Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1185
Toàn hệ thống 1947
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 9 THÁNG 9
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc; #cltvn; #đẹpvàhay; Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm; Chợt gặp mai đầu suối; Trạng Trình; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Thăm thẳm trời sông Thương; Chuyện về vua Hàm Nghi; Đập Tam Hiệp Tam Tuyến; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Bình sinh Mao Trạch Đông; Bình sinh Tập Cận Bình; A Na Bình Minh An; Sông Thương ngày trở lại; Người vịn trời chấp sói; Những câu thơ lưu lạc; Thầy nghề nông chiến sĩ; Thầy bạn là lộc xuân; Trường tôi nôi yêu thương; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Ngôi sao mai chân trời; Đến Thái Sơn nhớ Người; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Ngày 9 tháng 9 năm 1791, Thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên George Washington. Ngày 9 tháng 9 năm 1828 ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga. Ngày 9 tháng 9 năm 1872 ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam (mất năm 1926). Ngày 9 tháng 9 năm 1976 ngày mất Mao Trạch Đông, lãnh tụ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bài chọn lọc ngày 9 tháng 9: #vietnamhoc; #cltvn; #đẹpvàhay; Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm; Chợt gặp mai đầu suối;Trạng Trình; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Thăm thẳm trời sông Thương; Chuyện về vua Hàm Nghi; Đập Tam Hiệp Tam Tuyến; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Bình sinh Mao Trạch Đông; Bình sinh Tập Cận Bình; A Na Bình Minh An; Sông Thương ngày trở lại; Người vịn trời chấp sói; Những câu thơ lưu lạc; Thầy nghề nông chiến sĩ; Thầy bạn là lộc xuân; Trường tôi nôi yêu thương; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Ngôi sao mai chân trời; Đến Thái Sơn nhớ Người; Ngọc lục bảo Paulo Coelho;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-9/

HỒ GƯƠM
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm
Bút son kiến quốc hạc đương chầu
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kìa tượng Vua Lê chót vót cao

1966
(Đã in trong tuyển tập Ngàn năm thương nhớ
NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004 nhân kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội)

Quadeochotgapmaidausuoi

CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI
Hoàng Kim

Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và  bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ

Thiên lý tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.

尋友未遇

千里尋君未遇君,
馬蹄踏碎嶺頭雲。
歸來偶過山梅樹,
每朵黃花一點春。

Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh,
Đường về vó ngựa dẫm mây xanh.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối
Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.

(Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy)

“Trăm dặm tìm không gặp cố nhân
Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân
Đường về chợt gặp cây mai núi
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”
(Bản dịch thơ của
Phan Văn Các)

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Hồ Chí Minh Thướng Sơn

“Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.”

Thướng sơn

Lục nguyệt nhị thập tứ,
Thướng đáo thử sơn lai.
Cử đầu hồng nhật cận,
Đối ngạn nhất chi mai.

上山





Dịch nghĩa

Ngày hai mươi bốn tháng sáu,
Lên đến núi này.
Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại,
Bờ bên kia có một nhành mai.

Dịch thơ

Hai mươi tư tháng sáu,
Lên ngọn núi này chơi.
Ngẩng đầu: mặt trời đỏ,
Bên suối một nhành mai.
(Bản dịch của Tố Hữu)

Hăm tư tháng sáu hôm nay
Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi
Ngẩng lên đỏ chói mặt trời
Bên kia khe một nhành mai xanh rờn
(Bản dịch của Xuân Thủy)

Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi.

“Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh  đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam.

“Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc.

Hồ Chí Minh nguyên tiêu

Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy).

Rằm Tháng Giêng
Hồ Chí Minh

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ)

Nguyên tác




滿

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

Tháng 2 năm 1948.

Nguồn:
1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975
2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Nhành mai trong thơ Bác

Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là  “Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân”. Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đóa hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”.

Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”.

Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài:

TẢO MAI

Vạn mộc đống dục chiết
Cô căn noãn độc hồi
Tiền thôn thâm tuyết lý
Tạc dạ nhất chi khai.
Phong đệ u hương khứ
Cầm khuy tố diễm lai
Minh niên như ưng luật
Tiên phát ánh xuân đài.

MAI NỞ SỚM

Vạn cây băng giá chết
Một cội ấm mọc ra
Đầu xóm trong tuyết đặc
Một cành đêm nở hoa.
Gió xa đem hương ẩn
Chim ngắm hoa trắng ngà
Năm tới như đúng tiết
Mừng Xuân sáng ánh tà.

Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ.

Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.”

“Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công.

Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh.

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm.

Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời.

Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC
Hoàng Kim

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.

LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY

Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.

Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.

Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:

#CNM365 #CLTVN 9 THÁNG 9
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc; #cltvn; #đẹpvàhay; Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm; Chợt gặp mai đầu suối; Trạng Trình; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Thăm thẳm trời sông Thương; Chuyện về vua Hàm Nghi; Đập Tam Hiệp Tam Tuyến; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Bình sinh Mao Trạch Đông; Bình sinh Tập Cận Bình; A Na Bình Minh An; Sông Thương ngày trở lại; Người vịn trời chấp sói; Những câu thơ lưu lạc; Thầy nghề nông chiến sĩ; Thầy bạn là lộc xuân; Trường tôi nôi yêu thương; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Ngôi sao mai chân trời; Đến Thái Sơn nhớ Người; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Ngày 9 tháng 9 năm 1791, Thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên George Washington. Ngày 9 tháng 9 năm 1828 ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga. Ngày 9 tháng 9 năm 1872 ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam (mất năm 1926). Ngày 9 tháng 9 năm 1976 ngày mất Mao Trạch Đông, lãnh tụ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bài chọn lọc ngày 9 tháng 9: #vietnamhoc; #cltvn; #đẹpvàhay; Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm; Chợt gặp mai đầu suối;Trạng Trình; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Thăm thẳm trời sông Thương; Chuyện về vua Hàm Nghi; Đập Tam Hiệp Tam Tuyến; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Bình sinh Mao Trạch Đông; Bình sinh Tập Cận Bình; A Na Bình Minh An; Sông Thương ngày trở lại; Người vịn trời chấp sói; Những câu thơ lưu lạc; Thầy nghề nông chiến sĩ; Thầy bạn là lộc xuân; Trường tôi nôi yêu thương; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Ngôi sao mai chân trời; Đến Thái Sơn nhớ Người; Ngọc lục bảo Paulo Coelho;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-9/

HỒ GƯƠM
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm
Bút son kiến quốc hạc đương chầu
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kìa tượng Vua Lê chót vót cao

1966
(Đã in trong tuyển tập Ngàn năm thương nhớ
NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004 nhân kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội)

Quadeochotgapmaidausuoi

CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI
Hoàng Kim

Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và  bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ

Thiên lý tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.

尋友未遇

千里尋君未遇君,
馬蹄踏碎嶺頭雲。
歸來偶過山梅樹,
每朵黃花一點春。

Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh,
Đường về vó ngựa dẫm mây xanh.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối
Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.

(Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy)

“Trăm dặm tìm không gặp cố nhân
Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân
Đường về chợt gặp cây mai núi
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”
(Bản dịch thơ của
Phan Văn Các)

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Hồ Chí Minh Thướng Sơn

“Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.”

Thướng sơn

Lục nguyệt nhị thập tứ,
Thướng đáo thử sơn lai.
Cử đầu hồng nhật cận,
Đối ngạn nhất chi mai.

上山





Dịch nghĩa

Ngày hai mươi bốn tháng sáu,
Lên đến núi này.
Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại,
Bờ bên kia có một nhành mai.

Dịch thơ

Hai mươi tư tháng sáu,
Lên ngọn núi này chơi.
Ngẩng đầu: mặt trời đỏ,
Bên suối một nhành mai.
(Bản dịch của Tố Hữu)

Hăm tư tháng sáu hôm nay
Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi
Ngẩng lên đỏ chói mặt trời
Bên kia khe một nhành mai xanh rờn
(Bản dịch của Xuân Thủy)

Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi.

“Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh  đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam.

“Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc.

Hồ Chí Minh nguyên tiêu

Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy).

Rằm Tháng Giêng
Hồ Chí Minh

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ)

Nguyên tác




滿

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

Tháng 2 năm 1948.

Nguồn:
1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975
2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Nhành mai trong thơ Bác

Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là  “Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân”. Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đóa hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”.

Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”.

Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài:

TẢO MAI

Vạn mộc đống dục chiết
Cô căn noãn độc hồi
Tiền thôn thâm tuyết lý
Tạc dạ nhất chi khai.
Phong đệ u hương khứ
Cầm khuy tố diễm lai
Minh niên như ưng luật
Tiên phát ánh xuân đài.

MAI NỞ SỚM

Vạn cây băng giá chết
Một cội ấm mọc ra
Đầu xóm trong tuyết đặc
Một cành đêm nở hoa.
Gió xa đem hương ẩn
Chim ngắm hoa trắng ngà
Năm tới như đúng tiết
Mừng Xuân sáng ánh tà.

Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ.

Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.”

“Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công.

Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh.

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm.

Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời.

Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC
Hoàng Kim

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.

LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY

Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.

Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.

Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:

Lev Tonstoy viết  ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.

Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.

Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.

Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.

Lev Tonstoy viết  về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.

Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.

Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại trên chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến và tinh thần yêu nước của nhân dân Nga. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không hiểu. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên nữa mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản mà . tham gia tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.

“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân Nga và quân đội thiện chiến và tướng lĩnh giỏi của Pháp gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu này. Chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới. Phim Chiến tranh và Hoà bình có thời lượng : 484 phút (4 tập): Tập 1 – Andrei Bolkonsky Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966).

Sách Chiến tranh và hòa bình lời giới thiệu

Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”

”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”

GS Tôn Thất Trình trao đổi về Chiến tranh và Hòa bình

Giáo sư Tôn Thất Trình có bài viết khá dài về những hấp dẫn của kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình nhưng có nhận xét khá thú vị Thầy viết “Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga: Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ của Lỗ Tấn-Tàu, các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”

Vài ghi chép của Hoàng Kim

Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết?

George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống.

Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.

Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …

Lev Tonstoy năm kiệt tác, đọc lại và suy ngẫm.https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/.

