Số lần xem
Đang xem 1891 Toàn hệ thống 3582 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ban mai đứng trước biển
Đảo Yến trong mắt ai
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
Hoàng Kim
Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông.
VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938);
VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
“Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”.
Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”.
Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết
Mãi mãi là Anh
Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Anh đã là Anh – mãi mãi Anh
Người Anh của lớp lớp hùng binh
Song toàn văn võ, thông kim cổ
Vững chí bền gan đạp thác ghềnh!
Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.”
Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực.
Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội.
Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)…
VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG
“Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.”
John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy.
Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“
Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác.
Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình.
Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ.
Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân.
Hoàng Kim
Ghi chú và trích dẫn
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim
Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ.
Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh”
Bác về vùng đất địa linh
Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta.
Người là Võ Đại Thánh
Hộ Quốc Đại Tướng Quân
Ở chính đạo Trung tâm
Hoành Sơn Linh Giang
Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước.
Lớp lớp cháu con
thành kính tiễn biệt Người
Lớp lớp cháu con
noi gương Người
ra chiến hào cầm súng.
Đất nước bình yên
lại trở về đời thường
cầm bút cầm cày
trong yêu thương, thanh thản.
Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“.
Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân.
Hoàng Kim
Tư liệu
Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng
VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân.
Anh Ngọc 94.
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu.
Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa.
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa.
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.
Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh.
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy.
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy.
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù.
Trong góc vườn mùa thu.
Cây lá cũng như ông lặng lẽ.
Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ.
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây.
Ông ra đi
Và…
Ông đã về đây.
Đời là cuộc hành trình khép kín.
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến.
Là một trời nhớ nhớ với quên quên.
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên.
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi.
Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi.
Đi về miền cát bụi phía trời xa.
Ru giấc mơ của vị tướng già.
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở.
Một chân Ông đã đặt vào lịch sử.
Một chân còn vương vấn với mùa thu.
Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn
Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên).
Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về V&ot
Ban mai đứng trước biển
Đảo Yến trong mắt ai
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
Hoàng Kim
Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông.
VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938);
VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
“Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”.
Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”.
Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết
Mãi mãi là Anh
Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Anh đã là Anh – mãi mãi Anh
Người Anh của lớp lớp hùng binh
Song toàn văn võ, thông kim cổ
Vững chí bền gan đạp thác ghềnh!
Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.”
Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực.
Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội.
Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)…
VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG
“Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.”
John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy.
Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“
Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác.
Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình.
Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ.
Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân.
Hoàng Kim
Ghi chú và trích dẫn
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim
Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ.
Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh”
Bác về vùng đất địa linh
Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta.
Người là Võ Đại Thánh
Hộ Quốc Đại Tướng Quân
Ở chính đạo Trung tâm
Hoành Sơn Linh Giang
Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước.
Lớp lớp cháu con
thành kính tiễn biệt Người
Lớp lớp cháu con
noi gương Người
ra chiến hào cầm súng.
Đất nước bình yên
lại trở về đời thường
cầm bút cầm cày
trong yêu thương, thanh thản.
Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“.
Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân.
Hoàng Kim
Tư liệu
Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng
VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân.
Anh Ngọc 94.
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu.
Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa.
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa.
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.
Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh.
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy.
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy.
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù.
Trong góc vườn mùa thu.
Cây lá cũng như ông lặng lẽ.
Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ.
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây.
Ông ra đi
Và…
Ông đã về đây.
Đời là cuộc hành trình khép kín.
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến.
Là một trời nhớ nhớ với quên quên.
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên.
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi.
Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi.
Đi về miền cát bụi phía trời xa.
Ru giấc mơ của vị tướng già.
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở.
Một chân Ông đã đặt vào lịch sử.
Một chân còn vương vấn với mùa thu.
Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn
Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên).
Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước.
Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng.
Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ.
Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại.
Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn.
Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách.
Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục?
“Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”.
Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó phải chăng là sự tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng đối với Võ Nguyên Giáp.
