Số lần xem
Đang xem 2447 Toàn hệ thống 7316 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
10 8 2022 HTN Chuyển đổi số giáo dục đại học Hội nghị trực tuyến VSL Talk 19 TS Nguyễn Thành Nam FPT; PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải ĐHQGHN PGS.TS Phạm Bảo Sơn ĐHQGHN Nguyễn Thị Hằng 0982 669 157 VSL Thông tin tích hợp tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung
Một sự nghiệp lớn và cấp thiết là bảo tồn phát triển tinh hoa văn hóa Việt. Nghiên cứu văn sử Việt ngày nay cấp thiết phải tìm tòi giải quyết tốt các góc khuất để tôn vinh sự cao quý của các danh nhân văn hóa Việt vào sâu trong lòng nhân dân tổ quốc mình và ra thế giới. Việc làm cần thiết và cấp bách là bảo tồn tỏa sáng tinh hoa Việt và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là một trong những điểm nhấn trọng yếu ấy vì cuộc đời và văn chương họ đã vượt xa biên giới quốc gia. Hiểu biết đúng sự thật chân thiện mỹ là cách tốt nhất để lan tỏa gía trị Việt.
Truyện Kiều Lưu Hương Ký là “cặp song kiếm hợp bích” tinh hoa văn hóa Việt.”Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”; ” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”; “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”; “Khen cho con mắt tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau” (Truyện Kiều Nguyễn Du)”. “Thân em thời trắng, phận em tròn/ Bảy nổi ba chìm mấy nước non / Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son” (Bánh trôi nước, thơ Hồ Xuân Hương); “Anh đồng lòng/ Em đồng lòng /Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm/ Thơ cùng ngâm/ Rượu và trăng/ Thăm thẳm buồn ly biệt/ Vầng trăng chia hai nữa/ Cung đàn ly khúc oán tri âm,.Thôi đành bặt tiếng hồ cầm/ Núi cao biển sâu đằng đẳng/ Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.(Hồ Xuân Hương góc khuất; “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là bài thơ ‘Tỏ ý’ của Hồ Xuân Hương đối với Nguyễn Du) “Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung/ Mượn ai tới đấy gửi cho cùng/ Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,/ Giấc mộng rồi ra nửa khắc không./Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,/ Phấn son càng tủi phận long đong./ Biết còn mảy chút sương siu mấy,/ Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.(Hồ Xuân Hương góc khuất:; Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu).
Truyện Kiều cho đến ngày nay vẫn bị nhiều người lầm lẫn cho làsách Nguyễn Du dịch vì Nguyễn Du mượn thời thế, địa danh và cốt truyện thuộc triều đại, đất và người của nước ngoài, Thúy Kiềuẩn ngữViệt Nam còn thiếu các minh chứng thuyết phục về góc khuất: cuộc đời và thời thế; giá trị tác phẩm gốc; gia đình và dòng họ; gia tộc và di chỉ, điển cố, điển tích; sự tôn vinh của xã hội; tầm ảnh hưởng các hồ sơ danh nhân Việt trong visa toàn cầu, là căn bản hồ sơ nhân vật chí cần được sáng tỏ.
Mục đích sau cùng của DẠY và HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
TRẠNG TRÌNH DƯỠNG SINH THI
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585)
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)
CHÍN ĐIỀU LÀNH HẠNH PHÚC Hoàng Kim.
Cười nhiều Giận ít
Vui nhiều Lo ít
Làm nhiều Nói ít
Đi nhiều Ngồi ít
Rau nhiều Thịt ít
Chay nhiều Mặn ít
Chua nhiều Ngọt ít
Tắm nhiều Lười ít
Thiện nhiều Tham ít
Mặt trời và thiên nhiên
Môi trường sống an lành
Gia đình thầy bạn quý
Minh triết cho mỗi ngày
An nhiên và phúc hậu
Thức ngủ cần hài hòa
Lao động và nghỉ ngơi
Gieo lành thì gặt thiện
Yêu thương trong tầm tay
MƯỜI THÓI QUEN MỖI NGÀY
Hoàng Kim
1. Vui khỏe phúc hậu, an nhàn vô sự là tiên
2. Biết dưỡng sinh, sống quen thanh đạm nhẹ mình
3. Hưởng ánh nắng, khí trời và sương mai mỗi sáng
4. Dạy và học tình yêu cuộc sống cnm365 mỗi ngày
5. Đi bộ và dọn vườn, tập thể dục mỗi ngày nữa giờ
6. Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày có lợi cho sức khỏe
7. Luyện thói quen đi lại ít phút sau mỗi giờ làm việc
8. Sau khi đi làm về cần nghĩ ngơi 15 phút mới tắm
9. Khi người mệt mỏi tốt nhất ngủ ngon và nghỉ ngơi
10 Buông bỏ những dư thừa và hư danh giả tạm
MƯỜI TƯ DUY TÍCH CỰC
Ai đúng ai sai, mình không sai là được
Người già người trẻ, cứ vui khỏe là được
Việc nhiều lộc ít, làm xong việc là được
Tận tâm tiết kiệm, đừng lãng phí là được
Bất kể giàu nghèo, cứ hoà thuận là được
Không kén ngon dở, cứ sạch nóng là được
Bất luận đẹp xấu, cứ tốt duyên là được
Nhà lớn nhà nhỏ, cứ ấm no là được
Xe mới xe cũ, cứ chạy tốt là được
Sung túc hay nghèo, cứ bình an là được
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Hoàng Kim
Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với những kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Ana Karenina, Đường sống, Phục sinh. Minh triết cho mỗi ngày. Trước đây tôi thích ông theo tuần tự trên. Nhưng nay qua thời gian trãi nghiệm và lắng đọng tôi lại thích trình tự ngược lại. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Yêu thích là tự mình tỉnh thức.
Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
Lev Tonstoy viết: “Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Sẽ là ngốc nghếch nếu bạn t&i
10 8 2022 HTN Chuyển đổi số giáo dục đại học Hội nghị trực tuyến VSL Talk 19 TS Nguyễn Thành Nam FPT; PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải ĐHQGHN PGS.TS Phạm Bảo Sơn ĐHQGHN Nguyễn Thị Hằng 0982 669 157 VSL Thông tin tích hợp tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung
Một sự nghiệp lớn và cấp thiết là bảo tồn phát triển tinh hoa văn hóa Việt. Nghiên cứu văn sử Việt ngày nay cấp thiết phải tìm tòi giải quyết tốt các góc khuất để tôn vinh sự cao quý của các danh nhân văn hóa Việt vào sâu trong lòng nhân dân tổ quốc mình và ra thế giới. Việc làm cần thiết và cấp bách là bảo tồn tỏa sáng tinh hoa Việt và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là một trong những điểm nhấn trọng yếu ấy vì cuộc đời và văn chương họ đã vượt xa biên giới quốc gia. Hiểu biết đúng sự thật chân thiện mỹ là cách tốt nhất để lan tỏa gía trị Việt.
Truyện Kiều Lưu Hương Ký là “cặp song kiếm hợp bích” tinh hoa văn hóa Việt.”Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”; ” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”; “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”; “Khen cho con mắt tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau” (Truyện Kiều Nguyễn Du)”. “Thân em thời trắng, phận em tròn/ Bảy nổi ba chìm mấy nước non / Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son” (Bánh trôi nước, thơ Hồ Xuân Hương); “Anh đồng lòng/ Em đồng lòng /Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm/ Thơ cùng ngâm/ Rượu và trăng/ Thăm thẳm buồn ly biệt/ Vầng trăng chia hai nữa/ Cung đàn ly khúc oán tri âm,.Thôi đành bặt tiếng hồ cầm/ Núi cao biển sâu đằng đẳng/ Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.(Hồ Xuân Hương góc khuất; “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là bài thơ ‘Tỏ ý’ của Hồ Xuân Hương đối với Nguyễn Du) “Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung/ Mượn ai tới đấy gửi cho cùng/ Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,/ Giấc mộng rồi ra nửa khắc không./Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,/ Phấn son càng tủi phận long đong./ Biết còn mảy chút sương siu mấy,/ Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.(Hồ Xuân Hương góc khuất:; Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu).
