Số lần xem
Đang xem 503 Toàn hệ thống 1390 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ghẹo vui làm phát chơi ngông
Lôi ra một chậu xương rồng, đếm Kim
Đếm qua đếm lại mãi tìm.
Vẫn dư ra một cái Kim là mình!
Cái Kim vừa mới vừa lành (?).
Nên thiên hạ cứ tưởng mình là Hoa .
Hòa Hoà Huỳnh Hóa Mai Hoa.
Tận cùng bản chất nó là cái Kim !
Ủa mà Kim khác gì chim.
Mãi mê vườn rộng ong tìm mật hoa! .
Hahaha…
#Thungdung DỊU DÀNG HOA CỎ
Hoàng Kim
họa thơ Thu Nguyệt VN 580
Hahaha…
Thật ra thật ra thật ra.
Tận cùng bản chất nó là không gai.
Có không mọi chuyên ở đời.
Dịu dàng hoa cỏ là nơi tìm về.
Đêm Yên Tử lắng tai nghe.
Mỏng như chiếc lá nghiêng về thinh không.
Ẩn sau một đám xương rồng,
Tìm đi tìm lại em không thấy mình.
Thoắt rồi hiện trước em xinh,
Gai đâu chẳng thấy, chỉ mình là ta.
Hahaha …, Hahaha…
Cám ơn Thu Nguyệt VN ảnh đẹp thơ hay, đùa vui họa vần.Bài cũ đăng mới tại #cnm365 #cltvn 9 tháng 10. Chúc ngày mới vui khỏe.
NGUYỄN DU HỒ XUÂN HƯƠNG Hoàng Kim
“Đối tửu” thơ bi tráng
“Tỏ ý” lệ vương đầy
Ba trăm năm thoáng chốc
Mai Hạc vầng trăng soi
Nguyễn Du Hồ Xuân HươngNguyễn Du Hồ Xuân Hương là bài 3 trong chùm bài viết Nguyễn Du trăng huyền thoạitài liệu
Mai Hạc (hình) là vầng trăng cổ tích soi tỏ sự tích Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng chính là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng. Các bài khảo cứu “Hồ Xuân Hương tỏ ý Nguyễn Du; Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều đã xác định sự thật lịch sử Hồ Xuân Hương chính là Thúy Kiều và Nguyễn Du là Từ Hải. “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen . “Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng và Từ Hải đã khen Thúy Kiều, là lời khen của Nguyễn Du đối với Hồ Xuân Hương đã đánh giá đúng Nguyễn Du “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Nguyễn Du không chỉ là một đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một đấng danh sĩ tinh hoa; anh hùng nhân hậu, kiếm bút chạm thấu lòng người mà kiếm sắc của kẻ anh hùng, bậc hoàng đế tranh hùng ngôi cao chí thượng không thể vượt qua được. Truyện Thúy Kiều và Lưu Hương Ký nâng niu quý trọng con người là báu vật vô giá của lịch sử văn hóa Việt. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ. Hồ Xuân Hương tỏ ý kính trọng yêu thương Nguyễn Du vì Nguyễn Du thực sự là đấng anh hùng danh sĩ tinh hoa đích thực. Nguyễn Du Từ Hải anh hùng trong Truyện Thúy Kiều là hình tượng Yến Thanh Tiểu Ất trong Thủy Hử. Dẫn liệu minh chứng xin đọc bài dưới đây:
ĐỐI TỬU THƠ BI TRÁNG
Đối tửu Nguyễn Du
Bên cửa xếp bằng ngất ngưởng say
Cánh hoa rơi phủ thảm rêu đầy
Sống chưa vơi nửa lưng ly rượu
Chết hỏi rằng ai tưới mộ đây?
Xuân đã xa dần oanh bỏ tổ
Tháng năm bàng bạc tóc màu mây
Trăm năm chỉ ước say mềm mãi
Thế sự bèo mây…ngẫm đắng cay
Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi ?
Xuân sắc niệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang ám trục bạch đầu lai.
Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý,
Thế sự phù vân chân khả ai.
Dịch nghĩa
Ngồi xếp bằng tròn trước cửa sổ, rượu vào hơi say mắt lim dim,
Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh.
Lúc sống không uống cạn chén rượu,
Chết rồi, ai rưới trên mồ cho ?
Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi,
Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc.
Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày.
Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn.
“Đối tửu” của Nguyễn Du là bài thơ thật bi tráng của bậc anh hùng, trong tình thế cùng cực.
Bản đồ Hình thế Đại Việt đàng Trong và đàng Ngoài năm 1760 (vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam) và các thông tin chi tiết đã xác định rõ Nguyễn Du từ năm Tân Sửu (1781) lúc mười sáu tuổi đã làm Chánh Thủ hiệu quân Hùng Hậu ở Thái Nguyên. Trước đó Nguyễn Du đã được danh tướng Hoàng Ngũ Phúc tặng bảo kiếm và Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến tướng trấn thủ Thái Nguyên ( tướng tâm phúc thân tùy của Nguyễn Nhiễm với tên gọi Hà Mỗ trong Gia Phả họ Nguyễn Tiên Điền) nhận làm cha nuôi Nguyễn Du. Tướng trấn thủ Sơn Tây là Nguyễn Điền là anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du, Tướng trấn nhậm Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ đều là học trò Nguyễn Nhiễm. Bắc Hà là đất tổ nghiệp của nhà Nguyễn Tiên Điền. Thế lực họ Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng. Sau khi Nguyễn Nhiễm mất, đến năm 1783 Nguyễn Khản kế tiếp công nghiệp của cha, đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ (sinh 1761) đỗ đầu thi Hương ở điện Phụng Thiên, được bổ thị nội văn chức, khâm thị nhật giảng, sung Nội Hàn Viện cung phụng sứ, phó tri thị nội thư tả lại phiên, Thiên Thư Khu mật viện Đức Phái hầu, cai quản đội quân Phấn Nhất của phủ Chúa. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ của đạo Sơn Tây. Nhà Nguyễn Tiên Điền thực sư hùng mạnh “gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” “năm năm hùng cứ một phương hải tần” (1781- 1786) “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” . Vua Lê và chúa Trịnh do sự chia rẽ đặc biệt nghiêm trọng thời thái tử Lê Duy Vĩ (cha của vua Lê Chiêu Thống) và chúa Trịnh Sâm.Tthái tử Lê Duy Vĩ đã bị Trịnh Sâm bức hại mà chết và ba con bị giam cầm 15 năm. Đến thời loạn kiêu binh vua Lê Chiêu Thống (tên thật là Lê Duy Kỳ con trai của Lê Duy Vĩ) quyết nắm lại thực quyền thì Nguyễn Hữu Chỉnh đã rước quân Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất năm 1787 gieo kế li gián khiến nhà Nguyễn Tiên Điền bị nghi ngờ không được vua Lê dùng nên Nguyễn Huệ mới ra Bắc thành công.
Ở đằng Ngoài, năm 1987 Nguyễn Huệ theo kế Nguyễn Hữu Chỉnh bất ngờ đánh ra Nghệ An và thuận thời đột kích Thăng Long thắng lợi, chiếm được Bắc Hà mà không kịp xin lệnh Nguyễn Nhạc, sau đó Nguyễn Huệ cưới công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Nhạc vơi quyết sách tạo thành hai nước Bắc Nam hòa hiếu đằng Trong đằng Ngoài nên đã cấp tốc ra Bắc, thay đổi tướng hiệu và cùng Nguyễn Huệ về Nam. Vua Lê Chiêu Thống dùng mưu thần Nguyễn Hữu Chỉnh và trung thần Lê Quýnh đuổi Trịnh Bồng quyết giành lại thực quyền từ nhà chúa, sau đó tiếp tục mưu việc giành lại Nghệ An. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm con rể Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Bình đã cùng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo lệnh Nguyễn Huệ kéo đại quân ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống trốn chạy vào rừng ở Yên Thế Thái Nguyên Tuyên Quang chống lại Tây Sơn. Vũ Văn Nhậm không bắt được Lê Chiêu Thống nên đã lập chú vua là Lê Duy Cận làm Giám Quốc. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân kỵ gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, đổi đặt quan quân, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, vẫn để Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, chủ trương việc tế lễ để giữ tông miếu tiền triều, dùng Ngô Thì Nhậm làm Lại bộ tả thị lang, cùng bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc Hà, còn Nguyễn Huệ thì trở về Nam. Mẹ vua Lê Chiêu Thống đã cầu xin nhà Thanh viện binh giúp vua Lê phục quốc. Vua Càn Long lợi dụng tình hình cho Tôn Sĩ Nghị, Ô Đại Kinh, Sầm Nghi Đống ba cánh quân của Lưỡng Quảng, Quý Châu – Vân Nam, Điền Châu chia đường sang cứu viện và nhân tiện cướp Đại Việt. Quân Thanh vào đến Thăng Long đã theo kế Càn Long lập Lê Chiêu Thống lên làm An Nam quốc vương để chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ tại Phú Xuân nhận được tin cấp báo đã lên ngôi Hoàng Đế để chính danh phận và lập tức kéo quân ra Bắc. Nhà Nguyễn Tiên Điền và những cựu thần nhà Lê trừ số theo vua bôn tẩu ra ngoài đều không được vua Lê tin dùng vì Nguyễn Khải anh Nguyễn Du vốn và thầy chúa Trịnh có thù sâu nặng với vua Lê. Nguyễn Huệ dụng binh như thần và khéo chia rẽ, mua chuộc nên nhiều cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và kể cả Nguyễn Nễ là anh trai Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du đều lần lượt ra làm quan với nhà Tây Sơn. Riêng Nguyễn Du thì không ra. Năm Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Sầm Nghi Đống tự sát ở gò Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về Bắc, cánh quân của Ô Đại Kinh rút chạy, Đồn Ngọc Hồi với toàn bộ quân Thanh và danh tướng Hứa Thế Hanh giữ đồn này đều bị diệt. Vua Quang Trung chiều ngày 5 Tết đã khải hoàn ở kinh thành Thăng Long. Các anh của Nguyễn Du ra làm quan với nhà Tây Sơn. Phủ đệ của họ Nguyễn Tiên Điền bên hồ Tây được sửa lại. Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh, bằng mưu kế ngoại giao của nhà Tây Sơn với vua Càn Long nên được phong làm An Nam quốc vương, Lê Chiêu Thống phát động cuộc chiến ở tây Nghệ An và Trấn Ninh, Lào nhưng bị thua bởi danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Vua Lê cũng bị bại ở trận chiến Cao Bằng Tuyên Quang do quân mỏng lực yếu. Vua Lê Chiêu Thống và các trung thần tiết nghĩa nhà hậu Lê đã bị “bán đứng” bởi vua Càn Long và tướng Phúc Khang An do bí mật kho báu ở đỉnh Tuyết Sơn núi Tuyết (mời đọc Kho báu đỉnh Tuyết Sơn). “Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! (trích lời phê của vua Tự Đức).
Ở đằng Trong, nhân lúc Bắc Hà biến loạn, Nguyễn Huệ phải lo đối phó từ hai phía, vua Lê trốn vào rừng và phát chiếu cần vương, quân Thanh có thể can thiệp bất cứ lúc nào, Nguyễn Ánh công phá và bình định Sài Gòn – Gia Định ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Mậu Thân (9.1788). Đông Định Vương Nguyễn Lữ bị rơi vào mưu kế chia rẽ của Nguyễn Ánh đối với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên đã phải rút chạy về Quy Nhơn. Phạm Văn Tham tướng Nguyễn Nhạc lui về giữ những điểm trọng yếu ở Ba Thắc và Biên Hòa, đồng thời cấp báo về Quy Nhơn xin viện binh. Nguyễn Nhạc không dám phát binh vì sợ Nguyễn Ánh thừa cơ mang thủy quân ra đột kích miền Trung. Nguyễn Vương nhân cơ hội này đã đánh rộng ra chiếm trọn Nam Bộ. Thất bại chiến lược này của nhà Tây Sơn do trước đó, năm 1787 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã bất hòa rất nghiêm trọng về việc Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc không chịu sung vào quân lương số vàng bạc châu báu rất lớn mà quân Bắc Bình Vương đã cướp được từ kho chúa Trịnh, đồng thời Nguyễn Huệ đòi quyền quản lý Quảng Nam. Nguyễn Nhạc uất ức chán nản vì em của ông tuy tài trí xuất chúng đánh giỏi và cơ trí hơn người nhưng mãnh liệt hung bạo và khó chế ngự, không còn tin theo phương lược của ông là chỉ nên tranh hùng với chúa Nguyễn ở đất phương Nam mà tạm thời chưa dòm ngó phương Bắc vì cựu thân tôn phò nhà Lê còn rất mạnh. Nhà Thanh lại ủng hộ nhà Lê. Mầm họa nhà Tây Sơn tăng dần và sự bất hòa này đã bị Nguyễn Ánh triệt để lợi dụng. Nguyễn Ánh lợi dụng tình hình Bắc Hà rối loạn nên đã chiếm trọn đất phương Nam.
