Số lần xem
Đang xem 1380 Toàn hệ thống 2228 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường
Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘
*
Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.
Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần
Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
HOME RIVER
Learning the attitude of water that goes like the river
My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.
“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder “
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.
Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South
English translation
by NgocphuongNam
LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river
By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person
Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren
Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.
English translation
by Vu Manh Hai
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim
Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam.
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.
– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.
Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi
Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói
– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xư
Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường
Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘
*
Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.
Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần
Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
HOME RIVER
Learning the attitude of water that goes like the river
My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.
“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder “
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.
Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South
English translation
by NgocphuongNam
LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river
By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person
Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren
Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.
English translation
by Vu Manh Hai
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim
Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam.
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.
– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.
Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi
Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói
– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu.
Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường,
EM ƠI CAN ĐẢM LÊN Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
Nguyễn Khoa Tịnh, 1970
Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ.
Sử thi tâm linh là di sản văn hóa
Hoàng Kim
(*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu.
(*) Tục ngữ Việt Nam
(**) Nguyễn Bỉnh Khiêm
(***) Lão Tử
Le Anh Duc added 2 new photos. September 15 at 5:32pm ·“Buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ với rất nhiều người quan tâm tham dự, có cả 2 chuyên gia người Nhật Bản cũng đến tìm hiểu kết quả nghiên cứu“.
Kim Loan Phan: “Giống khoai Nhật đỏ đã góp phần làm giàu cho người dân Tuy Đức, Đắk Nông thầy ạ” Hoàng Kim Cám ơn em Kim Loan Phan tặng quà Giống khoai lang Nhật đỏ HL518. Khoai Việt từ giống tốt đến thương hiệu, từ Vĩnh Long miền Tây đến Đăk Nông Tây Nguyên đang mang lại nguồn lợi thu nhập và niềm vui cho nhiều hộ gia đình nông dân nghèo. Chúc các em bảo tồn và phát triển giống khoai lang HL518 Nhật đỏ phẩm chất ngon năng suất cao theo bản tả kỹ thuật và phẩm cấp giống gốc đã đăng ký. Noi gương bảo tồn và phát triển Thanh trà Thủy Biều Huế tạo vùng giống khoai ngon Nhật đỏ HL518 Đăk Nông .
CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình là yêu thương.
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường’.
Chúng tôi là những bạn học chung lớp của lứa sinh viên khóa 2 khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã kéo nhau về dâng hương tại Văn Miếu Trấn Biên ở Biên Hòa gần Cù Lao Phố sông Đồng Nai. Nơi đây lưu dấu nhiều huyền thoại đất và người phương Nam, dòng sông hò hẹn, cuối dòng sông là biển. Đây cũng là một trong những vùng đất thiêng bậc nhất của đất phương Nam, đầy ắp những câu chuyện lạ.
NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long
Nam tiến của người Việt một cách khái lược được chia làm ba giai đoạn với ba biểu trưng và chỉ dấu quan trọng là Đá Đứng chốn sông thiêng bờ nam sông Gianh. Núi Đá Bia tỉnh Phú Yên và Văn miếu Trấn Biên Biên Hòa Đồng Nai, Nam tiến là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời đã cho chúng ta dẫn liệu toàn cảnh lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Hành trình Nam tiến kéo dài trên 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2020) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.
Tác phẩm”Nỗi niềm Biển Đông”của nhà văn Nguyên Ngọc dẫn lời của giáo sư Đào Duy Anh là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc và động lực Nam Tiến:
“Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩa không chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn.
Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả … Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.
Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”. Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.
Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.
Nam Tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay được chia làm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 từ năm 1009 khởi đầu nhà Lý cho đến năm 1525 khởi đầu nhà Mạc, trãi Đinh, Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407), Nhà Lê sơ (1428-1527). Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành.Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Giai đoạn 2 từ năm 1526 khởi đầu nhà Mạc của nước Đại Việt đến năm 1693 kết thúc việc sáp nhập Chiêm Thành vào Đại Việt và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Thời kỳ này trãi từ Nhà Mạc (1527- 1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh, nhà Tây Sơn (1778- 1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804-1839). Bản đồ cương vực màu xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến đèo Cù Mông tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên thuộc Đàng Trong, Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo .
Giai đoạn 3 từ năm 1839 cho đến nay, bao gồm: Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839- 1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).
Đặc trưng cương vực giai đoạn 1 là Sông Gianglàm cực Nam của Đằng Ngoài khi chân chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt.
Đặc trưng cương vực giai đoạn 2 làNúi Đại Lãnhvà núi đá Bia tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt.
Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi vua thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt. Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam. Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với ba lần hôn phối một lần thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và hai lần thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa và Ngọc Vạn Công Chúa), với chín lần chiến tranh lớn nhỏ đã hòa máu huyết người Việt với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên thực hiện công cuộc “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam và sau trở thành nước Việt Nam như ngày nay.
Đặc trưng cương vực giai đoạn 3 làvị thếnước Việt Nam độc lập toàn vẹn ngày nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho một nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.
CHỐN TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT
Việt Nam nôi người Việt là vùng đất Rồng Tiên Văn Lang và Việt Thường xưa. Đất Rồng là Tam giác châu Bắc Bộ, chốn tổ nghề lúa Việt Nam và Thế giới; non Tiên là đất Việt Thường.
Vùng tam giác châu Bắc Bộ với ba đỉnh Việt Trì, Ninh Bình, Quảng Ninh, có trọng tâm là Hoàng Thành Thăng Long, thủ đô Hà Nội ngày nay. Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội với Hưng Yên, Cổ Loa là địa danh nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc Việt đặc biệt quan trọng . Giáo sư Trần Quốc Vượng tại lời tựa sách “Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình” do Trương Đình Tuyển chủ biên (Nhà Xuất bản Thế Giới, Hà Nội, xuất bản năm 2004, 678 trang) đã trích dẫn Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi nói về địa thế hiểm yếu của non sông Việt:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác
Đỉnh thứ nhất của tam giác châu Bắc Bộ ở đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì ở Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở tả ngạn sông Hồng, bên kia là huyện Ba Vì, Hà Nội. Việt Trì là thành phố địa chính trị văn hóa lịch sử Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng, cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc). Việt Trì cũng là thành phố ngã ba sông nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô, sông Đà thành sông Hồng.
Đỉnh thứ hai của tam giác châu Bắc Bộ ở núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Việt Trì nối với Quảng Ninh là dải Tam Đảo nối 99 ngọn Nham Biền với dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc”, bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.
Đỉnh thứ ba của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ ở núi Mây Bạc của Dãy núi Tam Điệp thuộc khu vực Tam Điệp–Tràng An của ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Dãy núi Tam Điệp là dải núi cuối cùng của dãy núi Ba Vì từ đỉnh tam giác châu Tản Viên, Việt Trì rồi 99 ngọn chạy dọc sông Đáy, sông Hoàng Long mà tới vùng Thần Phù Nga Sơn đâm ra gần sát biển theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây cũng là vùng quần thể di sản thế giới Tràng An nơi có chùa Bái Đính là quần thể chùa có nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á
Sông Hoàng Long
Hoàng Kim
Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức Minh Không.
Dãy núi Tam Điệp, sông Hoàng Long và khu vực Tam Điệp Tràng An là nôi loài người Việt cổ thuộc nền văn hóa Tràng An thời kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hòa Bình. Vùng đất này là chốn tổ của nghề lúa châu Á và Thế Giới. Dãy núi Tam Điệp, sông Hoàng Long cắt ngang vùng đồng bằng duyên hải thành hai phần châu thổ sông Hồng và sông Mã nên nó được xem là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung. Dãy núi Tam Điệp là bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình Thanh Hoá và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Bắc vào Nam, đường bộ qua đèo Tam Điệp, đường thuỷ qua cửa Thần Phù. Dãy núi Tam Điệp chứa đựng nhiều giá trị địa chính trị, lịch sử, văn hóa với vai trò là nôi người Việt tiền sử, với những danh thắng và phòng tuyến quân sự rất nổi tiếng như cửa Thần Phù, phòng tuyến Tam Điệp, rừng Cúc Phương, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, núi Cao Sơn, động Người Xưa, hang Con Moong,…
Dãy núi Tam Điệp nối liền với Dãy núi Trường Sơn (trong tiếng Lào là Phu Luông) là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km. Dãy núi Trường Sơn tiếp nối với dãy núi Ba Vì và Dãy núi Tam Điệp , bắt đầu từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã. Dãy núi Trường Sơn là xương sống để nối liến hình thế Bắc Nam liền một giải.
DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT Hoàng Kim
Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.
Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long Đông Đô Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.
“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.
Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)
Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.
Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (2)
đến Hạ Long,
Hương Sơn,
Phong Nha,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Nha Trang,
Đà Lạt.
Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km², nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Đưng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của Sông Đồng Nai gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp (sông Soi)
Giáo sư Tôn Thất Trình trong bài viết “Lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai – Biên Hòa” đăng trên blog Quà tặng (The Gift) đã giới thiệu tổng quát: “Sông Đồng Nai tuy chỉ được xem là con sông đứng hàng thứ ba ở Việt Nam, sau sông Hồng và sông Mê Kông nhưng chiều dài chảy trong nước lại đứng hạng nhất 635 km trước sông Hồng 566 km, còn sông Cửu Long đứng hạng 8, 230 km, chỉ trên sông Thu Bồn hạng 9, 205km (Thái Công Tụng, Vietnamologica , 2005 ). Phần sông Đồng Nai chảy qua tỉnh Đồng Nai ngày nay chỉ dài 294 Km . Tên cũ của sông Đồng Nai là sông Phước Long , còn có tên là sông Hòa Quí. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (bản dịch của Phạm Trọng Điềm 1997 và Hòang Đỗ sưu tập 2003 ), có đôi chút địa lý không hòan tòan đúng theo phân chia hành chánh hay gọi tên ngày nay.
Giáo sư Tôn Thất Trình cũng trong bài viết trên, đôi chút xuôi dòng lịch sử, đã kể tiếp: “Đồng Nai xứ sở lạ lùng. Dưới sông sấu lội , trên bờ cọp um (Ca Dao miền Nam). Trước khi hình thành và phát triễn Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng đất hoang vu này, từ đầu Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7, thuộc về vương quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dài từ lưu vực sông Cửu Long đến sông Mênam xuống tận các đảo Mã lai ( Lâm Văn Bé, Dòng Việt số 17 năm 2005 ). Tháng 11 năm 1998, ở làng Phú Mỹ huyện Cát Tiên khám phá ra một ngôi làng cổ, tuổi đã 2500- 3000 năm. Đây là một phức tạp di tích gồm đền đài, tháp và rất nhiều di vật tiền sử, chứng tỏ có sự lẫn lộn của một văn hóa Phù Nam ở miền Nam và văn hóa Champa. Trong số di vật có nhiều tượng thờ như Linga – Yoni, những vật liệu linh thiêng thờ cúng, dùng các bộ phận sinh dục con người làm biểu tượng. Có một Linga cao 2.1 m là một di vật lọai này lớn nhất thế giới. Ngòai ra còn nhiều dấu tích khác chứng tỏ Cát Tiên cũng có thể là một thánh địa của Vương Quốc Phù Nam, xây dựng cách đây 2000 năm. Thật ra dưới thời Pháp thuộc, lưu vực sông Đồng Nai với các địa điểm như cù lao Rùa, Cù Lao Phố, bến Đò… đã được các nhà khảo cỗ ( Cartailahac 1888, Grossin 1902, Loesh 1909, Barthère và Ripelin 1911, Malleret và Jansé 1937) … khai quật nhiều lần, nhiều nơi, tìm được hàng ngàn cỗ vật như búa rìu bằng đá, bằng đồng, sắt, xương sọ, dụng cụ đá mài nhẵn … chứng tỏ rằng lưu vực sông Đồng Nai đã có người cư ngụ 4000 – 2500 năm nay rồi, không có lịch sử, không chữ viết ghi chép, nên họ là người tiền sử. Trước thời vương quốc Phù Nam, họ là những con người tiền phong đến khai thác hạ lưu sông Đồng Nai, tạo ra một nền văn minh hái lượm, làm ruộng nước nữa ( Theo Hứa Hòanh, Tập san Đi Tới, số 69 và 70, năm 2003 ) .
