Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1149
Toàn hệ thống 1777
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 16 THÁNG 7
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống; #vietnamhoc, #Thungdung;; Châu Mỹ chuyện không quên; Truyện George Washington; Câu chuyện ảnh tháng Bảy; Vị tướng của lòng dân; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Nông nghiệp sinh thái Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Nước Lào một suy ngẫm;; Sông Volga và sông  Neva; Từ Mekong nhớ  Neva; Ngày 16 tháng 7 năm 1790 Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đã ký đạo luật dinh cư, chọn một địa điểm ven sông Potomac làm thủ đô của liên bang, nơi này về sau trở thành Washington, D.C. Ngày 16 tháng 7 năm 1790 được chọn là ngày thành lập thủ đô Washington Hoa Kỳ với .các hình ảnh biểu tượng tiêu biểu thủ đô Washington là Đại học Georgetown; tòa Quốc hội Hoa Kỳ; tượng đài Washington; tượng đài tưởng niệm nội chiến người Mỹ gốc châu Phi và đền Quốc gia. Ngày 16 tháng 7 năm 2016 Quốc hội Việt Nam truy tặng nhạc sỹ Văn Cao, tác giả Quốc ca Việt Nam, huân chương Hồ Chí Minh. Ngày 16 tháng 7 năm 1969, chuyến bay Apollo 11, lần đầu tiên đưa con người lên bề mặt Mặt Trăng. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 7:#vietnamhoc, #Thungdung;; Châu Mỹ chuyện không quên; Truyện George Washington; Câu chuyện ảnh tháng Bảy; Vị tướng của lòng dân; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Nông nghiệp sinh thái Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Nước Lào một suy ngẫm;; Sông Volga và sông  Neva; Từ Mekong nhớ  Neva;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-7/

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregenexa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI

Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca  và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

TRUYÊN GEORGE WASHINGTON
Hoàng Kim


George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, được Cử tri đoàn Hoa Kỳ nhất trí bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mỹ ngày 4 tháng 2 năm 1789, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông hiện được biết như vị cha già của nước Mỹ. Các học giả lịch sử luôn xếp George Washington là một trong số hai hoặc ba vị tổng thống vĩ đại nhất. Bức tranh George Washington là kiệt tác nổi tiếng của danh họa Emanuel Leutze (1816–1868) trong Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolitan tại thành phố New York đã mô tả hình ảnh ông dẫn dắt mọi người vượt trở ngại đi tới phía trước.Tên của George Washington được đặt cho thủ đô Washington D.C được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790 với tên chính thức ban đầu là Đặc khu Columbia (District of Columbia), Biểu tượng Washington D.C. là Museums, đó là niềm tự hào của nước Mỹ. 

George Washington là biểu tượng của nước Mỹ

George Washington là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799 lúc đó là vùng đất mới, thực dân Anh Pháp với nhiều nước khác đang tìm đến tranh giành đất đai, tài nguyên. Người bản xứ đang co dần, miền Tây nước Mỹ hoang vu, nghèo nàn mới được khai phá.  George Washington  với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775 -1783 đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa George Washington làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797).

George Washington có nhân cách cá nhân, tư tưởng tầm nhìn và tác phong lãnh đạo đặc biệt ưu tú. “Người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên nằm trong lòng dân tộc, ông là người có một không hai về đức tính khiêm nhường và trải qua những đoạn đời riêng tư. Lễ nghĩa, công bình, nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy nghi; mẫu người của ông như đang soi sáng cho tất cả những người quanh ông cũng như những hiệu ứng của mẫu hình này vẫn đang trường tồn… Xuyên suốt chúng, cái xấu rung động trước sự hiện diện của ông và cái đẹp luôn cảm thấy có bàn tay giúp đỡ của ông. Đức tính cá nhân thanh khiết của ông đã thắp sáng đức độ phục vụ công chúng của ông… Ông là một người đàn ông như thế, người đàn ông mà quốc gia chúng ta đang thương tiếc“.  Henry Lee, một người bạn chiến đấu cùng thời, đã đúc kết về phẩm chất cá nhân của Washington như vậy..

George Washington là vị tướng kiệt xuất trong chiến tranh, gần đây năm 1976 được nước Mỹ vinh thăng là Đại thống tướng, nhà lãnh đạo cách mạng thành công đầu tiên trong lịch sử thế giới chống lại một đế quốc thuộc địa. Washington đã trở thành biểu tượng toàn cầu cho phong trào yêu nước, giành độc lập và giải phóng dân tộc. Hình tượng Washington đặc biệt được ngưỡng mộ tại Pháp và châu Mỹ Latin.

Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776,  là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, dẫu tác giả là Thomas Jefferson là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại, một chính khách thiên tài khác của nước Mỹ, mà sau này những người theo chủ nghĩa Thomas Jefferson trong nhiều năm trời vẫn tiếp tục không tin vào ảnh hưởng của Washington và cố tìm cách trì hoãn xây dựng tượng đài Washington, nhưng hình tượng của George Washington vẫn ngời sáng trong lòng dân như là người tiên phong khai sáng, vị cha già của nước Mỹ.

George Washington có tầm nhìn xa rộng về phương cách tổ chức một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên nền tảng cộng hòa, biết yêu thương kính trọng con người, chăm lo đời sống nhân dân, sử dụng triệt để sức mạnh của toàn liên bang để cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập trường đại học quốc gia, khuyến khích chấn hưng thương mại, xây dựng thành phố thủ đô (sau này được gọi là Washington, D.C.), giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, vinh danh tinh thần yêu nước, xóa bỏ tính cục bộ địa phương.Ảnh hưởng của ông với công chúng là tượng đài Washington sừng sững trong lòng dân.

Phong cách lãnh đạo chuẩn mực của ông là đặt việc công lên trên hết, “khiêm nhường, lễ nghĩa, công bình, nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy nghi”, không thu vén cá nhân, không tạo nên đặc quyền đặc lợi, xây dựng thể thức cộng hòa, chăm lo xây dựng định chế dân sự rất được lòng dân. Không phải bằng lời nói mà bằng việc làm, định chế tổ chức thực tiễn, George Washington đã ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến hình thức, lễ nghi của chính quyền Mỹ không những của thời đó mà còn được sử dụng từ đó cho đến ngày nay. Thí dụ như cách tổ chức hệ thống nội các,  các buổi đọc diễn văn nhậm chức, thông điệp liên bang đã trở thành nền nếp quốc gia . George Washington với tư cách là tổng thống đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ giàu tài chính, tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn, chiếm được sự đồng thuận của tất cả người Mỹ, làm thay đổi quan niệm của những lực lượng đối lập.

George Washington cuộc đời và sự nghiệp

George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 tại trang trại Pope’s Creek gần nơi nay là Colonial Beach, Quận Westmoreland, Virginia. Ông là con trai đầu của Augustine Washington (1694–1743) và người vợ thứ hai Mary Ball Washington (1708–1789). Ông cố của ông là  John Washington di cư từ Anh đến Virginia năm 1657. Một số tài liệu cho rằng George Washington và Nữ hoàng Anh Elizabeth II có chung tổ tiên. Cha của ông, Augustine là một nhà trồng thuốc lá có sở hữu người nô lệ và sau này có thử thời vận với nghề khai thác quặng sắt. Gia đình ông thuộc thành phần trung lưu tại Virginia..

Ông có bốn anh chị em ruột là Samuel, Elizabeth, John Augustine và Charles và có hai người anh cùng cha khác mẹ Lawrence và Augustine, là con của cha ông với bà vợ cả Jane Butler Washington. Ba anh chị em khác đã mất trước khi trưởng thành: em gái ruột Mildred chết lúc một tuổi, người anh trai khác mẹ mất khi còn sơ sinh và người chị khác mẹ Jane chết lúc 12 tuổi khi George hai tuổi. Lúc Washington 11 tuổi thì cha mất. Người anh khác mẹ của Washington là Lawrence sau đó trở thành người thay cha và cũng là mẫu người Washington noi gương. William Fairfax là cha vợ của Lawrence và là người anh em họ với địa chủ lớn nhất Virginia, Thomas Fairfax cũng có ảnh hưởng lớn đối với ông. Washington dành nhiều thời gian lúc còn bé ở nông trại Ferry trong Quận Stafford gần Fredericksburg. Lawrence Washington thừa hưởng gia sản khác của cha, đó là một đồn điền nằm trên bờ sông Potomac mà sau này ông đặt tên là Mount Vernon. Washington thừa hưởng nông trại Ferry ngay khi cha ông qua đời, và dần sau đó nhận thừa kế Mount Vernon sau khi Lawrence qua đời.

George Washington do cha mất sớm nên không có được cơ hội du học trường Appleby ở Anh như các người anh trai. Ông học trường làng tại Fredericksburg cho đến tuổi 15 và mong muốn vào  Hải quân Hoàng gia nhưng mẹ không cho vì cho là rất khó cho ông. Washington lúc 17 tuổi năm 1749 may mắn trở thành thanh tra quận Culpeper nhờ mối liên hệ của người anh trai cùng cha khác mẹ Lawrence với một gia đình quyền lực tại Fairfax. Đây là một nghề lương cao nên đã giúp cho ông mua được đất đai trong thung lũng Shenandoah, cũng là lần đầu trong nhiều vụ mua đất của ông tại Tây Virginia sau đó. Lawrence với vai trò tư lệnh địa phương quân Virginia, và có cổ phần trong Công ty Ohio, một công ty đầu tư đất đai bất động sản được tài trợ bởi những nhà đầu tư tại Virginia. Nhờ vị trí của Lawrence nên George Washington cao to, khôi ngô kỳ vĩ như một hảo hán, cao 1m88 vượt trội những người đương thời, đã lọt vào tầm mắt xanh của thống đốc mới Virginia là Robert Dinwiddie.

Năm 1751, Washington đã đi với anh trai cùng cha khác mẹ là Lawrence đến Barbados để giúp anh chữa trị  bệnh lao với hy vọng khí hậu tốt và thầy thuốc giỏi ở đó sẽ có thể giúp cho Lawrence bình phục. Tiếc thay Lawrence không thể qua khỏi và phải quay về Mount Vernon để mất ở đó năm 1752. Washington trong chuyến đi này bị dính bệnh đậu mùa làm cho khuôn mặt của ông bị rỗ, nhưng điều này cũng lại giúp cho ông miễn nhiễm với căn bệnh quái ác này về sau. Vị trí lãnh đạo địa phương quân Virginia của Lawrence sau khi ông mất, Thống đốc Dinwiddie chia cho bốn người và Washington được  bổ nhiệm làm một trong bốn vị trí mới đó, vào tháng 2 năm 1753 với cấp bậc thiếu tá. Washington cũng gia nhập Hội Tam Điểm tại Fredericksburg vào lúc đó. Hội Tam Điểm là một hội kín, có nghĩa là “nền tảng tự do”, dùng để chỉ một tập hợp “tự do, tự nguyện” được tạo dựng trên những môi trường hội nhập và những hiện tượng lịch sử, xã hội rất khác nhau. Cách tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung, gọi tóm tắt là “tam giác quyền lực” như “thế tam phân” của kế lớn Khổng Minh trong Tam Quốc. Các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới những ẩn dụ về người thợ xây đá. Tên gọi trong tiếng Việt của hội này là “Hội Tam Điểm” được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, hay đại sư phụ, viết tắt F hay M và thêm vào phía sau 3 chấm như 3 đỉnh hình tam giác đều. Hồ Chí Minh trên con đường tìm kiếm lý luận và thực tiễn của chủ thuyết “độc lập, tự do, hạnh phúc” có nghiên cứu sâu về Hội Tam Điểm và học thuyết khai sáng. Những bí ẩn  này cho đến nay vẫn chưa hé lộ và ít được nói tới).

