Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1724
Toàn hệ thống 3698
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

TranHungDao1

 

#CNM365 #CLTVN 20 THÁNG 8
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhocLời dặn của Thánh Trần; Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức; Bài thơ Viên đá Thời gian; Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Thăm nhà cũ của Darwin; Tỉnh thức cùng tháng năm; Việt Nam đối thoại biển; Sắn Việt Lúa Siêu Xanh; Hoa và Ong Hoa Người; Chuyện đồng dao cho em; Hoa Mai với Thiền sư; Ngày mới Ngọc cho đời; Một niềm tin thắp lửa; Về Trường để nhớ thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Chim Phượng Ngày Hạnh PhúcChim Phượng về làm tổ; Dạy và học ngày mới; Nông nghiệp sinh thái Việt; Chùa Ráng giữa đồng xuân; Minh triết sống phúc hậu; Hoàng Long cây lương thực; Việt Nam con đường xanh; Ngày 20 tháng 8 năm 1300, ngày mất Trần Hưng Đạo, nhà chính trị, nhà văn, và là tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần. Ngày 20 tháng 8 năm 1858, Charles Darwin lần đầu tiên công bố học thuyết Tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên của ông, đồng thời với học thuyết tương tự của Alfred Russel Wallace. Ngày 20 tháng 8 năm 1864, ngày mất Trương Định, thủ lĩnh nghĩa quân Việt Nam chống Pháp giữa thế kỷ 19, tuẩn tiết (ông sinh năm 1820). Ngày 20 tháng 8 Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu gặp nhau (Ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch nhằm ngày 14/8 /2021 và rằm tháng Bảy nhằm ngày 22/8 /2021) trong huyền thoại Việt và văn hóa phương Đông, Bài chọn lọc ngày 20 tháng 8: #vietnamhocLời dặn của Thánh Trần; Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức; Bài thơ Viên đá Thời gian; Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Thăm nhà cũ của Darwin; Tỉnh thức cùng tháng năm; Việt Nam đối thoại biển; Sắn Việt Lúa Siêu Xanh; Hoa và Ong Hoa Người; Chuyện đồng dao cho em; Hoa Mai với Thiền sư; Ngày mới Ngọc cho đời; Một niềm tin thắp lửa; Về Trường để nhớ thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Chim Phượng Ngày Hạnh Phúc Chim Phượng về làm tổ; Dạy và học ngày mới; Nông nghiệp sinh thái Việt; Chùa Ráng giữa đồng xuân; Minh triết sống phúc hậu; Hoàng Long cây lương thực; Việt Nam con đường xanh;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-8/

 

 

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
* (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

 

Bảy phép sau đây để biết người

 

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

 

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

 

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

 

 

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;

Hoàng Kim

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim


Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần (*)

Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ lẫm liệt hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/[…] / Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ […] / Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối / Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ […] /Trời cũng chiều người / Hung đồ hết lối! ” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.

 

 

Đá Dựng chốn sông thiêng

 

 

Làng Minh Lệ quê tôi

 

 

NHỚ CỤ NGUYỄN ĐỨC HÀ
(Cụ Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi mến tặng)


Cụ về tiên cảnh đã tròn năm
Đứt đoạn dây tơ rối ruột tằm
Nỗi nhớ bâng khuâng còn đọng mãi
Niềm đau vương vấn vẫn thương thầm
Tâm hồn trong sáng dân vì nể
Đạo đức.kiên trung Nước tri ân
Di ảnh còn đây người vắng bóng
Lưu đời, dấu ấn trí nhân tâm

Tháng 8 /2018 Nhân ngày Kỵ Nhật (29 tháng 6 âm lịch nhằm ngày 20 tháng 8 năm 2017), mấy lời vương vấn đến cụ
(*) Cảm ơn cụ Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi đã có thơ hay tưởng nhớ cụ Nguyễn Đức Hà là ba vợ của cháu. Gia đính các cháu xin chép lại

 

 

VẮT NGANG THẾ KỶ TRỒNG CÂY ĐỨC
Cụ Đỗ Hoàng Phong
mừng thọ Cụ Nguyễn Đức Hà

Chín sáu mùa xuân ai bảo nhầm
Đối nhân xử thế đúng phương châm
Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức
Xẻ dọc biên niên dệt chữ Tâm
Dũng sĩ so tài không kém sức
Anh hùng đọ trí cũng ngang tầm
Huân chương Nước tặng hồng trên ngực
Bách tuế ghi tên vẫn nhớ thầm

NHỚ CHA NGUYỄN ĐỨC HÀ
Hoàng Kim
nhân ngày giỗ cha vợ
tiếp nối thơ cụ Đỗ Hoàng Phong

Qua chín lăm xuân vượt mọi nhầm
Cha Anh theo Bác vững phương châm
Dòng họ mến thương vì tốt bụng
Bà con quý trọng bởi nhân tâm
Bảy con hạnh phúc bền son sắt
Hai Cụ yêu thương ngưỡng mộ tầm.
Trọn vẹn một đời Cha thật sướng
Tháng Bảy mưa Ngâu mãi nhớ thầm.