Nguyễn Du cùng Lê Quýnh dựng cờ phù Lê, vận động ngoại giao xin chiếu vua Càn Long, liên thủ với vùng Nam Trung Quốc và Nghệ Tĩnh, giao kết kẻ sĩ, xây dựng lực lượng, trầm tĩnh theo chuyển biến thời cuộc để chớp thời cơ hành động. Nguyễn Du sau khởi nghĩa Tư Nông thất bại ông đã sang căn cứ Nam Trung Quốc thực hiện việc vận động ngoại giao. Nguyễn Du năm ấy đi lại giữa Thăng Long, Quảng Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Nghệ An nhưng đang là lúc “ngọa hổ tàng long” nên Nguyễn Du hành tung bí mật, rất ít lộ diện. Những sử liệu dưới đây cho thấy các địa điểm ẩn hiện của ông: Trong “Lê Quý Kỷ Sự” của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm. Nhậm trọng sự khí khái nên dụ hàng, sau đó cũng tha bổng và cho phép muốn đi đâu thì đi. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu. Năm 1790 Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, tại Hàng Châu, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Nguyễn Du tại đây có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ. Chính nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị, sau đó Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Yên Kinh gặp vua Lê Chiêu Thống, và trở về Hàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán. Tại đây, Nguyễn Du bàn chuyện về hồng nhan đa truân và Đoàn Nguyễn Tuấn đã viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long. Ba năm 1791-1793, Nguyễn Du ở với Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công. Năm 1791, Nguyễn Nễ đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nguyễn Du không chịu ra làm quan nhà Tây Sơn khi vua Lê Chiêu Thông đã bị nhà Thanh dùng kế ‘bán đứng”. Ông cam lòng ẩn nhẫn câu cá làm “Nam Hải điếu đồ” tại ao vườn của anh là Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Chính nơi đây, Nguyễn Du cùng Xuân Hương (tức Hồ Phi Mai) có ba năm vẹn 1790-1992 sống cùng nhau để trầm tĩnh nhìn thời thế biến chuyển. Câu chuyện luận anh hùng của họ là trong thời điểm này. Những ẩn ngữ Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều, Nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều chính là từ hình mẫu của Nguyển Du và Hố Xuân Hương. Cuối năm 1993 Nguyễn Du vào Phú Xuân tìm cách giúp cho hai anh Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn thoát ra khỏi họa diệt tộc khỏi dính líu quá sâu vào triều Tây Sơn, khi Nguyễn Du đã đọc nghìn lần kinh Kim Cương và đã nhìn thấy mối họa khó bề cứu vãn của triều đại Tây Sơn.
Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng” thể hiện rõ nét qua “Truyện Thúy Kiều” và “Lưu Hương Ký” Hồ Xuân Hương viết: “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” “Giương oai giễu võ thật là kinh. Danh tiếng bao lăm đã tận rồi. Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa. Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Hồ Xuân Hương căm ghét quyết liệt đối với cái ác, cái xấu, vô văn hóa, giả đạo đức, mất nhân tính. Bà căm ghét khinh bỉ những kẻ tính tình hung bạo thủ đoạn nham hiểm, liên tưởng tới dòng họ Nguyễn Du ở Tiên Điền bị quân Tây Sơn sát hại toàn gia tộc sau khởi nghĩa thất bại của Nguyễn Quýnh năm 1791 ở tây Nghệ An, bị truy sát đến Trấn Ninh và liên lụy đến vua Lào và đại tướng Lào . Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng qua đối thoại của Từ Hải và Thúy Kiều: “Thưa rằng: Lượng cả bao dong/ Tấn Dương được thấy mây rồng có phen/ Rộng thương cỏ nội hoa hèn/ Chút thân bèo bọt, dám phiền mai sau!/ Nghe lời vừa ý gật đầu/ Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người/ Khen cho con mắt tinh đời /Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau/ Hai bên ý hợp tâm đầu/ Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân/ Ngõ lời cùng với băng nhân/ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn/ Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn/ Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên/ Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.”
TỎ Ý LỆ VƯƠNG ĐẦY
Hồ Xuân Hương đã “Tỏ ý” với Nguyễn Du. Chuyện tình cảm động Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nét trên tác phẩm Lưu Hương Ký, di cảo đích thực của Hồ Xuân Hượng tại bài “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ Nguyễn Du.
TỎ Ý
Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.
Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!
Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.
Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?
Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?
Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở thương càng thương.
Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.
Gió bay bay
Mưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ
Anh đồng lòng
Em đồng lòng
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)
Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nữa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.
Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ.
Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) với ngón hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù chính là Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại.
Hồ Xuân Hương với kiệt tác Lưu Hương Ký có một bài thơ khác đã xác nhận thơ bà viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu chính là Nguyễn Du.
NHỚ CHUYỆN CŨ
Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
感舊兼呈勤政學士阮侯 – Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu (*).
Hồ Xuân Hương
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
(*) Sau đầu đề trên, tác giả có chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” 侯宜春仙田人 (Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.
Kiều – Nguyễn Du
Ca trù hát nói Việt Nam
Non xanh xanh Nước xanh xanh Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa Áy ai tháng đợi năm chờ Mà người ngày ấy bây giờ là đây…
Ghẹo vui làm phát chơi ngông
Lôi ra một chậu xương rồng, đếm Kim
Đếm qua đếm lại mãi tìm.
Vẫn dư ra một cái Kim là mình!
Cái Kim vừa mới vừa lành (?).
Nên thiên hạ cứ tưởng mình là Hoa .
Hòa Hoà Huỳnh Hóa Mai Hoa.
Tận cùng bản chất nó là cái Kim !
Ủa mà Kim khác gì chim.
Mãi mê vườn rộng ong tìm mật hoa! .
Hahaha…
#Thungdung DỊU DÀNG HOA CỎ
Hoàng Kim
họa thơ Thu Nguyệt VN 580
Hahaha…
Thật ra thật ra thật ra.
Tận cùng bản chất nó là không gai.
Có không mọi chuyên ở đời.
Dịu dàng hoa cỏ là nơi tìm về.
Đêm Yên Tử lắng tai nghe.
Mỏng như chiếc lá nghiêng về thinh không.
Ẩn sau một đám xương rồng,
Tìm đi tìm lại em không thấy mình.
Thoắt rồi hiện trước em xinh,
Gai đâu chẳng thấy, chỉ mình là ta.
Hahaha …, Hahaha…
Cám ơn Thu Nguyệt VN ảnh đẹp thơ hay, đùa vui họa vần.Bài cũ đăng mới tại #cnm365 #cltvn 9 tháng 10. Chúc ngày mới vui khỏe.
NGUYỄN DU HỒ XUÂN HƯƠNG Hoàng Kim
“Đối tửu” thơ bi tráng
“Tỏ ý” lệ vương đầy
Ba trăm năm thoáng chốc
Mai Hạc vầng trăng soi
Nguyễn Du Hồ Xuân HươngNguyễn Du Hồ Xuân Hương là bài 3 trong chùm bài viết Nguyễn Du trăng huyền thoạitài liệu
Mai Hạc (hình) là vầng trăng cổ tích soi tỏ sự tích Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng chính là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng. Các bài khảo cứu “Hồ Xuân Hương tỏ ý Nguyễn Du; Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều đã xác định sự thật lịch sử Hồ Xuân Hương chính là Thúy Kiều và Nguyễn Du là Từ Hải. “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen . “Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng và Từ Hải đã khen Thúy Kiều, là lời khen của Nguyễn Du đối với Hồ Xuân Hương đã đánh giá đúng Nguyễn Du “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Nguyễn Du không chỉ là một đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một đấng danh sĩ tinh hoa; anh hùng nhân hậu, kiếm bút chạm thấu lòng người mà kiếm sắc của kẻ anh hùng, bậc hoàng đế tranh hùng ngôi cao chí thượng không thể vượt qua được. Truyện Thúy Kiều và Lưu Hương Ký nâng niu quý trọng con người là báu vật vô giá của lịch sử văn hóa Việt. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ. Hồ Xuân Hương tỏ ý kính trọng yêu thương Nguyễn Du vì Nguyễn Du thực sự là đấng anh hùng danh sĩ tinh hoa đích thực. Nguyễn Du Từ Hải anh hùng trong Truyện Thúy Kiều là hình tượng Yến Thanh Tiểu Ất trong Thủy Hử. Dẫn liệu minh chứng xin đọc bài dưới đây:
ĐỐI TỬU THƠ BI TRÁNG
Đối tửu Nguyễn Du
Bên cửa xếp bằng ngất ngưởng say
Cánh hoa rơi phủ thảm rêu đầy
Sống chưa vơi nửa lưng ly rượu
Chết hỏi rằng ai tưới mộ đây?
Xuân đã xa dần oanh bỏ tổ
Tháng năm bàng bạc tóc màu mây
Trăm năm chỉ ước say mềm mãi
Thế sự bèo mây…ngẫm đắng cay
Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi ?
Xuân sắc niệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang ám trục bạch đầu lai.
Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý,
Thế sự phù vân chân khả ai.
Dịch nghĩa
Ngồi xếp bằng tròn trước cửa sổ, rượu vào hơi say mắt lim dim,
Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh.
Lúc sống không uống cạn chén rượu,
Chết rồi, ai rưới trên mồ cho ?
Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi,
Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc.
Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày.
Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn.
“Đối tửu” của Nguyễn Du là bài thơ thật bi tráng của bậc anh hùng, trong tình thế cùng cực.
Bản đồ Hình thế Đại Việt đàng Trong và đàng Ngoài năm 1760 (vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam) và các thông tin chi tiết đã xác định rõ Nguyễn Du từ năm Tân Sửu (1781) lúc mười sáu tuổi đã làm Chánh Thủ hiệu quân Hùng Hậu ở Thái Nguyên. Trước đó Nguyễn Du đã được danh tướng Hoàng Ngũ Phúc tặng bảo kiếm và Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến tướng trấn thủ Thái Nguyên ( tướng tâm phúc thân tùy của Nguyễn Nhiễm với tên gọi Hà Mỗ trong Gia Phả họ Nguyễn Tiên Điền) nhận làm cha nuôi Nguyễn Du. Tướng trấn thủ Sơn Tây là Nguyễn Điền là anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du, Tướng trấn nhậm Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ đều là học trò Nguyễn Nhiễm. Bắc Hà là đất tổ nghiệp của nhà Nguyễn Tiên Điền. Thế lực họ Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng. Sau khi Nguyễn Nhiễm mất, đến năm 1783 Nguyễn Khản kế tiếp công nghiệp của cha, đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ (sinh 1761) đỗ đầu thi Hương ở điện Phụng Thiên, được bổ thị nội văn chức, khâm thị nhật giảng, sung Nội Hàn Viện cung phụng sứ, phó tri thị nội thư tả lại phiên, Thiên Thư Khu mật viện Đức Phái hầu, cai quản đội quân Phấn Nhất của phủ Chúa. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ của đạo Sơn Tây. Nhà Nguyễn Tiên Điền thực sư hùng mạnh “gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” “năm năm hùng cứ một phương hải tần” (1781- 1786) “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” . Vua Lê và chúa Trịnh do sự chia rẽ đặc biệt nghiêm trọng thời thái tử Lê Duy Vĩ (cha của vua Lê Chiêu Thống) và chúa Trịnh Sâm.Tthái tử Lê Duy Vĩ đã bị Trịnh Sâm bức hại mà chết và ba con bị giam cầm 15 năm. Đến thời loạn kiêu binh vua Lê Chiêu Thống (tên thật là Lê Duy Kỳ con trai của Lê Duy Vĩ) quyết nắm lại thực quyền thì Nguyễn Hữu Chỉnh đã rước quân Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất năm 1787 gieo kế li gián khiến nhà Nguyễn Tiên Điền bị nghi ngờ không được vua Lê dùng nên Nguyễn Huệ mới ra Bắc thành công.
