Số lần xem
Đang xem 6632 Toàn hệ thống 10499 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như lời giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá họa dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên lụy đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hóa…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hóa của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).
Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.
YÊN TỬ
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)
(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.
(Bản dịch của Lê Cao Phan)
Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976
Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!
(Bản dịch của Lâm Trung Phú)
NGÔN CHÍ
Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.
Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời
CỬA BIỂN
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời
Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?
Dịch nghĩa THAN NỔI OAN
Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?
Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:
Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?
Bản dịch của Thạch Cam
Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.
Bản dịch của Lê Cao Phan
TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?
Vũ Bình Lục
(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.
Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!
Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.
Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.
Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…
Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.
Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?
Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.
‘NHẬT NGUYỆT HỐI RỒI LẠI MINH’
Trăng che mặt trời đêm rồi lại sáng
Thơ Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 bao chuyện lạ lùng Hoàng Kim
Ngày 9 tháng 3 năm 141 trước công nguyên
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi.
Nước Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm (sau) vết nhục nhã (mới) sạch làu.
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”…
“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Văn bia Vĩnh Lăng di sản rõ ràng.
(Sách sử nay Đinh Lê Lý Trần
thay thế cho Triệu Đinh Lý Trần
Trăng che trời, sửa thơ Nguyễn Trãi ???
Đối sao được Hàn Đường Tống Nguyên)
Nước Nam Việt Triệu Đà tích xưa còn đó
Thời Hán Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm (sau) vết nhục nhã (mới) sạch làu.
Chính sử vẫn còn, sự thật ở đâu???
Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng giao với trời
Nhật thực hôm nay.
Sau hơn 20 năm, với sự nỗ lực và kiên trì của các bậc tiền bối, đồng nghiệp và tôi đã lai tạo, tuyển chọn, khảo nghiệm diện hẹp, diện rộng trên các vùng sinh thái trồng điều của Việt Nam, đã xác định được 3 giống điều có năng suất hạt cao hơn 3 tấn/ha (trong điều kiện thâm canh), tỷ lệ nhân từ 28 – 32%. 3 giống điều AB29; AB05-08 và LBC5 đang được nông dân áp dụng rộng rãi khác các tỉnh trồng điều thuộc vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
Thay mặt tập thể nghiên cứu, tôi xin giới thiệu kết quả nghiên cứu chọn tạo 3 giống điều nói trên. Bạn đọc quan tâm xin vui liên hệ qua tác giả để được nhận báo cáo khoa học về 3 giống điều nói trên. Báo cáo AB29 (183 trang); AB05-08 (125 trang); LBC5 (140 trang). Nhóm tác giả sẽ chuyển bản PDF đến địa chỉ bạn đọc yêu cầu. Trân trọng. xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-cong-khanh-ngay-moi/
TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim
Trăng rằm khuya gọi cửa
Sáng lồng lộng vườn thiêng
Trời xanh trong thăm thẳm
Đất lam ngọc thanh thanh
*
Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người
Trăng rằm đêm Trung Thu
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm một lời Người nói …
Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con
Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm
Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm
Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.
Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh đi tìm cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.
*
Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học
Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn
*
Thắp đèn lên đi em
Trăng rằm soi ký ức
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không thể quên.
Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.
Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.
Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em
*
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh
Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.
*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà gi&agra
Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như lời giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá họa dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên lụy đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hóa…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hóa của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).
Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.
YÊN TỬ
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)
(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.
(Bản dịch của Lê Cao Phan)
Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976
Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!
(Bản dịch của Lâm Trung Phú)
NGÔN CHÍ
Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.
Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời
CỬA BIỂN
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời
Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?
Dịch nghĩa THAN NỔI OAN
Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?
Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:
Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?
Bản dịch của Thạch Cam
Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.
Bản dịch của Lê Cao Phan
TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?
Vũ Bình Lục
(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.
Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!
Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.
Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.
Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…
Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.
Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?
Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.
‘NHẬT NGUYỆT HỐI RỒI LẠI MINH’
Trăng che mặt trời đêm rồi lại sáng
Thơ Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 bao chuyện lạ lùng Hoàng Kim
Ngày 9 tháng 3 năm 141 trước công nguyên
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi.
