Số lần xem
Đang xem 2245 Toàn hệ thống 3974 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
“Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”. Vua Trần Thái Tông (1218- 1277) người sáng nghiệp nhà Trần là bậc minh quân đức tài Việt Nam vô song . Người được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân (598- 649) là vị vua giỏi Trung Hoa sáng nghiệp nhà Đường thời trước đó. Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự bậc nhất của thế giới lúc ấy, và được hậu thế đánh giá là một trong những vị vua giỏi nhất Trung Hoa mọi thời đại; thế.nhưng so đức độ với vua Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. Đức sáng Trần Thái Tông; được tiếp nối là Minh quân Trần Thánh Tông và Yên Tử Trần Nhân Tông đã trọng dụng được bậc thiên tài chính trị, quân sự, nhà văn Trần Quốc Tuấn. Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương đã tổ chức quân dân Việt ba lần đánh tan đội quân Nguyên Mông mạnh nhất thế giới thời ấy . Thái Tông Thánh Tông Quốc Tuấn là ba đỉnh cao vọi của của tâm đức và trí tuệ. “Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao vọi trong dãy núi Nham Biền thăm thẳm kia là gì thì được trả lời đó là dãy núi Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm chốn an nghĩ nơi Cư trần lạc đạo của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, minh quân ấy và thiên tài ấy lưu dấu muôn đời nơi đất Việt thật lạ lùng và sâu sắc thay.
Vua Trần Thái Tông người sáng nghiệp nhà Trần đã để lại cho đời câu nói nổ tiếng: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Thiên tài Trần Quốc Tuấn không thể phát lộ tỏa sáng nếu không có vua Trần Thái Tông minh quân đặc biệt hiếm có và tiếp nối là vua giỏi Trần Thánh Tông và vua Phật Trần Nhân Tông hết lòng “Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” mới đạt được thành tựu như vậy.
Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông trước việc yêu thương của hai trẻ là Quốc Tuấn và Thiên Thành: Người con trai Quốc Tuấn thì dám lẻn vào cung Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết. Người con gái là công chúa Thiên Thành thì đã dám chọn cái chết mà trao thân cho người mình yêu ngay trước hôm vua Trần Thái Tông đã sắp làm đám cưới cho Trung Thành Vương, con trai của Nhân Đạo Vương một vị quan đầu triều. Tình yêu đó, khí phách đó thật lớn lao.
Vua Trần Thái Tông tiếc tài của Trần Quốc Tuấn nên quyết không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên cho hai người Thiên Thành và Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường tình và bao dung không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ đang thù hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình. Câu chuyện ứng xử mau lẹ và tuyệt vời của vua Trần Thái Tông với lòng yêu thương và trí tuệ cao cả đã ứng xử đặc biệt kiệt xuất và chủ động tác thành hạnh phúc cho công chúa Thiên Thành và Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở là Đức Thánh Trần.
Chuyện lạ và hay hiếm thấy !
Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng và viết nên kiệt tác quân sự chính trị kiệt xuất Binh thư Yếu lược, một trong hai tác phẩm quân sự cổ đại xuất sắc nhất Việt Nam từ trước đến nay (mời đọc Lời dặn lại của Đức Thánh Trần).
Trần Quốc Tuấn Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương là một trong mười nhà quân sự kiệt xuất nhất lịch sử Thế Giới và Việt Nam. Vương là nhà chính trị, nhà văn, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên – Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó.
Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột là Thụy Bà công chúa [1]. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay[2]. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi của người cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [3]
Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý thuở ấy loạn cung đình đã vào đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái rất giỏi và thông minh, hiền hậu nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý dòm ngó ngôi báu đều là những kẻ mưu mô và kém đức. Nước Đại Việt lúc đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã đặt cược việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng với họa diệt tộc Trần “tru di chín họ” nếu CHỌN LẦM NGƯỜI. Trần Thủ Độ đánh giá cao Trần Cảnh sau này là vua Trần thái Tông để quyết tâm thực hiện cuộc đổi họ trong lịch sử thực hiện chính biến cung đình. Sự kiện này xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.
Trớ trêu thay, Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chỉ trích và chống đối của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào và rất nặng nề do Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vợ Trần Thái Tông sinh con nhưng người con lại bị chết yểu ngay sau khi sinh. Sự dòm ngó cướp ngôi của nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi âm ưu phế vua đoạt quyền trong khi giặc ngoài lăm le sát biên ải, chỉ chờ trong nước có biến là hành động. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy lại đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính đã ép Trần Liễu là cha của Trần Quốc Tuấn phải nhường vợ Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử. Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy, cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến “non sông đất nước Việt trên hết “. Người đã chấp nhận quay về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình. Sau này ngày 24 tháng 2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, là con thứ, (em của Trần Quốc Khang vốn con Trần Liễu) để lui về làm Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt, nhưng cái chính là xử lý được thực việc chính danh của vua con là con của Lý hoàng hậu tránh được thảm họa tranh chấp cung đình. Việc làm thái thượng hoàng sau này thành điển lệ tốt của triều Trần
Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích ở chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ (Chùa cổ Thắng Nghiêm lưu nhiều dấu tích Trần Hưng Đạo mà sau này tôi may mắn được chứng kiến và giác ngộ . HK. Sau khi Trần Liễu gửi con, ông đã dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cãn buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết sạch và vua Thái Tông đã đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng vì đức độ và tài năng vượt bậc so trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng[5]. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng là để khuất tất việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu không bị người đời đàm tiếu.
Thật oái oăm sự lựa chọn sinh tử, công chúa Thiên Thành, người mà Trần Quốc Tuấn yêu say đắm, là con vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương, vị vương đầu triều. Vua đã nhận sính lễ, thông báo đến mọi đại thần và đã chuẩn bị tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa tại dinh thự của Nhân Đạo Vương. Đôi trai gái trẻ đã đồng lòng dâng hiến cho nhau và Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm về việc Quốc Tuấn Thiên Thành đồng lòng làm việc ấy. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương[5].Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám lấy tính mạng của mình để làm liều, mấy ai thấu hiểu đó là phép biến Dịch của quy tắc “Chọn người” tin yêu mình trong thực tiễn trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người đó.
Tôi ghi thêm ngoại truyện về hai chuyện ‘quái’ có thật trong lịch sử để làm rõ hơn câu chuyện và bài học lịch sử của Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, với chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên và những trang binh thư kiệt tác muôn đời của nhân loại.
Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức’ có minh quân ấy và có lương tướng thiên tài ấy đã tỏa sáng và trao lại cho hậu thế muôn đời dân Việt một bài học lịch sử vô giá. ‘KẾ SÁCH MỘT CHỮ ĐỒNG‘ minh quân lương tướng đồng lòng cố kết lòng dân thì mọi nguy khó đều vượt qua.
Trung Hoa và Việt Nam cùng có vua Thái Tông. Nhà Đường có vua Đường Thái Tông húy là Lý Thế Dân, niên hiệu Trinh Quán, là vua thứ hai của nhà Đường. Việt Nam có vua Trần Thái Tông húy là Trần Cảnh, niên hiệu Nguyên Phong, là vua đầu tiên của nhà Trần. Miếu hiệu tuy giống nhau nhưng đức độ lại khác nhau.
ĐƯỜNG THÁI TÔNG (627-650)
Vua Đường Cao Tổ (Lý Uyên) có ba con trai, con trưởng là Lý Kiến Thành, kế đến là Lý Thế Dân và Lý Nguyên Cát.
Sau khi dứt được nhà Tùy, Lý Uyên lên ngôi tức là Đường Cao Tổ (618-627), phong cho con trưởng là Lý Kiến Thành làm Thái tử, con thứ là Lý Thế Dân làm Tần Vương và Lý Nguyên Cát làm Tề Vương.
Trong ba người con thì Lý Thế Dân có công hơn cả, giỏi võ nghệ, có tài thao lược và theo cha đánh thắng nhiều trận lớn. Việc khởi binh chiếm Thái Nguyên phủ rồi Trường An để lập căn cứ đều do ông đề xuất. Trong những cuộc chiến sau đó, ông lập được nhiều chiến công hiển hách. Nguyên Cát cũng khá, chỉ có Kiến Thành là kém nhất.
Lý Thế Dân là viên tướng biết trọng dụng nhân tài. Dưới trướng ông, bên văn có mười tám học sĩ tên tuổi như Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Ngụy Trưng… bên võ có các dũng tướng danh tiếng vang lừng như Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim… Thái tử Kiến Thành biết mình kém thế, e rằng cái ngôi Thái tử không vững nên hợp cùng Nguyên Cát để loại trừ Lý Thế Dân.
Có lần Kiến Thành mời Thế Dân đến Đông cung uống rượu. Bị trúng độc, Thế Dân đau bụng dữ dội, thủ hạ phải vực về cung, ông bị thổ huyết, thuốc thang mãi mới khỏi. Ông biết bị anh mình đầu độc nhưng không phản ứng gì. Kiến Thành còn dùng một xe vàng bạc mua chuộc Uất Trì Kính Đức nhưng thất bại.
Nhân lúc rợ Đột Quyết xâm phạm Trung Nguyên, Kiến Thành tâu vua cha cử Nguyên Cát đem binh đi chinh phạt thay cho Lý Thế Dân. Đường Cao Tổ chuẩn tấu. Sau khi được phong làm chủ soái, Lý Nguyên Cát xin ba viên đại tướng của Thế Dân là Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo và Trình Giảo Kim cùng binh lính dưới quyền họ sáp nhập vào đạo quân của mình, cốt để lực lượng của Thế Dân suy yếu.
Biết được âm mưu đó, Thế Dân lập tức cho mời người con cậu là Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức đến bàn bạc. Hai người khuyên Thế Dân nên ra tay trước, nếu không thì chết cả nút. Thế Dân ban đầu còn do dự vì ngại anh em tàn sát lẫn nhau, nhưng trước quyết tâm của hai người, cuối cùng ông cũng phải nghe theo.
Ngay đêm đó, Thế Dân vào cung tâu với vua cha về việc Kiến Thành và Nguyên Cát âm mưu hại mình. Đường Cao Tổ truyền cho ba con sáng hôm sau phải vào cung để ông xét hỏi.
Sáng sớm hôm sau, Thế Dân sai Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức dẫn một toán tinh binh mai phục tại cửa Huyền Vũ phía bắc hoàng cung. Lát sau, Kiến Thành và Nguyên Cát cưỡi ngựa tới, thấy tình hình có vẻ khác thường liền quay ngựa bỏ chạy. Lý Thế Dân phóng ngựa ra kêu to: – “Điện hạ đừng đi”. Nguyên Cát quay lại định bắn chết Thế Dân, nhưng vì run quá không giương cung lên được. Thế Dân nhanh tay bắn một phát giết chết Kiến Thành trên lưng ngựa. Ngay lúc đó, Uất Trì Kính Đức dẫn kỵ binh xông ra bắn chết Nguyên Cát.
Vua Cao Tổ đang chờ ba con đến thì Uất Trì Kính Đức hộc tốc chạy vào báo tin: “Thái tử và Tề Vương nổi loạn, Tần Vương đã giết chúng rồi”, vua Cao Tổ đau xót, ngồi lặng đi không nói nên lời (1).
Sau đó, Thế Dân được phong làm Thái tử và được vua cha nhường ngôi. Năm 627, ông lên ngôi, niên hiệu Trinh Quán, tức là vua Đường Thái Tông. Vẫn biết Thế Dân ở vào cái thế chẳng đặng đừng, nhưng việc ông giết cả anh và em ruột của mình để tranh ngôi Thái tử cũng bị người đương thời và đời sau phê phán.
TRẦN THÁI TÔNG (1225-1258)
Trần Thái Tông huý là Trần Cảnh, lên ngôi năm 1225 do vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi. Ông lấy niên hiệu Kiến Trung, Thiên Ứng Chính Bình rồi Nguyên Phong (1251-1258). Lúc lên ngôi ông mới 8 tuổi, mọi việc trong triều đều do một tay Trần Thủ Độ quyết đoán.
Khi Chiêu Hoàng mới lên ngôi, Thái hậu là Trần thị cùng với người anh họ là Trần Thủ Độ nắm chính trị bên trong, bên ngoài, chọn con em các quan viên đưa vào cung chầu hầu hoàng đế. Thủ Độ lại đưa cháu mình là Trần Cảnh vào hầu Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng rất yêu thích Trần Cảnh, mỗi khi buồn thì cho gọi Trần Cảnh vào chơi, khi thì trêu chọc, khi thì tặng Cảnh chiếc khăn trầu, tình cảm giữa hai người ngày càng thêm đằm thắm. Từ đó họ cùng ở với nhau như vợ chồng.
Thủ Độ sợ việc tiết lộ mới đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung, cắt người coi giữ, các quan không được vào chầu.
Một hôm Thủ Độ loan báo với các quan rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”, các quan xin vào lạy mừng. Ngày 11, tháng 12, Chiêu Hoàng đặt hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên bảo sàng, các quan vào chầu lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng trút bỏ ngự bào, mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế tức là vua Trần Thái Tông, đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất (1225).
