Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2956
Toàn hệ thống 8737
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 23 THÁNG 7
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Nguyễn Trọng Tạo đồng dao; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Tiết Chế đức dụng nhân; Minh triết Hồ Chí Minh; Bài thơ Viên đá Thời gian; Borlaug và Hemingway; Bình sinh Mao Trạch Đông; Bình sinh Tập Cận Bình; Kim tự tháp Ai Cập Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam (hình). Ngày 23 tháng 7 là Quốc khánh  Ai Cập ngày cách mạng năm 1952. Ngày 23 tháng 7 bắt đầu tiết Đại thử (nóng oi) tại Đông Á . Ngày 23 tháng 7 năm 1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (*) trong địa phận tô giới Pháp tại Thượng Hải, nay là  Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017). Bài chọn lọc ngày 23 tháng 7:#vietnamhoc, #Thungdung;; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Nguyễn Trọng Tạo đồng dao; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Tiết Chế đức dụng nhân; Minh triết Hồ Chí Minh; Bài thơ Viên đá Thời gian; Borlaug và Hemingway; Bình sinh Mao Trạch Đông; Bình sinh Tập Cận Bình; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-7/;

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim

Lúa sắn Việt Châu Phi là một ký ức vụn về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya).

Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp sớm ngày 26 tháng 6 năm 2018, gọi điện cho tôi: “Giống sắn KM419 hiện trồng trên 40% diện tích sắn Việt Nam thật đáng tự hào. Chúc mừng anh và các bạn. Tôi vừa trình bày báo cáo sắn Việt Nam tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Benin, từ 11-15 tháng Sáu năm 2018. Kính gửi anh Kim “conclution from CMD sesion” của Hội nghị sắn ở châu Phi 2018 để anh tham khảo nhé”.

Tôi đã kể lại trong bài “
Nhớ bạn nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

Martin Nigeria xa mà gần

Martin Fregene là người Nigeria. Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Chúng tôi là nhóm bạn đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene ngày nay đã trở về Nigeria.Tổ quốc mình. Martin làm giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG) hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp. Ông là giáo sư thực thụ nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là  một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene ngày nay đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’
Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia để trở về Nigeria Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo .Martin Fregene khi tự nguyện về nước, Hoàng Kim đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:

Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà, rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa

(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom).

Ngày ấy Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và  KM94 chiếm 31,7% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.

Chuyện những người bạn sắn

Tôi may mắn có được trãi nghiệm ở châu Phi tại Nigeria, Uganda, Ai Cập, Sông Nin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ghana, Kenya và một số địa danh khác. Tôi chưa kịp hiệu đính và sắp xếp lại tám ghi chép nhỏ và hình ảnh lắng đọng theo thời gian . Đó là :1)
Nhớ bạn nhớ châu Phi; 2) Môhamet và đạo Hồi; 3) Lúa sắn Việt Châu Phi; 4) Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; 5) Mười hai ngày ở Gha na;…. Một số bạn cũ châu Phi tôi gặp năm xưa tại CIMMYT, CIANO, OREGON, CIAT, CIP sau này tôi may mắn gặp lại một ít bạn ở châu Phi và gắn bó lâu dài với những ký ức thật vui, Bạn Châu Phi, Nigeria và Viện Nông nghiệp Quốc tế IITA có nhiều chuyên gia nông nghiệp đã sang Việt Nam và tôi có thật nhiều lần tới làm việc ở đó. Việt Nam Châu Phi xa mà gần.

Giáo sư Martin Fregene (áo caro sọc bên trái) là một chuyên gia rất tài năng về công nghệ sinh học cây sắn. Ông là người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á. Ông đã từng làm việc và được vinh danh ở CIAT. Ông là. tác giả của trên 15 giống sắn đã được phóng thích ở châu Phi, trong đó bao gồm 3 giống sắn cho chính Nigeria quê hương ông, và là tác giả chính của những dòng sắn kháng CMD hiện nay. Gia đình sắn Việt và bạn hữu xin mời ghé thăm và cùng trò chuyện trực tiếp với Martin Fregene

Nhớ bạn nhớ châu Phi

Tôi ngắm ảnh sắn trên đây và lưu lại một số hình ảnh trong bài viết này để tôn vinh tinh bạn.
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/dem-trang-va-binh…/ Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.

Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

Sắn Việt và sắn Thái

Sắn Việt Nam là câu chuyện thành công. Sự đồng hành với sắn Thái Lan là kinh nghiệm quý và bài học lớn..Hình ảnh và bài viết này Sắn Việt và sắn Thái là sựtôn vinh tình bạn, lưu lại những kỷ niệm quý. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget).Hoàng Kim gửi lời chào từ Việt Nam tới các bạn Chareinsak Rojanaridpiched and Suchada Rojanaridpiched; Watana Wattananon and Wipawan Suwanyotin; Peaingpen Sarawat; Piya Kittipadakul Boonmee Wattanaruangrong; Casava Kasetnakkak, Danai Suparhan; Klanarong Sriroth; Vich Vich; … Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Jonathan Newby, Hernán Ceballos Lascano, Clair Hershey, Sheela Mn,… Tôi đã có trên mười lần qua Thái Lan. Đất nước con người Thái Lan thật thú vị nhưng sự lưu lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là:1) Bangkok Phanom Rung con đường di sản 2) Sắn Thái và Sắn Việt, và 3) Thái Lan nhiều bạn quý..Dưới đây là bài thơ “Sắn Việt và sắn Thái” viết ngày 12 5 1995 và viết tiếp 12-12.5.2021.

Hình ảnh Chareinsak Rojanaridpiched thăm sắn Việt Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại  Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được giống sắn ưu tú Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, Sự canh tác giống sắn này là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched  là người đã từng học ở trường đại học Cornell University,  một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ

Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP  và các nước châu Mỹ.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical) Colombia, nơi Hoàng Kim nhiều bạn tốt

xem tiếp: Nhớ bạn nhớ Châu Phi


2.


AI CẬP BẠN TÔI Ở ĐẤY

Ở Ai Cập, tôi có hai người bạn ở Viện Nghiên cứu Cây trồng (Field Crops Research Institute FCRI) là Mahfouz Nenr Abd- Nour  và Yousef El Sayed Ahmed Ars  làm giám đốc của hai trạm nghiên cứu là  Sids Agricultural Research Station,  Beba Beni – Suef Egypt và Sakha Agricultural Research Station, Sakha, Kafr, El Sheakli Egypt. Chuyện tôi kể sẽ tóm tắt Ai Cập một thoáng nhìn, Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo, Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Chuyện này trong chùm bài
Nhớ bạn nhớ Châu Phi

Ai Cập một thoáng nhìn

Ai Cập có tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập phía đông bắc giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel, phía đông giáp vịnh Aqaba, phía đông nam giáp biển Đỏ, phía nam giáp Sudan, phía tây giáp Libya. Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Ả Rập Xê Út qua vịnh Aqaba và biển Đỏ. Ai Cập là một trong số ít nước trên thế giới có lịch sử  lâu đời nhất vào khoảng thế kỷ 10 trước công nguyên.  Ai Cập cổ đại được nhận định là một trong những nôi văn minh đầu tiên của nhân loại phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương. Ai Cập có một di sản văn hoá đặc biệt phong phú, giao thoa nhiều nền văn hóa cổ Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman,  châu Âu. Ai Cập từng là . một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ thứ 7 và ngày nay là nước trung tâm Hồi giáo với gần 90% dân số. Ai Cập có diện tích 1.010.407,87 km² (gấp trên ba lần diện tích Việt Nam) dân số 95, 73 triệu dân (năm 2017, tương đương dân số Việt Nam), là quốc gia đông dân nhất Bắc Phi, đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nin, tại các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác của  đồng bằng châu thổ sông Nin, là nơi duy nhất có đất canh tác. Ai Cập, phần lớn diện tích đất của khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara có cư dân thưa thớt. Ai Cập có nền kinh tế, văn hoá, chính trị và quân sự vào hạng lớn nhất, đa dạng nhất,  có thực lực và ảnh hưởng đáng kể tại  Bắc Phi, Trung Đông và Thế giới Hồi giáo. Ai Cập là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Phi, và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo

Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi, ở bên sông Nile, với dân số trên 15,2 triệu người. Quảng trường Tahrir và Bảo tàng Ai Cập rộng lớn, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cairo, nơi có các bộ sưu tập cổ xác ướp hoàng gia và đồ tạo tác mạ vàng của vua Tutankhamun. Điểm nổi bật của khu vực trung tâm Cairo là Pháo đài Babylon thời kỳ La Mã, Nhà thờ Treo và Bảo tàng Coptic, trưng bày các cổ vật của Ai Cập Cơ đốc giáo. Trên đỉnh đồi giữa thành phố là pháo đài Citadel thời trung cổ, nơi có nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali, một địa danh mang phong cách Ottoman. Tháp Cairo cao 187m tại quận Zamalek đảo Gezira,cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố. Bảo tàng Cổ vật Ai Cập, thường được biết đến như Bảo tàng Ai Cập hay bảo tàng Cairo, tại Cairo, Ai Cập, là quê hương của một bộ sưu tập rộng của cổ vật Ai Cập cổ đại.

Cao nguyên Giza gần Cairo là địa điểm của các kim tự tháp mang tính biểu tượng đất nước Ai Cập và châu Phi từ thời cổ xưa thuở bình minh nhân loại. Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin, cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam. Ngày 23 tháng 7 là ngày Quốc khánh Ai Cập ngày cách mạng năm 1952, thường có nhiều người hành hương về nơi này. Khu phức hợp kim tự tháp Giza là nơi có ba kim tự tháp vĩ đại (Khufu, Khafre and Menkaure), và ít nhất sáu kim tự tháp khác với một số cấu trúc nổi bật khác như Nhân sư vĩ đại và Đền Valley chứa đựng bao điều bí ẩn kho báu lạ lùng của lịch sử chưa thể thấu hiểu đầy đủ. ancient-wisdom.com

Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi

Theo tiến sĩ Dr. Amr Shams, trưởng phòng thông tin và hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) thì. Ai Cập được công nhận là một đất nước nông nghiệp lớn. Các cây trồng chính của Ai Cập gồm ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, lúa miến và ngô), các loại đậu (đậu faba, cỏ cà ri, đậu lupin, đậu chickpea và đậu cowpea), cây có dầu (cây rum và mè), lanh, cỏ ba lá và hành tây đã được trồng từ hàng ngàn năm. Vào đầu thế kỷ 20, sự gia tăng dân số theo cấp số nhân và nhu cầu lương thực leo thang đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, nơi những nỗ lực đã được thực hiện để cải thiện hệ thống sản xuất và canh tác cây trồng.

Hoạt động nghiên cứu nông học ban đầu từ Giống cây trồng (1903- 1910),  Bộ Nông nghiệp (1910-1958), đến Viện nghiên cứu các cây trồng  (1958-1972) Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) và sau đó là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARC) từ năm 1973 cho đến ngày nay. Trong thập niên 1980, Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) nỗ lực hướng về tăng cường nghiên cứu khuyến nông, dần  chuyển dịch theo hướng tư nhân hóa, hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng nông nghiệp quốc tế, và một số cơ quan phát triển nói riêng. USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ United States Agency for International Development) đồng tài trợ hai dự án lớn là EMCIP NARP.

Trong lịch sử của Viện, hơn năm trăm giống cây trồng khác nhau đã được giới thiệu đưa vào nông nghiệp Ai Cập. Các mục tiêu chính của Viện là: Tăng năng suất các loại cây trồng lĩnh vực chủ yếu thông qua phát triển giống cây trồng cho năng suất cao; Sản xuất giống gốc của các loại giống đã được cải thiện; Khắc phục những hạn chế của các yếu tố kỹ thuật canh tác trong sản xuất lớn; Cung cấp khuyến nghị sản xuất phù hợp, thực hiện các hoạt động khuyến nông kết nối trong nước và tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, phát triển quốc gia và quốc tế khác nhau.

Hiện nay, FCRI có 15 phòng nghiên cứu. Viện tuyển dụng hơn 1.500 nhân viên trong các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, quản lý và đào tạo. Trụ sở của FCRI được đặt tại Giza, cùng với một số cơ sở thí nghiệm hiện trường, các hoạt động chọn giống liên hợp và nông học. Các cơ sở bổ sung được cung cấp tại hơn 23 trạm nghiên cứu nông nghiệp quốc gia. Các thí nghiệm đồng ruộng và sản xuất thử nghiệm được tiến hành trên các cánh đồng của nông dân trên toàn quốc.

Ngọc lục bảo Paulo Coelho 

Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là một nhà thơ trữ tình và tiểu thuyết gia người Brazil, là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Ông được biết đến với cuốn tiểu thuyết của ông “O Alquimista” tiếng Bồ Đào Nha kể về bí mật ngôi mộ cổ gần kim tự tháp Ai Cập mà một chàng trai Brazil đã đi tìm kho báu chính mình tại đó và đã thành công. “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Cuốn sách này tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.Tiểu thuyết này đã được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới.  Ông Paulo Coelho sinh ngày gày 24 tháng 8 năm 1947 (70 tuổi), tại Rio de Janeiro, Braxin là một người sử dụng phương tiện truyền thông điện tử, vào năm 2014, ông đã tải lên các giấy tờ cá nhân của mình trực tuyến để tạo một Quỹ Paulo Coelho ảo. Paulo Coelho nhà văn Brazil này đã tìm thấy ngọc trong đá của chính mình.

Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đề từ“Nhà giả kim”, Paulo Coelho viết: Kính tặng J, người đã thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. “Chúa Jesu và các môn đệ tiếp tục đi, đến một làng nọ. Một cô gái tên Marta rước người vào nhà. Em gái cô là Maria ngồi dưới chân Người nghe giảng dạy, còn Marta thì bận rộn lo tiếp đãi Người. Rồi cô phàn nàn rằng: “Chúa không thấy em con để một mình con làm hết mọi việc sao? Xin Chúa hãy bảo nó phụ con với!”. Chúa mới bảo cô: “Marta ơi, Marta. Con bận rộn, lo lắng nhiều việc quá. Nhưng chỉ có một việc thật cần thiết thôi và Maria đã chọn phần việc ấy thì không ai truất phần của em con được. Thánh Kinh Tân Ước, Lukas 10:38-42

Vào truyện Sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và Chuyện Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách cũng là sự huyền diệu của kiệt tác. Các bạn sinh viên đừng bao giờ coi thường PHẦN ĐẦU và  PHỤ LỤC cuối luận văn. Những phần này dễ lơ đểnh bỏ qua nhưng thường là phần tinh tế của một kiệt tác. Một số nhà khoa học và nhà văn không thành công là khi sản phẩm khoa học và tác phẩm chưa đến được tận tay đông đảo người tiêu dùng.



Tôi đang tìm về kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

xem tiếp: Nhớ bạn nhớ Châu Phihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ban-nho-chau-phi/

NGUYỄN TRỌNG TẠO ĐỒNG DAO
Hoàng Kim

Cảm ơn anh Duy-Man Vu đã chuyển tải tác phẩm ‘Hội ngộ Văn chương’ ưng ý và lắng đọng nhất, dường như là ‘bài giảng cuối cùng’, của nhà thơ nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo

#CNM365 #CLTVN 23 THÁNG 7
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Nguyễn Trọng Tạo đồng dao; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Tiết Chế đức dụng nhân; Minh triết Hồ Chí Minh; Bài thơ Viên đá Thời gian; Borlaug và Hemingway; Bình sinh Mao Trạch Đông; Bình sinh Tập Cận Bình; Kim tự tháp Ai Cập Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam (hình). Ngày 23 tháng 7 là Quốc khánh  Ai Cập ngày cách mạng năm 1952. Ngày 23 tháng 7 bắt đầu tiết Đại thử (nóng oi) tại Đông Á . Ngày 23 tháng 7 năm 1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (*) trong địa phận tô giới Pháp tại Thượng Hải, nay là  Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017). Bài chọn lọc ngày 23 tháng 7:#vietnamhoc, #Thungdung;; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Nguyễn Trọng Tạo đồng dao; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Tiết Chế đức dụng nhân; Minh triết Hồ Chí Minh; Bài thơ Viên đá Thời gian; Borlaug và Hemingway; Bình sinh Mao Trạch Đông; Bình sinh Tập Cận Bình; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-7/;

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim

Lúa sắn Việt Châu Phi là một ký ức vụn về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya).

Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp sớm ngày 26 tháng 6 năm 2018, gọi điện cho tôi: “Giống sắn KM419 hiện trồng trên 40% diện tích sắn Việt Nam thật đáng tự hào. Chúc mừng anh và các bạn. Tôi vừa trình bày báo cáo sắn Việt Nam tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Benin, từ 11-15 tháng Sáu năm 2018. Kính gửi anh Kim “conclution from CMD sesion” của Hội nghị sắn ở châu Phi 2018 để anh tham khảo nhé”.

Tôi đã kể lại trong bài “
Nhớ bạn nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

Martin Nigeria xa mà gần

Martin Fregene là người Nigeria. Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Chúng tôi là nhóm bạn đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene ngày nay đã trở về Nigeria.Tổ quốc mình. Martin làm giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG) hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp. Ông là giáo sư thực thụ nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là  một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene ngày nay đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’
Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia để trở về Nigeria Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo .Martin Fregene khi tự nguyện về nước, Hoàng Kim đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:

Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà, rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa

(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom).

Ngày ấy Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và  KM94 chiếm 31,7% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.

Chuyện những người bạn sắn

Tôi may mắn có được trãi nghiệm ở châu Phi tại Nigeria, Uganda, Ai Cập, Sông Nin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ghana, Kenya và một số địa danh khác. Tôi chưa kịp hiệu đính và sắp xếp lại tám ghi chép nhỏ và hình ảnh lắng đọng theo thời gian . Đó là :1)
Nhớ bạn nhớ châu Phi; 2) Môhamet và đạo Hồi; 3) Lúa sắn Việt Châu Phi; 4) Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; 5) Mười hai ngày ở Gha na;…. Một số bạn cũ châu Phi tôi gặp năm xưa tại CIMMYT, CIANO, OREGON, CIAT, CIP sau này tôi may mắn gặp lại một ít bạn ở châu Phi và gắn bó lâu dài với những ký ức thật vui, Bạn Châu Phi, Nigeria và Viện Nông nghiệp Quốc tế IITA có nhiều chuyên gia nông nghiệp đã sang Việt Nam và tôi có thật nhiều lần tới làm việc ở đó. Việt Nam Châu Phi xa mà gần.

