Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1267
Toàn hệ thống 2140
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 14 THÁNG 7
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Một vùng trời nhân văn; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Thầy bạn trong đời tôi; Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu; Đồng xuân lưu dấu hiền; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Vườn Quốc gia Việt Nam; Mưa nắng và thời vận; Giấc mơ lành yêu thương, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Việt Nam con đường xanhChuyện cổ tích người lớn; Ngày 14 tháng 7 Ngày Quốc khánh Pháp; ngày Cộng hòa tại Iraq. Ngày 14 tháng 7 năm 1789, bắt đầu Cách mạng Pháp: các công dân Paris tấn công ngục Bastille và giải thoát bảy tù nhân. Ngày này được lấy làm ngày quốc khánh Pháp hiện nay. Ngày 14 tháng 7 năm 1988, Tổng thống François Mitterrand thông báo quyết định xây dựng mới Thư viện Quốc gia Pháp với quy mô và mức độ hiện đại hàng đầu thế giới. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 7: #vietnamhoc, #Thungdung; Một vùng trời nhân văn; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Thầy bạn trong đời tôi; Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu; Đồng xuân lưu dấu hiền; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Vườn Quốc gia Việt Nam; Mưa nắng và thời vận; Giấc mơ lành yêu thương, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Việt Nam con đường xanh; Chuyện cổ tích người lớn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-7/

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

(*) Vùng trời nhân văn :Nguyễn Du thơ ‘Kỳ Lân Mộ” tại “Bắc Hành tạp lục” là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của  vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng

KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

BÊN LỀ CHÍNH SỬ XƯA NAY
Hoàng Kim

Bên lề chính sử xưa
Sự tích hồ Gươm và điềm báo quốc biến thời Lê Trịnh SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Trần Ngọc Đông Nhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay. Nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã cắp gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.

HoGuom1

Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ  Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng.
.
Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi.Phiên âm:

Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)

Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất.

Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*). Phiên âm: Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến.

(*) Quốc biến: Nguyễn Huệ ra bắc đánh nhà Trịnh

Bên lề chính sử nay

Rua oi

Hoàng Gia Cương thơ hiền có bài thơ “Rùa ơi”

RÙA ƠI
Hoàng Gia Cương

Rùa ơi quá nặng phải không
Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư?
Mấy trăm năm gội nắng mưa
Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!

Hoa đời như sắc phù dung
Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy
Ngàn năm còn mất những gì?
Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!

Biết ơn rùa lắm, rùa ơi
Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn
Để tôn vinh bậc trí nhân
Để nền văn hiến ngàn năm không nhoà!

Rùa ơi, ta chẳng là ta
Nếu như đạo học lìa xa đất này!

Nguồn: FB Hoàng Gia Cương (Nhà xuất bản Giáo dục, 2005)

Đồng chí ấy là ai?

Khi đồng chí ấy là ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, ông vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ. Khi đồng chí ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, ông vẫn xin được đứng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn. Khi đồng chí ấy là người đứng đầu Thủ đô vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp trong sự ngỡ ngàng của cô thầy bè bạn. Không xe đưa rước, không trống rong cờ mở, không võng lọng nghênh ngang, chỉ là một người đàn ông cao tuổi tự đi xe về trường. Khi đồng chí ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái ông ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiếp báo hỷ mà thôi. Và khi đồng chí ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đi dự gặp mặt lớp cũ ông ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn… Chức tước như phù vân !

Hôm vừa rồi lại có bạn đồng nghiệp nói về chị N, con ông ấy, tôi hỏi mãi mới ra, chị ấy giờ cũng chỉ là cán bộ bình thường ở một tạp chí. Đấy chẳng phải đâu xa, đồng chí ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi có gương mặt hiền hòa, mái tóc trắng tinh thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm. Bạn có biết, người đàn ông đang được nhắc đến đã, đang là: – Ủy viên Trung ương Đảng 6 khóa (hơn 26 năm); Đại biểu Quốc hội 4 khóa (hơn 18 năm); Ủy viên Bộ Chính trị 5 khóa (hơn 22 năm); Đảm nhiệm 3 chức vụ cao nhất. Thế nhưng… – Đồng chí ấy vẫn đang sử dụng xe công vụ là một chiếc Toyota Crown 1998 có tuổi đời đã hơn 20 năm. Phu nhân của ông ấy vẫn đi một chiếc xe Cub bình thường; các con ông ấy đều là những công chức nhỏ bé.

Nếu chúng ta để ý, có lẽ ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, ông ấy mới mặc vest. Còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của quần chúng nhân dân. Đồng chí ấy là Nguyễn Phú Trọng – Một con người, một nhân cách lớn, có Tầm, có Tâm, và có đạo đức. Ông ấy chính là một “vị quan” biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của vị quan đứng đầu bộ máy ảnh hưởng lên cuộc đời, dự nghiệp của nhiều người khác. Người làm quan mà lòng tham không kiềm chế được thì ảnh hưởng của họ sẽ đè lên công chúng vô cùng lớn và còn gây hại tới tiềm lực quốc gia.

(Hoàng Kim sưu tầm, bên lề chính sử)

NHỚ THẦY TÔN THẤT TRÌNH
Học trò Nông Lâm nhớ Thầy

Kính tiễn Thầy đi xa
Thăm thẳm trời li biệt
Những người Việt ở FAO (1)
Thầy rạng ngời phẩm tiết.


Chuyện thầy Tôn Thất Trình (2)
Nông Lâm đời ghi nhớ
Lời Thầy dặn Thung dung
(3)
Gốc Tùng dưới đáy khe
.

Quà Tặng (4) Thầy gửi lại
Nguyễn Phước đức lâu bền
(5)

*

Trần Đình Lý cùng với Vien Ngoc Nam46 người khác: 19 12 7 2021  Giáo sư Tôn Thất Trình – Cựu Giáo sư của Khoa Nông học, Giám đốc Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân Trường Đại học Nông Lâm TPHCM ngày nay) vừa từ trần tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.Thành kính chia buồn với gia đình Thầy

Giáo sư Tôn Thất Trình:-Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học Nhiệt Đới Nogent-sur Marne – Paris (1955).-1963: Giảng dạy nông học tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc – Sài Gòn.-1964: Giám đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn.-1967:Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa chính quyền miền Nam Việt Nam.

Trong thời gian làm việc tại trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, GS lập ra các ban như Ban Kinh tế Nông nghiệp, Ban Ngư Nghiệp nay là Trường Ngư Nghiệp Nông Lâm Thủ Đức, ban Công Thôn, và làm giáo sư thỉnh giảng cho trường đại học nông nghiệp viện đại học Cần Thơ về các môn cây công nghệ như cao su, dừa, bông vải, mía làm đường.

Tháng 10 năm 1975, FAO tuyển dụng làm chuyên viên nông nghiệp tại Kaedi,Mauritania. Nhờ làm lúa gạo thành công ở Kaedi (năng xuất 3 vụ 23- 30 tấn / năm), FAO năm 1977 đề bạt lên giữ chức Giám đốc dự án OMVS phát triển nông nghiệp vùng sông Senegal cho 3 quốc gia là Sénégal, Mauritanie và Mali. Trong thời gian ởOMVS, FAO cũng phái đi công cán làm các dự án lúa gạo cho Guinée Bissau, Sierra Leone và Liberia, Phi Châu.