Nước Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm (sau) vết nhục nhã (mới) sạch làu.
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”…
“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Văn bia Vĩnh Lăng di sản rõ ràng.
(Sách sử nay Đinh Lê Lý Trần
thay thế cho Triệu Đinh Lý Trần
Trăng che trời, sửa thơ Nguyễn Trãi ???
Đối sao được Hàn Đường Tống Nguyên)
Nước Nam Việt Triệu Đà tích xưa còn đó
Thời Hán Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm (sau) vết nhục nhã (mới) sạch làu.
Chính sử vẫn còn, sự thật ở đâu???
Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng giao với trời
Nhật thực hôm nay.
Sau hơn 20 năm, với sự nỗ lực và kiên trì của các bậc tiền bối, đồng nghiệp và tôi đã lai tạo, tuyển chọn, khảo nghiệm diện hẹp, diện rộng trên các vùng sinh thái trồng điều của Việt Nam, đã xác định được 3 giống điều có năng suất hạt cao hơn 3 tấn/ha (trong điều kiện thâm canh), tỷ lệ nhân từ 28 – 32%. 3 giống điều AB29; AB05-08 và LBC5 đang được nông dân áp dụng rộng rãi khác các tỉnh trồng điều thuộc vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
Thay mặt tập thể nghiên cứu, tôi xin giới thiệu kết quả nghiên cứu chọn tạo 3 giống điều nói trên. Bạn đọc quan tâm xin vui liên hệ qua tác giả để được nhận báo cáo khoa học về 3 giống điều nói trên. Báo cáo AB29 (183 trang); AB05-08 (125 trang); LBC5 (140 trang). Nhóm tác giả sẽ chuyển bản PDF đến địa chỉ bạn đọc yêu cầu. Trân trọng. xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-cong-khanh-ngay-moi/
TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim
Trăng rằm khuya gọi cửa
Sáng lồng lộng vườn thiêng
Trời xanh trong thăm thẳm
Đất lam ngọc thanh thanh
*
Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người
Trăng rằm đêm Trung Thu
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm một lời Người nói …
Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con
Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm
Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm
Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.
Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh đi tìm cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.
*
Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học
Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn
*
Thắp đèn lên đi em
Trăng rằm soi ký ức
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không thể quên.
Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.
Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.
Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em
*
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh
Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.
*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.
Bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi và bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) Tôi xin được chép về ở chung trang này
HỒ GƯƠM
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân
Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu !
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm?
Bút son kiến quốc hạc đương chầu !
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kía tượng vua Lê chót vót cao !
Minh SơnHoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782
CUỐC ĐẤT ĐÊM
Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
HẸN UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!
Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)
Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!
Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.
Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm
Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Hoàng Kim
1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm
TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ
Hoàng Kim
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.
Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Hẹn uống rượu ngắm trăng
NGUYỄN TRỌNG TẠO ĐỒNG DAO Hoàng Kim
Cảm ơn anh Duy-Man Vu đã chuyển tải tác phẩm ‘Hội ngộ Văn chương’ ưng ý và lắng đọng nhất, dường như là ‘bài giảng cuối cùng’, của nhà thơ nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo, tác giả ‘khúc hát sông quê’ sang tiếng Anh với văn phong hay chuẩn mực. Hôm nay là ngày đặc biệt Nguyễn Trọng Tạo bài giảng cuối cùng tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh, mà những người lính chiến trường và các bạn hữu, người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm
“… Vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng. Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!
1991
“… it is important whether the writer believes what he wrote are truth, are human, are compelling to the reader and guide their soul and their thought or not. This is not easy. I also have mulled several times about it. Believe it or not? And I wrote the poem “Believe or don’t believe it’s alright.” I would like to read this poem as my closing words:
BELIEVE OR DON’T BELIEVE IT´S ALRIGHT
forty-five steps of time upside down
I have overcome
you are just a fine line of silk away
I have not overcome
believe or don’t believe it’s alright
I have come to the bird’s cave, I have longed to eat the bird’s nest
but I have not tasted
the national forbidden food
I have heard from old time it’s great to be king
but sometimes I am afraid to be king
believe or don’t believe it’s alright
there is a clown who told me
– a clown’s life is so sad, my brother
and I have cried
believe or don’t believe it’s alright
but me, a writer, oh dear
I can’t write without belief.
