Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1521
Toàn hệ thống 3888
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 18 THÁNG 9
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc; #Thungdung; #cltvn; #đẹpvàhay; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Hoàng Long cây lương thực; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Thế sự bàn cờ vây; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: #vietnamhoc; #Thungdung; #cltvn; #đẹpvàhay; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh Hoa Lúa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông  thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Hoàng Long cây lương thực; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Thế sự bàn cờ vây; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-18-thang-9/

Làng Minh Lệ quê tôi

CẦU MINH LỆ RÀO NAN
Hoàng Kim

Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ …
.
Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan.

Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5).

Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi…

Tài liệu dẫn

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam

“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục

Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục


Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.

*

Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến.

Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ).

Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở.

Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở.

Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình.

Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4  

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
(tiếp theo)

1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào.

Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau:

– Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất.

– Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao.

– Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước.

Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu.

2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng.

– Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình.

Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c).

Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp).

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6

Nhớ con sông quê hương
VỀ SÔNG GIANH
Hoàng Gia Cương


Tôi lại về sông Gianh
Con sông thời thơ ấu
Gió Lào thổi ầm ào như gió bão
Sóng dập dềnh
Phà chở nắng chang chang …

Nước thẩm xanh
Xanh Nguồn Nậy,
Nguồn Nan(*)
Có vị muối thủy triều
Có mùi hương của suối.

Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi
Như ba miền tụ hội một miền xanh.
Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh
Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước.

Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức
Trái bần xanh còn chát một thời xa …
Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**)
Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt !

Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc
Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông
Những niềm vui và cả nỗi đau buồn
Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ?

Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến
Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi
Dù đi xa đã mấy chục năm rồi
Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu …

Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão
Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong
Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong…
Sông trải rộng như lòng người trải rộng !

Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng
Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !…

QB Hè1989
*Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương).

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim


Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

#CNM365 #CLTVN 18 THÁNG 9
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc; #Thungdung; #cltvn; #đẹpvàhay; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Hoàng Long cây lương thực; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Thế sự bàn cờ vây; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: #vietnamhoc; #Thungdung; #cltvn; #đẹpvàhay; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh Hoa Lúa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông  thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Hoàng Long cây lương thực; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Thế sự bàn cờ vây; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-18-thang-9/

Làng Minh Lệ quê tôi

CẦU MINH LỆ RÀO NAN
Hoàng Kim

Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ …
.
Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan.

Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5).

Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi…

Tài liệu dẫn

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam

“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục

Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục


Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.

*

Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến.

Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ).

Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở.

Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở.

Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình.

Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4  

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
(tiếp theo)

1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào.

Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau:

– Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất.

– Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao.

– Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước.

Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu.

2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng.

– Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình.

Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c).

Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp).

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6

Nhớ con sông quê hương
VỀ SÔNG GIANH
Hoàng Gia Cương


Tôi lại về sông Gianh
Con sông thời thơ ấu
Gió Lào thổi ầm ào như gió bão
Sóng dập dềnh
Phà chở nắng chang chang …

Nước thẩm xanh
Xanh Nguồn Nậy,
Nguồn Nan(*)
Có vị muối thủy triều
Có mùi hương của suối.

Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi
Như ba miền tụ hội một miền xanh.
Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh
Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước.

Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức
Trái bần xanh còn chát một thời xa …
Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**)
Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt !

Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc
Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông
Những niềm vui và cả nỗi đau buồn
Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ?

Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến
Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi
Dù đi xa đã mấy chục năm rồi
Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu …

Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão
Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong
Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong…
Sông trải rộng như lòng người trải rộng !

Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng
Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !…

QB Hè1989
*Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương).

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim


Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

(*) Linh Giang, Cầu Minh Lệ, gần Chợ Mới nơi hợp lưu Nguồn Son và Rào Nan. Chi lưu Rào Nan và Nguồn Son hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình.

THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU QUÁ XA
Hoàng Kim


Ước theo quan họ
làng Diềm
Cùng thăm Động Cát, cùng lên Miếu Bà
Thiên đường này đâu quá xa
Kia sông
Kỳ Lộ đây là Đồng Xuân

Hò khoan kể chuyện hiếu nhân
Lý ngựa ô gần, ví dặm chẳng xa
Suốt đời mãi miết chân ta
Mà sao thăm thẳm quê nhà niềm thương.