Đoc tiếp
Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức

 

 

Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

 

DSC02002

 

NHỚ THÁNG BẢY MƯA NGÂU
Hoàng Kim

Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.

Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển

Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.

Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.

Tháng Bảy mưa Ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương

 

DSC02003

 

Tháng Bảy mưa Ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …

Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương

Ngắm mưa Ngâu tháng Bảy
Mưa, mưa hoài, mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu…

Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu.

Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.

“Nhớ tháng Bảy mưa Ngâu” là bài thơ tình của Hoàng Kim viết tặng cho những đôi lứa yêu thương cách xa nhau và khát khao ngày gặp mặt. Bài thơ là chuyện tình cảm động Ngưu Lang Chức Nữ có trong dân gian Việt Nam. Truyện về nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, phúc hậu, nết na yêu thương chàng trai Ngưu Lang khôi ngô, hiền lành, chăm chỉ. Họ yêu nhau say đắm, bất chấp sự xa xôi nghìn trùng của cõi Trời và cõi Người. Cảm động trước tình yêu son sắt thủy chung của hai người, mỗi năm Trời Phật đã nối duyên cho họ găp nhau một lần vào tiết tháng Bảy mưa ngâu trước rằm Trung Thu tháng Tám. Đó là dịp Trời gom góp của nhà Trời và sự cần mẫn suốt năm của Ngưu Lang Chức Nữ để làm thành chiếc cầu vồng bảy màu nối liền đôi bờ thăm thẳm cho họ được gặp nhau. Muôn vạn con quạ, con cò, con vạc, bồ nông, ngỗng trời đã hợp lực ken kín cầu Ô Thước để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Những giọt nước mắt mừng tủi của hai người và sự cảm động của trời đất, chim muông đã hóa thành mưa ngâu.

 

Darwin

 

THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh.

 

 

Thăm nhà cũ của Darwin là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” nhằm vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” Nông nghiệp Việt 500 năm”, “Nông nghiệp Việt trăm năm” (1925 -2025); lần tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt. Down House  là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

 

 

Nông nghiệp Việt trăm năm (1925-2025) thao thức trong tôi. “Trăm năm trong cõi người ta” cụ Nguyễn Du khởi đầu kiệt tác Truyện Kiều hồn Việt, đất Việt, người Việt bằng câu này. Nông nghiệp Việt trăm năm bảo tồn và phát triển là bài học lớn Nông nghiệp Việt thích nghi để tồn tại kết nối và hội nhập nhưng không quên bản sắc mình là ai và ở đâu trong thế giới phát triển. Nông nghiệp Việt 100 năm bảo tồn và phát triển chúng ta sẽ lắng đọng các bài học lý luận và thực tiễn đúc kết chuỗi hệ thống lịch sử địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100 năm.Tôi duyên may gặp được các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường, để tự mình đọc kỹ lại và suy ngẫm. Tôi vì giới hạn nhiều điều chưa kịp chiêm nghiệm chép lại, nay soạn lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ” bỗng bâng khuâng ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Thật yêu thích được dạy và học bảo tồn và phát triển, tìm dòng chủ lưu tiến hóa chấn hưng đất nước.

 

 

(*) Cây Cỏ Việt Nam, giáo sư Phạm Hoàng Hộ

Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính,  Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”

 

 

(**) Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu

Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởn

 

TranHungDao1

 

#CNM365 #CLTVN 20 THÁNG 8
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhocLời dặn của Thánh Trần; Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức; Bài thơ Viên đá Thời gian; Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Thăm nhà cũ của Darwin; Tỉnh thức cùng tháng năm; Việt Nam đối thoại biển; Sắn Việt Lúa Siêu Xanh; Hoa và Ong Hoa Người; Chuyện đồng dao cho em; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoa Mai với Thiền sư; Ngày mới Ngọc cho đời; Một niềm tin thắp lửa; Về Trường để nhớ thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Chim Phượng Ngày Hạnh PhúcChim Phượng về làm tổ; Dạy và học ngày mới; Nông nghiệp sinh thái Việt; Chùa Ráng giữa đồng xuân; Minh triết sống phúc hậu; Hoàng Long cây lương thực; Việt Nam con đường xanh; Ngày 20 tháng 8 năm 1300, ngày mất Trần Hưng Đạo, nhà chính trị, nhà văn, và là tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần. Ngày 20 tháng 8 năm 1858, Charles Darwin lần đầu tiên công bố học thuyết Tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên của ông, đồng thời với học thuyết tương tự của Alfred Russel Wallace. Ngày 20 tháng 8 năm 1864, ngày mất Trương Định, thủ lĩnh nghĩa quân Việt Nam chống Pháp giữa thế kỷ 19, tuẩn tiết (ông sinh năm 1820). Ngày 20 tháng 8 Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu gặp nhau (Ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch nhằm ngày 14/8 /2021 và rằm tháng Bảy nhằm ngày 22/8 /2021) trong huyền thoại Việt và văn hóa phương Đông, Bài chọn lọc ngày 20 tháng 8: #vietnamhocLời dặn của Thánh Trần; Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức; Bài thơ Viên đá Thời gian; Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Thăm nhà cũ của Darwin; Tỉnh thức cùng tháng năm; Việt Nam đối thoại biển; Sắn Việt Lúa Siêu Xanh; Hoa và Ong Hoa Người; Chuyện đồng dao cho em; Hoa Mai với Thiền sư; Ngày mới Ngọc cho đời; Một niềm tin thắp lửa; Về Trường để nhớ thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Chim Phượng Ngày Hạnh Phúc; Chim Phượng về làm tổ; Dạy và học ngày mới; Nông nghiệp sinh thái Việt; Chùa Ráng giữa đồng xuân; Minh triết sống phúc hậu; Hoàng Long cây lương thực; Việt Nam con đường xanh;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-8/