Washington trong chiến tranh chống Pháp và người bản thổ:  Năm 1753, người Pháp bắt đầu mở rộng tầm kiểm soát quân sự của họ đến “Xứ Ohio“, là Virginia quê hương của Washington và  Pennsylvania hai trong số mười ba thuộc địa Anh tuyên bố chủ quyền. Cuộc tranh chấp chủ quyền này đã dẫn đến cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp (French and Indian War) từ năm 1754 -1762. Cuộc chiến tranh này đã góp phần khởi sự Chiến tranh 7 năm trên toàn cầu (1756 – 1763) và George Washington ở vào đúng tâm điểm của cuộc chiến này khi mới bùng nổ. Công ty Ohio, cỗ xe đầu tư của các nhà tài phiệt người Anh đang mở rộng lãnh thổ bằng cách thiết lập những khu định cư mới và trạm mậu dịch mới để buôn bán với người dân bản thổ Mỹ. Thống đốc Dinwiddie nhận lệnh từ chính phủ Anh cảnh cáo người Pháp về chủ quyền của Anh tại vùng này và ông phái thiếu tá Washington cuối năm 1753 mang thư thông báo tuyên bố chủ quyền của Anh đến người Pháp và yêu cầu người Pháp phải dời đi. Washington cũng đã mang thư đến gặp “già làng” Tanacharison và các lãnh tụ khác của người bản thổ da đỏ Iroquois tại Logstown đang liên minh với Virginia để nhận sự ủng hộ của họ trong trường hợp có xung đột với người Pháp. Washington và già làng Tanacharison trở thành bạn bè và đồng minh. Washington giao lá thư này cho tư lệnh địa phương của Pháp nhưng ông này từ chối một cách lịch sự là không rời bỏ lãnh thổ này. Thống đốc Dinwiddie phái Washington trở lại Xứ Ohio để bảo vệ một nhóm nhân viên của Công ty Ohio đang xây dựng một pháo đài tại đây, nơi mà ngày nay là Pittsburgh, Pennsylvania. Nhưng trước khi Washington đến nơi thì một lực lượng Pháp đã đuổi hết các nhân viên làm việc của công ty ra khỏi khu vực này và họ bắt đầu xây dựng Đồn Duquesne. Một nhóm nhỏ quân Pháp do Joseph Coulon de Jumonville chỉ huy bị  Tanacharison và cận vệ của ông nhìn thấy người Pháp đang làm việc này tại khu vực phía đông mà nay là Uniontown, Pennsylvania. Washington và lính địa phương quân của mình đã cùng với các người bản thổ Mingo đồng minh phục kích người Pháp.  Viên chỉ huy người Pháp Jumonville bị trọng thương và bị giết chết. Nguyên nhân do đâu thì cho đến hiện nay vẫn còn tranh cãi, có thể là do “già làng” Tanacharison chém bằng rìu, cũng có thể do ai đó bắn chết bằng súng khi vị sĩ quan bị thương này ngồi cạnh Washington. Hai nghi vấn này đều chưa rõ ràng. Người Pháp phản ứng trả đũa bằng một cuộc tấn công và bắt Washington tại đồn Necessity vào tháng 7 năm 1754 vì tố cáo rằng  Washington ám sát Jumonville trong lúc Jumonville đang thực hiện một sứ mệnh ngoại giao. Tuy nhiên, Washington được phép quay trở về Virginia cùng với binh sĩ của mình vì thiếu bằng cớ. Sử gia Joseph Ellis kết luận rằng tình tiết trận đánh này đã chứng tỏ Washington can đảm, chủ động, thiện chiến nhưng thiếu kinh nghiệm. Pháp và Anh đều sẵn sàng lâm chiến để tranh giành quyền kiểm soát vùng này. Vì vậy cả hai nước đều đưa quân đến Bắc Mỹ năm 1755 và châm ngòi cho cuộc chiến tranh được chính thức tuyên bố vào năm 1756.

Washington sau đó làm là phụ tá cao nhất người Mỹ cho tướng Anh Edward Braddock trong cuộc hành quân xấu số lớn nhất của nước Anh đến các thuộc địa Bắc Mỹ, với ý định đuổi người Pháp ra khỏi Xứ Ohio. Họ bị rơi và ổ phục kích của quân Pháp và người bản xứ thân Pháp tại trận Monongahela. Tướng Anh Edward Braddock  bị chết ngay từ đầu và quân Anh bị thiệt hại nặng phải rút chạy tán loạn. Tuy vậy, Washington đã chứng tỏ lòng quả cảm khi ông không sợ nguy hiểm, cưỡi ngựa chạy quanh trận địa, động viên tàn quân Anh và địa phương quân Virginia rút lui có tổ chức. Sau trận thất bại này, Thống đốc Dinwiddie thăng chức Washington năm 1755 lên cấp bậc “đại tá trung đoàn Virginia và Tổng tư lệnh tất cả các lực lượng được tuyển mộ để bảo vệ thuộc địa của nhà vua”. Washington được giao nhiệm vụ bảo vệ biên cương Virginia. Trung đoàn Virginia là đơn vị quân sự toàn thời gian đầu tiên của người Mỹ tại các thuộc địa. Washington được quyền tùy nghi “hành động tự vệ hay phản công” bất cứ khi nào ông nghĩ là tốt nhất.

Washington là tư lệnh của một ngàn binh sĩ. Ông là một chiến binh gan dạ, có kỉ luật, giỏi huấn luyện và tổ chức chiến đấu. Ông đã lãnh đạo những cuộc chiến đầy thương vong nguy hiểm, chống lại người bản thổ Mỹ thiện chiến ở miền Tây (Họ không chấp nhận lưu dân da trắng tới nước Mỹ); Trung đoàn của Washington trong 10 tháng đã đánh 20 trận, hi sinh khoảng 1/3 quân số. Dân chúng ở vùng biên cương Virginia chịu đựng thiệt hại ít hơn so với các thuộc địa khác, an ninh được thiết lập, do tài năng cầm quân và nỗ lực của Washington.  “Đây là thành công không được nhắc đến duy nhất” trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Năm 1758, Washington tham gia  cuộc viễn chinh Forbes nhằm chiếm Đồn Duquesne. Ông sượng sùng khi một đơn vị quân ông đánh nhầm một đơn vị Anh làm 14 người chết và 26 người bị thương vì lầm tưởng đó là quân Pháp. Kết quả là người Pháp rút bỏ đồn và người Anh đã hoàn toàn giành quyền kiểm soát thung lũng Ohio, ghi được một chiến thắng chiến lược lớn mà Washington không hề có bất cứ một trận đánh lớn khác trong cuộc hành quân này. Sau cuộc viễn chinh này, Washington trở về đời sống dân sự từ tháng 12 năm 1758 và chỉ trở lại đời quân nhân khi cuộc cách mạng Mỹ bùng nổ năm 1775.

Washington do trãi nghiệm thực tiễn nên đã tích lũy được các kỹ năng lãnh đạo chính trị, quân sự. Ông quan sát kỹ chiến thuật, hiểu rõ các điểm mạnh yếu của người Anh, người Pháp, mặc dù ông chưa hề được biên chế vào lục quân Anh và chưa được học những tinh hoa nghệ thuật quân sự của họ. Đó là những bài học vô giá cho ông trong suốt cuộc Cách mạng Mỹ sau này. Washington đã chứng tỏ  sự can đảm, kiên cường trong những tình huống khó khăn nhất, lúc nguy biến buộc tháo lui. Ông đã phát triển phong cách chỉ huy tận tâm, chịu đựng, quả cảm và xuất hiện trước chiến sĩ của mình như là một vị chỉ huy tự nhiên, tin cậy và họ tuyệt đối tuân lệnh ông. Qua tổ chức thực tiển các trận đánh, ông đã học và thực hành được những căn bản về nghệ thuật chiến tranh, cách  tổ chức và tiếp vận, hiểu biết tổng thể về chiến lược, đặc biệt là việc tìm ra những địa điểm địa chính trị chiến lược. Ông có tầm nhìn miền Tây từ thời điểm này.

Ngày 6 tháng 1 năm 1759, Washington kết hôn với Martha Dandridge Custis, một góa phụ thông minh xinh đẹp, có kinh nghiệm điều hành trang trại có nô lệ phục vụ, giàu có và đã có hai con riêng tên là  “Jackie” và “Patsy” với người chồng quá cố là John Parke Custis. Trước đó hình như ông có yêu Sally Fairfax sau này làm vợ của một người bạn. Cặp vợ chồng mới cưới dời về Mount Vernon gần Alexandria nơi ông sống cuộc đời của một người trồng trọt và một khuôn mặt chính trị. George Washington và Martha Washington không có con cái chung, có lẽ căn bệnh đậu mùa của ông năm 1751 đã khiến cho ông không thể có con. Washington do kiêu hãnh tuy không thể thừa nhận điều này nhưng lúc riêng tư ông cảm thấy buồn. Gia đình Washington sau này nuôi thêm hai cháu của bà Washington là Eleanor Parke Custis và George Washington Parke Custis. Cuộc hôn nhân của Washington với Martha đã làm gia tăng tài sản và địa vị xã hội của ông rất lớn lao. Ông trở thành một trong số những người giàu có nhất Virginia. Ông được một phần ba trong số 73 km² (18.000 mẫu Anh) điền sản của gia đình vợ ngay sau khi kết hôn, đáng giá khoảng 100.000 đô la Mỹ và quản lý phần điền sản còn lại cho con của Martha, những đứa con riêng của vợ mà ông chân thành chăm sóc. Ông mua thêm đất và được cấp đất ở vùng Tây Virginia như là tặng phẩm dành cho công lao phục vụ Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp. Vào năm 1775, Washington tăng gấp đôi diện tích của Mount Vernon lên 26 km² (6.500 mẫu Anh) và tăng số người làm lên trên 100 người. Washington là một anh hùng quân sự được nể trọng và một chủ đất lớn nên ông có chức vị tại địa phương và được bầu vào nghị viện tỉnh Virginia bắt đầu vào năm 1758. Washington có lối sống quý tộc và săn cáo là một hoạt động nhàn rỗi ưa thích của ông. Ông cũng thích khiêu vũ, họp hội, xem kịch, xem đua ngựa và đá gà. Washington cũng biết chơi bài, chơi cờ và bi da. Ông ưa nhập những hàng hóa đắt tiền từ Anh và trả tiền hàng bằng cách bán thuốc lá mà ông trồng. Virginia là vùng thuốc lá nổi tiếng toàn cầu. Thị trường thuốc lá rớt giá làm nhiều người nợ nần, ngay cả Thomas Jefferson tổng thống đời thứ ba của Mỹ cũng là nhà trồng trọt ở Virginia lúc qua đời với nợ nần chồng chất. Washington tự cứu mình khỏi nợ bằng cách kinh doan

#CNM365 #CLTVN 16 THÁNG 7
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống; #vietnamhoc, #Thungdung;; Châu Mỹ chuyện không quên; Truyện George Washington; Câu chuyện ảnh tháng Bảy; Vị tướng của lòng dân; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Nông nghiệp sinh thái Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Nước Lào một suy ngẫm;; Sông Volga và sông  Neva; Từ Mekong nhớ  Neva; Ngày 16 tháng 7 năm 1790 Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đã ký đạo luật dinh cư, chọn một địa điểm ven sông Potomac làm thủ đô của liên bang, nơi này về sau trở thành Washington, D.C. Ngày 16 tháng 7 năm 1790 được chọn là ngày thành lập thủ đô Washington Hoa Kỳ với .các hình ảnh biểu tượng tiêu biểu thủ đô Washington là Đại học Georgetown; tòa Quốc hội Hoa Kỳ; tượng đài Washington; tượng đài tưởng niệm nội chiến người Mỹ gốc châu Phi và đền Quốc gia. Ngày 16 tháng 7 năm 2016 Quốc hội Việt Nam truy tặng nhạc sỹ Văn Cao, tác giả Quốc ca Việt Nam, huân chương Hồ Chí Minh. Ngày 16 tháng 7 năm 1969, chuyến bay Apollo 11, lần đầu tiên đưa con người lên bề mặt Mặt Trăng. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 7:#vietnamhoc, #Thungdung;; Châu Mỹ chuyện không quên; Truyện George Washington; Câu chuyện ảnh tháng Bảy; Vị tướng của lòng dân; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Nông nghiệp sinh thái Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Nước Lào một suy ngẫm;; Sông Volga và sông  Neva; Từ Mekong nhớ  Neva;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-7/

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregenexa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI

Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca  và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

TRUYÊN GEORGE WASHINGTON
Hoàng Kim


George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, được Cử tri đoàn Hoa Kỳ nhất trí bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mỹ ngày 4 tháng 2 năm 1789, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông hiện được biết như vị cha già của nước Mỹ. Các học giả lịch sử luôn xếp George Washington là một trong số hai hoặc ba vị tổng thống vĩ đại nhất. Bức tranh George Washington là kiệt tác nổi tiếng của danh họa Emanuel Leutze (1816–1868) trong Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolitan tại thành phố New York đã mô tả hình ảnh ông dẫn dắt mọi người vượt trở ngại đi tới phía trước.Tên của George Washington được đặt cho thủ đô Washington D.C được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790 với tên chính thức ban đầu là Đặc khu Columbia (District of Columbia), Biểu tượng Washington D.C. là Museums, đó là niềm tự hào của nước Mỹ. 