Lý Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu. Bà lấy vua Thái Tông đã 12 năm mà không có con, tuy mới 19 tuổi. Trần Thủ Độ rất lo không có người kế vị, bèn bắt vua Thái Tông phải bỏ bà, giáng xuống làm Chiêu Thánh công chúa, rồi bắt chị bà là vợ của Hoài vương Trần Liễu (anh Trần Cảnh) đem vào cung phong làm Thuận Thiên Hoàng hậu vì bà này đang có thai ba tháng (bắt vua lấy chị dâu) sau sinh ra Quốc Khang (2).
Trần Liễu rất phẫn nộ vì mất vợ, họp quân ngoài sông lớn làm loạn. Vua Thái Tông lòng cũng không yên, đêm trốn ra khỏi thành đến ở nhà Kinh Vân quốc sư (quốc sư là bạn cũ của Thái Tông) trên núi Yên Tử.
Hôm sau Thủ Độ đem các quan đến đón vua về. Vua nói : “Trẫm còn ít tuổi, không kham nổi việc lớn, Thượng hoàng (Trần Thừa) đã vội lìa bỏ, sớm mất chỗ nhờ cậy, không dám ở ngôi vua để làm nhục xã tắc”. Thủ Độ cố nài xin, vua vẫn không nghe. Thủ Độ bèn bảo các quan rằng: “Vua ở đâu thì triều đình ở đó”. Bèn cắm nêu trong núi, bắt chước các tên như điện Thiên An, các Đoan Minh… sai thợ xây dựng. Quốc sư nghe thấy vội xin vua rằng: “Bệ hạ nên gấp trở về, đừng để làm nát núi rừng của đệ tử”, vua mới chịu về cung (Theo Đại Việt sử ký tiền biên) (3).
Được hai tuần, Trần Liễu biết mình thế cô, sức không địch nổi Thủ Độ nên nhân khi vua Thái Tông ngự thuyền vãn cảnh trên sông, ông mới ngầm đi thuyền độc mộc, giả làm người đánh cá, lẻn đến thuyền ngự tạ tội. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Độ nghe thấy, đến thẳng thuyền vua, rút gươm thét lớn “Giết thằng giặc Liễu”. Vua vội vàng giấu Liễu trong thuyền rồi bảo Thủ Độ rằng: “Phụng Càn vương (Phụng Càn là hiệu của Liễu thời Lý) đến hàng rồi đấy”, đoạn lấy thân mình che cho Liễu nên Thủ Độ không chém được.
Thủ Độ giận lắm, quăng gươm xuống sông nói: “Thủ Độ này chỉ là con chó săn cho các người thôi. Thế này thì còn hiểu thế nào là lẽ thuận nghịch!”. Vua hòa giải rồi bảo Thủ Độ mang quân về. Thủ Độ sai giết hết những binh lính theo Trần Liễu làm loạn.
Vua Thái Tông biết nếu để Trần Liễu ở kinh đô thì khó toàn tính mạng với Thủ Độ nên cắt đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang (thuộc tỉnh Hải Dương) cấp cho Trần Liễu làm thái ấp và phong làm An Sinh Vương.
THƠ VỀ HAI VUA THÁI TÔNG
Do việc vua Đường Thái Tông của Trung Hoa giết anh là Kiến Thành để đoạt ngôi Thái tử, còn vua Trần Thái Tông của Đại Việt không ngại nguy hiểm, lấy thân mình để che đỡ cho anh là Trần Liễu khỏi bị Thủ Độ giết nên hậu duệ của vua Trần Thái Tông là vua Trần Dụ Tông (1341-1369) làm thơ ca ngợi cái đức của tiên vương mình:
Phiên âm:
Đường Thái Tông dữ bản triều Thái Tông
Đường, Việt khai cơ lưỡng Thái Tông,
Bỉ xưng Trinh Quán, ngã Nguyên Phong.
Kiến Thành tru tử, An Sinh tại,
Miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng.
Dịch nghĩa:
Vua Thái Tông nhà Đường với vua Thái Tông triều ta
Đường và Việt đều có vua mở mang cơ nghiệp thụy là Thái Tông,
Bên họ xưng là Trinh Quán, bên ta xưng là Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết chết, An Sinh thì được sống,
Miếu hiệu tuy giống nhau nhưng đức độ lại khác nhau.
Đào Phương Bình dịch thơ:
Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông,
Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết, An Sinh sống,
Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng.
(1)
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985) cho rằng: Biến cố ở cửa Huyền Vũ (Thế Dân giết Kiến Thành và Nguyên Cát) xảy ra sau khi Đường Cao Tổ chết (tập II, trang 40, trong phần chú thích) nhưng theo bộ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm của Lâm Hán Đạt và Tào Dư Chương (Trung Quốc) thì việc ấy xảy ra khi Đường Cao Tổ còn sống (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, tập II trang 309). Cuốn Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1997) cũng viết như bộ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm (tập II trang 294).
(2)
Quốc Khang là con của Trần Liễu và Thuận Thiên công chúa. Khoảng năm 1267 (Thiệu Long thứ 10) vào mùa đông, vua (Thánh Tông – Trần Hoảng) vào chầu Thượng hoàng. Vua cùng với anh là Quốc Khang đùa nhau trước mặt Thượng hoàng. Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng cởi áo bông đang mặc ban cho Quốc Khang. Vua cũng múa kiểu người Hồ để xin áo. Quốc Khang nói: “Cái quí nhất là ngôi hoàng đế, thần không dám tranh với chú hai. Nay đức chí tôn cho thần vật nhỏ này mà chú hai lại muốn cướp lấy chăng? Thượng hoàng cả cười nói: “Mày coi ngôi vua với chiếc áo thường này không hơn kém nhau sao?” rồi cho Quốc Khang cái áo ấy. Họ thỏa chí vui đùa rồi về (theo Đại Việt sử ký tiền biên).
(3)
Theo Ngoại truyện: Giờ Tý, ngày rằm, tháng tư năm Bính Thân, Thái Tông cùng bảy cận thần bơi qua sông Bàn Than đến chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử gặp Trúc Lâm thiền sư muốn xin được trụ trì ở đó. Không bao lâu, Thủ Độ cùng quần thần đến đón vua về. Vua hỏi thiền sư, thiền sư tâu rằng: “Kể ra người làm vua phải lấy lòng dân làm lòng mình, ý muốn của dân làm ý muốn của mình. Nay dân tình như thế, xin xe vua hãy tạm trở về, những việc kê cứu về nội điển thì nên chớ quên tu tâm luyện tính. Sau này hoàng tử khôn lớn, có thể nhường được ngôi thì lúc đó hãy vào núi tu luyện cũng được”. Vua cho lời nói đó là phải mới trở về kinh. Sau này, khi nhường ngôi cho Thánh Tông, vua mới hơn 40 tuổi đã có ý chán trần tục, muốn tu luyện, cho nên các vua triều Trần đều noi theo việc cũ. Có lẽ đó là hiểu được cái bí quyết của Trúc Lâm. Nhà Trần sùng Phật, trọng tăng cũng bắt đầu từ đó (theo Đại Việt sử ký tiền biên).
“Yên Sinh Vương trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng [Vua Trần Thái Tông] , mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, Yên Sinh cầm tay Quốc Tuấn giối giăng rằng:
“Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được?.
Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 6
SẮN VIỆT NAM: KHÁI QUÁT TIẾN BỘ TẠO GIỐNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long
TÓM TẮT
Ở Việt Nam, sắn đã trở thành cây lương thực quan trọng thứ ba, sau lúa và ngô. Năm 2020, diện tích sắn của Việt Nam đạt 524.400 ha, sản lượng 10,4 triệu tấn, năng suất 20,0 tấn / ha. Việt Nam là bốn nước sản xuất sắn lớn nhất châu Á, sau Thái Lan, Indonesia và Campuchia. Từ năm 1975 đến năm 2000, năng suất sắn của cả nước dao động từ 7 đến 8 tấn / ha, và loại cây này được trồng chủ yếu để làm thực phẩm cho người và gia súc. Điều này đã thay đổi rõ rệt khi CIAT giới thiệu
“Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”. Vua Trần Thái Tông (1218- 1277) người sáng nghiệp nhà Trần là bậc minh quân đức tài Việt Nam vô song . Người được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân (598- 649) là vị vua giỏi Trung Hoa sáng nghiệp nhà Đường thời trước đó. Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự bậc nhất của thế giới lúc ấy, và được hậu thế đánh giá là một trong những vị vua giỏi nhất Trung Hoa mọi thời đại; thế.nhưng so đức độ với vua Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. Đức sáng Trần Thái Tông; được tiếp nối là Minh quân Trần Thánh Tông và Yên Tử Trần Nhân Tông đã trọng dụng được bậc thiên tài chính trị, quân sự, nhà văn Trần Quốc Tuấn. Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương đã tổ chức quân dân Việt ba lần đánh tan đội quân Nguyên Mông mạnh nhất thế giới thời ấy . Thái Tông Thánh Tông Quốc Tuấn là ba đỉnh cao vọi của của tâm đức và trí tuệ. “Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao vọi trong dãy núi Nham Biền thăm thẳm kia là gì thì được trả lời đó là dãy núi Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm chốn an nghĩ nơi Cư trần lạc đạo của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, minh quân ấy và thiên tài ấy lưu dấu muôn đời nơi đất Việt thật lạ lùng và sâu sắc thay.
Vua Trần Thái Tông người sáng nghiệp nhà Trần đã để lại cho đời câu nói nổ tiếng: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Thiên tài Trần Quốc Tuấn không thể phát lộ tỏa sáng nếu không có vua Trần Thái Tông minh quân đặc biệt hiếm có và tiếp nối là vua giỏi Trần Thánh Tông và vua Phật Trần Nhân Tông hết lòng “Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” mới đạt được thành tựu như vậy.
Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông trước việc yêu thương của hai trẻ là Quốc Tuấn và Thiên Thành: Người con trai Quốc Tuấn thì dám lẻn vào cung Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết. Người con gái là công chúa Thiên Thành thì đã dám chọn cái chết mà trao thân cho người mình yêu ngay trước hôm vua Trần Thái Tông đã sắp làm đám cưới cho Trung Thành Vương, con trai của Nhân Đạo Vương một vị quan đầu triều. Tình yêu đó, khí phách đó thật lớn lao.
Vua Trần Thái Tông tiếc tài của Trần Quốc Tuấn nên quyết không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên cho hai người Thiên Thành và Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường tình và bao dung không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ đang thù hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình. Câu chuyện ứng xử mau lẹ và tuyệt vời của vua Trần Thái Tông với lòng yêu thương và trí tuệ cao cả đã ứng xử đặc biệt kiệt xuất và chủ động tác thành hạnh phúc cho công chúa Thiên Thành và Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở là Đức Thánh Trần.
Chuyện lạ và hay hiếm thấy !
Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng và viết nên kiệt tác quân sự chính trị kiệt xuất Binh thư Yếu lược, một trong hai tác phẩm quân sự cổ đại xuất sắc nhất Việt Nam từ trước đến nay (mời đọc Lời dặn lại của Đức Thánh Trần).
Trần Quốc Tuấn Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương là một trong mười nhà quân sự kiệt xuất nhất lịch sử Thế Giới và Việt Nam. Vương là nhà chính trị, nhà văn, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên – Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó.
Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột là Thụy Bà công chúa [1]. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay[2]. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi của người cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [3]
Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý thuở ấy loạn cung đình đã vào đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái rất giỏi và thông minh, hiền hậu nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý dòm ngó ngôi báu đều là những kẻ mưu mô và kém đức. Nước Đại Việt lúc đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã đặt cược việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng với họa diệt tộc Trần “tru di chín họ” nếu CHỌN LẦM NGƯỜI. Trần Thủ Độ đánh giá cao Trần Cảnh sau này là vua Trần thái Tông để quyết tâm thực hiện cuộc đổi họ trong lịch sử thực hiện chính biến cung đình. Sự kiện này xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.
Trớ trêu thay, Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chỉ trích và chống đối của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào và rất nặng nề do Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vợ Trần Thái Tông sinh con nhưng người con lại bị chết yểu ngay sau khi sinh. Sự dòm ngó cướp ngôi của nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi âm ưu phế vua đoạt quyền trong khi giặc ngoài lăm le sát biên ải, chỉ chờ trong nước có biến là hành động. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy lại đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính đã ép Trần Liễu là cha của Trần Quốc Tuấn phải nhường vợ Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử. Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy, cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến “non sông đất nước Việt trên hết “. Người đã chấp nhận quay về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình. Sau này ngày 24 tháng 2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, là con thứ, (em của Trần Quốc Khang vốn con Trần Liễu) để lui về làm Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt, nhưng cái chính là xử lý được thực việc chính danh của vua con là con của Lý hoàng hậu tránh được thảm họa tranh chấp cung đình. Việc làm thái thượng hoàng sau này thành điển lệ tốt của triều Trần
Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích ở chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ (Chùa cổ Thắng Nghiêm lưu nhiều dấu tích Trần Hưng Đạo mà sau này tôi may mắn được chứng kiến và giác ngộ . HK. Sau khi Trần Liễu gửi con, ông đã dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cãn buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết sạch và vua Thái Tông đã đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng vì đức độ và tài năng vượt bậc so trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng[5]. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng là để khuất tất việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu không bị người đời đàm tiếu.