 

 

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
* (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

 

Bảy phép sau đây để biết người

 

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

 

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

 

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

 

 

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;

Hoàng Kim

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim


Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần (*)

Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ lẫm liệt hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/[…] / Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ […] / Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối / Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ […] /Trời cũng chiều người / Hung đồ hết lối! ” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.

 

 

Đá Dựng chốn sông thiêng

 

 

Làng Minh Lệ quê tôi

 

 

NHỚ CỤ NGUYỄN ĐỨC HÀ
(Cụ Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi mến tặng)


Cụ về tiên cảnh đã tròn năm
Đứt đoạn dây tơ rối ruột tằm
Nỗi nhớ bâng khuâng còn đọng mãi
Niềm đau vương vấn vẫn thương thầm
Tâm hồn trong sáng dân vì nể
Đạo đức.kiên trung Nước tri ân
Di ảnh còn đây người vắng bóng
Lưu đời, dấu ấn trí nhân tâm

Tháng 8 /2018 Nhân ngày Kỵ Nhật (29 tháng 6 âm lịch nhằm ngày 20 tháng 8 năm 2017), mấy lời vương vấn đến cụ
(*) Cảm ơn cụ Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi đã có thơ hay tưởng nhớ cụ Nguyễn Đức Hà là ba vợ của cháu. Gia đính các cháu xin chép lại

 

 

VẮT NGANG THẾ KỶ TRỒNG CÂY ĐỨC
Cụ Đỗ Hoàng Phong
mừng thọ Cụ Nguyễn Đức Hà

Chín sáu mùa xuân ai bảo nhầm
Đối nhân xử thế đúng phương châm
Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức
Xẻ dọc biên niên dệt chữ Tâm
Dũng sĩ so tài không kém sức
Anh hùng đọ trí cũng ngang tầm
Huân chương Nước tặng hồng trên ngực
Bách tuế ghi tên vẫn nhớ thầm

NHỚ CHA NGUYỄN ĐỨC HÀ
Hoàng Kim
nhân ngày giỗ cha vợ
tiếp nối thơ cụ Đỗ Hoàng Phong

Qua chín lăm xuân vượt mọi nhầm
Cha Anh theo Bác vững phương châm
Dòng họ mến thương vì tốt bụng
Bà con quý trọng bởi nhân tâm
Bảy con hạnh phúc bền son sắt
Hai Cụ yêu thương ngưỡng mộ tầm.
Trọn vẹn một đời Cha thật sướng
Tháng Bảy mưa Ngâu mãi nhớ thầm.

Đoc tiếp
Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức

 

 

Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

 

DSC02002

 

NHỚ THÁNG BẢY MƯA NGÂU
Hoàng Kim

Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.

Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển

Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.

Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.

Tháng Bảy mưa Ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương

 

DSC02003

 

Tháng Bảy mưa Ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …

Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương

Ngắm mưa Ngâu tháng Bảy
Mưa, mưa hoài, mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu…

Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu.

Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.

“Nhớ tháng Bảy mưa Ngâu” là bài thơ tình của Hoàng Kim viết tặng cho những đôi lứa yêu thương cách xa nhau và khát khao ngày gặp mặt. Bài thơ là chuyện tình cảm động Ngưu Lang Chức Nữ có trong dân gian Việt Nam. Truyện về nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, phúc hậu, nết na yêu thương chàng trai Ngưu Lang khôi ngô, hiền lành, chăm chỉ. Họ yêu nhau say đắm, bất chấp sự xa xôi nghìn trùng của cõi Trời và cõi Người. Cảm động trước tình yêu son sắt thủy chung của hai người, mỗi năm Trời Phật đã nối duyên cho họ găp nhau một lần vào tiết tháng Bảy mưa ngâu trước rằm Trung Thu tháng Tám. Đó là dịp Trời gom góp của nhà Trời và sự cần mẫn suốt năm của Ngưu Lang Chức Nữ để làm thành chiếc cầu vồng bảy màu nối liền đôi bờ thăm thẳm cho họ được gặp nhau. Muôn vạn con quạ, con cò, con vạc, bồ nông, ngỗng trời đã hợp lực ken kín cầu Ô Thước để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Những giọt nước mắt mừng tủi của hai người và sự cảm động của trời đất, chim muông đã hóa thành mưa ngâu.

 

Darwin

 

THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh.

