Số lần xem
Đang xem 3266 Toàn hệ thống 5521 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.
Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản:
1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;
4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;
5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;
6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;
7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;
10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.
Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:
1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.
2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.
3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;
4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.
5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành
Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.
Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.
Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.
Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh
1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”
2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;
3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.
Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.
NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀCON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này
(VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học.
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?.
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?
Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá.
Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác.
Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?
Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước.
Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó.
Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công.
Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc.
Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu.
Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý.
Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ.
Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản.
Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm.
Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường.
Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.
Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế;
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.
Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản:
1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;
4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;
5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;
6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;
7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;
10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.
Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:
1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.
2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.
3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;
4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.
5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành
Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.
Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.
Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.
Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh
1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”
2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;
3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.
Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.
NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀCON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này
(VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học.
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?.
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?
Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá.
Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác.
Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?
Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước.
Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó.
Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công.
Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc.
Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu.
Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý.
Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ.
Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản.
Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm.
Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường.
Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.
Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản…
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới.
Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển.
Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.
Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đó là một kiểu kinh tế thị trường mớitrong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.
Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hoá đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao.
Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hoá, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.
Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hoà với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội.
Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân.
Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, chúng ta xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.
Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Khi Đảng cầm quyền, lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo của mình và do đó Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.
Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp bản chất giai cấp của Đảng, mà là thể hiện sự nhận thức bản chất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, vì giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc. Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên; thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Ý thức được nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hoá v.v…, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thoái hoá v.v… trong nội bộ Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua.
Trước Đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi trường sinh thái. Tôi chỉ nêu thí dụ, cho đến nay vẫn có hàng triệu người chịu các bệnh hiểm nghèo và hàng trăm ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh bởi tác động của chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, phải mất đến hơn 100 năm nữa Việt Nam mới có thể dọn sạch hết bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây đã áp đặt cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta. Lương thực, hàng hoá nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008.
Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020.
Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện dân số của Việt Nam là hơn 97 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn 60% số dân sống ở nông thôn. Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước).
Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết.
Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí.
Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc.
Đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hoá phát triển phong phú, đa dạng. Hiện Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hoá các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.
Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố.
Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) đã nhận định, sự nghiệp đổi mới đã giành được “những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử”. Trên thực tế, xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây.
Đó là một trong những lý do giải thích vì sao sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân Việt Nam đồng tình, hưởng ứng và tích cực phấn đấu thực hiện. Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế.
Những kết quả, thành tích đặc biệt đạt được của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020 được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa lại khẳng định và nhấn mạnh: “Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá.
Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 25 – 26).
Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng ta cũng còn không ít khuyết điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước.
Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hoá, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đảng ta nhận thức rằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế.
Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn chất lượng và tăng tính bền vững với các khâu đột phá là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội (Văn kiện Đại hội XIII, tập 2, trang 337 – 338).
Về xã hội, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá cho nhân dân. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, nhằm làm cho tổ chức đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội.
Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển.
Mặt khác, Đảng lãnh đạo và cầm quyền, trong khi xác định phương hướng chính trị và đề ra quyết sách, không thể chỉ xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dân tộc mình, mà còn phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới và thời đại.
Trong thế giới toàn cầu hoá như hiện nay, sự phát triển của mỗi quốc gia – dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó. Chính vì vậy, chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Và điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin – học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện.
Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh
CÂY LƯƠNG THỰCVIỆT NAM
Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN chủ yếu có lúa ngô, sắn, khoai. Ẩm thực Việt, nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink) bao gồm gạo ngô, sắn, khoai, cây đậu đỗ thực phẩm, rau hoa quả, thịt, cá, … Dạy và học cây lương thực ngày nay ngày càng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu và có sự kết nối liên ngành, nâng cao sự liên kết hiệu quả sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng. Mục tiêu nhằm.nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống của người dân, tỏa sáng Việt Nam đất nước con người ra Thế giới về giống cây lương thực Việt, thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, sinh thái nông nghiệp, ẩm thực, ngôn ngữ, lịch sử văn hóa Việt Nam.
Một số sản phẩm Cây Lương thực Việt Nam thương hiệu Nông Lâm được nghiên cứu phát triển, trồng phổ biến trong sản xuất những năm qua, là lời biết ơn chân thành của các tác giả với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (19/11/1955-19/11/2020), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đường tới IAS 100 năm (1925-2025) với thầy bạn và đông đảo nông dân. Bài viết này giới thiệu một số đúc kết tư liệu liên quan.dạy và học Cây Lương thực Việt Nam giúp bạn đọc tiện theo dõi. Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN
#CLTVNCây Lương thực Việt Nam. Sự kiện AGRITECHNICA ASIA Live 2022 tại TP Cần Thơ 25 8 2022. Sáng tạo và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, Bài học mới trong câu chuyện cũ.
“Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vi-tuong-cua-long-dan/Vị tướng của lòng dân#cnm365 #cltvn 25 tháng 8 . Tướng Giáp là ẩn số Chính Trung. Cách mạng là sửa lại cho đúng để hợp thời thế. Chí Thiện là Chính Trung, dĩ bất biến ứng vạn biến. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then).xem tiếp Viện Lúa Sao Thần Nônghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/vien-lua-sao-than-nong/
Sự kiện AGRITECHNICA ASIA Live 2022 diễn ra tại TP.Cần Thơ là sự kiện quốc tế trọng điểm mang dấu ấn của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2022, nhằm thúc đẩy canh tác nông nghiệp bền vững thông qua ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, hiện đại. [BDNG-260822] Trình diễn loạt máy bay không người lái, máy sạ lúa hiện đại, quy mô lớn nhất từ trước đến nay (Nguồn: Báo Dân Việt, Huỳnh Xây Thứ năm, ngày 25/08/2022
Lúa siêu xanh Việt Nam (Green Super Rice in Vietnam) kết nối Lúa siêu xanh Hòa Bình (dự án lúa gạo toàn cầu IRRI Green Super Rice GSR Project) đang hướng tới những sản phẩm lúa gạo thích ứng với biến đổi khí hậu đạt năng suất cao, chất lượng gạo tốt, ngon cơm, thời gian sinh trưởng từ 95-115 ngày, kháng sâu bệnh, chống chịu mặn, hạn, thích nghi cho vùng lúa thâm canh, vùng lúa nhiễm mặn và vùng lúa khô hạn nhờ nước trời. Chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam là sự đột phá tiếp nối theo cách mà cây sắn Việt Nam đã đạt thành công cao. Sản xuất lúa ở Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với ảnh hưởng to lớn của biến đổi khí hậu, nhiễm mặn lan rộng, kéo dài và khô hạn cục bộ. Việc chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, hướng tăng trần năng suất đạt 7-10 tấn/ha trong điều kiện sản xuất tại Việt Nam, chất lượng gạo tốt, ngon cơm, thời gian sinh trưởng từ 95-115 ngày, kháng sâu bệnh, chống chịu mặn, hạn, thích nghi cho vùng lúa thâm canh, vùng lúa nhiễm mặn và vùng lúa khô hạn nhờ nước trời là một đòi hỏi thực tiễn cấp bách. Cách đột phá được tập trung thực hiện là chọn tạo giống lúa siêu xanh (Green Super Rice – GSR) thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam. 754 giống lúa siêu xanh (GSR) được nhập nội trực tiếp về Việt Nam từ IRRI – CAAS (Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI và Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc CAAS). Mạng lưới nghiên cứu phát triển lúa siêu xanh Việt Nam gồm: Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUF), Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (CLRRI), Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU), Trung tâm Giống Cây trồng Sóc Trăng, Viện Di truyền Nông nghiệp (AGI), Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia và Hệ thống Khuyến nông, các doanh nghiệp sản xuất cung ứng giống lúa của các tỉnh. Những mẫu giống GSR này được phối kết, khai thác, tuyển chọn cùng với nguồn vật liệu lúa đặc sản Sóc Trăng, Viện Lúa, Viện Di truyền Nông nghiệp, … Mục tiêu: chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, hướng tăng trần năng suất đạt 7-10 tấn/ha , chất lượng gạo tốt, thời gian sinh trưởng từ 95-115 ngày, ít sâu bệnh, đáp ứng cho vùng lúa thâm canh, vùng lúa nhiễm mặn (chịu được độ mặn 4-6‰) và vùng lúa khô hạn nhờ nước trời.
Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực.
Lúa siêu xanh Việt Nam Quá trình chọn tạo và phát triển giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 công việc thế tục mười năm chỉ mới là bước đầu.
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.
Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X
Tiến sĩ Hoàng Kim nói thêm: Chúng ta rất cần thấu hiểu vòng tròn nhân quả: ‘hột lúa – cây lúa – hạt gạo – bát cơm’, nắm vững hai khâu then chốt ‘hoa lúa – bùn ngấu’ của chuỗi thức ăn quan trọng nhất đời người, học và hành kỹ từng khâu và khâu nào cũng phải chắc tay. Đường sống là con đường xanh hòa bình, con đường văn minh nhân loại. Việt Nam đưa công nghệ văn minh lúa nước vào môi trường xanh hòa bình góp sức cùng tri tuệ nhân loại lan tỏa con đường lúa gạo Việt Nam (lúa và cây trồng vật nuôi, công nghệ lúa cá thực phẩm khác đi theo cây lúa), khơi dậy sức dân, động lực cách mạng đông đảo của người dân nông thôn. Chừng nào người dân nông thôn chưa thay đổi được số phận của mình thì chừng đó bài toán kinh tế chưa khai mở được tiềm lực nông nghiêp nông dân nông thôn.