Trần Văn Trà chỉ rõ, Võ Nguyên Giáp “là một Tổng tư lệnh biết đau với từng viết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu mỗi chiến binh”.
Đó cũng là quan điểm cốt tử trong tư tưởng quân sự Võ Nguyên Giáp: giành thắng lợi cao nhất đi đôi với tổn thất thấp nhất. Ông nói, phải sử dụng cái đầu của người lính chứ không phải thân thể họ. Nếu ông Giáp không ra lệnh hoãn cuộc tấn công, hàng loạt tướng lĩnh, chỉ huy ưu tú và bộ đội đã hy sinh ở Điện Biên. Cho nên, những tướng lĩnh và người lính coi ơn ấy là ơn cứu mạng vậy. Nếu để ông toàn quyền trong các chiến dịch Mậu Thân 68, Xuân hè 72 thì tình hình chắc đã khác. Trần Văn Trà nêu rõ: “nếu thực hiện cách đánh thận trọng hơn theo quan điểm của Anh Văn thì chắc chắn số lượng thương binh và tử sỹ sẽ ít hơn, số lượng chiến sỹ còn sống và còn khỏe sẽ nhiều hơn, chẳng những thế, chiến thắng sẽ lớn hơn nữa”.
Trần Văn Trà cũng nhận xét rất chính xác, rằng Võ Nguyên Giáp là con người bao dung, độ lượng. Đối với những người hiểu lầm hoặc cố tình hiểu lầm, ghen ghét, đố kỵ tài năng…Võ Nguyên Giáp vẫn tiếp tục cư xử một cách nhã nhặn và bình thản. Ông chỉ nói về cái tốt, cái đúng của đồng đội, chưa bao giờ thanh minh cho bản thân mình một vấn đề gì.
Một vấn đề rất lý thú nữa mà Trần Văn Trà nêu lên, đó là cách gọi Võ Nguyên Giáp như thế nào cho đúng nhất. Gọi “Đại tướng”không có gì sai nhưng không biểu hiện được vai trò đứng đầu toàn quân của Võ Nguyên Giáp và mối quan hệ rất khăng khít của ông đối với toàn quân. Nên gọi “Tổng tư lệnh” hoặc “Anh Văn”.
Gọi “Tổng tư lệnh” là cách gọi một cách trang trọng. Võ Nguyên Giáp là tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy. Ông đứng vững trên vị trí Tổng tư lệnh liên tục 30 năm, hạ đo ván 7 tướng lĩnh đứng đầu của Pháp và 3 tướng lĩnh đứng đầu của Hoa Kỳ, tài năng ấy thật phi thường, khó ai có thể so sánh. Cho nên, muốn gọi Võ Nguyên Giáp theo chức vị một cách trang trọng, “tôi cho rằng gọi Tổng tư lệnh đúng hơn cả” – tướng Trà kết luận.
Điều này hoàn toàn đúng. Càng đúng hơn vì bây giờ chúng ta thấy, VN có không ít Đại tướng, lại có cả Đại tướng chưa qua quân đội một ngày nào, nói chi đến chiến công. Ngày trước, ngay như Trần Văn Trà được phong Trung tướng năm 1959 và tới 15 năm sau ông mới được phong Thượng tướng.
Còn gọi Anh Văn là gọi một cách thân mật. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể gọi Anh Văn, vì điều đó còn phụ thuộc vào tuổi tác, mối quan hệ công tác, quan hệ thân thuộc nữa. Gọi Anh Văn vừa nói lên vai trò Anh Cả của Võ Nguyên Giáp trong quân đội, vừa nói lên quan hệ vô cùng mật thiết của ông đối với toàn quân. Và chúng ta biết, Hồ Chí Minh thường gọi Võ Nguyên Giáp một cách trìu mến mà thâm thúy: chú Văn.
Chính vì tất cả những điều đó mà trong mắt Trần Văn Trà, Võ Nguyên Giáp giành được sự yêu mến gần như tuyệt đối của toàn quân, toàn dân. Đây là điều mà hẳn chúng ta ai cũng đồng ý và lấy làm tự hào.