Believe or don’t believe it’s alright!
1991
Nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 tại làng Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An. Cư trú tại P308, tòa nhà HH2A Linh Đàm Hà Nội đã từ trần ngày 7 tháng 1 năm 2019, an táng tại làng quê Nghệ An. Nguyễn Trọng Tạo tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh mà những người lính chiến trường và các bạn hữu người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm. ‘Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao’ ấn tượng nhất trong tôi các tác phẩm “Khúc hát sông quê”, “Biển” “Tin thì tin không tin thì thôi ” “Ngày không em” “Đi bộ cùng quá khứ”
BIỂN
Nguyễn Trọng Tạo
Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi.
Bài “BIỂN” của anh Nguyễn Trọng Tạo hình như tôi chưa thấy in chính thức tại đâu, cũng như TỪ TUYỆT KHÔNG ĐỀ của anh Phan Chí Thắng dưới đây hình như tôi cũng chưa hề thấy ở sách Phan Chí Thắng nào cả. Hình như là các tác giả đã quên lãng nhưng sự ghi chép ‘Thơ hay về biển‘ và ‘Bài thơ Viên đá Thời gian‘ là nhịp đồng dao có thật.
TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ Phan Chí Thắng
Không có rượu sao mà say đến thế Giải Ngân Hà mờ tỏ bóng thời gian Ta đã được một lần say lặng lẽ Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.
Anh Tạo nói đúng: “Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”… “Văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn … Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”. Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2”
Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy, bạn bè anh vậy, nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. Hôm nay nữa, một hình ảnh và mẫu thoại ngắn của tôi THÍCH CÁI KHOE CỦA NGƯỜI TỬ TẾ từ ngày 9 Tháng 9, 2017 được các bạn nhắc lại mà bùi ngùi nhớ: .”Giản dị thế mà sống, cần đếch gì chụp giật, phỏng ạ, Niềm vui cứ nho nhỏ thế thôi…” Văn Công Hùng viết vậy còn Phan Chi thì viết “lão Hâm ghét ông Nguyễn Trọng Tạo thêm 5 phút nữa. (Không kiếm được vé đi nghe đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo nên post bài này lên cho… bõ tức). Lão nông Trần Duy Quý thì khoe “Dân phấn khởi quá, vì so với giống Bắc Thơm 7 năng suất Sơn Lâm 1 vượt ít nhất 80 kg/ sào mà gạo hai giống ngon như nhau. Giá bán gạo đều 16-18 k trên kg nên hiệu quả rõ rệt. Dân tuyên bố sẽ trồng Sơn Lâm 1 thay cho Bắc Thơm 7 cả vụ xuân lẫn vụ mùa”. Cô Nguyễn Thị Trúc Mai thì khoe: “Bốn tháng sau trồng, không cần quảng cáo”. Anh Trần Mạnh Báo thì viết: “Sau nửa tháng đi công tác, hôm nay lại về với cánh đồng Trung tâm nghiên cứu thân yêu! Cảm ơn Mr Diệp (người e lệ đứng bên bờ ruộng) về ý tưởng trồng hoa trên bờ ruộng!”. Tôi thích cái khoe này. “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Cái khoe của họ là tiền tươi thóc thật của người tử tế. (Hoàng Kim)
Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo Vũ Duy Mẫn
Tháng 12 năm 2008 anh Tạo ghé chơi New York. Thanh Chung không lái xe nên mình thành tài xế và hướng dẫn viên đưa anh Tạo đi chơi nhiều buổi. Về nước thỉnh thoảng anh Tạo nhắc lại những kỷ niệm về chuyến thăm New York.