Bài và ảnh: Hoàng Kim Hoàng Long
CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM Hoàng Kim
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này.
“Con đường lúa gạo Việt Nam” là chùm bài ghi chép lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của các nhà nông học, nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Tập tài liệu nhỏ này mục đích nhằm kể lại những mẫu chuyện đời thường nghề nông cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Nam Bộ Việt Nam, quê hương của nhà bác học nông dân Lương Định Của, là nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, là nơi mở đầu cho chùm bài viết này. Về miền Tây “Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không?” (thơ Hoàng Kim). Nhớ lại Kim Notes ghi chú năm 2011 về “Giấc mơ lúa siêu xanh” , “Hồ Quang Cua gạo ST“, những ký ức chưa bao giờ cũ, giấc mơ và hình ảnh lắng đọng của trên mười năm trước, trong chùm bài viết trên; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-viet-nam/
TIN HAY KHÔNG NÊN TIN
“Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”
Trong một cuộc hội thảo quốc tế do Liên minh Châu Âu phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, một Giáo sư Đan Mạch phát biểu rằng: “Tôi rất hân hạnh được đến tham dự hội thảo tại một nước lớn như Việt Nam”. Chưa dứt câu, khán phòng ồ lên và xôn xao bàn tán. Vị Giáo sư ngơ ngác và hỏi phiên dịch tại sao mọi người lại phản ứng như vậy. Sau khi nghe giải thích đại ý rằng người Việt Nam vẫn luôn nghĩ Việt Nam là một dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn lạc hậu và rằng họ rất muốn được học hỏi từ nền văn minh phương Tây. Vị Giáo sư biến sắc, lấy tài liệu ra và nói…
Trước khi sang Việt Nam tôi đã tìm hiểu về Việt Nam và tôi được biết như sau:
– Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử 4000 năm và đạt được trình độ rất cao từ khi châu Âu vẫn đắm chìm trong thời Trung cổ lạc hậu và mông muội. Người Việt Nam đã giữ được nền độc lập dù liên tiếp bị Trung Quốc xâm lược trong hàng ngàn năm. Việt Nam đã chiến thắng đế chế hùng mạnh nhất thế giới đã chinh phục hầu hết Châu Âu là đế chế Mông Cổ. Thời hiện đại, các vị đã chiến thắng Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Vậy các vị muốn thắng ai nữa để không YẾU?
– Dân số Việt Nam đông hơn tất cả các quốc gia châu Âu, vậy các vị còn muốn bao nhiêu dân để không bị coi là NHỎ?
– Kinh tế Việt Nam có quy mô vượt qua Bỉ, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và gấp 2 lần của chúng tôi (Đan Mạch – vị Giáo sư trích dẫn sức mua tương đương PPP). Vậy các vị muốn thế nào để không bị coi là NGHÈO?
– Tôi cũng biết các vị đã xuất khẩu được rất nhiều sản phẩm lọt vào top 3, top 5, top 10 thế giới. Trong đó rất nhiều sản phẩm công nghệ cao của quý vị mà chúng tôi không làm được, không có để mà xuất khẩu. Vậy quý vị muốn thế nào để không bị coi là LẠC HẬU?
– Riêng lĩnh vực luật pháp, tôi đã nghiên cứu hệ thống luật pháp Việt Nam và rất háo hức học hỏi những kinh nghiệm của quý vị về việc kết hợp giữa các hệ thống pháp luật hàng đầu thế giới gồm: common law, civil law và cả hệ thống pháp luật Xô Viết. Tôi rất ngạc nhiên khi các vị KHÔNG TỰ HÀO vì việc này, vì trên thế giới chưa nước nào làm được như các vị!
Chính những lý do đó, tôi đề nghị chúng ta thảo luận trong 30 phút về việc xác định lại vị thế của Việt Nam trước khi đi vào phần tham luận của tôi. Nếu không làm rõ vấn đề này, tôi buộc phải nghi ngờ vai trò của Việt Nam với tư cách Điều phối viên của ASEAN tại Liên minh Châu Âu.