Lê Mai
(Ngày 7.10.2013 – những ngày tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về phép xử thế của bậc hiền minh thuở thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát: ”Đạo trời đất là Trung Tân, vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. Người đời sau luận chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lí của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm. Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau“.
Hoàng Kim đúc kết tóm tắt về nếp nhà đẹp văn hóa xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có phúc ấm gia đình với trí tuệ phúc hậu, minh triết, tận tâm, làm việc tự ý cẩn thận, im lặng là trí tuệ, lời nói là năng lực. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Nếp nhà là thói quen của gia đình. Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại và chăm sóc sức khỏe. Chất lượng cuộc sống xét cho cùng là sự phát triển tự do của mỗi người. Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của những người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con” của Vu Gia đã chúng ta thấy nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc. GS. Hoàng Ngọc Hiến có bài bình giảng rất hay về nếp nhà “Nên thợ, nên thầy” “No ăn, no mặc”. Ông Lê Quang Nhung ở Bến Tre có bài “Giữ lại nếp nhà” đã trao đổi thật thấm thía “Nếp nhà là cái ở sâu trong trái tim ta, là gốc rễ của con người nhưng do mải mê với cuộc sống, nhiều khi ta quên mất. Rất đồng tình với ai đó: Xã hội là nơi cho cá nhân phát triển, còn gia đình là nơi cá nhân hình thành tính cách, tâm hồn, tư duy, tài năng, đạo đức của con người. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình phải là một mắc xích quan trọng trong quá trình giáo dục tính cách, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, đặc biệt là cho giới trẻ. Tu được thân mới “tề gia”, rồi đến “trị quốc”, sau cùng là “bình thiên hạ”. Sắp xếp theo trình tự như vậy cũng có cái lý của người xưa.” Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết “Nếp nhà” nói rõ quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể của một bà cụ phúc hậu “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.
Bài này là suy nghiệm của tôi về nếp nhà đẹp văn hóa
xem tiếp Nếp nhà đẹp văn hóa
Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ văn chương giống và khác nhau thế nào? Thầy Nguyễn Khoa Tịnh và thầy Hoàng Ngọc Dộ trước đây, có nói với tôi: “Những người như Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư thời Trần đều là những danh tướng lừng lẫy một thời, ra tướng võ, vào tướng văn, nhưng ba người trước đều là nhân tướng, xử thế chuẩn mực, tiết độ. Trần Khánh Dư là một bậc danh tướng, hoặc như Nguyễn Công Trứ sau này cũng đều là trí tướng, nhung họ có khác ba người kia một chút, và họ đều ưu thời. Loại người sau cũng là kỳ tài nhưng phải có minh quân,kỳ tướng mới dùng được. Nhà thơ Hải Như Ngọc Tỉnh (là thân phụ và thân mẫu của anh Hanh Vu ) cũng đã nhận xét vậy nhưng Cụ gộp hai dòng ưu thời này vào làm một và cụ nhấn mạnh sự phân biệt dòng văn chương ưu thời và dòng văn chương xu thời. Dòng văn chương Xu thời quá phổ biến trong mọi xã hội. Dòng văn chương Ưu thời có hai dạng loại của Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, như Khang Hi và Vi Tiểu Bảo. “Có tác phẩm văn chương đạt giá trị nhân văn đặc biệt tinh khiết sâu xa như món ăn trong thờ cúng, thức ăn khác dẫu rất ngon nhưng khi có một con ruồi nhỡ rơi vào và tuy đã được vớt đi nhưng cảm giác lúc ăn sẽ không bằng thức ăn hoàn toàn tinh khiết. Dòng văn chương ưu thời thứ nhất tinh khiết như vậy”.. Nguyễn Du là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ nhất. Nguyễn Công Trứ là biểu tượng dòng văn chương ưu thời thứ hai. Còn dòng văn chương xu thời thì quá phổ biến trong mọi xã hội, đó là dòng văn chương thứ ba.