Thật oái oăm sự lựa chọn sinh tử, công chúa Thiên Thành, người mà Trần Quốc Tuấn yêu say đắm, là con vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương, vị vương đầu triều. Vua đã nhận sính lễ, thông báo đến mọi đại thần và đã chuẩn bị tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa tại dinh thự của Nhân Đạo Vương. Đôi trai gái trẻ đã đồng lòng dâng hiến cho nhau và Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm về việc Quốc Tuấn Thiên Thành đồng lòng làm việc ấy. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương[5].Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám lấy tính mạng của mình để làm liều, mấy ai thấu hiểu đó là phép biến Dịch của quy tắc “Chọn người” tin yêu mình trong thực tiễn trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người đó.
Tôi ghi thêm ngoại truyện về hai chuyện ‘quái’ có thật trong lịch sử để làm rõ hơn câu chuyện và bài học lịch sử của Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, với chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên và những trang binh thư kiệt tác muôn đời của nhân loại.
Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức’ có minh quân ấy và có lương tướng thiên tài ấy đã tỏa sáng và trao lại cho hậu thế muôn đời dân Việt một bài học lịch sử vô giá. ‘KẾ SÁCH MỘT CHỮ ĐỒNG‘ minh quân lương tướng đồng lòng cố kết lòng dân thì mọi nguy khó đều vượt qua.
Trung Hoa và Việt Nam cùng có vua Thái Tông. Nhà Đường có vua Đường Thái Tông húy là Lý Thế Dân, niên hiệu Trinh Quán, là vua thứ hai của nhà Đường. Việt Nam có vua Trần Thái Tông húy là Trần Cảnh, niên hiệu Nguyên Phong, là vua đầu tiên của nhà Trần. Miếu hiệu tuy giống nhau nhưng đức độ lại khác nhau.
ĐƯỜNG THÁI TÔNG (627-650)
Vua Đường Cao Tổ (Lý Uyên) có ba con trai, con trưởng là Lý Kiến Thành, kế đến là Lý Thế Dân và Lý Nguyên Cát.
Sau khi dứt được nhà Tùy, Lý Uyên lên ngôi tức là Đường Cao Tổ (618-627), phong cho con trưởng là Lý Kiến Thành làm Thái tử, con thứ là Lý Thế Dân làm Tần Vương và Lý Nguyên Cát làm Tề Vương.
Trong ba người con thì Lý Thế Dân có công hơn cả, giỏi võ nghệ, có tài thao lược và theo cha đánh thắng nhiều trận lớn. Việc khởi binh chiếm Thái Nguyên phủ rồi Trường An để lập căn cứ đều do ông đề xuất. Trong những cuộc chiến sau đó, ông lập được nhiều chiến công hiển hách. Nguyên Cát cũng khá, chỉ có Kiến Thành là kém nhất.
Lý Thế Dân là viên tướng biết trọng dụng nhân tài. Dưới trướng ông, bên văn có mười tám học sĩ tên tuổi như Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Ngụy Trưng… bên võ có các dũng tướng danh tiếng vang lừng như Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim… Thái tử Kiến Thành biết mình kém thế, e rằng cái ngôi Thái tử không vững nên hợp cùng Nguyên Cát để loại trừ Lý Thế Dân.
Có lần Kiến Thành mời Thế Dân đến Đông cung uống rượu. Bị trúng độc, Thế Dân đau bụng dữ dội, thủ hạ phải vực về cung, ông bị thổ huyết, thuốc thang mãi mới khỏi. Ông biết bị anh mình đầu độc nhưng không phản ứng gì. Kiến Thành còn dùng một xe vàng bạc mua chuộc Uất Trì Kính Đức nhưng thất bại.
Nhân lúc rợ Đột Quyết xâm phạm Trung Nguyên, Kiến Thành tâu vua cha cử Nguyên Cát đem binh đi chinh phạt thay cho Lý Thế Dân. Đường Cao Tổ chuẩn tấu. Sau khi được phong làm chủ soái, Lý Nguyên Cát xin ba viên đại tướng của Thế Dân là Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo và Trình Giảo Kim cùng binh lính dưới quyền họ sáp nhập vào đạo quân của mình, cốt để lực lượng của Thế Dân suy yếu.
Biết được âm mưu đó, Thế Dân lập tức cho mời người con cậu là Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức đến bàn bạc. Hai người khuyên Thế Dân nên ra tay trước, nếu không thì chết cả nút. Thế Dân ban đầu còn do dự vì ngại anh em tàn sát lẫn nhau, nhưng trước quyết tâm của hai người, cuối cùng ông cũng phải nghe theo.
Ngay đêm đó, Thế Dân vào cung tâu với vua cha về việc Kiến Thành và Nguyên Cát âm mưu hại mình. Đường Cao Tổ truyền cho ba con sáng hôm sau phải vào cung để ông xét hỏi.
Sáng sớm hôm sau, Thế Dân sai Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức dẫn một toán tinh binh mai phục tại cửa Huyền Vũ phía bắc hoàng cung. Lát sau, Kiến Thành và Nguyên Cát cưỡi ngựa tới, thấy tình hình có vẻ khác thường liền quay ngựa bỏ chạy. Lý Thế Dân phóng ngựa ra kêu to: – “Điện hạ đừng đi”. Nguyên Cát quay lại định bắn chết Thế Dân, nhưng vì run quá không giương cung lên được. Thế Dân nhanh tay bắn một phát giết chết Kiến Thành trên lưng ngựa. Ngay lúc đó, Uất Trì Kính Đức dẫn kỵ binh xông ra bắn chết Nguyên Cát.
Vua Cao Tổ đang chờ ba con đến thì Uất Trì Kính Đức hộc tốc chạy vào báo tin: “Thái tử và Tề Vương nổi loạn, Tần Vương đã giết chúng rồi”, vua Cao Tổ đau xót, ngồi lặng đi không nói nên lời (1).
Sau đó, Thế Dân được phong làm Thái tử và được vua cha nhường ngôi. Năm 627, ông lên ngôi, niên hiệu Trinh Quán, tức là vua Đường Thái Tông. Vẫn biết Thế Dân ở vào cái thế chẳng đặng đừng, nhưng việc ông giết cả anh và em ruột của mình để tranh ngôi Thái tử cũng bị người đương thời và đời sau phê phán.
TRẦN THÁI TÔNG (1225-1258)
Trần Thái Tông huý là Trần Cảnh, lên ngôi năm 1225 do vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi. Ông lấy niên hiệu Kiến Trung, Thiên Ứng Chính Bình rồi Nguyên Phong (1251-1258). Lúc lên ngôi ông mới 8 tuổi, mọi việc trong triều đều do một tay Trần Thủ Độ quyết đoán.
Khi Chiêu Hoàng mới lên ngôi, Thái hậu là Trần thị cùng với người anh họ là Trần Thủ Độ nắm chính trị bên trong, bên ngoài, chọn con em các quan viên đưa vào cung chầu hầu hoàng đế. Thủ Độ lại đưa cháu mình là Trần Cảnh vào hầu Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng rất yêu thích Trần Cảnh, mỗi khi buồn thì cho gọi Trần Cảnh vào chơi, khi thì trêu chọc, khi thì tặng Cảnh chiếc khăn trầu, tình cảm giữa hai người ngày càng thêm đằm thắm. Từ đó họ cùng ở với nhau như vợ chồng.
Thủ Độ sợ việc tiết lộ mới đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung, cắt người coi giữ, các quan không được vào chầu.
Một hôm Thủ Độ loan báo với các quan rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”, các quan xin vào lạy mừng. Ngày 11, tháng 12, Chiêu Hoàng đặt hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên bảo sàng, các quan vào chầu lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng trút bỏ ngự bào, mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế tức là vua Trần Thái Tông, đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất (1225).
Lý Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu. Bà lấy vua Thái Tông đã 12 năm mà không có con, tuy mới 19 tuổi. Trần Thủ Độ rất lo không có người kế vị, bèn bắt vua Thái Tông phải bỏ bà, giáng xuống làm Chiêu Thánh công chúa, rồi bắt chị bà là vợ của Hoài vương Trần Liễu (anh Trần Cảnh) đem vào cung phong làm Thuận Thiên Hoàng hậu vì bà này đang có thai ba tháng (bắt vua lấy chị dâu) sau sinh ra Quốc Khang (2).
Trần Liễu rất phẫn nộ vì mất vợ, họp quân ngoài sông lớn làm loạn. Vua Thái Tông lòng cũng không yên, đêm trốn ra khỏi thành đến ở nhà Kinh Vân quốc sư (quốc sư là bạn cũ của Thái Tông) trên núi Yên Tử.
Hôm sau Thủ Độ đem các quan đến đón vua về. Vua nói : “Trẫm còn ít tuổi, không kham nổi việc lớn, Thượng hoàng (Trần Thừa) đã vội lìa bỏ, sớm mất chỗ nhờ cậy, không dám ở ngôi vua để làm nhục xã tắc”. Thủ Độ cố nài xin, vua vẫn không nghe. Thủ Độ bèn bảo các quan rằng: “Vua ở đâu thì triều đình ở đó”. Bèn cắm nêu trong núi, bắt chước các tên như điện Thiên An, các Đoan Minh… sai thợ xây dựng. Quốc sư nghe thấy vội xin vua rằng: “Bệ hạ nên gấp trở về, đừng để làm nát núi rừng của đệ tử”, vua mới chịu về cung (Theo Đại Việt sử ký tiền biên) (3).
Được hai tuần, Trần Liễu biết mình thế cô, sức không địch nổi Thủ Độ nên nhân khi vua Thái Tông ngự thuyền vãn cảnh trên sông, ông mới ngầm đi thuyền độc mộc, giả làm người đánh cá, lẻn đến thuyền ngự tạ tội. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Độ nghe thấy, đến thẳng thuyền vua, rút gươm thét lớn “Giết thằng giặc Liễu”. Vua vội vàng giấu Liễu trong thuyền rồi bảo Thủ Độ rằng: “Phụng Càn vương (Phụng Càn là hiệu của Liễu thời Lý) đến hàng rồi đấy”, đoạn lấy thân mình che cho Liễu nên Thủ Độ không chém được.
Thủ Độ giận lắm, quăng gươm xuống sông nói: “Thủ Độ này chỉ là con chó săn cho các người thôi. Thế này thì còn hiểu thế nào là lẽ thuận nghịch!”. Vua hòa giải rồi bảo Thủ Độ mang quân về. Thủ Độ sai giết hết những binh lính theo Trần Liễu làm loạn.
Vua Thái Tông biết nếu để Trần Liễu ở kinh đô thì khó toàn tính mạng với Thủ Độ nên cắt đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang (thuộc tỉnh Hải Dương) cấp cho Trần Liễu làm thái ấp và phong làm An Sinh Vương.
THƠ VỀ HAI VUA THÁI TÔNG
Do việc vua Đường Thái Tông của Trung Hoa giết anh là Kiến Thành để đoạt ngôi Thái tử, còn vua Trần Thái Tông của Đại Việt không ngại nguy hiểm, lấy thân mình để che đỡ cho anh là Trần Liễu khỏi bị Thủ Độ giết nên hậu duệ của vua Trần Thái Tông là vua Trần Dụ Tông (1341-1369) làm thơ ca ngợi cái đức của tiên vương mình:
Phiên âm:
Đường Thái Tông dữ bản triều Thái Tông
Đường, Việt khai cơ lưỡng Thái Tông,
Bỉ xưng Trinh Quán, ngã Nguyên Phong.
Kiến Thành tru tử, An Sinh tại,
Miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng.
Dịch nghĩa:
Vua Thái Tông nhà Đường với vua Thái Tông triều ta
Đường và Việt đều có vua mở mang cơ nghiệp thụy là Thái Tông,
Bên họ xưng là Trinh Quán, bên ta xưng là Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết chết, An Sinh thì được sống,
Miếu hiệu tuy giống nhau nhưng đức độ lại khác nhau.
Đào Phương Bình dịch thơ:
Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông,
Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết, An Sinh sống,
Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng.
(1)
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985) cho rằng: Biến cố ở cửa Huyền Vũ (Thế Dân giết Kiến Thành và Nguyên Cát) xảy ra sau khi Đường Cao Tổ chết (tập II, trang 40, trong phần chú thích) nhưng theo bộ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm của Lâm Hán Đạt và Tào Dư Chương (Trung Quốc) thì việc ấy xảy ra khi Đường Cao Tổ còn sống (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, tập II trang 309). Cuốn Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1997) cũng viết như bộ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm (tập II trang 294).