Giáo sư Martin Fregene (áo caro sọc bên trái) là một chuyên gia rất tài năng về công nghệ sinh học cây sắn. Ông là người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á. Ông đã từng làm việc và được vinh danh ở CIAT. Ông là. tác giả của trên 15 giống sắn đã được phóng thích ở châu Phi, trong đó bao gồm 3 giống sắn cho chính Nigeria quê hương ông, và là tác giả chính của những dòng sắn kháng CMD hiện nay. Gia đình sắn Việt và bạn hữu xin mời ghé thăm và cùng trò chuyện trực tiếp với Martin Fregene

Nhớ bạn nhớ châu Phi

Tôi ngắm ảnh sắn trên đây và lưu lại một số hình ảnh trong bài viết này để tôn vinh tinh bạn.
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/dem-trang-va-binh…/ Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.

Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

Sắn Việt và sắn Thái

Sắn Việt Nam là câu chuyện thành công. Sự đồng hành với sắn Thái Lan là kinh nghiệm quý và bài học lớn..Hình ảnh và bài viết này Sắn Việt và sắn Thái là sựtôn vinh tình bạn, lưu lại những kỷ niệm quý. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget).Hoàng Kim gửi lời chào từ Việt Nam tới các bạn Chareinsak Rojanaridpiched and Suchada Rojanaridpiched; Watana Wattananon and Wipawan Suwanyotin; Peaingpen Sarawat; Piya Kittipadakul Boonmee Wattanaruangrong; Casava Kasetnakkak, Danai Suparhan; Klanarong Sriroth; Vich Vich; … Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Jonathan Newby, Hernán Ceballos Lascano, Clair Hershey, Sheela Mn,… Tôi đã có trên mười lần qua Thái Lan. Đất nước con người Thái Lan thật thú vị nhưng sự lưu lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là:1) Bangkok Phanom Rung con đường di sản 2) Sắn Thái và Sắn Việt, và 3) Thái Lan nhiều bạn quý..Dưới đây là bài thơ “Sắn Việt và sắn Thái” viết ngày 12 5 1995 và viết tiếp 12-12.5.2021.

Hình ảnh Chareinsak Rojanaridpiched thăm sắn Việt Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại  Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được giống sắn ưu tú Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, Sự canh tác giống sắn này là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched  là người đã từng học ở trường đại học Cornell University,  một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ

Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP  và các nước châu Mỹ.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical) Colombia, nơi Hoàng Kim nhiều bạn tốt

xem tiếp: Nhớ bạn nhớ Châu Phi


2.


AI CẬP BẠN TÔI Ở ĐẤY

Ở Ai Cập, tôi có hai người bạn ở Viện Nghiên cứu Cây trồng (Field Crops Research Institute FCRI) là Mahfouz Nenr Abd- Nour  và Yousef El Sayed Ahmed Ars  làm giám đốc của hai trạm nghiên cứu là  Sids Agricultural Research Station,  Beba Beni – Suef Egypt và Sakha Agricultural Research Station, Sakha, Kafr, El Sheakli Egypt. Chuyện tôi kể sẽ tóm tắt Ai Cập một thoáng nhìn, Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo, Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Chuyện này trong chùm bài
Nhớ bạn nhớ Châu Phi

Ai Cập một thoáng nhìn

Ai Cập có tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập phía đông bắc giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel, phía đông giáp vịnh Aqaba, phía đông nam giáp biển Đỏ, phía nam giáp Sudan, phía tây giáp Libya. Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Ả Rập Xê Út qua vịnh Aqaba và biển Đỏ. Ai Cập là một trong số ít nước trên thế giới có lịch sử  lâu đời nhất vào khoảng thế kỷ 10 trước công nguyên.  Ai Cập cổ đại được nhận định là một trong những nôi văn minh đầu tiên của nhân loại phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương. Ai Cập có một di sản văn hoá đặc biệt phong phú, giao thoa nhiều nền văn hóa cổ Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman,  châu Âu. Ai Cập từng là . một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ thứ 7 và ngày nay là nước trung tâm Hồi giáo với gần 90% dân số. Ai Cập có diện tích 1.010.407,87 km² (gấp trên ba lần diện tích Việt Nam) dân số 95, 73 triệu dân (năm 2017, tương đương dân số Việt Nam), là quốc gia đông dân nhất Bắc Phi, đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nin, tại các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác của  đồng bằng châu thổ sông Nin, là nơi duy nhất có đất canh tác. Ai Cập, phần lớn diện tích đất của khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara có cư dân thưa thớt. Ai Cập có nền kinh tế, văn hoá, chính trị và quân sự vào hạng lớn nhất, đa dạng nhất,  có thực lực và ảnh hưởng đáng kể tại  Bắc Phi, Trung Đông và Thế giới Hồi giáo. Ai Cập là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Phi, và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo

Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi, ở bên sông Nile, với dân số trên 15,2 triệu người. Quảng trường Tahrir và Bảo tàng Ai Cập rộng lớn, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cairo, nơi có các bộ sưu tập cổ xác ướp hoàng gia và đồ tạo tác mạ vàng của vua Tutankhamun. Điểm nổi bật của khu vực trung tâm Cairo là Pháo đài Babylon thời kỳ La Mã, Nhà thờ Treo và Bảo tàng Coptic, trưng bày các cổ vật của Ai Cập Cơ đốc giáo. Trên đỉnh đồi giữa thành phố là pháo đài Citadel thời trung cổ, nơi có nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali, một địa danh mang phong cách Ottoman. Tháp Cairo cao 187m tại quận Zamalek đảo Gezira,cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố. Bảo tàng Cổ vật Ai Cập, thường được biết đến như Bảo tàng Ai Cập hay bảo tàng Cairo, tại Cairo, Ai Cập, là quê hương của một bộ sưu tập rộng của cổ vật Ai Cập cổ đại.

Cao nguyên Giza gần Cairo là địa điểm của các kim tự tháp mang tính biểu tượng đất nước Ai Cập và châu Phi từ thời cổ xưa thuở bình minh nhân loại. Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin, cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam. Ngày 23 tháng 7 là ngày Quốc khánh Ai Cập ngày cách mạng năm 1952, thường có nhiều người hành hương về nơi này. Khu phức hợp kim tự tháp Giza là nơi có ba kim tự tháp vĩ đại (Khufu, Khafre and Menkaure), và ít nhất sáu kim tự tháp khác với một số cấu trúc nổi bật khác như Nhân sư vĩ đại và Đền Valley chứa đựng bao điều bí ẩn kho báu lạ lùng của lịch sử chưa thể thấu hiểu đầy đủ. ancient-wisdom.com

Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi

Theo tiến sĩ Dr. Amr Shams, trưởng phòng thông tin và hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) thì. Ai Cập được công nhận là một đất nước nông nghiệp lớn. Các cây trồng chính của Ai Cập gồm ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, lúa miến và ngô), các loại đậu (đậu faba, cỏ cà ri, đậu lupin, đậu chickpea và đậu cowpea), cây có dầu (cây rum và mè), lanh, cỏ ba lá và hành tây đã được trồng từ hàng ngàn năm. Vào đầu thế kỷ 20, sự gia tăng dân số theo cấp số nhân và nhu cầu lương thực leo thang đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, nơi những nỗ lực đã được thực hiện để cải thiện hệ thống sản xuất và canh tác cây trồng.

Hoạt động nghiên cứu nông học ban đầu từ Giống cây trồng (1903- 1910),  Bộ Nông nghiệp (1910-1958), đến Viện nghiên cứu các cây trồng  (1958-1972) Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) và sau đó là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARC) từ năm 1973 cho đến ngày nay. Trong thập niên 1980, Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) nỗ lực hướng về tăng cường nghiên cứu khuyến nông, dần  chuyển dịch theo hướng tư nhân hóa, hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng nông nghiệp quốc tế, và một số cơ quan phát triển nói riêng. USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ United States Agency for International Development) đồng tài trợ hai dự án lớn là EMCIP NARP.

Trong lịch sử của Viện, hơn năm trăm giống cây trồng khác nhau đã được giới thiệu đưa vào nông nghiệp Ai Cập. Các mục tiêu chính của Viện là: Tăng năng suất các loại cây trồng lĩnh vực chủ yếu thông qua phát triển giống cây trồng cho năng suất cao; Sản xuất giống gốc của các loại giống đã được cải thiện; Khắc phục những hạn chế của các yếu tố kỹ thuật canh tác trong sản xuất lớn; Cung cấp khuyến nghị sản xuất phù hợp, thực hiện các hoạt động khuyến nông kết nối trong nước và tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, phát triển quốc gia và quốc tế khác nhau.

Hiện nay, FCRI có 15 phòng nghiên cứu. Viện tuyển dụng hơn 1.500 nhân viên trong các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, quản lý và đào tạo. Trụ sở của FCRI được đặt tại Giza, cùng với một số cơ sở thí nghiệm hiện trường, các hoạt động chọn giống liên hợp và nông học. Các cơ sở bổ sung được cung cấp tại hơn 23 trạm nghiên cứu nông nghiệp quốc gia. Các thí nghiệm đồng ruộng và sản xuất thử nghiệm được tiến hành trên các cánh đồng của nông dân trên toàn quốc.

Ngọc lục bảo Paulo Coelho 

Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là một nhà thơ trữ tình và tiểu thuyết gia người Brazil, là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Ông được biết đến với cuốn tiểu thuyết của ông “O Alquimista” tiếng Bồ Đào Nha kể về bí mật ngôi mộ cổ gần kim tự tháp Ai Cập mà một chàng trai Brazil đã đi tìm kho báu chính mình tại đó và đã thành công. “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Cuốn sách này tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.Tiểu thuyết này đã được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới.  Ông Paulo Coelho sinh ngày gày 24 tháng 8 năm 1947 (70 tuổi), tại Rio de Janeiro, Braxin là một người sử dụng phương tiện truyền thông điện tử, vào năm 2014, ông đã tải lên các giấy tờ cá nhân của mình trực tuyến để tạo một Quỹ Paulo Coelho ảo. Paulo Coelho nhà văn Brazil này đã tìm thấy ngọc trong đá của chính mình.

Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đề từ“Nhà giả kim”, Paulo Coelho viết: Kính tặng J, người đã thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. “Chúa Jesu và các môn đệ tiếp tục đi, đến một làng nọ. Một cô gái tên Marta rước người vào nhà. Em gái cô là Maria ngồi dưới chân Người nghe giảng dạy, còn Marta thì bận rộn lo tiếp đãi Người. Rồi cô phàn nàn rằng: “Chúa không thấy em con để một mình con làm hết mọi việc sao? Xin Chúa hãy bảo nó phụ con với!”. Chúa mới bảo cô: “Marta ơi, Marta. Con bận rộn, lo lắng nhiều việc quá. Nhưng chỉ có một việc thật cần thiết thôi và Maria đã chọn phần việc ấy thì không ai truất phần của em con được. Thánh Kinh Tân Ước, Lukas 10:38-42

Vào truyện Sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và Chuyện Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách cũng là sự huyền diệu của kiệt tác. Các bạn sinh viên đừng bao giờ coi thường PHẦN ĐẦU và  PHỤ LỤC cuối luận văn. Những phần này dễ lơ đểnh bỏ qua nhưng thường là phần tinh tế của một kiệt tác. Một số nhà khoa học và nhà văn không thành công là khi sản phẩm khoa học và tác phẩm chưa đến được tận tay đông đảo người tiêu dùng.



Tôi đang tìm về kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

xem tiếp: Nhớ bạn nhớ Châu Phihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ban-nho-chau-phi/

NGUYỄN TRỌNG TẠO ĐỒNG DAO
Hoàng Kim

Cảm ơn anh Duy-Man Vu đã chuyển tải tác phẩm ‘Hội ngộ Văn chương’ ưng ý và lắng đọng nhất, dường như là ‘bài giảng cuối cùng’, của nhà thơ nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo, tác giả ‘khúc hát sông quê’ sang tiếng Anh với văn phong hay chuẩn mực. Hôm nay là ngày đặc biệt Nguyễn Trọng Tạo bài giảng cuối cùng tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh, mà những người lính chiến trường và các bạn hữu, người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm

“… Vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng. Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:

TIN THÌ TIN KHÔNG TIN THÌ THÔI
Nguyễn Trọng Tạo

bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!

1991

“… it is important whether the writer believes what he wrote are truth, are human, are compelling to the reader and guide their soul and their thought or not. This is not easy. I also have mulled several times about it. Believe it or not? And I wrote the poem “Believe or don’t believe it’s alright.” I would like to read this poem as my closing words:

BELIEVE OR DON’T BELIEVE IT´S ALRIGHT

forty-five steps of time upside down
I have overcome
you are just a fine line of silk away
I have not overcome
believe or don’t believe it’s alright
I have come to the bird’s cave, I have longed to eat the bird’s nest
but I have not tasted
the national forbidden food
I have heard from old time it’s great to be king
but sometimes I am afraid to be king
believe or don’t believe it’s alright
there is a clown who told me
– a clown’s life is so sad, my brother
and I have cried
believe or don’t believe it’s alright
but me, a writer, oh dear
I can’t write without belief.
Believe or don’t believe it’s alright!
1991

Poet Nguyen Trong Tao
(Vietnam)

see more đọc toàn văn tại NGUYỄN TRONG TẠO NHỊP ĐỒNG DAO https://hoangkimlong.wordpress.com/…/nguyen-trong-tao…/

*

Nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 tại làng Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An. Cư trú tại P308, tòa nhà HH2A Linh Đàm Hà Nội đã từ trần ngày 7 tháng 1 năm 2019, an táng tại làng quê Nghệ An. Nguyễn Trọng Tạo tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh mà những người lính chiến trường và các bạn hữu người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm. ‘
Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao’ ấn tượng nhất trong tôi các tác phẩm “Khúc hát sông quê”, “Biển” “Tin thì tin không tin thì thôi ” “Ngày không em” “Đi bộ cùng quá khứ

BIỂN
Nguyễn Trọng Tạo


Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi.

Bài “BIỂN” của anh Nguyễn Trọng Tạo hình như tôi chưa thấy in chính thức tại đâu, cũng như TỪ TUYỆT KHÔNG ĐỀ của anh Phan Chí Thắng dưới đây hình như tôi cũng chưa hề thấy ở sách Phan Chí Thắng nào cả. Hình như là các tác giả đã quên lãng nhưng sự ghi chép ‘
Thơ hay về biển‘ và ‘Bài thơ Viên đá Thời gian‘ là nhịp đồng dao có thật.

phanchithang

TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ
Phan Chí Thắng

Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ  bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.

Anh Tạo nói đúng: “Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”… “Văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn … Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”. Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Quyen Ngo với ‘Đêm nghe khúc hát sông quê‘ và Vũ Thanh Hoa với “Giao hưởng biển‘ là hai bài thơ hay, có trường liên tưởng thật rộng. Câu thơ: ‘biết sông nào đọng phù sa… sông nào’ hay nhất trong số ấy .Cảm ơn Quyen Ngo.

ĐÊM NGHE KHÚC HÁT SÔNG QUÊ
Gió Phương Nam


Đêm nghe khúc hát Sông Quê
Tự dưng nước mắt lăn về tuổi thơ
Khát khao nào có bến bờ
Sóng xô năm tháng dại khờ sóng ơi

Đêm buồn, sông chảy ngang môi
Giấc mơ không vớt nổi thời đắm xa
Tuổi thơ Người, tuổi thơ Ta
Biết sông nào đọng phù sa…sông nào!

Trịnh Công Sơn, Bữu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh internet) trong khảo luận ‘Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống‘.

Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy, bạn bè anh vậy, nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. Hôm nay nữa, một hình ảnh và mẫu thoại ngắn của tôi THÍCH CÁI KHOE CỦA NGƯỜI TỬ TẾ từ ngày 9 Tháng 9, 2017 được các bạn nhắc lại mà bùi ngùi nhớ: .”Giản dị thế mà sống, cần đếch gì chụp giật, phỏng ạ, Niềm vui cứ nho nhỏ thế thôi…” Văn Công Hùng viết vậy còn Phan Chi thì viết “lão Hâm ghét ông Nguyễn Trọng Tạo thêm 5 phút nữa. (Không kiếm được vé đi nghe đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo nên post bài này lên cho… bõ tức). Lão nông Trần Duy Quý thì khoe “Dân phấn khởi quá, vì so với giống Bắc Thơm 7 năng suất Sơn Lâm 1 vượt ít nhất 80 kg/ sào mà gạo hai giống ngon như nhau. Giá bán gạo đều 16-18 k trên kg nên hiệu quả rõ rệt. Dân tuyên bố sẽ trồng Sơn Lâm 1 thay cho Bắc Thơm 7 cả vụ xuân lẫn vụ mùa”. Cô Nguyễn Thị Trúc Mai thì khoe: “Bốn tháng sau trồng, không cần quảng cáo”. Anh Trần Mạnh Báo thì viết: “Sau nửa tháng đi công tác, hôm nay lại về với cánh đồng Trung tâm nghiên cứu thân yêu! Cảm ơn Mr Diệp (người e lệ đứng bên bờ ruộng) về ý tưởng trồng hoa trên bờ ruộng!”. Tôi thích cái khoe này. “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Cái khoe của họ là tiền tươi thóc thật của người tử tế. (Hoàng Kim)

Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo
Vũ Duy Mẫn

Tháng 12 năm 2008 anh Tạo ghé chơi New York. Thanh Chung không lái xe nên mình thành tài xế và hướng dẫn viên đưa anh Tạo đi chơi nhiều buổi. Về nước thỉnh thoảng anh Tạo nhắc lại những kỷ niệm về chuyến thăm New York.