Truyện Kiều cho đến ngày nay vẫn bị nhiều người lầm lẫn cho làsách Nguyễn Du dịch vì Nguyễn Du mượn thời thế, địa danh và cốt truyện thuộc triều đại, đất và người của nước ngoài, Thúy Kiềuẩn ngữViệt Nam còn thiếu các minh chứng thuyết phục về góc khuất: cuộc đời và thời thế; giá trị tác phẩm gốc; gia đình và dòng họ; gia tộc và di chỉ, điển cố, điển tích; sự tôn vinh của xã hội; tầm ảnh hưởng các hồ sơ danh nhân Việt trong visa toàn cầu, là căn bản hồ sơ nhân vật chí cần được sáng tỏ.
Mục đích sau cùng của DẠY và HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
TRẠNG TRÌNH DƯỠNG SINH THI
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585)
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)
CHÍN ĐIỀU LÀNH HẠNH PHÚC Hoàng Kim.
Cười nhiều Giận ít
Vui nhiều Lo ít
Làm nhiều Nói ít
Đi nhiều Ngồi ít
Rau nhiều Thịt ít
Chay nhiều Mặn ít
Chua nhiều Ngọt ít
Tắm nhiều Lười ít
Thiện nhiều Tham ít
Mặt trời và thiên nhiên
Môi trường sống an lành
Gia đình thầy bạn quý
Minh triết cho mỗi ngày
An nhiên và phúc hậu
Thức ngủ cần hài hòa
Lao động và nghỉ ngơi
Gieo lành thì gặt thiện
Yêu thương trong tầm tay
MƯỜI THÓI QUEN MỖI NGÀY
Hoàng Kim
1. Vui khỏe phúc hậu, an nhàn vô sự là tiên
2. Biết dưỡng sinh, sống quen thanh đạm nhẹ mình
3. Hưởng ánh nắng, khí trời và sương mai mỗi sáng
4. Dạy và học tình yêu cuộc sống cnm365 mỗi ngày
5. Đi bộ và dọn vườn, tập thể dục mỗi ngày nữa giờ
6. Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày có lợi cho sức khỏe
7. Luyện thói quen đi lại ít phút sau mỗi giờ làm việc
8. Sau khi đi làm về cần nghĩ ngơi 15 phút mới tắm
9. Khi người mệt mỏi tốt nhất ngủ ngon và nghỉ ngơi
10 Buông bỏ những dư thừa và hư danh giả tạm
MƯỜI TƯ DUY TÍCH CỰC
Ai đúng ai sai, mình không sai là được
Người già người trẻ, cứ vui khỏe là được
Việc nhiều lộc ít, làm xong việc là được
Tận tâm tiết kiệm, đừng lãng phí là được
Bất kể giàu nghèo, cứ hoà thuận là được
Không kén ngon dở, cứ sạch nóng là được
Bất luận đẹp xấu, cứ tốt duyên là được
Nhà lớn nhà nhỏ, cứ ấm no là được
Xe mới xe cũ, cứ chạy tốt là được
Sung túc hay nghèo, cứ bình an là được
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Hoàng Kim
Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với những kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Ana Karenina, Đường sống, Phục sinh. Minh triết cho mỗi ngày. Trước đây tôi thích ông theo tuần tự trên. Nhưng nay qua thời gian trãi nghiệm và lắng đọng tôi lại thích trình tự ngược lại. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Yêu thích là tự mình tỉnh thức.
Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
Lev Tonstoy viết: “Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Sẽ là ngốc nghếch nếu bạn tìm kiếm nó ở nơi nào khác. Bạn sẽ giống như kẻ chăn cừu tìm kiếm một con chiên lạc, trong khi nó được nhét vào ngay bên trong áo sơ mi của y (1). Quy tắc thứ nhất của minh triết, là biết chính bạn (2). Tuy nhiên đây là cái khó làm nhất. Quy tắc thứ nhất của đức hạnh là hạnh phúc với những điều nhỏ bé (3). Điều này nữa cũng khó làm. Chỉ có những ai tuân theo những quy tắc này, mới đủ mạnh để là một tấm gương đức hạnh cho người khác. Nếu bạn chỉ yêu chính mình, bạn không thể thực sự hạnh phúc. Hãy sống cho kẻ khác, rồi thì bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực. Các bạn đang lang thang tới đâu, hỡi những con người bất hạnh? Đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ? Bạn đang chạy đi xa, nhưng hạnh phúc phải được tìm thấy bên trong bạn. Nếu nó không có mặt ở bên trong, thì nó không có mặt ở bất cứ nơi nào khác. Hạnh phúc nằm trong khả năng yêu kẻ khác của bạn”. (Suy niệm mỗi ngày, trang 53) (1) Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Phật nói ‘ phật tại tâm ’ Chúa Jesu nói ‘Vương quốc của thượng đế ở bên trong các ngươi ’ (2) Minh triết trước hết là tự biết mình. (3) Phúc hậu là hạnh phúc với những điều nhỏ bé.
Lev Tonstoy viết tiếp: Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác , bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ”
Hoàng Kim noi gương Thầy, tự mình thắp lên ngọn đèn trí tuệ chính mình “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” tuân theo quy luật của sự chí thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“. Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng tinh hoa lắng đọng.
Cụ Sơn Nam lưu lại trong tôi nhiều câu văn thật cảm động: “Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin”. “Khuyến nông tức là cách giữ đạo làm nông, thì dân mới giàu mạnh được”. “Người tứ xứ về tứ giác sinh cơ lập nghiệp, thì cần giữ cái đạo làm người, thì kinh tế thị trường ở đây mới nên bộ mặt nông thôn mới”.“Đến với văn chương để mong nổi danh thì đừng có hòng. Nền văn học của ta hơn nửa thế kỷ qua, nhìn lại ở một góc độ nào đó, coi như lấy rổ múc nước”. “Vì vậy mà phải viết cho đàng hoàng, phải có lương tâm nghề nghiệp thì các báo, các nhà xuất bản họ mới mua của mình, độc giả họ mới đọc của mình”. “Cái cốt cách người Việt Nam mình là nhân nghĩa” “”Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn” “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê. Cụ Sơn Nam là nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu Nam Bộ, “ông già Nam Bộ”, “ông già Ba Tri”, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam”, “nhà Nam Bộ học”.
Cụ Sơn Nam đã giã từ cõi nhân sinh ngày 13 tháng 8 năm 2008 và kịp để lại cho đời một sự nghiệp trước tác đồ sộ trên 8000 trang sách của hơn 44 đầu sách đã in và trên 10.000 trang sách chưa in. Bài thơ “Thay lời tựa” của Cụ Sơn Nam trong “Hương rừng Cà Mau” hay ám ảnh: “Trong khói sóng mênh mông/ Có bóng người vô danh/ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu/ Mang theo chiếc độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên/ Với câu chữ:/ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả/ Tới Cà Mau – Rạch Giá/ Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng/ Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mù như sương/ Thân không là lính thú/ Sao chưa về cố hương?…”. Lời điếu của cụ Sơn Nam khóc cụ Bùi Giáng sao mà chân tình, văn hóa, tri âm, tri kỹ đến vậy: “Anh Giáng ơi! Sinh thời anh ăn mặc xốc xếch, áo trong dài hơn áo ngoài,…nhưng văn thơ của anh ngay ngắn đường hoàng. Anh có nề gì cháo chợ cơm hàng, cả cơm thừa canh cặn, nhưng câu chữ anh xài sạch sẽ, ý tứ sáng trong. Cả đời anh lang thang khi chùa khi chợ có cố định đâu đâu, mà bữa nay đưa anh đi có quân canh lính gác, có vòng hoa của Thành ủy – Ủy Ban, có Hội Nhà văn, dậy là anh có hộ khẩu Sài Gòn rồi đó nghe anh Giáng!.” Cụ Sơn Nam cũng chân thành ngợi ca cụ Trương Vĩnh Ký đã dành thời gian cuối đời để viết chuyện hay cho con nít đọc.“Viết chuyện hay con nít tìm đọc là khó lắm đó nghe” chứ không chỉ là những công trình bác học đồ sộ. Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ, chúng ta nhớ những trang văn, những chuyện đời thấm đẫm tính nhân văn của ông.