Tôi yêu Kiều Nguyễn Du.
Phan Lan Hoa ngày 11 tháng 10 năm 2012 có bài viết “Em xin làm lẽ Nguyễn Công Trứ” Tôi thảng thốt giật mình vì bài luận, nên vui đùa cầu thân kết bạn: ” Vô nhà đã thấy THƯƠNG, Vì Dặm ân TÌNH, thuyền quyên ứ hự VUI làm thiếp. Ra ngõ rồi thêm NHỚ, Linh Giang ơn NGHĨA, anh hùng khấp khởi SƯỚNG gặp em.” Nhà văn thầy giáo Nguyễn Thế Quang, tác giả hai cuốn tiểu thuyết lịch sử “Nguyễn Du” và “Thông reo ngàn Hống” đã khuyến khích tôi viết chuyên khảo “Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ”. Chín năm qua, tôi viết Kim Notes lắng ghi chú để tìm sự thật Nguyễn Du niên biểu luận trong hệ thống thông tin chọn lọc “Nguyễn Du trăng huyền thoại” (*) trong đó có bài 4 “Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ” nay xin được hiến tặng bạn đọc.https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-nguyen-cong-tru/
“Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con.
“Chèo thuyền qua bến sông Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn”
Câu thơ quặn thắt đời con
Mẹ Cha mất sớm con còn trẻ thơ.
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam”.
Bài ca yêu thương là khát khao xanh Nói với bạn hiền bài thơ Điểm hẹn:
“Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em”
Bài ca yêu thương
là giấc mơ xanh
giấc mơ hạnh phúc
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh.
Cánh cò ông Noel
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc
khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …
Cánh cò bay trong mơ
Ca dao em và tôi
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.‘
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
Mãi thế rồi ta cũng về đây
Điền viên thú nọ vẫn xưa nay
Giang hồ bạn lứa câu tan hợp
Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say
Tòa đá Khương Công (*) đôi khóm trúc
Áo xuân Nghiêm Tử (**) một vai cầy
Thái bình vũ trụ càng thong thả
Chẳng lợi danh chi lại hóa hay.
(*) Khương Công: Khương Tử Nha thời nhà Chu,
khi còn đi ẩn thường ngồi câu ở sông Vị.
(**) Nghiêm Tử: Nghiêm Quang đời Đông Hán.
mặc áo tơi đi cầy ở núi Phú Xuân
Bài ca yêu thương
là thơ viết về Anh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Ngày 19 tháng 10 năm 2012
anh nằm xuống
Ruộng lúa xanh sau lưng
Hai bờ vai người bạn
Tiếng nấc nghẹn lòng
Tiễn bạn đi xa …
“Hãy cúi xuống học tốt.
Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên !”
Phạm Trung Nghĩa ơi, lời dặn dò còn mãi.
“Người trước chẳng thấy ai.
Người sau thì chưa thấy.
Gẫm trời đất thật vô cùng.
Riêng lòng đau mà lệ chảy”
“Bài ca lên đài U Châu”
thơ kỳ tài Trần Tử Ngang
với lời dịch Tương Như
khiến người hiền nhỏ lệ.
Bài ca yêu thương
là thơ về Bạn Hiền Phụng Hoàng chúc mừng ngày hạnh phúc
Ngày 20 tháng 10 năm 1979
ngày hai bạn cưới
38 năm sau
mới có bữa cơm
đầy đặn hơn đãi khách
38 năm gian nan
mới được vuông tròn
Con đường xanh gian nan
Giữa bùn ngấu, đất phèn,
cây lúa, ruộng đồng
Làm bạn nhà nông …
“Cuốn sách mỏng
Sức khỏe và hạnh phúc!”
Bạn hiền ơi,
người tử tế giữa đời thường …
Biết bao gương thầy bạn nhà nông
Lặng lẽ dấn thân,
lặng lẽ hiến dâng
Bà mẹ thiên nhiên
Bài ca hạnh phúc.