Bẵng đi nhiều năm, một ngày giữa tháng 3 năm 2015, nhận được tin nhắn của anh Tạo hỏi thăm. Anh nói sắp đi dự liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở Jakarta, tham luận của anh chưa được dịch ra tiếng Anh mà hạn nộp thì gần hết và anh “cầu cứu” nhờ dịch. Mình nói không quen dịch thơ văn nên giới thiệu vài tên tuổi cho anh, nhưng anh bảo hoặc không quen hoặc người đó không ở nhà nên không nhờ được.
Vậy là dùng trọn một đêm để chuyển ngữ. Bài tham luận của anh hay, thấy được những điều bổ ích khi đọc và chuyển ngữ nó.
Biết tin anh Tạo bệnh nặng và hôm nay thì anh đã ra đi mãi mãi. Thương tiếc một nghệ sỹ tài hoa. Xin đưa lại bài tham luận của anh như một nén nhang cầu chúc anh được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.
***
NGUYỄN TRỌNG TẠO (Tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 – Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học)
“Không có sách thì không có tri thức”, “Nhà văn là giáo sư của tâm hồn”. Những câu nói ấy luôn luôn là chân lý.
Chúng ta là những nhà văn, học giả, nghệ sĩ, và cả những người thưởng thức văn học nghệ thuật đến với Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 tại đất nước Indonesia giàu đẹp và có truyền thống văn hóa tỏa sáng lâu đời, tôi nghĩ rằng, chúng ta vô cùng biết ơn những sáng tạo tinh thần của nhau, và biết ơn những người thưởng thức nó, bởi người thưởng thức cũng chính là người sáng tạo thứ 2, sau những sáng tạo ban đầu của Nhà văn.
Là một Nhà thơ từ Việt Nam đến đây, tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng quan tâm đến độc giả văn học: tôi yêu độc giả của tôi, và tôi cũng rất sợ độc giả của tôi. Và đó cũng là điều tôi muốn nói trong cuộc thảo luận về “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” này.
1. Nỗi sợ đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.
Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”.
Tôi sợ những độc giả theo chủ nghĩa tiêu dùng khi họ tạo ra một làn sóng thị hiếu thấp làn sóng thị hiếu thấp, vì làn sóng ấy có thể đánh bại các nhà văn chân chính, đẩy các nhà văn chân chính vào chân tường trong cuộc chiến thị trường không cân sức.
Tuy nhiên, nhìn một phía nào đó cũng thấy “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng có phần tốt, nó làm cho văn học trở nên đa dạng và phong phú, nó đáp ứng nhu cầu giải trí của tầng lớp độc giả số đông là bình dân. Nhưng nó chỉ tạo ra diện rộng của văn học chứ không thể làm đỉnh của văn học.
Nhìn từ một phía khác, “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn.
Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.
Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế.
2. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2
Sợ, nhưng tôi luôn yêu độc giả của tôi. Dù họ chưa gặp tôi bao giờ, nhưng họ đã đọc tôi. Dù họ thích một câu thơ của tôi, một bài thơ của tôi, thậm chí họ không thích thơ tôi… nhưng họ đã đọc tôi. Hạnh phúc của Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung, phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được chia sẻ với chung quanh.
Có người nói rằng, “thi sĩ là người phá vỡ các thói quen của chúng ta”. Và tôi muốn nói thêm, độc giả có thể làm thay đổi sức sáng tạo của nhà văn. Đó là những độc giả luôn chờ đợi những tác phẩm mới của anh. Sự chờ đợi của độc giả, đặc biệt là độc giả tâm đắc, nó kích thích sự sáng tạo của nhà văn, khiến nhà văn không hài lòng với những gì đã có. Sự khó tính của độc giả cũng khiến nhà văn phá vỡ tính bảo thủ để vươn tới sự mới mẻ phía trước. Nhà văn sẽ thấy rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm, thiên chức của mình trước nghiệp văn, trước độc giả và thời đại.