Bẵng đi nhiều năm, một ngày giữa tháng 3 năm 2015, nhận được tin nhắn của anh Tạo hỏi thăm. Anh nói sắp đi dự liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở Jakarta, tham luận của anh chưa được dịch ra tiếng Anh mà hạn nộp thì gần hết và anh “cầu cứu” nhờ dịch. Mình nói không quen dịch thơ văn nên giới thiệu vài tên tuổi cho anh, nhưng anh bảo hoặc không quen hoặc người đó không ở nhà nên không nhờ được.

Vậy là dùng trọn một đêm để chuyển ngữ. Bài tham luận của anh hay, thấy được những điều bổ ích khi đọc và chuyển ngữ nó.

Biết tin anh Tạo bệnh nặng và hôm nay thì anh đã ra đi mãi mãi. Thương tiếc một nghệ sỹ tài hoa. Xin đưa lại bài tham luận của anh như một nén nhang cầu chúc anh được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.

***

NGUYỄN TRỌNG TẠO
(Tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 – Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học)

“Không có sách thì không có tri thức”, “Nhà văn là giáo sư của tâm hồn”. Những câu nói ấy luôn luôn là chân lý.

Chúng ta là những nhà văn, học giả, nghệ sĩ, và cả những người thưởng thức văn học nghệ thuật đến với Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 tại đất nước Indonesia giàu đẹp và có truyền thống văn hóa tỏa sáng lâu đời, tôi nghĩ rằng, chúng ta vô cùng biết ơn những sáng tạo tinh thần của nhau, và biết ơn những người thưởng thức nó, bởi người thưởng thức cũng chính là người sáng tạo thứ 2, sau những sáng tạo ban đầu của Nhà văn.

Là một Nhà thơ từ Việt Nam đến đây, tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng quan tâm đến độc giả văn học: tôi yêu độc giả của tôi, và tôi cũng rất sợ độc giả của tôi. Và đó cũng là điều tôi muốn nói trong cuộc thảo luận về “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” này.

1. Nỗi sợ đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”.

Tôi sợ những độc giả theo chủ nghĩa tiêu dùng khi họ tạo ra một làn sóng thị hiếu thấp làn sóng thị hiếu thấp, vì làn sóng ấy có thể đánh bại các nhà văn chân chính, đẩy các nhà văn chân chính vào chân tường trong cuộc chiến thị trường không cân sức.

Tuy nhiên, nhìn một phía nào đó cũng thấy “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng có phần tốt, nó làm cho văn học trở nên đa dạng và phong phú, nó đáp ứng nhu cầu giải trí của tầng lớp độc giả số đông là bình dân. Nhưng nó chỉ tạo ra diện rộng của văn học chứ không thể làm đỉnh của văn học.

Nhìn từ một phía khác, “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn.

Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế.

2. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Sợ, nhưng tôi luôn yêu độc giả của tôi. Dù họ chưa gặp tôi bao giờ, nhưng họ đã đọc tôi. Dù họ thích một câu thơ của tôi, một bài thơ của tôi, thậm chí họ không thích thơ tôi… nhưng họ đã đọc tôi. Hạnh phúc của Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung, phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được chia sẻ với chung quanh.

Có người nói rằng, “thi sĩ là người phá vỡ các thói quen của chúng ta”. Và tôi muốn nói thêm, độc giả có thể làm thay đổi sức sáng tạo của nhà văn. Đó là những độc giả luôn chờ đợi những tác phẩm mới của anh. Sự chờ đợi của độc giả, đặc biệt là độc giả tâm đắc, nó kích thích sự sáng tạo của nhà văn, khiến nhà văn không hài lòng với những gì đã có. Sự khó tính của độc giả cũng khiến nhà văn phá vỡ tính bảo thủ để vươn tới sự mới mẻ phía trước. Nhà văn sẽ thấy rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm, thiên chức của mình trước nghiệp văn, trước độc giả và thời đại.

Có một câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ mãi, đó là lần tôi công bố trên internet về một tuyển tập “Thơ và Trường ca” vừa xuất bản, thì có một độc giả người Việt Nam ở Ba Lan gửi 500 USD để mua 1 cuốn mà giá bìa chỉ 5 USD. Tôi muốn tặng thêm mấy cuốn nữa cho anh, nhưng anh không đồng ý. Đó là cuốn sách cao giá nhất trong cuộc đời sáng tác của tôi. Tôi hiểu, người độc giả ấy muốn chia sẻ để tỏ lòng yêu quý văn chương.

Mỗi nhà văn đều có những kỷ niệm khó quên với độc giả của mình. Có vui và có buồn. Nhưng điều nhạt nhẽo nhất là không vui cũng không buồn. Đó là thái độ dửng dưng của người đọc trước những sáng tạo của nhà văn. Thi sĩ Heinrich Heine cảm nhận thật sâu sắc về điều đó khi ông viết bài thơ đại ý thế này:

Người làm cuộc đời tôi
Khổ đau hơn cái chết
Là người không yêu tôi,
Và cũng không hề ghét.

Người đọc bài thơ đó, mỗi người một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau, họ sẽ hiểu bài thơ như Heine đã yêu đơn phương, và có khi họ còn hiểu xa hơn thế nữa, đó là sự cay đắng trong xã hội vô tình. Chính vì vậy mà họ – bạn đọc – là người sáng tạo thứ 2 của bài thơ.

Nhà văn luôn cám ơn độc giả, vì nhờ họ mà tác phẩm của mình không nằm nguyên trên trang giấy.

3. Tin hay không tin?

Dù những con sóng của chủ nghĩa tiêu dùng đang ào ạt xô bờ văn học, nhưng rồi cũng đến ngày nó sẽ êm đềm hơn. Bạn có tin điều đó sẽ xảy ra không?

Theo tôi, vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng.

Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:

TIN THÌ TIN KHÔNG TIN THÌ THÔI
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!

1991
xem tiếp
Nguyễn Trọng Tạo đồng daohttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trong-tao-dong-dao/

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim

(trích
Borlaug và Hemingwayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/borlaug-va-hemingway/)

Tôi dự tiệc cưới con một người bạn lính thuộc
Lớp thanh niên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và trở về trường học sau chiến tranh. Thế hệ của chúng tôi cũng trãi gần trọn đời trong cuộc chiến chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, cùng những biến thái của điều này sau chiến tranh, theo cách nói Hemingway là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) vì thế hệ chúng tôi Hemingway văn chương ông dường như có sự đồng cảm và thấu hiểu tâm trạng.

Chúng tôi cũng là quân nhân, cũng là người xa xứ ‘cuốn theo chiều gió’, cũng sống thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh, cũng vui lòng chịu sức ép. Đọc “Những người lính sinh viện” của Lê Anh Quốc FB Phan Chi dưới đây, đã nói lên thật đúng và thật đồng cảm kỳ lạ tâm trạng chúng tôi , và cũng thật sâu sắc khi đối thoại thầm lặng với tác giả của kiệt tác “Giã từ vũ khí”:

“Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới!”

Tôi học Norman, noi theo Norman bởi những lời Thầy dặn tôi mãi mãi làm người Thầy nhà nông chiến sĩ, đã khai tâm cho tôi làm thay đổi chính cuộc đời mình, nhưng tôi thật thích Hemingway về văn chương kiệm lời trong như ngọc chắt lọc từ khóa (key word) Ông già và biển cả; Giả từ vũ khí; Chuông nguyện hồn ai; “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận”; “Thế hệ bỏ đi” Hemingway với những tác phẩm để đời và các câu văn ngắn gây ám ảnh và ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng tôi.và say mê đến kỳ lạ của ông ham thích tự do. Đó là đại dương khát vọng “Ông già và biển cả” khai mở tự do tâm thức tình yêu cuộc sống. Tôi cũng vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý  mà Nguyễn Khải đã trao lại ngọc cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về Nguyễn Khải để tìm câu giải thích cho điều tâm đắc ông viết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”. “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại ! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.

CHÀO NGÀY MỚI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Thơ yêu thương là thơ hoa hồng
Đỏ của máu và xanh hi vọng.
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi
Ngày mới nhớ về mạch sống

Thoáng chốc tháng năm nhìn trở lại
An nhiên chào ngày mới yêu thương.
Đi qua chiến tranh mừng hạnh phúc
Bạn học chung mâm nhớ lớp trường.

Borlaug và Hemingway là câu chuyện thú vị làm vui cả ngày

Hoàng Kim

Xem thêm

Đọc NHỮNG NGƯỜI LÍNH SINH VIÊN của Lê Anh Quốc
FB Phan Chi


Tôi hoàn toàn không quen biết người lính Lê Anh Quốc, càng không biết có nhà thơ tên là Lê Anh Quốc. Vô tình đọc được thơ anh trên Facebook, tôi không thể làm được việc gì khác ngoài việc viết cảm nhận về trường ca hơn 500 câu “Những người lính sinh viên” của anh.Tôi rất ít khi bình thơ, phải xúc động lắm mới viết.

Được biết anh nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên. Một người lính sinh viên, một nhà thơ lính. Một người trong số hơn 10.000 sinh viên các trường đại học của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu từ năm 1970 đến năm 1972. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều hơn cả là hy sinh tại chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị những tháng ngày đỏ lửa.

Tôi gõ tên anh cùng tên bài trường ca của anh trong Google. Không thấy.Nghĩa là anh không nổi tiếng, thơ anh thuộc loại “chưa được xếp hạng” theo cách xếp hạng của giới tự phong cho mình là chuyên nghiệp.

Thơ về chiến tranh có hai giai đoạn. Giai đoạn trong chiến tranh và giai đoạn sau chiến tranh.

Thơ chiến tranh trong chiến tranh mang tính động viên ca ngợi với âm hưởng chủ đạo là cảm hứng sử thi. Phạm Tiến Duật: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!” hay Nam Hà “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!”.

Thời kì hậu chiến, khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo cho phép người viết được tái hiện chiến tranh thiên về chất trữ tình triết lí, chiêm nghiệm. Cốt truyện không còn là điều quan trọng như trong trường ca truyền thống mà mang yếu tố tự sự nhiều hơn.

Trường ca Những người lính sinh viên nằm trong số đó.Tác giả không nhận mình là thi sĩ chuyên nghiệp:“Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài Phút khuây khỏaLàm thơ trên báng súng.Đời chẳng tĩnh Nên câu thơ quá động.Lục bát trèo Lên võng Đung đưa…”

Lục bát trèo lên võng đung đưa là thơ nó tự trèo lên người lính. Câu thơ thật hay, chuyên nghiệp chắc gì nghĩ ra.Thơ anh tự sự nhưng không phải tự sự của “tôi” mà là của “chúng tôi”, những người người lính có học mà anh gọi là lính sinh viên, từ ruột gan người lính.

Những vần thơ mộc mạc, tự nhiên như chính đời lính gian khổ, đói rét, hy sinh, ngời sáng tình đồng đội thiêng liêng cao thượng.

Nói về thế hệ mình, anh tự hào:

“Thế hệ chúng tôi ! Ai cũng dễ thương,Thơm thảo như hoa,Ngọt ngào như trái.Tình đồng đội lòng không cỏ dại, Nghĩa đồng bào – Bầu, Bí thương nhau.”

Anh nói về sự hy sinh của các chị các em các mẹ mà anh cho là cao cả hơn sự hy sinh của người đàn ông:

“Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy Đời con gái chín dần trong cây gậy Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.”

Chỉ người đàn ông đích thực mới nhìn thấy cái mất mát đáng sợ do chiến tranh mang lại cho người đàn bà:

“Con dâu nằm chung với mẹ chồng,Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.”

Hình ảnh chiếc võng được lính liên tưởng như vầng trăng khuyết, như con thuyền chở lòng căm thù giặc, như cánh cung mà mỗi người lính là một mũi tên. Người lính còn biết mơ mộng một ngày đỗ đạt vinh quy bái tổ ngồi trên võng. Thương quá những chàng sinh viên gác bút nghiên đi đánh giặc! Nói về sự lạc quan của người lính, khó ai có thể nói hay hơn:

“Chúng tôi cười Cười chật đất Cười chật sông Cười chật suối…”

Về cái đói của lính, anh cũng có cách nói rất độc đáo đồng thời lại rất thật:

“Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi,Cái sợ nhất lúc này là đói.Đói vàng mắt, Đói long đầu gối, Đói phạc phờ,Đói thừa cả chân tay…!Mà lạ chưa?Vào chính lúc này,Chúng tôi lại đánh lui quân giặc.”

Kết thúc chiến tranh, anh không quá say sưa chiến thắng mà nói về làng quê, về đời sống của người dân và đương nhiên là nói về mẹ:

“Bây giờ mắt mẹ đã mờ,Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run”

Câu thơ tuyệt hay. Cần gì phải nói bao năm chờ đợi mẹ khóc đến mù hai mắt, chỉ cần hình ảnh nhìn bằng tay là đủ lay động lòng người.Anh có một “nỗi buồn chiến tranh” giống mọi người:

“Bao cô gái Bao chàng trai Lứa tuổi đôi mươi Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ Những cái tên…ngày nào xanh nhãn vở Giờ xếp hàng Đỏ rực nghĩa trang.”

Không phải rất nhiều nấm mộ mà là chỉ một nấm mộ thôi nhưng bạt ngàn. Thơ đấy chứ đâu, nghệ thuật đấy chứ đâu nữa! Và một nỗi buồn rất khác. Các anh trở về với luống cày cây lúa. Thời trai trẻ đã qua đi, không được học hành như mơ ước. Trong thời đại công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các anh bị lạc hậu:

“Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò,Làm công nghiệp trong thời mở cửa.Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ,Nếu chân mình còn nặng đế cao su!”

Đau hơn cả là cái tương lai tươi sáng mà vì nó các anh đã chiến đấu hy sinh vẫn còn xa chưa đến:

“Ta đã qua dài rộng rừng sâu,Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ? Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No? Mà lăn lóc cả đời với đất Từ mặt trận, mang Cái còn – Cái mấtTrở về làng đánh đổi Cái có – Cái không…

*

Tôi bỏ cả ăn sáng, viết cho xong bài này.Hãy cho tôi một lần được làm người bình thơ, hãy cho tôi thắp nén tâm nhang cho anh, người lính thơ, nhà thơ lính.Có thể anh không có danh xưng nhà thơ (tôi không rõ lắm) nhưng anh là nhà thơ trang trọng trong tôi, trong những người bình thường và những người yêu thơ.Chúng ta căm ghét chiến tranh, chúng ta mong con cháu mình không bao giờ phải cầm súng, không muốn rồi sẽ có những người lính sinh viên như anh. Nhưng để mong muốn đó thành hiện thực, chúng ta phải trân quý những người như anh – người lính vô danh, nhà thơ thầm lặng! Bài thơ rất dài nhưng tôi khuyên bạn nên đọc

KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
Chương 1 :
KHÚC DẠO ĐẦU


Thế hệ chúng tôi!
Chưa kịp lớn lên,
Bom đạn Mỹ xé rách trời, nát đất.
Vừa buông nách đứa em bé nhất,
Trên đầu mình,
Già dặn khoảng trời xanh.

Thế hệ chúng tôi-
Thế hệ chiến tranh.
Hoa lau trắng những ngày tiễn biệt
Người lên đường –
Đất Nước là Tiền tuyến
Người ở nhà
– Tổ quốc hóa Hậu phương

Thế hệ chúng tôi !
Ai cũng dễ thương,
Thơm thảo như hoa,
Ngọt ngào như trái.
Tình đồng đội lòng không cỏ dại,
Nghĩa đồng bào
– Bầu, Bí thương nhau.

Thế hệ chúng tôi con gái cũng “mày râu”
Chẻ lạt lợp nhà, đốn cây, bổ củi
Đêm trăng lên nhoi nhói câu thầm hỏi:
– Mình đàn bà sao bóng tựa đàn ông?

Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.

Thế hệ chúng tôi…
Meo mốc bình vôi,
Mùa cau lại vàng,
Mùa trầu lại đỏ,
Mẹ cần chổi gom những mùa lá đổ,
Đợi con về …
Run rẩy quét thời gian.
Ngôn ngữ Tình Yêut
hời của chúng tôi:
Một đôi chim bay trên áo gối,
Một bông hồng thả hương bối rối,
Một khoảng tròn quanh những chiếc khung thêu.
Thế là thương
Là nhớ
Là yêu
Là gánh vác việc nhà người ra trận.
Dẫu không hóa làm thân Núi Vọng,
Cũng một đời chín đợi, mười trông.
Đêm.Con dâu nằm chung với mẹ chồng,
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.

Thệ hệ chúng tôi,
Ra ngõ gặp Anh hùng.
Đâu cũng thấy hy sinh cho Tổ quốc.
Người trước ngã,
Người sau không bỏ cuộc.
Trận đánh này,Phải TOÀN THẮNG ngày mai …
Ngày mai
Ngày mai
Ngày mai…
Có thể là gần
Có thể xa vời vợi…
Sẽ chẳng tới nếu ta ngồi chờ đợi.
Chỉ con đường duy nhất phải vượt lên !

Dù ngày mai sẽ chẳng vẹn nguyên,
Những cô gái, chàng trai tuổi xuân hơ hớ.
Dù ngày mai sẽ bạt ngàn nấm mộ.
Những con người của thế hệ chúng tôi.
Mặc gian nan!
Mặc đạn bom rơi!
Đích phải đến là TỰ DO – ĐỘC LẬP.
Là Đất Nước sạch bóng quân xâm lược.
Là Bắc – Nam sum họp một nhà.
Mẹ sẽ vui
Ngày mai .Khải hoàn ca !
Chúng con hát dọc đường về thăm mẹ.
Ta tưng bừng,Ta thương người lặng lẽ.
Bởi Mất – Còn,
Cũng đến một ngày mai…

Chương hai:
KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
1- ĐƯỜNG VÀO


Đêm đầu tiên, Ngủ giữa rừng cây Chúng tôi níu rừng vào hai đầu cánh võng.Chống chếnh thế, Những ngôi nhà của Lính,Gió hướng nào thổi đến cũng thông thênh.Khoảng trời vuông trên mỗi “mái tăng” Không che được hạt mưa xiên xối xả.Đêm đầu tiên nên ai cũng lạ,Giấc ngủ chập chờn như lá rừng rơi …Anh lính gác hết đứng lại ngồi, Nghe tí tách mưa rơi trên áo bạt;Cách dăm nhà có ai khe khẽ hát. Đêm bỗng òa…Một thoáng nhớ xôn xao …Lại đằng kia có tiếng rít thuốc lào, Đêm vo lại, đỏ lừ mắt điếu.Ước gì có chiếc Hồ lô Kì diệu, Hút Đêm vào cho Lính khỏi chờ lâu…Đêm không ngủ. Là đêm rất sâu, Lính hóm hỉnh nghĩ ra đủ chuyện. Đứa thì bảo,Võng như hình trăng khuyết Treo giữa rừng và thức với ngàn cây.Đứa thì bảo, Võng như con thuyền đầy, Chở hờn căm trên dòng sông cạn.Dòng sông ấy là Đường ra Mặt trận. Bao Con Thuyền mải miết vượt bằng chân…Đứa lại nói Võng như cánh cung.Đêm để ngửa, bình minh lên sẽ “úp” Còn Người Lính là mũi tên vun vút, Phút bình minh là lao thẳng ngực thù! Có đứa láu lỉnh đến lạ chưa? Bảo, Mái Tăng giống như chiếc lọng, Lính xếp bằng ngồi trên cánh võng,Chẳng khác gì Quan Trạng ngày xưa.Thì, bây giờ nào có kém chi Khoa Đánh giặc,đậu nhiều Dũng sĩ. Ngày bái tổ, Ngày Ta thắng Mỹ, Dũng sĩ về còn hơn Trạng vinh qui… Đêm va vào xoong chảo đằng kia Vỡ từng tiếng.Lanh canh trên bếp lửa…Chúng tôi hiểu, Bình Minh về gọi cửa, Chỉ tích tắc thôi, Nhà Lính dỡ xong rồi. Chúng tôi lại đi…Náo nức những dòng người. Bình tông nước nối hai đầu Binh trạm. Nắm cơm vắt tòng teng trên lưng bạn, Biết độ đường còn mấy “đoạn dao quăng”. Gửi Đại Ngàn, những đêm phía sau.Phía Nỗi nhớ cứ dài vào vô tận. Bao gương mặt cỏ cây chưa kịp nhận. Đã vội ào đi trước lúc trời hừng. Để lại những địa danh – Khắc lên cây rừng.Những dấu thời gian còn tươi roi rói.Hàng Lốc lịch treo trên lưng chừng núi. Dọc đường vào Năm tháng cũng vào theo .

2. TÂN BINH

Thắc thỏm quá. Trận đánh đầu tiên.Những tân binh chưa thạo bắn.Giặc tràn lên sọc sằn như đàn rắn. Chúng tôi rợn người! Nhắm mắt! Ngồi im…! Bên chiến hào, người Lính Cựu thản nhiên. Anh thủ thỉ,” Lần đầu, ai chả thế!” Nói cho biết,” Tớ chẳng bằng Cánh Trẻ.Còn tệ hơn. Tè cả ra quần!…” Tôi thoáng nhìn, những cựu quân nhân.Gương mặt các anh như tạc bằng đá núi. Nét phong trần, làn da xẩm lại.Trước chúng tôi. Các anh hóa thiên thần! Bọn giặc ào lên! Mỗi lúc một gần.Lệnh phát hỏa! Chúng tôi ào ào bắn! Những viên đạn xả nòng không cần ngắm …Phía bên nào cũng có tiếng rên la …Nghe gằn đầy âm thanh AK Mà trận đánh tưởng chừng còn rất dữ … Mãi sau này chúng tôi mới rõ, Cánh tân binh,đã bắn phứa lên trời. Rồi trận đánh nào cũng kết thúc thôi. Chỉ huy bảo:“ Chúng ta đã thắng…”Bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc.Ta cũng nhiều chiến sĩ hy sinh Chúng tôi đi tìm Đồng đội của mình. Lóng ngóng quá, Những vòng tay ôm bạn. Người Lính Cựu đã dạn dày bom đạn, Bế đứa này… Rồi bồng đứa kia …Chàng lính ví mình như Quan Trạng xưa, Một trận thôi đã thành liệt sĩ. Ngày trở về, Ngày Ta thắng Mỹ Anh chẳng thể làm “Trạng vinh qui” Trước mộ các anh,chúng tôi lặng đi. Nhớ chuyện hôm xưa làm ai cũng khóc…Hoàng hôn xuống. Đỏ mọng từng con mắt. Đêm nặng đè lên mỗi “cánh cung”

3. TIẾNG CƯỜI CỦA LÍNH

Cuộc đời lính.Đạn trước mặt.Bom trên đầu.Mìn vùi dưới đất …Sống và chết đo bằng gang tấc.Thắng và thua đọ ở sức người. Có phải thế? Chúng tôi cười Cười chật đất Cười chật sông Cười chật suối…Đường ra trận nào ai tính tuổi ? Nên tiếng cười cứ lẫn cả vào nhau …Nếu gom được – Xin giữ cho mai sau. Phòng có giặc hãy phát làm vũ khí, Nếu còn sống nhớ mang về quê tớ, Những trận cười rừng rực sức trai …Những nụ cười hình hoa mơ, hoa mai Rụng trắng gốcvẫn khát ngày xây quả Những nụ cười thấm cả vào máu đổ Chôn dưới mồ vẫn cứ vút bay lên! Những nụ cười mang hình mũi tên Làm thế trận bủa vây quân giặc Những nụ cười nối phương Nam – Phương Bắc Cứ trùng trùng …Theo bước những đoàn quân Những nụ cười nuôi từ Lòng Dân Thành sức mạnh Kẻ thù nào thắng được? Những nụ cười của Bốn ngàn năm Dựng nước.Hóa thành đồng Muôn thuở Việt Nam ơi! Những nụ cười làm khô giọt lệ rơi.Ngày TOÀN THẮNG nếu con không về nữa Mẹ lắng nghe trong từng làn gió Có tiếng cười của đứa con yêu …

4. THI SĨ

Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài Phút khuây khỏa Làm thơ trên báng súng.Đời chẳng tĩnh Nên câu thơ quá động.Lục bát trèo Lên võng Đung đưa…Có phải vì quen với nắng mưa Nên câu thơ biết xòe ô cho bạn? Có phải quanh mình ùng oàng bom đạn, Nên trong thơ khao khát một nụ hồng! Có phải vì thương,vì nhớ cháy lòng Nên lửa cứ bập bùng nơi ta viết? Có phải vì anh yêu da diết Nên bài nào cũng nói về em? Chẳng tài đâu! Làm mãi rồi quen Như đánh giặc lâu ngày thành lính cựu.Trước cuộc sống Bao cái Hùng tề tựu Dẫu chẳng là Thi Sĩ …Cũng Thơ! Ẫy là nói những đứa ngu ngơ Chứ thế hệ thì thiếu gì đứa giỏi.Đánh giặc cừ Làm thơ cũng sõi, Dũng Sĩ và Thi Sĩ rất xứng danh. Đêm bồi hồi bên cánh rừng xanh Náo nức quá! Nghe Chương trình văn nghệ“ Thơ Chiến sĩ ”? Sao nhạc buồn đến thế? Lính nhớ nhà…càng nhớ nhà hơn! Ơi!Tiếng đàn bầu Nỉ non Nỉ non…Đem thân phận thả vào đêm chiến trận Này Cung Nhớ! Này Cung Thương! Này Cung Hờn! Này Cung Hận! Hỏi cung nào Người Lính chẳng từng qua ???

5. ĐÓI

Trận đánh này. Chúng tôi giữ điểm cao,Quần cả tháng, lương ăn không còn nữa! Giặc vây chốt đông như đàn kiến lửa Phía chúng tôi … Còn lại mấy đứa thôi.Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi, Cái sợ nhất lúc này là đói. Đói vàng mắt, Đói long đầu gối, Đói phạc phờ, Đói thừa cả chân tay…! Mà lạ chưa?Vào chính lúc này, Chúng tôi lại đánh lui quân giặc. Có lẽ vì chẳng cách nào khác được! Có lẽ vì… Còn – Mất đó thôi…Phía chân đồi, giặc đã rút rồi. Cái Đói lại xông lên ngợp chốt. Không thể bắn, Và cũng không thể giết Muốn cầm hòa…Cái Đói Chẳng buông tha ! Đồng đội tôi gục xuống giữa chiều tà… Gạo vừa tới, cơm còn đang nấu dở Boong canh rừng lục bục sôi trên lửa Bạn đi rồi… Chẳng kip bữa cơm no ! Ôm xác bạn chúng tôi khóc hu hu! Người đói chết trên tay người đói lả Chôn bạn xong… Đói tràn lên cỏ Tôi cầm cành cây, đói lả trước mồ …Chúng tôi thường cúng bạn cả nồi to Cơm đấy, canh đấy… Bạn ăn đi khỏi đói ! Sống giữ chốt Chết thành ma đói Đêm đứt rời … Bởi những cơn đau….

6. TIẾN VỀ THÀNH PHỐ

Từng trận đánh, cứ nối tiếp nhau Như mùa lũ ngập dần đôi bờ đất Từng chiến dịch mở bung mặt trận Như gió ngàn ồ ạt thổi võng thung. Mùa mưa đi qua.Khô khát những cánh rừng. Cây trút lá bên đường tơi tả. Đất như choàng tấm chăn màu đỏ. Những nấm mồ đồng đội rực lên! Tiến về Sài gòn Từ khắp nẻo Trường Sơn .Đại bác Xe tăng Chuyển rung thành phố Rầm rập những Binh đoàn Ào ào thác đổ Cả nước dồn về Trùng điệp quân đi. Các hướng tấn công Thần tốc – diệu kỳ Ngày mai hiện dần Bằng xương Bằng máu Ngày mai sẽ về Gang tấc nữa thôi! Gang tấc nữa thôi! Cờ giải phóng tung bay dinh Độc Lập Tổ quốc tưng bừng niềm vui thống nhất Chúng con sẽ về Bên mẹ Mẹ hiền ơi! Gang tấc nữa thôi! Ác liệt lại ngàn lần ác liệt Sào huyệt cuối cùng Sào huyệt lửa bung ra. Máu Người Lính đã thấm rừng già, Nay lại đổ dọc đường vào Thành Phố ! Người lính cựu, Mang nửa đời chữ thọ, Có ai ngờ! Ngã xuống,Trước ngày mai.Chúng tôi nghiêm trang Đứng trước thi hài Người Đồng đội,Người Anh, Người Thầy trong trận mạc.Giữa Sài Gòn – 30 THÁNG TƯ.

Chương ba: SAU CHIẾN TRANH
1. LÀNG XƯA


Giặc tan rồi Chúng tôi trở về quê Bồi hồi quá! Những bàn chân lính Chiếc ba lô trên lưng nhẹ tếch Chỉ nặng nhiều là mấy búp bê.Khao khát gì mà bồng bế thế kia? Hay ở rừng lâu ngày không bóng trẻ? Ngoài mặt trận nào ai thành bố – mẹ Tìm đâu ra tiếng bé khóc chào đời. Hay tuổi xuân ta trầm bổng cuối trời? Như hạt mưa sa xuống vườn đồng đội Hay vì thương cây tháng năm ngóng đợi? Mùa hoa về cho tươi lại cành xanh.Thôi! Gác lại một thời chiến tranh, Ào về nơi chôn nhau, cắt rốn. Để ngắm Mẹ Cho hả hê nỗi nhớ. Để nhìn Cha Cho đã buổi thương Người.Để được gặp, Nàng mặc áo nâu tươi Khoe với Em rằng: chỉ thêu vẫn thắm, Rằng: hai đứa chẳng còn xa ngàn dặm, Rằng: hôm nay thuyền đã cập bến rồi. Đây mái nhà tuổi thơ của tôi. Đây bậu cửa chắn ngang thời lẫm chẫm. Đây hình vẽ ngu ngơ thời chấy rận, Màu than đen còn nhánh đến bây giờ.Đây hàng cau cha trồng từ ngày xưa. Rụng đỏ đất…Những mùa đành để lỡ. Đây vườn trầu mẹ ươm hồi ta nhỏ, Rơi vàng trời như thể khát tìm cau. Đây con đường nối sang nhà nhau. Bên ấy, bên này đi về một ngõ. Đêm. Họp Đoàn cùng chung đuốc tỏ, Ta soi cho Em về tới sân nhà. Đây xóm làng lam lũ của ta. Những bữa cơm còn đầy mâm rau má. Người ra trận vẫn mang manh áo vá. Trẻ tới trường, quyển sách đọc thay nhau. Mùa đông về chăn chưa đủ ấm đâu, Mùa hạ đến chẳng đủ màn ngăn muỗi.Ta gặp ai cũng già trước tuổi.Biết: Hy sinh đâu chỉ ở chiến trường! Ơi! Xóm làng mà ta gọi Quê hương, Người ra trận đông hơn người ở lại, Đã kín vách BẢNG VÀNG DANH DỰ, Giờ lại nhiều BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG. Bao hố bom chằng chịt trên đồng, Nghe lành lạnh tiếng cá cờ búng nước. Hiểu hạt gạo nuôi quân ngày chiến cuộc, Đã chan hòa, Máu với Mồ hôi.

2. MẸ

Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày…mình mơ. Bây giờ mắt mẹ đã mờ, Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run. Như là để thật tôi hơn Mẹ rờ vết sẹo vai con ngày nào. Nhận ra, mắt Mẹ lệ trào Rưng rưng…vào khoảng khát khao con về.Và tôi cứ thế lặng đi Trước pho Tượng Phật từ bi giữa nhà. Mấy năm đánh giặc đường xa Chẳng ngờ đâu Mẹ tôi già thế kia? Hàm răng đen nhánh ngày xưa Đi đâu vội,để nắng mưa cối trầu? Hạt sương kéo sợi trên đầu Bảo tôi: Đời Mẹ dãi dầu đấy thôi. Mắt huyền xưa buộc Cha tôi Bây giờ,Mẹ buộc lá rơi ngoài thềm. Mỏng manh chiếc áo vải mềm,Tuổi thơ tôi để trong nền yếm nâu. Yếm Người nào có rộng đâu. Mà sao như thửa đất giàu mênh mông…Ở đây cũng thể Thành đồng Ở đây nuôi những Anh hùng nước non.Yếm vuông cho giọt sữa tròn Đọng trong mỗi dấu chân con tháng ngày. Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày mình mơ! Mẹ tôi giờ, mắt đã lòa Nhìn tôi bằng ngón tay già… rưng rưng…

3. MẶT TRẬN KHÔNG TIẾNG SÚNG

Chúng tôi về với việc nhà nông, Đông hơn cả, Vì đồng rộng lắm Những người lính một thời chiến trận Giờ lại về cuốc bẫm cày sâu. Ruộng có bờ, Việc chẳng có bờ đâu Buổi lật cỏ đã lo ngày bắc mạ. Gieo trên đất những mầm vui hối hả, Những lo toan, thắc thỏm, trông chờ.Tưởng đã quen rồi, sao vẫn gặp bất ngờ? Bất ngờ hạn – mặt đồng khô như ngói. Bất ngờ úng – lúa chìm trong tê tái. Bất ngờ sâu – đau thắt ruột người trồng. Cấy cây lúa Là cấy phận nhà nông. Xòe bàn tay tính từng ngày, từng tháng. Mặt trời lên đến thâu đêm lại sáng. Bóng người còng, mơ…lúa tròn bông.Hạt gạo dẻo thơm? nào dễ hiểu đồng, Khi chưa có một lần với lúa. Khi cuộc đời lượt là trong nhung lụa, Đã chắc gì hiểu nổi bát cơm bưng ? Đã chắc gì biết cái rét cuối đông? Chân mẹ nẻ ngậm bùn rét giá. Đã chắc gì biết những chiều nắng hạ? Áo cha dầy thêm mỗi bận mồ hôi. Về với đồng mới hiểu hết đồng ơi! Bát cơm chan mồ hôi – nước mắt Lại có chuyện… những người khuất tất Lại bão giông… rình rập trên đầu…Ta đã qua dài rộng rừng sâu,Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ? Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No? Mà lăn lóc cả đời với đất Từ mặt trận, mang Cái còn – Cái mất Trở về làng đánh đổi Cái có – Cái không… Phải vượt lên thôi! Mình tự cứu mình.Than phận làm gì cho thêm yếu lính? Đất Nước chiến tranh ra đi đánh giặc.Đất Nước hòa bình, tất cả dựng xây. Nào tập đi! Cho thẳng những đường cày Cho con trâu khỏi nhắc người: vắt – diệt Cho vụ mùa gối tiếp nhau mải miết Cho đồng làng bông lúa gọi : đời no! Nào học đi! Ta mới chỉ i tờ. Nghề nhà nông còn bao điều mới lạ, Muốn xênh xang từ cọng rơm, gốc rạ. Phải hiểu đồng, như hiểu chiến trường xưa. Ta đã nghe ! Nhiều đồng đội gần, xa Bát ăn đủ rồi, giờ thêm bát để.Đã rộng cửa nhà,Đã yên dâu – rể, Đã ông – bà… còn rất lính mà Em! Ta lại nghe.Từ phía mặt trời lên Tiếng tần tảo gõ vang đường xuống chợ Những mảnh vườn cho mùa chín đỏ Thơm chật gùi…Đồng đội địu trên lưng. Và đằng kia, trên khắp nẻo núi rừng, Bao trang trại mở đường vào giàu có. Nhiều người lính đã thành ông chủ. Cũng đình huỳnh xe máy hon đa. Vườn-Ao-Chuồng xây cất Vi la, Ai bảo lính không biết làm kinh tế? Bao doanh nghiệp tư nhân Bao nhiêu nhà tỷ phú Cũng đều từ những Cựu Chiến binh.Ta dõi theo vóc dáng những công trình.Bao người lính trở về xây thủy điện Đời lại thắp những NGỌN ĐÈN trước biển Sóng gầm gào…Đèn vẫn sáng lung linh. Ấy là khi Ta tự biết vượt mình Trước cuộc sống Có bao điều Cầu ước.Nếu được ước Xin ước cho tất cả Đừng hóa mình xa lạ với Nhân Dân.