George Washington là biểu tượng của nước Mỹ

George Washington là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799 lúc đó là vùng đất mới, thực dân Anh Pháp với nhiều nước khác đang tìm đến tranh giành đất đai, tài nguyên. Người bản xứ đang co dần, miền Tây nước Mỹ hoang vu, nghèo nàn mới được khai phá.  George Washington  với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775 -1783 đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa George Washington làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797).

George Washington có nhân cách cá nhân, tư tưởng tầm nhìn và tác phong lãnh đạo đặc biệt ưu tú. “Người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên nằm trong lòng dân tộc, ông là người có một không hai về đức tính khiêm nhường và trải qua những đoạn đời riêng tư. Lễ nghĩa, công bình, nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy nghi; mẫu người của ông như đang soi sáng cho tất cả những người quanh ông cũng như những hiệu ứng của mẫu hình này vẫn đang trường tồn… Xuyên suốt chúng, cái xấu rung động trước sự hiện diện của ông và cái đẹp luôn cảm thấy có bàn tay giúp đỡ của ông. Đức tính cá nhân thanh khiết của ông đã thắp sáng đức độ phục vụ công chúng của ông… Ông là một người đàn ông như thế, người đàn ông mà quốc gia chúng ta đang thương tiếc“.  Henry Lee, một người bạn chiến đấu cùng thời, đã đúc kết về phẩm chất cá nhân của Washington như vậy..

George Washington là vị tướng kiệt xuất trong chiến tranh, gần đây năm 1976 được nước Mỹ vinh thăng là Đại thống tướng, nhà lãnh đạo cách mạng thành công đầu tiên trong lịch sử thế giới chống lại một đế quốc thuộc địa. Washington đã trở thành biểu tượng toàn cầu cho phong trào yêu nước, giành độc lập và giải phóng dân tộc. Hình tượng Washington đặc biệt được ngưỡng mộ tại Pháp và châu Mỹ Latin.

Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776,  là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, dẫu tác giả là Thomas Jefferson là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại, một chính khách thiên tài khác của nước Mỹ, mà sau này những người theo chủ nghĩa Thomas Jefferson trong nhiều năm trời vẫn tiếp tục không tin vào ảnh hưởng của Washington và cố tìm cách trì hoãn xây dựng tượng đài Washington, nhưng hình tượng của George Washington vẫn ngời sáng trong lòng dân như là người tiên phong khai sáng, vị cha già của nước Mỹ.

George Washington có tầm nhìn xa rộng về phương cách tổ chức một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên nền tảng cộng hòa, biết yêu thương kính trọng con người, chăm lo đời sống nhân dân, sử dụng triệt để sức mạnh của toàn liên bang để cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập trường đại học quốc gia, khuyến khích chấn hưng thương mại, xây dựng thành phố thủ đô (sau này được gọi là Washington, D.C.), giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, vinh danh tinh thần yêu nước, xóa bỏ tính cục bộ địa phương.Ảnh hưởng của ông với công chúng là tượng đài Washington sừng sững trong lòng dân.

Phong cách lãnh đạo chuẩn mực của ông là đặt việc công lên trên hết, “khiêm nhường, lễ nghĩa, công bình, nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy nghi”, không thu vén cá nhân, không tạo nên đặc quyền đặc lợi, xây dựng thể thức cộng hòa, chăm lo xây dựng định chế dân sự rất được lòng dân. Không phải bằng lời nói mà bằng việc làm, định chế tổ chức thực tiễn, George Washington đã ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến hình thức, lễ nghi của chính quyền Mỹ không những của thời đó mà còn được sử dụng từ đó cho đến ngày nay. Thí dụ như cách tổ chức hệ thống nội các,  các buổi đọc diễn văn nhậm chức, thông điệp liên bang đã trở thành nền nếp quốc gia . George Washington với tư cách là tổng thống đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ giàu tài chính, tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn, chiếm được sự đồng thuận của tất cả người Mỹ, làm thay đổi quan niệm của những lực lượng đối lập.

George Washington cuộc đời và sự nghiệp

George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 tại trang trại Pope’s Creek gần nơi nay là Colonial Beach, Quận Westmoreland, Virginia. Ông là con trai đầu của Augustine Washington (1694–1743) và người vợ thứ hai Mary Ball Washington (1708–1789). Ông cố của ông là  John Washington di cư từ Anh đến Virginia năm 1657. Một số tài liệu cho rằng George Washington và Nữ hoàng Anh Elizabeth II có chung tổ tiên. Cha của ông, Augustine là một nhà trồng thuốc lá có sở hữu người nô lệ và sau này có thử thời vận với nghề khai thác quặng sắt. Gia đình ông thuộc thành phần trung lưu tại Virginia..

Ông có bốn anh chị em ruột là Samuel, Elizabeth, John Augustine và Charles và có hai người anh cùng cha khác mẹ Lawrence và Augustine, là con của cha ông với bà vợ cả Jane Butler Washington. Ba anh chị em khác đã mất trước khi trưởng thành: em gái ruột Mildred chết lúc một tuổi, người anh trai khác mẹ mất khi còn sơ sinh và người chị khác mẹ Jane chết lúc 12 tuổi khi George hai tuổi. Lúc Washington 11 tuổi thì cha mất. Người anh khác mẹ của Washington là Lawrence sau đó trở thành người thay cha và cũng là mẫu người Washington noi gương. William Fairfax là cha vợ của Lawrence và là người anh em họ với địa chủ lớn nhất Virginia, Thomas Fairfax cũng có ảnh hưởng lớn đối với ông. Washington dành nhiều thời gian lúc còn bé ở nông trại Ferry trong Quận Stafford gần Fredericksburg. Lawrence Washington thừa hưởng gia sản khác của cha, đó là một đồn điền nằm trên bờ sông Potomac mà sau này ông đặt tên là Mount Vernon. Washington thừa hưởng nông trại Ferry ngay khi cha ông qua đời, và dần sau đó nhận thừa kế Mount Vernon sau khi Lawrence qua đời.

George Washington do cha mất sớm nên không có được cơ hội du học trường Appleby ở Anh như các người anh trai. Ông học trường làng tại Fredericksburg cho đến tuổi 15 và mong muốn vào  Hải quân Hoàng gia nhưng mẹ không cho vì cho là rất khó cho ông. Washington lúc 17 tuổi năm 1749 may mắn trở thành thanh tra quận Culpeper nhờ mối liên hệ của người anh trai cùng cha khác mẹ Lawrence với một gia đình quyền lực tại Fairfax. Đây là một nghề lương cao nên đã giúp cho ông mua được đất đai trong thung lũng Shenandoah, cũng là lần đầu trong nhiều vụ mua đất của ông tại Tây Virginia sau đó. Lawrence với vai trò tư lệnh địa phương quân Virginia, và có cổ phần trong Công ty Ohio, một công ty đầu tư đất đai bất động sản được tài trợ bởi những nhà đầu tư tại Virginia. Nhờ vị trí của Lawrence nên George Washington cao to, khôi ngô kỳ vĩ như một hảo hán, cao 1m88 vượt trội những người đương thời, đã lọt vào tầm mắt xanh của thống đốc mới Virginia là Robert Dinwiddie.

Năm 1751, Washington đã đi với anh trai cùng cha khác mẹ là Lawrence đến Barbados để giúp anh chữa trị  bệnh lao với hy vọng khí hậu tốt và thầy thuốc giỏi ở đó sẽ có thể giúp cho Lawrence bình phục. Tiếc thay Lawrence không thể qua khỏi và phải quay về Mount Vernon để mất ở đó năm 1752. Washington trong chuyến đi này bị dính bệnh đậu mùa làm cho khuôn mặt của ông bị rỗ, nhưng điều này cũng lại giúp cho ông miễn nhiễm với căn bệnh quái ác này về sau. Vị trí lãnh đạo địa phương quân Virginia của Lawrence sau khi ông mất, Thống đốc Dinwiddie chia cho bốn người và Washington được  bổ nhiệm làm một trong bốn vị trí mới đó, vào tháng 2 năm 1753 với cấp bậc thiếu tá. Washington cũng gia nhập Hội Tam Điểm tại Fredericksburg vào lúc đó. Hội Tam Điểm là một hội kín, có nghĩa là “nền tảng tự do”, dùng để chỉ một tập hợp “tự do, tự nguyện” được tạo dựng trên những môi trường hội nhập và những hiện tượng lịch sử, xã hội rất khác nhau. Cách tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung, gọi tóm tắt là “tam giác quyền lực” như “thế tam phân” của kế lớn Khổng Minh trong Tam Quốc. Các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới những ẩn dụ về người thợ xây đá. Tên gọi trong tiếng Việt của hội này là “Hội Tam Điểm” được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, hay đại sư phụ, viết tắt F hay M và thêm vào phía sau 3 chấm như 3 đỉnh hình tam giác đều. Hồ Chí Minh trên con đường tìm kiếm lý luận và thực tiễn của chủ thuyết “độc lập, tự do, hạnh phúc” có nghiên cứu sâu về Hội Tam Điểm và học thuyết khai sáng. Những bí ẩn  này cho đến nay vẫn chưa hé lộ và ít được nói tới).

Washington trong chiến tranh chống Pháp và người bản thổ:  Năm 1753, người Pháp bắt đầu mở rộng tầm kiểm soát quân sự của họ đến “Xứ Ohio“, là Virginia quê hương của Washington và  Pennsylvania hai trong số mười ba thuộc địa Anh tuyên bố chủ quyền. Cuộc tranh chấp chủ quyền này đã dẫn đến cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp (French and Indian War) từ năm 1754 -1762. Cuộc chiến tranh này đã góp phần khởi sự Chiến tranh 7 năm trên toàn cầu (1756 – 1763) và George Washington ở vào đúng tâm điểm của cuộc chiến này khi mới bùng nổ. Công ty Ohio, cỗ xe đầu tư của các nhà tài phiệt người Anh đang mở rộng lãnh thổ bằng cách thiết lập những khu định cư mới và trạm mậu dịch mới để buôn bán với người dân bản thổ Mỹ. Thống đốc Dinwiddie nhận lệnh từ chính phủ Anh cảnh cáo người Pháp về chủ quyền của Anh tại vùng này và ông phái thiếu tá Washington cuối năm 1753 mang thư thông báo tuyên bố chủ quyền của Anh đến người Pháp và yêu cầu người Pháp phải dời đi. Washington cũng đã mang thư đến gặp “già làng” Tanacharison và các lãnh tụ khác của người bản thổ da đỏ Iroquois tại Logstown đang liên minh với Virginia để nhận sự ủng hộ của họ trong trường hợp có xung đột với người Pháp. Washington và già làng Tanacharison trở thành bạn bè và đồng minh. Washington giao lá thư này cho tư lệnh địa phương của Pháp nhưng ông này từ chối một cách lịch sự là không rời bỏ lãnh thổ này. Thống đốc Dinwiddie phái Washington trở lại Xứ Ohio để bảo vệ một nhóm nhân viên của Công ty Ohio đang xây dựng một pháo đài tại đây, nơi mà ngày nay là Pittsburgh, Pennsylvania. Nhưng trước khi Washington đến nơi thì một lực lượng Pháp đã đuổi hết các nhân viên làm việc của công ty ra khỏi khu vực này và họ bắt đầu xây dựng Đồn Duquesne. Một nhóm nhỏ quân Pháp do Joseph Coulon de Jumonville chỉ huy bị  Tanacharison và cận vệ của ông nhìn thấy người Pháp đang làm việc này tại khu vực phía đông mà nay là Uniontown, Pennsylvania. Washington và lính địa phương quân của mình đã cùng với các người bản thổ Mingo đồng minh phục kích người Pháp.  Viên chỉ huy người Pháp Jumonville bị trọng thương và bị giết chết. Nguyên nhân do đâu thì cho đến hiện nay vẫn còn tranh cãi, có thể là do “già làng” Tanacharison chém bằng rìu, cũng có thể do ai đó bắn chết bằng súng khi vị sĩ quan bị thương này ngồi cạnh Washington. Hai nghi vấn này đều chưa rõ ràng. Người Pháp phản ứng trả đũa bằng một cuộc tấn công và bắt Washington tại đồn Necessity vào tháng 7 năm 1754 vì tố cáo rằng  Washington ám sát Jumonville trong lúc Jumonville đang thực hiện một sứ mệnh ngoại giao. Tuy nhiên, Washington được phép quay trở về Virginia cùng với binh sĩ của mình vì thiếu bằng cớ. Sử gia Joseph Ellis kết luận rằng tình tiết trận đánh này đã chứng tỏ Washington can đảm, chủ động, thiện chiến nhưng thiếu kinh nghiệm. Pháp và Anh đều sẵn sàng lâm chiến để tranh giành quyền kiểm soát vùng này. Vì vậy cả hai nước đều đưa quân đến Bắc Mỹ năm 1755 và châm ngòi cho cuộc chiến tranh được chính thức tuyên bố vào năm 1756.