Năm 1980, được FAO tuyển chọn làm chuyên viên lúa gạo chánh cho FAO trung ương tại Rome, Ý, kiêm chức vụ thư ký kỹ thuật, sau này đổi thành tổng thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, lúc đó gồm 115 quốc gia có trồng hay thí nghiệm lúa gạo trên thế giới. Trong thời gian ở Roma. được phái đi thường xuyên nghiên cứu, lập dự án nông nghiệp v.v. tại Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Niger, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Madagascar, Comores… ở châu Phi, Brasil ở châu Mỹ, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Serbia, Albania, Bulgaria

Tốt nghiệp Tú Tài phần hai, thì được học bổng ” Bảo Đại ” (Pháp cấp cho mọi người Việt Nam đỗ tú tài hai), sang Pháp tháng 8 năm 1950. Sửa soạn thi vào các trường Cao đẳng Pháp ở lycée Louis – LeGrand và năm 1952 đỗ thi tuyển vào Viện Quốc gia Nông học – Institut National Agronomique – Paris, khi đó còn nằm ở khu phố Quartier Latin gần vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg). Viện Nông Học này trước đó, có hai người Việt Nam tốt nghiệp nổi danh là Thượng nghị sĩ Nam Kỳ Bùi Quang Chiêu người Việt đầu tiên tốt nghiệp cuối thế kỷ thứ 19 và bà quận công (Duchesse D’ Annam), công chúa Như Mai con gái vua Hàm Nghi, đỗ đầu vào Viện, tên khắc bảng vàng ở cổng vào Viện.Nguồn:

Nguồn:
KỶ YẾU 65 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH link tại https://kyyeunonglam.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-65-nam-truong-ai-hoc-nong-lam.html
https://vi.m.wikipedia.org/wiki

*

Liên lạc với gia đình thầy Tôn Thất Trình: “Mọi ý kiến, bài vở xin liên lạc với chúng tôi qua điện thư: tonnubn@gmail.com Trân trọng. http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/lien-lac.html

*
1) Những người Việt ở FAO
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-nguoi-viet-o-fao/; 2) Chuyện thầy Tôn Thất Trìnhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-ton-that-trinh/ ; 3) Lời Thầy dặn thung dunghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thay-dan-thung-dung/; 4) Quà Tặng The Gift http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/ve-blog-gift.html; Nguyễn Phước đức lâu bền http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/ve-gs-ton-that-trinh.html và Nhớ Thầy Tôn Thất Trình https://hoangkimvn.wordpress.com/2021/07/12/nho-thay-ton-that-trinh/

*

Nhớ kỷ niệm về Thầy

FAO headquarters in Rome

NHỮNG NGƯỜI VIỆT Ở FAO
Hoàng Kim

Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế (FAO)  thật hoành tráng ! Bạn chỉ cần dạo qua một vòng trang viết này của
FAO trên Face Book là đủ ngưỡng mộ. Đó là điểm kết nối tới website  http://www.fao.org nguồn thông tin chuyên ngành nông nghiệp chọn lọc hàng đầu của thế giới, kho tri thức mênh mông như biển cả cho bất cứ ai quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, thầy giáo, khuyến nông viên, sinh viên và nhà nông. Thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong thông tin toàn cầu nổi bật hơn hết là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Câu chuyện “hột lúa và con cá”  là câu chuyện dài nhưng FAO không chỉ tôn vinh gạo Việt trong an ninh lương thực toàn cầu mà còn thể hiện ở sự tín nhiệm của FAO với chuyên gia cao cấp Việt Nam.

Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những chuyên gia cao cấp tại FAO về sản xuất lúa gạo, là các diện mạo lớn của Việt Nam ở vị trí Chánh chuyên gia Tổng Thư ký của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế. Họ liên tục kế tiếp nhau giữ trọng trách chăm lo cho cây lúa hột gạo và chén cơm ngon của người dân. Từ câu chuyện “Giao ban cây lúa ở Viện Lúa” qua bốn đời Viện trưởng Luật Bổng Bửu Bảnh đến câu chuyện “Giao ban cây lúa ở FAO” của bốn đời Chánh chuyên gia Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế “Trình, Đạt Ngưu Bổng” là câu chuyện thú vị chuyển từ tầm nhìn cây lúa Việt Nam đến tầm nhìn cây lúa toàn cầu.

Cách mạng sắn Việt Nam đã được giới thiệu ở FAO năm 2000, FAO năm 2013 đã tôn vinh sắn là cây trồng tiềm năng ở thế kỷ 21, Việt Nam là điểm sáng đã đưa năng suất sắn lên bốn trăm phần trăm tại tỉnh Tây Ninh, và đúc kết bài học bảo tồn phát triển sắn. Báo cáo Cách mạng sắn tại Việt Nam tại Hội thảo sắn toàn cầu năm 2016 đã được công đồng Quốc tế đánh giá cao.

CHUYỆN THẦY TÔN THẤT TRÌNH
Hoàng Kim

Tôi noi theo dấu chân những thầy tôn kính Lương Định Của, Mai Văn Quyền, Tôn Thất Trình, Norman Borlaug để làm nhà khoa học xanh Cây Lương thực.

Thật may mắn cho tôi trong hơn mười năm cuối, tôi được về lại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh dạy học môn Cây Lương thực, trọn con đường thầy nghề nông chiến sĩ. “Bao năm Trường Viện là nhà. Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương. Một đời người một rừng cây. Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường TH PT Lương Thế Vinh (Trường THPT số 1 Quảng Trạch) là nôi trưởng thành của tôi từ khi là sinh viên nông học, ra đi khoác áo lính cho sự thống nhất toàn vẹn Tổ Quốc, sau về làm nhà nghiên cứu nông học gần ba mươi năm và cuối cùng trở thành người thầy nghề nông. Thật hết sức thân thương khi mỗi ngày, tôi được gần gũi chiếc bàn kỷ vật thầy Tôn Thất Trình và gian phòng làm việc của Thầy với môn học Cây Lương thực. Di sản thầm lặng này đã giúp tôi cơ hội cao quý kể lại chuyện cổ tích người lớn, thầy Tôn Thất Trình, Hiệu trưởng 1964-1967, một thuyền trưởng Trường tôi. của một thời kỳ. Bài viết
Chuyện thầy Tôn Thất Trình liên kết bàii “Thầy bạn là lộc xuân“. Tôi chưa được học thầy Trình nhưng cuộc đời, việc làm, trang sách và chiếc bàn kỷ vật của thầy mà tôi tiếp xúc hàng ngày ám ảnh tôi đến lạ. Thầy Tôn Thất Trình trong mắt tôi là người “sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách”. Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân“ tôi đã giới thiệu đôi nét về thầy Tôn Thất Trình, nay xin được tích hợp về đây để bạn đọc khỏi mất công lục lại

THẦY TÔN THẤT TRÌNH DI SẢN

Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ Thầy đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam.

Thầy Tôn Thất Trình làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn giai đoạn 1964- 1967 (là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời, chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng (1).. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome).

Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift.

Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc”.

‘Thầy Trình di sản lắng đọng’, ‘Chiếc bàn của thầy Trình’, ‘FAO Trình Đạt Ngưu Bổng’, ‘Thầy Trình với lúa cá’, ‘Thầy Trình với The Gift’ là những mẫu chuyện chiêm nghiệm mà tôi thích trích dẫn và kể tại Các lớp học trên đồng .

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
với
Trần Ngọc Ngoạn, Van Quyen Mai, Hieu Nguyenminh, Mai Trúc Nguyễn Thị tại Vĩ Dạ Xưa đêm thiêng tháng Bảy mưa ngâu giấc mơ hạnh phúc. Tháng Bảy năm 2017 có điều kỳ diệu 5 ngày thứ Bảy, 5 ngày Chủ nhật và 5 ngày Thứ Hai mà theo Lịch Vạn Niên thì 823 năm mới lặp lại một lần. Đây là “nhóm ngày may mắn” để hành thiện những việc đặc biệt tốt đẹp đầy đặn yêu thương. Thầy bạn trong đời tôi là chùm hình ảnh và bài viết chuyện đời tự kể https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Ngày 14 tháng 7 là ngày đặc biệt. Hồi tưởng lại còn có hai câu chuyện khác. Đó là ngày

#CNM365 #CLTVN 14 THÁNG 7
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Một vùng trời nhân văn; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Thầy bạn trong đời tôi; Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu; Đồng xuân lưu dấu hiền; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Vườn Quốc gia Việt Nam; Mưa nắng và thời vận; Giấc mơ lành yêu thương, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Việt Nam con đường xanhChuyện cổ tích người lớn; Ngày 14 tháng 7 Ngày Quốc khánh Pháp; ngày Cộng hòa tại Iraq. Ngày 14 tháng 7 năm 1789, bắt đầu Cách mạng Pháp: các công dân Paris tấn công ngục Bastille và giải thoát bảy tù nhân. Ngày này được lấy làm ngày quốc khánh Pháp hiện nay. Ngày 14 tháng 7 năm 1988, Tổng thống François Mitterrand thông báo quyết định xây dựng mới Thư viện Quốc gia Pháp với quy mô và mức độ hiện đại hàng đầu thế giới. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 7: #vietnamhoc, #Thungdung; Một vùng trời nhân văn; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Thầy bạn trong đời tôi; Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu; Đồng xuân lưu dấu hiền; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Vườn Quốc gia Việt Nam; Mưa nắng và thời vận; Giấc mơ lành yêu thương, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Việt Nam con đường xanh; Chuyện cổ tích người lớn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-7/

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

(*) Vùng trời nhân văn :Nguyễn Du thơ ‘Kỳ Lân Mộ” tại “Bắc Hành tạp lục” là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của  vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng

KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

BÊN LỀ CHÍNH SỬ XƯA NAY
Hoàng Kim

Bên lề chính sử xưa
Sự tích hồ Gươm và điềm báo quốc biến thời Lê Trịnh SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Trần Ngọc Đông Nhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay. Nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã cắp gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.