Thăm thẳm trời sông Thương
NĂM MƯƠI NĂM NHỚ LẠI
Hoàng Hải Hưng
Huế 28/8/2022


(trích)

Về
Mai Sưu núi rừng bao bọc
Địa linh vùng chống Pháp thuở xưa
Làng thưa nấp dưới rừng già
Chợ phiên thời loạn toàn là lính thôi.

Năm mươi năm hôm nay gặp lại
Sửng sờ thương mừng tủi mày tao
Nhớ ngày đánh chốt, phá rào
Tử sinh gang tấc ai nào có hay

Cứ ngỡ bạn hôm nay không đến
Buột mồm kêu: mày vẫn sống à?
Nhìn nhau mắt cứ cay xè
Thương bao đồng đội không về hôm nay.

Đứa đau yếu lúc này chưa tới
Đứa thì nằm lạnh lẽo chiến trường
Nghĩ mà đứt ruột nhớ thương
Ước chi trở lại mái trường thuở xưa

Thời gian như giấc ban trưa
Chưa lơi chuyện đã tiễn đưa nhau về
Xa nhau lòng dạ tải tê
Biết khi nào lại trở về gặp nhau.

Thăm thẳm trời sông Thương

(Trích: NĂM MƯƠI NĂM GẶP LẠI, thơ Hoàng Hải Hưng, Huế 28/8/2022
https://www.facebook.com/photo?fbid=822693388909360&set=a.107435463768493https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-thuong-ngay-tro-lai/ và DẤU XƯA THẦY BẠN QUÝ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy/

Thư Trường ngày nhớ Bác
SÔNG THƯƠNG NGÀY TRỞ LẠI
Hoàng Kim


Dấu xưa thầy bạn quý
Về Trường để nhớ thương.
Một niềm tin thắp lửa
Trường tôi nôi yêu thương

Thầy bạn là lộc xuân
Sông Thương ngày trở lại
Vận khí và vận mệnh
Thao thức nhịp thời gian

Thăm thẳm đất miền Trung
Câu chuyện đứng trước biển
Đường xuân theo chân Bác
Giấc mơ lành yêu thương

Kính chúc Trường Đại Học Nông Lâm Đại học Huế Thầy Bạn Đoàn kết Chất lượng Trách nhiệm Sáng tạo Hội nhập với triết lý giáo dục nền tảng tuyệt vời Phát triển toàn diện; Gắn với thị trường lao động; Hội nhập Quốc tế, tỏa sáng tinh hoa là một trong những trường đại học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Hoàng Kim dịp hội trường lần này không sắp xếp về được. Chúc mừng quý thầy bạn và trân trọng cám ơn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/

NĂM MƯƠI NĂM GẶP LẠI
Hoàng Hải Hưng
Huế 28/8/2022

 

Năm mươi năm mới gặp lại nhau
Đầu xanh nay đã chuyển màu trắng tinh
Ôm nhau siết chặt ân tình
Lọt qua bom đạn chúng mình về đây.

Lâng lâng gặp bạn gặp thầy
Nói sao cho hết những ngày Đồn Lương
Nhà tranh vách đất dựng trường
Ăn ở kham khổ muôn đường khó khăn.

 

Hai đứa chung một chiếc chăn
Đêm Đông lạnh cóng vừa nằm vừa run
Ra hồ lặn ngụp dưới bùn
Mò trai bắt ốc, để cùng nấu ăn.

Thầy cô kiểm, dấu biệt tăm
Khổ tuy là vậy vẫn chăm học hành
Tết Độc Lập xếp bút nghiên


Lên đường đánh Mỹ trầm hùng hành quân

Xa thầy bạn về nơi Tân Dĩnh
Tình quân dân rất đỗi thân thương
Dân quý bộ đội như con
Miếng ngon điều tốt yêu thương chan hòa. 

Về Mai Sưu núi rừng bao bọc
Địa linh vùng chống Pháp thuở xưa


Làng thưa nấp dưới rừng già 
Chợ phiên thời loạn toàn là lính thôi.

 

Năm mươi năm hôm nay gặp lại
Sửng sờ thương mừng tủi mày tao
Nhớ ngày đánh chốt, phá rào
Tử sinh gang tấc ai nào có hay

 

Cứ ngỡ bạn hôm nay không đến
Buột mồm kêu: mày vẫn sống à?
Nhìn nhau mắt cứ cay xè
Thương bao đồng đội không về hôm nay.

 

Đứa đau yếu lúc này chưa tới
Đứa thì nằm lạnh lẽo chiến trường
Nghĩ mà đứt ruột nhớ thương
Ước chi trở lại mái trường thuở xưa

 

Thời gian như giấc ban trưa
Chưa lơi chuyện đã tiễn đưa nhau về
Xa nhau lòng dạ tải tê
Biết khi nào lại trở về gặp nhau.

Thăm thẳm trời sông thương

SÔNG THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.

QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim

Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng

Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi

Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!

Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui

Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời

Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)

*

Sớm xuân ngắm mai nở
Nhớ bạn thời thanh xuân
Thương bạn đêm đông lạnh
Thắp đèn lên đi em

Thoáng chốc năm mươi năm
Đường trần chân không mỏi
Vui đi dưới mặt trời
Giấc mơ lành yêu thương
Trà sớm thương người hiền

Sớm nay tiễn bạn quý
Thanh nhàn về
Chốn thiêng
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Chung sức trên đường xuân

Lời thương cùng tháng năm
Chọn giống sắn Việt Nam
Bài ca nhịp thời gian
Chín điều lành hạnh phúc

* Cảm ơn thầy bạn gia đình sắn Việt Nam và các bạn gợi nhớ năm tháng không quên Qua sông Thương gửi về bến nhớ
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-thuong/

Chiều sông Thương

 

TỔ QUỐC
Thanh Thảo


vệt nắng mỏng trước sân mái gà cục tác
con tôi ngủ trong nôi văng vẳng tiếng còi tàu
bữa cơm gia đình tôi trộn bắp trộn sắn bảy mươi phần trăm
mùa xuân những cơn bão hung hãn bất ngờ ập tới

trầm tĩnh như rừng kia như biển kia
Tổ Quốc tôi đứng lên trước bầy xâm lăng phương bắc
những dãy núi cong cánh cung những nỏ thần khủng khiếp
lại tung hàng loạt mũi tên xuyên ngực quân thù

ải Nam Quan ngọn khói xưa Nguyễn Trãi nuốt nước mắt quay về
mười năm nằm gai nếm mật
hẽm Chi Lăng lầm lì sông Kỳ Cùng bốc cháy
pháo đã giăng từ ngàn vạn điểm cao

quân di chuyển những dòng sông chảy ngược
mây uy nghi Yên Tử thuở nào
còn in dáng Trần Nhân Tông mắt dõi về phương bắc
tính nước cờ ung dung trên cao

sông Kỳ Cùng những tảng đá lên hơi
đùa với mặt trời trong nước
tôi chỉ đến tắm một lần nhưng đó là Tổ Quốc
chảy lặng thầm suốt cuộc đời tôi

những câu lượn câu sli đêm chợ Kỳ Lừa
chén rượu nồng thơm sắc màu thổ cẩm
vó ngựa gõ dòn lâng lâng sương khuya
khẩu súng chống tăng ghì chặt vào vai

anh xạ thủ H’ Mông mười tám tuổi
khi lũ giặc đang điên cuồng lao tới
một chấm nhỏ trên bản đồ một chấm nhỏ thiêng liêng
phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất

phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ Quốc
quả đạn rời nòng trong chớp mắt
xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa
anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt

gương mặt dịu lành như Tổ Quốc chúng ta

(Nhớ bạn)

Sông Thương;

NGƯỜI LÍNH GIÀ THỜI BÁC
Hoàng Kim

Việt Nam con đường xanh
Quốc kỳ hồn đất nước
Người lính già thời Bác
Thầy bạn trong đời tôi

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguoi-linh-gia-thoi-bac

Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại.
Phạm Hồng dương thế chín ba tròn.
Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc. 
Hưu về tóc bạc vẫn lòng son.

Tôi có anh Phạm Hồng người lính già thời Bác, người chính ủy sư đoàn 325 B và sư đoàn 356 xưa, thân như anh em ruột, ngày 10 tháng 9 Kỷ Hợi nhằm ngày 8 tháng 10 năm 2019 anh từ trần lúc 93 tuổi. Buổi khuya đêm 16 tháng 2 năm 2020 tôi thảnh thốt bật dậy vì chuông reo vào giờ khuya, tôi mở máy, thấy hiện số điện thoại của anh nhưng tôi gọi lại thì không được. Hôm sau, ngày 17 tháng 2 lúc mờ sáng, tôi gọi lại thì chị Hảo vợ anh xác nhận là anh đã mất nhưng gia đình không báo tin vì anh em đồng đội ở xa (*) . Năm 2008, anh lúc 82 tuổi vẫn ghi thư cho tôi mà lời văn và câu thơ minh mẫn lắm. Anh đã có một thời gian làm thư ký của bác Giáp, tuyên huấn và nhân cách thật tuyệt vời Anh thật vui vẻ, tráng kiện, lạc quan và thực sự là “người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong“:  Câu chuyện về bộ đội anh Văn, người lính cụ Hồ, năm cha con ra trận. Câu chuyện về một gia đình quân nhân, thanh bạch, trung trinh, nặng lòng vì nước. Tôi nhớ mãi kỷ niệm ngày tôi lần hồi về Hải Dương thăm anh. Anh nghe chuyện tôi đã nhận quyết định chuyển ngành trở về trường đại học trước kỳ lĩnh quân trang hàng năm và tự trọng không chịu trả quyết định để có thêm bộ quần áo mủ giày và lương khô mà cả cười. Năm anh em trong phòng tham mưu sư đoàn 325 B sau này tăng cường khung cho sư đoàn 356 ‘nước mắt Vị Xuyên ” đều không trở về. Đó là một câu chuyện dài cảm động Tôi nhớ anh chị Hồng Hảo cùng gia đình (xem ảnh) nên lần hồi
tìm thư anh đọc lại  (Hoàng Kim). Thư và thơ anh như một lời ký thác.

Hải Dương những ngày đầu năm 2008
Út Kim thương nhớ!