Ở đằng Ngoài, năm 1987 Nguyễn Huệ theo kế Nguyễn Hữu Chỉnh bất ngờ đánh ra Nghệ An và thuận thời đột kích Thăng Long thắng lợi, chiếm được Bắc Hà mà không kịp xin lệnh Nguyễn Nhạc, sau đó Nguyễn Huệ cưới công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Nhạc vơi quyết sách tạo thành hai nước Bắc Nam hòa hiếu đằng Trong đằng Ngoài nên đã cấp tốc ra Bắc, thay đổi tướng hiệu và cùng Nguyễn Huệ về Nam. Vua Lê Chiêu Thống dùng mưu thần Nguyễn Hữu Chỉnh và trung thần Lê Quýnh đuổi Trịnh Bồng quyết giành lại thực quyền từ nhà chúa, sau đó tiếp tục mưu việc giành lại Nghệ An. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm con rể Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Bình đã cùng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo lệnh Nguyễn Huệ kéo đại quân ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống trốn chạy vào rừng ở Yên Thế Thái Nguyên Tuyên Quang chống lại Tây Sơn. Vũ Văn Nhậm không bắt được Lê Chiêu Thống nên đã lập chú vua là Lê Duy Cận làm Giám Quốc. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân kỵ gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, đổi đặt quan quân, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, vẫn để Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, chủ trương việc tế lễ để giữ tông miếu tiền triều, dùng Ngô Thì Nhậm làm Lại bộ tả thị lang, cùng bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc Hà, còn Nguyễn Huệ thì trở về Nam. Mẹ vua Lê Chiêu Thống đã cầu xin nhà Thanh viện binh giúp vua Lê phục quốc. Vua Càn Long lợi dụng tình hình cho Tôn Sĩ Nghị, Ô Đại Kinh, Sầm Nghi Đống ba cánh quân của Lưỡng Quảng, Quý Châu – Vân Nam, Điền Châu chia đường sang cứu viện và nhân tiện cướp Đại Việt. Quân Thanh vào đến Thăng Long đã theo kế Càn Long lập Lê Chiêu Thống lên làm An Nam quốc vương để chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ tại Phú Xuân nhận được tin cấp báo đã lên ngôi Hoàng Đế để chính danh phận và lập tức kéo quân ra Bắc. Nhà Nguyễn Tiên Điền và những cựu thần nhà Lê trừ số theo vua bôn tẩu ra ngoài đều không được vua Lê tin dùng vì Nguyễn Khải anh Nguyễn Du vốn và thầy chúa Trịnh có thù sâu nặng với vua Lê. Nguyễn Huệ dụng binh như thần và khéo chia rẽ, mua chuộc nên nhiều cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và kể cả Nguyễn Nễ là anh trai Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du đều lần lượt ra làm quan với nhà Tây Sơn. Riêng Nguyễn Du thì không ra. Năm Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Sầm Nghi Đống tự sát ở gò Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về Bắc, cánh quân của Ô Đại Kinh rút chạy, Đồn Ngọc Hồi với toàn bộ quân Thanh và danh tướng Hứa Thế Hanh giữ đồn này đều bị diệt. Vua Quang Trung chiều ngày 5 Tết đã khải hoàn ở kinh thành Thăng Long. Các anh của Nguyễn Du ra làm quan với nhà Tây Sơn. Phủ đệ của họ Nguyễn Tiên Điền bên hồ Tây được sửa lại. Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh, bằng mưu kế ngoại giao của nhà Tây Sơn với vua Càn Long nên được phong làm An Nam quốc vương, Lê Chiêu Thống phát động cuộc chiến ở tây Nghệ An và Trấn Ninh, Lào nhưng bị thua bởi danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Vua Lê cũng bị bại ở trận chiến Cao Bằng Tuyên Quang do quân mỏng lực yếu. Vua Lê Chiêu Thống và các trung thần tiết nghĩa nhà hậu Lê đã bị “bán đứng” bởi vua Càn Long và tướng Phúc Khang An do bí mật kho báu ở đỉnh Tuyết Sơn núi Tuyết (mời đọc Kho báu đỉnh Tuyết Sơn). “Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! (trích lời phê của vua Tự Đức).
Ở đằng Trong, nhân lúc Bắc Hà biến loạn, Nguyễn Huệ phải lo đối phó từ hai phía, vua Lê trốn vào rừng và phát chiếu cần vương, quân Thanh có thể can thiệp bất cứ lúc nào, Nguyễn Ánh công phá và bình định Sài Gòn – Gia Định ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Mậu Thân (9.1788). Đông Định Vương Nguyễn Lữ bị rơi vào mưu kế chia rẽ của Nguyễn Ánh đối với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên đã phải rút chạy về Quy Nhơn. Phạm Văn Tham tướng Nguyễn Nhạc lui về giữ những điểm trọng yếu ở Ba Thắc và Biên Hòa, đồng thời cấp báo về Quy Nhơn xin viện binh. Nguyễn Nhạc không dám phát binh vì sợ Nguyễn Ánh thừa cơ mang thủy quân ra đột kích miền Trung. Nguyễn Vương nhân cơ hội này đã đánh rộng ra chiếm trọn Nam Bộ. Thất bại chiến lược này của nhà Tây Sơn do trước đó, năm 1787 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã bất hòa rất nghiêm trọng về việc Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc không chịu sung vào quân lương số vàng bạc châu báu rất lớn mà quân Bắc Bình Vương đã cướp được từ kho chúa Trịnh, đồng thời Nguyễn Huệ đòi quyền quản lý Quảng Nam. Nguyễn Nhạc uất ức chán nản vì em của ông tuy tài trí xuất chúng đánh giỏi và cơ trí hơn người nhưng mãnh liệt hung bạo và khó chế ngự, không còn tin theo phương lược của ông là chỉ nên tranh hùng với chúa Nguyễn ở đất phương Nam mà tạm thời chưa dòm ngó phương Bắc vì cựu thân tôn phò nhà Lê còn rất mạnh. Nhà Thanh lại ủng hộ nhà Lê. Mầm họa nhà Tây Sơn tăng dần và sự bất hòa này đã bị Nguyễn Ánh triệt để lợi dụng. Nguyễn Ánh lợi dụng tình hình Bắc Hà rối loạn nên đã chiếm trọn đất phương Nam.
Nguyễn Du cùng Lê Quýnh dựng cờ phù Lê, vận động ngoại giao xin chiếu vua Càn Long, liên thủ với vùng Nam Trung Quốc và Nghệ Tĩnh, giao kết kẻ sĩ, xây dựng lực lượng, trầm tĩnh theo chuyển biến thời cuộc để chớp thời cơ hành động. Nguyễn Du sau khởi nghĩa Tư Nông thất bại ông đã sang căn cứ Nam Trung Quốc thực hiện việc vận động ngoại giao. Nguyễn Du năm ấy đi lại giữa Thăng Long, Quảng Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Nghệ An nhưng đang là lúc “ngọa hổ tàng long” nên Nguyễn Du hành tung bí mật, rất ít lộ diện. Những sử liệu dưới đây cho thấy các địa điểm ẩn hiện của ông: Trong “Lê Quý Kỷ Sự” của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm. Nhậm trọng sự khí khái nên dụ hàng, sau đó cũng tha bổng và cho phép muốn đi đâu thì đi. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu. Năm 1790 Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, tại Hàng Châu, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Nguyễn Du tại đây có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ. Chính nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị, sau đó Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Yên Kinh gặp vua Lê Chiêu Thống, và trở về Hàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán. Tại đây, Nguyễn Du bàn chuyện về hồng nhan đa truân và Đoàn Nguyễn Tuấn đã viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long. Ba năm 1791-1793, Nguyễn Du ở với Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công. Năm 1791, Nguyễn Nễ đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nguyễn Du không chịu ra làm quan nhà Tây Sơn khi vua Lê Chiêu Thông đã bị nhà Thanh dùng kế ‘bán đứng”. Ông cam lòng ẩn nhẫn câu cá làm “Nam Hải điếu đồ” tại ao vườn của anh là Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Chính nơi đây, Nguyễn Du cùng Xuân Hương (tức Hồ Phi Mai) có ba năm vẹn 1790-1992 sống cùng nhau để trầm tĩnh nhìn thời thế biến chuyển. Câu chuyện luận anh hùng của họ là trong thời điểm này. Những ẩn ngữ Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều, Nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều chính là từ hình mẫu của Nguyển Du và Hố Xuân Hương. Cuối năm 1993 Nguyễn Du vào Phú Xuân tìm cách giúp cho hai anh Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn thoát ra khỏi họa diệt tộc khỏi dính líu quá sâu vào triều Tây Sơn, khi Nguyễn Du đã đọc nghìn lần kinh Kim Cương và đã nhìn thấy mối họa khó bề cứu vãn của triều đại Tây Sơn.
Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng” thể hiện rõ nét qua “Truyện Thúy Kiều” và “Lưu Hương Ký” Hồ Xuân Hương viết: “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” “Giương oai giễu võ thật là kinh. Danh tiếng bao lăm đã tận rồi. Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa. Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Hồ Xuân Hương căm ghét quyết liệt đối với cái ác, cái xấu, vô văn hóa, giả đạo đức, mất nhân tính. Bà căm ghét khinh bỉ những kẻ tính tình hung bạo thủ đoạn nham hiểm, liên tưởng tới dòng họ Nguyễn Du ở Tiên Điền bị quân Tây Sơn sát hại toàn gia tộc sau khởi nghĩa thất bại của Nguyễn Quýnh năm 1791 ở tây Nghệ An, bị truy sát đến Trấn Ninh và liên lụy đến vua Lào và đại tướng Lào . Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng qua đối thoại của Từ Hải và Thúy Kiều: “Thưa rằng: Lượng cả bao dong/ Tấn Dương được thấy mây rồng có phen/ Rộng thương cỏ nội hoa hèn/ Chút thân bèo bọt, dám phiền mai sau!/ Nghe lời vừa ý gật đầu/ Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người/ Khen cho con mắt tinh đời /Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau/ Hai bên ý hợp tâm đầu/ Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân/ Ngõ lời cùng với băng nhân/ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn/ Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn/ Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên/ Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.”
TỎ Ý LỆ VƯƠNG ĐẦY
Hồ Xuân Hương đã “Tỏ ý” với Nguyễn Du. Chuyện tình cảm động Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nét trên tác phẩm Lưu Hương Ký, di cảo đích thực của Hồ Xuân Hượng tại bài “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ Nguyễn Du.
TỎ Ý
Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.
Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!
Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.
Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?
Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?
Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở thương càng thương.
Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.
Gió bay bay
Mưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ
Anh đồng lòng
Em đồng lòng
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)
Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nữa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.
Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ.
Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) với ngón hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù chính là Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại.
Hồ Xuân Hương với kiệt tác Lưu Hương Ký có một bài thơ khác đã xác nhận thơ bà viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu chính là Nguyễn Du.
NHỚ CHUYỆN CŨ
Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
感舊兼呈勤政學士阮侯 – Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu (*).
Hồ Xuân Hương
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
(*) Sau đầu đề trên, tác giả có chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” 侯宜春仙田人 (Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.
Kiều – Nguyễn Du
Ca trù hát nói Việt Nam
Non xanh xanh Nước xanh xanh Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa Áy ai tháng đợi năm chờ Mà người ngày ấy bây giờ là đây…
Hoa phiêu phiêu,
Mộc tiêu tiêu,
Ngã mộng hương tình các tịch liêu,
Khả cảm thị xuân tiêu.
Lộc ao ao,
Nhạn ngao ngao,
Hoan thảo tương kỳ tại nhất triêu,
Bất tận ngã tâm miêu.
Giang bát bát,
Thủy hoạt hoạt,
Ngã tứ quân hoài tương khế khoát,
Lệ ngân chiêm hạ cát.
Thi tiết tiết,
Tâm thiết thiết,
Nồng đạm thốn tình tu lưỡng đạt,
Dã bằng quân bút phát.
Phong ngang ngang,
Nguyệt mang mang,
Phong nguyệt linh không khách đoạn tràng,
Hà xứ thị Đằng Vương?
Vân thương thương,
Thuỷ ương ương,
Vân thuỷ na kham vọng nhất trường,
Nhất trường dao vọng xúc hoài mang.
Nhật kỳ kỳ,
Dạ trì trì,
Nhật dạ thiên hoài lữ tứ bi,
Tứ bi ưng mạc ngộ giai kỳ.
Phong phi phi,
Vũ phi phi,
Phong vũ tần thôi thái bút huy,
Bút huy đô thị phó tình nhi.
Quân hữu tâm,
Ngã hữu tâm,
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm.
Thi đồng ngâm,
Nguyệt đồng châm.
Nhất tự sầu phân ly,
Hà nhân noãn bán khâm.
Mạc đàn ly khúc oán tri âm,
Trực tu khí trí thử dao cầm.
Cao sơn lưu thuỷ vãn tương tầm,
Ưng bất hận ngâm thán cổ câm.
Quân hà kì,
Ngã hà kì,
Lữ đình lai đắc lưỡng thê trì.
Dánh tần phi,
Bút tần huy,
Nhất trường đô bút thiệt,
Hà xứ thị tình nhi?
Hảo tư tâm thượng các tương tri,
Dã ưng giao thác thử duyên đề,
Phương tâm thệ bất phụ giai kỳ.
Hươu ao ao
Nhạn ngao ngao
Vui sướng hẹn nhau một sớm nào
Tả hết được tình sao!
Sông bát ngát
Nước ào ạt
Ý thiếp lòng chàng cũng vu khoát
Lệ rơi thêm mặn chát.
Thơ da diết
Lòng thê thiết
Đậm nhạt tấc lòng ai thấu hết
Liệu bút chàng tả xiết?
Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương?
Mây tơ vương
Nước như sương
Mây nước trôi đâu chỉ một đường
Một đường xa khuất rộn lòng thương
Ngày chậm rì
Đêm chậm rì
Sáng tối chạnh buồn lữ khách si
Nhớ thương đừng lỡ hẹn, sai kì.
Mưa trôi đi
Gió trôi đi
Mưa gió giục hoài cất bút thi (thơ)
Viết thi gửi tới khách “tình si”
Chàng có tâm
Thiếp có tâm
Mồng hồn lưu luyến bóng hoa râm
Thơ cùng ngâm
Rượu cùng trăng
Tự lúc buồn chia biệt
Ai người ấm nửa chăng?
Chớ đàn li khúc oán tri âm,
Đành xem như hết tiếng dao cầm
Hẹn nhau nơi non nước muộn mằn!
Chớ buồn mà than thở cổ câm (kim).
Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói mà chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Cũng là thiên lí cả
Ai là kẻ tình nhi
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ giai kì.
(Bản dịch của Đào Thái Tôn)
Tham khảo: Bản sao từ bản chép tay của Nguyễn Văn Hoàn, do Nguyễn Xuân Diện cung cấp Bài thơ Vịnh Hà Long của Hồ Xuân Hương là một tuyệt phẩm. Di sản văn hóa thế giới Hạ Long cho đến nay có lẽ chưa có tác phẩm văn chương nào viết về vịnh Hạ Long của Việt Nam và thế giới ngời sáng hơn bài thơ này:
VỊNH HẠ LONG Hồ Xuân Hương
Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong. Đá dựng bờ son mọc giữa dòng. Dòng nước lần theo chân núi chuyển, Mình lèn nghiêng để lối duyềnh thông. Cá rồng lẩn nấp hơi thu nhạt, Âu lộ cùng bay bóng xế hồng. Băm sáu phòng mây cùng động ngọc, Đâu nào là cái Thuỷ Tinh cung?
