Số lần xem
Đang xem 4183 Toàn hệ thống 6117 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘
*
Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.
Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần
DẤU XƯA THẦY BẠN QUÝ Hoàng Kim
Thầy bạn là lộc xuân. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”. Thầy bạn quý đã lưu dấu đặc biệt sâu sắc trong đời mỗi chúng ta. Kính chào thầy bạn thân thương. Gặp nhau hay ngắm ảnh là quý lắm rồi; xin chúc mừng thầy bạn và tỏ lời biết ơn chân thành. Lời thương “Ta đi về chốn trong ngần Để thương sỏi đá cũng cần có nhau”. Cao hơn trang văn là cuộc đời. Ngắm hình ảnh thầy bạn, lòng tôi thật bồi hồi xúc động. Hoàng Kim bảo tồn một ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học và 6 lớp trường đời: Trồng trọt 4, lớp sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận; Trồng trọt 10; Trồng trọt 2A; Trồng trọt 2B; Trồng trọt 2C của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang), với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam hiện nay. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy/..
“Trong số những người lên đường ngày ấy, ngày kỉ niệm 50 năm này chỉ được hơn một phần ba về gặp mặt. Tuy số lượng không được đủ nhưng khi gặp lại nhau ai cũng mừng mừng, tủi tủi” . 50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 đưa tin.
“Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Đức, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, thay mặt lãnh đạo nhà trường báo cáo thành tích của nhà trường trong 50 năm qua. Trong những năm mới thành lập tại tỉnh Hà Bắc vô cùng khó khăn, nhà cửa bằng tranh tre, nứa lá, vách xây bằng đất sét đổ khuôn, mái lợp bằng lá cọ, nhưng nhà trường luôn đạt thành tích cao trong dạy và học. Sau khi đất nước thống nhất có hàng trăm sinh viên nhà trường xung phong vào các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, Côn Đảo chi viện đắc lực cho các địa phương phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế. Hiện nay, nhà trường có 4 Giáo sư, 34 Phó Giáo sư, 115 Tiến sĩ, số giảng viên có trình độ Tiến sĩ chiếm 46%. Nhà trường thực hiện phương châm: “Phát triển toàn diện, gắn với thị trường lao động, hội nhập quốc tế”. Nhà trường luôn đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, chủ động đa dạng hóa và mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý, nâng cao chất lượng, đào tạo toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Đến nay nhà trường có 28 ngành nghề đào tạo hệ đại học chính quy, 11 ngành đào tạo Thạc sĩ và 9 ngành đào tạo Tiến sĩ, quy mô đào tạo 4.200 sinh viên, học viên. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đào tạo cung cấp nguồn lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến theo hướng hội nhập và phát triển. Cung cấp cho đất nước 35.000 kỹ sư, 2.700 Thạc sĩ, trên 80 Tiến sĩ.“50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 thông tin tiếp.
Hội cựu giáo viên, sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc ngày 28 8 2022 gặp mặt thân mật kỷ niệm 50 năm ngày lên đường nhập ngũ (2/9/1971- 2/9/2022). Video link ĐHNLHuế kỷ niệm 50 năm nhập ngũ https://youtu.be/E1e-kGj-BnY và https://youtu.be/7c4WQm58oHg
Trường tôi nôi yêu thương, Một niềm tin thắp lửa. Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học.Thầy bạn là lộc xuân, Thầy bạn trong đời tôi; Lời Thầy dặn thung dung; Về Trường để nhớ thương. Đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. Thật hạnh phúc và yêu thích khi “Ta vui hòa nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường”. Thông tin gia đình Nông nghiệp tại sự kiện hội trường ngày Độc Lập mới nhất và các tư liệu cá nhân được bảo tồn tại đây https://cnm365.wordpress.com/ và https://hoangkimvn.wordpress.com Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng
TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.
MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Hình ảnh và bài viết Trường tôi nôi yêu thương đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146
Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện, thầy Dương Thanh Liêm là một trong những người thầy Hiệu Trưởng mẫu mực của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đều có nguyện vọng được ghé thăm Trường trước lúc đi về chốn vĩnh hằng Thầy Tôn Thất Trình, người Hiệu trưởng thứ hai của Trường trên 80 tuổi vẫn viết blog The Gift như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai bài hột lúa, con cá cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.
Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm
Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘
*
Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.
Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần
DẤU XƯA THẦY BẠN QUÝ Hoàng Kim
Thầy bạn là lộc xuân. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”. Thầy bạn quý đã lưu dấu đặc biệt sâu sắc trong đời mỗi chúng ta. Kính chào thầy bạn thân thương. Gặp nhau hay ngắm ảnh là quý lắm rồi; xin chúc mừng thầy bạn và tỏ lời biết ơn chân thành. Lời thương “Ta đi về chốn trong ngần Để thương sỏi đá cũng cần có nhau”. Cao hơn trang văn là cuộc đời. Ngắm hình ảnh thầy bạn, lòng tôi thật bồi hồi xúc động. Hoàng Kim bảo tồn một ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học và 6 lớp trường đời: Trồng trọt 4, lớp sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận; Trồng trọt 10; Trồng trọt 2A; Trồng trọt 2B; Trồng trọt 2C của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang), với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam hiện nay. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy/..
“Trong số những người lên đường ngày ấy, ngày kỉ niệm 50 năm này chỉ được hơn một phần ba về gặp mặt. Tuy số lượng không được đủ nhưng khi gặp lại nhau ai cũng mừng mừng, tủi tủi” . 50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 đưa tin.
“Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Đức, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, thay mặt lãnh đạo nhà trường báo cáo thành tích của nhà trường trong 50 năm qua. Trong những năm mới thành lập tại tỉnh Hà Bắc vô cùng khó khăn, nhà cửa bằng tranh tre, nứa lá, vách xây bằng đất sét đổ khuôn, mái lợp bằng lá cọ, nhưng nhà trường luôn đạt thành tích cao trong dạy và học. Sau khi đất nước thống nhất có hàng trăm sinh viên nhà trường xung phong vào các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, Côn Đảo chi viện đắc lực cho các địa phương phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế. Hiện nay, nhà trường có 4 Giáo sư, 34 Phó Giáo sư, 115 Tiến sĩ, số giảng viên có trình độ Tiến sĩ chiếm 46%. Nhà trường thực hiện phương châm: “Phát triển toàn diện, gắn với thị trường lao động, hội nhập quốc tế”. Nhà trường luôn đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, chủ động đa dạng hóa và mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý, nâng cao chất lượng, đào tạo toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Đến nay nhà trường có 28 ngành nghề đào tạo hệ đại học chính quy, 11 ngành đào tạo Thạc sĩ và 9 ngành đào tạo Tiến sĩ, quy mô đào tạo 4.200 sinh viên, học viên. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đào tạo cung cấp nguồn lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến theo hướng hội nhập và phát triển. Cung cấp cho đất nước 35.000 kỹ sư, 2.700 Thạc sĩ, trên 80 Tiến sĩ.“50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 thông tin tiếp.