 

 

Thăm nhà cũ của Darwin là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” nhằm vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” Nông nghiệp Việt 500 năm”, “Nông nghiệp Việt trăm năm” (1925 -2025); lần tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt. Down House  là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

 

 

Nông nghiệp Việt trăm năm (1925-2025) thao thức trong tôi. “Trăm năm trong cõi người ta” cụ Nguyễn Du khởi đầu kiệt tác Truyện Kiều hồn Việt, đất Việt, người Việt bằng câu này. Nông nghiệp Việt trăm năm bảo tồn và phát triển là bài học lớn Nông nghiệp Việt thích nghi để tồn tại kết nối và hội nhập nhưng không quên bản sắc mình là ai và ở đâu trong thế giới phát triển. Nông nghiệp Việt 100 năm bảo tồn và phát triển chúng ta sẽ lắng đọng các bài học lý luận và thực tiễn đúc kết chuỗi hệ thống lịch sử địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100 năm.Tôi duyên may gặp được các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường, để tự mình đọc kỹ lại và suy ngẫm. Tôi vì giới hạn nhiều điều chưa kịp chiêm nghiệm chép lại, nay soạn lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ” bỗng bâng khuâng ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Thật yêu thích được dạy và học bảo tồn và phát triển, tìm dòng chủ lưu tiến hóa chấn hưng đất nước.

 

 

(*) Cây Cỏ Việt Nam, giáo sư Phạm Hoàng Hộ

Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính,  Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”

 

 

(**) Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu

Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.

 

 

GS Trần Thế Thông nay đã qua tuổi 94, trò chuyện về Viện

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3a.jpg

 

GS Trần Thế Thông, GS Vũ Công Hậu làm việc cùng chuyên gia Viện Vavilop Liên Xô.

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3b.jpg

 

TS. Hoàng Kim giám đốc Trung tâm Hưng Lộc cùng với GS.Vũ Công Hậu và chuyên gia viện Vavilop Liên Xô trong chương trình thu thập bảo tồn tài nguyên cây trồng.

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3c.jpg

 

Mô hình trồng xen lạc, đậu xanh, đậu nành, đậu rồng với ngô lai, sắn có hiệu quả cao ở vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. TS. Hoàng Kim đang báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình trồng xen ngô đậu với bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu.

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3d.jpg

 

GS Mai Văn Quyền hướng dẫn chuyên gia IRRI và chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ.

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4a.jpg

 

Những người bạn Sắn Việt Nam với Những người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4b.jpg

 

 Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên với chuyên gia CIAT và các lãnh đạo Mạng lưới Sắn châu Á, châu Mỹ La tinh tại Hội thảo Sắn châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2000

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4c.jpg

 

Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên hướng dẫn Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm các giống điều ghép PN1 và các giống điều mới chọn tạo tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4d.jpg

 

Viện Trưởng GS. Bùi Chí Bửu hướng dẫn Tổng Giám đốc CIAT thăm các giống sắn mới.

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5a.jpg

 

Quyền Viện Trưởng TS. Ngô Quang Vình cùng các chuyên gia CIAT đánh giá các giống sắn mới (KM419 bên phải và KM140 bên trái)

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5b.jpg

 

Viện trưởng TS. Trần Thanh Hùng (giữa) nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp.

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5c.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6a.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6b.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6c.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6d.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ias-2019-1-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ias-2019-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ias-2019-1.jpg

 

Tôi lưu lại một số hình ảnh tư liệu kỷ niệm một thời tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam..Thật trân trọng tự hào và biết ơn về Thầy bạn trong đời tôi đã giúp đỡ, động viên, đồng hành dạy và học. Đó là một khối trí tuệ tinh hoa nông nghiệp trong góc nhìn hẹp nhưng lại là tia sáng bền bỉ thầm lặng vươn tới.của dân tộc Việt. Chúng ta còn nợ các chuyên khảo sâu đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để có giải pháp tốt hơn cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và  an sinh xã hộiđể vận dụng soi tỏ tầm nhìn, định hướng, kế hoạch phát triển Nông nghiệp Việt nga71n hạn, trung hạn, dài hàn, nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của khoa học, giáo dục, lịch sử văn hóa nông nghiệp Việt.

Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.

Hoàng Kim

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-nha-cu-cua-darwin/

Rate This

 

 

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
HTNhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung.. Bài học mới mỗi ngày, mời đọc tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

Luyện nghe hiểu tiếng Trung

 

 

Video link 19 8 2022 HTN Hanyuxuexi https://youtu.be/LU10Wa04mSQ; Video link 17 8 2022 HTN Hanyuxuexi https://youtu.be/_WsXeA6WMiE; Video link 16 8 2022 HTN Hanyuxuexi https://youtu.be/9YrXJ3n35IU; Video link 12 8 2022 HTN Hanyuxuexihttps://youtu.be/cEFDQ9MkXgg; Video link 11 8 2022 HTN Hanyuxuexi https://youtu.be/sekiVy0jALw; Video link 10 8 2022 HTN Hanyuxuexi https://youtu.be/LScxaLVJfNk; Video link 9 8 2022 HTN Hanyuxuexi https://youtu.be/Ov5mpwyJLVI Video link 3 8 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/M0XXPcRYx04 Video link 2 8 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/Ixvr52gjJt Video link 31 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/EOq3hDHlvNU Video link 30 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Hanyuxuexi 1https://youtu.be/SaGpr2U22IQ Video link 29 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 Tọa đàm tiếng Trunghttps://youtu.be/ORlGYyHc3Kg