(2)
Quốc Khang là con của Trần Liễu và Thuận Thiên công chúa. Khoảng năm 1267 (Thiệu Long thứ 10) vào mùa đông, vua (Thánh Tông – Trần Hoảng) vào chầu Thượng hoàng. Vua cùng với anh là Quốc Khang đùa nhau trước mặt Thượng hoàng. Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng cởi áo bông đang mặc ban cho Quốc Khang. Vua cũng múa kiểu người Hồ để xin áo. Quốc Khang nói: “Cái quí nhất là ngôi hoàng đế, thần không dám tranh với chú hai. Nay đức chí tôn cho thần vật nhỏ này mà chú hai lại muốn cướp lấy chăng? Thượng hoàng cả cười nói: “Mày coi ngôi vua với chiếc áo thường này không hơn kém nhau sao?” rồi cho Quốc Khang cái áo ấy. Họ thỏa chí vui đùa rồi về (theo Đại Việt sử ký tiền biên).
(3)
Theo Ngoại truyện: Giờ Tý, ngày rằm, tháng tư năm Bính Thân, Thái Tông cùng bảy cận thần bơi qua sông Bàn Than đến chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử gặp Trúc Lâm thiền sư muốn xin được trụ trì ở đó. Không bao lâu, Thủ Độ cùng quần thần đến đón vua về. Vua hỏi thiền sư, thiền sư tâu rằng: “Kể ra người làm vua phải lấy lòng dân làm lòng mình, ý muốn của dân làm ý muốn của mình. Nay dân tình như thế, xin xe vua hãy tạm trở về, những việc kê cứu về nội điển thì nên chớ quên tu tâm luyện tính. Sau này hoàng tử khôn lớn, có thể nhường được ngôi thì lúc đó hãy vào núi tu luyện cũng được”. Vua cho lời nói đó là phải mới trở về kinh. Sau này, khi nhường ngôi cho Thánh Tông, vua mới hơn 40 tuổi đã có ý chán trần tục, muốn tu luyện, cho nên các vua triều Trần đều noi theo việc cũ. Có lẽ đó là hiểu được cái bí quyết của Trúc Lâm. Nhà Trần sùng Phật, trọng tăng cũng bắt đầu từ đó (theo Đại Việt sử ký tiền biên).
“Yên Sinh Vương trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng [Vua Trần Thái Tông] , mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, Yên Sinh cầm tay Quốc Tuấn giối giăng rằng:
“Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được?.
Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 6
SẮN VIỆT NAM: KHÁI QUÁT TIẾN BỘ TẠO GIỐNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long
TÓM TẮT
Ở Việt Nam, sắn đã trở thành cây lương thực quan trọng thứ ba, sau lúa và ngô. Năm 2020, diện tích sắn của Việt Nam đạt 524.400 ha, sản lượng 10,4 triệu tấn, năng suất 20,0 tấn / ha. Việt Nam là bốn nước sản xuất sắn lớn nhất châu Á, sau Thái Lan, Indonesia và Campuchia. Từ năm 1975 đến năm 2000, năng suất sắn của cả nước dao động từ 7 đến 8 tấn / ha, và loại cây này được trồng chủ yếu để làm thực phẩm cho người và gia súc. Điều này đã thay đổi rõ rệt khi CIAT giới thiệu một số dòng và giống năng suất cao từ Thái Lan vào năm 1988. Hai giống Rayong 60 và KU 50 đã được chọn để đưa ra thị trường vào năm 1993 và 1995 và được đặt tên lần lượt là KM60 và KM94. Trong những năm 1990 và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Việt Nam đã sản xuất một số giống sắn mới, ban đầu chủ yếu là chọn lọc từ giống hữu tính từ Thái Lan và CIAT, chẳng hạn như KM95-3, SM937-26, KM98-7, NA1, 08SA06, KM21- 12, mà còn tạo ra các phép lai dẫn đến việc phát hành các giống mới nhất: KM98-1, KM98-5, KM140, HLS10, HLS11, KM101, KM419, KM7. Cây sắn ở Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức. Ở cấp độ quốc gia, sắn đã trở thành một trong những cây trồng xuất khẩu chính, mang lại cho hàng triệu hộ nông dân cơ hội tăng sản lượng và lợi nhuận. Thành tựu của cây sắn Việt Nam và bài học kinh nghiệm: Chương trình sắn quốc gia Việt Nam (VNCP), 6M, 10T và Nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR) là những kinh nghiệm hợp tác giúp đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất cho hàng triệu nông dân nghèo. Điều này bao gồm việc lựa chọn các giống năng suất cao và thử nghiệm và lựa chọn của nông dân các công nghệ thích hợp. Giống sắn KM419 ngắn ngày, năng suất củ tươi 35-55 tấn / ha (cao hơn giống KM94 khoảng 28%) và hàm lượng tinh bột 28-31%. Giống KM419 được trồng khoảng 220.000 ha hàng năm ở Việt Nam. KM419 và KM94 với 42% và 37% diện tích sắn Việt Nam giai đoạn 2009-2017. Sự bùng nổ về năng suất và hiệu quả kinh tế của cây sắn ở Việt Nam và thế giới đồng thời với sự xuất hiện và lây lan nghiêm trọng của bệnh CWBD, bùng phát thành dịch hại vào năm 2009 với mức độ lây nhiễm nặng. trên giống KM94 tại Quảng Ngãi, bệnh khảm lá sắn vi rút CMD công bố dịch đầu tiên tại Tây Ninh, nhiễm nặng trên giống HLS11. Ngày nay, hai bệnh CMD và CWBD là mối đe dọa chính đối với cây sắn ở Việt Nam và Châu Á. Sáu giống sắn mới kháng bệnh khảm lá được nhập nội là HN3, HN5, HN1 (TMEB419), HN97, HN36, HN80. Sáu giống sắn mới nhập này với giống sắn C39 Việt Nam nhập từ CIAT năm 2003 là có chung phả hệ di truyền. Đề tài “Nghiên cứu lai tạo giống sắn cho năng suất tinh bột cao, chống chịu sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tỉnh Phú Yên” là công trình tiếp nối tiếp tục công tác bảo tồn giống sắn KM419, KM440 và phát triển giống sắn KM537, KM568 cho năng suất cao. kháng bệnh CMD, CWBD.
Từ khóa: Sắn Việt Nam, tổng quan về tiến độ lai tạo
VIETNAMESE CASSAVA OVERVIEW BREEDING PROGRESS Nguyen Thi Truc Mai, Hoang Kim, Hoang Long
Abstract
In Vietnam, cassava has become the third most important food crop, after rice and maize. In 2020 the cassava area in Vietnam reached 524,400 ha, with a production of 10.4 million tons, and a yield of 20.0 t/ha. Vietnam is the four largest producer within Asia, after Thailand, Indonesia and Cambodia. Between 1975 and 2000, cassava yields in the country ranged from 7 to 8 t/ha, and the crop was grown mainly for human food and animal feeding. This changed markedly with the introduction by CIAT in 1988 of some high-yielding breeding lines and varieties from Thailand. Two varieties, Rayong 60 and KU 50, were selected for release in 1993 and 1995 and named as KM60 and KM94, respectively. During the 1990s and the first decade of the 21st Century, Vietnam produced several new cassava varieties, initially mainly selections from sexual seed from Thailand and CIAT, such as KM95-3, SM937-26, KM98-7, NA1, 08SA06, KM21-12 but also made crosses that resulted in the release of the latest new varieties: KM98-1, KM98-5, KM140, HLS10, HLS11, KM101, KM419, KM7. Cassava in Vietnam has great potential but also big challenges. At the national level, cassava has become one of the main export crops which has provided for millions of smallholders an opportunity to increase their yields and profits. Vietnam cassava achievement and learnt lessons: The Vietnam National Cassava Program (VNCP), 6M, 10T and Farmer Participatory Research (FPR) are collaborative experiences that helped to bring advanced technologies into production for millions of poor farmers. This included the selection of high-yielding varieties and the testing and selection by farmers of appropriate technologies. Cassava variety KM419 short duration, with a fresh root yield of 35-55 t/ha (about 28% higher than KM94) and a starch content of 28-31%. The KM419 variety grown in about 220,000 ha every year in Viet Nam. KM419 and KM94 with 42% and 37% of the area of Vietnamese cassava for period 2009-2017. The boom in productivity and economic efficiency of cassava in Vietnam and the world coincided with the emergence and serious spread of the disease CWBD, which broke out into a pest in 2009 with severe infection. on variety KM94 in Quang Ngai, and cassava mosaic disease CMD virus announced the first epidemic in Tay Ninh heavily infected on HLS11 variety. Today, two diseases CMD and CWBD are the main threats to cassava in Vietnam and Asia. Six new varieties of cassava resistant to mosaic disease, imported, are HN3, HN5, HN1 (TMEB419), HN97, HN36, HN80. These six newly imported cassava varieties with C39 Vietnam imported from CIAT in 2003 share the same genetic pedigree. The topic "Research on breeding cassava varieties with high starch yield, resistant to major pests and diseases, suitable for production conditions in Phu Yen province" is the continuation to continue the conservation of KM419, KM440 and development of cassava variety KM537 and KM568 with high resistance to CMD, CWBD
(*) Thông tin trích dẫn tại slide 10 trong bài SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long; Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên, xem tiếp Phú Yên nôi lúa sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phu-yen-noi-lua-san/ và Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/
:
PHÚ YÊN NÔI LÚA SẮN
Hoàng Kim
Thông tin Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Sáng ngày 31/12/2021, tại TP Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại TP Tuy Hòa và kết nối trực tuyến đến các thị xã, huyện trong địa phương cùng đại diện Bộ KH&CN. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Phú Yên và đồng chí Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN, tham dự Hội nghị còn có ông Thân Ngọc Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương và đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh; xem tiếphttps://khcnpy.gov.vn/hoi-nghi-tong-ket-hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-phu-yen-giai-doan-2016-2020-dinh-huong-phat-trien-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-giai-doan-2021-2025/
Phú Yên nôi lúa sắn https://youtu.be/CKdEr4aS2NA là lời biết ơn chân thành bởi Hoàng Kim và đs. 2021. Hoàng Kim tham dự hội nghị theo giấy mời của UBND Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021. Phim chiếu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025 https://youtu.be/CKdEr4aS2NA
Bảo tồn và phát triển sắn SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long
Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,
Tóm tắt: Báo cáo này đề cập ba nội dung: 1) Những vấn đề cần chú ý trong sản xuất sắn hiện nay để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn; 2) Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) trước và trong dịch bệnh sắn CMD và CWBD ; 3) Phú Yên bảo tồn và phát triển sắn bền vững
GIỐNGSẮN KM419 VÀ KM440
Nguyễn Thị Trúc Mai,Hoàng Kim,Hoàng Long và cộng sự.
2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28
3) Xây dựng vườn tạo dòngcủa 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực.
5)Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắnthích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết.
THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM
Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Sắn Việt Nam giai đoạn 2016-2021 tóm tắt đánh giá thực trạng sắn về điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức (SWOT) trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm chính sau:
Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD
Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%.
Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay
Thành tựusắn Việt Nam
Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn)
Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật
Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện trên 6 điểm chính :1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; 2) Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên 3) Mười kỹ thuật thâm canh sắn;4) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; 5) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; 6) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới
2)Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/
3)Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả;
4)Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn.
5)Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào.
Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền.
Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network.
Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR)
Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp
Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập”
1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19])
2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”.
3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeleret al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu.
4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19
Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU
Sắn là cây trồng chủ lực của tỉnh Phú Yên với lúa và mía. Sắn Phú Yên có lợi thế đầu tư tái cơ cấu theo hướng gia tăng giá trị, sản xuất tập trung, quy mô lớn và bền vững hiện nay với tầm nhìn đến năm 2030. Tỉnh Phú Yên có hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở Sông Hinh và Đồng Xuân hiện đã nâng cấp lên trên 670 tấn tinh bột/ngày Xây dựng vùng nguyên liệu sắn ổn định đạt năng suất cao, bền vững là nhu cầu sống còn của nhà máy, sinh kế và thu nhập chính của nông dân, nguồn lợi của ngân sách.
Quan tâm tiến bộ kỹ thuật cây sắn là trọng tâm kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương. Việc nghiên cứu tuyển chọn, ứng dụng giống sắn mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng tại tỉnh Phú Yên, tạo hướng đi mới để thay đổi cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, tìm cơ hội trong thách thức cho nông sản chủ lực của tỉnh.
Hiện nay giống sắn KM419 là giống chủ lực trong cơ cấu bộ giống sắn của tỉnh Phú Yên..”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” là sự tiếp nối của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh tại tỉnh Phú Yên“ đã thành công.. Đề tài đã đạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ 8 (2018-2019). Năm 2020 tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai, là tác giả trong nhóm nghiên cứu của đề tài, đã được tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông“, nhận Bằng khen và Cúp của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Tạp chí Nông thôn mới 2021).