Phiến phàm vô cấp độ Hoa Phong,
Tiễu bích đan nhai xuất thủy trung.
Thủy thế mỗi tùy sơn diện chuyển,
Sơn hình tà kháo thủy môn thông.
Ngư long tạp xử thu yên bạc,
Âu lộ tề phi nhật chiếu hồng.
Ngọc động vân phòng tam bách lục
Bất tri thùy thị Thủy Tinh cung.
Dịch nghĩa
Lá buồm không vội vượt qua vũng Hoa Phong,
Vách đá đứng, sườn núi đỏ, giữa nước chỏi dựng lên.
Thế nước tuỳ chỗ theo mặt núi mà biến chuyển.
Hình núi nghiêng mình, nép tựa cửa lạch để nước thông qua.
Cá rồng lẫn lộn, tăm khuất dưới từng hơi nước mỏng mùa thu.
Âu cò cùng ban trong ánh đỏ mặt trời chiều.
Cõi Tiên có ba trăm sáu động ngọc và phòng mây,
Đây không biết chốn nào là cung Thủy Tinh.
Bài thơ Miếu Sầm Thái Thú ở bản khắc 1922 chữ “lên” khác với chữ “ngang” ở các bản khắc sau cũng là một câu chuyện sử thi thú vị.
MIẾU SẦM THÁI THÚ
Ghé mắt trông lên thấy bảng treo Kìa đền thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
(Bản khắc 1922) chữ “lên” khác với chữ “ngang” ở các bản khắc sau.
Đặc trưng nổi bật nhất trong thơ Hán Nôm của Hồ Xuân Hương là nghệ thuật thơ Hán Nôm đặc biệt điêu luyện, sánh ngang những kiệt tác thơ Trung Hoa thời Thịnh Đường. Thơ Hán Nôm của Hồ Xuân Hương hàm súc sâu sắc hiếm thấy, trong thơ có nhạc, chuyển tải sử thi văn hóa giáo dục tài tình và khiêm nhu hiền lành rất mực.
Hồ Xuân Hương kiệt tác thơ Hán Nôm, ba bài tuyển chọn yêu thích nhất, đọc lại và suy ngẫm.
BA TRĂM NĂM THOÁNG CHỐC
Hoàng Kim
Ôi
tâm phúc tương tri
Bốn biển không nhà
Kiều Nguyễn biệt ly
Bởi Nguyễn thương Kiều
Sợ theo thêm bận.
Thương Kiều Nguyễn Du
Sao chẳng đi cùng
Để việc trăm năm
Nghìn năm di hận?
Truyện Kiều Nguyễn Du
Bài học muôn đời.
ĐỐI TỬU HỌA THƠ CỤ TỐ NHƯ Ba trăm năm nữa chốc mòng
Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như (*)
Hoàng Kim
Sớm xuân trời quang vạn sự khai,
Thung dung lướt web lắng nghe đài.
Đêm thiêng nhớ Cụ lòng không ngủ,
Ngày mới thương Kiều ước giao bôi (**).
Danh sĩ tinh hoa phước Nam Hải,
Người hiền tâm sáng đức Như Lai.
Nước biếc mai vàng vui chí thiện,
Hoa Người Hoa Đất nhớ thương ai.
Ghi chú: (*) thơ Cụ Nguyễn Du, nguyên vận bài “Đối tửu” và thơ họa của những người bạn. Tiểu Thanh là một người con gái tài sắc sống vào thời nhà Minh ở tỉnh Chiết Giang, làm lẽ cho một người họ Phùng. Vợ cả ghen, đuổi lên sống trong một ngôi nhà nhỏ trên núi, nàng buồn đến chết ở đó, khi chưa đầy 20 tuổi, nay vẫn còn mộ. Khi nàng chết, vợ cả chưa hết ghen tức, còn đem đốt những gì Tiểu Thanh viết. Nguyễn Du đọc được những bài thơ còn sót lại của nàng, mới xúc động làm bài thơ này. Ở câu cuối, xưa nay người ta hiểu: Nguyễn Du sống cách Tiểu Thanh ba trăm năm, vì thế ông mới hỏi, ba trăm năm sau, có ai thương xót ông mà nhỏ lệ. Đọc thêm lời bình của Nguyễn Sĩ Đại: Hiểu thêm về câu thơ “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” Báo Nhân Dân 2006.
(**) Hồ Xuân Hương là Hồ Phi Mai là tác giả “Lưu Hương Ký” trong đó có bài “Tỏ Ý” nổi tiếng tặng Nguyễn Du là Nguyễn Hầu biệt hiệu Mai Sơn Phủ.
MAI HẠC VẦNG TRĂNG SOI
Hồ Xuân Hương ngưỡng mộ Nguyễn Du là bậc anh hùng, danh sĩ tinh hoa, minh triết, trí tuệ, đảm lược, khí phách thể hiện qua câu Thúy Kiều nói với Từ Hải “Thưa rằng: lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen”. Nguyễn Du là anh hùng danh sĩ tinh hoa có khí phách, đảm lược như vua Tấn Văn Công đã bôn ba, chịu hoạn nạn, “bốn biển không nhà” như tích Tấn Dương xưa. Hồ Xuân Hương thương Nguyễn Du long đong chìm nổi bị người đời và lịch sử thị phi vì “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” làm một tôi trung của nhà Lê, cam chịu cảnh mười lăm năm lưu lạc, Nguyễn Du hé lộ “Truyện Kiều”, “Bắc Hành tạp lục” chứa một trời tâm sự, trao lại ngọc cho đời. Hồ Xuân Hương “sắc sảo mặn mà” tri âm tri kỷ, kính trọng Nguyễn Du rất mực, thể hiện trên Lưu Hương Ký là biểu tượng văn hóa Việt của một người vợ hiền nhân hậu đầy yêu thương, tài năng trác tuyệt, như bản tánh Xuân Hương.
Nguyễn Du yêu thương Hồ Xuân Hương rất mực Những câu thơ của Mai Sơn Phủ Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc viết cho Hồ Xuân Hương“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”. Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. (1) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” (2)
Hai câu thơ (1) “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” trước đó, có người cho rằng là của Chu Thần Cao Bá Quát nhưng thực tế trong đời Cao Bá Quát không hề có mười năm lưu lạc “thập tải luân giao” còn Nguyễn Du thì có mười năm lưu lạc và năm năm làm ‘Nam Hải điếu đồ’. Theo “Như Thanh nhật ký” của Nguyễn Tử Giản thì năm Mậu Thìn (1868) phó chánh sứ Nguyễn Tử Giản được tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối trên. Hai câu thơ này không phải là do Ngãi Tuấn Mễ sáng tác mà có trên gốm sứ Hoa Bắc được Nguyễn Du lưu lại khi ông đóng vai nhà sư lưu lạc mười năm ở Trung Quốc. Ông cùng Hà Mỗ Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến lên Yên Kinh (Bắc Kinh) và cung Nhiệt Hà gặp Càn Long để chuyển hóa thời vận. Nguyễn Du tính tình khoan hòa, điềm tĩnh, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, có những câu thơ “thập tải luân giao”, ông chỉ bái lạy bậc hiền minh như cúi lạy trước hoa mai, “mai cốt cách, tuyết tinh thần”.(2) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” trên đĩa Mai Hạc, sản phẩm gốm sứ Quảng Tây, truyền là của Nguyễn Du khi ông ở Trung Quốc.
Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ, là tiếng nói yêu thương khát vọng con người. Bài thơ của Hồ Xuân Hương gửi Mai Sơn Phủ thật thấm thía sâu sắc câu chuyện tình cảm động bền vững với thời gian. Nguyễn Du “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” là vầng trăng cổ tích huyền thoại.
Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là Mai Hạc cổ tích: “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành” (Nguyễn Du). “Chữ tình chốc đã ba năm vẹn. Giấc mộng rồi ra nửa khắc không” (Hồ Xuân Hương), với lời phán xét lịch sử ” Bán mình trong bấy nhiêu năm. Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai” (Vịnh Thúy Kiều của Nguyễn Công Trứ). Nguyễn Du trăng huyền thoại, để hiểu rõ hơn, mời đọc tiếp kỳ sau Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Hoàng Kim
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.
Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản:
1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;
4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;
5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;
6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;
7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;
10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.
Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:
1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.
2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.
3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;
4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.
5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành
Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.
Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.
Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.
Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh
1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”
2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;
3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.
Việt Nam ngày nay đều nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.
“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.
Khởi động từ hơn 20 năm nay, chương trình đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cho nông sản Việt như chuỗi lúa gạo, cà phê, thủy sản top đầu thế giới, như cây lâm nghiệp, cây ăn quả đang vươn lên tầm khu vực.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, trước khi giai đoạn cũ của chương trình kết thúc vào năm 2020, Bộ đã sớm hành động. Ngay từ giữa năm 2019, lãnh đạo Bộ đã họp tổng kết lại giai đoạn trước, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả, đồng thời đề xuất xây dựng chương trình giống cho giai đoạn mới 2021 – 2030. Khi được đồng ý về mặt chủ trương, Bộ lại nhanh chóng xây dựng đề án. Mới đây, ngày 28/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt “Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”. Đó là một tin tốt cho cả ngành.
Mục tiêu cụ thể của chương trình là đến năm 2030 sẽ mở rộng lưu giữ khoảng 45.000 – 52.000 nguồn gen cây trồng, vật nuôi; Đánh giá và khai thác nguồn gen nhằm phục vụ có hiệu quả công tác nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống. Nghiên cứu đưa vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh công nghiệp hóa sản xuất giống, tăng cường công tác quản lý nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn, tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm; Xuất khẩu một số giống cây trồng, vật nuôi sang thị trường các nước…
Tổng vốn thực hiện chương trình là 103.050 tỷ đồng trong đó ngân sách Nhà nước 16.450 tỷ đồng, các nguồn vốn khác 86.600 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn, 2021 – 2025 là 40.000 tỷ đồng, 2025 – 2030 là 46.600 tỷ đồng.
Những điểm mới
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, tính mới của chương trình lần này là nếu trước kia chỉ tập trung vào lưu giữ giống gốc, phát triển giống chủ yếu ở khối công lập như các viện, trường thì sang giai đoạn tới sẽ đầu tư sâu cho khối doanh nghiệp, tư nhân, thiết kế theo chuỗi từ nguồn gen phục vụ chọn tạo đến chương trình chọn tạo giống cho những đối tượng chủ lực phục vụ tái cơ cấu.
Thứ hai là chương trình sẽ huy động đa dạng nguồn lực của xã hội với cơ cấu vốn rất rõ phần nào của trung ương, của địa phương đặc biệt là của các doanh nghiệp và các thành phần khác kể cả nông dân…
Về những tồn tại hiện nay, trực tiếp Thứ trưởng đã đi khảo sát và chỉ đạo Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị, các địa phương để làm sao kiểm soát được tính đúng giống và chất lượng của giống cây dài ngày đặc biệt là cây ăn quả có múi: “Không thể để cho tình trạng nhà nhà, người làm giống như hiện nay mà phải có chứng nhận cho các vườn ươm và phải thanh tra, kiểm tra được việc này.
Giai đoạn tới, Bộ sẽ đầu tư cho các viện nghiên cứu, các trung tâm giống của các địa phương để có hệ thống sản xuất theo đúng chuẩn từ vườn giống gốc đến các mắt ghép đảm bảo khi xuất bán cây giống phải hoàn toàn sạch bệnh, đặc biệt là bệnh do virus.
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Nguyễn Văn Bộ, Ngô Doãn Đảm
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống canh tác đã gây nên sự chú ý ngày càng tăng ở nhiều quốc gia trong 2 thập kỷ qua, nhất là các nước phát triển, khi mà áp lực về lương thực giảm đi, song áp lực về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường lại tăng lên. Nhiều nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại dương đã khuyến khích nông dân áp dụng nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia khác, nông nghiệp hữu cơ là câu chuyện còn rất mới mẻ, khái niệm về loại hình canh tác này được hiểu rất khác nhau. Với Việt Nam điều này cũng không là ngoại lệ. Hiện tại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nông nghiệp hữu cơ. Phần lớn các nhà khoa học đều hiểu nông nghiệp hữu cơ là một nền nông nghiệp không sử dụng hóa chất, các nguồn hữu cơ được tái sử dụng một cách triệt để. Theo khái niệm này, trong suốt quá trình sản xuất chỉ được phép sửdụng phân bón hữu cơ, làm cỏ bằng tay hoặc cơ giới và phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học. Gần đây, nông nghiệp hữu cơ còn không chấp nhận việc gieo trồng các cây đã biến đổi gene.