Chuyển đổi số giáo dục đại học

 

 

10 8 2022 HTN Chuyển đổi số giáo dục đại học Hội nghị trực tuyến VSL Talk 19 TS Nguyễn Thành Nam FPT; PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải ĐHQGHN PGS.TS Phạm Bảo Sơn ĐHQGHN Nguyễn Thị Hằng 0982 669 157 VSL Thông tin tích hợp tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

Xây dựng học liệu mở
VIỆT NAM HỌC 越南社会经济和文化概述
#HTN tiếng Trung, Việt Nam Học, ngôn ngữ văn hóa một số thư mục nghiên cứu và giảng dạy Hoang To Nguyen et al. 2022#vietnamhoc; #HTN; Việt Nam tổ quốc tôi; Việt Nam thông tin khái quát; Việt Nam con đường xanh; Việt Nam dư địa chí; #Vietnamdudiachi; Việt Nam học tinh hoa; #Vietnamhoctinhhoa; #HoangThanhnendaila; #TiengVietlunglinhsangViệt Nam sáng tạo KHCN; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam đất nước con người; Việt Nam thời Nhà Trần; Di sản thế giới tại Việt Nam;#Disanthegioitaivietnam; #cnm365; #cltvn; Vườn Quốc gia Việt Nam; #Vuonquocgiavietnam; Nông nghiệp sinh thái Việt; #Nongnghiepsinhthaiviet; Nông nghiệp công nghệ cao; Nông nghiệp Việt trăm năm; Ngôn ngữ văn hóa Việt; #Ngônnguvanhoaviet; Tình yêu cuộc sống; Minh triết Hồ Chí Minh; #Minhtriethochiminh; Vị tướng của lòng dân; #Thungdung; #NhaTrantrongsuViet; Nhà Trần trong sử Việt; #Quoccongdaolamtuong; Quốc Công đạo làm tướng; #Tietcheducdungnhan; Tiết Chế đức dụng nhân; #Truclamtrannhantong; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; #Nguyentraiducthuyson; #Nguyentraikiettacthovan; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trạng Trình; Trạng Trình dưỡng sinh thi; #Anvuicutrangtrinh; An vui cụ Trạng Trình; Ngày xuân đọc Trạng Trình; #Nguyendutranghuyenthoai; Nguyễn Du trăng huyền thoại;; Nguyễn Du tiếng tri âm; Đào tiên Ngọc Quan Âm; Sớm thu đất ông Hoàng; Ta về với đồng xuân; Bài ca nhịp thời gian, Nông nghiệp sinh thái Việt; Quan niệm về hạnh phúc; Sông Đồng Nai yêu thương; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Hồ Xuân Hương góc khuất; Hồ Xuân Hương góc khuất; Linh Giang Đình Minh Lệ; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Bến Lội Đền Bốn Miếu; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Lời dặn của Thánh Trần; Ta về với Linh Giang; Làng Minh Lệ quê tôi; Việt Nam học tinh hoa; Hà Nội mãi trong tim; Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm; Hoàng Thành ngọc cho đời; Tháp Bút viết trời ; xanh; Trăng rằm sen Tây Hồ; Chùa Ráng giữa đồng xuân; Minh triết sống phúc hậu;

Bài mới Việt Nam Học hôm nay: Đồng đội cùng tháng năm; Chim Phượng Ngày Hạnh PhúcChim Phượng về làm tổ; Dạy và học ngày mới; Nông nghiệp sinh thái Việt;

 

 

ĐỒNG ĐỘI CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Trung Trực, Hoàng Kim


“Mười sáu tuổi áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ” Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu ‘vị tướng viết văn’ là đồng đội cùng tháng năm với anh trai
Hoàng Trung Trực đời lính của Hoàng Kim, ‘lớp anh trước, lớp em sau, đều thành chiến sĩ chung câu quân hành”. “Vài suy nghĩ nhân kỉ niệm cách mạng tháng Tám” và Đến với bài thơ hay “Đọc vị tướng viết văn” là kỷ niệm ấm áp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/

VÀI SUY NGHĨ NHÂN KỈ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Nguyễn Mạnh Đẩu

Tôi sinh ra sau Cách mạng Tháng Tám tròn 3 năm. Hồi đó, Cha tôi đi Giải Phóng Quân và đã trải qua 2 năm chiến đấu trên chiến trường Bắc Bộ. Đầu năm 1948, có lần ông được đơn vị cho tạt qua nhà.

Và, may mắn đã mỉm cười với cha mẹ tôi: Sinh được con trai sau 8 năm nên nghĩa vợ chồng.

Thiết nghĩ, nếu không có lần đó, tôi mãi mãi là hạt bụi giữa vô cùng.