”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” là khâu đột phá cấp thiết và hiệu quả nhất (Kawano K (1995) [22] để tiếp nối sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững.Nội dung nghiên cứu gồm 1) Cải tiến nâng cấp giống sắn chủ lực sản xuất KM419 (Thu hạt lai tạo dòng KM419 và C39, KM440, KM397, KM94; Xây dựng vườn tạo dòng 5 tổ hợp sắn lai ưu tú; Khảo sát tập đoàn 27 giống sắn tuyển chọn); Khảo nghiệm DUS giống sắn tác giả cho 7 giống sắn). 2) Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, chống chịu sâu bệnh hại chính, thích hợp điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên (Khảo nghiệm cơ bản 7 giống sắn; Khảo nghiệm sản xuất 5 giống sắn) 3) Xây dựng mô hình trình diễn và thiết lập vùng giống sắn gốc các giống sắn tốt; Chuyển giao công nghệ mới về giống sắn, kỹ thuật chọn tạo giống sắn.
Trúc Mai cùng với Van Quyen Mai và 29 người khác. 2 giờ Thông tin ngày 18/11/2021: “Với mong muốn góp phần phát triển cây sắn bền vững, bảo vệ kết quả sản xuất người trồng sắn, hiện nay Trúc Mai đang thực hiện chuyển giao số lượng lớn giống sắn KM419 (còn gọi là Siêu bột, Cút lùn, Tai đỏ) và KM94 và hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ. Quy cách giống: 20 cây/bó; độ dài tối thiểu 1,2m/cây, cây giống khỏe, HOÀN TOÀN SẠCH BỆNH (có thể giữ lá cây giống để kiểm tra bệnh khảm + các loại sâu bệnh khác).Địa điểm nhận giống: huyện Đồng Xuân, Phú Yên.Liên hệ Ts sắn TRÚC MAI: 0979872618. Đừng ngại thời tiết và giới tính .Giống sắn KM419 cây thấp gọn, dễ trồng dày, thân xanh thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh, cọng xanh tím, số củ 8-12, củ to và đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, chịu hạn tốt.” Thông tin tích hợp tại #CLTVNxem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cltvn/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ .
Gia đình tôi Hoàng gia phương Nam có bốn tộc Hoàng, Trần, Lê, Nguyễn. Bố tôi với bác tôi và người em gái bố đều rất nghèo. Bác tôi là thầy đồ nho dạy học chữ Tàu thuở tiếng Tây lên ngôi nên nhà sa sút. Cô tôi đi ở và lấy chồng Phong Nha Kẻ Bàng. Bố tôi lấy mẹ tôi cũng là người đi ở cho địa chủ và nghề của bố là chuyên chèo đò khuya chợ Mới chợ Troóc từ ngã ba nguồn Son tới Phong Nha và kịp về làm nông để nhận công điểm hợp tác xã. Bố chết bom năm 1968. Trần là họ mẹ, gốc gác họ Trần có từ thời vua Trần Dụ Tông chết trận khi đánh Chiêm Thành thì vợ vua không về Bắc nữa mà ở lại thành tộc Trần. Năm gia tộc ở Làng Minh Lệ là Trần, Hoàng, Trương, Nguyễn và Hoàng chi Mạc tộc. Cũng có thêm chi tiết của Mạc Cảnh Huống và Mạc Thị Gái nhưng sự kiểm chứng nguồn gốc Trần, Hoàng còn cần thêm thời gian. Lê là họ chị dâu cả của gia đình tôi là dân xứ biển ngoại hải Quảng Thuận gần Ba Đồn. Nguyễn là họ vợ tôi và họ của chồng chị gái Hoàng Thị Huyền. “Chúng tôi sinh thành ở Quảng Bình… Nhà mình ở ngã ba sông. Rào Nan chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình. Nay thì đoàn tụ đất phương Nam. Gia đình chúng tôi đi như một dòng sông, gìn giữ nếp nhà chân chính nhân hậu
Sri Lanka dấu chân Phật, hòn đá khiêm nhường (ảnh), một trong tám dấu tích di sản thế giới ở đất nước Tích Lan Sri Lanka, nơi một hậu duệ Hoàng Gia Mạc tộc chọn về làm dâu ngày nay. “Núi không cần cao, có tiên phật người lành là linh điạ. Nước không cần sâu,có suối nguồn thắng tích hẳn an nhiên”. .
NHỚ THÁNG BẢY MƯA NGÂU
Hoàng Kim
Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.
Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển
Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.
Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.
Tháng Bảy mưa Ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương.
Cụ Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì viết rằng: ”Đạo trời đất là Trung Tân. Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện. Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Nơi vắng vẻ theo ý Cụ là không ham những chốn “lao xao” thanh tịnh để sáng chí , thanh đạm để đến xa. Cụ Hồ Chí Minh dạy rằng “Muốn cải tiến kỹ thuật phải biết kỹ thuật. Muốn cải tiến tổ chức lao động, cũng phải biết phương pháp tổ chức và có kinh nghiệm tổ chức” Bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là đường sống.
Di truyền và biến đổi Châu Mỹ chuyện không quên, là nội dung chính của bài viết này. Tôi trầm tư nghĩ về người Mỹ di truyền và biến đổi khi thăm người da đỏ ở Mexico, khảo sát cây ngô nguồn gốc di truyển và sự tiến hóa, so sánh bữa ăn thường ngày của người dân nông thôn Mexico và Obregon California bản địa truyền thống với người dân ở các phố xá sầm uất hiện nay khi tôi may mắn được đi dọc suốt các bang miền Tây nước Mỹ. Sự bảo tồn và phát triển, điều gì được giữ lại và điều gì đang biến đổi phát triển?. Mệnh trời (thiên mệnh, số trời) ở đâu?. Ai nhân danh công lý để hủy diệt cái xưa củ, cái lạc hậu yếu kém, cái không thích hợp? Luật nhân quả, luật di truyền và biến đổi, bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là gi? Điều lạ là chẳng phải tôi ở ngành di truyền chọn giống nông học quan tâm câu chuyện “Người da đỏ ở Mexico” mà các em tôi là giáo sư Nguyễn Hữu Minh và phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chiến Thắng ở ngành xã hội học và kinh tế học của khoa học nhân văn, nguyên là cựu sinh viên Georgetown University thuộc Washington, United States, cùng với Nga Lê, Anh và Tim, và hầu như cả nhà, ai cũng đều rất quan tâm điều đó. “Người da đỏ ở Seattle“, “Vị thần Inca bị quên lãng” là điểm nhấn được bảo tồn để quay lại.
Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào tựa lưng vào “Cổ Sơn” cột chống trời, “Thành phố đã mất của người Inca, theo cổ ngữ của người Inca; Đó là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP rất gần trung tâm Lima và sân bay quốc tế nên rỗi hai ngày là bạn có thể đi thăm được.
Minh triết Thomas Jefferson tôi đọc kỹ lại chủ thuyết của ông và suy ngẫm trong sự so sánh với Viện Goethe, Viện Khổng Tử, với học thuyết tiến hóa của Darwin, và kể cả với cái gọi là học thuyết “không gian sinh tồn” đầy tranh cãi Điều gì là quy luật của tạo hóa? Điều gì là tương đồng, điều gì là tương phản và điều gì là dị biệt trong các học thuyết di truyền và biến đổi ?. Tỉnh lặng để thấu hiểu tiếng vọng thời gian. Thomas Jefferson là vị tổng thống thứ ba của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ông là người sáng lập ra Đảng Dân chủ và Cộng hòa Hoa Kỳ, là nhà tư tưởng, lập pháp hàng đầu của nước Mỹ, một nhà triết học chính trị theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành có ảnh hưởng lớn nhất thời cận đại Vị trí của ông chỉ đứng sau George Washington người có công lớn khai sinh ra nước Mỹ,. Di sản lớn nhất của Thomas Jefferson là tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và Người Cha của Đại Học Virginia’.
Nhân chủng học Người Mỹ trở thành đề tài nóng trong sự tiếp cận đa ngành tìm hiểu người Mỹ hiện đại. Người Mỹ di truyền và biến đổi, con đường di sản còn nhiều điều cần học và bàn luận. Người Mỹ ở nước Mỹ có lẽ được nghiên cứu về dân tộc học kỹ hơn hết so với nhiều nước trên thế giới. Dân số nước Mỹ năm 2016 ước khoảng 323,14 triệu người. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Vì vậy, Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, nơi có rất nhiều truyền thống và giá trị đa dạng khác nhau. Nền văn hóa phương Tây khởi đầu từ của những người định cư Hà Lan, Anh, Đức Ái Nhĩ Lan, Ý, Ba Lan Pháp, Scotland hòa máu với dòng văn hóa bản địa sắc tộc Mỹ trở thành dòng chủ đạo.
Người Mỹ gốc Phi và nền văn hóa đặc sắc Mỹ gốc châu Phi, phát triển trên truyền thống của những người nô lệ Trung Phi ngày nay khi được hòa trộn với văn hóa bản địa sắc tộc Mỹ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa dòng chính của Mỹ. Sự bành trướng lãnh thổ của Hoa Kỳ về miền Tây đã hội nhập vùng Louisiana và vùng Tây Nam Spenish Territory ngôn ngữ Tây Ban Nha và văn hóa Mexico đến gần hơn với Hoa Kỳ. Làn sóng di dân ồ ạt từ Đông Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin tới nước Mỹ suốt những thập kỷ qua đã hòa trộn lan tỏa nấu chảy các nền văn hóa để có dòng chủ lưu và các đặc điểm văn hóa riêng biệt của tổ tiên mình. Người Mỹ còn có hơn 4 triệu người sống ở ngoại quốc, chủ yếu ở Canada, Mexico và châu Mỹ Latinh.
So sánh các nhóm sắc tộc và chủng tộc của người Mỹ và người Mexico cho thấy: Tại México người lai giữa người da trắng và người da đỏ ước 60-75%, người da đỏ bản địa chiếm tỉ lệ 12 – 30% dân số; người da trắng đến từ Tây Ban Nha, Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Nga,…chiếm tỉ lệ 9 – 25 %; người da vàng đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ … và người da đen đến từ châu Phi chiếm tỷ lệ ít hơn.
Tại Mỹ những số liệu chi tiết tôi chưa có cơ hội khảo sát sâu hơn nhưng sự sử dụng ngôn ngữ của người Mỹ đã cho thấy: Các ngôn ngữ (2007) Tiếng Anh (1 ngôn ngữ) 225,5 triệu; Tiếng Tây Ban Nha bao gồm tiếng Creole 34,5 triệu; Tiếng Hoa 2,5 triệu; Tiếng Pháp bao gồm tiếng Creole 2,0 triệu; Tiếng Tagalog 1,5 triệu; Tiếng Việt 1,2 triệu; Tiếng Đức 1,1 triệu; Tiếng Triều Tiên 1,1 triệu. Cập nhật thông tin về sắc tộc và ngôn ngữ sẽ rất thú vị trong sự nghiên cứu di truyền và biến đổi.
Tiến sĩ Hannibal Multar, là người Mỹ gốc Do Thái Jesusalem, chuyên gia CIMMYT dẫn tôi đi thăm thăm nguồn gốc cây ngô ở thung lũng Oaxaca ở Tây Nam Mexico và cộng đồng người da đỏ ở Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987 tại Mexico, thăm kim tự tháp cổ Monte Alban trung tâm của nền văn minh Zapotec, di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca phía nam Mexico. Chuyến đi tôi tóm tắt ở bài Mexico ấn tượng lắng đọng.
Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. do nhà thực vật học Thụy Điển Linnaeus đặt tên theo hệ thống tên kép Hy Lạp – La tinh: Zea là một từ của Hy Lạp để chỉ cây ngũ cốc và mays là từ “Maya”, tên một bộ tộc da đỏ ở vùng Trung Mỹ. Cây ngô có nguồn gốc ở Trung Mỹ, trồng nhiều nhất ở Châu Mỹ, nước trồng nhiều nhất là Hoa Kỳ, sản lượng ngô năm 2014 khoảng 353 triệu tấn/năm. Cây ngô hiện đại đã là kết quả thuần dưỡng từ cỏ ngô Teosinte thung lũng sông Balsas, ở nam Mexico từ 5.500 tới 10.000 TCN. Dấu tích bắp ngô khảo cổ tìm thấy sớm nhất khoảng năm 4.250 TCN tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca ở tây nam Mexico. Oaxaca là một trong 31 tiểu bang của Mexico được bao bọc bởi các bang Guerrero về phía tây, Puebla về phía tây bắc, Veracruz về phía bắc, Chiapas về phía đông và đường bờ biểnThái Bình Dương ở phía nam. Cây ngô tại Trung Mỹ sau đó được lan dần ra các khu vực xung quanh trở thành cây lương thực quan trọng nhất của châu Mỹ trước khi Cristop Colông tìm ra châu Mỹ. Đến cuối thế kỉ 15, cây ngô được người Tây Ban Nha đưa về trồng ở vùng Địa Trung Hải, Italia, Pháp… sau đó người Bồ Đào Nha đưa sang Trung Quốc, Nhật Bản…ở Châu Á và đến thế kỉ 16 mới đưa sang các nước châu Phi (José Antonio Serratos Hernández 2009). Ở Việt Nam cây ngô có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đầu đời Khang Hi, năm 1685, Trần Thế Vinh đi sứ nhà Thanh lấy được giống ngô đem về nước (Lê Quý Đôn “Vân Đài loại ngữ” ). Ngô được trồng ở hạt Sơn Tây, làm lương thực chính, sau đó lan rộng ra cả nước. Cây ngô từ nguồn gốc ban đầu ở Mexico nay vùng phân bố phổ biến khắp toàn cầu với sản lượng đứng đầu cây lương thực cây thực phẩm và thức ăn gia súc. Tổng sản lượng ngô toàn cầu năm 2014 là 1.016,74 triệu tấn, kế tiếp là lúa nước 745,71 triệu tấn, lúa mì 713,18 triệu tấn. (Hoàng Kim chủ biên 2017).