Tuy nhiên, bản chất của bất kỳ một nền sản xuất nào cũng phải gắn với năng suất, chất lượng của sản phẩm cuối cùng và tính bền vững của môi trường. Cùng với sự phát triển của khoa học, khi mà kiến thức con người đã dần chi phối được các qui luật của tự nhiên thì khái niệm hữu cơ cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tổng hợp hơn. Xem xét bản chất của quá trình sử dụng dinh dưỡng của cây trồng chúng ta thấy rằng, chất dinh dưỡng dù sử dụng ở bất kỳ dạng nào, hữu cơ hay vô cơ thì chúng đều phải trải qua một quá trình chuyển hóa về dạng ion (anion hoặc cation) trước khi được cây trồng hấp phụ. Thêm nữa, chất lượng nông sản không hoàn toàn phụ thuộc vào dạng phân bón sử dụng mà lại phụ thuộc vào liều lượng, chủng loại, tỉ lệ, phương pháp và thời kỳ bón cho cây trồng. Với thuốc bảo vệ thực vật là loại chế phẩm không hoặc ít độc hại, thời gian phân hủy ngắn… và phải đảm bảo thời gian cách ly. Như vậy, sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm không hoàn toàn không có chứa các yếu tố độc hại mà là sản phẩm có hàm lượng các chất độc hại dưới ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, theo chúng tôi, nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất cho phép khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên như đất, năng lượng, các chất dinh dưỡng, các quá trình sinh học diễn ra trong tự nhiên với một phương pháp quản lý hợp lý nhất nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời cũng đảm bảo cho hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Theo định nghĩa này thì nông nghiệp hữu cơcòn có thể hiểu là nông nghiệp sinh thái. Như vậy, thuật ngữ“hữu cơ” không chỉ đề cập đến dạng dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng mà được mở rộng ra như là một quan điểm, trong đó tính bền vững là hạt nhân.
Theo Dumanski, nhà thổ nhưỡng học thì “sự bền vững để lại cho các thế hệ tương lai ít nhất là những cơ hội như chúng ta đang có”. Đây là quan điểm rất thực tiễn, đảm bảo tổng tài sản ở 4 dạng (tài sản thiên nhiên, tài sản do con người làm ra, bản thân con người và xã hội) luôn được bảo toàn trong suốt quá trình phát triển. Thật tiếc, chúng ta đã và đang khai thác triệt để tài nguyên, gần như không cớ cơ hội cho thế hệ sau.
Còn theo N.H. Lampkin (1994) thì: “Canh tác hữu cơ là một phương pháp tiếp cận với nông nghiệp nhằm mục tiêu tạo lập hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp, bền vững về môi trường, kinh tế và nhân văn; cho phép khai thác tối đa nguồn tài nguyên có thể tái tạo được cũng như quản lý các quá trình sinh thái cùng với sự tác động qua lại của chúng để đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi và dinh dưỡng cho con người ở mức chấp nhận được đồng thời bảo vệ chúng khỏi sâu, bệnh”.
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN THẾ GIỚI
Theo số liệu công bố năm 2012 (FiBL và IFOAM, 2012) [7] của Viện Nghiên cứu và Truyền thông nông nghiệp hữu cơ (Communication, Research Instituteof Organic Agriculture FiBL) và Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (International Federation of Organic Agriculture Movements IFOAM), hiện trạng sản xuất và thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ toàn cầu như sau:
1. Về sản xuất
Năm 2010 toàn thế giới có 160 nước được chứng nhận có sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC), tăng 6 nước so với năm 2008. Về diện tích, hiện tại có 37,3 triệu ha NNHC chiếm 0,9% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn cầu, trong đó 2/3 (23 triệu ha) là đất trồng cỏ và chăn thả đại gia súc. Có 2,72 triệu ha NNHC cây hàng năm, gồm 2,51 triệu ha ngũ cốc (trong đó có lúa) và 0,27 triệu ha rau. Diện tích canh tác hữu cơ cây lâu năm là 2,7 triệu ha (0,6% tổng diện tích NNHC) và tăng 0,6 triệu ha so với năm 2008, trong đó 3 cây quan trọng nhất là: cà phê (0,64 triệu ha), ô-liu (0,5 triệu ha) và cây lấy hạt có dầu (0,47 triệu ha. Có 7/160 nước đạt diện tích NNHC cao trên 10%.
Tại châu Âu, có 10 triệu ha NNHC với 219.431 hộ/trang trại. Những nước có diện tích NNHC lớn là: Tây Ban Nha (1,46 triệu ha), Italia (1,113 triệu ha) và Đức (0,99 triệu ha). Có 7 nước đạt diện tích NNHC cao hơn 10% là: Công Quốc Liechtenstein (27,3%), Áo (19,7%), Thụy Điển (12,6%), Estonia (12,5%), Thụy Sỹ(11,4%) và Séc (10,5%).
Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) có 2,652 triệu ha NNHC, trong đó Mỹ1,948 triệu ha và Canada 0,702 triệu ha.
Châu Á có 2,8 triệu ha NNHC với 460.764 trang trại/ hộ sản xuất, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc (1,39 triệu ha) và Ấn Độ(0,78 triệu ha). Nước có tỷ lệ diện tích NNHC cao nhất là Đông Timor (7%).
Châu Phi có khoảng 1,1 triệu ha NNHC được chứng nhận với khoảng 544 ngàn trang trại. Các nước sản xuất NNHC chủ lực là Uganda (228.419 ha), Tunisia (175.066 ha) và Ethiopia (137.196ha).
Mỹ La tinh có 8,389 triệu ha NNHC với 272.232 hộ/trang trại, trong đó Argentina 4,177 triệu ha, Brazil 1,76 triệu ha và Uruguay là 930.965 ha (2009). Ba nước có tỷ lệ giá trị sản phẩm NNHC cao so với GDP nông nghiệp là Malvinas (35,7%), Cộng hòa Đô-mi-ca-na (8,3%) và Uruguay (6,3%).
Các châu Đại Dương bao gồm: Úc, Niu-di-lân, các quần đảo Fiji, PaPua New Guinea, Tonga, Vannuatu… có 12,144 triệu ha NNHC, trong đó 97% là của Oxtrâylia và là đất đồng cỏ tự nhiên với 8.432 trang trại đang sản xuất.
Ngoài diện tích NNHC, thế giới còn có 43,0 triệu ha đất rừng nguyên sinh để khai thác sản phẩm hữu cơ tự nhiên (tăng 1,1 triệu ha so với năm 2009 và 11,1 triệu ha so với năm 2008).
Hiện có 1,6 triệu hộ và trang trại NNHC, tăng 0,2 triệu hộ so với năm 2008. Phân bố của số trang trại NNHC theo châu lục như sau: Châu Á 29%, châu Phi 34%, châu Mỹ 18%… Ba nước có nhiều trang trại hoặc hộ sản xuất NNHC là: Ấn Độ(400.551), Uganda (188.625), Mehico(128.862, sốliệu 2008).
2. Về thị trường
Doanh thu năm 2010 từ việc bán thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc hữu cơ đã đạt 59,1 tỷUSD, tăng 4,2 tỷUSD so với năm 2009 và gấp hơn 3 lần năm 2000 (18 tỷUSD). Các nước tiêu thụ nhiều sản phẩm hữu cơ nhất là Mỹ(26,7 tỷUSD), Đức (8,4 tỷUSD) và Pháp (4,7 tỷUSD); nhưng tính theo đầu người thì cao nhất là Thụy Sỹ, Đan Mạch và Luxemburg (tương ứng đạt 213, 198 và 177 USD/người/năm).
Tại châu Âu, giá trị thương mại năm 2010 của các sản phẩm NNHC đạt khoảng 19,6 tỉ €, trong đó Đức 6,02 tỉ, Pháp 3,38 tỉ và Anh 2 tỉ €. Đan Mạch, Áo và Thụy Điển có giá trị sản phẩm NNHC cao hơn 5% GDP nông nghiệp.
Chính phủ các nước Cộng đồng chung châu Âu và một số nước hỗ trợ cho NNHC thông qua tài trợ các chương trình phát triển nông thôn, hỗ trợ phát triển thể chế và kế hoạch hành động quốc gia. Một nghiên cứu gần đây cho thấy các nước châu Âu hiện có 26 bản kế hoạch hành động quốc gia về phát triển NNHC.
Giá trị sản phẩm NNHC của Mỹ năm 2010 đạt 29,0 tỷ USD, trong đó có 10,6 tỷ USD (xấp xỉ 30%) là rau và quả hữu cơ, đáp ứng 12% thị phần rau và quả tiêu thụ nội địa, cộng với 1,947 tỷUSD là các sản phẩm phi thực phẩm. Giá trị sản phẩm NNHC được tiêu thụ của Canada ước đạt khoảng 2,6 tỷ đôla Canada.
Phần lớn sản phẩm NNHC được chứng nhận của châu Phi là để xuất khẩu và chủ yếu sang thị trường châu Âu; riêng Uganda đạt doanh thu 37 triệu USD năm 2010. NNHC có vai trò quan trọng đểgiúp châu Phi cải thiện an ninh lương thực và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu. Vì vậy, Hội nghị NNHC Châu Phi lần thứ2 đã được tổ chức tại Zambia từ 15-19/5/2012, nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này.
Tại châu Á, mặc dù lượng sản phẩm NNHC còn chiếm thị phần nhỏ và chủyếu tiêu dùng nội địa, song Chính phủ đã nhận thức rõ cần phải đầu tư cho nghiên cứu – phát triển lĩnh vực này. Có 7 nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan và Malaysia) đã ban hành và áp dụng qui định bắt buộc về gắn nhãn mác các sản phẩm NNHC trước khi tiêu thụ. Một số nước như Sri-Lanka, Nepal, Thái Lan và Indonesia đã thành lập các cơ quan giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm NNHC.
Tại Mỹ La tinh, phần lớn sản phẩm NNHC cơ được xuất khẩu sang châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản với các các ngành hàng chủ lực là: quả nhiệt đới, ngũ cốc, cà phê, ca cao, đường và thịt. Đã có 18 nước thuộc khu vực ban hành và hiện có thêm 5 nước đang hoàn thiện khung pháp lý. Hỗ trợ phát triển NNHC tại các quốc gia này thông qua chương trình thúc đẩy sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm.
Tại châu Đại dương, phần lớn sản phẩm NNHC được chứng nhận là để xuất khẩu, thị trường tiêu thụ nội địa chưa phát triển và trong một số trường hợp thậm chí chưa được hình thành. Sản phẩm NNHC thường được bán dưới dạng sản phẩm “truyền thống”, không có sự khác biệt về giá so với các sản phẩm thông dụng. Thị trường tiêu thụ nội địa chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.
3. Các nỗ lực phát triển thể chế và chứng nhận tiêu chuẩn
Hiện tại có 84 nước xây dựng xong và 24 nước khác đang hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Trong những năm gần đây đã hình thành nhiều tổ chức (chủ yếu từ Châu Âu) cung ứng dịch vụ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn. Tính tới 2010 có tổng số 549 tổ chức cung cấp dịch vụ này (tăng 17 tổ chức so với con số 532 của năm 2009) và chủ yếu thuộc EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada và Brazil (riêng Nhật Bản có 61 tổ chức cung ứng dịch vụ).
Quản lý chất lượng chuỗi giá trị hữu cơ theo phương pháp Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (Participatory Guarantee System-PGS) đang được nhiều nước quan tâm và áp dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng nhanh chóng về số trang trại nông nghiệp hữu cơ tại các nước đó. Đi đầu trong áp dụng thành công PGS là các nước khu vực Mỹ La tinh (nổi bật là Bra-xin) và Ấn Độ, với nhiều bước tiến quan trọng trong việc ban hành thể chế cho áp dụng phương pháp này.
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM
1. Hiện trạng sản xuất, chứng nhận chất lượng, tiêu thụ và chính sách về nông nghiệp hữu cơ
Về sản xuất, giống như nhiều nước khác trên thế giới, nông dân nước ta được hiểu là đã biết canh tác hữu cơ theo cách truyền thống từ hàng nghìn năm nay, nhưng sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo khái niệm hiện tại của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM) thì còn rất mới mẻ. nông nghiệp hữu cơ theo khái niệm của IFOAM thực ra mới chỉ được bắt đầu ởViệt Nam vào cuối những năm 1990 với một vài sáng kiến, chủ yếu tập trung vào việc khai thác các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như các loại gia vị và tinh dầu thực vật, để xuất khẩu sang một số nước châu Âu (Simmons và Scott, 2008) [11].
Theo số liệu IFOAM công bố năm 2012 (FiLB và IFOAM, 2012) [7], năm 2010 Việt Nam có 19.272 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận (tương đương 0,19% tổng diện tích canh tác), cộng với 11.650 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ/ sinh thái và 2.565 ha rừng nguyên sinh để khai thác các sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Báo cáo của FiBL-IFOAM không nêu tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam, nhưng theo báo cáo của Hiệp Hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam thì ước đạt khoảng 12 – 14 triệu USD. Các sản phẩm hữu cơ đang được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, quế, hồi, tinh dầu, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế.