Ngẫm lại, qua nhiều đời, gia đình tôi thuộc loại nông dân nghèo, trong một dòng họ công thần giàu truyền thống lịch sử hàng mấy trăm năm, nhưng cũng nghèo về kinh tế, trên một miền quê đồng khô cát bạc, khí hậu thời tiết khắc nghiệt.

Nơi đó, từ bao đời nay, mọi người dân quanh năm lam lũ mà vẫn bốn mùa đói nghèo, thiếu thốn…

Tôi cứ nghĩ, nếu không có cuộc Cách mạng Tháng Tám và đi liền sau đó không có mấy chục năm trường kỳ kháng chiến đầy ác liệt, hy sinh, gian khổ, rồi trong mấy chục năm đi theo con đường đã chọn, thì thân phận gia đình mình sẽ thế nào đây? ra sao đây ?

Tôi không đủ điều kiện kiến thức thực tiễn để lập luận dự đoán. Nhưng qua lời kể của cha mẹ và các bậc bề trên, với cái vốn khởi điểm đó, dù chế độ cũ tiếp tục tồn tại và có điều chỉnh đổi thay này nọ, thì thân phận gia đình tôi, tình cảnh làng quê tôi cũng không thể khác trước được – Nghĩa là, vẫn đói nghèo, lạc hậu !

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, trải qua hy sinh mất mát vô cùng to lớn trong mấy chục năm chiến tranh; cộng với tác hại của cơ chế bao cấp dai dẳng; cùng những sai lầm, thiếu sót nghiêm trọng trong lãnh đạo quản lý ở các cấp, các ngành, các địa phương – đặc biệt là nạn tham nhũng, lãng phí và tệ quan liêu – làm cho Đất nước ngày càng tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực; không thể phát triển tương xứng với tiềm năng, xu thế và triển vọng.

Đó là một thực tế không ai có thể biện minh, chối cãi !

Có người nói, nếu như không đi theo con đường Cách mạng Tháng Tám, không kháng Pháp trường kỳ, không chống Mỹ quyết liệt với biết bao xương máu, mà đi theo con đường khác…, thì Đất nước ta sẽ giàu mạnh hơn bây giờ rất nhiều !

Tôi nghĩ rằng, trong phương pháp luận, khi so sánh, đừng bao giờ dùng chữ ” nếu như ” khi bình xét về lịch sử của một Dân tộc, cũng như đánh giá về số phận một con người !

Vậy ” nếu như ” thuở trước, trong chiều dài lịch sử dựng nước & giữ nước, ông cha ta không phá Tống, chống Nguyên, đuổi Minh, bình Thanh, giành thắng lợi huy hoàng. Và, tiếp đó không nam chinh mở cõi thật vẻ vang, thì Đất nước ta ngày nay sẽ là thế nào nhỉ. Chắc chắn là, đã bị đồng hóa và chỉ là một tỉnh, một quận của ngoại bang mà thôi !

Giành Độc lập cho Dân tộc là chân lý vĩnh hằng, là khát vọng cháy bỏng của mọi dân tộc cũng như mọi người dân bị thuộc địa áp bức. Lịch sử hàng ngàn năm của Dân tộc ta và của cả thế giới đã minh chứng điều đó !

Với Dân tộc ta, kháng Pháp, chống Mỹ là điều bất khả kháng, là tất yếu khách quan, là con đường độc đạo máu lửa phải đi qua để giành lại Độc lập và Thống nhất cho Tổ quốc.

Chúng ta cũng biết, Bác Hồ vĩ đại đã có nhiều lần, bằng việc này việc khác, nhằm cố tránh cuộc chiến. Nhưng kẻ thù không chấp nhận, buộc dân tộc chúng ta, dẫu không hề muốn, cũng phải vùng lên cầm súng, bất chấp sự hy sinh to lớn.

Sai lầm trong lãnh đạo quản lý như thế nào, nguyên nhân từ đâu, tác hại to lớn ra sao, thì cũng đã chân nhận mổ xẻ từ hơn 30 năm trước, để rồi đi vào công cuộc Đổi Mới.

Có người nói, Đổi Mới chẳng qua là đi trái với qui luật vốn có của tự nhiên – mà nay do tình thế khách quan, chủ quan, buộc phải đi lại cho đúng !

Tôi cho rằng, nói thế cũng chẳng sai !

Qui luật chung là: Hợp lý thì tồn tại. Không hợp lý thì cuộc sống không chấp nhận, do đó bị đào thải !

Trước mắt, tôi thiết nghĩ: Quyết liệt, triệt để và thiết thực, hiệu quả trong chống tham nhũng, quan liêu; Kỷ cương phép nước nghiêm minh; Phát huy dân chủ; Khơi dậy khả năng tự do sáng tạo trong đời sống kinh tế xã hội của mọi người dân, … thì chắc chắn Đất nước ta sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và đàng hoàng hơn.

Nhân đây, tôi xin được nói thêm điều này, có tính chất kiềm nghiệm, so sánh mà thôi. Cụ thể là:

Khi đương chức, tôi có một số ít lần ra nước ngoài ( Mỹ, Hàn Quốc, Indonesia, Singape, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc …) theo chế độ công vụ, nên không có điều kiện quan sát kỹ về đời sống của người dân nơi đó.