Xa em, càng nhớ những ngày này 35 năm trước, theo lệnh tổng động viên của Chủ tịch Nước, hàng chục vạn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã xếp bút nghiên lên đường cùng cả nước “đánh cho Mỹ cút” như lời Bác Hồ dặn. Anh cùng đơn vị được đón em từ Trường Đại học Nông nghiệp cùng hàng ngàn anh em về huấn luyện chi viện chiến trường.

Biết em là con út, mới lớn lên đã sớm mồ côi cha mẹ, ngày chỉ được ăn một bữa, áo chỉ mặc một manh … mà đã có chí học hành thành sinh viên đại học, tình nguyện vào chiến trường đánh Mỹ!

Anh và đồng đội để em cùng đơn vị vào miền Nam đánh vài trận rồi gọi ra ngay để có kinh nghiệm về đội huấn luyện, góp sức đào tạo hàng vạn tiểu đội trưởng “khuôn vàng thước ngọc” của phân đội nhỏ nhất trong quân đội ta. Hàng vạn tiểu đội trưởng từ đoàn 568 anh hùng đã phụ trách hàng vạn tiểu đội với hơn mười vạn quân đi khắp chiến trường chống Mỹ xâm lược.

Cùng lúc ấy, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1972, đã có nhiều bạn sinh viên của em trong 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn vào đánh giặc ở thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm… Sau này, cả nước và thế giới đều biết những người con “tiền trí thức” yêu quý của dân tộc và quân đội ta từ trường đại học hiên ngang đi thẳng ra chiến trường đánh Mỹ, trở thành những anh hùng bất tử với dòng Thạch Hãn:

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi thanh xuân thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.

Em cùng với những bạn trí thức ngày ấy đã xứng đáng với lòng tin yêu và truyền thống của đoàn 568 làm tốt nhiệm vụ đào tạo tiểu đội trưởng cho chiến trường, rồi học tiếp đại học, lấy bằng tiến sĩ, về làm giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp, ngày đêm gắn bó với Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Nay em lại làm giảng viên đại học, góp phần đào tạo những kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ của hơn 45 triệu nông dân đã đang nuôi sống cả xã hội và đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Nhân năm mới, mừng hai em không ngừng tiến bộ và thành đạt trên con đường khoa học của mình, mừng hai cháu Nguyên Long nối tiếp truyền thống gia đình, luôn tiến bộ trưởng thành. Mong được đón các em và các cháu. Gửi các em những dòng tâm tình của anh trong trang thơ kèm đây nhân 80 mùa xuân.

Anh chị Hồng, Hảo

MỪNG TUỔI TÁM MƯƠI
Phạm Hồng

Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại
Xuân nay mình đã tám mươi tròn
Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc
Hưu về tóc bạc vẫn lòng son

Nhớ buổi đầu vào Vệ quốc quân
Dối nhà đi họp đã hơn tuần
Kiểm tra sức khoẻ năm phòng huyện
Suýt bị trả về: chưa đủ cân!

Trận đầu bố trí ở Cầu Bây
Giáo búp đa sắc lẹm trong tay
Đợi địch tràn sang là xốc tới
“Đánh giáp lá cà” với giặc Tây.

Trận hai chặn Pháp ở cầu Ghềnh
Quê hương Bãi Sậy giáp Như Quỳnh
Với khẩu súng trường, viên đạn thép
Quần với thằng Tây cao lênh khênh

Trận ba được nhận khẩu tiểu liên
Với mười viên đạn một băng liền
Chặn giặc từ đầu đường “ba chín”
Thôn nghèo Yên Lịch dạ trung kiên!

Vừa đánh Tây vừa cõng thương binh
Vượt sông giá lạnh lúc bình minh
Máu đồng đội thấm đầy quân phục
Vẫn chẳng rời nhau nghĩa tử sinh!

Thế rồi hơn bốn chục mùa xuân
Chiến trường giục giã chẳng dừng chân
Theo anh Văn, ngọn cờ Quyết thắng
Bác Hồ cùng chúng cháu hành quân!

Cả đời mãi miết cuộc trường chinh
Ơn vợ, quê hương vẹn nghĩa tình
Tần tảo nuôi con, chăm cha mẹ
Vượt ngàn gian khó, giỏi mưu sinh!

Pháp Mỹ chạy rồi, nước chửa yên
Hai đầu biên giới lửa triền miên
Năm cha con lại cùng thắng giặc
Trên biên phía Bắc bảy năm liền.

Trở về đội ngũ cựu chiến binh
Cháu con đều tiến bộ, trưởng thành
Cùng anh em tiếp vun truyền thống
Chung tay làm rạng rỡ quê mình…

Sức mạnh nhân dân và đồng đội
Dựng làng văn hoá thật kiên trung
Vượt bao thử thách hai thời đại
Quê hương Tán Thuật xã anh hùng.

Tám chục tuổi đời vẫn thanh xuân
Sáu hai tuổi Đảng vẫn kiệm, cần
Liêm chính làm theo lời Bác day
Vinh nào bằng “công bộc nhân dân”

Mười tám năm qua hưu chẳng nghỉ
Đồng đội luôn về sum họp vui
Mọi việc làm đều cùng suy nghĩ
Đơm hoa, kết trái đẹp cho đời

Vui thay mình đang tới tám hai
Phía trước đường xuân vẫn rộng dài
Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc
Ngẩng đầu thẳng bước tới tương lai.