HoGuom1

Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ  Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng.
.
Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi.Phiên âm:

Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)

Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất.

Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*). Phiên âm: Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến.

(*) Quốc biến: Nguyễn Huệ ra bắc đánh nhà Trịnh

Bên lề chính sử nay

Rua oi

Hoàng Gia Cương thơ hiền có bài thơ “Rùa ơi”

RÙA ƠI
Hoàng Gia Cương

Rùa ơi quá nặng phải không
Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư?
Mấy trăm năm gội nắng mưa
Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!

Hoa đời như sắc phù dung
Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy
Ngàn năm còn mất những gì?
Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!

Biết ơn rùa lắm, rùa ơi
Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn
Để tôn vinh bậc trí nhân
Để nền văn hiến ngàn năm không nhoà!

Rùa ơi, ta chẳng là ta
Nếu như đạo học lìa xa đất này!

Nguồn: FB Hoàng Gia Cương (Nhà xuất bản Giáo dục, 2005)

Đồng chí ấy là ai?

Khi đồng chí ấy là ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, ông vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ. Khi đồng chí ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, ông vẫn xin được đứng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn. Khi đồng chí ấy là người đứng đầu Thủ đô vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp trong sự ngỡ ngàng của cô thầy bè bạn. Không xe đưa rước, không trống rong cờ mở, không võng lọng nghênh ngang, chỉ là một người đàn ông cao tuổi tự đi xe về trường. Khi đồng chí ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái ông ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiếp báo hỷ mà thôi. Và khi đồng chí ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đi dự gặp mặt lớp cũ ông ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn… Chức tước như phù vân !

Hôm vừa rồi lại có bạn đồng nghiệp nói về chị N, con ông ấy, tôi hỏi mãi mới ra, chị ấy giờ cũng chỉ là cán bộ bình thường ở một tạp chí. Đấy chẳng phải đâu xa, đồng chí ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi có gương mặt hiền hòa, mái tóc trắng tinh thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm. Bạn có biết, người đàn ông đang được nhắc đến đã, đang là: – Ủy viên Trung ương Đảng 6 khóa (hơn 26 năm); Đại biểu Quốc hội 4 khóa (hơn 18 năm); Ủy viên Bộ Chính trị 5 khóa (hơn 22 năm); Đảm nhiệm 3 chức vụ cao nhất. Thế nhưng… – Đồng chí ấy vẫn đang sử dụng xe công vụ là một chiếc Toyota Crown 1998 có tuổi đời đã hơn 20 năm. Phu nhân của ông ấy vẫn đi một chiếc xe Cub bình thường; các con ông ấy đều là những công chức nhỏ bé.

Nếu chúng ta để ý, có lẽ ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, ông ấy mới mặc vest. Còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của quần chúng nhân dân. Đồng chí ấy là Nguyễn Phú Trọng – Một con người, một nhân cách lớn, có Tầm, có Tâm, và có đạo đức. Ông ấy chính là một “vị quan” biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của vị quan đứng đầu bộ máy ảnh hưởng lên cuộc đời, dự nghiệp của nhiều người khác. Người làm quan mà lòng tham không kiềm chế được thì ảnh hưởng của họ sẽ đè lên công chúng vô cùng lớn và còn gây hại tới tiềm lực quốc gia.

(Hoàng Kim sưu tầm, bên lề chính sử)

NHỚ THẦY TÔN THẤT TRÌNH
Học trò Nông Lâm nhớ Thầy

Kính tiễn Thầy đi xa
Thăm thẳm trời li biệt
Những người Việt ở FAO (1)
Thầy rạng ngời phẩm tiết.


Chuyện thầy Tôn Thất Trình (2)
Nông Lâm đời ghi nhớ
Lời Thầy dặn Thung dung
(3)
Gốc Tùng dưới đáy khe
.

Quà Tặng (4) Thầy gửi lại
Nguyễn Phước đức lâu bền
(5)

*

Trần Đình Lý cùng với Vien Ngoc Nam46 người khác: 19 12 7 2021  Giáo sư Tôn Thất Trình – Cựu Giáo sư của Khoa Nông học, Giám đốc Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân Trường Đại học Nông Lâm TPHCM ngày nay) vừa từ trần tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.Thành kính chia buồn với gia đình Thầy

Giáo sư Tôn Thất Trình:-Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học Nhiệt Đới Nogent-sur Marne – Paris (1955).-1963: Giảng dạy nông học tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc – Sài Gòn.-1964: Giám đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn.-1967:Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa chính quyền miền Nam Việt Nam.

Trong thời gian làm việc tại trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, GS lập ra các ban như Ban Kinh tế Nông nghiệp, Ban Ngư Nghiệp nay là Trường Ngư Nghiệp Nông Lâm Thủ Đức, ban Công Thôn, và làm giáo sư thỉnh giảng cho trường đại học nông nghiệp viện đại học Cần Thơ về các môn cây công nghệ như cao su, dừa, bông vải, mía làm đường.

Tháng 10 năm 1975, FAO tuyển dụng làm chuyên viên nông nghiệp tại Kaedi,Mauritania. Nhờ làm lúa gạo thành công ở Kaedi (năng xuất 3 vụ 23- 30 tấn / năm), FAO năm 1977 đề bạt lên giữ chức Giám đốc dự án OMVS phát triển nông nghiệp vùng sông Senegal cho 3 quốc gia là Sénégal, Mauritanie và Mali. Trong thời gian ởOMVS, FAO cũng phái đi công cán làm các dự án lúa gạo cho Guinée Bissau, Sierra Leone và Liberia, Phi Châu.

Năm 1980, được FAO tuyển chọn làm chuyên viên lúa gạo chánh cho FAO trung ương tại Rome, Ý, kiêm chức vụ thư ký kỹ thuật, sau này đổi thành tổng thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, lúc đó gồm 115 quốc gia có trồng hay thí nghiệm lúa gạo trên thế giới. Trong thời gian ở Roma. được phái đi thường xuyên nghiên cứu, lập dự án nông nghiệp v.v. tại Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Niger, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Madagascar, Comores… ở châu Phi, Brasil ở châu Mỹ, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Serbia, Albania, Bulgaria

Tốt nghiệp Tú Tài phần hai, thì được học bổng ” Bảo Đại ” (Pháp cấp cho mọi người Việt Nam đỗ tú tài hai), sang Pháp tháng 8 năm 1950. Sửa soạn thi vào các trường Cao đẳng Pháp ở lycée Louis – LeGrand và năm 1952 đỗ thi tuyển vào Viện Quốc gia Nông học – Institut National Agronomique – Paris, khi đó còn nằm ở khu phố Quartier Latin gần vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg). Viện Nông Học này trước đó, có hai người Việt Nam tốt nghiệp nổi danh là Thượng nghị sĩ Nam Kỳ Bùi Quang Chiêu người Việt đầu tiên tốt nghiệp cuối thế kỷ thứ 19 và bà quận công (Duchesse D’ Annam), công chúa Như Mai con gái vua Hàm Nghi, đỗ đầu vào Viện, tên khắc bảng vàng ở cổng vào Viện.Nguồn:

Nguồn:
KỶ YẾU 65 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH link tại https://kyyeunonglam.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-65-nam-truong-ai-hoc-nong-lam.html
https://vi.m.wikipedia.org/wiki

*

Liên lạc với gia đình thầy Tôn Thất Trình: “Mọi ý kiến, bài vở xin liên lạc với chúng tôi qua điện thư: tonnubn@gmail.com Trân trọng. http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/lien-lac.html