Sau khi nghỉ hưu, năm 2015 và năm 2016, tôi được bạn bè mời sang tham quan, du lịch một số nước ( Anh, Pháp, Ý, Đức, Nga ). Thời gian không dài, cũng chỉ là dạng cưỡi ngựa xem hoa. Nhưng cái may lần này là tôi có điều kiện quan sát, trực tiếp tiếp xúc.

Khi ở Pháp, tôi đã ở khách sạn loại bình dân ở Paris; đã tham quan một số di tích, danh lam thắng cảnh và đi dạo ban đêm ở sông Seien, tháp Truyền hình Eiffel …

Khi ở Đức, tôi đã đến xem di chứng Bức tường Berlin, xem Nhà Quốc hội Đức…

Khi ở Anh, tôi đã nghỉ lại Luân Đôn dạo chơi trên bờ sông Thames, dọc nhiều con phố. Và cũng đã có mấy ngày, với vốn tiếng Anh rất ít ỏi, khi nói phải minh họa bằng tay, trong túi có vài trăm đồng Bảng Anh, một mình tôi lang thang đi chơi qua các khu phố lớn, tiếp đến những đường ngang ngõ tắt trong thành phố Manchester, không gặp bất cứ người Việt nào. Đi bộ mỏi chân, tôi nhảy lên tàu điện hoặc tắc xi. Trong những ngày lưu lại thành phố Manchester, tôi cũng đã đi ra vùng ngoại ô chơi.

Tôi đã đến tham quan du lịch thành phố Venie ngập trong nước biển của Ý. Giữa một buổi đêm trời tối đen như mực, ngồi trên chiếc thủy Tắc xi chạy qua biển vào kênh rạch, muỗi nhiều vô kể – giống như vùng sông nước ở Đồng Tháp Mười Nam Bộ – để vào các khu phố cổ ( cũ ) đang ngâm mình trong nước. Và ngày hôm sau, khi thì đi bộ, khi thì đi thuyền, chúng tôi lang thang qua từng khu phố nhỏ, …

Thời gian tham quan du lịch và lưu trú ở mấy nước ấy không nhiều. Trước khi lên đường, có người nói với tôi, ông sang đó tranh thủ xem thử “ Tư bản nó đang giẫy chết thế nào nhé”. Tôi chẳng nghĩ thế! Trong đầu tôi hình dung ngược lại. Tôi coi đây là dịp có điều kiện chứng kiến cảnh sống sung sướng, đầy đủ của người dân các nước nhóm G 7. Và quả thật tôi khá bất ngờ !

Phải khẳng định rằng, họ giàu có, hiện đại hơn nước ta về mọi phương diện là điều hiện hữu, không thể chối cãi.

Tuy nhiên, bên cạnh những tòa nhà đồ sộ, hiện đại với nhiều kiểu dáng đẹp đẽ, cao vút chọc trời xanh, thì vẫn còn nhiều nhà ở của người dân lao động cũng vầy vậy như vẫn thấy trên nhiều thành phố của Việt Nam ta. Một số phố xá mà tôi đã đi qua, tình trạng ăn xin, móc túi, lừa đảo, say rượu nằm bê bết, vạ vật trên các mặt đường, trên các vỉa hè, trên các ga tàu xe, ga tầu điện ngầm là không hiếm. Còn nhiều con phố chật hẹp và không sạch.

Có người nói, do nạn nhập cư ồ ạt từ các nước Đông Âu sang mới nên thế. Tôi chẳng biết có đúng vậy không!

Và tôi có suy nghĩ: Với mấy nước phát triển thuộc nhóm G 7 tôi đã ghé qua: Đều có trình độ khoa học công nghệ rất cao; Đã hơn 70 năm không hề chiến tranh; Lại cũng không bị cơ chế hành chính quan liêu bao cấp ( như đã diễn ra ở nước ta ) trói buộc. Ấy vậy mà, đời sống của những người dân tôi đã tiếp xúc cũng chưa giàu có như tôi từng nghĩ.

Tóm lại, cuộc Cách mạng này dù có thời điểm vấp váp sai lầm – nó như các trận bão – gây hậu quả to lớn và là điều không ai mong muốn.

Nhưng xét về đại cục, Cách mạng đã đem lại Độc lập,Thống nhất cho Tổ quốc, Tự do và từng bước đem lại từng phần Hạnh phúc cho nhân dân – Trong đó có gia đình tôi.

Đó là một thực tế khách quan, dù với cách nhìn nào, cũng không thể chối cãi, không thể phủ nhận!

Đôi điều mộc mạc lan man giải bày tâm sự.

Suy nghĩ của tôi có thể không trùng khớp với suy nghĩ của ai đó, ở đâu đó, với góc nhìn nào đó – Âu đó cũng là lẽ bình thường, dễ hiểu.

Muôn đời nay, đa dạng là thuộc tính của mọi xã hội !