Viết về Sơn Nam, tôi thích hơn cả là của Đoàn Nam Sinh, Huỳnh Kim, Võ Đắc Danh, Trần Thị Hồng Hạnh, Lê Văn Thảo, Lam Điền, Trần Mạnh Hảo và chùm Sơn Nam video nhạc tuyển. Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông! Tôi từ trước đã tâm đắc điều này, và ngộ ra những người hiền thường thung dung, an nhiên với đời thường. Những người hiền phương Nam như Sơn Nam, Bùi Giáng, Võ Hồng, Trang Thế Hy… đều thật là hiền hòa, chất phác.
NHỚ SƠN NAM
Đoàn Nam Sinh
Hồi còn nhỏ, thập kỷ sáu mươi về trước, trong làng ấp xa xăm, tôi đã được đọc những bài viết của chú trên tờ Hương Quê, giấy báo trắng láng với màu mè, hình vẽ minh họa rất đẹp. Mẫu chuyện mà tôi nhớ đời là bà con xứ Nam kỳ đã lập thế nhử vịt câu sấu như thế nào, với giọng văn giản dị, tưng tửng. Ba tôi, người cũng từng dầu dãi sông nước giải thích chuyện trẻ nhỏ nghịch ý với cha mẹ thì thường bị quở là “đem câu sấu cho rồi”, tụi nhỏ tôi sợ lắm.
Ông cậu vợ tôi sau này, ngày còn nhỏ nhà ngoại khá giả cho đi học trên Nam Vang, chắc có Pri-me rồi về Rạch Giá đi dạy học. Đổi vùng khắp chốn đến sau khởi nghĩa mới biết là đi theo cộng sản từ thời ông Giàu gây dựng đâu bên Xiêm bên Lèo. Cậu làm chủ tịch một xã ở Gò Quao, mà cái bằng “đẹp trai” không giấu được. Ở đâu chị em cũng bu theo. Cậu có lần kể “tao đi công tác với hai cô, mùa nước nổi chun nóp ngủ trên chòi gò, lần quần rồi tao quất cả hai”. Không biết có phải vì đào hoa, lăng nhăng hay sao đó cậu ở lại, không tập kết. Rồi tù tội liên miên. Có lần cậu nói “thằng cha này là Minh Tài, nó viết văn hay lắm, ham đi xuống thực tế, rồi ham viết, chẳng kể gì giờ giấc, chưng dọn. Người hổng biết nói chả ở dơ, lúc 9 năm chả hay về đây, tiếng Tây chỉ có mấy người biết, đủ để nói thầm, chả thân cậu lắm!”. Sau này tôi kể lại với chú cậu Trần Kỳ Ứng dưới Gò Quao hỏi thăm, chú nói chuyện “hồi đó ai cũng yêu nước, đánh Tây đặng giành độc lập. Có mấy người biết chữ đâu. Lớp đó là người theo đạo Thiên chúa cũng vào Đảng, làm lãnh đạo Việt Minh. Khi định biên lại khoảng năm 53, làm theo kiểu mấy anh Tàu nên nhiều người chán nãn…”.
Lớn lên trong thời chiến, lại lo chuyện học hành, chuyện kiếm hiệp/võ hiệp kỳ tình tràn lan rồi phong trào hip-pi, phản chiến đến triết lý hiện sinh hiện tồn,…Mỹ đã đổ quân vào Đà Nẵng, đảo chính, tăng quân, leo thang đánh phá,…Làng quê ứng phó bằng tích trữ khô muối, dầu đèn, trảng-sê hầm hào trước bom sai đạn lạc; phố chợ lung lay trước bao cuộc biểu tình, đình công bãi thị, học sinh bãi khóa, chống đàn áp Phật giáo rồi chống hiến chương Vũng Tàu, đả đảo Nguyễn Khánh bán nước, đả đảo Thiệu-Kỳ-Có,…khiến tụi nhỏ tôi chẳng còn thời gian và lòng dạ nào dòm đến văn học miền Nam nữa.
Sau 68, anh em tan tác người một ngã. Ngọn lửa tàn độc tràn qua thôn ấp ngày một hung tợn, ác liệt. Làn sóng tỵ nạn chiến tranh lan ra, người dân tản cư chạy vào khu dồn, lớp trẻ chúng tôi về Sài Gòn. Mấy năm sau tôi thấy chú trong phong trào chống chế độ kiểm duyệt báo chí của Sở Phối hợp Nghệ thuật, tổ chức biểu tình với khẩu hiệu “Ký giả đi ăn mày”, nhưng mỗi người một việc.
Bẵng đi có chục năm liền, cũng vì mưu sinh chen chúc, tuy không xa nhưng khó dịp hàn huyên. Có lần gặp nhau tôi hỏi nghe chuyện vợ con chú sao đó, chú Sơn Nam buồn buồn ̶ “mình viết văn mà không hay thì ai đọc, làm sao sống? Mà lo chuyện viết lách thì bỏ bê, vợ con mấy người thông cảm”…Tới 97, đợt 300 năm Sài Gòn chú nhờ tôi tiếp mấy chuyện vặt. Lúc này chú thuê nhà ở Phan Văn Trị, một cái buồng dài và hẹp, bốn bề nước đái khai um. Cũng chỉ cái máy Olivetti gõ cọc cạch và bộn bề sách vở xếp chung quanh lan cả lên chiếc giường tám tấc. Gần đến ngày trả tiền nhà chú lúng túng, xốn xang cùng nổi lo trễ nãi bà chủ phiền.
Chú Sơn Nam lúc này đã thấy già, nói chuyện vẫn bông lơn nhưng có phần cam chịu. Có bữa được ít tiền nhuận bút, “chú em chở dùm qua đi gửi cho thằng con, nó khổ lắm”. Lần khác thì “thằng con dưới Mỹ Tho hẹn lên xin mấy trăm về lo chuyện nhà”.
Mấy lần chú xuất hiện trên phim, và khi đi ra quê Bắc tế cụ Nguyễn Hữu Cảnh, với bộ nam phục lụa màu xanh thấy ngồ ngộ, khác xa với “ông già đi bộ” thường ngày, lưng chú đã hơi còng rồi.
Vài năm sau nữa, tôi nhớ bữa đưa tang Bùi Giáng ở Gò Dưa, sau bài ai điếu của Cung Văn là điếu văn của Hội Nhà Văn thành phố. Chú moi ra bài viết sẵn trên túi áo vét xanh nhầu nhỉ, sửa lại đôi kính cũng rầu rĩ như ông chủ và chú run run nói: “Anh Giáng ơi! Sáng nay anh NQS nói với tui anh là lớp trước, lại ở trong này, cũng ít dịp gần gũi. Anh đại diện cho Hội đọc dùm điếu văn này. Dậy đây là phần của Hội nghe anh Giáng…Tui đọc dậy là xong rồi, còn đây là của tui. Anh Giáng ơi! Sinh thời anh ăn mặc xốc xếch, áo trong dài hơn áo ngoài,…nhưng văn thơ của anh ngay ngắn đường hoàng. Anh có nề gì cháo chợ cơm hàng, cả cơm thừa canh cặn, nhưng câu chữ anh xài sạch sẽ, ý tứ sáng trong. Cả đời anh lang thang khi chùa khi chợ có cố định đâu đâu, mà bữa nay đưa anh đi có quân canh lính gác, có vòng hoa của Thành ủy – Ủy Ban, có Hội Nhà văn, dậy là anh có hộ khẩu Sài Gòn rồi đó nghe anh Giáng!…”.
Có lần hội thảo khoa học về cụ Trương Vĩnh Ký, như những lần hội thảo danh nhân Nam bộ khác, chú đã đọc tham luận. Không phải về những công trình bác học, đồ sộ hoặc luận về công/tội, chú nói đến chuyện sau cùng cụ TVK đã dành thời gian viết chuyện cho con nít đọc, “mà viết chuyện hay con nít tìm đọc là khó lắm đó nghe”.