Năm 1620, vua Chen Chetta II đến Thuận Hóa xin cầu hôn với công nương Ngọc Vạn, con chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Chúa Nguyễn lợi dụng việc gả con gái này đưa người Việt đi vào lập nghiệp ở vùng đất Phù Nam cũ ở hạ lưu sông Đồng Nai, trên danh nghĩa là đất Chân Lạp, nhưng trong thực tế là đất vô chủ, bởi lẽ từ nhiều thế kỷ, vì sự suy yếu nội bộ, vì chiến tranh liên tiếp với Xiêm La, vùng đất này hòan toàn hoang vu, không có guồng máy cai trị của Chân Lạp. Trước khi người Việt đến, vùng này chỉ có vài mươi nóc nhà người Miên- Môn, theo nhà văn quê quán Biên Hòa Bình Nguyên Lộc còn có thể cả người tộc dân Mạ, hay có thể cả tộc dân Cho Ro, tộc dân Stiêng, cả ba thuộc họ Nam Á , ngôn ngữ thuộc hệ Môn Miên (Khmer) vì ảnh hưởng xưa cũ của hai nước Phù Nam và Chân Lạp. Nguyễn Cư Trinh gọi chung là Côn Man (Côn Miên), ở trên các gò cao sâu trong rừng vùng Preikor ( Sài Gòn ), sống biệt lập với người Miên ở vương triều.
Năm 1623, Chúa Sải cho đặt hai trạm thu thuế ở Prei Nokor ( Sài Gòn, nay ở khỏang quận 5 và Kas Krobei ( Bến Nghé, nay ở khỏang quận 1). Trịnh Hoài Đức cũng xác nhận trong Gia Định Thành Thống Chí là dân các tỉnh phía Bắc xứ Đàng Trong đã vô Mô Xòai từ đời các Tiên hoàng đế Nguyễn Hòang 1558- 1613, và chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên ( 1613- 1635 ). Sử ghi là năm 1665, có độ 1000 người Việt vào lập nghiệp ở vùng đất mới này ( cũng theo Lâm Văn Bé, Dòng Việt 2005 ”
“Năm 1679, các tướng giỏi nhà Minh là Trần Thường Tuấn và Dương Ngạn Địch và thương nhân Mạc Cữu đã tới đất phương Nam. Nguyên là năm đó nhà Mãn Thanh thay thế nhà Minh, tướng trấn thủ Quảng Đông là Dương Ngạn Địch với Phó Tổng Binh Hoàng Tiến và Tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó Tổng Binh là Trần An Bình đem 3000 quân và 50 chiến thuyền chạy thẳng vào cửa Tư Hiền Đà Nẳng xin làm thần dân chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần dung nạp họ, cho Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, định cư ở Bàn Lân xứ Đồng Nai, Cù Lao Phố Biên Hòa, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho cũng khai khẩn đất đai và lập phố phường buôn bán. Người Hoa hay Minh Hương tập trung ở cù lao Phố lập thành làng Thanh Hà, chuyên nghề thương mãi. Cù lao Phố là đô thị người Hoa đầu tiên ở Việt Nam phát triển liên tục trên nữa thế kỷ, đóng một vai trò quan trọng xuất nhập cảng cho xứ Đồng Nai. Địa danh Cát Lái, đáng lý phải gọi là “ Các Lái “ để chỉ danh một bến đò, một chỗ họp chợ của người buôn bán sĩ, các ghe lái thương hồ chở chén đĩa, lu hũ , đá tán kê nhà, cối xay bột… đưa về miền Tây, đồng bằng Sông Cửu Long và chuyên chở thóc lúa gạo trái cây nông sàn lên buôn bán ờ Nông Nại và Gia Định.
