đối với Tây Nguyên trước sau không hoàn toàn thống nhất. Viên công sứ Pháp đầu tiên cai trị Tây Nguyên là Sabatier (lúc bấy giờ toàn bộ Tây Nguyên được coi là một tỉnh gọi là tỉnh Kontum, thủ phủ đặt ở Buôn Ma Thuột) chủ trương “bảo tồn” nguyên vẹn Tây Nguyên, ngăn không cho người Việt, người Hoa, và cả người Pháp lên sinh sống và khai thác Tây Nguyên. Ông muốn giữ không chỉ đất đai, mà cả con người, văn hoá, xã hội Tây Nguyên mà ông khá am hiểu trong trạng thái đúng như khi nó được “tìm thấy”, không để cho vùng đất, người, văn hoá và xã hội cổ truyền tốt đẹp này bị tổn thương vì sự xâm nhập của các thế lực ngoại lai. Ông kiên trì thu phục được các tù trưởng bản địa (Ama Thuột chính là một tù trưởng có ảnh hưởng lớn trong vùng Ê Đê, đã quy thuận, hợp tác với Sabatier, và làng của ông, Buôn Ma Thuột [có thể dịch sát nghĩa: Làng của Cha thằng Thuột], trở thành thủ phủ của toàn vùng. Sabatier tự biến mình thành một tù trưởng đứng đầu toàn xứ, tổ chức nhiều cuộc ăn thề kết nghĩa trung thành với các tù trưởng lớn trong vùng, thiết lập một bộ máy và một phương thức cai trị dựa trên luật tục của các dân tộc bản địa…
Chính sách “đóng cửa Tây Nguyên” của Sabatier vấp phải sự chống đối của các thế lực thực dân muốn đổ xô vào khai thác vùng đất màu mở này. Cuối cùng, do áp lực gay gắt của họ, Sabatier bị lật đổ, ông đã thất bại trong ý đồ có thể tốt đẹp nhưng ảo tưởng của ông… Từ đó các nhà thực dân Pháp mới bắt đầu khai thác Tây Nguyên, chủ yếu là lập các đồn điền cà phê, cao su, chè do người Pháp làm chủ, sử dụng một số công nhân người Việt được đưa lên đây, và dần dần có thêm ít nhiều công nhân người Tây Nguyên…
Chính trong thời gian cai trị của người Pháp, đã đào tạo được một số trí thức trong các dân tộc bản địa Tây Nguyên, chủ yếu trong hai ngành y tế và giáo dục. Hầu như tất cả các trí thức này về sau đều trở thành cán bộ nòng cốt của cách mạng ở Tây Nguyên…
Chỉ hơn một tháng sau Cách mạng Tháng Tám, quân Pháp đã trở lại đánh chiếm Nam Bộ, tiếp liền sau đó là Tây Nguyên. Đáng chú ý là suốt 9 năm chiến tranh Pháp không chiếm được vùng duyên hải Nam Trung Bộ từ nửa tỉnh Quảng Nam vào đến Phú Yên, nhưng họ lại tập trung sức quyết chiếm Tây Nguyên. Ấy là vì vị trí chiến lược hết sức quan trọng của Tây Nguyên, về mặt quân sự “ai làm chủ được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ cả miền nam Đông Dương”. Cuộc kháng chiến 9 năm ở vùng Nam Trung Bộ (lúc bấy giờ gọi là Liên khu 5) chính là cuộc giành giật quyết liệt giữa ta và địch vùng cao nguyên chiến lược này. Chính qua cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung này mà các dân tộc Tây Nguyên đã trở nên gần gũi và gắn bó ngày càng sâu sắc với cách mạng, với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trở thành một bộ phận khắng khít không thể tách rời của cộng đồng rộng lớn đó. Từ những cơ sở chính trị đầu tiên được kiên trì xây dựng, tiến lên thành những cơ sở du kích vũ trang, các làng chiến đấu kiên cường, đến cuối những năm kháng chiến chống Pháp Tây Nguyên đã có thể trở thành địa bàn thuận lợi cho các đơn vị chủ lực mở những chiến dịch ngày càng lớn, cho đến chiến dịch Đông- Xuân 1953-54, phối hợp với Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kontum và toàn bộ vùng Bắc Tây Nguyên…
Từ sau năm 1954 đến năm 1959-60, Tây Nguyên đã trải qua một giai đoạn rất đặc biệt. Đây là thời kỳ phong trào cách mạng ở miền Nam bị đánh phá hết sức ác liệt, tổn thất nặng nề trong các chiến dịch “chống cọng, tố cọng” của chính quyền Sài Gòn. Những cán bộ cọng sản không còn trụ lại được ở đồng bằng phải lánh lên miền núi để bảo tồn lực lượng. Họ phải lặn mình trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, dựa vào dân, được dân bảo vệ, nuôi dưỡng mà tồn tại. Chính trong hoàn cảnh này công tác vận động quần chúng đã được thực hiện tốt hơn cả. Để tồn tại, và là tồn tại để rồi sẽ đến lúc bùng dậy giành lại thế tấn công, những người cọng sản không chỉ dựa vào dân để được che chở mà còn phải ra sức gây dựng và phát triển tốt nhất, sâu nhất mọi mặt đời sống xã hội ở vùng dân tộc, và để làm được điều đó lại phải hiểu biết sâu sắc hơn bao giờ hết những đặc điểm quan trọng nhất của xã hội này, tôn trọng và vận dụng những đặc điểm đó trong công tác vận động quần chúng. Kết quả là trong khi phong trào cách mạng ở đồng bằng phải trải qua một giai đoạn thoái trào nghiêm trọng, thì ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ngược lại không hề có thoái trào, mà là phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Thậm chí ở một số vùng đã thực hiện được những điều kỳ lạ: như ở vùng người Cơ Tu và người Cà Dong thuộc miền núi Quảng Nam, một số cán bộ trụ bám ở lại tại đây đã tự mình mày mò sáng tạo ra chữ viết cho hai dân tộc này và từ năm 1954 đến năm 1959 đã thanh toán xong nạn mù chữ trong đồng bào dân tộc ở đây… Chính trên cơ sở đó mà khi bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ Tây Nguyên đã đạt đến một thời kỳ có thể gọi là cao trào, sự đóng góp của Tây Nguyên vào công cuộc chống Mỹ cứu nước là vô cùng to lớn. Không thể hình dung cuộc chiến đấu vĩ đại này và chiến công giải phóng Sài Gòn nếu không có Tây Nguyên…
Tóm lại, do những điều kiện lịch sử đặc trưng, các dân tộc Tây Nguyên đến với cộng đồng các dân tộc Việt Nam khá muộn, nhưng quá trình gia nhập và gắn bó với cộng đồng này lại rất nhanh và sâu sắc. Cho đến năm 1975, tình hình Tây Nguyên là rất tốt về mọi mặt.
4 – Về các dân tộc Tây Nguyên.
Tây Nguyên có khoảng 20 dân tộc khác nhau. Nói là “khoảng” vì có dân tộc theo bảng phân định dân tộc chính thức của nhà nước hiện nay được coi là một nhánh của một dân tộc chung lớn hơn, nhưng cho đến nay lại không chịu chấp nhận cách phân loại đó mà tự coi mình là một dân tộc riêng. Như người Cà Dong ở miền núi tây Quảng Nam, theo bảng phân loại dân tộc học của nhà nước là một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, nhưng hầu hết người Cà Dong nhất định tự coi mình là một dân tộc riêng với tất cả các đặc điểm riêng của một dân tộc độc lập…
Các dân tộc ở Tây Nguyên thuộc hai ngữ hệ khác nhau: Môn-Khơme (hay Nam Á) và Malayo-Polynésien (hay Nam Đảo). Quan sát sự phân bố các dân tộc ở Tây Nguyên theo ngữ hệ có thể thấy một điều đáng chú ý: thuộc ngữ hệ Môn-Khơme có các dân tộc ở Bắc Tây Nguyên từ khoảng giữa tỉnh Gia Lai hiện nay trở ra, như các dân tộc Xơ Đăng, Cơ Tu, Dẻ Triêng, Rơ Mâm, Ba Na, Brâu…, và các dân tộc ở miền Nam Tây Nguyên từ nửa tỉnh Đắc Lắc trở vào như các dân tộc Mơ Nông, Kơ Ho, Mạ, Sre, Stiêng… Chen vào giữa, trên vùng đất từ giữa tỉnh Gia Lai hiện nay cho đến nửa tỉnh Đắc Lắc, là các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo-Polynésien gồm người Gia Rai, người Ê Đê, người Chu Rú, người Rakglei. Người Chàm sống ở vùng duyên hải nam Trung Bộ cũng thuộc ngữ hệ này. Có tác giả đã giải thích hiện tượng này như sau: Từ xa xưa Tây Nguyên vốn là vùng đất của các dân tộc Môn-Khơme. Các dân tộc Malayo-Polynésien đã từ các đảo phía nam đến, trước tiên đổ vào dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ hiện nay. Các dân tộc này đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, trong số đó riêng người Chàm đã phát triển thành một vương quốc hùng mạnh, và ép các dân tộc ở cạnh mình ra, buộc họ phải tìm cách tràn lên vùng đất cao phía tây. Do địa hình dốc đứng trên sườn phía đông của cao nguyên này, họ chỉ có thể tràn lên theo một số đường độc đạo nhất định: người Gia Rai đã lên theo đường đèo An Khê (tức đường 19 hiện nay) và đường Bà Lá, Cà Lúi, lên Cheo Reo, Ayun Par (tức đường số 25), chiếm cao nguyên Gia Lai; Người Ê Đê lên theo đường đèo Phượng Hoàng (tức đường 26 hiện nay) chiếm cao nguyên Đắc Lắc; Người Rakglei thì tạt lên mạn tây Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, ở đây địa hình dốc đứng cản trở họ có thể lên xa hơn. Như vậy các dân tộc Malayo-Polynésien đã từ đồng bằng nam Trung Bộ tiến về phía tây, chen vào giữa như một chiếc nêm, ép các dân tộc Môn-Khơme ra hai đầu. Đương nhiên điều này diễn ra trong những thời kỳ lịch sử rất xa xưa, có thể khi Biển Đông còn cạn, miền nam bán đảo Đông Dương có thể còn gắn liền với các đảo Nam Á.
Đông, mạnh nhất ở Tây Nguyên là dân tộc Gia Rai, rồi đến người Ê Đê, người Ba Na, người Xơ Đăng… Cũng có những dân tộc rất nhỏ như người Châu ở trong thung lũng Mường Hon của núi Ngok Linh, chỉ có khoảng 80 người…
II- Hai vấn đề lớn trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền
A – Làng
Trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền, vẫn còn rất đậm nét cho đến tận ngày nay, làng là đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Không có đơn vị xã hội cao hơn làng. Trong nhiều ngôn ngữ các dân tộc Tây Nguyên không có từ để chỉ đơn vị cao hơn làng. Boon trong tiếng Mơ Nông, Buôn trong tiếng Ê Đê, Plei trong tiếng Gia Rai, Ba Na, Veil trong tiếng Cơ Tu… đều có nghĩa là làng. Ngày trước trong một số dân tộc có từ T’ring dùng để chỉ liên minh giữa một số làng, nhưng đấy chỉ là những liên minh tạm thời để cùng nhau đối phó với một số trở lực nào đó, khi trở lực ấy đã được giải quyết thì những liên minh đó cũng tan rã, không hề có lãnh thổ và tổ chức hành chính tương đương.
Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên cũng không có đơn vị nhỏ hơn làng. Ở đây ý thức về cá nhân chưa phát triển, không có cá nhân độc lập đối với làng. Khi gặp một người Tây Nguyên, hỏi anh ta tên gì, thì phản xạ tự nhiên đầu tiên của anh ta là trả lời : Tôi là người của làng X hay Y nào đấy. Gạn hỏi kỹ hơn nữa : Nhưng anh tên là gì ?, lúc đó anh ta mới trả lời rõ hơn : Tôi là A hay B ở làng X hay Y. Vẫn không thể quên làng. Con người là một bộ phận nhỏ chìm trong cộng đồng làng, hoaf tan trong làng, không thể tách rời khỏi làng. Ở Tây Nguyên, hình phạt nặng nề nhất, nổi đau đớn lớn nhất, điều nhục nhã nhất đối với một người là bị đuổi khỏi làng. Thậm chí trong trường hợp đó con người mất luôn cả tính người, không làng nào khác chấp nhận anh ta nữa, anh ta sẽ trở thành như một con thú, lang thang và chết vùi trong rừng. Nếu ta thường nói người Tây Nguyên có tính cộng đồng rất cao, thì tính cộng đồng đó là tính cộng đồng làng, thậm chí còn sâu đậm và cụ thể hơn cả ý thức về tộc người. Một người Ba Na biết mình là người Ba Na, nhưng ý thức về tộc người Ba Na không sâu đậm bằng ý thức về làng của mình. Ngày trước, trong chiến tranh bộ lạc, không phải chẳng hạn mấy làng Ba Na này liên minh lại đi đánh nhau với mấy làng Gia Rai kia, mà là hai ba làng Ba Na này liên minh với vài ba làng Gia Rai kia đi đánh hai ba làng Gia Rai khác liên minh với vài ba làng Ba Na khác.
Làng được điều hành bằng một tổ chức đặc biệt là Hội đồng già làng, gồm đại diện của các hộ trong làng. Đứng đầu Hội đồng già làng là chủ làng. Già làng là những người hiền minh nhất của làng, những người am hiểu rừng núi, đất đai, phong tục tập quán, giàu kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống, giỏi giang trong đối ngoại, và là người có đức độ cao, được dân làng bầu lên, có thể bị truất phế khi có những vi phạm đối với các quy định truyền thống của làng… Những người như vậy thường là những người đã cao tuổi, nhưng cũng có những người còn khá trẻ vẫn được bầu làm già làng nếu được sự tin cậy và kính trọng của toàn làng.
Hội đồng già làng quản lý làng theo một hệ thống luật pháp đặc biệt : luật tục (droit coutumier) của làng, tức những điều được cả cộng đồng công nhận và tuân theo như là luật, song lại tồn tại dưới hình thức là những phong tục. Cũng có người dịch là tập quán pháp, tức những tập quán được cả cộng đồng tuân thủ như luật. Già làng chính là những người am hiểu tường tận luật tục. Trong Hội đồng già làng thường có một người có chức năng phân xử mọi bất đồng hay vi phạm bằng hình thức tòa án luật tục của làng.
Sức sống bền vững của làng ở Tây Nguyên quả thật rất kỳ lạ, trải qua tất cả các biến động của lịch sử. Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ vừa qua, nhiều lúc làng bị đánh dữ dội, bị xé nát, bị di chuyển đi xa, nhưng rồi cộng đồng làng lại được khôi phục, hồi sinh. Cho đến nay, mặc dầu bị xáo trộn rất dữ trong những chuyển động xã hội suốt mấy mươi năm qua, về cơ bản cộng đồng làng vẫn còn. Một bằng chứng đáng chú ý là trong mấy cuộc bạo động vừa rồi ở Tây Nguyên, làng nào đã đi biểu tình thì bao giờ cũng đi nguyên cả một làng, không bao giờ có hiện tượng đi lẻ tẻ, và đã đi cả làng thì bao giờ cũng là do già làng dẫn đầu.
Trong công tác vận động quần chúng ở Tây Nguyên thời chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, kinh nghiệm thành công quan trọng nhất là phải hiểu biết sâu xa và dựa chắc vào đặc điểm xã hội này, phát huy được vai trò của làng, của già làng trong mọi việc, ở mọi tình huống. Không hiểu và nắm được làng và già làng, thì sẽ không hiểu và nắm được gì cả ở Tây Nguyên, mọi công việc ắt thất bại. Và nếu làng ở đây tan rã thì nguy cơ rối loạn xã hội sẽ rất lớn.
B – Sở hữu Đất và Rừng
Ở Tây Nguyên, rừng núi mênh mông vậy nhưng đều có chủ rành mạch, cụ thể. Không có đất và rừng vô chủ. Người chủ của đất và rừng chính là các làng, từng làng. Rừng núi, tất cả đã được “chia” cho từng làng từ xa xưa, “đã là như vậy từ tổ tiên muôn đời truyền lại”, đã được “Yang (tức Thần linh) giao cho từng làng”, có ranh giới rất rõ rệt. Đất, rừng của làng là thiêng liêng, không ai được xâm phạm, không ai được làm ô uế. Người ta gọi đó là Quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng.
Sở hữu rừng của một làng gồm có những loại rừng sau đây :
– Rừng đã biến thành đất thổ cư ;
– Rừng sản xuất, tức khu rừng dân làng khai thác để làm rẫy ;
– Rừng sinh hoạt, là nơi dân làng tìm lấy những thứ cần thiết cho mọi sinh hoạt của mình : con ong, cái mật, dây mây, rau ăn, con thú để săn bẫy, gỗ để làm nhà…:
– Rừng thiêng (hay rừng ma) là nơi trú ngụ của các Yang (Thần linh), không ai được động đến, thường là rừng đầu nguồn. Đây thực chất là kinh nghiệm giữ rừng đầu nguồn được tích lũy lâu đời của người dân, bọc bên ngoài là một lớp vỏ tín ngưỡng.
Tất cả các loại rừng đó hợp thành không gian sinh tồn (espace vital), hay cũng có người như Condominas gọi là không gian xã hội (espace social) của làng. Một làng cần có đủ các loại rừng kể trên để có thể sinh tồn như một không gian xã hội, làm nên tế bào cơ bản của xã hội Tây Nguyên.
Hội đồng già làng quản lý sở hữu tập thể này của cộng đồng làng bằng một hệ thống luật tục chặt chẽ và sinh động. Chính Hội đồng già làng chia khu rừng sản xuất cho các hộ trong làng để làm rẫy theo đúng những quy định trong luật tục, cũng theo đúng những quy định đó khai thác khu rừng sinh hoạt cho các nhu cầu hằng ngày của mình, giữ gìn khu rừng thiêng, và tôn trọng đúng các tập quán trong làng, tức trong khu rừng đã biến thành đất thổ cư, thành làng. Hằng năm, đất rừng làm rẫy có thể được điều chỉnh lại giữa các hộ nếu có người đông lên hay giảm đi. Về nguyên tắc, các hộ trong làng có thể chuyển đổi đất rừng canh tác cho nhau, nhưng tuyệt đối không được chuyển nhượng ra khỏi làng.
Như vậy, hai đặc điểm quan trọng của xã hội cổ truyền Tây Nguyên, Làng và Sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng gắn chặt với nhau. Chúng ta thấy rõ làng Tây Nguyên là “làng rừng” và là :
– một cộng đồng cư trú ;
– một cộng đồng sở hữu và lợi ích ;
– một cộng đồng tâm linh ;
– một cộng đồng văn hoá.
Quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng chính là nền tảng kinh tế, vật chất của thực thể cộng đồng làng. Toàn bộ đời sống vật chất, kinh tế, văn hoá, tinh thần, tâm linh, đạo đức của làng, của con người Tây Nguyên tồn tại trên nền tảng này. Sẽ rối loạn, đổ vỡ tất cả khi nền tảng này bị tổn thương và mất đi.
III – Tây Nguyên từ sau năm 1975
A – Những chủ trương lớn đối với Tây Nguyên từ sau năm 1975
Từ sau năm 1975, đối với Tây Nguyên chúng ta có hai chủ trương chiến lược:
* Xây dựng Tây Nguyên thành một địa bàn vững chắc về an ninh và quốc phòng, tương xứng với vị trí chiến lược của vùng cao nguyên quan trọng này.
* Xây dựng Tây Nguyên thành một vùng trọng điểm kinh tế của cả nước.
Để thực hiện chủ trương chiến lược đó, đã :
– Tăng cường lực lượng lao động lớn cho Tây Nguyên bằng cách tiến hành một cuộc đại di dân chưa từng có, chủ yếu từ đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ lên Tây Nguyên. Theo kế hoạch ban đầu, dự kiến sẽ đưa lên Tây Nguyên 5 triệu dân. Kế hoạch này cũng đồng thời nhằm giải toar áp lực dân số cho hai vùng đồng bằng nói trên.
– Tổ chức toàn bộ Tây Nguyên thành các đơn vị kinh tế lớn : trong 10 năm đầu là các Binh đoàn làm kinh tế, gồm 3 binh đoàn 331, 332, 333 bao trùm gần toàn bộ Tây Nguyên. Mười năm sau, quân đội giao lại cho dân sự, các binh đoàn làm kinh tế chuyển thành các Liên Hiệp Xí nghiệp Nông, Lâm, Công nghiệp (LHXNNLCN), cũng bao trùm gần hết Tây Nguyên. Sau 10 năm nữa, nhận thấy mô hình quản lý này không hiệu quả, đã giải tán các LHXNNLCN, tổ chức lại thành các nông trường, lâm trường thuộc tỉnh hoặc thuộc trung ương.
Toàn bộ đất và rừng ở Tây Nguyên được quốc hữu hoá, được lấy giao cho các binh đoàn làm kinh tế, các LHXNNLCN, các nông trường, lâm trường, và giao cho dân di cư từ đồng bằng lên. Người bản địa chỉ còn phần đất thổ cư và một ít đất làm rẫy.
B – Một số ngộ nhận hoặc hời hợt trong chủ trương, chính sách đối với Tây Nguyên
* Về quyền sở hữu đất và rừng.
Ngộ nhận lớn nhất, tai hại nhất khi lập chủ trương, chính sách đối với Tây Nguyên là ta hầu như hoàn toàn không biết, không hề quan tâm đến quyền sở hữu truyền thống ở Tây Nguyên đối với đất và rừng. Ta đã ngộ nhận đất, rừng Tây Nguyên là vô chủ, là đất giữa trời, chẳng của ai hết. Ta đã hành động ở Tây Nguyên như trên một vùng đất không có người, lấy đất và rừng từ ngàn đời nay đã “được Yang giao cho làng”, từng làng, đem giao cho các đơn vị làm kinh tế mới được lập lên và cho hàng triệu người nơi khác được đưa đến, một cách hết sức “vô tư”. Đây là điều chưa từng diễn ra trong suốt lịch sử lâu dài ở Tây Nguyên từ xưa đến nay.
* Về phương thức canh tác ở Tây Nguyên : người Tây Nguyên có du canh, du cư ?
Để làm mọi việc ở Tây Nguyên, cũng như ở nhiều vùng miền núi khác, ta đã chủ trương trước hết phải định canh, định cư. Công tác định canh, định cư được coi là biện pháp hàng đầu, quan trọng, quyết định nhất, trước khi tiến hành mọi việc khác. Chủ trương đó dựa trên nhận định người Tây Nguyên vốn du canh, du cư, và du canh, du cư, làm rẫy thì phá rừng… Vậy người Tây Nguyên có du canh, du cư, phá rừng ?