Washington sau đó làm là phụ tá cao nhất người Mỹ cho tướng Anh Edward Braddock trong cuộc hành quân xấu số lớn nhất của nước Anh đến các thuộc địa Bắc Mỹ, với ý định đuổi người Pháp ra khỏi Xứ Ohio. Họ bị rơi và ổ phục kích của quân Pháp và người bản xứ thân Pháp tại trận Monongahela. Tướng Anh Edward Braddock  bị chết ngay từ đầu và quân Anh bị thiệt hại nặng phải rút chạy tán loạn. Tuy vậy, Washington đã chứng tỏ lòng quả cảm khi ông không sợ nguy hiểm, cưỡi ngựa chạy quanh trận địa, động viên tàn quân Anh và địa phương quân Virginia rút lui có tổ chức. Sau trận thất bại này, Thống đốc Dinwiddie thăng chức Washington năm 1755 lên cấp bậc “đại tá trung đoàn Virginia và Tổng tư lệnh tất cả các lực lượng được tuyển mộ để bảo vệ thuộc địa của nhà vua”. Washington được giao nhiệm vụ bảo vệ biên cương Virginia. Trung đoàn Virginia là đơn vị quân sự toàn thời gian đầu tiên của người Mỹ tại các thuộc địa. Washington được quyền tùy nghi “hành động tự vệ hay phản công” bất cứ khi nào ông nghĩ là tốt nhất.

Washington là tư lệnh của một ngàn binh sĩ. Ông là một chiến binh gan dạ, có kỉ luật, giỏi huấn luyện và tổ chức chiến đấu. Ông đã lãnh đạo những cuộc chiến đầy thương vong nguy hiểm, chống lại người bản thổ Mỹ thiện chiến ở miền Tây (Họ không chấp nhận lưu dân da trắng tới nước Mỹ); Trung đoàn của Washington trong 10 tháng đã đánh 20 trận, hi sinh khoảng 1/3 quân số. Dân chúng ở vùng biên cương Virginia chịu đựng thiệt hại ít hơn so với các thuộc địa khác, an ninh được thiết lập, do tài năng cầm quân và nỗ lực của Washington.  “Đây là thành công không được nhắc đến duy nhất” trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Năm 1758, Washington tham gia  cuộc viễn chinh Forbes nhằm chiếm Đồn Duquesne. Ông sượng sùng khi một đơn vị quân ông đánh nhầm một đơn vị Anh làm 14 người chết và 26 người bị thương vì lầm tưởng đó là quân Pháp. Kết quả là người Pháp rút bỏ đồn và người Anh đã hoàn toàn giành quyền kiểm soát thung lũng Ohio, ghi được một chiến thắng chiến lược lớn mà Washington không hề có bất cứ một trận đánh lớn khác trong cuộc hành quân này. Sau cuộc viễn chinh này, Washington trở về đời sống dân sự từ tháng 12 năm 1758 và chỉ trở lại đời quân nhân khi cuộc cách mạng Mỹ bùng nổ năm 1775.

Washington do trãi nghiệm thực tiễn nên đã tích lũy được các kỹ năng lãnh đạo chính trị, quân sự. Ông quan sát kỹ chiến thuật, hiểu rõ các điểm mạnh yếu của người Anh, người Pháp, mặc dù ông chưa hề được biên chế vào lục quân Anh và chưa được học những tinh hoa nghệ thuật quân sự của họ. Đó là những bài học vô giá cho ông trong suốt cuộc Cách mạng Mỹ sau này. Washington đã chứng tỏ  sự can đảm, kiên cường trong những tình huống khó khăn nhất, lúc nguy biến buộc tháo lui. Ông đã phát triển phong cách chỉ huy tận tâm, chịu đựng, quả cảm và xuất hiện trước chiến sĩ của mình như là một vị chỉ huy tự nhiên, tin cậy và họ tuyệt đối tuân lệnh ông. Qua tổ chức thực tiển các trận đánh, ông đã học và thực hành được những căn bản về nghệ thuật chiến tranh, cách  tổ chức và tiếp vận, hiểu biết tổng thể về chiến lược, đặc biệt là việc tìm ra những địa điểm địa chính trị chiến lược. Ông có tầm nhìn miền Tây từ thời điểm này.

Ngày 6 tháng 1 năm 1759, Washington kết hôn với Martha Dandridge Custis, một góa phụ thông minh xinh đẹp, có kinh nghiệm điều hành trang trại có nô lệ phục vụ, giàu có và đã có hai con riêng tên là  “Jackie” và “Patsy” với người chồng quá cố là John Parke Custis. Trước đó hình như ông có yêu Sally Fairfax sau này làm vợ của một người bạn. Cặp vợ chồng mới cưới dời về Mount Vernon gần Alexandria nơi ông sống cuộc đời của một người trồng trọt và một khuôn mặt chính trị. George Washington và Martha Washington không có con cái chung, có lẽ căn bệnh đậu mùa của ông năm 1751 đã khiến cho ông không thể có con. Washington do kiêu hãnh tuy không thể thừa nhận điều này nhưng lúc riêng tư ông cảm thấy buồn. Gia đình Washington sau này nuôi thêm hai cháu của bà Washington là Eleanor Parke Custis và George Washington Parke Custis. Cuộc hôn nhân của Washington với Martha đã làm gia tăng tài sản và địa vị xã hội của ông rất lớn lao. Ông trở thành một trong số những người giàu có nhất Virginia. Ông được một phần ba trong số 73 km² (18.000 mẫu Anh) điền sản của gia đình vợ ngay sau khi kết hôn, đáng giá khoảng 100.000 đô la Mỹ và quản lý phần điền sản còn lại cho con của Martha, những đứa con riêng của vợ mà ông chân thành chăm sóc. Ông mua thêm đất và được cấp đất ở vùng Tây Virginia như là tặng phẩm dành cho công lao phục vụ Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp. Vào năm 1775, Washington tăng gấp đôi diện tích của Mount Vernon lên 26 km² (6.500 mẫu Anh) và tăng số người làm lên trên 100 người. Washington là một anh hùng quân sự được nể trọng và một chủ đất lớn nên ông có chức vị tại địa phương và được bầu vào nghị viện tỉnh Virginia bắt đầu vào năm 1758. Washington có lối sống quý tộc và săn cáo là một hoạt động nhàn rỗi ưa thích của ông. Ông cũng thích khiêu vũ, họp hội, xem kịch, xem đua ngựa và đá gà. Washington cũng biết chơi bài, chơi cờ và bi da. Ông ưa nhập những hàng hóa đắt tiền từ Anh và trả tiền hàng bằng cách bán thuốc lá mà ông trồng. Virginia là vùng thuốc lá nổi tiếng toàn cầu. Thị trường thuốc lá rớt giá làm nhiều người nợ nần, ngay cả Thomas Jefferson tổng thống đời thứ ba của Mỹ cũng là nhà trồng trọt ở Virginia lúc qua đời với nợ nần chồng chất. Washington tự cứu mình khỏi nợ bằng cách kinh doanh đa dạng và chuyển đổi mùa vụ chính sinh lợi từ thuốc lá sang lúa mì. Patsy Custis (con gái riêng của vợ ông, mất năm 1773 vì động kinh ) đã giúp cho Washington trả hết nợ nần cho những chủ nợ người Anh vì phân nửa tài sản của Patsy được đưa sang cho ông. 

George Washington từ một người lính đã trở thành một nhà nông học thành công. Ông trở thành một lãnh đạo trong giới thượng lưu xã hội tại Virginia. Từ năm 1768 đến năm 1775, mỗi năm ông mời khoảng 2000 khách đến nhà mình, đó là những người bạn thân thiết chọn lọc. Đặc tính khiêm nhường, ôn hòa, điềm tĩnh là phong cách sống thường ngày của Washington: “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” “hãy thân thiện với mọi người nhưng giữ khoảng cách thích hợp vì khi họ càng quen thì họ càng lờn mặt, và lúc đó bạn mất quyền lực đối với họ”. Năm 1769, ông trở nên tích cực hoạt động chính trị, đệ trình lên nghị viện Virginia đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ Vương quốc Anh. Năm 1754 Phó thống đốc Dinwiddie hứa tặng đất đai cho các sĩ quan và binh sĩ có công trong cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp. Washington nhận được khoảng 81 km² (23.200 mẫu Anh) gần sông Kanawha đổ vào sông Ohio, nay là Tây Virginia. Đây là thời gian trước cuộc cách mạng Mỹ.

George Washington tích cũ viết lại

Truyện George Washington được viết căn cứ trên các nguồn thông tin tuyển chọn tại Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, và đối chiếu với bản tiếng Anh cùng thư mục. Bài viết được chắt lọc tư liệu với mục đích cung cấp cho bạn đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu tin cậy về một nhân vật lịch sử vĩ đại của nhân loại.

Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, câu đầu tiên trích dẫn Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do“.

Hồ Chí Minh đã noi gương George Washington gầy dựng nước Việt Nam mới.

HoaYenTu

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến
vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng (*) ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về…

Hoàng Thành Hà Nội: Di sản thế giới tại Việt Nam.

NGUYÊN GIÁP VÀ VĂN CAO
Hoàng Kim

Ngày 16 tháng 7 năm 2016 Quốc hội Việt Nam truy tặng nhạc sỹ Văn Cao, , tác giả Quốc ca Việt Nam, huân chương Hồ Chí Minh. Tháng Bảy mưa Ngâu chúng ta hãy cùng nhau ngắm nhìn bức ảnh Nguyễn Đình Toán thật đẹp và cảm khái: “Im lặng mà bão giông, khoảnh khắc mà trường cửu, tưởng như vô định nhưng đang thấu mọi cõi…”

Đọc lại và suy ngẫm
Vị tướng của lòng dân: Tôi cũng tưởng sẽ có một khoảng lặng mới quay lại với những bài viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tôi đã đăng liên tục mười bài về Người trên DANH NHÂN VIỆT nhưng tự trong sâu thẳm vẫn không thể cưỡng được ý muốn viết tiếp đôi lời. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong bài “Tướng Giáp, người anh hùng của độc lập Việt Nam, đã qua đời” đã viết thật thấm thía: “Giải tỏa tấn bi kịch vô hình khủng khiếp đè lên con người đó, bỏ qua mọi thứ “công tội” do chính cái chủ nghĩa mà con người đó theo đuổi, trả lại cho con người đó cái giá trị đích thực của một vị tướng đánh trận tài năng, phải nói chính là vòng tay ân nghĩa của nhân dân”.“Về nghỉ là thượng sách. Thử điểm lại lịch sử xưa nay có tướng nào giành được chiến công lẫm liệt mà không đi kèm thân bại danh liệt hay không?”.Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân đã vượt lên tất cả những vinh nhục ấy.