Mexico là nôi cội nguồn của cây ngô. Người dân México cho đến nay mặc dẫu đã nhiều thay đổi nhưng bữa ăn truyền thống vẫn dùng ngô làm món ăn chính. Ngô được ăn chung với các loài rau đậu, ớt, cà chua, lúa mì. México là nơi ra đời có nhiều loại bánh ngô có nhân thịt hoặc trộn rau, bánh ngô phomat, bánh ngô cay, thực phẩm đồ uống phổ biến là sữa ngô và rượu tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico, có độ cồn từ 38–40%, cá biệt có loại có độ cồn lên tới 43–46%. Ngày nay việc sử dụng gạo cũng rất phổ biến tai México để làm lương thực, ngoài ra còn có thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu nho, tỏi, đu đủ, dứa, ớt cay, khoai lang, đậu, lạc, chocolate … thế nhưng món ăn ngô vẫn chủ đạo trong đời sống thường ngày.
Tôi liên tưởng câu chuyện “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin”. Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Tại ngôi nhà cũ bình dị Down House ở Anh, Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. Ông đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.“Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin, xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11, năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tôi đến thăm ngôi nhà xưa của ông trước đây ở Anh ngắm nhìn đôi mắt nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin soi thấu nguồn gốc muôn loài, và thật ngưỡng mộ sức khái quát của ông trong sự đúc kết “Nguồn gốc các loài”. Triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.
Ý tưởng thật lạ này của sinh học tiến hóa.cứ đeo bám tôi suốt nhiều năm khi tôi so sánh cơ hội đến “Thăm nhà cũ của Darwin”, được du học ở Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, trãi nghiệm Niềm tin và nghị lực; Giấc mơ thiêng cùng Goethe “Viện Di truyền Mendel Tiệp Khắc”, Praha Goethe và lâu đài cổ, Niềm tin và nghị lực; Nước Nga và châu Âu; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế, Qua Waterloo nhớ Scott; Học để làm ở Ấn Độ, có thời gian làm việc với Những người bạn Nga của Viện Vavilop, được đến Brazil và nhiều nước Nam Mỹ, thấu hiểu Châu Mỹ chuyện không quên tài liệu quý 500 năm nông nghiệp Brazil, may mắn tiếp cận trang vàng của những người thầy lớn có tầm nhìn rộng và sức khái quát cao. Tôi may mắn được gắn bó đời mình với Trường tôi nôi yêu thương Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, và IAS đường tới trăm năm; Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc. Hôm nay có ba sự kiện lớn xúc động, chợt nhớ về việc thăm người da đỏ ở Mexico ở Oregon miền Tây nước Mỹ và thăm cây ngô nguồn gốc phát sinh và đa dạng di truyền ở Mexico. Tôi lẩn thẩn nhớ về học thuyết tiến hóa và liên tưởng tới sự tương quan giữa cây Ngô di truyền và biến đổi với người Mỹ di truyền và biến đổi. chỉ tiếc là mình vẫn đang dạo chơi trong thực tiễn và ký ức vụn mà chưa lý giải hệ thống câu chuyện bảo tồn và phát triển.
Tỉnh Tây Ninh có núi Bà Đen. Báo Nông nghiệp Việt Nam có video tuyệt đẹp giới thiệu về danh thắng này https://www.facebook.com/NongNghiepVietNamOnline/videos/276320777967406. #vietnamhoc#cnm365#cltvn đã tích hợp. Tỉnh Tây Ninh là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống khoai mì KM94, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419 là các giống khoai mì chủ lực tạo nên danh tiếng toàn cầu “Cách mạng sắn Việt Nam”. Tỉnh Tây Ninh cũng là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống đậu phộng HL25, Lì và Giấy chọn lọc, đậu xanh HL89-E3, đậu rồng và các loại đậu đỗ thực phẩm, đóng góp hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp; xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/
BÀ ĐEN Ở ĐỒNG NAI
Tỉnh Đồng Nai cũng có Bà Đen nhưng không phải núi mà là một bà già đã quy tiên ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ. Chuyện Bà Đen Đồng Nai là chuyện của một người rất nghèo, rất rất nghèo. Bà không có của, chỉ có con. Ông Vichtor Huygo lúc chết muốn được đi xe tang kẻ khó. Bà Đen suốt đời là kẻ khó, đến chết mới được đi xe tang. Nhớ ngày vía Bà Đen, xin được chép lại câu chuyện Bà Đen đất phương Nam. Minh triết sống phúc hậu có Bài giảng đầu tiên của Phật.là việc thấu hiểu sự khổ, nguyên nhân, kết quả và giải pháp. Phật chủ trương bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử. Sự chứng ngộ phải trong thực tế. Bà Đen là sự chứng ngộ sự khổ của một con người. Bà Đen đã đến với thế giới loài người 73 năm, gánh mọi sự khổ mà không buồn giận và rời Cõi Người ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ, 2014.
Hôm nay chúng ta tiễn đưa Bà Đen – người Chị, người Mẹ, người Bà của các cháu – về Trời. Tôi là em con chú con bác với Bà Đen, gọi ả cu Đen là chị dâu. Tôi xin được tỏ đôi lời thưa cùng bà con trước hương hồn của Ả.
Bà Đen (ả cu Đen, ả Trần, ả mẹt Hợi là tên cúng cơm, tục danh, tên thường goi) tên thật là Trần Thị Đen, sinh năm 1942 (Nhâm Ngọ), trú quán tại làng Minh Lệ, xóm Bắc, nhà ở cạnh ngôi đình cổ làng Minh Lệ. Theo thần phả, đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464, là nơi thờ bốn vị đức Thành Hoàng bản thổ của bốn dòng họ lớn Hoàng, Trần, Trương, Nguyễn. Làng Minh Lệ là đất Kim Quy vùng Hạ Yên Trạch, tương truyền là nơi ngã ngưa của Trung Lang Thượng Tướng Quân Trương Đức Trọng, nay là xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Binh. Bà Đen mất ngày 15 tháng 6 năm 2014 nhằm ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ tại xã Hưng Thịnh huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, hưởng thọ 73 tuổi.
Chồng bà Đen là ông Nguyễn Minh Dức sinh năm 1939 (Kỹ Mẹo) mất năm 2006 ngày 20 tháng 10 âm lịch (Bính Tuất) tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Ông Bà Hoàng Minh Dức và Trần Thị Đen có bảy người con, năm trai, hai gái, đó là: Hợi, Hiếu, Thiểu, Thân, Thứ, Thống, Thiết.
Vợ chồng ông bà nghèo khó, lương thiện. Bà Đen là người tuyệt nhiên chưa bao giờ nóng giận, chưa hề làm mất lòng ai. Bà chưa khi nào phàn nàn trách cứ ai. Trước mọi vinh nhục, buồn vui, đói no, xấu tốt, bà đều luôn bình thản chỉ cười. Bà không tài sản, vô tâm, ngẫn ngơ: Đường Trần ta lại rong chơi. Vui thêm chút nữa buồn thôi lại về.
CON NGƯỜI ĐẾNVÀĐI
Bà Đen đã đến Trái Đất này 73 năm và đã đi tới chốn vĩnh hằng.
Bà Đen không để lại tài sản ruộng nương, tiền bạc.
Bà Đen không lưu lại danh vọng, sự nghiệp.
Bà Đen không căn dặn bất cứ điều gì.
Bà Đen di sản chỉ có CON NGƯỜI và CÂY XANH Bồ Đề, Sanh, Sung, Mai, Bưởi …do con cháu bà trồng tại nơi bà sống những năm cuối đời tại Hưng Thịnh, Đồng Nai.
Thân xác của Bà, một số con bà bàn hỏa táng, một số bà con muốn chôn cất. Cuối cùng, bà được an táng tại Nghĩa trang Hưng Bình theo ý nguyện của các con thuận theo lời bàn của nhiều người để phù hợp cho con cháu sau này.
MẸ ĐI THANH THẢN CHÚNG CON NHỚ NGƯỜI Thơ anhHoàng Trung Trực
Mẹ đi về chốn vĩnh hằng
Quên đi bao nỗi nhọc nhằn Mẹ ơi
Thế là Mẹ đã xa rồi
Vành khăn tang thấm nghĩa đời chúng con
Tháng ngày lời Mẹ chẳng còn
Mẹ đi thanh thản, chúng con nhớ người
Gần trăm năm sống với đời
Biết bao gian khổ cuộc đời Mẹ lo
Có ngày cơm chẳng đủ no
Vầng trăng trí tuệ Mẹ lo chu toàn
Cho con khôn lớn bình an
Vượt lên số mệnh, hiên ngang với đời
Kiến thức khoa học sáng ngời
Hiền tài giúp nước, giúp đời Mẹ ơi!
VIẾNG MỘ CHA MẸ Thơ anhHoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh
Hà Nội Đồng Nai hai bầu sữa
Hoàng Trần Lê Nguyễn một con đường
Cậu Mẹ chở che tròn Nam Bắc
Anh Em thân thiết suốt tháng năm Làng Minh Lệ quê tôiHoa Đất Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
MỪNG ĐÓN CẬU MẸ
Thơ em Nguyễn Hữu Khánh
Lòng Cậu Mẹ mênh mông như trời rộng
Phủ ấm cháu con suốt cả một đời
Và ngay cả khi Cậu Mẹ đã về Trời
Tròn 10 năm Cậu vân du * cùng Mẹ
Trong tâm tưởng con Cậu Mẹ vẫn về đây
Về với cháu con trong những dịp sum vầy
Như hôm nay, ngày gia đình họp mặt.
Trong vấn vít khói hương trầm thơm ngát
Con thấy Cậu vui, mắt miệng cùng cười
Bỏm bẻm nhai trầu như thường thấy trong đời
Mẹ ngồi đó nhìn cháu con trìu mến.
Con lại thấy ký ức xưa hiện đến
Chủ nhật cả nhà bên nồi canh chua đầu cá thật “to”
“Đặc sản” nhà mình thường là đầu, thủ, chân giò
Những thực phẩm ít gia đình muốn lấy
Nhưng nhà mình đông con, biết sao, đành vậy
Lấy loại nhiều xương khối lượng được nhân đôi
Nhọc nhằn nuôi 4 con khôn lớn thành người.
Khó khăn vượt qua rồi
Mong Cậu Mẹ giờ chỉ còn thanh thản tiếng cười
Nhà mình vững vàng hơn
Luôn mừng đón Cậu Mẹ về thăm
Các cháu con gắng học giỏi, làm chăm
Để thêm nhiều niềm vui dâng Cậu Mẹ.
Làn khói trầm vẫn vờn bay nhè nhẹ
Tỏa hương thơm ngan ngát trong nhà./.