Hãy thử nhìn vào kiến trúc ở Tây Nguyên. Một số dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khơ Me ở phía Bắc Tây Nguyên có kiến trúc nhà rông rất đặc sắc. Nhà rông làng Kông Rơ Bàng của người Ba Na ở Kontum, được dựng lại đúng y nguyên mẫu, đúng nguyên kích thước tại Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội, cao đến vài chục mét, bằng một tòa nhà 5 tầng, cột nhà rông to hai người ôm, mái cao vút sừng sững. Những dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo-Polynésien không có nhà rông thì lại có kiến trúc nhà dài đặc sắc không kém. Nhà dài của ông Ama Thuột (tại thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay) ngày trước dài đến gần 200 mét, đến nổi khi người chủ nhà muốn tập họp con cháu trong nhà thì phải thổi tù và. Các làng Ê Đê hiện nay vẫn còn những nhà dài đến vài ba chục mét, cây đòn dông trên mái nhà là một cây gỗ nguyên khối, không thể tìm thấy chỗ nối… Những dân tộc có kiến trúc vững chãi, đồ sộ như vậy chắc chắn không thể là những dân tộc sống tạm bợ, lang thang nay đây mai đó. Họ không hề du cư. Người Tây Nguyên chỉ dời làng trong mấy trường hợp : khi có dịch bệnh, chết nhiều người, “đất làng độc, có ma” ; hoặc khi mất nguồn nước uống bao giờ cũng được dẫn từ trên đỉnh núi cao xuống, bảo đảm trong sạch ; và trong trường hợp chiến tranh bộ lạc ngày trước… Còn thì làng là làng định cư ở một vị trí thuận lợi cho phương thức canh tác cũng không hề du canh. Người Tây Nguyên làm rẫy bằng cách đốt một khoảnh rừng và tỉa lúa xuống đấy. Chất mùn do lá rụng lâu năm và chất tro đốt có tác dụng phân bón. Một khoảnh đất canh tác như vậy trong hai hay ba năm thì bạc màu, người ta để hưu canh (ở Tây Nguyên gọi là “rẫy dế”), chuyển sang đốt một khoảnh rừng khác. Kỹ thuật chặt và đốt rừng làm rẫy được quy định rất chặt chẽ trong luật tục, không hề lãng phí và không bao giờ để xảy ra cháy rừng… Mỗi hộ trong làng thường có từ 10 đến 20 rẫy. Khi đã khai thác đến rẫy thứ 10 hay thứ 20, quay lại rẫy đầu tiên thì đã là 40 đến 60 năm, đủ thời gian cho rừng tái sinh. Đấy là phương thức tìm lấy thức ăn từ rừng và nuôi rừng khôn ngoan đã được tích luỹ và thử thách hàng nghìn đời. Cuốn sách nổi tiếng Chúng tôi ăn rừng… của nhà dân tộc học George Condominas chính là nói về cách sinh sống này của người Mơ Nông Gar ở nam Đắc Lắc. Đây là phương thức canh tác “luân khoảnh” – cách gọi đúng hơn “luân canh”, luân canh có thể được hiểu là năm nay trồng loại cây này sang năm chuyển sang trồng loại cây khác. Kinh nghiệm được tổng kết ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy nếu mật độ dân số không quá 10 người / km² thì làm rẫy không hề phá rừng. Làng Tây Nguyên định cư ở tâm điểm của vòng luân khoảnh ấy. Trong thực tế những thời gian cần phải làm việc nhiều ở rẫy những người lao động chính thường sống ở chòi rẫy, trong làng chỉ còn người già và trẻ em. Hết mùa rẫy làng lại đông vui, đây cũng là mùa “Ninh Nông” (mùa không làm rẫy), mùa lễ hội tưng bừng của Tây Nguyên.
Không hiểu đúng phương thức sinh sống và canh tác truyền thống của người Tây Nguyên, nhận định một cách cảm tính rằng người Tây Nguyên du canh, du cư, làm rẫy phá rừng… thì tất yếu không thể hiểu làng, cơ cấu, nền tảng vật chất, không gian sinh tồn, vai trò, vị trí của làng, tế bào cơ bản của xã hội Tây Nguyên. Tức cũng không thể hiểu đúng xã hội này, lại vào lúc chúng ta đang muốn tạo ra những thay đổi to lớn nhất xưa nay chưa từng có trên vùng đất và người ở đây. Cuộc vận động định canh định cư, thực chất mang nhiều tính chất ép buộc, cũng đã góp phần phá vỡ các làng Tây Nguyên cổ truyền, làm xáo trộn xã hội.
* Hiểu rừng, cội nguồn của văn hoá và đời sống tâm linh ở Tây Nguyên
Đối với người Tây Nguyên, rừng không chỉ là tài nguyên, thậm chí cũng không chỉ là “môi trường”, “sinh thái” như cách hiểu thông thường của chúng ta về môi trường, sinh thái. Người Tây Nguyên có phong tục “bỏ mả”. Khi một người chết, người ta chôn trong một ngôi mộ tạm, con người ấy còn được coi như chưa đi hẳn khỏi thế giới này. Hàng ngày, người ta vẫn mang cơm nước và các vật dụng ra mộ để “nuôi” như nuôi một người còn sống. Trong thời gian đó, lâu ngắn tuỳ theo điều kiện của từng gia đình, người ta chuẩn bị một ngôi nhà mồ thật đẹp (trên chính ngôi mộ tạm), khi mọi việc đã xong thì làm lễ bỏ mả, một trong những lễ hội lớn và quan trọng nhất ở Tây Nguyên, diễn ra trong mùa Ninh Nông. Cả làng đều tham gia, nhiều làng lân cận cũng kéo đến, người ta làm lễ tiễn đưa người chết mãi mãi đi khỏi thế gian này. Sau lễ lớn đó, ngôi mộ sẽ bị bỏ hẳn, không ai chăm sóc, viếng thăm gì nữa. Con người ấy, theo quan niệm của người Tây Nguyên, vốn là một mẩu nhỏ của rừng vô tận và trường cữu, từ trong thăm thẳm không cùng của rừng mà đi ra, nay lại mãi mãi trở về với cội nguồn của mình là rừng, được trả về cho cội nguồn đó. Con người là một bộ phận nhỏ, và cũng có thể nói là tạm thời của thực thể to lớn và vĩnh cữu là rừng. Rừng mới là tất cả, là trường tồn, con người và cuộc sống trần thế của con người chỉ là một phần rất nhỏ, thoáng qua của thực thể bao trùm kia.
Người Tây Nguyên, tự trong sâu thẳm của họ, có một tình cảm thân thiết ruột thịt và một lòng kính trọng thiêng liêng đối với rừng, họ coi từng cây rừng đúng như một sinh vật sống chẳng hề thua kém con người, cũng có linh hồn ngang bằng con người, cũng đầy cảm xúc, vui mừng, hạnh phúc, đau đớn hệt con người. Khi buộc phải chặt hạ một cây gỗ cho nhu cầu thiết yếu của mình, bao giờ người Tây Nguyên cũng ân cần làm lễ xin lỗi cây, tạ ơn rừng. Người Tây Nguyên sống “theo đạo đức của rừng”, quan niệm con người cần phải hiền minh như rừng.
Như vậy ở Tây Nguyên, rừng là cội nguồn của đời sống tâm linh, tức phần sâu xa nhất trong con người và cộng đồng người, mất rừng thì con người và cộng đồng người mất đi cái nền rộng lớn, bền chặt, sâu thẳm nhất của mình, trở nên bơ vơ, “tha hoá”, mất gốc, mất cội nguồn.
Rừng cũng là cội nguồn của văn hoá, văn hoá Tây Nguyên là văn hoá rừng, toàn bộ đời sống văn hoá ở đây đều là biểu hiện mối quan hệ khắng khít, máu thịt của con người, cộng đồng người với rừng. Khi không còn rừng thì tất yếu văn hoá sẽ chết. Còn lại chỉ là những cái xác của văn hoá, văn hoá dỏm, giả…
Hiểu rừng một cách hời hợt, coi chỉ là tài nguyên, thậm chí là môi trường, sinh thái, tất không thể hiểu đúng nền tảng sâu xa, cơ bản nhất của xã hội này, và mọi việc làm của chúng ta ở đây chắc chắn không thể thành công, chỉ trợt đi trên bề mặt của thực tế, không ăn được vào đời sống.
* Sức chịu đựng cây công nghiệp của Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng đất bazan lớn nhất nước và đất bazan đặc biệt thích hợp với một số cây công nghiệp như cà phê, cao su… tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu đáng kể. Chủ trương biến Tây Nguyên thành một vùng trọng điểm kinh tế trong cả nước chính là dựa phần lớn vào ưu thế này. Tuy nhiên sức chịu đựng cây công ngiệp của Tây Nguyên dẫu lớn nhưng cũng có hạn, phát triển quá một mức nào đó thì sẽ phá rừng. Hạn mức đó đối với cà phê là 500.000 hecta, hiện nay đã bị vượt quá. Rừng Tây Nguyên là rừng nhiệt đới, nhiều tầng, thảm thực vật rất dày. Các nhà khoa học cho biết lá cây rừng nhiệt đới có tác dụng hấp thu năng lượng mặt trời gấp 30 lần rừng trồng. Cây cà phê, cả cây cao su, và đến cả rừng trồng đều không thể thay thế rừng nhiệt đới nguyên sinh.
Ở Tây Nguyên còn có vấn đề nước. Đất bazan không giữ nước. Đến mùa khô Tây Nguyên hầu như hoàn toàn không có nước. Những người trồng cà phê phải khoan sâu đến hàng trăm mét lấy nước ngầm tưới cà phê. Nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức. Đến năm 1997, tầng nước ngầm ở Tây Nguyên đã tụt xuống 20 mét. Nếu tiếp tục tình trạng này, sẽ dẫn đến hiện tượng latérite hoá, tức đá ong hoá. Chúng ta sẽ để lại cho con cháu một cao nguyên đá ong !
C – Hệ quả
Những việc làm của chúng ta ở Tây Nguyên từ sau 1975 như đã trình bày trên đã đưa đến những hệ quả :
1- Dân số Tây Nguyên tăng nhanh, đột ngột, với cường độ lớn. Năm 1975, dân số Tây Nguyên khoảng dưới 1 triệu người, đến nay đã lên 5 triệu người, tăng gấp 5 lần, là vùng tăng dân số nhiều và nhanh nhất nước. Và ở đây là tăng cơ học, tức do đưa người nơi khác đến, chứ không phải tăng tự nhiên. Tăng tự nhiên với tỷ lệ sinh đẻ quá cao cũng gây ra nhiều khó khăn, như các dịch vụ xã hội thiết yếu (giáo dục, y tế, an sinh xã hội…) không theo kịp. Nhưng tăng cơ học thì đưa đến một tình hình nghiêm trọng hơn nhiều: nó làm đảo lộn cơ cấu dân cư, và từ đó tất yếu gây ra những đảo lộn về mọi mặt. Ngay từ sau năm 1975, đã có những cảnh báo của một số nhà khoa học và nhà văn hoá, cho rằng chủ trương đưa dân lên Tây Nguyên với tốc độ và cường độ quá cao là nguy hiểm, có thể là sai lầm chiến lược, nhưng lời cảnh báo đã không được nghe. Theo kinh nghiệm của thế giới, tăng dân số cơ học đến 3% / năm là mức báo động. Trong thực tế, suốt hơn 30 năm qua dân số Tây Nguyên đã tăng cơ học từ 7 đến 10% / năm.
Xét cơ cấu dân cư Tây Nguyên trong một thế kỷ qua, có thể thấy :
Đầu thế kỷ XX, các dân tộc bản địa chiếm 95% dân số.
Đến năm 1975, tỷ lệ này là 50%.