Phan Chí Thắng “Nghĩ về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát mùa xuân đầu tiên” đã viết: “Văn Cao là một tượng đài của tình yêu Tổ Quốc và lòng cao thượng. Phải nói thẳng là Văn Cao bị vùi dập, đầy đọa. Tác giả Tiến Quân ca bị cấm sáng tác. Không gì cay đắng hơn khi một nghệ sỹ bị cấm sáng tác. Mùa vui chiến thắng huy hoàng, mùa vui bất tận thế mà ông coi là “mùa bình thường”. Nhiều người (lãnh đạo) từng khó chịu việc này. Logic của Văn Cao lại khác . Dân tộc Việt Nam đã đi từ cái Bất thường sang cái Bình thường rồi. Đó mới là điều đáng mừng nhất? Trái tim Văn Cao đủ lớn cho cho Nhẫn, Thiện, Tâm. Nhưng không có chỗ cho sự thù hẳn cá nhân. Ông đặt nỗi đau riêng của mình trong nỗi đau chung của dân tộc. Ông coi tai hoạ của mình chỉ là một phần rất nhỏ trong tai hoạ của nhân dân. Đó mới đúng là Văn Cao. Hiểu ông khác đi, chỉ nhìn thấy phần buồn tủi trong “Mùa Xuân đầu tiên” là chưa hiểu ông, là hạ thấp ông. Trước một toà kiến trúc nguy nga, ta phải lùi ra xa một khoảng cách đủ để thấy hết quy mô tầm cỡ và vẻ đẹp hùng tráng của nó. Ta phải đủ nhỏ bé để thấy ngợp trước ông. Điều đó làm ta thích thú. Và phải đủ tầm cao để hiểu Văn Cao. Điều đó làm ta hạnh phúc.

xem thêm Vị tướng của lòng dânhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/vi-tuong-cua-long-dan/

Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Hoàng Kim

Bạn chèo thuyền trên sông Vôn ga
Có biết nơi này mình câu cá?
Sêrêpôk giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.
Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm
Thèm một chút cá tươi
Mình câu cá
Cho bữa cơm cuối cùng của người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng

Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Sêrêpôk
Nay đã theo dòng thác lũ cuốn đi rồi
Đất nước nghìn năm
Trọn một lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.


1972

Năm 1972 tại Tây Nguyên, tôi có kỷ niệm không thể quên về những ngày đói gạo, ăn rau rừng và câu cá ven sông Sêrêpôk gần Buôn Đôn. Nhớ buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Đây là bài thơ khóc bạn, lễ 30.4 và ngày 1.5, tôi bùi ngùi nhớ lại. Chèo thuyền trên sông Vônga là thơ Hoàng Bình. Điểm câu cá của tôi gần binh trạm khoảng giữa Đăk Tô-Tân Cảnh và Buôn Đôn. Sông Sêrêpôk (ảnh Đổ Tuấn Hưng trên Wikipedia Tiếng Việt)

Sêrêpôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Sông Sêrêpôk được hợp thành từ hai dòng sông Krông Ana và Krông Nô (sông Mẹ và sông Bố). Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông chảy qua các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp với nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H’linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh…Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông của nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km. Sông Sêrêpôk chảy sang Campuchia được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H’leoông, sông Sesan và sông Sekong (hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam). Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng, Campuchia, (nơi những năm gần đây mới phát hiện được phần mộ của Trung tướng Nguyễn Bình, tại xã Srê-pốc, huyện Xê-san,) sau đó con sông lớn này trở lại Việt Nam (ảnh 2 nguồn Sông Mekong tài liệu tổng hợp ).

Hiện tại dọc theo dòng sông này đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên như thủy điện Krông Kma (Krông Bông), Buôn Kuôp (Krông Ana), Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah (Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)… Sông Sêrêpôk ở Đăk Lăk có tên gọi địa phương là sông Đăk Krông được nhắc đến trong bài hát nổi tiếng “Sông Đăk Krông mùa xuân về” của Tố Hải: “Đăk Krông ơi, Tây Nguyên ơi!/ Cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn./ Ta nối tấm lòng dân bằng tình yêu cách mạng, đi suốt Truờng Sơn xanh, nghe dòng sông chảy mãi./ Đăk Krông ơi, dòng sông xanh thắm…”

Dòng sông Sê San ơi!

Đó là tản văn nổi tiếng của Tỳ kheo Thích Giác Tâm, vị sư trụ trì ở chùa Bửu Minh tại Biển Hồ, mắt ngọc Pleiku, tỉnh Gia Lai ” Đó là tiếng kêu thảng thốt của con người khi đứng trên bờ của dòng sông. Sông đã không sống đời của sông nữa, mà sông đã sống theo cách mà con người muốn nó sống. Ngày xưa sông vô tư, hồn nhiên sống, khi lên ghềnh, khi xuống thác, khi buông thư chầm chậm nhởn nhơ như người vô sự ngắm mây bay, xem hoa nở, lắng nghe tiếng chim hót. Nhưng rồi con người đã can thiệp vào, bắt sông phục vụ con người, mà nhu cầu của con người ở trong cõi người ta này thì vô hạn, vô chừng, không biết bao nhiêu là đủ. Thủy hỏa tương khắc, nhưng với trí tuệ con người biến nước thành hỏa, thành điện năng. Biến bao nhiêu cũng không đủ cung cấp, bởi con người không khác gì con khỉ Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. Đào tiên quý là vậy mà hái trong thoáng chốc đã sạch vườn đào của Tây Vương Mẫu, mỗi trái chỉ cắn một miếng rồi quẳng đi, vứt bỏ. Quẳng đi không hề nuối tiếc, mà đào tiên mấy ngàn năm mới ra trái một lần (điện rất quý có khác gì trái đào tiên đâu!).”

Vị thiền sư trên mắt ngọc cao nguyên viết tiếp: “Đầu năm đứng trên dòng sông Sê San, tôi đã ngắm nhìn sông và tôi đã thấy như thế. Rừng đại ngàn đã ngã gục xuống, dòng sông mênh mang đẹp như một dải lụa trắng của các đại sư Tây Tạng, Ấn Độ quấn choàng cổ, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao của núi rừng Ngọc Linh tỉnh Kon Tum băng qua đồi núi chập chùng của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai để rồi chảy qua biên giới Campuchia. Ngăn chặn dòng chảy, nhiều nhà máy thủy điện đã mọc lên, mọc lên để cung cấp năng lượng điện cho con người. Bên này nhà máy thủy điện nước mênh mang, bến bờ rộng thoáng vì nước tích tụ, đổ dồn nước về ba cái cống chạy tua bin phát điện. Bên kia nhà máy giòng sông khô cạn lởm chởm vô số đá, như những bãi đá ở bãi biển Quy Nhơn gần ngôi mộ Hàn Mặc Tử, so sánh cho dễ hình dung vậy thôi. Bãi đá ở biển Quy Nhơn, là đá sống, bởi có con người lân mẫn chăm sóc, cùng vui chơi ca hát quây phim chụp hình. Còn bãi đá ở giòng sông Sê San là bãi đá chết, đá chết bởi vì sông đã chết. Trong kinh Phật thường dùng từ:” Bên này bờ, bên kia bờ “. Bờ bên này là bờ sinh tử, vô minh, khổ đau. Bờ bên kia là giải thoát, an lạc, Niết Bàn. Đứng bên bờ sông Sê San tôi đã ngộ ra không có bờ bên này thì cũng không có bờ bên kia. Để tạo ra năng lượng điện con người phải trả giá cho cái được và cái mất. Được cho nhu cầu tiêu thụ của con người và mất cho môi trường sinh thái không còn cân đối, đảo lộn.”

Tôi đã từng đứng trên bờ sinh tử và cũng đã từng câu cá bên dòng sông này thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi lại về lặng ngắm dòng sông xưa. Trong lòng tôi thao thiết một dòng sông chảy mãi…

xem tiếp
Từ Mekong nhớ  Neva; Nơi hợp lưu Đông Dương; ng Volga và sông  Neva; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-neva-nho-pie-dai-de/

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
#HTNhttps://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/. Bài mới nhất mời xem tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung/

Luyện nghe hiểu tiếng Trung

Video link 15 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/qUzSAhSZFek

Video link 15 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/1L1OMh4DeMk
Video link
14 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3https://youtu.be/qtRENRxZgG
Video link
14 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/bRskt3V8jdY
Video link
14 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/U6NloGPRB2w
Video link
13 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/3F3aNhL7qEk
Video link
13 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/uESDpUyMw7M

xem tiếp https://hoangkimvn.wordpress.com/2022/07/13/hoang-to-nguyen-tieng-trung-3/ https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/

Việt Nam Học 越南社会经济和文化概述
Hoang To Nguyen et al. 2022
#vietnamhoc#cnm365#cltvn#Nongnghiepsinhthaiviet#Vuonquocgiavietnam#Disanthegioitaivietnam#Ngônnguvanhoaviet

NGÔN NGỮ VĂN HÓA VIỆT
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

chọn lọc đúc kết thông tin ngôn ngữ văn hóa

CNM365Tình yêu cuộc sống. Mời bạn đọc bài Dưỡng sinh’ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng, 24 tiết khí nông lịch của tiến sĩ Hoàng Kim Bài ‘Thơ Facebook’ của Thanh Vân giới thiệu “Ướm thử giày xưa” thơ Duệ Mai, có lời bình thơ của Thanh Vân, cùng đọc bài thơ “May mà” của nhà thơ Lê Đình Cánh và lời bình thơ của bác Bulukhin, với bài Chúc xuân của nghệ sỹ Hoài Linh . Đó là chùm 5 bài đọc thêm về Ngôn ngữ văn hóa Việt

DƯỠNG SINH
Nguyễn Lân Dũng

Dưỡng sinh là một phương pháp tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên và rất có lợi cho sức khoẻ ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đây là loại bài tập không cần được huấn luyện nhiều, xem qua hay đọc qua là hiểu được ngay. Có thể ngoài trời hay trong nhà, tập buổi sáng sớm hay buổi chiều tối, có thể tập trong suốt bốn mùa. Nữ giáo sư Trung Quốc Uông Đức Nhàn ở Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Bắc Kinh đề xuất ra 16 bài tập dưỡng sinh khá phù hợp với mọi người và chúng ta nên tham khảo (xem cuốn Sách trắng về Sức khoẻ, NXB Phụ nữ, 2006).

Theo GS. Uông thì Càn Long là ông Vua sống thọ nhất trong giai đoạn suốt trên 2000 năm của xã hội phong kiến Trung Quốc với tuổi thọ là 88. Bí quyết của Vua Càn Long là… thường xuyên tập Dưỡng sinh ! Phương pháp của ông Vua này được tóm tắt trong 16 chữ, dịch ra tiếng Việt là “Thở ra hít vào; Hoạt động gân cốt; Mười nên, Bốn không; Tẩm bổ đúng lúc”

‘Mười nên’ được hiểu là: Thường xuyên đánh răng; Thường xuyên nuốt nước bọt; Tai thính; Mũi thính; Mắt tinh; Thường xuyên xoa mặt; Luôn xoa bóp chân; Luôn xoa bóp tay; Luôn gập bụng; Luôn duỗi thẳng tay chân. ‘Bốn không’ được hiểu là: Không nói chuyện khi ăn, Không nói mê khi ngủ, Không say khi uống, Không mê sắc dục.

Các sách kinh điển của Trung Quốc đã ghi lại 16 chữ của Vua Càn Long là cơ sở của phương pháp tập luyện của phái Côn Luân thời cổ đại. Người Nhật thời Cận đại đã phổ biến 16 chữ này trong dân chúng để thường xuyên luyện tập.

Khi vận động được khuyên là: Thường xuyên vuốt tóc; Xoa mặt; Mắt tinh; Tai thính; Lưỡi luôn ướt; Răng luôn sạch; Lưng luôn ấm; Chân tay luôn cử động; Da dẻ luôn sạch sẽ; Không nói khi đang đi tiểu, đi đại tiện.

Hàng ngày chải đầu bằng lược khoảng 100 lượt hay nhiều hơn khi thấy ngứa đầu, rụng tóc. Xoa mặt nhẹ nhàng 50 lần bằng hai lòng bàn tay. Xoa mũi bằng ngón tay giữa và ngón tay trỏ, miết mạnh hai bên sống mũi từ dưới lên đến huyệt Ấn Đường ở trán rồi từ trán miết xuống, lặp lại 50 lần. Sau đó dùng hai ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt Nghinh Hương ở hai bên 50 lần. Xoa mép bằng hai ngón tay giữa, ấn vào huyệt Địa Thương ở hai bên mép 50 lần. Xoa mắt bằng hai ngón tay trỏ, ấn vào huyệt Thái Dương ở hai bên trán 50 lần, sau đó ấn vào huyệt Tứ Hạch ở dưới mắt 50 lần. Rồi ấn vào hai huyệt trên hai mi mắt 50 lần.