Có một câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ mãi, đó là lần tôi công bố trên internet về một tuyển tập “Thơ và Trường ca” vừa xuất bản, thì có một độc giả người Việt Nam ở Ba Lan gửi 500 USD để mua 1 cuốn mà giá bìa chỉ 5 USD. Tôi muốn tặng thêm mấy cuốn nữa cho anh, nhưng anh không đồng ý. Đó là cuốn sách cao giá nhất trong cuộc đời sáng tác của tôi. Tôi hiểu, người độc giả ấy muốn chia sẻ để tỏ lòng yêu quý văn chương.
Mỗi nhà văn đều có những kỷ niệm khó quên với độc giả của mình. Có vui và có buồn. Nhưng điều nhạt nhẽo nhất là không vui cũng không buồn. Đó là thái độ dửng dưng của người đọc trước những sáng tạo của nhà văn. Thi sĩ Heinrich Heine cảm nhận thật sâu sắc về điều đó khi ông viết bài thơ đại ý thế này:
Người làm cuộc đời tôi
Khổ đau hơn cái chết
Là người không yêu tôi,
Và cũng không hề ghét.
Người đọc bài thơ đó, mỗi người một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau, họ sẽ hiểu bài thơ như Heine đã yêu đơn phương, và có khi họ còn hiểu xa hơn thế nữa, đó là sự cay đắng trong xã hội vô tình. Chính vì vậy mà họ – bạn đọc – là người sáng tạo thứ 2 của bài thơ.
Nhà văn luôn cám ơn độc giả, vì nhờ họ mà tác phẩm của mình không nằm nguyên trên trang giấy.
3. Tin hay không tin?
Dù những con sóng của chủ nghĩa tiêu dùng đang ào ạt xô bờ văn học, nhưng rồi cũng đến ngày nó sẽ êm đềm hơn. Bạn có tin điều đó sẽ xảy ra không?
Theo tôi, vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng.
Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:
TIN THÌ TIN KHÔNG TIN THÌ THÔI
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.
Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốtbản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.
MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN
Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Nhóm bạn chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene hiện nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông cũng là giáo sư thực thụ rất nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene đã tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria, đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia.
Sau này khi Martin Fregene tự nguyện về nước, tôi đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:
Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa
(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom). Ngày ấy Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.
Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched là người đã từng học ở trường đại học Cornell University, một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ
Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP và các nước châu Mỹ.
Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang
Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người
Mê xi cô tựa cổng trời (*)
Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê
Oregon thác uy nghi
Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân
Phải đi muôn dặm xa gần
Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa
Em về thưa với mẹ cha
Rằng anh còn bận đường xa chưa về
Trăm quê dẫu ngỡ là quê
Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình
Đã từng ly biệt tử sinh
Gừng cay muối mặn để thành quê hương
Đã từng gian khổ chiến trường
Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai
Anh đi núi rộng sông dài
Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em
Bởi đâu bạn lạ hóa quen
Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta
Anh về sẽ nối đường qua
Cánh thư chắp mối để xa nên gần
Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn
Gốc càng sâu rễ, cành càng xum xuê
(*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển;
(**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP.
Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia.
CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm; xem tiếp:Châu Mỹ chuyện không quên
MARK TWAIN NHÀ VĂN MỸ Hoàng Kim
Mark Twain đến nay vẫn được coi là ngôi sao sáng nhất trong giới những người cầm bút trên văn đàn Mỹ. Ông giống như vì tinh tú sao chổi Halley rực sáng trên bầu trời Florida khi ông sinh và mất. “Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học”. Mark Twain đã cống hiến cho nền văn hóa Mỹ một thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Tôi đã viết Châu Mỹ chuyện không quên khảo luận Borlaug và Hemingway, nay muốn viết đôi điều về Mark Twain con người kì dị này.…
Mark Twain cuộc đời và sự nghiệp
Mark Twain là nhà văn khôi hài và tiểu thuyết gia nổi tiếng bậc nhất của nước Mỹ. Mark Twain tên thật là Sam Langhorne Clemens, chào đời vào ngày 30 tháng 11 năm 1835 tại Florida, thuộc tiểu bang Missouri, Ông là đứa con thứ sáu trong bảy người con. Nơi Mark Twain sinh ra ngay tại bờ sông Mississippi con sông lớn nối hai miền bắc nam,thuộc miền đất được coi là trái tim của Hoa Kỳ, gần vùng biên giới. Cha của Mark Twain là luật sư John Marshall Clemens, đã rời khỏi tiểu bang Virginia để sang định cư tại Missouri. Mẹ của Mark Twain là bà Jane Lampton Clemens. người từ tiểu bang Kentucky. Cha mẹ ông gặp nhau khi cha ông dời đến sống ở Missouri và họ cưới nhau vào năm 1823. Hai tiểu bang Missouri và Kentucky vào thời đó, đều còn duy trì chế độ nô lệ. Năm 1821, Missouri được nhận vào Liên Bang Hoa Kỳ. Gia đình của cha mẹ Mark Twain không giàu nhưng cho các con được sống tự do, thoải mái.