Hiện nay người bản địa chỉ còn 15-20% trên toàn địa bàn (Ở tỉnh Dắc Lắc, người bản địa còn 15%, tỉnh Đắc Nông còn 10%, tỉnh Kontum còn khoảng 50-55%… Người Tày ở Đắc Lắc đã đông hơn người Ê Đê bản địa). Người bản địa đã trở thành thiểu số, không phải trong cộng đồng Việt Nam nói chung, mà là thiểu số với tỷ lệ rất nhỏ, ngày càng nhỏ ngay chính trên quê hương ngàn đời của mình. Có thể nói, chính ở Tây Nguyên trong hơn 30 năm qua đã diễn ra những biến động xã hội lớn và sâu sắc nhất so với cả nước, nhưng những biến động đó lại rất âm thầm, hầu như không ai biết (cho đến ngày tình hình đột ngột mất ổn định).
2 – Sự tan vỡ của làng Tây Nguyên
Từ sau năm 1975, quyền sở hữu tập thể truyền thống của cộng đồng làng đối với đất và rừng nghiểm nhiên bị xoá bỏ, tất cả đất và rừng đều bị quốc hữu hoá. Như đã thấy ở trên, quyền sở hữu này chính là nền tảng vật chất, kinh tế của làng ; bị bứng mất đi nền tảng này, làng, tế bào cơ bản của xã hội Tây Nguyên, tất yếu tan vỡ. Đây là sự đổ vỡ chưa từng có ở Tây Nguyên từ xưa đến nay, tác động đến tận gốc rễ của xã hội này. Càng đáng chú ý là làng, pháo đài bền vững của sức đề kháng xã hội ở Tây Nguyên trong suốt lịch sử lâu dài, nay lại bị phá vỡ đúng vào lúc Tây Nguyên, cũng như bất cứ vùng nào khác trong cả nước, đang phải đối mặt với những thách thức lớn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của hội nhập, ở Tây Nguyên đương nhiên càng nặng nề, khó khăn hơn bất cứ nơi nào khác. Chúng ta đã vô tình triệt tiêu mất sức đề kháng cơ bản của Tây Nguyên bằng cách phá vỡ các “chốt” đề kháng vốn bất khả chiến thắng của nó đúng vào lúc nó phải đương đầu với biến động lớn nhất. Theo một cách nào đó có thể nói trạng thái xã hội ở Tây Nguyên vừa qua và hiện nay là trạng thái của một cơ thể bị tước mất sức đề kháng sâu tận trong từng tế bào, hết sức dễ bị tổn thương.
Tình hình đó tất yếu dẫn đến những hệ quả tiếp theo không thể tránh :
3 – Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng
Như đã nói ở trên, sau năm 1975, đất rừng ở Tây Nguyên được lấy giao cho các binh đoàn quân đội làm kinh tế, sau đó cho các LHXNNLCN, rồi đến các nông trường, lâm trường. Cho đến năm 1997, 90% đất rừng Tây Nguyên nằm trong tay các tổ chức quốc doanh. Thực tế hơn 30 năm qua đã chứng minh tất cả các chủ sơ hữu đó đều không giữ được rừng, trái lại là tác nhân phá rừng dữ dội nhất. Mỗi loại chủ sở hữu đó có cách phá rừng khác nhau, và đều nghiêm trọng như nhau.
Một phần lớn diện tích rừng còn lại được lấy giao cho dân di cư từ đồng bằng lên, lúc đầu là di cư theo kế hoạch của nhà nước, từ năm 1979 trở đi là dân di cư tự do, gồm cả đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc (kể từ sau chiến tranh biên giới năm 1979). Những người mới đến lập tức cần có ngay lương thực để sinh sống, họ liền phá rừng để làm lương thực; sau đó lại tiếp tục phá để khai thác gỗ đem bán. Những người này cũng có tập quán canh tác hoàn toàn khác người Tây Nguyên. Người Việt vốn rất sợ rừng (“rừng thiêng nước độc”, “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”…). Khác với người Tây Nguyên vốn sống chìm trong rừng, tự hoà tan mình trong rừng, coi rừng thân thiết như mẹ, người Việt đến đâu thì liền thấy có nhu cầu phá rộng ra cho trống chung quanh. Người Việt không có văn hoá rừng, bao giờ cũng thấy chật chội, rất sợ chìm đắm trong rừng. Ngay những người thuộc các dân tộc thiểu số phía bắc đến cũng có tập quán canh tác khác hẳn. Người Hmông chẳng hạn (là một dân tộc đổ lên Tây Nguyên rất mạnh, rất quyết liệt) đúng là một dân tộc du cư du canh, đến đâu là họ cạo trọc ngay toàn bộ rừng nơi họ đổ ập vào, không gì ngăn cản được. Hết khu rừng này, họ tiến sang khu rừng khác, triệt phá sạch đến cùng. Cũng cần phân biệt “rẫy” với “nương”, làm rẫy và làm nương là hai phương thức canh tác hoàn toàn khác nhau. Làm rẫy, như đã nói, là cách quảng canh luân khoảnh trong điều kiên mật độ dân số không cao. Còn nương là rẫy đã được chuyển sang canh tác cố định và chăm sóc như vườn. Trên rẫy bao giờ người ta cũng giữ lại một số cây hay gốc cây lớn để chống xói mòn, còn trên nương thì phải dọn sạch, san phẳng hoàn toàn, làm cho đất tơi ra (do đó rất dễ bị xói mòn). Làm nương cũng là cạo sạch rừng, từ nay ở đấy tuyệt đối không còn có rừng nữa, rừng đã vĩnh viễn trở thành đất canh tác, chẳng khác gì ruộng. Trái lại bản chất của làm rẫy là giữ rừng, mượn tạm rừng của Mẹ Tự nhiên để xin lấy cái ăn, rồi trân trọng trả lại cho Tự nhiên. Jacques Dournes đã gọi làm rẫy là lối canh tác “sang trọng” (de luxe) trong điều kiện mật độ dân số không cao. Cũng có thể gọi là lối canh tác nhân ái, thân thiện.
Các dân tộc bản địa Tây Nguyên, với mật độ dân số trong vùng tăng lên quá cao như hiện nay, cũng không còn có thể làm rẫy luân khoảnh, vừa tìm lấy cái ăn từ rừng vừa nuôi rừng như xưa. Họ lại bị những người nơi khác đến, năng nổ và khôn ngoan hơn, chiếm lấy những vùng đất thuận lợi nhất, màu mỡ, bằng phẳng, gần sông, gần đường…, phải lùi vào rừng ngày càng sâu, và không còn đủ đất để luân khoảnh được nữa, bây giờ họ thật sự biến thành những người du canh du cư và phá rừng !…
Cho đến nay, trừ một vài vùng nhỏ như một ít khu vực quanh núi Ngok Linh, vùng Komplong…, có thể nói về cơ bản rừng Tây Nguyên đã bị phá sạch, hậu quả về nhiều mặt không thể lường.
4 -Người bản địa bị mất đất.
Tình hình trên tất yếu đưa đến việc người bản địa bị mất đất. Rất đáng chú ý là việc mất đất này diễn ra chính là sau khi thực hiện việc giao đất giao rừng, cấp sổ đỏ cho người dân. Lúc bấy giờ, một số cơ quan chức năng như Viện Dân tộc học và một số nhà khoa học đã có kiến nghị : ở Tây Nguyên không nên giao đất cho hộ như ở đồng bằng mà là giao cho làng, để làng quản lý theo kinh nghiệm truyền thống, và cấm không được chuyển nhượng đất cho “người khác tộc” (cũng tức là không được chuyển nhượng ra khỏi làng), nhưng kiến nghị này không hề được chú ý. Đất vẫn được giao cho các hộ với đầy đủ 5 quyền. Kết quả :
Vì người bản địa nay đã trở thành thiểu số với tỷ lệ rất thấp, nên trong thực tế đất đã được giao rất nhiều cho người nơi khác đến ;
Người Tây Nguyên, như đã nói, chưa phát triển ý thức về cá nhân, về sở hữu cá thể, nên cũng không có ý thức khư khư giữ đất cho cá nhân, cho hộ.
Đất lại được giao hệt như ở vùng Kinh, chỉ gồm phần đất thổ cư, một ít đất làm rẫy, người bây giờ lại đã quá đông, không còn đất để thực hiện luân khoảnh, nên chỉ sau vài ba mùa, rẫy bạc màu, người ta rất dễ dàng đem bán với giá rất rẻ, thậm chí có thể đem cho không chỉ sau một bữa rượu ! Nhân cơ hội này, một số cán bộ đã dùng quyền lực chiếm rất nhiều đất.
Cuối cùng, đất từ tay người dân tộc bản địa chuyển dần hết sang tay người nơi khác đến. Người bản địa mất đất, chỉ còn hai con đường : lùi vào núi sâu, ngày càng khốn đốn, hoặc ở lại tại chỗ và đi làm thuê cho người nơi khác đến, chủ yếu là người Kinh, ngay trên mảnh đất truyền lại từ tổ tiên của mình. Chẳng khác tình cảnh làm cu li thời sau Sabatier. Điều nghịch lý của Tây Nguyên là các chỉ số phát triển ở đây đều khá cao so với nhiều vùng khác nhưng người bản địa, chủ nhân lâu đời của vùng đất này, lại bị bần cùng hoá, bị đẩy vào thế cùng. Tức phát triển lãnh thổ nhưng không phát triển được chủ thể trên lãnh thổ ấy.
Việc mất đất, không phải trong một xã hội bình thường mà là từ tay người dân tộc bản địa sang tay người nơi khác đến là người Việt, đã khiến vấn đề đất đai trở thành vấn đề dân tộc. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp của sự mất ổn định nghiêm trọng đã và đang diễn ra ở Tây Nguyên.
(Kinh nghiệm lịch sử : Luật Hồng Đức thời Lê Thánh Tông, khôn ngoan hơn chúng ta, đã biết chú ý và có những quy định riêng sáng suốt cho vùng dân tộc thiểu số khác với những quy định chung cho cả nước. Chẳng hạn có điều luật cấm không được cho vay mượn giữa người Kinh và người Man Liêu (tức các dân tộc thiểu số), vì hiểu rằng quan niệm về giá trị, về quyền sở hữu giữa hai bên khác nhau, sự vay mượn giữa hai bên tất dễ sinh những bất đồng, lừa đảo, lạm dụng…)
5 -Văn hoá Tây Nguyên bị mai một.
Việc mất rừng, tan vỡ của làng, cơ cấu dân cư bị đảo lộn lớn và đột ngột, người bản địa bị mất đất và mất gốc rễ trở thành lang thang trên chính quê hương ngàn đời của mình… tất yếu đưa đến đổ vỡ về văn hoá. Khi nói đến văn hoá Tây Nguyên, người ta thường nói đến nhà rông, nhà dài, cồng chiêng, các loại nhạc cụ độc đáo, các lễ hội…, không sai, nhưng đó là những biểu hiển ra bên ngoài, trên bề mặt của văn hoá, nếu tách những cái đó ra khỏi làng và rừng, mất rừng và mất làng, thì tất cả chỉ còn là những cái xác của văn hoá, những cái xác không có hồn. Mà ai cũng biết, văn hoá là hồn chứ không phải xác. Nên chú ý khi công nhận di sản văn hoá thế giới ở Tây Nguyên, UNESCO đã rất tinh, không phải công nhận cồng chiêng, cũng không phải âm nhạc cồng chiêng, mà là “không gian văn hoá cồng chiêng”, không gian ấy tức là rừng và làng.