Lúc Bé Tư mới ra cuốn Cánh đồng bất tận, một ông lão nghe chuyện hỏi tôi NQS ủng hộ lắm hả, cháu có không? Tui nghe chú Sơn Nam có bản photo. Mà lúc này ổng về ở dưới Lăng Ông rồi. Chở chú lại thăm giả chút. Hai người lớn nói chuyện văn chương, tôi mãi mê đọc báo. Chỉ nghe thoáng khúc cuối chú Sơn Nam nói “nó muốn đặt tên cho đứa nhỏ là Hiền, Lành gì đó chứ không Thù, Hận,…nghĩ lại không biết tụi mình là con hoang của vụ hiếp dâm nào?” Tôi xin phép hai ông chú ra về trước.
Tự nhiên mấy năm gần cuối đời hai dái tai của chú dày ra, rộng hơn phát đỏ hồng, anh em mừng. Thì cũng có chuyện hợp đồng bán được tác quyền, sách được in lại đẹp đẽ, chú cũng mừng. Nhưng thường bữa, trừ đợt bịnh nặng, chú vẫn đến thư viện Gò Vấp cạnh cầu Hang tìm sách đọc, viết và nhờ mấy cháu đánh máy lại. Rủng rỉnh thì mời mấy cô bé đi ăn trưa, cơm dĩa. Sáng sáng lại ngồi cà phê đen xéo phía kia đường.
Khúc cuối cùng cuộc đời, do có chuyện bình chọn để lãnh giải thưởng gì đó ngoài trung ương mới có chuyện “…Sơn Nam không được, vì nhờ biết tiếng Tây, đọc các bài viết cũ rồi viết lại chứ không có công trình gì…”. Từ hồi chữ quốc ngữ thịnh lên tới giờ, có biết bao nhà văn đọc rồi phóng tác; có bao người đọc để biết mà tránh viết giống người trước? Tôi thì biết rõ là chú Sơn Nam không đạo văn như cái án oan kiểu gây dư luận đó.
Lại rủi cho chú khi đi đường bị xe của bọn trẻ chạy vong mạng làm gãy chân, chú chỉ nói buồn “tụi nhỏ chúc thọ ông già kiểu này ngặt quá!”.
Mới đó mà chú đã đi xa một năm rồi, ngày đưa tang chú tôi từ Gia Lai về, mệt quá ngủ quên, khi anh em nhắc thì đã xong mọi việc. Tiếc và buồn! Thôi, đêm nay tôi nhớ chú, ngồi viết gọn mấy dòng dâu bể.
Bài “Thay lời tựa” tập truyện ngắn nổi tiếng “Hương Rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam là một bài thơ hay. Bài thơ dài 28 câu viết về cái thuở tiền nhân xưa từ miền Trung tha hương vào khai hoang mở cõi phương Nam. Đó là một bài thơ độc đáo hiếm thấy của nhà văn Sơn Nam mà nhiều người đã thuộc lòng vì cái điệu buồn chất chứa trong từng âm điệu, câu chữ.
Nhưng có lẽ ít ai biết bài thơ đó nhà văn viết khi nào và ở đâu. Một hôm, cuối năm 2000, gần Tết, tôi nhớ vào ngày 15-1-2001, ông ghé thăm báo Cần Thơ và nhắn tôi qua chơi. Tôi chở ông về nhà mình, giở cuốn “Hương rừng Cà Mau” do nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 1986, có chữ ký tặng bằng mực đỏ của ông ngày nào, rồi hỏi:
– Bài thơ này chú Tám làm hồi nào vậy?
Ông nheo nheo mắt, nói:
– Viết từ năm 1961, trong nhà tù Phú Lợi. Hồi đó chánh quyền Sài Gòn bỏ tù cái tội mình vẫn theo kháng chiến.
Rồi ông ngồi chép lại cả bài thơ trên mặt sau một tờ lịch lớn. Nét chữ của một ông già 75 tuổi mà bay bướm quá chừng. Cuối bài thơ, ông ghi: “Viết thơ này từ năm 1961, nay chép lại tặng Huỳnh Kim, bờ sông Hậu”. Tôi đã nhờ thợ phủ la-mi-na và ép tờ lịch ấy lên một tấm gỗ để lưu giữ được lâu dài bút tích của nhà văn Sơn Nam.
Tôi treo kỉ vật này trên tường kế bên kệ sách và gắn kề bên nét chữ của ông, một chiếc lá cây khô hoang dã đã lìa cành tự khi nào. Chiếc lá ấy, nét chữ ấy, mỗi lần nhìn lên, như nghe có tiếng người xưa vọng lại:
Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ:
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Tới Cà Mau – Rạch Giá
Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mù như sương
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
Đôi tâm hồn cô tịch
Nghe lắng sầu cô thôn
Dưới trời mây heo hút
Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút
Điệu hò… ơ theo nước chảy chan hòa
Năm tháng đã trôi qua
Ray rứt mãi đời ta
Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…
Nhà văn Sơn Nam đã về với đất, nhẹ như câu thơ của ông “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”. Sáng nay, lục tìm trong ký ức và trong Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG), như gặp lại ông…
1.
Năm bảy năm trước, khi còn khỏe, nhà văn Sơn Nam có viết lai rai cho TBKTSG, thường là vào dịp Tết. Có một bài mà bây giờ đọc lại, thấy như ông nói chuyện đang xảy ra. Đó là bài “Làm tiền và xài tiền”. Mở đầu bài báo, ông viết: “Tuy không rành về kinh tế tài chính nhưng tôi dám phát biểu rằng không phải có nhiều vàng trong tay là mặc nhiên được đứng vào hàng ngũ tư sản Việt Nam trong giai đoạn mở cửa này”. Rồi ông nhận xét: “Mấy năm gần đây, phát sinh một hiện tượng ăn xài hoang phí trong một bộ phận dân cư ở Sài Gòn và các tỉnh, đến mức mà chính những nhà kinh doanh nước ngoài phải ngạc nhiên, thậm chí coi khinh. Trúng mối vài dịch vụ sang nhượng nhà đất, buôn lậu, tráo trở chứng từ, dành dụm được năm, mười cây vàng, hoặc hơn, làm tiền không đổ mồ hôi thì dĩ nhiên cần tiêu xài vô lý, dịp may hiếm có. Tiền sẽ vào túi, dễ dàng, cóc nằm há mồm là sung rụng ngay vào miệng, muốn khạc ra cũng không được. Đó là chưa kể một số cán bộ tiêu cực có bài bản, ăn chơi một buổi bằng một năm lương bổng của người làm công. Xài ô-tô hạng sang, quần áo thứ tốt, nhà cửa trang trí toàn đồ ngoại”.
Một chỗ khác, ông mô tả rành rọt: “Rượu mạnh với nhãn hiệu đắt tiền, nốc vài chai đã là tốn bạc triệu. Gọi thức ăn đủ món, nhưng món nào cũng gắp thử một vài đũa, hoặc không gắp rồi chờ đem món khác! Ăn để phá của, vì của cải ấy làm ra không đổ mồ hôi, lắm khi không tiêu xài thì không phải lẽ, vì đó là tiền thù lao tập thể cho phép cả nhóm kết nghĩa! Tiêu xài để cho người đồng lõa thấy mình là người hào hiệp, thừa tiềm năng và thừa bản lãnh. Đến mức những người phục vụ cửa hàng tuy cười tươi ra mặt nhưng khi vào nhà bếp, họ cũng lắc đầu, khinh bỉ cái phong cách điên khùng của “thời đại”. Chưa hết! Ăn uống bừa bãi, nửa ăn nửa bỏ, nôn mửa, lắm khi để xóa mặc cảm tội lỗi, họ lại cởi áo, dùng những lời lẽ phàm tục, nhờ điện thoại cầm tay để nói láo với bạn bè, với vợ con hoặc trêu chọc cô gái nào đó để ra vẻ mình… có máu văn nghệ. Chưa kể trường hợp say quá mức, họ lại đùa giỡn bằng cách chế diễu các cơ quan nhà nước và tự chế diễu mình”.