Vận động mắt, chuyển động nhãn cầu: ngước nhìn lên trời rồi nhìn xuống đất 100 lần, lại nhìn sang bên sau đó nhìn về phía trước, đổi bên và làm 100 lần. Thường xuyên xoa tai vì quanh vành tai có 300 huyệt, phía sau tai có 50 huyệt. Xoa tai giúp ngủ sâu hơn, tâm hồn thoải mái, có lợi cho sức khoẻ.

Thường xuyên đánh răng kết hợp với việc dùng ngón tay sạch day lợi cả trong lẫn ngoài từ 1 đến 2 phút. Cọ xát lưỡi nhẹ nhàng, miệng tiết ra nhiều nước bọt. Trước hết bình tâm, thở ra 3 lần, thè lưỡi ra đến môi, khẽ cọ xát cho nướt bọt ứ ra. Làm 5-7 lần rồi nhổ nước bọt đi, không nuốt. Mỗi lần làm 50 lượt vào buổi sáng hay buổi tối.

Xoa ngực lưng và bụng có thể phòng tránh bệnh tật. Dùng hai bàn tay xoa lưng 50 lần và xoa ngực 50 lần. Sau đó dùng từng tay vỗ nhẹ vào ngực và vào lưng. Dùng cả hai tay xoa cho da bụng nóng lên, xoa thành vòng tròn, một tay xoa xuống và một tay xoa lên. Đừng xoa sau lúc no quá hoặc đói quá. Cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tạo thói quen đại tiện đều đặn và đúng giờ.

Tập thở bằng bụng, thở mạnh ra để hậu môn giãn nở đẩy khí âm ra, khi hít vào hậu môn thả lỏng . Mỗi ngày tập 50-100 lần để phòng chữa bệnh trĩ, viêm tuyến tiền liệt. Khi đi tiểu tiện hay đại tiện không nói chuyện, càng không nên hút thuốc, nên mím môi và xiết chặt hai hàm răng, để máu lưu thông làm cho răng chắc khỏe.

Dùng tay xoa để tắm khô cho da, bắt đầu từ huyệt bách hội ở đỉnh đầu rồi xuống mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng, lưng, eo, đùi, chân. Có thể tự mình làm lấy hoặc người trong nhà giúp làm lẫn cho nhau. Xoa âm bộ gồm háng (100 lần), cốt huyệt (100 lần), âm huyệt (100 lần), huyệt thận (100 lần), bụng (100 lần), ngọc hành (100 lần) Tập thở hít bằng bụng, mở rộng biên độ lên xuống của hoành cách mô và biên độ co giãn của bụng. Cách thở này giúp tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện chức năng của khí quả, tăng cường được sức đề kháng với bệnh tật.

|hường xuyên xoa gan bàn chân. Sáng đi bách bộ 300 bước, tối ngâm chân bằng nước ấm 38-450C. Vừa ngâm chân vừa cọ xát vào nhau, ngâm trong 10-20 phút. Sau đó lau khô rồi xoa bằng tay cho hai gan bàn chân nóng lên.

Hoạt động chân tay bằng cách toàn thân thả lỏng, đứng tự nhiên, tập trung tư tưởng. Vận động đầu bằng cách ngẩng lên cúi xuống 30 lần, sau đó lần lượt nghiên đầu về hai bên, mỗi bên 15 lần. Vặn sườn bằng một tay chống nạnh sườn, một tay giơ cao, vặn sườn mỗi bên 15 lần. Vận động ngực bằng cách chân trái bước lên trước, chân phải duỗi thẳng ra sau, hai tay giơ thẳng về phía trước rồi vươn sang hai bên, ưỡn ngực ra, tập 15 lần rồi đổi bên tập 15 lần nữa. Vận động xoay người bằng cách dạng hai chân, hai tay chống nạnh, quay người sang trái rồi sang phải. Vận động tay bằng cách dạng chân, buông xuôi tay rồi đưa thẳng về phía trước, sau đó thu về tư thế cũ và tập 30 lần. Vận động vỗ đấm bằng cách dạng hai chân, nắm tay lại và đấm nhẹ các phần bụng, ngực, lưng, vai, khoảng 30 lần. Vận động vắt tréo bằng cách dạng hai chân, hai tay duỗi thẳng rồi vắt tréo hai tay trước ngực rồi xoay người sang hai bên, tập 15 lần.Vận động chèo thuyền bằng cách dạng hai chân, chân trái bước lên, chân phải duỗi thẳng ra sau, hai tay làm động tác chèo thuyền, tập 15 lần. Vận động lắc mông bằng cách dạng hai chân lắc mông sang hai bên 30 lần. Vận động xoay mông bằng cách dạng hai chân, xoay mông từ trái sang phải và ngược lại 30 lần.

Vận động lưng bằng cách dạng hai chân, hai tay vắt tréo sau lưng, từ từ gập người xuống rồi từ từ đứng thẳng lên, tập 30 lần. Vận động vặn lưng bằng cách dạng hai chân, gập người về phía trước, hai tay xoay theo hướng vặn lưng, tập 15 lần mỗi bên. Vận động cong lưng bằng cách chụm hai chân, sau đó chân trái bước lên nửa bước, hai tay giơ cao, gập bụng, tay với tới chân rồi trở về tư thế đứng thẳng, tập mỗi bên 15 lần.Vận động đá chân bằng cách đứng chụm chân hai tay đưa lên ngang vai, lần lượt đá mạnh từng chân về phía trước, mỗi chân 15 lần, sau đó lại đá về phía sau mỗi chân 15 lần.

Vận động đầu gối bằng cách dạng hai chân, gập người về phía trước, hai tay vịn vào đầu gối, xoay đầu gối theo hai chiều kim đồng hồ, mỗi chiều 15 lần. Vận động quỳ bằng cách chụm hai chân, từ từ quỳ xuống rồi lại đứng lên, tập khoảng 30 lần. Vận động xoay chân bằng cách dạng hai chân, giơ chân phải lên, xoay từ trong ra ngoài, rồi xoay lại làm 15 lần rồi đổi chân làm lại như vậy. Vận động nhảy đá chân bằng cách nhảy lên khỏi mặt đất và lần lượt đá về phía trước mỗi chân 15 lần.

Tuỳ theo sức khoẻ, thời gian luyện tập mà thay đổi cường độ tập luyện.

Nguồn:
http://nguyenlandung.vn102.space/2017/11/30/d_ng_sinh

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP XUÂN
Hoàng Kim

Lập Xuân tiết Xuân mới
Phượng Hoàng trên cành Xuân


*

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

*

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim


Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngon-ngu-van-hoa-viet/

NÔNG NGHIỆP SINH THÁI VIỆT
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Tiếng Việt văn hóa kinh tế 学中越文 Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam 越南社会经济和文化概述 là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học Người Việt, Tiếng Việt, Nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích nhằm hổ trợ hệ thống hóa kiến thức nền Việt Nam Học, giúp bạn trẻ ham học hỏi, và người nước ngoài, cập nhật các hiểu biết khái quát về đất nước con người Việt Nam với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi, năm 1428).
Nông nghiệp sinh thái Việt; Di sản thế giới tại Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Vườn Quốc gia Việt Nam; Nông nghiệp công nghệ cao; Nông nghiệp Việt trăm năm; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Dạo chơi non nước Việt; … rút trong tập tài liệu này là một số chủ đề giao lưu nông nghiệp sinh thái, ngôn ngữ, văn hóa,… xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-sinh-thai-viet.

Người Việt, tiếng Việt và nông nghiệp Việt Nam là ba di sản quý nhất của dân tộc Việt được bảo tồn và phát triển. Người Việt gồm cộng đồng 54 dân tộc và 1 nhóm “người nước ngoài’ trong
Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết định số 421, ngày 2/3/1979 Tổng cục Thống kê). Người Việt bản địa là chủ nhân của nền văn hóa thời đồ đá tại Việt Nam từ 7.000 – 20.000 năm trước, là chủ nhân của tiếng Việt và nền văn minh lúa nước, chốn tổ của nghề trồng lúa nước trên thế giới. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính tiếng nói theo nhóm Việt-Mường của 8 nhóm ngôn ngữ Việt. Nông nghiệp Việt Nam là một trong ba ngành kinh tế, chiếm tỷ trọng trong tổng GDP Việt Nam năm 2015 ước tính: Nông nghiệp (nông lâm thủy sản) 17.4%; Công nghiệp (khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất phân phối khí, điện, nước,…) 38.8%; Dịch vụ (thương mại, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế) 43.7%.

Nông nghiệp sinh thái Việt Nam là bài giảng của tiến sĩ Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trừờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, được đào tạo chuyên ngành tiếng Trung hiện đại tại Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung (Trung Quốc), với sự hổ trợ đúc kết thông tin liên ngành của tiến sĩ Hoàng Long, giảng viên Cây Lương thực, Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và tiến sĩ nông học Hoàng Kim. Bài giảng này là tài liệu học tập cho sinh viên nước ngoài đang giao lưu ngôn ngữ văn hóa Việt Trung Anh và tìm hiểu kinh tế xã hội, nông nghiệp sinh thái, giáo dục, du lịch Việt Nam tại Trường. Đề cương bài giảng chương Nông nghiệp sinh thái Việt Nam gồm 9 nội dung tóm tắt: 1) Nông nghiệp sinh thái Việt Nam là nền tảng của kinh tế; 2) Bảy vùng nông nghiệp sinh thái Việt Nam; 3) Đặc điểm bảy vùng nông nghiệp sinh thái Việt Nam; 4) Hiện trạng tầm nhìn lao động nông nghiệp sinh thái Việt Nam;  5) Du lịch nông nghiệp sinh thái Việt Nam; 6) Nông nghiệp sinh thái Việt Nam ngày nay; 7) Tết Việt khởi đầu 24 tiết khí lịch nhà nông; 8) Việt Nam con đường xanh Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain); 9) Nông nghiệp sinh thái Việt Nam điểm đến yêu thích của bạn. Thông tin được đúc kết, cập nhật, tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-sinh-thai-viet/ và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-7/

I. Nông nghiệp sinh thái Việt Nam là nền tảng của kinh tế

1.1 Người Việt trọng nông 
Thành ngữ Việt Nam: “dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm gốc). Nông nghiệp sinh thái Việt Nam là nền tảng kinh tế vì đất nước là môi trường sống, là nguồn sống, nguồn thức ăn căn bản của đời sống con người. Việt Nam là chốn tổ của nền văn minh lúa nước với các di tích khảo cổ về người tiền sử với các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn từ 7.000- 20.000 năm trước Công nguyên đã chứng tỏ sự xuất hiện của một nền nông nghiệp và chăn nuôi rất sớm. Nông nghiệp Việt Nam ngày nay đang vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống để không chỉ tạo ra lương thực thực phẩm cho con người (food) thức ăn cho các con vật (feed) mà còn làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, may mặc, sợi dệt, chất đốt, cây cảnh và sinh vật cảnh, chất hóa học, cơ giới hóa nông nghiệp,  sinh hóa học nông nghiệp. các loại phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

1.2 Ba di sản lớn nhất  Việt Nam
Người Việt, Tiếng Việt và Nông nghiệp sinh thái Việt Nam là Ba di sản lớn nhất Việt Nam được nhà nước và nhân dân Việt Nam trọng tâm bảo tồn và phát triển.Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc anh em với một nhóm “người nước ngoài”, trong
Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết định số 421, ngày 2/3/1979 Tổng cục Thống kê. Thông tin của Viện Nghiên cứu hệ gene, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, do Giáo sư Nông Văn Hải, công bố nguồn:Báo Tin Sáng 27 5 2020 Nghiên cứu đa dạng di truyền hệ gene ngưởi Việt Nam: Những viên gạch đầu tiên” với nhiều thư mục dẫn liệu kèm theo, đã có thể hé mở một phần câu trả lời. “đỉnh cao tập trung sự đa dạng DNA ty thể (của Người Việt cổ là) vào khoảng thời gian trùng với nền Văn hóa Đông Sơn, “có một sự tập trung gene cổ vào vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 2.500-3.000 năm về trước”. Như vậy, không phải chỉ tổ tiên của người Kinh tập trung ở đồng bằng sông Hồng mà tổ tiên của các tộc người thuộc 5 nhóm ngữ hệ ngày nay đều có dấu vết tập trung dân cư đông đúc ở đây vào thời Đông Sơn. Nghĩa là nền văn hóa Đông Sơn là chung của các dân tộc này trong quá khứ. Đây là bằng chứng khoa học mới, đầu tiên trên thế giới về di truyền phân tử người cho thấy sự đa dạng di truyền liên quan đến khoảng thời gian ra đời của văn hóa Đông Sơn. Và điều này có thể đem lại một phần lời giải cho khẳng định của các nhà nghiên cứu khảo cổ học tiền sơ sử như TS Nguyễn Việt về các cư dân thời Đông Sơn và tiền Đông Sơn là một khối Bách Việt