Hiện nay trong lĩnh vực văn hoá ở Tây Nguyên, có hai điều đáng lo :
Hầu như không còn văn hoá thật của Tây Nguyên, chỉ có văn hoá giả Tây Nguyên, khai thác chất lạ (exotique) của Tây Nguyên, tạo nên một thứ văn hoá diễn, thu hút khách du lịch hám lạ, trong khi đời sống văn hoá thật của con người Tây Nguyên thì nghèo nàn, cằn cỗi. Đi dọc Tây Nguyên bây giờ chỉ còn thấy các kiến trúc của người Việt cố pha chút “độc đáo” nào đó, như làm mái cao vút lên, nhô nhọn ra… để giả chất Tây Nguyên. Nhà rông thì do nhà nước xây cho các làng, mà nhà rông là thứ “không thể đem cho”. Ở Tây Nguyên, khi lập một làng mới, việc quan trọng và thiêng liêng nhất là già làng chọn địa điểm và điều khiển việc cất nhà rông. Nhà rông là trái tim, là linh hồn của làng, chưa có nhà rông thì một làng chưa thực sự thành làng, và nhà rông bao giờ cũng phải do dân làng tự tay mình làm nên. Một nhà rông của nhà nước đem cho thì dù đẹp đến mấy cũng không thể trở thành nhà rông của làng, dân làng sẽ không bao giờ sử dụng, không thèm bước chân vào, sẽ để mốc meo, tàn tạ. Thật ra điều này cũng chẳng có gì lạ, đối với người Việt cũng hoàn toàn đúng như thế. Một cái miếu ở làng quê chẳng hạn bao giờ cũng được lập nên bắt đầu từ một sự tích nào đấy, một người có công với làng với nước, nay chết đi, nhân dân nhớ ơn mà lập miếu thờ. Hoặc thậm chí một cô gái thất tình, chết oan uổng trong một hoàn cảnh éo le nào đấy, bỗng trở nên linh thiêng, người ta cất miếu thờ. Một cái miếu do nhà nước tự dưng cất lên giữa đồng, một cái miếu “quốc doanh” thì chắc chắn chẳng ai đến hương khói làm gì!..
Ở Tây Nguyên hiện nay chúng ta đang “chơi” những cái xác văn hoá như vậy !
Mặt khác, hiện đại hoá, toàn cầu hoá và hội nhập cũng tất yếu đưa những luồng văn hoá lạ xâm nhập vào Tây Nguyên. Một sự xâm nhập như vậy là tự nhiên, không thể tránh. Điều đáng nói là nó diễn ra đúng vào lúc nền tảng và tế bào cơ bản của xã hội Tây Nguyên, do những sai lầm của chúng ta nhiều năm qua, bị phá vỡ, khiến sức đề kháng và khả năng thích nghi của nó bị triệt tiêu. Văn hoá bản địa bị lai căng. Quan sát lớp người trẻ trong các dân tộc bản địa, có thể thấy có hiện tượng “đứt gãy” về văn hoá rất đáng lo ngại. Những thanh niên người dân tộc khi đã bị hư hỏng thì lại hư hỏng nặng hơn, tha hoá, lưu manh hoá dữ hơn cả những người cùng lứa tuổi ở vùng Kinh. Họ bị đổ vỡ vì mất nền. Chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định xã hội. Đi vào các làng Tây Nguyên hiện nay, rất đau lòng thấy thanh niên hầu như không còn uống rượu cần làm bằng ngũ cốc lên men được chiết từ các loại lá, vỏ, rể cây trong rừng, đậm đà, mà say tuý luý rượu đế, thậm chí khi không đủ tiền mua rượu đế thì pha cả cồn ra để uống. Thanh niên Tây Nguyên, vốn có cơ thể cường tráng và tuyệt đẹp, nay đang bị suy thoái cả về thể chất, sự suy thoái nòi giống sẽ không còn xa.
6 – Cảnh báo sớm của một nhóm nghiên cứu về tình hình Tây Nguyên.
Năm 1997, một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Dân tộc học Việt Nam gồm các tác giả Vũ Đình Lợi (nay đã mất), Bùi Minh Đạo và Vũ Thị Hồng đã hoàn thành một công trình có tên là Sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên, được giáo sư Đặng Nghiêm Vạn viết lời giới thiệu vào năm 1999, và ấn hành tại nhà xuất bản Khoa học Xã hội vào năm 2000. Sau khi đã trình bày các dữ liệu, phân tích toàn diện và tỉ mỉ tình hình đất và rừng ở Tây Nguyên từ sau năm 1975, các tác giả đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ như sau :
“Sẽ là không quá sớm khi đưa ra lời cảnh báo rằng nếu không kịp thời có giải pháp khắc phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì “vấn đề dân tộc” sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất ổn định, nghiêm trọng là máu lại đổ, với sự can thiệp vừa kín đáo, vừa trắng trợn của kẽ thù dưới chiêu bài bảo vệ người dân tộc, bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Một khi vấn đề dân tộc và tôn giáo quyện vào nhau thì nguy cơ tới thật khó lường”.
Đây thật sự là một lời cảnh báo đầy trách nhiệm, trung thực, dũng cảm và đã được chứng tỏ là hoàn toàn chính xác. Rất tiếc là nó đã hoàn toàn bị bỏ ngoài tai, thậm chí cả sau khi những điều cảnh báo đã thành hiện thực !
Như vậy, sau hơn 30 năm triển khai, hai mục tiêu chiến lược được đề ra từ đầu đối với Tây Nguyên đã không thực hiện được. Tây Nguyên đã trở thành một vùng mất ổn định nhất trong cả nước ; và việc xây dựng một vùng trọng điểm phát triển kinh tế trên một cơ sở mất ổn định như vậy chắc chắn không thể bền vững. Lãnh thổ tuy có được phát triển – cũng là một cách méo mó – nhưng chủ nhân của lãnh thổ thì bị bần cùng hoá và bế tắc. Tìm một con đường khắc phục những thực trạng đó hiện nay ở Tây Nguyên đã trở nên rất khó khăn.
IV – Phát triển bền vững ở Tây Nguyên
A – Phát triển bền vững là yêu cầu sống còn đối với Tây Nguyên.
* Hơn ở bất cứ nơi nào khác, phát triển bền vững là yêu cầu sống còn đối với Tây Nguyên.
Không thể nhìn và xử trí đối với Tây Nguyên tách rời với tất cả các vùng xung quanh và với cả nước.
Tây Nguyên là mái nhà của toàn bộ nam Đông Dương, chi phối có tính quyết định về nhiều mặt đối với toàn bộ khu vực rộng lớn này, ảnh hưởng nặng nề và sâu sắc đến sự an toàn về khí hậu, môi trường, sinh thái… cho đến ổn định xã hội ở toàn vùng này.
Xây dựng Tây Nguyên thành một trong những vùng trọng điểm kinh tế là đúng, nhưng không thể phát triển kinh tế ở Tây Nguyên với bất cứ giá nào. Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su và cà phê, nhưng tiềm năng đó không phải là vô tận. Cho đến nay, Tây Nguyên đã bị khai thác quá mức. Ngay bây giờ, tác hại của việc mất gần hết rừng Tây Nguyên đã khá rõ rệt. Chắc chắn trong những thiên tai lũ lụt ngày càng lớn, càng dữ, càng dày ở vùng Nam Trung Bộ, Đông và Tây Nam Bộ có phần nguyên nhân quan trọng từ rừng Tây Nguyên bị tàn phá đến kinh hoàng. Một số dự án lớn đang tiếp tục đe dọa nghiêm trọng Tây Nguyên, như dự án khai thác bauxit ở các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Kontum từ nay đến năm 2025, chắc chắn sẽ vĩnh viễn bóc sạch và san phẳng rừng ở nhiều vùng rộng lớn thuộc các tỉnh này; chúng ta sẽ chỉ còn một vùng đất nham nhở và khô cằn ngay trên đầu nguồn nhiều con sông quan trọng của Nam Trung Bộ và Nam Bộ, kể cả sông Sài Gòn. Về lâu dài, nguy cơ Tây Nguyên bị đá ong hoá, sa mạc hoá là viễn cảnh thực tế, hầu như không thể tránh nếu cứ tiếp tục đà này, và sẽ là tai họa khó lường cho cả vùng nam Đông Dương rộng lớn.
Thật sự có một câu hỏi lớn cần trả lời : ở Tây Nguyên giữa phát triển và bảo tồn, bên nào nên trọng bên nào nên khinh ? Nếu phát triển ở Tây Nguyên mà không coi trọng bảo tồn, thậm chí lấy bảo tồn làm chính, thì sẽ không xa lắm khi đến một lúc không còn gì để phát triển nữa. Tiềm năng về nhiều mặt của Tây Nguyên là lớn, nhưng tiềm năng ấy không vô tận. Lại cũng không thể tính toán các kế họach phát triển ở Tây Nguyên tách rời các mối quan hệ hữu cơ có tính quyết định của Tây Nguyên đối với các vùng chung quanh. Một ví dụ rất cụ thể : cách đây 30 năm trong chương trình hợp tác với khối SEV, đã có kế hoạch khai thác quặng bauxit có trữ lượng khá lớn và chế biến nhôm ở Tây Nguyên, nhưng sau một thời gian khảo sát chính các chuyên gia Liên Xô, Hungari, Ba Lan… đã khuyên cáo không nên làm nữa, vì sẽ gây tàn phá lớn đối với môi trường ở Tây Nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ở Nam Trung Bộ. Đến nay dự án khai thác bauxit mấy chục năm trước lại đang được vực dậy. Với kế hoạch to lớn này, chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thành việc phá tan môi trường Tây Nguyên và hủy hoại cả môi trường không chỉ Nam Trung Bộ mà cả một khu vực không nhỏ ở Nam Bộ. Kế hoạch gọi là hoàn thổ, trồng lại rừng trên vùng rừng đã bị phá sạch và bóc lên để khai thác quặng bauxit… của các nhà đầu tư chỉ là một thứ lý thuyết suông, nói cho qua chuyện, cho được việc, nhắm mắt lại mà làm, hết sức vô trách nhiệm, và chắc chắn sẽ để lại hậu quả đến mức thảm họa cho tận mai sau.
Giữ gìn môi trường Tây Nguyên là vì chính lợi ích của phát triển không chỉ của Tây Nguyên hôm nay, và mai sau.
* Tây Nguyên là vùng đặc biệt nhạy cảm về mặt dân tộc. Như đã thấy ở trên, những điều kiện đặc thù của Tây Nguyên về địa lý, lịch sử đã khiến Tây Nguyên có nhiều điểm khác với các vùng dân tộc khác trong cả nước. Những nghiên cứu về các đặc điểm này cho đến nay không ít, nhưng quả thật đã không hề được quan tâm trong khi hoạch định các chủ trương, chính sách từ lớn đến nhỏ đối với Tây Nguyên. Chúng ta thật sự đã hành động ở Tây Nguyên giống hệt như ở bất cứ vùng nào khác trong cả nước, chẳng hề khác chút nào với ở các vùng người Việt, và điều đó đã để lại những hậu quả nặng nề. Đến nay cách hành xử này cũng chưa có thay đổi gì đáng kể. Trong nhiều dự án lớn đang và dự tính triển khai ở Tây Nguyên, như dự án gọi là “Thiên đường cà phê”, dự án khai thác bauxit…, rất đáng kinh ngạc là hầu như không hề thấy tính đến mặt xã hội, không hề chú ý đến việc Tây Nguyên là một vùng dân tộc rất đặc thù, đặc biệt không hề quan tâm đến những chủ nhân lâu đời là các dân tộc bản địa Tây Nguyên, truyền thống lịch sử và văn hoá của họ, lợi ích của họ, việc họ chấp nhận các dự án đó như thế nào, chúng sẽ ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến họ ra sao. Không hề thấy có dự án nào đưa người dân tộc bản địa tham gia như một chủ thể quan trọng của dự án. Họ hầu như hoàn toàn bị gạt ra ngoài, may lắm cũng chỉ có thể trở thành những người làm thuê khốn khổ cho những chủ nhân mới. Chắc chắn những dự án như vậy khó lòng thành công, nếu không nói rất có thể đến một lúc nào đó chúng sẽ bị chính những chủ nhân lâu đời của vùng đất này phản ứng, chống lại và huỷ hoại.