* Vân du tiên cảnh cõi VĨNH HẰNG
Giỗ Cậu lần 10 – 10/10/2020 AL
Giỗ Mẹ Liên 4 -7 AL (nhằm ngày 11/8/2021)
Giỗ Mẹ Giản (chị ruột mẹ Liên) ngày 3 -1 Tết AL (Canh Thìn 1963)
Giỗ Cụ (chồng mẹ Giản) bị bom Mỹ giết hại ngày 29 -8 Mậu Thân AL (1968)
Mẹ tôi …. Nếu trên thế gian này có những người Phụ nữ sinh ra là để hy sinh tất cả cho Chồng, cho Con – thì một trong số đó là Mẹ tôi. Sự hy sinh vô bờ bến và không đòi hỏi, không điều kiện gì cả với Chồng, với các con. Chúng tôi lớn lên dưới sự chở che của Mẹ, không bị thúc ép về học hành, không bị yêu cầu phải là con ngoan, trò giỏi. Trong sự bao dung không lời của Mẹ, chúng tôi đọc được, hiểu được mình phải lớn lên, phải trưởng thành như những người có ích là việc đương nhiên. Mẹ dạy chúng tôi tính nhẫn nại, sự quan tâm đến người khác, tinh thần trách nhiệm với công việc, với mọi người xung quanh …. Tôi nhớ mãi thời những năm 70-80 thế kỷ trước, mặc dù để lo cho 4 cậu con trai tuổi ăn, tuổi ngủ là vô cùng vất vả. Nhưng Mẹ vẫn vui vẻ đón tiếp các cháu họ hàng từ quê hương ra học tập / công tác ở Hà Nội (Quê tôi ở Quảng Bình). Giữa Hà Nội (Hồ Đống Đa), mà cả nhà phải trồng rau muống & chăm lợn để có thêm thực phẩm cho GIa đình, nhưng Mẹ chưa bao giờ phàn nàn khi đón tiếp các cháu, con ở xa về. Nhà tôi luôn là trạm đón tiếp nhiệt tình & trung tâm của Họ hàng tại Hà Nội. Không ngần ngại khi chia sẽ cân gạo, gói quà cho hàng xóm, láng giềng xung quanh. Chúng tôi tự hào khi Bà con chòm xóm trường Nguyễn Ai Quốc X đều thể hiện sự yêu quý mỗi khi nói về Bà. Các cháu họ hàng thì luôn yêu quý, kính trọng Bà. Có thể chính vì vậy, mà cuộc sống của 4 AE tôi cũng được hanh thông hơn. Cổ nhân có câu “Phúc Đức tại Mẫu”, chắc là vậy.Mẹ tôi có mong ước lớn là có được 1 cô con gái, nhưng may mắn thay , đứa em sau tôi lại là … con trai. Chú Thắng, để sau này tôi còn có thằng em để huấn luyện đánh nhau. Vì oánh lại các ông Anh là không lại được. Mẹ luôn để AE tôi tự xử, tự sắp đặt trật tự quyền lực trong 4 AE. Và chúng tôi đã sống vui, sống khỏe trong hòa bình mà không cần sự can thiệp của Bố Mẹ. Chúng tôi rất ân hận vì không được là con gái để chăm sóc Mẹ chu đáo hơn. Đặc biệt, mỗi khi Mẹ ốm là 4 ông con lộc ngộc cứ đi vòng quanh hỏi han, chứ không chải tóc, bóp chân bóp tay cho Mẹ như con gái được. Để bù đắp cho Mẹ, mấy AE tôi quyết định chỉ cần Bác cả đẻ con trai (nối dõi tông đường), còn 3 AE mỗi thằng 2 cô con gái cho Mẹ vui lòng Chúng tôi biết rằng dù lớn đến đâu, ở cương vị nào trong xã hội, thì đối với Mẹ chúng tôi vẫn luôn bé nhỏ như ngày nào….Với các con dâu, Mẹ tôi đối xử bình đẳng và luôn bênh các con dâu so với con trai. Có thể Văn hoá ứng xử mỗi nhà mỗi khác, nhưng Mẹ tôi luôn lấy sự ấm cúng làm trọng, nên Bà không bao giờ bắt bẻ con dâu. Cái gì bỏ qua được là bỏ qua. Lấy cái lớn làm trọng. Mặt khác, có lẽ Mẹ tôi đã thấy trước là khi Mẹ nằm xuống thì với bản tính hiền lành, bao dung AE chúng tôi cũng nhường quyền quản lý gia đình cho Vợ…. Mẹ tôi khi thanh niên là 53 kg. Mà sau khi sinh, chăm sóc 4 đứa con trưởng thành và về già thì còn có 36 kg. Hình ảnh Bà lúc gần 80 tuổi, bỏm bẻm nhai trầu. quan sát chỉ đạo chị giúp việc chăm sóc Chồng cứ đọng mãi trong tôi. Thỉnh thoảng Bà còn ra ngồi quán Bia hơi ở Chợ Thái Hà nhâm nhi cốc Bia. Bà chỉ uống 1 cốc thôi. Hỏi thì Bà nói để xem XH có gì thay đổi, mới không. Có lẽ tôi hay đi nhậu với bạn bè cũng là do….. di truyền Xin được kính cẩn thắp nén nhang nhớ về Mẹ nhân ngày Giỗ thứ 17 giữa mùa Covid !(4/7/2004-4/7/2021)
Tháng 6 năm 1950 nhà văn Sơn Tùng được cụ Nguyễn Sinh Khiêm anh ruột Bác Hồ tặng sách “ Tất Đạt tự ngôn” kể chuyện Bài đồng dao huyền thoại: Năm 1895 Hồ Chí Minh lúc ấy là Nguyễn Sinh Cung đã có bài thơ “Biển là ao lớn Thuyền là con bò Thuyền ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn” xem tiếp http://lethuy.edu.vn/index.aspx?u=nws&su=d&cid=350&id=3478
AI CHỢP MẮT TAM ĐẢO
Hoàng Kim
Anh thích đưa em về Sa Pa
Nơi núi gặp sông, nơi trời gặp đất
Nơi mây trắng quyện hồn thiêng dân tộc
Suối nước trong veo tình tự bên rừng
Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo
Trùng điệp Nham Biền mờ mịt khói sương
Lênh đênh Thần Phù , bâng khuâng Bái Đính
Chìm nổi ba đào chẳng vụng đường tu
Anh thích đưa em đi xa hơn …
Tới những miền rộng mở
Nơi cõi riêng của miền thương nhớ
Khát khao xanh hạnh phúc an lành.
Hoàng Kim
(*) Trong bài thơ “Dạo chơi non nước Việt“, tác giả Hoàng Kim đã trích dẫn tổng kết Lịch sử Việt Nam của giáo sư sử học Đào Duy Anh” Dân tộc Việt trên bốn ngàn năm dựng nước và mở nước được chia làm hai giai đoạn đó là “đấu tranh giành quyền sống với vạn vật” trọng điểm ở vùng tam giác châu Bắc Bộ và “sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” bằng công cuộc Nam Tiến.
Tam giác châu huyền thoại Việt Trì- Ninh Bình – Quảng Ninh là vùng đất địa linh nhân kiệt cho sự trường tồn của tộc Việt trong cuộc “đấu tranh giành quyền sống với vạn vật”. Tam giác châu Bắc Bộ có đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì ở Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở tả ngạn sông Hồng, bên kia là huyện Ba Vì, Hà Nội. Việt Trì là thành phố địa chính trị văn hóa lịch sử Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng, cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc). Việt Trì cũng là thành phố ngã ba sông nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô, sông Đà thành sông Hồng.
Đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ ở núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Kết nối Việt Trì Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền dãy núi vòng cung Đông Triều “trường thành chắn Bắc” núi non hiểm trở khoảng 400 km chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.
Đỉnh thứ ba của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ ở núi Mây Bạc của Dãy núi Tam Điệp thuộc khu vực Tam Điệp–Tràng An của ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Dãy núi Tam Điệp là dải núi cuối cùng của dãy núi Ba Vì từ đỉnh tam giác châu Tản Viên, Việt Trì rồi 99 ngọn chạy dọc sông Đáy mà tới vùng Thần Phù – Nga Sơn đâm ra gần sát biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây cũng là vùng quần thể di sản thế giới Tràng An nơi có chùa Bái Đính là quần thể chùa có nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Dãy núi Tam Điệp và khu vực Tam Điệp–Tràng An đã là một cái nôi của loài người Việt cổ thuộc nền văn hóa Tràng An thời kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hòa Bình. Vùng đất này cũng là chốn tổ của nghề lúa châu Á và Thế Giới. Dãy núi Tam Điệp cắt ngang vùng đồng bằng duyên hải thành 2 phần châu thổ sông Hồng và sông Mã nên nó được xem là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung. Dãy núi Tam Điệp là bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình – Thanh Hóa và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Bắc vào Nam, đường bộ qua đèo Tam Điệp, đường thủy qua cửa Thần Phù. Dãy núi Tam Điệp chứa đựng nhiều giá trị địa chính trị, lịch sử, văn hóa với vai trò là cái nôi của người tiền sử, với những căn cứ quân sự và danh thắng rất nổi tiếng như cửa Thần Phù, phòng tuyến Tam Điệp, động Người Xưa, hang Con Moong, rừng Cúc Phương, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, núi Cao Sơn, …
Dãy núi Tam Điệp nối liền với Dãy núi Trường Sơn (trong tiếng Lào là Phu Luông) là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km. Dãy núi Trường Sơn tiếp nối với dãy núi Ba Vì và Dãy núi Tam Điệp , bắt đầu từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã. Dãy núi Trường Sơn là xương sống để nối liến hình thế Bắc Nam liền một giải.
Hà Nội có vị trí trọng yếu đặc biệt trong tam giác châu huyền thoại Bắc bộ, cùng vớiHưng Yên, Cổ Loa … là những địa danh đặc biệt trong nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc mà chúng ta sẽ trở lại trong những chuyên mục trao đổi sâu hơn. Giáo sư Trần Quốc Vượng trong lời tựa cuốn sách “Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình” do tác giả Trương Đình Tuyển chủ biên (Nhà Xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 678 trang xuất bản năm 2004 ) đã giúp chúng ta thông tin để hiểu sâu hơn những lời tiền nhân trao lại về địa thế hiểm yếu non sông Việt.
NẮNG LÊN LÀ SƯƠNG TAN
Hoàng Kim
Em đừng e sương giá
Nắng lên là sương tan
Hãy làm cây thông đứng
Thung dung trên đỉnh ngàn.
AI TỎ NGỌC QUAN ÂM Hoàng Kim
Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành
Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm của vùng di vật cổ Nam Cát Tiên nơi huyền thoại ? Ai tỏ Ngọc Quan Âm của vùng chùa Thanh Lương Tuy Hòa di vật cổ trầm hương đi về từ biển cả? Ai tỏ Ngọc Quan Âm của sông Kỳ Lộ Phú Yên, núi Đá Bia, núi Cánh Diều, đầm Ô Loan, mả Cao Biền, gần ghềnh Đá Đĩa kho báu ‘độc nhất vô nhị’ ở Việt Nam ? và vùng và những uẩn khúc lịch sử chưa được sáng tỏ. Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới.
Nhà văn Lưu Trọng Văn trong bài “Phật sống và chuyện dụng…người?” có kể rằng: “Nhà văn Hà Văn Thuỳ kể gã nghe, khi ở Rạch Giá, Kiên Giang Phật sống Lưu Công Danh không có nhà, sống trong nghèo khó, không được chính quyền Trung ương lẫn địa phương để ý quan tâm. Nhưng cả nhà văn Phạm Tường Hạnh và nhà văn Hà Văn Thuỳ khi chứng kiến cảnh nghèo của Phật sống đều ngạc nhiên là ông luôn bình thản và mọi tâm trí chỉ dành cho giúp người, cứu người.Cả hai kết luận: ông đúng là Phật sống. Ảnh: Phật sống Lưu Công Danh (bên phải) và nhà văn Phạm Tường Hạnh. Chụp 1997 khi Phật sống 97 tuổi.”
Tôi đã nghe nhiều câu chuyện điền dã và giai thoại liên quan , nay chép lại nguyên văn chuyện dưới đây đọc lại và suy ngẫm
Hiểu người tài và dụng người tài để đóng góp cho Đất nước đang là vấn nạn lớn nhất của nhà cầm quyền.
Nhà văn Phạm Tường Hạnh vừa được Hội Nhà văn VN kỉ niệm 100 năm ngày sinh. Dấu ấn lớn nhất của nhà văn để lại cho nền văn chương nước nhà là những ghi chép lịch sử Nam bộ trong đó nhà văn là người đầu tiên cho biết VN có một Đức Phật sống- Vua Phật.
Câu chuyện VN có Phật sống được lưu truyền trong đồng bào Nam bộ đã lâu, năm 1953 nhà văn Phạm Tường Hạnh là người ghi chép tiểu sử của ông Lưu Công Danh và được ông kể về quá trình tu tập của ông cũng như 10 năm dằng dặc ông một mình đi thỉnh kinh ở Đất Phật Tây phương bên Ấn Độ để rồi được thành Phật sống thế nào.
Nhưng không hiểu vì lẽ gì đến tận năm 1997 nhà văn mới chính thức công bố trên báo Nhân dân những tư liệu này?
Và lập tức công bố của nhà văn Phạm Tường Hạnh đã trở thành sự kiện thời sự trong giới Phật tử và dư luận.
Tuy vậy, Phật sống Lưu Công Danh nếu thật sự có và đúng như nhà văn Phạm Tường Hạnh công bố trên báo Nhân dân sao vẫn không được giới chức trách và Giáo hội Phật giáo VN quan tâm để trân trọng và tôn vinh?
Đồng thời vì lẽ này lẽ nọ thuộc dạng “nhậy cảm chính trị” nào đó mà câu chuyện cụ Hồ cho vời Phật sống Lưu Công Danh ra Hà Nội tiếp tổng thống Ấn Độ Praxat không được ghi chép trong ghi chép của nhà văn Phạm Tường Hạnh đăng trên báo Nhân Dân và công bố trên bất cứ báo chính thống nào. Trong hồi kí của Lưu Công Danh in năm 2015 cũng không hề nhắc đến câu chuyện này nhưng lại được nhà văn Hà Văn Thuỳ viết trong sách của mình nxb Văn học in năm 2008.