Xuân Mậu Tý 2008

PHẠM HỒNG
CCB nhà 8/17 đường Trần Khánh Dư, Bạch Đằng
Phường Trần Phú, Thành phố Hải Dương; ĐT 0396620183.
anh Phạm Hồng là chính ủy sư đoàn 325 B, khung sư đoàn 356 ‘nước mắt Vị Xuyên’ . Anh Hồng từ trần ngày 20 tháng 9 âm lịch Kỷ Hợi nhằm ngày 10 tháng 8 dương lịch năm 2019 hưởng thọ 93 tuổi, Anh Phạm Hồng đúng là NGƯỜI LÍNH GIÀ THỜI BÁC. Anh ấy dường như ký thác cho chúng ta bài viết này để dành cho biểu tượng Tổ Quốc ‘nước mắt Vị Xuyên ở Hà Giang ngày này 17 tháng 2 (mặc dù ngày 12 tháng 7 là ngày giỗ trận sau 5 năm ngày mở đầu này, ngày 600 anh em F356 hi sinh). Con trai anh Hồng nay nối nghiệp anh làm ở VTV. Thơ anh thật trong sáng, giản dị, anh sống cần kiệm liêm chính cho tới ngày anh trở về đơn vị cũ, nơi hầu hết anh em sư đoàn 356 của anh đều hóa đất đá biên cương.

NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI
Hoang Kim

Hà Giang ơi Hà Giang ơi
Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời
Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói
Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi.

Trời rất xanh và rừng rất sâu
Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu
Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc
Núi Tản ngàn năm biếc một màu.

Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím
Bạn ra kéo mình ra búa
Trò chơi mê mãi suối bên mai
Người vịn trời xanh chấp sói rừng.

(*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân.

Đi theo dòng thời gian

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Thơ anh Hoàng Trung Trực

Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.

Hai anh em giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)
trích
Hoàng Trung Trực đời lính

Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp

Từ Khát vọng đến CNM365

DẤU XƯA THẦY BẠN QUÝ
Hoàng Kim

Thầy bạn là lộc xuân. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”. Thầy bạn quý đã lưu dấu đặc biệt sâu sắc trong đời mỗi chúng ta. Kính chào thầy bạn thân thương. Gặp nhau hay ngắm ảnh là quý lắm rồi; xin chúc mừng thầy bạn và tỏ lời biết ơn chân thành. Lời thương “Ta đi về chốn trong ngần Để thương sỏi đá cũng cần có nhau”. Cao hơn trang văn là cuộc đời. Ngắm hình ảnh thầy bạn, lòng tôi thật bồi hồi xúc động. Hoàng Kim bảo tồn một ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học và 6 lớp trường đời: Trồng trọt 4, lớp sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận; Trồng trọt 10; Trồng trọt 2A; Trồng trọt 2B; Trồng trọt 2C của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang), với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam hiện nay. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy/..

Video links K4 ĐHNN2 Về nguồn: Dấu xưa thầy bạn quý 1 https://youtu.be/jjcyeTAWkSk Dấu xưa thầy bạn quý 2 https://youtu.be/CPMB8HO2o18 Dấu xưa thầy bạn quý 3 https://youtu.be/TRydNh_CsLQ Dấu xưa thầy bạn quý 4 https://youtu.be/ZbRn5E3v1Tg, Dấu xưa thầy bạn quý 5 https://youtu.be/M_UzejaF-iw; Dấu xưa thầy bạn quý 6 https://youtu.be/3GhnJ7_DH9s; Dấu xưa thầy bạn quý video6 https://youtu.be/xiquHaK6MZU Dấu xưa thầy bạn quý video7 https://youtu.be/6zS6abrz78A; Dấu xưa thầy bạn quý video 8 https://youtu.be/vMX87Cxfitw; Dấu xưa thầy bạn quý video9 https://youtu.be/twd3XP6uPBQ video của Đỗ Huy Bằng, Lâm Quang Hinh. Hoàng Kim tích hợp thông tin tại https//hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy/; (phần đọc thêm là tư liệu cá nhân để nhớ)

Đại Học Huế Trường Đại học Nông Lâm kỷ niệm 50 năm cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Nông nghiệp 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế lên đường nhập ngũ, Thừa Thiên Huế ngày 29 tháng 8 năm 2022. Bài viết đỉnh của Hoàng Hải Hưng 50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc độnghttps://lsvn.vn/50-nam-cuoc-gap-mat-an-tinh-va-xuc-dong1661826775.html