Mark Twain khi lên 4 tuổi vào năm 1839, gia đình cha mẹ ông dọn về Hannibal, Missouri, một thị trấn cảng nằm về phía tây trên bờ sông Mississippi. cách thành phố lớn Saint Louis 120 dặm về phía bắc. Dân số của thị xã này thuở đó khoảng 1.000 người, một nửa là nô lệ da đen. Nhiều người nô lệ da đen không đủ giấy tờ đều bị bắt.và bị bán cho các đồn điền thuộc phía Nam như Louisiana, Georgia… Mark Twain trải qua tuổi thơ tại thị xã Hannibal, đã từng bơi lội trên sông, chơi đùa trong các cánh rừng hay trên các hòn đảo của dòng sông và đọc các cuốn truyện phiêu lưu mạo hiểm.
Mark Twain đã viết ra nhiều tác phẩm danh tiếng từ các phong cảnh, kinh nghiệm và kỷ niệm với dòng sông Mississippi. Đó là dòng sông lớn, nối miền bắc với các thành phố phía nam như Memphis và New Orleans, và do con sông Ohio hội nhập nên người dân có thể đi tới Cincinnati và nhiều thành phố khác thuộc miền đông.
Mark Twain sau năm 1847 khi người cha qua đời khi ông 11 tuổi đã tới học nghề với người anh tên là Orion, người này có một nhà in và một tờ báo. Thời ấy nghề thợ in không kiếm nhiều tiền, Mark Twain đã từng đi làm công tại nhiều thành phố như Keokuk, New York, và từng mơ tới xứ Nam Mỹ để tìm vàng, mong học cách làm giàu nhanh chóng.
Mark Twain đã tới học nghề lái tàu với ông Horace Bixby vào năm 1857 và đã ưa thích nghề mới này hơn tất cả các nghề khác từng làm trước kia. Vào thời kỳ đó, thuyền trưởng lái tàu trên sông là một người đứng sau bánh lái và nhiều phong cảnh đẹp của dòng sông đã hiện ra trước mắt, thời gian khác nhau trong ngày lại có các cảnh trí khác nhau, với các khúc sông quanh co chứa nhiều phong cảnh thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Các kinh nghiệm và kỷ niệm của quãng đời học nghề lái tàu này đã được Mark Twain mô tả trong cuốn truyện “Đời sống trên dòng sông Mississippi” (Life on the Mississippi). Sam Clemens lấy được bằng lái tàu trên sông vào năm 1859 nhưng rồi Nội chiến Hoa Kỳ đã xảy ra, khiến cho việc lưu thông trên sông Mississippi bị chấm dứt.