Hội cựu giáo viên, sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc ngày 28 8 2022 gặp mặt thân mật kỷ niệm 50 năm ngày lên đường nhập ngũ (2/9/1971- 2/9/2022). Video link ĐHNLHuế kỷ niệm 50 năm nhập ngũ https://youtu.be/E1e-kGj-BnY và https://youtu.be/7c4WQm58oHg
Trường tôi nôi yêu thương, Một niềm tin thắp lửa. Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học.Thầy bạn là lộc xuân, Thầy bạn trong đời tôi; Lời Thầy dặn thung dung; Về Trường để nhớ thương. Đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. Thật hạnh phúc và yêu thích khi “Ta vui hòa nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường”. Thông tin gia đình Nông nghiệp tại sự kiện hội trường ngày Độc Lập mới nhất và các tư liệu cá nhân được bảo tồn tại đây https://cnm365.wordpress.com/ và https://hoangkimvn.wordpress.com Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng
TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.
MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Hình ảnh và bài viết Trường tôi nôi yêu thương đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146
Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện, thầy Dương Thanh Liêm là một trong những người thầy Hiệu Trưởng mẫu mực của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đều có nguyện vọng được ghé thăm Trường trước lúc đi về chốn vĩnh hằng Thầy Tôn Thất Trình, người Hiệu trưởng thứ hai của Trường trên 80 tuổi vẫn viết blog The Gift như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai bài hột lúa, con cá cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.
Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.
Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, và học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá, Nguyễn Văn Toàn, Lâm Quang Hinh, Nguyễn An Tiêm, … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”
Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Những khuôn mặt thân thương trên bức ảnh này là hình ảnh bạn hữu gặp lại nhau nơi ngôi trường Đại học Nông nghiệp Bắc Giang và Đại học Nông Lâm Huế với những lần lớp Trồng trọt 10 chúng tôi cùng đi chơi chung với nhau.
Tôi chuyển trường vào học tiếp năm thứ hai Trồng trọt 2 của Trường Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Thuở đó khối Trồng trọt 2 là khóa tuyển sinh đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất Khóa 1 là khóa tuyển sinh trước giải phóng. Trồng trọt 2 chúng tôi là chung một lớp, học chung khoa học đại cương và khoa học cơ sở, đến khi học chuyên khoa thì mới tách ra ba lớp 2A, 2B, 2C. nhưng bất cứ việc gì chúng tôi cũng đều học chung, làm chung, chơi chung với nhau, cho mãi đến tận sau này vẫn vậy. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản, ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Chị Tuyết và anh Tuân làm Bí thư và Phó bí Thư Đoàn Trường, anh Trần Ngọc Quyền làm Bí thư Đoàn Khoa. Tình thầy bạn ấm áp trong lòng tôi.
Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có thầy thỉnh giảng Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Văn Thắng, … với nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo (sau này là cô Dung) làm thư ký văn phòng Khoa. Cô Nguyễn Thị Chắt ở Nga về dạy sau một chút.
Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế Mác Lê … Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó.
Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Huỳnh Hồng, Phan Văn Tự, Cao Xuân Tài, Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, …Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn. Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.
BÀI HỌC QUÝ TỪ THẦY
Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi
Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm hướng dẫn khoa học sát thực tiễn. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ, … hiện đã trên 85 tuổi, vẫn đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.
Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt, nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc, nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngàyViệt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift. Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.
THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.
Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam:”Trong khói sóng mênh mông/ Có bóng người vô danh/ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu / Tay ôm đàn độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên / Với câu chữ/ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả / Từ Cà Mau Rạch Giá / Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng/ Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mờ như sương/ Thân chưa là lính thú / Sao không về cố hương?” Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới.
Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1955- 2020). Dưới mái trường thân yêu này, kết nối Gia đình Nông nghiệp Việt Nam, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.
Hoàng Kim
(Bài đã đăng trên kỷ yếu 60 năm Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, có hiệu đính, bổ sung, bảo tồn và phát triển thông tin, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Trường và Khoa (19/11/1955- 19/11/2020)
Tháng Bảy năm 2017 Lịch Vạn Niên có 5 ngày thứ Bảy, 5 ngày Chủ nhật, 5 ngày Thứ Hai mà 823 năm mới lặp lại một lần. Theo thiên thư cổ văn đây là “điều kỳ diệu” “nhóm ngày may mắn” hành thiện những việc đặc biệt tốt đẹp đầy đặn yêu thương. Thầy bạn trong đời tôi là chùm bài viết chuyện đời tự kể, nối tiếp chuỗi thông tin các bài viết trước https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/
THẦY QUYỀN NGHỀ NÔNG CỦA CHÚNG TÔI
Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền là nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Giáo sư là thầy hướng dẫn đã bảo vệ thành công của 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tâm trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Bước vào năm 2016, giáo sư Mai Văn Quyền sang tuổi 80 và Thầy vẫn đang sung sức đi tới trong tốp đầu của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam thời hiện đại.
Thầy Mai Văn Quyền là thầy hướng dẫn khoa học của tôi làm nghiên cứu sinh ở Viện Khoa học Nông nghiệt Việt Nam khóa 1988-1991. Đó là người thầy minh triết, phúc hậu, tận tâm mà suốt đời tôi tôn kính và tự hào. Các bạn Đặng Kim Sơn, Mai Thành Phụng, Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Thị Sinh với tôi là bạn học cùng khóa. Thuở ấy thầy Quyền khuyên tôi nên sớm đúc kết đề tài nghiên cứu trồng xen đậu rồng, đậu xanh, lạc với sắn ở Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, xác định giống sắn, đậu xanh, đậu nành, lạc tốt và xác định phương thức trồng xen thích hợp điều kiện sinh thái của vùng. Tôi được thầy minh triết chỉ dẫn sâu sát thực tiễn nên đã thành công. Câu chuyện về thầy tôi đã kể ở bài viết ‘Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi‘: Ơn Thầy. Hoàng Kim, kính tặng thầyMai Văn Quyền và những người Thầy quý mến. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày, Trán tư lự, cha thường suy nghĩ, Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất, Cái chết giằng cha ra khỏi tay con, Mắt cha lắng bao niềm ao ước, Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy, Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ, Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng Thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …
Giáo sư Mai Văn Quyền năm 1987 là trưởng chương trình thâm canh lúa Việt Nam trưởng đề tài hệ thống canh tác và Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Thầy đã cùng tiến sĩ Carangal là Trưởng dự án Hệ thống Canh tác Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI, tiến sĩ Phạm Sĩ Tân là Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long và Hoàng Kim, đi thăm mô hình “trồng ngô xen đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ”.
Mô hình này cùng với mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” và “giống khoai lang mới Hưng Lộc 4” năm 1987 là ba tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống mới và tiến bộ kỹ thuật mới, được ứng dụng rộng ở nhiều tỉnh phía Nam. Khoai lang Hưng Lộc 4 có năng suất cao, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, phẩm chất ngon, bộ lá xanh đậm, phủ luống nhanh, gọn, ít sâu bệnh, được dân ưa thích vì củ nấu cà ri hoặc luộc khá ngon, khoai là thực phẩm sạch dễ ăn, được tiêu thụ rộng rãi và dây lang dùng cho chăn nuôi. Đặc biệt là hai công trình ‘đậu rồng giống mới năng suất cao, quy trình kỹ thuật trồng xen đậu rồng với sắn và ngô, sử dựng quả đậu rồng làm rau xanh và hạt làm bánh dinh dưỡng’ cùng với công trình ‘ngô xen đậu xanh đậu nành lạc và gối thuốc lá’ thời bấy giờ tại tỉnh Đồng Nai với nhiều tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là rất phổ biến và hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nguyễn Ngọc Trìu đã cùng giáo sư Trần Thế Thông xuống đồng ruộng trực tiếp đánh giá và thật khen ngợi.
GIÁO SƯ PAVEL VALICEK THẦY CÂY TRỒNG
Tôi có duyên may suýt được cả thầy Pavel Valicek giúp hướng dẫn luận án hổ trợ thầy Mai Văn Quyền là hướng dẫn chính. Sau này do không có điều kiện hợp tác tiếp với Tiệp Khắc nên tôi không còn được đi học tiếp ở Tiệp mà làm đề tài trong nước chỉ một mình thầy Quyền hướng dẫn thôi . Trước đó, tôi được du học năm tháng ở Tiệp Khắc nhờ thực hiện tốt đề tài đậu rồng và chị Magdalena Buresova thầy Pavel Valicek là người giúp đỡ thực tập sinh từ cuối năm 1985 đến giữa năm 1986 với sự tận tâm hổ trợ của giáo sư Viện trưởng Trần Thế Thông. Dịp học ở Praha, thầy Pavel Valicek có mời chị Magdalena Buresova và tôi đến thăm nhà thầy ở tại Nymburk và cùng ăn cơm. Trong bữa cơm thầy lắng nghe rất kỹ câu chuyện tôi kể về hai tuần khảo sát các nơi ở Tiệp Khắc, tâm tư của tôi và những điều mà sau này tôi đã ghi nhận tại Tiệp Khắc kỹ niệm một thời;Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe; … Thầy khen ngợi tôi đã có buổi seminar ‘đậu rồng ở Việt Nam’ thật tốt trước một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Viện Nhiệt đới và Á Nhiệt đới. Thầy tin tưởng rằng nếu tôi được thầy Quyền hướng dẫn chính chung với thầy Pavel Valicek là đồng hướng dẫn thực hiện tốt đề tài tiến sĩ ở Việt Nam và sang học nâng cao ở Viện của thầy thì tôi sẽ rất sớm bảo vệ luận án tiến sĩ ở Tiệp Khắc.
Giáo sư tiến sĩ Pavel Valicek (giữa), giáo sư tiến sĩ Trần Thế Tục (phải) và giáo sư tiến sĩ NGUT Nguyễn Viết Tùng (trái) Hiệu trưởng Học Viện Nông nghiệp Việt Nam nhiệm kỳ 1996- 2001 là một tấm ảnh quý. Tôi muốn kể thêm với phó giáo sư Nguyễn Văn Hoan về câu chuyện này
Thầy Pavel Valíček sinh ngày 13 tháng 5 năm 1939, năm nay 79 tuổi. Thầy ở Nymburk, còn gọi là Neuenburg an der Elbe, một thành phố cổ, một thị trấn ở khu vực miền Trung của sông Elbe, cách Praha khoảng 45 km về phía đông. Thành phố này có diện tích trên 20 km² với khoảng một vạn rưỡi dân. Đó là nơi thật đẹp. Giáo sư Pavel Valíček là nhà thực vật học người Czech, cũng là nhà nông học và nông dân. Thầy tập trung tinh lực trọn đời nghiên cứu cây nhiệt đới cây cận nhiệt đới và cây thuốc châu Á. Thầy là Viện trưởng Viện Nhiệt đới và Á Nhiệt đới, thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Praha ở Prague 6 Suchdol, là tác giả của nhiều bài báo rất nổi tiếng trong đó có bài ‘Đậu rồng hôm qua, hôm nay và ngày mai’ công bố năm 1989 (The Winged Bean Psophocarpus tetragonolobus: Past, Present, and Future’) thầy khuyến khích trồng cây đậu rồng rau sạch, dễ trồng, giàu đạm và đặc biệt giàu dinh dưỡng này. Thầy đã làm việc tại Viện Nhiệt đới và Á Nhiệt đới, Trường Đại học Nông nghiệp Praha trên ba mươi năm, và nghĩ hưu từ năm 2000. Thầy nay vẫn tiếp tục cống hiến cho những khu vườn cây chữa bệnh ở Třebíč và Sádka, các bài giảng và xuất bản. Thầy Pavel Valíček là tác giả của hàng chục ấn phẩm, chuyên luận và sách phổ biến rộng rãi ở Tiệp, cũng là tác giả chính của nhiều ấn phẩm phong phú về cây nhiệt đới, cây cận nhiệt đới, cây thực vật cổ thụ và cây làm thuốc, đặc biệt là những cây thuốc Trung Quốc và Việt Nam.
“Hoàng Kim có kết quả đồng ruộng rất tốt và cậu sẽ hoàn thành luận án thật nhanh. Ba bài báo cậu đã đăng là thật tốt”. Thầy khen tôi như vậy và chị Buresova cũng xác nhận điều đó. (1) Kim H.; Buresova, M, 1986. Growing winged bean on natural supports under the conditions of South Vietnam. In Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 19; p. 225 – 236 En. Sum. En. 14 Ref. In CIAT 1990 National Bibliographies Cassava in Asia East and Southeast Asia, p. 416 ; 2) Buresova, M.; Kim, H.; Quyen, T.N.,1987. The economics og winged bean on manioc as natural supports under the conditions of South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 20; p. 101 – 114 En. Sum. En.; Sk., Ru.,8 Ref. In: CIAT 1990 National Bibliographies Cassava in Asia East and Southeast Asia, p. 416; 3) Hoang Kim, M. Buresova, Tran Ngoc Quyen and Nguyen Van Chuong, 1988 Economic of Winged bean on Maize as natural support in South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 21; p. 45 – 59 En. Sum. En.; Sk., Ru.,9 Ref. Thầy truyền cho tôi cảm hứng và thật lạ lùng, cho đến sau này khi tôi hướng dẫn luận án tiến sĩ cho các em Nguyễn Việt Hưng, Trần Công Khanh, Nguyễn Xuân Kỳ, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, … với 18 thạc sĩ và 98 kỹ sư nông học tôi cũng bị ‘lây’ cảm hứng hợp tác quốc tế say mê đó.
Tiến sĩ Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những chuyên gia CIAT sau này khi tới Việt Nam cũng có những đánh giá thật tốt đối với những thí nghiệm của đề tài nghiên cứu trồng xen đậu rồng, đậu xanh, lạc với sắn của tôi thực hiện ở trên đồng ruộng và các bài báo nông học công bố tốt tại Việt Nam về vấn đề này giống như giáo sư Pavel Valicek. Sau này khi nhìn lại những hình ảnh đồng ruộng và trang viết cũ, tôi thấy thật là có phúc lành, duyên lành khi được sớm đồng hành với những người thầy, người bạn quý như thế. Khoa học nông nghiệp là khoa học thực tiễn, kỹ năng thực hành và đánh giá kết quả trên đồng ruộng, biết tổng kết số liệu và bài học thực tiễn là quan trọng biết bao.
Câu chuyện ảnh không quên
BẢY NHỊ KÊNH ÔNG KIỆT VÀ TÔI Hoàng Kim
Tôi có câu chuyện không quên Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi , nay ngắm lại các bức ảnh và trang văn tìm lại chính mình mà xúc động nghĩ về một thời với một lớp người. Tôi nhờ ơn tri ngộ ‘cầu hiền’ của ông Bảy và sự dẫn dắt trước đó của giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Nguyễn Văn Luật, giáo sư Võ Tòng Xuân, giáo sư Đào Thế Tuấn trong Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam với lối Học để Làm (Learning by Doing) rất thiết thực. Sự hợp tác thân thiện giữa Viện Lúa ĐBSCL với Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Nông trường Sông Hậu, Trung tâm Giống Cây trồng Sóc Trăng, Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên, …là bài học lớn để chúng tôi vượt lên chính mình, đóng góp được những thành tựu và cống hiến tốt hơn cho sản xuất.
BẢY NHỊ
Ông Bảy Nhị tên thật là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Ông vừa có bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo” mà tôi đã chọn đưa vào bài giảng cây lúa. Suy tư về thương hiệu gạo Việt (trích dẫn cuối bài này) cũng không thể không nhớ ông Bảy.
Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.
Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lặn lội lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi là giám đốc Trung tâm để hỏi cách đưa cây gì vào khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất hoang hóa Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?
Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.
Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.
Suy tư về thương hiệu gạo Việt, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần thư của ông Bảy Nhị đã viết cho tôi : “Hoàng Kim thân mến. Sang năm mới, nhìn lại năm cũ, thấy giống khoai mì của Hoàng Kim củ to và nhiều quá chừng. Phải hồi anh Bảy có Nhà máy tinh bột Lương An Trà thì mê hết hồn với giống nầy rồi. Chúc mừng Hoàng Kim nhé! Nhân đây anh trích gởi đoạn nhật ký mới nhất ghi lại sự kiên anh đến xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Nơi này, Ngô Vi Nghĩa và anh em Nông trường Khoai mì Afiex đã cực khổ khai hoang làm rõ phèn, chuyển đổi vùng đất hoang hóa, phèn nặng, thành nơi canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) luân canh với giống khoai mì ngắn ngày né lũ KM98-1. Cho đến nay, sau 20 năm vùng này đã thành cánh đồng trù phú. Anh hay quay về kỷ niệm cũ, những nơi ngày xưa cực khổ để tìm lại dấu tích cái đẹp của hồn người! Thân thiết, Bảy Nhị “
Ông Bảy Nhị trích Nhật ký đầu xuân 2017, đã viết: “Ngày 30-12-2016 dự “ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi lần 3” với bà con xã Vĩnh Phước (Tri Tôn) trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Đồng ruộng kiến thiết khá hiện đại, đi lại bằng xe máy không bị cách trở, đất, nước không còn màu phèn, lúa Thần nông xanh tươi ước chừng năng suất trên 6 tấn/ha. Đất nầy trước chưa từng được canh tác vì là cái “rún phèn”. Nay sản xuất lúa Thần nông trên vùng đất khai hoang trồng khoai mì, đất được rõ phèn, ngọt hóa sau khi Nông trường của Nhà máy tinh bột Công ty AFIEX đã giải thể năm 2004. Khi lúa gạo thừa, lúa bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, người dân theo gợi ý của thị trường chuyển qua sản xuất lúa mùa nổi từ năm 2014. Nhưng không dễ! Năm trước nước nhỏ, chuột phá đến gần như mất giống, năm nay lại bị bịnh đạo ôn cổ bông, cháy lá, bạc bông, lem lép hạt … như lúa Thần nông, nhưng không dám xài thuốc, vì như vậy thì không ai mua. Hiện còn duy trì sản xuất 30 ha trong vùng theo mô hình một vụ lúa mùa, một vụ màu trên nền rạ. Đứng trên ruộng lúa mùa nổi đang vào thu hoạch, bồi hồi nhớ lại cũng trên cánh đồng nầy, 56 năm về trước (12-1960), tôi “một mình suy nghĩ một mình đi”, đi qua cánh đồng lúa mùa cũng đang vào mùa gặt thế nầy đến ngọn núi trước mặt – Núi Dài Vạn Liên – Bây giờ, ngọn núi sau lưng tôi trong tấm hình nầy. Trong ảnh, tôi đang hỏi người gặt thì được biết công cắt 140 kg lúa/ha, và đám lúa nầy năng suất chừng 1,4 tấn/ha. Hỏi giá bán chưa ai biết. Nhưng báo An Giang (02-01-17) đăng bài về sự kiện nầy nói giá 14.000đ/kg do Tổ chức phi lợi nhuận Đức mua (giá lúa IR 50404 giá 4.500đ/kg). Một bài toán chuyển dịch cơ cấu sản xuất không dễ! Tôi buồn vì mình không còn có điều kiện cùng bà con tháo gở khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất mà tôi tin rằng nếu làm thì tôi sẽ làm được như những năm Đổi mới 1988 – 2004 tôi đã cùng làm với bà con nông dân trên cương vị Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó Chủ tịch phụ trách Nông nghiệp rồi Chủ tịch – Vực dậy nông nghiệp An Giang 2002 – 2004 rồi mới về hưu, kết thúc phút 89’ – Một chặng đường!” “Con đường qua, lúc ban đầu do ta định hướng và bước đi thế nào đó mà kết quả thu được và hệ quả phải nhận là rất bất cập! Ta thi đua làm cho ra năng suất, sản lượng cao nhất mà không quan tâm môi trường thiên nhiên trong lành bị nhiễm hóa chất nông dược, thiên địch không còn, cá tôm, chim thú bị tận diệt, bây giờ quay lại sản xuất hữu cơ trong điều kiện cân bằng tự nhiên không còn không khác nào đi tìm “hành tinh mới”! Khó hơn là trong lòng người đã mất chữ TIN thì làm sao trị căn bịnh “dối trá” đang thành” đại dịch”? Hơn 20 năm xuất khẩu gạo mà gạo không có tên thương hiệu, thì tái cơ cấu cái gì đây cho có chữ TÍN?“
KÊNH ÔNG KIỆT
“Vẫn là Thủ tướng của nhân dân / Vẫn là anh Sáu mọi gia đình/ Lồng lộng bóng soi miền sông nước/ Đời nặng ân tình, đất nặng chân”. Đó là những câu thơ cảm khái khóc tiễn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt của ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang (kênh Võ Văn Kiệt, ảnh Thanh Dũng).
Một năm sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII đã Quyết nghị đặt tên công trình kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt và đặt bia lưu niệm tại đầu kênh để ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng với hệ thống kênh huyết mạch, tháo chua, rửa phèn, mở mang vùng đất hoang hóa của khu vực Tứ giác Long Xuyên.
Báo An Giang, Trường Đại học An Giang đã đăng bài Kênh “ông Kiệt” tắm mát đồng bằng của tác giả Bảo Trị – Thành Chinh. Báo Đất Việt đăng bài Kênh ông Kiệt của tác giả Võ Ngọc- Bảo Châu. Báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài Từ kênh Vĩnh Tế đến kênh Võ Văn Kiệt của tác giả Quốc Việt. Kỳ 1: Hào lũy đất phương Nam ; Kỳ 2: Trấn giữ biên giới ; Kỳ 3: Thương hồ Vĩnh Tế ; Kỳ 4: Dấu chân lấm bùn của ông Sáu Dân; Kỳ 5: Đào kênh T5 . Tôi đã viết bài thơ Kênh ông Kiệt giữa lòng dân với lòng biết ơn sâu sắc.
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
Hoàng Kim
Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên
Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân
Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm
Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.
Kênh Vĩnh Tế và Kênh Võ Văn Kiệt
Hai công trình kênh Vĩnh Tế và kênh ông Kiệt sống mãi với thời gian trong lòng dân.
Kênh Vĩnh Tế dài gần 100km chạy dọc biên giới hai tỉnh An Giang, Kiên Giang với vương quốc Campuchia. Kênh do Thượng đạo Khâm sai, trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại chỉ huy hơn 80.000 dân binh đào ròng rã 5 năm liền (1819-1824). Sau khi hoàn thành, vua Minh Mạng đã lấy tên vợ của Thoại Ngọc Hầu , bà Châu Thị Vĩnh Tế, đặt tên cho con kênh này là kênh Vĩnh Tế. Thượng nguồn con kênh tiếp dòng sông Hậu ở thị xã Châu Đốc, hạ nguồn nhập sông Giang Thành ở Hà Tiên để ra biển Tây. Kênh Vĩnh Tế hiện rộng khoảng 40-70m, sâu 3-4m so với mực nước biển tùy từng đoạn. Kênh Vĩnh Tế là tuyến thủy lộ, tuyến kênh biên giới đặc biệt quan trọng mở mang vùng đất Tây Nam Bộ mang tầm vóc của một công trình chiến lược nhất thế kỷ 19 hào lũy đất phương Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, mở mang vùng đất mới.
Kênh Võ Văn Kiệt (kênh T5) dài 48km, rộng 30-36m và sâu 3m, thông kênh Vĩnh Tế ở Tri Tôn, An Giang, chảy qua Hòn Đất, Kiên Giang rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Đây là một cụm “công trình thủy lợi cấp bách” mang dấn ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, “bác Sáu Dân” nhằm “thoát lũ biển Tây” ngọt hóa vùng đất năng lác hoang hóa sình lầy của hai tỉnh An Giang, Kiên Giang biến thành đất sản xuất nông nghiệp…. Ông Bảy Nhị đã chia sẻ: “Thời điểm trước năm 1997 (trước khi tuyến kênh T5 hoàn thành) cứ dạo lũ về là các cấp, các ngành lo ngai ngái. Lũ về là những vùng trũng, đầu nguồn lại phải lo cảnh sơ tán dân, cứu đói, cắt lúa chạy lũ. Từ khi hệ thống kênh mương cấp 2, 3 hoàn thành theo Quyết định 99/TTg như: Nạo vét kênh Tám Ngàn, H7, các kênh 5, 13, 16… , phần nào lũ đã khống chế. Tuy vậy, những vùng như Tứ giác Long Xuyên, cảnh lũ trắng đồng vẫn là nỗi lo lớn, buộc những người lãnh đạo phải bàn quyết sách tháo gỡ vấn đề”. “Tứ giác Long Xuyên, vùng đất trũng phèn có diện tích gần 500.000 ha đất nông nghiệp vẫn còn hoang hóa nhiễm phèn, trong đó An Giang chiếm diện tích khá lớn chính là vùng đất chúng ta bỏ quên bấy lâu nay chưa khai phá. Đất không phụ người, chỉ sợ người phụ đất mà thôi”.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến về thăm và làm việc tại An Giang trong hai ngày 21, 22-7-1996, đã đi thị sát cánh đồng Lạc Quới, kênh mương nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên. Thủ tướng đã chỉ thị: “Đề án quy hoạch thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên cần nhanh chóng thực hiện vì nó sẽ giúp khu vực sử dụng được nguồn phù sa vô giá của lũ sông Cửu Long, chính nó sẽ đảm đương việc thoát lũ, rửa phèn khai phá đất nông nghiệp cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy lợi, Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường cần nhanh chóng phối hợp lập kế hoạch xây dựng tuyến kênh thoát lũ ra Vịnh Thái Lan“.
Sau việc đào xong kênh T6, đưa nước từ Vĩnh Tế qua kênh Mới về biển Hà Tiên vào năm 1996. Đầu năm 1997, công trình chống lũ cấp bách kênh T5 – Tuần Thống, Luỳnh Quỳnh, Tân Thành – Lò Gạch, tuyến đê bờ nam Vĩnh Tế; hệ thống cống ngăn, xả lũ và 2 đập điều chỉnh lũ Tha La, Trà Sư; các cống ngăn mặn giữ ngọt thoát lũ ven biển… đã được cấp bách xây dựng theo Quyết định 159/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng loạt công trình thủy lợi phục vụ dẫn ngọt, tiêu chua, tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn và hàng vạn cây số bờ bao bảo vệ lúa hè thu được xây dựng đã góp phần quyết định vào việc phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong vùng. Trong đó, kênh T5 có ý nghĩa chiến lược, được khởi công giữa quý I đến cuối tháng 8-1997 là hoàn thành. Đây là công trình thủy lợi hoàn thành nhanh nhất trong lịch sử đào kênh ở Việt Nam. Ngày mùng 8 Tết Mậu Dần 1998 (nhằm ngày 4-2-1998), 50.000 ha đất hai tỉnh An Giang, Kiên Giang được ngọt hóa. Ngày mùng 9 Tết Mậu Dần khởi công nạo vét kênh Vĩnh Tế, điều tiết lũ cùng dòng Võ Văn Kiệt thoát lũ ra biển Tây. Chọn bờ Nam song song tuyến kênh hình thành những tuyến dân cư vượt lũ trên toàn tuyến. Đây là đại công trình thủy lợi gồm hệ thống các kênh T4, T5, T6 thoát lũ, dẫn ngọt, tháo chua, rửa phèn, khai hoang, phục hóa hàng trăm ngàn ha đất .
Những năm sau, cụm từ “lũ đẹp” bắt đầu xuất hiện và định nghĩa “sống chung với lũ “cũng từ đó hình thành, Từ một công trình thủy lợi đã mở mang diện tích sản xuất, giảm thiểu ngập lũ. Ổn định vững chắc hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu; giảm thấp mức lũ chính vụ, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giảm chi phí xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, giảm thiệt hại về người và của mùa lũ về. Từ đó, tạo thế đưa nước ngọt giàu phù sa từ sông Hậu vào kết hợp ngăn mặn, giữ ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường nước, vệ sinh đồng ruộng phục vụ phát triển sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Tất cả đã được kênh T5 đảm trách hiệu quả.
Tri Tôn, Tịnh Biên là những huyện khó khăn của tỉnh An Giang. Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng. Bạn xem chùm ảnh cũ trong blog của tôi để rõ hơn cách làm. Giống lúa KĐM105 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo. Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân. Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên. Tôi đã có tám năm gắn bó với mảnh đất này. Đi đâu người dân cũng khen ông sáu Kiệt và ông bảy Nhị. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân. Vùng đất hoang hóa sình lầy nay đã thành vựa lúa. Tỉnh An Giang nay đã thành vùng lúa sản lượng cao nhất nước. Tôi sang giảng dạy ở Campuchia đối diện với An Giang Kiên Giang ngắm nhìn các giống lúa OM các giống sắn KM sâu đậm trong lòng dân mà thương về những con người trượng nghĩa đất Nam Bộ, hiểu sâu xa thêm bài học an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Ăn học chăm sóc sức khỏe chất lượng cuộc sống của người dân lao động vẫn là những câu hỏi và bài học lớn ám ảnh ở những vùng này
ÔNG BẢYÔNG KIỆT TRONG LÒNG TÔI
Bảy Nhị kênh ông Kiệt trong lòng tôi (ảnh tác giả chọn giống mì mới năng suất cao ngắn ngày ở vùng đất Tri Tôn,Tịnh Biên). Ông Bảy ông Kiệt đã lưu ấn tượng sâu sắc và sự tin cậy quý mến trong lòng tôi. “Kênh ông Kiệt” và vùng đất Nam Bộ đã là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc.
Giống sắn KM140 đã nhận giải Nhất VIFOTECH Hội thi sáng tạo c kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10. An Giang là nôi ứng dụng đầu tiên của Việt Nam và thế giới đối với những dòng khoai mì đột biến theo hướng ngắn ngày. Chúng tôi những người tạo chọn giống củ mì thật biết ơn kênh ông Kiệt và ông Bảy Nhị. Không có ông Bảy Nhị và kênh ông Kiệt thì củ mì ngắn ngày năng suất cao của tôi chẳng thể nào ra đời và phát triển nhanh như vậy.
Đề tài chọn tạo giống sắn ngắn ngày “né lũ” giúp tôi tiếp cận vùng đất hoang hóa, thấu hiểu những khổ cực của người dân nghèo vùng lũ và ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Sau này, khi giới thiệu với các chuyên gia Nhật Bản, như giáo sư tiến sĩ Motoaki Seki – RIKEN PSC và tiến sĩ Hirano – RIKEN Nishina về đề tài “Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang” thực hiện năm 2002-2004 tại vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên. Họ đều ngạc nhiên thích thú vì Việt Nam đã triển khai hướng nghiên cứu ứng dụng đột biến lý học để tạo giống sắn ngắn ngày để luân canh lúa sắn trên vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên An Giang từ rất sớm.
Câu chuyện cây sắn “né lũ” mà tôi vừa kể trên cũng tương tự như câu chuyện Giống khoai lang Việt Nam HL518 và HL491. Những kết nối nghiên cứu và sản xuất đã giúp cơ hội cho các giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) chất lượng cao, vỏ đỏ, ruột cam; giống khoai lang HL491 (Nhật tím) vỏ đỏ ruột tím, giống khoai lang Kokey 14 (Nhật vàng) … phổ biến rộng rãi trong sản xuất mang lại bội thu cho nông dân như Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo trồng khoai lang rất thành công. Đất và Người phương Nam là nôi nuôi dưỡng hột lúa, củ khoai, giống mì mới bén rễ và sinh sôi.
Tôi là người con xa xứ của vùng đất nghèo miền Trung. Gia đình chúng tôi đi như dòng sông tụ về phương Nam và nay đã gắn bó nhiều năm với đất lành Nam Bộ. Tôi cùng đồng nghiệp đã chọn tạo được nhiều giống tốt cho mảnh đất này. Đó là các giống sắn cao sản KM419, KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, KM937-26, KM60, KM23, KM24, KM20; các giống lúa KĐM 105, GSR, KĐM, giống ngô VN25-99, giống đậu nành HL92, HL203, giống lạc HL25, giống đậu xanh HL89-E3, HL115, giống đậu rồng Bình Minh Chim Bu Long Khánh, giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Chiêm Dâu. Biết ơn người mở đất và những con kênh, lòng tôi thật cảm phục, yêu thương.
Ngày mất của ông Sáu, tôi chép lại bài thơ và phóng sự ảnh như là nén hương tưởng nhớ. Bài viết này tiếp loạt bài CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM. Ngày sinh của ông Sáu, tôi bồi hồi bổ sung thêm và hoàn chỉnh dần.
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân.
Hoàng Kim
(Phóng sự ảnh)
Tri Tôn Tịnh Biên là những huyện khó khăn cuả tỉnh An Giang
Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nước ngọt về ruộng
Giống lúa KĐM 105 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho nhiều người dân nghèo.
Các giống mì, bắp, rau, đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa KĐM105
Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên
“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1).
Gạo Việt chất lượng và thương hiệu tôi tâm đắc nhất yếu tố CON NGƯỜI là quyết định trong sáu yếu tố chìa khóa của bảo tồn và phát triển 6M gồm Con người (Man Power), Vật liệu mới Công nghệ mới (Materials) Thị trường (Market), Quản lý Chính sách (Management), Cách làm (Method) Nguồn vốn (Money). Tôi đồng tình với ý kiến ” Nhà nước cần đóng vai trò kiến tạo kết nối để nông dân sản xuất hiệu quả trong chuỗi cung ứng thị trường :lúa gạo, trái cây, thực phẩm .v.v… ” phát triển hài hòa bền vững ba trụ cột tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”.
THẦY XUÂN CANH TÁC LÚA
Hoàng Kim
Chung sức bao năm một chặng đường/ Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương/ Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện / Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường/ Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ / Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương/ Người chọn vãng sanh vui một cõi/ Ai theo cực lạc đức muôn phương.Chúc mừng thầy Võ Tòng Xuân, giáo sư tiến sĩ, anh hùng lao động, nhà khoa học của nhà nông. Thầy Võ Tòng Xuân đã trên 80 xuân vẫn phong độ sung sức trên Việt Nam con đường xanh cống hiến thật trí tuệ và hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục khoa học nông nghiệp, xem tiếphttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-xuan-canh-tac-lua/
GIỮ TRONG SÁNG TIẾNG VIỆT Hoàng Kim
Tiếng Viết chữ Việt là di sản văn hóa Việt Nam cần nghiêm minh thực hiện Luật Di sản Văn hóa đã được Quốc Hội ban hành số 28/2001/QH10 Hà Nội ngày 29 tháng 6 năm 2001. Tinh thần của Luật Di sản Văn hóa đã được GSTS. Nguyễn Văn Hiệp Viện Trưởng Viện Ngôn ngữ học kết luận (*), chính thức trả lời lãnh đạo cấp trên và toàn thể công luận. Toàn dân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giu-trong-sang-tieng-viet/
(*) Chữ Quốc ngữ là một loại chữ ghi âm rất tốt của người Việt hình thành vào thế kỷ 17 năm 1651 gắn với việc xuất bản cuốn Từ điển Việt Bồ Đào Nha Latin của linh mục Alecxandre de Rhores tại Rome. Chữ Quốc ngữ là quá trình góp sức lâu dài trong đó có người Việt Nam, được cộng đồng người Việt chấp nhận một cách tự nhiên, thuần thục, phổ cập, là chữ viết thống nhất của nước Việt Nam, là di sản văn hóa. Chữ Quốc ngữ vấn đề cải cách từ khi hình thành cho đến nay đã được bàn rất nhiều lần. Nhiều đề xuất cải cách đều bị thất bại vì các lý do chính: Thứ nhất, chữ Quốc ngữ có đủ khả năng để ghi lại toàn bộ các âm có thể có trong tiếng Việt hiện đại. Không có một âm nào trong tiếng Việt lại không thể dùng chữ Quốc ngữ ghi lại. Thứ hai, chữ Quốc ngữ đã phát triển đến giai đoạn ổn định, được cả cộng đồng chấp nhận và sử dụng một cách tự nhiên, mang tính quy ước và phổ cập. Thứ ba, tiếng Việt chữ Việt ẩn chứa văn hóa lịch sử. Tiếng Việt chữ Việt là di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước giữ nước của nhân dân ta, nên không nhất thiết phải vận dụng nguyên tắc “một âm vị ghi bằng một ký tự và ngược lại” chữ viết của một ngôn ngữ không đồng nhất với ký hiệu ngữ âm quốc tế.
“Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ”. (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). Lời vàng Albert Einstein đã nói như vậy. Tiếng Việt chữ Việt là di sản văn hóa Việt Nam.
Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa …
Tiếng yêu thương sinh tử của dân mình
Đừng ngớ ngẫn chúi đầu ngửi vết
Quên sinh tử phù,”giản thể” bới lung tung.
Non sông Việt trường tồn bền vững mãi
Tiếng Việt ngàn đời lợi khí quốc gia
Người Việt dân mình xin đừng quên gốc
Trãi hiểm nghèo ta vẫn là ta.
Đất Tổ Quốc suốt ngàn năm văn hiến
Năm mươi tư dân tộc thuận hòa
Giữ trong sáng Tiếng Việt là vô giá
Chớ nên lầm ‘giản thể’ bán ông cha.
TRUYỆN PIE ĐẠI ĐẾ Hoàng Kim
Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Le Nin. Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie đại đế ( tên thường gọi là Pyotr I ; tiếng Nga: ‘Пётр Алексеевич Романов, Пётр I, Пётр Великий’, có sách viết theo tiếng Anh là Peter I hay tiếng Pháp là Pierre I ) sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg, là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V – một người yếu ớt và dễ bệnh tật – trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế hay Pierre Đại đế, Pie Đại đế ( tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.
Pie đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức đã bình chọn Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie đại đế đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…
Pie đại đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie đại đế đã tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối và rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.
Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng se sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.
Stalin rất ngưỡng mộ Pie đại đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được ! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu , qua gợi mở của người thư ký Stalin , mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ” giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.