“Trong số những người lên đường ngày ấy, ngày kỉ niệm 50 năm này chỉ được hơn một phần ba về gặp mặt. Tuy số lượng không được đủ nhưng khi gặp lại nhau ai cũng mừng mừng, tủi tủi” . 50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 đưa tin.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Đức, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, thay mặt lãnh đạo nhà trường báo cáo thành tích của nhà trường trong 50 năm qua. Trong những năm mới thành lập tại tỉnh Hà Bắc vô cùng khó khăn, nhà cửa bằng tranh tre, nứa lá, vách xây bằng đất sét đổ khuôn, mái lợp bằng lá cọ, nhưng nhà trường luôn đạt thành tích cao trong dạy và học. Sau khi đất nước thống nhất có hàng trăm sinh viên nhà trường xung phong vào các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, Côn Đảo chi viện đắc lực cho các địa phương phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế. Hiện nay, nhà trường có 4 Giáo sư, 34 Phó Giáo sư, 115 Tiến sĩ, số giảng viên có trình độ Tiến sĩ chiếm 46%. Nhà trường thực hiện phương châm: “Phát triển toàn diện, gắn với thị trường lao động, hội nhập quốc tế”. Nhà trường luôn đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, chủ động đa dạng hóa và mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý, nâng cao chất lượng, đào tạo toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến nay nhà trường có 28 ngành nghề đào tạo hệ đại học chính quy, 11 ngành đào tạo Thạc sĩ và 9 ngành đào tạo Tiến sĩ, quy mô đào tạo 4.200 sinh viên, học viên. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đào tạo cung cấp nguồn lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến theo hướng hội nhập và phát triển. Cung cấp cho đất nước 35.000 kỹ sư, 2.700 Thạc sĩ, trên 80 Tiến sĩ.50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 thông tin tiếp.

Hội cựu giáo viên, sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc ngày 28 8 2022 gặp mặt thân mật kỷ niệm 50 năm ngày lên đường nhập ngũ (2/9/1971- 2/9/2022). Video link ĐHNLHuế kỷ niệm 50 năm nhập ngũ https://youtu.be/E1e-kGj-BnYhttps://youtu.be/7c4WQm58oHg

Thông tin chuỗi sự kiện mới 25/8-2/9/2022 liên tục tại #cnm365 #cltvn 25 tháng 8; #cnm365 #cltvn 26 tháng 8; cnm365 #cltvn 27 tháng 8; #cnm365 #cltvn 28 tháng 8; #cnm365 #cltvn 29 tháng 8; #cnm365 #cltvn 30 tháng 8; #cnm365 #cltvn 31 tháng 8; #cnm365 #cltvn 1 tháng 9 ; #cnm365 #cltvn 2 tháng 9; chuỗi sự kiện của năm năm trước Video Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Nông Lâm Huế; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy

Trường tôi nôi yêu thương, Một niềm tin thắp lửa. Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học.Thầy bạn là lộc xuân, Thầy bạn trong đời tôi; Lời Thầy dặn thung dung; Về Trường để nhớ thương. Đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. Thật hạnh phúc và yêu thích khi “Ta vui hòa nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường”. Thông tin gia đình Nông nghiệp tại sự kiện hội trường ngày Độc Lập mới nhất và các tư liệu cá nhân được bảo tồn tại đây https://cnm365.wordpress.com/https://hoangkimvn.wordpress.com Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG
Hoàng Kim


Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy bạn ngày vui hẹn gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là ve-truong-de-nho-thuong-1-2.jpg

Bài đăng trên Kỷ Yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trang 146; xem tiếp hình ảnh https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng
Kim

Thuyền độc mộc xưa vượt thác mây
Nay suối còn vương mạch vẫn đầy
Nghiệp lớn sông dài khơi luồng cạn
Kỳ Lộ dòng thiêng nước chảy hoài

THÁC MÂY MÙA NƯỚC CẠN
Trịnh Tuyên

Rủ nhau tìm ngắm chốn nơi đây
Tình bạn xưa nay vẫn đong đầy
Chớ dại đổ liều như thác nhé
Nước còn không có, nói chi mây.

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên


‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần
ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm
hữu lý
trạng Trình

đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn
Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …

BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm. Xem Video Bản Giốc và Kalong tuyệt đẹp ở đây https://www.facebook.com/AmazingThingsInVietnam/videos/260029285748758 và tích hợp trong tài liệu này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-gioc-va-ka-long/

Bản Giốc và Ka Long “Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một liên hệ thú vị https://hoangkimlong.wordpress.com/2021/03/31/ban-gioc-va-ka-long/Sông Kỳ Lộ Phú Yênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-ky-lo-phu-yen/

CHÂU VĂN TIẾP PHÚ YÊN
Hoàng Kim


Tùng Châu, Châu Đức vẹn trước sau
Đào Công, Châu Công thật anh hào
Văn xây thành lũy thầy Nội Tán
Võ dựng cơ đồ trí Lược Thao
Ngọa Long chặn địch ba phòng tuyến
Lương Sơn tá quốc cứu binh trào
Đồng Xuân hưng thịnh dày công đức
Ân nghĩa cho đời quý biết bao !

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bc23e-lahai.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 9656a-46400358.jpg

ĐẬP TAM HIỆP TAM TUYẾN
Hoàng Kim

Bình sinh Mao Trạch Đông có hai đại kế :Đập Tam Hiệp Tam Tuyến”, “Trung Nam Hải Thiên An” được coi là hai sáng tạo và công nghệ ‘của ông ở tầm vĩ mô toàn cầu với tầm đỉnh quốc gia, sánh ngang với đại kế “Liên Nga bạn Ấn mở rộng Á Âu Phi”, “Vành đại và con đường”: của Bình sinh Tập Cận Bình. Đập Tam Hiệp Tam Tuyến là một trong những chủ điểm rất nóng của Thế sự bàn cờ vây, được khởi động từ thời Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông cho đến thời Chủ tịch Tập Cận Bình ngày nay, và hiện vẫn là chủ đề nóng..