Về chứng nhận chất lượng: Hiện nước ta vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia và khung pháp lý cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đầu năm 2007, Bộ NN – PTNT ban hành Tiêu chuẩn ngành số 10 TCN602-2006 [3] cho các sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, nhưng tiêu chuẩn này còn rất chung chung, đồng thời kể từ đó đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc cấp chứng nhận hữu cơ, để làm cơ sở cho các đơn vị sản xuất, chế biến và các đối tượng quan tâm khác thực hiện. Hiện cả nước có 13 tổ chức là các nhóm nông dân sản xuất và các doanh nghiệp được các tổ chức quốc tế chứng nhận đạt chuẩn để xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang các nước châu Âu, Mỹ… Theo Cục Trồng trọt (2013) [2], BộNN – PTNT đang tiến hành xây dựng qui chuẩn mới cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được sản xuất tại Việt Nam, dựa theo tiêu chuẩn quốc tế IFOAM. Dự kiến, cuối năm 2013 đầu 2014, qui chuẩn này sẽ được ban hành. BộNN – PTNT cũng đã có kế hoạch thiết lập một hệ thống giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn, tuy nhiên lộ trình thời gian và bước đi cho việc thực hiện kế hoạch này vẫn chưa được xác định. Một số công ty tư nhân như Qualiservice, gần đây đã cố gắng năng cao năng lực dịch vụ để hỗ trợ nông dân được cấp chứng chỉ chất lượng (theo hướng “hữu cơ” hoặc “ViệtGAP”) cho sản phẩm trồng trọt và thủy sản đạt chuẩn.
Tiêu dùng: Thị trường nội địa cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện chưa phát triển. Hiện không có số liệu thống kê chi tiết về chủng loại và số lượng sản phẩm hữu cơ được sản xuất và tiêu thụ hàng năm, tuy nhiên dễ nhận thấy rằng các sản phẩm rau hữu cơ là để tiêu thụ nội địa, còn các sản phẩm hữu cơ khác như chè, tôm, gạo… là để xuất khẩu. Hiện cũng không có số liệu về chủng loại và số lượng sản phẩm hữu cơ được nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước, mặc dù có báo mạng thông tin rằng việc nhập khẩu và tiêu dùng các sản phẩm như vậy đang ngày càng tăng ởTP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Chính sách: Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các chính sách cụ thể về định hướng chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, để thực sự thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển. Gần đây đã xuất hiện một số tín hiệu tốt về sự ủng hộ của Nhà nước cho nông nghiệp hữu cơ, cuối năm 2011 Chính phủ cho phép thành lập Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và từ đầu năm 2012 Hiệp hội bắt đầu đi vào hoạt động. Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 01/2012/QDTTg [13] về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Gần đây, Bộ NN & PTNT khẳng định sự hỗ trợ có phần mạnh mẽ hơn đối với nông nghiệp hữu cơ, thông qua việc phê duyệt Chương trình khung nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2013-2020, trong đó có nông nghiệp hữu cơ.
Các cơ quan, tổ chức hoạt động về nông nghiệp hữu cơ
Các cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ gồm: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo… Hầu hết các viện và cơ sở nghiên cứu quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ đều trực thuộc Bộ NN & PTNT, với chức năng nhiệm vụ liên quan đến đối tượng cây trồng, vật nuôi và thủy sản, gồm Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và các viện/ trung tâm nghiên cứu trực thuộc, Viện Chăn nuôi, các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản (RIA1, RIA2, RIA3…) và các trường đại học nông nghiệp.
Các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ gồm: Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) cho rau hữu cơ, Công ty ECOMART cho chè hữu cơ; Organik Đà Lạt cho rau hữu cơ; Doanh nghiệp Trang trại Xanh Viễn Phú cho gạo hữu cơ và các mô hình nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau… Có rất ít các cơ quan, tổchức quốc tế hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, ngoại trừ tổ chức ADDA của Đan Mạch, GTZ của Đức và gần đây là Tổng cục Phát triển Nông thôn RDA của Hàn Quốc.
2. Hiện trạng nghiên cứu và đào tạo về nông nghiệp hữu cơ
Trong khi sản xuất nông nghiệp nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, song lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư đúng mức. Thông tin về hoạt động nghiên cứu và đào tạo/huấn luyện về nông nghiệp hữu cơ được công bố chính thức trên các tạp chí trong nước và quốc tế hiện còn quá ít. Các chương trình, đề tài nghiên cứu và phát triển đã và hiện đang được tiến hành chủ yếu tập trung vào việc chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới và xây dựng biện pháp kỹ thuật sản xuất phù hợp với giống cây trồng, vật nuôi đó; sản xuất sản phẩm cây trồng có chất lượng cao và an toàn dựa theo các nguyên lý ICM hoặc GAP. Những kết quả nghiên cứu trên được biên soạn, tổng kết để khuyến cáo bổ sung cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Lĩnh vực đào tạo huấn luyện về nông nghiệp hữu cơ cũng đang trong tình trạng tương tự. Đại học Nông nghiệp Hà Nội gần đây đã thành lập Trung tâm thúc đẩy và nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ (COAPS), tuy vậy Trung tâm hiện rất thiếu nguồn lực hoạt động.
3. Một số mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu
3.1. Dự án ADDA – VNFU về canh tác hữu cơ
Với sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch thông qua Tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp châu Á (ADDA), Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện dự án này trong 7 năm, từ 2005 đến 2012. Mục đích của dự án là nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết kỹ thuật về canh tác nông nghiệp hữu cơ cho các nhóm/ hộ nông dân, đồng thời hỗ trợ họ sản xuất được các sản phẩm hữu cơ đạt chuẩn. Người dân tham gia dự án được tập huấn về các khâu của quá trình sản xuất, thị trường, tiêu thụ và liên kết khách hàng. Dự án đã tạo được sự quan tâm phối hợp của Hội Nông dân 9 tỉnh/ thành phố (Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình và Hà Tĩnh). Dự án đã tổ chức được 155 lớp tập huấn cho nông dân và các đối tượng khác tham gia về canh tác nông nghiệp hữu cơ. Đã xây dựng được nhiều nhóm sản xuất sản phẩm hữu cơ trên tổng diện tích 70 ha mô hình tại 9 tỉnh, đối tượng là rau, lúa, cam, vải, nho, chè và cá nước ngọt. Theo báo cáo, sản phẩm từ các mô hình được sản xuất theo tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng đô thị. Một số nhóm nông nghiệp hữu cơ đã hoạt động khá thành công, ví dụ như nhóm rau hữu cơ của xã Đình Bảng, Bắc Ninh đã sản xuất rau an toàn trên diện tích 5000m2, cung cấp sản phẩm thường xuyên cho các khu công nghiệp và nhà hàng/ khách sạn trong vùng. Nhóm rau hữu cơ tại Hà Nội và Hòa Bình thường xuyên cung cấp 2,5 – 3 tấn rau/ngày cho thị trường Hà Nội, đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân tham gia dự án.
Kết quả thành công nhất là Dự án đã xây dựng, áp dụng thí điểm phương pháp quản lý chất lượng chuỗi giá trị hữu cơ theo Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (Participatory Guarantee System-PGS) với 25 nhóm nông dân ở Sóc Sơn, Hà Nội và Lương Sơn, Hòa Bình và các công ty tư nhân tham gia dự án, để sản xuất rau và một vài sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khác. Dự án chứng nhận chất lượng sản phẩm hữu cơ dựa trên việc xem xét mức độ tham gia tích cực của các đối tác và trên cơ sở lòng tin, mạng lưới hoạt động xã hội và chia sẻ hiểu biết với nhau (IFOAM PGS Task Force, 2008). Dự án đã xây dựng và phát hành Sổ tay hướng dẫn thực hành PGS – Việt Nam (version 3) bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng theo PGS đã tỏ ra có hiệu quả trong việc giúp đỡ nhiều nhóm nông dân thực hành các nguyên lý và đòi hỏi của phương pháp PGS, và trong thực tế nhiều nhóm hộ nông dân đã sản xuất và tiêu thụ khá thành công sản phẩm rau hữu cơ. Một trong các ví dụ thành công này là Nhóm hộ nông dân ở xã Tân Đức tỉnh Phú Thọ. Xã thành lập tổ sản xuất rau hữu cơ từ tháng 1/2008, đến năm 2010. Nhóm đã quy hoạch được 3 vùng sản xuất rau hữu cơ với tổng số 198 hộ nông dân tham gia. Nhóm nông dân sản xuất rau hữu cơ của xã hiện đã có thể tự vận hành được công việc, từ khâu lựa chọn vùng trồng thích hợp (bao gồm cảviệc thuê phân tích chất lượng mẫu đất và mẫu nước), chuẩn bị phân hữu cơ hoai mục, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất và quản lý, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, phát triển mạng lưới thị trường và đáp ứng yêu cầu vềchất lượng theo tiêu chuẩn PGS.
3.2. Ecolink-Ecomart với sản phẩm chè và rau hữu cơ
Ecolink được thành lập năm 2003 để hỗ trợ các hộ nông dân nhỏ sản xuất và tiêu thụ chè. Ecomart Việt Nam hiện nay được hình thành từ việc sáp nhập giữa Ecomart cũ và Ecolink. Ecomart cũ được thành lập thông qua thực hiện 1 dự án do NZAID tài trợ trong giai đoạn 2002 – 2006, nhằm giúp Bộ NN-PTNT xây dựng bộ tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ quốc gia (Tiêu chuẩn ngành 10 TCN602-2006). Hoạt động chính của Ecolink-Ecomart hiện nay là sản xuất chè hữu cơ để xuất khẩu sang thị trường Âu và Mỹ. Thời gian đầu Công ty sản xuất chè hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên, gặp nhiều khó khăn vì nông dân ở đây quen với tập quán trồng chè thâm canh, do vậy họ không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất chè hữu cơ. Vì vậy, công ty đã chuyển vùng sản xuất về huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai (300ha) và huyện Quang Bình của tỉnh Hà Giang (500ha). Đây là 2 huyện có địa hình núi cao, khí hậu mát mẻ và hoàn toàn cách ly với các vùng trồng chè thâm canh truyền thống. Công ty đã xây dựng 2 nhà máy chè: một tại Bắc Hà (với công suất 15 tấn búp tươi/ngày) và một tại Quang Bình (20 tấn búp tươi/ngày, tương đương 4 tấn búp khô/ngày). Sản phẩm chè hữu cơ của công ty được đóng gói thành bao cỡ30-40kg để xuất khẩu sang Châu Âu và Mỹ, từ đó sẽ được đối tác nước sở tại đóng thành các gói nhỏ gắn logo và quy cách phù hợp với thị trường nội địa nước đó.
Các đặc điểm đặc trưng nhất trong hoạt động sản xuất chè hữu cơ của Ecolink-Ecomart là: Chỉ sử dụng một giống chè địa phương Shan Tuyết, sản xuất với các hộ nông dân đã đăng ký và được đào tạo. Các trang trại chè chỉ bón phân hữu cơ ủ mục, không dùng phân khoáng và không phun thuốc trừ sâu hóa học. Công ty thu mua chè búp tươi đạt tiêu chuẩn về chế biến tại nhà máy và theo quy trình của công ty. Sản phẩm của Công ty đã được cấp giấy chứng nhận hữu cơ của tổ chức ICEA (Ialia) từ năm 2009. Chiến lược của công ty trong việc đảm bảo chất lượng là: cố gắng thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng của từng đối tượng khách hàng, thông qua việc áp dụng nghiêm ngặt qui trình kiểm soát chất lượng và thanh tra nội bộ, tiến tới được cấp chứng chỉ chất lượng theo tiêu chuẩn của mỗi đối tượng khách hàng.
Bên cạnh chè hữu cơ là sản phẩm chính, Ecolink – Ecomart hiện đang sản xuất và tiêu thụ 20 chủng loại rau hữu cơ, đáp ứng nhu cầu rau xanh giao tận nhà cho khoảng 2000 khách hàng (trong đó có khoảng 500 khách hàng thường xuyên), kể cả việc mua bán qua mạng. Với sản phẩm rau hữu cơ, công ty đang áp dụng phương pháp PGS để kiểm soát và đảm bảo chất lượng. Công ty cho biết giá tiêu thụ chè hữu cơ sang châu Âu và Mỹ đạt khoảng 5,5 – 6,0 USD/kg so với 2,2 – 3,0 USD cho 1 kg chè thường xuất sang thị trường Ai Cập. Sản phẩm chè hữu cơ của công ty được tiêu thụ trong nước chưa đáng kể, có lẽ do người tiêu dùng chưa chấp nhận giá cao.
3.3. Organik Đà Lạt với sản phẩm rau hữu cơ
Công ty Organik Đà Lạt đóng tại phường Xuân Thọ, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, là địa bàn lý tưởng để sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ. Chủ công ty là TS. Nguyễn Bá Hùng, bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ cây giống rau từ năm 1997, sản xuất rau trên đất thuê từ năm 2003 và mua đất lập trang tại sản xuất rau từtháng 10-2006. Ý tưởng của ông Hùng về việc thành lập công ty bắt nguồn từ việc quan sát thấy có nhiều khách hàng và nhà hàng, khách sạn 5 sao ở Đà Lạt cần mua các sản phẩm rau hữu cơ được sản xuất ngay tại địa phương. Với ý tưởng đó, ông Hùng đã thành lập và phát triển Organik Đà Lạt khá thành công. Công ty cho biết hiện đang sản xuất khoảng 150 chủng loại rau các loại, cung cấp cho nhiều khách sạn cao cấp tại các thành phố: Đà Lạt, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Công ty cổ phần suất ăn hàng không của hãng Pacific và khoảng 1000 khách hàng ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm rau hữu cơ sang thị trường Đài Bắc và một số nước láng giềng.