*
1) Những người Việt ở FAO
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-nguoi-viet-o-fao/; 2) Chuyện thầy Tôn Thất Trìnhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-ton-that-trinh/ ; 3) Lời Thầy dặn thung dunghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thay-dan-thung-dung/; 4) Quà Tặng The Gift http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/ve-blog-gift.html; Nguyễn Phước đức lâu bền http://tonthat-tonnu.blogspot.com/p/ve-gs-ton-that-trinh.html và Nhớ Thầy Tôn Thất Trình https://hoangkimvn.wordpress.com/2021/07/12/nho-thay-ton-that-trinh/

*

Nhớ kỷ niệm về Thầy

FAO headquarters in Rome

NHỮNG NGƯỜI VIỆT Ở FAO
Hoàng Kim

Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế (FAO)  thật hoành tráng ! Bạn chỉ cần dạo qua một vòng trang viết này của
FAO trên Face Book là đủ ngưỡng mộ. Đó là điểm kết nối tới website  http://www.fao.org nguồn thông tin chuyên ngành nông nghiệp chọn lọc hàng đầu của thế giới, kho tri thức mênh mông như biển cả cho bất cứ ai quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, thầy giáo, khuyến nông viên, sinh viên và nhà nông. Thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong thông tin toàn cầu nổi bật hơn hết là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Câu chuyện “hột lúa và con cá”  là câu chuyện dài nhưng FAO không chỉ tôn vinh gạo Việt trong an ninh lương thực toàn cầu mà còn thể hiện ở sự tín nhiệm của FAO với chuyên gia cao cấp Việt Nam.

Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những chuyên gia cao cấp tại FAO về sản xuất lúa gạo, là các diện mạo lớn của Việt Nam ở vị trí Chánh chuyên gia Tổng Thư ký của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế. Họ liên tục kế tiếp nhau giữ trọng trách chăm lo cho cây lúa hột gạo và chén cơm ngon của người dân. Từ câu chuyện “Giao ban cây lúa ở Viện Lúa” qua bốn đời Viện trưởng Luật Bổng Bửu Bảnh đến câu chuyện “Giao ban cây lúa ở FAO” của bốn đời Chánh chuyên gia Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế “Trình, Đạt Ngưu Bổng” là câu chuyện thú vị chuyển từ tầm nhìn cây lúa Việt Nam đến tầm nhìn cây lúa toàn cầu.

Cách mạng sắn Việt Nam đã được giới thiệu ở FAO năm 2000, FAO năm 2013 đã tôn vinh sắn là cây trồng tiềm năng ở thế kỷ 21, Việt Nam là điểm sáng đã đưa năng suất sắn lên bốn trăm phần trăm tại tỉnh Tây Ninh, và đúc kết bài học bảo tồn phát triển sắn. Báo cáo Cách mạng sắn tại Việt Nam tại Hội thảo sắn toàn cầu năm 2016 đã được công đồng Quốc tế đánh giá cao.

CHUYỆN THẦY TÔN THẤT TRÌNH
Hoàng Kim

Tôi noi theo dấu chân những thầy tôn kính Lương Định Của, Mai Văn Quyền, Tôn Thất Trình, Norman Borlaug để làm nhà khoa học xanh Cây Lương thực.

Thật may mắn cho tôi trong hơn mười năm cuối, tôi được về lại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh dạy học môn Cây Lương thực, trọn con đường thầy nghề nông chiến sĩ. “Bao năm Trường Viện là nhà. Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương. Một đời người một rừng cây. Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường TH PT Lương Thế Vinh (Trường THPT số 1 Quảng Trạch) là nôi trưởng thành của tôi từ khi là sinh viên nông học, ra đi khoác áo lính cho sự thống nhất toàn vẹn Tổ Quốc, sau về làm nhà nghiên cứu nông học gần ba mươi năm và cuối cùng trở thành người thầy nghề nông. Thật hết sức thân thương khi mỗi ngày, tôi được gần gũi chiếc bàn kỷ vật thầy Tôn Thất Trình và gian phòng làm việc của Thầy với môn học Cây Lương thực. Di sản thầm lặng này đã giúp tôi cơ hội cao quý kể lại chuyện cổ tích người lớn, thầy Tôn Thất Trình, Hiệu trưởng 1964-1967, một thuyền trưởng Trường tôi. của một thời kỳ. Bài viết
Chuyện thầy Tôn Thất Trình liên kết bàii “Thầy bạn là lộc xuân“. Tôi chưa được học thầy Trình nhưng cuộc đời, việc làm, trang sách và chiếc bàn kỷ vật của thầy mà tôi tiếp xúc hàng ngày ám ảnh tôi đến lạ. Thầy Tôn Thất Trình trong mắt tôi là người “sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách”. Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân“ tôi đã giới thiệu đôi nét về thầy Tôn Thất Trình, nay xin được tích hợp về đây để bạn đọc khỏi mất công lục lại

THẦY TÔN THẤT TRÌNH DI SẢN

Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ Thầy đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam.

Thầy Tôn Thất Trình làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn giai đoạn 1964- 1967 (là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời, chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng (1).. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome).

Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift.

Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc”.

‘Thầy Trình di sản lắng đọng’, ‘Chiếc bàn của thầy Trình’, ‘FAO Trình Đạt Ngưu Bổng’, ‘Thầy Trình với lúa cá’, ‘Thầy Trình với The Gift’ là những mẫu chuyện chiêm nghiệm mà tôi thích trích dẫn và kể tại Các lớp học trên đồng .

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
với
Trần Ngọc Ngoạn, Van Quyen Mai, Hieu Nguyenminh, Mai Trúc Nguyễn Thị tại Vĩ Dạ Xưa đêm thiêng tháng Bảy mưa ngâu giấc mơ hạnh phúc. Tháng Bảy năm 2017 có điều kỳ diệu 5 ngày thứ Bảy, 5 ngày Chủ nhật và 5 ngày Thứ Hai mà theo Lịch Vạn Niên thì 823 năm mới lặp lại một lần. Đây là “nhóm ngày may mắn” để hành thiện những việc đặc biệt tốt đẹp đầy đặn yêu thương. Thầy bạn trong đời tôi là chùm hình ảnh và bài viết chuyện đời tự kể https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Ngày 14 tháng 7 là ngày đặc biệt. Hồi tưởng lại còn có hai câu chuyện khác. Đó là ngày Nhớ cụ Nguyễn Ngọc TrìuThầy bạn trong đời tôi của thời điểm tại năm 1987.

Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một danh nhân (Cụ mất ngày 9/7/2016, đưa tang ngày 14/7/2016) Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”. Hình trên là Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam”. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất, vang bóng một thời..

Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông Lâm Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ. Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm” .Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.

(*) Chuyện vui chép trong ghi chú: Nhớ kỷ niệm một thời là hôm trước Viện trưởng Trần Thế Thông đưa Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu lên thăm Hưng Lộc thì. ngay hôm sau, Pham Sy Tan và Đặng Kim Sơn lại cùng thầy Quyen Mai Van và ông Carangal lên Trung tâm Hưng Lộc trao đổi và bàn chuyện hợp tác phát triển Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam. (Hình trên là GSTS V. R. Carangal IRRI, người áo đỏ, bìa trái, đang trao đổi trên đồng ruộng với GSTS Mai Văn Quyền IAS, thứ hai phải qua,, TS. Đặng Kim Sơn CLRRI & IPSARD, TS. Phạm Sĩ Tân, CLRRI và TS Hoàng Kim cùng bàn về sự hợp tác IRRI và Việt Nam trong chương trình liên kết nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác). Tôi khi đó đã kể lại câu chuyện về ‘xếp’ Thông và cụ Trìu vừa lên thăm hôm qua, và trả lời Sơn, kể chuyện “Ấn tượng Borlaug và Hemingway” với sự đồng cảm thật sâu sắc. “Norman Borlaug nhà khoa học xanh”, “Lời Thầy dặn” thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Nhớ kỷ niệm một thời không thể nào quên. Đặng Kim Sơn hỏi : Cậu ấn tượng nhất chuyên gì trong chuyến đi học CIMMYT mới đây? Tôi cười nói :”Châu Mỹ chuyện không quên” “Borlaug và Hemingway” “CIMMYT tươi rói kỷ niệm“. Chuyện “Lời Thầy dặn thung dung” Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh tới thăm tôi ở nhà riêng là không thể quên. Tôi đọc bốn câu thơ cho thầy Quyen Mai Van, với các bạn Đặng Kim Sơn, Pham Sy Tan cùng nghe và, bất ngờ giáo sư V R Carangal rút bút ra ghi và nói lời đồng cảm.

