Số lần xem
Đang xem 3581 Toàn hệ thống 6085 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG
Hoàng Kim
Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu..
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.
– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.
– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.
Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi
Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói
– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu.
Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ,
EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
Nguyễn Khoa Tịnh, 1970
Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ.
Sử thi tâm linh là di sản văn hóa
Hoàng Kim
(*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu.
ĐỢI NẮNG
Hoàng Kim
Em đã yêu và tôi đã yêu
Mình nối dài vần thơ có lửa
Ta đã là máu thịt trong nhau
Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ …
Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu
Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái
Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về
Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối.
Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn
Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá
Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy
Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi.
Đợi nắng mùa đông
Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu
Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li
Tôi đã yêu và em đã yêu
Em đã yêu và tôi đã yêu
MÙA THU HÔN TÔI
Phan Chí Thắng
Mùa thu ôm tôi
Chặt hơn một người từng ôm người khác
Bàn tay heo may luồn trong man mác
Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu
Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa
Mùa thu hôn tôi
Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng
Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng
Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè
Băng giá mùa đông đâu đó chưa về
Mùa thu yêu tôi
Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ
Lá níu cành sợ không xanh được nữa
Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa
Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa
Tôi trong mùa thu
Người đàn bà yêu đắm say tha thiết
Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi
Tôi đã yêu và em đã yêu
Em đã yêu và tôi đã yêu.
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG
Hoàng Kim
Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu..
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.
– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.
– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.
Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi
Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói
– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu.
Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ,
EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
Nguyễn Khoa Tịnh, 1970
Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ.
Sử thi tâm linh là di sản văn hóa
Hoàng Kim
(*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu.
ĐỢI NẮNG
Hoàng Kim
Em đã yêu và tôi đã yêu
Mình nối dài vần thơ có lửa
Ta đã là máu thịt trong nhau
Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ …
Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu
Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái
Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về
Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối.
Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn
Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá
Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy
Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi.
Đợi nắng mùa đông
Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu
Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li
Tôi đã yêu và em đã yêu
Em đã yêu và tôi đã yêu
MÙA THU HÔN TÔI
Phan Chí Thắng
Mùa thu ôm tôi
Chặt hơn một người từng ôm người khác
Bàn tay heo may luồn trong man mác
Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu
Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa
Mùa thu hôn tôi
Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng
Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng
Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè
Băng giá mùa đông đâu đó chưa về
Mùa thu yêu tôi
Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ
Lá níu cành sợ không xanh được nữa
Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa
Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa
Tôi trong mùa thu
Người đàn bà yêu đắm say tha thiết
Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi
Tôi đã yêu và em đã yêu
Em đã yêu và tôi đã yêu.