Organik Đà Lạt có trang thiết bị khá hiện đại cho sản xuất rau hữu cơ, bao gồm nhà lưới, thiết bị xử lý rác thải và xử lý nước tưới. Công ty sử dụng phân hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng hóa chất và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, thực hành tốt các nguyên lý và phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), luân canh cây trồng để loại trừ cây ký chủ nguồn bệnh, dùng các loại cây hoa có màu sắc để xua đuổi côn trùng…. Công ty có hệ thống sổ sách ghi chép chi tiết về quá trình sản xuất mỗi sản phẩm, nhằm đảm bảo lòng tin cho khách hàng và độ an toàn của sản phẩm được cung ứng. Công ty đã được cấp chứng chỉ HACCP cho sản phẩm rau hữu cơ do HACCP của Hà Lan cấp. Tuy vậy, hiện tại công ty chưa có kế hoạch rõ ràng (mặc dù rất muốn) về việc mở rộng qui mô sản xuất, do thiếu vốn để đầu tư thiết bị và đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ. Công ty hiện cũng có ý tưởng sẽ tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm gạo, đường và muối hữu cơ.
3.4. Viễn Phú Green Farm với sản phẩm gạo hữu cơ
Tuy đã trở thành một trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, lĩnh vực sản xuất lúa gạo hữu cơ hiện vẫn còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Công ty Viễn Phú đã đi đầu trong việc gia công, chế biến và sản xuất gạo hữu cơ để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trang trại của công ty được đặt tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau trên diện tích 320ha, trong đó 200 ha để canh tác cây trồng. Công ty bắt đầu sản xuất lúa hữu cơ với 80 ha trong vụ hè thu 2011 và khoảng 200 ha năm 2012. Lúa hữu cơ được sản xuất theo quy trình riêng của công ty, kể cả giống lúa do công ty tuyển chọn, sử dụng phân hữu cơ Agrostim nhập khẩu (được Viện Nghiên cứu Vật liệu hữu cơ của Mỹ cấp chứng chỉ) để sản xuất, không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu hóa học trong quá trình sản xuất. Sản phẩm lúa gạo hữu cơ của công ty được các tổ chức chứng nhận quốc tế theo tiêu chuẩn EU và USDA kiểm tra, giám sát và công nhận.
Công ty hiện có kế hoạch đầu tư trang thiết bị và cải tạo đồng ruộng, mở rộng quy mô sản xuất lúa hữu cơ trên toàn bộ diện tích 320 ha đất của công ty và hợp đồng với nông dân trong vùng trên diện tích 10.000-20.000 ha trong thời gian tới. Sản phẩm chính của công ty là gạo hữu cơ đạt chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của châu Âu và Mỹ, có các thương hiệu “Hoa Sữa trắng”, “Hoa Sữa đen”, “Hoa Sữa Tím”, “Hoa Sữa Đỏ”… Tuy vậy, hiện công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, về việc xác định đúng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, việc đảm bảo ổn định và duy trì chất lượng đạt chuẩn.
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM
1. Thách thức
Hiện nay, Nông nghiệp hữu cơ thực sự là một cơ hội cho Nông nghiệp Việt Nam, nhất là khi giá bán các nông sản đang xuống thấp, chất lượng và vệ sinh an toàn chưa được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ với qui mô nào, đối tượng nào, và quan trọng hơn là có thị trường không? Cùng với sự đồng thuận và ủng hộ của người tiêu dùng, hỗ trợ của Nhà nước là những điều kiện vô cùng quan trọng.
Có thể nói, hữu cơ là một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất của độ phì nhiêu đất Việt Nam. Nó không chỉ đảm bảo ổn định độ phì nhiêu đất, nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng, tăng cường hiệu lực phân hóa học mà còn giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố độc hại như sắt, nhôm, mangan… thông qua quá trình tạo phức hữu cơ. Tuy nhiên, hữu cơ trong đất Việt Nam lại chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽcủa quá trình khoáng hoá nên hàm lượng của chúng suy giảm nhanh chóng, nhất là trên đất đồi núi, nơi vừa chịu ảnh hưởng của quá trình khoáng hóa, vừa chịu ảnh hưởng của quá trình rửa trôi.
Trước đây, Việt Nam với dân số ít, các giống cây trồng, nhất là lúa là những giống truyền thống, năng suất không cao nên việc bón một lượng phân hữu cơ hay phân xanh (8 tấn/ha/vụ) là đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng. Chính vì vậy, đã từng có thời gian phân chuồng, bèo dâu, điền thanh là những loại phân bón chính cho cây lương thực hay phân bắc, nước tiểu là những loại phân bón chính cho rau… Tuy nhiên hiện nay, cùng với việc gieo trồng các giống mới và tăng 2-4 vụ/năm thì dinh dưỡng cung ứng từ phân chuồng và đất không đáp ứng đủ, trong khi việc sản xuất phân xanh lại thu hẹp, do thiếu lao động cũng như diện tích đất trồng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đất chật người đông và diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng suy giảm, từ 0,13ha năm 1980 xuống còn khoảng 0,1 ha hiện nay, chỉ bằng 8,7% trung bình của thế giới. Đó là chưa kể ở những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như Đồng bằng sông Hồng thì chỉ còn gần 400 m2/người. Xu thế biến đổi đất canh tác của thế giới cũng có chiều hướng tương tự. Trong 25 năm qua (1965-1990), diện tích đất canh tác của toàn thế giới tăng được có 9,4%, trong khi dân số lại tăng 68,5% trong cùng thời gian, làm cho bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người giảm 35,1% hay 1,4%/năm. Để đảm bảo an ninh lương thực, các nước có thể dựa vào 2 yếu tố là tăng diện tích và năng suất. Với Việt Nam hiện tại chỉ còn có một con đường duy nhất là tăng năng suất. Xu thế này cũng là xu thế của các nước đang phát triển trên thế giới, tức là đóng góp của yếu tố diện tích, kể cả tăng vụ đã ngày càng chiếm tỉ trọng thấp hơn. Theo xu thế này, ngay cả Trung Quốc, một quốc gia được coi là xuất xứ của nông nghiệp hữu cơ truyền thống cũng đã phải giảm dần tỉ trọng của dinh dưỡng từ phân hữu cơ trong tổng lượng dinh dưỡng sử dụng, từ 98,6% năm 1949 xuống còn 38% năm 1990 và hiện tỉ lệ này chỉ còn dưới 20%.
Như vậy, để đảm bảo an ninh lượng thực, các quốc gia đông dân, đất nông nghiệp hạn chế cả về số lượng và chất lượng sẽ phải đi theo con đường thâm canh với việc tăng cường sử dụng giống mới năng suất cao, phân bón vô cơ và hoá chất bảo vệ thực vật. Hay nói cách khác là đi theo con đường hóa học hóa nông nghiệp. Việt Nam cũng đã đi theo hướng này trong vài thập kỷ qua. Nhìn lại lịch sử, Việt Nam mới bắt đầu sử dụng phân hóa học trong một vài đồn điền của Pháp vào đầu thế kỷ trước còn phần lớn đồng ruộng của nông dân chỉ được bón phân chuồng, một vài loại phân xanh như bèo dâu, điền thanh. Phế phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu dùng cho nhu cầu lợp nhà, làm nhiên liệu. Phân hóa học chỉ thực sự được sửdụng rộng rãi sau khi thống nhất đất nước (1975). Tuy nhiên tốc độ sử dụng phân bón lại tăng quá nhanh. Năm 2012 chúng ta sử dụng gần 12 triệu tấn phân bón các loại và gần nửa tỉ USD cho thuốc bảo vệ thực vật. Một điều đáng lo ngại là khuyến nông phân bón chưa được chú ý đúng mức nên việc sử dụng phân bón rất tùy tiện, không cân đối, không đúng cây, đúng đất nên hệ số sử dụng phân bón rất thấp. Hiện tại, hệ số sử dụng đạm chỉ trên 40%, phân kali khoảng 55-60%. Nhưng phân lân còn thấp hơn nhiều. Như vậy, hàng năm đã mất đi gần một nửa lượng phân bón do rửa trôi, bay hơi hay cố định chặt. Tác hại này không chỉ gây thiệt hại vềvật chất do lãng phí mà còn gây ra những tác hại khác như dễ bị sâu bệnh, lốp đổ, chất lượng sản phẩm giảm hay dưỡng phú nguồn nước. Bản thân sửdụng hữu cơ cũng có những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như tích lũy kim loại nặng, vi sinh vật độc hại (trứng giun, E.coli…) hay quá trình phú dưỡng nguồn nước. Hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ có phân đạm hoá học mới là nguồn gây ô nhiễm nitrat. Thực ra, nitrat có thể tạo ra từ hữu cơ đất, phân chuồng, từ phế phụ phẩm nông nghiệp… Ở Runnels, bang Texas (Mỹ) người ta phát hiện thấy trong nước ngầm tới 3.000mg NO3/lít (theo tiêu chuẩn của WHO là 50mg NO3/lít) mà nguyên nhân chính là do phân giải chất hữu cơ sau khi cầy vùi phế phụ phẩm. Các nghiên cứu với N15 của PPI (1996) cũng thấy phần lớn NO3 bị rửa trôi lại không phải trực tiếp từ phân đạm khoáng bón vào mà là từ các chất hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của trại Rothamsted (Anh) cũng có kết luận tương tự: nguồn NO3 rửa trôi hầu hết là từ chất hữu cơ và tàn dư thực vật. N từ các nguồn này trong chu trình phân giải lại dễ bị rửa trôi và tích luỹ lâu dài hơn từ phân bón vô cơ. Do vậy, việc bón phân hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp trong điều kiện nhiệt độ cao, lượng mưa lớn sẽ là nguồn cung cấp NO3 rất lớn.
Ngoài những yếu tố nêu trên, nông nghiệp hữu cơ cũng đúng trước một thách thức lớn là nông dân thờ ơ với loại hình sản xuất này do chi phí sản xuất cao, thu nhập thấp vì thịtrường cho sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ không ổn định, Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ. Đó là chưa kể đến hệ thống cấp chứng chỉ chưa hoàn chỉnh, công tác quản lý chất lượng kém, lòng tin của người tiêu dùng chưa được đảm bảo.
2. Cơ hội
Như vậy, việc lạm dụng phân bón và hóa chất BVTV đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường và làm suy giảm chất lượng nông sản. Do vậy, phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng cũng nhưmôi trường sống. Với Việt Nam, để chuyển thành công nền sản xuất tựcấp tự túc sang một nền sản xuất hàng hóa, định hướng xuất khẩu thì vấn đề an toàn thực phẩm cũng như nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế sẽ ngày càng cấp thiết.
Cơ hội cho phát triển nông nghiệp hữu cơ còn phải kể đến nhu cầu trong nước và quốc tế tăng cao đối với những sản phẩm an toàn. Chính vì vậy, một số sản phẩm hữu cơ đã có chỗ đứng vững trên thị trường như rau sạch, chè hữu cơ, thịt sạch… Tuy nhiên, có thể nói nông nghiệp hữu cơ vẫn còn chiếm một tỉ trọng rất nhỏ/không đáng kể trong tổng sản lượng nông nghiệp. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 27,5 tỉUSD, nhiều ngành hàng đứng trong nhóm đầu của thế giới như gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, chè…. Tuy nhiên, hầu hết nông sản chúng ta xuất khẩu ở dạng thô, chưa qua chế biến, chất lượng chưa cao, do vậy giá trị gia tăng rất thấp.
Sắp tới, trong chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam, đảm bảo an ninh lượng thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập của người dân là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, đang có xu hướng giảm diện tích gieo trồng lúa, giảm xuất khẩu gạo để gieo trồng nhiều hơn các giống lúa chất lượng, nâng cao ti lệ giống đặc sản, bản địa có chất lượng. Chúng ta không thể cứ xuất khẩu gạo với giá dưới 500USD, trong khi nhiều thành phố lại nhập về gạo trên 1000USD. Và như vậy, cơ hội trở lại canh tác hữu cơ với một số giống lúa là hiện hữu.
Với điệu kiện tự nhiên và xã hội của Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ có cơ hội cho ngành hàng rau, quả, chè núi cao, cây gia vị, cây làm thuốc, thủy sản theo phương thức nuôi sinh thái và một tỉ lệ nhất định với cà phê, hồ tiêu. Một yếu tố rất quan trọng là sự quan tâm của Nhà nước và người dân đã được nâng lên đối với nông nghiệp hữu cơ. Minh chứng là, ngày 22/5/2013 Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã chính thức được thành lập. Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 602-2006: Hữu cơ-Tiêu chuẩn về sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ và chế biến vào ngày 29 tháng 12 năm 2006 là một cơ sở pháp lý quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM
Có thể nói nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất đỏi hỏi những yêu cầu khắt khe với người sản xuất và do vậy thị trường rất hạn chế. Nhìn vào sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ toàn cầu với trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, song có thể thấy rất rõ, thị trường nông nghiệp hữu cơ tập trung ở các nước phát triển, dân số không cao, còn sản xuất hữu cơ lại chủyếu ở các nước đất rộng, người thưa, không chịu áp lực về dân số, an ninh lương thực. Để có thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam rất cần quan điểm rõ ràng và hệ thống giải pháp cụ thể.
