Số lần xem
Đang xem 1951 Toàn hệ thống 3592 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng.
Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài..
2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28
3) Xây dựng vườn tạo dòngcủa 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực.
5)Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắnthích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết.
THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM
Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây:
Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD
Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%.
Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay
Thành tựusắn Việt Nam
Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn)
Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật
Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới
2)Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/
3)Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả;
4)Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn.
5)Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào.
Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền.
Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network.
Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR)
Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp
Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập”
1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19])
2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”.
Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng.
Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài..
2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28
3) Xây dựng vườn tạo dòngcủa 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực.
5)Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắnthích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết.
THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM
Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây:
Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD
Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%.
Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay
Thành tựusắn Việt Nam
Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn)
Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật
Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới
2)Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/
3)Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả;
4)Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn.
5)Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào.
Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền.
Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network.
Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR)
Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp
Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập”
1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19])
2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”.
3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeleret al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu.
4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19
Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình
PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU
Sắn là cây trồng chủ lực của tỉnh Phú Yên với lúa và mía. Sắn Phú Yên có lợi thế đầu tư tái cơ cấu theo hướng gia tăng giá trị, sản xuất tập trung, quy mô lớn và bền vững hiện nay với tầm nhìn đến năm 2030. Tỉnh Phú Yên có hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở Sông Hinh và Đồng Xuân hiện đã nâng cấp lên trên 670 tấn tinh bột/ngày Xây dựng vùng nguyên liệu sắn ổn định đạt năng suất cao, bền vững là nhu cầu sống còn của nhà máy, sinh kế và thu nhập chính của nông dân, nguồn lợi của ngân sách.
Quan tâm tiến bộ kỹ thuật cây sắn là trọng tâm kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương. Việc nghiên cứu tuyển chọn, ứng dụng giống sắn mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng tại tỉnh Phú Yên, tạo hướng đi mới để thay đổi cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, tìm cơ hội trong thách thức cho nông sản chủ lực của tỉnh.
Hiện nay giống sắn KM419 là giống chủ lực trong cơ cấu bộ giống sắn của tỉnh Phú Yên..”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” là sự tiếp nối của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh tại tỉnh Phú Yên“ đã thành công.. Đề tài đã đạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ 8 (2018-2019). Năm 2020 tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai, là tác giả trong nhóm nghiên cứu của đề tài, đã được tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông“, nhận Bằng khen và Cúp của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Tạp chí Nông thôn mới 2021).
”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” là khâu đột phá cấp thiết và hiệu quả nhất (Kawano K (1995) [22] để tiếp nối sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững.Nội dung nghiên cứu gồm 1) Cải tiến nâng cấp giống sắn chủ lực sản xuất KM419 (Thu hạt lai tạo dòng KM419 và C39, KM440, KM397, KM94; Xây dựng vườn tạo dòng 5 tổ hợp sắn lai ưu tú; Khảo sát tập đoàn 27 giống sắn tuyển chọn); Khảo nghiệm DUS giống sắn tác giả cho 7 giống sắn). 2) Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, chống chịu sâu bệnh hại chính, thích hợp điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên (Khảo nghiệm cơ bản 7 giống sắn; Khảo nghiệm sản xuất 5 giống sắn) 3) Xây dựng mô hình trình diễn và thiết lập vùng giống sắn gốc các giống sắn tốt; Chuyển giao công nghệ mới về giống sắn, kỹ thuật chọn tạo giống sắn.
FAO. 2021. FAOSTAT (http://faostat.fao.org/) FAO (2013), Save and Grow: Cassava A guide to sustainable productionintensification. FAO, ISBN 978-92-5-107641-5, 140 pp.
Jonathan Newby, Cassava Regional Coordinator, Project Leader 2019. Establishing sustainable solutions to cassava diseases in mainland Southeast Asia. In: 10th Regional Workshop, held in Vientian, Lao, 11 -13 September 2019
Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler (2019) Quản lý bền vững sắn châu Á. Thông tin trực tuyến về bảo tồn và phát triển sắn bền vững tại Việt Nam. Cập nhật các nghiên cứu mới châu Á và Việt Nam về chọn taọ giống sắn năng suất tinh bột cao, chống chịu bệnh hại chính. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quan-ly-ben-vung-san-chau-a/
Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler 2018, 2015 Cassava Conservation and Sustainable Development in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. Proc. 9th Regional Workshop, held in Quangxi, China, 2014. pp. 35-56. Update data Cassava in Viet Nam from 2011 to January 2016 for Researchgate https://www.researchgate.net/publication/322160935_CASSAVA_CONSERVATION_AND_SUSTAINABLE_DEVELOPMENT_IN_VIETNAM.
Hoang Kim, Tran Ngoc Ngoan, Nguyen Thi Truc Mai, Vo Van Quang, Nguyen Bach Mai, Nguyen Thi Le Dung, Nguyen Phuong, Hoang Long, Nguyen Minh Cuong, Dao Trong Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Minh Hieu, Nguyen Van Bo, Nguyen Thi Cach, Nguyen Trong Hien, Le Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. 2016. New variety KM419. Recogition Report of KM419 variety, the Ministry of Agriculture and Rural Development, National Council of Plant Varieties, Hanoi. Nov 16, 2014. 89p. New variety KM419. In: Cassava in Viet Nam http://cassavaviet.blogspot.com/
Hoang Kim, Le Huy Ham, Manabu Ishitani, Hernan Ceballos, Nguyen Van Bo, Tran Ngoc Ngoan, Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Rod Lefroy, Nguyen Phuong, Hoang Long, Nguyen Thi Le Dung, Tran Cong Khanh, Vo Van Quang, Dao Trong Tuan, Nguyen Minh Cuong, Nguyen Van Vu and Nguyen Van Dong 2013b. Vietnam cassava breeding overview: the broad perspective. Presentation to Kickoff Meeting of a Cooperative Research Project under the East Asia Joint Research Program (e-ASIA JRP) at AGI, Hanoi on Jan.8 and 9, 2013.