Em ơi xin chớ lạc đường
Hiếu trung giữ trọn
Lời thương tìm về (*)

Kim Notes lắng ghi chú
(*) Ca dao cổ Việt Nam

Muốn cho cùng ở một nhà
Cùng đi một ngõ cùng là một tên
Muốn cho đền dưới chùa trên
Ở giữa cây tháp, đôi bên Thị Màu
Muốn cho sớm tối cùng nhau
Cha thương mẹ quý nhớ câu
sinh thành

Lòng em yêu vụng dấu thầm
Yêu ai thì quyết trăm năm lời nguyền
Vì chuôm cho cá vướng đăng
Vì ai em phải đi giăng về mờ…
Em về em gửi lời thề
Xin đừng mở khóa trao thìa cho ai


Sông Kỳ Lộ vừa sâu vừa hẹp
Nước Kỳ Lộ vừa mát vừa trong
Thuyền anh bơi ngược dòng sông
Nhìn em cho thỏa tấm lòng nhớ thương.

Dấu xưa thầy bạn quý

Thăm thẳm một Miếu Bà

Đường xuân trên Động Cát

Sông Kỳ Lộ Phú Yên

Đồng Xuân cầu La Hai

PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI
Hoàng Kim

Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến.

Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.

Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi

Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều  Im lặng và Nghe

PHAN THIẾT CÓ BẠN TÔI
Thanh Chung

Phan Thiết có bạn tôi
Lâm Cúc ở rừng, Kim Oanh ở biển
Thân nhau như chị em ruột thịt
Hoài Vân và tôi thành “tứ cô nương”

Phan Thiết có bạn tôi
Chiều lãng đãng qua chùa
Thắp hương cầu Phật
Bật cười nghe sư thầy hát
“Em ơi trái đất vẫn tròn…”

Phan Thiết có bạn tôi
Bãi biển đêm bỗng sáng rực đèn trời
Bập bùng ánh lửa
Chú rể – cô dâu nắm tay nhảy múa
Ì ầm cơn mưa

Phan Thiết có bạn tôi
Đêm chẳng thể dài hơn
Mặt trời tỉnh giấc
Tay nắm bàn tay
Âm thầm nước mắt
Thương nhau.

(Tháng 7 năm 2009)

TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI
Hoàng Kim

Tứ Cô Nương  Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh …

VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN
Hoàng Kim

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1).

Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó.

XUÂN CẢM
(Cảm hứng ngày xuân)

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

Lâm râm mưa bụi gội hoa mai,
Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi.
Già nửa phần xuân cam bỏ uổng,
Tới năm chục tuổi biết suy rồi.
Mơ màng nước cũ chim bay mỏi,
Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi.
Đảm khí ngày nào rày vẫn đó,
Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi!

(Ngô Tất Tố dịch)

Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa.

PHÍM CHIẾN
Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền

CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./
Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến”  giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH)

Trăng đáy hồ – trăng đáy ao
Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa
Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga
Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua.
TC

Rõ là miệng lưỡi chanh chua
Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui
Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi
Rủi may duyên số hên xui xá gì
HH

Gã này có họ chàng… si
Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh?
Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh
Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he.
TC

Em như trái sấu, quả me
Phải lão to bè có lẽ vừa đôi
Sơ cua dẻo mép mềm môi
Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên
HH

Lão H này rõ lắm duyên
Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ
Một tay khuấy đảo mấy bờ?
Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang!
NLC

Chào LC ghé gia trang
Tham gia tác chiến… hai nàng một anh
Dẫu cho cam giấy, cam sành
Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi!
HH

Nghênh ngang khuấy nước chọc trời
Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm
Có sao còn muốn hái trăng
Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga.
TC

Dại gì mặc áo cà sa
Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng
Giấu tờ hôn thú chơi ngông
Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ
HH

Kiếp này trót vụng đường…đua
Làm vua một cõi còn thua lão… liều
Xem ra còn khổ vì yêu
Vì trăng, vì gió, vì diều không dây
TC

Hỏi ai ghẹo gió vờn mây?
Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu?
Càng đau khổ… lại càng iêu
Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon
HH

Tìm nhau xuống biển lên non
Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai?
Vin cành trúc, bẻ cành mai
Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!)
TC

Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung”
Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*)
Xa thì chín nhớ, mười mong
Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon?
HH

Trăng mười sáu bảo trăng non
Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng?
Lỡ lời ước hẹn trăm năm
Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!)
TC

Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu?
Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi?
Kiếp này biết đã thiu ôi
Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không?
HH
hehehe

Hoahuyen (Đào Ngọc Hòa) quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ “Hưng Yên” tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn; xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-co-nuong-ban-toi/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nang-moi-1-e1589670316958.jpg

TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN
Hoàng Kim

Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa
Hoa rắc bên song đẫm nước non
Ô hay gió mát hương trời biển
An giấc đêm ngon chí vẫn nồng *

(*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền”
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/

TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Ban mai chợt tỉnh thức
Nghe đầy tiếng chim kêu
Đêm qua mây mưa thế
Hoa mai rụng ít nhiều.