Năm 1689, Chúa Nguyễn Phước Chu sai Thống suất Nguyễn Hửu Cảnh làm Kinh Lược xứ Đồng Nai, lúc đó có tên là Đông Phố, chia đất Đông Phố đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên; lấy xứ Sài Côn, đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn ( tức là Gia Định ). Và đặt phủ Gia Định thống thuộc hai dinh Trấn Biên, Phiên Trấn. Lúc này, cả hai huyện Phước Long và Tân Bình, theo Nguyễn Hữu Cảnh thống kê, đã mở rộng đất ngàn dặm, dân số hơn 4 vạn hộ (theo Đại Nam Thực Lực Tiền Biên, quyễn IV). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai chiêu mộ thêm lưu dân từ Bố Chính trở vào Bình Thuận đến ở đây, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, làm bộ đinh, bộ điền (Phan Khoang , Việt sử xứ Đàng Trong, xuất bản năm 1967).
Năm 1739, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh vua Cao Miên là Nặc Nguyên phải bỏ chạy và xin nộp đất miền Nam Gia Định là Tầm Bôn và Lôi Lạp để giảng hòa. Trước đó Nặc Nguyên đánh phá Hà Tiên. Thương nhân Mạc Cửu là di dân thời Minh đồng thời với tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, trước đó đã qui phục chúa Nguyễn và làm Tổng Binh Hà Tiên, cùng với con là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, phát triễn phồn thịnh Hà Tiên, chống lại vua Cao Miên và Xiêm La.
Năm 1747, Cù Lao Phố đánh dấu một biến cố lớn. Hơn 60 năm thành lập, Nông Nại đại phố sầm uất hơn bao giờ hết. Một tên cầm đầu bọn khách thương người Phúc Kiến là Lý Văn Quảng, dậy lòng tham cùng 300 đồng đảng tự xưng là “ Nông Nại đại phố vương” định chiếm Nông Nại, tổ chức như một triều đình, đã đánh úp dinh Trấn Biên, hạ sát trấn thủ dinh là Cẩn Thành Hầu Nguyễn Cao Cẩn. Phó tướng dinh Trấn Biên là Lưu thủ Cường, tước Cường Oai Hầu, rút ván cầu “ Chợ Đồn” bắc ngang giữa cù lao Phố và đồn canh bờ sông, cố thủ. ChúaNguyễn Phúc Khoát đã sai Cai cơ Tống Phúc Đại đem binh cứu viện. Tống Phước Đại bắt được Lý Văn Quảng cùng đồng bọn là 57 người. Lớp còn lại bỏ trốn vào rừng hay theo sông Đồng Nai xuống Tân Bình.
Năm 1782 ngày 7 tháng 7 tại Chợ Quán ở Nông Nai đại phố có khoảng 4000 người Hoa đã bị quân Tây Sơn giết. Chuyện là trong số tàn quân rã ngũ của Lý Văn Quảng mấy chục năm sau có hai tên là Lý Tài và Tập Đình giỏi vỏ nghệ, khôn ngoan, được dân du thủ du thực tôn làm anh chị, thuộc phe Thiên địa hội “ Phản Thanh Phục Minh”. Bọn Lý Tài, Tập Đình trước đó theo Tây Sơn nhưng sau khi được Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân Phú Yên chỉ điểm đã trở cờ đến xin theo phò Đông cung Dương từ Quảng Nam chạy vào Qui Nhơn. Đang lúc sa cơ, Đông cung đãi Tài và Đình như thượng khách và khi Đông Cung tới Gia Định hợp với quân của chúa Định , lấy hiệu là Tân Chính vương khi chúa Định nhường ngôi, Lý Tài được phong làm đại nguyên sóai. Làm cho quân Đông Sơn do tướng Đỗ Thành Nhơn phò tá chúa Định vào Gia Định trước Đông cung, bất mãn. Hay tin ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ kéo đại quân vào đánh, tới núi Châu Thới bắt được Lý Tài giết ngay. Huệ đuổi theo quân Nguyễn bắt được Tân Chính Vương ở Ba Vát, Thái Thượng Vương ở Cà Mau, đem về Sài Gòn hành hình. Nguyễn Nhạc vào Nam, khi hay tin viên hộ giá thân tín của mình là Phạm Ngạn bị giết, đã nổi trận lôi đình, ra lịnh tàn sát tất cả người Hoa ở cù lao Phố ( vì Nhạc còn nghi thêm là người Hoa đã giúp lương thực cho các chúa Nguyễn, và Nhạc căm ghét sự phản trắc bỏ Nhạc mà theo