Hoang Kim, Nguyen Van Bo, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Hernan Ceballos, Nguyen
Phuong, Tran Cong Khanh, Nguyen Trong Hien, Hoang Long, Vo Van Quang, Nguyen Thi Thien Phuong, Nguyen Thi Le Dung, Bui Huy Hop, Trinh Van My, Le Thi Yen, 2011. Cassava for biofuel in Vietnam. Paper presented at IFAD/ICRISAT Project Final Meeting “ Harnessing water –use efficient bio-energy crops for enhancing livelihood opportunities of smallholder farmers in Asia, Africa and Latin America” “Linking the poor to global markets: Pro-poor development of biofuel” supply chains Ho Chi Minh city, 14-15 April 2011.
Nguyễn Thị Trúc Mai 2017. Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh tại tỉnh Phú Yên, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.161 trang. (Nguyen Thi Truc Mai 2017, “Study on the selection of high yielding cassava varieties and intensive cultivation techniques in Phu Yen province”. Ph.D Thesis Major field: Crop Science. Code: 62 62 01 10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Minh Hieu and Dr. Hoang Kim; Training organization: University of Agriculture and Forestry, Hue University; Period: 2014 – 2017)
Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng, 2017, Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh rải vụ sắn tại tỉnh Phú Yên, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, trang 50 – 56.
Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng, 2016, Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống sắn KM419 đạt năng suất tinh bột cao cho tỉnh Phú Yên, Tạp chí Khoa học Đại học Huế – Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tập 124, trang 131 – 142.
Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim 2014. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cây sắn tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn số 3+4/2014, trang 76-84
Nguyễn Bạch Mai (2018), Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật rải vụ tại tỉnh Đắk Lắk, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên,175 trang.( Nguyen Bach Mai 2018, “Research on cultural techniques to scatter harvest season for cassava in Dak Lak”. Ph. D Thesis Major field: Crop Science. Code: 62 62 01 10. Supervisors: Dr. Hoang Kim and Assoc. Prof Trinh Khac Tu; Training organization: Tay Nguyen University; Period: 2015 – 2018)
Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Kim, Ishitani Manabu and Reinhardt Howeler, 2019. Paper presented at ChangHae Group and VNCP “Working together 6Ms 10T and Commercial Cassava Area”, Vietnam Korea Green Road, 16 July 2019
Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Kim, Ishitani Manabu and Reinhardt Howeler, 2014. Cassava in Vietnam: production and research, an overview. Paper presented at Asia Cassava Research Workshop, hosted by ILCMB- CIAT-VAAS/ AGI, in Hanoi, Vietnam. Nov 3, 2014. 15p.
Howeler, R.H. and T.M. Aye. Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai.2015. Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành. (Sustainable Management of Cassava in Asia − From Research to Practice. CIAT, Cali, Colombia. 147 p).Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam. 148 p. In: Quản lý bền vững sắn châu Áhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/quan-ly-ben-vung-san-chau-a/
Le Huy Ham, Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Reinhardt Howeler (2016), The cassava revolution in Vietnam. In: GXAS- GSCRI-GCRI-CAS- CATAS- GCP 21-III Third Scientific Conference of the Global Cassava Partnership for the 21 Century- ISTRC 17 th Symposium of the International Society for Tropical Root Crops: “Adding value to Root and Tuber Crops” Proc. WORLD CONGRESS on Root and Tuber Crops, held in NanNinh, Quangxi, China, Jan. 18-22, 2016. In: Cách mạng sắn Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/
Nguyen Van Bo, Hoang Kim, Le Quoc Doanh, Tran Ngoc Ngoan, Bui Chi Buu, R. Lefroy, Le Huy Ham, Mai Thanh Phung and Tran Vien Thong. 2013. Vietnam cassava achievements and lessons learnt. In: The 11th Extension Forum @ Agriculture, 2013. Subject: “Solutions for sustainable development of cassava”, held by Center for National Agricultural Extension in coordination with the Department of Agriculture and Rural Development, held in Tay Ninh province, Aug 26, 2013. In: Cassava in Viet Nam http://cassavaviet.blogspot.com/
Trần Công Khanh (2012), Đánh giá khả năng thích nghi của một số giống sắn cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 125 trang.
VGPNEWS 2010. VIFOTEC 2009 Boasts for high applicability. Chính phủ Việt Nam 2010. Lễ trao giải tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 19.1. 2010 Bản tin tiếng Anh và hình ảnh liên quan đến Giống sắn KM140, giải pháp khoa học công nghệ đoạt giải Nhất, Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC. http://news.gov.vn/Home/VIFOTEC-2009-boasts-for-high applicability/20101/ 6051.vgp
Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .
Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .
Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiểm trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay.
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.
Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X
Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.
Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam
Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu
Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…)
Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính.
Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam.