Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 912
Toàn hệ thống 2408
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 7
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Thái Tông và Hưng Đạo; Nhà Trần trong sử Việt; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Bài ca nhịp thời gian; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Châu Mỹ chuyện không quên; Machu Picchu di sản thế giới; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Đồng Xuân nắng Thái Dương; Ngày Simón Bolívar người giải phóng Nam Mỹ tại Bolivia, Colombia, Ecuador và Venezuela, để kỷ niệm ngày 24 tháng 7 năm 1783 là ngày sinh của Simón Bolívar người công đầu giành độc lập cho sáu nước Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador, Peru, Bolivia thoát khỏi ách thực dân Tây Ban Nha  (ông chết năm 1830). Ngày 14 tháng 7 năm 1911 vùng Machu Picchu ở Peru di sản  thế giới UNESCO “thành phố bị lãng quên của người Inca“ đã được nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham III  tái khám phá. Ngày 14 tháng 7 năm 1968, 10 nữ thanh niên xung phong đã bị bom Mỹ vùi ở Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) sự kiện nổi bật hay nhắc tới trong chiến tranh Việt Nam  Bài chọn lọc ngày 24 tháng 7: #vietnamhoc, #Thungdung; Thái Tông và Hưng Đạo; Nhà Trần trong sử Việt; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Bài ca nhịp thời gian; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Châu Mỹ chuyện không quên; Machu Picchu di sản thế giới; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Đồng Xuân nắng Thái Dương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-7/;

BÌNH MINH AN NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Thanh nhàn đời vui khỏe
Tỉnh thức lộc Trời ban
Nắng ban mai đầy cửa
Ngày mới bình minh an.

Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Bình minh an ngày mới
Bà cháu vui nấu cơm
Ông con say dạy học
Suối nhạc lòng ngân nga

Vui khỏe cùng trẻ thơ …

Chùm ảnh gia đình Bình Minh An Ngày Mớihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/binh-minh-an-ngay-moi/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

*

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

ĐỒNG XUÂN NẮNG THÁI DƯƠNG
Hoàng Kim


Gió lang thang đồng rộng
Bốn mùa đắp đổi luân phiên
Mưa nắng tóc xanh điểm bạc
Đời thinh lặng an nhiên

Đồng xuân mùa chuyển đổi
Thơ nói hộ lòng mình
Mưa về trời dịu mát
Cây mầm bật chồi xanh

Lạy trời mưa nắng đủ
Đồng xuân cần thái dương

ĐÊM NAY LÀ TRĂNG RẰM
Hoàng Kim

Em đi chơi cùng Mẹ
Đêm nay là trăng rằm
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

ĐỒNG XUÂN LƯU DẤU HIỀN
Hoàng Kim


Thân thiết một người hiền cũ
Tháng năm nhanh thật là nhanh
Tùng Châu, Hoài Nhơn, Phụng Dụ
Dừa xanh, sắn biếc tâm hồn

Cứ nhớ thương thầm dấu cũ
Dòng đời đâu dễ nguôi quên
Chuyên “Đào Duy Từ còn mãi”
Đồng xuân lưu dấu người hiền

Một giấc mơ lành hạnh phúc
Tùng Châu, Châu Đức, Đào Công
Một góc vườn thiêng cổ tích
Lời thương thăm thẳm giữa lòng

Hoàng Kim đã về dâng hương tưởng nhớ Đào Duy Từ ở đất Tùng Châu xưa. Tôi lần tìm theo những trang ghi chép cũ để thấu hiểu sự nhọc nhằn khởi nghiệp của bậc anh hùng và để thấy dấu ấn cùng với những ảnh hưởng lớn lao của Đào Duy Từ đối với mảnh đất này. Tôi đã may mắn  thăm  Đình Lạc Giao, Lũy Thầy và các nơi để chứng ngộ công đức của Người và cảm nhận. Cám ơn gia tộc Đào Duy, phó giáo sư Đào Thế Anh, giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Lê Văn Tố, phó giáo sư sử học Trương Minh Dục, thầy Dương Duy Đồng, thầy Nguyễn Minh Hiếu, em Nguyễn Thị Trúc Mai, em Phạm Văn Ngọc, một số người đã trực tiếp chứng kiến các khảo sát điền dã nông nghiệp lịch sử của tôi đã gợi ý cho tôi tiếp tục hoàn thiện bài viết này.

Tài liệu tham khảo chính

1) Đào Xuân Hưng 2010. Họ Đào Việt Nam
http://hodaovietnam.com/home
2) Nguyễn Khắc Thuần 2012. Giai thoại dã sử Việt Nam; Nhà Xuất bản Giáo dục
3) Trần Trọng Kim 1921 Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin 1999;
4) Trịnh – Nguyễn diễn chí, quyển 2;
5) Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Định
http://www.baobinhdinh.com.vn;
(TS. Đinh Bá Hòa 2012.
Gia thế Đào Duy Từ qua hai cuốn gia phả, Trong: Báo Bình Định, http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2012/2/122623). Cuốn thứ nhất chép năm Tự Đức 30 Đinh Sửu (1872) và cuốn thứ hai chép năm Thành Thái thứ 3, vào tháng 2 năm Tân Mão (1891)… Về nội dung, hai cuốn gia phả đều chép giống nhau về các đời của họ Đào, trong cùng một khung niên đại, từ đời viễn tổ Đào Duy Trung đến mốc soạn tu gia phả. Bản năm Tự Đức bị mất một số trang phần liệt kê các chi phái. Bản Thành Thái do trùng tu trên cơ sở của bản trước nên văn phong sáng sủa, ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ hơn… Về lai lịch họ Đào, kể từ Đào Duy Từ và vợ ông là Cao Thị Nguyên trở về trước, cả hai bản đều ghi là ở Thanh Hóa. Về vợ Đào Duy Từ, sử sách về ông đều chép, ông được khám lý Trần Đức Hòa gả con gái cho. Vậy nên có cơ sở để nói rằng Đào Duy Từ có hai vợ. Về bà Cao Thị Nguyên, gia phả họ Đào ghi bà là vợ Đào Duy Từ. Về bà Trần Thị (không nói rõ tên) cả chính sử và dã sử đều chép là vợ của Lộc Khê hầu. Ở Hoài Nhơn, cách đền thờ Đào Duy Từ 300 m có đền thờ bà Trần Thị, trước cổng đề biển “Quốc ông phu nhân tự”... Đối chiết tài liệu gia phả do TS. Đinh Bá Hòa cung cấp với dã sử và khảo sát thực tế cần xác định rõ thêm người vợ Trần Thị của Đào Duy Từ và gia tộc khám lý Trần Đức Hòa, để rõ thêm con cái và hành trạng hai người vợ  của ông.  Con cháu họ Đào cũng cho biết, không hiểu từ bao giờ tại vùng này, trai gái hai họ Trần và Đào không được lấy nhau mà coi nhau như anh em ruột thịt. Hiện nay tục này vẫn giữ tuy không còn nghiêm ngặt.Theo hai bản gia phả, bà Cao Thị Nguyên là vợ của Đào Duy Từ… Đào Duy Từ và vợ cả đều là người Tĩnh Gia – Thanh Hóa. Ông lấy bà Cao Thị Nguyên trước khi vào Đàng Trong. Tài liệu chính sử và dã sử đều ghi Đào Duy Từ vào Đàng Trong năm 1625, lúc này đã 53 tuổi. Năm 1627, Đào Duy Từ gặp Trần Đức Hòa, được ông gả con gái và tiến cử lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên… Các tài liệu ghi năm 1631 Đào Duy Từ gả con gái cho Nguyễn Hữu Tiến, tuy không nói rõ con bà vợ nào nhưng chắc chắn là con bà Cao Thị Nguyên. Tài liệu cũng chép, bà Cao Thị Nguyên không theo ông vào Đàng Trong mà ở quê nhà trông coi phần mộ cha mẹ Đào Duy Từ, ông chỉ mang các con vào sau khi đã thành danh. Vậy mộ song thân Đào Duy Từ và bà vợ họ Cao được đón vào lúc nào cần được tìm hiểu rõ hơn.
6) Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình
http://www.quangbinh.gov.vn ;
7) Trang thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa
http://www.thanhhoa.gov.vn
8) 
Đào Duy Từ (chuyên luận Hoàng Kim)  đã bổ sung, chỉnh sửa , hiệu đính nhân ngày 17 tháng 10 âm lịch năm 2015, và đăng lại ở CNM365
9)
Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ.

DenThanSonnhoDaoDuyTu

Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ (*)

10) Tư liệu cần đọc lại
Đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ
Đào Duy Lộc; Đào Duy An

Đền thờ là công trình kiến trúc nhằm thờ một vị thần hoặc anh hùng dân tộc hoặc danh nhân quá cố. Từ đường là công trình kiến trúc nhằm thờ tổ tiên của họ nào đó. Từ đường còn gọi là nhà thờ họ. Trong lịch sử có vị danh nhân mà vua chúa vừa cho lập đền thờ vừa cho xây từ đường, đó là Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.

Đền thờ Đào Duy Từ

Đào Duy Từ sinh năm 1572 tại Thanh Hóa; tộc phả và sử liệu không ghi ngày sinh và tháng sinh. Lận đận “lý lịch” và ẩn nhẫn chờ thời cho đến năm 1627 ông mới phò Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, giữ chức Nha uý Nội tán, tước Lộc Khê hầu, trông coi việc quân cơ trong ngoài và tham lý quốc chính.

Kế sách ông dâng Chúa Sãi ngay buổi đầu diện kiến gồm 5 điểm chính sau: (1) Thống nhất giang sơn: Ông khuyên Chúa Sãi nên nối nghiệp Tiên Vương Nguyễn Hoàng diệt Chúa Trịnh để thống nhất sơn hà. (2) Mở mang bờ cõi: Đánh chiếm Chiêm Thành để mở mang bờ cõi phương Nam, làm thành một nước rộng lớn hơn Đàng Ngoài của Chúa Trịnh. (3) Phát triển dân số và dân sinh: Chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang để sản xuất nông nghiệp; trước là có nhiều thóc gạo làm lương thực, sau là có nhiều người để tăng quân số. Giảm bớt sưu thuế cho dân đỡ khổ, nâng cao đời sống của dân, giúp đỡ họ làm ăn cày cấy, buôn bán. Mở nhiều trường học, ra lệnh cho mọi người đều phải đi học, dân có biết chữ mới biết yêu nước thiết tha. Làm được như thế dân không bị áp bức, lại được sống sung túc thì bao giờ cũng tận tâm phò Chúa. (4) Chỉnh đốn nội trị: Chọn người tài giỏi có công tâm không kể thân sơ ra giúp nước còn những kẻ tham nhũng thì trừng phạt và thải hồi. (5) Xây dựng quân đội: Muốn cho quân đội hùng hậu phải mộ thêm lính, xây đắp đồn lũy, huấn luyện cho quân lính có tinh thần, có kỷ luật.

Chỉ vỏn vẹn 8 năm phò Chúa Sãi từ 1627 đến 1634 nhưng Đào Duy Từ đã khắc hoạ hình ảnh đặc dị một người thầy của Chúa Sãi, một học giả, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, là người góp phần định hình được nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong.

Ông mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Tuất (1634). Chúa Sãi thương tiếc khôn nguôi, tặng Hiệp mưu Đồng đức công thần, Đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh Lộc đại phu, Thái thường Tự khanh, cho đưa về mai táng và sai lập đền thờ phụng tại xã Tùng Châu mà nay là thôn Cự Tài, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Xã Tùng Châu đến đời Gia Long được chia làm 9 thôn là Cự Tài, Phụng Du, Tấn Thạnh, Tân Bình, Phú Mỹ, Hội Phú, Phú Thọ, Cự Nghi và Cự Lễ mà trong đó có đền thờ, đình Tùng Châu tại thôn Cự Tài và lăng (mộ) tại thôn Phụng Du. Đây là 3 địa danh lịch sử bất di bất dịch chính thống xứ Đàng Trong gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Từ.

Hiện nay 9 thôn trên thuộc địa giới hành chính của hai xã Hoài Phú và xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công-Đệ nhất Khai quốc công thần Đào Duy Từ do Chúa Sãi cho xây dựng như đã chép trong Đại Nam Liệt truyện Tiền biên bằng kinh phí nhà nước Đàng Trong bấy giờ và việc thờ phụng cũng do Nhà nước tổ chức. Từ đời Gia Long trở đi đền thờ được liệt vào “Điển thờ của Nhà nước”, có tự điền tự phụ và hằng năm đến ngày 17 tháng 10 âm lịch là ngày húy kỵ (chánh giỗ) của ông thì quan đầu tỉnh đến dâng lễ tế gọi là quốc tế. Đền thờ bị hư hại trong chiến tranh, sau đó đã được con cháu xây dựng lại.

Hiện tại trong đền thờ còn một thần vị bằng gỗ, sơn son thếp vàng, khắc họ tên thụy hiệu cùng quan hàm tước vị của Đào Duy Từ và của phu nhân là Cao Thị Nguyên. Ngoài ra Đền thờ còn lập bàn thờ ông Trần Đức Hòa là cha vợ Đào Duy Từ và bàn thờ dưỡng tổ Lê Đại Lang.

Hiện nay lễ húy kỵ hằng năm do dòng họ tổ chức và có đại diện quan chức đến dự.

Từ đường Đào Duy Từ- “Đền thờ Đào Tá Hán”

Dù Chúa Sãi đã cho lập đền thờ Đào Duy Từ tại thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định sau khi ông mất vào năm Giáp Tuất (1634) nhưng Vua Tự Đức vẫn cho xây thêm từ đường Đào Duy Từ vào năm 1859 (xây sau Đền thờ 225 năm) tại thôn Tài Lương (Ngọc Sơn), xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Đây là nơi thờ chính cha mẹ ông (Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi), viễn tổ và hậu duệ của ông. Các bàn thờ tại Từ đường được đặt như sau: Bàn thờ chính giữa là thờ Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi; bàn thờ phía bên tay trái nhìn từ ngoài vào là thờ viễn tổ ông nội Đào Duy Từ-Đào Duy Trung…; bàn thờ bên tay phải là thờ Đào Duy Từ và Cao Thị Nguyên còn bàn thờ hai bên là thờ hậu duệ Đào Duy Từ…

Con cháu trong dòng họ Đào Duy Từ ấn định ngày 15, 16 tháng Giêng hằng năm sau khi công việc đồng áng đã xong, rảnh rỗi thì chạp mả (tảo mộ) cho cha, mẹ ông và các bậc tiên tổ, hậu duệ… Đồ cúng chạp mả (tảo mộ) được nấu tại đền thờ Đào Duy Từ rồi gánh về từ đường Đào Duy Từ và cúng tại đây vào sáng ngày 16 tháng Giêng hằng năm. Sau này, để tiện lợi nên nấu cúng tại từ đường Đào Duy Từ.

Lẫn lộn đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ

Trớ trêu là ngày 15 tháng 10 năm 1994 Bộ Văn hoá-Thông tin lại cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia “Đền thờ Đào Duy Từ” cho chính từ đường Đào Duy Từ và theo đó dân chúng nhầm lẫn, viếng từ đường Đào Duy Từ mà bỏ qua đền thờ Đào Duy Từ sừng sững từ năm 1634 đến nay.

Thêm nữa mỗi 5 năm UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định vào ngày chạp mả (tảo mộ) của dòng họ Đào Duy Từ lại tổ chức kỷ niệm năm sinh (sinh nhật) ông tại từ đường Đào Duy Từ mà họ cho là đền thờ Đào Duy Từ; họ đã tổ chức kỷ niệm năm sinh (sinh nhật) ông vào năm 2012 và 2017. Họ nhầm lẫn giữa từ đường (nhà thờ họ) Đào Duy Từ với đền thờ Đào Duy Từ chăng?

NHỚ NGƯỜI
Hoàng Kim

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ?
Đầy trời hoa tuyết bay!

ĐÀO DUY TỪ CÒN MÃI
Hoàng Kim

Đời trãi bốn trăm năm
Thương người hiền một thuở
Hậu sinh về chốn cũ
Thăm vườn thiêng thiên thu.

Lồng lộng vầng trăng rằm
Một vườn thiêng cổ tích
Người là ngọc cho đời
Tháng năm còn nhớ mãi.

Đào Duy Từ (1572 –1634) là nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, quân sư danh tiếng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, khai quốc công thần số một của nhà Nguyễn , được thờ ở Thái Miếu nhà Nguyễn. Sự nghiệp của ông là đặc biệt to lớn đối với dân tộc và thời đại mà ông đã sống. Đào Duy Từ bắt đầu thi thố tài năng từ năm 53 tuổi đến năm 62 tuổi thì mất, nhưng chỉ trong 9 năm ngắn ngủi ấy (1625-1634), ông đã kịp làm nên năm kỳ tích phi thường và nổi bật ngời sáng trong lịch sử Việt Nam::

1) Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc. Ông đã cùng các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến bày mưu định kế, luyện tập quân sĩ, xây đồn đắp lũy, tổ chức tuyến phòng ngự chiều sâu từ phía nam sông Linh Giang đến Lũy Trường Dục (ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình) và Lũy Thầy (từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Suốt thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 45 năm (1627-1672) đánh nhau cả thảy bảy lần, họ Trịnh thường mạnh hơn nhưng quân Nam tướng sĩ hết lòng, đồn lũy chắc chắn nên đã chống cự rất hiệu quả với quân Trịnh.

2) Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra. Đào Duy Từ có duyên kỳ ngộ với tiên chúa Nguyễn Hoàng và chân chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông hết lòng phò vua giúp nước “cúc cung tận tụy đến chết mới thôi” như Ngọa Long Gia Cát Lượng Khổng Minh. Đào Duy Từ mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của ông không chỉ là trước tác mà còn là triều đại.

3) Đào Duy Từ là bậc kỳ tài muôn thuở với những di sản còn mãi với non sông. Ông là nhà thực tiễn sáng suốt có tầm nhìn sâu rộng lạ thường. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao gắn với hệ thống chính trị tiến bộ hợp lòng dân. Với tài năng tổ chức kiệt xuất của Đào Duy Từ, chỉ trong thời gian ngắn ngủi chín năm (1625-1634), ông đã kịp xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân. Triều Nguyễn sau khi Đào Duy Từ mất (1634)  còn truyền được 8 đời (131 năm), cho đến năm 1735, khi Vũ Vương mất, thế tử chết, Trương Phúc Loan chuyên quyền, lòng người li tán, nhà Tây Sơn nổi lên chiếm đất Quy Nhơn, họ Trịnh lấy đất Phú Xuân, thì cơ nghiệp chúa Nguyễn mới bị xiêu đổ.

4) Tác phẩm “Hổ trướng khu cơ”; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc tuồng Sơn Hậu, thơ Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn  đều là những kiệt tác và di sản văn hóa vô giá cùng với giai thoại, ca dao, thơ văn truyền đời trong tâm thức dân tộc. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” sâu sắc, thực tiễn, mưu lược yếu đánh mạnh, ít địch nhiều, là một trong hai bộ sách quân sự cổ quý nhất của Việt Nam (bộ kia là Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo) ; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu gắn với di sản văn hóa Huế thành di sản văn hóa thế giới; Những giai thoại, ca dao truyền đời trong tâm thức dân tộc của lòng dân mến người có nhân. Ngay trong trước tác của ông cũng rất trọng gắn lý luận với thực tiễn. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” gắn với những danh tướng cầm quân lỗi lạc một thời như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến. Vũ khúc cung đình, tuồng cổ Sơn Hậu,  thơ Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn đều thể hiện tầm cao văn hóa.

5) Đào Duy Từ là người Thầy đức độ, tài năng, bậc kỳ tài muôn thuở của dân tộc Việt, người khai sinh một dòng họ lớn với nhiều hiền tài và di sản. Đào Duy Từ lúc đương thời đã gả con gái mình cho Nguyễn Hữu Tiến sau này là một đại tướng của nhà Nguyễn. Đào Duy Từ đã đem tài trí của mình cống hiến cho xã hội về nhiều lĩnh vực. Ông là một nhà quân sự tài ba, kiến trúc sư xây dựng lũy Trường Dục ở Phong Lộc và lũy Nhật Lệ ở Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình, để chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh. Lũy Nhật Lệ còn gọi là lũy Thầy (vì chúa Nguyễn và nhân dân Đàng Trong tôn kính gọi Đào Duy Từ là Thầy). Lũy này được hoàn thành năm 1631, có chiều dài hơn 3000 trượng (khoảng hơn 12 km), cao 1 trượng 5 thước (khoảng 6 m), mặt lũy rất rộng (voi có thể đi lại được) cứ cách một quãng lại xây pháo đài để đặt súng thần công. Chiến lũy này có vị trí gần khe, dựa vào thế núi, chạy dài suốt cửa biển Nhật Lệ, trông giống hình cầu vồng, có tác dụng chặn được bước tiến của quân Trịnh trong hàng trăm cuộc giao tranh. Đương thời có các câu ca dao: Khôn ngoan qua cửa sông La/ Dù ai có cánh chớ qua lũy Thầy “Hữu trí dũng hề, khả quá Thanh Hà / Túng hữu dực hề, Trường lũy bất khả khoa”. Mạnh thì qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khôn qua lũy Thầy. Đường vô xứ Huế quanh quanh / Non xanh nước như tranh họa đồ/ Yêu anh em cũng muốn vô / Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.  Phá Tam Giang bây giờ đã cạn/ Truông nhà Hồ, Nội tán cấm nghiêm. Chùm thơ và giai thoại trên và dưới đây đã tồn tại lâu dài trong bia miệng người đời. Lời thơ đẹp, hợp lô gích và tình tự dân tộc, mọi việc khớp đúng với sự kiện lịch sử.
xem tiếp
Đào Duy Từ còn mãihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-duy-tu-con-mai/

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho

DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 7
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Thái Tông và Hưng Đạo; Nhà Trần trong sử Việt; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Bài ca nhịp thời gian; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Châu Mỹ chuyện không quên; Machu Picchu di sản thế giới; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Đồng Xuân nắng Thái Dương; Ngày Simón Bolívar người giải phóng Nam Mỹ tại Bolivia, Colombia, Ecuador và Venezuela, để kỷ niệm ngày 24 tháng 7 năm 1783 là ngày sinh của Simón Bolívar người công đầu giành độc lập cho sáu nước Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador, Peru, Bolivia thoát khỏi ách thực dân Tây Ban Nha  (ông chết năm 1830). Ngày 14 tháng 7 năm 1911 vùng Machu Picchu ở Peru di sản  thế giới UNESCO “thành phố bị lãng quên của người Inca“ đã được nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham III  tái khám phá. Ngày 14 tháng 7 năm 1968, 10 nữ thanh niên xung phong đã bị bom Mỹ vùi ở Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) sự kiện nổi bật hay nhắc tới trong chiến tranh Việt Nam  Bài chọn lọc ngày 24 tháng 7: #vietnamhoc, #Thungdung; Thái Tông và Hưng Đạo; Nhà Trần trong sử Việt; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Bài ca nhịp thời gian; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Châu Mỹ chuyện không quên; Machu Picchu di sản thế giới; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Đồng Xuân nắng Thái Dương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-7/;

BÌNH MINH AN NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Thanh nhàn đời vui khỏe
Tỉnh thức lộc Trời ban
Nắng ban mai đầy cửa
Ngày mới bình minh an.

Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Bình minh an ngày mới
Bà cháu vui nấu cơm
Ông con say dạy học
Suối nhạc lòng ngân nga

Vui khỏe cùng trẻ thơ …

Chùm ảnh gia đình Bình Minh An Ngày Mớihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/binh-minh-an-ngay-moi/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

*

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

ĐỒNG XUÂN NẮNG THÁI DƯƠNG
Hoàng Kim


Gió lang thang đồng rộng
Bốn mùa đắp đổi luân phiên
Mưa nắng tóc xanh điểm bạc
Đời thinh lặng an nhiên

Đồng xuân mùa chuyển đổi
Thơ nói hộ lòng mình
Mưa về trời dịu mát
Cây mầm bật chồi xanh

Lạy trời mưa nắng đủ
Đồng xuân cần thái dương

ĐÊM NAY LÀ TRĂNG RẰM
Hoàng Kim

Em đi chơi cùng Mẹ
Đêm nay là trăng rằm
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

ĐỒNG XUÂN LƯU DẤU HIỀN
Hoàng Kim


Thân thiết một người hiền cũ
Tháng năm nhanh thật là nhanh
Tùng Châu, Hoài Nhơn, Phụng Dụ
Dừa xanh, sắn biếc tâm hồn

Cứ nhớ thương thầm dấu cũ
Dòng đời đâu dễ nguôi quên
Chuyên “Đào Duy Từ còn mãi”
Đồng xuân lưu dấu người hiền

Một giấc mơ lành hạnh phúc
Tùng Châu, Châu Đức, Đào Công
Một góc vườn thiêng cổ tích
Lời thương thăm thẳm giữa lòng

Hoàng Kim đã về dâng hương tưởng nhớ Đào Duy Từ ở đất Tùng Châu xưa. Tôi lần tìm theo những trang ghi chép cũ để thấu hiểu sự nhọc nhằn khởi nghiệp của bậc anh hùng và để thấy dấu ấn cùng với những ảnh hưởng lớn lao của Đào Duy Từ đối với mảnh đất này. Tôi đã may mắn  thăm  Đình Lạc Giao, Lũy Thầy và các nơi để chứng ngộ công đức của Người và cảm nhận. Cám ơn gia tộc Đào Duy, phó giáo sư Đào Thế Anh, giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Lê Văn Tố, phó giáo sư sử học Trương Minh Dục, thầy Dương Duy Đồng, thầy Nguyễn Minh Hiếu, em Nguyễn Thị Trúc Mai, em Phạm Văn Ngọc, một số người đã trực tiếp chứng kiến các khảo sát điền dã nông nghiệp lịch sử của tôi đã gợi ý cho tôi tiếp tục hoàn thiện bài viết này.

Tài liệu tham khảo chính

1) Đào Xuân Hưng 2010. Họ Đào Việt Nam
http://hodaovietnam.com/home
2) Nguyễn Khắc Thuần 2012. Giai thoại dã sử Việt Nam; Nhà Xuất bản Giáo dục
3) Trần Trọng Kim 1921 Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin 1999;
4) Trịnh – Nguyễn diễn chí, quyển 2;
5) Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Định
http://www.baobinhdinh.com.vn;
(TS. Đinh Bá Hòa 2012.
Gia thế Đào Duy Từ qua hai cuốn gia phả, Trong: Báo Bình Định, http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2012/2/122623). Cuốn thứ nhất chép năm Tự Đức 30 Đinh Sửu (1872) và cuốn thứ hai chép năm Thành Thái thứ 3, vào tháng 2 năm Tân Mão (1891)… Về nội dung, hai cuốn gia phả đều chép giống nhau về các đời của họ Đào, trong cùng một khung niên đại, từ đời viễn tổ Đào Duy Trung đến mốc soạn tu gia phả. Bản năm Tự Đức bị mất một số trang phần liệt kê các chi phái. Bản Thành Thái do trùng tu trên cơ sở của bản trước nên văn phong sáng sủa, ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ hơn… Về lai lịch họ Đào, kể từ Đào Duy Từ và vợ ông là Cao Thị Nguyên trở về trước, cả hai bản đều ghi là ở Thanh Hóa. Về vợ Đào Duy Từ, sử sách về ông đều chép, ông được khám lý Trần Đức Hòa gả con gái cho. Vậy nên có cơ sở để nói rằng Đào Duy Từ có hai vợ. Về bà Cao Thị Nguyên, gia phả họ Đào ghi bà là vợ Đào Duy Từ. Về bà Trần Thị (không nói rõ tên) cả chính sử và dã sử đều chép là vợ của Lộc Khê hầu. Ở Hoài Nhơn, cách đền thờ Đào Duy Từ 300 m có đền thờ bà Trần Thị, trước cổng đề biển “Quốc ông phu nhân tự”... Đối chiết tài liệu gia phả do TS. Đinh Bá Hòa cung cấp với dã sử và khảo sát thực tế cần xác định rõ thêm người vợ Trần Thị của Đào Duy Từ và gia tộc khám lý Trần Đức Hòa, để rõ thêm con cái và hành trạng hai người vợ  của ông.  Con cháu họ Đào cũng cho biết, không hiểu từ bao giờ tại vùng này, trai gái hai họ Trần và Đào không được lấy nhau mà coi nhau như anh em ruột thịt. Hiện nay tục này vẫn giữ tuy không còn nghiêm ngặt.Theo hai bản gia phả, bà Cao Thị Nguyên là vợ của Đào Duy Từ… Đào Duy Từ và vợ cả đều là người Tĩnh Gia – Thanh Hóa. Ông lấy bà Cao Thị Nguyên trước khi vào Đàng Trong. Tài liệu chính sử và dã sử đều ghi Đào Duy Từ vào Đàng Trong năm 1625, lúc này đã 53 tuổi. Năm 1627, Đào Duy Từ gặp Trần Đức Hòa, được ông gả con gái và tiến cử lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên… Các tài liệu ghi năm 1631 Đào Duy Từ gả con gái cho Nguyễn Hữu Tiến, tuy không nói rõ con bà vợ nào nhưng chắc chắn là con bà Cao Thị Nguyên. Tài liệu cũng chép, bà Cao Thị Nguyên không theo ông vào Đàng Trong mà ở quê nhà trông coi phần mộ cha mẹ Đào Duy Từ, ông chỉ mang các con vào sau khi đã thành danh. Vậy mộ song thân Đào Duy Từ và bà vợ họ Cao được đón vào lúc nào cần được tìm hiểu rõ hơn.
6) Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình
http://www.quangbinh.gov.vn ;
7) Trang thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa
http://www.thanhhoa.gov.vn
8) 
Đào Duy Từ (chuyên luận Hoàng Kim)  đã bổ sung, chỉnh sửa , hiệu đính nhân ngày 17 tháng 10 âm lịch năm 2015, và đăng lại ở CNM365
9)
Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ.

DenThanSonnhoDaoDuyTu

Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ (*)

10) Tư liệu cần đọc lại
Đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ
Đào Duy Lộc; Đào Duy An

Đền thờ là công trình kiến trúc nhằm thờ một vị thần hoặc anh hùng dân tộc hoặc danh nhân quá cố. Từ đường là công trình kiến trúc nhằm thờ tổ tiên của họ nào đó. Từ đường còn gọi là nhà thờ họ. Trong lịch sử có vị danh nhân mà vua chúa vừa cho lập đền thờ vừa cho xây từ đường, đó là Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.

Đền thờ Đào Duy Từ

Đào Duy Từ sinh năm 1572 tại Thanh Hóa; tộc phả và sử liệu không ghi ngày sinh và tháng sinh. Lận đận “lý lịch” và ẩn nhẫn chờ thời cho đến năm 1627 ông mới phò Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, giữ chức Nha uý Nội tán, tước Lộc Khê hầu, trông coi việc quân cơ trong ngoài và tham lý quốc chính.

Kế sách ông dâng Chúa Sãi ngay buổi đầu diện kiến gồm 5 điểm chính sau: (1) Thống nhất giang sơn: Ông khuyên Chúa Sãi nên nối nghiệp Tiên Vương Nguyễn Hoàng diệt Chúa Trịnh để thống nhất sơn hà. (2) Mở mang bờ cõi: Đánh chiếm Chiêm Thành để mở mang bờ cõi phương Nam, làm thành một nước rộng lớn hơn Đàng Ngoài của Chúa Trịnh. (3) Phát triển dân số và dân sinh: Chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang để sản xuất nông nghiệp; trước là có nhiều thóc gạo làm lương thực, sau là có nhiều người để tăng quân số. Giảm bớt sưu thuế cho dân đỡ khổ, nâng cao đời sống của dân, giúp đỡ họ làm ăn cày cấy, buôn bán. Mở nhiều trường học, ra lệnh cho mọi người đều phải đi học, dân có biết chữ mới biết yêu nước thiết tha. Làm được như thế dân không bị áp bức, lại được sống sung túc thì bao giờ cũng tận tâm phò Chúa. (4) Chỉnh đốn nội trị: Chọn người tài giỏi có công tâm không kể thân sơ ra giúp nước còn những kẻ tham nhũng thì trừng phạt và thải hồi. (5) Xây dựng quân đội: Muốn cho quân đội hùng hậu phải mộ thêm lính, xây đắp đồn lũy, huấn luyện cho quân lính có tinh thần, có kỷ luật.

Chỉ vỏn vẹn 8 năm phò Chúa Sãi từ 1627 đến 1634 nhưng Đào Duy Từ đã khắc hoạ hình ảnh đặc dị một người thầy của Chúa Sãi, một học giả, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, là người góp phần định hình được nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong.

Ông mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Tuất (1634). Chúa Sãi thương tiếc khôn nguôi, tặng Hiệp mưu Đồng đức công thần, Đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh Lộc đại phu, Thái thường Tự khanh, cho đưa về mai táng và sai lập đền thờ phụng tại xã Tùng Châu mà nay là thôn Cự Tài, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Xã Tùng Châu đến đời Gia Long được chia làm 9 thôn là Cự Tài, Phụng Du, Tấn Thạnh, Tân Bình, Phú Mỹ, Hội Phú, Phú Thọ, Cự Nghi và Cự Lễ mà trong đó có đền thờ, đình Tùng Châu tại thôn Cự Tài và lăng (mộ) tại thôn Phụng Du. Đây là 3 địa danh lịch sử bất di bất dịch chính thống xứ Đàng Trong gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Từ.

Hiện nay 9 thôn trên thuộc địa giới hành chính của hai xã Hoài Phú và xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công-Đệ nhất Khai quốc công thần Đào Duy Từ do Chúa Sãi cho xây dựng như đã chép trong Đại Nam Liệt truyện Tiền biên bằng kinh phí nhà nước Đàng Trong bấy giờ và việc thờ phụng cũng do Nhà nước tổ chức. Từ đời Gia Long trở đi đền thờ được liệt vào “Điển thờ của Nhà nước”, có tự điền tự phụ và hằng năm đến ngày 17 tháng 10 âm lịch là ngày húy kỵ (chánh giỗ) của ông thì quan đầu tỉnh đến dâng lễ tế gọi là quốc tế. Đền thờ bị hư hại trong chiến tranh, sau đó đã được con cháu xây dựng lại.

Hiện tại trong đền thờ còn một thần vị bằng gỗ, sơn son thếp vàng, khắc họ tên thụy hiệu cùng quan hàm tước vị của Đào Duy Từ và của phu nhân là Cao Thị Nguyên. Ngoài ra Đền thờ còn lập bàn thờ ông Trần Đức Hòa là cha vợ Đào Duy Từ và bàn thờ dưỡng tổ Lê Đại Lang.

Hiện nay lễ húy kỵ hằng năm do dòng họ tổ chức và có đại diện quan chức đến dự.

Từ đường Đào Duy Từ- “Đền thờ Đào Tá Hán”

Dù Chúa Sãi đã cho lập đền thờ Đào Duy Từ tại thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định sau khi ông mất vào năm Giáp Tuất (1634) nhưng Vua Tự Đức vẫn cho xây thêm từ đường Đào Duy Từ vào năm 1859 (xây sau Đền thờ 225 năm) tại thôn Tài Lương (Ngọc Sơn), xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Đây là nơi thờ chính cha mẹ ông (Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi), viễn tổ và hậu duệ của ông. Các bàn thờ tại Từ đường được đặt như sau: Bàn thờ chính giữa là thờ Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi; bàn thờ phía bên tay trái nhìn từ ngoài vào là thờ viễn tổ ông nội Đào Duy Từ-Đào Duy Trung…; bàn thờ bên tay phải là thờ Đào Duy Từ và Cao Thị Nguyên còn bàn thờ hai bên là thờ hậu duệ Đào Duy Từ…

Con cháu trong dòng họ Đào Duy Từ ấn định ngày 15, 16 tháng Giêng hằng năm sau khi công việc đồng áng đã xong, rảnh rỗi thì chạp mả (tảo mộ) cho cha, mẹ ông và các bậc tiên tổ, hậu duệ… Đồ cúng chạp mả (tảo mộ) được nấu tại đền thờ Đào Duy Từ rồi gánh về từ đường Đào Duy Từ và cúng tại đây vào sáng ngày 16 tháng Giêng hằng năm. Sau này, để tiện lợi nên nấu cúng tại từ đường Đào Duy Từ.

Lẫn lộn đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ

Trớ trêu là ngày 15 tháng 10 năm 1994 Bộ Văn hoá-Thông tin lại cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia “Đền thờ Đào Duy Từ” cho chính từ đường Đào Duy Từ và theo đó dân chúng nhầm lẫn, viếng từ đường Đào Duy Từ mà bỏ qua đền thờ Đào Duy Từ sừng sững từ năm 1634 đến nay.

Thêm nữa mỗi 5 năm UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định vào ngày chạp mả (tảo mộ) của dòng họ Đào Duy Từ lại tổ chức kỷ niệm năm sinh (sinh nhật) ông tại từ đường Đào Duy Từ mà họ cho là đền thờ Đào Duy Từ; họ đã tổ chức kỷ niệm năm sinh (sinh nhật) ông vào năm 2012 và 2017. Họ nhầm lẫn giữa từ đường (nhà thờ họ) Đào Duy Từ với đền thờ Đào Duy Từ chăng?

NHỚ NGƯỜI
Hoàng Kim

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ?
Đầy trời hoa tuyết bay!

ĐÀO DUY TỪ CÒN MÃI
Hoàng Kim

Đời trãi bốn trăm năm
Thương người hiền một thuở
Hậu sinh về chốn cũ
Thăm vườn thiêng thiên thu.

Lồng lộng vầng trăng rằm
Một vườn thiêng cổ tích
Người là ngọc cho đời
Tháng năm còn nhớ mãi.

Đào Duy Từ (1572 –1634) là nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, quân sư danh tiếng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, khai quốc công thần số một của nhà Nguyễn , được thờ ở Thái Miếu nhà Nguyễn. Sự nghiệp của ông là đặc biệt to lớn đối với dân tộc và thời đại mà ông đã sống. Đào Duy Từ bắt đầu thi thố tài năng từ năm 53 tuổi đến năm 62 tuổi thì mất, nhưng chỉ trong 9 năm ngắn ngủi ấy (1625-1634), ông đã kịp làm nên năm kỳ tích phi thường và nổi bật ngời sáng trong lịch sử Việt Nam::

1) Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc. Ông đã cùng các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến bày mưu định kế, luyện tập quân sĩ, xây đồn đắp lũy, tổ chức tuyến phòng ngự chiều sâu từ phía nam sông Linh Giang đến Lũy Trường Dục (ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình) và Lũy Thầy (từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Suốt thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 45 năm (1627-1672) đánh nhau cả thảy bảy lần, họ Trịnh thường mạnh hơn nhưng quân Nam tướng sĩ hết lòng, đồn lũy chắc chắn nên đã chống cự rất hiệu quả với quân Trịnh.

2) Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra. Đào Duy Từ có duyên kỳ ngộ với tiên chúa Nguyễn Hoàng và chân chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông hết lòng phò vua giúp nước “cúc cung tận tụy đến chết mới thôi” như Ngọa Long Gia Cát Lượng Khổng Minh. Đào Duy Từ mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của ông không chỉ là trước tác mà còn là triều đại.

3) Đào Duy Từ là bậc kỳ tài muôn thuở với những di sản còn mãi với non sông. Ông là nhà thực tiễn sáng suốt có tầm nhìn sâu rộng lạ thường. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao gắn với hệ thống chính trị tiến bộ hợp lòng dân. Với tài năng tổ chức kiệt xuất của Đào Duy Từ, chỉ trong thời gian ngắn ngủi chín năm (1625-1634), ông đã kịp xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân. Triều Nguyễn sau khi Đào Duy Từ mất (1634)  còn truyền được 8 đời (131 năm), cho đến năm 1735, khi Vũ Vương mất, thế tử chết, Trương Phúc Loan chuyên quyền, lòng người li tán, nhà Tây Sơn nổi lên chiếm đất Quy Nhơn, họ Trịnh lấy đất Phú Xuân, thì cơ nghiệp chúa Nguyễn mới bị xiêu đổ.

4) Tác phẩm “Hổ trướng khu cơ”; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc tuồng Sơn Hậu, thơ Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn  đều là những kiệt tác và di sản văn hóa vô giá cùng với giai thoại, ca dao, thơ văn truyền đời trong tâm thức dân tộc. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” sâu sắc, thực tiễn, mưu lược yếu đánh mạnh, ít địch nhiều, là một trong hai bộ sách quân sự cổ quý nhất của Việt Nam (bộ kia là Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo) ; Nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu gắn với di sản văn hóa Huế thành di sản văn hóa thế giới; Những giai thoại, ca dao truyền đời trong tâm thức dân tộc của lòng dân mến người có nhân. Ngay trong trước tác của ông cũng rất trọng gắn lý luận với thực tiễn. Binh thư “Hổ trướng khu cơ” gắn với những danh tướng cầm quân lỗi lạc một thời như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến. Vũ khúc cung đình, tuồng cổ Sơn Hậu,  thơ Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn đều thể hiện tầm cao văn hóa.

5) Đào Duy Từ là người Thầy đức độ, tài năng, bậc kỳ tài muôn thuở của dân tộc Việt, người khai sinh một dòng họ lớn với nhiều hiền tài và di sản. Đào Duy Từ lúc đương thời đã gả con gái mình cho Nguyễn Hữu Tiến sau này là một đại tướng của nhà Nguyễn. Đào Duy Từ đã đem tài trí của mình cống hiến cho xã hội về nhiều lĩnh vực. Ông là một nhà quân sự tài ba, kiến trúc sư xây dựng lũy Trường Dục ở Phong Lộc và lũy Nhật Lệ ở Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình, để chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh. Lũy Nhật Lệ còn gọi là lũy Thầy (vì chúa Nguyễn và nhân dân Đàng Trong tôn kính gọi Đào Duy Từ là Thầy). Lũy này được hoàn thành năm 1631, có chiều dài hơn 3000 trượng (khoảng hơn 12 km), cao 1 trượng 5 thước (khoảng 6 m), mặt lũy rất rộng (voi có thể đi lại được) cứ cách một quãng lại xây pháo đài để đặt súng thần công. Chiến lũy này có vị trí gần khe, dựa vào thế núi, chạy dài suốt cửa biển Nhật Lệ, trông giống hình cầu vồng, có tác dụng chặn được bước tiến của quân Trịnh trong hàng trăm cuộc giao tranh. Đương thời có các câu ca dao: Khôn ngoan qua cửa sông La/ Dù ai có cánh chớ qua lũy Thầy “Hữu trí dũng hề, khả quá Thanh Hà / Túng hữu dực hề, Trường lũy bất khả khoa”. Mạnh thì qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khôn qua lũy Thầy. Đường vô xứ Huế quanh quanh / Non xanh nước như tranh họa đồ/ Yêu anh em cũng muốn vô / Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.  Phá Tam Giang bây giờ đã cạn/ Truông nhà Hồ, Nội tán cấm nghiêm. Chùm thơ và giai thoại trên và dưới đây đã tồn tại lâu dài trong bia miệng người đời. Lời thơ đẹp, hợp lô gích và tình tự dân tộc, mọi việc khớp đúng với sự kiện lịch sử.
xem tiếp
Đào Duy Từ còn mãihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-duy-tu-con-mai/

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregenexa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI

Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca  và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco;

Paulo Coelho

Ngọc lục bảo Paulo Coelho
THẾ GIỚI TRONG MẮT AI
Hoàng Kim


Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Ngọc Phương Nam ngày mới
My window Cửa sổ của tôi
Thế giới trong mắt ai
*
Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Tác phẩm của ông “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Tiểu thuyết này được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.  Điều gì đã làm cho Paulo Coelho nhà văn Brazil này được đọc nhiều nhất thế giới như vậy?

Bạn vào Google+ có thể nhanh chóng tìm thấy trang Paulo Coelho với ghi chú: Làm việc tại escritor; Đã theo học Santo Inacio, Rio de Janeiro; Hiện sống tại Genebra, Confederação Suíça; 2.125.931 người theo dõi và 89.976.943 lượt xem. Bạn cũng vào trang FaceBook và thấy Paulo Coelho với trên 27,897,938 người thích.

Paulo Coelho
sinh ngày 24 tháng 8 năm 1947 là tiểu thuyết gia nổi tiếng người Brasil. Ông sinh tại Rio de Janeiro, bố ông là kỹ sư Pedro Queima de Coelho de Souza (đã mất năm 2011) mẹ là Lygia Coelho. Paulo Coelho có một em gái tên là Sonia Coelho. Ông vào học trường luật ở Rio de Janeiro, nhưng đã bỏ học năm 1970 để du lịch qua Mexico, Peru, Bolivia, Chile, châu Âu và Bắc Phi. Sau đó, ông trở về Brasil viết tiểu thuyết và cộng tác với một số nhạc sĩ như Raul Seixas soạn lời cho nhạc pop và nhạc dân tộc Brasil. Ông kết hôn với Christina Oiticica, sinh ngày 23 tháng 11 năm 1951 là một họa sĩ sinh ra và lớn lên tại thành phố Rio de Janeiro, Brasil, sau này trở thành một danh họa của trường phái sơn dầu nghệ thuật đất và sinh thái. Bà có phòng tranh riêng tại hơn sáu mươi phòng trưng bày trong hai mươi quốc gia. Vợ chồng của Paulo Coelho và Christina hiện định cư tại Rio de Janeiro  của Brasil, vừa có nhà riêng tại Tarbes ở Pháp.

Paulo Coelho sống khỏe bằng nghề viết văn. Ông là tác giả viết sách  tiếng Bồ Đào Nha bán chạy nhất mọi thời đại. Những sách của ông bán chạy nhất tại  Brasil, Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Ý, Israel, Hy Lạp. … Sách của ông đã được dịch ra 56 thứ tiếng và bán ra hơn 86 triệu bản của trên 150 nước. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng của các nước và tổ chức quốc tế, trong đó có nhiều giải thưởng rất danh tiếng.

O Alquimista là kiệt tác của tâm hồn, với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke dịch, có lẽ là tiểu thuyết danh giá và thành công nhất của Paulo Coelho. Sách đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên thế giới và được dịch ra 56 thứ tiếng, trong đó có bản có tiếng Việt với tựa đề là Nhà giả kim. Tác phẩm này được dựng thành phim do Lawrence Fishburne sản xuất, vì diễn viên này rất hâm mộ Paulo Coelho. Trong danh sách những người mến mộ tác phẩm khắp thế giới có cả cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton.

Điều gì đã làm cho tác phẩm này được nhiều người yêu mến đến vậy?

Tôi có năm điều tâm đắc nói về tác phẩm

Thứ nhất. O Alquimista là kiệt tác của tâm hồn, mang thông điệp nhân văn “Hãy sống trọn vẹn ước mơ của mình!” tiếng nói yêu thương con người và khai mở tâm linh vũ trụ. Trước đây Goethe với sử thi Faust, Nỗi đau của chàng Werther đã nói lên những khát vọng ước mơ vươn tới của con người. Paulo Coelho qua câu chuyện sử thi về một cậu bé chăn cừu chí thiện và khát khao đi đến tận cùng của ước mơ. Cậu thích chăn cừu để được đi đó đây, vui thú với thiên nhiên và lao động hồn hậu, nghị lực, cẩn trọng, trí tuệ và cố gắng không ngừng.

Thứ hai. Văn của Paulo Coelho giản dị, trong sáng, minh triết, sáng sủa lạ lùng, rất giàu chất thơ và nhạc. Bản gốc O Alquimista tiếng Brazil theo lời của các bạn tôi ở EMBRAPA họ rất tự hào giới thiệu và ngưỡng mộ Paulo Coelho nhà văn đã viết văn Brazil Bồ Đào Nha rất hay. Về bản tiếng Anh của Paulo Coelho cũng được rất nhiều người thích. Bản tiếng Việt do Lê Chu Cầu dịch Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành, tôi đã đọc say mê thật thích thú. Văn chương đích thực của Paulo Coelho đã vượt qua được rào cản ngôn ngữ. Điều đó rõ ràng là chất lượng ngôn ngữ hàng đầu.

Thứ ba. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đoạn trích kinh Thánh Tân Ước, Lukas 10: 38-42, ở đầu sách; Phần “Vào truyện” nói về sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và phần Phụ lục kể câu chuyện về Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách đã chứng tỏ sự huyền diệu của kiệt tác. Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh.

Thứ Tư. Paulo Coelho tích hợp tốt văn hóa đọc và văn hóa mạng, khéo hoạt hóa tổng lực các nguồn năng lượng này.

Thứ Năm. Paulo Coelho khéo đúc kết và hệ thống hóa tư liệu.

xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
HTNhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung.. Bài học mới mỗi ngày, mời đọc tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

Luyện nghe hiểu tiếng Trung

Video link 23 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/0Y5I_tqXl-Y

Video link 22 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/H18KOSJ5dtA

Video link 22 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/092ItPCwStk

Video link
21 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 5
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 4https://youtu.be/fCzGHiFpFaQ
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3https://youtu.be/BhicMKFO8P0
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/UhPLIo2VV_Y
Video link
21 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/9HO6iHUM

Video link 20 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 4 https://youtu.be/1qxbknLvzgE
Video link 20 7 2022 HTN Hanyuxuexi
https://youtu.be/a6sXMCmHQ7c
Video link
20 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/Py7DtN-a00Y
Video link
20 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/5qyHWUA_Gpo
Video link 19 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 5
https://youtu.be/SssR8SXo1o4
Video link
19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 4https://youtu.be/CU1Gqc1V1Pw
Video link 19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3
https://youtu.be/QDmjuljvS_A
Video link
19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2https://youtu.be/XLkWPWaIxTU
Video link
19 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/Imc0mJxQ1vQ
xem tiếp
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

VIỆT NAM HỌC 越南社会经济和文化概述
Hoang To Nguyen et al. 2022#vietnamhoc#cnm365#cltvn#Disanthegioitaivietnam#Vuonquocgiavietnam#Nongnghiepsinhthaiviet#Ngônnguvanhoaviet#Thungdung
#HTN#NhaTrantrongsuViet#Quoccongdaolamtuong#Minhtriethochiminh#Tietcheducdungnhan
#Truclamtrannhantong

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

An nhiên chào ngày mới
Vui bạn hiền người thân
Nhà Trần trong sử Việt.
Tinh hoa chọn đôi vần.

(*) Trích thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

HoNuiCoc05

TIẾT CHẾ ĐỨC DỤNG NHÂN
Hoàng Kim

Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Lời dặn của Thánh Trần là tinh hoa trí tuệ Việt. Tiết Chế là căn bản của đức dụng nhân. Quốc Công là người đứng đầu đạo làm tướng. Ảnh Đền Thờ Mẫu Thượng Ngàn (đầu trang) là bài học quý giá Việt Nam. Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu với thời gian. Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trần Nhân Tông.

Nhà Trần trong sử Việt
Thái Tông và Hưng Đạo
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người

Kế sách một chữ Đồng
Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Trần Thánh Tông minh quân

Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Trần Khánh Dư vẹn kiếp
Ăn cháo nói Càn Khôn

Đặng Dung thơ Cảm hoài
Đào Duy Từ còn mãi
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Mai Hạc vầng trăng soi

Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời


xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tiet-che-duc-dung-nhan

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO
Hoàng Kim
Thái Tông, Hưng Đạo, Nhân Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt trong kho tàng tinh hoa trí tuệ nhân loại. Vua Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì vua được trả lời đó là dãy núi Yên Phụ của vòng cung Đông Triều Nham Biền Trường Thành trấn Bắc, địa linh thế hiểm non sông Việt ‘ Thái bình tu nổ lực. Vạn cổ thử giang sơn” (Thái bình nên gắng sức. Non nước ấy vạn xuân). Đức vua Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử nơi Cư trần lạc đạo làm chốn an nghĩ của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân và thiên tài lưu dấu thật lạ lùng và sâu sắc nơi đất Việt. xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thai-tong-va-hung-dao/

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được sử gia so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là một trong những vị vua giỏi nhất Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường nước Trung Quốc sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với Trần Thái Tông vua Việt Nam thì vua Việt được người đời thích hơn.

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống đối Trần Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Nhưng vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho ngay cả Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra câu chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái dị và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa kết duyên với Nhân Đạo Vương mà không sợ cái chết “to gan cướp vợ người” trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, tự chọn cái chết mà bất chấp lệnh vua cha gả con và làm đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của vị quan đầu triều Trần Nhân Đạo Vương.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con trai của Trần Liễu là kẻ tử thù đang rất hận mình và chính người con đó đang “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình” . Vua chủ động tác thành cho Thiên Thành và Quốc Tuấn nên đôi vợ chồng đã kết lương duyên hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng Trần Quốc Tuấn, một phép thử đổi bằng chính tính mạng mình. Vua minh quân Trần Thái Tông đã giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài hiếm có muôn thuở. Trần Quốc Tuấn là người sau này làm Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương nhà chính trị quân sự ngoại giao kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thưở đó. Người là một trong mười vị danh tướng nổi tiếng thế giới mọi thời đại.

Chuyện lạ thật hiếm có !


Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi Lời dặn lại của Đức Thánh Trần.

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người tôn thất họ Trần. Ông sinh tại kinh đô Thăng Long, quê quán thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh.

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời, xứng đáng là một minh quân tuyệt thế, lại được Lý Chiêu Hoàng rất yêu mến quý trọng nên ông đã dám đám đặt cược việc làm vua của cháu với họa diệt tộc Trần để sắp đặt hôn nhân Trần Cảnh với Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện khai sáng nhà Trần chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi vua. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai Trần Quốc Khang được 3 tháng. Thái sư Trần Thủ Độ năm 1237 nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Liễu căm phẫn chống đối và vua Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Vua Trần Thái Tông sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy không thể không xử lý thời biến khi cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong để cướp nước ta. Vua Trần Thái Tông đã đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”, chấp nhận quay trở về. Vua Trần Thái Tông đã chấp nhận sự dấn thân “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”, thuận sự kiến nghị của Triều đình.

Vua Trần Thái Tông sau này truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con đích (hàng thứ hai sau Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn) vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để làm Thái thượng hoàng. Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi vua hiệu Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do sự chính danh phận đã sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa tu tập tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó Trần Liễu dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình buông bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện trở thành một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc ông trở về kinh đã sớm được Trần Thái Tông phát hiện quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua Thái Tông đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám lấy tính mạng của mình làm liều như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn trong câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên, những trang binh thư kiệt tác muôn đời, và ba đỉnh cao vọi của trí tuệ nhân loại.

xem tiếp: Thái Tông và Hưng Đạo https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thai-tong-va-hung-dao/ Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim

Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”.

Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
* (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Thiên Thành công chúa là phu nhân của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn qua đời vào ngày 28 tháng 9 năm 1288 ít lâu sau thắng lợi quân Nguyên Mông. Bà được thụy phong là Nguyên Từ Quốc mẫu, ngang với Linh Từ Quốc mẫu (là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, là là mẹ ruột của Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu).

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

 

Bảy phép sau đây để biết người

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

 

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;

Sách nói Tôn Tử Binh Pháphttps://youtu.be/4LQ2wD2PZJs

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp.

DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ

Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”.

( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự.

Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép.

Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng …

Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

* (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim
Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011)
https://thungdung.wordpress.com/yentu/

SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH

Thương nước biết ơn bao người ngọc (*)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt
Ân tình lưu mãi những dòng sông.

(*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…
(Trần Nhân Tông)

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN

“Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi.

Dấu xưa Đêm Yên Tử
Thơ Thiền Trần Nhân Tông
Lên non thiêng Yên Tử
Sông núi lưu ân tình
Tìm về đức Nhân Tông
Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên

Bạch Ngọc
tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1)
ảnh Chùa Bửu Minh

Tài liệu trích dẫn

TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308):
MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ
biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp
(Nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/)

“Nhà ta vốn là dân hạ bạn
đời đời ưa chuộng việc hùng dũng”
Trần Nhân Tông

Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu.

Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam.

1- Con người và sự nghiệp

(a) Bản chất con người

Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ.

Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân.

(b) Tư cách lãnh đao

Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn.

Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần:

– Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không?

Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng:

– Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến!

Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng:

– Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế!

Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay

– Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi.

Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng:

– Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa.

Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen:

– Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao?

Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước.

Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ.

(c) Cách cư xử người

Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân.

Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng:

– Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân?

Hưng Đạo Vương tâu rằng:

– Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã ­tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng.

Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên.

Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế.

Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội.

(d) Trị nước

Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”.

Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau:

Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.”

Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại.

Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên :

” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “

Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện

(e) Trung hiếu và gia huấn

Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách.

Trượng vệ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông ..

(Qua nghìn cửa chào nghiêm túc,
Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..)

Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn.

Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu?

Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa.

2- Xuất thế và thơ văn

Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân.

Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có.

Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng”

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ song song phi hạ điền

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng chiều dường có lại dường không
Mục đồng sáo vẵng trâu về hết
Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng)

Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông.

Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt tình thân hữu anh em của hai dân tộc Việt-Chiêm. Ông đề nghị với vua Trần Anh Tông kết hợp con gái Nhân Tông (tức em gái Trần Anh Tông) là công chúa Huyền Trân với vua Chiêm Thành. Cả Chiêm Thành, từ sự kính trọng đối với một đạo sĩ hiền tài này, đã hoan hỷ chấp nhận. Vua Chiêm là Chế Mân (Jaya Sinhavarman III mà trước đây là thái tử Harijit đã cùng đồng minh Đại Việt chống quân Nguyên đổ bộ ở Chiêm Thành) đã tặng Đại Việt hai châu Ô và châu Rí trong cuộc hôn nhân lịch sử này. Nhưng tiếc thay sau khi Chế Mân và Trần Nhân Tông mất, chiến tranh lại tái diễn giữa hai dân tộc.

Năm 1308, Thượng hoàng Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử. Sư Pháp Hoa thiêu xác ông, nhặt hỏa cốt và hơn ba ngàn hạt xá lị để vào hộp, mang về chùa Từ Phúc ở kinh sư.

Mùa thu năm 1310, linh cửu chứa hỏa cốt Thượng hoàng được rước về chôn ở làng Quý Đức, Phủ Long Hưng (Thái Bình). Khi nghe tin ấy, cả nước đều muốn tiễn linh cửu người Việt hiền tài này lần cuối cùng. Trước hết, tạm quàn Nhân Tông ở điện Diên Hiền, khi sắp phát dẫn, đã đến giờ rồi mà quan liêu dân chúng đứng xem đầy khắp cung điện, ngay cả tể tướng cầm roi xua đuổi mà cũng không thể giản ra được. Vua cho gọi Trịnh Trọng Tử đến bảo rằng: “Linh cửu sắp phát dẫn mà dân chúng đầy nghẽn như thế này thì làm thế nào ?”. Trọng Tử là người có tiếng là nhiều tài năng trí xảo nhất Thăng Long và cũng rất giỏi về âm nhạc. Trọng Tử lập tức đến thềm Thiên Trì gọi quan Hải khấu và quan Hổ dực do Trọng Tử trông coi đến ngồi la liệt ở thềm, sai hát mấy câu hát Long Ngâm. Mọi người đều ngạc nhiên, kéo nhau đến xem, cung điện mới giãn người, linh cửu mới rước đi được. Long Ngâm khúc là một lối hát vãn, giọng bi ai, nghe rất cảm động … Suốt mấy ngày ấy từ Thăng Long đến Thái Bình, Long Ngâm khúc của cả nước theo linh cửu của ngài đến nơi an nghĩ cuối cùng.

Một ngôi sao sáng đã vụt tắt trên bầu trời nước Đại Việt. Mặc dầu thể xác ông không còn và đã tan thành tro bụi như ông muốn, nhưng hồn ông vẫn còn trong lòng dân tộc Việt.

Lời bạt:

Trong lịch sử trên thế giới rất hiếm người tài vừa là vua trị vì vừa là một hiền triết. Văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị an độ nhân dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations”. Ở phương đông hơn mười hai thế kỷ sau có Trần Nhân Tông, cũng một minh quân, sáng lập trường phái thiền Trúc Lâm Việt Nam với các tác phẩm thiền “Khoá Hư lục”(1), “Thiền lâm thiết chủy ngữ lục”, “Tăng già toái sự” (5) không kém sâu sa.

Thiền Trúc Lâm Yên tử tuy không còn, nhưng dư âm vẫn còn vọng: cuối thế kỷ 18, Ngô Thì Nhậm mong tái lập lại dòng thiền này với tác phẩm “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, gần đây chùa Trúc Lâm ở Đà Lạt là một cố gắng mong muốn khôi phục dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hoàng thành cổ Thăng Long nay đã được khám phá, một ngày nào đó tôi hy vọng là điện Diên Hiền sẽ được hồi phục. Nguời người sẽ được đến tận nơi vua làm việc, đãi yến, nơi linh cửu vua tạm quàn, hình dung cảnh quan và tưởng nhớ mùi hương thiền toả ngát sáu trăm năm mươi năm trước và tưởng tượng trở lại thời vàng son của thiền Việt Nam với minh quân Trần Nhân Tông. Núi Yên Tử giờ đã có cáp treo, nhưng đi hành hương đường dốc bộ vẫn là tốt nhất theo dấu chân của Thượng hoàng Nhân Tông.

(1) Theo Thiều Chửu và một số nhà nghiên cứu cho là Trần Nhân Tông là tác giả “Khóa hư lục” chứ không phải Trần Thái Tông

Tham khảo

(1) Đại Việt Sử Ký toàn thư, Quyển 5 và 6, Kỷ Nhà Trần, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 1993

(2) Khuyết danh, Thiền uyển tập anh, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990

(3) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận,
http://www.quangduc.com/lichsu/17vnpgsuluan.html

(4) Tạ Ngọc Liễn, Vài nhận xét về Thiền Tông và phái Trúc Lâm – Yên Tử đời Trần, Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (175), tháng 7,8/1977, p. 51-62

(5) Nguyễn Duy Hinh, Yên Tử – Vua Trần – Trúc Lâm, Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (173), tháng 3,4/1977, p. 10-21. — tại
Đỉnh Thiêng Yên Tử – Chùa Đồng

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tiet-che-duc-dung-nhan/

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Bài ca nhịp thời gianhttps://youtu.be/_Bs4XcVufqY

Vuonxuan

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
KimYouTube

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16262
Nhập ngày : 24-07-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 8(07-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 8(06-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 5 tháng 8(05-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 4 tháng 8(04-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 3 tháng 8(04-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 2 tháng 8(02-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 1 tháng 8(01-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 31 tháng 7(31-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 30 tháng 7(30-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 29 tháng 7(29-07-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007