1. Quan điểm
i) Việt Nam là đất nước đất canh tác trên đầu người thuộc loại thấp nhất trên thế giới, dân số tăng nhanh, do vậy phát triển nông nghiệp cần hài hòa, bền vững, trong đó sản xuất theo hướng thâm canh, hóa học hóa vẫn là chủyếu.
ii) Nắm bắt cơ hội phát triển cho nông nghiệp hữu cơ ởViệt Nam với sự lựa chọn chính xác chủng loại sản phẩm và vùng sản phẩm thích hợp cho các thị trường xác định. Bài học thành công của nông nghiệp Việt Nam thời gian qua là biết khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội. Do vậy, chúng ta nên tập trung sản xuất sản phẩm hữu cơ với các loài bản địa, gắn với nông nghiệp du lịch, sinh thái.
iii) Phát triển nông nghiệp hữu cơ là quá trình, đòi hỏi sự quan tâm ủng hộ của Nhà nước và các địa phương trong qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chế biến và thương mại sản phẩm. Thịtrường là yếu tốquyết định nhất đến sự thành bại của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
2. Các nội dung cần quan tâm trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Để phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam thành công, theo chúng tôi, rất cần quán triệt các quan điểm nêu trên và tập trung vào các nội dung sau:
i) Bảo vệ và cải thiện độ phì nhiêu đất đai, trong đó có các giải pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất (đặc biệt là đất đồi núi) do hữu cơ không chỉ cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ dinh dưỡng mà còn giảm các yếu tố độc hại thông qua quá trình tạo phức.
ii) Tăng cường chu trình hữu cơ với việc sử dụng công nghệ sinh học nhằm khai thác tối đa nguồn phân chuồng, phân xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp cũng như các nguồn hữu cơ khác để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đủ về lượng và cân đối về tỉ lệ. Nguyên tắc trả lại phế phụ phẩm được xem là nguyên tắc tối ưu cho phép hoàn trả đúng những chất dinh dưỡng (đặc biệt là vi lượng) mà cây trồng đó đã lấy đi, trong khi phân bón khó có thể đáp ứng được.
iii) Thực hiện tốt nhất chế độ luân canh nói chung và với cây bộ đậu nói riêng nhằm khai thác khả năng cộng sinh đạm sinh học cũng như hạn chế phát sinh sâu bệnh, phát huy lợi thế so sánh của điều kiện thời tiết, khí hậu.
iv) Ngoài việc sử dụng giống bản địa, cổ truyền cần sử dụng các giống vừa có năng suất và chất lượng cao lại có khả năng kháng sâu bệnh để tăng khả năng huy động dinh dưỡng từ đất và phân bón. Tăng cường việc áp dụng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thiên địch.
v) Tăng cường phát triển chăn nuôi, thủy sản sinh thái tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp ổn định (thông qua sửdụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và cung cấp phân hữu cơ). Các mô hình trồng trọt-chăn nuôi-thủy sản bền vững cần được khuyến khích.
vi) Ở những nơi có điều kiện, khai thác tối đa nguồn nước phù sa để tưới cho cây trồng. Giải pháp này vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng từ cặn phù sa, vừa cho phép cải thiện môi trường và làm trẻ hóa đất.
3. Giải pháp
i) Về chính sách
Có thể nói sản xuất nông nghiệp hữu cơ không còn là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề chính sách. Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, như BộNông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế cần sớm ban hành các chính sách cụ thể, khả thi để hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ phát triển, các chính sách nên tập trung vào:
– Qui hoạch và bảo vệ đất đai và nguồn nước hiện chưa hoặc ít bị ô nhiễm và còn thích hợp cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng hàng hóa.
– Nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam còn quá nhỏ bé, các doanh nghiệp vừa nhỏ về qui mô, vừa ít về số lượng và hầu như chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước nên chưa có lãi, chưa thu hút các nhà đầu tư. Đó là chưa kể mức độ rủi ro cao về thị trường với ngành hàng này, do vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, ưu đãi trong giao và cho thuê đất và miễn giảm thuế thu nhập cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời trong thời gian đầu có thể cần đến quĩ bảo hiểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
– Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra, giám sát liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.
– Phần lớn các sản phẩm hữu cơ tiềm năng của Việt Nam đều nằm ở các vùng khó khăn về giao thông, điều kiện bảo quản, tạm trữ, chế biến không thuận lợi, do vậy, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng cho chế biến phân bón hữu cơ, phân sinh học, vi sinh vật tại chỗ để giảm chi phí vận chuyển.
– Giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm.
– Sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng cần các yếu tố đầu vào đảm bảo. Do vậy, những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến phân bón hữu cơ, sinh học, vi sinh vật, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học cũng cần được quan tâm hỗ trợ trong sản xuất. Tất nhiên, cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc BVTV liên quan.
ii) Về nghiên cứu và đào tạo
– Thị trường là yêu cầu quan trọng nhất cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, do vậy Nhà nước cần giao Bộ Thương mại qua hệ thống thương vụ tìm hiểu thị trường, yêu cầu về chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, số lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để có thể giúp doanh nghiệp đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu.
– Tổ chức nghiên cứu hệ thống chính sách, qui chuẩn, tiêu chuẩn, chứng nhận chất lượng và thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các nước để rút ra bài học cho Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược phát triển và lựa chọn ngành hàng thích hợp.
– Đánh giá toàn diện về kinh tế, tổ chức, quản lý, thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp hiện đang sản xuất để tìm ra các khó khăn, vướng mắc đề xuất giải pháp phù hợp cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.
– Trên cơ sở tài liệu của nước ngoài, kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam cần sớm biên soạn tài liệu kỹ thuật – khuyến nông phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
– Về đào tạo, các Trường Đại học Nông nghiệp sớm mở thêm môn học về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiến tới hình thành chuyên ngành đào tạo về nông nghiệp hữu cơ trong tương lai. Bằng nguồn kinh phí trong nước và thông qua dựán HTQT, các viện nghiên cứu và trường đại học lựa chọn gửi sinh viên đi đào tạo thạc sỹ/ tiến sỹ về lĩnh vực này ở nước ngoài.
iii) Về tăng cường năng lực hoạt động của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam
Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ cần thông qua các doanh nghiệp có mô hình thành công, giúp họ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, qua đó nâng cao sự hiểu biết và quan tâm của toàn xã hội, nhất là các cơ quan quản lý đến sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ.
Hiệp hội cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên trong và ngoài nước, các tổ chức NGO để cập nhật thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận xu thế phát triển nông nghiệp hữu cơ của các nước, các công nghệ mới và nhất là các qui chuẩn, tiêu chuẩn mà mỗi nước nhập khẩu đề ra.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng cần hướng đến gần 90 triệu dân trong nước và tương lai không xa là 130 triệu. Nhu cầu về sản phẩm an toàn, chất lượng, được chứng nhận và cam kết truy xuất được nguồn gốc là rất lớn, nhất là tại các thành phồ lớn, người có thu nhập cao, các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường mẫu giáo, Việt kiều cũng như người nước ngoài sống tại Việt Nam.
iv) Về hợp tác quốc tế
Với một nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện đại, có chứng nhận thì Việt Nam là nước đi sau rất nhiều quốc gia. Do vậy, việc trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nguồn lực, hỗ trợ phát triển thị trưởng và kiểm soát chất lượng rất cần sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế. Chúng ta có thuận lợi là IFOAM đang quan tâm đến các nước đang phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đề nghị IFOAM hỗ trợ Việt Nam trong việc hoàn thiện thể chế, đề xuất chính sách, tăng cường năng lực về kiểm soát chất lượng. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi các doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời và thành công tại các quốc gia khác nhau.
Đề nghị kết nối trang web của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam với trang web của IFOAM để nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiếp cận nhiều hơn và nhanh hơn với cộng đồng quốc tế.
KẾT LUẬN
Từ nhiều thế kỷ nay, nông dân Việt Nam đã có tập quán sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân bắc và phế phụ phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, do áp lực ngày càng tăng của dân số, đất canh tác hạn hẹp… nền nông nghiệp hữu cơ với lịch sử hàng ngàn năm đã không thể đảm bảo an ninh lượng thực cho quốc gia và do vậy, nông nghiệp Việt Nam đã phải chuyển từ một nền nông nghiệp dựa vào đất, dựa vào hữu cơ sang một nền nông nghiệp dựa vào phân bón (chủ yếu là vô cơ). Chính phân bón hóa học như là một yếu tố quan trọng của thâm canh đã góp phần làm nên những thành tựu to lớn của nông nghiệp thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên, do đã xuất hiện những cơ hội mới cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong phạm vi khu vực và thế giới, nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam bắt đầu có điều kiện phát triển cho dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn và thách thức. Chúng tôi cũng hy vọng rằng với sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế, đặc biệt là IFOAM, trong việc huấn luyện, cung cấp công nghệ và nhất là tiếp cận thị trường và sự ủng hộ mạnh mẽ, thiết thực của Nhà nước sẽ thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ Việt Nam từng bước phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ NN-PTNT (2007), Tiêu chuẩn ngành số10 TCN602-2006 về sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
2. Bộ NN-PTNT (2013): Quyết định số1259 QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt Chương trình khung nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2013-2020.
3. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 01/2012/QD-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
4. Balu L. Bumb and Carlos A. Baanante. 1996. The Role of Fertilizer in Sustaining Food Security and Protecting the Environment to 2020. International Food Policy Research Institute, Washing ton D.C.,.
5. Nguyễn Văn Bộ, 2002. Nông nghiệp hữu cơ ởViệt Nam: Thách thức và cơ hội. Báo cáo Hội thảo: Sản xuất và xuất khẩu nông sản hữu cơ. Hà Nội, 17 tháng 7 năm 2002.
6. Nguyễn Văn Bộ, 1999. Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ phân bón. Kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Thổ nhưỡng nông hoá, Q.3. NXB Nông nghiệp, 1999.
7. Ngo Doan Dam, Doan Xuan Canh, Nguyen Thi Thanh Ha, Nguyen Van Tan, Nguyen Dinh Thieu, 2012: Vietnam Organic Agriculture:An overview on current status and some success activities. Proceeding of International Workshop on World Organic agriculture status and prospective. Published by Korean Association of Organic Agriculture, pp 346-360.
8. Nguyễn Bá Hùng, 2012: Kỹ thuật canh tác rau và sản phẩm hữu cơ tại công ty ORGANIC Đà Lạt. Kỷ yếu Hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”, Viện KHNN Việt Nam tháng 2 năm 2012, trang 25-45.
9. I. J. Kimmo. Environmentally Friendly Fertilization through Balanced Fertilizer Use. Paper prepared for Regional FADINAP Workshop, Hue, Vietnam, 8-10 November 1995.
10. Thân Duy Ngữ (2012). Kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ của công ty ECOMARD.Kỷ yếu Hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”, Viện KHNN Việt Nam tháng 2 năm 2012.
11. Từ Thị Tuyết Nhung, 2012: Phát triển hệ thống đảm bảo PGS trong dự án Nông nghiệp Hữu cơ- ADDA. Kỷ yếu Hội thảo“Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”, Viện KHNN Việt Nam tháng 2 năm 2012, trang 13-18.
12. FiLB and IFOAM, 2012: The World Organic Agriculture: Statistics and emerging trends 2012.
15. CAMIMEX, 2012: Qui trình nuôi tôm sinh thái và hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ trong Dự án nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”, Viện KHNN Việt Nam tháng 2 năm 2012, trang 130 – 133.
Giáo sư Kazuo Kawano tại bài viết Sắn Việt Nam hôm nay và mai sau (Cassava and Vietnam: Now and Then): “My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap. I might be a little too positively partial to those friends of mine. Nevertheless, I have a similar feeling toward some of my colleagues in Rayong, Thailand and Nanning, China to count a few. During the two decades of post-war Japan, we seem to have many Japanese of this category as well.” (Mười năm cộng tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp chọn giống sắn Việt Nam vào những năm 1987-1997 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này đã thay đổi hoàn toàn đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ cần cù, sâu sắc, ân cần và năng động, như thể để thi đua Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần quá tích cực với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc. Trong hai thập kỷ của Nhật Bản sau chiến tranh, chúng ta dường như có nhiều người Nhật thuộc thể loại này) . Cám ơn Võ Văn Quang, Bích Chi, Thiên Phương và các bạn đã lưu trữ và gửi cho thầy những hình ảnh cảm động của giáo sư Kazuo Kawano với “vua mì nông dân Đồng Nai’ Hồ Sáu trên đồng ruộng của chúng ta, những dấu chân thời gian không thể nào quên. Cám ơn Võ Văn Quang, Bích Chi, Thiên Phương và các bạn đã lưu trữ và gửi cho thầy những hình ảnh cảm động của giáo sư Kazuo Kawano với “vua mì nông dân Đồng Nai’ Hồ Sáu trên đồng ruộng của chúng ta, những dấu chân thời gian không thể nào quên.
DẠY HỌC NGHỀ LÀM VƯỜN
Hoàng Kim với Nguyễn Thanh Bình
“Ôm rơm rặm bụng” ngại chi em
Tiến sĩ nghề nông cực hóa quen
Thú điền viên xa phường hám lợi
Nghề làm vườn lánh chốn bon chen
Dạy người chọn giống ham điều tốt
Xới đất chăm cây thích bạn hiền
Người khôn lắm kế chơi nhàn rỗi
Ta dại nghề vườn sống thiên nhiên. locale=vi_VN&sdk=joey
5-Minute Crafts · Brilliant hacks for your garden that will cost you less than a dollar.