Chương 4: HỒI TƯỞNG

Thế hệ chúng tôi, Đi qua Chiến Tranh.Đời mỗi đứa là một thời để nhớ Về đồng đội, Về những ngày khói lửa Về những hy sinh,… không nói hết bằng lời. Bao cô gái Bao chàng trai Lứa tuổi đôi mươi Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ Những cái tên…ngày nào xanh nhãn vở Giờ xếp hàng Đỏ rực nghĩa trang.Có những hy sinh Âm ỉ với thời gian Người trở về trên mình đầy thương tích Chiếc nạng gỗ gõ dọc chiều cơn lốc Hiểu con đường đang chín giọt mồ hôi.Có đứa về lành lặn hẳn hoi Nào ai hay?Chất độc vùi trong bạn Lúc làm cha mới biết mình trúng đạn Vết thương – Là con anh. “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Bài hát gọi ta về quân ngũ.Cuộc sống Lính có khi nào đầy đủ? Thiếu thốn nhiều nên cũng phải quen đi! Cũng phải quen. Như thể chẳng thiếu gì Vì khi ấy chiến trường cần phải thế! Ngày trở về Ta không còn trai trẻ.Giữa đời thường cái thiếu lại thiếu thêm.Những hy sinh không thể bắc lên cân. Càng không thể quy thành tem phiếu. Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới! Không thể đem những ngày lửa khói Giữa thị trường đánh đổi lấy ấm no! Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò, Làm công nghiệp trong thời mở cửa. Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ, Nếu chân mình còn nặng đế cao su! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Bài ca ấy đã trở thành lẽ sống! Chúng tôi hát từ buổi tò te lính.Đến bây giờ vẫn hát- Những Cựu binh.

Lê Anh Quốc
Thị xã Yên Bái – Tháng 1-2000

TỪ MAO TRẠCH ĐÔNG TỚI TẬP CẬN BÌNH
Hoàng Kim
nghiên cứu lịch sử nhằm tìm hiểu bình sinh Mao Trạch Đông và bình sinh Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Chức vụ tối cao của Mao Trạch Đông được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt  từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là  Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình, nay đã trên 70 năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là con người bí ẩn với hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và Những Suy tư từ sông Dương Tử góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Cách hành xử của vị lãnh tụ này thật cẩn trọng, quyết đoán và khó lường. Các chuyên gia chiến lược thế giới suy đoán về tư tưởng và đường lối chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới ,Giấc mộng Trung Quốc, ‘Một vành đai một con đường’  kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin  Tư tưởng Mao Trạch Đông  Lý luận Đặng Tiểu Bình, Thuyết Ba Đại Diện, Quan điểm phát triển khoa học. Chủ tịch Tập Cận Bình chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.

Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình Bài 1 đã được đăng năm 2015 . Bài 2 đã được đăng năm 2016.  Bài 3 đăng vào ngày 10 tháng 10 năm 2017 Bài 4 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2018. Bài 5 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2020..

BÌNH SINH MAO TRẠCH ĐÔNG

Ngày 19 tháng 6 năm 1945, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần. Ngày 19  tháng 6 năm 1944, trước đó một năm so ngày Mao đượcbầu , cũng là ngày khởi đầu  trận hải chiến bằng hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử thế giới giữa hải quân Đế quốc Nhật Bản và hải quân Mỹ tại quần đảo Mariana, thuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, kết quả hải quân Mỹ thắng.

Chủ tịch Mao Trạch Đông  sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893, mất  ngày 9 tháng 9 năm 1976, ông tên tự Nhuận Chi, bút danh là Tử Nhậm, làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.

Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông. Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist.

Chủ tịch Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959 – 1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê, Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.

Chủ tịch Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch. Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại.

Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm chức vụ tối cao của thế hệ thứ nhất ngày 19 tháng 6 năm 1945 và chức vụ này được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt  từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là  Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình. Từ đó cho đến ngày 19 tháng 6 năm 2015 là vừa tròn 70 năm. Theo quy định về tuổi tác và nhiệm kỳ thì Tập Cận Bình sẽ phải về hưu sau đại hội năm 2022, và sau đại hội năm 2017 thì 5 trên 7 ủy viên thường vụ hiện nay sẽ phải về hưu nhường chỗ cho các gương mặt mới cũng như đại diện của thế hệ thứ sáu (*). Đường lối của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay, theo đánh giá của Peter Martin và David Cohen, là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” (Mao and Forever).

Mao Trạch Đông gia đình và dòng họ

Chủ tịch Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Ông là con  út trong một gia đình trung nông.

Mao Trạch Đông có bố là Mao Di Xương, tên tự là Mao Thuận Sinh, sinh ngày 15 tháng 10 năm 1870, mất ngày  23 tháng 1 năm 1920. Mẹ của Mao Trạch Đông là Văn Thất Muội sinh ngày 12 tháng 2 năm 1867 mất ngày 5 tháng 10 năm 1919, lấy chồng năm 1885. ông nội là Mao Ân Phổ; cố nội là Mao Tổ Nhân. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.

Mao Trạch Đông có bảy anh chị em gồm 5 trai và 2 gái. Hai anh trai và chị gái Mao Trạch Đông đều chết sớm. Hai em trai Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm cùng Dương Khai Tuệ vợ Mao Trạch Đông và chị họ Mao Trạch Kiến (còn gọi là Mao Trạch Hồng) đều bị Quốc dân Đảng giết trong thời kỳ nội chiến.

Mao Trạch Đông lần lượt kết hôn với bốn người. Khi 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (1889–1910), kết hôn năm 1907, nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này và hai người chưa hề ăn ở với nhau và không có con. Ông kết hôn năm 1921 với Dương Khai Tuệ (1901–1930) ở Trường Sa, sống với nhau đến năm 1927. Bà bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai. Ông kết hôn với  Hạ Tử Trân (1910 – 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Hai người chung sống  từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành. Ông kết hôn với Giang Thanh từ năm 1938 đến lúc Mao mất và có một con gái là Lý Nạp.

Mao Trạch Đông có bốn người con trưởng thành (chưa tính những người chết lúc còn quá nhỏ): Con cả của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Long (1921- 1931?) mất tích. (*) Có người cho rằng đó là Tô Chú, biệt danh là Hoa Quốc Phong, là người tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật, sau khi thực hiện cuộc Vạn lý trường chinh năm 1936, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1938, tham gia chiến đấu trong Bát Lộ Quân 12 năm dưới sự chỉ huy của tướng Chu Đức, phụ trách Uỷ ban tuyên truyền cấp tỉnh của Đảng hồi giữa thập niên 1940, được bầu vào Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản năm 1969, trở thành bộ trưởng Bộ Công an năm 1972, sau khi người tiền nhiệm là Tạ Phú Trị qua đời, vào Bộ Chính trị năm 1973, trở thành Phó Thủ tướng năm 1975, quyền Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi Chu Ân Lai mất tháng 1 năm 1976, trở thành Thủ tướng và phó Chủ tịch thứ nhất của Đảng tháng 4 năm 1976, và Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc khi Mao chết, tháng 9 năm 1976, được chỉ định kế tục Mao Trạch Đông trở thành lãnh tụ tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vài năm sau, ông bị Đặng Tiểu Bình lật đổ và buộc phải về hưu sớm); Con trai thứ hai của Mao Trạch Đông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Anh (1922-1950), trước học ở Liên Xô, sau chết trong kháng Mỹ viện Triều, kết hôn với Lưu Tư Tề, tên khai sinh là Lưu Tùng Lâm; Con trai thứ ba của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Thanh (1923-2007), kết hôn với Thiệu Hoa, em gái Lưu Tư Tề, sinh ra con trai là Mao Tân Vũ hiện là tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc;  Con gái của  Mao Trạch Đông với Hạ Tử Trân là Lý Mẫn, sinh năm 1936), kết hôn với Khổng Lệnh Hoa, sinh ra con trai là Khổng Kế Ninh, con gái là Khổng Đông Mai. Mao từng có biệt danh là Lý Đức Thắng, nên có lẽ vì vậy mà Lý Mẫn lấy họ này;  Con gái của Mao Trạch Đông với Giang Thanh là Lý Nạp, sinh năm 1940, kết hôn với Vương Cảnh Thanh, sinh ra con trai là Vương Hiệu Chi. Lý là họ gốc của Giang Thanh. Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn. Mao Viễn Tân là một nhận vật quan trọng thời cách mạng văn hóa. Người Trung Nam Hải xì xào, Mao có đại phúc tướng nhưng chỉ có diễm phúc mà thiếu thê phúc. Quan hệ vợ con ngoài hôn thú của Mao Trạch Đông hiện vẫn còn là điều bí ẩn.

Mao Trạch Đông cuộc đời và sự nghiệp

Mao Trạch Đông lúc còn là một học sinh 18 tuổi thì Cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, triều nhà Thanh bị lật đổ, những người lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa nhưng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Mao Trạch Đông phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam, sau đó trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với giáo sư Dương Xương Tế, người thầy học và là cha vợ tương lai, lên Bắc Kinh. Giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh và giới thiệu Mao Trạch Đông làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích và Tiền Huyền Đồng giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. Sau phong trào Ngũ Tứ, ngày 4 tháng 5 năm 1919, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luậnTân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Hồ Nam.

Mao Trạch Đông đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải ngày 23 tháng 7 năm 1921. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.

Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng Giới Thạch sau khi Tưởng quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, nhưng ông không được Trần Độc Tú chấp nhận và Mao Trạch Đông bị thất sủng. Ông bèn lui về quê ở Hồ Nam cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.

Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Ông thu thập tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.

Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố bởi các chiến dịch bao vây càn quét của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải nên chạy dạt về trú ngụ ở khu Xô-viết. Nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực, đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.

Tưởng Giới Thạch với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934, đã trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới.

Mao Trạch Đông trên đường trường chinh đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm thực quyền và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mao Trạch Đông từ căn cứ mới ở Diên An, đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.

Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.

Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu. Qua hai năm rưỡi đánh nhau, bằng ba đại chiến dịch “Liêu Thẩm” “Bình Tân” và “Hoài Hải”, Mao Trạch Đông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền năm 1949 và giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc; Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ nhân dân trung ương , Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai làm Phó Chủ tịch, trong đó Chu Ân Lai kiêm nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện.

Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến 1976, trong suốt 27 năm, ông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc, đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên toàn đất nước, nhưng ông đồng thời cũng bắt nhân dân phải trả giá đau đớn. Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào “trăm hoa đua nở” năm 1957 bắt hữu phái, tát cạn trí thức tinh anh;  phong trào “giương cao ba ngọn cờ hồng” năm 1958 “đường lối chung, đại nhảy vọt, công xã nhân dân” điển hình là “Đại nhảy vọt kinh tế”: ” toàn dân xây dựng công xã nhân dân, xây dựng nhà ăn công cộng” “toàn dân luyện gang thép” thiệt hại lớn, đất nước lâm vào đói kém, do “ba phần thiên tai, bảy phần nhân họa” mà không chỉ là “chính sách sai lệch, Liên Xô đòi nợ, thiên tai hoành hành”. Năm 1959, tại Lư Sơn, ông giương cao cờ chống hữu, đấu thắng Bành Đức Hoài, tẩy sạch những ai dám nói. Diệu kế của Mao là khi cảm nhận được ba ngọn cờ hồng sẽ gây ra tai họa, ông nhường bớt quyền bính giao tuyến 1 cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đảm nhận với cương vị là Chủ tịch Nước và Tổng Bí thư Đảng xử lý công việc thường nhật. Ông lui về tuyến 2 chuyên công tác nghiên cứu lý luận Mác Lê Nin, thông qua Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch Đảng sau này là Bộ trưởng Quốc phòng (thay thế Bành Đức Hoài) phát động phong trào học tập “Mao tuyển” trên toàn quốc.

Tiếp đó, Mao ủng hộ “Đại Cách mạng văn hóa vô sản” vào những năm 60 của thế kỷ XX. Mao tự đánh giá “”Đại Cách mạng văn hóa” là một trong hai đại sự lớn nhất đời Mao . Có điều đặc biệt là khi phát động “Đại nhảy vọt”, Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn “Đại Cách mạng văn hóa” diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.

Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh. Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig’s hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng.

Mao Trạch Đông di sản và đánh giá

Sách “Giang Thanh toàn truyện”, nguyên tác Diệp Vĩnh Liệt. Người dịch Vũ Kim Thoa, Chương 21 Màn cuối cùng. Trong bệnh nặng, Mao Trạch Đông dặn dò hậu sự. Khi xẩy ra sự kiện Thiên An Môn,  Mao Trạch Đông ốm nặng… Ông tự biết những ngày còn lại không bao nhiêu, sợ bệnh tim bột phát; vào lúc cảm thấy tinh thần còn sáng suốt, ngày 15 tháng 6 năm 1976, Mao Trạch Đông triệu tập Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hải Dung … để nói chuyện như thể dặn dó lúc lâm chung. Mao Trạch Đông nói rất vất vả, tốn sức lực, tuy nhiên còn chưa đến nổi lắm. Mao Trạch Đông nói:

“Nhân sinh thất thập cổ lai hy” tôi đã ngoài 80, người gia bao giờ cũng nghĩ đến hậu sự. Trung Quốc có câu cổ thoại, ý nói: “đậy nắp quan tài định luận. Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài nhưng cũng sắp đến lúc rồi, có thể định luận được rồi.

Trong đời tôi đã làm hai việc, một là đấu tranh với Tưởng Giới Thạch mấy chục năm, đuổi hắn chạy ra ngoài đảo xa. Rồi kháng chiến tám năm, đã mời được người Nhật Bản trở về nhà họ.  Với sự việc này không có mấy ai dị nghị , chỉ có năm ba người xì xào đến tai tôi, đó là muốn tôi sớm thu hồi mấy hòn đảo kia về. Một sự việc khác, các đồng chí đều biết, đó là việc phát động đại Cách mạng Văn hóa. Về việc này người ủng hộ không nhiều, người phản đối không ít.

Hai việc này đều chưa xong. Di sản này phải giao lại cho đời sau. Giao như thế nào? Giao một cách hòa bình không được thì phải giao trong sự lộn xộn . Làm không nên có khi còn đổ máu. Vì thế, các đồng chí làm như thế nào, chỉ có trời biết”.

Trong cuộc đời Mao Trạch Đông, lần nói chuyện này chính là một cuộc tổng kết. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Những câu nói nổi tiếng: “Súng đẻ ra chính quyền” “Nông thôn bao vây thành thị” “trí thức không bằng cục phân” “Dụ địch vào sâu” ” tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi, ngồi trên núi xem hổ đánh nhau”  “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” “có lý, có lợi, đúng lúc“,…

Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.”

Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:

Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”… (xem thêm: Trân Vũ Hán bài học lịch sửTừ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong)

Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia nhận xét:

Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Có thể so sánh Mao Trạch Đông với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Nếu so sánh Mao Trạch Đông với Lê Nin cũng là xác đáng, họ đều sống ở thế kỷ 20, Mao Trạch Đông là người kiến tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc, cũng như Lê Nin là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa Marx ở nước Nga. Mới nhìn ta thấy Mao Trạch Đông gần như nổi bật hơn Lê Nin vì Trung Quốc có số dân gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông.

BÌNH SINH TẬP CẬN BÌNH

Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5 của nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy. Trung Quốc sau bốn thập kỷ tăng trưởng liên tục, đến thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đã vượt lên nổi nhục bị tám đế quốc xâu xé cuối thời Mãn Thanh, sự nội chiến Quốc Cộng hơn 20 năm, sự xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản, sự xáo động dữ dội của thời kỳ “đại loạn” đại cách mạng văn hóa, sự hiểm họa cực kỳ do tham nhũng, tranh chấp quyền lực, lũng đoạn kinh tế, suy thoái môi trường , phân hóa giàu nghèo và phát triển nóng. Đến nay, tuy nguy cơ này vẫn rất cao nhưng có vẻ như đang từng bước vượt qua.

Tập Cận Bình tiểu sử tóm tắt

Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, 19 Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan thực quyền cao nhất Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình  và Thủ tướng Lý Khắc Cường là thế hệ tiếp nối ngay sau thế hệ thứ tư là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Chủ tịch Tập Cận Bình, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi ông  10 tuổi, cha ông bị thanh trừng và gởi đi làm việc tại một hãng xưởng ở Lạc Dương, Hà Nam. Vào năm 1968 khi ông được 15 tuổi thì cha ông bị giam tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Tháng 1 năm 1969, ông tham gia đại đội Lương Gia Hà, xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây.  Tháng 1 năm 1974, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó làm Bí thư Chi bộ Đảng của nhóm sản xuất (1969-1975).

Từ năm 1975 đến 1979, ông là sinh viên học tập tại Trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Từ năm 1979 đến 1982, làm Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương. Năm 1982-1983, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1983 đến năm 2007, ông đã trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (1983-1985); Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (1985-1988); Bí thư Thị ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến (1988-1990); Thường vụ Thành ủy thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (1990-1993); Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu (1993- 1995); Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch HĐND Thành phố Phúc Châu (1995-1996); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến (1996-1999); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Chủ tịch lâm thời tỉnh Phúc Kiến (1999-2000); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000- 2002); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Triết Giang (2002- 2003); Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Triết Giang (2003-2007); Bí thư Thành phố Thượng Hải (2007). Năm 1998-2002, tiếp tục học tại Đại học Thanh Hoa và lấy bằng Tiến sỹ Luật.

Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15, Ủy viên Chính thức Trung ương Đảng các khoá 16, 17. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương; được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.