Như vậy không chỉ môi trường tự nhiên mà cả môi trường xã hội, cụ thể là vấn đề dân tộc, là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
* Về lâu dài hơn, cũng không thể không tính đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu đến nay không còn là dự báo mà đã là một thực tế, với mực nước biển dâng cao và Việt Nam sẽ là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất, sẽ mất nhiều vùng đồng bằng quan trọng. Trong điều kiện đó, Tây Nguyên sẽ là vùng đất dự trữ cho cả nước. Đây cũng là một tham số quan trọng trong các bài toán lớn nhỏ về Tây Nguyên hiện nay và sắp đến.
B – Đất, Rừng và vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên.
Như đã thấy, vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên liên quan chặt chẽ với vấn đề đất đai (ở đây tức là rừng), và làng, quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng. Làng bị vỡ do mất đi nền tảng là quyền sở hữu ấy, tất xã hội sẽ rối loạn. Vấn đề đất và rừng, và trên nền tảng đó sự tan rã của làng, đã trở thành vấn đề dân tộc, và trên một vùng đất có nhiều đặc trưng về nhiều mặt như thế này, nếu vấn đề dân tộc không yên thì không thể có ổn định xã hội. Mầm mống mất ổn định nhất định sẽ âm ỉ lâu dài, và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, muốn khôi phục ổn định ở đây, nhất thiết phải tìm mọi cách trả lại đất và rừng cho làng, khôi phục lại làng. Xã hội chỉ có thể ổn định khi tế bào cơ bản của nó là làng ổn định. Tình hình hiện nay đã trở nên hết sức phức tạp do sự xáo trộn tự chúng ta gây ra suốt hơn 30 năm qua.
Có một hiện tượng có thể rất đáng chú ý, nhưng lại không được các cơ quan làm chính sách, kể cả Ban Chỉ đạo Tây Nguyên hiện nay quan tâm : Kontum hiện là tỉnh có tỷ lệ phát triển đạo Tin lành vào loại cao nhất trên Tây Nguyên, nhưng lại là tỉnh có tình hình xã hội tương đối ổn định, trong mấy cuộc bạo loạn vừa qua không có vấn đề gì lớn. Vì sao ? Rất có thể chính vì ở Kontum người dân tộc bản địa còn đến trên 50 % trong dân số, việc người dân tộc bản địa mất đất vào tay người nơi khác đến không nghiêm trọng bằng các nơi khác, mâu thuẫn dân tộc chưa quá nặng nề. Rừng ở đây cũng vào loại còn khá nhất, một số khu rừng nguyên sinh rộng lớn còn được giữ khá tốt. Làng chưa bị tan rã hoàn toàn. Phải chăng đây là một bài học thực tế rất đáng để suy nghĩ.
Vậy nên bằng mọi cách trả lại rừng cho làng, để khôi phục lại làng, trước mắt và lâu dài, là con đường duy nhất để dần đi đến ổn định tình hình và phát triển ở đây. Có thể có những câu hỏi :
Làng có còn để được trả lại đất và rừng không ? Lấy đất, rừng ở đâu để trả lại cho làng ? Và bằng cách nào ? Tây Nguyên đương nhiên cũng không thể đứng ngoài sự phát triển chung trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của cả nước, vậy trong quá trình đó làng sẽ biến đổi như thế nào, xã hội này sẽ biến đổi như thế nào ?
Quả thực đây là những câu hỏi rất khó, vừa do những sai lầm kéo dài của chúng ta, vừa do sự thúc đẩy của phát triển tất yếu ngày nay. Giải quyết tình hình Tây Nguyên hiện nay, theo chúng tôi, cần một sự nghiên cứu vừa cơ bản vừa cấp bách, một quyết tâm và tận tuỵ rất lớn, thậm chí còn khó hơn cả những thời kỳ khó khăn, ác liệt nhất trong chiến tranh trước đây. Không thể có một giải pháp chung, đơn giản, tức thì. Tuy nhiên có thể có một số điểm chung và cơ bản cần khẳng định :
Một là, bất chấp tất cả, làng vẫn còn, thực thể làng vẫn còn. Ở những vùng như miền núi các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, hoặc một số vùng ở Kontum, do địa hình tương đối hiểm trở, người Kinh đổ lên trong những năm qua không quá nhiều, làng của người dân tộc bản địa còn khá nguyên vẹn. Ở những vùng khác, dầu cơ cấu của làng đã trở nên phức tạp hơn nhiều, trộn lẫn người nhiều dân tộc khác nhau trong một làng, nhưng thực thể làng bản địa tuy âm thầm mà vẫn còn, bằng chứng chính là dấu hiệu bộc lộ trong một số cuộc biểu tình vừa qua : người ta đi biểu tình từng làng (người bản địa) chứ không bao giờ đi xé lẻ. Tức thực thể cộng đồng làng vẫn sống một cách thật mạnh mẽ, tuy buộc phải âm thầm. Vậy vẫn còn làng để cho chúng ta trả lại đất và rừng, khôi phục lại tế bào cơ bản này của xã hội.
Ở Tây Nguyên hiện nay đất đai đã vào tay người Kinh rất nhiều, không thể động đến phần đất này, sẽ có thể gây ra rối loạn khác. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 40% đất và rừng trong tay các nông trường, lâm trường quốc doanh, những nông, lâm trường này phần lớn làm ăn không hiệu quả, liên tục thua lỗ, cũng không giữ được rừng. Vậy tức là còn đất và rừng có thể lấy lại để trả cho các làng.
Trả cụ thể như thế nào, đương nhiên không thể có một cách thức chung, phải dựa vào dân trong từng trường hợp cụ thể mà giải quyết. Kinh nghiệm ở miền núi Quảng Nam cho thấy khi người dân đã biết và tin ở chủ trương trả lại đất và rừng cho làng thì họ sẽ chủ động nghĩ ra và bày cho ta giải pháp thích hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể, kể cả cách thức quản lý rừng và làng sau khi rừng được trả. Vấn đề cốt yếu ở đây là thật sự trao lại quyền tự chủ cho người bản địa, không ai có thể hiểu tình hình cụ thể và biết cách gỡ rối cụ thể hơn họ.
Về việc trả rừng cho làng có hai điều cần chú ý :
Lâu nay vẫn có việc gọi là “giao rừng cho dân”, dân được giao giữ rừng, 1 hecta rừng mỗi năm trước đây được trả 50.000 đồng, nay là 100.000 đồng, nhưng đấy là nhà nước thuê dân giữ rừng cho nhà nước, chứ không thật sự là trả quyền làm chủ rừng cho dân, chính do đó mà rừng vẫn mất. Người ta chỉ giữ đến cùng cái gì thật sự là của người ta. Trả rừng phải là trả quyền sở hữu thật sự và toàn vẹn của tập thể cộng cồng làng đối với đất và rừng.
Thứ hai : không gian sinh tồn của làng ở Tây Nguyên, như đã nói, gồm ít nhất cả bốn loại rừng : rừng đã biến thành đất thổ cư, rừng làm rẫy, rừng sinh hoạt và rừng thiêng, không có đủ bốn loại rừng ấy thì làng không thể tồn tại như một đơn vị xã hội hoàn chỉnh. Giao cho làng Tây Nguyên chỉ một miếng đất để ở và một khoảnh đất để làm một cái rẫy thì chẳng nghĩa lý gì cả, làng sẽ cằn cỗi và chết.
Ở Quảng Nam trong một số năm qua đã thí điểm trả rừng cho làng. Rừng được trả triệt để, gồm đủ các loại rừng theo truyền thống, và trở thành tài sản thực sự của làng : kiểm lâm chỉ quản lý rừng về mặt sinh thái, quyết định cây nào đến đúng tuổi nào mới được chặt, nhưng chặt hay không, chặt cây nào là quyền của làng. Nhà nước muốn lấy một cây trong rừng thì phải hỏi mua của làng và được làng đồng ý, thuận mua vừa bán. Làng được quản lý theo một hương ước được thoả thuận giữa chính quyền, tổ chức Đảng và Hội đồng Già làng. Kết quả đầu tiên sau hai năm thí điểm : làng đã giữ được rừng nguyên vẹn, tuyệt đối không mất một cây gỗ nào, điều tất cả các chủ sở hữu trước đây (quân đội, nông trường, lâm trường, kiểm lâm…) đều bất lực. Vấn đề tiếp theo hiện nay là phải xác định được quy chế hưởng lợi của người dân làng đối với rừng đã được giao trả ; và dân làng sẽ làm ăn khá giả lên như thế nào trên tài sản rừng nay đã thuộc về mình. Xa hơn nữa là vấn đề Tây Nguyên, cơ cấu xã hội của nó, làng Tây Nguyên, đất và rừng Tây Nguyên, con người Tây Nguyên… sẽ chuyển động như thế nào trong chuyển động chung của cả nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ? Tất nhiên đấy còn là những bài toán rất khó, song có một nguyên tắc : chính chủ thể con người Tây Nguyên sẽ tự mình tìm ra lời giải cho những bài toán ấy trong thực tế, chứ không phải những tổ chức áp đặt từ bên ngoài vào có thể “sáng suốt” nghĩ thay, làm thay.
Vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên, cũng như ở nhiều dân tộc khác trong cả nước trước nay, theo một cách nào đó chính là vấn đề thực sự tôn trọng các dân tộc bản địa, chống lại tư tưởng dân tộc lớn dưới mọi hình thức từ thô lỗ đến tinh vi, thực sự tin và kiên quyết trao quyền tự chủ cho người bản địa, trao quyền làm chủ, tôn trọng và tin tưởng ở sức sống và sức tự chủ, sức tự phát triển của xã hội và con người ở đây. Được trả lại quyền tự chủ thật sự – cụ thể là quyền sở hữu đất đai theo truyền thống – xã hội Tây Nguyên sẽ tự minh tìm được con đường, dẫu còn rất khó nhọc, cùng cả nước đi lên trong công cuộc phát triển chung. Mọi toan tính kiểu khác đều tất yếu thất bại, như thực tế mấy chục năm qua đã chứng minh.
C – Một tầng lớp trí thức mới cho Tây Nguyên.
Như đã thấy ở trên, trong suốt lịch sử lâu dài, xã hội Tây Nguyên đã được quản lý, điều hành hiệu quả, tồn tại và phát triển bền vững trải qua bao nhiêu thách thức lớn nhỏ bằng một cơ chế truyền thống độc đáo, xem ra là “thông minh” nhất trong điều kiện đặc trưng về nhiều mặt của vùng đất và người này. Trong cơ chế quản lý và điều hành đó nổi bật lên vai trò của già làng. Một trong những sai lầm quan trọng và tai hại nhất của ta trong thời gian qua là chúng ta đã không nghiên cứu, thấu hiểu, tôn trọng, tận dụng, đề cao lực lượng có ý nghĩa quyết định này, thậm chí còn muốn xoá bỏ, không công nhận, hạn chế uy tín và vai trò của họ… Gần đây, sau một số biến động, giật mình nhìn lại, mới có một số hoạt động nhằm tỏ ra tôn trọng, đề cao các già làng : mời ra trung ương gặp các vị lãnh đạo này nọ v.v… Những việc ấy cũng là cần, và cũng có tác dụng nhất định. Nhưng có chỗ cần suy nghĩ : những già làng này hiện nay còn thật sự có vai trò, vị trí dẫn dắt cộng đồng như trước đây không ? Nhất là trong tình hình hiện nay và trong phát triển tất yếu của Tây Nguyên sắp tới ? Vậy nên cần nghiên cứu kỹ già làng ở Tây Nguyên thực chất là ai ? Vì sao họ có thể có vai trò lớn như đã thấy ?