Ông quan sát thấu đáo cả những kiểu sống như thế này: “Có tiền nhiều, nhưng không tin nơi ngày mai, hoặc quá tin vào tử vi, tuổi con rồng, gặp tháng con chuột. Họ cầu mong làm giàu thêm, không bỏ những dịp may có thể thoáng qua rồi mất. Con cái của họ cần được nổi danh trong khu phố, với bạn bè cùng trang lứa. Nào khiêu vũ, nào ăn điểm tâm ở khách sạn sang trọng nhất, xài đô-la chớ không xài tiền Việt, trong khăn mù-soa nhung nhúc những khoen lớn khoen nhỏ. Mất chiếc xe gắn máy đắt tiền này, lập tức cho con số tiền to để sắm trở lại chiếc khác, lắm khi còn đắt tiền và hợp thời trang hơn”.Gần cuối bài đó, nhà văn nhắc nhẹ: “Ở Việt Nam, xưa kia đã từng có xuất hiện vài nhà tư sản xứng đáng cho đời sau ghi nhớ. Thí dụ như ông Trương Văn Bền. Khi rảnh rang, ông tranh thủ đọc sách, nghiên cứu cách tiếp thị, phân phối sản phẩm theo đường dây hợp lý. Mỗi sáng, ông không quên tập thể dục”.
2.
Nhà văn Sơn Nam viết báo kinh tế như vậy đó. Còn các nhà báo kinh tế và doanh nhân thì lại hay trích văn của ông. Trong mấy chục bài của họ đã đăng trên TBKTSG, dễ gặp lại hình ảnh “ông già Nam bộ” Sơn Nam.
Tỉ như trong bài “Như ngày xưa tiền nhân đi mở cõi”, ông Trần Kim Chung – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế C&T – đại diện Tập đoàn Mỹ phẩm Amore – Pacific Hàn Quốc, tâm sự: “Có một bài thơ của nhà văn Sơn Nam luôn làm tôi liên tưởng rằng, chuyện khởi nghiệp kinh doanh ngày nay cũng tựa như chuyện tiền nhân ta ngày xưa đi mở cõi. Đó là đoạn đầu trong bài thay lời tựa tập truyện ngắn “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn: Trong khói sóng mênh mông / Có bóng người vô danh / Từ bên này sông Tiền / Qua bên kia sông Hậu / Mang theo chiếc độc huyền / Điệu thơ Lục Vân Tiên / Với câu chữ: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả” / Tới Cà Mau, Rạch Giá / Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng…”.
Hoặc trong bài “Quán Sơn Nam”, nhà báo Võ Đắc Danh kể: “Sáng thứ bảy, tôi tìm đến địa chỉ liên lạc thường nhật của ông, tức cái quán cà phê trong khuôn viên nhà truyền thống quận Gò Vấp. Khác với lệ thường, hôm nay sau khi uống xong ly sữa tươi và ly cà phê đen, nhà văn Sơn Nam ăn thêm một gói bắp nấu, rắc lên một ít đường cát và dừa nạo. Bắp nấu là món ăn sáng của người nghèo, hồi trước bắp nấu được gói bằng lá chuối, múc ăn bằng một miếng sóng lá dừa. Bây giờ là cây muỗng nhựa, bắp nấu gói trong bọc ny lông, bên ngoài gói thêm lớp giấy báo.
Thấy ông ăn một cách ngon lành, tôi hỏi: “Tía tìm đâu ra món này, đã lâu rồi tôi không thấy?”. Ông nói ở gần nhà ông còn một người bán, nhưng phải dậy sớm mua mới có.
Ông vừa ăn xong thì một thanh niên tìm tới, nói là ở tạp chí Điện ảnh đến nhận bài báo Tết theo đơn đặt hàng. Ông vừa lấy bản thảo trong túi ra, vừa cười nói: “Lấy tiền trước của họ, xài hết rồi mới viết”. Ông cho tôi xem trước khi giao nó cho khách hàng. Năm Giáp Thân, ông viết về khỉ. Thì ra, ông là một trong những cư dân Sài Gòn trực tiếp chứng kiến các chuyên gia người Pháp mang hai con khỉ đầu tiên đến Thảo cầm viên. Ông nói ông rất khoái câu nói của Gamzatov, đại ý: con khỉ muốn thành người phải trải qua quá trình tiến hóa hàng triệu năm, nhưng con người muốn trở lại thành khỉ thì chỉ cần một chai rượu”.
Hay trong bài “Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản”, nhà báo Hưng Văn viết: “Nhà văn Sơn Nam đề nghị: Trong chương trình sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông Phan Thanh Giản; đủ tình đủ lý; gọi là tình huống đặc biệt của Nam bộ khi phải hội nhập với vùng Đông Nam Á và phương Tây quá sớm so với các vùng khác trong cả nước. Ông để lại cho đời sau chút gì khó quên, khó xóa nhòa, gọi là tâm linh, phóng khoáng, mơ mộng”.
Tấm ảnh đăng kèm bài này là hình nhà văn Sơn Nam lật xem cuốn “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” trên giường bệnh vào chiều ngày 19-6-2005. Một giọt nước mắt ứa ra nơi khóe mắt ông già 80 tuổi. Dạo đó, ông phải nằm viện cả tháng trời sau một tai nạn giao thông. Cùng nhiều bạn đọc khác, tôi từ Cần Thơ về Sài Gòn thăm ông, gởi biếu ông quà của công nhân Công ty In Vườn Lài ở Quận 10 và của giáo sư Trần Hữu Dũng ở Mỹ nhờ chuyển. Tôi cũng tặng ông cuốn sách của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau, do Nhà xuất bản Trẻ và TBKTSG mới ấn hành. Ông lặng lẽ giở vài trang sách, không nói một lời. Nhưng nhìn ánh mắt ông, tôi hiểu tình cảm của ông dành cho nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, năm đó Tư 29 tuổi. Trước đó mấy tháng, tôi gặp ông chỗ cái quán cà phê mà anh Võ Đắc Danh kể ở trên. Nhắc tới cô Tư, ông nói: “Viết hay hơn Sơn Nam à nghen!”. Sau đó tôi gọi điện thoại cho Tư rồi đưa máy cho hai chú cháu nói chuyện. Nhớ giọng ông hào hứng: “Chịu khó viết mỗi ngày. Báo hổng đăng thì để đó, rồi sẽ có ngày báo đăng”. Bữa đó, truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư chưa đăng báo.
* Blog Huỳnh Kim, bài này đăng Thời báo Kinh tế Sài Gòn 21-8-2008
VÀI KỈ NIỆM VỚI NHÀ VĂN SƠN NAM Huỳng Kim (Vũ Châu ghi)
Ấn tượng nhứt của anh với nhà văn Sơn Nam là gì?
– Lần nào gặp, tôi cũng thấy ổng giản dị, lạc quan và hầu như nói chuyện gì với ổng tôi cũng học được nhiều thông tin bổ ích. Sơn Nam là một nhà văn nổi tiếng nhưng rất dễ tiếp xúc và chuyện trò. Ở nhà, trong quán cà phê, giữa cuộc họp… hay bất cứ đâu, hễ rảnh rang là ổng sẵn sàng la cà với mọi người, nhất là với giới bình dân. Có lần tôi về Sài Gòn ghé thăm khi ổng đang nằm trên giường bệnh. Ổng gầy lắm, da bọc xương, nhưng nói chuyện thì tỉnh táo, ánh mắt vui. Ổng khuyên tôi nên coi bộ phim “Mê-kông ký sự” mà theo ổng thì còn gặp được những hình ảnh văn hóa gốc của nhiều dân tộc thiểu số chưa bị “con người hiện đại” can thiệp. Ổng nói rất lạc quan: “Nếu còn sống được tới 85 tuổi, tôi sẽ viết tiếp câu chuyện này, ở hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu của đồng bằng sông Cửu Long”.