chúa Nguyễn trước đó ). Vụ thảm sát này rất lớn. Linh mục Castueras, có mặt tại Chợ Quán ngày 7 tháng 7 năm 1782, cho biết có gần 4000 người bị quân Tây Sơn giết. Sử quan nhà Nguyễn, nhất là Trịnh Hoài Đức, có thể tăng cao số nạn nhân Hoa gấp ba lần ( theo Hứa Hòanh ở tập san Đi Tới nói trên). Cù lao Phố bị quân Tây Sơn phá tan hoang, khi trung hưng lại, người ta trở về, dân số không còn bằng một phần trăm lúc trước ( Theo Đại Nam Nhất Thống Chí). Những người Hoa còn sót lại chạy về Gia Định, gầy dựng lại cảnh Chợ Lớn, có mòi sung túc thịnh vượng hơn cù lao Phố trước (Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển).
Năm 1768, cuộc Nam Tiến của dân Việt Nam kể như gần hoàn thiện. Lảnh thổ Nam Kỳ lúc này được chia thành 3 tỉnh : tỉnh Đồng Nai bao gồm các vùng đất miền Đông Nam Bộ, tỉnh Sài Gòn bao gồm các vùng đất từ sông Sài Gòn đến cửa Cần Giờ và tỉnh Long Hồ bao gồm các vùng đất miền Tây Nam Bộ.Năm 1808, dưới thời Gia Long, Nam Kỳ được gọi là Gia Định Thành bao gồm 5 trấn: Hà Tiên, Vĩnh Thạnh, Định Tường, Phiên An, Biên Hòa. Năm 1834, dưới thời Minh Mạng 5 trấn được biến thành 6 tỉnh. Năm 1888 thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia ra làm 20 hạt, rồi 20 tỉnh, trong đó có tỉnh Biên Hòa. Năm 1954, Miền Nam, sau hiệp định Genève để chỉ vùng đất Việt Nam Cộng Hòa Nam vĩ tuyến 17, gồm 40 tỉnh trong đó vẫn còn tỉnh Biên Hòa… Sau 1975, tỉnh Đồng Nai được thiết lập và Biên Hòa trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai.
Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng năm 1715 tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi, đẹp đẽ và quy mô này, tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất ấy đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất, đó là Cù lao Phố. Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ghi: Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Và theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt…Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo… Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn…. Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến đây hành lễ…
Tương tự Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học trò. ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Như vậy, ngoài việc thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và Nam Bộ xưa trước khi Văn miếu Gia Định ra đời năm 1824.
*
GS. Trần Thanh Đạm Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh trong bài “Góp phần nhận thức về vai trò lịch sử của nhà Nguyễn (1802 – 1945)”, số 41 ngày 30 tháng 10 năm 2008 đã nhận định : “Nhiều tư liệu đã có hoặc mới phá hiện đã chứng minh rằng trong nửa thế kỷ XIX, đối với đất nước Việt Nam, nhà Nguyễn đã làm được không ít việc, và nhiều việc có thể được gọi là những thành tựu. Ví dụ: đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, dù rằng việc này được khởi đầu từ phong trào Tây Sơn song việc thống nhất đang còn dở dang, thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt. Chính Nguyễn Ánh đã hoàn thành công việc dở dang này, hoàn thành sự nghiệp thống nhất, kết thúc tình trạng đất nước chia hai, quy giang sơn về một mối.”
Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử lắng đọng Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt.
THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN
Hoàng Kim
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.