Như đã nói ở phần trên, già làng chính là những người có tri thức toàn diện nhất, uyên bác nhất, tích tụ được nhiều kinh nghiệm nhất trong đời sống giữa một thiên nhiên vừa bao dung vừa khắc nghiệt, giữa một xã hội vừa hài hòa vừa gay gắt là xã hội Tây Nguyên trải qua các chuyển biến lịch sử, lại là những người có đức độ cao, là những bậc hiền triết của làng. Người Pháp dịch “Hội đồng già làng” là “Conseil des sages”, Hội đồng của các bậc hiền nhân. Cũng cần chú ý, gọi là già làng nhưng già làng không nhất thiết là người cao tuổi nhất trong làng. Ông Núp ở làng S’tơr, ông Mết ở làng Xóp Dùi, rất nổi tiếng, nhưng khi làm già làng cũng chỉ khoảng 30 tuổi. Tuổi tác không phải là tiêu chuẩn chính. Theo ngôn ngữ ngày nay, có thể gọi đó là những bậc trí thức của làng. Xã hội Tây Nguyên trong suốt lịch sử lâu dài đã được quản lý, điều hành hết sức hiệu quả bởi một tầng lớp trí thức độc đáo như vậy. Lớp “trí thức” đó, trong biến chuyển và đi tới của xã hội Tây Nguyên hôm nay vẫn còn có uy tín và sức tập họp nhất định, nhưng không còn đủ sức ứng phó với những thách thức mới. Vậy phải chăng có vấn đề : cần thiết đào tạo một tầng lớp trí thức mới để dắt dẫn xã hội này trong công cuộc phát triển mới hiện nay và tương lai ?
Có thể đào tạo được một tầng lớp trí thức bản địa như thế không ? Có hiện tượng nhiều nhà giáo ở Tây Nguyên, qua kinh nghiệm thực tế của họ, cho rằng học sinh người dân tộc bản địa chỉ có thể học khá đến khoảng cấp 2, lên đến cấp 3 thì đuối. Có đúng thế không ? Chúng tôi không cho là như vậy, vấn đề có thể là ở sự cứng nhắc, giáo điều trong chương trình và cách dạy của chúng ta, không khai thác và phát huy đúng cách những thế mạnh của học sinh dân tộc bản địa. Vừa qua có một ví dụ cụ thể rất sinh động và thuyết phục : Cách đây vài năm, Viện Văn hoá Dân gian (nay là Viện Văn hoá) thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã mở một lớp thạc sĩ về văn hoá và dân tộc học cho 12 sinh viên cao học toàn người dân tộc bản địa Tây Nguyên, Ba Na, Ê Đê, Xơ Đăng, Mơ Nông, Hơ Re, Kơ Ho, Mạ v.v. Kết quả thật tuyệt: cả 12 người đều đạt xuất sắc, có người như chị Phạm Thị Trung, người Xteng, một nhánh nhỏ của dân tộc Xơ Đăng đã trình một luận văn tuyệt vời thậm chí rất hiếm được thấy ở một sinh viên cao học người Kinh. Trong quá trình học và làm luận văn, các sinh viên này đã phải tiếp xúc với các tác phẩm kinh điển của các nhà nhân học, dân tộc học hàng đầu thế giới, những C. Lévy-Strauss, E. Durkheim, A. van Ghenep, R. Tylor. G. Condominas, J. Dournes…, qua bản dịch và qua cả nguyên bản, họ đã tỏ rõ khả năng nắm vững các trí thức bác học cao nhất từng có, lại liên hệ vận dụng rất nhuần nhuyễn và sáng tạo vào thực tiễn xã hội của dân tộc mình, cả trong quá khứ và trong thách thức hiện tại, mà chắc chắn không ai hiểu sâu sắc được bằng họ… Rõ ràng có thể đào tạo một tầng lớp trí thức mới như vậy cho Tây Nguyên, nếu chúng ta có nhận thức đúng, có sự tận tụy, quyết tâm và kiên trì. Vai trò của cán bộ người Kinh, ở bất cứ cấp nào tại Tây Nguyên hiện nay không phải là làm thay, cũng không phải “cầm tay chỉ việc” như thường được nghe nói, mà là giúp tổ chức công việc đào tạo đó, cấp bách trước mắt, và lâu dài, một công việc có tính cách cơ bản và chiến lược. Phải tạo ra cho được một tầng lớp “già làng” kiểu mới của Tây Nguyên, và không cách nào khác, thực sự trao quyền giải đáp những bài toán lớn nhỏ của sự phát triển Tây Nguyên hiện nay vào tay họ. Đó là con đường duy nhất.
D – Tổ chức nghiên cứu Tây Nguyên.
Tất cả tình hình vừa qua chứng tỏ một vùng dân tộc đặc biệt như Tây Nguyên đòi hỏi một sự nghiên cứu có tính khoa học rất nghiêm túc, chặt chẽ, lâu dài, vừa cơ bản vừa cập nhật, để làm cơ sở cho mọi chủ trương, chính sách và việc làm lớn nhỏ của chúng ta ở đây. Quả thật chúng ta chưa triển khai được một công tác nghiên cứu như vậy, và một số công trình nghiên cứu của một số nhóm hoặc cá nhân các nhà nghiên cứu đã có, với những cố gắng đáng trân trọng, thì lại bị bỏ qua, hầu như hoàn toàn không được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và có trách trách nhiệm quan tâm, vận dụng. Có thể nói một cách không quá đáng, suốt hơn 30 năm qua – cũng chính là thời gian chúng ta triển khai những chủ trương chiến lược lớn trên vùng đất này – mọi việc làm của chúng ta đều khá tuỳ tiện, vội vã, dựa trên những cảm nhận bên ngoài hời hợt, chủ quan, kể cả khi tình hình đã trở nên rất bất ổn thì những ứng phó cũng là chắp vá, áp đặt, không thật sự tính đến những hệ quả lâu dài, không chịu quay lại tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa, không thèm nghe ý kiến tâm huyết của các chuyên gia. Những ứng phó như vậy có khi còn làm cho tình hình dẫu có thể tạm ổn trước mắt, trên bề mặt, nhưng về lâu dài, trong chiều sâu, lại càng xấu hơn, nặng nề, nguy hiểm hơn. Một số chủ trương mới rất lớn (chẳng hạn việc tận khai bauxit ở Đắc Nông và nhiều vùng khác tại Tây Nguyên) có thể mang tính chất phiêu lưu lớn, hậu quả về nhiều mặt thật khó lường…
Công tác tổ chức nghiên cứu cơ bản về Tây Nguyên do vậy là cấp bách.
Hiện nay và về lâu dài cần :
Thứ nhất : Tập họp các nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức trong nước đã có từ trước đến nay, trong đó rất cần chú ý đến một số nghiên cứu có giá trị và khá nghiêm túc của các tác giả miền Nam trong các thời kỳ (như các nghiên cứu của Toan Ánh, Nghiêm Thẫm…).
Thứ hai : Tổ chức dịch các công trình nghiên cứu của người Pháp về Tây Nguyên. Cho đến nay, những nghiên cứu tốt nhất, cơ bản, tương đối toàn diện, đồng thời chuyên biệt, chi tiết, sâu sắc nhất về Tây Nguyên là của các tác giả Pháp, bao gồm từ các nhà thám hiểm đầu tiên, đến các nhà truyền giáo, các nhà cai trị và các nhà khoa học. Các công trình này hoặc đã được in thành sách, hoặc còn nằm rải rác trong các tạp chí khoa học (như tạp chí BEFEO của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp – đã được đưa lên mạng, tạp chí BAVH của Tổ chức Những người bạn của cố đô Huế…). Cần có một tổ chức chuyên tập họp và chăm lo việc biên dịch thành một tủ sách chuyên đề về Tây Nguyên, có thể đặt chẳng hạn tại một Trung tâm nghiên cứu ở một trường Đại học thuộc khu vực Miền Trung hay Tây Nguyên (có thể nên là ở Miền Trung vì nghiên cứu Tây Nguyên không thể tách khỏi nghiên cứu liên quan đến vùng duyên hải).
Người Mỹ chưa triển khai nghiên cứu được bao nhiêu về Tây Nguyên, ngoài vài tác phẩm của Hickey, chủ yếu tập họp, cô động các công trình đã có của Pháp, có bổ sung thêm một số dữ liệu mới thời chiến tranh sau này. Cũng nên tổ chức dịch để tham khảo.
Thứ ba : Cần có một tổ chức nghiên cứu toàn diện và cơ bản song song với nghiên cứu những vấn đề cụ thể, cấp thời về Tây Nguyên, có thể thành một Viện Nghiên cứu Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Viện này sẽ là trung tâm nối liền các tổ chức nghiên cứu đã nói ở điều thứ nhất và thứ hai.
Thứ tư : Cần có ngay một bộ phận tư vấn khoa học bên cạnh Ban Chỉ đạo Tây Nguyên hiện nay, gồm các chuyên gia về Tây Nguyên, đặc biệt các chuyên gia là người dân tộc bản địa, không phải là không có và lâu nay chưa hề được dùng.
***
Vấn đề Tây Nguyên về nhiều phương diện là một vấn đề lớn lại có những đặc trưng riêng trong sự phát triển chung của cả nước. Vấn đề này vốn đã không hề đơn giản, nay đã càng trở nên hết sức phức tạp, khó khăn, có thể còn khó khăn lâu dài, với những diễn biến cũng có thể còn chưa lường được hết và còn bất ngờ. Song vấn đề cũng có thể trở nên đơn giản hơn, vẫn có thể có lối ra, nếu ta dám thật sự nhìn lại tình hình một cách khách quan, nhận ra sai lầm lớn lẽ ra hoàn toàn có thể không mắc phải nếu biết tôn trọng thực tế và biết lắng nghe, từ đó nghiêm túc xác định lại quan điểm đúng, để có cách nhìn và cách hành xử thích hợp, đặc biệt biết thật sự tôn trọng các dân tộc bản địa Tây Nguyên, một bộ phận tuy có đến chậm hơn nhưng từng gắn bó rất sâu sắc, có đóng góp hết sức to lớn trong tiến trình lịch sử gian nan mấy thế kỷ qua của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Tây Nguyên nếu không thật sự đặt quyền lợi của các dân tộc bản địa lên trên hết, là mục tiêu hàng đầu của mọi kế hoạch phát triển, thì chắc chắn không việc gị có thể thành công, sẽ thất bại tất yếu, thậm chí có thể đi đến thảm họa.
Nhà Tây Nguyên học xuất sắc Jacques Dournes có một câu bất hủ khi nói về Tây Nguyên, ông viết : “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”. Đối với Tây Nguyên, cần một sự hiểu biết và một tình yêu đầy sự tôn trọng thật sự, một sự tôn kính chân thành và đấy ưu tư đối với một vùng đất và một vùng văn hoá vào loại độc đáo nhất còn lại trên đất nước ta và trên thế giới ngày nay.