Tổng kết đời mình Mao Trạch Đông đã viết: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” tôi đã ngoài 80, người gia bao giờ cũng nghĩ đến hậu sự. Trung Quốc có câu cổ thoại, ý nói: “đậy nắp quan tài định luận”. Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài nhưng cũng sắp đến lúc rồi, có thể định luận được rồi. Trong đời tôi đã làm hai việc, một là đấu tranh với Tưởng Giới Thạch mấy chục năm, đuổi hắn chạy ra ngoài đảo xa. Rồi kháng chiến tám năm, đã mời được người Nhật Bản trở về nhà họ. Với sự việc này không có mấy ai dị nghị , chỉ có năm ba người xì xào đến tai tôi, đó là muốn tôi sớm thu hồi mấy hòn đảo kia về. Một sự việc khác, các đồng chí đều biết, đó là việc phát động đại Cách mạng Văn hóa. Về việc này người ủng hộ không nhiều, người phản đối không ít.Hai việc này đều chưa xong. Di sản này phải giao lại cho đời sau. Giao như thế nào? Giao một cách hòa bình không được thì phải giao trong sự lộn xộn . Làm không nên có khi còn đổ máu. Vì thế, các đồng chí làm như thế nào, chỉ có trời biết”

“Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách Tam Tuyến được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.” Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói: Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”… Ông quyết định đại kế Đập Tam Hiệp, công trình trị thủy kết hợp quốc phòng kinh hoàng, có giá trị của ‘quả bom nước’ vượt xa công lực của bom nguyên tử, bài học rút tỉa từ Trận Vũ Hán lịch sử và Lụt sông Hoàng Hà năm 1938 Nó quét sạch các hạm đội địch cực mạnh ngược Trường Giang, giữ vững thế trận cuối cùng.

TuMaoTrachDong

Một bức tượng của Mao Trạch Đông tại Thẩm Dương, ngày 7/ 5/ 2013. Ảnh Reuters

Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Mao Trạch Đông có thể so sánh với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Mao Trạch Đông nếu so sánh với Lê Nin cũng là xác đáng, vì họ đều sống ở thế kỷ 20, Lê Nin là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa Marx ở nước Nga, cũng như Mao Trạch Đông là người kiến tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc. Mao Trạch Đông thoạt nhìn dường như nổi bật hơn Lê Nin bởi vì dân số Trung Quốc gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông. Ngày nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn theo Mao của phương lược trường chinh trổi dậy là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”. Xem tiếp Trận Vũ Hán lịch sửhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-vu-han-lich-su/; Đi thuyền trên Trường Gianghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-thuyen-tren-truong-giang/; Bình sinh Mao Trạch Đônghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/binh-sinh-mao-trach-dong/; Bình sinh Tập Cận Bình https://hoangkimlong.wordpress.com/category/binh-sinh-tap-can-binh/

Đập Tam Hiệp Tam Tuyến đang là điểm nóng của Trung Quốc ngày nay. Học giả và chuyên gia môi sinh Trung Quốc lên tiếng về độ an toàn của các đập nước trong vùng địa chấn Tây Nam Trung Quốc kể cả Lan Thương Mekong. Cảnh báo lũ tại đập Tam Hiệp. Trung Quốc đối mặt với trận lụt tồi tệ nhất trong 70 năm sau nhiều tuần mưa lớn; thảm họa đã được tuyên bố ở 24 khu vực, bao gồm cả vùng thượng lưu của Dương Tử; 7.300 ngôi nhà đã bị sập và thiệt hại vượt quá 20,7 tỷ nhân dân tệ Mưa lũ lịch sử trong vòng 70 năm tại Trung Quốc: Mối liên hệ đáng sợ với Việt Nam (ảnh Triệu Quang, báo Dân Việt 7/2020). Trung Quốc ngày nay tiếp tục vận hành đập thủy điện khổng lồ Ô Đông Đức cao hơn đập Tam Hiệp. Theo Reuter ngày 30 tháng 6 năm 2020, Trung Quốc bắt đầu vận hành đập thủy điện Ô Đông Đức là đập thủy điện lớn thứ tư ở nước này và là đập lớn thứ bảy trên thế giới, với chiều cao của đập là 270m so với chiều cao 181m của đập Tam Hiệp..Trung Quốc một suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Lời dặn của Thánh Trần
Trung Quốc một suy ngẫm

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam/

Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Một niềm tin thắp lửa
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-den-truc-lam/

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter.

Số lần xem trang : 16267
Nhập ngày : 09-09-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 27 tháng 6(27-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 26 tháng 6(26-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 24 tháng 6(24-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 23 tháng 6(23-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 22 tháng 6(21-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 21 tháng 6(21-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 20 tháng 6(21-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 19 tháng 6(21-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 18 tháng 6(21-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 17 tháng 6(21-06-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007