Ngày 15 tháng 3 năm 2008, được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được phân công làm Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh khai mạc lúc 8 giờ 8 phút tối ngày 8 tháng 8 năm 2008. (Beijing 2008 *)

Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương – đây là cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 và quyết định bầu ông làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tập Cận Bình những chính sách lớn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn trên biển Đông thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ:  xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua khí đốt và năng lượng dài hạn từ Nga giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép giá dầu lửa xuống thấp do sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi cạnh Tổng Thống Nga Putin trong đại lễ 70 năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít khi Tổng thống Mỹ Obama cùng nguyên thủ nhiều nước châu Âu và thế giới theo phe Mỹ không tham dự, Trung Quốc tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg  dù mọi giá  thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Trung Quốc thực hành chiến lược “Nam Nam” mở rộng ảnh hưởng nước lớn tại Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ hiện đang ngày một gia tăng tại châu Á và Thế giới .

Chủ tịch Tập Cận Bình trước và ngay sau ngày 14 tháng 3 năm 2013 (ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”. Các con hổ lớn Bạc Hi Lai (2012), Từ Tài Hậu (2012), Chu Vĩnh Khang (2013) và mới đây là Quách Bá Hùng (2015) lần lượt bị sa lưới. Chiến dịch này hiện đang ở vào hồi kết thúc của giai đoạn ” đả hổ, diệt ruồi” giành thắng lợi quyết định ở cấp lãnh đạo thượng tầng, quân đội, công an, tài chính kinh tế và truyền thông tại các thành phố lớn, nay đang chuyển sang giai đoạn “săn sói, quét muỗi”  càn quét cường hào tham nhũng ừa và nhỏ ở vùng nông thôn và những nguy cơ tiềm ẩn ở các lĩnh vực khác.

Chủ tịch Tập Cận Bình “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Ông đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện):  “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện;Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Đây là một cuộc chiến sinh tử, một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, rộng lớn và triệt để về kinh tế,  xã hội, nhà nước và đảng cầm quyền. Trong cuộc chiến này, quan điểm của ông Tập là vạch trần mọi tật xấu, sai lầm, khuyết điểm, không được che dấu đảng viên và nhân dân điều gì, không có nhân vật nào bất khả xâm phạm, không một lãnh vực nào bị cấm, dù là lãnh tụ tối cao.

Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện mưu lược ”dương đông kích tây” lợi dụng mâu thuẫn Mỹ – Nga và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để hướng dư luận ra bên ngoài, rãnh tay dẹp yên trong, trực tiếp nắm lại quân đội. Hôm 25/7, Tòa án quân sự Trung Quốc đã tuyên phạt cựu Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời, tước quân hàm Thượng tướng và tịch thu toàn bộ tài sản. Nga – Trung chuẩn bị tập trận trên Biển Đông vào tháng 9 tới. Ông cũng thực hành mưu lược “an dân” nhằm tháo ngòi nổ phẩn uất trong lòng của một lực lượng đông đảo nạn nhân, đối lập và bất bình đã làm chia rẽ xã hội Trung Quốc.Theo tạp chí chính trị Zhengming ở Hồng Kông.  Nhà tưởng niệm Mao sẽ biến mất khỏi Bắc Kinh. Quyết định bí mật này đã được giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra.  Xác ướp của Mao sẽ được chuyển đến thành phố quê hương của ông ta. Cấp dưới của cựu phụ tá lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thất sủng tiếp tục ngã ngựa.  Lệnh Kế Hoạch, 59 tuổi, từng là Chánh văn phòng Trung ương Đảng và phụ tá cho cựu lãnh đạo Đảng Hồ Cẩm Đào. Ông ta bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, và bị buộc tội tham nhũng và lĩnh án tù chung thân vào 4 tháng 7 năm 2016. Gần đây, hai cấp phó của Lệnh là Triệu Thắng Hiên và Hà Dũng cũng đã bị âm thầm đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo. Hà Dũng là người  đã bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) nhận dạng đóng vai trò tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công, do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân phát động ngày 20 tháng 7 năm 1999 lúc Pháp Luân Công có trên 70 triệu người Trung Quốc tập luyện.

“Tập Cận Bình giống Mao Trạch Đông hay Tưởng Giới Thạch?” Đài phát thanh VOA (Voice of America) của Mỹ ngày 25/5 đã dẫn chứng quan điểm nêu trên của ông James Carter – Giáo sư lịch sử của trường Đại học Saint Joseph, Hoa Kỳ và ông Jeffrey Wasserstrom – Nhà sử học và Giáo sư của trường Đại học California. Hai vị học giả đã phát biểu bài viết của mình trên trang tạp chí “Thời báo Los Angeles” vào ngày 24/5, “nếu muốn hiểu Tập Cận Bình, người lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong mấy năm trở lại đây, thì tuyệt đối đừng so sánh ông với Mao Trạch Đông, mà hãy tìm hiểu về Tưởng Giới Thạch”.

Trước đó, BBC Tiếng Việt ngày 20 tháng 12 năm 2013 có đăng bài viết “Ông Mao là gì với Trung Quốc hôm nay?”  của Sidney Rittenberg Cựu đảng viên cộng sản Trung Quốc. “Giống như mọi thứ khác ở Trung Quốc , vai trò của Mao ngày nay mang nhiều nét đối nghịch . Ông vừa lớn hơn, lại vừa nhỏ hơn so với bức chân dung khổng lồ đặt tại Thiên An Môn- tấm hình chắc sẽ không dễ dỡ đi nay mai“. “Lớn hơn, bởi Mao là một nhân vật kiểu George Washington. Ông là người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thống nhất được một quốc gia giàu truyền thống nhưng có nhiều khác biệt và dàn trải trên một lãnh thổ rộng lớn. Nhỏ hơn, bởi giới trẻ Trung Quốc hiện nay, gồm cả những đảng viên cộng sản, hầu như không biết gì về những bài viết, học thuyết, thành công và cả những sai lầm khủng khiếp của ông. Tập Cận Bình và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã cảnh báo rằng sự đi xuống của chủ nghĩa Mao, tương tự như ở Liên Xô, sẽ dẫn tới sự hỗn loạn và làm suy yếu chế độ hiện tại-chế độ vốn coi sự ổn định là yếu tố tiên quyết trên con đường cải cách đầy chông gai. Tuy vậy, họ cũng không ngần ngại khi chỉ ra những thảm họa dưới thời Mao Trạch Đông như “Đại Nhảy Vọt” thời cuối thập niên 1950 và thời Cách Mạng Văn Hóa giai đoạn 1966- 1976. Những cuộc thử nghiệm xã hội đầy hoang tưởng đó đã cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người vô tội.”Bài báo viết. “Ông Tập Cận Bình đang trái ngược hoàn toàn với kinh tế kiểu Mao, nhưng ông đã khéo léo sử dụng logic biện chứng của chủ nghĩa Mao để phân tích các vấn đề của Trung Quốc, và từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp. Ông cũng thường ca ngợi những thành tựu tích cực của thời đại Mao Trạch Đông… Học thuyết phân tích và tổng hợp của Mao là vũ khí bí mật của Trung Quốc, dù nó đang bị bỏ quên tại thời điểm hiện tại, ngay cả ở chính Trung Quốc“.

Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn  có nói về Đại văn hào Kim Dung đã viết bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tay Tuyết Sơn phi hồ  (Flying Fox of Snowy Mountain) đăng trên Minh báo năm 1959 và viết Lộc Đỉnh Ký là bộ sách tâm đắc nhất cuối cùng. Kim Dung nói rằng ông gửi gắm những điều vi diệu tâm đắc nhất của ông vào hai bộ sách khai tập và kết thúc này. Năm 2007, một đoạn trích tác phẩm “Tuyết Sơn phi hồ” đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, thay thế “AQ chính truyện”, đã gây nên nhiều dư luận rất khác nhau.

Trung Quốc đang muốn vẽ lại biểu tượng người Trung Hoa mới thay thế  AQ. Hình tượng Mao Trạch Đông thời trẻ nay sừng sững trên núi Tuyết khiến người ta liên tưởng trận đấu sinh tử của Hồ Phỉ tuổi trẻ anh hùng nghĩa hiệp và nhân ái trên đỉnh Tuyết Sơn. Mao Trạch Đông có bài thơ Tuyết – Thẩm Viên Xuân – mô tả về núi sông hùng vĩ , đánh giá về hào kiệt các thời của đất nước Trung Hoa và bài thơ Côn Lôn – Niệm Nô Kiều – chính là ngầm ý nói về sự hùng vĩ của Tuyết Sơn và hùng tâm tráng khí cách mạng của ông cải tạo Trung Hoa và Thế Giới. Những chính khách Trung Quốc tiếp nối Mao Trạch Đông dường như yêu thích Vi Tiểu Bảo hoặc Khang Hy  trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung hơn. Đó là nhân vật giảo hoạt , quyền biến “bất kể mèo trắng hoặc mèo đen miễn là bắt được chuột”.

Hai vị học giả James Carter và  Jeffrey Wasserstrom thì cho rằng, Tập Cận Bình của năm 2016 rất giống với Tưởng Giới Thạch của năm 1946. Tập Cận Bình cũng giống như Tưởng Giới Thạch, chuẩn bị chu toàn để tạo dựng tầm ảnh hưởng với thế giới. Họ đều cho rằng hiện đại hóa của Trung Quốc có thể hòa hợp với tư tưởng của Nho gia. Tập Cận Bình từ sau khi nhậm chức đến nay đã không ngừng nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa truyền thống đặc biệt là tư tưởng Nho gia: “Quốc gia có tứ duy (tức 4 cơ sở chính yếu lập quốc của Trung quốc: lễ, nghĩa, liêm, sỉ), tứ duy không lớn mạnh, đất nước ắt sẽ diệt vong! Tứ duy hưng thịnh, đất nước sẽ phục hưng bền vững!”. Tập Cận Bình tôn trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời tỏ ý sẽ kế thừa và phát huy nền văn hóa ấy. Năm 2013, Tập Cận Bình đặc biệt đến thăm Khúc Phụ để tế bái mộ Khổng Tử. Vào ngày nhà giáo năm 2014, ông Tập đã đặc biệt đến trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh công khai phản đối việc sách giáo khoa lược bỏ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông nói, “lược bỏ đi kinh điển văn hóa truyền thống trong sách giáo khoa là điều đáng buồn thay”.

Tác giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) đã viết bài “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” (The Twilight of Communist Party Rule in China) công bố tại The American Interest  Vol. 11, No, 4. 2015,  người dịch Song Phan, tháng 3-4/2016, nguồn ABS, nhận định:

Một trong những lựa chọn chiến lược khôn ngoan nhất do Đặng Tiểu Bình thực hiện là phát triển quan hệ thân thiện với phương Tây do Mỹ đứng đầu để đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc. Trong thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình, hai người tiền nhiệm của Tập Cận Bình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, cũng đã học được bài học quan trọng từ sự sụp đổ của Liên Xô: một cuộc xung đột chiến lược với Hoa Kỳ sẽ gây nguy hiểm đến sự sống còn thật sự của ĐCSTQ. Chi phí của một cuộc chạy đua vũ trang mới là khó có thể kham nổi, và sự thù địch dứt khoát trong quan hệ Trung- Mỹ sẽ phá hủy quan hệ kinh tế song phương. Hiện chưa rõ liệu lãnh đạo ĐCSTQ có hiểu hết những nguy cơ chiến lược sinh tồn mới của họ và nguy cơ chiến lược sinh tồn đó vẫn còn đang tiến triển hay không. Nếu các thành viên của ĐCSTQ tin chắc rằng, chỉ có chiến lược này mới có thể cứu vãn được quyền cai trị của ĐCSTQ, hiện đang bị đe dọa bởi việc gãy đổ những trụ cột chính của mô hình hậu Thiên An Môn, thì có khả năng họ sẽ tiếp tục trên con đường hiện nay. Trớ trêu thay, con đường đó, nếu phân tích bên trên là đúng, càng chắc chắn hơn sẽ đẩy ĐCSTQ sụp đổ nhanh hơn, thay vì ngăn chặn sự sụp đổ của họ.”

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư về Chính quyền học tại trường ĐH Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp không thường trực Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Cuốn sách mới nhất của ông: China’s Crony Capitalism: Dynamics of Regime Decay (Chủ nghĩa tư bản bè cánh của Trung Quốc: Động lực làm phân rã chế độ), sẽ được Đại học Harvard xuất bản vào năm 2016. Bài viết này được rút ra từ một dự án nghiên cứu lớn hơn về quá trình chuyển đổi chế độ có khả năng xảy ra của Trung Quốc được ủng hộ tài chính từ Quỹ Smith Richardson, Tổng công ty Carnegie của New York, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur.

Những nhận xét cuối bài viết của tác giả Bùi Mẫn Hân :“The Twilight of Communist Party Rule in China” được dịch là “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” cũng có thể hiểu “Hoàng hôn của mô hình Đảng cộng sản Trung Quốc” hoặc ” “Hoàng hôn của khuôn vàng thước ngọc Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Ông ngầm chơi chữ “Rule” (cứng, thước,  khuôn vàng thước ngọc, mô hình) tùy góc nhìn, cách hiểu và tầm nhìn.

Góc nhìn Mỹ, giấc mơ Mỹ, lối sống Mỹ lựa chọn biểu tượng George Washington “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” thích “nói và làm đi đôi” “nói và làm nhất quán” mới tạo được “lòng tin chiến lược. Thế nhưng, góc nhìn phương Đông có thể khác “quyền biến“, “mềm, năng động, có mềm có cứng“, “trong cứng có mềm, trong mềm có cứng“,”nói vậy mà không phải vậy“, “nói một đằng làm một nẻo“, “bất kể mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột“, “không không có có không có có không“. Điều đó có nghĩa : nói làm đi đôi, làm mà không nói, nói mà không làm, có thể cứng Rule, có thể mềm, vô pháp vô thiên như cách Mao Trạch Đông.

Bí mật Trung Cộng và TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể là hai thông tin thâm cung bí sử của thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc tại nguồn tin của an ninh Mỹ qua thu thập của trang ABS. Theo nguồn tin này, thương gia Lệnh Hoàn Thành (Ling Wancheng) biến mất khỏi tầm mắt công chúng của vùng California năm ngoái sau khi người anh ruột Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), cựu viên chức cao cấp trong đảng cộng sản Trung Quốc bị bắt vì tội tham nhũng tại Trung Hoa. Lệnh Hoàn Thành đã tiết lộ những bí mật về chính trị và quân sự kể cả chi tiết về hệ thống vũ khí nguyên tử của Trung Cộng (TC) cho giới chức tình báo Hoa Kỳ FBI và CIA, từ mùa thu năm 2015 và được giữ bí mật vì tình báo TC tìm cách bắt giữ hoặc thủ tiêu ông. Cũng theo trang tin này, TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể, việc này đang làm sôi nổi những ý kiến chống đối liên quan đếp Pháp Luân Công và vai trò của Giang Trạch Dân.

Ngày 22 tháng 8 năm 2017, Đài VOA Hoa Kỳ có bài bình luận: “Tập Cận Bình sẽ được nâng lên ngang hàng Mao Trạch Đông?” cho hay: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận về việc đưa tư tưởng mang tên ông vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại cuộc họp kín của các lãnh đạo cùng các nguyên lão trong Đảng tại Bắc Đới Hà, các nguồn tin cho biết. Như vậy với động thái này, địa vị của ông Tập trong Đảng Cộng sản đã được nâng lên ngang hàng với cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, người duy nhất cho đến nay được ghi tư tưởng của mình vào Điều lệ Đảng tại Đại hội 7 hồi năm 1945.

Theo hãng truyền thông AsiaToday thì hội nghị Bắc Đới Hà hồi tuần trước “gần như chắc chắn” đồng ý đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng. Hãng truyền thông dẫn lời một số nguồn tin phương Tây ở Bắc Kinh cho biết quyết định này đã được thông qua mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối nào. Hãng tin AP cũng dẫn lời các nhà phân tích cho rằng ông Tập sẽ thực hiện điều này tại Đại hội 19. Nếu như việc này được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào cuối năm nay thì vị thế của ông Tập đã vượt qua những người tiền nhiệm của ông là các cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào…AsiaToday cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà năm này là hội nghị “của ông Tập, bởi ông Tập và vì ông Tập”.

Quyền lực của ông Tập Cận Bình đã và đang rất mạnh trước và sau đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2017). Hơn 1,3 triệu quan tham Trung Quốc ‘ngã ngựa’, Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 9 tháng 10 năm 2017 đưa tin: “Theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), chỉ trong vòng 5 năm qua, đã có hơn 1,343 triệu quan chức nước này bị trừng phạt vì tham nhũng. Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình đã phát huy hiệu quả, đem lại sự tin tưởng và hài lòng với nhân dân…THX dẫn báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm qua cho biết, tổng cộng đã có 1,343 triệu quan chức từ cao cấp tới cấp thấp bị trừng phạt do tội danh tham nhũng ở nước này 5 năm qua. Trong số đó, 648.000 là quan chức cấp thôn, xã liên quan đến các vụ tham nhũng quy mô nhỏ, tham nhũng vặt. Không dừng lại ở trong nước, Trung Quốc đồng thời phối hợp với quốc tế để truy lùng tội phạm tham nhũng qua chiến dịch “Sky Net” (Lưới trời). Tính tới cuối tháng 8/2017, đã có 3.339 đối tượng bị bắt tại hơn 90 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó có 628 là cựu quan chức. CCDI cho biết qua đó đã tịch thu lại 9,36 tỉ NDT (1,41 tỉ USD) cho nhà nước. Trong số 100 nghi phạm thuộc diện bị truy nã gắt gao theo danh sách của Interpol (tổ chức Cảnh sát quốc tế), 46 đã bị bắt. Do áp lực từ Bắc Kinh, số lượng các quan chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài đã giảm rõ rệt, từ 101 năm 2014 xuống 31 trường hợp năm 2015 và tới năm 2016 chỉ còn 19 trường hợp. Tờ Chinadaily cho biết thêm, để ngăn chặn tham nhũng, Trung Quốc đã ban hành bộ quy tắc 8 điểm, chỉ rõ các biểu hiện của suy thoái đạo đức, từ quan liêu, cửa quyền tới tiêu xài xa hoa, lãng phí. Cho đến cuối năm 2016, đã có 155.300 vụ việc vi phạm bị điều tra. Số liệu kiểm tra cũng cho thấy các vụ việc giảm dần theo từng năm: 78,2% vụ việc xảy ra trong năm 2013 và 2014, 15,1% trong năm 2015 và 6,7% trong năm 2016. Khảo sát của Cơ quan Thống kê quốc gia (NBS), 92,9% người dân Trung Quốc hài lòng với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, tăng 17,9% so với năm 2012. Ông Tập Cận Bình được xác định sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 trên cương vị Tổng bí thư trong 5 năm, từ 2017-2022. Một loạt “hổ” Trung Quốc bị đả trong thời gian vừa qua được bình luận là bước chuẩn bị cho Đại hội 19 của ông Tập. Tờ Straitstimes (Singapore) từng nhận định, ông Tập đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và không loại trừ khả năng nắm mở rộng quyền lực thêm một nhiệm kỳ nữa, vượt qua giới hạn 2 nhiệm kỳ theo Hiến pháp Trung Quốc hiện nay“.