Nghe nói nhà văn Sơn Nam có dạy anh viết báo?
– Không dạy trên giảng đường, ổng chỉ dạy tôi trong cuộc sống. Từ năm 1975, nhà tôi ở chung con hẻm nhỏ với nhà văn trên đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TPHCM. Tôi vào bộ đội rồi chuyển sang nghề báo. Phóng sự đầu tiên tôi nhờ ổng đọc, viết về đảo Phú Quốc gởi báo Quân đội nhân dân. Cho tới giờ, tôi vẫn thực hành lời dạy viết báo của nhà văn Sơn Nam từ dạo đó: “Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin”.
Một lần khác, vào năm 1993, tôi theo nhà văn vào xã Tây Phú thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Trong khi chúng tôi cứ loay hoay với mấy cái báo cáo tổng kết về chuyện đi khai hoang vùng tứ giác, thì nhà văn Sơn Nam đã lội lòng vòng quanh chợ xã. Quay về, ông chỉ hỏi anh bí thơ xã mấy câu mà nghe xong thấy… quá nể: “Có gái giang hồ vào tứ giác tìm tình yêu hay không?”; “Có người nông dân bất mãn? Có anh cán bộ cường hào?”; “Điện thoại bàn đã gọi ra quốc tế nhưng sách báo về xã sao thấy còn ít quá?”… Khi nghe anh bí thơ xã kể chuyện bà con nông dân lập miếu Thần Nông, 17 tháng 3 âm lịch hằng năm họ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên và cây lúa, nhà văn Sơn Nam nói: “Đó là đạo. Làm ruộng là đạo, giữ đất là đạo. Khuyến nông tức là cách giữ đạo làm nông, thì dân mới giàu mạnh được. Tôi lội chợ Tây Phú, thấy có đánh bi-da, có tiệm vàng, có cái kéo rèn từ Phú Tân đưa qua, có bộ xa-lông tre lấy mẫu từ Mộc Hóa, có cô bán quán quê Đồng Tháp, có thầy giáo quê Thanh Hóa… Người tứ xứ về tứ giác sinh cơ lập nghiệp, thì cần giữ cái đạo làm người, thì kinh tế thị trường ở đây mới nên bộ mặt nông thôn mới”. Khi ghé thăm chùa, thăm khu di chỉ văn hóa Óc-Eo, cánh nhà báo chúng tôi lăng xăng hỏi nhà chùa đủ chuyện thì nhà văn Sơn Nam lặng lẽ thắp nhang trước bàn thờ Phật, cúng dường nhà chùa và bố thí cho người nghèo chung quanh chùa.
Đó là những bài học làm báo và làm người nhớ đời của tôi.
Anh có giữ kỷ vật gì của nhà văn Sơn Nam không?
– Tôi đang giữ tập truyện “Hương Rừng Cà Mau” do Nhà xuất bản Trẻ tái bản lần đầu tiên sau ngày giải phóng, tháng 11-1986, in giấy vàng khè, giá 25 đồng, có chữ ký tặng bằng bút bi màu đỏ của nhà văn Sơn Nam. Tôi cũng đang treo bên kệ sách, bút tích của nhà văn Sơn Nam chép bài thơ thay lời tựa tập truyện “Hương Rừng Cà Mau”. Lần đó, tôi nhớ vào ngày 15-1-2001, sau khi ghé thăm báo Cần Thơ, nhà văn về nhà tôi chơi. Sau đó, ổng chép lại bài thơ vào mặt sau một tờ lịch lớn và ký tặng vì biết tôi rất thích bài thơ đó. Tôi tò mò hỏi chú viết bài thơ trong hoàn cảnh nào, ổng nói: “Viết từ năm 1961, trong nhà tù Phú Lợi; hồi đó chính quyền Sài Gòn bỏ tù cái tội mình vẫn theo kháng chiến”.
“CỐT CÁCH NGƯỜI VIỆT NAM MÌNH LÀ NHÂN NGHĨA” Huỳnh Kim
Trung tuần tháng 3-1990, nhà văn Sơn Nam về Cần Thơ để chuẩn bị cho một công trình nghiên cứu về chùa Nam Nhã. Lúc này ông đã 64 tuổi, thường xuyên đi về miền Tây. Biết tôi đã chuyển qua làm ở báo Quân khu 9 và cộng tác với mấy tờ báo ở Sài Gòn, Hà Nội, ông nhắn tôi đi uống cà phê đêm rồi về nhà tôi chơi. Lâu ngày gặp nhau, không hiểu sao tôi vẫn muốn nghe ông nói chuyện về miền Tây, về đồng bằng sông nước mà khi đó dù đã cưới vợ quê gốc Cần Thơ, lúc nào tôi cũng thấy mình thiếu cái… cốt cách miền Tây. Tôi còn nhớ đã hỏi ông như thế này:
– Cái cốt cách người đồng bằng mình, theo chú Tám, là sao?
Ông trả lời:
– Cái cốt cách người Việt Nam mình là nhân nghĩa. Ông vua mà không nhân nghĩa thì sẽ bị cái nhân nghĩa của nhân dân “cách cái mạng”. Hàng xóm có đám ma, mình góp tiền lo đám, dù người đó lúc còn sống mình không ưa. Không phải chỉ ông vua chết, mình mới cúng. Người ăn mày chết, mình cũng cúng. Đứa trẻ chết, mình cúng. Người ăn cắp, người đói chết, mình cúng. Xưa, công chúa Thuận Thiên than lạnh với cha, vua Lý Thánh Tông họp quần thần bảo: Trẫm thương dân như thương công chúa. Công chúa mặc hai lớp áo cung đình còn than lạnh, huống hồ là muôn dân của trẫm bị cầm tù vì nghèo vì dốt. Nay trẫm lệnh phải phát đủ quần áo để muôn dân được ấm. Đó không phải là mị dân, cái gốc của nó là nhân nghĩa Việt Nam.
Ông còn nói thêm về cái hiện trạng sống thiếu nhân nghĩa xung quanh ta. Tôi giật mình nghĩ lại mình. Lúc đó là đã mười bốn năm kể từ ngày ba tôi mất. Lúc đó, đời lính đã tạm yên, không còn ra mặt trận 979 nữa, nhưng vợ chồng tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện thờ phượng ba tôi, tất cả để một mình mẹ già của tôi ở Sài Gòn lo nhang khói. Mà hai vợ chồng tôi lúc đó là đảng viên, lúc nào cũng nghĩ mình sống có ích, có nghĩa với dân với nước! Có ngờ đâu, có những lúc thấy tâm hồn trống vắng cô đơn kì lạ mà không làm sao hiểu nổi. Như là đêm hôm đó, tôi lập cập tiễn ông già 64 tuổi ra khỏi căn nhà “gia binh” già nua của mình, gió đêm lạnh ngắt.
HK
* Blog Huỳnh Kim, hai bài này đăng báo Cần Thơ (tháng 8-2008)
HẠT BỤI NGHIÊNG MÌNH NHỚ ĐẤT QUÊ Võ Đắc Danh
Biết thế nào rồi cũng có cuộc chia ly, hôm ấy, cách nay hơn ba năm, khi ông còn tá túc ở thư viện Gò Vấp, tôi mua một tờ giấy cứng với cây bút lông mang lên, nói: “Tía chép giùm con bài thơ để con giữ bút tích của tía làm kỷ niệm”. Ông nói: “Ừ, để đó đi, vài hôm nữa đã, tôi có chết sớm đâu mà lo, giờ có rảnh hôn, chở tôi đi vòng vòng Sài Gòn chơi”. Không ngờ đó là lần cuối cùng tôi chở ông đi dạo, và rồi bài thơ ông cũng không kịp chép cho tôi. Hôm ấy được tin ông bị tai nạn giao thông, tôi chạy sang thì ông đã nằm liệt giường, thậm chí không còn nhận ra tôi là ai nữa. Bây giờ thì ông đã ra đi!
Nhớ hôm ấy, ngồi sau lưng tôi, ông kể chuyện huyên thuyên, rồi bất chợt khi ngồi ở một quán cà phê vỉa hè, ông nói: “Tôi còn mấy chuyện hay lắm, nhưng về già tôi mới viết”. Tôi giật mình nhìn ông và tự hỏi, về già là bao lâu nữa, hơn 80 rồi, ông lẩm cẩm rồi chăng? Rồi ông lại nói: “Có gặp thằng Nguyễn Trọng Tín, nói tôi nhắn với nó chuyển sang viết văn xuôi đi, thời buổi này mà làm thơ là húp nước mắm”. Tôi nói ông Tín bây giờ viết báo rồi, ông cười: “Vậy là càng tốt, viết báo dễ kiếm tiền hơn”. Trầm ngâm một chút, ông nói: “Nè, tôi dặn ông cái này nghen, ông viết báo thì cứ lo viết báo, đừng bày đặt góp ý với thằng chủ báo phải làm thế này thế nọ, trào máu có ngày! Ngoài mặt nó giả bộ gật đầu nhưng trong bụng nó ghét cay ghét đắng”.
Từ chiến khu về thành ông được phân công ở lại sau tập kết, một phòng trọ, một bộ bà ba vải ú trắng, một đôi guốc vông, lang thang đi bộ khắp Sài Gòn. Ông nói sự nghiệp của ông có ảnh hưởng khá nhiều từ lời khuyên của Bình Nguyên Lộc.
Những ngày đầu tiên ở Sài Gòn, ông lang thang đi tìm Bình Nguyên Lộc, hôm ấy gặp nhau trong một căn gác xép, hai người trao đổi với nhau xem nên viết cái gì để vừa kiếm tiền nuôi sống, vừa có lợi cho dân. Bình Nguyên Lộc trầm ngâm khá lâu rồi nói: “Tôi thấy Sài Gòn bây giờ khá đông dân nhập cư từ miền Tây, hay là ông viết những chuyện xứ ông, chắc sẽ có nhiều người đọc”. Quả nhiên, những câu chuyện của Sơn Nam về rừng U Minh đã thu hút đông đảo độc giả Sài Gòn, không chỉ dân miền Tây mà cả những người đến từ mọi miền đất nước.
Ông nói: “Đến với văn chương để mong nổi danh thì đừng có hòng. Nền văn học của ta hơn nửa thế kỷ qua, nhìn lại ở một góc độ nào đó, coi như lấy rổ múc nước”. Tôi cũng không hỏi vì sao, bởi biết tánh ông thỉnh thoảng hay “phán” ra một câu rồi bỏ ngỏ, không giải thích, ai muốn hiểu sao thì tự hiểu. Với riêng ông, ông tự xem viết văn là một cái nghề, cái nghiệp để mưu sinh, “vì vậy mà phải viết cho đàng hoàng, phải có lương tâm nghề nghiệp thì các báo, các nhà xuất bản họ mới mua của mình, độc giả họ mới đọc của mình”.
Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: “Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”.
Cho đến bây giờ, khát vọng đơn giản của ông già kia vẫn đang là khát vọng của hàng triệu con người. Càng nghĩ càng thấy “đáng sợ” một Sơn Nam.
SƠN NAM CÂY TRÀM CỔ THỤ RỪNG U MINH
Trần Thị Hồng Hạnh (giải nhất Văn học tuổi 20 lần 3-2005)
Con bé rụt rè, tự ti ngày ấy chỉ có sách vở làm bạn. Con bé chưa từng ra khỏi thị xã bé như lòng bàn tay đã bay bổng với một không gian đặc biệt, với những con người khác thường độc đáo trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam. Vụt chốc, những dị nhân buổi giao thời như ông già Năm xay lúa, ông mù Vân Tiên cùng vô số những nhân vật khác trong sáng tác của Sơn Nam đã đưa con bé – tôi – đến khung trời của sự hào sảng Nam bộ, của những chí khí chọc trời khuấy nước dưới vẻ bề ngoài bình thường.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông nói mình viết những Mùa len trâu, Hương rừng Cà Mau từ “ký ức quê nhà mãi mãi không bao giờ phai nhạt”. Quê nhà của ông, nơi có cây tràm. “Trời sinh ra cây tràm thật là kỳ diệu, nó bám chặt rễ trong sình, chìm ngập trong nước mà vẫn mạnh khỏe, vẫn sinh sôi nảy nở để giữ vững mảnh đất bồi cho quê hương và giữ người cho đất”.
Tôi cũng nghĩ như vậy về ông. Ông đã góp nhặt tất cả những điều bình thường nhất, đã viết lại để giữ lại những nét đẹp đẽ của quê hương mình. Ông như cây tràm cần mẫn ra hoa, kéo ong bướm đến làm mật. Ông như hương tràm dìu dịu mà làm say mê bao kẻ trót một lần đến với rừng. Bây giờ, khi rừng đã bị phá rất nhiều, khi những con sông không chở nặng phù sa mà héo úa vì ô nhiễm, khi cá tôm không còn là của trời ưu đãi vùng đất phương Nam; những trang văn của ông bỗng trở thành vùng cổ tích, thành bảo tàng tâm tưởng cho những người con đồng bằng tự hào trong hoài vọng, nuối tiếc về những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho xứ sở của mình.
Lần cuối cùng được gặp ông cách đây hơn sáu tháng, vẫn thấy ông miệt mài với những con chữ, vẫn đau đáu với những trang văn. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi thường bị ngắt quãng vì ai đó cần ông chỉ cho một điều gì đó về vùng đất Nam bộ. Vì đơn giản là họ biết, cứ hỏi “từ điển Nam bộ sống” này thì sẽ có câu trả lời.
Từ hôm nay, và nhiều năm sau nữa, nhiều độc giả sẽ tìm đến với những trang văn đẫm vị phù sa sông nước Nam bộ để hầu mong thấu được cái hồn cốt của đất và người nơi này. Rồi từ những con chữ lung linh ký ức đẹp về đất, về người; người đọc sẽ thấy thấp thoáng một dáng gầy, nhỏ, đang cắm cúi trên từng trang sách. Một trang đời đã khép lại. Vĩnh biệt một cây tràm cổ thụ của rừng U Minh!
SƠN NAM NHỮNG TRANG VĂN SẼ SỐNG MÃI Lê Văn Thảo * Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM
Đối với tôi, Sơn Nam là nhà văn số một của vùng đồng bằng Nam bộ. Tôi đọc ông từ tuổi ấu thơ, thời gian nghiệt ngã giờ đây biến tôi và ông thành hai người già như nhau, nhưng với nhà văn tôi vẫn là người em nhỏ, rất nhỏ. Tôi yêu sông nước Cà Mau, viết nhiều về Cà Mau, con người vùng đất đó đã cuốn hút tôi, đôi khi nghĩ lại hay chính là do những tác phẩm của Sơn Nam tôi đọc được từ hồi nhỏ, chính con người vùng đất trong tác phẩm đó đã đi vào cuộc sống của tôi? Nhà văn đã mất đúng giữa trưa, trời miền Nam mây mù dông bão.
Tôi đau xót, và cũng thấy tự hào là người cầm bút của vùng miền có nhà văn Sơn Nam, nơi con sông cánh đồng rừng đước rừng mắm lấp lánh trang văn của ông. Đó là những trang văn sẽ sống mãi, như viên ngọc quý càng lâu càng sáng.
SƠN NAM TRÊN 10.000 TRANG SÁCH CHƯA IN
Lam Điền
Niềm an ủi cuối đời – như có lần ông tâm sự – là các sách của ông đã xuất bản tập trung, nhờ hợp đồng tác quyền ký kết với NXB Trẻ từ tháng 12-2002. Đến nay đã có 19 tựa sách của nhà văn Sơn Nam ra mắt bạn đọc trong chương trình sách này, đó là các tác phẩm:
– Bốn truyện vừa; Bà Chúa Hòn; Biển cỏ miền Tây – Hình bóng cũ; Dạo chơi tuổi già; Đất Gia Định; Bến Nghé xưa & người Sài Gòn; ĐBSCL: nét sinh hoạt xưa – Văn minh miệt vườn; Đình miếu & lễ hội dân gian miền Nam; Hương rừng Cà Mau; Lịch sử khẩn hoang miền Nam; Nói về miền Nam – Cá tính miền Nam; Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam; Theo chân người tình – Một mảnh tình riêng; Tìm hiểu đất Hậu Giang – Lịch sử đất An Giang; Hồi ký Sơn Nam; Vạch một chân trời – Chim quyên xuống đất; Xóm Bàu Láng; Gốc cây, cục đá, ngôi sao – Danh thắng miền Nam; Chuyện xưa tích cũ; Hương quê – Tây đầu đỏ và một số truyện ngắn khác.
Đây là tổng cộng 8.000 trang in, tập hợp từ 44 đầu sách của nhà văn Sơn Nam đã xuất bản từ trước đến nay. Thế nhưng, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nhà văn Sơn Nam vẫn còn hơn 10.000 trang sách chưa in, đang được NXB Trẻ tập hợp, trong đó phần lớn là các bài báo và những bài khảo cứu của ông.
SƠN NAM VẠT LỤC BÌNH NAM BỘ
Trần Mạnh Hảo
… “Không hiểu sao, mỗi lần nhớ đến nhà văn Sơn Nam, tôi lại hình dung đến những vạt hoa lục bình trên các kênh rạch, sông ngòi của miền Nam. Lục bình, loài hoa “vừa đi vừa nở”, như một bài thơ tôi viết thuở nào, là một thứ hoa quá bình thường, thậm chí quá tầm thường, do trời trồng, cứ phiêu dạt, cứ lang bạt kỳ hồ như mây bay gió thổi, như số phận và tâm hồn của người nghệ sĩ. Lục bình vừa đi vừa sống, vừa đi vừa nở hoa, vừa đi vừa sinh sôi và tan rã. Nương trên sông nước, có lúc loài hoa xê dịch này chạy như bay về phía chân trời, chạy như đang bị nghìn thượng nguồn lũ lụt đuổi bắt, chạy như đang trôi tuột về phía hư vô, về phía không còn gì, để bấu víu và tồn tại…
Quả thực, Sơn Nam là loài lục bình chuyên đi bộ, trôi bộ trên những vỉa hè của Sài thành. Ông cứ tưng tửng như thế mà đi vào lòng người, mà đi vào văn học. Học theo phép trôi nổi, vô bờ bến của hoa lục bình, chừng như Sơn Nam cứ tưng tửng suốt hơn bảy mươi năm mà đi bộ trên những vỉa hè bụi bậm quanh co của con người. Đốm lục bình trên cạn này có cảm giác như trôi không nghỉ, vừa đi vừa ngậm cái sâu kèn bốc khói, thảng hoặc cười ruồi một cái rất bí hiểm, hoặc gật đầu chào một bóng mây, quờ tay lên khoảng không như tính vịn vào sự hụt hẫng của bước chân phận số. Trên dòng đời trôi dạt, cuộn xoáy về vô định ấy, trong hoang sơ im lặng chợt trổ ra bông lục bình, đột ngột như tiếng khóc oa oa sơ sinh của mang mang thiên cổ, có lúc lại đầy đặn, ấm áp tươi vui như tiếng cười của trời đất. Nhìn lên trời, đám mây tưng tửng kia chợt như một dề lục bình của cao xanh, trôi đi muôn đời bí hiểm mà sao chưa học được phép nở hoa của bông lục bình hoang dã.
(…) Dòng sông đuổi bắt chân trời, chẳng có gì trên đời có gan bám theo dòng sông về vô tận ngoài chấm lục bình kia. Lục bình như một biểu tượng sâu xa của kiếp người, vẫn trổ hoa trong mưa gió. Như một đóa lục bình văn học, tâm hồn Sơn Nam đang trôi trên những trang văn về phía chân trời của cuộc sống.”
SƠN NAM
(nhà văn) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sơn Nam (1926 – 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng. Tiểu sử Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.
Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành chính quyền tại địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa Cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam)[1]. Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.
Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…
Năm 1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương)[2]. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là “ông già Nam Bộ”, “ông già Ba Tri”, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”. Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm
Chuyện xưa tình cũ (1958)
Tìm hiểu đất Hậu Giang (1959)
Hương rừng Cà Mau (1962)
Chim quyên xuống đất (1963)
Hình bóng cũ (1964)
Truyện ngắn của truyện ngắn (1967)
Vạch một chân trời (1968)
Người Việt có dân tộc tính không? (1969)
Gốc cây – Cục đá & Ngôi sao (1969)
Thiên địa hội và cuộc Minh Tân (1971)
Phong trào duy tân ở Bắc Trung Nam (1975)
Đồng bằng Sông Cữu Long, nét sinh hoạt xưa (1985)
Vạch một chân trời (1988)
Bà chúa Hòn (1989)
Lịch sử An Giang (1989)
Chuyện tình một người thường dân (1990)
Theo chân người tình (1991)
Văn minh miệt vườn (1992)
Ngôi nhà mặt tiền (1992)
Âm dương cách trở (1993)
Đình miếu & lễ hội dân gian miền Nam (1994)
Lăng ông bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian (1994)
Dạo chơi (1994)
Giới thiệu Sà Gòn xưa (1995)
Hương rừng Cà Mau tập 1 (1997)
Người Sài Gòn (1997)
Bến Nghé xưa (1997)
Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1997)
Đất Gia Định xưa (1997)
Nghi thức lễ bái của người Việt Nam (1997)
Tuổi già (1997)
Danh thắng miền Nam (1998)
Ấn tượng 300 năm (1998)
Biển cỏ miền Tây ( 2000)
Một mảnh tình riêng (2000)
Tiếp cận Đồng bằng Sông Cửu Long (2000)
Cá tính miền Nam (2000)
Chim quyên xuống đất (2001)
Hồi ký Sơn Nam tập 1 (2001)
Hương rừng Cà Mau tập 2 (2001)
Hương rừng Cà Mau tập 3 (2001)
Dạo chơi tuổi già (2002)
Chuyện xưa tích cũ (2002)
Hồi ký Sơn Nam tập 2 (2002) Từ U Minh đến Cần Thơ –
Ở chiến khu 9 –
20 năm giữa lòng đô thị –
Bình An
Tìm hiểu đất Hậu Giang & lịch sử đất An Giang X
óm Bàu Láng …
Ghi nhận công lao
“ Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới buyn-đinh và Mercedes, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây (có khác lọ hoa Ý Đại Lợi ngày nay), và ít được người đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết về chuyện tình chẳng hạn. Nhưng phải nhìn nhận rằng, cái đẹp Sơn Nam bất hủ… ”
“ Không chỉ cống hiến trong văn chương, ông (Sơn Nam) còn được xem là người có công khai phá, khảo cứu và sưu tầm văn hóa mảnh đất Nam Bộ. Vì vậy, không phải hiển nhiên mà người ta trân trọng gọi ông là “nhà Nam Bộ học” hay ông già Ba Tri… ” “ Sơn Nam là một trong số những nhà văn từng sống ở đô thị miền Nam nhưng tác phẩm vẫn được in liền mạch sau giải phóng, điều đó không phải dễ. Trước hết, tác phẩm của Sơn Nam không thuộc dạng a dua. Sống dưới chế độ ấy mà tránh được lối viết ấy quả là rất cao tay. Có lần người viết bài này hỏi vậy, Sơn Nam cười nhẹ, cũng chẳng giỏi giang gì đâu mà tôi chủ yếu viết về phong tục, về lịch sử khai khẩn đất đai Nam Bộ, và nếu là truyện thì đi vào tầng lớp nông dân, dân nghèo thành thị.
“Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghiệp sáng tác, những trang viết của ông không đơn thuần là sự giải trí cho độc giả mà còn là những khảo cứu, khám phá về mảnh đất phương Nam. Là người Nam Bộ chính gốc nên nhà văn Sơn Nam là người am hiểu quá trình hình thành dải đất này. Những sáng tác của ông mang hơi thở của thiên nhiên, của văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc…”