Cụ Nguyễn Ngọc Trìu cũng có đến thăm bạn học của tôi là Đinh Thế Lữ (Hoàng Kim với Pham Sy Tan học chung một lớp Trồng trọt 4, chung giường tầng giường dưới giường trên. Tôi học chung lớp Đinh Thế Lữ lớp Trồng trọt 10 sau khi bộ đội sáu năm và cùng chung lớp tiến sĩ với Đặng Kim Sơn, Mai Thành Phụng….Hình ảnh 3 từ trái qua phải: ô Nguyễn Quốc Tuấn PCT nguyên Viên trưởng Cây lương thực. Ô Ngô Thế Dân CT nguyên Thứ trưởng TT Bộ NN & PTNT, Bà Thanh, Ô Nguyễn Ngọc Trìu nguyên Bộ trưởng NN. PCT Hội đồng Bộ Trưởng (Phó Thủ Tướng CP). Ô Lữ. O Bùi Sỹ Tiếu PCT TT nguyên Bí thư TƯ Thái Bình Phó Trưởng Ban TW Đảng) Cụ Nguyễn Ngọc Trìu trước là Chủ tịch Hội Làm Vườn, sau mới đến GS Ngô Thế Dân. Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-cu-nguyen-ngoc-triu/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

“Thung dung cùng với cỏ hoa. Thỏa thuê đèn sách, nhẩn nha dọn vườn”. Cám ơn
Trung Trung đã sửa lại câu thơ trên hay hơn và sâu sắc hơn “Thỏa thuê cùng với cỏ hoa.Thung dung đèn sách nhẫn nha dọn vườn”, mình đã sửa lại. Đó là triết lý nhân sinh “Ta về sống giữa thiên nhiên” của một đội ngũ các nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ đã chấp nhận trọn đời sống với ruộng đồng và chén cơm ngon của người dân. Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý tứ ‘thung dung’ đứng đầu câu thơ, lựa chọn cỏ hoa, thiên nhiên, chân quê làm khởi nghiệp. Sự nghiệp ấy gắn liền với cả một đời, một nghề, để sau này nhìn lại. “Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) “Thanh nhàn vô sự là tiên” trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước. Cám ơn bạn về ý THUNG DUNG, mình đưa ý này lên đầu dòng nhé. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

TA VỀ SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim

Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
Ta vui ở lại ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.

Thung dung cùng với cỏ hoa
Thỏa thuê đèn sách, nhẩn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng

Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian

Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi

Ung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Bài viết này liên quan tới thời điểm của các hình ảnh (1987-1991) Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-cu-nguyen-ngoc-triu/ ; Nhớ kỷ niệm một thời

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Hoàng Kim

Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp
Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của
Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học
Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng
Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại
Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người
Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Goethe

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại
Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại
Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi  gặp Người ở CIMMYTMexico
phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với
Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng
Goethe
Ở FAO, Rome,
Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Giấc mơ về điểm hẹn

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung/

Video link 13 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/3F3aNhL7qEk

Video link 13 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/uESDpUyMw7M

Video link 12 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/WPJ69FjaC30

Video link 12 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/bCA7HvUYQtI

Video link 11 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/Nn_UivzdEcI

Video link 11 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/8S0JhZsN8eI

Video link 10 7 2022 HTN Hanyuxue 1 https://youtu.be/Nn_UivzdEcI

Video link 10 7 2022 HTN Hanyuxue 2 https://youtu.be/Y84M2msKmDE

xem tiếp
https://hoangkimvn.wordpress.com/2022/07/10/hoang-to-nguyen-tieng-trung/ https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/

Hoang To Nguyen et al. 2022
#vietnamhoc#Vuonquocgiavietnam

VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Việt Nam hiện có 35 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long
, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình; 20) Sông Thanh ; Ở vùng Tây Nguyên có 21) Chư Yang Sin, 22) Bidoup Núi Bà, 23) Chư Mom Ray, 24) Kon Ka Kinh, 25) Yok Đôn; 26) Tà Đùng; Ở vùng Đông Nam Bộ có 27) Cát Tiên, 28) Lò Gò-Xa Mát, 29) Bù Gia Mập,  30) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 31) Mũi Cà Mau, 32) Phú Quốc, 33) Tràm Chim, 34) U Minh Hạ,  35) U Minh Thượng; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/

Tổng diện tích Vườn Quốc Gia Việt Nam công nhân trước năm 2018 (chưa tính Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử và Tà Đùng, Sông Thanh ) khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% tổng diện tích lãnh thổ đất Việt Nam. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia.

Vườn Quốc Gia Việt Nam đầu tiên là Vườn Quốc Gia Cúc Phương được công nhận năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Ba Vườn Quốc Gia Việt Nam mới được công nhận gần đây là: 1) Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén được công nhận năm 2018 quy mô diện tích 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 2) Vườn quốc gia Tà Đùng là một vườn quốc gia ở tỉnh Đắk Nông, Việt Nam, được thành lập vào ngày 8 tháng 2 năm 2018, tại Quyết định 185/QĐ-TTg,. với diện tích 20.937,7 ha, 3) Vườn Quốc gia sông Thanh (Quảng Nam) được chuyển đổi Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn quốc gia Sông Thanh theo Quyết định số 3689/QĐ-UBND, ngày 18/12 của UBND tỉnh Quảng Nam. Lễ công bố Quyết định ngày 23/12/2018, do UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Dự án Trường Sơn Xanh/USAID Green Annamites tổ chức; 4) Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát mới được sáp nhập Khu rừng Văn hóa – Lịch sử Chàng Riệc vào Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát (đã có trước đây)..Quyết định thành lập do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến ký ngày 16/06/2020.

HoangKim, NgocphuongNam ngày đã trả lời : Cảm ơn cô giáo Như Mai, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, phân hiệu Ninh Thuận, đã đồng cảm bài viết “Vườn Quốc Gia Việt Nam” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/. Thông tin này là chuyên mục dạy và học được cập nhật hệ thống theo sự tìm tòi và đúc kết từ sách báo và văn bản pháp lý Nhà nước, nhưng chưa liệt kê đầy đủ. Cảm ơn cô giáo đã gợi ý sự bổ sung thông tin cập nhật tư liệu đối với hai Vườn Quốc Gia Tà Đùng, Đăk Nong, công nhận năm 2018, và Vườn Quốc Gia Sông Thanh, Quảng Nam, công nhận tháng 12/2020.

CatTien

Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành. Ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới. Dưới đây là tóm tắt giới thiệu về Di sản 33 Vườn Quốc gia Việt Nam.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 33 Quần thể di tích danh thắng Yên Tử (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

33. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử là quần thể liên tỉnh Quảng Ninh Bắc Giang Hải Dương đặc biệt nổi tiếng lần đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Thế giới, nhung tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. Núi Yên Tử nối 99 ngọn núi Nham Biền tới Tam Đảo của vòng cung Đông Triều “Trường thành chắn Bắc” với bề dày dãy núi non đặc biệt hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt. “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”(Non thiêng Yên Tử, ảnh Hoàng Kim).