Sau gần một giờ giải thích, phân trần và “làm công tác tư tưởng” thì không khí hội nghị mới trở lại như trước, và vị Giáo sư Đan Mạch mới lại vui vẻ trình bày tham luận của mình. Các chuyên gia Việt Nam, trong đó có nhiều Giáo sư đầu ngành được một bài học nhớ đời về tính tự ti và thói “tự dìm hàng” dân tộc của mình.
Nhiều người Việt Nam hiện nay dường như có một trào lưu tự ti, tự nhục, tự dìm hàng và làm hèn mọn dân tộc mình. Không biết khi làm vậy họ có đáng được tôn trọng hơn, hiểu biết hơn, giàu có hơn không?!
– Việt Nam được đánh giá là quốc gia an toàn nhất thế giới đã 5 năm liên tiếp, vì được bảo vệ an toàn tuyệt đối trước mọi tác động khủng bố.
– Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình nhanh nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ 30 toàn cầu.
– Tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và xếp thứ 2 trong danh sách những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chỉ sau Ấn Độ – Quốc gia duy nhất đạt được tốc độ tăng trưởng 7%.
– Xếp thứ 5 danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
– Là địa điểm du lịch thu hút nhất thế giới.
– Tự hào có 2 trong 10 nơi đẹp nhất hành tinh là Vịnh Hạ Long và hang Sơn Đoòng.
– Xếp thứ 6 danh sách điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á.
– Xếp thứ 16 toàn cầu về Sức mạnh quân sự.
– Xếp thứ 47 trên bản đồ trí tuệ về Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017.
– Xếp thứ 68 tại Báo cáo Môi trường kinh doanh.
– Xếp thứ 77 về Chỉ số thịnh vượng toàn cầu.
– Xếp thứ 55 về Năng lực cạnh tranh toàn cầu.
– Xếp thứ 12 Chất lượng giáo dục toàn cầu về môn Toán và Khoa học, trên cả các nước như Anh và Mỹ.
Gạo Việt Ngọc Phương Nam, nơi nào và bao giờ, hạt ngọc Việt thành “Châu về Hợp Phố?
Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha và cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha .
Vận mệnh và may mắn luôn có trong mỗi quốc gia và chính mỗi người. May mắn thay nông nghiệp Việt Nam năm năm gần đây đã chuyển đổi mạnh mẽ. Đọc lại những trang thông tin cũ mà thấy nhức nhối, đắng lòng cho những ai tâm huyết với gạo Việt và thương hiệu. Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin:nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo xót đắng sự thật mà bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt chất lượng và thương hiệu (mời đọc thêm bài Trò chuyện với anh Đoàn Nam Sinh).
Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh
Tầm nhìn và đầu tư chẳng thể dễ dàng “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 vụ là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” vì sự thật không dễ như vậy đâu! (mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo đầu trang, với bài viết và hình ảnh đọc Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu cần biết bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, đầu tư, khoa học công nghệ mới có bát cơm ngon như video cuối bài).
Sắn Việt Nam thành tựu và bài học khái quát thành tựu và bài học sắn Việt Nam nửa thế kỷ. Chọn tạo giống sắn tốt; xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững; bảo tồn và phát triển sắn đã là các kinh nghiệm quý. Sắn Việt Nam được ca ngợi và vinh danh là điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000 đạt 8,35 tấn/ha. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã trở thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân cũng hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Sắn Việt Nam bên cạnh cơ hội và thành tựu giống sắn mới và giải pháp kỹ thuật quy trình thâm canh sắn tổng hợp bảo tồn và phát triển sắn bền vững cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh, bảo vệ môi trường và chuỗi cung ứng sản xuất tiêu thụ, nhiều bất cập trong quản lý vĩ mô .Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã đạt thành tựu chế biến nhiên liệu sinh học đơn giản và hiệu quả bằng “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. Sắn miền Đông, Tây Nguyên, miền Trung và sắn vùng núi trung du phía Bắc thực sự thân thiết trong đời sống, văn hóa, xã hội của người dân các vùng này; Những tinh hoa khoa học kỹ thuật cây sắn thế giới và Việt Nam đã được đúc kết, chọn lọc và vận dụng phù hợp sáng tạo vào điều kiện thực tiễn cụ thể của từng vùng. Cách mạng sắn ở Việt Nam có sự tham gia đông đảo của hàng triệu nông dân nghề sắn đã đạt được sự chuyển đổi to lớn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập đời sống, sinh kế và việc làm cho người dân rộng khắp toàn quốc.
Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘
*
Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.
Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần
Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-dat-cua-que-huong/