Câu chuyện ấy thực hư thế nào chưa biết nhưng được Hà Văn Thuỳ viết như sau:
Một sáng mùa hè năm 1958, chiếc xe com-măng-ca biển số đỏ chở hai người sĩ quan dừng trước doanh trại Sư đoàn 338 đi tìm Phật sống.
Cuộc tìm kiếm Phật sống không khác nào mò kim đáy bể. Không thể tìm Ba Chà trong danh sách quân nhân vì đó là tên dân gian Nam Bộ. Ông này thứ ba nhưng người Chà Và (Ấn Ðộ) nên dân gian kêu là Ba Chà ! Phải nhiều ngày mò mẫm qua từng đơn vị rồi một hôm 3 sĩ quan đến Ðại đội 19 công binh, Trung đoàn 3. Một tiểu đội trưởng tình cờ nghe thấy các sĩ quan bàn nhau việc kiếm Phật sống Ba Chà, anh nói : – Tôi có biết một ông Phật sống nhưng không rõ ổng có phải Ba Chà không ?
Mừng như bắt được của, các phái viên hối dẫn đi tìm ngay. Tiểu đội trưởng tên là Trần Hữu Ðức dẫn họ tới Chợ Chuối xã Thăng Long huyện Nông Cống. Xe dừng lại trước khu lò gạch, chiến sĩ đang làm việc ì xèo. Hai Ðức dẫn mấy anh em ra hiện trường thì gặp đại đội trưởng lò gạch là ông già to cao đang gánh đất, chân tay lấm bê bết :
– Ðó, ổng đó !
Chuyện là thế này : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 lập Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát đình chiến tại Việt Nam do Ấn Ðộ làm chủ tịch, hai thành viên là Ba Lan và Canada. Ấn Ðộ là nước trung lập nhưng lúc đó chưa hiểu lắm về ta nên trong nhiều vụ việc cụ thể gây cho ta không ít khó khăn. Tranh thủ được Ấn Ðộ không chỉ có lợi lúc này mà còn là chiến lược lâu dài vì vai trò quan trọng của Ấn trong khu vực và thế giới. Thực hiện nhiệm vụ ngoại giao cấp bách này, Bác Hồ đã mời Tổng thống Ấn Ðộ Praxat và phu nhân sang thăm nước ta với danh nghĩa nước Chủ tịch Uỷ ban quốc tế. Trước chuyến thăm, qua con đường ngoại giao, ta biết có một số vấn đề về quan điểm bạn chưa đồng ý với ta. Nếu không thuyết phục được bạn, cuộc viếng thăm sẽ kém kết quả. Nhưng làm sao để thuyết phục ? Bộ Ngoại giao lúc đó tìm hết phương kế nhưng đành chịu. Thứ trưởng Ung Văn Khiêm chợt nhớ, trong kháng chiến ở miền Tây Nam Bộ có ông Phật sống Ấn Ðộ tên Ba Chà làm Giám đốc Ðề lao binh. Nghe nói gia đình người vợ Ấn Ðộ của ông ta có họ hàng với Thủ tướng Nê Ru. Tổng thống Praxat và phu nhân cũng là phật tử. Nếu có được ông Vua Phật Ấn Ðộ để giao thiệp với phái đoàn Ấn Ðộ thì quá ngon ! Ý kiến này được báo cáo lên Bác Hồ. Bác ủng hộ liền. Công việc tìm Phật sống được giao cho bên Quân đội. Ðại tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh cử nhóm công tác đi Thanh Hoá là nơi hai sư đoàn bộ đội Nam Bộ đang đóng.
Về Hà Nội, trung uý Lưu Công Danh được đưa tới gặp Phó Thủ tướng Phan Kế Toại bàn về việc tiếp phái đoàn Ấn Độ, sau đó được bố trí nghỉ tại Bộ Ngoại giao. Bác Hồ bố trí thời gian gặp Ba Danh. Bác nói :
– Chính phủ Ấn chưa hiểu mình nên trong công việc có gây cho Chính phủ ít nhiều khó khăn. Chú có thể giúp cho phái đoàn ta. Thế này nhé, chú hút thuốc đi, Bác chỉ vào gói thuốc Ðại Tiền Môn trên bàn, mỉm cười, sau đó nói chậm rãi, có thể bà vợ Tổng thống Praxat sẽ xin gặp chú nếu biết chú đang ở Hà Nội. Bà Praxat là phật tử nên rất ngưỡng mộ Phật sống Ấn Ðộ. Vậy nếu bà ấy gặp chú thì rất tốt cho công việc của ta với phái đoàn Ấn Độ.
Ít ngày sau thì Tổng thống Praxát cùng phái đoàn Ấn Ðộ đến Hà Nội, theo chuyến bay đặc biệt từ Sài Gòn ra. Trong chuyến thăm ngoại giao này, chính phủ Việt Nam có phần bị thất thế so với chính quyền Sài Gòn. Đoàn của Tổng thống Praxat tới Sài Gòn trước rồi mới ra Hà Nội, là chỉ dấu cho thấy Ấn Ðộ nghiêng về phía Ngô Đình Diệm. Báo chí của chính quyền Sài Gòn làm rùm beng chuyện này, coi như thắng lợi lớn của “chính nghĩa quốc gia”. Quả như dự liệu lúc đầu, có một số vấn đề giữa ta và bạn khác quan điểm nên buổi hội đàm thứ nhất diễn ra không suôn sẻ. Trung ương rất lo. Qua câu chuyện hành lang, ta bóng gió cho người Ấn biết là Phật sống Ấn Ðộ Hăcxacôp Chanđra đang ở Hà Nội. Ông rất nhớ đất nước Ấn Ðộ, muốn biết tin tức gia đình. Biết tin này, phu nhân Tổng thống Praxat rất mừng, bà nhờ Đoàn Việt Nam xin tiếp kiến Phật sống.
Hai chiếc xe hơi sang trọng mang cờ Ấn Ðộ tiến vào biệt thự trên đường Quán Thánh gần Hồ Tây. Chiếc xe màu đen dừng lại trên lối đi rải sỏi. Từ ghế đầu, người sĩ quan tuỳ tùng bước xuống mở cửa. Người đàn bà Ấn son sẻ nước da màu đồng hun mặc sary vàng bước ra khỏi xe. Chiếc túi xách nhỏ màu mận chín trong tay, bà nhìn bao quát ngôi biệt thự. Hạt kim cương từ chiếc nhẫn trên ngón tay thon dài phản quang loé sáng. Từ chiếc xe trắng đi sau mang cờ của Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Đông Dương, ba người đàn ông mang đồng phục trắng lần lượt xuống xe. Anh cán bộ lễ tân người Việt hướng dẫn phu nhân Tổng thống cùng các vị khách bước lên tam cấp, qua phòng khách lớn rồi lên cầu thang. Tới một căn phòng cửa mở, hai sĩ quan người Ấn nhanh nhẹn đứng lại hai bên cửa, còn hai người khác tháp tùng phu nhân tổng thống bước vào. Theo thường lệ, anh cán bộ người Việt đi trước dẫn đường. Vừa vào trong phòng, cả ba người khách nước ngoài bước vội lên trước rồi quỳ xuống tấm thảm Ba Tư trải trên sàn, đầu cả ba người cúi sát đất. Không xa trước mặt họ là cái sập gỗ mun khảm trai trải chiếu hoa. Trên đó Phật sống Ba Danh dáng cao lớn, nước da ngăm đen, mặc cà sa màu vàng trong tư thế tọa thiền, hai mắt nhắm lại. Trên cao phía sau ông là bàn thờ Phật với hình Quan Thế âm, những nén nhang cháy toả mùi trầm thơm sâu lắng. Sau khi lạy, cả ba người trong tư thế quỳ, hai tay chắp trước ngực, đầu cúi, mắt nhắm lại vẻ thành kính.
Lúc lâu sau Phật sống mở mắt, nhìn xuống ba phật tử, nói chậm rãi tiếng Hinđu bằng giọng Newdelhi trầm ấm :
– Mừng các con tới đất nước Việt Nam. Thầy ban phước cho các con. Bữa nay thầy cho các con biết một phần của đời thầy. Chắc các con vẫn nhớ, theo quy định của người tu Phật, sau khi thành Phật, có thời gian hai năm để tế độ chúng sanh thì trở về trời trong giàn lửa. Nhưng năm ấy, thầy đã không về trời theo cách đó vì thầy còn có việc phải làm. Trong đêm thầy được chánh quả, Phật tổ có dạy rằng, sau thời gian ở Ấn Độ, thầy phải về nước Phật giáo sát bên đất nước của thầy để khi nước được độc lập thì về tế độ đồng bào mình. Vậy là theo lời Phật tổ, thầy đã về nước anh em là Miên quốc. Thầy tế độ chúng sinh ở đó. Khi Việt Nam được độc lập thì theo lời Phật tổ, thầy về nước. Nhưng đúng lúc đó thì Pháp trở lại xâm lược. Không còn cách nào khác, thầy phải cùng Chính phủ cứu chúng sinh, giữ vững nền độc lập cho Việt Nam. Cũng trong đêm thành chánh quả đó, Phật tổ có đem giáo lý đạo Phật truyền cho thầy. Trong những điều thầy được nghe thì chính Phật tổ nói : “Đạo Phật ưa sống hoà bình nhưng nếu có bọn ác tới tàn hại chúng sinh thì phải đánh đuổi chúng đi.”
Ba người quỳ nghe một cách thành kính. Im lặng một lúc lâu, ngài nói tiếp : – Nay các con sang Việt Nam cũng là làm công việc theo lời Phật dạy. Giúp người Việt Nam cũng là giúp cho nhân dân Ấn Độ. Rồi chúng sanh hai nước sẽ được sống hoà bình trong tình anh em… Nói tới đây Phật sống dừng lại. Những vị khách im lặng chờ đợi. Lúc lâu sau không thấy ngài nói nữa, họ ngẩng nhìn lên thì nhận ra Phật sống ngồi im như pho tượng, hai mắt nhắm nghiền… Lặng lẽ, cả ba người lết bằng đầu gối tới bên sập gụ. Họ khom người tới gần Phật sống, nâng vạt áo cà sa hôn một cách thành kính, sau đó vái ba vái rồi đi lùi ra cửa.
Cuộc hội đàm hôm sau diễn ra thuận lợi không ngờ, nhiều đề xuất của Việt Nam được chấp nhận, tuyên bố chung được ký kết, Tổng thống Praxat mời Bác Hồ sang thăm Ấn Ðộ, mở ra trang mới trong quan hệ Việt Ấn.
“Nếu tất cả câu chuyện về Phật sống là đúng sự thật, rất mong Giáo hội Phật giáo VN chính thức công bố để tránh những khúc mắc trong giới Phật tử nước nhà.Tuy nhiên những ai quen biết ông Lưu Công Danh đều nhận ông Lưu Công Danh luôn bình thản là một người dân bình thường nhất, thậm chí rất trớ trêu ông bị nhiều kẻ đố kị xô đẩy vào nhiều hoàn cảnh khó khăn, nghi kị.
Nhà văn Hà Văn Thuỳ kể gã nghe, khi ở Rạch Giá, Kiên Giang Phật sống Lưu Công Danh không có nhà, sống trong nghèo khó, không được chính quyền Trung ương lẫn địa phương để ý quan tâm. Nhưng cả nhà văn Phạm Tường Hạnh và nhà văn Hà Văn Thuỳ khi chứng kiến cảnh nghèo của Phật sống đều ngạc nhiên là ông luôn bình thản và mọi tâm trí chỉ dành cho giúp người, cứu người. Cả hai kết luận: ông đúng là Phật sống. (Ảnh Phật sống Lưu Công Danh (phải) và nhà văn Phạm Tường Hạnh chụp 1997 khi Phật sống 97 tuổi).
Câu chuyện ảnhtháng Chín
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊNMỚI Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Chùa Bửu Minh Biển Hồ
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.
Hoàng Kim
Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
Lớp học vui ngày mới
Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành
Đến với Tây Nguyên mới
Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm chí thiện
Vui bước tới thảnh thơi
VUI BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Hoàng Kim
Thăm người ngọc nơi xa, vùng tỉnh lặng,
Chốn ấy đồng xanh, người đã chào đời.
Nơi sỏi đá, giữa miền thiêng hoa cỏ,
Thiên nhiên an lành, bước tới thảnh thơi.
Sống giữa đời vui, giấc mơ hạnh phúc,
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương.
Con cái quây quần thung dung tự tại,
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.
Chân trần bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích nhớ lời của Anh:
“Cảnh mãi theo người được đâu em Hết khổ hết cay hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”. (Khát vọng, Hoàng Ngọc Dộ)
Về với ruộng đồng
Đến chốn thung dung
Sống giữa thiên nhiên
Giấc mơ hạnh phúc
Việt Nam con đường xanh
Đường trần đi không mỏi
Minh triết cuộc dạo chơi
Lắng nghe cuộc sống gọi