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 1 VQG Tam Đảo (ảnh tư liệu VQG Tam Đảo, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

1. Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc.Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21′-21°42′ vĩ Bắc và 105°23′-105°44′ kinh Đông. Ngày 6 tháng 3 năm 1986, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo”. Ngày 15 tháng 5 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết định số 601 NN-TCCB/QĐ về việc thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 2 VQG Hoàng Liên (ảnh tư liệu VQG Hoàng Liên, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

2. Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07′-22°23′ độ vĩ Bắc và 103°00′-104°00′ độ kinh Đông. Trước khi được công nhận là vườn quốc gia, khu vực này là một khu bảo tồn thiên nhiên mang tên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên – Sa Pa từ năm 1996. Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002, về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên. Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là một Trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loàì thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2006, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 3 VQG Ba Bể (ảnh tư liệu VQG Ba Bể, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

3. Vườn quốc gia Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Vườn quốc gia này Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và cách thành phố Bắc Kạn 50 km. Vườn quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể. Vườn Quốc gia Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m, nằm trên độ cao 178 m, là “hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam”. Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ….mà hồ vẫn tồn tại với cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng. Vườn Quốc gia Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 4 VQG Bái Tử Long (ảnh tư liệu VQG Bái Tử Long, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

4. Vườn quốc gia Bái Tử Long là một khu bảo tồn sinh quyển cấp quốc gia tại khu vực vịnh Bái Tử Long huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh Việt Nam. Vườn được thành lập theo quyết định 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 1 tháng 6 năm 2001. Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong vùng có tọa độ địa lý là: 20°55’05” ÷ 21°15’10” vĩ độ Bắc và 107°30’10” ÷ 107°46’20” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của vườn bao gồm diện tích đất đai của tất cả các đảo nằm trong khu vực tọa độ trên, kèm theo các vùng biển vùng quanh các đảo này với bề rộng 1 km tính từ đường bờ biển các đảo đó, tổng diện tích là 15.783 ha. Các đảo thuộc vườn quốc gia bao gồm: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ,…, và các đảo nhỏ trong vùng tọa độ nêu trên.

05VQGXuanSon
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 5 VQG Xuân Sơn (ảnh tư liệu VQG Xuân Sơn, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

5. Vườn quốc gia Xuân Sơn là một vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vườn quốc gia Xuân Sơn với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng, được chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành vườn quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 km, Hà Nội 120 km, có tọa độ địa lý: Từ 21°03′ đến 21°12′ vĩ bắc và từ 104°51′ đến 105°01′ kinh đông, phạm vi ranh giới được xác định: Phía Đông giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn. Phía Tây giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Nam giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến 1.300 m. Trong khu vực có rất nhiều hang đá. Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 6 VQG Ba Vì (ảnh tư liệu VQG Ba Vì, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

6. Vườn quốc gia Ba Vì là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 10.814,6 ha, có toạ độ địa lý: từ 20 độ 55′ đến 21 độ 07′ vĩ bắc và 105 độ 18′ đến 105 độ 30′ kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây, và cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km, được thành lập năm 1991 theo quyết định số 17-CT ngày 16 tháng 01 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Vì từ đầu thế kỉ 20, đã là địa danh nổi tiếng về sự đa dạng hệ sinh thái và phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc – tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v. Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 7 VQG Cúc Phương (ảnh tư liệu VQG Cúc Phương, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

7. Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền… trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 139/CT ngày 09/5/1998 của Chính phủ thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương. Vườn thuộc địa giới hành chính của ba tỉnh: Ninh Bình (hầu hết xã Cúc Phương, một phần xã Kỳ Phú, Văn Phương, Yên Quang của huyện Nho Quan), Thanh Hóa (phần lớn núi đá vôi, núi đất, thung lũng các xã Thạch Lâm, Thạch Yên, Thành Mỹ, Thành Yên của huyện Thạch Thành), Hoà Bình (toàn bộ rừng núi đá vôi các xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương của huyện Yên Thủy, xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa thuộc huyện Lạc Sơn). Vườn quốc gia Cúc Phương được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật bậc nhất của Việt Nam, là địa điểm du lịch đặc biệt nổi tiếng về sinh thái, môi trường, thu hút trên hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan hàng năm.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 8 VQG Cát Bà (ảnh tư liệu VQG Cát Bà, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

8. Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng. VQG Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. VQG Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 hải lý về phía đông, có tọa độ địa lý: 20°44′50″-20°55′29″ vĩ độ bắc,106°54′20″-107°10′05″ kinh độ đông.  Bắc giáp xã Gia Luận. Đông giáp vịnh Hạ Long. Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào. Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 16.196,8 ha. Trong đó có 10.931,7 ha là rừng núi và 5.265,1 ha là mặt nước biển. Địa hình toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở có độ cao <500 m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng 50–200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 9 VQG Xuân Thủy (ảnh tư liệu VQG Xuân Thủy, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

9. Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha. Phú sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971). Đến tháng 01/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định sô 01/2003/QĐ-TTg chính thức nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy, với  mục tiêu nhiệm vụ chính là: * Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa Sông Hồng, các loài động vật, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thủy sinh và các loài chim nước, chim di trú. * Phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái. * Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương. Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 VQG Phong Nha Kẻ Bàng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

10. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo được UNESCO công nhận lần 1 năm 2003, Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái được UNESCO công nhận lần 2 vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 là một vườn quốc gia Việt Nam tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 Hang Động Sơn Đoòng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 11 VQG Bến En (ảnh tư liệu VQG Bến En, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

11. Vườn quốc gia Bến En là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 33 ngày 27 tháng 1 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Bến En  thuộc huyện Như Thanh và huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 36 km về phía tây nam. Tọa độ từ 19°31′ tới 19°43′ vĩ bắc và 105°25′ tới 105°38′ kinh đông. Tổng diện tích là 14.735 ha, trong đó rừng nguyên sinh là 8.544 ha. Vườn quốc gia Bến En diện tích 3000 ha, có địa hình nhiều đồi núi,  sông, suối và hồ Mực trên núi với 21 đảo nổi ở giữa, Vườn có nhiều loài sinh vật quý, với 1389 loài thực vật (lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương…), có 1004 loài động vật,66 loài thú (với 29 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như: sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng…) với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú tuyệt đẹp.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 12 VQG Pù Mát (ảnh tư liệu VQG Pù Mát, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

12. Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An. Tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao, được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia. Vườn quốc gia Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Vị trí địa lý từ 18°46′ đến 19°12′ vĩ bắc và từ 104°24′ đến 104°56′ kinh độ đông. Tổng diện tích của Vườn quốc gia Pù Mát là 94.804 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 86.000 ha. Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200 – 1.814 m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Sự đa dạng sinh học phong phú với trên 1.144 loài thực vật có mạch , 3 loài thú đặc hữu Đông Dương, 259 loài chim, với nhiều loài quý hiếm.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 13 VQG Vũ Quang (ảnh tư liệu VQG Vũ Quang, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

13. Vườn quốc gia Vũ Quang (còn gọi với tên: Vườn quốc gia Vụ Quang) là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km. Phía đông giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê). Phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn). Phía nam giáp biên giới Việt Nam Lào. Phía bắc giáp xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương Đại, Hương Minh (huyện Vũ Quang). Tọa độ địa lý từ 18°09′ đến 18°26′ vĩ bắc; từ 105°16′ đến 105°33′ kinh đông. Tổng diện tích: 55.028,9 ha.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 14 VQG Bạch Mã (ảnh tư liệu VQG Bạch Mã, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

14. Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế 40 km, được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vị trí địa lý tại tọa độ 16°05′ tới 16°15′ vĩ bắc và 107°43′ tới 107°53′ kinh đông. Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện tích 37.487 ha, nằm trên 3 huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam. Đỉnh Bạch Mã là đỉnh núi cao nhất của vườn với độ cao 1.450 m so với mực nước biển . Vườn Quốc gia Bạch Mã có tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở đây gồm 2147 loài, trong đó có một số loài hiếm và có giá trị như hoàng đàn giả, trầm hương. Động vật đã ghi nhận được 1.493 loài, đặc biệt có một số loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam như sao la, 894 loài côn trùng của 580 chi và nằm trong 125 họ và 17 bộ.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 15 VQG Núi Chúa (ảnh tư liệu VQG Núi Chúa, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

15. Vườn quốc gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 9 tháng 7 năm 2003. Vị  trí địa lý ở toạ độ từ 11°35’25” đến 11°48’38” vĩ bắc và 109°4’5″ đến 109°14’15” kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp tỉnh Khánh Hòa, nhưng nếu dựa trên địa hình tự nhiên cả quần thể vùng núi thì ranh giới phía bắc phải đến 11°52’27” tại Mũi Xốp thuộc Hòn Một ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy chiều bắc nam sẽ là khoảng 33 km và tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km. Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển, phía bắc là phần dưới của vịnh Cam Ranh thuộc xã Cam Lập thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, phía đông và nam là biển Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải, phía nam là đầm Nại, phía tây giới hạn bằng quốc lộ 1A.  Núi Chúa-Phan Rang dạng địa hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao trên 500m cho đến trên 1000m, cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ cao 1.039m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m, giữa là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi các khối núi cao. Vườn Quốc gia Núi Chúa có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào loại khô hạn nhất ở Việt Nam, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, có những năm dưới 500mm. Đây là vùng đặc biệt để nghiên cứu sinh vật và môi trường vùng khô hạn và bán khô hạn.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 16 VQG Bidoup Núi Bà (ảnh tư liệu VQG Bidoup Núi Bà, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

16. Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 50 km theo tỉnh lộ 723. Tháng 06/2015, tại Paris (Pháp), kỳ họp lần thứ 27 của Hội đồng Điều phối quốc tế chương trình Con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận là Langbiang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam (đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 tại Việt Nam, đầu tiên tại Tây Nguyên). Ngày 29/12/2015, trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt tại Đà Lạt (Lâm Đồng), đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam đã trao quyết định công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ này có diện tích hơn 275.000 ha gồm rừng nguyên sinh rộng lớn và vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (66.000ha). Nơi đây là một trong những trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (cùng với Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc Trung bộ). Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học sinh của khu dự trữ sinh quyển Langbiang thể hiện ở sự có mặt của 1.945 loài thực vật, trong đó có 96 loài đặc hữu; 153 loài động, thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam và 154 loài động, thực vật có tên trong Danh lục đỏ IUCN (sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động, thực vật trên thế giới). Trong đó có một số loài động vật quý hiếm như: Vượn đen má hung, Voọc chà vá chân đen, Gấu chó, Bò tót, Sơn dương…

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 17 VQG Phước Bình (ảnh tư liệu VQG Phước Bình, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)


17. Vườn quốc gia Phước Bình thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2006 do phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước Bình trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Vườn có tổng diện tích 19.814 ha. Tọa độ: Từ 11°58′32″ tới 12°10′00″ vĩ bắc và 108°41′00″ tới 108°49′05″ kinh đông. Vị trí địa lý phía Đông giáp: huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ điện Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng và công ty Lâm sản Khánh Hoà tỉnh Khánh Hoà.  Vườn quốc gia Phước Bình đồng thời cùng với Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà ở Lâm Đồng để tạo thành một vùng bảo tồn thiên nhiên rộng lớn của hệ sinh thái rừng vùng núi cao đa dạng sinh học ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái rừng vùng núi cao với các kiểu rừng kín thường xanh, rừng mưa ẩm nhiệt đới; rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim; rừng thưa cây họ dầu tiêu biểu cho kiểu rừng khô hạn của tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, vườn còn có nhiệm vụ góp phần nâng cao năng lực phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Cái của tỉnh Ninh Thuận nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế – xã hội của vùng Nam Trung Bộ. Vườn quốc gia Phước Bình có 1.225 loài thực vật và 327 loài động vật quý hiếm.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 18 VQG Chư Mom Ray (ảnh tư liệu VQG Chư Mom Ray, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

18. Vườn quốc gia Chư Mom Ray, nguyên là khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, thuộc tỉnh Kon Tum, là một vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 103/2002/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở phía bắc Tây Nguyên và phía tây của tỉnh Kon Tum, trên địa phận của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Phía bắc giáp địa giới hành chính các xã Bờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc Hồi). Phía nam giáp địa giới hành chính các xã Mô Rai, Ya Xiêr (thuộc huyện Sa Thầy). Phía đông giáp địa giới hành chính các xã: Rơ Kơi, Sa Nhơn và thị trấn Sa Thầy. Phía tây giáp biên giới Việt Nam – Campuchia–Lào. Tọa độ địa lý: từ 14°18′ đến 14°38′ vĩ bắc, và từ 107°29′ đến 107°47′ kinh đông. Tổng diện tích: 56.621 ha. Vùng đệm của vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện tích 188.749 ha bao gồm các xã: Bờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc Hồi); Rơ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mô Rai, Ya Xiêr, thị trấn Sa Thầy (thuộc huyện Sa Thầy), tỉnh Kon Tum. Vườn quốc gia Chư Mom Ray là vùng lõi của khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây được đánh giá có vốn rừng phong phú, đa dạng sinh học cao và có nhiều nguồn gen quý bậc nhất của Việt Nam và là Vườn Quốc gia duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia. Năm 2004, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là Di sản ASEAN. Theo thống kê, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có gần 1.500 loài thực vật thuộc 154 họ và 551 chi, trong đó có 131 loài được xác định là quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: phong lan, ngành hạt trần, các loài họ dầu, lớp tuế… Bên cạnh đó, có khoảng 2.000 loài thực vật quý hiếm khác như: kim giao, thông tre, trắc, cẩm lai… Động vật ở đây cũng rất đa dạng với khoảng 452 loài, trong đó có 115 loài thú, 276 loài chim, 44 loài bò sát và 17 loài lưỡng cư, trong đó có khoảng 114 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, cánh đồng cỏ – thung lũng Ja Book, với diện tích rộng hơn 9.000ha thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã thu hút nhiều loài thú móng guốc và thú ăn thịt quý hiếm như: Trâu rừng, hổ, bò tót, voi, gấu ngựa, beo lửa, mang Trường Sơn… cùng rất nhiều các loài bò sát, lưỡng cư khác tới sinh sống.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 19 VQG Chư Jang Sin  (ảnh tư liệu VQG Chư Jang Sin, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)


19. Vườn quốc gia Chư Yang Sin là một khu rừng đặc dụng của Việt Nam, nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk, tại đây có đỉnh núi Chư Yang Sin (2.442 mét) cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Toạ độ địa lý: Từ 120°14′16″ đến 130°30′58″ vĩ bắc; Từ 108°17′47″ đến 108°34′48″ kinh đông; Vị trí địa lý: Phía Đông: dọc sông Krông Bông đến ngã ba suối Ya Brô đến đường phân thuỷ sông Krông Ana. Phía Tây: từ suối Đắk Cao đến ngã ba suối Đắk Kial và đến đường phân thuỷ giữa Đắk Cao và Đắk Phơi. Phía Nam: dọc sông Krông Nô, ranh giới Đăk Lăk và Lâm Đồng. Phía Bắc: bắt đầu từ thác Krông Kmar qua dãy Chư Ju – Chư Jang Bông đến suối Ea Ktuor. Tổng diện tích là: 58.947 ha; Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Chư Yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng và các huyện Krông Bông, Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk. Vườn quốc gia Chư Yang Sin có 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu Việt Nam, 54 có tên trong sách đỏ Việt Nam); 203 loài chim; 46 loài thú được ghi nhận có mặt ở đây.

Vườn Quốc Gia Việt Nam 20 VQG Kon Ka Kinh  (ảnh tư liệu VQG Kon Ka Kinh, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

20. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm ở cao nguyên Kon Tum, thuộc địa bàn ba huyện Mang Yang, KBang và Đắk Đoa của tỉnh Gia Lai, phần trung tâm nằm ở xã Ayun, huyện Mang Yang, phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50 km về hướng đông bắc. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi và nâng cấp từ Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh. Diện tích là 41.780 ha, với tọa độ địa lý từ 14°09′ đến 14°30′ vĩ bắc và từ 108°16′ đến 108°28′ kinh đông. Phía bắc giáp xã Đắk Roong huyện KBang, phía nam giáp xã Hà Ra và một phần xã A Yun, xã Đắk Yă cùng huyện Mang Yang, phía đông giáp các xã Đắk Roong, Kon Pne, Kroong và Lơ Ku huyện KBang, phía tây giáp xã Hà Đông huyện Đắk Đoa.