Mỹ Đình, 19/8/2016

ĐỌC “VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN”
Hoàng Trung Trực, Hoàng Kim

đồng đội anh Nguyễn Mạnh Đẩu


Đọc “
Vị tướng viết văn
Tác giả Nguyễn Chí Tình
Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu
“. (1)
Mà lặng người, rưng rưng nước mắt:

Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần
Khoác ba lô lên đường nhập ngũ
Anh không nói văn chương.
Đường hành quân lội suối băng rừng
Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn
Anh không nói văn chương.
Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng
Và vuốt mắt cho người đồng đội
Anh không nói văn chương.
Trong căn hầm chỉ huy
Trước biết bao éo le căng thẳng
Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm
Anh không nói văn chương.
.
Anh không nói văn chương
Nhưng tất cả, còn đây tất cả
Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá
Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu
Để hôm nay
Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu
Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy.

Tất cả đang sống dậy
Thành ngọn thác trào lên
Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim
Như cuộc đời bắt anh phải viết
Như muôn người bắt anh phải viết
Mà anh không cần biết
Đó có là văn chương?

Nhà thơ nào từng nói thế:
“Một cây chông” đánh Mỹ
Vẫn hơn “Ngàn trang giấy” văn chương
Còn anh
Anh đã đi biết mấy nẻo đường
Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi
Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải
Thì điều khác thường lại hóa đời thường:
Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !
” (1)

2

Anh
Hoàng Trung Trực đời lính, là anh trai em,
Đồng đội thân của anh, cũng mười bảy tuổi lên đường
Lớp anh trước, lớp em sau
Em trong lứa sinh viên 1971
trang sách soi trang đời
Thắp đèn lên đi em
Nhớ vầng trăng ngọn lửa
Xếp bút nghiên lên đường ra trận.

Tổ chiến đấu của em có bốn người
Xuân và Chương nằm lại
Trung với em về Trường sau chiến tranh
Lửa miền Nam vừa tắt chưa thôi
Hận Nam Quan “Nước mắt Vị Xuyên”
Nhiều đồng đội em hóa đá.

Anh Tư Trực của em trở lại đời thường
‘Mảnh đạn trong người’ ‘Nhớ bạn’
‘Bền chí’ ‘Hát ru con bằng khúc quân hành”

Đối thoại với Thiền sư‘ ;Trạng Trình” (2)
Anh ấy làm ông già phúc hậu sau chiến tranh
Chăm lo điều lành, việc lành cho bà con phường, quận
Thật nhớ ngày anh lặn lội vào thăm
Đồng đội cùng tháng năm

3

Qua thơ của bạn Nguyên Hùng
Kể về vị tướng giữa đời thường
Anh và em bất ngờ kết nối
Anh nhớ tường tận từng chút về gia đình em
Thấu suốt mọi điều hay đồng đội
Hiểu tường tận uẩn khúc trăm năm…
Quốc Công đạo làm tướng
Vị tướng của lòng dân
Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn.

4

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu là Người
Sinh tử giữa chiến trường
Đồng đội cùng tháng năm
Biết mình và biết người
Có ba dòng văn chương
Văn chương ngọc cho đời.

5

Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !


Tài liệu dẫn:

(1) XIN KHOE MỘT CHÚT
Nguyễn Mạnh Đẩu

Nhà thơ, Nhà văn, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình ( tên thật Nguyễn Đức Nhật ), sinh 1935, quê Nghi Trung ( Nghi Lộc-Nghệ An ). Ông là cháu nội Chí sĩ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ), con trai Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Đức Bính, cháu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên). Hơn tôi 13 tuổi, là đồng hương huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Chí Tình thân thiết tôi từ nhiều năm nay. Ông viết tặng tôi bài thơ, đăng trong tập CÓ MỘT MIỀN QUÊ ( NXB Thanh niên – 2015). Tôi xin được khoe với bè bạn Fb.

VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN
(Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu)
Tác giả Nguyễn Chí Tình


Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần
Khoác ba lô lên đường nhập ngũ
Anh không nói văn chương.
Đường hành quân lội suối băng rừng
Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn
Anh không nói văn chương.
Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng
Và vuốt mắt cho người đồng đội
Anh không nói văn chương.
Trong căn hầm chỉ huy
Trước biết bao éo le căng thẳng
Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm
Anh không nói văn chương.
Anh không nói văn chương

Nhưng tất cả, còn đây tất cả
Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá
Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu
Để hôm nay
Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu
Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy.

Tất cả đang sống dậy
Thành ngọn thác trào lên
Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim
Như cuộc đời bắt anh phải viết
Như muôn người bắt anh phải viết
Mà anh không cần biết
Đó có là văn chương?

Nhà thơ nào từng nói thế:
“Một cây chông” đánh Mỹ
Vẫn hơn“Ngàn trang giấy” văn chương
Còn anh
Anh đã đi biết mấy nẻo đường
Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi
Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải
Thì điều khác thường lại hóa đời thường:
Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !

(2)
Hoàng Trung Trực đời línhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

(3) Đồng đội cùng tháng nămhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/

 

 

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

 

 

Thơ tình cuối mùa thu https://youtu.be/zCehog36X4A
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15021
Nhập ngày : 20-08-2022
Điều chỉnh lần cuối : 20-08-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007