Pie Đại đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie đại đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga; xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/truyen-pie-dai-de/
NHỚLỜI VÀNGALBERT EINSTEIN Hoàng Kim
Albert Einstein thật minh triết: “Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm (Love is a better teacher than duty). Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi (Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning). Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng (Science without religion is lame, religion without science is blind). Đừng tham công nhưng hãy cố gắng làm người có ích (Strive not to be a success, but rather to be of value). Nhớ lời vàng Albert Einstein. Học và thực hành tốt năm lời vàng này là đủ dùng cho cả một đời ( Hoàng Kim)
Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại Ulm là thị trấn nhỏ bên dòng sông Danube thuộc bang Baden-Württemberg của Đức. Einstein bỏ quốc tịch Đức năm 1896 và nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901, sau đó ông nhận quốc tịch Mỹ năm 1940 nhưng vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Ông mất vào lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955 tại Trenton, New Jersey, Mỹ . Albert Einstein là bác học đặc biệt nổi tiếng, cha đẻ của “thuyết tương đối” thiên tài và các danh ngôn minh triết.
Lược sử khoa học về Albert Einstein là vĩ nhân thay đổi thế giới, ông được biết đến như là một nhà vật lý lý thuyết người Do Thái gốc Đức mang quốc tịch Mỹ và Thụy Sĩ, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Albert Einstein mặc dù nổi tiếng nhất thế giới qua phương trình E = mc2 về sự tương đương khối lượng – năng lượng, ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện” là công trình về hiệu ứng quang điện có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Anbert Einstein cuộc đời và sự nghiệp được tóm lược như sau. Ông sau khi tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật Eidgenössische Technische Hochschule năm 1900 ở Zurich, Thụy Sĩ, ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901 và dạy toán tại một trường đại học kỹ thuật khác ở Winterthur, rồi từ 1902 đến 1908, bắt đầu làm việc cho văn phòng cấp bằng sáng chế kỹ thuật tại Bern, với chức vụ giám định viên kỹ thuật hạng III. Einstein trong thời gian này hoàn toàn tự nghiên cứu ngoài giờ mà không có nhiều liên hệ trực tiếp với đồng nghiệp và tài liệu khoa học nhưng ông đã có những phát kiến rất quan trọng về vật lý lý thuyết làm nền tảng cho sự nghiệp của ông sau này. Anbert Einstein nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich năm 1905 và cùng năm này xuất bản ba công trình khoa học trong đó có thuyết tương đối hẹp. Ngay sau khi ông công bố những phát kiến về nguyên lý tương đương của trọng trường năm 1907, ông được mời làm giảng viên Đại học Bern năm 1908, rồi trở thành giáo sư vật lý tại Đại học Zurich năm 1909 và bắt đầu nổi danh là một nhà khoa học vật lý hàng đầu. Năm 1911, ông đến giảng dạy tại trường Đại học Karl Praha là trung tâm khoa học nổi tiếng châu Âu và thủ đô của Tiệp Khắc. Ông đưa ra tiên đoán đầu tiên của thuyết tương đối rộng là ánh sáng phải đi theo đường cong khi qua gần Mặt Trời. Một năm sau đó, ông trở lại Zurich tiếp tục phát triển lý thuyết về trọng trường bằng tính toán tensor, với sự giúp đỡ của Marcel Grossmann nhà toán học danh tiếng và cũng là bạn học. Năm 1914 Anbert Einstein quay về Đức làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Năm 1915, lần đầu thuyết tương đối rộng được xuất bản. Năm 1919, đoàn chuyên gia người Anh đã đo đạc ánh sáng mặt trời khi có nhật thực và khẳng định tiên đoán thiên tài năm 1911 của Anbert Einstein. Trong khi ông trở nên nổi tiếng toàn cầu thì ở Đức ông bị các phần tử bài Do Thái gây rối và tấn công. Năm 1921 Anbert Einstein được nhận giải thưởng Nobel về vật lý đối với hiệu ứng quang điện mà không phải thuyết tương đối công trình nổi tiếng nhưng còn gây tranh cãi vào thời điểm đó. Từ năm 1920 đến năm 1927, ông đi khắp thế giới (1921 ở Mỹ, 1922 ở Pháp và Nhật, 1923 ở Palestine, 1924 ở Nam Mỹ) để thuyết trình khoa học và hoạt động xã hội . Bắt đầu từ năm 1927, Einstein tham gia vào một cuộc tranh luận với Niels Bohr về thuyết lượng tử. Ông làm việc quá sức và lâm bệnh năm 1928. Mặc dù bình phục ngay trong năm này, cường độ làm việc của ông buộc phải thư giãn hơn trước. Năm 1932, Einstein nhận giảng tại Đại học Princeton, tại Mỹ, và không quay trở lại nữa vì chính quyền chống Do Thái Đức quốc xã đã cầm quyền ở Đức. Năm 1933, ông tiếp tục chu du Oxford, Glasgow, Brussels, Zurich và nhận được những vị trí danh dự mà ông đã từng mơ ước vào năm 1901 từ Jerusalem, Leiden, Oxford, Madrid và Paris. Năm 1935 Einstein quyết định ở lại Princeton thực hiện những cố gắng trong việc thống nhất các định luật của vật lý. Năm 1940 ông nhận quốc tịch Mỹ, và vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Anbert Einstein không chỉ là khai sinh ra “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn là một nhà khoa học phản đối chiến tranh. Ông đã gây được 6 triệu đô la tiền quỹ bằng việc bán đấu giá bản viết tay về thuyết tương đối hẹp vào năm 1944. Phương trình năng lượng của vật chất: E=mc2 trong bao nhiêu năm trời chỉ là đề tài tranh luận của các cuộc cãi vả lý thuyết, cho đến khi kết quả thực tế về năng lượng hạt nhân của quả bom nguyên tử đã làm san bằng thành phố Hiroshima năm 1945 chứng minh sự thật của phương trình đó. Albert Einstein, tác giả của phương trình lừng danh này luôn coi thường và lãnh đạm mọi tôn vinh. Ông chỉ khao khát được suy nghĩ làm việc. Anbert Einstein bắt đầu lâm bệnh năm 1949 và viết di chúc năm 1950. Chính phủ Israel năm 1952, mời Einstein nhận chức tổng thống, nhưng ông đã từ chối. Một tuần trước khi mất, Anbert Einstein đã ký tên vào một bức thư kêu gọi các nước không xây dựng vũ khí hạt nhân. Ông mất tại Trenton, New Jersey, Mỹ lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955.