Kon Ka Kinh Gia Lai (ảnh Hồ Thị Thùy Linh)

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, khu vực và quốc tế mà trong tương lai nó còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật rừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông như sông Ba và sông Đắk Pne, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu, đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía tây của vườn quốc gia là một phần lưu vực của nhà máy thủy điện Yaly. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã thống kê được 687 loài thực vật thuộc 459 chi và 140 họ, trong đó có 11 loài đặc hữu, 34 loài quý hiếm, đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, 428 loài động vật, trong đó có 223 loài động vật có xương sống sinh sống trên cạn (34 bộ, 74 họ) và 205 loài động vật không xương sống (như bướm) thuộc 10 họ bộ Cánh vẩy

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 20a VQG  Kon Ka Kinh (ảnh tư liệu VQG Kon Ka Kinh, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

21 Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Đăk Lăk.  Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện: xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M’Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đăk Lăk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông); Vườn quốc gia Yok Đôn cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc, được phê duyệt theo quyết định số 352/CT ngày 29 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam với mục đích bảo vệ 58.200 ha hệ sinh thái rừng khộp đất thấp. Ngày 24 tháng 6 năm 1992 Bộ Lâm nghiệp ra quyết định 301/TCLĐ thành lập Vườn quốc gia Yok Đôn trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Vườn quốc gia Yok Đôn được mở rộng theo quyết định số 39/ 2002/QĐ -TTg ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Quy mô diện tích được mở rộng với diện tích 115.545 ha. Toạ độ địa lý: Từ 12°45′ đến 13°10′ vĩ bắc và từ 107°29′30″ đến 107°48′ 30″ kinh đông. Ranh giới của vườn quốc gia này như sau: Phía bắc theo đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M’Lanh qua đồn biên phòng số 2 đến biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía tây giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía đông theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M’Lanh đến Bản Đôn, ngược dòng sông Serepôk đến giáp ranh giới huyện Cư Jút. Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của sông Serepôk, rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Đôn cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.   Vườn quốc gia Yok Đôn có 63 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 464 loài thực vật, trong đó có voi rừng, trâu rừng và bò tót khổng lồ.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 21 VQG  Cát Tiên (ảnh tư liệu VQG Cát Tiên, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)


22 Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên, đặc trưng là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, nằm trên địa bàn năm huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50″ tới 11°50′20″ vĩ bắc, và từ 107°09′05″ tới 107°35′20″ kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Vùng Nam Cát Tiên  trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu có Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá, Trảng Cò,… tổng diện tích vùng đất ngập nước khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5  km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m). Vùng Tây Cát Tiên trên địa bàn Bù Đăng. Vùng Cát Lộc dành để bảo tồn loài tê giác Java (nay đã tiệt chủng), bò tót, với số lượng khoảng 70-80 con (hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá) nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc. Vườn quốc gia Cát Tiên hiện có khoảng 50% diện tích là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai…Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn… Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan. Vườn quốc gia Cát Tiên phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này cho thấy có một nền văn minh cổ đã tồn tại. Cát Tiên được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” do sự đa dạng sinh học nhưng thất bại trong bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới

(*) Số thứ tự VQG tóm tắt trong bài này chưa xếp theo danh sách 35 VQG (đã bổ sung),
còn tiếp …

THĂM VÙNG DI SẢN LÀ HẠNH PHÚC LỚN

ANH THÍCH ĐƯA EM VỀ SAPA
Hoàng Kim

Anh thích đưa em về Sa Pa
Nơi núi gặp sông, nơi trời gặp đất
Nơi mây trắng quyện hồn thiêng dân tộc
Suối nước trong veo tình tự bên rừng

Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo
Trùng điệp Nham Biền mờ mịt khói sương
Lênh đênh Thần Phù, bâng khuâng Bái Đính
Chìm nổi ba đào chẳng vụng đường tu

Anh thích đưa em đi xa hơn …
Tới những miền rộng mở
Nơi cõi riêng của miền thương nhớ
Khát khao xanh hạnh phúc an lành.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thầy bạn giỏi về lĩnh vực Nông Lâm nghiệp. Tôi thật may mắn được làm nhà khoa học xanh, người thầy chiến sĩ nông nghiệp, được sống với ruộng đồng, nông dân và sinh viên, tuy cực mà vui, cuộc đời được trãi nghiệm với phần lớn trong 33 di sản vườn quốc gia quý giá ấy. Đó là hạnh phúc lớn. Tôi thật yêu thích rừng núi suối nguồn và đặc biệt là vườn quốc gia ở Việt Nam dù tôi chỉ người thầy nghề nông. Các con tôi chuyển tải nội dung bài học này để giảng dạy Việt Nam học và ngôn ngữ đối chiếu cho các bạn quốc tế. Thật hạnh phúc khi nghĩ về thầy bạn và những bài thơ  tản văn  viết về núi rừng dòng sông Việt Nam như Dạo chơi non nước ViệtĐất mẹ vùng di sản,Câu cá bên dòng Srepok , Tắm tiên ở Chư Yang Sin, Cát Tiên di sản và huyền thoại … lấy cảm hứng từ các chuyến đi thực tế thú vị này.  Tôi xin lưu một bức ảnh Phong Nha-Kẻ Bàng của quê hương yêu dấu “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan chợ Mới nguồn Son Quảng Bình ở đầu trang;  một bức ảnh Nam Cát Tiên nơi tôi đang sinh sống tại Đồng Nai ở giữa trang, và một bóng nắng Tam Đảo Ba Vì  nhớ về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng ở cuối trang, để bắt đầu một ký ức về Việt Nam Tổ quốc tôi.

Vườn Quốc gia Việt Nam
Nhớ nhiều thầy bạn quý
Thời gian lưu dấu hiền
Trường tôi nôi yêu thương

Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẳm. Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong” lời tác giả Bùi Bá .trong
bài thơ lời cầu nguyện của rừng do quý thầy Lê Văn Ký, Nguyễn Hữu Đính, Huỳnh Minh Báo, Phan Văn Tự thuật lại đã gợi cảm hứng và lắng đọng tâm huyết chúng tôi để viết bài Vườn Quốc Gia Việt Nam này. Cảm ơn cô giáo Như Mai ngày đã trao đổi : “Thầy Hoàng Kim ơi, em tìm hiểu thông tin trên Wikipedia thì thấy có 2 VQG Tà Đùng (ĐăkNong) (công nhận năm 2018) và VQG Sông Thanh (Quảng Nam)(công nhận tháng 12/2020). Nhưng ở đây không thấy Thầy liệt kê ạ. Thầy cho em hỏi những thông tin này em nên tìm tài liệu ở những trang nào ạ, Em cảm ơn Thầy ạ.”; Cảm ơn thạc sĩ Hồ Thị Trúc Linh ngày 3 7 2022 đã bổ sung hình ảnh và thông tin cho Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh, mà “Về với Tây Nguyên mới” chuyến khảo sát nơi này lần trước, tôi chưa có điều kiện tìm hiểu sâu. Cảm ơn thông tin của anh Võ Công Hậu về Vườn Quốc Gia Côn Đảo; cùng nhiều thầy bạn khác trên nhiều vùng đất nước đã âm thầm hiệu quả tích lũy thông tin quý giá này.

Kon Ka Kinh Gia Lai (ảnh Hồ Thị Thùy Linh)

KON KA KINH GIA LAI
Hoàng Kim

Kon Ka Kinh Kon Ka Kinh
Thăm thẳm Gia Lai bát ngát xanh
Vườn Quốc gia Việt Nam Hồn Việt
Trầm Hương hoa núi nhớ hương rừng

Biển Hồ Chùa Bửu Minhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-ho-chua-buu-minh/

Vườn Quốc gia Việt Nam
Đến với Tây Nguyên mới
Kim Notes lắng ghi chú
Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim

Kon Ka Kinh Gia Lai

xem tiếp: Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim: Vườn Quốc Gia Việt Nam
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/

Việt Nam tổ quốc tôi
Việt Nam thông tin khái quát
Việt Nam con đường xanh
Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt

Mưa nắng và thời vận https://youtube.com/shorts/ypSWUl18Prw?feature=share Nắng mưa là thời trời Tốt lành là thế đất Phước Đức bởi lòng người An nhiên mưa gió thổi. Lắng nghe Lương Phủ ngâm Ngắm nhìn non nước đổi (*) Thung dung giấc ngủ ngon Tỉnh thức trồng tiếp nối … “Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay !” CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-nang-va-thoi-van/

Video yêu thích
KimYouTube
The FAO Strategic Objectives

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitte

Số lần xem trang : 16380
Nhập ngày : 15-07-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 27 tháng 3(27-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 26 tháng 3(26-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 25 tháng 3(25-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 24 tháng 3(24-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 23 tháng 3(23-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 22 tháng 3(22-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 20 tháng 3(20-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 19 tháng 3(19-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 18 tháng 3(18-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 17 tháng 3(17-03-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007