Mark Twain tham gia vào lực lượng quân sự miền Nam nhưng sau ba tuần lễ, đã đào ngũ, trốn đi theo nghề đào mỏ bạc tại tiểu bang Nebraska, rồi lang thang từ thị xã này qua thành phố kia và cuối cùng tới tiểu bang Nebraska, định cư tại thị xã Virginia City. Sam Clemens bắt đầu viết bài cho tờ báo Territorial Enterprise của thị xã này và bắt đầu Vào năm 1863, Sam Clemens dùng bút hiệu “Mark Twain”, có nghĩa là “sâu 2 tầm”, do từ các kỷ niệm lái tàu trên dòng sông Mississippi. Mark Twain sau mấy lần cãi nhau với chủ bút tờ báo, ông đã rời Nebraska và dọn qua tiểu bang California vào mùa xuân năm 1864.Mark Twain cho xuất bản cuốn truyện “Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras” (the Jumping Frog of Calaveras County) và đạt được danh tiếng nhà văn được yêu mến. Khi công ty Tàu Thủy Thái Bình Dương (the Pacific Steamboat Company) khánh thành tuyến đường thủy giữa thành phố San Francisco và các hải đảo Hawaii, Mark Twain được tờ báo The Sacramento Union phái đi làm phóng sự. Mark Twain đã viết một loại bài phóng sự du ký theo lối văn đàm thoại (colloquial speech) nổi danh là nhà viết văn khôi hài (humorist) trong văn chương Mỹ với lối văn hài hước giễu cợt trào lộng các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời . Ông được xếp hạng cùng với các nhà văn như Bret Harte, Artemus Ward và Petroleum V. Nasby là các nhà văn danh tiếng dân gian.
Mark Twain thực hiện một chuyến du lịch qua châu Âu và miền Đất Thánh Palestine bằng con tàu thủy Quaker City năm ăm 1867,. Các bức thư kể về chuyến du lịch này, gửi cho tờ báo Alta California tại thành phố San Francisco và tờ báo New York Tribune tại thành phố New York, được gom lại và xuất bản vào năm 1869 thành cuốn truyện “Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài” (The Innocents Abroad). Qua cuốn này, Mark Twain đã chế giễu sự điên khùng của nhiều du khách Mỹ đã phải băng qua đại dương để đi coi các ngôi mộ của những người đã chết trong khi còn rất nhiều thứ đang sống, đáng coi hơn tại Hoa Kỳ. Tác giả Mark Twain cũng viết khôi hài về các cảnh nhìn thấy, về các tập quán nghịch lý của các quốc gia đã đi qua và so sánh Hoa Kỳ là một đất nước sống động, đang phát triển, trái ngược với châu Âu là một miền đất đang thoái hóa, suy tàn. Tác phẩm của ông đã khiến ông nổi tiếng và được nhiều người tôn trọng, đồng thời các nhà văn Miền Tây Hoa Kỳ không còn bị coi thường như trước nữa
Mark Twain khi đã nổi tiếng, ông đã kết hôn vào năm 1870 với cô Olivia Langdon thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh người đẹp của thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư mà Mark Twain viết cho Olivia và cho các bạn của cô nàng, rồi về sau thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm “Tom Sawyer”. Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Tại nơi sau này đã ra đời các người con của Mark Twain: con trai Langdon chết non vào năm 1872 do bệnh bạch hầu lúc 19 tháng tuổi, sau đó là ba cô con gái Susy, Clara và Jean, chào đời trong các năm từ 1872 tới 1880. Vào năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford. Tại nơi đây, Mark Twain đã làm quen được một số nhân vật trong giới văn học, trong số này có William Dean Howells là một tác giả danh tiếng và chủ nhiệm của tờ nguyệt san “The Atlantic Monthly”. Howells đã sớm nhận ra tài năng hài hước của Mark Twain, ông đã khuyến khích nhà văn trẻ phát triển biệt tài đó bằng cách cố vấn và trợ giúp cho tờ nguyệt san Atlantic.
Mark Twain vào những năm 1880, đã thành lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 mỹ kim đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, nhà văn bị ô danh vì không trả được nợ. Nhưng nhà văn đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 đô la Mỹ mỗi lần và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm “Người ngồi trong bóng tối” (The Person sitting in the Darkness, 1901) và “Độc Thoại của Vua Leopold” (King Leopold ‘s Soliloquy, 1905).
Mark Twain sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh đau màng óc trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford vì những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909.