Trà sớm thương người hiền,
trong không gian tỉnh lặng,
ăn sáng và chuyện vui,
lắng nghe đời thật chậm.

Ai học làm và dạy.
Ai vô sự là tiên
Ai an nhàn thanh thản
Ai thân với bạn hiền.

Văn chương là cõi mộng.
Giấc mơ lành trăm năm.
Phúc hậu là lẽ sống.
Thơ ra ngoài ngàn năm,

Chuyện Tình yêu cuộc sống,
Ông Nguyễn và bác Văn.
Cụ Trình và Trần lão,
Gần gũi mà xa xăm.

Tính sáng hơn châu báu.
Trở về với chính mình.
Trà thơm chào ngày mới.
Vui khỏe và bình yên…

NẮNG MỚI
Hoàng Kim


Mưa ướt đất lành nắng mới lên
Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên
Núi trùm mây khói trời chất ngất
Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền

TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim


Sao tình yêu may mắn
Ban mai sáng chân trời
Trà sớm thương người ngọc
Bình sinh mình biết mình

VÔ ĐỀ
Gia Cát Lượng


Mơ màng ai tỉnh trước,
Bình sinh ta biết ta.
Thềm tranh giấc xuân đẫy,
Ngoài song bóng xế tà.

Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính

無題
大夢誰先覺,
平生我自知。
草堂春睡足,
窗外日遲遲。

Vô đề

Đại mộng thuỳ tiên giác,
Bình sinh ngã tự tri.
Thảo đường xuân thụy túc,
Song ngoại nhật trì trì.

Dịch nghĩa

Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước?
Trong cuộc đời này ta tự biết ta.
Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh,
Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua.

ThaiDuonghe

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Ngôi sao may mắn chân trời
Hoàng Kim

ta gõ ban mai vào bàn phím
gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm
biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức
như ánh sao trời ở chốn xa xôi.

em em em giá mà em biết được
những yêu thương hóa đá chốn xa mờ
sợi tóc bạc vì em mà xanh lại
lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ.

em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích
chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời
ta như chim đại bàng trở về tổ ấm
lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi.

ta gõ ban mai vào bàn phím
dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**)

TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim

Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ
Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau
Ban mai tỉnh thức ngày vui mới
Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời

Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim với anh Phan Chí


“Về quê lần trước ghé thăm đây.
Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy.
Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ.
Mặt trời từng hạt chính nơi này”
(HK).

Cà phê ở Huế thơm ngon lắm.
Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày.
Ngắm em tóc gió bay bay nắng.
Nghe bạn tâm tình hơn rượu say”
(PC)

@ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh.

KHÁT KHAO XANH
Hoàng Kim

Khát khao xanh
Trời xanh
Biển xanh
Cây xanh
Con đường xanh
Giấc mơ hạnh phúc.

Anh tan vào em
thành ngôi sao may mắn
Em dựa vào anh
thành niềm tin hi vọng
Mình hòa vào nhau
ươm mầm xanh sự sống

Những thiên thần bé nhỏ
sinh thành từ khát khao xanh.

NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI
Hoàng Kim

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời!

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

Hoàng Kim

XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

Trời trong vắt và xuân gần gũi quá
Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm
Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn
Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông.

XUÂN SỚM
Hoàng Kim

Sớm mai trời lạnh giá
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Chuyển mùa trời chưa ấm
Tuyết xuân thương người hiền

Đêm trắng và Bình Minh
Thung dung chào ngày mới
Phúc hậu sống an nhiên
Đông qua rồi xuân tới.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …

(*) Hoàng Kim họa đối
THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (*)

Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ.

mientham

MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT
Hoàng Kim.

“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức  trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.)   Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/

CNM Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca nhịp thời gianhttps://youtu.be/6OVtkp4BQbo
Vui đi dưới mặt trờihttps://youtu.be/v1T3i-nZzzk
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15042
Nhập ngày : 18-09-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007