Cần có một tình yêu đầy tôn trọng như vậy, để ra sức tìm hiểu sâu sắc vùng đất và người hết sức quan trọng và vô cùng đặc sắc này, từ đó mà có chủ trương và hành động đúng, mới mong có thể thoát ra khỏi bế tắc hiện tại, đưa Tây Nguyên vững chắc vào tiến trình phát triển chung của đất nước, vì Tây Nguyên, và vì cả nước.
Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
ĐIÊU KHẮC TƯỢNG PHẬT BẰNG TRÁI TIM
Thích Giác Tâm
Ảnh: Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh Gia Lai. Tăng Ni sinh của thiền phái Trúc Lâm không ai không nhớ 4 câu trong bài phú Cư trần lạc đạo của Trúc Lâm Sơ tổ Trần Nhân Tông:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Bài kệ trên, dịch nghĩa :
“Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa”.
(Thơ văn Lý Trần, tập 2,NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1989,. trang 510).
Tôi thích nhất là câu: “Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác”. Chúng ta có của báu trong nhà “Phật tính” vậy mà không nhận ra, cứ luôn đi tìm kiếm cứ ngỡ rằng Phật ở đâu đó, đem Phật đi tìm Phật. Chính chúng tôi (cùng với một người thợ xây tên Trịnh Cảo) là người tạc tượng Phật vẫn không thấy hết vẻ đẹp hoàn mỹ của tượng Phật mình làm, vẫn cứ mặc cảm nghĩ rằng mình không bằng cấp, không đào tạo trường Mỹ thuật, không được học nghề theo kiểu cha truyền con nối. Tạc tượng chỉ bằng tình kính yêu vô hạn đối với Đức Thế Tôn thôi, và nghiên cứu cách làm tượng qua thư tịch sách vở, tượng Phật Bửu Minh sao có thể hơn được các pho tượng Phật nổi tiếng xưa nay ở Việt Nam. Đợi đến khi Cư Sĩ Giác Đạo – Dương Kinh Thành ở thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng khen ngợi, tôi mới giật mình thốt lên: ” Ủa vậy sao?” Có người cầm Thiền bảng nện vô vai tôi giật mình tỉnh ra và viết đoản văn: ” Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh – Gia Lai”. Và ngày hôm nay (16/06/2013) tôi được một người Phật tử đem tặng một tấm ảnh Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh (có xóa bỏ phông) lại giật mình lần thứ hai, pho tượng của mình làm đây sao? Thời bao cấp ăn cơm khoai cơm độn, xi măng sắt thép quý như vàng, tại sao mình lại thực hiện pho tượng thành công quá mong ước!
Câu trả lời pho tượng Phật thành công là chỉ do niềm tin và thương Phật quá lớn, ngày nhớ Phật, đêm nhớ Phật không lúc nào xa rời Phật dù trong chốc lát. Lúc vừa hoàn thành pho tượng Hòa thượng Giác Toàn (khi ấy là Thượng tọa) đi công tác phật sự tỉnh Kon Tum có ghé lại chùa Bửu Minh thăm, vô cùng ngạc nhiên trước gương mặt của Đức Phật, tán thán khen ngợi nhưng vẫn mạnh dạn phê phán:” Mặt Phật rất từ bi, rất hiền, rất thiền nhưng so với toàn thân thì đầu Phật bị nhỏ không cân đối thầy Giác Tâm xem lại và nếu được nên sửa đầu Phật cho lớn hơn mới cân đối với toàn thân” Một lời góp ý của Hòa thượng thôi, mà tôi với anh thợ xây Trịnh Cảo toát mồ hôi hột. Đầu Phật, mặt Phật đã hoàn chỉnh rồi bây giờ nếu nghe Hòa thượng góp ý mình phải làm lại từ đầu. Tuy biết sửa lại đầu Phật sẽ vô cùng khó khăn, nếu sửa lại mặt Phật không đẹp như hiện giờ thì sao? Pho tượng sẽ bị hủy bỏ không tôn thờ như lời khấn nguyện ban đầu: ” Phật không gia hộ cho con làm tượng Phật đẹp con sẽ không phụng thờ và đem Phật bỏ chìm xuống đáy Biển Hồ”. Nhưng rồi vẫn lắng nghe lời Hòa thượng chỉ dạy góp ý, mạnh dạn đục bỏ và sửa lại. Tay cầm búa tay cầm mũi ve đục mà run cầm cập. Trong tâm Phật vẫn còn, lòng thương Phật vẫn nguyên vẹn, mỗi ngày mỗi bồi đắp xi măng gọt đẽo chỉnh sửa với ảnh mẫu là tượng Kim thân Phật Tổ Nha Trang và tượng Phật Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu. Sửa lại đầu Phật, mặt Phật lớn hơn theo lời góp ý của Hòa thượng Giác Toàn đã thành công. Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh có nét giống hai pho tượng nói trên là nhân duyên như thế.
Thi lão tám mươi khí thế sung
Xuân qua hạ tới vẫn theo cùng
“Bóng chiều” Việt ngữ điều không dễ
Bừng sáng Đường thi tiếng chẳng tung
Vóc hạc Thiện nhân tài lão khọm
Xương mai Kim cổ kính cây tùng
Thơ Đường đất Việt ngời tâm đức
Phần thưởng Hằng mời ngoạn Quảng cung
THIỆN TÂM VUI SỐNG KHỎE
Hoàng Kim
Nếm trãi đường trần chẳng ít đâu
Lồng lộng trăng xuân giữa đỉnh đầu
Thiện tính tâm lành vui sống khỏe
Xuân tươi đức tốt chúc bền lâu
Dáng trúc mai thanh mừng phúc hậu
Bóng hạc thân tình thích vuốt râu
Duyên thơ bạn quý đời thêm phước
Chiều xuân sức vóc vẫn hồng au …
CHẲNG DÁM NGOA NGÔN
Hồ Văn Thiện Phúc họa thơ tặng của Huy Vụ
Tám chục bạn khen tứ khoái sung
Chúc vài vòng giáp nữa đi cùng !
Bút đàm hết mực thơ sao vẫy ?
Trống bỏi run tay tiếng chẳng tung !
Dáng dấp trông khoèo như lão khọm
Tấm lòng giữ thẳng giống cây tùng
Cầu trời cho sống nhiều năm tháng
Hết máu đa tình mới nhập cung !
Đến ngày sinh nhật bác ngờ đâu
Nhà mạng nhắc như tiếng mở đầu
Bạn hữu thân tình mong sống khỏe
Anh em gần gũi chúc thời lâu
Soi gương tự cảm yêu vầng trán
Chụp ảnh hay mình thích bộ râu
Tuổi tám nhăm nhưng hồn vẫn trẻ
Thơ tình say đắm dáng hồng au
NGẪU HỨNG NGÀY SINH NHẬT
Hồ Văn Thiện
Bảy tám năm rồi có ít đâu
Tóc xanh hóa bạc ở trên đầu
Qua hai thế kỷ sao nhanh thế
Cố tới một trăm thấy quá lâu
Ngồi ngắm cháu con- mình lúc trẻ
Soi gương tự dạng- lão dài râu
Hình hài biến sắc mau hơn tính
Dáng cụ nhưng tình vẫn đỏ au…
HỒ VĂN THIỆN BÓNG CHIỀU
Hoàng Kim
Bài Xướng
GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY
Lê Trường Hưởng
Gừng càng già vị lại càng cay
Thơ tuổi cao thêm cũng thế này!
Ý tại thâm trầm mà sắc sảo
Ngôn ngoài khoáng đạt thật là hay
Tu từ kỹ lưỡng sao điêu luyện
Chọn tứ kỳ công thấy chắc tay
Tác phẩm tuyệt vời lưu hậu thế
Đề Đa tỏa bóng rợp trời đây!
GỪNG GIÀ QUÁ ĐÁT
Hồ Văn Thiện
Gừng già quá đát chẳng còn cay
Ai thấu cho ai cái nỗi này?
Trí não vào hồi suy nhậy cảm
Thơ tình mất hứng khó mà hay
Quen làm hàm súc quên từ vựng
Thích viết tràng giang sợ mỏi tay
Chẳng muốn rựa cùn đem giắt vách
Đa đề khô nhựa bóng chi đây ? !
ĐỪNG NÓI VÂY
Nguyễn Trọng Nghĩa
(trả lời cụ Hồ Văn Thiện)
Chớ bảo Gừng già đã hết cay
Kìa trông các cụ, thấu chưa này?
Bát tuần kiểu dáng còn trông đẹp
Tứ tuyệt câu hòa đọc rất hay
Bấy kẻ vào xem không chớp mắt
Bảo người lần giở chẳng ngừng tay
Hàn Thuyên khó kiếm ai như vậy
Đạt nghĩa thân tình thỏa lắm đây
KHÓ THEO CÙNG
Nguyễn Huy Vụ Kính tặng thi lão Hồ văn Thiện
Bát thập thơ tình viết rất sung
Bốn phương trăm họ khó theo cùng
Thi Đường vẫy bút còn tuôn ngập
Trống bỏi vung dùi vẫn gõ tung
Đông giá tinh thần trong tựa tuyết
Xuân tươi cốt cách vững như tùng
Quyết tâm vượt nữa vòng hoa giáp
Chẳng ngán đường trần dẫu mấy cung.
LÃNG MẠN HỒI XUÂN
Đào Ngọc Hòa
Xuân này tám chục lão còn sung
Mến mộ nàng thơ ghẹo đến cùng
Vóc ngọc hồi xuân lòi mộng ảo
Thân ngà trống bỏi lộ hành tung
Răng còn chắc đối tâm đề đại
Trí vẫn tài ngâm dạ bách tùng
Chúc cụ hồn nhiên đời lãng mạn
Nam tào có lệnh mới vào cung
BẢN LĨNH
Ngô Gia Tôn Tử
Tuy già ngọn bút hãy còn sung
Mực vẫn đầy nguyên để viết cùng
Mộng thắm ru tình ân nghĩa trải
Trăng ngời ủ rượu trí thần tung
Trong dòng lãng mạn êm dường suối
Trước bả phồn hoa vững tựa tùng
Cẩn trọng ai bằng thi lão bá
Cho dù thưởng ngoạn chốn thiềm cung.
Tai wan 11.7.2020
Kính tặng lão thi bá Thiện Hồ Văn ạ.
NHÂN VÀ TÀI Hồ Văn Thiện
CHỮ đưa ta đến nẻo trời xa
NHÂN giữ cho tâm mãi thuận hoà
KIA mới chính là đường hướng tới
MỚI kia chưa hẳn lối đi ra
BẰNG lòng giống tựa khi bừng sáng
BA phải khác chi lúc tối gà
CHỮ đức như sao hôm lấp lánh
TÀI không đắc dụng hoá thành tà.
VÒNG ĐỜI VÔ THƯỜNG
Hồ Văn Thiện
Tân Mão này đây đủ sáu vòng
Cuộc đời kể có cũng như không
Bảy ba năm sống cùng đất nước
Hai bảy xuân còn với núi sông ?
Thành bại phơi bày ngoài cõi thế
Buồn đau nén chặt ở trong lòng
Trăm niên sau nữa ai còn nhớ
Thế giới này a có một ông !
MỘT KIỂU CHƠI Hồ Văn Thiện
Yêu thích thơ Đường một kiểu chơi
Như muốn thể khác ở trên đời
Người ưa nhạc điệu nâng trân trọng
Kẻ ghét vần vè đánh tả tơi
Cổ kính hiện thân mươi thế kỷ
Thanh tân có mặt mấy năm thôi
Thời gian mới chính người sàng lọc
Còn lại vàng ròng lửa đã tôi .