Người Việt chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 86,2 % dân số) sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khácnhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Người Kinh sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. 53 dân tộc Việt Nam thiểu số còn lại sinh sống chủ yếu ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đổng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các dân tộc thiểu số đông dân và có số lượng dao động trên dưới một triệu người gồm Tày, Thái, Mường, Khmer, H’Mông,  Nùng, Hoa, người Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai,  Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Các dân tộc dân số ít nhất chỉ trên 300 người như Brâu, Ơ đu và Rơ Măm.  Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Các dân tộc thiểu số ởTây Nguyên phần lớn sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp. Người dân tộc Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền Trung và Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, tạo thành những cụm dân cư xen kẽ với người Kinh.  Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng khác biệt. Người Việt theo truyền thuyết dân tộc Kinh là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là “cùng bọc” (hay còn gọi là đồng bào) và “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc. Về nhân chủng học, có ba luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử khảo cổ học Việt Nam với dẫn liệu trống đồng và nỏ thần, các di chỉ khảo cổ tin rằng người Việt đầu tiên có gốc bản địa . Một số học giả khác thì truy nguyên nguồn gốc và cho rằng tộc Việt khởi đầu dần dần Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600,000-12,000 trước Công nguyên), trên Java, Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ. Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc, mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.

Người Việt, tiếng Việt và ngữ hệ Nam Á (Hoàng Tố Nguyên và đồng sự 2018).

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính tiếng nói theo nhóm Việt-Mường của 8 nhóm Ngôn ngữ Việt gồm : Việt-Mường; Tày-Thái; Dao-Hmông; Tạng-Miến; Hán; Môn-Khmer; Mã Lai-Đa đảo: hỗn hợp Nam Á, khác). Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Nôm, một hệ chữ dựa trên chữ Hán để viết nhưng tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại) có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt
từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu. Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ (do Alexandre de Rhodes sáng lập), cùng các dấu thanh để viết.  Tiếng Việt trong quá trình phát triển đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán thành từ Hán-Việt, và tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Ngữ hệ Nam Á là một tổng hợp bao gồm khoảng 168 ngôn ngữ tại miền nam của châu Á, tập trung tại Đông Nam Á và rải rác tại Ấn Độ cùng Bangladesh. Ngôn ngữ có nhiều người dùng nhất trong hệ thống này là tiếng Việt, với trên 80 triệu người, sau đó là tiếng Khmer, với khoảng 16 triệu người. Trong các ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á  thì  tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Môn là có lịch sử được ghi chép lại lâu dài và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam.

Nông nghiệp sinh thái Việt Nam là môi trường sống và nôi văn hóa Việt. Người Việt bản địa là chủ nhân của nền văn hóa thời đồ đá tại Việt Nam thời kỳ từ 7.000 đến 20.000 năm trước. Người Việt là chủ nhân của tiếng Việt và nền văn minh lúa nước, chốn tổ của nghề trồng lúa nước trên thế giới. Các dân tộc Việt khác với cộng đồng ít người hơn có nguồn gốc thiên di từ Tây Tạng, Hoa Nam,… di cư đến Việt Nam sau thời kỳ đồ đá muộn. Nông nghiệp sinh thái Việt Nam bản địa gắn liền với Lịch sử Việt Nam. Người Việt tiền sử sinh sống tại đất Việt thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì khoảng từ năm 2879 TCN đến nay (năm 2020) là 4899 năm (gần 5000 năm) Tại Việt Nam các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống từ nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ thời kỳ Đồ đá cũ. Trong nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn thời kỳ Đồ đá mới; văn hóa Phùng Nguyên ở xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm; Văn hóa Đồng ĐậuVăn hóa Gò Mun ở thời đại đồ đồng, cách đây khoảng 3000 năm, di chỉ tại khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, người tiền sử tại vùng này đã phát triển chăn nuôi, nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước.Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo khoảng 1200 TCN, cách ngày nay 3218 năm, đã có sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Những người Việt tiền sử trên vùng đồng bằng sông Hồng đã trồng lúa, trồng trọt và đắp đê chống nước lụt đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã.Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng người Việt đã xuất hiện nhà nước đầu tiên trên miền Bắc Việt Nam ngày nay vào thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ VII TCN với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.

1.3. Nông nghiệp sinh thái Việt Nam là sớm nhất, căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt
Quá trình hình thành dân tộc và nông nghiệp Việt Nam theo các tài liệu phổ biến trong thế kỷ XX thì có thể chia thành ba giai đoạn:

  1. Vào thời kỳ đồ đá giữa khoảng 20.000-10.000 năm trước, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía đông, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai.
  2. Cuối thời kỳ đồ đá mới,đầu thời kỳ đồ đồng khoảng 5.000 năm trước, chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống,  hình thành chủng Nam Á
  3. Chủng Nam Á tại khu vực bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống) mà cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, H’Mông-Dao, Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn, trong khi đó, vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chăm.

Nông nghiệp sinh thái Việt Nam là căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt Nam. Điều này hiển nhiên đến mức mà hầu như tất cả mọi người dân Việt đều hiểu, không cần phải phân tích.

II. Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp sinh thai Việt Nam liên quan chặt chẽ với bảy vùng sinh thái nông nghiệp (cần nên cập nhật thông tin chỉ dẫn đia lý sinh thái thường xuyên có hệ thống bằng cách bấm vào để khai thác trực tiệp theo các thông tin quan trọng này:

  1. Vùng núi và trung du phía Bắc, có tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnhLai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ.
  2. Vùng đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
  3. Vùng Bắc Trung bộ: gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
  4. Vùng Nam Trung bộ: gồm 6 tỉnh Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
  5. Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
  6. Vùng Đông Nam bộ: gồm 8 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà rịa – Vũng Tàu.
  7. Vùng Tây Nam bộ: gồm 13 tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.

III. Đặc điểm bảy vùng nông nghiệp sinh thái Việt Nam

  1. Vùng núi và trung du phía Bắc có đặc điểm sinh thái chính: Núi cao nguyên và đồi thấp, Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu; Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.Ở vùng núi còn nhiều khó khăn. Trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, sở, hồi..); Đậu tương, lạc, thuốc lá. Cây ăn quả, cây dược liệu; Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
  2. Vùng đồng bằng sông Hồng có đặc điểm chính về sinh thái nông nghiệp:Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng; Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình; Có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động; Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ. Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa cao sản, lúc có chất lượng cao; Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả; Đay, cói; Lợn, bò sửa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.
  3. Vùng Bắc Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, vùng đối trước núi Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan) Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào; Điều kiện kinh tế – xã hội: Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên. Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá..) Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
  4. Vùng Nam Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ. Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Dễ bị hạn hán về mùa khô; Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều thành phố, thị xã dọc dài ven biển. Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá) Công công nghiệp lâu năm (dừa) Lúa Bò thịt, lợn Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  5. Vùng Tây Nguyên: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau. Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô. Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền. Có các nông trường Công nghiệp chế biến còn yếu Điều kiện giao thông khá thuận lợi Trình độ thâm canh: Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính. Ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên Chuyên môn hóa sản xuất: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu Bò thịt và bò sữa
  6. Vùng Đông Nam bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản Thiếu nước về mùa khô Điều kiện kinh tế – xã hội: Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều) Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía) Nuôi trồng thủy sản- Bò sữa (ven các thành phố lớn), gia cầm
  7. Vùng Tây Nam bộ: Các điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn Vịnh biển nông, ngư trường rộng Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa, lúa có chất lượng cao Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói) Cây ăn quả nhiệt đời Thủy sản (đặc biệt là tôm) Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn)

Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam trên đây là tương đồng với Việt Nam vùng lãnh thổ hành chính;  Vùng núi và trung du phía Bắc là kết hợp của hai tiểu vùng : Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ

IV. Hiện trạng, tầm nhìn lao động nông nghiệp sinh thái Việt Nam

Lao động Nông nghiệp sinh thái Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người chủ yếu tập trung ở nông thôn khoảng 69 %, khu vực thành thị khoảng 31 %.Việt Nam là nước nông nghiệp sinh thái đặc thù với rất nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng sự biến đổi tiềm năng tiềm tàng và lợi thế so sánh đó thực sự thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn và sản phẩm có thương hiệu và khả năng cạnh tranh là còn hạn chế và tiến trình phấn đấu gian khổ theo định hướng chiến lược quốc gia, khơi dậy nguồn lực sức mạnh tổng hợp
Việt Nam con đường xanh

Hệ thống ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản Việt Nam đang đào tạo chính trong 9 nhóm ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản gồm: 1. Ngành Trồng trọt: 2. Ngành chăn nuôi:  3. Ngành Nông học: 4. Ngành Bảo vệ thực vật; 5. Ngành lâm nghiệp   6. Ngành Nông lâm kết hợp 7. Ngành Nuôi trồng thủy sản: 8. Ngành Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên: 9. Ngành Quản lí đất đai;

Việc chuyển đổi tầm nhìn và đầu tư sâu vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp sinh thái Việt Nam thích họp bền vững theo sự chuyển đổi tối ưu hóa theo ngành và vùng lành thổ là rất cấp thiết, quan trọng và cấp bách. Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp nằm trong các nhóm ngành có thu nhập không cao, nhưng mỗi năm Việt Nam cả nước cần cung cấp ổn đinh trên 1 triệu lao động cho các nhóm ngành chính: Nông nghiệp 58.000 – 60.000 người/năm, Lâm nghiệp 8.000 – 10.000 người/năm, thủy lợi 7.000 – 9.000 người/năm; thủy sản 8.000 – 8.500 người/ năm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản:

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;
6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độclập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:

1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.

2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến,sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;

4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.

5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành

Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002).

Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.

Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh

1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”

2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;

3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.

Việt Nam và Trung Quốc ngày nay đều nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.

V. Nông nghiệp sinh thái Việt Nam và Du lịch

Việt Nam có ba vùng du lịch nông nghiệp sinh thái trọng điểm: Vùng du lịch Bắc bộ, Vùng du lịch Trung bộ, Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Vùng du lịch Bắc bộ lấy Hà Nội làm trung tâm với trục động lực là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Vùng du lịch Trung bộ lấy  Huế và Đà Nẵng làm trung tâm  và trục động lực là Quảng Bình – Quảng Trị – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi . Vùng du lịch Nam bộ Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung lấy trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, với các trục động lực là thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hà Tiên – Phú Quốc với TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Phan Thiết – Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt –  Nha Trang- Buôn Me Thuột – Kon Tum.

VI Nông nghiệp sinh thái Việt Nam ngày nay

6.1 Nông nghiệp sinh thái Việt Nam ngày nay là lĩnh vực đặc biệt quan trọng
, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp sinh thái đặc thù nhiều tiềm năng và trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.

Hàng nông sản chủ lực Việt Nam gồm  gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, thủy sản (như cá tra, cá ba sa, cá ngừ, tôm, mực…)  là những mặt hàng có lợi thế, nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), thị trường châu Âu và châu Mỹ…

Năm 2017, thủy sản Việt Nam là ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt 8,3 tỷ USD, tiếp đến là hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD…

6.2. Doanh nghiệp nông nghiệp có tỷ lệ rất thấp 8% chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ  92,35%
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
đến quý II/ 2018,  các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sinh thái Việt Nam ước tính cả nước có khoảng hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 92,35%, tiếp đến là doanh nghiệp có quy mô lớn với 5,59% và doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,06%. Đầu tư vào nông nghiệp sinh thái đã tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm, chiếm 32,5% lao động của toàn bộ doanh nghiệp.

Đặc thù của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù là phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như thiên tai, rủi ro dịch bệnh dẫn đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro so với các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phản ánh gặp khó khăn ở một số vấn đề chính như: quỹ đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp; ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp còn bất hợp lý. Hiệu quả của hầu hết các loại hình tổ chức sản xuất, các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung chưa cao. Ứng dụng khoa học và công nghệ, liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp còn rất hạn chế, mới chỉ ở bước đầu phát triển…

6.3. Tầm nhìn đột phá đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ Việt Nam  thể chế hóa tầm nhìn chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp sau 30 năm đổi mới , cụ thể hóa Nghị định 61/2010/NĐ-CP chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Những chủ trương lớn mới đây trong tầm nhìn của chính phủ Việt Nam theo Cổng thông tin Chính phủ VCP News

 

“Trục sản phẩm chủ lực

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bộ NNPTNT đề xuất một số định hướng giải pháp ưu tiên thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời gian tới như sau:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. trong đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định các ưu tiên phát triển ngành theo ba trục sản phẩm chính, bao gồm:

Các sản phẩm chủ lực quốc gia (các sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/ năm: lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ; các ngành hàng có quy mô thị trường nội địa lớn như thịt lợn, thịt gia cầm).

Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt, phát triển chuỗi giá trị đồng bộ. Tập trung thu hút đầu tư vào các cụm liên kết ngành cấp vùng, gắn với các vùng chuyên canh lớn của các doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (gồm trung tâm nghiên cứu khoa học công nghiệp, tài chính, thương mại, logistic) và các vệ tinh gồm các khu/cụm công nghiệp dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.

Các vùng ưu tiên thu hút đầu tư cho các sản phẩm chiến lược này là: lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long; cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều ở vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; chè ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; cây ăn quả ở Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long); cá da trơn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôm và hải sản ở vùng Duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long; gỗ ở miền núi phía Bắc, vùng Duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.

Chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (như các sản phẩm đủ lớn có tổng giá trị xuất khẩu từ 500 triệu USD/năm). Ưu tiên thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sản phẩm có lợi thế của địa phương, tập trung thu hút vào các cụm liên kết ngành cấp tỉnh, gắn với vùng nguyên liệu của doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (khu/vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh) và các khu/cụm công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.

Chuỗi giá trị đặc sản địa phương (chuỗi giá trị sản phẩm đặc thù vùng miền) có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô cực nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng đặc sản của địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (one commune one product – OCOP), gắn với các tiểu vùng có sản phẩm đặc sản vùng miền.

 

Vùng sản xuất tập trung

Thứ hai, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào các nhóm lĩnh vực, ngành nghề sau:

Đầu tư, phát triển vùng sản xuất tập trung trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. Sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc thú y chăn nuôi và thủy sản.

Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.

Đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu, tinh chế muối; sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm; công nghệ giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp; sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.

Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề; đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

 

Doanh nghiệp dẫn dắt các chuỗi giá trị

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nông nghiệp được coi là lực lượng dẫn dắt các chuỗi giá trị nông nghiệp và tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển kinh tế – xã hội.

Để có thể thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp theo các Nghị định: số 52/2018/NĐ-CP, số 57/2018/NĐ-CP, số 58/2018/NĐ-CP, số 98/2018/NĐ-CP.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận có thời hạn lâu dài với đất đai, phù hợp vớicác quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án; xây dựng cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn các nhà đầu tham gia xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Thực hiện Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp cũng sẽ khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông lâm thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp, giúp giảm chi phí đào tạo ban đầu cho các nhà đầu tư, đặc biệt cho các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư./.”

7) Tết Việt khởi đầu 24 tiết khí lịch nhà nông

Sự nghiên cứu Tết Nguyên Đán Việt Trung tương đồng và khác biệt của tác giả Trần Vũ Đồng và Hoàng Tố Nguyên 2020 cho thấy:

(* Tác giả Trần Vũ Đồng 陈雨桐 là học viên chuyên ngành song ngữ Anh Việt và tiến sĩ Hoàng Tố Nguyên là giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh).

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam và Trung Quốc. Việc so sánh nguồn gốc phong tục đặc điểm giống và khác nhau giữa Tết Nguyên Đán của hai nước và tìm hiểu tư tưởng, quan niệm tín ngưỡng giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nền văn hóa, lịch sử của hai dân tộc, thúc đẩy mối quan hệ giao lưu thân thiện giữa hai quốc gia. Tết Nguyên Đán Việt Trung bất luận là tên gọi, thời gian, nguồn gốc hay phong tục đều có nhiều điểm giống nhau, nhưng không gian văn hóa và theo thời gian, mỗi nước đều tự tạo ra cho mình những nét đặc sắc riêng.

Tết Nguyên Đán Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trong cùng một không gian văn hóa Tết cổ truyền của Trung Quốc Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản Sự giao thoa Tết văn hóa và văn hóa Tết Việt Nam và Trung Hoa là gần gũi ‘đồng văn” tới mức trước đây và thậm chí gần đây, giới Đông phương học phương Tây thường xếp Việt Nam vào “Thế giới văn minh Trung Hoa” hay “Thế giới Hoa hóa” (như M.Gernet Le monde chinois, Paris, 1980, L. Vandermeersch Le monde Sinise PUF, Paris, 1986). Đối với Đông Nam Á, một khái niệm mới xuất hiện ở cuối thế chiến II, thì người ta xếp Việt Nam vào “các quốc gia Ấn hóa hay Hindou hóa” để đối sánh Việt Nam với các quốc gia Đông Nam Á khác. Người ta mệnh danh Việt Nam là bộ phận tiền đồn của văn minh Trung Hoa chọc xuống vùng Đông Nam Á.

Tết Nguyên Đán Việt Nam và Trung Quốc khác biệt năm điểm chính:1) Lịch sử văn hóa Trung Quốc thuộc nền văn minh Trung Hoa Context Đông Á (Đàm Gia Kiện chủ biên 1993). Bản sắc lịch sử văn hóa Việt Nam thuộc nền văn minh lúa nước Hòa Bình Context Động Nam Á Nước Việt, Dân Việt trên diễn trình lịch sử lâu dài tuy nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa chính trị Trung Hoa Đông Á nhưng vẫn luôn luôn duy trì nền tảng văn hóa môi cảnh địa nhân văn Đông Nam Á của chính mình (Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và cảm nhận, Nhà Xuất bản Văn hóa Hà Nội, năm 2003);

2) Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của người Việt. Tết nguyên nghĩa là “tiết”. Văn hóa Việt thuộc văn minh Nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau, và ứng với mỗi tiết khí này lại có một thời khắc “giao thời”. Tết Nguyên Đán nghĩa là “Tết đầu năm mới”. Chữ Tết là âm “đọc trạch” theo lối dân gian của chữ “Tiết” Hán Việt. Tiết âm Hán Việt có nghĩa là Đoạn, Khúc, Đốt. Trên dòng thời gian liên tục của một năm theo lịch cổ truyền thì Tết Nguyên Đán nương theo Tiết Lập Xuân. Tiết Nguyên Đán là Tiết Lập Xuân của người Việt trong lịch cổ Việt Thường la bàn (hướng chính Đông).

3) Nguồn của Tết Nguyên Đán thuộc không gian văn hóa Hòa Bình và nền văn hóa Đông Sơn Trống đồng.là chốn tổ nền văn minh lúa nước. Tết Nguyên Đán là một lễ hội mùa nông nghiệp. Các chuyên khảo của giáo sư Trần Quốc Vượng 2003 đã cũng cố luận điểm này “Lịch ta và nền văn hóa lúa nước cổ truyền (trang 324-331), Con trâu và nền văn hóa Việt Nam (trang 332- 337) “Biểu tượng Ngưa và năm con ngựa 338-341) “Năm Giáp Tuất kể chuyện lịch ta và chú cẩu” (trang 342-347); Nhân xuân Ất Hợi 1995 chuyện vãn về con lợn trong văn hóa Việt Nam (trang 348-352).

4) Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam thể hiện phong tục là khác nhau “Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác” , “trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ” đó là tác phẩm Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428. Theo Lịch sử Việt Nam diễn trình từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước Công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ năm 2879 TCN. Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa qua thông tin các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời đại đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ. Vào thời kỳ đồ đá mới, nền văn hóa Hòa Bình Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước Di chỉ khảo cổ tại Trống Đồng Ngọc Lũ Đông Sơn, và nhiều minh chứng khác.

5) “Nghiên cứu đa dạng di truyền hệ gene người Việt Nam: Những viên gạch đầu tiên” thông tin của Giáo sư Nông Văn Hải Viện Nghiên cứu hệ gene (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) tại Nguồn: Báo Tin Sáng 27 5 2020 / với nhiều thư mục dẫn liệu kèm theo, có thể hé mở một phần câu trả lời cho sự tìm tòi và cảm nhận về Người Việt cổ và bản sắc văn hóa Việt Nam

Tết Việt khởi đầu
24 tiết khí lịch nhà nông là một bài học quý

8) Việt Nam con đường xanh Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain).

Đó là chủ đề được Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.

Cách ứng dụng thông minh công nghệ thông tin trong nông nghiệp theo cách Việt Nam là giải pháp chìa khóa Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp. Một số hình ảnh và thí dụ tại Việt Nam con đường xanh về đầu tư hiệu quả Công nghệ trồng hoa tươi

Kỹ thuật trồng hoa cúc. Ông Bùi Văn Sỹ một nông dân ở phường 11, thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng với khoảng 10 tỷ đồng đã đầu tư lắp đặt nhà kính, hệ thống tưới nước, bón phân tiên tiến của Nhật, Israel cho 4 ha hoa.

Hệ thống hiện đại này giúp ông Sỹ giảm từ 10 xuống 1 nhân công .Chỉ với một nút bấm điều khiển hệ thống sẽ thực hiện mọi công đoạn từ tưới nước bón phân … Nhờ hệ thống này hoa của ông Sỹ không bị hỏng do mưa đá hay sâu bệnh, bông hoa tươi lâu hơn và được khách Hàn Quốc, Thái Lan ưa chuộng. Mỗi ha hoa cho doanh thu hơn 2 tỷ đồng trừ chi phí còn hơn 700 triệu đồng tiền lãi.

Kỹ thuật trồng hoa ly Ông Nguyễn Minh Trí xã Xuân Thọ thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sáng tạo trồng hoa ly trong nhà lưới hai lớp. Lớp lưới đen phía trong di chuyển được kéo ra khi mưa, kéo che khi nắng gắt.

Ông Trí lắp đặt hệ thống ống tưới nước, tưới phân nhỏ giọt tự động sát từng gốc hoa … Đặc biệt, ông Trí không trồng hoa trên đất mà trồng trên giá thể xơ dừa xử lý bằng công nghệ nano.

Trang trại hoa ly giá thể của ông Trí được chọn là mô hình mẫu về nông nghiệp công nghệ cao, cho doanh thu gần 4 tỷ đồng một năm một ha, và đã có hàng chục chủ doanh trại học hỏi, ứng dụng cách canh tác thông minh này thành công.

* Một số Ghi chú (Notes) Việt Nam con đường xanh thông tin lúa nổi bật qua hình ảnh

9) Nông nghiệp sinh thái Việt Nam điểm đến yêu thích của bạn

Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

Video yêu thích

Video chọn lọc
Cassava in Vietnam: Save and Grow, PhuYen, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Minh Hieu, Hoang Kim, Nguyen Trong Tung, 2015. Cassava varieties KM419 and KM440
Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak
Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak
Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Chọn giống sắn kháng CMD
Chọn giống sắn Việt Nam
Giống sắn tốt Phú Yên

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

PDF và Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Liên Khúc Cha Cha (Trữ Tình Cực Hay ) Click Link
https://www.youtube.com/watch?v=VEZA5HyD8a8
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Phim vua Solomon
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16336
Nhập ngày : 15-07-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 4(06-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 5 tháng 4(05-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 4 tháng 4(05-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 3 tháng 4(03-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 2 tháng 4(02-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 1 tháng 4(01-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 31 tháng 3(31-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 30 tháng 3(29-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 29 tháng 3(29-03-2022)

  #cnm365 #cltvn 28 tháng 3(28-03-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007