Tập Cận Bình những chính sách lớn dường như đang phát huy tác dụng. Theo nhà báo Hiệu Minh ngày 19 tháng 10 năm  2017 trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ về bức tranh xuất nhập khẩu Trung Quốc Hoa Kỳ (1985-2017), với đường mầu xanh là Trung Quốc xuất sang Mỹ và đường mầu đỏ là Trung Quốc nhập từ Mỹ. Trung Quốc thắng lớn trong toàn cầu hóa, năm 2017 Mỹ nhập siêu 239 tỷ từ Trung Quốc so với năm 2016 là 347 tỷ đô la.  Mỹ bị thua thiệt kinh tế trong chiến lược toàn cầu. GDP Trung Quốc đạt 11 ngàn tỷ đô la năm 2016 chỉ đứng sau Hoa Kỳ với 18 ngàn tỷ, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Đông thì GPD của họ đã gấp 5 lần GPD của Việt Nam.

Tập Cận Bình những chính sách lớn là khá nhất quán từ ngày 18 tháng 10 năm 2010, khi ông giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương đến ngày 15 tháng 11 năm 2012 được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đến sau ngày 14 tháng 3 năm 2013, khi ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Năm năm qua, ông Tập đã liệt kê những thành tựu của Trung Quốc trong nhiệm kỳ (2012-2017) của ông: Về đối nội thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, chống tham nhũng khiến hơn một triệu quan chức bị xử phạt, hiện đại hóa quân đội, quyết liệt làm “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện; Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Ông kêu gọi các đảng viên “luôn gắn bó với người dân, dốc tâm trí xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Về đối ngoại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn, khởi xướng và thực thi chiến lược ‘liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’  “một vành đai, một con đường”, xử lý vấn đề biển Hoa Đông, lưỡi bò biển Đông, đưa tầu chiến áp sát cuộc tập trận NATO, trỗi dậy thách thức Mỹ về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế.

Trung Quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo của Tập Cận Bình đang rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời” mà đã bước ra vũ đài thế giới khẳng định Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu thế giới, theo giới quan sát. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc bước vào “thời đại mới” và cần đóng vai trò “trung tâm trên thế giới”, nhờ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và cho thấy có “lựa chọn mới” cho các nước. Ông phát biểu khai mạc Đại hội Đảng 19 với 14 điểm chính sách và ba trọng tâm.

Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập. Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình từ ‘Có lý, có lợi, đúng lúc’ đến ’14 điểm chính sách và ba trọng tâm’. (*) Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017) gồm có 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có: Tập Cận Bình,Lý Khắc Cường, Uông Dương, Lật Chiến Thư, Vương Hỗ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính, 7 ủy viên Ban Bí thư gồm có Vương Hỗ Ninh, Đinh Tiết Tường, Dương Hiểu Độ, Trần Hi, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Vưu Quyền; 25 ủy viên chính thức Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 gồm có: Đinh Tiết Tường,  Vương Thần, Vương Hỗ Ninh, Lưu Hạc, Hứa Kỳ Lượng, Lý Hi, Lý Cường, Lý Khắc Cường, Lý Hồng Trung, Dương Khiết Trì, Dương Hiểu Độ, Uông Dương, Trương Hựu Hiệp, Trần Hi, Trần Toàn Quốc, Trần Mẫn Nhĩ, Triệu Lạc Tế, Hồ Xuân Hoa, Lật Chiến Thư, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Hàn Chính, Thái Kỳ, Tôn Xuân Lan

Đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi thế giới. Trung Quốc và trật tự thế giới mới hậu Covid-19 đang thay đổi . Liên Hiệp Quốc rơi vào tình trạng mất trật tự sau 75 năm tồn tại. “Quyền lãnh đạo toàn cầu bị mất tích trong lúc thi hành nhiệm vụ – Global leadership is missing in action”, tờ báo Anh The Economist nhận xét. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa trừng phạt chưa từng có của Mỹ nhắm vào nhiều quan chức Trung Quốc  Mỹ đình chỉ tài trợ và đe dọa rời bỏ Tổ Chức Y Tế Thế Giới, quan tâm nhiều hơn đến việc đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch này.  Liên minh về công nghệ gián điệp giữa Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand đã được thiết lập. Mỹ áp đặt lệnh cấm liên quan 5 công ty công nghệ của Trung Quốc gồm Huawei, ZTE, Hytera Communications, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định tiếp tục chính sách nhất quán trong bài phát biểu của ông tại Davos năm 2017 bảo vệ thương mại tự do và hành động chung về biến đổi khí hậu, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc áp dụng Luật An ninh Quốc gia gây tranh cãi ở Hồng Kông, tiếp cận Tổ chức Thương mại Thế giới, tham gia G20, ký kết hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong khi Mỹ đã rút ra khỏi hiệp định này. Trung Quốc đưa ra các chính sách đối ngoại quyết đoán hơn bao giờ hết trong những tháng gần đây, tranh chấp mạnh hơn ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng bắng nhiều ngả, khi thế giới vẫn tập trung kiểm soát đại dịch. Nga thản nhiên giành lấy Crimée vùng tranh chấp với Ukraina, Liên Âu đàm phán căng thẳng suốt thời gian dài và mấy hôm nay tại Bruxelles vẫn không thể tìm được tiếng nói chung chấn hưng kinh tế châu Âu, trong khi Đức đồng tình với Ý, Tây Ban Nha và Pháp là các quốc gia thành viên bị Covid-19 tấn công mạnh nhất của khối và đang nóng lòng đợi gói kich cầu do  Liên Âu giúp đỡ, thì Hà Lan, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan lại chủ trương thắt lưng buộc bụng.

Tất cả những thông tin hé lộ, trong một chừng mực nào đó giúp cho sự nghiên cứu lịch sử đánh giá đúng tình hình. Dẫu vậy,  mọi suy đoán chỉ có tính cách tham khảo.Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia tiếng Việt, Wikipedia tiếng Anh và những bài nghiên cứu quốc tế về Trung Quốc được thu thập và đúc kết thông tin cập nhật liên quan bài viết này.

Suy ngẫm từ núi xanh Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và Những Suy tư từ sông Dương Tử góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Tư tưởng và đường lối chính trị của vị lãnh tụ này hiện còn là điều bí ẩn. Thế giới chỉ có thể suy đoán và hiểu người qua việc làm và dư luận. Năm năm qua (2012-2017) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đã xác định nhiệm kỳ 2 trên cương vị Tổng bí thư từ 2017-2022.

Peter Martin và David Cohen có bài viết : “ Mao and Forever: Xi Jinping’s Authoritarian Reforms” (Những cải cách độc đoán của Tập Cận Bình: theo Mao và mãi mãi theo Mao), người dịch Huỳnh Phan. Bài nghiên cứu giúp chúng ta một góc nhìn đối thoại. Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.

Hoang Kim: Reflections from the Green Mount, Beijing

Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh  (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.

Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình”  “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình)  (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Tập Cận Bình nối Tôn Trung Sơn liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn. Việt Nam tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi.

Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !

Việt Nam tự cũng cố, trầm tĩnh theo dõi sát, ứng phó chủ động thích hợp.

Hoàng Kim

Nguồn:
Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bìnhhttps://hoangkimvn.wordpress.com/2020/07/23/tu-mao-trach-dong-toi-tap-can-binh/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-mao-trach-dong-toi-tap-can-binh/. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-7/;

NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim to Martin Fregene

Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa”

(Remember to Africa friends near and far A good name and godly heritage is better than silver and gold. Love you home, leave the promised land. Involve yourself in the land of bloom)

Cám ơn GS Nguyễn Tử Siêm, PGS Dương Văn Chín (Chin Duong) anh Trần Quang Phước (Quang Phước Trần) đã đồng cảm chùm bài ‘Nhớ châu Phi” tiếp nối chuyên khảo Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam, Lúa sắn Việt Nam tới châu Phi, Chuyện trồng lúa ở châu Phi; Sắn Việt Nam đến châu Phi Mười hai ngày ở Ghana …. là những mẫu chuyện ký ức vụn mà tôi muốn tập hợp và biên tập lại

LÚA SẮN VIỆT NAM TỚI CHÂU PHI

Giáo sư Võ Tòng Xuân và tiến sĩ Tô Văn Trường dường như là những nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đầu tiên mang lúa Việt sang nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm ở châu Phi. Hình trên là Giáo sư Võ Tòng Xuân (bên phải) và tiến sĩ Tô Văn Trường trên ruộng lúa thực nghiệm lúa Việt Nam ở châu Phi. Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi dường như có một nhân duyên khó lý giải. Điều này giống như câu chuyện Cristoforo Colombo ngày 3 tháng 8 năm 1492 khởi hành từ Palos de la Frontera, Tây Ban Nha trong hành trình viễn dương đầu tiên của ông để khám phá ra châu Mỹ. Colombo đâu có ngờ rằng đó chính là bước đi đầu tiên của một sứ giả kết gắn Tân Thế Giới với Cựu Thế Giới của đầu thế kỷ 15. Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi là sự trãi nghiệm cuộc sống mà tôi may mắn là người được chứng kiến trong chặng đường đầu. Bài viết này chia sẻ các nhận thức về tầm nhìn, mục tiêu, nôi dung, giá trị kết quả và bài học

Tôi theo thầy Võ Tòng Xuân đến châu Phi với danh nghĩa là chuyên gia nông học “Dr. Cassava” và ý nghĩ “giúp bạn cũng là tự giúp mình”. Tôi thành tâm và tự nguyện dấn thân tiếp nối ý nguyện, việc làm của Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực, Bill Gates học để làm,…Họ là thầy bạn tốt đã đến châu Phi sớm hơn. Tôi thực lòng tin vào minh triết sống thung dung phúc hậu, thích vươn ra ngoài khi có cơ hội trãi nghiệm cuộc sống, dạy học và làm việc thực sự có ích, còn thì dành trọn phần lớn tâm sức và thời gian cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông học đến đồng bào Việt Nam ở vùng sâu vùng xa, thích đúc kết thực tiễn, văn hóa. Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Tôi được lôi cuốn vào việc được nhiều đợt ở châu Phi với các chương trình khác nhau là do may mắn và tình cờ.

“Bài học thực tiễn từ người Thầy” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gian nan của cây lúa Việt khi đến châu Phi. Đọc bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” của TS. Tô Văn Trường viết về giáo sư Võ Tòng Xuân là câu chuyên dài, một thuở đã tưng bừng trên báo mạng liên quan đến Huỳnh Kim, một cây bút cự phách của Đồng Bằng Sông Cửu Long và Sài Gòn tiếp thị, một Hoàng Kim Đồng Tháp Hai Lúa miền Tây và một Hoàng Kim Nông Lâm (là tôi) thầm lặng hơn, thích chuyên môn cây lương thực hơn, chỉ thỉnh thoảng ló dạng góp vui như bài Hoa điển điển và em Cao Nguyên, làm không ít bạn đọc lầm rằng đó là Hoàng Kim (Đồng Tháp), hoặc là Huỳnh Kim (cây bút vàng), ngay cả đối với những bạn bè thân.

Tiến sĩ Tô Văn Trường mail về bài Huỳnh Kim và chất vấn của Hoàng Kim Đồng Tháp: “Nhân đọc bài “Sang Châu Phi trồng lúa” đăng trên báo Sài gòn tiếp thị, tác giả Huỳnh Kim bức xúc, viết bài “Tại sao bỗng dưng nhẩy tưng sang Châu Phi lập liên doanh trồng lúa” đặt vấn đề rất cụ thể những nhà khởi xướng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cụ thể là Chính phủ Việt Nam phải trả lời thỏa đáng cho nông dân Việt Nam các câu hỏi : Việt Nam được lợi gì khi đầu tư trồng lúa ở Châu Phi? Và việc phát triển cây lúa ở Châu Phi có mất thị trường xuất khẩu gạo của nông dân Việt Nam, do tạo thêm cạnh tranh về xuất khẩu gạo hay không? Lợi đâu không thấy, có đâu mà thấy (?!). Nếu có thì quí vị hãy trưng ra. Tôi chỉ thấy toàn là tai hại cho nông dân Việt Nam, và nền kinh tế Việt Nam“.

Giáo sư Võ Tòng Xuân khi khởi sự trồng lúa giúp châu Phi, thầy cho rằng ”Giúp bạn cũng là tự giúp mình ! ”khác ý kiến của anh Hoàng Kim (Đồng Tháp). Tôi (Hoàng Kim Nông Lâm) thực sự ủng hộ quan điểm của thầy Xuân vì thật ra đây là vấn đề an sinh xã hội. Thầy Norman Boulaug nhà nhân đạo và khoa học nông nghiệp, cha đẻ cách mạng xanh từng nói “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”. Tôi liên tưởng đến “Chuyện bếp gas nhiên liệu sinh học”, hiện đã là tiến bộ kỹ thuật rộng lớn tại Nigeria. Nó được gợi mở ý tưởng qua học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam. Các đoàn chuyên gia dầu khí và nghề sắn của châu Phi đã đến Việt Nam. Họ thăm ruộng sắn và nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, thăm thu hoạch sắn và học trên đồng cùng nông dân và sinh viên, họ cũng đến thặm gia đình chúng tôi. Tôi ủng hộ hợp tác Nam Nam “gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam”. Tôi ủng hộ đến Châu Phi cùng học tập và chia sẻ trãi nghiệm thực tế . Khi bạn hữu quý trọng và tín nhiệm mình, nếu ngại khó ngại khổ mà thoái lui thì chính mình tự hổ thẹn mình là không xứng đáng làm một người bạn.

Thầy Võ Tòng Xuân cùng chúng tôi mạnh mẽ chuyển tới các bạn châu Phi thông điệp: Gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam. Việt Nam và Châu Phi hợp tác Nam Nam lan tỏa Con đường lúa gạo Việt Nam. Các nước Tây Phi và Việt Nam điều kiện sinh thái cùng trên một nền khí hậu nhiệt đới là hoàn toàn tương tự nhau dễ dàng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cây trồng và thâm canh phù hợp. Lúa gạo là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới, sản lượng đứng sau ngô và trước lúa mì. Gạo là lương thực ổn định thân thiết và không thể thay thế ở châu Phi, đặc biệt là ở Tây Phi, nơi mà những năm gần đây mức tiêu thụ gạo trong gia đình người dân vùng Tây Phi đang tăng lên đáng kể do thu nhập đời sống, gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa.

Lúa Sắn ở nhiều nước châu Phi là cây lương thực chính. Bài học lúa sắn và chén cơm thường ngày của người dân là ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khách đến thăm châu Phi. GMX Consulting đang mở rộng tư vấn từ Lúa, Sắn đến Cá, Rau xanh. Đó thực sự là một câu chuyện dài. Tôi tạm đưa lên một ít hình về câu chuyện “Cassava in Ghana: Save and Grow” có nhiều thông tin liên quan về lúa và Dr. Rice Võ Tòng Xuân.

Vùng Tây Phi là một khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất toàn cầu trong khi Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tây Phi mỗi năm đang chi 3 tỷ đô la Mỹ cho sự nhập khẩu gạo. Châu Phi là vùng tiềm năng cho sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ gạo lớn hơn, như Nigeria và Ghana vẫn đang trong khoảng 30- 40kg so với hơn 100kg ở các nước như Sierra Leone, Guinea and Liberia. Chuyên môn lúa Việt Nam là đáng tin cậy Tốc độ tăng năng suất lúa gạo Việt Nam (1975-2014) vượt 1,73 lần so với tốc độ tăng năng suất lúa gạo bình quân chung của toàn thế giới. Năm 2015, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam là 7,83 triệu ha, tổng sản lượng lúa đạt 45,22 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn, tăng 5,8% so với năm 2014.

Việt Nam đã được một trong 3 nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong 25 năm qua. Quá trình chuyển đổi của Việt Nam đến một nước xuất khẩu gạo hàng đầu của những năm gần đây đã sản sinh ra nhiều chuyên gia lúa gạo, hạt giống phù hợp, thủy lợi và phát triển các kỹ thuật mà có thể được triển khai tới châu Phi. Trong chuỗi giá trị hàng hóa từ cây lúa đến hạt gạo đến chén cơm ngon có biết bao những vấn đề bức xúc , niềm vui, nổi buồn và những vấn nạn.

Trăm nghe không bằng một thấy. Việt Nam Châu Phi xa mà gần. Tôi thực sự được trãi nghiệm và thấm thía sâu sắc những bài học thực tiển về bảo tồn và phát triển.

CHUYỆN TRỒNG LÚA Ở CHÂU PHI

Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.

Giáo sư Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“. Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.

Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này? Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.

Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”

5 bước kế hoạch phát triển lúa: kinh nghiệm của tiến sĩ Lúa (Giáo sư Võ Tòng Xuân) là: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm. 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật thích hợp sinh thái (về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,…) 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo của nông dân địa phương châu Phi với hướng dẫn thực hành của nông dân trồng lúa có kinh nghiệm Việt Nam.

Kết quả mà nhóm chuyên gia do GS Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa (giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua) đạt 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.

Nhiều nông dân ĐBSCL đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường – Cẩm Tú – B.T đăng trên dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này:

“…cách đây khoảng 5 năm (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. “Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .

…“Tại Liberia, PGS – TS Dương Văn Chín – Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.

Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS – TS Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”

“Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique, Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”

SẮN VIỆT NAM ĐẾN CHÂU PHI

Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.

Năm 2003, tiến sĩ Hoàng Kim may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam.

Sắn Việt Nam năng suất củ tươi năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.

Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 chú trọng nông nghiệp.

Các chuyên gia sắn CIAT Ấn Độ Châu Phi Châu Á Châu Mỹ Latinh Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Thành tựu công việc trên đồng ruộng đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển.

Thành tựu và bài học sắn Việt Nam đang được chia sẻ với châu Phi. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong quản lý của chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” (*) vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế cho “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc.

MƯỜI HAI NGÀY Ở GHANA
Ghana thứ Hai ngày 30 tháng 6

CNM365. Ngày 30 tháng 6 năm 1337 là ngày sinh của Trần Duệ Tông hoàng đế thứ 9 thời nhà Trần, là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền. Trần Duệ Tông hoàng đế có lòng dũng cảm, mong muốn chấn hưng Đại Việt và trấn áp kẻ thù nhưng vì ông quá nóng vội nên bại trận. Thế nước Đại Việt suy kém sau trận thua lớn ở Đồ Bàn, những người kế vị đều vô tài nên nhà Trần ngày càng suy, cho đến năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần . Ngày 30 tháng 6 năm 1894, Cầu Tháp Luân Đôn được khánh thành, cầu bắc qua sông Thames đoạn chảy qua thủ đô của Anh Quốc. Cầu Tháp Luân Đôn (Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua), nằm liền với Tháp Luân Đôn, (là cung điện và pháo đài của Nữ hoàng, Di sản thế giới của UNESCO) tạo thành quần thể biểu tượng nổi tiếng của thành phố Luân Đôn và nước Anh. Ngày 30 tháng 6 năm 1905, Bài viết “Zur Elektrodynamik bewegter Körper” giới thiệu thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein được tiếp nhận và xuất bản sau đó. Ngày 30 tháng 6 năm 1908, Một vụ nổ lớn xảy ra gần sông Trung Tunguska thuộc khu vực Siberi của Đế quốc Nga, sự kiện có tác động lớn đối với Trái Đất. Đây có thể đã được gây bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 kilômét trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 megaton TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Hoa Kỳ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 kilômét vuông, có tác động lớn đối với Trái Đất. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 6: Nhà Trần trong sử Việt; Nhớ Châu Phi.

Sáng nay, tôi thức dậy sớm để kịp hoàn thiện báo cáo Sắn ở Ghana bảo tồn và phát triển (Cassava in Ghana: save and grow). Tôi xem lại power point, bổ sung và hiệu đính rõ các nguồn trích dẫn, sắp xếp dàn bài phát biểu và trình chiếu ở các thời lượng 5, 10, 15 phút , dự kiến các câu hỏi và nội dung cần trao đổi.

9 giờ NaNa và Jinny đón tôi đến làm việc với Bộ Thương Mại và Công nghiệp, ngài E.K. Smith cùng với hai trợ lý của ông. Ông trao đổi kỹ và sâu. Báo cáo được quan tâm đặc biệt và ông ngỏ ý muốn tiếp cận và có bản sao về các thông tin chi tiết vừa trình bày. Tôi trao đổi với Jinny và anh Quân (ở Anh) để tăng cường mối quan hệ hợp tác. Cassava in Ghana: Save and Grow

Buổi chiều chúng tôi đến làm việc với các Tổ chức Quốc tế về tài chính, tư vấn, nghiên cứu sản xuất kinh doanh và phát triển ngành hàng sắn ổn định bền vững tại châu Phi và Ghana. Tôi có thêm những người bạn mới của Ghana và nhiều nước.

Xa Tổ Quốc, làm việc hướng thiện và nhân đạo, tôi càng xúc động bởi lời ca Chúng ta là cả thế giới We are the world bài ca sống mãi với thời gian của thiên tài ca nhạc Michael Jackson. “Khi bạn cảm thấy lạc lõng và suy sụp. Không một chút hy vọng hay ước mơ. Nhưng nếu bạn tin tưởng, Chúng ta sẽ không bao giờ gục ngã. Nào, nào, nào, hãy nhận ra rằng. Sự thay đổi chắc chắn sẽ đến . Khi chúng ta sát cánh bên nhau.” “Chúng ta là cả thế giới. Chúng ta là lớp trẻ. Chúng ta là những người làm ngày mai tươi sáng hơn”.

Một ngày mới đi qua với nhiều hiệu quả và niềm vui.

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
HTNhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung.. Bài học mới mỗi ngày, mời đọc tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

Luyện nghe hiểu tiếng Trung

Video link 22 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/H18KOSJ5dtA

Video link 22 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/092ItPCwStk

Video link
21 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 5
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 4https://youtu.be/fCzGHiFpFaQ
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3https://youtu.be/BhicMKFO8P0
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/UhPLIo2VV_Y
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/9HO6iHUM

Video link 20 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 4 https://youtu.be/1qxbknLvzgE
Video link 20 7 2022 HTN Hanyuxuexi
https://youtu.be/a6sXMCmHQ7c
Video link
20 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/Py7DtN-a00Y
Video link
20 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/5qyHWUA_Gpo
Video link 19 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 5
https://youtu.be/SssR8SXo1o4
Video link
19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 4https://youtu.be/CU1Gqc1V1Pw
Video link 19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3
https://youtu.be/QDmjuljvS_A
Video link
19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/XLkWPWaIxTU
Video link
19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/Imc0mJxQ1vQ
xem tiếp
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

VIỆT NAM HỌC 越南社会经济和文化概述
Hoang To Nguyen et al. 2022#vietnamhoc#cnm365#cltvn#Disanthegioitaivietnam#Vuonquocgiavietnam#Nongnghiepsinhthaiviet#Ngônnguvanhoaviet#Thungdung
#HTN#Quoccongdaolamtuong#Minhtriethochiminh#Tietcheducdungnhan

HoNuiCoc05

TIẾT CHẾ ĐỨC DỤNG NHÂN
Hoàng Kim

Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Lời dặn của Thánh Trần là tinh hoa trí tuệ Việt. Tiết Chế là căn bản của đức dụng nhân. Quốc Công là người đứng đầu đạo làm tướng. Ảnh Đền Thờ Mẫu Thượng Ngàn (đầu trang) là bài học quý giá Việt Nam. Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu với thời gian. Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trần Nhân Tông.

Nhà Trần trong sử Việt
Thái Tông và Hưng Đạo
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người

Kế sách một chữ Đồng
Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Trần Thánh Tông minh quân

Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Trần Khánh Dư vẹn kiếp
Ăn cháo nói Càn Khôn

Đặng Dung thơ Cảm hoài
Đào Duy Từ còn mãi
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Mai Hạc vầng trăng soi

Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời


xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tiet-che-duc-dung-nhan

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO
Hoàng Kim
Thái Tông, Hưng Đạo, Nhân Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt trong kho tàng tinh hoa trí tuệ nhân loại. Vua Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì vua được trả lời đó là dãy núi Yên Phụ của vòng cung Đông Triều Nham Biền Trường Thành trấn Bắc, địa linh thế hiểm non sông Việt ‘ Thái bình tu nổ lực. Vạn cổ thử giang sơn” (Thái bình nên gắng sức. Non nước ấy vạn xuân). Đức vua Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử nơi Cư trần lạc đạo làm chốn an nghĩ của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân và thiên tài lưu dấu thật lạ lùng và sâu sắc nơi đất Việt. xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thai-tong-va-hung-dao/

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được sử gia so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là một trong những vị vua giỏi nhất Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường nước Trung Quốc sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với Trần Thái Tông vua Việt Nam thì vua Việt được người đời thích hơn.

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống đối Trần Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Nhưng vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho ngay cả Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra câu chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái dị và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa kết duyên với Nhân Đạo Vương mà không sợ cái chết “to gan cướp vợ người” trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, tự chọn cái chết mà bất chấp lệnh vua cha gả con và làm đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của vị quan đầu triều Trần Nhân Đạo Vương.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con trai của Trần Liễu là kẻ tử thù đang rất hận mình và chính người con đó đang “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình” . Vua chủ động tác thành cho Thiên Thành và Quốc Tuấn nên đôi vợ chồng đã kết lương duyên hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng Trần Quốc Tuấn, một phép thử đổi bằng chính tính mạng mình. Vua minh quân Trần Thái Tông đã giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài hiếm có muôn thuở. Trần Quốc Tuấn là người sau này làm Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương nhà chính trị quân sự ngoại giao kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thưở đó. Người là một trong mười vị danh tướng nổi tiếng thế giới mọi thời đại.

Chuyện lạ thật hiếm có !


Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi Lời dặn lại của Đức Thánh Trần.

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người tôn thất họ Trần. Ông sinh tại kinh đô Thăng Long, quê quán thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh.

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời, xứng đáng là một minh quân tuyệt thế, lại được Lý Chiêu Hoàng rất yêu mến quý trọng nên ông đã dám đám đặt cược việc làm vua của cháu với họa diệt tộc Trần để sắp đặt hôn nhân Trần Cảnh với Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện khai sáng nhà Trần chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi vua. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai Trần Quốc Khang được 3 tháng. Thái sư Trần Thủ Độ năm 1237 nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Liễu căm phẫn chống đối và vua Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Vua Trần Thái Tông sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy không thể không xử lý thời biến khi cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong để cướp nước ta. Vua Trần Thái Tông đã đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”, chấp nhận quay trở về. Vua Trần Thái Tông đã chấp nhận sự dấn thân “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”, thuận sự kiến nghị của Triều đình.

Vua Trần Thái Tông sau này truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con đích (hàng thứ hai sau Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn) vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để làm Thái thượng hoàng. Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi vua hiệu Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do sự chính danh phận đã sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa tu tập tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó Trần Liễu dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình buông bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện trở thành một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc ông trở về kinh đã sớm được Trần Thái Tông phát hiện quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua Thái Tông đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám lấy tính mạng của mình làm liều như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn trong câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên, những trang binh thư kiệt tác muôn đời, và ba đỉnh cao vọi của trí tuệ nhân loại.

xem tiếp: Thái Tông và Hưng Đạo https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thai-tong-va-hung-dao/ Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim

Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”.

Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
* (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Thiên Thành công chúa là phu nhân của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn qua đời vào ngày 28 tháng 9 năm 1288 ít lâu sau thắng lợi quân Nguyên Mông. Bà được thụy phong là Nguyên Từ Quốc mẫu, ngang với Linh Từ Quốc mẫu (là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, là là mẹ ruột của Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu).

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

 

Bảy phép sau đây để biết người

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

 

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;

Sách nói Tôn Tử Binh Pháphttps://youtu.be/4LQ2wD2PZJs

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp.

DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ

Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”.

( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự.

Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép.

Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng …

Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

* (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim
Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011)
https://thungdung.wordpress.com/yentu/

SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH

Thương nước biết ơn bao người ngọc (*)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt
Ân tình lưu mãi những dòng sông.

(*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…
(Trần Nhân Tông)

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN

“Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi.

Dấu xưa Đêm Yên Tử
Thơ Thiền Trần Nhân Tông
Lên non thiêng Yên Tử
Sông núi lưu ân tình
Tìm về đức Nhân Tông
Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên

Bạch Ngọc
tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1)
ảnh Chùa Bửu Minh

Tài liệu trích dẫn

TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308):
MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ
biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp
(Nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/)

“Nhà ta vốn là dân hạ bạn
đời đời ưa chuộng việc hùng dũng”
Trần Nhân Tông

Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu.

Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam.

1- Con người và sự nghiệp

(a) Bản chất con người

Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ.

Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân.

(b) Tư cách lãnh đao

Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn.

Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần:

– Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không?

Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng:

– Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến!

Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng:

– Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế!

Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay

– Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi.

Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng:

– Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa.

Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen:

– Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao?

Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước.

Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ.

(c) Cách cư xử người

Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân.

Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng:

– Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân?

Hưng Đạo Vương tâu rằng:

– Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã ­tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng.

Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên.

Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế.

Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội.

(d) Trị nước

Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”.

Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau:

Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.”

Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại.

Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên :

” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “

Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện

(e) Trung hiếu và gia huấn

Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách.

Trượng vệ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông ..

(Qua nghìn cửa chào nghiêm túc,
Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..)

Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn.

Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu?

Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa.

2- Xuất thế và thơ văn

Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân.

Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có.

Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng”

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ song song phi hạ điền

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng chiều dường có lại dường không
Mục đồng sáo vẵng trâu về hết
Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng)

Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông.

Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt tình thân hữu anh em của hai dân tộc Việt-Chiêm. Ông đề nghị với vua Trần Anh Tông kết hợp con gái Nhân Tông (tức em gái Trần Anh Tông) là công chúa Huyền Trân với vua Chiêm Thành. Cả Chiêm Thành, từ sự kính trọng đối với một đạo sĩ hiền tài này, đã hoan hỷ chấp nhận. Vua Chiêm là Chế Mân (Jaya Sinhavarman III mà trước đây là thái tử Harijit đã cùng đồng minh Đại Việt chống quân Nguyên đổ bộ ở Chiêm Thành) đã tặng Đại Việt hai châu Ô và châu Rí trong cuộc hôn nhân lịch sử này. Nhưng tiếc thay sau khi Chế Mân và Trần Nhân Tông mất, chiến tranh lại tái diễn giữa hai dân tộc.

Năm 1308, Thượng hoàng Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử. Sư Pháp Hoa thiêu xác ông, nhặt hỏa cốt và hơn ba ngàn hạt xá lị để vào hộp, mang về chùa Từ Phúc ở kinh sư.

Mùa thu năm 1310, linh cửu chứa hỏa cốt Thượng hoàng được rước về chôn ở làng Quý Đức, Phủ Long Hưng (Thái Bình). Khi nghe tin ấy, cả nước đều muốn tiễn linh cửu người Việt hiền tài này lần cuối cùng. Trước hết, tạm quàn Nhân Tông ở điện Diên Hiền, khi sắp phát dẫn, đã đến giờ rồi mà quan liêu dân chúng đứng xem đầy khắp cung điện, ngay cả tể tướng cầm roi xua đuổi mà cũng không thể giản ra được. Vua cho gọi Trịnh Trọng Tử đến bảo rằng: “Linh cửu sắp phát dẫn mà dân chúng đầy nghẽn như thế này thì làm thế nào ?”. Trọng Tử là người có tiếng là nhiều tài năng trí xảo nhất Thăng Long và cũng rất giỏi về âm nhạc. Trọng Tử lập tức đến thềm Thiên Trì gọi quan Hải khấu và quan Hổ dực do Trọng Tử trông coi đến ngồi la liệt ở thềm, sai hát mấy câu hát Long Ngâm. Mọi người đều ngạc nhiên, kéo nhau đến xem, cung điện mới giãn người, linh cửu mới rước đi được. Long Ngâm khúc là một lối hát vãn, giọng bi ai, nghe rất cảm động … Suốt mấy ngày ấy từ Thăng Long đến Thái Bình, Long Ngâm khúc của cả nước theo linh cửu của ngài đến nơi an nghĩ cuối cùng.

Một ngôi sao sáng đã vụt tắt trên bầu trời nước Đại Việt. Mặc dầu thể xác ông không còn và đã tan thành tro bụi như ông muốn, nhưng hồn ông vẫn còn trong lòng dân tộc Việt.

Lời bạt:

Trong lịch sử trên thế giới rất hiếm người tài vừa là vua trị vì vừa là một hiền triết. Văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị an độ nhân dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations”. Ở phương đông hơn mười hai thế kỷ sau có Trần Nhân Tông, cũng một minh quân, sáng lập trường phái thiền Trúc Lâm Việt Nam với các tác phẩm thiền “Khoá Hư lục”(1), “Thiền lâm thiết chủy ngữ lục”, “Tăng già toái sự” (5) không kém sâu sa.

Thiền Trúc Lâm Yên tử tuy không còn, nhưng dư âm vẫn còn vọng: cuối thế kỷ 18, Ngô Thì Nhậm mong tái lập lại dòng thiền này với tác phẩm “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, gần đây chùa Trúc Lâm ở Đà Lạt là một cố gắng mong muốn khôi phục dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hoàng thành cổ Thăng Long nay đã được khám phá, một ngày nào đó tôi hy vọng là điện Diên Hiền sẽ được hồi phục. Nguời người sẽ được đến tận nơi vua làm việc, đãi yến, nơi linh cửu vua tạm quàn, hình dung cảnh quan và tưởng nhớ mùi hương thiền toả ngát sáu trăm năm mươi năm trước và tưởng tượng trở lại thời vàng son của thiền Việt Nam với minh quân Trần Nhân Tông. Núi Yên Tử giờ đã có cáp treo, nhưng đi hành hương đường dốc bộ vẫn là tốt nhất theo dấu chân của Thượng hoàng Nhân Tông.

(1) Theo Thiều Chửu và một số nhà nghiên cứu cho là Trần Nhân Tông là tác giả “Khóa hư lục” chứ không phải Trần Thái Tông

Tham khảo

(1) Đại Việt Sử Ký toàn thư, Quyển 5 và 6, Kỷ Nhà Trần, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 1993

(2) Khuyết danh, Thiền uyển tập anh, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990

(3) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận,
http://www.quangduc.com/lichsu/17vnpgsuluan.html

(4) Tạ Ngọc Liễn, Vài nhận xét về Thiền Tông và phái Trúc Lâm – Yên Tử đời Trần, Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (175), tháng 7,8/1977, p. 51-62

(5) Nguyễn Duy Hinh, Yên Tử – Vua Trần – Trúc Lâm, Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (173), tháng 3,4/1977, p. 10-21. — tại
Đỉnh Thiêng Yên Tử – Chùa Đồng

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tiet-che-duc-dung-nhan/

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Bài ca nhịp thời gianhttps://youtu.be/_Bs4XcVufqY

Vuonxuan

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
KimYouTube

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16032
Nhập ngày : 23-07-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007