Số lần xem
Đang xem 8847 Toàn hệ thống 13965 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).
Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.
YÊN TỬ
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)
(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.
(Bản dịch của Lê Cao Phan)
Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976
Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!
(Bản dịch của Lâm Trung Phú)
NGÔN CHÍ
Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.
Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời
CỬA BIỂN
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời
Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?
Dịch nghĩa THAN NỔI OAN
Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?
Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:
Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?
Bản dịch của Thạch Cam
Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.
Bản dịch của Lê Cao Phan
NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim
Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô
Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”…
“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“
Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt .
Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm sau vết nhục sạch làu.
Nhật nguyệt hối rồi minh’
Trăng che trời đêm rồi sáng
Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng !
Triệu Đà tích xưa còn đó
Nam Việt nhập vào nhà Hán
Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần
Đối Hàn Đường Tống Nguyên
Sách nay Đinh Lê Lý Trần
thay cho Triệu Đinh Lý Trần
Ngàn năm vết nhục sạch làu.
Chính sử còn, sự thật đâu ?
Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng che mặt trời
Nhật thực hôm nay.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp
Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời
CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm …
Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn
Ức Trai ngàn năm linh cảm
TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?
Vũ Bình Lục
(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.
Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!
Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.
Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.
Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…
Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.
Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?
Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.
Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?
*
Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”.
NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim
Qua Non Nước Ninh Bình
Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi
Người hiền in bóng núi
Hoàng Long sông giữa lòng:
“Cửa biển có non tiên
Năm xưa thường lại qua
Hoa sen nổi trên nước
Cảnh tiên rơi cõi trần
Bóng tháp xanh trâm ngọc
Tóc mây biếc nước lồng
Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo
Bia cổ hoa rêu phong”
Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi
Hải khẩu hữu tiên san,
Niên tiền lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh truỵ nhân gian.
Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*),
Bi khắc tiển hoa ban
(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!”
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.
(**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều.
Một hòm kinh sử, níp kim cương.
Người, tớ cùng qua một chuyến dương.
Đám hội đàn chay người đủng đỉnh.
Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang.
Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ.
Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng.
Một chốc lên bờ đà tiễn biệt.
Người thì lên Phật, tớ nên sang.
Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài.
Hoàng Kim
(Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở)
TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim
Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn
Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm
Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).
Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.
YÊN TỬ
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)
(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.
(Bản dịch của Lê Cao Phan)
Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976
Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!
(Bản dịch của Lâm Trung Phú)
NGÔN CHÍ
Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.
Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời
CỬA BIỂN
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời
Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?
Dịch nghĩa THAN NỔI OAN
Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?
Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:
Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?
Bản dịch của Thạch Cam
Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.
Bản dịch của Lê Cao Phan
NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim
Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô
Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”…
“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“
Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt .
Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm sau vết nhục sạch làu.
Nhật nguyệt hối rồi minh’
Trăng che trời đêm rồi sáng
Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng !
Triệu Đà tích xưa còn đó
Nam Việt nhập vào nhà Hán
Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần
Đối Hàn Đường Tống Nguyên
Sách nay Đinh Lê Lý Trần
thay cho Triệu Đinh Lý Trần
Ngàn năm vết nhục sạch làu.
Chính sử còn, sự thật đâu ?
Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng che mặt trời
Nhật thực hôm nay.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp
Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời
CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm …
Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn
Ức Trai ngàn năm linh cảm
TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?
Vũ Bình Lục
(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.
Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!
Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.
Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.
Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…
Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.
Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?
Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.
Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?
*
Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”.
NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim
Qua Non Nước Ninh Bình
Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi
Người hiền in bóng núi
Hoàng Long sông giữa lòng:
“Cửa biển có non tiên
Năm xưa thường lại qua
Hoa sen nổi trên nước
Cảnh tiên rơi cõi trần
Bóng tháp xanh trâm ngọc
Tóc mây biếc nước lồng
Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo
Bia cổ hoa rêu phong”
Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi
Hải khẩu hữu tiên san,
Niên tiền lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh truỵ nhân gian.
Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*),
Bi khắc tiển hoa ban
(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!”
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.
(**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều.
Một hòm kinh sử, níp kim cương.
Người, tớ cùng qua một chuyến dương.
Đám hội đàn chay người đủng đỉnh.
Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang.
Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ.
Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng.
Một chốc lên bờ đà tiễn biệt.
Người thì lên Phật, tớ nên sang.
Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài.
Hoàng Kim
(Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở)
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương
Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.
Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh nghiệp cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/.
Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan.
NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Hoàng Kim
Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi
Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi.
NGUỒN SONVÀ CHỢ MỚI
Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh.
Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh
CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI
Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại.
Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên.
CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ
Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.
Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi:
– Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.
– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.
– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?
– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.
Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ?
– Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi.
– Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.
– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao?
– Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi.
– Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình.
– Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .
– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.
– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.
Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.
CHUYỆN ĐI NHƯ DÒNG SÔNG
Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và Thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.
Dưới đây là một số ảnh Nguồn Son nói Phong Nha và một số tư liệu chọn lọc
Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Tổng diện tích lưu vực là 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93×105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70–80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị xã Ba Đồn (17°45′25″B 106°25′10″Đ), lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km.
Hoành Sơn và Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn đến nay vẫn còn.
Người thợ cầu lão thành cũng là nhà khảo cứu sâu sắc Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) có bài viết Về với Linh Giang do nhà báo TORO đã đăng trên tạp chí Pháp Lý ở Hà Nội. Ông Toàn là người Quảng Bình xa xứ nặng lòng với quê hương. Ông viết: “Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ. Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976). Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh. Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) và sông Nhật Lệ” (Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”) . Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh. Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được. Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa. Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi.”