Mark Twain bị giáng những khó khăn tài chính và thảm cảnh gia đình khủng khiếp vẫn vượt lên nghịch cảnh để viết văn. Các tác phẩm cuối đời ông gồm “Người Mỹ đòi quyền lợi” (The American Claimant, 1892); “Bi kịch của Pudd’nhead Wilson” (The Tragedy of Pudd’nhead Wilson, 1894) “Nhớ về Joan of Arc” (Personal Recollections of Joan of Arc, 1896), “Theo Đường Xích Đạo” (Following the Equator, 1897), “Kẻ tham nhũng tại Hadleburg” (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899) đã lưu dấu những đóng góp lo81n của ông cho văn chương Mỹ . Mark Twain các tác phẩm của ông càng về sau,càng bớt dần tính khôi hài của thời trẻ mà đằm sâu tính triết lý chính luận
Mark Twain qua đời vì bệnh tim vào ngày 21 tháng 4 năm 1910, để lại nhiều bản thảo kể cả một cuốn tự thuật lớn và dở dang. Bản thảo của một tác phẩm bi quan xuất bản vào năm 1916 có tên là “Người xa lạ bí mật” (The Mysterious Stranger) đã mô tả cuộc viếng thăm của quỷ Sa Tăng tới một ngôi làng thuộc nước Áo vào thời Trung Cổ.
Mark Twain là một trong các nhà văn Mỹ hạng nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ tiếng địa phương của Miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn buông lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã cho người đọc cảm giác về lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác. Mark Twain vẫn nổi danh là một nhà văn khôi hài mặc dù đời ông nhiều nghịch cảnh Đóng góp lớn lao của Mark Twain là cách hành văn đặc biệt Mỹ, khác hẳn lối viết văn của các tác giả người Anh.“Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học”
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với những kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Ana Karenina, Đường sống, Phục sinh. Minh triết cho mỗi ngày. Trước đây tôi thích ông theo tuần tự trên. Nhưng nay qua thời gian trãi nghiệm và lắng đọng tôi lại thích trình tự ngược lại. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Yêu thích là tự mình tỉnh thức.
Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
Lev Tonstoy viết: “Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Sẽ là ngốc nghếch nếu bạn tìm kiếm nó ở nơi nào khác. Bạn sẽ giống như kẻ chăn cừu tìm kiếm một con chiên lạc, trong khi nó được nhét vào ngay bên trong áo sơ mi của y (1). Quy tắc thứ nhất của minh triết, là biết chính bạn (2). Tuy nhiên đây là cái khó làm nhất. Quy tắc thứ nhất của đức hạnh là hạnh phúc với những điều nhỏ bé (3). Điều này nữa cũng khó làm. Chỉ có những ai tuân theo những quy tắc này, mới đủ mạnh để là một tấm gương đức hạnh cho người khác. Nếu bạn chỉ yêu chính mình, bạn không thể thực sự hạnh phúc. Hãy sống cho kẻ khác, rồi thì bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực. Các bạn đang lang thang tới đâu, hỡi những con người bất hạnh? Đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ? Bạn đang chạy đi xa, nhưng hạnh phúc phải được tìm thấy bên trong bạn. Nếu nó không có mặt ở bên trong, thì nó không có mặt ở bất cứ nơi nào khác. Hạnh phúc nằm trong khả năng yêu kẻ khác của bạn”. (Suy niệm mỗi ngày, trang 53) (1) Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Phật nói ‘ phật tại tâm ’ Chúa Jesu nói ‘Vương quốc của thượng đế ở bên trong các ngươi ’ (2) Minh triết trước hết là tự biết mình. (3) Phúc hậu là hạnh phúc với những điều nhỏ bé.
Lev Tonstoy viết tiếp: Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác , bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ”
Hoàng Kim noi gương Thầy, tự mình thắp lên ngọn đèn trí tuệ chính mình “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” tuân theo quy luật của sự chí thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“. Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng tinh hoa lắng đọng
.
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Minh triết đời người là yêu thương Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.