QUÊ MẸ VÙNG DI SẢN
Việt Nam hiện có 33 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình ; Ở vùng Tây Nguyên có 20) Chư Yang Sin, 21) Bidoup Núi Bà, 22) Chư Mom Ray, 23) Kon Ka Kinh, 24) Yok Đôn; Ở vùng Đông Nam Bộ có 25) Cát Tiên, 26) Lò Gò-Xa Mát, 27) Bù Gia Mập, 28) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 29) Mũi Cà Mau, 30) Phú Quốc, 31) Tràm Chim, 32) U Minh Hạ, 33) U Minh Thượng, xem chi tiết tại Vườn Quốc gia Việt Nam
VQG PHONG NHA KẺ BÀNG
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo được UNESCO công nhận lần 1 năm 2003, Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái được UNESCO công nhận lần 2 vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 là một vườn quốc gia Việt Nam tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.
Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.
NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Đất Mẹ vùng di sản là chùm hình ảnh tuyệt đẹp của tuyến du lịch đường sông từ Chợ Đồn tới Chợ Mới vào Phong Nha Kẻ Bàng Di sản Thiên nhiên Thế giới, rất cần thiết để kết nối Du lịch sinh thái với Kinh tế Quốc phòng, vì có tầm vóc lớn của Việt Nam và Thế giới
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hai ảnh trên đây tôi có nhiều bạn quý, Ảnh trên có các khuôn mặt thân quen ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Ảnh dưới có nhiều người ở Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, trong đó có cá anh Nguyễn Văn Bộ, Vũ Mạnh Hải, Lưu Văn Quỳnh là gần gũi hơn. Tiến sĩ Lưu Quỳnh chuyên gia lúa, người thứ hai phải qua, chẳng biết anh đọc bài “Nguồn Son nối Phong Nha” này từ khi nào, nhưng ngay ra sau khi tôi vừa viết xong bài trên thì tin nhắn của anh đã hiện ra “Chào anh Hoàng Kim. Anh kể những địa danh như “Chợ Mới “Minh Lệ” là nhà Dì ruột mà Quỳnh thường qua đò thăm Dì. ” Cao Lao Hạ” làng của tui thuộc xã Hạ Trạch. “Troóc” là nơi Quỳnh được sinh ra tại đây nên có tên cúng cơm là “Troóc” và nhiều địa danh khác sông Gianh, Rào Nan … anh kể như là chuyện ở quê nhà vậy. Cám ơn anh Hoàng Kim nhiều.” Tôi linh cảm những điều tôi sắp nói ra có một sự giao thoa kỳ lạ. Có thời, chúng ta coi những điều đó như là mê tín , nhưng thực ra đó là một trực giác , một sự may mắn, một sự che chở, một dẫn dắt của vận mệnh để tránh dữ tìm lành, đi được tới đích,mà các cụ thường gọi là phước đức.”Thiện căn cốt ở lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Phúc cho ai may sớm gặp được những lời khuyên phúc hậu mà tự biết mình. Luu Quynh Anh nói đúng. Khi con người bớt lo toan thì mới thấy hết được nhiều chuyện trong sự đời mà trước đây ít khi nghỉ tới. Chúc anh và gia đình luôn sức khoẻ.
CẦU TRỜI NỐI MẸ CHA XƯA
Hoàng Kim
Cầu trời nối mẹ cha xưa
Mưa dày thấm đất, nắng thưa thấu trời
Lời thương giao cảm lòng người
Ngày của Mẹ suốt trọn đời trong con.
“Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.
Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi. (2)
Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.
Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.
Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.
Buồn khi rảo bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.
LỜI NGUYỀN
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân.
VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh nghiệp cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
Ước hẹn anh em một “Lời nguyền”
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”
KHẮC SÂU LỜI NGUYỀN XƯA
Con năm năm mỗi ngày cơm một bữa
Thương về Cha ngực nát bởi bom thù
Tấm áo máu suốt đời con nhớ mãi
‘Lời Nguyền’ này khắc khoải giữa lòng con.
Con nhớ mãi Mẹ xưa khi sắp mất,
Cha nước mắt lưng tròng thương các con thơ
Mẹ quằn quại không thể nào nhắm mắt.
Cha vuốt mắt Người tiếng nấc quặn trong mơ.
Mồ của Mẹ hoa tươi nhiều năm tháng
Cha quấn quýt Người đến lúc giặc giết Cha Dòng sông quê hương Rào Nan, Chợ Mới …
Mẹ Cha theo con thao thiết suốt đời.
Con nhớ cánh tay chị Năm thay mẹ
Thương nhớ anh Hai nâng giấc cho con.
Tình yêu thương như dòng sông chảy mãi. Thầy bạn lộc xuân của cuộc đời con
Phó Đức Phương (23 tháng 7 năm 1944 – 19 tháng 9 năm 2020) là một nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng dòng nhạc trữ tình Việt Nam, từng nhận được 1 đề cử tại giải Cống hiến. Quê ông ở Đa Ngưu -Tân Tiến (Văn Giang – Hưng Yên). Ông từng là Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và là phó chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội. Ông qua đời ngày 19 tháng 9 năm 2020 vì ung thư tụy. Bài ca nhịp thời gianhttps://youtu.be/6OVtkp4BQbo KimYouTube